Yếu tố thực và ảo trong việc tái hiện không gian và thể hiện chủ đề tác phẩm Giribala của nhà văn Rabindranath Tagore

BÀI TIỂU LUẬN CUỐI KÌ MÔN VĂN HỌC ẤN ĐỘ Đề tài Yếu tố thực và ảo trong việc tái hiện không gian và thể hiện chủ đề tác phẩm Giribala của nhà văn Rabindranath Tagore I. Giới thiệu tác giả - tác phẩm 1. Tagore _ tác giả của những truyện ngắn đặc sắc. Rabindranath Tagore triết gia, họa sĩ, nhà văn đồng thời là đại thi hào lớn của nhân dân Ấn Độ và toàn thể nhân loại.Tài năng của ông không chỉ được khẳng định trong thơ ca, Tagore còn là một trong những người đặt viên gạch đầu tiên cho công cuộc hiện đại hóa văn xuôi Ấn Độ mà đặc biệt là truyện ngắn. Truyện ngắn của Tagore thấm đẫm tinh thần nhân văn cao cả. Phần lớn truyện ngắn của ông đều viết về cuộc sống tối tăm và số phận bất hạnh của người nông dân lẩn khuất sau bóng thị thành. Điều mà vẫn còn ít được nhắc đến trong văn học Ấn Độ trước đó. Tuy xuất thân trong một gia đình đại quý tộc nhưng Tagore không hề xa lánh cuộc sống và số phận của những người dân quê. Ông nhìn cuộc sống của họ không phải bằng đôi mắt của sự hiếu kì mà bằng sự quan tâm thấu hiểu. Viết về cuộc sồng thôn quê, ông đặc biệt quan tâm sâu sắc đến những mối quan hệ trong đời sống gia đình trước những va đập dữ dội của cơn lốc Âu hóa. Những xung đột dữ dội của hiện thực xã hội đã được nhà văn “ gia đình hóa” trong những xung đột : cha con, vợ chồng, anh em, mà bao trùm lên là sự đối đầu giữa cái cũ và cái mới, những hệ giá trị trong đó không phải cái cũ nào cũng lỗi thời và cái mới nào cũng tiến bộ. Tagore cũng đặc biệt quan tâm đến quá trình băng hoại đạo đức của con người dưới sức mạnh của đồng tư bản và quyền năng của những tập tục lỗi thời. Ông cũng là người đầu tiên đưa vấn đề “ con người nhỏ bé ” và đưa nó trở thành một vấn đề trung tâm của văn học. Đó có thể là cô gái bán hoa Khiroda trong truyện ngắn “ Quan chánh án”, Mahaymaya trong “dàn hỏa thiêu”,. và còn là cả chính Giribala trong truyện ngắn cùng tên. Mặc dù chịu đơn độc hay bất hạnh nhưng những nhân vật nhỏ bé đó không cam chịu. Bản thân họ là những người giàu nghị lực vào cuộc sống, ý thức phản kháng, không chịu khuất phục trước số phận mặc dù theo cách nói của ông nó giống như “những con kiến tỏ ra bạo dạn” Yếu ảo và thực:Một đặc điểm nổi bật trong truyện ngắn của Tagore là sự lồng ghép đan cài giữa yếu tố thực và hư, không thể và có thể, giữa bên trong và bên ngoài, linh hồn và thế xác. Những mô tip trong truyện kể dân gian, những huyền thoại tôn giáo đã được nhà văn sáng tạo và lồng ghép trong đó những vấn đề đang đặt ra trong xã hội hiện tại. Sức mê hoặc và sự ám ảnh từ những câu chuyện thực và ảo đan xen trong truyện ngắn của Tagore đã góp phần xác định một vị thế rõ ràng R. Tagore trong văn xuôi Ấn Độ nửa đầu thế kỉ XX. Rất nhiều truyện ngắn của ông viết theo kết cấu “ truyện không có chuyện”. Sự kiện, chi tiết, hành động của nhận vật không đóng vai trò quan trọng. Thay vào đó là sự vận động của thế giới nội tâm nhân vật với những biến thái tinh vi trong tâm hồn. Tính chất siêu hình trong tư duy hướng nội, lối biểu đạt bằng biểu tượng nhiều lúc đã làm cho mạch truyện và ý nghĩa tác phẩm trở nên khó nắm bắt. Thiên nhiên hay những khoảng lặng vô ngôn cũng là một loại ngôn ngữ biểu đạt trong tác phẩm của Tagore. Tính chất duy lí của triết học Phương Tây, khả năng trực giác và mơ mộng của người Ấn Độ đã được kết hợp hài hòa trong tư duy nghệ thuật của Tagore làm nên một thế giới nghệ thuật đầy sức ám gợi, mang chiều sâu nhân bản.

