Lỗi là một dấu hiệu rất quan trọng trong cấu thành tội phạm nhưng ta phải chú ý
không xác định lỗi độc lập với hành vi nguy hiểm cho xã hội, vì lỗi luôn đi kèm
với hành vi phạm tội. Ngoài ra, trong lúc xác định hình thức lỗi không nên nhìn
một cách phiến diện mà nên chú ý tới hoàn cảnh, điều kiện khách quan; năng lực
trách nhiệm hình sự của chủ thể, tính trái pháp luật củ a hành vi phạm tội, động cơ,
mục đích phạm tội,. không ngừng nghiên cứu, thực tập xác định hình thức lỗi để
hoàn thiện hơn khả năng nhận thức về cấu thành tội phạm.
24 trang |
Chia sẻ: tienthan23 | Lượt xem: 29146 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Yếu tố lỗi trong xác định vi phạm pháp luật - Nhóm 4, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Yếu tố lỗi trong xác định vi phạm pháp luật Nhóm 4 -K14409C-ĐH.KT-L
Trang 1
BÀI TIỂU LUẬN
YẾU TỐ LỖI TRONG XÁC ĐỊNH VI PHẠM PHÁP LUẬT
Nhóm 4: Nguyễn Đức Huy
Phạm Khánh Huyền
Nguyễn Tân Tiến
Nguyễn Kim Hiền
Phạm Hồng trâm
Yếu tố lỗi trong xác định vi phạm pháp luật Nhóm 4 -K14409C-ĐH.KT-L
Trang 2
Mục Lục
I. MỞ ĐẦU ................................................................................................................... 3
II. KHÁI NIỆM ................................................................................................................ 4
1. Khái niệm lỗi .......................................................................................................... 4
2. Điều kiện để xác định tính có lỗi ........................................................................... 5
III. CÁC HÌNH THỨC LỖI ................................................................................................. 6
1. Các lỗi thông thường .............................................................................................. 6
a. Lỗi cố ý trực tiếp: (khoản 1 diều 9 Bộ luật hình sự) .......................................... 6
b. Lỗi cố ý gián tiếp (khoản 2 điều 9 Bộ luật hình sự) ........................................... 8
c. Lỗi vô ý vì quá tự tin (khoản 1 điều 10 Bộ luật hình sự) ................................... 9
d. Lỗi vô ý do cẩu thả (khoản 2 điều 10 Bộ luật hình sự) .................................... 10
2. Một số trường hợp đặc biệt về lỗi ........................................................................ 12
a. Sự kiện bất ngờ (Điều 11 bộ luật hình sự) ....................................................... 12
b. Trường hợp hỗn hợp lỗi .................................................................................... 15
IV. PHÂN BIỆT CÁC HÌNH THỨC LỖI ............................................................................ 16
1. Phân biệt giữa lỗi cố ý trực tiếp và cố ý gián tiếp ................................................ 16
2. Phân biệt lỗi cố ý gián tiếp và vô ý vì quá tự tin ................................................. 18
3. Phân biệt lỗi vô ý vì quá tự tin và vô ý do cẩu thả ............................................... 18
4. Phân biệt lỗi vô ý do cẩu thả và sự kiện bất ngờ ................................................. 20
V. Ý NGHĨA CỦA LỖI TRONG LUẬT HÌNH SỰ ............................................................. 21
VI. KẾT LUẬN ................................................................................................................ 22
VII. TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................ 22
Yếu tố lỗi trong xác định vi phạm pháp luật Nhóm 4 -K14409C-ĐH.KT-L
Trang 3
I. MỞ ĐẦU
Vi phạm pháp luật là một hiện tượng nguy hiểm, tác động tiêu cực đến các mặt
của đời sống xã hội, làm mất ổn định xã hội. Một vi phạm pháp luật được nhận diện,
đánh giá và là cơ sở để truy cứu trách nhiệm pháp lý là nhờ có cấu thành cơ bản xác
định. Nó bao gồm các yếu tố: Mặt khách quan, mặt chủ quan, chủ thể và khách thể
của vi phạm pháp luật.
Mặt chủ quan của tội phạm là dấu hiệu quan trọng của cấu thành tội phạm. Mặt
chủ quan của tội phạm được biểu hiện thông qua ba yếu tố: lỗi, động cơ phạm tội và
mục đích phạm tội. Trong đó, lỗi là dấu hiệu quan trọng nhất, là nội dung cơ bản thể
hiện mặt chủ quan của cấu thành tội phạm, không xác định được lỗi thì không thể cấu
thành tội phạm. Vì vậy, nghiên cứu về tính có lỗi giúp ta dễ dàng phân biệt sự giống
và khác nhau giữa các hình lỗi, hạn chế sự nhầm lẫn khi phân biệt lỗi này với lỗi
khác, đồng thời giúp ta hiểu sâu sắc hơn về ý nghĩa của tính có lỗi trong đời sống
thực tiễn.
Yếu tố lỗi trong xác định vi phạm pháp luật Nhóm 4 -K14409C-ĐH.KT-L
Trang 4
II. KHÁI NIỆM
1. Khái niệm lỗi
Lỗi là thái độ tâm lý tiêu cực của người thực hiện hành vi trái pháp luật đối với
hành vi nguy hiểm cho xã hội mà mình đã thực hiện và đối với hậu quả nguy
hiểm cho xã hội mà mình đã gây ra.1
Căn cứ vào yếu tối lý trí và yếu tố ý chí, lỗi được chia thành 2 loại là lỗi cố ý
và vô ý. Cũng trên cơ sở yếu tố lý trí và yếu tố ý chí của chủ thể vi phạm pháp
luật, khoa học pháp lý phân biệt lỗi cố ý gồm 2 hình thức là cố ý trực tiếp và cố ý
gián tiếp. Lỗi vô ý thức cũng có hai hình thức là vô ý vì quá tự tin và vô ý do cẩu
thả.
