Đánh giá tác động môi trường của dự án khu dân cư đô thị Cầu Đinh

Huyện Phú Tân được bao bọc bởi bốn phía là sông ngòi, kênh rạch. Phía Bắc, Tây Bắc giáp huyện Tân Châu có kênh Vĩnh An nối liền sông Tiền với sông Hậu với chiều dài 17 km; Phía Tây giáp huyện Châu Phú ngăn cách bởi sông Hậu chiều dài 39 Km; phía Đông giáp tỉnh Đồng Tháp ngăn cách bởi sông Tiền; phía Nam, Đông Nam giáp huyện Chợ Mới có nhánh Vàm Nao dài 7 km nối liền sông Tiền với sông Hậu.

doc33 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 4758 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đánh giá tác động môi trường của dự án khu dân cư đô thị Cầu Đinh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐH KIẾN TRÚC TP. HCM KHOA XÂY DỰNG ¶¶¶ & ¶¶¶ BỘ MÔN MÔI TRƯỜNG XÂY DỰNG ĐỀ TÀI TIỂU LUẬN: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN KHU DÂN CƯ ĐÔ THỊ CẦU ĐINH GVHD : TS.TRẦN NGỌC TUẤN NHÓM TH : Nhóm V TP.Hồ Chí Minh ,T. 6.2010 TRƯỜNG ĐH KIẾN TRÚC TP. HCM KHOA XÂY DỰNG ¶¶¶ & ¶¶¶ BỘ MÔN MÔI TRƯỜNG XÂY DỰNG ĐỀ TÀI TIỂU LUẬN: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN KHU DÂN CƯ ĐÔ THỊ CẦU ĐINH GVHD : TS.Trần Ngọc Tuấn Danh sách nhóm V (XD.09.A2) 1.Huỳnh Ngọc Huệ MSSV: 09510302010 2.Trần Quốc Công 09510301944 3.Trần Trung Kiên 09510300673 4.Lê Quang Anh Tài 09510301236 5.Vũ Hữu Tâm 09510301263 I. MÔ TẢ DỰ ÁN 1. Tên dự án: DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG HẠ TẦNG KỸ THUẬT KHU DÂN CƯ ĐÔ THỊ CẦU ĐINH, THỊ TRẤN TỊNH BIÊN, HUYỆN TỊNH BIÊN, TỈNH AN GIANG. 2. Chủ dự án: + Công ty TNHH Thái Hân + 100% vốn trong nước + Giám đốc: Đinh Văn Cầu 3. Vị trí địa lý của dự án: Dự án nằm trong qui hoạch đã được phê duyệt Khu đô thị Nam Quốc lộ 91 và đường vào cầu Hữu Nghị thuộc thị trấn Tịnh Biên - huyện Tịnh Biên - tỉnh An Giang; khu đô thị Cầu Đinh ở phía nam trng tâm hành chánh huyện Tịnh Biên trong tương lai. Khu vực có vị trí tứ cận như sau: + Phía bắc là khu hành chánh huyện Tịnh Biên hiện hữu. + Phía nam giáp khu đất đồng ruộng, dân cư. + Phía tây giáp với kênh Vĩnh Tế, ven tuyến đường Hương lộ 17 bờ kênh từ Xuân Tô đi Hà Tiên. + Phía đông tiếp giáp với khu đất quốc phòng, núi Đất. 4. Nội dung chủ yếu của dự án: Đây là dự án xây dựng khu dân cư đô thị nhằm ổn định chỗ ở cho cư dân tại đây cũng như tạo điều kiện thu hút cư dân các nơi khác tập trung về đây sinh sống và giao thương mua bán; đặc biệt là nhằm xây dựng bộ mặt đô thị của cửa khẩu quốc tế có đầu mối giao thông đường bộ quan trọng nối kết với các nước trong khu vực Đông Nam Á với qui mô tầm cỡ đô thị loại 3 trong tương lai. Đây cũng là cơ sở thuận lợi cho việc quản lý và phát triển đô thị, đảm bảo mỹ quan và nâng cao điều kiện sống cho người dân vùng biên giới. Các hạng mục chính của dự án là khu vực dân cư và khu vực trung tâm hành chính, thương mại; cùng các công trình phụ trợ khác. Qui mô – dân số và cơ cấu sử dụng đất: Dân số: 1.500 người. Tổng diện tích dự án: 95.090,6 m2; bao gồm: + Diện tích đất ở xây dựng: 48.749,82 m2 (41,21%), gồm 84 lô nền biệt thự, 178 lô nền phố liên kế, 29 lô nền tái định cư. + Diện tích đất ở trồng cây xanh: 9.589,65 m2 (10,06%) + Diện tích giao thông: 38.947,09 m2 (40,95%) + Diện tích công trình công cộng: 4.787,81 m2 (5,04%) + Diện tích đê bao (taluy ngoài): 2.605,88 m2 (2,74%). Các chỉ tiêu kỹ thuật của dự án: - Chỉ tiêu sử dụng đất: + Đất dân dụng: 61 – 78 m2/người + Đất ở: 35 – 45 m2/người + Đất công trình: 3 – 4 m2/người + Đất công viên cây xanh: 7 – 9 m2/người + Đất giao thông: 16 – 20 m2/người - Diện tích sàn nhà ở bình quân tối thiểu: 12 m2/người - Mật độ dân cư: 17 người/ha - Mật độ xây dựng khu nhà vườn (biệt thự): 60% - Tầng cao xây dựng trung bình: 1 – 2 tầng - Hệ số sử dụng đất: < 1 - Mật độ xây dựng khu nhà cố liên kế: 100% Tầng cao: 3 tầng Hệ số sử dụng đất: >= 2,5 lần - Các chỉ tiêu hạ tầng kỹ thuật: + Cấp nước sinh hoạt: 120 lít/người/ngày đêm + Cấp điện sinh hoạt: 75 – 1500 kwh/người/năm + Thông tin liên lạc: 16 máy điện thoại/100 dân + Rác thải sinh hoạt: 0,7 – 1,2 kg/người/ngày + Thoát nước thải 100% nước cấp: tính theo số lượng dân cư. Khu đất có địa hình song song với Hương lộ 17 theo trục Tây Bắc – Đông Nam, do đó, mặt chính của các ô cũng được bố trí theo hướng này để tránh nắng Tây. Các trục đường quy hoạch chung 1/2000 đã được duyệt D-E-F-số 3 và đường vòng phía núi Đất được thiết kế theo quy hoạch. Các đường nội bộ o phố số 1 và số 2 vuông góc với trục đường số 3, mật độ cây xanh khoảng lùi xây dựng kết hợp cây xanh đường phố đảm bảo mật độ 8%, các diện tích công trình công cộng được bố trí đan xen trong khu đất ở gồm: đất dự kiến xây dựng công trình công cộng phục vụ cho khu dân cư như Bưu cục, trạm y tế, câu lạc bộ hoặc văn phòng tự quản khu phố. Ngoài ra, đất công trình công cộng giữa các khu phố được bố trí làm Vườn chơi thiếu nhi, sân tập thể dục cho người cao tuổi và sinh hoạt cộng đồng, đảm bảo mật độ 5% trên tổng diện tích dự án. Các dãy phố liên kế - phố tái định cư có diện tích 105 m2 (ngang 5 m, dài 25 m), khu nhà biệt thự có diện tích trung bình 375 m2 (ngang 15 m, dài 25 m) đảm bảo đúng định mức đất ở đô thị theo quy định. BẢNG CÂN BẰNG SỬ DỤNG ĐẤT TT PHÂN LOẠI ĐẤT DIỆN TÍCH TỶ LỆ Diện tích đất dự án 95.090,60 m2 100,00% 01 Đất ở phân lô a. Diện tích đất ở xây dựng 39.160,17 m2 41,21% b. Diện tích đất ở trồng cây xanh 9.589,65 m2 10,06% 02 Diện tích giao thông 38.947,09 m2 40,95% a. Mặt đường: 22.001,91 m2 23,13% b. Vỉa hè: 16.945,18 m2 17,82% 03 Đất công trình công cộng 4.787,81 m2 5,04% 04 Diện tích đê bao (taluy ngoài) 2.605,88 m2 2,74% Trong diện tích dự án, một số hạng mục công trình được xây dựng để phục vụ cho việc thực hiện dự án: - San lấp cát: 95.090,60 m2 với khối lượng cát san lấp 152.883,86 m3. - Xây dựng hệ thống cống thoát nước mưa và nước thải sinh hoạt và một số công trình kèm theo như hố ga, hố thăm, miệng xả …. nước thải. - Xây dựng hệ thống thu gom nước thải trong khu thương mại. Nước thải từ khu vực này cần được xử lý triệt để trước khi thải vào nguồn tiếp nhận chung. - Xây dựng hệ thống giao thông nội bộ trong khu vực, vỉa hè, cây xanh, dãy phân cách… - Lắp đặt hệ thống cung cấp nước sạch cho các hộ dân trong khu vực thực hiện dự án. - Lắp đặt hệ thống lưới điện. II.ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN,MÔI TRƯỜNG VÀ KINH TẾ - Xà HỘI 1. Điều kiện tự nhiên và môi trường *Vị trí địa lý: Huyện Tịnh Biên là huyện miền núi tiếp giáp với nước bạn Campuchia, được bao bọc bởi tuyến kênh chính là kênh Vĩnh Tế và vùng Bảy Núi. Phía Bắc, Tây Bắc giáp nước bạn Campuchia với tuyến kênh Vĩnh Tế ngăn cách; Phía Tây giáp huyện Tri Tôn cùng chia sẽ các dãy núi; phía Đông giáp thị xã Châu Đốc; phía Nam, Đông Nam giáp huyện Châu Phú. - Địa hình: Là một trong 3 huyện vùng núi của tỉnh An Giang, Tịnh Biên được coi là cửa khẩu đường bộ quan trọng nối từ Quốc lộ 91 của Việt Nam đến Quốc lộ 2 Campuchia dẫn đến thủ đô Phnompenh khoảng 120 km. Khu vực dự án có cao độ hiện trạng bình quân theo Quốc lộ 91 là +7,1 m (cao độ quốc gia). Điểm cao nhất tại khu vực dự án là +8,7 m; điểm thấp nhất +5,15 m. Cao độ hiện trạng bình quân toàn khu vực dự án +5,9 m. Toàn khu vực dự án hiện là đất ruộng và vườn tạp. Cao trình mặt đất tự nhiên chênh lệch nhiều. Lũ cao nhất tại khu vực là +4,62 m tại trạm thủy văn Xuân Tô - cầu Hữu Nghị. Địa hình có độ dốc trung bình theo các hướng sau: + Từ Đông sang Tây (điểm đầu khu hành chính trên Quốc lộ 91 đến điểm cuối khu hành chính trên Quốc lộ 91) là 0,6%. + Từ Bắc xuống Nam (điểm giữa khu hành chính giai đoạn 1 và giai đoạn 2 đến đường đi Ba Chúc) là 0,63%. Khu đất dự án khu đô thị Cầu Đinh có diện tích 95.090,6 m2 địa hình bán sơn địa hướng dốc tự nhiên của địa hình từ Bắc xuống Nam, từ Đông dang Tây chủ yếu là đất nông nghiệp ít ao mương trũng, có cao độ tự nhiên trung bình +5,4 m. Khi thực hiện dự án sẽ san lấp nền đạt cao trình +5,9 m ngang nền san lấp khu hành chính huyện tại vị trí giáp ranh, chiều cao san lấp trung bình của toàn bộ khu đất dự án Htb = 1,5 m. - Thổ nhưỡng: Đất đai của huyện được hình thành do sự phong hóa và bồi đắp của các dãy núi. Đất hình thành từ lớp đá núi phong hóa có độ phì không cao, các chất trong đất cân đối, mang nhiều hạt nhỏ, đất có thành phần cơ giới chủ yếu là thịt và sét, tầng đất dày phù hợp với nhiều loại cây trồng công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. - Khí hậu- Thủy văn: Khu vực dự án không chịu ảnh hưởng trực tiếp của chế độ thủy văn sông Cửu Long, trực tiếp là sông Hậu vào mùa lũ hàng năm từ tháng 8 đến tháng 10; đỉnh lũ cao nhất năm 2000: 4,5 m. Tịnh Biên nằm trong miền nhiệt đới gió mùa; mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11 và mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Mùa mưa ấm áp tiếp nhận gió từ biển Đông thổi vào nên nhiều mây mưa. Mùa không tiếp nhận không khí từ miền bắc thổi vào nên hơi khô và lạnh vào ban đêm. Có hai hướng gió chính: - Từ tháng 5 đến tháng 10: chịu ảnh hưởng gió Tây – Tây Nam. - Từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau: chịu ảnh hưởng của gió Đông – Đông Nam. Riêng tháng 11 và tháng 12, hướng gió chính không trùng với hướng gió thịnh hành và có gió bấc. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11; mưa nhiều, lượng mưa chiếm trên 85% cả năm. Mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa chỉ chiếm 7 – 10% lượng mưa toàn năm. - Điều kiện địa lý, địa chất: Trong vùng dự án, những đặc điểm chung về điều kiện địa chất - địa chất công trình của khu vực Bảy Núi được ghi nhận như sau: - Vùng phía nam, đá gốc lộ ra có thành phần chủ yếu là đá trầm tích cát kết, bột kết, các đá phun trào andesit xen kẹp các đá phiến silic. Phần trên được phủ bởi các lớp phong hóa với thành phần cát, bột, sét lẫn sạn sỏi, dăm tảng có kích thước không đồng đều, chiều dày thay đổi từ 1 đến 5 m. Phần dưới là đá gốc cứng chắc, nứt nẻ mạnh theo nhiều phương khác nhau. Các khe nứt có bề rộng nhỏ, nhiều chỗ là khe nứt kín lại bị lấp nhét bởi các vật liệu là sét lẫn sạn sỏi. Đã phát hiện ra đứt gãy có hướng tây bắc - đông nam với phương dịch chuyển về phía đông. Tại đây, các lớp cát kết bị dịch chuyển và các lớp bột kết bị vò nhàu mạnh. - Vùng phía đông, đất đá lộ ra có thành phần khác nhau rõ rệt: núi Phú Cường được cấu tạo bởi các đá trầm tích cát kết, bột kết, cuội kết... với cấu tạo xiên chéo, trong khi đá núi Đất lại được cấu tạo chủ yếu bởi loạt đá vôi có tuổi cổ nhất khu vực. Tại các điểm khai thác đá cho thấy chiều dày lớp phủ thay đổi từ 1 - 3 m với thành phần phong hóa từ đá gốc bao gồm cát, cuội, sỏi lẫn bột, sét, dăm, tảng. Đá gốc lộ ra bị nứt nẻ mạnh. Trong các đá trầm tích, khe nứt bị lấp nhét bởi sét bột lẫn sạn sỏi, còn trong đá xâm nhập xuất hiện các khe nứt hở rộng 1 - 3 cm theo nhiều hướng khác nhau, đôi chỗ bị xuyên cắt bởi các mạch thạch anh hoặc canxit. Tại đây cũng đã phát hiện được 2 đứt gãy có phương tây bắc - đông nam và tây nam - đông bắc. Các đứt gãy này có hướng dịch chuyển nhỏ và cắm về 2 hướng khác nhau là phía bắc và phía nam. Nhìn chung, cấu trúc địa chất của vùng khá phức tạp, bao gồm các loại đất đá có nguồn gốc trầm tích, xâm nhập, phun trào khác nhau, bị các hoạt động kiến tạo làm cho uốn nếp, đứt gãy xảy ra mạnh mẽ. Trên mặt cắt, bề mặt của đá gốc rất không bằng phẳng và có sự thay đổi lớn theo chiều từ tây sang đông. Địa chất công trình trong khu vực nhìn chung là