Bài tập lớn lý luận nhà nước và pháp luật & Chính thể cộng hòa

I.CHÍNH THỂ CỘNG HÒA. 1.Khái niệm. 2.Quá trình phát triển. 3.Đặc điểm của chính thể cộng hòa. II.CÁC BIẾN DẠNG CỦA CHÍNH THỂ CỘNG HÒA. 1.Chính thể cộng hòa quý tộc. 2.Chính thể cộng hòa dân chủ.

doc8 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 13199 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài tập lớn lý luận nhà nước và pháp luật & Chính thể cộng hòa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I.CHÍNH THỂ CỘNG HÒA. 1.Khái niệm. Hình thức nhà nước là cách thức tổ chức bộ máy nhà nước, trình tự thành lập các cơ quan nhà nước, xác định vị trí, vai trò của mỗi cơ quan nhà nước đối với việc thực hiện quyền lực chính trị, quy định mối quan hệ giữa các nhà nước với nhau cũng như việc tổ chức thực hiện quyền lực nhà nước trên phạm vi quốc gia và trên phạm vi từng vùng, từng địa phương của quốc gia. Hình thức chính thể là cách thức tổ chức và trình tự thành lập các cơ quan cao nhất của nhà nước, xác lập mối quan hệ giữa các cơ quan nhà nước với nhau và với nhân dân trong quá trình tổ chức vận hành quyền lực nhà nước. Trong lịch sử, hình thức chính thể của nhà nước có hai dạng cơ bản là chính thể quân chủ và chính thể cộng hòa. Chính thể cộng hòa là hình thức nhà nước trong đó quyền lực tối cao của nhà nước không tập trung ở một người mà tập trung ở loại cơ quan được bầu ra theo từng nhiệm kì. Chính thể cộng hòa cũng có hai dạng cơ bản là cộng hòa dân chủ và cộng hòa quý tộc. 2.Quá trình phát triển. Thuật ngữ “cộng hòa” có nguồn gốc là thành ngữ Hy Lạp “Respublica est res populi” có nghĩa là “Nhà nước là công việc của nhân dân”. Mô hình tổ chức nhà nước này xuất hiện từ thời cổ đại La Mã-Hy Lạp. Nhưng đến chế độ chính trị phong kiến nó bị loại bỏ dần, mãi đến chế độ chính trị tư bản mới trở thành mô hình phổ biến và được sử dụng ở tất cả các nhà nước Xã hội chủ nghĩa. Trong nhà nước chủ nô tồn tại ở cả hai dạng của chính thể cộng hòa là quý tộc và dân chủ. Tiêu biểu cho chính thể cộng hòa quý tộc là nhà nước La Mã và Spac. Còn chính thể cộng hòa dân chủ là nhà nước Aten. Chính thể này tồn tại ở giai đoạn đầu của nhà nước chủ nô, giai đoạn sau này do cần tập trung vào quyền lực để tạo sự thống nhấy trên quy mô lớn, đặc biệt sau khi gây chiến tranh xâm lược và mở rộng lãnh thổ, chính thể cộng hòa dần được thế chỗ bởi chính thể quân chủ. Nhà nước phong kiến chính thể cộng hòa chỉ được thiết lập ở một số thành phố lớn của châu Âu trong thế kỷ XVI. Trong nhà nước tư sản thì chính thể cộng hòa đã được áp dụng phổ biến và trở thành hình thức chính thể cơ bản. Nhưng chỉ còn dạng cộng hòa dân chủ là tồn tại với ba hình thức cơ bản là cộng hòa tổng thống, cộng hòa đại nghị và cộng hòa cộng hòa hỗn hợp (hay cộng hòa lưỡng tính). Tất cả các nhà nước Xã hội chủ nghĩa đều có chính thể cộng hòa dân chủ được đặc trưng bằng sự tham gia rộng rãi của nhân dân lao động vào việc thành lập các cơ quan đại diện . 3.