Biện pháp giáo dục kỹ năng sống của giáo viên chủ nhiệm lớp cho sinh viên nội trú ở trường Cao đẳng sư phạm Nha Trang - Khánh Hòa

Mục lục Trang Mở ĐầU . 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Mục đích nghiên cứu 4 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 4 4. Giả thuyết khoa học 4 5. Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu . 5 6. Phương pháp nghiên cứu . 5 Chương 1. Cơ sở lý luận của giáo dục kỹ năng sống trong công tác giáo viên chủ nhiệm . 6 1.1. Tổng quan lịch sử nghiên cứu vấn đề 6 1.2. Những vấn đề lí luận về kỹ năng sống . 8 1.2.1. Khái niệm kĩ năng sống 8 1.2.2. Phân loại kỹ năng sống 12 1.3. Giáo dục kỹ năng sống 14 1.3.1. Định nghĩa giáo dục kỹ năng sống 14 1.3.2. Nội dung giáo dục kỹ năng sống . 15 1.3.3. Một số nguyên tắc giáo dục kỹ năng sống 15 1.3.4. Phương pháp giáo dục kỹ năng sống 17 1.3.5. Các con đường giáo dục kỹ năng sống . 20 1.4. Đặc điểm học tập và sinh hoạt của sinh viên nội trú 21 1.4.1. Những đặc điểm học tập của sinh viên nội trú . 21 1.4.2. Những đặc điểm sinh hoạt của khu nội trú sinh viên 23 1.5. Giáo viên chủ nhiệm ở trường Cao đẳng sư phạm 24 1.5.1. Định nghĩa khái niệm giáo viên chủ nhiệm 24 1.5.2. Chức năng và nhiệm vụ của người giáo viên chủ nhiệm 25 1.6. Công tác giáo dục của giáo viên chủ nhiệm trong giáo dục kỹ năng sống cho sinh viên nội trú . 29 1.6.1. Vai trò của giáo viên chủ nhiệm trong giáo dục kỹ năng sống cho sinh viên . 29 1.6.2. Nhiệm vụ giáo dục kỹ năng sống của giáo viên chủ nhiệm . 31 1.7. Những yếu tố ảnh hưởng đến kĩ năng sống và giáo dục kĩ năng sống của sinh viên trong môi trường nội trú 33 1.7.1. Điều kiện học tập và sinh hoạt của kí túc xá . 33 1.7.2. Công tác quản lí toàn diện kí túc xá và quản lí sinh viên 33 1.7.3. Các hoạt động tập thể trong nhà trường và tại khu nội trú 33 1.7.4. Chất lượng học tập chính khóa trên lớp của sinh viên 34 1.7.5. Nề nếp quản lí và văn hóa chung của nhà trường . 34 1.7.6. Môi trường kinh tế-xã hội địa phương bên cạnh trường . 34 1.7.7. Hiệu quả công tác giáo dục của giáo viên chủ nhiệm . 35 1.8. Kết luận chương 1 35 Chương 2. Cơ sở thực tiễn của giáo dục kỹ năng sống cho sinh viên nội trú ở trường Cao đẳng sư phạm Nha trang trong công tác giáo viên chủ nhiệm . 37 2.1. Tình hình chung về kỹ năng sống của sinh viên cao đẳng sư phạm và đặc điểm trường cao đẳng sư phạm Nha trang 37 2.1.1. Kĩ năng sống của sinh viên cao đẳng sư phạm 37 2.1.2. Đặc điểm của trường Cao đẳng sư phạm Nha Trang Khánh Hòa 39 2.2. Thực trạng kỹ năng sống của sinh viên nội trú ở trường Cao đẳng sư phạm Nha Trang Khánh Hòa . 40 2.2.1. Tổ chức khảo sát thực trạng 40 2.2.2. Kết quả khảo sát 42 2.3. Kết luận chương 2 58 Chương 3. Các biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho sinh viên nội trú và thực nghiệm sư phạm 60 3.1. Hệ thống kỹ năng sống phù hợp với sinh viên cao đẳng và môi trường nội trú . 60 3.1.1. Nhóm kĩ năng phản ánh quan hệ giao tiếp với bạn bè 60 3.1.2. Nhóm kĩ năng bảo đảm sống an toàn lành mạnh ở nội trú . 60 3.1.3. Nhóm kỹ năng mang tính tự nhận thức . 60 3.1.4. Nhóm kỹ năng về học tập 61 3.1.5. Nhóm kỹ năng xây dựng mục tiêu cuộc sống và giải quyết vấn đề 61 3.2. Các biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho sinh viên nội trú của giáo viên chủ nhiệm . 61 3.2.1. Nhóm các biện pháp hỗ trợ hoạt động giáo dục kĩ năng sống 61 3.2.2. Tổ chức hoạt động giáo dục kĩ năng sống theo chủ đề . 66 3.3. Thực nghiệm sư phạm . 84 3.3.1. Tổ chức thực nghiệm 84 3.3.2. Kết quả thực nghiệm . 85 3.3.3. Nhận xét kết quả thực nghiệm . 87 3.4. Kết luận chương 3 88 Kết luận và khuyến nghị 90 1. Kết luận . 90 2. Khuyến nghị 91 Tài liệu tham khảo 92 Phụ lục

doc96 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 6495 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Biện pháp giáo dục kỹ năng sống của giáo viên chủ nhiệm lớp cho sinh viên nội trú ở trường Cao đẳng sư phạm Nha Trang - Khánh Hòa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
% Thứ hạng 1 Biết đọc ngôn ngữ cơ thể 120 80 1 2 Biết tìm kiếm sự giúp đỡ 120 80 1 3 Biết tư duy phê phán 120 80 1 4 Biết bảo vệ môi trường sống 116 77.3 2 5 Biết giải quyết vấn đề bình đẳng giới 112 74.7 3 6 Biết chơi các môn thể thao 109 72.7 4 7 Biết tự khẳng định mình 105 70 5 8 Biết xác định giá trị 101 67.3 6 9 Biết thương lượng 98 65.3 7 10 Biết giải quyết mâu thuẫn tránh bạo lực 97 64.7 8 11 Biết phòng tránh sự lừa đảo 94 62.7 9 12 Biết học phương pháp học 94 62.7 9 13 Biết hợp tác và cạnh tranh 94 62.7 9 14 Biết thành thạo ngoại ngữ 90 60 10 15 Biết ra quyết định 90 60 10 16 Biết nâng cao lòng tự trọng 90 60 10 17 Biết giải quyết các vấn đề quan hệ giới tính 90 60 10 18 Biết giải quyết vấn đề mang thai ngoài ý muốn 86 57.3 11 19 Biết đương đầu với cảm xúc và căng thẳng 82 54.7 12 20 Biết sống với người khác mình 82 54.7 12 21 Biết thuyết phục 79 52.7 13 22 Biết kiên định 79 52.7 13 23 Biết tìm và tạo việc làm 79 