1 TS-GVC. Nguyễn Văn Trinh, 3/2014, Trang 196, Những vấn đề cơ bản về Nhà Nước và Pháp Luật.
Yếu tố lỗi trong xác định vi phạm pháp luật Nhóm 4 -K14409C-ĐH.KT-L
Trang 5
2. Điều kiện để xác định tính có lỗi
Để xác định được người thực hiện thành vi nguy hiểm, gây thiệt hại cho xã hội
có lỗi trong việc thực hiện một hành vi đó hay không, ta cần xác định tính có lỗi
của tội phạm.2
Khi thực hiện một hành vi nguy hiểm cho xã hội khi hội tụ đủ hai điều kiện:
- Không mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức
hoặc khả năng điều khiển hành vi.
- Đạt độ tuổi theo quy định tạ điều 12 bộ luật hình sự hiện hành :
1) Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự với mọi
tội phạm
2) Người từ đủ tuổi 14 trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách
nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm
đặc biệt nghiêm trọng.3
VD: Ông D là bộ đội đặc công bị thương ở đầu, mảnh đạn còn nằm trong
hộp sọ có tỷ lệ thương tật là 85%. Khi còn ở trại điều dưỡng, thỉnh thoảng trái
gió, trở trời ông D bị lên cơn rối loạn tinh thần không nhận thức được hành vi
của mình. Sau khi được gia đình nhận về chăm sóc, thỉnh thoảng ông D bị lên
cơn rối loạn tinh thần, đánh những người thân trong gia đình. Do vợ ông D sinh
con thứ ba, nên UBND xã đã phạt ông 50kg thóc và không làm giấy khai sinh
cho con thứ ba của ông D. Ông D đã nộp phạt 50kg thóc, nhưng nhiều lần ông
đến UBND đề nghị khai sinh cho con thứ ba của ông nhưng UBND vẫn từ chối.
Khi con ông D đến tuổi đi học, nhà trường yêu cầu phải có giấy khai sinh mới
2 TS-GVC. Nguyễn Văn Trịnh,2004, Trang 196, Những vấn đề cơ bản về nhà nước và pháp luật.
3 Bộ luật hình sự, 1999, Điều 12. Tuổi chịu trách nhiệm hình sự.
Yếu tố lỗi trong xác định vi phạm pháp luật Nhóm 4 -K14409C-ĐH.KT-L
Trang 6
được nhập học. Ông D đến UBND xã năn nỉ xin giấy khai sinh cho con, nhưng
ông T cán bộ UBND chẳng những không cấp mà còn có lời lẽ lăng mạ, xúc
phạm ông D, làm cho ông D bức xúc lên cơn động kinh đã dùng chiếc ghế gỗ có
sẵn ở văn phòng ủy ban đập vào đầu, vào người ông T làm cho ông T bị thương
có tỷ lệ thương tật là 18% với hành vi này, ông D bị truy tố cấu thành gây
thương tích theo khoản 2 điều 104 bộ luật hình sự, vì tỉ lệ thương tật của người
bị đánh là 18% và thuộc trường hợp đánh người thi hành công vụ. các cơ quan
tiến hành tố tụng không có nghi ngờ gì về trạng thái tâm thần của ông D nên toà
án cấp sơ thẩm và phúc thẩm đã kết án ông D 30 tháng tù nhưng cho hưởng án
treo với thời gian thử thách là 3 năm. Sau khi bản án có hiệu lực pháp luật, hội
cựu chiến binh, sở lao động-thương binh và xã hội đề nghị xem xét lại bản án
đối với ông D, vì cho rằng, ông D phạm tội trong trạng thái mất năng lực hành
vi do bị thương ở đầu. Kết quả giám định tâm thần của hội đồng giám định pháp
y tâm thần đã kết luận: khi thực hiện hành vi gây thương tích cho ông T, ông D
không có năng lực hành vi do bị thương ở đầu. Vì vậy không thể kết tội ông D.4
III. CÁC HÌNH THỨC LỖI
1. Các lỗi thông thường
a. Lỗi cố ý trực tiếp: (khoản 1 điều 9 Bộ luật hình sự)
Chủ thể vi phạm nhìn thấy trước được hậu quả nguy hiểm cho xã hội do
hành vi của mình gây ra và mong muốn điều đó xảy ra và mong muốn điều đó
xảy ra.5
4 TS. Đinh Văn Quế, Các trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự liên quan đến nhân thân người phạm tội,
Tòa án nhân dân tối cao , truy cập vào ngày 1/12/2015 <
tandtc/Baiviet?p_page_id=1754190&p_cateid=1751909&item_id=10929476&article_details=1>
5 TS. Nguyễn Hợp Toàn, 2012, Trang 80, Giáo Trình PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG.
Yếu tố lỗi trong xác định vi phạm pháp luật Nhóm 4 -K14409C-ĐH.KT-L
Trang 7
- Về lý trí: người phạm tội nhận thức rõ, đầy đủ tính nguy hiểm cho xã hội
của hành vi cũng như thấy trước được hậu quả sẽ xẩy ra nếu thực hiện
hành vi đó.