doc8 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3579 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Yếu tố thực và ảo trong việc tái hiện không gian và thể hiện chủ đề tác phẩm Giribala của nhà văn Rabindranath Tagore, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN KHOA ĐÔNG PHƯƠNG HỌC *** BÀI TIỂU LUẬN CUỐI KÌ MÔN VĂN HỌC ẤN ĐỘ Đề tài Yếu tố thực và ảo trong việc tái hiện không gian và thể hiện chủ đề tác phẩm Giribala của nhà văn Rabindranath Tagore Sinh viên: Vũ Thị Hà MSSV: 09030291 Lớp: K54 Ấn Độ học Khoa: Đông phương học Hà Nội (1/2011) I. Giới thiệu tác giả - tác phẩm 1. Tagore _ tác giả của những truyện ngắn đặc sắc. Rabindranath Tagore triết gia, họa sĩ, nhà văn đồng thời là đại thi hào lớn của nhân dân Ấn Độ và toàn thể nhân loại.Tài năng của ông không chỉ được khẳng định trong thơ ca, Tagore còn là một trong những người đặt viên gạch đầu tiên cho công cuộc hiện đại hóa văn xuôi Ấn Độ mà đặc biệt là truyện ngắn. Truyện ngắn của Tagore thấm đẫm tinh thần nhân văn cao cả. Phần lớn truyện ngắn của ông đều viết về cuộc sống tối tăm và số phận bất hạnh của người nông dân lẩn khuất sau bóng thị thành. Điều mà vẫn còn ít được nhắc đến trong văn học Ấn Độ trước đó. Tuy xuất thân trong một gia đình đại quý tộc nhưng Tagore không hề xa lánh cuộc sống và số phận của những người dân quê. Ông nhìn cuộc sống của họ không phải bằng đôi mắt của sự hiếu kì mà bằng sự quan tâm thấu hiểu. Viết về cuộc sồng thôn quê, ông đặc biệt quan tâm sâu sắc đến những mối quan hệ trong đời sống gia đình trước những va đập dữ dội của cơn lốc Âu hóa. Những xung đột dữ dội của hiện thực xã hội đã được nhà văn “ gia đình hóa” trong những xung đột : cha con, vợ chồng, anh em,… mà bao trùm lên là sự đối đầu giữa cái cũ và cái mới, những hệ giá trị trong đó không phải cái cũ nào cũng lỗi thời và cái mới nào cũng tiến bộ. Tagore cũng đặc biệt quan tâm đến quá trình băng hoại đạo đức của con người dưới sức mạnh của đồng tư bản và quyền năng của những tập tục lỗi thời. Ông cũng là người đầu tiên đưa vấn đề “ con người nhỏ bé ” và đưa nó trở thành một vấn đề trung tâm của văn học. Đó có thể là cô gái bán hoa Khiroda trong truyện ngắn “ Quan chánh án”, Mahaymaya trong “dàn hỏa thiêu”,. và còn là cả chính Giribala trong truyện ngắn cùng tên. Mặc dù chịu đơn độc hay bất hạnh nhưng những nhân vật nhỏ bé đó không cam chịu. Bản thân họ là những người giàu nghị lực vào cuộc sống, ý thức phản kháng, không chịu khuất phục trước số phận mặc dù theo cách nói của ông nó giống như “những con kiến tỏ ra bạo dạn” Yếu ảo và thực:Một đặc điểm nổi bật trong truyện ngắn của Tagore là sự lồng ghép đan cài giữa yếu tố thực và hư, không thể và có thể, giữa bên trong và bên ngoài, linh hồn và thế xác. Những mô tip trong truyện kể dân gian, những huyền thoại tôn giáo đã được nhà văn sáng tạo và lồng ghép trong đó những vấn đề đang đặt ra trong xã hội hiện tại. Sức mê hoặc và sự ám ảnh từ những câu chuyện thực và ảo đan xen trong truyện ngắn của Tagore đã góp phần xác định một vị thế rõ ràng R. Tagore trong văn xuôi Ấn Độ nửa đầu thế kỉ XX. Rất nhiều truyện ngắn của ông viết theo kết cấu “ truyện