tốt, cường độ chịu nén phần lớn đạt trên 1,5 kg/cm2. Tuy nhiên, ở một số khu vực ruộng trũng và dọc bờ kênh, cường độ chịu nén nhỏ hơn 1 kg/cm2, khi xây dựng phải chú ý gia cố móng. - Hiện trạng các thành phần môi trường tự nhiên: Qua khảo sát chất lượng không khí tại tỉnh An Giang nói chung và khu vực Tịnh Biên nói riêng của Sở Tài nguyên và Môi trường cho thấy: năm 2006, tại khu vực này vào mùa khô có nồng độ bụi trung bình 0,48 mg/m3, cao gấp 1.6 lần tiêu chuẩn môi trường (TCMT). Nồng độ chì 0,001 mg/m3, theo TCMT, trong không khí xung quanh không được phép có mặt loại khí này. Vào mùa mưa, nồng độ bụi cao hơn mùa khô, trung bình 2,8 mg/m3, cao gấp 9.3 lần TCMT, nồng độ khí chì mùa mưa cao hơn mùa khô, trung bình 0,002 mg/m3. Để có cơ sở đánh giá hiện trạng môi trường tại khu vực dự án, chúng tôi tiến hành khảo sát, đo đạc nồng độ các chất ô nhiễm không khí, nước tại khu vực và vùng lân cận. Kết quả đo đạc cụ thể như sau: - Hiện trạng môi trường không khí: Để xác định hiện trạng không khí khu vực cơ sở, chúng tôi tiến hành thu mẫu không khí tại khu vực. Kết quả phân tích được trình bày trong bảng 1. KẾT QUẢ ĐO CHẤT LƯỢNG KHÔNG KHÍ KHU VỰC DỰ ÁN Vị trí lấy mẫu Bụi mg/m3 SOx mg/m3 NOx mg/m3 Chì mg/m3 Ồn dBA (TCVN 2008) Trước cổng bến xe 0,27 0,18 0,022 <0,5 80 - 92 TCVN 5937 – 2005 0,3 0,35 0,2 0,5 75 Nhận xét: Qua kết quả phân tích, so với tiêu chuẩn, khu vực hoạt động của dự án bị ô nhiễm về tiếng ồn và nồng độ Chì ở mức độ nhẹ, chủ yếu là do ảnh hưởng hoạt động của các phương tiện giao thông. - Hiện trạng môi trường nước: Hoạt động của dự án chủ yếu sử dụng nguồn nước mặt từ kênh Vĩnh Tế. Kết quả phân tích chất lượng nguồn nước khu vực được trình bày ở bảng dưới đây.(TCVN 2008) KẾT QUẢ PHÂN TÍCH CHẤT LƯỢNG NƯỚC MẶT Chỉ tiêu Đơn vị M1 TCVN pH pH units 6,81 6 - 8,5 SS mg/l 2 20 PO43- mg/l 3,48 4 N-NO3 mg/l 1,2 10 N-NH3 mg/l 1,74 0,05 Coliform 37°C MPN/100ml 1,7 x 102 5 x 103 BOD mgO2/l 1,82 < 4 Ghi chú: M1: Nước cấp đô thị Qua kết quả phân tích cho thấy: Đối với nước cấp dùng cho sản xuất, chỉ có hàm lượng N-NH3 vượt tiêu chuẩn môi trường Việt Nam, các chỉ tiêu còn lại đều nằm trong mức cho phép. - Hiện trạng môi trường đất: Khu vực Tịnh Biên, đất có nguồn gốc phong hóa từ vùng đồi núi Bảy Núi và bồi đắp ven đê tự nhiên, với mức độ bồi tích phù sa mạnh mẽ tạo nên, có tuổi từ thời Holocene. Đất có màu nâu tươi và độ dày trên 100 cm. Thành phần chủ yếu là đất thịt hay sét pha thịt, tầng sâu có thể có cát pha. Đất chặt, cứng, hơi ẩm, giàu dinh dưỡng nhưng thoát nước tốt, không chứa độc chất gây hại cho cây trồng. Đất chủ yếu sử dụng để sản xuất nông nghiệp, dọc theo Quốc lộ 91 dùng vào mục đích thổ cư. - Hiện trạng môi trường sinh vật: Môi trường trong khu vực thuộc hệ sinh thái nông nghiệp vùng bình nguyên bán sơn địa. - Về thực vật: chủ yếu là cây lương thực, rau màu, các loại cây ăn trái và cây che bóng mát. Các loại cây quý hiếm rất ít hoặc hầu như không có. - Về động vật: Theo nhận xét sơ bộ, trong vùng chủ yếu là động vật nuôi như heo, bò, gà, vịt… ở mức độ chăn nuôi gia đình là chủ yếu. Động vật hoang dã rất ít hầu như không có. 2. Điều kiện kinh tế - xã hội: a. Điều kiện về kinh tế: - Giao thông: Cùng với phát triển thủy lợi, mạng lưới giao thông nội đồng và các tuyến giao thông chính của huyện không ngừng được nâng cấp, cải tạo ngày một tốt hơn, trong đó có trục giao thông chính trên bộ là tuyến Quốc lộ 91 từ Châu Đốc đi xuyên khu vực dự án và lên đến Campuchia. Ngoài ra còn có tuyến Hương lộ 17 (nhựa) đi Ba Chúc; lòng đường khoảng 5 – 7 m chạy dài qua khu quy hoạch ở hướng Tây. Mạng lưới giao thông thủy thuận lợi cho lưu thông, giao lưu hàng hóa trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, TP HCM, Campuchia, tạo điều kiện phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. - Điện: Huyện có mạng lưới điện Quốc gia từ năm 1990, từ trạm 110(35)/15KV Châu Đốc đến, thuộc mạng cấp điện chung của tỉnh An Giang. Đến nay đã phủ điện đến các trung tâm xã, thị trấn, các vùng dân cư tập trung. 100% cơ sở công nghiệp được cung ứng đủ công suất điện cho sử dụng, 70% diện tích canh tác đã được bơm tưới, tiêu bằng điện. Đến cuối năm 2004 toàn huyện có 97% hộ có sử dụng điện cho sinh hoạt . - Thông tin liên lạc: Mạng lưới bưu điện - Thông tin liên lạc được mở rộng phục vụ ngày càng tốt hơn nhu cầu nhân dân. Đến nay ngành đã phát triển được 4 bưu cục trong đó 3 bưu cục xã, với gần 9.000 máy điện thoại, mật độ sử dụng điện thoại bằng 5% dân số, bình quân 4,5 hộ dân có 1 máy điện thoại. b. Điều kiện về xã hội: Toàn huyện có 141.113 người trong tuổi lao động, chiếm 47,95% dân số. Trong đó số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế 126.437 người chiếm 89,6 % ; tỷ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm chiếm 10,40%. Nguồn lao động của huyện khá dồi dào, tuy nhiên chất lượng còn thấp, có trên 96% lao động thủ công, đơn giản; tỷ trọng lao động qua đào tạo còn thấp chiếm 15%; thời gian sử dụng lao động trong nông nghiệp chiếm 60%. Năm 1998, huyện được công nhận phổ cập Tiểu học; đang khẩn trương tập trung thực hiện phổ cập Trung học cơ sở, dự kiến đến năm 2005 hoàn thành trong toàn huyện. Dân tộc chủ yếu là người kinh chiếm 98% còn lại là người Hoa và Khmer. Toàn huyện có 53.818 hộ sinh sống, huyện mang đậm nét của một vùng tôn giáo, trong đó có 84,2% hộ theo đạo Phật với khoảng 121.000 tín đồ chiếm 52% dân số. Các tôn giáo khác: Công giáo 1,9%, Cao Đài 2,2%, Hồi giáo 1% và các tôn giáo khác là 0,7%. Huyện có di tích lịch sử, di tích văn hoá, cửa khẩu quốc tế... và là một trong những điểm đến du lịch chính trong tỉnh, hàng năm thu hút trên 1 triệu lượt khách đến thăm và mua sắm. c. Điều