- Về ý chí: người phạm tội mong muốn hậu quả phát sinh. Điều đó có
nghĩa, hậu quả của hành vi phạm tội mà người phạm tội đã thấy trước
hoàn toàn phù hợp với mục đích và phù hợp với sự mong muốn của
người đó.6
VD: Nguyễn Hải Dương và Lê Thị Ánh Linh có quan hệ tình cảm với nhau
nhưng gia đình của Linh không đồng ý nên Linh chủ động chia tay. Khoảng
thánh 4/ 2015, Nguyễn Hải Dương nảy sinh ý định giết Linh và gia đình
ông Mĩ (bố Linh), cướp tài sản để trả thù. Rạng sáng 7/7, Dương và Tiến
(đồng phạm) đột nhập vào nhà ông Mỹ ở huyện Chơn Thành, Bình Phước,
khống chế và sát hại 6 người trong gia đình.7
- Về lý trí : Dương và Tiến biết được điều mình làm là trái pháp luật (giết
người và cướp tài sản) và biết điều đó để lại hậu quả nguy hiểm xã hội.
- Về ý chí: Dù biết hành vi là nguy hiểm phạm pháp nhưng Dương và Tiến
vẫn mong muốn hậu quả đó xảy ra.
6 Nguyễn Thị Nhuần, Trang 11, Luận văn Lỗi cố ý trong bộ luật hình sự Việt Nam, <
jspui/bitstream/123456789/38770/1/00050000477.pdf>
7 V.lam – Bùi Liêm, 13/07/2015, khởi tố 2 bị can vụ thảm sát ở bình phước, tuổi trẻ online, truy cập ngày 1/12/2015,
Yếu tố lỗi trong xác định vi phạm pháp luật Nhóm 4 -K14409C-ĐH.KT-L
Trang 8
b. Lỗi cố ý gián tiếp (khoản 2 điều 9 Bộ luật hình sự)
Chủ thể vi phạm nhìn thấy trước hậu quả xảy ra, tuy không mong muốn
song để mặc nó xảy ra.8
- Về mặt lý trí: người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy
hiểm cho xã hội, thấy trước được hành vi đó có thể gây ra hậu quả
nguy hiểm cho xã hội.
- Về ý chí: người phạm tội không mong muốn cho hậu quả xẩy ra, nhưng
có ý thức bỏ mặc cho hậu quả nguy hiểm xẩy ra (xẩy ra cũng được,
không xẩy ra cũng được) do chính hành vi của mình.9
VD: Vườn nhà nông dân H trồng rất nhiều bưởi. Đến vụ thu hoạch, vì sợ trộm
nên H đã kích điện vào hàng rào sắt vào buổi tối. Sáng hôm sau lúc đi xem
vườn ông H phát hiện ra ông T đã chết do bị điện giật ở hàng rào sắt.
- Về lý trí: Ông H biết giăng điện là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước
được là có thể có người chết do bị điện giật.
- Về ý chí: không hề mong muốn ông T chết nhưng vẫn có ý thức bỏ mặc
để đạt mục đích chống trộm.
8 TS. Nguyễn Hợp Toàn, 2012, Trang 80, Giáo Trình PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG.
9 SV. Trần Hoài Ân, 4/2015, Dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm. < https://luatminhgia.com.vn/kien-thuc-hinh-
su/dau-hieu-bat-buoc-cua-cau-thanh-toi-pham.aspx>
Yếu tố lỗi trong xác định vi phạm pháp luật Nhóm 4 -K14409C-ĐH.KT-L
Trang 9
c. Lỗi vô ý vì quá tự tin (khoản 1 điều 10 Bộ luật hình sự)
Chủ thể vi phạm nhìn thấy trước hậu quả nguy hiểm cho xã hội do hành vi
của mình gây ra nhưng hy vọng, tin tưởng điều đó không xẩy ra hoặc có thể
ngăn chặn được.10
- Về lý trí: người phạm tội thấy được hành vi phạm của mình có thể gây
ra hậu quả nguy hại cho xã hội.
- Về ý chí: người phạm tội không chấp nhận hậu quả tác hại cho xã hội:
“nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xẩy ra hoặc có thể ngăn ngừa