Đặc điểm của chính thể cộng hòa. Về cơ bản đây là hình thức cai trị tiến bộ hơn chế độ quân chủ, nó đã khắc phục được những mặt yếu của chính thể quân chủ. Quyền lực tối cao của nhà nước trong chính thể cộng hòa nằm trong tay của một hoặc một số cơ quan được bầu ra theo nhiệm kì nhất định. Phương thức trao quyền lực được quy định về mặt hình thức pháp lý. Trong các nước cộng hòa dân chủ tầng lớp nhân dân lao động trực tiếp tham gia bâu cử để lập ra cơ quan đại diện (quyền lực) của nhà nước (mặc dù trên thực tế các giai cấp thống trị của nhà nước bóc lột thường đặt ra nhiều quy định nhằm hạn chế hoặc vô hiệu hóa quyền này của nhân dân lao động). Trong các nước cộng hòa quý tộc, quyền đó chỉ quy định đối với tầng lớp quý tộc. Và quyền lực đó chỉ tồn tại trong một nhiệm kì nhất định. II.CÁC BIẾN DẠNG CỦA CHÍNH THỂ CỘNG HÒA. Trải qua mỗi kiểu nhà nước chính thể cộng hòa được biểu hiện ở những dạng khác nhau tùy theo cách thức thành lập cơ cấu bên trong của việc tổ chức, vị trí quyền hạn, trách nhiệm và mối quan hệ của các cơ quan cấu thành nên nhà nước với nhân dân. Nhưng nhìn chung thì mô hình này càng được mở rộng và hoàn thiện hơn. 1.Chính thể cộng hòa quý tộc. 1.1.Khái niệm. Cộng hòa quý tộc là hình thức nhà nước trong đó các cơ quan đại diện do tầng lớp quý tộc bầu ra, và những người được bầu vào các cơ quan đó đều là tầng lớp quý tộc. Đặc điểm của dạng chính thể này được thể hiện rất rõ trong nhà nước cộng hòa quý tộc Spac (Hy lạp cổ đại) và nhà nước cộng hòa quý tộc La Mã. 1.2.Nhà nước cộng hòa quý tộc Spac (từ thế kỉ VII đến thế kỉ IV TCN). Nhà nước Spac mang dấu ấn của tổ chức thị tộc- bộ lạc khá điển hình. Nó ra đời sau khi người Spac chinh phục người Hilot. Đứng đầu nhà nước là hai “vua” do giới quý tộc quân sự bầu ra và hội đồng trưởng lão. Hội đồng trưởng lão gồm 28 thành viên đại diện cho 28 bộ lạc do giới quý tộc bầu ra từ hàng ngũ quý tộc. Nó giống với hội đồng thị tộc hay bộ lạc trước đây. Có hội đồng giám sát gồm 5 người, là đại diện cho tầng lớp quý tộc giàu có trên được giới quý tộc bầu ra và có quyền lực rất lớn, có thể kiểm soát hoạt động của hội đồng trưởng lão và cả hai “vua”, tuyển bổ quân lính và xét xử các vụ án dân sự. Tuy có đại hội nhân dân nhưng vai trò của nó rất hạn chế vì nhân dân không có thực quyền mà chỉ mang tính hình thức trong việc quyết định các vấn đề quan trọng. Vì trên thực tế quyền lực thuộc về hội đồng trưởng lão. Hội đồng trưởng lão có quyền ban hành pháp luật và quyết định những vấn đề quan trọng mặc dù phải đưa các vấn đề này ra đại hội nhân dân. Hội đồng trưởng lão có thể cách chức vua, xử án hình sự và các tội phạm quốc gia… 1.3.Nhà nước Cộng hòa quý tộc La Mã (từ thế kỉ IVđến thế kỉ I TCN). Các cơ quan chính quyền ở Trung ương bao gồm: Nghị viện (viện nguyên lão), Đại hội nhân dân và các quan chấp chính. Nghị viện là chính phủ- cơ quan hành chính nhà nước cao nhất. Nghị viện (viện nguyên lão) gồm 300 người và chỉ những người giàu có mới được bầu vào nghị viện. Mặc dù không có quyền lập pháp nhưng Nghị viện có quyền soạn thảo tất cả các dự thảo luật và nếu Nghị viện không đồng ý thì đại hội nhân dân không thể thông qua được luật và bầu ra các quan