52.7 13 24 Biết phòng tránh sự cám dỗ 79 52.7 13 25 Biết sống an toàn lành mạnh 75 50 14 26 Biết phòng tránh tệ nạn xã hội 68 45.3 15 27 Biết đặt mục tiêu phù hợp với cuộc sống 60 39.3 16 28 Tự học, tự nghiên cứu 56 37.3 17 29 Biết giao tiếp có hiệu quả 52 34.7 18 30 Biết tư duy sáng tạo 49 32.7 19 31 Biết tự nhận thức đúng đắn về bản thân 38 25.3 20 Có thể tạm xem một số kĩ năng (19 kĩ năng) được sinh viên lựa chọn không cao là chưa thực sự cần thiết, hoặc trên thực tế là cần thiết song các em chưa ý thức rõ sự cần thiết của chúng (Bảng 1.12). Bảng 2.12. Những kỹ năng sống chưa cần đối với sinh viên nội trú TT Kĩ năng sống Số lượng Tỉ lệ Thứ hạng 1 Biết hợp tác và cạnh tranh 48 32 1 2 Biết tìm và tạo việc làm 30 20 2 3 Biết chơi các môn thể thao 30 20 2 4 Biết thương lượng 29 19.4 3 5 Biết tìm kiếm sự giúp đỡ 19 12.7 4 6 Biết giải quyết vấn đề mang thai ngoài ý muốn 19 12.7 4 7 Biết giải quyết các vấn đề quan hệ giới tính 15 10 5 8 Biết đương đầu với cảm xúc và căng thẳng 12 8 6 9 Biết giải quyết vấn đề bình đẳng giới 12 8 6 10 Biết tư duy phê phán 11 7.3 7 11 Biết xác định giá trị 11 7.3 7 12 Biết đọc ngôn ngữ cơ thể 11 7.3 7 13 Biết ra quyết định 8 5.3 8 14 Biết bảo vệ môi trường sống 8 5.3 8 15 Biết phòng tránh tệ nạn xã hội 7 4.7 9 16 Biết thuyết phục 7 4.7 9 17 Biết thành thạo ngoại ngữ 4 2.7 10 18 Biết giải quyết mâu thuẫn tránh bạo lực 4 2.7 10 19 Biết sống với người khác mình 4 2.7 10 Thuật ngữ “biết” trong các kỹ năng đề cập ở các bảng 2.10, 2.11 và 2.12 không chỉ hàm chứa sự “hiểu kỹ năng” mà còn chứa đựng khả năng “biết ứng xử, thực hiện hành vi mang tính xây dựng” trong các tình huống/ ngữ cảnh cụ thể. 2.2.2.3. Nhận định chung về nguyên nhân Qua số liệu trên ta thấy nhu cầu cần được giáo dục kỹ năng sống của sinh viên nội trú trường Cao đẳng sư phạm Nha Trang là rất cao. Nhu cầu ấy đã phản ánh phần nào của việc giáo dục kỹ năng sống cho sinh viên trong giai đoạn hiện nay vừa thiếu lại vừa yếu. Tuy nhiên không thể phủ nhận những đóng góp của đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp trong việc giáo dục kỹ năng sống cho sinh viên. Dựa vào kinh nghiệm và nội qui của ký túc xá, giáo viên chủ nhiệm chỉ vẽ cho sinh viên cách sống ở môi trường nội trú như : việc vạch kế hoạch hoạt động ngắn hạn, dài hạn và dặn dò rất kỹ về việc thực hiện bằng được kế hoạch đã vạch ra, cũng như việc tự quản lí đồ dùng cá nhân và giữ gìn vệ sinh chung… Những ngày đầu sinh viên sống ở ký túc xá, giáo viên chủ nhiệm thường hay ghé thăm để động viên chia sẻ, nắm bắt diễn biến tư tưởng, tình cảm và không quên đề nghị các sinh viên chi tiêu hợp lý. Giáo viên chủ nhiệm kết hợp chặt chẽ với Ban chủ nhiệm ký túc xá để tổ chức, động viên sinh viên ở nội trú tham gia các đợt phát động phong trào như: phòng chống tệ nạn trong môi trường nội trú, phong trào “văn minh ký túc”… Vào những ngày lễ lớn trong năm, giáo viên chủ nhiệm kết hợp với Ban chủ nhiệm ký túc xá, Đoàn thanh niên, Hội sinh viên tổ chức dạ hội cho sinh viên ở nội trú như “ Chợ quê”, “ Đêm thơ-nhạc sinh viên”. Hoạt động được giáo viên chủ nhiệm quan tâm nhiều nhất và tổ chức quy mô nhất là “Hội nghị học tốt”. Có thể nói rằng giáo dục kỹ năng sống cho sinh viên nội trú ở trường Cao đẳng Sư phạm Nha Trang đã được giáo viên chủ nhiệm rất quan tâm nhưng kết quả chưa đạt như mong đợi. Có nhiều nguyên nhân để giải thích cho vấn đề này: - Cả thầy và trò nhận thức về giáo dục kỹ năng sống còn nhiều hạn chế. Đội ngũ giáo viên chủ nhiệm chưa được trang bị về kỹ năng sống và giáo dục kỹ năng sống một cách có hệ thống. Những kiến thức về kỹ năng sống mà họ có được còn mang tính kinh nghiệm, chưa thể đáp ứng được đầy đủ về nhu cầu giáo dục kỹ năng sống của sinh viên trong giai đoạn hiện nay. Mặt khác, sinh viên nội trú hầu hết là con em vùng nông thôn, do đó kỹ năng sống thấp. - Đã tổ chức một số hoạt động để giáo dục kỹ năng sống cho sinh viên nhưng cách làm chưa hợp lí, các nguyên tắc vận dụng kỹ năng chưa linh hoạt. Hoạt động còn mang tính phong trào, chưa coi trọng tính thường xuyên và tính chu kì của nó. Mục đích cuối cùng của giáo dục kỹ năng sống cho sinh viên là làm thay đổi hành vi của họ thì chưa đạt được mà mới chỉ đạt mức độ hiểu và tỏ thái độ. - Chưa có những chính sách thỏa đáng đối với công tác giáo viên chủ nhiệm nói chung và giáo dục kỹ năng sống nói riêng. - Quản lí sinh viên nội trú ở ký túc xá chủ yếu dựa vào nội quy. - Những đóng góp của giáo viên chủ nhiệm lớp đối với giáo dục kỹ năng sống cho sinh viên nội trú là đáng ghi nhận. Mọi sự nỗ lực của giáo viên chủ nhiệm, Ban chủ nhịêm ký túc xá và của cả sinh viên sẽ không mang lại hiệu quả cao nếu như họ không được trang bị những tri thức cơ bản về giáo dục kỹ năng sống. 2.3. Kết luận chương 2 Kỹ năng sống của sinh viên nội trú ở trường Cao đẳng sư phạm Nha Trang - Khánh Hòa hiện nay phát triển tương đối tốt. Sinh viên không chỉ nhận thức được các kỹ năng cơ bản như: kỹ năng tự