Báo cáo Thực tập tốt nghiệp xây dựng cầu

+Thiết kế hai bước mà thiết kế bản vẽ thi công do đơn vị lập thông thông qua nhà tư vấn chấp thuận thì hồ sơ hoàn công bao gồm: - Bản vẽ thiết kế kĩ thuật - Bản vẽ thiết kế bản vẽ thi công - Thiết kế một bước thiết kế bản vẽ thi công làm hồ sơ hoàn công +Nếu thi công đúng với đồ án thiết kế (tức các sai số về kích thước, cao độ trong phạm vi cho phép đã được nghiệm thu) thì dùng ngay văn bản thiết kế lập được duyệt ban đầu làm hồ sơ hoàn công. Bản vẽ được nhà tư vấn và chủ đầu tư ký đóng dấu xác nhận: "Tài liệu này là hồ sơ hoàn công". +Nếu thi công khác so với thiết kế về một số chi tiết, kích thước cấu tạo phụ, đơn giản, mức độ nhỏ: có thể dùng bản vẽ thiết kế lập, chữa lại bằng mực đỏ (bền mầu) các hình dáng, kích thước, cao độ thay đổi và ghi rõ các chú dẫn cần thiết, có xác nhận của nhà tư vấn, làm bản vẽ hoàn công. Nhà tư vấn xem xét các trường hợp cụ thể cho làm hình thức này hoặc theo hình thức khác.

doc42 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2388 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Thực tập tốt nghiệp xây dựng cầu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
o Nhà thầu thực hiện.  - Thường xuyên theo dõi, thu thập các số liệu cần thiết để lập báo cáo hoặt động khảo sát định kỳ đến Tư vấn trưởng hoặc Chủ đầu tư. 2) Nhiệm vụ:  - Tổ chức nhận sự đủ, đúng chuyên môn và có năng lực thực hiện công tác giám sát kiểm tra theo các bộ môn chuyên môn. - Yêu cầu các trang bị vật tư, kỹ thuật cần thiết phục vụ cho công tác giám sát-kiểm tra. - Lập các biểu, bảng yêu cầu, bảng hưởng dẫn cung cấp cho Nhà thầu hoạt động và trình Tư vấn trưởng hoặc Chủ đầu tư xem xét, phê duyệt.  - Tổ chức giám sát, kiểm tra thương xuyên mọi hoạt động khảo sát của Nhà thầu từ khâu hiện trường đến các thí nghiệm trong phòng. - Trong phạm vi chức năng, chủ động phân tích, tính toán, lập luận để đề ra gải pháp khắc phục sự cố hoặc thay đổi gải pháp trước là bất hợp lý có khả năng ảnh hưởng tiến độ, giá thành và chất lượng. Nhiệm vụ này cần thống nhất giữa Nhà thầu, Chủ đầu tư hoặc Tư vấn trưởng. - Thường kỳ lập báo cáo kết quả hoạt động công tác khảo sát xây dựng của nhà thầu và của công tác tư vấn giám sát lên Tư vấn trưởng hoặc Chủ đầu tư.  3) Quyền hạn:  - Thự thi các quyền hạn được Tư vấn trưởng hoặc Chủ đầu tư ủy nhiệm, ghi trong quyết định hoặc hợp đồng. - Có quyền không chấp nhận bất kỳ công việc khảo sát, vật tư, thiết bị, máy móc hoặc một sản phẩm khảo sát không tuân theo chỉ dẫn kỹ thuật, tiêu chuẩn, quy trình đã công bố trong “Phương án khảo sát” hoặc trong “Yêu cầu kỹ thuật khảo sát” và theo hợp đồng. - Có quyền thay mặt Tư vấn trưởng hoặc Chủ đầu tư (sau khi trình và được chấp nhận) lập “Chỉ dẫn kỹ thuật”, “Yêu cầu kỹ thuật”, “Yêu cầu bổ xung”, “Quyết định thay đổi” cho những vấn đề mới nảy sinh ngoài dự kiến, hoặc cho các hạng mục mà chưa rõ ràng về kỹ thuật, có nguy cơ không an toàn và chậm tiến độ.  4) Trách nhiệm:  - Chịu trách nhiệm về chất lượng kỹ thuật, tiên độ, giá thành công tác khảo sát trước Tư vấn trưởng hoặc Chủ đầu tư trong phạm vi chức trách đã nêu trong hợp đồng.  5) Yêu cầu:  - Có bằng đại học đúng chuyên môn trong phạm vi mình chịu trách nhiệm Tư vấn giám sát. - Có kinh nghiệm ít nhất 3 năm cho thi công hoặc giám sát thi công các công trình khảo sát trong phạm vi chuyên môn của mình. - Có kiến thức rộng rãi về chuyên môn trong phạm vi giám sát không những trong nước mà cả trong khu vực và Quốc tế. - Am hiểu các loại thiết bi, máy móc, quy trình, tiêu chuẩn của chuyên môn giám sát, ngang tầm khu vực và Quốc tế. - Thông thạo vi tính và tiếng Anh chuyên dụng. 3.2.3 Các nội dung giám sát trong quá trình thi công 3.2.3.1 Giám sát quá trình thi công Trong quá trình thi công, tư vấn giám sát thi công tiến hành: 1. Lập và ghi nhật ký giám sát thi công. 2. Đối với các hạng mục quan trọng như cọc khoan nhồi và thi công dầm I 33 m: a) Kiểm tra và giám sát thường xuyên, liên tục, có hệ thống quá trình nhà thầu thi công triển khai các công việc tại hiện trường. Kết quả kiểm tra đều phải được ghi vào nhật ký giám sát thi công; b) Kiểm tra biện pháp thi công của nhà thầu (đối với trường hợp thi công phức tạp); c) Kiểm tra số lượng, hình thức bên ngoài, bên trong của các thiết bị thi công 3. Tham gia công tác nghiệm thu, bàn giao sản phẩm của dự án hoặc hạng mục dự án. Khi công tác nghiệm thu đạt yêu cầu chất lượng, tiến hành lập biên bản nghiệm thu bàn giao sản phẩm dự án 4. Phối hợp với các bên liên quan giải quyết những vướng mắc, phát sinh trong quá trình thi công. 5. Phát hiện sai sót, bất hợp lý về thiết kế thi công để điều chỉnh hoặc yêu cầu nhà thầu thiết kế điều chỉnh. 6. Xác nhận hồ sơ hoàn công: trong quá trình triển khai thực hiện dự án đơn vị giám sát thi công ký xác nhận vào các bản vẽ thực tế triển khai thi công. 7. Tổng hợp các biên bản, lập hồ sơ báo cáo giám sát thi công trình chủ đầu tư, đồng thời đề nghị chủ đầu tư tiến hành công tác tổng nghiệm thu bàn giao toàn bộ các sản phẩm của dự án. 3.2.3.2. Giám sát khối lượng thi công Trong quá trình giám sát thi công dự án, tư vấn giám sát thi công thực hiện: - Giám sát thi công theo khối lượng của thiết kế thi công được phê duyệt. - Tính toán và xác nhận khối lượng thi công do nhà thầu thi công đã hoàn thành theo thời gian hoặc giai đoạn thi công và đối chiếu với thiết kế thi công được duyệt. - Nếu có phát sinh khối lượng, phần phát sinh đó phải được chủ đầu tư phê duyệt. - Kết quả phê duyệt phần khối lượng phát sinh đó là cơ sở để thanh toán, quyết toán dự án. 3.2.3.3. Giám sát tiến độ thi công Trong quá trình giám sát thi công dự án, tư vấn giám sát thi công thực hiện: - Kiểm tra việc nhà thầu thi công lập tiến độ thi công trước khi triển khai thi công. Tiến độ thi công phải phù hợp với tổng tiến độ của dự án đã được phê duyệt. - Kiểm tra việc lập tiến độ thi công cho từng giai đoạn, tháng, quý, năm đối với dự án có quy mô lớn và thời gian thi công kéo dài. - Kiểm tra việc nhà thầu thi công lập tiến độ thi công chi tiết, bố trí xen kẽ kết hợp các công việc cần thực hiện. - Theo dõi, giám sát tiến độ thi công. - Đề xuất với chủ đầu tư, nhà thầu thi công và các bên liên quan điều chỉnh tiến độ thi công trong trường hợp tiến độ thi công ở một số giai đoạn bị kéo dài. Trường hợp xét thấy tiến độ tổng thể của dự án bị kéo dài, chủ đầu tư phải báo cáo người quyết định đầu tư để quyết định việc điều chỉnh tổng tiến độ dự án. - Đề xuất chủ đầu tư phạt vi phạm và yêu cầu nhà thầu thi công bồi thường thiệt hại khi kéo dài tiến độ thi công gây thiệt hại cho chủ đầu tư. 3.2.3.4 Quản lý thay đổi trong thi công Trong quá trình thi công, trường hợp phát hiện những yếu tố bất hợp lý hoặc xuất hiện yếu tố mới nếu không thay đổi thiết kế thi công sẽ ảnh hưởng đến chất lượng đầu tư của dự án, tiến độ thi công, biện pháp thi công và hiệu quả đầu tư của dự án, tư vấn giám sát thi công báo cáo chủ đầu tư đồng thời lập biên bản hiện trường 3.2.3.5 Nhật ký giám sát thi công Việc ghi nhật ký phải thường xuyên, kể cả những ngày nghỉ. Nội dung nhật ký giám sát thi công gồm: a) Mô tả tóm tắt quá trình thi công; b) Diễn biến tình hình thi công hàng ngày; c) Tình trạng thực tế của vật tư, vật liệu, thiết bị sử dụng; d) Những sai lệch so với hồ sơ thiết kế thi công, ghi rõ nguyên nhân, kèm theo biện pháp sửa chữa (nếu có). 