Báo cáo Thực tập tại công ty TNHH In và quảng cáo Xuân Thịnh

Trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế, cơ chế quản lý của Nhà nước được đổi mới với cơ chế mở cửa, đã mang lại những cơ hội cũng như thách thức cho sự phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, đòi hỏi các doanh nghiệp phải nghiên cứu các biện pháp tăng cường công tác, quản lý trên các phương tiện kinh tế. Với chức năng quản lý, hoạt động của công tác kế toán liên quan trực tiếp đến việc hoạch định các chiến luợc phát triển và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Do vậy, việc hoàn thiện công tác Thực tập là một trong những nội dung rất quan trọng gắn liền với việc đánh giá và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Qua thời gian thực tập tại Công ty TNHH IN & QC Xuân Thịnh em đã tìm tòi, học hỏi và nắm bắt được những kiến thức thực tế về chuyên ngành điện. Em cũng đi sâu tìm hiểu, nghiên cứu thực trạng tổ chức công tác tại đơn vị đồng thời cũng đưa ra những tồn tại và cách khắcphục nhằm hoàn thiện công tác tổ chức làm việc tại đơn vị. Trên đây là toàn bộ báo cáo thực tập của em tại Công Ty TNHH IN & QC Xuân Thịnh. Để có được kết quả này, em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của Ông Trần tiên Cảnh, cùng sự giúp đỡ và tạo điều kiện của cán bộ, nhân viên Công ty.

pdf42 trang | Chia sẻ: aquilety | Lượt xem: 11485 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Thực tập tại công ty TNHH In và quảng cáo Xuân Thịnh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 MỤC LỤC Lời Nói Đầu .................................................................................................2 I. Giới thiệu về công ty In và QC Xuân Thịnh...........................................3 1. Tổng quan về Công ty TNHH Xuân Thịnh:..............................................3 2. Cơ cấu tổ chức của công ty:.......................................................................4 3. Đặc điểm về sản phẩm:..............................................................................5 4. Đặc điểm về máy móc thiết bị:..................................................................8 5. Đặc điểm về quy trình công nghệ:............................................................9 6. Đặc điểm về nguyên vật liệu:..................................................................13 7. Đặc điểm về nguồn vốn:..........................................................................15 8. Đặc điểm về lao động..............................................................................16 8.1. Tuyển dụng và bố trí người lao động...................................................16 8.2. Cơ cấu lao động của công ty................................................................17 8.3. Công tác sử dụng nguồn nhân lực của công ty....................................18 8.4. Công tác đào tạo bồi dưỡng công nhân...............................................19 II. Những ưu điểm và nhược điểm trong tình hình quản lý nguồn nhân lực của công ty:...............................................................................20 1. Những ưu điểm của cơ cấu tổ chức quản lý cán bộ...............................20 2. Những nhược điểm.................................................................................21 3. Nguyên nhân:.........................................................................................22 III. NHỮNG ĐÁNH GIÁ KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY TNHH IN & QUẢNG CÁO XUÂN THỊNH.23 IV.Tìm Hiểu Nguyên lý hoạt động của máy in..24 V . KẾT LUẬN,,,,,,,.28 NHẬN XÉT CỦA CÔNG TY THỰC TẬP ..29 NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN THỰC TẬP.30 SV: NGUYỄN HUY KHÁNH Lớp :CD6D1 2 Lời Nói Đầu Trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước đối với công cuộc đổi mới, nên kinh tế nước ta đã có những chuyển biến khá vững chắc, từ đó mở ra nhiều cơ hội song cũng không ít thách thức cho các doanh nghiệp. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp phải không ngừng đổi mới, hoàn thiện công cụ quản lý kinh tế, đặc biệt là công tác kế toán tài chính. Tổ chức công tác thục tập là một nhiệm vụ quan trọng của tất cả những doanh nghiệp muốn thành công trên thương trường. Nếu một doanh nghiệp tổ chức tốt công tác thục tập, doanh nghiệp đó có thể kiểm soát được những vấn đề cơ bản nhất của doanh nghiệp mình như: TSCĐ, các khoản thu chi, công nợ phải trả, và có thể lập được những kế hoạch dài hạn của mình một cách tốt nhất như: đầu tư mở rộng sản xuất,kinh doanh, đổi mới dây chuyền công nghệNó quyết định sự tồn tại, phát triển hay suy vong của doanh nghiệp. Chính vì vậy, để cho công tác thục tập được thực hiện đầy đủ chức năng của nó thì doanh nghiệp cần phải quản lý và tạo điều kiện cho công tác thục tập hoạt động có hiệu quả và phát triển phù hợp với đặc biệt của doanh nghiệp mình. Xuất phát từ ý nghĩa và tầm quan trọng trên, qua thực tế nghiên cứu, tìm hiểu tại Công ty TNHH In & QC Xuân Thịnh và nhận được sự giúp đỡ của Ông Trần Tiên Cảnh và các cô chú, anh chị trong Công ty, em đã hoàn thành bản báo cáo này. Nội dung báo cáo gồm 2 phần sau: PHẦN 1: Giới thiệu Tổng Quát về Công ty TNHH In & QC Xuân Thịnh PHẦN 2: Những ưu điểm và nhược điểm trong tình hình quản lý nguồn nhân lực của công ty Trong khoảng