nhận thúc, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng xác định mục tiêu mà còn thể hiện bằng hành vi cụ thể như đánh giá được những mặt mạnh và mặt yếu của bản thân, biết làm chủ bản thân trong đời sống, biết sống với người khác mình. Sinh viên nội trú rất coi trọng kỹ năng học tập và kỹ năng giao tiếp với mục đích học tập và tích lũy kinh nghiệm sống, xem nó là chìa khóa cho sự thành công của thời kì hội nhập. Để có cuộc sống hạnh phúc, an toàn và lành mạnh, sinh viên nội trú rất có ý thức cảnh giác với tệ nạn xã hội và tích cực trong việc bảo vệ môi trường. Do môi trường nội trú ở một trường khá xa các thành phố lớn nên sinh viên trường Cao đẳng sư phạm Nha Trang chưa tỏ ra hiểu đúng tầm quan trọng hoặc chưa thấy vai trò cần thiết của một số kĩ năng sống rất đặc trưng cho xã hội ngày nay như Cạnh tranh, Hợp tác v.v… Mọi sự nỗ lực của sinh viên trong hoạt động sống sẽ không mang lại hiệu quả cao khi họ thiếu kiến thức và khả năng thực hành kỹ năng sống. Sinh viên nội trú cho rằng họ cần được rèn luyện kĩ năng sống thường xuyên theo chương trình giáo dục kỹ năng sống cho mọi sinh viên một cách hợp lí. Môi trường kí túc xá làm nảy sinh nhu cầu của sinh viên về một số kĩ năng sống cần thiết cho điều kiện sống cụ thể của các em. Điều đó đòi hỏi nhà trường cần có những biện pháp giáo dục kĩ năng sống và giúp sinh viên rèn luyện kĩ năng sống ngay trong quá trình học tập và sinh hoạt nội trú. Chương 3 Các biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho sinh viên nội trú và thực nghiệm sư phạm 3.1. Hệ thống kỹ năng sống phù hợp với sinh viên cao đẳng và môi trường nội trú Qua khảo sát thực trạng kĩ năng sống, giáo dục kĩ năng sống, tham khảo cán bộ quản lí ký túc xá, giáo viên chủ nhiệm, sinh viên đang ở nội trú tại Trường cao đẳng sư phạm Nha Trang và dựa vào kết quả nghiên cứu lí luận, chúng tôi đề xuất hệ thống kỹ năng sống của sinh viên cao đẳng phù hợp với môi trường nội trú bao gồm những nhóm tương đối khác nhau như sau. 3.1.1. Nhóm kĩ năng phản ánh quan hệ giao tiếp với bạn bè - Kỹ năng tôn trọng và sẵn sàng giúp đỡ người khác. - Kỹ năng lắng nghe ý kiến. - Kỹ năng hòa nhập với tập thể. - Kỹ năng sống với người khác mình. - Kỹ năng thương lượng và từ chối. - Kỹ năng giữ lời hứa. 3.1.2. Nhóm kĩ năng bảo đảm sống an toàn lành mạnh ở nội trú - Kỹ năng chấp hành pháp luật và nội quy ký túc xá. - Kỹ năng phòng chống tệ nạn xã hội. - Kỹ năng giữ gìn vệ sinh chung. - Kỹ năng xây dựng bầu không khí phòng ở tập thể 3.1.3. Nhóm kỹ năng mang tính tự nhận thức - Kỹ năng nhận thức hành vi bản thân. - Kỹ năng làm chủ bản thân. - Kỹ năng tự khẳng định mình - Kỹ năng chi tiêu hợp lý. - Kỹ năng làm việc theo kế hoạch. 3.1.4. Nhóm kỹ năng về học tập - Kỹ năng xác định mục tiêu học tập. - Kỹ năng học phương pháp học tập. - Kỹ năng tự học, tự nghiên cứu trong môi trường nội trú. - Kỹ năng tư duy sáng tạo - Kỹ năng tư duy phê phán 3.1.5. Nhóm kỹ năng xây dựng mục tiêu cuộc sống và giải quyết vấn đề - Kỹ năng xây dựng mục tiêu cuộc sống. - Kỹ năng ra quyết định. - Kỹ năng giải quyết mâu thuẫn với bạn bè. - Kỹ năng giải quyết trạng thái căng thẳng. - Kỹ năng giải quyết mâu thuẫn trong quan hệ bạn khác giới. 3.2. Các biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho sinh viên nội trú của giáo viên chủ nhiệm 3.2.1. Nhóm các biện pháp hỗ trợ hoạt động giáo dục kĩ năng sống 3.2.1.1. Khảo sát kỹ năng sống của sinh viên để nắm được những kỹ năng họ đã có, chưa có và cần phải có 1. Mục tiêu của biện pháp Hiểu rõ những khó khăn mà sinh viên đang gặp phải, nhu cầu của sinh viên nội trú về kỹ năng sống. 2. Cách tiến hành - Giáo viên chủ nhiệm cần xây dựng kế hoạch và tiến độ khảo sát sinh viên hàng năm, từng học kì và thường xuyên, qua trao đổi và tham khảo ý kiến cũng như huy động sự tham gia của cán sự lớp, của các cán bộ quản lí kí túc xá, của phòng đào tạo, phòng hành chính, đoàn thanh niên… - Thực hiện những quan sát thường xuyên trực tiếp tại các hoạt động của sinh viên nội trú kết hợp với phỏng vấn, tọa đàm và phân tích hồ sơ học tập của lớp, của từng sinh viên. - Sử dụng các trò chơi và hoạt động giải trí của sinh viên vào mục đích nghiên cứu nhu cầu của họ. Có thể lập các diễn đàn trên mạng hay tại câu lạc bộ của kí túc xá để sinh viên chia sẻ những vấn đề mà họ quan tâm. - Thực hiện nghiên cứu trường hợp khi cần thiết và khi xuất hiện những hiện tượng không bình thường trong đời sống sinh viên nội trú. Cần phải tìm cách giải thích được bản chất và nguyên nhân của hiện tượng. Trong trường hợp này có thể phải huy động sự hỗ trợ của nhiều lực lượng khác trong và ngoài nhà trường. - Thường xuyên lắng nghe dư luận xã hội trong sinh viên, đặc biệt là vào những dịp tranh luận, thảo luận những vấn đề xã hội. Tranh thủ những dịp đó để giúp sinh viên bộc lộ nhận thức, tình cảm và hành vi chân thực. - Tích cực tìm tòi, phán đoán những suy nghĩ và hành vi ứng xử xã hội của sinh viên trước những