1.Lý do chọn đề tài
Phần 1: Mở đầu
Ai đã từng say mê, sửng sốt trước nghệ thuật tả cảnh, tả tình tinh tế, đầy sức gợi cảm trong những truyện thơ của người Tày nếu có dịp nghe những lời ca tiếng hát của dân tộc này hẳn sẽ lý giải vì sao người dân nơi đây có thể sáng tác truyện thơ hay đến vậy.
Người Tày sống giữa thiên nhiên hùng vĩ, thơ mộng, có phần ưu đãi, có phần khắc nghiệt. Họ sống chân thành, giản dị, hiền hoà trong một xã hộ i mà nhân tố dân chủ nguyên thuỷ phần nào còn đóng vai trò trong các quan hệ xã hội. Những điều kiện tự nhiên và xã hội ấy đã góp phần tạo nên chất trữ tình đằm thắm, tràn đầy trong tâm hồn người Tày. Dân ca Tày nói chung và dân c a trữ tình Tày nói riêng là tiếng nó i chất chứa những nguyện vọng, những nỗi niềm, những cung bậc tình cảm đa dạng của con người, với một thứ nghệ thuật tràn đầy chất lãng mạn và phương thức biểu hiện tinh tế, sâu sắc.
Đã có nhiều công trình nghiên cứu kha i thác giá trị dân ca Tày ở nhiều cấp độ trên cả phương d iện nội dung và nghệ thuật. Song hầu hết các nhà nghiên cứu chỉ tập trung khai thác bản chất trữ tình của thể loại này mà ít chú ý tới vai trò của yếu tố tự sự trong việc biểu hiện đời sống nội tâm của con người dưới nhiều khía cạnh phong phú và khác nhau. Ý muốn có một chuyên luận nhỏ tìm hiểu về vấn đề này là một trong những lí do khiến chúng tôi chọn “Yếu tố tự sự trong dân ca Tày” làm vấn đề nghiên cứu của luận văn.
Mặt khác, đã từ lâu, việc dạy và học văn học dân gian nói chung, văn học dân gian các dân tộc thiểu số nói riêng rất được nhà trường phổ thông quan tâm chú ý. Vì vậy nghiên cứu tìm hiểu về dân ca Tày là việc làm có ý nghĩa rất thiết thực đối với công tác giảng dạy, học tập của giáo v iên và học sinh trong nhà trường.
2. Lịch sử vấn đề
Thuộc về loại hình trữ tình dân gian, ca dao, dân ca với những đặc điểm thể loại của nó là sự thể hiện cảm xúc của chủ thể trữ tình trước những vấn đề xã hộ i và nhân sinh. Ca dao, dân ca cùng các vấn đề xung quanh nó từ lâu đã được khoa lịch sử văn học soi sáng, phân tích dưới nhiều góc độ: Chủ đề, tư tưởng, đề tài, thi pháp, ngôn ngữ tuy nhiên về mặt loại hình còn có thể đi sâu hơn nữa về một đặc điểm góp phần không nhỏ tạo nên diện mạo loại hình trữ tình dân gian tiêu b iểu này. Đó là yếu tố tự sự và sự xâm nhập mạnh mẽ của nó vào trong ca dao, dân ca. Đây có thể nói là một vấn đề độc đáo nên từ lâu đã thu hút được sự quan tâm chú ý của các nhà nghiên cứu. Về vấn đề này có thể kể đến những ý kiến, bài viết sau:
Theo nhà nghiên cứu văn học dân gian Chu Xuân Diện: “ .Khác với phong cách của nhiều tác phẩm thơ ca trữ tình, trong văn học thành văn, phong cách của ca dao, dân gian trữ tình biểu lộ khá rõ rệt xu hướng kể chuyện, nghĩa là xu hướng miêu tả tình cảnh không chỉ qua tâm trạng mà còn qua cả hành động nhân vật nữa”.[492, 16]
Về đặc điểm của yếu tố tự sự, các nhà nghiên cứu Đỗ Bình Trị, Lê
Trường phát đã gián tiếp kể ra trong khi viết về lối kể chuyện.
Tìm hiểu về lối kể chuyện trong ca dao, nhà nghiên cứu Đỗ Bình Trị rất chú ý tới phân biệt kể chuyện - trữ tình với kể chuyện - tự sự. Nét khác biệt giữa hai loại này chung quy gồm mấy đặc điểm sau:
“1. Trong ca dao (ở đây đang nói về ca dao kể chuyện) nhân vật trữ tình kể chuyện mình, còn trong vè, câu chuyện về nhân vật (tất nhiên là nhân vật tự sự) lại do người khác kể lại.
2. Câu chuyện được kể trong ca dao là chuyện tâm tình - đó là nỗi niềmđược kể nhiều hơn là câu chuyện được thuật lại.” [207, 31]
Cũng giống như nhà nghiên cứu Đỗ Bình Trị, nhà nghiên cứu Lê Trường Phát trên cơ sở viết về lối kể chuyện, đã chỉ ra đặc trưng cơ bản nhất của những bài ca viết theo lối này: “Trong bài ca dao kể chuyện tuy cũng có sự nhưng nổi lên bình diện thứ nhất việc kể và tả là “tình” là nỗ i niềm của nhân vật (và là nhân vật trữ tình). ở đây câu chuyện đựơc kể không cần mang vẻ ngoài của nó như trong thực tại, đ iều đáng chú ý hơn cả vẫn là những cảm xúc tâm lí của nhân vật trữ tình phản ứng lại những biểu h iện, những vẻ ngoài của sự việc.” [139, 26].
Trong quá trình tìm hiểu chúng tô i nhận thấy lố i kể chuyện mà hai nhà nhà nghiên cứu trên đề cập tới có nội hàm rất gần với yếu tố tự sự trong ca dao. Do vậy, những ý kiến nhận định trên là những gợi ý quan trọng và quý báu cho chúng tôi trong quá trình tìm hiểu đề tài.
Về các dạng thức biểu hiện của yếu tố tự sự, dù chỉ nghiên cứu ở mức độ khái quát nhưng trong “Những thế giới nghệ thuật ca dao”, Phạm Thu Yến đã bước đầu chỉ ra rằng yếu tố tự sự xuất hiện trong ca dao có những dạng thức biểu hiện khác nhau.
Trong bài viết: “Học viết truyện ngắn trong ca dao cổ” Vũ Tú Nam qua việc phân tích bài ca dao “Mình ta nói với ta mình hãy còn son” đã chỉ ra những “đức tính” cần có của một truyện ngắn. Cũng trong bài viết này tác giả đã nêu một cấp độ biểu hiện của yếu tố tự sự trong ca dao: Cấp độ có cốt truyện.
Riêng bàn về “sự” và “tình”, Hoàng T iến Tựu đã chỉ ra một cách rất hình ảnh cũng khá cụ thể mối quan hệ giữa hai yếu tố này: “Có thể nói “sự” là thể xác “tình” là linh hồn của ca dao. Muốn lập ý, diễn tình và cấu tứ nói chung phải nhờ đến “sự”. Mặc dù bản thân “sự” nếu tách rời thì sẽ mất hết nội dung, ý nghĩa, chẳng là cái gì cả. Nhưng nếu thiếu nó thì “tình” khó bộc lộ, tứ
cũng khó mà hình thành, cho nên chỉ có thể nói “sự” là cơ sở, là điểm tựa của tư tưởng tình cảm trong ca dao”.[32, 34]
Tổng hợp các ý kiến trên, dễ nhận thấy có một điểm chung là từ cách gọi
tên cho đến nội dung vấn đề được đưa ra, các nhà nghiên cứu mới chỉ gián tiếp nhắc đến yếu tố tự sự và cũng chỉ nhắc đến một khía cạnh nào đó của yếu tố này trong ca dao mà chưa tìm hiểu một cách hệ thống, cụ thể vấn đề này.
Với bài viết “Tự sự trong loại hình trữ tình dân gian”, Nguyễn Bích Hà đã bước đầu nhìn nhận, tìm hiểu yếu tố tự sự trên một số phương diện: Các dạng thức biểu hiện, đặc điểm vai trò của nó trong c a dao nói chung. Tuy nhiên do dung lượng có hạn của bài báo nên bài viết còn khá khái quát, chưa đi sâu vào tìm hiểu vấn đề này.
Trên đây là một số bài viết về yếu tố tự sự trong kho tàng ca dao người Việt. Dù chỉ dừng lại ở mức độ khái quát nhưng những kết quả nghiên cứu trên thật sự là chỗ dựa vững chắc cho chúng tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Bên cạnh mảng ca dao người Việt, các nhà nghiên cứu cũng chú ý đến việc tìm hiểu sự hiện d iện của yếu tố này trong kho tàng dân ca của các dân tộc anh em khác. Có thể kể đến một số bài viết sau:
Trong khi tìm hiểu về “Đặc điểm kết cấu dân ca Hmông”, tác giả Phạm
Thu Yến nhận định rằng: “Một đặc điểm rất quan trọng, khi quan sát kết cấu dân ca Hmông là các bài dân ca này dài hơn dân ca Việt. Tính chất trần thuật, kể lể, phô diễn đậm nét hơn” và “Dân ca Việt, dân ca Trung Quốc kết cấu thường ngắn, gọn, các yếu tố cốt truyện không rõ như dân ca Thái, dân ca HMông có nhiều bài rõ yếu tố cốt truyện, đôi chỗ còn có lời trần thuật của người dẫn truyện.” [60, 39]
Tìm hiểu về dân ca trữ tình Thái, tác giả này cũng cho rằng: “Một đặc điểm dễ nhận thấy ở dân ca Thái là chất trữ tình kết hợp hài hòa với lố i tự sự,
phô diễn, giãi bày khiến dân ca Thái vừa giản d ị, hồn nhiên vừa lãng mạn, thơ mộng. Một bài dân ca Thái thường kể về một tình huống, diễn tả tâm trạng, nhiều khi như kể cả câu chuyện có lời thoại, tả cảnh, tả tình.” [153, 39]
Riêng về dân ca sinh hoạt của người Tày, đối tượng mà đề tài hướng tới,
các nhà nghiên cứu cũng khẳng định rằng có sự tham gia của yếu tố tự sự.
