Bài tập tố tụng hình sự cá nhân

Bài 4. Những khẳng định sau đúng hay sai, tại sao? a. Trong mọi trường hợp, biện pháp tạm giam không áp dụng đối với phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi. b. Những đặc điểm về nhân thân của bị can, bị cáo là những vấn đề bắt buộc phải chứng minh trong tất cả các vụ án hình sự.

doc5 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3464 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài tập tố tụng hình sự cá nhân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 4. Những khẳng định sau đúng hay sai, tại sao? a. Trong mọi trường hợp, biện pháp tạm giam không áp dụng đối với phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi. b. Những đặc điểm về nhân thân của bị can, bị cáo là những vấn đề bắt buộc phải chứng minh trong tất cả các vụ án hình sự. BÀI LÀM a. Trong mọi trường hợp, biện pháp tạm giam không áp dụng đối với phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi. * Là khẳng định Sai. Vì: Tạm giam là biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự do Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án áp dụng đối với bị can, bị cáo phạm tội rất nghiêm trọng hoặc phạm tội đặc biệt nghiêm trọng, phạm tội ít nghiêm trọng mà Bộ luật hình sự quy định hình phạt tù trên 2 năm và có căn cứ để cho rằng ngưới đó có thể trốn hoặc cản trở việc điều tra, truy tố, xét xử, hoặc có thể tiếp tục phạm tội. Khi áp dụng biện pháp ngăn chặn là bắt bị can, bị cáo là phụ nữ để tạm giam cần tuân thủ các quy định của pháp luật về điều kiện, căn cứ để ra quyết định đúng pháp luật. Đối với bị can, bị cáo là phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con nhỏ dưới ba mươi sáu tháng tuổi mà nơi cư trú rõ ràng thì không áp dụng biện pháp tạm giam mà áp dụng biện pháp ngăn chặn khác, trừ những trường hợp sau đây: - Bị can, bị cáo bỏ trốn và bị bắt theo lệnh truy nã; - Bị can, bị cáo được áp dụng các biện pháp ngăn chặn khác nhưng tiếp tục phạm tội hoặc cố ý gây cản trở nghiêm trọng đến việc điều tra, truy tố, xét xử; - Bị can, bị cáo phạm tội xâm phạm an ninh quốc gia và có đầy đủ căn cứ cho rằng nếu không tạm giam đối với họ thì sẽ gây nguy hại đến an ninh quốc gia (Khoản 2 Điều 88 BLTTHS 2003). Do đó, không phải trong mọi trường hợp, biện pháp tạm giam không áp dụng đối với phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi. * Tuy nhiên quy định này của pháp luật có thể bị các đối tượng phạm tội lợi dụng để trốn tránh biện pháp tạm giam của pháp luật bằng nhiều thủ đoạn. b. Những đặc điểm về nhân thân của bị can, bị cáo là những vấn đề bắt buộc phải chứng minh trong tất cả các vụ án hình sự. * Là Đúng. Vì: Các cơ quan tiến hành tố tụng hình sự luôn chứng minh nhân thân người phạm tội trong quá trình điều tra, truy tố bị can, xét xử bị cáo (thể hiện trong lý lịch bị can, bị cáo đã được xác minh). Trong BLTTHS có quy định: Những vấn đề phải chứng minh trong vụ án hình sự (Điều 63 BLTTHS): Khi điều tra, truy tố và xét xử vụ án hình sự, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Toà án phải chứng minh: 1. Có hành vi phạm tội xảy ra hay không, thời gian, địa điểm và những tình tiết khác của hành vi phạm tội; 2. Ai là người thực hiện hành vi phạm tội; có lỗi hay không có lỗi, do cố ý hay vô ý; có năng lực trách nhiệm hình sự hay không; mục đích, động cơ phạm tội; 3. Những tình tiết tăng nặng, tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo và những đặc điểm về nhân thân của bị can, bị cáo; 4. Tính chất và mức độ thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra. Nhân thân người phạm tội theo khái niệm trong luật hình sự được hiểu là tổng hợp những đặc điểm riêng biệt của người phạm tội có ý nghĩa tới việc giải quyết đúng đắn vấn đề trách nhiệm hình sự của họ. Nhân thân người phạm tội tuy không phải là yếu tố cấu thành tội phạm nhưng nó lại có ý nghĩa rất quan trọng trong việc định khung hình phạt, là một trong những tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự. Các cơ quan điều tra, truy tố xét xử muốn tìm ra đúng người, xét xử đúng tội thì đòi hỏi phải nghiên cứu đầy đủ về nhân thân của người phạm tội. Tóm tắt lại thì việc nghiên cứu nhân thân người phạm tội có những ý nghĩa sau: - Việc nghiên cứu nhân thân người pham tội có ý nghĩa đối với việc định tội cũng như đối với việc định khung hình phạt. Đó là những tội phạm mà cấu thành tội phạm cơ bạn hoặc cấu thành tội phạm tăng nặng hay giảm nhẹ của những tội này có dấu hiệu phản ảnh đặc điểm nào đó về nhân thân của người phạm tội. - Việc nghiên cứu nhân thân người phạm tội có ý nghĩa quan trọng trong việc quyết định hình phạt; Qua nghiên cứu nhân thân người phạm tội không chỉ đánh giá được khả năng giáo dục cải tạo của người phạm tội mà còn giúp đánh giá được tính chất mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội để có hình phạt phù hợp. Cùng một hành vi nhưng ở người này là biểu hiện ngẫu nhiên đột xuất nhưng ở người khác là hành vi có tính toán, có ý thức sâu sắc biểu hiện bản chất của người pham tội. Hành vi và con người luôn có quan hệ với nhau cho nên tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội cũng phụ thuộc vào tính chất của con người. Chính do mối liên hệ giữa nhân thân người phạm tội với tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội cho nên luật hình sự đã coi nhân thân người phạm tội là một trong những căn cứ quyết định hình phạt. Mặt khác luật cũng có quy định coi nhiều tình tiết thuộc về nhân thân của người phạm tội là những tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ trách nhiệm hình sự. - Việc nghiên cứu nhân thân người phạm tội có vai trò rất lớn trong việc làm sáng tỏ động cơ, mục đích của người phạm tội. * Việc nghiên cứu nhân thân ng phạm tội có ý nghĩa trong Luật Hình sự Việt Nam như sau: - Là yếu tố bắt buộc trong cấu thành của một số tội phạm (Điều 94, Điều 111 BLHS 1999,...). - Là yếu tố định khung của một số tội phạm (Điều 104 BLHS 1999 ví dụ bị hại là thầy, cô giáo của người phạm tội…) Thực tế ở Việt Nam: đó còn là cơ sở để khởi tố một số tội phạm. Do đó, những đặc điểm về nhân thân của bị can, bị cáo là những vấn đề bắt buộc phải chứng minh trong tất cả các vụ án hình sự. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật tố tụng hình sự Việt Nam, Nxb. CAND, Hà Nội, 2009; 2. Bộ Luật tố tụng hình sự Việt Nam năm 2003.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBài tập tố tụng hình sự cá nhân.doc
Luận văn liên quan