chấp chính. Đại hội nhân dân là cơ quan lập pháp. Tuy nhiên Đại hội nhân dân cũng chỉ mang tính hình thức vì thực quyên nằm trong tay viện nguyên lão. Cơ quan chấp hành và điều hành những công việc hàng ngày là các quan chấp chính do Đại hội nhân dân bầu ra. 2.Chính thể cộng hòa dân chủ. 2.1,Khái niệm. Đây là hình thức Nhà nước trong đó các cơ quan đại diện là do nhân dân bầu ra thông qua bầu cử, và những người có quyền ứng cử cũng là nhân dân khi có đủ những điều kiện nhất định. 2.2.Cộng hòa dân chủ chủ nô. Nhà nước Aten (thế kỉ thứ V- IV TCN) được thiết lập chính thể cộng hòa dân chủ. Mặc dù chỉ là dân chủ chủ nô nhưng đây là mô hình chính thể rất tiến bộ. Trong chính thể này các cơ quan cao nhất của nhà nước đều được hình thành thông qua con đường bầu cử. Quyền lực tối cao của nhà nước được trao cho Đại hội nhân dân- cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất. Đại hội gồm các nam công dân đã trưởng thành, là công dân tự do, là người Aten. Về thẩm quyền, Đại hội nhân dân có quyền quyết định những vấn đề lớn của đất nước như chiến tranh, hòa bình; vấn đề xây dựng thông qua các đạo luật; giám sát các cơ quan nhà nước khác. Ngoài ra họ còn có quyền bầu ra các quan chức nhà nước, xét duyệt công việc quan trọng của Tòa án, có quyền cung cấp lương thực cho thành phố. Cơ quan quản lí của nhà nước là Hội đồng năm trăm do Đại hội nhân dân bầu ra theo phương thức rút thăm. Người được bầu phải từ 30 tuổi trở lên và phải trải qua kì sát hạch về chính trị. Nhà nước Aten có các đặc điểm sau: -Có sự tham gia của nhân dân vào việc ban hành các đạo luật. Các cơ quan nhà nước được thành lập theo nguyên tắc bầu cử ( rút thăm).Giải quyết các công việc nhà nước mang tính tập thể, công khai, dân chủ. -Thủ tục quản lý đơn giản không có sự quan liêu. Tách tòa án khỏi cơ quan hành chính chuyên thực hiện việc xét xử… Ban hành chế độ tiền lương cho người phục vụ trong bộ máy nhà nước. -Chỉ phụ nữ, kiều dân và những người được giải phóng khỏi địa vị nô lệ mới không có quyền bầu cử. Như vậy, các nền cộng hòa trong nhà nước chủ nô kể cả quý tộc lẫn dân chủ đều phục vụ cho lợi ích của giai cấp chủ nô chứ không đem lại nhiều lợi ích cho giai cấp nô lệ và những người công dân khác. 2.3.Nhà nước dân chủ phong kiến. Chính thể cộng hòa phong kiến được thiết lập ở một số thành phố lớn của châu Âu trong thế kỷ XVI. Các thành phố này giành được quyền tự trị bằng các con đường khác nhau: dùng tiền mua quyền tự trị, bằng con đường đấu tranh, khởi nghĩa của thị dân giành chiến thắng, liên kết với nhà vua chống lại lãnh chúa bằng cách trao tiền và quân đội cho nhà vua để vua nhận bảo vệ quyền tự quản của thành phố. Quyền quản lí công việc chung thuộc về hội đồng thành phố do cư dân thành phố bầu lên,giao quyền quản lí từng lĩnh vực cụ thể cho các ủy viên của hội đồng. 2.4.Cộng hòa dân chủ tư sản. Chính thể cộng hòa ở các nhà nước tư sản chỉ còn dạng cộng hòa dân chủ với ba hình thức cơ bản là cộng hòa tổng thống, cộng hòa đại nghị và cộng hòa hỗn hợp (lưỡng tính). a.Cộng hòa đại nghị ( hay cộng hòa nghị viện). Trong