sự kiện xảy ra trong sinh hoạt và học tập ở kí túc xá và lí giải tại sao họ sẽ ứng xử như vậy. - Với mỗi sinh viên cần có dữ liệu cá nhân trong đó xác định rõ em nào có kĩ năng sống tốt, em nào còn nhược điểm, em nào thiếu sót nhiều, em nào thích ứng tốt, em nào còn nhiều khó khăn trong đời sống nội trú… Đó là cái họa đồ kĩ năng sống cho phép giáo viên luôn theo dõi được quá trình rèn luyện của sinh viên và tập thể lớp. Cần phải thường xuyên cập nhật, bổ sung dữ liệu này hành tuần, hàng tháng và từng học kì, từng năm học. 3. Điều kiện thực hiện - Giáo viên phải hiểu và sử dụng được những phương pháp và kĩ thuật nghiên cứu giáo dục thông thường như điều tra bằng bảng hỏi, phỏng vấn, tạo đàm, quan sát, trắc nghiệm, thảo luận… - Có sự hỗ trợ của cán bộ quản lí kí túc xá, của cán sự sinh viên, của các tổ chức xã hội trong nhà trường và của cộng đồng địa phương. 3.2.1.2. Thiết kế các chủ đề giáo dục kĩ năng sống phù hợp với môi trường nội trú 1. Mục tiêu của biện pháp Chuẩn bị sẵn những chủ đề hoạt động giáo dục kĩ năng sống và những phương tiện hỗ trợ hoạt động đó 2. Cách tiến hành - Các phương tiện giáo dục bao hàm nhiều thứ khác nhau, kể từ sách, phim ảnh cho đến các thiết bị kĩ thuật. Giáo viên cần dự kiến những phương tiện cần thiết và nếu trong kí túc xá hay ở trường chưa có thì phải tìm cách tạo ra nhờ huy động sinh viên sáng tạo hay sưu tầm. - Những chủ đề giáo dục kĩ năng sống được xác định trên cơ sở khảo sát nhu cầu và sự phát triển kĩ năng sống của sinh viên. Chúng được phân chia theo nhóm sinh viên và thậm chí dành cho cá nhân sinh viên. Nhóm nào cần chú ý rèn luyện theo những chủ đề nào và mỗi chủ đề có thể hỗ trợ sinh viên rèn luyện những kĩ năng nào là yêu cầu phải xác định rõ. - Phân công những người phụ trách cụ thể cho từng nhóm sinh viên. Những người này có thể là cán bộ Đoàn, cán sự lớp… và họ phải nắm được nội dung, cách thực hiện các chủ đề giáo dục kĩ năng sống liên quan đến nhóm mình phụ trách. - Các chủ đề không nên xa rời đời sống xã hội thực tế nhưng cũng không nên quá dễ dãi tùy tiện và tầm thường đối với sinh viên. Nói chung các chủ đề cần xoay quanh nhiệm vụ học tập, sinh hoạt, rèn luyện đạo đức, rèn luyện hành vi pháp luật, bảo vệ sức khỏe, bảo vệ môi trường sống, xây dựng lối sống văn hóa v.v… - Các chủ đề không nên trùng lặp nhau về nội dung và các giá trị, nhưng lại cần kết hợp và gắn bó với nhau trong các hoạt động. Đó là những chủ đề có tính chất tích hợp thì càng tốt. - Thiết kế các chủ đề giáo dục kỹ năng sống có thể theo 2 cách tiếp cận khác nhau: + Mỗi chủ đề đề cập đến một kỹ năng sống cốt lõi làm cho người học hiểu kỹ năng sống đó là gì và cách hình thành kỹ năng đó. + Mỗi chủ đề gắn bó với những vấn đề nảy sinh trong cuộc sống như bảo vệ sức khỏe sinh sản, bình đẳng giới, giải quyết mâu thuẫn, thương lượng và từ chối…, để giải quyết nó cần phải có kỹ năng sống. - Mỗi chủ đề gồm: Mục tiêu Phương tiện và tài liệu Thông điệp Hướng dẫn tổ chức hoạt động - Tổng kết 3. Điều kiện thực hiện - Giáo viên tìm được, khảo sát được sinh viên của mình và có những hồ sơ cần thiết về sinh viên do các lực lượng khác nhau trong và ngoài nhà trường cung cấp. - Nhà trường tạo điều kiện xây dựng các chủ đề giáo dục kĩ năng sống một cách chính thức, đặt công việc này ngang tầm với những nhiệm vụ phát triển chương trình, đổi mới học liệu, giáo trình và đổi mới phương pháp giáo dục của trường. - Bản thân giáo viên phải có kĩ năng thiết kế các chủ đề giáo dục bảo đảm các yêu cầu sư phạm cần thiết. 3.2.1.3. Xây dựng các tình huống giáo dục kĩ năng sống phù hợp với sinh viên của mình và môi trường nội trú 1. Mục tiêu của biện pháp Chủ động tạo ra nội dung giáo dục kĩ năng sống phù hợp với điều kiện cụ thể vừa có định hướng rõ ràng, vừa đa dạng và không lệ thuộc nhiều vào tài liệu sách vở có sẵn. 2. Cách tiến hành - Dựa vào kết quả nghiên cứu sinh viên và định hướng từ các chủ đề giáo dục, giáo viên xây dựng các tình huống giáo dục kĩ năng sống. Tình huống có thể là sự kiện được sưu tầm từ sách báo, từ hệ thống truyền thông, có thể là những câu chuyện có thật của sinh viên được chỉnh lí cho phù hợp. - Đưa các tình huống vào từng chủ đề cho thích hợp với nó và ngược lại căn cứ vào tính chất của chủ đề mà lựa chọn và xây dựng tình huống. Có thể tham khảo học hỏi rất nhiều từ các chuyên mục báo chí, truyền thông, các trò chơi và phong trào thường được phát sóng trên truyền hình. - Huy động sự tham gia của các chuyên gia tâm lí, giáo dục, các nhà hoạt động xã hội, kinh tế và văn hóa của địa phương vào việc xác định các tình huống thích hợp cho từng chủ đề giáo dục. - Các tình huống cần mang tính thực tế cao, phù hợp với chủ đề và có tính chất điển hình, ngôn ngữ và sự kiện trong sáng, giàu hình ảnh, hình thức thể hiện rõ ràng, thân thiện với sinh viên. - Các tình huống giáo dục kĩ năng sống cần tập trung vào việc nhận thức bản chất, ý nghĩa, vai trò của kĩ năng, đánh giá được sự