thời gian thực tập ngắn tại công ty, do công tác thục tập rất phong phú cộng với kiến thức còn hạn hẹp nên không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến bổ sung của Cô cùng ban lãnh đạo Công ty để em hoàn thanh báo cáo này. Em xin chân thành cảm ơn! Nam Định, ngày. tháng năm 2015 Sinh viên thực hiện 3 I .Giới thiệu về công ty In và QC Xuân Thịnh 1, Tổng quan về Công ty TNHH Xuân Thịnh CÔNG TY TNHH IN VÀ QUẢNG CÁO XUÂN THỊNH  CÔNG TY TNHH IN QUẢNG CÁO XUÂN THỊNH  Mã số thuế:  Địa chỉ: Số 96B Lê Hồng Phong, Phường Nguyễn Du, Thành phố Nam Định, Nam Định  Tên giao dịch: XUAN THINH CO.,LTD  Giấy phép kinh doanh: - ngày cấp:  Ngày hoạt động:  Điện thoại:  Giám đốc: TRẦN TIÊN CẢNH, Điện thoại: - Với phương châm đề ra là đảm bảo về chất lượng in ấn cũng như thời gian phát hành là trên hết Công ty In Xuân Thịnh đã từng bước tạo ra được uy tín của mình với khách hàng. Trong 2 năm 2005-2007 công ty đã in được hơn 500 báo lao động thường kì và công ty đã nhận in hợp động cho các báo như: Báo văn nghệ trẻ, báo nông thôn ngày nay, báo mua và bán và 40 loại tạp chí trung ương và địa phương. Bên cạnhđó công ty còn in rất nhiều sách cho các nhà xuất bản như: NXB Giáo dục, NXB Kim Đồng. 2. Cơ cấu tổ chức của công ty: Trong các doanh nghiệp dù là doanh nghiệp lớn hay nhỏ thì bộ máy quản lý giữ vai trò rất quan trọng đặc biệt trong cơ chế thị trường hiện nay. Nếu bộ máy quản lý của doanh nghiệp được tổ chức bố trí một cách khoa học thì nó thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phát triển đạt hiệu quả kinh tế cao và ngược lại. Công ty In Xuân Thịnh là một trong những công ty tương đối nhỏ về quy mô do vậy mà bộ máy tổ chức quản lý khá gọn nhẹ và đơn giản không có phòng ban trung gian, Giám đốc là người trực tiếp quản lý và ra quyết định với mọi hoạt động sản xuất của công ty. 4 Sơ đồ cơ cấu: Giám đốc Phòng tổ chức hành chính Phòng quản lý tổng hợp - phòng kĩ thuật cơ điện - phòng kế hoạch vật tư Phòng kế toán tài vụ Phân xưởng chế bản Phân xưởng in offset Phân xưởng đóng gia công Nhiệm vụ của các phòng ban trong công ty là phải có trách nhiệm lên kế hoạch và thực hiện kế hoạch sản xuất của công ty. Giúp giám đốc theo dõi kiểm tra đôn đốc thục hiện, đồng thời đề ra các biện pháp tích cực trình giám đốc trong quá trình quản lý và sản xuất. Giám đốc: Công ty In Xuân Thịnh được chủ tịch Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam bổ nhiệm. Công ty hoạt động theo chế độ một thủ trưởng, do đó mọi việc từ trên xuống dưới đều do giám đốc chỉ đạo và giám đốc là người phải chịu trách nhiệm trước đoàn chủ tịch Tổng liên đoàn lao động Việt Nam về việc thực hiện các nhiệm vụ mà đoàn chủ tịch giao cho. Kết hợp với Đảng ủy và Công đoàn đưa ra các quyết định cũng như biện pháp nhằm nâng cao mọi mặt sản xuất cũng như văn hóa trong công ty. Hai tổ chức này đa ra các kiến nghị đề xuất với giám đốc nhằm bảo vệ quyền lợi của người lao động trongcông ty. Phòng tổ chức hành chính: Phòng tổ chức hành chính có nhiệm vụ tham mưu cho giám đốc trong việc tổ chức bộ máy sản xuất, quản lý đội ngũ cán bộ công nhân viên chức lao động trong công ty. Phòng tổ chức cán bộ cũng thực hiện các công tác tuyển dụng nhân sự cho công ty cũng như sắp xếp lại lao động trong từng phòng ban phân xưởng, tổ chức thực hiện bảo hộ lao động, vệ sinh an toàn trong sản xuất cũng như chế độ khen thưởng lương bổng 5 Phòng kế toán tài vụ: Phòng kế toán tài vụ có nhiệm vụ tham mưu cho giám đốc trong công tác hoạch định kế toán, kiểm kê tài sản, kiểm tra kiểm soát và quản lý những tìa liệu chứng từ kế toàn của công ty. Tiến hành lập các báo cáo theo từng thời kì như tháng, quý, năm về tình hình sản xuất cũng như quản lý tài sản của công ty Phòng quản lý tổng hợp: - Phòng kế hoạch vật tư: Có trách nhiệm lên kế hoạch sản xuất cũng như kinh doanh cho các phân xưởng, phân phối các nguyên vật liệu cho quá trình sản xuất. Quan hệ với các nhà cung cấp nguyên vật liệu để tính toán cho quá trình sản xuất cũng như kinh doanh, quản lý lượng nguyên vật liệu xuất nhập trong kho - Phòng kĩ thuật cơ điện: Có nhiệm vụ chịu trách nhiệm về mặt kĩ thuật in bao gồm quản lý và ban hành các quy trình công nghệ của sản phẩm in, hướng dẫn các bộ phận phân xưởng thực hiện tốt quy trình in đồng thời xây dựng và ban hành các định mức kinh tế kĩ thuật, các chỉ tiêu chuyên môn. Tổ chức nghiên cứu và ứng dụng các tiến bộ kĩ thuật mới, quy trình công nghệ mới để giúp cho quá trình sản xuất kinh doanh của công ty đạt hiêu quả cao hơn giảm thời gian in ấn cũng như tiết kiệm chi phí sản xuất. 6 3. Đặc điểm về sản phẩm: Sản phẩm chủ yếu của công ty là các sản phẩm in phục vụ cho công tác tư tưởng, văn hóa của Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam và các tổ chức xã hội. Các sản phẩm chínhcủa công ty là: 7 Ngoài ra công ty còn in và đóng những loại sách của các nhà xuất bản lớn - Sách của nhà xuất bản Lao động - Sách của nhà xuất bản Hà nội - Sách của nhà xuất bản Giáo dục - Sách của nhà xuất bản Kim đồng - Sách của nhà xuất bản Mĩ thuật Từ những kết quả trên ta thấy, các sản phẩm của công ty rất đa dạng 8 Nhìn chung từ năm 2007, Công ty In Xuân Thịnh đã thực hiện đạt các mục tiêu cơ bản của kế hoạch: doanh thu, thu nhập bình quân, đầu tư bổ dung thiêt bị, xây dựng mở rộng nhà xưởng việc bố trí lại mặt bằng đã tương đối gọn nhẹ và hợplý. Máy móc đã được bảo trì bảo dưỡng tốt hơn. Một số phòng làm việc đã 9 gọn hơn. Số vụ tai nạn lao động và ngày nghỉ việc do tai nạn lao động đã giảm nhiều so với năm trước. 