kiện tự nhiên và môi trường. *Vị trí địa lý: Huyện Phú Tân được bao bọc bởi bốn phía là sông ngòi, kênh rạch. Phía Bắc, Tây Bắc giáp huyện Tân Châu có kênh Vĩnh An nối liền sông Tiền với sông Hậu với chiều dài 17 km; Phía Tây giáp huyện Châu Phú ngăn cách bởi sông Hậu chiều dài 39 Km; phía Đông giáp tỉnh Đồng Tháp ngăn cách bởi sông Tiền; phía Nam, Đông Nam giáp huyện Chợ Mới có nhánh Vàm Nao dài 7 km nối liền sông Tiền với sông Hậu. - Địa hình: Do được bao bọc bởi 4 phía sông ngịi cho nên huyện Phú Tân như một cs lao nổi, mang tính chất địa hình của vsng cồn bãi. Dãi đất ven sông Tiền, sông Hậu cao và thấp dần theo hướng Tây Bắc xuống Đông Nam. Độ cao trung bình biến thiên từ +1.0 đến +2.0 m. - Thổ nhưỡng: Đất đai của huyện được hình thành do sự bồi đắp của 3 con sông: sông Tiền, sông Hậu và sông Vàm Nao. Đất hình thành từ chất phs sa lắng đọng, là loại đất phs sa trẻ có đặc tính tốt, độ phì nhiêu cao, các chất trong đất cân đối, mang nhiều hạt nhỏ, đất có thành phần cô giới chủ yếu là thịt và sét, tầng đất dày phs hợp với nhiều loại cây trồng. - Khí hậu- Thủy văn: Sông Tiền và sông Hậu chịu ảnh hưởng của chế độ dịng chảy sông Cửu Long và chế độ thủy triều vsng biển Đông, kết hợp với mưa và lưu lượng dịng chảy ở thượng nguồn, nước lũ về đồng thường bắt đầu vào tháng 6, diễn biến đỉnh lũ xãy ra từ tháng 8 đến tháng 10. Khí hậu chia làm 2 msa, msa mưa từ tháng 5 đến hết tháng 11, msa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. - Điều kiện địa lý, địa chất: - Điều kiện về khí tượng - thủy văn: - Hiện trạng các thành phần môi trường tự nhiên: III.ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG Đây là dự án xây dựng hoàn chỉnh một khu dân cư, thương mại cho Thị trấn Phú Mỹ, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang. Các nguồn gây ra các tác động đến môi trường đất, nước, không khí đến các điều kiện vật lý, hóa học, sinh học và các điều kiện kinh tế xã hội phát sinh trong 3 giai đoạn chủ yếu: giai đoạn san lấp mặt bằng – giải phóng mặt bằng, giai đoạn xây dựng các công trình và trong suốt quá trình dự án đi vào hoạt động. 1. Giai đọan tiền thi công Giai đoạn san lấp mắt bằng – giải phóng mặt bằng gây ra các tác động tạm thời. Qui mô và khối lượng tác động không nhiều. Chất thải tạo ra trong giai đoạn này chủ yếu là xà bần và đất đá từ các công trình bị phá hủy. Trong giai đoạn này cũng tác động đến dân cư sống trong khu vực thực hiện dự án. *Ảnh hưởng đến môi trường đất: việc đập phá các công trình làm xáo trộn bề mặt đất, làm thay đổi đặc tính lý - hóa, kết cầu, độ chặt và độ giữ nước của đất. Các máy móc thi công công trình, hoạt động đào bới, bơm cát … là các hoạt động gây tác động mạnh đến môi trường đất *Ảnh hưởng đến môi trường nước: nước bơm cát, nước sinh hoạt của công nhân xây dựng là các nguồn gây ô nhiễm môi trường nước. Môi trường nước thường có hiện tượng ô nhiễm cục bộ do nước thải không có đường thoát ra bên ngoài. * Ảnh hưởng đến môi trường kinh tế - xã hội: một số người dân trong khu vực bị ảnh hưởng do việc di dời và chuyển đổi kế sinh nhai. Họ không còn ruộng đất để canh tác nông nghiệp và phải làm các công việc khác. Một số người có thể có công ăn việc làm, một số khác không thể có việc làm ngay và đó là gánh nặng cho xã hội. Cần chú ý đế nguồn tác động này. Để giải quyết vấn đề này cần sự cộng tác của nhiều ngành liên quan, trong đó ban quản lý dự án đóng một vai trò quan trọng trong việc chuyển đổi ngành nghề cho các đối tượng này. * Ảnh hưởng đến cảnh quan: một khối lượng lớn chất thải rắn do hoạt động giải phóng mặt bằng sẽ làm xáo trộn nền của cảnh quan trong khu vực thực hiện dự án. Các hạng mục công trình bị đập phá, các cây nằm trong diện tích phải chặt bỏ là một lượng chất thải rắn khổng lồ cần phải quản lý và xử lý thật tốt. Có thể sử dụng chất thải rắn từ các hạng mục công trình (xà bần, gạch đổ nát....) để san lấp các nơi trũng thấp. Trong giai đoạn này, một số lượng lớn chất thải rắn được tạo ra do hoạt động giải tỏa các công trình và các vật kiến trúc không phù hợp trong khu vực thực hiện dự án. Vấn đề xử lý triệt để nguồn gây ô nhiễm này là rất cần thiết. Ngoài ra trong khu vực dự án còn có 37 hộ dân đang sinh sống, một số mộ và các công trình khác cần di dời. Nguồn tác động lớn nhất trong vấn đề này là tác động đến môi trường xã hội. Giải quyết việc làm tại chỗ hay tạo ra công ăn việc làm phù hợp là một thách thức rất lớn trong vấn đề thành bại của dự án. 2. Giai đọan thi công các công trình. Giai đoạn thi công các công trình: nguồn ô nhiễm chủ yếu là hoạt động của máy móc phục vụ san lấp. Chất thải sinh hoạt của công nhân xây dựng cũng là một nguồn ô nhiễm quan trọng. * Ảnh hưởng đến môi trường không khí: tiếng ồn, khói thải của các phương tiện thi công xây dựng …. là nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí chủ yếu. Bụi của phương tiện vận chuyển vật liệu xây dựng ảnh hưởng rất lớn đến người dân xung quanh khu vực dự án và ảnh hưởng trực tiếp đến các công nhân làm việc trong công trường. Khói thải của các thiết bị xây dựng chứa các chất như: CO, CO2, SOx, NOx… và một loạt các chất gây độc khác cho con người và các sinh vật khác khi tiếp xúc với chất ô nhiễm này. Hoạt động của các máy móc thi công xây dựng làm ảnh hưởng đến điều kiện vi khí hậu địa phương. Đáng chú ý là tiếng ồn và nhiệt do các máy móc thải ra gây các tác hại to lớn. Tiếng ồn có thể gây ra các bệnh nghề nghiệp như điếc vĩnh viễn. Trong công trường xây dựng, tiếng ồn làm mất tập trung của các công nhân lao động trực tiếp ở công trường, gây ra các tai nạn lao động thương tâm. * Ảnh hưởng đến môi trường nước: ảnh hưởng bởi nước thải sinh hoạt của công nhân xây