cần thiết của nó đối với sinh viên, cách thức và yêu cầu rèn luyện kĩ năng đó, khuyến khích thái độ tích cực học hỏi người khác. 3. Điều kiện thực hiện - Giáo viên cần thường xuyên theo dõi theo dõi tình hình thời sự, tình hình trường lớp và kí túc xá để có thông tin kịp thời, tránh lạc hậu. - Có quá trình tích lũy khá lâu dài và kinh nghiệm đánh giá các sự kiện và tình huống xảy ra thực tế, nếu không thì giáo viên khó có thể xây dựng tốt các tình huống giáo dục. 3.2.2. Tổ chức hoạt động giáo dục kĩ năng sống theo chủ đề 3.2.2.1. Giới thiệu chung 1. Mục tiêu của biện pháp tổ chức hoạt động Tạo ra môi trường sinh động và gần gũi với học tập, sinh hoạt của sinh viên nội trú và khuyến khích các em trải nghiệm, thực hành rèn luyện kĩ năng trong hoạt động và giao tiếp. 2. Cách tiến hành - Lựa chọn chủ đề và các hình thức tiến hành Các hình thức tiến hành chủ đề thường dễ hấp dẫn là trò chơi, sinh hoạt văn nghệ, thi đấu thể thao, gặp gỡ giao lưu với khách, lễ hội và các loại thi khác trong học tập, sinh hoạt tập thể. - Xác định cho mỗi chủ đề những hoạt động chủ yếu (thường là 3). Mỗi hoạt động gồm: + Mục tiêu + Tài liệu và phương tiện + Cách tiến hành + Tổng kết - Thời gian thực hiện mỗi chủ đề là 90 phút - Giáo viên chủ nhiệm hoặc người tổ chức giáo dục cần chỉ đạo giải quyết vấn đề theo hướng: + Cách giải quyết tình huống tích cực nhất. + Nêu những kỹ năng sống cần phải có để giải quyết tình huống. + Tạo ra thông điệp về chủ đề đó. 3.2.2.2. Quá trình tiến hành Chủ đề 1. Kĩ năng tự nhận thức 1.1. Mục tiêu Giúp sinh viên biết được thế nào là kỹ năng tự nhận thức. Biết đánh giá về điểm mạnh, điểm yếu, điều mình thích và điều mình không thích. Giúp cho sinh viên có thái độ tự tin đối với bản thân, thấy được những điều mình cần cố gắng, những điều mình cần phát huy. Hình thành và rèn luyện kỹ năng tự đánh giá bản thân, kĩ năng lắng nghe, kĩ năng trình bày, kĩ năng hợp tác với người khác, kĩ năng bình tĩnh trước những sự đánh giá của người khác về bản thân. 1.2. Thông điệp Không ai là người hoàn hảo, ai cũng có những điểm ,mạnh, điểm yếu của bản thân, cái quan trọng nhất là nhận ra yếu điểm và kiên quyết khắc phục những mặt yếu kém của bản thân. 1.3. Tài liệu và phương tiện: giấy A4, bút dạ 1.4. Hướng dẫn hoạt động Hoạt động 1. Tôi là ai - Bước 1: Giáo viên chủ nhiệm phát cho người học một phiếu bài tập và yêu cầu trả lời các câu hỏi trong đó. a) Những điểm mạnh của tôi: ……………………………………………………………............................ ……………………………………………………………………………… b) Những điểm yếu của tôi: ……………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………….. …………………………………………………………………………….. - Bước 2: Học viên chia sẻ với nhau theo từng cặp và thảo luận trong nhóm có ghi biên bản. - Bước 3: thảo luận trước toàn thể sinh viên nội trú của lớp Mỗi nhóm cử 1 người lên báo cáo còn những người khác thì lắng nghe và đóng góp ý kiến. Toàn lớp thảo luận 2 câu hỏi: + Có ai hoàn toàn giống ai không? + Có ai toàn những điểm mạnh và không có một điểm yếu nào không? - Tổng kết Biết được những điểm mạnh và những điều cần cố gắng chính là tự nhận thức về mình. Không có người nào là không có ưu điểm và nhược điểm. Điều quan trọng là cách phát huy những điểm tốt và hạn chế những điểm yếu của mỗi người. Trong cuộc sống, chúng ta nên nhìn vào những điều tốt của con người. Hoạt động 2. Thế nào là tự nhận thức Mục tiêu Giúp sinh viên nhận thức được thế nào là kỹ năng tự nhận thức đồng thời củng cố một số kỹ năng khác. Cách tiến hành - Bước 1: Sinh viên làm bài tập a. Nếu ước mà có được thì bạn sẽ ước 3 điều gì cho mình ? b. Hàng ngày bạn có tự đánh giá về bản thân mình không ? - Bước 2: Giáo viên chủ nhiệm giới thiệu với toàn lớp những việc mà chúng ta vừa làm trên chính là kỹ năng tự nhận thức. Kỹ năng tự nhận thức là kỹ năng tự đánh giá về những đặc điểm của tính cách, khả năng, nhu cầu, nguyện vọng và những điều hạn chế của bản thân. Đó là khả năng biết được mình của mỗi con người. - Bước 3. Thông qua việc thực hành kỹ năng tự nhận thức và những điều mà anh chị vừa thực hiện, hãy trả lời các câu hỏi sau: a. Trong những điểm mạnh, điểm cần cố gắng của bản thân thì điểm nào dễ trả lời nhất ? b. Bạn nhận xét gì về khả năng tự nhận thức của mình? c. Vai trò của tự nhận thức ? - Tổng kết Ai cũng có khả năng tự nhận thức về mình nhưng khả năng đó không ai giống ai, có người rất dễ khi nói lên những điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, có người phản ánh khá chính xác về những điểm yếu nhưng khó nhìn ra điểm tốt của mình và ngược lại. Trong quá trình nhận thức về bản thân thường hay bắt gặp cơ chế tự an ủi động viên bản thân theo kiểu: khi xem màu da của mình “ đen nhưng mà có duyên”, “ to mà gọn”, “mắt to để bà nhìn cháu tốt hơn”…Tự nhận thức cái bề ngoài thì dễ, nhận thức cái nội dung bên trong thì khó hơn. Chúng ta cần tôn trọng những điểm vốn có của người khác nhưng cũng cần cố gắng tạo điều kiện cho họ khắc phục những