9 4. Đặc điểm về máy móc thiết bị Máy móc thiết bị là một phần rất quan trọng tác động mạnh mẽ đến quá trình sản xuất kinh doanh của bất kì một đợn vị sản xuất nào. Xuất phát từ quan điểm phải đổi mới và áp dụng các công nghệ mới hiện đại vào sản xuất để đạt hiệu quả kinh tế cao, do vậy mà trong những năm qua công ty đã chú trọng vào đổi mới công nghệ. Năm 2005, công ty đầu tư thêm 1 máy cuộn 4/4 và thiết bị gia công sau in( mới 100%). Với vốn đầu tư là 150000 USD bằng nguồn vốn vay ưu dãi cho công nghệ in. Năm 2006, công ty in tiếp tục đầu tư mua thêm 1 máy in cuộn Coroman của Đức mới 100% trị giá 1 tỷ đồng với công suất in là 3600 bản/1 giờ, và mua thêm 1 máy in của Nhật Bản với công nghệ cải tiến, in xong tự động gấp đôi, 1 lúc có thể in 12 màu. Ngoài các máy phục vụ in ấn công ty còn có riêng một trạm biến áp 150KVA và 1 máy phát điện 100KVA đảm bảo cho việc sản xuất của công ty 24/24. do vạy mà công ty ngày càng có uy tín với khách hang, sản lượng của công ty có thể đạt được 4500bản/ giờ, do vậy mà công ty luôn đảm bảo đúng hợp đồng cho các bảo : lao động, nông thôn ngày nay về số lượng, chất lượng và thời gian phát hành. 5. Đặc điểm về quy trình công nghệ: Do đặc thù của công ty chủ yếu là in ấn các báo thường kì, việc in phải diễn ra đúng so với quy định về thời gian do vậy quy trình công nghệ của công ty phải thật gọn nhẹ và bố trí một cách hợp lý. Để quản lý được chất lượng của sản phẩm, cũng như là để giữ uy tín với khách, công ty đã lập một quy trình công nghệ nhằm thực hiện quá trình sản xuất kinh doanh khép kín. 10 Khách hàng đến đặt in qua phòng quản lý tổng hợp, sau khi giá cả đã dc thỏa thuận, các thủ tục pháp lý như; giấy giới thiệu, giấy phép in, giấy đăng kí chất lượng, mẫu đầy đủphòng quản lý tổng hợp tập hợp trình lên giám đốc xét duyệt, căn cứ vào hợp đồng đã dc 2 bên kí kết, phòng quản lý tổng hợp lập lệnh sản xuất để triển khai sản xuất bắt đầu từ chế bản đến in và cuối cùng sản phẩm in được hoàn thiện, kiểm tra đống gói ở phân xưởng sách, ấn phẩm hoàn chỉnh được nhập kho thành phẩm. Phân xưởng sách chuyển lệnh sản xuất và mẫu ấn phẩm tương ứng về phòng kế toán tài vụ để thanh quyết toán hợp đồng và giao hàng cho khách hàng. Quy trình công nghệ ở phân xưởng chế bản Khi nhận lệnh sản xuất, có ghi đầy đủ các yêu cầu của khách hàngvaf các chỉ số như: tên tài liệu, khuôn khổ, số lượng, số trang, số màu, loại giấy in, khổ giấy in phân xưởng chế bản có nhiệm vụ đọc kĩ lệnh sản xuất, kiểm tra lại toàn bộ số lượng màu và toàn bộ phụ kiên tiếp cận rồi đưa vào các khâu: - Phòng vi tính: Nếu là chữ phải qua vi tính đánh máy rồi in lên bảng bong sau đó qua khâu kiểm tra nhiều lần để soát lỗi. Khi đạt yêu cầu rồi sẽ in lên giấy can mỏng - Khâu bình bản: Công nhân kĩ thuật đưa phim vào bình phim lại theo ý của người in. Nếu là ảnh thì phải bình trên phim, căn bao nhiêu màu ở mẫu ảnh thì phải trải bấy nhiêu phim lần lượt được xếp ra, sau đó đưa vào máy phơi - Khâu phơi bản: Mỗi bản đã bình được thì phơi trên một tấm kẽm rồi đưa lên bàn phơi sau đó chiếu lên đèn neoong có ánh sáng cực mạnh. Khi đã phơi xong đưa ra bàn rửa bằng dung dịch để tẩy bẩn và chuyển sang phân xưởng in 11 Quy trình công nghệ ở xưởng in: Hiện nay công ty in công đoàn có một hệ thống máy móc in khá hiện đại, do vậy mà phần lớn các thao tác trong việc nin đều do máy móc thực hiện, người lao đọng chỉ thực hiên công việc chuẩn bị, điều chỉnh và kiểm tra quá trình in để đảm bảo sản phẩm được in ra đúng so với yêu cầu về số lượng và chất lượng. Bắt đầu từ lệnh sản xuất, trưởng ca xem tên tài liệu cần in, chủng loại giấy, khổ giấy, loại mực, thứ tự trùng màu( nền tài liệu phải pha màu gì thì tiến hành pha màu mực), cao su, bẻ bảng, tiến hành lắp bản . Trước khi lắp bản cần kiểm tra lại bản sau đó mới tiến hành lắp bản theo thứ tự chồng màu, dung sữa lau mép bản, lau hết chất gôn ở bản đi và tiến hành ép lô nước. Cho máy chạy nước chừng vài phút lúc đó mới chạy giấy, ép in và tiến hành in thử, sau khi in thử xong so đúng với mẫu thì đem lênphòng kĩ thuật kí bông in và người thợ in theo bông in đã có sẵn mà tiến hành in, 12 Quy trình công nghệ ở phân xưởng gia công sách Phân xưởng gia công sách là phân xưởng chiếm số lương lao động lớn nhất trong công ty, việc đóng sách hầu hết là làm thủ công. Do vậy quy trình công nghệ ở phân xưởng sách đượ chia ra làm rất nhiều công đoạn. Khi nhận lệnh sản xuất, mẫu và tờ in hoàn chỉnh từ phân xưởng in offset, phân xưởng sách kiểm tra và tiếp nhận. Người làm mẫu nghiên cứu lệnh sản xuất, mẫu, market mẫu, làm mẫu hạt để chuyển làm đại trà, mẫu thật làm đúng theo market mẫu. Sau đó triển khai công nghệ: - Pha cắt tờ in, tay sách - Gấp máy: Gấp đúng, rạch gấp chết nếp - Bắt soạn: đúng tìa liệu, đúng thứ tự sách, tập tay sách bắt soạn xong phải rỗ bằng đầu - Ép bó ruột sách: Mặt gáy sách sau khi ép phải phẳng, nét gấp chết nếp, dầu tập sách bằng. chiều dài bó sách từ 35 đến 40 cm tùy thuộc vào khổ sách để tiện vận chuyển - Hồ giả ruột sách khâu chỉ để vào bìa bằng tay 13 - Đóng kẹp ghim: vị trí ghim cách đầu và chân theo market