dựng. Lượng công nhân xây dựng tại công trường thay đổi,tuỳ thuộc vào từng thời gian xây dựng các hạng mục công trình khác nhau. Tính trung bình có khoảng 50 công nhân lao động thường xuyên ở công trường. Theo tính toán của nhiều nước phát triển, lượng nước thải sinh hoạt của mỗi người nếu không được thu gom, xử lý thì các chất ô nhiễm và tải lượng ô nhiễm bao gồm: Chất ô nhiễm Khối lượng (g/người/ngày) BOD5 45 – 54 COD 72 – 102 SS 70 – 145 Dầu mỡ 10 – 80 Tổng Nitơ 6 – 12 Tổng Photpho 0,8 – 4,0 Tổng lượng chất ô nhiễm do 50 công nhân hoạt động ở các công trình đưa vào môi trường. Trong đó, một phần vật chất này sẽ đưa ra môi trường và gây ô nhiễm nguồn nước. Ngoài ra, lượng nước bình quân sử dụng 100 lít/người/ngày (đối với công nhân xây dựng) thì lượng chất thải không được xử lý có nồng độ như sau: Chất ô nhiễm Nồng độ (mg/l) Tiêu chuẩn Đánh giá BOD5 56-65 15 Cao SS 70 - 145 50 Vượt nhẹ Nitơ theo NH3 3-6 - - Tổng Coliforms 103-105 MPN 7500 Không đạt Vậy nồng độ các chất ô nhiễm này so với tiêu chuẩn nước thải ( QCVN 08 : 2008/BTNMT) có giới hạn cho phép (được so sánh đối với các loại hình nhà trọ) là không đạt yêu cầu. * Ảnh hưởng đến môi trường đất - Lượng nước chảy tràn sẽ cuốn theo đất, đá,… làm xói mòn, giảm màu mỡ của đất. Tuy nhiên dự án sẽ hạn chế đến mức thấp nhất các tác động này bằng cách rải sỏi, đá 2x3 trên bề mặt đất trống và đường giao thông nội bộ trong khu vực dự án. - Ảnh hưởng đến môi trường đất còn có nguyên nhân từ các chất thải rắn sinh hoạt, vào môi trường rất khó phân huỷ, làm huỷ hoại môi trường đất. - Các nguyên, nhiên liệu dư thừa từ các phương tiện chuyên chở, máy xúc đất, máy trộn bê tông sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng đất của khu vực. Tuy nhiên ảnh hưởng này không nhiều. * Ảnh hưởng đến môi trường kinh tế xã hội: một số người dân sống xung quanh khu vực thực hiện dự án được hưởng lợi từ các hoạt động buôn bán các thứ nhu yếu phẩm cho công nhân xây dựng cũng như là bán hàng ăn, nước uống cho công nhân. Tuy nhiên, công nhân xây dựng cũng tác động không nhỏ đến đời sống của khu vực như hiện tượng ăn uống nhậu nhẹt, chơi bời, hút chích ….trong các lán trại. Một số công nhân có lối sống buông thả, không phù hợp với phong tục tập quán của địa phương. Điều này vô tình ảnh hưởng đến lối sống của một số thành thiếu niên địa phương. * Cảnh quan của khu vực vẫn bị tác động nghiêm trọng do các hoạt động đào bới, dầm móng, xây dựng các công trình…. Trong giai đoạn thi công xây dựng các công trình, nước thải sinh hoạt từ các lán trại của công nhân csng với chất thải rắn sinh hoạt là nguồn gây ô nhiễm quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của công nhân. Nước thải và chất thải hữu cơ dễ phân hủy sinh học không được xử lý tốt, khi phát tán ra môi trường bên ngoài sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến dân cư sống xung quanh khu vực dự án. Ô nhiễm không khí từ các hoạt động của các thiết bị xây dựng cũng là nguồn gây ô nhiễm rất đáng kể đến vi khí hậu khu vực. Xáo trộn bề mặt đất có thể dẫn đến việc mất cân bằng nước và làm phá hủy các hệ sinh thái vốn có trong khu vực. Khi thi công các hạng mục công trình, cần chú ý đến việc tác động tối thiều đến việc làm xáo trộn và phá hủy bề mặt đất. c.Giai đoạn dự án đi vào hoạt động: Giai đoạn dự án đi vào hoạt động: đây là nguồn phát sinh các tác động mang tính chất thường xuyên, lâu dài. Các biện pháp giảm thiều nguồn tác động tập trung vào giai đoạn này. Nguồn gây ra các tác động phát sinh từ các hoạt động của cư dân sống trong khu vực, của các hoạt động trao đổi buôn bán trong khu thương mại và của một số hoạt động của các cô sở sản xuất nhỏ lẻ trong khu dự án. Chất thải rắn: là nguồn tác động lâu dài đến hoạt động của dự án. Chất thải rắn là chất thải rắn sinh hoạt của các hộ dân sinh sống trong khu vực dự án; chất thải rắn từ các hoạt động buôn bán trong khu thương mại. Khi dự án đi vào hoạt động, có khoảng 3.605 dân sinh sống, tương đương 719 hộ (Dự án đầu tư xây dựng). Với lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh là 0,7 - 1 kg rác thải/ngày/người. Lấy trung bình là 0,85 kg rác thải/ngày/người, tổng lượng chất thải phát sinh trong ngày là: 0,75 kg/ngày/người * 3.605 người = 3.046 kg/ngày Với tỉ trọng rác trung bình của rác thải sinh hoạt là 700 kg/m3, chúng ta có một lượng rác thải ra hàng ngày khoảng 4,377 m3 rác thải sinh hoạt mỗi ngày. Lượng rác thải còn phát sinh trong hoạt động buôn bán của khu trung tâm thương mại và khu chợ nông sản. Có 146 kiốt buôn bán hàng hóa trong khu thương mại. Chất thải rắn phần lớn là thực phẩm, rau xanh … bị hư hỏng. Một phần nhỏ là bao bì đựng hàng hóa. Nước thải sinh hoạt và nước thải từ các khu trung tâm thương mại và chợ nông sản: Đặc điểm chung của nước thải sinh hoạt từ các hộ dân và trung tâm thương mại có hàm lượng hữu cơ không cao, chỉ yếu là chất lơ lửng. Do đó, hệ thống thu gom nước thải sinh hoạt từ các hộ dân trong khu vực dự án được thu gom riêng vào các hố ga thu gom nước thải. Các hố ga có vai trò trong việc thu gom và xử lý các chất lơ lửng trong nước, xử lý một phần chất thải hữu cơ dễ lắng trước khi xả thải vào hệ thống thu gom chung để thải ra nguồn tiếp nhận. Nước thải sinh hoạt trung bình là 120 lít/người/ngày. Lượng nước thải ra do 3.605 người dân sinh sống trong khu vực là: 432 m3 nước thải sinh hoạt hàng ngày. Lượng nước thải sinh hoạt này có thể tích lớn nhưng không đáng lo ngại do hàm lượng hữu cô không cao và không mang theo các chất độc. Đặc trưng nồng độ và tải lượng của nước thải sinh hoạt như sau: Chỉ tiêu Nồng độ(mg/l) Tiêu chuẩn cho phép (QCVN 08: 2008/BTNMT) BOD5 50 - 75 15 COD 80 -100 30 SS 70 - 120 50 Tổng