3.2.4 Giám sát tác giả 3.2.4.1 Khái niệm +Giám sát tác giả là hoạt động giám sát của người thiết kế trong quá trình thi công xây dựng công trình nhằm bảo đảm việc thi công xây dựng theo đúng thiết kế. +Giám sát tác giả nhằm phát hiện sự sai khác giữa thi công với phương án thiết kế kiến trúc đã lựa chọn . +Người giám sát tác giả phải ghi nhật ký giám sát của chủ đầu tư yêu cầu thực hiện đúng thiết kế.Trong trường hợp không khắc phục, nhà thầu thiết kế xây dựng công trình phải có văn bản thông báo cho chủ đầu tư. +Nhà thầu thiết kế xây dựng công trình có trách nhiệm tham gia nghiệm thu công trình xây dựng khi có yêu cầu của chủ đầu tư. Qua giám sát, nếu phát hiện hạng mục công trình, công trình xây dựng không đủ điều kiện nghiệm thu thì nhà thầu thiết kế xây dựng công trình phải có văn bản gửi chủ đầu tư nêu rõ lý do từ chối nghiệm thu 3.2.4.2. Giám sát tác giả của nhà thầu thiết kế xây dựng công trình 1. Nhà thầu thiết kế xây dựng công trình cử người đủ năng lực để thực hiện giám sát tác giả theo quy định trong quá trình thi công xây dựng. 2. Khi phát hiện thi công sai với thiết kế, người giám sát tác giả phải ghi nhật ký giám sát của chủ đầu tư yêu cầu thực hiện đúng thiết kế. Trong trường hợp không khắc phục, nhà thầu thiết kế xây dựng công trình phải có văn bản thông báo cho chủ đầu tư. 3. Nhà thầu thiết kế xây dựng công trình có trách nhiệm tham gia nghiệm thu công trình xây dựng khi có yêu cầu của chủ đầu tư. Qua giám sát, nếu phát hiện hạng mục công trình, công trình xây dựng không đủ điều kiện nghiệm thu thì nhà thầu thiết kế xây dựng công trình phải có văn bản gửi chủ đầu tư nêu rõ lý do từ chối nghiệm thu. 3.2.4.3. Người thực hiện giám sát tác giả +Tùy theo số bước thiết kế, những nhà thầu thiết kế xây dựng công trình sau đây phải cử người đủ năng lực để thực hiện giám sát tác giả theo quy định trong quá trình thi công xây dựng : Đối với thiết kế 1 bước: nhà thầu thiết kế thực hiện thiết kế bản vẽ thi công ; Đối với thiết kế 2 bước: nhà thầu thiết kế thực hiện thiết kế cơ sở và thiết kế bản vẽ thi công; Đối với thiết kế 3 bước: nhà thầu thiết kế thực hiện thiết kế cơ sở và thiết kế kỹ thuật. +Nhà thầu thiết kế đối với thiết kế hai bước và ba bước nêu trên chỉ là một khi tác giả của phương án thiết kế kiến trúc đã lựa chọn được bảo đảm quyền tác giả, được thực hiện lập dự án và các bước thiết kế tiếp theo khi có đủ điều kiện năng lực. 3.3. Công tác nghiệm thu 3.3.1 Cơ sở của công tác nghiệm thu - Quá trình tiến hành đầu tư và xây dựng phải qua các bước : Chuẩn bị đầu tư, chuẩn bị xây dựng, thực hiện đầu tư và đưa công trình vào khai thác sử dụng cho đến thời gian hoàn vốn. - Trong mọi giai đoạn đều diễn ra khâu công tác là hợp đồng, thực hiện hợp đồng và nghiệm thu khi hoàn tất từng bộ phận hay toàn bộ hợp đồng. Sau khâu nghiệm thu, chủ đầu tư phải thanh toán cho các nhà thầu thực hiện từng công tác . Công tác nghiệm thu chứng tỏ rằng công việc đó được tiến hành và đó làm xong , chất lượng công việc đạt theo các yêu cầu đề ra trong hồ sơ mời thầu, theo đúng các quy chuẩn và tiêu chuẩn được xác định và theo đúng kế hoạch. Công việc đó hoàn thành trong điều kiện nhà thầu quản lý chất lượng cẩn thận, có sự giám sát của chủ đầu tư, đúng số lượng và công trỡnh bảo đảm các điều kiện sử dụng an toàn, thuận lợi, không làm suy giảm các yếu tố môi trường. - Để được thanh toán, sản phẩm xây dựng trước hết phải làm các thủ tục nghiệm thu chứng tỏ rằng công việc đó hoàn thành. Việc nghiệm thu thực hiện theo quy định của Nghị định 209/CP của Chính phủ và tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TCXDVN 371-2006 , Nghiệm thu chất lượng thi công công trình xây dựng. Nghị định 209 có được sửa đổi bổ sung một số điều nhưng không ảnh hưởng đến công tác nghiệm thu công trình xây dựng. - Chủ đầu tư tổ chức công tác nghiệm thu hoàn thành theo cỏc quy trình sau: ·  Nghiệm thu cụng việc xây dựng ·  Nghiệm thu bộ phận cụng trình xây dựng, giai đoạn thi công xây dựng ·  Nghiệm thu hoàn thành công trình/ hạnh mục công trình xây dựng. - Cơ sở để nghiệm thu công tác xây dựng là : + Các yêu cầu của bộ Hồ sơ mời thầu, + Hợp đồng kinh tế kỹ thuật ký kết giữa chủ đầu tư và các nhà thầu, + Các văn bản quản lý Nhà Nước trên lĩnh vực đầu tư và xây dựng liên quan, + Các tiêu chuẩn kỹ thuật, định mức kinh tế kỹ thuật liên quan. Hồ sơ nghiệm thu hoàn thành bao gồm: · Biên bản nghiệm thu · Các tài liệu làm căn cứ để nghiệm thu · Biên bản nghiệm thu và bản tính giá trị khối lượng được nghiệm thu là những tài liệu bắt buộc có trong hồ sơ thanh toán công việc, giai đọan thi công, hạng mục công trình và cụng trình đó hoàn thành. -Thuật ngữ nghiệm thu nêu trong chuyên đề này là nghiệm thu công tác xây dựng đó hoàn thành chủ yếu là trong giai đoạn thực hiện đầu tư, không đề cập đến các khâu nghiệm thu đó làm trước đó như nghiệm thu công tác khảo sát, công tác thiết kế, công tác xác định mốc giới, chỉ giới ... Điều kiện để công tác được nghiệm thu + Chỉ được nghiệm thu những công việc xây lắp, bộ phận kết cấu, thiết bị, máy móc, bộ phận công trình, giai đoạn thi công, hạng mục công trình và công trình hoàn toàn phù hợp với thiết kế được duyệt, tuân theo những yêu cầu của tiêu chuẩn TCXDVN 371/2006 và các tiêu chuẩn qui phạm thi công và nghiệm thu kỹ thuật chuyên môn liên quan. + Đối với công trình hoàn thành nhưng vẫn còn các tồn tại về chất lượng mà những tồn tại đó không ảnh hưởng đến độ bền vững và các điều kiện sử dụng bình thường của công trình thì có thể chấp nhận