hai chân ghim gập vào cách nhau 0.5mm - Gáy sách phẳng, vuông, không nhăn, không biến dạng, lực ép tối đa đảm bảo khi cắt 3 mặt gáy không bị nhăn. Tơ hồ nóng không dính bẩn lên mặt bìa - Xén 3 mặt: xén đúng kích thước, đúng market, mặt xén phẳng, nhẵn, thẳng đứng,không óc vết sờn, sách vuông không méo, không biến dạng - Kiểm tra chất lượng sau khi xén - Đóng gói: số lượng đầy đủ, gói sản phẩm được buộc chặt, vuông vắn. 14 6. Đặc điểm về nguyên vật liệu: Nguyên vật liệu là đối tượng lao động được thể hiện dưới dạng vật hóa, chỉ tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh, sau khi kết thúc chu kỳ sản xuất nguyên vật liệu biến đổi thành sản phẩm. Do đặc thù in ấn nên nguyên vật liệu chính của công ty bao gồm: giấy, mực in, bản kẽm, cao su in offset, phim Để có thể cho ra đời các sản phẩm đảm bảo được yêu cầu về chất lượng và giá thành, công ty luôn phải cân nhắc xme xét lựa chọng các nhà cung cấp nguyên vật liệu. Đối với giấy in báo, công ty chủ yếu cựa chọn giấy của công ty giấy Bãi Bằng, Tân Mai, với các tài liệu in cao cấp của công ty phải nhập giấy chất lượng cao từ các nước như: Trung Quốc, Đức ,Nhật Bản Với các nguyên vật liệu khác như: mực và kẽm thì công ty phần lớn nhập từ nước ngoài như: Trung Quốc, Đức, Nhật 15 Để có thể có nguồn nguyên vật liệu cung cấp đáp ứng nhu câu của sản xuất kinh doanh công ty căn cứ kế hoạch sản xuất kinh doanh từng kì mà tính toán một cách cụ thể ra số lượng nguyên vật liệu từng loại phải nhập, tránh tình trạng nguyên vật liệu nhập kho quá lâu, quá hạn sử dụng 7. Đặc điểm về nguồn vốn: Do công ty in Xuân Thịnh là một doanh nghiệp, độc lập về kinh tế và tư cách pháp nhân. Do vậy, ngoài nguồn vốn tự có, vốn vay hàng năm công ty còn được bổ sung bằng nguồn vốn do ngân sách nhà nước cấp. Với tình hình thực tế như trên dẫn đến việc sản xuất kinh doanh của công ty còn gặp nhiều khó khăn: không thể chủ động đc vốn, không thể đủ vốn để dự trữ nguyên vật liệu cho quá trình sản xuất kinh doanh lâu dài, vừa phải sản xuất vừa phải lo trả vốn lẫn lãi. Trong những năm gần đây, nguồn vốn chủ sở hữu của công ty tăng liên tục, do công ty đầu tư trang thiết bị hiện đại phục vụ công tác như máy in 4/4 màu Coroman, máy in Toshiba, xây dựng nhà xưởng Nhìn chung tình hình tài chính của công ty ngày càng có những chuyển biến tích cực công ty đã bảo toàn và tăng hiệu quả vốn kinh doanh của mình. Song thực tế sự mất cân đối trong cơ cấu vốn của công ty còn quá lớn. 16 8. Đặc điểm về lao động: 8.1. Tuyển dụng và bố trí người lao động: đi đôi với việc đầu tư trang thiết bị , xây dựng nhà xưởng, công ty cũng duy trì công việc tuyển thêm công nhân lao động nhằm làm trẻ hóa đội ngũ lao động cugnx như tay nghề. Tuyển dụng lao động là quá trình phức tạp mà trước đó nhà quản lý phải phân tích công việc và hoạch định tài nguyên nhân sự một cách cụ thể. Đối với công ty in công đoàn hàng năm, căn cứ vào kế hoạch sản xuất và nhu cầu bổ sung lao động công ty sẽ quyết định tuyển thêm để bổ sung lao động đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh hoàn thành nhiệm vụ được giao. Khi phân xưởng nào có như cầu bổ sung thêm lao động thì lập tờ trình và đề nghị công ty tuyển dụng lao động về số lượng và ngành nghề chuyên môn cụ thể để đáp ứng yêu cầu công tác của phân xưởng sản xuất. Công ty tuyển theo nguyên tắc thử việc hoặc thi tuyển, nếu đạt tiêu chuẩn dự tuyển quy định. Trong tuyển dụng lao động có ưu tiên vợ chồng hoặc con em ruột của cán bộ công nhân viên chức đang công tác trong công ty (nhưng phải đảm bảo các quy định tuyển dụng) Phân xưởng có quyền giới thiệu đối tượng tuyển dụng và quyền được từ chối không nhận những người đủ tiêu chuẩn hoặc phân xưởng không có nhu cầu tuyển dụng. 17 Quá trình của công ty: Khi giám đốc xét duyệt cho phòng tuyển dụng, người lao động phải gửi đẩy dủ hồ sơ theo đúng quy định của phòng tổ chức. Phòng tổ chức của công ty có trách nhiệm về mọi thủ tục tuyển dụng sau đó trình giám đốc kí hợp đồng lao động, đưa người lao động đến phân xưởng làm việc, lúc này phân xưởng thi hành các điều khoản đã ghi trong hợp đồng. 8.2. Cơ cấu lao động của công ty 8.3. Công tác sử dụng nguồn nhân lực của công ty Nguồn nhân lực của công ty chủ yếu được hình thành từ 4 nguồn: - Nguồn thứ 1: là số lao động đã gắn bó với công ty từ 30 năm trở lên, đã có trình độ tay nghề bậc cao của công nghệ cũ đã bị loại bỏ, tuổi đời đã cao, sức khỏe và trìnhđộ không còn phù hợp với công nghê mới - Nguồn thứ 2: số lao động là vợ, con em cán bộ cơ quan tổng liên đoàn lao động việt nam và các cộng tác viên phần lớn chưa có nghề nghiệp nhưng công ty vân tiếp nhận vì mối quan hệ xã hội nhiều hơn là do yêu cầu công việc 18 - Nguồn thứ 3 : số lao động tốt nghiệp ở các trường đại học, trung học dạy nghề mới về nhận công tác tại công ty. - Nguồn thứ 4 : số lao động có tay nghề in offset ở các nhà in khác vào làm việc tại công ty, Công ty luôn cố gắng tổ chức bố trí người lao động sao cho càng ngày càng đúng người, đúng việc đảm bảo hợp lý và cân đối gữa các bộ phận tạo nên sự chuyên môn hóa cao. Do vậy mà hiệu quả sản xuất kinh doanh ngày càng tăng Đối với việc bố trí cán bộ chủ chốt của cán bộ phận sản xuất, công đoàn tham gia với lãnh đạo lựa chọn những người giỏi chuyên môn, kĩ thuật nghiệp vụ có đầu óc tổ chức sản xuất, bao quát khối lượng công việc, biết phân công công việc hợp lý Đối với việc bố trí, sắp xếp công nhân lao động, để tham gia hiệu quả ban lãnh đạo đã nghiên cứu nắm bắt được trình độ năng lực của mỗi người. đồng thời kêt shợp với công đoàn ban lãnh đạo công ty đã tổ chức các chương trình cũng như các buổi hội thảo chuyên môn nhằm tạo động lực cho người lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm và hiệu quả sản xuất kinh doanh. Theo kết quả bố trí lao động, công ty đã tổ chức lao động sản xuất theo lịch làm việc ở các phân xưởng là 3ca/ngày, 24h/ ngày và đảm bảo cho công nhân lao động được nghỉ luôn phiên xen kẽ trong các ngày nghỉ và ngày lễ nhưng vẫn đảm bảo được yêu cầu công việc. và như thế công ty đã tiết kiệm được lao động, tạo động lực thúc đẩy sản xuất kinh doanh. 