điểm chưa tốt. Hoạt động 3. Rèn luyện kĩ năng tự nhận thức (trò chơi) Mục tiêu Giúp người học trải nghiệm những đánh giá của người khác về mình và có thái độ tích cực đối với những lời nhận xét, đánh giá đó. Phương tiện Bút lông, băng keo, giấy A4, ghế ngồi không có phần dựa lưng. Cách tiến hành - Người ngồi sau dán giấy A4 lên lưng của bạn phía trước. Khi giáo viên chủ nhiệm hô “bắt đầu”, tất cả mọi người ngồi sau lưng ghi lời nhận xét của mình về người mà mình vừa dán giấy A4. thời gian cho trò chơi này là 2 phút. Hết thời gian yêu cầu sinh viên gỡ giấy A4 sau lưng mình ra xem. - Giáo viên chủ nhiệm lấy tinh thần xung phong để 4 bạn đọc lời nhận xét cho cả lớp nghe và hỏi những cảm xúc, suy nghĩ của mình về nhận xét đó. - Chỉ định 4 người đọc lời nhận xét và nói lên suy nghĩ của bản thân về sự nhận xét của bạn mình đối với mình. Tổng kết Khi nghe ý kiến của người khác nhận xét đánh giá về mình chúng ta cần bình tĩnh, sáng suốt để xem xét ý kiến nào là khách quan, chân thực thì chúng ta tiếp nhận, còn những ý nào khen quá lời, định kiến thiếu khách quan thì ta nên để tham khảo. Lời khen dễ làm ta kiêu ngạo, tự cao tự đại, không đánh giá đúng mình. Lời chê dễ làm người ta bực mình và thiếu tự tin trong cuộc sống. Hãy tự khẳng định mình để người khác suy nghĩ chân thành về mình. Chủ đề 2. Kỹ năng giao tiếp 2.1. Mục tiêu - Giúp người tham gia hiểu được phong cách giao tiếp: phong cách hiếu thắng, kích động, phong cách dung hòa nhưng kiên định, phong cách bị động và phụ thuộc. - Khuyến khích sử dụng phong cách giao tiếp dung hòa nhưng kiên định. - Yêu cầu người tham gia với tinh thần tự giác cao. - Rèn luyện và củng cố một số kỹ năng: + Kỹ năng thương lượng và từ chối + Kỹ năng đương đầu với thách thức + Kỹ năng tự nhận thức + Kỹ năng lắng nghe + Kỹ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề + Kỹ năng giao tiếp theo phong cách dân chủ (dung hòa nhưng kiên định) 2.2. Thông điệp Không tiếp xúc với người khác chúng ta không thể thành người. Sự cô độc là một trong 3 nỗi lo lớn nhất của mỗi người. Trong thời đại toàn cầu hóa, con người cần biết cách giao tiếp để sống với người khác mình, khác văn hóa, khác dân tộc, khác quốc gia. 2.3. Phương tiện: Giấy A4 , bút dạ , báo. 2.4. Hướng dẫn hoạt động Hoạt động 1. Hợp tác, tương trợ nhau Mục tiêu - Giáo dục tinh thần hợp tác giúp đỡ khi gặp khó khăn và tạo ra tinh thần đoàn kết. - Rèn luyện một số kỹ năng như: kỹ năng hợp tác, kỹ năng tương trợ và giúp đỡ, kỹ năng giao tiếp, Phương tiện: Tờ báo, sân bãi Cách tiến hành - Chia lớp thành nhóm, mỗi nhóm từ 4 đến 5 người. - Phát cho mỗi nhóm 1 tờ báo, tờ báo là thuyền, sân chơi là biển cả - Cả lớp cùng hát bài “ Nối vòng tay lớn”, tất cả sinh viên đi lại trong sân. - Giáo viên chủ nhiệm hô “ bão biển”, tất cả mọi người chạy về phía thuyền của mình và đứng gọn vào trong tờ báo, ai còn 1 chân chìa ra ngoài tờ báo có nghĩa là người đó đã chết (không được chơi). Giáo viên chủ nhiệm hô “ bão tan” thì tất cả trở lại bình thường. Thuyền sau bão biển đã bị hỏng, chỉ còn 1 nửa tờ báo (tờ báo gấp lại), mọi người vẫn đi lại bình thường và ca hát. Giáo viên chủ nhiệm hô “ bão biển”, mọi người lại chạy về thuyền của mình, ai không đứng trong thuyền thì chết. Sau 90 giây thì bão tan. Càng về sau thì thuyền càng nhỏ nên càng khó khăn, đòi hỏi mọi người phải hợp tác, hỗ trợ nhau để đứng được trong thuyền của mình. - Giáo viên chủ nhiệm tập họp lớp và hướng vào hỏi làm thế nào để bảo đảm sự an toàn cho các bạn của mình trong trò chơi này. - Kết luận Trong lúc khó khăn đòi hỏi con người phải đoàn kết, hợp tác và giúp đỡ, hay nói cách khác biết tựa vào nhau, biết hợp lực và biết tranh thủ sự giúp đỡ của người khác để vượt qua khó khăn. Hoạt động 2. Lắng nghe tích cực Mục tiêu Giúp sinh viên hiểu được vai trò của kỹ năng lắng nghe tích cực. Học viên có thái độ tôn trọng ý kiến của người khác và tạo điều kiện để người khác nói. Cách tiến hành Lần thứ nhất Chia lớp thành nhóm, mỗi nhóm từ 4 đến 5 người. Yêu cầu các nhóm thảo luận về một vấn đề như : phòng chống tệ nạn xã hội, tình yêu đôi lứa… - Bước 1: Giáo viên chủ nhiệm yêu cầu các thành viên trong nhóm bày tỏ ý kiến của mình trong cùng một lúc, không cần lắng nghe người khác nói gì (thời gian 1 phút, ai cũng phải nói ). - Bước 2: Sau khi các nhóm kết thúc, giáo viên chủ nhiệm yêu cầu sinh viên nói rõ cảm giác của mình trong cuộc thảo luận vừa qua và những thông tin mà mình thu nhận được. Lần thứ 2 - Bước 1: Giáo viên chủ nhiệm yêu cầu các sinh viên trình bày ý kiến của mình nhưng lần này yêu cầu một người nói còn những người khác thì lắng nghe. - Bước 2: Sau khi kết thúc, giáo viên chủ nhiệm yêu cầu từng học viên nói lên cảm xúc của mình khi được người khác lắng nghe điều mình nói. Kết quả giao tiếp lần 2 sẽ như thế nào? - Bước 3: Giáo viên chủ nhiệm yêu cầu cả lớp thảo luận 2 câu hỏi sau và sau đó tóm tắt ý kiến của sinh viên. + Làm thế nào để trở thành người biết