được”. người phạm tội thấy trước được hành vi của mình có thể gây ra
nguy hại cho xã hội nhưng tin rằng với khả năng, kinh nghiệm, với các
biện pháp mình áp dụng, cách thức, phương tiện thực hiện, các điều
kiện chủ quan, khách quan khác mà hậu quả tác hại sẽ không xẩy ra
hoặc có thể ngăn ngừa được nhưng hậu quả tác hại sẽ không xẩy ra
hoặc có thể ngăn ngừa được..nhưng hậu quả nguy hiểm cho xã hội đã
xẩy ra.11
VD: Vào hồi 4 h sáng ngày 18/10/2010, Trần Văn Trường đã điều kiển xe ô tô
biển kiểm soát 48K-5868, chở khách từ bến xe huyện Cư Jút, tỉnh Đắc
Nông đi Nam Định, trên xe có 38 người. Khi đến địa bàn huyện Nghi
Xuân, lúc này đường đã bị ngập nước, nhưng Trần Văn Trường vẫn điều
khiển cho xe đi. Do nước bị ngập sâu, chìm cả cọc tiêu ở hai bên đường,
đèn ô tô cũng bị nước dồn lên làm hạn chế đến chế độ chiếu sáng của xe,
10 TS. Nguyễn Hợp Toàn, 2012, Trang 80, Giáo Trình PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG.
11 Nguyễn Thị Lan Anh, Trang 10, Luận văn ThS Những vấn đề lý luận và thực tiễn về lỗi vô ý trong luật hình sự Việt
Nam,
Yếu tố lỗi trong xác định vi phạm pháp luật Nhóm 4 -K14409C-ĐH.KT-L
Trang 10
lúc này Trần Văn Trường đã không xác định được hướng đi, Trường đã
điều khiển xe ô tô lệch ra khỏi mặt đường gây tai nạn, làm xe 48K-5868 bị
lũ cuốn trôi ra dòng sông Lam. Vụ tai nạn xảy ra đã làm cho 19 người đi
trên xe bị chết và một người mất tích, xe ô tô biên kiểm soát 48K-5868, bị
hư hỏng nặng.12
- Về lý trí : A.Trường thấy được hành vi của mình có thể gây hại cho các
hành khách trên xe.
- Về ý chí: A.Trường vẫn tự tin với kinh nghiệm của mình có thể đi qua
dòng lũ chảy xiết mà không gặp một vấn đề gì.
d. Lỗi vô ý do cẩu thả (khoản 2 điều 10 Bộ luật hình sự)
Chủ thể vi phạm đã không nhìn thấy hậu quả nguy hiểm cho xã hội do
hành vi của mình gây ra, mặc dù có thể hoặc cần phải nhìn thấy được.13
- Về lý trí: người phạm tội không thấy trước hành vi của mình có thể gây
ra hậu quả nguy hại cho xã hội.
- Về ý chí: người phạm tội khi thực hiện hành vi đáng ra “phải thấy trước
và có thể thấy trước” được hậu quả nguy hiểm cho xã hội sẽ xẩy ra.
Ở trường hợp này, người phạm tội không nhận thức được khả năng gây
ra. Có thể có hai trường hợp người phạm tội không thấy trước được hậu quả
của hành vi:
12 Thành Châu vs Đinh Sơn, 02/06/11, Tài xế xe khác bị nước lũ cuốn trôi ở Hà Tĩnh lĩnh án bảy năm tù <
>
13 TS. Nguyễn Hợp Toàn, 2012, Trang 80, Giáo Trình PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG.
Yếu tố lỗi trong xác định vi phạm pháp luật Nhóm 4 -K14409C-ĐH.KT-L
Trang 11
Trương hợp thứ nhất, người phạm tội không nhận thức được khả
năng gây ra hậu quả từ hành vi của mình và cũng không nhận thức
được hậu quả xẩy ra. Ví dụ: bảo vệ ngủ quên dẫn đế tài sản công
ty bị mất trộm.
Trường hợp thứ hai, người phạm tội có thể nhận thức khả năng
gây ra hậu quả từ hành vi của mình nhưng không nhận thức được
hậu quả xẩy ra. Ví dụ: Một người băng ngang đường một cách vô
thức (không nhìn trước nhìn sau) làm cho hai xe chạy ngược chiều
nha vì tránh người này mà xẩy ra tai nạn làm hai người lái xe tử
vong.
Lỗi vô ý do cẩu thả được xác định với điều kiện là người phạm tội
“phải thấy trước” và “có thể thấy trước” hậu quả nguy hiểm cho xã hội sẽ xẩy
ra. “phải thấy trước ở đâu” ở đây là quy định của pháp luật buộc họ khi ở vào
hoàn cảnh, điều kiện đó bắt buộc phải thấy hành vi của mình là nguy hiểm
cho xã hội. “Có thể thấy trước” có thể hiểu là với độ tuổi, năng lực trách
nhiệm pháp lý, trình độ văn hóa, khả năng chuyên môn kinh nghiệm, kiến
thức xã hội, của một người bình thường thì người thực hiện hành vi có thể
thấy trước hậu quả của hành vi đó.
VD: A là bác sĩ phẩu thuật của bệnh viện B. Sau ca mổ ruột thừa bác sĩ A đã vô
ý để quên kéo trong bụng bệnh nhân. Do không phát hiện sớm chiếc kéo đã
làm tổn thường các cơ quan bên trong bênh nhân. Sau khi phát hiện do đã
bị nhiểm trùng nặng bệnh nhân đã qua đời.
Yếu tố lỗi trong xác định vi phạm pháp luật Nhóm 4 -K14409C-ĐH.KT-L
Trang 12
Về lý trí : bác sĩ A không thấy được hành vi của mình có thể gây ra
nguy hiểm chết người.
Về ý chí: A có thể thấy trước được hậy quả để quên kéo trong bụng
bệnh nhân có thể gây ra chết người nhưng do cẩu thả A vô ý để quên kéo
trong bụng bệnh nhân.
2. Một số trường hợp đặc biệt về lỗi
a. Sự kiện bất ngờ (Điều 11 bộ luật hình sự)
Sự kiện bất ngờ là trường hợp người thực hiện hành vi nguy hại cho xã
hội không thể thấy trước hoặc không buộc phải thấy trước tính chất nguy
hiểm cho xã hội của hành vi của mình cũng như hậu quả của hành vi đó, tức
là người có hành vi nguy hiểm không có lỗi trong việc gây ra hậu quả hoặc đe
dọa gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội. không có lỗi cũng tức là hành vi
của họ không cấu thành tội phạm.
Sự kiện bất ngờ được quy định tại điều 11 bộ luật hình sự, nhưng cho đến
nay các sách báo cũng ít đề cập đến sự kiện bất ngờ, nếu có cũng chỉ để cập
khi phân tích của yếu tố cấu thành tội phạm. Trong cuộc sông cũng như thực
tiễn xét cử, sự kiện bất ngờ xẩy ra cũng phải ít và cũng không ít trường hợp
do không đánh giá đúng các điều kiện của chế định này nên đã kết án oan
người vô tội.