Nhà nghiên cứu văn học dân gian Vi Hồng đã khẳng đ ịnh rằng: “Sli, lượn trữ tình chủ yếu là những lời trò chuyện tâm tình giữa nam nữ thanh niên, nhưng vẫn không hoàn toàn gạt bỏ những bài mang tính tự sự” và “chính do hình thức diễn xướng nố i tiếp này mà các bài lượn trữ tình vẫn mang hơi thở của thể loại tự sự’.[193, 14]
Tìm hiểu về “lượn sách”, nhà nghiên cứu Vũ Anh Tuấn cũng khẳng định: “Loại lượn này mặc dầu được trình bày trong các cuộc sli, lượn nhưng lại mang yếu tố tự sự đậm đà hơn tính trữ tình”. [49, 33]
Như vậy, dù trong kho tàng ca dao người Việt hay ở bộ phận dân ca sinh
hoạt của người Tày, trên cấp độ loại hình, cần nhận thấy có sự xâm nhập mạnh mẽ của yếu tố tự sự vào loại hình tưởng như đối lập với nó về phương thức biểu hiện - loại hình trữ tình dân gian. Nhưng cho đến nay vấn đề này vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Vì thế, trên cơ sở tiếp thu những ý kiến, những nhận định của nhà nghiên cứu trước đó, chúng tôi sẽ cố gắng tìm hiểu một cách tương đối toàn diện về yếu tố tự sự trong điệu hát dân ca trữ tình Tày. Từ đó chỉ ra những đặc trưng, vai trò của nó trong việc biểu lộ cảm xúc trữ tình của những cư dân nói tiếng Tày.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Qua việc tìm hiểu đề tài, luận văn sẽ chỉ ra một cách có hệ thống các dạng thức biểu hiện và vai trò của yếu tố tự sự trong kho tàng dân ca sinh hoạt của người Tày.
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Xuất phát từ mục đích nghiên cứu, chúng tôi xác định nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài là:
- Xác định một khái niệm chung nhất về yếu tố tự sự.
- Từ khái niệm ấy đối chiếu vào các lời ca trong kho tàng dân ca Tày để tìm ra những lời ca có sự xuất hiện của yếu tố tự sự và tiến hành phân loại chúng.
- Trên cơ sở những số liệu cụ thể mà kết quả khảo sát đem lại, chúng tô i
tiến hành phân tích, so sánh để tìm ra một số đặc điểm cơ bản và vai trò của yếu tố tự sự trong kho tàng dân ca Tày.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Các lời dân ca sinh hoạt của người Tày có sự hiện d iện của yếu tố tự sự.
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Các lời dân ca Tày đã được sưu tầm và biên dịch trong một số cuốn sách
sau:
1. Ca dao Tày Nùng, Triều Ân (1994 ), Sưu tầm, tuyển d ịch, giới thiệu, Nxb
Văn học.
2. Lượn slương, Phương Bằng, Lã Văn Lô (1992), Sưu tầm, phiên âm, dịch, Nxb Văn hoá dân tộc.
3. Phong Slư, Phương Bằng (1994), sưu tầm, phiên âm, chỉnh lý biên soạn và dịch thuật, Nxb Văn hóa dân tộc.
4. Đồng dao Tày, Hoàng Thị Cành (1994), Sưu tầm, tuyển dịch, biên soạn, Nxb Văn hoá Dân tộc.
5. Lượn cọi Tày – Nùng, Cung Văn Lược, Lê Bích Ngân (1987), Nxb Văn
hóa dân tộc.
6. Sli lượn hát đôi của người Tày Nùng ở Cao Bằng, Hoàng Thị Quỳnh Nha
(2003), Nxb Văn hóa - Thông tin.
7. Lượn Tày Lạng Sơn, Hoàng Văn Páo (2003), Sưu tầm, b iên dịch, giới thiệu, Nxb Văn hoá Dân tộc.
8. Lượn cọi, Lục Văn Pảo (1994), Sưu tầm, phiên âm, dịch - Nxb Văn hoá dân tộc.
Và một số bài dân ca sinh hoạt của người Tày được tuyển chọn, phiên âm, biên d ịch in trong các hợp tuyển, tổng tập văn học.
5. Phương pháp nghiên cứu
Mỗi phương pháp đều có những ưu đ iểm và nhược điểm riêng. Bởi vậy, với mong muốn thu được kết quả cao nhất, ở đề tài này, chúng tôi sử dụng nhiều phương pháp khác nhau. Trong đó xác định một số phương pháp sau là cơ bản:
- Phương pháp thống kê, hệ thống.
- Phương pháp so sánh, đối chiếu.
- Phương pháp phân tích, khái quát hoá.
- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết.
6. Đóng góp của luận văn
Hoàn thành đề tài, luận văn hy vọng sẽ chỉ ra một cách có hệ thống các dạng thức biểu hiện và vai trò của yếu tố tự sự trong dân ca Tày.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và thư mục tham khảo, nội dung chính của luận văn được thể hiện trong 3 chương:
Chương 1: Khái quát về người Tày, văn học dân gian Tày và một số vấn đề lý luận có liên quan đến đề tài.
Chương 2: Các dạng thức tồn tại của yếu tố tự sự trong dân ca Tày.
Chương 3: Vai trò của yếu tố tự sự trong dân ca Tày.
Mục lục
Phần 1: MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Lịch sử vấn đề 2
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 5
3.1 Mục đích nghiên cứu 5
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu 6
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 6
4.1 Đối tượng nghiên cứu 6
4.2 Phạm vi nghiên cứu 6
5. Phương pháp nghiên cứu 7
6. Đóng góp của luận văn 7
7. Bố cục của luận văn 7
Phần 2: NỘI DUNG 8
Chương 1: Khái quát về người Tày, văn học dân gian Tày và một số vấn đề lý luận có liên quan đến đề tài 8
1.1 Khái quát về người Tày và văn học dân gian Tày 8
1.1.1 Khái quát về tộc người Tày 8
1.1.2 Vài nét về văn học dân gian Tày 10
1.1.2.1 Một số thể loại văn học dân gian của người Tày 13
1.1.2.2 Dân ca sinh hoạt của người Tày 13
1.2 Loại hình tự sự và yếu tố tự sự trong văn học dân gian 18
1.2.1 Loại hình tự sự
1.2.2 Yếu tố tự sự trong văn học dân gian 21
Chương 2: Các dạng thức biểu hiện của yếu tố tự sự trong dân ca Tày 27
2.1 Những bài ca có cốt truyện 27
2.1.1 Những bài ca có cốt truyện hoàn chỉnh 29
2.1.2 Những bài ca có cốt truyện đơn giản 38
2.2 Những bài ca không có cốt truyện. 49
2.2.1 Những bài ca kể chuyện trực tiếp, liền mạch. 50
2.2.2 Những bài ca kể chuyện bâng quơ. 56
2.2.3 Những bài ca kể chuyện xen lẫn cảm xúc trữ tình. 62
Chương 3: Vai trò của yếu tố tự sự trong dân ca Tày 69
3.1. Yếu tố tự sự - một phương tiện đắc dụng phản ánh hiện thực 69
3.2 Yếu tố tự sự với mục đíc kể sự tả tình 81
3.2.1 Giúp cho nhân vật trữ tình kín đáo giãi bày tình cảm. 81
3.2.2 Tạo cho cảm hứng trữ tình có thêm nghĩa lý để triển khai. 86
3.3 Yếu tố tự sự góp phần cá thể hoá nhân vật trữ tình 90
Phần 3: KẾT LUẬN 97
Tài liệu tham khảo 101
107 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3056 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Yếu tố tự sự trong dân ca Tày, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
khách quan giữa người hát với đối tượng khách quan thì dân ca sinh hoạt chủ yếu thể hiện những cảm nghĩ, tình cảm c hủ quan của người hát trong mố i quan hệ trực tiếp thân thuộc giữa người hát với đối tượng mình đối thoại. Hoặc đấy là các bà mẹ, các người chị hát những lời tâm sự dặn dò, dạy dỗ… con cái, em út của họ qua lời hát ru. Hoặc là các trẻ em vui chơi, đùa nghịch với bạn bè của mình qua những bài hát đồng dao. Hoặc là các chàng trai, cô gái đối đáp với nhau để trao đổi tình cảm cho nhau qua những bài hát giao duyên… Do đối tượng và chức năng của chúng mà những bài hát này (hát ru, đồng dao, giao duyên...) làm cho người hát có điều kiện bộc lộ một cách đầy đủ nhất, phong phú nhất và mãnh liệt nhất tâm tư tình cảm của họ với người họ đang đối thoại. Chính vì vậy mà tính trữ tình nổi lên như một đặc trưng tiêu b iểu của loại hình dân ca sinh hoạt.
Tuy nhiên, khác với phong cách của nhiều tác phẩm trữ tình trong văn học thành văn và cũng khác với ca dao người Việt, phong cách của dân ca Tày còn biểu lộ khá rõ xu hướng kể chuyện, nghĩa là xu hướng thể hiện sự gắn bó giữa đời sống tình cảm với thực tiễn của nhân dân lao đ ộng. Chính
trong xu hướng này chúng ta nhận ra hiện thực đời sống phong phú của người Tày – một hiện thực đã được nhào lặn theo cơ chế trữ tình nhưng vẫn không mất đi dáng vẻ đích thực. Hiện thực đó trải dài trên những bài ca có sự xuất hiện của yếu tố tự sự và biểu hiện vô cùng phong phú trong từng tiểu loại. Khảo sát từng mảng đề tài ta sẽ thấy rõ điều này.
Trước tiên nói về đề tài ca ngợi thiên nhiên, bản làng đất nước. Thông thường trong các cuộc hát giao duyên theo lề lố i của người Tày, một đ iều khá phổ biến là người hát mở đầu cuộc thi tài bằng nhiều bài hát ca ngợi bản làng khá đẹp đẽ, hấp dẫn. Đây là cảnh bản làng qua cái nhìn, qua lời mừng lời kể, lời miêu tả của một cô gái:
Đến mường tôi mừng mường quang đăng Mường người đẹp tựa dáng mường tiên Suối trong, bông “vặc viền” rực rỡ
Chim vượt gãy cánh quạ lo bay
Ruộng lớn ao sâu đầy nước mát
Chim cá về hội hát tưng bừng
Đẹp như chốn rồng vàng uốn khúc
Em là khách xin chúc mừng đồng người
Nằm trong hệ thống những bài hát chúc mừng với nh ững lời ngợi ca đẹp đẽ cao quý, bên cạnh bài mừng mường còn có các bài mừng nhà, mừng cửa, mừng mỏ nước, mừng con nước, mừng thú vật nuôi trong bản làng như trâu, bò, chó, ngựa... Những bài lượn chúc mừng đó đã vẽ lên cả một khung cảnh tươi vui giàu có, tràn đầy sức sống. Đây là một bài lượn tiêu biểu
Vào thung ta ngắm thung này to
Tới mường ta ngắm mường này rộng
Đầu thung có chim phượng bay
Cuối mường có kỳ lân b iết nhảy
Trên cao có nước biển vượt đèo Trước nhà có ruông ao vịt lội Lứa nhỏ thêm lứa già
Nếu kể phải đến nghìn vịt béo
Con trẻ học chữ giỏi thông minh Phần con gái cầm kim thêu khéo léo Ta lại bước đi lên
Xem vườn hoa vườn quả
Xem đếm khóm cây cau
Xem đến bụi trầu không nặng võng Mỏ nước trai gỗ vác đẹp không? Hai bên gỗ vông áp sát
Mồ côi xem bóng đêm soi
Thiếu phụ về giặt áo
Xem con nhỏ con to
Lợn đứng chật sàn dưới
Xem cái cối gỗ vác
Xem chầy gỗ trám thơm
Xem cái thang bọc thiếc
Lên nhà xem bến nước dát đồng
Xem cái vò đựng nước Xem cái bằng văn hoa Xem vách nhà ken nõng
Nhà người dựng tháng hai đất bằng
Bốn phía lại ván bưng đều khắp Một buồng để thờ phụng tổ tiên Một buồng để vải chàm nhuộm áo
Một buồng để nuôi tằm ương tơ
Một buồng để sĩ nho học hành...