Nhà nước hình thức này, nghị viện có quyền lực rất lớn và nguyên thủ quốc gia là do nghị viện bầu ra, Chính phủ do đảng nắm đa số ghế trong nghị viện thènh lập và chịu trách nhiệm trước nghị viện, nghị viện có quyền bỏ phiếu tín nhiệm đối với chính phủ. Chính thể cộng hòa đại nghị có các đặc trưng sau: -Trong bộ máy nhà nước vừa có chức vụ tổng thống vừa có chức vụ thủ tướng, tổng thống đứng đầu quốc gia còn thủ tướng đứng đầu chính phủ. Quyền hành pháp do hai bộ phận nắm giữ là tổng thống và chính phủ ( mà chủ yếu là các nội các). Tổng thống có thể “ vô trách nhiệm” về chính trị đồng thời có thể “ vô trách nhiệm” về hình sự. Tuy nhiên, cũng có nước quy định nguyên thủ quốc gia phải chịu trách nhiệm trước quốc hội. -Tổng thống do nghị viện bầu ra, được hiến pháp quy định khá nhiều quyền song thực tế không có thực quyền, không trực tiếp tham gia vào việc giải quyết các công việc của nhà nước. -Thủ tướng là người đứng đầu nội các, cũng là người đứng đầu bộ máy hành pháp. Nội các là trụ cột và là trung tâm giải quyết các vấn đề quyết sách của toàn bộ các cơ quan hành chính nhà nước. -Nghị viện có quyền lực tối cao, chính phủ do nghị viện lập ra và chịu sự giám sát của nghị viện. Các bộ trưởng phải chịu trách nhiệm trước nghị viện, kể cả trách nhiệm liên đới và trách nhiệm cá nhân. Hình thức này được áp dụng ở Tây Đức, Áo, Phần Lan, Italia… b.Cộng hòa tổng thống. Trong Nhà nước này, nguyên thủ quốc gia ( tổng thống) có vai trò rất quan trọng. Tổng thống do nhân dân bầu ra, bằng hình thức trực tiếp hoặc bằng hình thức gián tiếp ( thông qua đại cử tri).. Các thành viên Chính phủ do Tổng thống bổ nhiệm và chịu trách nhiệm trước tổng thống. Hình thức này có những đặc trưng cơ bản sau: -Tổng thống vừa là người đứng đầu quốc gia, vừa là người đứng đầu chính phủ, trong bộ máy nhà nước không có chức vụ thủ tướng. Tổng thống có quyền lực rất lớn, trung tâm bộ máy nhà nước, đồng thời cũng là trung tâm quyết sách cảu chính phủ. -Tổng thống và nghị viện đều do cử tri bầu ra nên có thể độc lập với nhau, tổng thống chỉ chịu trách nhiệm trước cử tri mà không phải chịu trách nhiệm trước nghị viện. -Tổng thống có quyền phủ quyết các dự luật mà nghị viện đã thông qua. Nhưng nghị viện có quyền khởi tố và xét xử tổng thống và các thành viên trong chính phủ. Tổng thống nắm toàn quyền hành pháp Hình thức này tồn tại ở Mỹ và một số nước châu Mỹ Latinh như Braxin… Nó cũng từng tồn tại ở miền nam Việt Nam dưới chế độ Mỹ- Diệm. c.Cộng hòa hỗn hợp ( hay lưỡng tính). Là hình thức chính thể có những đặc trưng của chính thể cộng hòa tổng thống, vừa có những đặc trưng của cộng hòa đại nghị. Chính thể này có các đặc trưng: -Tổng thống là nhân vật trung tâm của hệ thống các cơ quan cao nhất của nhà nước. Tổng thống do cử tri hoặc đại cử tri bầu ra nên có quyền lực rất lớn, kể cả giải tán nghị viện trước thời hạn. -Chính phủ do tổng thống bổ nhiệm, gồm các bộ trưởng và thủ tướng đứng đầu. -Nghị viện bị hợp lí hóa tức là giảm quyền lập pháp. Dạng chính thể này tồn tại ở Pháp, Bồ Đào Nha… 2.5.Cộng hòa xã hội chủ nghĩa. Tất