19 8.4. Công tác đào tạo bồi dưỡng công nhân: Ban lãnh đạo kết hợp với các phòng ban mở các lớp huấn luyện cho cán bộ công nhân viên trong công ty để họ chuyên sâu hơn về tính chất ngành nghề của mình đang làm, bởi lẽ nghề inlà một nghề đòi hỏi cao về tính cẩn thận và chính xác. Đặc biệt, trong khâu chế bản, nếu chỉ sai sót nhỏ có thể gây thiệt hại rất lớn đối với uy tín và tài sản của công ty. Công ty chú trọng đào tạo những người trẻ, bới vì đây là những đối tượng năng động sáng tạo, nhạy bén với việc tiếp thu công nghệ mới. Công ty đã tổ chức hình thức đào tạo tại chỗ với sự giúp đỡ và hỗ trợ của trường kĩ thuật in bộ văn hóa thông tin để bổ túc nâng cao trình độ bậc thợ, tạo điều kiện cho các cán bộ đi học các lớp tại chức nhằm nâng cao trình độ. Đồng thời công ty cũng mở các lớp thi nâng bậc nghề, mở các cuộc tọa đàm trao đổi kinh nghiệm về sản xuất sản phẩm chất lượng cao. Thông qua các lớp học định kì hàng năm, công ty đã có dịp rà soát kiểm tra thực trạng trình độ lí thuyết và ứng dụng tay nghề của công nhân để kịp thời có những biện pháp điềuchỉnh Công ty còn tổ chức các lớp vi tính, ngoại ngữ cho những người chưa được đào tao để họ có kiến thức phù hợp với yêu cầu của thời kì mới, đặc biệt khi trong giai đoạn công ty đang tiến hành quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp. điều này đòi hỏi công nhân cũng như ban lãnhđạo phải có ý thức hơn nữa về chuyên môn cũng như việc nâng cao trình độ cho phù hợp với xu hướng phát triển mới. 20 II. Những ưu điểm và nhược điểm trong tình hình quản lý nguồn nhân lực của công ty: 1. Những ưu điểm của cơ cấu tổ chức quản lý cán bộ: Trong thời gian thực hiện theo cơ chế cũ cũng như hoạt động theo cơ chế mới, trong những năm gần đây tuy có gặp nhiều khoa khăn do phải tiếp xúc với quan điểm mới nhưng cán bộ lãnhđạo công tyđã cố gắng học hỏi, vậndụng một cách linh hoạt, sáng tạo, có hiệu quả cơ chế quản lý mới và điều kiện cụ thể của công ty. Nhờ vậy mà công ty vẫn đứng vững, hoàn thành nhiệm vụ kế hoạch, ổn định đời sống của cán bộ công nhân viên, đóng góp đáng kể cho ngành và cho đất nước. Điều quan trọng là việc tổ chức, sắp xếp hợp lí bộ máy quản trị đã đưa công ty ngàycàngphát triểncả về chiềusâu lẫnquy mô. Ban lãnh đạo công ty là những người có năng lực chuyên môn, có nhiều kinhnghiệm trong công việc. Đã ban hành và sửa đổi bổ sung kịp thời nội quy lao động và các quy chế phù hợp giúp cho việc quản lý chặt chẽ, đồng bộ. Bộ máy quản lý của công ty thực hiện chế độ một giám đốc có quyền hạn phân cấp các mặt quảnlýtrong công ty. Các phòng ban chức năng đều được quy định rõ chức năng nhiệm vụ, tham mưu giúp giám đốc quản lý về các mặt chuyên môn nghiệp vụ và đều triển khai thực hiệntốt. Các phân xưởng sản xuất, cán bộ công nhân viên trong phân xưởng đều được quy định rõ ràng nhiệm vụ sản xuất và phục vụ sản xuất cụ thể, sát thực. Hàng tháng, hàng quý đều được giao cụ thể theo lệnh sản xuất và được kiểm tra đôn đốc thực hiệnsản xuất kịp thời, có hiệuquả. 21 Công tác phát triển nguồn nhân lực trong công ty luôn được coi trọng. Công ty đã thực hiện công tác quy hoạch cán bộ dự bị và đào tạo, bồi dưỡng cán bộ theo khả năng, nhu cầu của công ty. Hàng năm đều có nhận xét, đánh giá cán bộ rất sát thực nên đội ngũ cán bộ quản lý của công ty đều phát huy tốt phẩm chất, năng lực, hoàn thành tốt nhiệm vụ đề ra. Hàng năm đều có tổ chức thi nâng bậc, nâng cao tay nghề cho công nhân. 2. Những nhược điểm: Bên cạnh những ưu điểm, cho đến nay bộ máy quản lý vẫn còn tồn tại những khó khăn chưa khắc phục được cụthể. Một là: bộ phận lao động gián tiếp trong các phòng ban, phân xưởng là 56 cán bộ trong tổng số 301 cán bộ công nhân toàn công ty, con số này so với yêu cầu tinh giảm cơ chế thị trường là tương đối lớn. đổihi phải phân công và định biên lại lao động gián tiếp tỏng các phòng ban và phân xưởng sản xuất. Hai là, chưa có đội ngũ lao động trẻ đủ trình độ để có thể kế cậncho đội ngũ cán bộ quản lý ở các phòng ban phần lớn tuổi đời đều đã cao. Ba là: máy móc trang thiết bị chưa đồng bộ nên vẫn còn nhiều công đoạn thủ công gây khó khăn cho sự phát triển và đánh giá hiệuquả của bộ máyquản lý. 22 3. Nguyên nhân - Về khách quan: do tồn tại trong cơ chế bao cấp quá lâu mà trong cơ chế đó điều kiện để thực hiện kế hoạchlà thuận lợi, tất cả đều có thể ỷ lại vào cấp trên vào nhà nước làm cho, cán bộ côngnhân viên mang nặng tính hiệu quả, chỉ chú trọng đến các định mức chi phí, chưa chú trọng đến tiết kiệm dẫn đến tình trạng việc đổi