không có chuyện”. Sự kiện, chi tiết, hành động của nhận vật không đóng vai trò quan trọng. Thay vào đó là sự vận động của thế giới nội tâm nhân vật với những biến thái tinh vi trong tâm hồn. Tính chất siêu hình trong tư duy hướng nội, lối biểu đạt bằng biểu tượng nhiều lúc đã làm cho mạch truyện và ý nghĩa tác phẩm trở nên khó nắm bắt. Thiên nhiên hay những khoảng lặng vô ngôn cũng là một loại ngôn ngữ biểu đạt trong tác phẩm của Tagore. Tính chất duy lí của triết học Phương Tây, khả năng trực giác và mơ mộng của người Ấn Độ đã được kết hợp hài hòa trong tư duy nghệ thuật của Tagore làm nên một thế giới nghệ thuật đầy sức ám gợi, mang chiều sâu nhân bản. 2. Truyện ngắn Giribala. Giribala là một trong truyện ngắn tiêu biểu của Rabindranath Tagore. Câu chuyện hàm chứa trong đó nhiều lớp ý nghĩa đã đưa người đọc đi hết cung bậc cảm xúc này đến cung bậc cảm xúc khác nhưng bao trùm lên tất cả là nỗi buồn và dư vị xót xa. Ý nghĩa sâu sắc đó đã được nhà văn hiện thực hóa trong tác phẩm bằng hình thức nghệ thuật có sự lồng ghép đan xen giữa yếu tố ảo và thực, hiện thực và ảo mộng, thực tại phũ phàng và khát khao mong ước chính đáng của con người. Chính yếu tố thực và ảo đã liên kết những miền không gian khác nhau trong đời sống nhân vật trung tâm của tác phẩm : hiện thực và tâm tưởng, không gian gia đình và xã hội được mô phỏng hóa bằng hình ảnh của nhà hát ( mà thực chất là thực tại khô cứng và thế giới nghệ thuật bay bổng, tự do) Đâu là ảo đâu là thực đó không còn là điều quan trọng. Ảo cũng là biểu hiện lộn ngược của thực tại. II. Yếu tố thực và ảo trong việc tái hiện không gian và thể hiện chủ đề tác phẩm Giribala của nhà văn Rabindranath Tagore 1. Yếu tố thực và ảo trong việc tái hiện không gian tác phẩm. 1.1 Tái hiện đời sống thực tại và không gian trong gia đình. Giribala xuất hiện trong tác phẩm trong không gian giàu sang về vật chất nhưng lại rất trống trải cô đơn về tinh thần. Không gian bé nhỏ của nàng được bao bọc bởi bức tường của khu nhà nghỉ, tách biệt với thế giới bên ngoài. Dường như cái thế giới đối với nàng từ trước đến nay chỉ nhỏ bé thế thôi: “Nàng lớn lên từ một thiếu nữ cho tới khi trở thành một người đàn bà nhưng không thể trốn thoát khỏi vòng kiềm chế của gia đình và sự chú ý của chồng”. Được cưới về trong một gia đình giàu có nhưng cuộc sống của Giribala không hề hạnh phúc. “ Nàng có chồng nhưng không dưới sự chỉ huy của nàng”.“ Giribala chìm đắm trong nỗi cô đơn của tuổi trẻ, cảm thấy mình như một hoàng hậu có ngai vàng nhưng không có đức vua của riêng mình”. Thực tại cuộc sống và đời sống gia đình ngày càng tù túng bó buộc con tim yêu tự do, khao khát yêu thương của Giribala. Đó cũng chính là nguyên nhân khiến nàng xa rời thực tại tìm sự yên bình trong thế giới tâm tưởng và ảo mộng. Giribala dành phần lớn thời gian chìm đắm trong những suy tưởng: Nàng thường bước lên khu nhà nghỉ với “ cảm hứng vô tận. Đôi chân nàng như háo hức muốn nhảy múa bởi một điệu nhạc ngân nga trong nội tâm, không ngừng nghỉ và không thể nghe thấy”. Đó là điệu nhạc của một trái tim tha thiết yêu đời, của thế giới nội tâm phong phú tràn trề nhựa sống của tình yêu và tuổi