cả các nhà nước xã hội chủ nghĩa đều có chính thể cộng hòa dân chủ. Ở các nước này, quốc hội đều được quy định là cơ quan đại biểu cao nhất, do nhân dân trực tiếp bầu ra một cách dân chủ, phổ thông , bình đẳng. Nguyên thủ quốc gia là mắt xích quan trọng, là cơ chế phối hợp liên kết hoạt động giữa các cơ quan tối cao trong bộ máy nhà nước. Một đặc trưng quan trọng trong chính thể cộng hòa dân chủ ở các nước XHCN đó là đảng duy nhất nắm giữ quyền lực nhà nước. a.Công xã Pa-ri. Đây là hình thức nhà nước chuyên chính vô sản đầu tiên, ra đời trong cuộc khởi nghĩa vũ trang ngày 18/3/1871 của công nhân thủ đô Pa-ri chiến thắng quân đội chính phủ Thier. Mặc dù nó chỉ tồn tại trong thời gian ngắn (72 ngày) nhưng nó đã thể hiện rõ hình thức nhà nước xã hội chủ nghĩa. Công xã Pa-ri đã đập tan bộ máy nhà nước cũ để thành lập bộ máy nhà nước mới của giái cấp công nhân, đứng đầu là hội đồng công xã do nhân dân bầu ra theo nguyên tắc phổ thông. Công xã Pa-ri có cá đặc điểm sau: -Xóa bỏ mọi đặc quyền của viên chức nhà nước, thi hành chính sách của đa số nhân dân lao động đối với thiểu số bọn tư sản bóc lột. -Tổ chức hoạt động bộ máy nhà nước theo nguyên tắc tập trung dân chủ. Thủ tiêu quân đội thường trực và thành lập lực lượng vũ trang nhân dân, thành lập lực lượng an ninh mới. -Lần đầu tiên Công xã Pa-ri đã xóa bỏ chế độ đại nghị tư sản của giai cấp tư sản. Nhân dân lao động tự lập ra cơ quan đại diện cho mình là hội đồng công xã Pa-ri. Đó là cơ quan quyền lực cao nhất nắm ba quyền: lập pháp, hành pháp, tư pháp. Thành viên hội đồng bao gồm những ủy viên do nhân dân bầu ra theo nguyên tắc bầu cử phổ thông. Đồng thời đã thực hiện một số biện pháp chuyên chính với những thành phần chống đối cách mạng và những phần tử bóc lột. b.Nhà nước cộng hòa Xô- Viết. Là hình thức được sử dụng để tổ chức và thực hiện chính quyền của giai cấp vô sản Nga và các nước cộng hòa khác ở vùng Cáp-ca-zơ, vùng Ban-tích, sau này trở thành hình thức của Nhà nước liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô-Viết. Cộng hòa Xô-Viết có các đặc điểm sau: -Hệ thống cơ quan đại diện đều thực hiện theo nguyên tắc bầu cử trực tiếp. Đại hội Xô- Viết bầu ra ban chấp hành Trung ương. Ban chấp hành Trung ương bầu ra đoàn chủ tịch của ban chấp hành Trung ương các Xô- Viết nước cộng hòa. Các cơ quan nhà nước được thành lập dựa trên cơ sở của các Xô- Viết và phải báo cáo, trực thuộc các Xô- Viết. Bộ máy nhà nước các cấp được tổ chức theo nguyên tắc tập quyền, không theo nguyên tắc phân quyền của chế độ tư bản chủ nghĩa. Tất cả quyền lực nhà nước tập trung vào cơ quan đại diện do nhân dân bầu ra. -Xây dựng theo nguyên tắc đại diện, ưu tiên cho giai cấp công nhân, nông dân, binh sĩ; hạn chế quyền lực chính trị của giai cấp tư sản. -Hoạt động của các cơ quan đặt dưới sự lãnh đạo của cơ quan Đảng cộng sản tương ứng. Toàn bộ bộ máy nhà nước đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản. c.Cộng hòa Cu-ba. Sau khi Hiến pháp Xã hội chủ nghĩa được ban hành năm 1976, được thông qua mà không cần tuân thủ các nguyên tắc do năn 1940 