Coliform ( MpN/100ml) 104 – 105 7500 Nước thải từ khu chợ nông sản được thu gom riêng. Đặc trưng của nước thải này là có hàm lượng hữu cô tương đối cao, có mùi tanh do máu, nưóc rửa cá. Trong giai đoạn hoạt động của dự án, nước thải sinh hoạt và rác thải là các nguyên nhân gây ô nhiễm thường xuyền và quan trọng. d. Các sự cố có thể xảy ra trong các giai đoan của dự án. - Dự báo những rủi ro về sự cố môi trường do dự án gây ra: Trong giai đoạn san lấp mặt bằng, giải phóng mặt bằng, giai đoạn thi công xây dựng: tại nạn lao động là rủi ro hàng đầu, rất dễ xảy ra đặc biệt trong giai đoạn thi công. Tiếng ồn là nguyên nhân hàng đầu gây ra tai nạn do tiếng ồn gây mất tập trung, giảm năng suất lao động. Bệnh dịch có thể xảy ra nếu tình trạng vệ sinh trong khu lán trại của công nhân không đảm bảo. Mùi hôi thối từ chất thải rắn sinh hoạt, từ nước thải chứa nhiều hữu cô làm ô nhiễm môi trường nước cục bộ, là môi trường sống của một số lồi sinh vật truyền bệnh như chuột, ruồi, muỗi… VI.CÁC BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG 1.BIỆN PHÁP TRỰC TIẾP: Ta sẽ phân các biện pháp thành từng thời kì để có biện pháp xử lý hiệu quả: a. Giai đoạn san lấp mặt bằng – giải tỏa mặt bằng: Chất thải rắn từ các công trình bị phá hủy có thể được sử dụng để làm vật liệu san lấp các vùng trũng. Khối lượng chất thải này chiếm một phần không lớn. Vấn đề đền bù, giải tỏa và tạo công ăn việc làm cho dân cư trong vùng là một thách thức rất lớn đến việc thực hiện dự án. Chủ đầu tư kết hợp với chí quyền sở tại thực hiện việc đền bù giải tỏa của dân theo giá quy định của nhà nước và có sự đồng thuận của người dân thông qua các cuộc họp dân. Chủ đầu tư có kế hoạch sử dụng dân cư bị giải tỏa vào làm công nhân xây dựng trong giai đoạn xây dựng, hay có kế hoạch làm bảo vệ khu dân cư hay khu trung tâm thương mại trong giai đoạn dự án đi vào hoạt động. Nước chảy tràn từ các hoạt động bơm cát phải được quản lý tốt bằng cách khoanh vùng kín khu vực bơm cát, không cho nước bơm cát chảy tràn ra khu vực lân cận hay chảy vào nguồn nước sinh hoạt của dân cư xung quanh. b. Giai đoạn thi công xây dựng các công trình: Để đảm bảo công tác xây dựng được thuận lợi, đảm bảo sức khỏe công nhân, giữ gìn vệ sinh môi trường; đơn vị chủ thầu xây dựng và công nhân làm việc trực tiếp ở công trường cần thực hiện tốt một số qui định như sau trong thời gian xây dựng: - Đảm bảo điều kiện vệ sinh cá nhân và sinh hoạt tại chỗ - Tổ chức ăn uống tại chỗ và hợp vệ sinh, có nhà ăn, nhà vệ sinh đảm bảo yêu cầu tối thiểu. - Chất thải phải được thu gom hay xử lý trong thời gian sớm nhất, không để xảy ra tình trạng hôi thối, mất vệ sinh. - Phải có một bộ phận kiểm tra việc thực hiện các công việc vệ sinh phịng dịch, vệ sinh môi trường, kiểm tra đảm bảo an tồn và kỷ luật lao động cho công nhân. Chất thải sinh hoạt của công nhân xây dựng nên được thu gom, đem đốt hay phải hợp đồng với cô quan chức năng địa phương để thu gom và xử lý tốt nguồn chất thải này. Nước thải từ sinh hoạt của công nhân cũng phải được quản lý tốt. Cần xây dựng các hố tự hoại theo đúng tiêu chuẩn để thu gom và lưu trữ nước thải sinh hoạt trong thời gian hợp lý trước khi thải vào nguồn tiếp nhận chung. Chất thải sinh hoạt và nước thải của công nhân có đặc điểm là giàu hữu cô, dễ phân hủy sinh học. Việc thu gom, xử lý ngay và phải có biện pháp xử lý thích hợp là cần thiết. Một số biện pháp chung để giảm thiểu tác hại tại công trường xây dựng: - Phun nước làm tăng độ ẩm các khu vực gây bụi như đường đi, khu vực san ủi.... - Trang bị ác phương tiện bảo hộ lao động cho công nhân như khẩu trang, quần áo, giày, găng tay, nón bảo hộ lao động… - Tránh Giảm thiều đối với các tác động bên ngồi khu vực xây dựng: do cần chuyên chở khối lượng lớn máy móc và vật liệu xây dựng nên chủ đầu tư cần có kế hoạch vận chuyển phs hợp tới khu vực thi công, không gây ảnh hưởng đến lưu thông trong khu vực. - Các phương tiện tham gia vận chuyển vật liệu phải được kiếm tra, sửa chữa, duy tu, bảo trì đúng kỹ thuật, không chở quá trọng tải qui định. -Phủ bạt kín khi chuyên chở vật liệu xây dựng để không rơi vãi dọc đường, gây ô nhiễm bụi và ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân sống ven đường. - Nghiêm chỉnh chấp hành luật lệ giao thông, không phóng nhanh, vượt ẩu, gây ra các tai nạn đáng tiếc cho người dân trong vùng. - Hạn chế sử dụng và giảm tốc độ khi đi qua khu vực dân cư và trong khu vực cấm, cũng như trong công trường xây dựng. c. Giai đoạn dự án đi vào hoạt động: Nguồn chất thải đáng quan tâm và phải xử lý triệt để lúc này là nước thải sinh hoạt, nước thải từ khu trung tâm thương mại – chợ nông sản, chất thải rắn từ sinh hoạt, chất thải rắn từ khu trung tâm thương mại và chợ nông sản. Nước mưa chảy tràn cũng là một dạng gây ô nhiễm nếu không có biện pháp thu gom, tiêu nước và xử lý thích hợp. Xử lý chất thải rắn: Chất thải rắn được ban công trình công cộng thu gom hàng ngày trong từng hộ dân cư. Sau đó chúng được tập trung và vận chuyển đến bãi rác. Xử lý nước thải Đối với nước thải sinh hoạt: được thu gom vào một hệ thống thu gom riêng. Hệ thống này sẽ dẫn đến những hố ga thu gom nước và bể tự hoại. Hố ga vừa là nơi tâp trung nước, vừa là nơi lắng các chất cặn bã, lơ lửng trong nước sinh hoạt từ các hộ dân cư. Nước thải sinh hoạt thường được xử lý bằng các phương pháp sinh học. Tuỳ vào lưu lượng, phương thức thu gom và điều kiện mặt bằng mà người ta chọn các phương pháp thích hợp cụ thể. Phương pháp được sử dụng nhiều nhất hiện nay ở nước ta để xử lý nước thải sinh hoạt tại hộ gia đình, cô quan, cụm dân cư là hầm tự hoại. Vai trị của bể tự hoại là lắng các chất rắn, phân huỷ yếm khí các chất hữu cô và chứa cặn. Bể tự hoại có khả năng chịu tải trọng thay đổi và lớn không địi hỏi bảo trì đặc biệt. Hiệu suất xử lý làm giảm trên 70% BOD so với đầu vào. Phương pháp này rất thích hợp với điều kiện hiện nay của nước ta khi chưa có khả năng thu gom tồn bộ lượng nước thải trong khu vực để xây dựng các nhà máy xử lý nước thải quy mô lớn. Đối với nước thải từ các khu trung tâm thương mại và chợ nông sản: nguồn nước thải này chứa nhiều chất hữu cô và chất lơ lửng. Nguồn nước thải này được thu gom và đưa vào hệ thống xử lý. Khu vực này trước đây được quy hoạch chung là vùng sản xuất nông nghiệp của huyện Tịnh Biên. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, vùng này trở thành nơi giao thoa khu vực khai thác đá, tập trung đá và các vùng tiêu thụ sản phẩm. Dự kiến vùng này sẽ là: Khu chung chuyển vật liệu xây dựng cho tất cả các huyện cịn lại trong tỉnh. Một khu vực phát triển dân cư của khu dân cư tập trung về đây giao thương. Khu vực khai thác khống sản, chế biến vật liệu xây dựng và sản xuất chế biến vật liệu xây dựng. Vsng cung cấp một phần rau xanh cho đô thị. Như vậy trong thời gian từ nay đến 2010, khu vực nghiên cứu là khu vực khai thác khống sản, chế biến vật liệu xây dựng, sản xuất vật liệu xây dựng và phát triển tiểu thủ công nghiệp. 2. TRỒNG CÂY XANH CẢI TẠO ĐƯỜNG GIAO THÔNG Gia cố, mở rộng, trải bêtông nhựa trên tồn tuyến vận tải ngồi mỏ và các đoạn chính đường giao thông vận tải nội mỏ. Đảm bảo tưới nước thường xuyên các tuyến đường giao thông các mỏ. Trồng cây dọc hai bên đường và khu vực ngoại biên mỏ. Các xe vận chuyển cần được che phủ kín trên đường đi. Gia cố bờ vách khai trường có độ dốc < 70 độ để chống sụt lở. San ủi mặt bằng phẳng diện tích xây dựng các công trình phụ trợ xung quanh để tạo mặt bằng mới. Trồng cây xanh tạo thảm thực vật xung quanh khai trường, trên các đảo và bán đảo. Hiện nay Công ty đang tiến hành xây dựng các tuyến đường quanh mỏ. Trồng cây xanh các loại trên tất cả các tuyến đường nhằm giảm được lượng bụi lang toả và tiếng ồn khi nổ mìn khai thác đá. Phối hợp Ủy ban Nhân dân tỉnh An Giang triền khai nâng cấp, cải tạo tỉnh lộ 48 (đây là đường vận tải đá từ các mỏ đến các nơi triêu thụ) góp phần cải tạo môi trường. 3. HỆ THỐNG THU GOM VÀ XỬ LÝ NƯỚC THẢI Hiện nay, tại khu vực nhà máy không có hệ thống thu gom và xử lý nước thải tập trung, do đó nhà máy cần xem xét, sửa chữa hoặc hồn thiện hệ thống xử lý hiện tại, đảm bảo nước thải ra sông đạt tiêu chuẩn môi trường Việt Nam quy định. - Đối với nước thải sinh hoạt: nước thải sinh hoạt thường được xử lý bằng các phương pháp sinh học. Tuỳ vào lưu lượng, phương thức thu gom và điều kiện mặt bằng mà người ta chọn các phương pháp thích hợp cụ thể. Phương pháp được sử dụng nhiều nhất hiện nay ở nước ta để xử lý nước thải sinh hoạt tại hộ gia đình, cô quan, cụm dân cư là bể tự hoại. Vai trị của bể tự hoại là lắng các chất rắn, phân huỷ yếm khí các chất hữu cô và chứa cặn. Bể tự hoại có khả năng chịu tải trọng thay đổi và lớn không địi hỏi bảo trì đặc biệt. Hiệu suất xử lý làm giảm trên 70% BOD so với đầu vào. Phương pháp này rất thích hợp với điều kiện hiện nay của nước ta khi chưa có khả năng thu gom tồn bộ lượng nước thải trong khu vực để xây dựng các nhà máy xử lý nước thải quy mô lớn. Hiện tại, nước thải sinh hoạt phát sinh từ nhà máy chủ yếu là nước vệ sinh và tắm giặt của công nhân. - Nước thải sản xuất: Do đặc trưng của công nghệ sản xuất xi măng, nước thải sản xuất không chứa các chất ô nhiễm có độc tính cao và tải lượng các chất hữu cô thấp. Thành phần ô nhiễm chính trong nước thải là các chất rắn lơ lững, đất, cát và các chất vô cô. Tuy nhiên các chất thải này chỉ phát sinh khi tiến hành vệ sinh khu vực sản xuất, kho bãi và bến tàu. Do vậy đối với nước thải sản xuất từ nhà máy hiện tại đáng quan tâm là nước thải tại nơi rửa xe và phân xưởng sửa chữa máy móc có lẫn dầu nhớt và chứa lượng lớn cặn rắn lơ lững, lượng nước thải này phải được xử lý trước khi thải ra môi trường. Để giải quyết vấn đề này, nhà máy cũng đã và đang liên hệ đơn vị chức năng thiết kế trạm xử lý đối với loại nước thải này. CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI CÔNG TY ÁP DỤNG Gom chung nước thải sinh hoạt và nước thải từ hoạt động sản xuất (nước rửa xe + nước từ xưởng sửa chữa máy móc) sau khi đã tách dầu nhớt vào chung bể xử lý nhằm tiết kiệm diện tích đất sử dụng và chi phí xây dựng theo quy trình sau: Theo quy trình này nước thải sau khi qua xử lý có thể thải ra sông hoặc tái sử dụng tưới cây hay phun xịt sân, bến bãi giảm bụi. Riêng nước giải nhiệt thải ra từ quá trình làm mát máy móc, thiết bị, nhà máy đã xây dựng bể xử lý gồm 2 ngăn có tác dụng lắng cặn, nước sau lắng được hồn lưu sử dụng. Tuy nhiên, nhà máy cần phải mở rộng diện tích bể xử lý nước thải, đảm bảo đủ sức chứa và lưu nước thải trong thời gian xử lý và hồn lưu tái sử dụng nguồn nước này. - Khống chế nước chảy tràn: nước mưa chảy tràn được quy ước là “nước sạch” và có thể thải bỏ trực tiếp vào hệ thống thốt nước chung ra sông sau khi được ngăn và tách dầu hoặc các chất bẩn có kích thước lớn. Do nước mưa chỉ chứa một lượng nhỏ chất ô nhiễm trong quá trình chảy tràn trên mặt đất nên nhà máy có thể xây dựng hệ thống thốt nước mưa riêng, tập trung vào hố lắng cặn trước khi cho chảy ra sông. PHỤ LỤC QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ CHẤT LƯỢNG NƯỚC MẶT 1. QUY ĐỊNH CHUNG 1.1. Phạm vi áp dụng 1.1.1. Quy chuẩn này quy định giá trị giới hạn các thông số chất lượng nước mặt. 1.1.2. Quy chuẩn này áp dụng để đánh giá và kiểm soát chất lượng của nguồn nước mặt, làm căn cứ cho việc bảo vệ và sử dụng nước một cách phù hợp.  1.2. Giải thích từ ngữ Nước mặt nói trong Qui chuẩn này là nước chảy qua hoặc đọng lại trên mặt đất: sông, suối, kênh, mương, khe, rạch, hồ, ao, đầm,…. 