lắng nghe? + Cần phải làm gì để khuyến khích người khác nói? - Tổng kết Lắng nghe tích cực là yếu tố cần thiết của giao tiếp có hiệu quả. Mỗi người cần phải biết lắng nghe và tôn trọng ý kiến người đang nói. Một số cách để thực hiện lắng nghe tích cực: + Im lặng, tạo điều kiện để người nói cảm thấy thoải mái. + Thể hiện sự đồng cảm, chăm chỉ lắng nghe bằng cách nhìn chăm chú về phía người đang nói, gật đầu nhè nhẹ thể hiện sự đồng tình, dỏng tai về phía đối tượng. + Kiềm chế những biểu hiện tiêu cực (sốt ruột, không chú ý, nhìn đi chỗ khác), không ngắt lời để người nói bày tỏ hết tình cảm, ý nghĩ của mình. Trong trường hợp mình muốn nói thì phải xin lỗi. Hoạt động 3. Giao tiếp với người có phong cách hiếu thắng, kích động Mục tiêu Giúp sinh viên biết được phong cách giao tiếp xã hôị. Rèn luyện phong cách giao tiếp dung hòa nhưng kiên định. Kỹ năng tự nhận thức, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thương lượng, kỹ năng từ chối, kỹ năng thuyết phục. Cách tiến hành - Bước 1: Đọc cho cả lớp nghe “truyện ba cô gái” Lan, Hòa và Linh là 3 bạn gái cùng lớp ở một làng quê. Một hôm Lan đến nhà Hòa và nói rằng cô cần sự giúp đỡ của Hòa. Lan giải thích rằng cô muốn Hòa cùng đi sang làng bên cạnh để đánh một cô gái bởi vì cô ấy đã trêu chọc Lan. Khi Hòa nghe đến điều đó, cô cảm thấy hơi choáng và nói rằng cô không muốn đi. Lan trở nên tức giận và nói to “ Nếu Hòa không đi cùng thì tình bạn chúng ta sẽ chấm dứt”. Hòa vừa lo sợ, vừa đau xót bởi những điều Lan vừa nói. Cuối cùng Hòa đồng ý đi. Sau đó, Lan lại đến nhà Linh rủ cô đi cùng. Khi Lan đến nhà Linh và kể lại toàn bộ câu chuyện cho Linh nghe và yêu cầu Linh cùng đi. Linh bình tĩnh giải thích rằng cô cảm thấy bất tiện nếu tham gia vào cuộc chiến đó. Linh nói với Lan đánh nhau chỉ làm cho tình thế xấu hơn, sao không nói chuyện với nhau để giải quyết vấn đề. Sau đó Linh còn hỏi Lan có hiểu vì sao Linh đề nghị như vậy không? Lan từ từ suy nghĩ và thấy được phương án của Linh là hợp lý. Linh cảm ơn Lan đã hiểu được cách giải quyết của mình và hứa sẽ đi cùng với Lan qua làng bên cạnh gặp cô gái để giải quyết mâu thuẫn. - Bước 2: Phân tích các bước mà Linh đưa ra để chứng tỏ mình có phong cách giao tiếp dung hòa nhưng kiên định . + Linh bình tĩnh giải thích cô cảm thấy bất tiện (tình cảm xuất phát từ trái tim). + Linh nói với Lan đánh nhau làm tình thế xấu đi, sao không nói chuyện với nhau để giải quyết vấn đề, thể hiện sự phân tích, so sánh cái hại, cái lợi của cách giải quyết mà Lan đưa ra . + Linh đưa ra cách giải quyết của chính mình. Đó là kết quả của trí óc Cuối cùng cả Lan và Linh sang làng bên gặp cô gái để giải quyết vấn đề - Bước 3: Giáo viên chủ nhiệm giới thiệu cho cả lớp quy trình 3 bước khi giao tiếp với người hiếu thắng như sau: Từ trái tim: Nghĩa là khi đáp lại ai đó muốn công kích, muốn ép buộc, bạn hãy sử dụng tình cảm từ trái tim của mình và nói với người đó rằng bạn cảm thấy tình huống và hành vi của họ đã làm phiền đến bạn. Ví dụ: Tôi cảm thấy không vui… Tôi không thích điều đó… Điều đó làm tôi khó xử… Đến khối óc: Bạn nói với họ những suy nghĩ của mình hoặc tại sao bạn không làm điều đó, hoặc bạn muốn làm điều gì đó thay vì điều mà họ yêu cầu. Ví dụ: Tôi không muốn làm điều đó vì.... Tôi nghĩ rằng làm điều đó sẽ mạo hiểm cho bạn... Ta nên làm theo cách này có hay hơn không... Cuối cùng nắm tay nhau: Chỉ ra cho người đó hiểu rằng bạn vẫn quan tâm đến họ và muốn họ hiểu rằng tại sao bạn phải nói từ không với lời đề nghị với họ. Ví dụ: Đừng giận đừng mất lòng vì tôi không đồng ý.... Mong bạn hiểu cho vì sao tôi từ chối... Tôi luôn mong đợi điều tốt lành sẽ đến với bạn… - Tổng kết Trong giao tiếp với con người ta nên nghe nhiều hơn nói và tạo điều kiện cho người khác nói nhiều để ta được nghe và biết nghe. Bởi tạo hóa đã tạo ra con người một cái miệng và 2 cái tai để nghe. Nghe để hiểu mình hiểu người và biết được nhiều thứ. Chủ đề 3. Kỹ năng giải quyết mâu thuẫn 3.1. Mục tiêu - Giúp sinh viên nhận thức được nguyên nhân tạo ra mâu thuẫn trong cuộc sống, nhận thấy sự cần thiết giải quyết mâu thuẫn một cách hợp lý. - Bình tĩnh trước những mâu thuẫn và xung đột. - Có thái độ thiện chí và suy nghĩ tích cực khi giải quyết mâu thuẫn. - Nắm đuợc quy trình giải quyết mâu thuẫn. - Rèn luyện một số kỹ năng như : + Kỹ năng thương lượng. + Kỹ năng tự nhận thức. + Kỹ năng kiểm soát hành vi + Kỹ năng giao tiếp có hiệu quả. 3.2. Thông điệp Trong cuộc đời người không ai là người không có mâu thuẫn. Mâu thuẫn và việc giải quyết tốt mâu thuẫn là động lực của sự phát triển.Việc giải quyết tốt mâu thuẫn là cơ sở của sự thành đạt, sự trưởng thành. Nếu con người không còn mâu thuẫn nghĩa là khi ấy không còn khát vọng, không còn mơ ước, con người tồn tại chứ không phải là sống. 3.3. Phương tiện: giấy A4, bút viết, hộp đựng phiếu, tài liệu phát cho sinh viên . 