Sự kiện bất ngờ là hành vi gây thiện hại không bị coi là có lỗi cố ý hoặc
vô ý phạm tôi được quy định tại điều 9 và điều 10 bộ luật hình sự chứ không
phải lỗi theo khái niệm thông thường.
Yếu tố lỗi trong xác định vi phạm pháp luật Nhóm 4 -K14409C-ĐH.KT-L
Trang 13
Một người có hành vi nguy hiểm cho xã hội, gây hậu quả hoặc đe dọa gây
ra hậu quả nguy hại cho xã hội do sự kiện bất ngờ thuộc một trong trường hợp
sau:
Không thể thấy trước hậu quả của hành vi
Không thể thấy trước được hậu quả của hành vi là trước khi
thực hiện hành vi, người đó không nhận thức được hành vi của mình
sẽ gây ra hậu quả, sự nhận thức này của họ có cơ sở khoa học và
được mọi người thừa nhận, ai trong hoàn cảnh này đều không thể
thấy trước được hậu quả sẽ xẩy ra, nhưng thực tế hậu quả lại xẩy ta.
Việc giải quyết mâu thuẫn giữa cái tất yếu với nhận thức của người
có hành vi gây ra hậu quả đó không phải bao giờ cũng dễ dàng.
Thông thường người có hành vi gây ra hậu quả đó không phải bao
giờ cũng dễ dàng. Thông thường người có hành vi gây ra hậu quả đó
không thể thấy trước được hậu quả, còn người bị thiệt hại thì lại cho
rằng người có hành vi có thể trước được hậu quả nhưng vẫn hành
động.
Vì vậy, khi đánh giá một người có hành vi gây ra hậu quả có thể
thấy được hậu quả của hành vi hay không căn cứ vào điều kiện
khách quan và chủ quan khi xẩy ra sự kiện. Về khách quan, trong
hoàn cảnh củ thể đó, bất kỳ ai cũng không thấy trước được hành vi
của mình sẽ gây ra hậu quả nguy hiểm, còn về chủ quan phải xem
xét của đặc điểm về nhân thân của người có hành vi gây ra hậu quả
như: tuổi, trình độ hiểu biết, bệnh tật và những đặc điểm về nhân
thân khác có ảnh hưởng đến nhận thức của họ.
Yếu tố lỗi trong xác định vi phạm pháp luật Nhóm 4 -K14409C-ĐH.KT-L
Trang 14
Không buộc phải thấy trước
Không buộc phải thấy trước là khi có khả năng thấy trước được
hậu quả nguy hiểm cho xã hội của hành vi của mình, nhưng theo
pháp luật không buộc họ phải thấy trước hậu quả của hành vi nếu có
hậu quả xẩy ra thì họ không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi
nguy hiêm đó.
Sự kiện bất ngờ chính là sự loại trường hợp có hành vi nguy hiểm cho xã
hội do lỗi vô ý vì cẩu thả, nên giữa sự kiện bất ngờ với lỗi vô ý vì cẩu thả có
những điểm giống nhau và khác nhau, khi không có căn cứ xác định người có
hành vi do vô ý vì cẩu thả thì cũng tức là hành vi của người thuộc trường hợp
do sự kiện bất ngờ. Vì vậy, khi nghiên cứu sự kiện bất ngờ, chúng ta không
thể không nghiên cứu hình thức lỗi vô ý vì cẩu thả.
Tiêu chuẩn để xác định một người phải thấy trước và có thể thấy trước
cũng giống với tiêu chuẩn xác định một người gây thiệt hại do sự kiện bất
ngờ. Đó là căn cứ vào hoàn cảnh cụ thể lúc xẩy ra sự việc, một người bình
thường cũng có thể thấy trước và trong hoàn cảnh cụ thể đó ai cũng không
thấy trước thì do dự kiện bất ngờ. Như vậy, giữa sự kiện bất ngờ với lỗi vô ý
vì cẩu thả có đặc điểm giống nhay là người có hành vi đều không thấy trước
hậu quả.
Khi đặt vấn đề không buộc người gây thiệt hại phải thấy trức hành vi của
mình gây ra hậu quả, không chỉ căn cứ vào hoàn cảnh cụ thể lúc xẩy ra sự
việc, trình đọ nhận thức của người gây thiệt hại và các tình tiết khác. Thông
thường, nếu mọi người nó chung rơi vào hoàn cảnh đó thì cũng không thấy
Yếu tố lỗi trong xác định vi phạm pháp luật Nhóm 4 -K14409C-ĐH.KT-L
Trang 15
được hậu quả xẩy ra, thì người gây thiệt hại cũng được công nhận là gây thiệt
hại do sự kiện bất ngờ.