2. QUY ĐỊNH KỸ THUẬT Giá trị giới hạn của các thông số chất lượng nước mặt được quy định tại Bảng 1. Bảng 1: Giá trị giới hạn các thông số chất lượng nước mặt TT Thông số Đơn vị Giá trị giới hạn A B A1 A2 B1 B2 1 pH 6-8,5 6-8,5 5,5-9 5,5-9 2 Ôxy hoà tan (DO) mg/l ≥ 6 ≥ 5 ≥ 4 ≥ 2 3 Tổng chất rắn lơ lửng (TSS) mg/l 20 30 50 100 4 COD mg/l 10 15 30 50 5 BOD5 (20oC) mg/l 4 6 15 25 6 Amoni (NH+4) (tính theo N) mg/l 0,1 0,2 0,5 1 7 Clorua (Cl-) mg/l 250 400 600 - 8 Florua (F-) mg/l 1 1,5 1,5 2 9 Nitrit (NO-2) (tính theo N) mg/l 0,01 0,02 0,04 0,05 10 Nitrat (NO-3) (tính theo N) mg/l 2 5 10 15 11 Phosphat (PO43-)(tính theo P) mg/l 0,1 0,2 0,3 0,5 12 Xianua (CN-) mg/l 0,005 0,01 0,02 0,02 13 Asen (As) mg/l 0,01 0,02 0,05 0,1 14 Cadimi (Cd) mg/l 0,005 0,005 0,01 0,01 15 Chì (Pb) mg/l 0,02 0,02 0,05 0,05 16 Crom III (Cr3+) mg/l 0,05 0,1 0,5 1 17 Crom VI (Cr6+) mg/l 0,01 0,02 0,04 0,05 18 Đồng (Cu) mg/l 0,1 0,2 0,5 1 19 Kẽm (Zn) mg/l 0,5 1,0 1,5 2 20 Niken (Ni) mg/l 0,1 0,1 0,1 0,1 21 Sắt (Fe) mg/l 0,5 1 1,5 2 22 Thuỷ ngân (Hg) mg/l 0,001 0,001 0,001 0,002 23 Chất hoạt động bề mặt mg/l 0,1 0,2 0,4 0,5 24 Tổng dầu, mỡ (oils & grease) mg/l 0,01 0,02 0,1 0,3 25 Phenol (tổng số) mg/l 0,005 0,005 0,01 0,02 26 Hoá chất bảo vệ thực vật Clo hữu cơ Aldrin+Dieldrin mg/l 0,002 0,004 0,008 0,01 Endrin mg/l 0,01 0,012 0,014 0,02 BHC mg/l 0,05 0,1 0,13 0,015 DDT mg/l 0,001 0,002 0,004 0,005 Endosunfan (Thiodan) mg/l 0,005 0,01 0,01 0,02 Lindan mg/l 0,3 0,35 0,38 0,4 Chlordane mg/l 0,01 0,02 0,02 0,03 Heptachlor mg/l 0,01 0,02 0,02 0,05 27 Hoá chất bảo vệ thực vật phospho hữu cơ Paration Malation mg/l mg/l 0,1 0,1 0,2 0,32 0,4 0,32 0,5 0,4 28 Hóa chất trừ cỏ 2,4D 2,4,5T Paraquat mg/l mg/l mg/l 100 80 900 200 100 1200 450 160 1800 500 200 2000 29 Tổng hoạt độ phóng xạ a Bq/l 0,1 0,1 0,1 0,1 30 Tổng hoạt độ phóng xạ b Bq/l 1,0 1,0 1,0 1,0 31 E. Coli MPN/ 100ml 20 50 100 200 32 Coliform MPN/ 100ml 2500 5000 7500 10000 Ghi chú: Việc phân hạng nguồn nước mặt nhằm đánh giá và kiểm soát chất lượng nước, phục vụ cho các mục đích sử dụng nước khác nhau: A1 - Sử dụng tốt cho mục đích cấp nước sinh hoạt và các mục đích khác như loại A2, B1 và B2. A2 - Dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt nhưng phải áp dụng công nghệ xử lý phù hợp; bảo tồn động thực vật thủy sinh, hoặc các mục đích sử dụng như loại B1 và B2. B1 - Dùng cho mục đích tưới tiêu thủy lợi hoặc các mục đích sử dụng khác có yêu cầu chất lượng nước tương tự hoặc các mục đích sử dụng như loại B2. B2 - Giao thông thủy và các mục đích khác với yêu cầu nước chất lượng thấp. 3. PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH MỘT SỐ CHẤT 3.1. Lấy mẫu để quan trắc chất lượng nước mặt thực hiện theo hướng dẫn của các tiêu chuẩn quốc gia: - TCVN 5992:1995 (ISO 5667-2: 1991) - Chất lượng nước- Lấy mẫu. Hướng dẫn kỹ thuật lấy mẫu. - TCVN 5993:1995 (ISO 5667-3: 1985) - Chất lượng nước- Lấy mẫu. Hướng dẫn bảo quản và xử lý mẫu. - TCVN 5994:1995 (ISO 5667-4: 1987) - Chất lượng nước - Lấy mẫu. Hướng dẫn lấy mẫu ở hồ ao tự nhiên và nhân tạo. - TCVN 5996:1995 (ISO 5667-6: 1990) - Chất lượng nước - Lấy mẫu. Hướng dẫn lấy mẫu ở sông và suối. 3.2. Phương pháp phân tích xác định các thông số chất lượng nước mặt thực hiện theo hướng dẫn của các tiêu chuẩn quốc gia hoặc tiêu chuẩn phân tích tương ứng của các tổ chức quốc tế: - TCVN 6492-1999 (ISO 10523-1994) - Chất lượng nước – Xác định pH. - TCVN 5499-1995. Chất lượng nước – Xác định oxy hoà tan - Phương pháp Winkler. - TCVN 6625-2000 (ISO 11923-1997) - Chất lượng nước- Xác định chất rắn lơ lửng bằng cách lọc qua cái lọc sợi thuỷ tinh. - TCVN 5991-1995 (ISO 5666-3-1984) - Chất lượng nước - Xác định thủy ngân tổng số bằng phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử không ngọn lửa – Phương pháp sau khi vô cơ hóa với brom. - TCVN 6002-1995 (ISO 6333-1986) ) - Chất lượng nước – Xác định mangan – Phương pháp trắc quang dùng fomaldoxim. - TCVN 6053-1995 (ISO 9696-1992) - Chất lượng nước - Đo tổng hợp độ phóng xạ anpha trong nước không mặn - Phương pháp nguồn dày. - TCVN 6177-1996 (ISO 6332-1988) - Chất lượng nước – Xác định sắt bằng phương pháp trắc phổ dùng thuốc thử 1,10-phenantrolin. - TCVN 6193-1996 (ISO 8288-1986) - Chất lượng nước – Xác định coban, niken, đồng, kẽm, cadimi và chì. Phương pháp trắc phổ hấp thụ nguyên tử ngọn lửa. - TCVN 6626-2000 (ISO 11969-1996) - Chất lượng nước – Xác định asen. Phương pháp đo hấp thụ nguyên tử (kỹ thuật hydrua). - TCVN 6216-1996 (ISO 6439–1990) - Chất lượng nước - Xác định chỉ số phenol. Phương pháp trắc phổ dùng 4-aminoantipyrin sau khi chưng cất. - TCVN 5070-1995 - Chất lượng nước - Phương pháp khối lượng xác định dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ - TCVN 6053-1995 (ISO 9696–1992) - Chất lượng nước - Đo tổng hợp độ phóng xạ anpha trong nước không mặn. Phương pháp nguồn dày. - TCVN 6219-1995 (ISO 9697–1992) - Chất lượng nước - Đo tổng hợp độ phóng xạ beta. - TCVN 6187-1-1996 (ISO 9308-1-1990) Chất lượng nước - Phát hiện và đếm vi khuẩn coliform, vi khuẩn coliform chịu nhiệt và Escherichia coli giả định. Phần 1: Phương pháp màng lọc. Ghi chú: Trong bài đánh giá tác động môi trường này có sử dụng tư liệu trên internet và một số nguồn khác. MỤC LỤC I.MÔ TẢ DỰ ÁN II.ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN,MÔI TRƯỜNG VÀ KTXH III.ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG IV.BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG PHỤ LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docDTM môi trường xây dựng.doc
Luận văn liên quan