nghiệm thu đồng thời phải tiến hành những công việc sau đây: - Lập bảng thống kê các các tồn tại về chất lượng (theo mẫu ghi ở phụ lục N) và quy định thời hạn sửa chữa, khắc phục để nhà thầu thực hiện; - Các bên có liên quan có trách nhiệm theo dõi và kiểm tra việc sửa chữa, khắc phục các các tồn tại đó; - Tiến hành nghiệm thu lại sau khi các các tồn tại về chất lượng đã được sửa chữa khắc phục xong. + Nghiệm thu công trình cải tạo có thiết bị, máy móc đang hoạt động phải tuân theo nội quy, tiêu chuẩn kỹ thuật vận hành và các quy định về an toàn, vệ sinh của đơn vị sản xuất. + Các biên bản nghiệm thu trong thời gian xây dựng và biên bản nghiệm thu bàn giao đưa công trình vào sử dụng là căn cứ để thanh toán sản phẩm xây lắp và quyết toán giá thành công trình đã xây dựng xong. Chưa lập văn bản nghiệm thu công trình hoàn thành, chưa được thanh toán , nếu trong hợp đồng ký kết giữa chủ đầu tư và nhà thầu ghi thì có thể được tạm ứng chi phí. + Đối với các công việc xây dựng đã được nghiệm thu nhưng thi công lại hoặc các máy móc thiết bị đã lắp đặt nhưng thay đổi bằng máy móc thiết bị khác thì phải tiến hành nghiệm thu lại. + Đối với công việc xây dựng, giai đoạn thi công xây dựng, bộ phận công trình xây dựng sau khi nghiệm thu được chuyển sang nhà thầu khác thi công tiếp thì nhà thầu đó phải được tham gia nghiệm thu xác nhận vào biên bản. + Các công việc xây dựng, kết cấu xây dựng, bộ phận công trình xây dựng trước khi bị che lấp kín phải tổ chức nghiệm thu. + Đối với các công việc xây dựng, kết cấu xây dựng, bộ phận công trình xây dựng không nghiệm thu được phải sửa chữa hoặc xử lý gia cố thì phải tiến hành nghiệm thu lại theo phương án xử lý kỹ thuật đã được đơn vị thiết kế và chủ đầu tư phê duyệt. + Không nghiệm thu hạng mục công trình, bộ phận công trình, công việc xây dựng sau khi sửa chữa hoặc xử lý gia cố nhưng vẫn không đáp ứng được yêu cầu bền vững và các yêu cầu sử dụng bình thường của công trình. Quá trình thực hiện nghiệm thu  + Trong quá trình thi công xây dựng công trình (mới hoặc cải tạo) phải thực hiện các bước nghiệm thu sau: - Nghiệm thu vật liệu, thiết bị, sản phẩm chế tạo sẵn sẽ được đưa vào sử dụng trong công trình. - Nghiệm thu từng công việc xây dựng; - Nghiệm thu bộ phận công trình xây dựng, giai đoạn thi công xây dựng; - Nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình xây dựng, công trình xây dựng để bàn giao đưa vào sử dụng. + Thành phần trực tiếp tham gia nghiệm thu là đại diện cho phía nhà thầu được coi là bên bán hàng hóa xây dựng, đại diện chủ đầu tư là bên mua hàng, và một số bên như đại diện thiết kế, chuyên gia được mời. Ngoài bên nhà thầu, bên chủ đầu tư, những người cần thiết tham gia sẽ được mời theo yêu cầu của chủ đầu tư theo từng giai đoạn nghiệm thu. +Việc tiến hành nghiệm thu từng bước như sau: 3.3.3.1 Nghiệm thu vật liệu, thiết bị, sản phẩm chế tạo sẵn trước khi sử dụng vào công trình Thành phần trực tiếp tham gia nghiệm thu - Người giám sát thi công xây dựng công trình của chủ đầu tư hoặc người giám sát thi công xây dựng công trình của Tổng thầu đối với hình thức hợp đồng tổng thầu; -  Người phụ trách kỹ thuật thi công trực tiếp của nhà thầu thi công xây dựng công trình. - Trong trường hợp hợp đồng tổng thầu, người giám sát thi công xây dựng công trình của chủ đầu tư tham dự để kiểm tra công tác nghiệm thu của tổng thầu với nhà thầu phụ. +Trách nhiệm của các thành phần tham gia nghiệm thu: Trực tiếp tiến hành nghiệm thu trong quá trình xây lắp những đối tượng sau đây sau khi nhận được phiếu yêu cầu của nhà thầu xây lắp: -  Các loại vật liệu, sản phẩm chế tạo sẵn trước khi sử dụng vào công trình; -  Các loại thiết bị, máy móc trước khi đưa vào lắp đặt cho công trình; Hồ sơ cần có trước khi tiến hành nghiệm thu là : - Các chứng chỉ kỹ thuật xuất xưởng của vật liệu, bán thành phẩm, lí lịch của các thiết bị, các văn bản bảo hiểm, bảo hành thiết bị (nếu có), các tài liệu hướng dẫn kỹ thuật, tiêu chuẩn kỹ thuật vận hành thiết bị máy móc của nhà sản xuất; - Khi cần có kết quả thí nghiệm mẫu lấy tại hiện trường (nếu thiết kế, chủ đầu tư hoặc tiêu chuẩn, qui phạm yêu cầu) thì những hồ sơ này phải đầy đủ. Nội dung và trình tự nghiệm thu: a) Kiểm tra tại chỗ đối tượng nghiệm thu; b) Kiểm tra chứng chỉ kỹ thuật xuất xưởng, lí lịch của các thiết bị, các văn bản bảo hiểm, bảo hành thiết bị (nếu có), các tài liệu hướng dẫn kỹ thuật, tiêu chuẩn kỹ thuật vận hành thiết bị máy móc của nhà sản xuất; c) Kiểm tra các tài liệu thí nghiệm; d) Trong khi nghiệm thu trường hợp cần thiết có thể tiến hành thêm các công việc kiểm định sau: - Yêu cầu nhà thầu xây lắp lấy mẫu kiểm nghiệm để thí nghiệm bổ sung; -  Thử nghiệm lại đối tượng nghiệm thu; -  Thẩm tra mức độ đúng đắn của các kết quả thí nghiệm có liên quan đến chất lượng đối tượng nghiệm thu do nhà thầu xây lắp thực hiện và cung cấp. e) Đối chiếu các kết quả kiểm tra, kiểm định (nếu có) với tài liệu thiết kế được duyệt, các yêu cầu của các tiêu chuẩn, qui phạm kĩ thuật chuyên môn khác có liên quan, các tài liệu hướng dẫn hoặc các tiêu chuẩn kĩ thuật vận hành thiết bị máy móc để đánh giá chất lượng. f) Trên cơ sở đánh giá chất lượng ban nghiệm thu đưa ra kết luận: - Trường hợp thứ nhất: Chấp nhận nghiệm thu các đối tượng đã xem xét và lập biên bản theo mẫu được quy định; Những mẫu hồ sơ ghi nhận kết quả nghiệm thu, chủ đầu tư có thể soạn thảo cho phù hợp với tính chất của công trình, có thể lấy theo mẫu của các tiêu chuẩn đã ban hành. ( theo Nghị định 49/2008 NĐ-CP ngày 18-4-2008 , Sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 209/2004/ NĐ-CP ngày 16- 12- 2004 của Chính Phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng). - Trường hợp thứ hai: Không chấp nhận nghiệm thu khi các đối tượng kiểm tra sai với thiết kế được duyệt hoặc không đáp ứng được những yêu cầu của tiêu chuẩn đánh giá chất lượng công trình và những yêu cầu của các tiêu chuẩn kỹ thuật chuyên môn khác có liên quan. Ban nghiệm thu lập biên bản (vào sổ nhật kí thi công) về nội dung sau: + Ghi rõ tên và số lượng các đối tượng không chấp nhận nghiệm thu; + Thời gian nhà thầu xây lắp phải phải đưa các đối tượng không chấp nhận nghiệm thu ra khỏi công trường. 