Sự kiện bất ngờ là trường hợp không có lỗi, nhưng không thể vì thế mà
cho rằng tất cả những trường hợp không có lỗi đều là sự kiện bất ngờ. Trong
một số sách báo, các tác giả khi nói về sự kiện bất ngờ thường nêu trường hợp
không có lỗi như “tình trạng không thể khắc phục được”. Thực ra tình trạng
không thể khắc phục được không không phải là sự kiện bất ngờ, nhưng vì bộ
luật hình sự không quy định trường hợp ”tình trạng không thể khắc phục
được” nên khi phân tích, các tác giả thường gắn trường hợp này với sự kiện
bất ngờ. Tuy nhiên, về lý luận cũng như thực tiễn xét xử, ngoài tình trạng
không thể khắc phục được còn một số trường hợp không bị coi là có lỗi
nhưng bộ luật hình sự chưa quy định như: chấp hành chỉ thị, quyết định hoặc
mệnh lệnh, sự mạo hiểm chấp nhận được về kinh tế hoặc nghề nghiệp, gây
thiệt hại trong trường hợp bắt người phạm tội quả tang14
b. Trường hợp hỗn hợp lỗi
Trường hợp hỗn hợp lỗi là trường hợp trong cùng một cấu thành tội phạm
có hai loại lỗi (cố ý và vô ý) đối với những tình tiết khách quan khác nhau.15
Hỗn hợp lỗi chỉ xẩy ra trong trường hợp có cấu thành tội phạm tăng nặng
của các tội phạm cố ý với tình tiết nhất định khung tăng nặng là hậu quả nguy
hiểm cho xã hội. Ví Dụ: tội cố ý cướp tài sản nhưng trường hợp gây hậu quả
chết người thì có thêm lỗi vô ý làm chết người.
14 Lỗi Sự Kiện Bất Ngờ,
15 Trần Hoài Ân, 4/2015, Dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm <https://luatminhgia.com.vn/kien-thuc-hinh-
su/dau-hieu-bat-buoc-cua-cau-thanh-toi-pham.aspx>
Yếu tố lỗi trong xác định vi phạm pháp luật Nhóm 4 -K14409C-ĐH.KT-L
Trang 16
“hỗn hợp lỗi” khác với “lỗi hỗn hợp” ở chỗ
Hỗn hợp lỗi Lỗi hỗn hợp
Trong cùng một cấu thành tội phạm có
hai loại lỗi (cố ý và vô ý) đối với những
tình tiết khách quan khác nhau.
Trường hợp có hành vi gây thiệt hại
cho xã hội nhưng đó là kết quả của
nhiều bên có lỗi: có lỗi của người phạm
tội, người bị hại hoặc lỗi của người thứ
ba.
Ví dụ: Tội cướp tài sản tài sản có (lỗi cố
ý làm cướp tài sản), nếu cướp tài sản gây
chết người (tình tiết định khung tăng
nặng) thì có thêm lỗi vô ý làm chết
người.
Ví dụ: Trong một vụ tai nạn giao thông
có thề có lỗi bất cẩn của người người
gây thiệt hại và người bị hại, hoặc có
một người nào đó gây chướng ngại.
IV. PHÂN BIỆT CÁC HÌNH THỨC LỖI
Mặc dù giữa các hình thức lỗi có dấu hiệu nhiều riêng để phân biệt, nhưng trong
thực tiễn, chúng ta thường dễ nhầm lẫn các hình thức lỗi với nhau, đặc biệt là các cặp
lỗi: cố ý gián tiếp và vô ý vì quá tự tin, vô ý vì quá tự tin và vô ý do cẩu thả, vô ý do
cẩu thả và sự kiện bất ngờ.
1. Phân biệt giữa lỗi cố ý trực tiếp và cố ý gián tiếp
Giữa lỗi cố ý trực tiếp và lỗi cố ý gián tiếp, ta dễ dàng phân biệt chúng vì
chúng có những điểm khác nhau khá rõ ràng.
Yếu tố lỗi trong xác định vi phạm pháp luật Nhóm 4 -K14409C-ĐH.KT-L
Trang 17
Giống
nhau
Cố ý trực tiếp Cố ý gián tiếp
- Nhận thức rõ hành vi của mình có tính nguy hiểm cho xã hội .
- Đều là sự lựa chọn hành vi phạm tội ( là hành vi có các dấu hiệu
được mô tả trong cấu thành tội phạm được quy định trong Bộ
Luật Hình sự )
- Mong muốn hành vi được thực hiện.
Khác
nhau
- Thấy trước hậu quả xảy ra - Thấy trước hậu quả có thể xảy ra
hoặc tất yếu sẽ xảy ra.
- Mong muốn hậu quả xảy
ra.
- Thấy trước hậu quả có thể xảy ra
hoặc tất yếu sẽ xảy ra.
- Hậu quả hoàn toàn trùng
với mục đích và mong
muốn của người thực
hiện.
- Hậu quả không trùng với mục đích.
Hậu quả chỉ là kết quả phụ nhằm
đạt một mục đích khác (có thể mục
đích này phạm tội hay không)
nhưng vẫn mong muốn hành vi
được thực hiện.
- Không quan tâm hậu quả nguy
hiểm xảy ra ( có cũng được, không
có cũng được).
- Lựa chọn hành vi vì mong
muốn hậu quả nguy hiểm.
- Sự lựa chọn hành vi phạm
tội là duy nhất.
- Lựa chọn hành vi vì chấp nhận kết
quả để thực hiện mục đích khác.
- Có 2 khả năng: thực hiện hành vi
trở thành tội phạm hoặc không.
- Có giai đoạn chuẩn bị để
thực hiện hành vi phạm
tội. Có thể có giai đoạn
phạm tội chưa thành.
- Không có giai đoạn chuẩn bị (
nghĩa là không xảy ra gian đoạn
chuẩn bị cho hậu quả hay giai đoạn
phạm tội chưa thành )
- Tội danh được xác định
ngay khi hành vi xảy ra.