trẻ. Giribala luôn ý thức được vẻ đẹp cũng như quyền năng của chính mình. “ Nàng biết nàng có sức mạnh trong tay, có thể làm cả thế giới đàn ông mắc vào lưới tình cuả mình. Nàng thích nghe Sudha cô hầu gái của mình ca ngợi vẻ đẹp và sự hấp dẫn của mình “ nàng đã sở hữu được sự ngưỡng mộ cao nhất từ mọi người, cái điều mà không cần đến nhiều lời để Giribala phải tin theo”. Mỗi khi Sudha hát cho Giribala bài hát bắt đầu bằng câu: “Hãy để cho anh viết tên mình dưới chân em như một kẻ nô lệ” trong trí tưởng tượng của Giribala, nàng cảm nhận thấy đôi chân xinh đẹp của mình xứng đáng được mang dòng chữ của những kẻ nô lệ vĩnh viễn từ trái tim đã bị chinh phục nếu như chúng được tự do để bị chinh phục. Bởi nàng hiểu sức mạnh cũng như giá trị của bản thân mình. Nhưng ảo mộng vẫn mãi cứ là ảo vọng. Không có có kẻ nô lệ nào viết tên mình dưới chân nàng. Người phụ nữ mà chồng nàng nguyện xin làm kẻ tôi bộc lại là một nữ diễn viên. Ảo vọng về hạnh phúc của nàng dường như man mác một nỗi buồn, sự cô đơn không thể cất lên thành tiếng. Những lời ngợi ca của Sudha với nhan sắc của Giribala dù khơi dậy ở Giribala niềm kiêu hãnh đối với giá trị của bản thân mình nhưng đồng thời như một lưỡi dao cứa vào vết thương lòng của nàng. Bi kịch tình yêu, bi kịch của một con người khao khát hạnh phúc nhưng lại sống trong sự cô đơn trống vắng, bi kịch của trái tim khao khát tự do nhưng lại bị tù túng bó buộc, kiêu hãnh giàu ý thức về nhân phẩm nhưng rồi bị tổn thương ghê gớm. Giribala sống trong thế giới thực nhưng phần lớn đời sống của nàng là sống trong ảo vọng về hạnh phúc đã xa. Nó cứ xa …cứ xa mãi còn trái tim nàng nhức nhối bởi những vết thương. 1.2 Tái hiện không gian nhà hát Ngay từ trước khi Giribala kịp hiểu nhà hát là đâu thì không gian nơi ánh đèn sân khấu đã được định nghĩa. “ Nhà hát không phải là nơi mà một phụ nữ con nhà tử tế đáng lui tới”. Thế nhưng trái ngược với những gì được biết đến ban đầu, lần đầu tiên khi Giribala đến nơi đây “nhà hát dường như là một thế giới mà xã hội trong đó đã hoàn toàn thoát khỏi mọi lực hấp dẫn của trái đất “ Bước ra từ một khu nhà kín cổng, cao tường và không có niềm vui, nàng đã bước vào một nơi mà ước mơ và hiện thực hòa nhịp tròng vòng tay thân ái và cốc rượu đầy của nghệ thuật”. Khung cảnh lần đầu tiên nàng đến nhà hát đã cho nàng tương quan đối sánh với hiện thực sống của chính mình. Một nơi giàu sang nhưng lạnh lẽo và một thế giới dù ban đầu không được đánh giá tốt đẹp nhưng lại là nơi con người sống trong vòng tay thân ái, chân thành. Chính không gian nơi đây, giữa ma thuật của âm nhạc và những ánh đèn lần đầu tiên thấy “ dòng máu nóng bỏng đang chảy mạnh khắp toàn thân Giribala”, “nàng quên mất rằng cuộc sống của nàng luôn bị giới hạn trong hoàn cảnh và rằng nàng không được tự do trong thế giới mà luật lệ hòa tan với âm nhạc”. Lần đầu tiên nàng cảm nhận được tự do, lần đầu tiên điều mà nàng thường mong mỏi bấy lâu đã trở thành hiện thực dù chỉ là trong chốc lát. Cái ảo đã hóa thân thành cái thực trong phút chốc. Mỗi một lần cánh màn sân khấu kéo lên, Giribala như ‘tách khỏi thế giới hiện thực…” để đến với “ thế giới thần tiên, một nơi