Dưới ngò i bút đậm sắc thái tự sự, mọi mặt của cuộc sống – từ thiên nhiên đến cảnh s inh hoạt, từ việc làm ăn đến cảnh vui chơi - đều đạt đến đỉnh cao cùng cực qua lời lượn của các chàng trai, cô gái. Dĩ nhiên trong các lời ca này các trai thanh gái lịch cũng có tôn lên ít nhiều để ca bản mường của người mình yêu, nhưng chính hơi thở của cuộc sống thực đã chắp cánh cho lời ca.
Từ những nộ i dung khác nhau nhiều bài hát khác nhau, hệ thống những bài ca thuộc các chủ đề ca ngợi thiên nhiên bản làng đất nước đã cho ta cái nhìn khá hoàn chỉnh về các mặt khác nhau của bản làng giàu đẹp, về cuộc sống tươi vui nhộn nhịp của những người dân Tày sống ven các triền núi thung lũng Tây Bắc.
Vai trò phản ánh hiện thực càng rõ nét hơn khi xem xét các bài ca lao động nghề nghiệp.
Đặc điểm cơ bản của nhiều bài ca nghề nghiệp biểu hiện rõ ra ở vai trò nhận thức của nó. Những bài ca nghề nghiệp chủ yếu phản ánh kinh nghiệm lao động nhưng đồng thời cũng thể hiện cả ước mơ hy vọng của người lao động và cả những tư tưởng tình cảm nhất đ ịnh của họ nữa. Như vậy trong bài ca nghề nghiệp có sự phối hợp cả chức năng tự sự c ủa tục ngữ lẫn chức năng trữ tình của thơ ca. Có thể thấy điều này trong các bài ca nông lịch.
Những bài ca dao nông lịch phổ biến khá rộng rãi trong kho tàng dân ca Tày. Nó thường có kết cấu theo mạch logic thời gian, thay cho những lời kể, ở đây công việc nhà nông hợp thành một bộ phận quan trọng của nội dung thơ ca. Nhìn vào đó ta có thể thấy từ những kinh nghiệm canh tác đã được đúc rút ra một cách ngắn gọn và cô đọng.
Tháng năm ruộng bỏ không cày
Vào vụ mùa này làm đất nhiều công
Tháng mười gặt lúa chưa xong
Hạt rơi thản gãi phí công cấy cày
Cho đến cảnh làm ruộng bận rộn của người Tày ở các vùng thung lũng
Cao – Lạng
Tháng năm nhộn nhịp với cấy cày
Đơn thân nhổ mạ nắng gắt gay
Mạ nhổ đẫ về không người cấy
Bạn có lòng thương giúp người về.
Cho đến không khí cày bừa rộn ràng ở vùng đồng ruộng ven thung lũng các con sông Bằng, sông Hiến:
Tháng tư vừa tới cỏ xanh tươi
Cày ruộng trắng đồng thêm hát chơi Cày ruộng trắng đồng thêm hát hội Ngày nào xuất giá bạn hiền ơi
Và cả một bản lịch trình dài những công việc lao động trong suốt một
năm qua:
Tháng giêng đi cày nương Tháng hai đi cày ruộng Mùng ba tháng ba gieo mạ
Mùng năm tháng năm cấy đồng
Cấy xuống bằng sợi chỉ
Mọc to bằng cái nơm
Con gái lấy chân to làm cỏ
Con trai lấy chân đi làm dả
Tháng bảy lúa ra đòng
Tháng tám lúa vàng ong
Tháng chín lúa vàng rộm Con gái lấy hái đ i cắt Con trai lấy liềm đi gặt Lấy đòn xóc đi đón
Lấy “đòn gianh” đ i rước Gánh về để chân sàn Khênh vể để gầm nhà
Mặt trời lên phương đông
Lúa chạy ra phơi nắng Mặt trời lặn về tây Thóc đã nỏ trên sàn Cất về để cạnh cối Xách về đặt chân xay
Người được rỗi người xay Người ở không người giã Giã ba cối gạo nương
Giã năm cối gạo trắng
Xem ngày lành ta cưới
Với sự tham gia tích cực của yếu tố tự sự, những bài ca nông lịch trên đã phản ánh được những nét lớn trong tập quán làm ăn của người nông dân trong cộng đồng nói tiếng Tày. Trong đó xen lẫn với những bố trí kịp thời các loại công việc phù hợp với hoàn cảnh thiên nhiên là những kinh nghiệm canh tác vô cùng quý báu. Vẻ lý trí của tục ngữ toát ra từ những câu thơ khiến bài ca trở thành một bản đúc rút kinh nghiệm, một tư liệu tham khảo hữu hiệu cho các nhà nông học.
Yếu tố tự sự còn đem đến cho cả những đoạn miêu tả cuộc sống sinh hoạt những hộ i hè đình đám của người dân lao động:
Bốn mùa hoa nở có mùa xuân
Ong bướm rủ nhau hội trong rừng Trai thanh gái lịch cùng chơi hội Kết thành tình bạn tựa bướm ong
... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... Cuối mùa xuân hết lại sang hè Trai gái vui chơi với mùa ve Tuổi ít đang thì hãy chơi đã Đến lúc hết thì lại bỏ về.
Có thể thấy trong những bài ca nông sự này, ở chiều sâu của nó vẫn là sự ngân lên những giai đ iệu của một tinh thần cần cù chịu khó, của một ước mơ về một cuộc sống sung túc, đủ đầy và hạnh phúc. Nhưng ở phần b iểu hiện, với sự tham gia của yếu tố tự sự ta thấy hiện hữu một cách sinh động những đường nét lớn trong cuộc sống lao động của người nông dân.
Là một bộ phận của văn học dân gian, dân ca đã phản ánh một cách đầy đủ cuộc sống của những người sáng tạo ra nó theo một cách riêng của mình. Ở đó ngoài đời sống nội tâm ta còn gặp những biểu hiện khá sinh động về cuộc sống của những người lao động xưa – cuộc sống sinh hoạt tràn vào trong dân ca theo những dòng tự sự. Và không chỉ trong những bài ca nghề nghiệp, ở thể hát ru ta cũng gặp lại đời sống sinh hoạt, nếp văn hoá ẩm thực của người dân miền núi, khúc xạ vào trong từng câu hát. Đó là cảnh bắt cá ở suối, bắt muỗm ở ruộng, cảnh lao động vất vả tần tảo của người mẹ trong cái nhìn ngây
thơ của đứa con:
Em ơi ngủ Ngủ cho sâu Ngủ chờ mẹ
Mẹ ra đồng bắt cá
Mẹ đi ruộng lấy luốm Được con luốm môi hồng Được con ve môi thâm Ngủ cho sâu
Ngủ chờ mẹ
Mẹ ra đồng bắt cá
Cá đầy giỏ mới về
Qua đèo về thoăn thoắt Vun vút qua núi cao Nào em ngủ
Ngủ cho sâu
Như vậy, hầu hết trong các bài ca có sự xuất hiện của yếu tố tự sự, ở chiều sâu của tác phẩm vẫn là cung bậc sâu lắng mượt mà của giai đ iệu trữ tình nhưng ở bề nổi của nội dung, dù chủ định hay không chủ định, dù mờ nhạt hay rõ nét, trong các đoạn miêu tả hay trần thuật ta vẫn thấy bóng dáng của con người, của cuộc sống xưa.
Thuộc về loại hình trữ tình nhưng nộ i dung của dân ca sinh hoạt không chỉ hạn chế trong phạm vi chật hẹp của tâm tình cá nhân. Việc sống và tồn tại chủ yếu trong môi trường diễn xướng trò chuyện và đối đáp đã tạo hoàn cảnh thuận lợi để yếu tố tự sự có thể tham gia tích cực vào thế giới tâm tình của nhân vật. Chính do cách vận dụng yếu tố tự sự một cách tự nhiên này mà nội dung được đề cập đến trong dân ca sinh hoạt phong phú và rộng lớn hơn nhiều. Bên cạnh nội dung lao động sản xuất (như đã nói ở trên), dân ca sinh hoạt còn hướng tới một nộ i dung xã hội khác - đó là thân phận và cảnh ngộ của những con người bị ruồng bỏ, bị ức hiếp trong xã hộ i cũ, trong đó cuộc sống êm đẹp của xã hội cộng đồng đã bị phá vỡ, trong điều kiện đã có sự phân chia giai cấp.
Chúng ta b iết rằng trong thể loại tự sự dân gian, loại nhân vật bất hạnh (người mồ côi, em út, người làm dâu...) vốn là những nhân vật khá quen thuộc và có tính đặc trưng của truyện cổ tích thần kì. Một điều dường như có tính song hành là trong thể loại trữ tình dân gian ta cũng phát hiện ra hàng loạt bài ca nói lên thân phận nỗi niềm của những người bất hạnh đó. Từ tiếng than vãn của chàng trai nghèo muốn vợ đến tiếng khóc ai oán của những người con dâu, vợ lẽ... Tất cả đã tái hiện lại một cách xúc cảm tình cảnh khổ đau triền miên của những kiếp người nhỏ bé.
Ở đó nhờ tham gia tích cực của yếu tố tự sự ta không chỉ thấy nỗi niềm tâm trạng mà còn thấy cả cảnh ngộ số phận. Và đây là cảnh làm lẽ:
Thật lòng em ngại nó i năng
Đời người như vậy nên chăng hỡi chàng
Đồng tiền vợ cả giữ giàng
Cám bã xuyền xoàng là phận em lo
Bát cơm chia nửa sao no
Dòng chia hai chẳng bao giờ vực sâu
Hai nhà chung sản nấu rau
Hỏi nhường ai trước ai sau xáo xào
Bài ca là lời của người vợ lẽ tỉ tê với người chồng về sự đối xử bất công trong một gia đình. Lời kể mộc mạc thấm thía: Hai dòng không đủ nước tạo nên vực sâu, hai gia đình chung nhau một bàn xản nấu rau, ai nhường ai dùng trước?
Bài ca không có lời than vãn, oán trách nào trực tiếp được cất lên. Cô không than bởi cất lời nên nó i với chồng thật ngại ngùng. Cô chỉ kể sự kể việc. Và chính trong từng sự việc ấy ta chợt nhận ra các số phận hẩm hiu bé mọn của những kiếp người đi làm lẽ.