đề ra, cộng hòa Cu-ba đã được xác định là một nhà nước xã hội chủ nghĩa. Hiến pháp này được thay thế bằng Hiến pháp 1992, hiến pháp hiện nay,cũng quy định trách nhiệm của Đảng Cộng sản Cu-ba là “ lực lượng lãnh đạo xã hội và đất nước”. Quốc hội là cơ quan quyền lực tối cao, hội đồng nhà nước là cơ quan thường vụ của quốc hội vừa là nguyên thủ tập thể. Chủ tịch hội đồng nhà nước đồng thời là chủ tịch hội đồng bộ trưởng. Đảng Cộng sản Cu-ba lấy chủ nghĩa Mac-LeNin làm hệ tư tưởng của mình, là chính đảng duy nhất nắm giữ quyền lực. d.Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa nhân dân. Đây là hình thức được sử dụng ở Việt Nam, Trung Quốc, Triều Tiên và một số nước Đông Âu… Hình thức này phù hợp với tình hình cách mạng của các nước sau chiến tranh thế giới thứ hai, vì vậy đã góp phần tăng cường sức mạnh và phát huy hiệu lực của các nhà nước xã hội chủ nghĩa. Hình thức này có những đặc điểm cơ bản sau đây: -Sử dụng kết hợp các hòa bình và bạo lực (trừ Việt Nam và Bungari) để giành và tổ chức chính quyền, thực hiện bước chuyển tiếp từ cách mạng dân chủ sang cách mạng Xã hội chủ nghĩa. -Trong các nước đều tồn tại hình thức mặt trận đoàn kết dân tộc để tập hợp các lực lượng chính trị trong xã hội trong việc giành giữ và sử dụng chính quyền. Thực hiện chế độ dân chủ rộng rãi, nhìn chung các nước này đều thực hiện nguyên tắc bầu cử phổ thông đầu phiếu. -Hình thức nhà nước dân chủ nhân dân đã được áp dụng để tổ chức và thực hiện chính quyền của giai cấp công nhân và nhân dân lao động trong nhiều nước XHCN. Việc xuất hiện, tồn tại và phát triển của hình thức nhà nước dân chủ nhân dân là một thực tiễn sinh động để khẳng định sự đúng đắn của học thuyết Mác- Lê Nin về sự phong phú và đa dạng của các hình thức nhà nước XHCN. Hình thức này có sử dụng một số chế định pháp lý cũ được bổ sung nội dung. Như vậy, qua mỗi kiểu nhà nước ta lại thấy được hình thức của chính thể cộng hòa đươc biểu hiện khác nhau. Dựa vào cách thức tổ chức bộ máy nhà nước và mối quan hệ giữa các cơ quan nhà nước với nhân dân đã phát sinh ra được rất nhiều những biến thể của chính thể cộng hòa. Nhưng nhìn chung nó đang dần đi vào hoàn thiện và ngày càng phát triển cao hơn nữa. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO: Nhóm giảng viên bộ môn “lý luận nhà nước và pháp luật” trường Đại học Luật Hà Nội; Nội dung cơ bản của môn học lý luận nhà nước và pháp luật. NXB Giao thông vận tải, Hà Nội, 2008. Trường Đại học Luật Hà Nội. Giáo trình lý luận nhà nước và pháp luật. NXB Tư pháp, Hà Nội, 2009. PGS.TS Nguyễn Văn Động. Giáo trình lý luận về nhà nước và pháp luật. NXB Giáo dục. TS Nguyễn Thị Hồi, tư tưởng phân chia quyền lực nhà nước với việc tổ chức bộ máy nhà nước ở một số nước, NXB Tư pháp, Hà Nội, 2005. Nguyễn Đăng Dung, Hình thức của các nhà nước đương đại, NXB Thế giới, Hà Nội, 2004. Vũ Hồng Anh, Hình thức chính thể của các nước trên thế giới”, tạp chí luật học, số 4/1998.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBài tập lớn lý luận nhà nước và pháp luật Chính thể cộng hòa.doc
Luận văn liên quan