3.3.3.2 Nghiệm thu công việc xây dựng Thành phần trực tiếp tham gia nghiệm thu - Người giám sát thi công xây dựng công trình của chủ đầu tư hoặc người giám sát thi công xây dựng công trình của Tổng thầu đối với hình thức hợp đồng tổng thầu - Người phụ trách thi công của nhà thầu chịu trách nhiệm thi công công trình. - Trong trường hợp hợp đồng tổng thầu, người giám sát thi công xây dựng công trình của chủ đầu tư tham dự để kiểm tra công tác nghiệm thu của tổng thầu với nhà thầu phụ. Trách nhiệm của các thành phần tham gia nghiệm thu: Trực tiếp tiến hành nghiệm thu trong quá trình xây lắp những đối tượng công việc xây dựng sau đây sau khi nhận được phiếu yêu cầu của nhà thầu xây lắp : -  Những công việc xây dựng đã hoàn thành; -  Những công việc lắp đặt thiết bị tĩnh đã hoàn thành; - Những kết cấu, bộ phận công trình sẽ lấp kín; Điều kiện cần để nghiệm thu: a) Đối tượng nghiệm thu đã thi công hoàn thành trước đó; b) Có đầy đủ các hồ sơ, tài liệu: - Biên bản nghiệm thu vật liệu, thiết bị, sản phẩm chế tạo sẵn trước khi sử dụng; -  Các phiếu kết quả thí nghiệm mẫu kiểm nghiệm có liên quan lấy tại hiện trường; -  Các kết quả thử nghiệm, đo lường, đo đạc, quan trắc mà nhà thầu thi công xây lắp đã thực hiện tại hiện trường để xác định chất lượng và khối lượng đối tượng cần nghiệm thu; - Bản vẽ hoàn công; - Nhật ký thi công, nhật ký giám sát của chủ đầu tư và các tài liệu văn bản khác đã xác lập trong khi xây lắp có liên quan đến đối tượng nghiệm thu. c) Có biên bản nghiệm thu nội bộ và phiếu yêu cầu nghiệm thu của nhà thầu thi công xây dựng công trình. Nội dung và trình tự nghiệm thu: a) Kiểm tra tại chỗ đối tượng nghiệm thu: công việc xây dựng, thiết bị lắp đặt tĩnh tại hiện trường; b) Kiểm tra các hồ sơ ghi ở trên; c) Trong khi nghiệm thu, trường hợp cần thiết có thể tiến hành thêm các công việc kiểm định sau: -  Kiểm tra sự phù hợp giữa khối lượng, chất lượng các công việc hoàn thành với số liệu ghi trong biên bản, tài liệu trình để nghiệm thu; - Yêu cầu nhà thầu xây lắp lấy mẫu kiểm nghiệm từ đối tượng nghiệm thu ở công trình để thí nghiệm bổ xung; - Thử nghiệm lại đối tượng nghiệm thu; -  Kiểm tra mức độ đúng đắn của những kết luận ghi trong biên bản nghiệm thu vật liệu, thiết bị, sản phẩm chế tạo sẵn trước khi sử dụng, và các kết quả thí nghiệm có liên quan đến chất lượng đối tượng nghiệm thu do nhà thầu xây lắp thực hiện và cung cấp. d) Đối chiếu các kết quả kiểm tra với tài liệu thiết kế được duyệt, yêu cầu của các tiêu chuẩn kĩ thuật chuyên môn khác có liên quan, các tài liệu hướng dẫn hoặc các tiêu chuẩn kĩ thuật vận hành thiết bị máy móc để đánh giá chất lượng. e) Trên cơ sở đánh giá chất lượng ban nghiệm thu đưa ra kết luận: -  Trường hợp thứ nhất: Chấp nhận nghiệm thu các đối tượng đã xem xét và lập biên bản theo các mẫu do chủ đầu tư quy định. -  Trường hợp thứ hai: Không chấp nhận nghiệm thu khi các đối tượng thi công chưa xong, thi công sai hoặc có nhiều chỗ sai với thiết kế được duyệt, hoặc không đáp ứng được những yêu cầu của tiêu chuẩn đánh giá chất lượng công trình và những yêu cầu của các tiêu chuẩn kỹ thuật chuyên môn khác có liên quan. Ban nghiệm thu lập biên bản (vào sổ nhật kí thi công) về nội dung sau: + Những công việc phải làm lại; + Những thiết bị phải lắp đặt lại; + Những sai sót hoặc hư hỏng cần sửa lại; + Thời gian làm lại, sửa lại; + Ngày nghiệm thu lại. f) Sau khi đối tượng đã được chấp nhận nghiệm thu cần tiến hành ngay những công việc xây dựng tiếp theo. Nếu dừng lại, thì tuỳ theo tính chất công việc và thời gian dừng lại chủ đầu tư hoặc đơn vị giám sát thi công của chủ đầu tư có thể xem xét và quyết định việc nghiệm thu lại đối tượng đó. 3.3.3.3   Nghiệm thu bộ phận công trình xây dựng, giai đoạn thi công xây dựng Thành phần trực tiếp tham gia nghiệm thu a) Người phụ trách bộ phận giám sát thi công xây dựng công trình của chủ đầu tư hoặc người phụ trách bộ phận giám sát thi công xây dựng công trình của Tổng thầu trong trường hợp nghiệm thu bộ phận công trình xây dựng, giai đoạn thi công xây dựng do nhà thầu phụ thực hiện; b) Người phụ trách thi công trực tiếp của nhà thầu thi công xây dựng công trình; Trong trường hợp hợp đồng tổng thầu, người phụ trách bộ phận giám sát thi công xây dựng công trình của chủ đầu tư tham dự để kiểm tra công tác nghiệm thu của tổng thầu với các nhà thầu phụ. c) Đối với những công trình có chuyên gia nước ngoài cần có đại diện chuyên gia thiết kế và chuyên gia thi công tham gia vào công việc nghiệm thu. Các đại diện này do cơ quan quản lí chuyên gia nước ngoài tại công trình đề nghị, Chủ đầu tư quyết định. Trách nhiệm của các thành phần tham gia nghiệm thu: a) Căn cứ vào qui mô công trình và tham khảo các tài liệu tiêu chuẩn cũng như yêu cầu công nghệ của công trình để phân chia bộ phận công trình xây dựng, giai đoạn thi công xây dựng; b) Phải trực tiếp tiến hành công tác nghiệm thu không muộn hơn 1 ngày kể từ khi nhận được phiếu yêu cầu nghiệm thu của nhà thầu chính xây lắp đối với các đối tượng sau đây: -  Bộ phận công trình xây dựng đã hoàn thành; -  Giai đoạn thi công xây dựng đã hoàn thành; -  Thiết bị chạy thử đơn động không tải; -  Thiết bị chạy thử liên động không tải; Điều kiện cần để nghiệm thu: a) Đối tượng nghiệm thu đã thi công hoàn thành; b) Tất cả các công việc xây dựng của đối tượng nghiệm thu đều đã được nghiệm thu theo qui định đã nêu; c) Có đầy đủ số các hồ sơ, tài liệu: - Các biên bản nghiệm thu vật liệu, thiết bị, sản phẩm chế tạo sẵn trước khi sử dụng; - Các biên bản nghiệm thu công việc xây dựng có liên quan; - Các biên bản nghiệm thu lắp đặt tĩnh thiết bị có liên quan; - Các biên bản nghiệm thu những kết cấu, bộ phận công trình đã lấp kín có liên quan; - Các phiếu kết quả thí nghiệm mẫu kiểm nghiệm có liên quan lấy tại hiện trường; - Các kết quả thử nghiệm, đo lường, đo đạc, quan trắc mà nhà thầu thi công xây lắp đã thực hiện tại hiện trường để xác định chất lượng, khối lượng đối tượng cần nghiệm thu; - Bản vẽ hoàn công; - Nhật ký thi công, nhật ký giám sát của chủ đầu tư và các tài liệu văn bản khác đã xác lập trong khi xây lắp có liên quan đến đối tượng nghiệm thu. d) Có biên bản nghiệm thu nội bộ và phiếu yêu cầu nghiệm thu của nhà thầu thi công xây lắp; Nội dung và trình tự nghiệm thu: a) Kiểm tra tại chỗ đối tượng nghiệm thu: bộ phận công trình xây dựng, giai đoạn thi công xây dựng, thiết bị chạy thử đơn động không tải, thiết bị chạy thử liên động không tải. b) Kiểm tra các hồ sơ ghi trên. c) Trong khi nghiệm thu, trường hợp cần thiết có thể tiến hành thêm các công việc kiểm định sau: - Kiểm tra sự phù hợp giữa khối lượng, chất lượng các đối tượng nghiệm thu với số liệu ghi trong