Xưa kia, nhất là ở miền núi, tam tòng lễ giáo của phong kiến thật có sức mạnh vô hình không sao kiểm soát được. Con gái còn ở trong gia đình, mọi việc đều phải nghe theo cha mẹ nên khi nó i chuyện lấy chồng, trên cửa miệng mới có câu “Cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy”. Với chế độ xưa việc con cái lấy chồng là do bố mẹ qui đ ịnh cộng thêm sự ràng buộc của “ môn đăng hậu đối” của đồng tiền, của hợp số mệnh ghi trong cuốn “Ngọc hạp”… Tất cả các tục lệ khắc nghiệt đó đã kìm hãm trói buộc cuộc đời người phụ nữ khá nặng nề. Vì vậy cuộc sống của họ không có cảnh vui tươ i hoan hỷ, thay vào đó chỉ có cái buồn thảm nuố i tiếc khuôn nguô i:
Anh bảo em bỏ đi lấy chông
Ngày đêm khúc khích mừng buồng cô dâu
Sao anh lỡ buông câu cay cực Nước mắt dài vắt ngực ai hay Nước mắt em làm cỗ mời chồng Nước mắt em là rượu cay mời họ
Với sự tham gia của yếu tố tự sự, ở đây ngoài tâm trạng còn có hành động sự việc. Và trong chính những sự việc còn mang tính ước lệ, khái quát ấy, những nỗ i có cực những cảnh bất hạnh được ghi lại khá chân thực và rõ nét. Rõ ràng trong bài ca này không chỉ thấy nỗi niềm mà còn thấy cảnh ngộ.
Cần phải nó i trọng tâm của bài ca vẫn là tâm sự là nỗi niềm chất chứa chứ không phải là cảnh ngộ của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến, s ong với sự xuất hiện của yếu tố tự sự, dù không chủ ý, trong tâm sự riêng ấy vẫn thấy bóng dáng của những hủ tục lề thói những mảnh đời cơ cực được miêu tả khá cụ thể.
Từ trong dân ca sinh hoạt của người Tày, ta không chỉ thấy nhiều cảnh sinh hoạt thường ngày, những cảnh ngộ nỗ i niềm, những công việc lao động vui tươi nhộn nhịp... ở đâu đó trong các bài ca có sự tham gia của yếu tố tự
sự, ta còn nghe vang lên tiếng vọng của lịch sử dân tộc, ngay từ thời kỳ dân tộc dưới sự thống trị của bọn bành trướng phương Bắc. Trong số chứng tích còn lại cần phải kể đến các bài lượn đi sứ.
Thủa xưa, đối với người dân lao động bình thường, đi sứ thực chất là đi
phu phen tạp dịch cho đoàn hộ tống thiên triều, phải vượt qua hàng ngàn dặm núi non hiểm trở, phải trải qua hàng năm trường dài đằng đẵng, xa gia đình êm ấm, có khi có đi mà không có về. Bằng việc mượn tí ch truyện “Chiêu Quân cống Hồ” bài lượn đã ghi chép lại một cách đầy đủ và sắc sảo thảm cảnh của những người phải giã biệt gia đình đi sứ:
Chiêu quân đí sứ phải mượn thuyền Vạn dặm sông nước biết bao xa Mười năm đêm ngằy trên mặt nước
Mặt ngắm xuống nước một mình ta
Và:
Chiêu quân đi sứ tới canh hai Đi sư thiên triều khổ lắm thay Đi sứ thiên triều thật khổ lắm
Thương con sương gió ở quê người.
Nội dung trữ tình tha thiết được thể hiện theo nối tự sự điệp khúc kết hợp với làn điệu trầm buồn làm cho bài lượn này có sức gợi cảm khá mạnh. Mỗi khổ thơ trong bài ca cất lên như những khúc nhạc liên hoàn dội đi dội lại mãi, làm cho ta thấy rõ cảnh ngộ đáng thương cũng như nỗ i niềm khắc khoải của bao ông bố bà mẹ, của bao người vợ hiền, con dại trải qua các canh chày của đêm thâu mong đợi, nhớ thương. Có thể nói cùng với các thể loại tự sự khác, những bài lượn này đã góp phần ghi lại những hình ảnh chân thực của người dân Tày dưới sự thống trị của bọn phong kiến phương Bắc.
Không ai có thể phủ nhận rằng: Văn học bao giờ cũng bắt nguồn từ hiện thực và phản ánh hiện thực đó vào trong tác phẩm. Nhưng cách phản ánh hiện thực của từng thể loại văn học dân gian không phải là hoàn toàn giống
nhau.
Hiện thực trong thần thoại là hiện thực của thiên nhiên đã được nhân
hoá, của sự chinh phục tự nhiên trong tưởng tượng và bằng trí tưởng tượng.
Hiện thực trong truyền thuyết là hiện thực đã được lý tưởng hoá.
Hiện thực trong cổ tích là hiện thực của ước mơ, hiện thực của những chiếc thảm biết bay, của đôi hài vạn dặm. Hay có thể nói hiện thực trong truyện cổ tích là phi hiện thực.
Hiện thực trong dân ca sinh hoạt là hiện thực đã được tái hiện lại, được nhận thức thẩm mỹ nhào nặn theo cơ chế trữ tình dân gian. Do vậy hiện thực cuộc sống khúc xạ ở đây chỉ dừng lại ở một cảnh ngộ, nỗi niềm, một số phận mang tính phổ biến trong xã hội đã được khái quát hoá, một nét làm ăn quen thuộc hoặc có thể là một mảnh vỡ của lịch sử đã tồn tại trong các thể loại khác đồng vọng vào dân ca.
Nhìn lại sự hiện d iện của yếu tố tự sự trong dân ca Tày, có lẽ các nhà thơ dân gian không phải lúc nào cũng có chủ định đưa các sự kiện của cuộc sống vào sáng tác. Song cả khi họ có ý thức đưa sự kiện của cuộc sống vào trong tiếng hát lời ca thì tự sự trong loại hình tự sự dân gian cũng không có được ý nghĩa độc lập, chi tiết và cụ thể như trong loại hình trữ tình trong dòng văn học thành văn. Tuy vậy sự xuất hiện của yếu tố tự sự trong các bài ca trữ tình dân gian này cũng đã góp phần tích cực vào việc phản ánh những nét sinh hoạt khác nhau trong cuộc sống của người lao động xưa.
3.2 Yếu tố tự sự với mục đích kể sự tả tình
Trong một bài dân ca, ngoài mố i quan hệ giữa ý và tứ thì quan hệ giữa
“sự” và “tình” cũng là một điều đáng chú ý. Có thể nói “sự ”là thể xác, “tình”
là linh hồn của một bài ca. muốn lập ý d iễn tình và cấu tứ nó i chung đều phải nhờ đến “sự”, mặc dù bản thân “sự” nếu tách rời ra sẽ mất hết nộ i dung ý nghĩa nhưng nếu thiếu nó thì “tình” khó bộc lộ và tứ cũng khó hình thành. Cho nên có thể nói “sự” là cơ sở là là đ iểm tựa cho tư tưởng, tình cảm bám rễ vào mà tồn tại, phát triển.
Xuất hiện trong một bài ca cụ thể “sự ” không chỉ góp phần đắc lực vào việc miêu tả cuộc sống lao động xưa mà còn gợi tứ, làm nền cho cảm hứng trữ tình xuất hiện. “Sự” được kể lể trần thuật trước để cho “tình” được giã i bày, thổ lộ sau. Với vai trò kể sự tả tình, yếu tố tự sự xuất hiện đã :
- Giúp cho nhân vật trữ tình kín đáo giãi bày tình cảm.
- Tạo cho cảm hứng trữ tình có thêm nghĩa lý để triển khai.
3.2.1 Giúp cho nhân vật trữ tình kín đáo giãi bày tình cảm.
Trong dân ca Tày, nhiều khi cảnh ngộ tình cảm chỉ được biểu hiện gián tiếp, thậm chí ẩn sâu trong lợi tự tình của nhân vật, chẳng hạn trong bài ca sau:
Có tiền chuộc thân em với
Để em làm tớ lâu dài
Thuê tớ sợ mất tài mất của
Chuộc em về ở cả trăm năm.
Bài ca vốn được xác định thuộc chùm những câu ca nói về tình cảnh người con gái b ị ép gả, cưỡng hôn. Xét trong toàn cảnh bài ca không có chi tiết nào nói về cảnh ngộ đấy. Nhưng từ lời cầu xin thảm thiết, từ cách hạ mình đến xót xa, tự thân lời ca đã hé mở chút gì về thân phận cảnh ngộ của người con gái.
Lại có trường hợp cảnh ngộ được biểu hiện trực tiếp nhưng những đ iều muốn nói của bài ca không phải là những chi tiết kể về tình cảnh của nhân vật
trữ tình. Cái cốt yếu lại nằm trong những dòng bộc lộ cảm xúc. Lúc này ta cần phải chú ý đến vai trò của yếu tố miêu tả trong việc diễn đạt cảm xúc trữ tình.
Tuy trong nhiều bài hát trữ tình dân gian, cốt truyện không được xây
dựng ký lưỡng như trong thơ ca tự sự nhưng trong nộ i dung của một số bài ca vẫn có tính trần thuật độc đáo. Điều này có được là do bên cạnh ngôn ngữ độc thoại nội tâm của nhân vật trữ tình, trong bài ca còn xuất hiện nhiều đoạn miêu tả và trần thuật. Sự xuất hiện của những phiến đoạn này đã có lúc làm cho một bài ca trữ tình tưởng chừng như gần đến ranh giới của tác phẩm tự sự. Ở đây chủ thể trữ tình đáng lẽ bộc lộ mình ra thì lại chìm đi trong bài ca. Những cảm xúc trữ tình, những độc thoại đáng lẽ có thể bộc lộ trực tiếp thì lại được biểu lộ gián tiếp. Bài ca nhờ vậy có thêm đất để thể hiện những cảm xúc trữ tình một cách đa dạng hơn, có nhiều điều muốn nói mà không thể nó i ra trực tiếp hoặc đơn giản khó nó i thành lời, có thể nhờ vậy mà được thổ lộ. Chẳng hạn bài ca sau:
Gió đưa xui lá đổ vàng
Mẹ cha sắm đủ chăn màn cho em
Năm nay hoặc nán năm thêm
Vịn thang chân bước xuống thềm xuất gia
Hai dòng đất ướt lệ sa
Mẹ cha gả bán định gia chớ buồn
Cúi đầu mà bước thì hơn
Cái tờ lục mệnh chẳng còn trong tay
Làm sao họ trả em đây
Khác chi bán đoạn ruộng này em ơi
Trong mấy câu ngắn gọn bài ca đã miêu tả cảnh não nề buồn thảm của người con gái trong ngày xuất giá. Các diễn biến của buổi lễ đã được chọn lọc và ghi lại trong những hình ảnh đầy sắc nét. Ở đây có nói đến cảm xúc của
người con gái, Đó là nỗi xót xa oán hận trong cảnh vịn thang xuống thềm mà nước mắt chứa chan, là sự cam chịu, nhẫn nhục trong cảnh cúi đầu cất bước ra đi, là nỗ i bất lực trước sức mạnh vô hình của tờ số mệnh. Nhưng tất cả những cảm xúc ấy không được cô gái tâm sự trực tiếp cảm xúc này dường như được thuật lại một cách gián tiếp thông qua cái nhìn của người thứ hai đứng ngoài câu chuyện. Bài ca vì thế chẳng những diễn tả được cảnh ngộ đáng thương của cô gái trong lễ vu quy mà còn tạo nên sắc điệu trữ tình buồn bã ngân vang qua một loạt sự kiện chi tiết được miêu tả. Cái tủi hận cho số phận, một chút oán trách mẹ cha cũng nhờ những “vỏ bọc” khách quan này mà kín đáo được bộc lộ. Như vậy có thể thấy trong những bài ca có xuất hiện của yếu tố tự sự, người đọc có thể nhận ra những thông tin cụ thể, chính xác về số phận cảnh ngộ của nhân vật. Nhưng mặt khác, nói như Heghen “cái giọng cơ bản vẫn chủ yếu là có tính chất trữ tình”. Bởi vì nhân vật trữ tình không trình bày thản nhiên sự việc mà thông qua đó bộc lộ quan niệm cách nghĩ của mình về sự việc, biểu lộ lòng căm giận hay yêu thương, niềm vui hay nỗ i buồn, sự thất vọng hay niềm tin tưởng. Những cảm xúc này kín đáo giấu dưới nội dung tự sự đang hiển hiện trên bề mặt câu chữ của bài ca.