- Tội danh được xác định khi có hậu
quả xảy ra ( không có hậu quả,
không có phạm tội )
Yếu tố lỗi trong xác định vi phạm pháp luật Nhóm 4 -K14409C-ĐH.KT-L
Trang 18
2. Phân biệt lỗi cố ý gián tiếp và vô ý vì quá tự tin
Cố ý gián tiếp Vô ý vì quá tự tin
Giống
nhau
Về lý trí: đều nhận thức được hành vi của mình có tính chất nguy hiềm cho
xã hội.
Về ý chí: không mong muốn hậu quả xảy ra.
Khác
nhau
Người phạm tội bỏ mặc cho hậu
quả xảy ra.
Người phạm tội không bỏ mặc cho hậu
quả.
Người phạm tội ý thức được hành
vi của mình gây nguy hiểm cho xã
hội “có thể xảy ra” (thể hiện tâm lý
không chắc chắn với hậu quả từ
hành vi của mình, có thể xảy ra tức
là xảy ra hoặc không xảy ra).
Người phạm tội ý thức được hậu quả
nguy hiểm cho xã hội từ hành vi của
mình có thể xảy ra nhưng tự tin hậu quả
không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa
được.
3. Phân biệt lỗi vô ý vì quá tự tin và vô ý do cẩu thả
Vô ý vì quá tự tin Vô ý do cẩu thả
Giống
nhau
Về ý chí: không mong muốn hậu quả xảy ra và không để mặc hậu quả xảy ra.
Yếu tố lỗi trong xác định vi phạm pháp luật Nhóm 4 -K14409C-ĐH.KT-L
Trang 19
Khác
nhau
Người phạm tội nhận thức được
hành vi của mình có thể gây
hậu quả nguy hiểm cho xã hội.
Người phạm tội không nhận thức được hành
vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hiểm
cho xã hội, cũng như hậu quả nguy hiểm cho
xã hội có thể xảy ra.
Giữa lỗi vô ý do cẩu thả và vô ý vì quá tự tin dễ bị nhầm lẫn trong các trường
hợp tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng. Ví dụ: A đang lái xe
trên đường trường, trời đã gần tối nhưng vào đêm trăng tròn nên đường đi vẫn
còn sáng, A cũng không chú ý việc bật đèn xe. Đến một quãng đường hẹp, mặt
trăng bỗng bị mây che, xe A đâm sầm vào một bà lão mắt yếu đang băng qua
đường trên vạch cho người đi bộ, làm bà lão chết tại chỗ. Ở đây hành vi của A
phạm lỗi vô ý do cẩu thả vì A có điều kiện để nhận thức được việc không bật
đèn xe vào buổi tối có thể gây tại nạn giao thông, nhưng A không nhận thức
được hành vi của mình có thể gây nguy hiểm cho người đi đường. Nếu như
trong tình huống trên có thêm dữ kiện là A ỷ mình thuộc đường như trong lòng
bàn tay và thấy trăng sáng nên không bật đèn xe thì lỗi từ hành vi của A là vô ý
vì quá tự tin.
Ngoài ra, trong một số trường hợp, người phạm tội còn lợi dụng lỗi vô ý do
cẩu thả từ việc gây tai nạn giao thông để phục vụ cho những mục đích xấu xa
như trả thù, giết thuê, Những hành vi trên sẽ quy vào lỗi cố ý trực tiếp.16
16 Ý kiến về lỗi trong luật hình sự, <
doc.htm>
Yếu tố lỗi trong xác định vi phạm pháp luật Nhóm 4 -K14409C-ĐH.KT-L
Trang 20
4. Phân biệt lỗi vô ý do cẩu thả và sự kiện bất ngờ
Vô ý do cẩu thả Sự kiện bất ngờ
Giống
nhau
Người phạm tội không thấy trước hành vi của mình có thể gây hậu quả
nguy hại cho xã hội.
Khác
nhau
Người thực hiện hành vi
phải thấy trước và có thể thấy
trước hậu quả nguy hiểm xảy ra.
Người thực hiện phải chịu
trách nhiệm pháp lý đối với
hành vi của mình
Người thực hiện hành vi không
thể thấy trước và không buộc phải thấy
trước hậu quả nguy hiểm xảy ra.
Người thực hiện không phải chịu
trách nhiệm với hành vi của mình
Giữa lỗi vô ý do cẩu thả và sự kiện bất ngờ cũng có những tình huống khiến ta
nhầm lẫn. Ví dụ: B (đủ 18 tuổi) được mẹ nhờ đi chợ mua con dao gọt trái cây,
trên đường từ chợ về nhà, B gặp A (người đã từng đánh B bị thương nằm bệnh
viện ba tháng vì nghi ngờ B tố cáo hắn hút thuốc trong trường) và A nhớ lại thù
xưa nên tiếp tục doạ đánh B. Vì ốm yếu hơn nên B bỏ chạy, A đuổi theo, đến
một quãng vắng thì B đuối sức không thể chạy nỗi nữa. A xông lại định đánh B
thì B rút con dao mới mua ra chỉ vào mặt A và nói: “đừng bước tới đây”,nhưng
A không nghe, hắn vẫn tiếp tục xông tới định đánh B. Hễ B cầm con dao cànglùi
thìA càngtiến lại, không may A vấp phải hòn đá dưới chân và ngực A đâm thẳng
vào con dao của B. B gọi người đến cấp cứu, vì vết thương thấu tim nên A đã
chết. Trong tình huống này, có người cho rằng hành vi của B gây ra cái chết của
A chỉ là sự kiện bất ngờ vì B chỉ muốn tự vệ nên mới rút con dao ra với mục
Yếu tố lỗi trong xác định vi phạm pháp luật Nhóm 4 -K14409C-ĐH.KT-L
Trang 21
đích là muốn A đừng đánh mình, A vấp phải hòn đá nên ngã vào con dao B
đang cầm mà chết (sự kiện bất ngờ), B không thể biết trước hậu quả là làm cho
A chết, nên B không có lỗi. Nhưng tình huống này lại có một phần lỗi của B, vì
lúc B rút con dao ra là B có đủ điều kiện để biết việc rút con dao có thể làm tổn
thương đến A nếu A liều lĩnh quá, vậy theo quan điểm của người thực hiện bài
báo cáo thì hành vi của B phạm lỗi vô ý do cẩu thả.17
V. Ý NGHĨA CỦA LỖI TRONG LUẬT HÌNH SỰ
- Lỗi là một trong những nguyên tắc cơ bản và rất quan trọng của luật hình sự,
không có lỗi thì không thể cấu thành tội phạm.