biên bản, tài liệu trình để nghiệm thu; - Yêu cầu nhà thầu xây lắp lấy mẫu kiểm nghiệm từ đối tượng nghiệm thu ở công trình để thí nghiệm bổ xung; - Thử nghiệm lại đối tượng nghiệm thu. - Kiểm tra mức độ đúng đắn của những kết luận ghi trong biên bản nghiệm thu vật liệu, thiết bị, sản phẩm chế tạo sẵn trước khi sử dụng; biên bản nghiệm thu công việc xây dựng; biên bản nghiệm thu lắp đặt tĩnh thiết bị có liên quan, các kết quả thí nghiệm có liên quan đến chất lượng đối tượng nghiệm thu do nhà thầu xây lắp thực hiện và cung cấp. d) Đối chiếu các kết quả kiểm tra, kiểm định với tài liệu thiết kế được duyệt, yêu cầu của các tiêu chuẩn kĩ thuật chuyên môn khác có liên quan, các tài liệu hướng dẫn hoặc các tiêu chuẩn kĩ thuật vận hành thiết bị máy móc để đánh giá chất lượng. e) Trên cơ sở đánh giá chất lượng ban nghiệm thu đưa ra kết luận: - Trường hợp thứ nhất: Chấp nhận nghiệm thu các đối tượng đã xem xét và lập biên bản theo một trong các mẫu do chủ đầu tư quy định. - Trường hợp thứ hai: Không chấp nhận nghiệm thu khi các đối tượng chưa thi công xong, thi công sai hoặc có nhiều chỗ sai với thiết kế được duyệt, hoặc không đáp ứng được những yêu cầu của tiêu chuẩn đánh giá chất lượng công trình và những yêu cầu của các tiêu chuẩn kỹ thuật chuyên môn khác có liên quan. Ban nghiệm thu lập biên bản (vào sổ nhật kí thi công) về nội dung sau: + Những công việc phải làm lại; + Những thiết bị phải lắp đặt lại; + Những thiết bị phải thử lại; + Những sai sót hoặc hư hỏng cần sửa lại; + Thời gian làm lại, thử lại, sửa lại; + Ngày nghiệm thu lại. 3.3.3.4  Nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình xây dựng, công trình xây dựng để đưa vào sử dụng. - Thành phần trực tiếp tham gia nghiệm thu: a)  Phía chủ đầu tư: - Người đại diện theo pháp luật và người phụ trách bộ phận giám sát thi công xây dựng công trình của chủ đầu tư; - Người đại diện theo pháp luật và người phụ trách bộ phận giám sát thi công xây dựng công trình của nhà thầu tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình. b)  Phía nhà thầu thi công xây dựng công trình: - Người đại diện theo pháp luật và người phụ trách thi công trực tiếp của nhà thầu thi công xây dựng công trình; - Người đại diện theo pháp luật và người phụ trách bộ phận giám sát thi công xây dựng công trình của Tổng thầu (đối với hình thức hợp đồng tổng thầu). c) Phía nhà thầu thiết kế xây dựng công trình tham gia nghiệm thu theo yêu cầu của chủ đầu tư xây dựng công trình: - Người đại diện theo pháp luật; - Chủ nhiệm thiết kế. d) Đối với những công trình có chuyên gia nước ngoài thì cần có đại diện chuyên gia thiết kế và chuyên gia thi công tham gia vào công việc nghiệm thu. Các đại diện này do cơ quan quản lí chuyên gia nước ngoài tại công trình đề nghị, Chủ đầu tư quyết định. e) Đối với những công trình có yêu cầu phòng cháy cao hoặc có nguy cơ ô nhiễm môi trường cần có đại diện của cơ quan quản lý nhà nước về phòng cháy chống cháy, về môi trường tham gia nghiệm thu. f) Và các thành phần khác trực tiếp tham gia nghiệm thu (theo yêu cầu của chủ đầu tư) Trách nhiệm của các thành phần tham gia nghiệm thu: Trực tiếp tiến hành nghiệm thu để bàn giao đưa vào sử dụng những đối tượng sau: a) Thiết bị chạy thử liên động có tải; b) Hạng mục công trình xây dựng đã hoàn thành; c) Công trình xây dựng đã hoàn thành; d) Các hạng mục hoặc công trình chưa hoàn thành nhưng theo yêu cầu của chủ đầu tư cần phải nghiệm thu để bàn giao phục vụ cho nhu cầu sử dụng. Thời gian bắt đầu tiến hành công tác nghiệm thu không muộn hơn 3 ngày kể từ khi nhận được phiếu yêu cầu nghiệm thu của nhà thầu chính xây lắp; hoặc nhận được văn bản yêu cầu của chủ đầu tư . Công tác nghiệm thu phải kết thúc theo thời hạn quy định của chủ đầu tư. Điều kiện cần để nghiệm thu. a) Đối tượng nghiệm thu đã thi công hoàn thành; b) Tất cả các công việc xây dựng, bộ phận công trình xây dựng, giai đoạn thi công xây dựng của đối tượng nghiệm thu đều đã được nghiệm thu theo qui định ; c) Có kết quả thí nghiệm, hiệu chỉnh, vận hành liên động có tải hệ thống thiết bị công nghệ; d) Có văn bản chấp thuận của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về phòng chống cháy nổ; an toàn môi trường; an toàn vận hành theo quy định; e) Có đầy đủ các hồ sơ, tài liệu hoàn thành xây dựng có liên quan đến đối tượng nghiệm thu do nhà thầu lập và cung cấp cho chủ đầu tư cùng với phiếu yêu cầu nghiệm thu; Danh mục các hồ sơ tài liệu hoàn thành đã thống nhất giữa chủ đầu tư và nhà thầu. f) Có đủ hồ sơ pháp lý của đối tượng nghiệm thu do chủ đầu tư lập theo danh mục hồ sơ pháp lý ; g) Có bảng kê những thay đổi so với thiết kế đã được duyệt, lập theo mẫu ; h) Có bảng kê các hồ sơ tài liệu chuẩn bị cho nghiệm thu, lập theo mẫu ; i) Có biên bản nghiệm thu nội bộ của nhà thầu thi công xây lắp; j) Đối với trường hợp nghiệm thu để đưa vào sử dụng các hạng mục công trình, công trình chưa thi công hoàn thành thì phải có quyết định yêu cầu nghiệm thu bằng văn bản của chủ đầu tư kèm theo bảng kê các việc chưa hoàn thành, lập theo mẫu; - Nội dung và trình tự nghiệm thu: - Kiểm tra tại chỗ hạng mục công trình hoặc công trình xây dựng đã hoàn thành; - Kiểm tra các hồ sơ, tài liệu đã nêu ; - Kiểm tra việc chạy thử thiết bị liên động có tải; - Kiểm tra những điều kiện chuẩn bị để đưa công trình vào sử dụng; - Kiểm tra và đánh giá chất lượng công tác xây lắp, thiết bị, máy móc, vật liệu, cấu kiện chế tạo sẵn đã sử dụng vào công trình trên cơ sở đó đánh giá chất lượng xây dựng chung của đối tượng nghiệm thu; - Kiểm tra sự phù hợp của công suất thực tế với công suất thiết kế được duyệt; + Trong khi nghiệm thu trường hợp cần thiết có thể tiến hành thêm các công việc kiểm định sau: - Yêu cầu các nhà thầu xây lắp lấy mẫu kiểm nghiệm từ đối tượng nghiệm thu ở công trình để thí nghiệm bổ sung, thử nghiệm lại thiết bị để kiểm tra; - Yêu cầu chủ đầu tư chạy thử tổng hợp hệ thống thiết bị máy móc để kiểm tra; - Thành lập các tiểu ban chuyên môn về kinh tế, kĩ thuật để kiểm tra từng loại công việc, từng thiết bị, từng hạng mục công trình và kiểm tra kinh phí xây dựng; + Đối chiếu các kết quả kiểm tra, kiểm định với tài liệu thiết kế được duyệt, yêu cầu của các tiêu chuẩn kĩ thuật chuyên môn khác có liên quan, các tài liệu hướng dẫn hoặc các tiêu chuẩn kĩ thuật vận hành thiết bị máy móc để đánh giá chất lượng. + Trên cơ sở đánh giá chất lượng Chủ đầu tư đưa ra kết luận: - Trường hợp thứ nhất: Chấp