Tính kín đáo mà yếu tố tự sự đem lại cho bài ca trữ tình là một trong những đặc tính rất được mảng dân ca giao duyên ưa chuộng. Trong tình yêu không phải lúc nào cũng có thể mạnh dạn và táo bạo ướm hỏi:
Lại đây anh nắm cổ tay
Anh hỏ i câu này có lấy anh không
Có thể trong lao động, nam nữ thanh niên đã để ý đến nhau, gặp nhau nơi đầu mày cuối mắt nhưng chưa có dịp nào, chưa có cơ hội nào để bày tỏ lòng yêu của mình. Đ iều khó khăn nhất lúc này là phải tìm cho được cái lý do để bắt đầu câu chuyện, tạo cho ra cái cớ để giãi bày tình cảm, có như thế mới mong mọi chuyện “thông dòng bén giọt”, mới hy vọng chiếm được tình cảm
của người mình yêu. Song tình yêu vốn nhiều sáng kiến, cho nên mỗi thời con trai con gái đều có cái riêng, và mỗi mố i tình lại có cách bày tỏ riêng. Cô gái trong bài ca sau cùng tìm cho mình cách mở đầu câu chuyện rất riêng:
Đã đến giờ thân sắp tối trời
Đến bữa cơm chiều họ gọi nhau
Người ta đủ đến cười vui vẻ
Đến bữa cùng mâm gắp cho nhau Thân em như đũa chẳng trọn đôi Có cá muốn ăn gắp chẳng được Đũa anh nếu như còn thiếu một Anh ơi! Hai chiếc ta gộp lại
Đũa lẻ gộp lại thành đũa đôi
Để anh gắp trước đến em sau.
Bài ca được mở ra bằng lời giới thiệu về thời gian. Lựa chọn thời điểm sắp tối, một thời điểm dễ gợi lên cảm xúc trong lòng người, dường như cô gái đã kín đáo gửi gắm một tâm sự gì ở đây.
Giờ thân, sắp tối là lúc mọ i người quây quần vui vẻ trao cho nhau những lời hỏi han ân cần, gửi đến nhau những cử chỉ yêu thương quanh mâm cơm sum họp. Đây cũng là lúc mọ i người có đôi có cặp, có gia đình, có thể là lúc đánh thức khát khao hạnh phúc trong lòng cô gái trẻ. Chính lúc này cô mới thấm trọn cảnh cô đơn lẻ bạn. Trong các cảnh đối lập được gợi ra, lời kể
sao mà xót xa buồn tủi:
Đến bữa cùng mâm gắp cho nhau Thân em như đũa chẳng trọn đôi Có cá muốn ăn gắp chẳng được.
Sáu câu đầu hoàn toàn là sự việc là lời kể cảnh ngộ. Nh ưng ẩn giấu trong những lời kể đấy là biết bao tâm sự, khát vọng. Và vẫn cái đà kể lể giãi bày, cô gái đã dẫn dắt câu chuyện bằng một giả định chan chứa tình cảm.
Đũa anh nếu như còn thiếu một
Hết sức khéo léo tự nhiên, tế nhị và kín đáo, cô gái bày tỏ nguyện vọng:
Anh ơi! Hai chiếc ta gộp lại
Đũa lẻ gộp lại thành đũa đôi
Và cái sự quan tâm, nhường nhịn, cái đức hy sinh trong cấu cuối lại một lần nữa hé lộ tình ý của cô gái:
Để anh gắp trước đến em sau.
Bấy nhiêu lời cũng đã đủ thấy cô gái sử dụng lố i nó i bóng gió, ý nhị, duyên dáng về một câu chuyện thật khó nói bằng một lố i nói khác. Yếu tố tự sự với sự hợp nhất của những chi tiết sự việc đã phục vụ hiệu quả cho cô gái trong việc kín đáo giãi bày tình cảm.
Chàng trai là người thông minh và cũng không kém phần tế nhị sẽ hiểu
được tình cảm chân thành của cô gái gói kín bên trong câu chuyện tình tứ kia.
Cái hay của bài ca này chính là từ những sự việc, những lý do rất hợp lý bên ngoài mà cô gái đã dẫn đến tình cảm rất chân thành tha thiết bên trong. Cái cớ và sự thật, sự thật và cái c ớ có mối quan hệ gắn bó rất hài hoà. Cái cớ không che khuất sự thật, sự thật cũng không trần trụi sỗ sàng mà tựa rất chắc vào cái cớ. Tình thế độc đáo này đã tạo cho cô gái một khả năng tỏ tình vừa tế nhị vừa mạnh bạo, vừa kín đáo lại vừa rành mạch.
Cảm hững trữ tình vốn phong phú, nhiều mầu vẻ, giàu sắc điệu. Không có ý cho rằng, phương thức trữ tình không đủ khả năng biểu hiện hết các nội dung này. Song trong quá trình khảo sát và phân tích, chúng tôi nhận thấy trong những bài dân ca có sự tham gia của yếu tố tự sự, “sự” và “tình” thường đi đôi với nhau. “Sự” do “tình” mà nảy sinh, “tình” nhờ “sự ” mà bộc lộ. Tình
cảm và sự việc trong cùng một bài ca như hồn với xác. Không có tình cảm chân thực thiết tha thì sự việc trong bài ca sẽ trở thành cái xác không hồn. Ngược lại, không có sự việc thì trong những trường hợp tình cảm không có nơi nương tựa và do vậy khó có thể tồn tại được. Sự xuất hiện của yếu tố tự sự trong một bài ca không làm cho tính trữ tình mờ nhạt đi, trái lại hai hình thức ấy cùng nương tựa vào nhau, bổ xung cho nhau trong việc thực hiện chức năng “biểu hiện cảm hứng trữ tình của đời sống dân tộc” trong dân ca.
3.2.2 Tạo cho cảm hứng trữ tình có thêm nghĩa lý để triển khai.
Khách vào bản là sự việc quan trọng trong đời sống cả bản. Người Tày vốn hồn hậu chân thành và đặc biệt có lòng mến khách nên mõ i khi có người vào bản, cả bản sẽ đến thăm hỏ i trò chuyện thân mật. Để cho không khí vui tươi, để cho câu chuyện tế nhị, duyên dáng họ dùng những tiếng hát lời ca để ướm hỏi, chào mừng nhau. Chủ chào khách ướm hỏi khách bằng những hình ảnh bóng bảy thanh cao “hôm nay thấy đôi nhạn cánh thắm đi qua”… “đôi ưng cánh đỏ đi vào…”, “thấy sao rơi xuống bản”, “thấy trăng ngả xuống mường”…
Để mời khách ở lại cùng nhau cất lên tiếng hát lời ca làm vui bản vui mường, họ thường tạo ra một duyên cớ, một lời dẫn để cảm xúc trữ tình, để mong ước, nguyện vọng dựa vào đó mà trực tiếp giãi bày. Lúc này tự sự xuất hiện như một yêu cầu cần thiết của con người và cuộc sống. Tự sự xuất hiện đã làm cho trữ tình có chỗ dựa vững chắc, có thêm nghĩa lý để triển khai.
Chẳng hạn:
Chiều nay em hái là dâu
Thấy đôi phượng trẻ rủ nhau bay về
Biết đâu phượng đỗ hay đi
Mơ hồ em thấy nỗi gì phân vân
Cơm chiều chắc chửa được ăn
Em xin lượn vẫn băn khoăn ưng chiều
Nếu ưng xin lượng đánh liều.
Năm câu đầu hoàn toàn là lời kể của nhân vật trữ tình. Trong lời kể dù rằng ngắn gọn đó, ta vẫn thấy có bóng dáng của một câu chuyện. Có không gian: chiều nay, có nhân vật : tự xưng “em”, có hoạt động: “hái lá dâu” và có cả hình ảnh đầy ý nghĩa ẩn dụ “đôi phượng trẻ”, lại có cả chút gì mơ hồ, phân vân trong tình cảm của nhân vật trữ tình…
Nếu dừng lại ở đây, bài ca dường như vẫn thiêu thiếu một cái gì đó. Song không chỉ có vậy, cái trạng thái lo lửng của bài ca hoàn toàn được lấp đầy bằng hai câu cuối:
Em xin lượn vẫn băng khoăn ưng chiều
Nếu ưng xin lượn đánh liều
Năm câu đầu hoàn toàn là “sự”, hai câu cuối, khi cái mạch tự sự hoàn toàn khép lại thì tâm sự trữ tình mới trực tiếp mở ra. Đúng là trọng tâm của bài ca chỉ dồn vào hai câu. Không có năm câu đầu người đọc vẫn hiểu được cái tâm sự ước vọng của nhân vật trữ tình. Song giả sử không có “sự” ở năm câu đầu e rằng lời mời luợn cất lên có phần đường đột, bất ngờ, thiếu hẳn cái tế nhị, duyên dáng mà người con gái kín đáo gửi gắm trong đó.
Trong bài ca trên tình cảm đã được bộc lộ và phát triên trên cơ sở nhiều sự việc cụ thể. Trữ tình được nảy sinh trên cơ sở của tự sự. “Sự ” xuất hiện đã tạo ra một duyên cố, một chỗ dựa vững chắc để “tình” bắt vào mà bộc lộ, giãi bày. Sử dụng hình thức tự sự làm nền, mặt trữ tình đã nói được sâu sắc, tế nhị những suy nghĩ tình cảm của mình.