- Lỗi là một nội dung cơ bản thể hiện mặt chủ quan của cấu thành tội phạm, là
căn cứ để phân loại các cấu thành tội phạm.
- Lỗi là một trong những yếu tố xác định tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi
phạm tội
- Lỗi là một trong những căn cứ để quy định hình phạt đối với từng loại tội
phạm.
- Lỗi là cơ sở trực tiếp để Toà án quyết định hình phạt trong từng trường hợp cụ
thể.18
17 Ý kiến về lỗi trong luật hình sự, <
doc.htm>
18
Yếu tố lỗi trong xác định vi phạm pháp luật Nhóm 4 -K14409C-ĐH.KT-L
Trang 22
VI. KẾT LUẬN
Lỗi là một dấu hiệu rất quan trọng trong cấu thành tội phạm nhưng ta phải chú ý
không xác định lỗi độc lập với hành vi nguy hiểm cho xã hội, vì lỗi luôn đi kèm
với hành vi phạm tội. Ngoài ra, trong lúc xác định hình thức lỗi không nên nhìn
một cách phiến diện mà nên chú ý tới hoàn cảnh, điều kiện khách quan; năng lực
trách nhiệm hình sự của chủ thể, tính trái pháp luật của hành vi phạm tội, động cơ,
mục đích phạm tội,... không ngừng nghiên cứu, thực tập xác định hình thức lỗi để
hoàn thiện hơn khả năng nhận thức về cấu thành tội phạm.
VII. TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Bộ luật hình sự của nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam số
15/199/QH10
- Giáo trình Pháp luật đai cương. TS. Nguyễn Hợp Toàn (trang 79-80)
- Những vấn đề cơ bản về nhà nước và pháp luật. TS-GVC. Nguyễn Văn
Trinh
-
ngo.html
- TS. Đinh Văn Quế, Các trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự
liên quan đến nhân thân người phạm tội, Tòa án nhân dân tối cao
, truy cập vào ngày 1/12/2015 <
al/page/portal/ tandtc/Baiviet?p_page_id=1754190&p_cateid=
1751909&item_id=10929476&article_details=1>
Yếu tố lỗi trong xác định vi phạm pháp luật Nhóm 4 -K14409C-ĐH.KT-L
Trang 23
- V.lam – Bùi Liêm, 13/07/2015, khởi tố 2 bị can vụ thảm sát ở bình
phước, tuổi trẻ online, truy cập ngày 1/12/2015, <
/phap-luat/20150713/khoi-to-2-bi-can-vu-tham-sat-o-binh-phuoc/7
76967.html>
- Nguyễn Thị Nhuần, Trang 11, Luận văn Lỗi cố ý trong bộ luật hình sự
Việt Nam, < jspui/bitstream/123456789/
38770/1/00050000477.pdf>
- V.lam – Bùi Liêm, 13/07/2015, khởi tố 2 bị can vụ thảm sát ở bình
phước, tuổi trẻ online, truy cập ngày 1/12/2015, <
tin/phap-luat/20150713/khoi-to-2-bi-can-vu-tham-sat-o-binh-
phuoc/776967.html>
- SV. Trần Hoài Ân, 4/2015, Dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm.
< https://luatminhgia.com.vn/kien-thuc-hinh-su/dau-hieu-bat-buoc-
cua-cau-thanh-toi-pham.aspx>
- Nguyễn Thị Lan Anh, Trang 10, Luận văn ThS Những vấn đề lý luận và
thực tiễn về lỗi vô ý trong luật hình sự Việt Nam, <
vnu.edu.vn/jspui/bitstream/123456789/39515/1/TT_00050000928.pdf
>
- Thành Châu vs Đinh Sơn, 02/06/11, Tài xế xe khác bị nước lũ cuốn trôi
ở Hà Tĩnh lĩnh án bảy năm tù <
_mobile_phapluat/_mobile_thoisu/item/16763602.html>
- Lỗi Sự Kiện Bất Ngờ,
2044/loi-su-kien-bat-ngo.html
- Trần Hoài Ân, 4/2015, Dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm
https://luatminhgia.com.vn/kien-thuc-hinh-su/dau-hieu-bat-buoc-cua-
cau-thanh-toi-pham.aspx
Yếu tố lỗi trong xác định vi phạm pháp luật Nhóm 4 -K14409C-ĐH.KT-L
Trang 24
- Ý kiến về lỗi trong luật hình sự, <
y-kien-ve-loi-trong-luat-hinh-su-viet-nam-doc.htm>
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- yeu_to_loi_trong_xac_dinh_vi_pham_phap_luat_6587.pdf