nhận nghiệm thu các đối tượng đã xem xét và lập biên bản theo một trong các mẫu do chủ đầu tư quy định. - Trường hợp thứ hai: Không chấp nhận nghiệm thu hạng mục, công trình khi phát hiện thấy các tồn tại về chất lượng trong thi công xây lắp làm ảnh hưởng đến độ bền vững, độ an toàn và mỹ quan của công trình hoặc gây trở ngại cho hoạt động bình thường của thiết bị khi sản xuất sản phẩm. -Bảng kê các tồn tại về chất lượng lập theo mẫu để các bên có liên quan thực hiện. Phí tổn để sửa chữa, khắc phục do bên gây ra phải chịu. -Trong trường hợp cần thiết, Chủ đầu tư có quyền thuê tư vấn độc lập phúc tra và kiểm tra công tác sửa chữa các tồn tại về chất lượng. -Sau khi các tồn tại về chất lượng đã được sửa chữa và khắc phục xong, Tư vấn phúc tra lập biên bản nghiệm thu theo qui định của tiêu chuẩn này và báo cáo Chủ đầu tư để tổ chức nghiệm thu lại. -Sau khi nghiệm thu, Chủ đầu tư có trách nhiệm gửi hồ sơ tới cấp có thẩm quyền để xin phép được bàn giao đưa hạng mục, công trình xây dựng xong vào sử dụng. Thời hạn xem xét và chấp thuận không quá 10 ngày làm việc sau khi đã nhận đủ hồ sơ hoàn thành hạng mục, công trình theo qui định. -Sau khi có quyết định chấp thuận nghiệm thu để bàn giao đưa hạng mục, công trình xây dựng xong vào sử dụng của cấp có thẩm quyền, chủ đầu tư phải tiến hành ngay công tác bàn giao cho chủ sở hữu, chủ sử dụng hạng mục, công trình theo qui định của tiêu chuẩn TCVN 5640 : 1991. -Tất cả các hồ sơ tài liệu hoàn thành hạng mục công trình xây dựng, công trình xây dựng phải được nhà thầu xây dựng lập, đóng quyển thành 6 bộ theo qui định. Trong đó hai bộ do chủ đầu tư, một bộ do cơ quan quản lí sử dụng công trình, hai bộ do nhà thầu xây lắp chính và một bộ do cơ quan lưu trữ nhà nước bảo quản. Công tác quản lý vật tư, máy móc thiết bị - Quy định về trách nhiệm. • Phòng Kế hoạch được giám đốc giao chịu trách nhiệm cung ứng vật tư, thiết bị phục vụ công tác sản xuất của đơn vị theo định mức kinh phí được duyệt và các quy định hiện hành. • Phòng Kế hoạch có trách nhiệm cung ứng vật tư, máy móc, thiết bị sử dụng trong qua trình thi công tại công trường. • Các đơn vị thi công tại công trường có trách nhiệm hỗ trợ Phòng Kế hoạch và tham mưu cho ban lãnh đạo công trường trong công tác cung cấp vật tư, thiết bị. - Các bước mua sắm. Bước 1 : Giấy đề nghị báo giá do trưởng đơn vị thi công ký. Bước 2 : Có ít nhất 03 báo giá của nơi bán (Đơn vị thu thập 03 báo giá, phòng Kế hoạch thu thập 01 báo giá trong vòng 7 ngày làm việc) và tiến hành xét chọn. Bước 3 : Hoá đơn tài chính của nơi bán. Bước 4 : Nhập sổ theo dõi vật tư thiết bị tại Phòng Kế toán - thống kê. Bước 5 : Thanh toán tại Phòng Kế toán -thống kê. -Bảo trì sửa chữa thiết bị, máy móc: + Hàng tháng, đơn vị thi công lập kế hoạch đề nghị bảo trì cho từng thiết bị mà đơn vị được giao sử dụng ( phương tiện vận chuyển, máy móc thiết bị phục vụ thi công tại công trường ) + Nếu thiết bị được bảo trì miễn phí theo hợp đồng mua thiết bị  thì đơn vị quản lý liên lạc trực tiếp nhà cung cấp đến bảo trì. + Thiết bị  khác: trình xin ý kiến lãnh đạo công trường duyệt để chọn đơn vị bảo trì nhưng không ảnh hưởng đến bảo hành. Chọn ra được đơn vị bảo trì đúng chức năng, uy tín. + Nếu thiết bị còn trong thời gian bảo hành thì đơn vị thi công liên lạc trực tiếp đến cơ quan bảo hành thực hiện chế độ bảo hành đúng theo hợp đồng đã ký, có hồ sơ đính kèm và nhân viên quản lý sử dụng thiết bị. + Nếu thiết bị  hết hoặc không bảo hành (theo hợp đồng) thì tổng hợp trình lãnh công trường duyệt . Đối với công tác sửa chữa nhỏ: Nhiệm vụ: Khắc phục những hư hỏng đột xuất hay tất yếu của các chi tiết, cụm máy. Có tháo máy và thay thế, nếu nó có yêu cầu phải sửa chữa lớn. Đặc điểm: - Là loại sửa chữa đột xuất nên nó không xác định rõ công việc sẽ tiến hành. - Thường gồm các công việc sửa chữa, thay thế những chi tiết phụ được kết hợp với những kỳ bảo dưỡng định kỳ để giảm bớt thời gian vào xưởng. - Công việc sửa chữa nhỏ được tiến hành trong các trạm sửa chữa ngay tại công trường. Ví dụ: thay thế lõi lọc nhiên liệu, dầu nhờn (ô tô). - Thông qua kiểm tra tình trạng kỹ thuật của máy móc để quyết định có sửa chữa nhỏ hay không. Đối với sửa chữa lớn: - Qui trình công nghệ sửa chữa: là một loạt các công việc khác nhau được tổ chức theo một thứ tự nhất định kể từ khi đưa thiết bị, máy móc vào xưởng đến khi xuất xưởng. Đối với từng mỗi loại thiết bị có qui trình công nghệ riêng, phụ thuộc phương pháp sửa chữa chúng và đặc điểm kết cấu. Cũng có trường hợp cùng một loại thiết bị có các qui trình sửa chữa khác nhau. Công việc sửa chữa được cụ thể hóa thành các qui trình (qui trình tháo lắp, tẩy rửa...) - Các phương thức tổ chức sửa chữa: + Sửa chữa theo vị trí cố định. + Sửa chữa theo dây chuyền. - Cách tổ chức lao động trong sửa chữa: tùy theo qui mô của cơ sở sửa chữa: + Sửa chữa tổng hợp. + Sửa chữa chuyên môn hóa. Trình tự sửa chữa thiết bị bao gồm các bước sau: Bước 1 : Giấy báo hỏng (mất công cụ)  máy móc thiết bị. Bước 2 : Lập biên bản xác định về việc hư hỏng (mất), kèm theo văn bản đề nghị sửa chữa (nếu hư hỏng nặng cần xác định xem xét, đánh giá để thanh lý mua mới hoặc loại bỏ nếu không còn khả năng sửa chữa),  kèm báo giá của đơn vị nhận gia công sửa chữa (03 đơn vị), phòng Kế hoạch phối hợp với đơn vị  xét chọn cơ sở sửa chữa. Bước 3 : Trình lãnh đạo công trường duyệt kế hoạch sửa chữa, ký hợp đồng, đơn vị sử dụng trực tiếp theo dõi việc sữa chữa. Bước 4 : Lập biên bản  nghiệm thu và giao nhận máy móc (thiết bị), thanh lý hợp đồng. Bước 5 : Thanh toán tại Phòng Kế toán -thống kê. - Quản lý và sử dụng phương tiện vận chuyển. Phòng Kế hoạch chịu trách nhiệm chung về việc điều hành, theo dõi kiểm tra tình trạng kỹ thuật của toàn bộ phương tiện vận chuyển có trong liên đoàn, các đơn vị phải thường xuyên báo cáo về tình hình  bảo quản, sử dụng phương tiện. Hàng tháng phòng kế hoạch sẽ tổ chức kiểm tra định mức nhiên liệu cho từng xe kết hợp với km bình quân hàng năm cho tổng số xe.Từ đó tính ra được số nhiên liệu bình quân phải tiêu thụ mà lên kế hoạch dự trù mua và cấp phát nhiên liệu và lên kế hoạch và dự trù sửa chữa cho từng xe, để trình lên ban lãnh đạo công trường xem xét . Trong các trường hợp hư hỏng đột xuất hoặc đặc biệt phát sinh, đơn vị thi công sẽ làm tường trình gửi về phòng Kế hoạch, phòng có trách nhiệm báo cáo lãnh đạo công trường để xin ý kiến giải quyết. Phòng Kế hoạch phối hợp với đội thi công