Như vậy, có thể nói ở một khía cạnh nào đó “sự” và “tình” là hai yếu tố đối lập nhau, song khi xuất hiện trong một bài ca, “sự” đã tạo được mối quan hệ gần gũi với “tình”. “sự” đã trở thành điểm tựa vững chắc cho “tình” xuất hiện. Bài ca sau đây là một ví dụ:
Anh bước chân đến đầu bản chiều tà
Tay áo vãy mặt tròi không lại
Mặt trời đã vội vã về tây
Thân anh cách xứ hỏi han
Ơn chủ có lòng thương thân thiết
Cho chúng tôi nghỉ trọ được không.
Xem xét toàn bộ bài ca, có thể thấy rõ đây là lời của chàng trai muốn dừng lại bản để hát tiếp. Thật ra cái cốt lõi của vấn đề chỉ nằm trong hai câu cuối:
Ơn chủ có lòng thương thân thiết
Cho chúng tôi nghỉ trọ được không.
Nhưng nếu nó i thật nó i thẳng ngay ý tứ này thì e hơi khó. Bởi dẫu sao cùng là lời nhờ vả, mong muốn. Người Tày vốn ưa sự tế nhị và kín đáo. Nên chàng trai phải lựa cách nói sao cho “thông dòng, bén giọt” mới mong chiếm
được cảm tình của chủ nhà. Và chàng đã lựa chọn bằng cách đưa ra những lý
do rất thuyết phục :
Anh bước chân đến đầu bản chiều tà
Tay áo vãy mặt tròi không lại
Mặt trời đã vội vã về tây
Thân anh cách xứ hỏi han.
Ngay cái mở đầu đã có ba yếu tố: thời gian, không gian và sự việc. Thời gian : “chiều tà”, không gian: đầu bản, hoạt động: bước chân.
Hai câu tiếp theo càng xoáy đ i xoáy lại vào thời gian lúc chiều tà. Hình ảnh mắt trời được lặp đi lặp lại như một sự ngụ ý đầy kín đáo thiết tha.
Tay áo vẫy mặt trời không lại
Mặt trời đã vội vã về tây.
Ý tứ đ i từ xa xôi đến gần, đến câu thứ ba, cái hàm ý càng lộ ra trong hình ảnh đầy sức gợi “thân anh xa xứ”. Đến đây dường như các lý do đưa ra đã đầy đủ chặt chẽ. Nên chàng trai đã kết thúc lời kể lể để chuyển sang các tâm tình đầy ước vọng, thành ý và thiết tha:
Ơn chủ có lòng thương thân thiết
Cho chúng tôi nghỉ trọ một đêm
Như vậy tất cả sự việc được kể ở bốn câu đầu đều chỉ nhằm dẫn dắt đến cái mục đích gói gọn trong hai câu cuối. Cái “sự ” kể trên cũng chỉ làm thắt chặt cái “tình” ở dưới. Cho nên dù chỉ xuất hiện trong bốn câu đầu nhưng vai trò của yếu tố tự sự là không thể phủ nhận. Dù chỉ là một điểm tựa song không có điểm tựa ấy cảm xúc trữ tình khó tìm được lý do để bắt đầu xuất hiện, bộc lộ.
Từ đó có thể thấy trong các lời ca kể chuyện tuy cũng có “sự” nhưng nổi lên bình diện thứ nhất của việc kể và tả lại là “tình”, là nỗi niềm của nhân vật. Ở đây câu chuyện được kể không cần mang đầy đủ cái vẻ ngoài vốn có của nó như trong thực tại. Điều đáng lưu ý hơn cả là cảm xúc tâm lý của nhân vật trữ tình phản ứng lại trước những biểu hiện, những vẻ bề ngoài của sự việc. Câu chuyện được kể trong dân ca là câu chuyện tâm tình, là nỗi niềm được kể lể hơn là một cảnh ngộ được thuật lại. “Sự” xuất hiện không phải để xác định khách thể mà để tạo ra duyên cớ vững chắc cho “tình” được thổ lộ, giãi bầy.
Tóm lại, với vai trò kể sự tả tình, yếu tố tự sự xuất hiện không chỉ giúp nhân vật trữ tình kín đáo bầy tỏ tình cảm mà ở một số bài ca yếu tố này còn tạo ra cái nền duyên dáng, cái cớ vững chắc để nhân vật trữ tình có thể dựa vào đó mà trực tiếp giãi bày tình cảm. Sự xuất hiện của yếu tố tự sự đã khiến cho cảm hứng trữ tình có thêm nghĩa lý để triển khai, xuất hiện một cách dễ dàng mà vẫn sâu sắc. “Tự sự giống như cái mắc để treo bức tranh, như đôi bờ
đất để dòng sông chảy, mà nếu như không có cái mắc đó thì bức tranh không thể treo lên, không có bờ đất thì nước chẳng thể chảy theo một dòng nhất định.” [55, 28]
3.3 Yếu tố tự sự góp phần cá thể hoá nhân vật trữ tình
Nhân vật là một thành tố không thể thiếu trong tác phẩm tự sự. Truyện có thể không có cốt truyện, không theo một trình tự thời gian nào, nhưng không thể thiếu nhân vật. Tác phẩm trữ tình cũng có nhân vật và thường chỉ có một đến hai nhân vật. Khác với tác phẩm tự sự, trong dân ca Tày nói riêng, trong những bài hát trữ tình dân gian nó i chung, nhân vật thường mang tính phiếm chỉ. Tức là nhân vật không có tên, không có lý lịch ngoại hình, tính cách... Xét về mức độ phiếm chỉ, nhân vật có thể chia làm hai loại: Nhân vật phiếm chi ở mức độ rộng và nhân vật phiếm chi ở mức độ hẹp.
Ở mức độ rộng, nhân vật không xuất hiện như một cá thể cụ thể mà có thể là bất kì ai. Ở đây, nhân vật trữ tình thường ẩn đi, lời ca trở thành tiếng nói chung của mọi người:
Lục khu mảnh đất cheo leo
Vắt cơm nếp chẳng vắt keo vẫn rời
Ở mức độ hẹp, nhân vật thường xuất hiện trực tiếp trong bài ca, có thể là chàng trai, cô gái, người phụ nữ làm lẽ mọn, người đ i ở… nhưng đó không phải là một cá nhân được cụ thể hoá, mà là một cá nhân phiếm chỉ đại d iện cho một lớp người, một loại người trong xã hộ i:
Vì chưng bác mẹ em nghèo
Vừa ăn bữa sáng bữa chiều đã lo
Phí đi cái tuổi học trò
Bút nghiên nào biết nhỏ to vắn dài
Song ở một số bài ca, do sự giao thoa với yếu tố tự sự, mặt trữ tình không chỉ trực tiếp xuất hiện bộc lộ nộ i tâm tình cảm của mình mà còn được
miêu tả khá cụ thể diện mạo, hành động, suy nghĩ dưới cái nhìn của người thứ hai. Điều này đã phủ lên nhân vật trữ tình một dáng dấp quen thuộc của nhân vật tự sự. Vì vậy nhân vật trong bài ca đó tuy vẫn là nhân vật phiếm chỉ, chưa có được vẻ ngoài, nội tâm, lý lịch chi tiết như nhân vật tự sự, vẫn chỉ là một đại diện cho một nhóm người, một loại người trong xã hội, song cũng đã có một nét riêng biệt với nhân vật khác.
Từ đó có thể nói sự góp phần làm cụ thể hoá một nhân vật trữ tình, tất nhiên tính cá thể ở đây cũng chỉ dừng lại ở mức độ tương đối. Do sự khác nhau về loại hình và phương thức phản ánh, nhân vật trong dân ca không thể đạt tới mức cá thể cao độ như trong những tác phẩm thuộc các loại hình còn lại. Đó không phải là anh A, chị B với tất cả những nét riêng b iệt khác với các cá nhân khác trong tập thể. Song do sự xuất hiện của yếu tố tự sự, nhân vật trữ tình cũng đã được bổ sung thêm một số nét riêng để phân biệt với nhân vật khác trong cùng một nhóm. Ranh giới phân b iệt này tuy còn khá mờ nhạt nhưng cũng khẳng đ ịnh được vai trò tích cực của yếu tố tự sự trong việc cá thể hoá nhân vật trữ tình. So sánh hai bài ca dao sau để thấy rõ điều ấy:
Bài thứ nhất:
Vợ anh em đã thấy
Thấy mặt mũi bèm chiêm
Chân cong như chuôi liềm đơm ngược
Và nội dung của bài thứ hai:
Vợ anh em đã thấy mà
Mo nang làm nón chăn bò ngẩn ngơ
Địu con bằng sợi dây po
Khắp mình bẩn thỉu nên dơ tội tình
Đứng xa đã thấy hôi tanh
Làm sao chung ở cho đành anh ơi
Hai bài đều là lời một cô gái miêu tả về người vợ của bạn. Gạt bỏ những dụng ý khác trong bài ca. Nếu chỉ chú ý vào yếu tố miêu tả nhân vật, rõ ràng có thể thấy đây là hai con người hoàn toàn khác nhau. Một bên có ngoại hình: “Mặt mũi bèm chiêm, chân cong như chuôi liềm đơm ngược”, một bên lại là người “ lấy mo nang làm nón, địu con bằng sợ dây po, khắp mình bản thỉu”. Hai nhân vật được miêu tả trong đây đều là nhân vật phiếm chỉ. Nhưng do được miêu tả ngoại hình họ đã bắt đầu có nhữg nét riêng phân biệt với nhau và có thể phân biệt với một số nhân vật khác trong cùng chủ đề.
Nếu như trong những bài ca thuần tuý trữ tình nhân vật chỉ được biết đến bởi một nét tâm trạng điển hình trong một hoàn cảnh điển hình. Ở đó tính cách chỉ được biết đến qua tâm lý, suy nghĩ và cảm xúc cho nên nhân vật chỉ hiện lên rất mờ nhạt, thì trong nhũng tác phẩm có sự tham gia của yếu tố tự sự nhân vật còn được làm đầy, tô thêm bởi các hành động cử chỉ, tính cách.
Trở lại bài ca sau:
Gió đưa xui lá đổ vàng
Mẹ cha sắm đủ chăn màn cho em
Năm nay hoặc nán năm thêm
Vịn thang chân bước xuống thềm xuất gia
Hai dòng đất ướt lệ sa
Mẹ cha gả bán định gia chớ buồn
Cúi đầu mà bước thì hơn
Cái tờ lục mệnh chẳng còn trong tay
Làm sao họ trả em đây
Khác chi bán đoạn ruộng này em ơi
Nhân vật chính nhân vật trọng tâm trong bài ca này là một cô gái, hoàn cảnh một cô gái đang trong ngày lễ xuất giá. Nhìn lại toàn bộ biểu hiện của cô gái, từ các hành động “vịn thang cúi đầu lặng lẽ đ i” đến cái cử chỉ mặc cho
các giọt nước mắt lã chã tuôn rơi, có thể thấy đây là một cô gái yếu đuối, cam chịu và lệ thuộc. Cô buồn bã đau khổ cho số phận của mình, nhưng có lẽ khóc rồi lại thôi. Cô không b iết làm gì và cũng chẳng biết phải làm gì để giải thoát cho bản thân.