mới, chuyển hướng theo cơ chế thị trường là khá khó khăn và gựp nhiều hạn chế. Do tiếp nhận hệ thống bộ máy cũ cơ sở hạ tầng, điều kiện vật chất khó thay đổi Toàn diện. - Về chủ quan Công tác củng cố và hoàn thiện bộ máy quản lý của công ty không được tiến Hành thường xuyên Việc tinh giảm lực lượng lao động gián tiếp, lao động quản lý là công việc đã được ban lãnh đạo nghĩ tới những vấn đề đặt ra là giải quyết chế độ cho số lao động này như thế nào sao cho hợp lý. Công ty cần phải ngày càng hoàn thiện hơn nữa cơ cấu tổ chức bộ máy công ty, phân xưởng sản xuất, tổ sản xuất; tinh giản bộ máy gọn nhẹ, không ngừng nâng cao trình độ tay nghề của cán bộ công nhân viên, luôn chú trọng tới việc đầu tư đổi mới máy móc thiết bị, dây chuyền công nghệ sản xuất, mở rộng sản xuất, giảm chi phí tối đa, tạo hướng đi mới trong khuôn khổ pháp luật. 23 III . NHỮNG ĐÁNH GIÁ KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY TNHH IN & QC XUÂN THỊNH: Trong những năm gần đây kinh tế thế giới cũng như trong nước gặp nhiều khó khăn nhưng Công ty TNHH IN & QC Xuân Thịnh luôn làm ăn có lãi. Điều này thể hiện sự cố gắng không ngừng của ban lãnh đạo, toàn thể cán bộ công nhân viên cũng như sự đóng góp của bộ phận nhân viên Qua thời gian thực tập tại Công ty, em đã tìm hiểu về bộ máy tổ chức quản lý của doanh nghiệp, chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận Công ty đã khắc phục những khó khăn ban đầu như: nguồn vốn, nguồn nhân công, thị trường tiêu thụ Công ty đã không ngừng đầu tư, phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu, không ngừng mở rộng quy mô sản xuất và thị trường tiêu thụ. Sản phẩm của Công ty dần chiếm lĩnh thị trường, và uy tín chất lượng ngày càng cao Về bộ máy nhân viên của Công ty, đã được tổ chức tương đối phù hợp với đặc điểm và mô hình sản xuất kinh doanh của Công ty. Mỗi nhân viên được bố trí, phân công, theo dõi từng khâu công việc nhưng lại có mối quan hệ mật thiết với nhau, không chồng chéo trách nhiệm mặc dù công việc nhiều. Tổ chức bộ máy công ty tập trung đảm bảo được sự lãnh đạo thống nhất đối với công tác tạo thuận lợi cho cho công việc kiểm tra và hoạt động sản xuất kinh doanh trên cơ sở thông tin do bộ phận kế toán cung cấp, giảm bớt chi phí nhân công quản lý Công ty, thông báo số liệu nhanh. Là một đơn vị kinh doanh nên số lượng hàng hoá nhiều, kế toán đã mở sổ sách theo dõi kịp thời dầy đủ từng loại hàng hoá, phản ánh ghi chép kịp thời tình hình nhập, xuất, tồn về số lượng lẫn giá trị ở cuối quý, cuối kỳ, hạch toán đối chiếu, kiểm kê với thủ kho và lập báo cáo tài chính kịp thời. 24 TÌM HIỂU NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG MÁY IN Nguyên lý hoạt động của máy in được phân tích và hiểu như sau Chúng ta khi làm việc cũng như học tập không thể thiếu được chiếc máy in. Tuy rằng bạn đã sử dụng nhiều lần nhưng không biết nguyên lý hoạt động như thế nào, nếu quý khách quan tâm chúng tôi sẽ đưa ra trên bài viết để tìm hiểu thêm về máy in laser. Khối nguồn : Ổn định điện áp và cung cấp năng lượng điện cho toàn máy. Đầu vào của nó là nguồn xoay chiều dân dụng (AC). Đầu ra của khối nguồn bao gồm các mức nguồn một chiều ổn định, đã được lọc sạch các can nhiễu (nếu có) của nguồn dân dụng. Sẵn sàng cung cấp cho các mạch điện trong máy. Khối nguồn cũng tạo ra cao áp trong từng thời điểm (dưới tác động của khối điều khiển) để nạp tĩnh điện cho trống, cho giấy trong quá trình tạo bản in. Với máy photocopy thì còn có thể sử dụng cao áp cho việc tách giấy nữa. Phần lớn khối nguồn của các máy in, từ in kim_phun_laser_LED đều sử dụng kiểu mạch nguồn ngắt mở (switching) Khối data : Còn gọi là khối giao tiếp, thực hiện nhiệm vụ sau : Đầu vào : Nhận lệnh in và dữ liệu từ PC gửi sang. Đầu vào của các máy in đời cũ (như máy kim Epson LQ100/1070/1170 , máy laser HP4L/5L/6L) được kết nối với PC bằng cổng song song (LPT1/2 – parallel). Đầu vào của các máy in đời mới hơn (như Phaser3124,Canon LBP2900) được kết nối với PC bằng cổng tuần tự vạn năng (USB – Universial Serial Bus). Đầu ra : Xuất tín hiệu cho mạch quang và mạch điều khiển Tín hiệu điều khiển từ PC bao gồm : Lệnh kiểm tra tình trạng máy in (hết giấy, sự cố mạch sấy ) Lệnh nạp giấy. Các tín hiệu nói trên (về mặt xử lý) với cổng song song thì đi chân riêng và được tách trước mạch dữ liệu đến mạch điều khiển, còn ở cổng USB thì tách sau IC giao tiếp để đến mạch điều khiển. 25 Dữ liệu từ PC : Là chuỗi nhị phân (0,1) thể hiện cấp độ xám của từng điểm ảnh trên bản cần in (những bạn đã học về tivi, monitor sẽ hiểu khái niệm này). Tín hiệu này được đưa vào mạch xử lý dữ liệu để chuyển đổi thành điện áp tương tự (analog) và cấp cho mạch quang. Tùy theo biên độ điện áp điều khiển mà diode laser của mạch quang sẽ phát xạ mạnh hay yếu. Đầu vào : Bao gồm tín hiệu 2 tín hiệu Tín hiệu điều khiển motor lệch tia, được gửi đến từ mạch điều khiển. Điện áp điều khiển cường độ phát xạ laser, được gửi đến từ khối data. Đầu ra : Là các tia laser được trải đều trên suốt chiều dài của trống, với mục đích làm suy giảm hoặc triệt tiêu tĩnh điện trên mặt trống trong quá trình tạo bản in. Thực hiện 3 nhiệm vụ : Tạo ra nhiệt độ cao để nung chảy bột mực. Nhiệt độ cao này có thể được tạo ra bằng thanh điện trở hoặc bằng đèn (haloghen) Tạo ra lực ép để ép mực (đã được nung chảy) thấm vào