thường xuyên theo dõi và đề xuất để được cấp và thay thế kịp thời đúng theo qui định sử dụng xe như: định kỳ thay nhớt, thay lọc, bơm mỡ. Sử dụng nhiên liệu đúng chủng loại, phụ tùng thay thế phải đúng qui cách. Bộ phận lái xe của công trường cáo trách nhiệm báo cáo ngay cho phòng Kế hoạch những hỏng hóc hoặc nghi vấn của xe để có hướng xử  lý. CHƯƠNG 4: CÔNG TÁC KẾ HOẠCH, HỒ SƠ TRONG XÂY DỰNG CẦU 4.1 Kế hoạch trong xây dựng cầu. - Tiến độ thi công. + Cách lập: Bước 1: Phân tích toàn bộ công trình thành các hạng mục công trình nhỏ. Bước 2 :Từ các hạng mục vừa phân tích tiến hành bóc tách thành các công việc cụ thể Bước 3 : Dự kiến công việc cần làm theo bản vẽ Bước 4 : Dự kiến số ngày công lao động để hoàn thành công việc Số ngày công = khối lượng/định mức Bước 5 : Dự kiến thời gian để hoàn thành công việc Bước 6 : Lên hệ thời gian thi công của các công việc riêng biệt sao cho cùng một lúc thi công nhiều hạng mục công trình để rút ngắn thời gian. + Theo dõi và điều chỉnh tiến độ : -Từ thời điểm khởi công, trình tự hoàn thành các hạng mục công trình, xác định được các thời điểm bắt đầu các thao tác công viêc hoặc hạng mục đầu tiên của các công việc. -Từ hướng thi công và thời gian hoàn thành các hạng mục, xác định các thời điểm kết thúc. -Vạch đường tién độ thi công cho toàn bộ công trình -Vạch đường tiến độ thi công cho các tổ, đội khi thực hiên các công việc cụ thể. -Kiểm tra tiến độ hoàn thành dự án theo tiến độ thi công cho phép. Trong mọi trường hợp phải đảm bảo hoàn thành và hoàn thành sớm tiến độ thi công cho phép. -Nếu trong quá trình thi công xảy ra vấn đề gì ngây ảnh hưởng đến tiến độ thi công thì cần có điều chỉnh phù hợp, ví dụ như tăng ca thi công, tăng năng suất thi công. - Kế hoạch cung cấp máy móc, thiết bị, vật tư, điện nước + Lập kế hoạch cung cấp vật tư, thiết bị. -Căn cứ kế hoạch công tác quản lý và sản xuất của các đơn vị sử dụng đề xuất nhu cầu, các đơn vị quản lý dựa vào mức khoán chi đã được duyệt tiến hành khảo sát giá cả, lập kế hoạch mua sắm vật tư, thiết bị gửi phòng Kế hoạch để trình Ban lãnh đạo xem xét phê duyệt. + Kiểm tra và duyệt kế hoạch cung cấp vật tư, thiết bị. - Phòng Kế hoạch, Phòng Kế toán-thống kê  kiểm tra kế hoạch mua sắm và trình Ban lãnh đạo xem xét phê duyệt. - Trong trường hợp đột xuất, các đơn vị thi công chỉ cần lập phiếu yêu cầu căn cứ kế hoạch đã giao khoán vật tư, thiết bị đã được nhân viên kỹ thuật phê duyệt tiến hành viết phiếu yêu cầu cung cấp vật tư, thiết bị kèm theo báo giá, bản vẽ hoặc tài liệu liên quan + Kế hoạch cung cấp điện nước - Điện được lấy từ điện lưới quốc gia, nhưng nhà thầu đã bố trí máy phát dự phòng. - Điện do máy phát dùng 2 máy trở lên. - Trong quá trình thi công nguồn điện luôn được cung cấp đầy đủ, đảm bảo sinh hoạt và sản suất - Nước sinh hoạt được cung cấp từ nhà máy nước tại khu vực thi công, nước dùng cho hoạt động sản suất được lấy từ sông của khu vực thi công. 4.2. Công tác hồ sơ. 4.2.1. Nội dung hồ sơ hoàn công + Hồ sơ pháp lý (Chủ đầu tư - Bên A tập hợp) -Quyết định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình, từng dự án thành phần hoặc tiểu dự án của cấp có thẩm quyền -Văn bản chấp thuận của cơ quan quản lý chuyên ngành có thẩm quyền về việc cho phép sử dụng công trình kỹ thuật bên ngoài hàng rào: . Cấp điện; . Sử dụng nguồn nước; . Khai thác nước ngầm; . Khai thác khoáng sản, khai thác mỏ; . Thoát nước (đầu nối vào hệ thống nước thải chung); . Đường giao thông bộ, thủy; . An toàn của đê (Công trình chui qua đê, gần đê, trong phạm vi bảo vệ đê...) . An toàn giao thông (nếu có). -Hợp đồng xây dựng (ghi số, ngày tháng của hợp đồng) giữa Chủ đầu tư với Nhà thầu tư vấn thực hiện khảo sát xây dựng, thiết kế; Nhà thầu thi công xây dựng chính, giám sát thi công xây dựng, kiểm định chất lượng, kiểm tra và chứng nhận sự phù hợp và cũng như hợp đồng giữa Nhà thầu chính (tư vấn, thi công xây dựng) và các Nhà thầu phụ (tư vấn, thi công xây dựng). -Các tài liệu chứng minh điều kiện năng lực của các Nhà thầu tư vấn, Nhà thầu thi công xây dựng kể cả các Nhà thầu nước ngoài (thiết kế xây dựng, thi công xây dựng, thi công xây dựng, giám sát thi công xây dựng, kiểm tra và chứng nhận sự phù hợp chất lượng...) -Kết quả thẩm định thiết kế cơ sở của cấp có thẩm quyền phê duyệt kèm theo phần thiết kế cơ sở quy định. -Kết quả thẩm định và phê duyệt thiết kế KT, thiết kế BVTC của Chủ đầu tư kèm theo hồ sơ thiết kế theo quy định. -Biên bản của Sở xây dựng kiểm tra sự tuân thủ quy định quản lý chất lượng công trình xây dựng của Chủ đầu tư trước khi nghiệm thu giai đoạn xây dựng, nghiệm thu hoàn thành công trình để đưa vào sử dụng. + Tài liệu quản lý chất lượng (Nhà thầu thi công xây dựng - Bên B lập) -Bản vẽ hoàn công các hạng mục và toàn bộ công trình về kiến trúc, kết cấu, lắp đặt thiết bị, hệ thống kỹ thuật công trình, hoàn thiện...(có danh mục bản vẽ kèm theo). -Các chứng chỉ kỹ thuật xuất xưởng xác nhận chất lượng vật liệu sử dụng trong công trình để thi công phần: san nền, gia cố nền, cọc, đài cọc, kết cấu ngầm và kết cấu thân, điện nước và hoàn thiện... -Các phiếu kiểm tra xác nhận chất lượng vật liệu sử dụng trong công trình để thi công phần: san, nền, gia cố nền, cọc, đài cọc, kết cấu ngầm và kết cấu thân, điện nước và hoàn thiện... do 1 tổ chức chuyên môn hoặc 1 tổ chức khoa học có tư cách pháp nhân, năng lực và sử dụng phòng thí nghiệm hợp chuẩn thực hiện. -Chứng chỉ xác nhận chủng loại và chất lượng của các trang thiết bị phục vụ sản xuất và hệ thống kỹ thuật lắp đặt trong công trình như: cấp nước, cấp điện, cấp ga...do nơi sản xuất cấp. -Thông báo kết quả kiểm tra chất lượng vật tư, thiết bị nhập khẩu sử dụng trong hạng mục công trình của các tổ chức tư vấn có tư cách pháp nhân được nhà nước quy định. -Các tài liệu, biên bản nghiệm thu chất lượng các công tác xây dựng, lắp đặt thiết bị. Kèm theo mỗi biên bản là bản vẽ hoàn công công tác xây lắp được nghiệm thu (có danh mục biên bản nghiệm thu công tác xây dựng kèm theo) -Các biên bản nghiệm thu thiết bị chạy thử đơn động và liên động không tải, nghiệm thu thiết bị chạy thử liên động có tải, báo cáo kết quả kiểm tra, thí nghiệm, hiệu chỉnh, vận hành thử thiết bị (không tải và có tải) -Biên bản thử và nghiệm thu các thiết bị thông tin liên lạc, các thiết bị bảo vệ. -Biên bản thử và nghiệm thu các thiết bị phòng cháy chữa cháy, nổ. -Biên bản kiểm định môi trường, môi sinh (đối với các công trình thuộc dự án phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường) -Báo cáo kết quả thí nghiệm hiện trường (gia cố nền, sức chịu tải cảu cọc móng; chất lượng bê tông cọc; lưu lượng giếng; kết cấu chịu lực; thử tải bể chứa; thử tải ống cấp nước...) -Báo cáo kết quả kiểm tra chất lượng đường hàn của các mối nối: cọc, kết cấu kim loại, đường ống áp lực, bể chứa bằng kim loại... -Các tài liệu đo đạc, quan trắc lún và biến dạng các hạng mục công trình, toàn bộ công trình và các công trình lân cận trong phạm vi lún ảnh hưởng trong quá trình xây dựng (độ lún, đọ nghiêng, chuyển vị ngang,góc xoay...) -Nhật ký thi công xây dựng công trình. -Lý lịch thiết bị, máy móc lắp đặt trong công trình; hướng dẫn hoặc quy trình vận hành khai thác công trình; quy trình bảo hành và bảo trì thiết bị công trình. -Văn bản (biên bản) nghiệm thu, chấp thuận hệ thống kỹ thuật, công nghệ đủ điều kiện sử dụng của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về: . Chất lượng sản phẩm nước sinh hoạt; . Sử dụng các chất chống thấm thi công các hạng mục công trình cấp nước; . Phòng cháy chữa cháy, nổ; . Chống sét; . Bảo vệ môi trường; . An toàn lao động, an toàn vận hành; . Thực hiện giấy phép xây dựng (đối với trường hợp phải có giấy phép xây dựng); . Chỉ giới đất xây dựng; . Đầu nối với công trình kỹ thuật hạ tầng (cấp điện, cấp nước, thoát nước, giao thông...); . An toàn đê điều, giao thông (nếu có) . Thông tin liên lạc (nếu có). -Chứng chỉ sự phù hợp từng công việc (thiết kế, thi công xây dựng) của các hạng mục công trình, toàn bộ công trình do các tổ chức tư vấn kiểm định độc lập cấp (kể cả các nhà thầu nước ngoài tham gia tư vấn kiểm định, giám sát, đăng kiểm chất lượng) và cấp trước khi Chủ đầu tư tổ chức nghiệm thu hoàn thành các hạng mục công trình và toàn bộ công trình. -Bản kê các thay đổi so với thiết kế (kỹ thuật, bản vẽ thi công) đã được phê duyệt. -Hồ sơ giải quyết sự cố công trình (nếu có). -Báo cáo của tổ chức tư vấn kiểm định đối với những bộ phận, hạng mục công trình hoặc công trình có dấu hiệu không đảm bảo chất lượng khi Chủ đầu tư nghiệm thu (nếu có) -Biên bản nghiệm thu giai đoạn xây dựng. -Biên bản nghiệm thu hạng mục công trình, nghiệm thu hoàn thành công trình để đưa vào sử dụng. Cách lập hồ sơ hoàn công : + Chuẩn bị hồ sơ pháp lý công trình, gồm - Quyết định đầu tư của dự án. -Quyết định phê duyệt thiết kế kĩ thuật và tổng dự toán và quyết định chấp thuận thiết kế bản vẽ thi công (với công trình thiết kế hai bước), các quyết định duyệt dự toán thành phần trong giai đoạn này. -Quyết định duyệt thiết kế kĩ thuật, thiết kế thi công và tổng dự toán (với công trình thiết kế một bước) -Các văn bản, chỉ thị, thông báo có liên quan trong cả quá trình triển khai dự án + Chuẩn bị hồ sơ quản lý chất lượng công trình, gồm: -Bản thuyết minh thiết kế kỹ thuật tổng thể công trình . -Bản tổng hợp khối lượng xây dựng công trình . -Hồ sơ về hệ mốc toạ độ, hệ mốc cao độ. -Hồ sơ địa chất công trình: Thuyết minh, các mặt cắt cấu tạo địa chất, tài liệu các lỗ khoan hoặc hố đào, bình đồ địa chất, hoặc bình đồ bố trí các lỗ khoan hoặc hố đào. -Hồ sơ thuỷ văn công trình: Thuyết minh các số liệu, tài liệu tính toán và điều tra về thuỷ văn, thuỷ lực công trình -Thuyết minh tổng kết kỹ thuật thi công, đánh giá chung về chất lượng thi công, những vấn đề còn tồn tại. -Hồ sơ về giải phóng mặt bằng: Chính sách, phương án chung về giải phóng mặt bằng của dự án, tài liệu làm rỏ phạm vi đã đền bù, giải toả, văn bản sao các quyết định của các cấp liên quan về giải phóng mặt bằng (quyết định cấp đất, quyết định đền bù, di chuyển) -Hồ sơ về hệ mốc lộ giới, có biên bản bàn giao với chính quyền địa phương và cơ quan quản lý khai thác. -Danh sách các đơn vị thi công (chính, phụ) đối với từng hạng mục công trình. -Danh sách tư vấn giám sát thi công -Bản vẽ tổ chức thi công tổng thể (Sơ đồ ngang và là sơ đồ mô tả thực tế diễn biến thi công theo thời gian, không dùng sơ đồ ban đầu) Các chứng chỉ kiểm tra kỹ thuật xác nhận chất lượng vật liệu, hỗn hợp vật liệu xây dựng công trình, các xác nhận của nhà tư vấn. -Các chứng chỉ kiểm tra kỹ thuật xác nhận chất lượng từng hạng mục công trình trong quá trình nghiệm thu chuyển giai đoạn thi công, có ý kiến chấp thuận của đơn vị tư vấn. -Các kết quả kiểm tra, kiểm định chất lượng các cấp, kiểm định thử tài công trình (nếu có). -Sổ nhật kí ghi chép quá trình chép quá trình thi công, nhận xét chất lượng công trình, các chứng từ và biên bản có liên quan đến công trình trong quá trình thi công. -Các biên bản nghiệm thu bộ phận công trình đối với từng hạng mục, bộ phận ấn dấu. -Biên bản nghiệm thu xong công trình đưa vào sử dụng. + Chuẩn bị bản vẽ hoàn công: Thiết kế hai bước mà bước thiết kế bản vẽ thi công do đơn vị tư vấn thiết kế được chủ công trình giao nhiệm vụ lập thì hồ sơ hoàn công lập là thiết kế bản vẽ thi công +Thiết kế hai bước mà thiết kế bản vẽ thi công do đơn vị lập thông thông qua nhà tư vấn chấp thuận thì hồ sơ hoàn công bao gồm: - Bản vẽ thiết kế kĩ thuật - Bản vẽ thiết kế bản vẽ thi công - Thiết kế một bước thiết kế bản vẽ thi công làm hồ sơ hoàn công +Nếu thi công đúng với đồ án thiết kế (tức các sai số về kích thước, cao độ trong phạm vi cho phép đã được nghiệm thu) thì dùng ngay văn bản thiết kế lập được duyệt ban đầu làm hồ sơ hoàn công. Bản vẽ được nhà tư vấn và chủ đầu tư ký đóng dấu xác nhận: "Tài liệu này là hồ sơ hoàn công". +Nếu thi công khác so với thiết kế về một số chi tiết, kích thước cấu tạo phụ, đơn giản, mức độ nhỏ: có thể dùng bản vẽ thiết kế lập, chữa lại bằng mực đỏ (bền mầu) các hình dáng, kích thước, cao độ thay đổi và ghi rõ các chú dẫn cần thiết, có xác nhận của nhà tư vấn, làm bản vẽ hoàn công. Nhà tư vấn xem xét các trường hợp cụ thể cho làm hình thức này hoặc theo hình thức khác. +Nếu thi công khác với đồ án thiết kế duyệt ban đầu nhiều điểm cơ bản, quan trọng hoặc nhiều chi tiết cấu tạo (thiết kế một bước: kĩ thuật thi công hoặc thiết kế hai bước như nêu ở mục trên) phải có bản vẽ bổ sung sửa đổi của cơ quan tư vấn thiết kế kèm theo quyết định bổ sung chấp thuận của cấp có thẩm quyền, kèm theo bản vẽ thiết kế cũ để đối chiếu. Hồ sơ nghiệm thu. - Biên bản xử lí hiện trường - Biên bản nghiệm thu công trình - Biên bản nghiệm thu nội bộ - Biên bản bàn giao - Phiếu yêu cầu nghiệm thu công trình

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docbao_cao_thuc_tap_tot_nghiep_duong_3823.doc
Luận văn liên quan