Cùng chung cảnh ngộ với cô, cũng đã bị bố mẹ gả bán, ép buộc, nhưng
cô gái trong bài ca sau có cách xử lý hoàn toàn khác : Tròn tròn quả mận nơi đèo kia Anh ơi có tiền chuộc ta về
Chuộc về bố mẹ dù không nhận
Ta đi hành khất khắp vùng quê Kiếm được lưng nào ta sẽ nấu Anh cứ ăn cơm em ăn chè
Anh lên núi đá tìm kiếm gỗ
Em mang liềm đi cắt gianh về Nhà ngói ván bưng ta chẳng ở Ta sẽ dựng lên một trái hè
Dẫu không thể chống lại việc gả bán, ép buộc của cha mẹ nhưng cô không cam chịu cảnh sống bất hạnh đó suốt đời. Sống ở nhà người cô vẫn không nguôi nhớ nhung người bạn tình xưa. Trong cô bùng cháy lên ước ao trở về với người yêu chung sống. Táo bạo và sâu sắc, kiên quyết và chủ động hơn cô dám đối diện với cảnh:
Chuộc về bố mẹ dù không nhận
Và sẵn sành chấp nhận:
Ta đi hành khất khắp vùng quê
Vẫn cái ý thức chống lại lễ giáo, phong kiến, vẫn cái ý thức phản kháng mạnh mẽ chống cự lại những cuộc hôn nhân không có độ chín của tình yêu,
chị đã vạch ra cả một kế hoạch cụ thể cho tương lai. Yếu tố tự sự đã trần thuật và mô tả lại một cách tỉ mỉ và chân thực:
Anh cứ ăn cơm em ăn chè
Anh lên núi đá tìm kiếm gỗ Em mang liềm đi cắt gianh về Nhà ngói ván bưng ta chẳng ở Ta sẽ dựng lên một trái hè
Từ đấu đến cuối bằng việc tập trung miêu tả hành động, hình ảnh người phụ nữ chủ động và mạnh mẽ đã dần hiện lên sống động trước mắt người đọc.
Như vật trong cùng một hoàn cảnh, do những hành động và cách xử lý khác nhau, ta thấy hiện lên hai con người, hai tính cách hoàn toàn khác nhau: một cam chịu, một phản kháng mãnh liệt, một thụ động, một chủ động…Điều đó làm cho hai nhân vật này dẫu vẫn chưa thoát ra khỏi tính phiếm chỉ nhưng bước đầu đã có nét riêng phân biệt với nhau, với chính các nhân vật khác trong cùng một lớp người, một loại người.
Phương pháp xây dựng nhân vật trong dân ca sinh hoạt của người Tày có xu hướng tạo ra những nhân vật không có tính xác định về đặc điểm, d iện mạo, tính cách. Nhân vật chàng trai, cô gái, người lính, người vợ lẽ, mồ côi… đều là những nhân vật không tên. Nhân vật trữ tình trong dân ca thường chỉ hiện lên với nỗ i niềm tâm sự chung mà không có cái tôi riên g. Khi có sự xuất hiện của yếu tố miêu tả và trần thuật hình tượng nhân vật vẫn có “tính ứng dụng chung” cho tất cả mọi người cần phát b iểu những suy nghĩ hay bày tỏ tình cảm. Song sự xuất hiện này cũng đã góp phần tô đậm làm rõ hơn sự có mặt của nhân vật trữ tình và mang đến cho nhân vật một vẻ riêng, nét riêng không lặp lại ở các nhân vật trữ tình khác.
* Tiểu kết:
Ngay từ thủa trong nô i trẻ con Tày đã biết đến tiếng hát lời ca qua lời ru của mẹ của chị. Lớn lên đến cái tuổ i chớm yêu hầu hết nam, nữ đã b iết rành câu hát, giọng ngân trầm bổng và làn điệu vào từng lúc cho phù hợp.
Hát dân ca của người Tày tương tự như hò đối đáp của người Kinh.
Nếu người con trai muốn làm quen với người con gái mới nhìn thấy lần đầu trong một đám hội, hay bỗng dưng gặp nhau trên một đoạn đường thì không cần phải có người giới thiệu cứ tới gần rồ i cất lên giọng hát vu vơ: “Em gái mặc áo màu hồng/ Hỏi xem em đã có chồng hay chưa”. Cô gái mặc áo hồng biết rằng chàng hỏi mình, bởi trong đám con gái chỉ có mình mặc áo ấy. Người con gái nếu muốn làm quen thì lựa một câu cho hợp, nhưng cố gắng sao cho ăn vần với từ cuối của câu chàng hỏ i: “Em nay mười tám cập kê/ Họ chê em xấu nên chưa có chồng”. Thế là đám bạn của cả hai bên hát phụ họa “vun vào” cho hai người làm quen. Nếu cô gái đã có bạn trai hoặc đã có chồng thì không thể ngồi lặng thinh mà cũng phải hát câu “đuổi” khéo: “Lúc đi cha mẹ dặn rồi/ Phận con con giữ đừng ngồi gần ai”.
Hát đối đáp trong tình yêu như là để thăm dò cả về bản thân lẫn gia cảnh, thay vì phải nhỏ to tâm sự bằng lời. Nếu nói thật, nói thẳng với nhau e rằng khó nói hơn là dùng câu sli, câu lượn để giãi bày. Tuy nó văn hoa thật, nhưng cốt lõ i vẫn hướng về cái mình muốn nói. Buổ i đầu dùng tiếng hát, lời ca rất dễ làm quen, đã yêu nhau rồ i dùng ca từ càng dễ dàng bày tỏ. Có những cuộc tình từ khi quen đến khi cưới mỗ i chàng trai, cô gái phải hát tới cả ngàn câu. Không ai có thể thuộc sẵn cả ngàn câu đâu nhưng lúc hát phải sáng tạo ra. Sáng tạo hay thì được người yêu yêu nhiều hơn vì “anh là người có học cao, hiểu rộng, thông minh...”, vì lẽ đó mà dân ca Tày rất phong phú. Sự phong phú về nội dung đã kéo theo sự phong phú về hình thức biểu hiện. Không có ý cho rằng thuộc tính trữ tình không đủ k hả năng d iễn đạt hết nội dung cảm xúc bên trong của đời sống nộ i tâm nhưng thực tế đã chứng minh
yếu tố tự sự tham gia rất tích cực vào nhóm tiểu loại dân ca sinh hoạt của người Tày.
Xuất hiện trong dân ca Tày, song song với việc chiếm một số lượng
đáng kể, yếu tố này còn tìm cho mình những dạng thức biểu hiện vô cùng phong phú. Điều đó cho phép yếu tố này giữ một vị trí, vai trò khá tích cực trong những lời ca trữ tình.
Qua quá trình khảo sát và phân tích, chúng tôi nhận thấy, yếu tố tự sự xuất hiện trong dân ca Tày đã đảm nhiệm những vai trò sau:
- Yếu tố tự sự - một phương tiện đắc dụng phản ánh hiện thực.
- Yếu tố tự sự với mục đích kể sự tả tình.
- Yếu tố tự sự xuất hiện góp phần cá thể hóa nhân vật trữ tình.
Tất nhiên những nộ i dung trên chưa phải đã hợp thành một cách đầy đủ vai trò của yếu tố tự sự trong những bài ca trữ tình. Đây chỉ là một số biểu hiện cụ thể mà chúng tôi đã tìm ra. Song qua đây cũng thấy rằng yếu tố tự sự xuất hiện không những không làm mờ đi bản chất trữ tình của dân ca mà ngược lại còn làm cho chất trữ tình đậm đà hơn, đặc sắc hơn.
Phần 3: KẾT LUẬN
Ở những bản làng miền núi khi thư thái việc đồng, khi những mùa xuân trở lại, đây đó lại vang lên điệu lượn cọi, lượn slương, điệu quan lang trình cửa nhà người, tiếng đàn tính du dương êm ả... Dân ca tự muôn đời đến muôn đời vẫn vậy, nó tươi thắm cho đời người dịu lại, nó tô mềm đi những sắc cạnh của cuộc đời, làm cho cuộc đời thêm hương sắc mặn nồng.
Đến với những bản làng người Tày vào những ngày hoa khoe sắc đầu bản, lá phô màu trên nương, hoặc khi mùa én ương dập dìu xây tổ, sẽ thấy những cảnh tượng da diết lòng người. Giữa mùa xuân rạo rực, bằng tiếng hát nồng nàn, từng đôi trai thanh gái lịch đang tình tứ ngỏ lời cùng nhau. Họ nói với nhau về tấm lòng của họ, kể cho nhau nghe những chuyện thường ngày vẫn xảy ra nơi thôn cùng ngõ vắng, nơi chiều chiều mây lả ngọn tre, chuyện làm nương rẫy, chuyện người mẹ, người em và cả những ước mơ, những tâm sự, khát vọng về hạnh phúc, về tình yêu thiết tha chân thành…Tất cả hơi thở của cuộc sống đều được cất lên thành tiếng hát lời ca, giản d ị mà rung động lòng người. Có thể nó i dân ca đã trở thành một thực thể trong đời sống tinh thần, một thành phần có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu bộc lộ tình cảm của những người dân Tày yêu thích ca hát.
Để có thể diễn tả một cách nhuần nhụy và tinh tế thế giới tâm hồn con người, dân ca đã lựa chọn phương thức trữ tình như một âm hưởng chủ đạo không thể thay thế. Nhưng chất trữ tình đằm thắm dù rất “đa năng”, riêng nó không đủ khả năng để biểu đạt hết đời sống nộ i tâm phong phú nhiều màu vẻ, giàu sắc điệu của tất cả các kiểu nhân vật trữ tình trong ca dao. Bởi thế yếu tố tự sự được vận dụng như một sự đáp ứng cần thiết trước nhu cầu phô diễn tình cảm của con người. Thực tế đã chứng minh yếu tố tự sự tham gia rất tích cực vào việc phản ánh cái tô i trữ tình. Và qua quá trình khảo sát và phân tích chúng tôi nhận thấy:
1. Trong kho tàng dân ca Tày có nhiều bài đậm yếu tố trữ tình nhưng cũng có những bài yếu tố trữ tình lại được bắt đầu từ một duyên cớ nào đó, từ một “chuyện” nào đó, tức là ngọn nguồn cảm xúc lại được bắt rễ từ cái nền tự sự. Cụ thể qua 2087 bài ca mà chúng tôi khảo sát có 463 bài có sự xuất hiện của yếu tố tự sự. Một con số không nhỏ. Nó phần nào cho thấy vị trí của yếu tố này trong dân ca.