mà nàng không thể không chiếm ngai vàng của bà hoàng sắc đẹp.”Nỗi sợ hãi của nàng hoàn toàn biến mất. Nếu như trước đây thế giới ảo vọng khơi sâu trong nàng bi kịch của thân phận. Thì giờ đây dưới ánh đèn sân khấu, một lần nữa ảo ảnh lại như một tấm gương soi chiếu hiện thực cuộc đời. Thế giới ảo đã giúp Giribala hiểu tõ hơn thế giới thực của chính mình.: “ Krishna đã xúc phạm Radha yêu quý của chàng và trong sự kiêu hãnh đã bị tổn thương. Radha đã từ chối chấp nhận chàng… Trái tim Giribala như rớm máu. Nàng tưởng tượng mình như chính Radha đang bị xúc phạm và cũng có trong tim sức mạnh của người phụ nữ này để chứng tỏ lòng kiêu hãnh của mình. Nàng đã nghe thấy trước đó vẻ đẹp của người phụ nữ rất có quyền lực trên thế giới này nhưng đêm nay nó gần đến mức có thể chạm vào được.” Thậm chí ngay cả khi cánh gà sân khấu đã khép lại, Giribala dường như vẫn sống trong một giấc mơ: “ Nàng hi vọng cánh màn sân khấu lại kéo lên và chủ đề về sự ô nhục của Krishna dưới chân Radha sẽ được tiếp tục. Trong sâu thẳm trái tim của Giribala một ngọn lửa ý thức phản kháng đã được hình thành và nhen nhóm. Rõ rang những gì hiện hữu trên sân khấu đã vẽ dựng lên cho nàng một viễn cảnh khác nơi mà lòng kiêu hãnh và vẻ đẹp của người phụ nữ đáng được trân trọng, ngợi ca. 1.3 Mối liên kết giữa hai không gian Không gian gia đình nơi Giribala sống và không gian nhà hát có lẽ mãi là miền không gian tách biệt nhau nếu như Gopinath không quá hâm mộ người nữ diễn viên kia, nếu như Giribala không đến nhà hát vào buổi cuối tuần đó,… Nhưng rồi Giribala đã đến và kể từ đây hai miền không gian đã gắn kết lại và trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống của Giribala. Một câu hỏi đặt ra liệu hành động Giribala đến nhà hát đơn thuần xuất phát từ sự tò mò pha chút ghen tuông của một người vợ khi hay tin chồng mình say mê cô diễn viên. Nhưng có lẽ đó chỉ là nguyên nhân thúc đẩy Giribala đi đến quyết định đó. Nguyên nhân sâu xa phải xuất phát từ chính con người Giribala. Một cô gái yêu tự do, khát khao hạnh phúc như vậy cho ta một niềm tin rằng cô ấy sẽ không thể sống mãi trong cảnh tù túng, trói buộc tuổi thanh xuân của mình trong những bức tường rào và những quy tắc ràng buộc. “ Và nàng đến đó một đêm với tất cả sự háo hức của một kẻ bị cấm đoán lâu ngày. Trái tim đầy sợ hãi của nàng càng đem lại sự hấp dẫn cho những gì nàng nhìn thấy”. Ban đầu Giribala đến vì niềm kiêu hãnh và sự tò mò của trái tim bị cấm hãm lâu ngày nhưng chính nghệ thuật và sức lôi cuốn kì diệu của nó đã giữ nàng ở lại. Thế giới ảo đã vẽ ra dưới ánh đèn sân khấu đã hiện thực hóa những ước muốn của Giribala trong đời sống thực tế. Sân khấu đã cho nàng sự tự do mà nàng chưa hề cảm nhận được. Nó giống như một chất nước tẩy rửa để người ta suy xét nhìn lại những hiện thực xảy ra trong đời sống thường ngày của mình. Thế giới đó vừa là ước mơ mà con người trong đời sống thực tại hướng tới vừa gợi ra con đường, cách thức để con người sống với hiện tại. Trong đời sống cúa Giribala hai yếu tố thực và ảo, hai miền không gian thực tại và sân khấu vừa xung đột với nhau vừa đan xen, lồng ghép trong nhau. Ảo ảnh mong manh, tươi đẹp