xơ giấy để cố định điểm ảnh trên giấy. Lực ép được tạo ra bằng các trục lăn được nén dưới tác động của lò xo. Tạo ra lực kéo để kéo giấy ra khỏi máy in sau khi đã sấy_ép. Lực kéo được tạo ra nhờ hệ thống trục lăn trên/dưới quay ngược chiều nhau. Khối sấy nhận lệnh từ khối điều khiển để thi hành tác vụ. Ngược lại, nó cũng gửi tín hiệu thông báo trạng thái nhiệt, trạng thái giấy cho mạch điều khiển để dừng máy khi có sự cố. Tín hiệu phản hồi này được lấy ra từ các cảm biến (sensor) Khối cơ : Bao gồm tập hợp các bánh răng, trục lăn_ép thực hiện các hành trình sau : Nạp giấy : kéo giấy từ khay vào trong máy. Kéo giấy di chuyển đúng đường đi theo thiết kế, đảm bảo cho giấy được tiếp xúc với trống. Đẩy giấy (đã hoàn thành bản in) ra khỏi máy. Toàn bộ khối cơ được vận hành nhờ lực kéo từ 1 motor chính (capstan motor), motor được điều khiển bằng lệnh hành trình từ khối điều khiển. Hệ thống cơ cũng gửi tín hiệu phản hồi về khối điều khiển để thực hiện các hành vi thích hợp (ví dụ như lặp lại động tác nạp giấy, dừng in và thông báo cho PC khi hết giấy, dắt giấy ) 26 Khối điều khiển : Điều hành toàn bộ mọi hoạt động của máy. Về mặt phương thức chính là điều khiển tùy động (servo). Đầu vào : Gồm các tín hiệu Lệnh thông báo tình trạng (từ PC sang) Lệnh in, nhận dữ liệu in. Tín hiệu phản hồi từ các khối. Đầu ra : Gồm các tín hiệu Thông báo trạng thái (gửi sang PC) Mở cổng, nhận và giải mã dữ liệu sang analog (gửi tới data) Tạo cao áp (gửi sang nguồn) Quay capstan motor (gửi sang cơ) Mở nguồn cấp cho mạch sấy (gửi sang sấy) Quay motor lệch tia (gửi sang quang) Mở diode laser (gửi sang quang) Sẵn sàng (ready – gửi sang tất cả các khối) 27 Có thể tóm tắt quy trình hoạt động của máy in trong 6 bước sau: Khi tiến hành sửa chữa hoặc đổ mực máy in ta làm theo các bươc Làm sạch máy in: Là công đoạn làm sạch trống in đề tiếp nhận ảnh, do hai lưỡi dao, một để cạo sạch các mực thừa còn dính trên trống, lưỡi thứ hai thu các mực thừa này vào ngăn chứa. Khi các bộ phận này bị hao mòn, hư hỏng do sử dụng, thì trang in bắt đầu phát sinh trục trặc: các sọc dọc trang in, lem, bóng ma, trang in bị hạt tiêu li ti. Tích điện vào máy in: Sau khi trống được được làm sạch, nó sẽ được tích điện để nhận ảnh từ tia laser. Một roulô tích điện sơ cấp (PCR) sẽ tì sát vào trống, ion-hoá không khí, tạo điều kiện cho nguồn điện âm, một chiều, tích lên trống. Nếu điện tích âm này không đồng nhất, không đủ điện áp, thì mực in sẽ bị hút đến những nơi không mong muốn, hoặc không đến được những nơi mong muốn. Chép: Trong công đoạn chép, tia laser sẽ làm phóng thích điện tích âm, một chiều trên trống,tạo ra một ảnh ẩn. Chính ảnh ẩn có điện áp thấp này ( -130V) sẽ tạo lực hút mực in. Rửa ảnh: Ảnh ẩn này sẽ được "rửa" để thành một ảnh có thể nhìn thấy. Mực in được hút về roulô rửa ảnh hoặc bằng nam châm trong, (công nghệ của Canon) hay bằng phóng tĩnh điện ( công nghệ Lexmark). Chuyển ảnh lên giấy: Đến đây ảnh trên trống in được chuyển sang trang giấy khi nó áp lên trống. Giấy được cấp một điện tích dương từ phía sau lưng, sẽ hút mực từ trống sang. Nếu điện tích yếu bản in sẽ mờ nhạt, đồng thời tạo ra nhiều mực thừa. Định hình: Còn gọi là "nung chảy" là giai đoạn làm mực bám chặt vĩnh viễn vào giấy bằng nhiệt Một roulô nhiệt tạo nhiệt độ đến 180oC làm nung chảy các hạt mực để nó bám chết vào giấy. 28 KẾT LUẬN Trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế, cơ chế quản lý của Nhà nước được đổi mới với cơ chế mở cửa, đã mang lại những cơ hội cũng như thách thức cho sự phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, đòi hỏi các doanh nghiệp phải nghiên cứu các biện pháp tăng cường công tác, quản lý trên các phương tiện kinh tế. Với chức năng quản lý, hoạt động của công tác kế toán liên quan trực tiếp đến việc hoạch định các chiến luợc phát triển và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Do vậy, việc hoàn thiện công tác Thực tập là một trong những nội dung rất quan trọng gắn liền với việc đánh giá và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Qua thời gian thực tập tại Công ty TNHH IN & QC Xuân Thịnh em đã tìm tòi, học hỏi và nắm bắt được những kiến thức thực tế về chuyên ngành điện. Em cũng đi sâu tìm hiểu, nghiên cứu thực trạng tổ chức công tác tại đơn vị đồng thời cũng đưa ra những tồn tại và cách khắcphục nhằm hoàn thiện công tác tổ chức làm việc tại đơn vị. Trên đây là toàn bộ báo cáo thực tập của em tại Công Ty TNHH IN & QC Xuân Thịnh. Để có được kết quả này, em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của Ông Trần tiên Cảnh, cùng sự giúp đỡ và tạo điều kiện của cán bộ, nhân viên Công ty. Nhưng do thời gian có hạn trình độ nhận thức của bản thân còn hạn chế nên trong bài báo cáo này của em có thể có những thiếu sót nhất định. Vì vậy, em rất mong được sự góp ý chỉ bảo của các thầy cô giáo. Em xin chân thành cảm ơn. Nam Định, ngày 18 tháng 02 năm 2015 Sinh viên SV: NGUYỄN HUY KHÁNH Lớp :CD6D1 29 NHẬN XÉT CỦA CÔNG TY THỰC TẬP ....................................................................................................................................................... ....................................................................................................................................................... ....................................................................................................................................................... ....................................................................................................................................................... ....................................................................................................................................................... ....................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................... ....................................................................................................................................................... ....................................................................................................................................................... ....................................................................................................................................................... ....................................................................................................................................................... ....................................................................................................................................................... ....................................................................................................................................................... ....................................................................................................................................................... ....................................................................................................................................................... ....................................................................................................................................................... ....................................................................................................................................................... ....................................................................................................................................................... ....................................................................................................................................................... Ngày .... tháng .. năm .. Họ tên người nhận xét Ký tên 30 NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN THỰC TẬP ....................................................................................................................................................... ....................................................................................................................................................... ....................................................................................................................................................... ....................................................................................................................................................... ....................................................................................................................................................... ....................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................... ....................................................................................................................................................... ....................................................................................................................................................... ....................................................................................................................................................... ....................................................................................................................................................... ....................................................................................................................................................... ....................................................................................................................................................... ....................................................................................................................................................... ....................................................................................................................................................... ....................................................................................................................................................... ....................................................................................................................................................... ....................................................................................................................................................... ....................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................... Ngày .. tháng .. năm .. Họ tên GVHD Ký tên 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbao_cao_thuc_tap_khanh_lee_939.pdf
Luận văn liên quan