2. Xuất hiện trong dân ca Tày, yếu tố tự sự không chỉ chiếm dung lượng đáng kể mà còn tìm cho mình những dạng thức biểu hiện vô cùng phong phú. Trên cơ sở thống kê và phân loại, lấy tiêu chí là cốt truyện, chúng tôi chia các dạng thức biểu hiện của yếu tố sự trong dân ca ra làm hai tiểu loại:
- Những bài ca có cốt truyện. Dạng thức này lại gồm hai tiểu loại:
+ Những bài ca có cốt truyện hoàn chỉnh
+ Những bài ca có cốt truyện đơn giản
- Những bài ca không có cốt truyện. Trong dạng thức này có thể kể đến một số tiểu loại sau:
+ Những bài ca kể chuyện trực tiếp, liền mạch.
+ Những bài ca kể chuyện bâng quơ.
+ Những bài ca kể chuyện xen lẫn cảm xúc trữ tình.
Trong các dạng thức trên, xét về mức độ, yếu tố tự sự xuất hiện đậm nét trong các bài ca có cốt truyện hoàn chỉnh và mờ nhạt trong những bà i ca mà yếu tố tự sự chỉ dừng lại ở việc trần thuật đơn giản. Xét về số lượng yếu tố tự sự biểu hiện ra phổ biến ở dạng trần thuật đơn giản và chỉ chiếm một dung lượng khiêm tốn dưới hình thức có cốt truyện. Sự hợp thành của các dạng thức trên đã chứng thực cho sự phong phú trong hình thức biểu hiện của yếu tố tự sự.
3. Dù chỉ ở vị trí phụ thuộc, mức độ tham gia có lúc đậm lúc nhạt khác nhau, song yếu tố tự sự xuất hiện vẫn có vai trò nhất định. Qua quá trình tìm
hiểu, chúng tô i nhận thấy yếu tố tự sự xuất hiện trong dân ca Tày có những
vai trò sau:
- Yếu tố tự sự – một phương diện đắc dụng phản ánh thực.
- Yếu tố tự sự với mục đích kể sự tả tình
- Yếu tố tự sự góp phần cá thể hoá nhân vật trữ tình.
Trong ba vai trò trên thì vai trò thứ hai là quan trọng nhất. Bởi lẽ, dù xuất hiện ở mức độ đậm nét hay mờ nhạt, tồn tại dưới dạng này hay dạng khác thì sự xuất hiện của yếu tố này cũng chỉ làm phong phú thêm cho phương thức b iểu đạt cảm hứng trữ tình của đời sống dân tộc.
Tóm lại với ba vai trò trên, tự sự đã kh ẳng định được vị trí của mình trong một thể loại tưởng như ít tình tự sự nhất – thể loại dân ca
4. Dân ca là những câu hát, bài hát dân gian được sáng tác theo phương thức tập thể, được lưu truyền và tái sáng tạo thông qua các hình thức diễn xướng, ca hát khác nhau, để phô diễn tâm tình của quần chúng, theo q uan điểm thẩm mĩ của nhân dân. Dân ca sinh hoạt của người Tày, về bản chất thẩm mĩ thể loại chính là những bài ca trữ tình trò chuyện – khác với chất trữ tình nói chung của thơ ca bác học. Theo đó, có thể nói dân ca chỉ sống một cách sinh động và bộc lộ hết cái hay cái đẹp trong môi trường diễn xướng, môi trường trò chuyện, đối đáp. Và chính môi trường sinh hoạt ấy đã tạo ra hoàn cảnh để yếu tố tự sự tham gia tích cực vào thế giới tâm tình của nhân vật. Sự đan xen giữa yếu tố tự sự và trữ tình trong dân ca không những không làm mờ đi tính trữ tình mà càng làm cho nó nổi bật hơn và đời sống nội tâm của con người đã được bộc lộ dưới nhiều khía cạnh phong phú, khác nhau.
Sự xuất hiện yếu tố tự sự trong dân ca cũng góp phần chứng thực một điều rằng tự sự với tư cách là yếu tố, phạm vi tham gia của nó không chỉ dừng lại trong những tác phẩm tự sự. Năng động và tích cực, yếu tố này còn tham gia
vào rất nhiều thể loại khác. Và dân ca Tày là một minh chứng cụ thể và tiêu
biểu.
5. Thực hiện đề tài này, người viết không có được thuận lợi mà một người Tày có được. Những khó khăn gặp phải như không được sống gần gũi với đồng bào Tày, không thạo tiếng nó i, không biết chữ viết...chắc chắn sẽ khiến quá trình tiến hành không tránh khỏi những thiếu sót, mang tính chủ quan. Nhưng đây là một cơ hội để bản thân có tìm hiểu về loại hình sinh hoạt dân gian mang đậm dấu ấn s inh hoạt của nhưng con người miền núi yêu thích ca hát. Hy vọng rằng hoàn thành luận văn sẽ góp một phần nhỏ vào việc phác thảo diện mạo loại hình trữ tình dân gian này.
Tài liệu tham khảo
1. Arixtot (1997), Nghệ thuật thơ ca, Tạp chí văn học nước ngoài, số 1
2. Triều Ân (1994 ), Sưu tầm, tuyển d ịch, giới thiệu, Ca dao Tày Nùng, Nxb
Văn học.
3. Ban Văn học Việt Nam (2004), Tuyển chọn, Lời ca tỏ tình, Nxb Văn học
4. Phương Bằng, Lã Văn Lô (1992), Sưu tầm, phiên âm, d ịch, Lượn slương,
Nxb Văn hoá dân tộc.
5. Phương Bằng (1994), sưu tầm, phiên âm, chỉnh lý biên soạn và dịch thuật,
Phong Slư, Nxb Văn hóa dân tộc.
6. Dương Kim Bộ i (1978), Những yếu tố dân ca, ca dao trong lời then (Tày, Nùng), Tạp chí dân tộc học, số 2, Viện dân tộc học, Ủy ban khoa học xã hội Việt Nam.
7. Hoàng Thị Cành (1994), Sưu tầm, tuyển d ịch, biên soạn, Đồng dao Tày,
Nxb Văn hoá Dân tộc.
8. Nông Quốc Chấn (1994), Chủ biên, Hợp tuyển văn học dân gian các dân tộc, tập 1, Tày - Nùng - Sán Chay, Nxb Văn hóa dân tộc.
9. Nông Quốc Chấn (2004), Chủ b iên, Tinh tuyển văn học Việt Nam - Tập 2 -
quyển 1, Văn học các dân tộc thiểu số, Nxb Khoa học xã hội.
10. Nông Minh Châu (1973), sưu tầm, tuyển d ịch, Dân ca đám cưới Tày
Nùng, Nxb Việt Bắc.
11. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (2002), Chủ biên, Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Đại học Quốc gia.
12. Vi Văn Hồng (1971), Mấy nhận xét nhỏ về sự biến đổi thơ ca dân gian
Tày - Nùng, Tạp chí văn học, số 2.
13. Vi Văn Hồng (1976), Vài suy nghĩ về hát Quan lang, Lượn, Phong Slư,
Tạp chí văn học, số 3.
14. Vi Hồng (1979), Chủ biên, Sli, lượn, dân ca trữ tình Tày Nùng – Nxb Văn
hoá.
15. Vi Hồng (2001), Sưu tầm, biên soạn, Thì thầm dân ca nghi lễ, Nxb Văn hoá dân tộc.
16. Đinh Gia Khánh (2002), Chủ biên, Văn học dân gian Việt Nam, Nxb Giáo
dục.
17. Vũ Ngọc Khánh (2005), Hành trình vào thế giới folklore Việt Nam, Nxb
Thanh niên.
18. Hoàng Ngọc La - Vũ Anh Tuấn - Hoàng Hoa Toàn (1993), Văn hóa dân
gian Tày (Dưới góc độ lịch sử), Bản đánh máy, ĐHSP Việt Bắc.
19. Lã Văn Lô, Đặng Nghiêm Vạn (1968), Sơ lược giới thiệu các nhóm dân
tộc Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội
20. Cung Văn Lược, Lê Bích Ngân (1987), Lượn cọi Tày – Nùng, Nxb Văn
hóa dân tộc.
21. Hoàng Thị Quỳnh Nha (2003), Sli lượn hát đôi của người Tày Nùng ở
Cao Bằng, Nxb Văn hóa - thông tin.
22. Phan Đăng Nhật (1981), chủ biên, Văn học các dân tộc thiểu số Việt
Nam, Nxb Văn hoá.
23. Võ Quang Nhơn (1983), chủ biên, Văn học dân gian các dân tộc thiểu số,
Nxb Đại học và trung học chuyên nghiệp.
24. Hoàng Văn Páo (2003), Sưu tầm, biên dịch, giới thiệu, Lượn Tày Lạng
Sơn, Nxb Văn hoá Dân tộc
25. Lục Văn Pảo (1994), Sưu tầm, phiên âm, d ịch - Lượn cọi, Nxb Văn hoá dân tộc
26. Lê Trường Phát (1999), Thi pháp Văn học dân gian, Nxb Giáo dục.
27. Hoàng Quyết - Ma Khánh Bằng - Hoàng Huy Phách - Cung Văn Lược
(1998), Văn hóa truyền thống Tày Nùng, Nxb Văn hóa dân tộc.
28. Trần Đình Sử (2004), Tự sự học, Nxb Đại học sư phạm
29. Hà Văn Thư - Lã Văn Lô (1984), Văn hóa Tày Nùng, Nxb Văn hóa.
30. Nguyễn Nam Tiến (1976), Về lượn của người Tày, Tạp chí dân tộc, số 1.
31. Đỗ Bình Trị (1999), Những đặc điểm thi pháp các thể loại văn học dân
gian, Nxb Giáo dục.
32. Trung tâm khoa học xã hội và nhân văn quốc gia - Viện văn học (2002),
Tổng tập văn học dân tộc thiểu số - Tập 1 - Quyển 1, Nxb Đà Nẵng.
33. Vũ Anh Tuấn (2004), Truyện thơ Tày, Nxb Đại học Quốc gia.
34. Hoàng Tiến Tựu (1999), Bình giảng ca dao, Nxb Giáo dục.
35. Đặng Nghiêm Vạn (1996), chủ biên, Tổng tập văn học Việt Nam, tập 37A, Nxb Khoa học xã hội.
36. Viện văn học (2007), Tổng tập văn học các dân tộc thiểu số, tập 19, Nxb
Khoa học xã hội.
37. Thái Vân (1996), Bước đầu tìm hiểu thơ ca dân gia của người Tày - Nùng
xứ Lạng, Tạp chí văn học, số .
38. Nguyễn Thị Yên (2006), Then Tày, Nxb Khoa học xã hội
39. Phạm Thu Yến (1998), Những thế giới nghệ thuật ca dao, Nxb Giáo dục
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Yếu tố tự sự trong dân ca Tày.doc