còn thực tại phũ phàng đầy khắc nghiệt. Trong thực tại tàn nhẫn đó làm gì có những câu hát ngọt ngào: “ Hãy lắng nghe sự van nài dịu ngọt của ánh trăng, em yêu, và xin đừng giấu khuôn mặt yêu kiều của mình”. Cuối cùng chính Giribala đã hiện thực hóa thế giới ảo.Thay vì đứng ngoài sân khấu nàng đã biến mình thành chính diễn viên của trong sân khấu của cuộc đời mình. Giribala đã vào vai diễn viên chính trong vở kịch “ Manorama” khi cô đào chính Laganva đã bỏ đi cùng chồng cô. Buổi diễn đã đạt được thành công ngoài mong đợi. Giribala lúc này trong vai Manorama bước ra trong trang phục cô dâu và bỏ tấm mạng che mặt với một vẻ “kiêu hãnh, uy nghiêm, đầy tự tin về vẻ đẹp của mình, nàng quay mặt hướng về phía khán giả, khẽ cúi đầu, nhìn thẳng đầy hân hoan vào Gopinath”. Giribala đã thực sự khẳng định mình. Từ một cô gái ý thức được vẻ đẹp của mình cô đã tự khẳng định vẻ đẹp của mình một cách dõng dạc đầy kiêu hãnh. Từ một người luôn trông chờ hi vọng vào hạnh phúc, Giribala đã sử dụng tài năng và sức mạnh của mình để tìm lại hạnh phúc. Mặc dù hạnh phúc, niềm kiêu hãnh ấy có được không phải là không vấp phải những tổn thương. 2. Yếu tố ảo và thực trong việc thể hiện chủ đề của tác phẩm. Giribala là một truyện ngắn hàm chứa trong đó những giá trị nội dung sâu sắc. Truyện ngắn một lần nữa đề cập đến một đề tài quen thuộc trong các tác phẩm của Tagore: đề tài người phụ nữ mà cụ thể ở đây là quyền sống, được hưởng hạnh phúc, được trân trọng của người phụ nữ khi mà xã hội còn tồn tại nhiều luật tục khắt khe, trói buộc quyền sống cá nhân của mỗi con người. Hình ảnh của Giribala trong phần kết của truyện ngắn đã dược nhiều người đánh giá và coi đó là biểu tượng cho hình ảnh người phụ nữ Ấn Độ bước ra thế giới tự do. Tuy nhiên nhận xét đó vẫn chưa đánh giá hết được những ý tưởng mà nhà văn muốn gửi gắm. Có thể Giribala đã được tự do, nàng đã thành công trong việc khẳng định giá trị bản thân nhưng niềm kiêu hãnh đã bị tổn thương của nàng thì không gì có thể hàn gắn được. Xung đột trong truyện ngắn thực chất là xung đột giữa cái cũ và cái mới, giữa nhu cầu được giải phóng và luật tục hà khắc trói buộc đời sống mỗi con người Truyện ngắn còn là thông điệp sâu sắc của nhà văn về cái ảo và cái thực. Giribala không phải là người duy nhất trong tác phẩm sống giữa hai thế giới ảo và thực. Gopinath tuy sống trong thế giới thực nhưng luôn chạy theo những ảo vọng và điều phù phiếm của cuộc sống khi chạy theo co diễn viên Lavanga và những danh tiếng rởm đời. Lavanga cô diễn viên trên sân khấu đại diện cho điều phù du và những ham muốn xa rời thực tế của Gopinath. Truyện ngắn đề cập vấn đề mang tính nhân sinh sâu sắc. Trong đời sống có không ít người chạy theo những ham muốn phù phiếm mà quên đi mục đích sống của chính mình. Cũng có không ít người luôn trốn trong vỏ bọc của ảo ảnh xa rời thực tế. Đâu là thực là thực đâu là hư chẳng qua đó chính là cách mỗi chúng ta đối diện với cuộc sống chính mình

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docYếu tố thực và ảo trong việc tái hiện không gian và thể hiện chủ đề tác phẩm Giribala của nhà văn Rabindranath Tagore.doc
Luận văn liên quan