3.4. Hướng dẫn hoạt động Hoạt động 1. Nhận biết các loại mâu thuẫn Mục tiêu Giúp người học nhận biết các mâu thuẫn. Cách tiến hành - Bước 1: Giáo viên chủ nhiệm yêu cầu kể tên những mâu thuẫn thường xảy ra trong cuộc sống? Mâu thuẫn với ai ? Mâu thuẫn về những vấn đề gì ? - Bước 2: Giáo viên chủ nhiệm ghi tất cả các loại mâu thuẫn vào bảng sau: STT Mâu thuẫn với ai Mâu thuẫn về vấn đề gì 1 2 3 4 - Bước 3: Thảo luận lớp với câu hỏi sau: + Những loại mâu thuẫn nào chúng ta thường hay gặp trong cuộc sống? + Những mâu thuẫn nào làm cho chúng ta khó chịu nhất và phải giải quyết ngay? - Tổng kết Giáo viên chủ nhiệm tóm tắt nội dung bằng cách nêu lên sự đa dạng về mâu thuẫn. Mâu thuẫn là những xung đột bất bình, thường tranh cãi với một người hay một nhóm người về một vấn đề của cuộc sống có nguy cơ ảnh hưởng tiêu cực tới mối quan hệ của các bên. Những mâu thuẫn mà chúng ta thường gặp là mâu thuẫn với bạn bè, với các diều kiện sống ở môi trường nội trú. Hoạt động 2. Tìm hiểu nguyên nhân và cách giải quuyết vấn đề Mục tiêu - Nắm được nguyên nhân gây mâu thuẫn. - Có thái độ đúng đắn đối với mâu thuẫn. - Rèn luyện kĩ năng giao tiếp, kỹ năng làm chủ, tư duy phê phán, kỹ năng ra quyết định, Cách tiến hành - Bước 1: Giáo viên chủ nhiệm chia lớp thành 4 nhóm: Mỗi nhóm đi sâu về nguyên nhân nảy sinh ra mâu thuẫn với bạn bè, cha mẹ, ngườikhác, mâu thuẫn với chính mình và hướng vào thảo luận nhóm các câu hỏi sau: + Bạn thấy thế nào khi mâu thuẫn xảy ra? + Mâu thuẫn có thể giải quyết bằng cách nào? + Sau mỗi cách giải quyết các bên sẽ như thế nào? - Bước 2: Thảo luận lớp Các nhóm cử đại diện lên trình bày kết quả, các thành viên còn lại chú ý lắng nghe và đóng góp ý kiến. - Tổng kết Nguyên nhân xảy ra mâu thuẫn thường xuất phát từ sự khác nhau về chính kiến, về lối sống, về tín ngưỡng, về văn hóa, về tính cách, về phong cách giao tiếp… Mỗi loại mâu thuẫn có cách giải quyết riêng, tùy vào sự hiểu biết, tùy vào thái độ và cách tìm hiểu nguyên nhân xảy ra mâu thuẫn. Mâu thuẫn thường ảnh hưởng đến cuộc sống của mỗi bên. Mâu thuẫn là động lực của sự phát triển. Kỹ năng giải quyết mâu thuẫn giúp người ta giải thoát được sự bế tắc, bạo lực, sự mất đoàn kết trong các mối quan hệ. Hoạt động 3. Vấn đề của bạn và của tôi Mục tiêu Giúp cho sinh viên nôị trú hiểu được những căng thẳng, mâu thuẫn, thách thức, khó khăn và cản trở. Cách tiến hành - Phát cho mỗi người 1/4 tờ giấy khổ A4 để từng bạn ghi ra các vấn đề mà mình gặp phải, sau đó bỏ vào hộp đựng phiếu của lớp. - Giáo viên chủ nhiệm trộn phiếu sau đó mời từng bạn nhặt lại 1 phiếu bất kì, rồi đọc to cho cả lớp cùng nghe. - Mời 1 bạn làm thư kí ghi lên bảng những vấn đề phản ánh trong các phiếu cá nhân (chỉ ghi những vấn đề không trùng lặp ). - Sau đó tổ chức phân loại các vấn đề. - Tổng kết Trong cuộc sống của từng người, cũng như của mọi người có rất nhiều vấn đề giống và khác nhau. Những vấn đề này đều cần phải được giải quyết sao cho có hiệu quả nhất. Những vấn đề mà sinh viên nội trú thường gặp: + Học tập: kết quả học tập và sự căng thẳng trong học tập. + Tình cảm, quan hệ trong gia đình. + Quan hệ thầy trò. + Sức ép của bạn bè, mâu thuẫn trong tình bạn + Thiếu kĩ năng sống + Tình bạn khác giới, tình yêu + Việc làm, nghề nghiệp Và các bước của kỹ năng giải quyết mâu thuẫn gồm: + Kiềm chế cảm xúc – sử dụng các kỹ năng thư giãn. Tự đưa mình ra khỏi tình huống, tâm trạng đó. + Xác định nguyên nhân dẫn đến mâu thuẫn- Ai là người gây ra mâu thuẫn. Cần suy nghĩ tích cực, vì nó có tác động mạnh đến cảm xúc và hành vi tích cực. ( Nếu cần tách khỏi người có mâu thuẫn với mình một thời gian để suy nghĩ và tìm cách giải quyết mâu thuẫn đó). + Hỏi người có mâu thuẫn với mình có thời gian không để ngồi nói chuyện về mâu thuẫn đó. + Hãy nói với người có mâu thuẫn với mình về cảm xúc của mình. Chủ đề 4. kĩ năng xác định mục tiêu trong cuộc sống 4.1. Mục tiêu Nhận thức được ý nghĩa và tầm quan trọng của việc xác định mục tiêu trong cuộc sống. Biết cách đạt mục tiêu cho bản thân. Rèn luyện kĩ năng sống như : phân tích, tổng hợp phê phán, kỹ năng lập kế hoạch. 4.2. Thông điệp Con người sống không có mục đích giống như con thuyền giữa biển khơi không có người điều khiển. Tùy vào hoàn cảnh và năng lực của bản thân để đề ra mục tiêu. Trong mục tiêu gồm mục tiêu ngắn hạn, mục tiêu trung hạn, mục tiêu dài hạn. Dựa vào mục tiêu người ta lập nên kế hoạch thực hiện mục tiêu một cách hợp lí để hoạt động. 4.3. Phương tiện: giấy A4, viết, phiếu bài tập 4.4. Hướng dẫn hoạt động Hoạt động 1. Quá khứ và tương lai Mục tiêu Giúp học sinh phát triển kỹ năng tự nhận thức và tư duy phê phán. Cách tiến hành - Bước 1: Giáo viên chủ nhiệm yêu cầu sinh viên nội trú làm việc hồi tưởng và liệt kê một số sự kiện quan trọng và cảm xúc vui hoặc buồn với những gì diễn ra đối với bản thân trong cuộc sống ví dụ: vui với ngày đầu tiên đi học, tâm trạng lo lắng của ngày đi thi, buồn vì một lý do nào đó. Giáo viên chủ nhiệm yêu cầu sinh viên ghi lại những suy nghĩ và dự định của bản thân trong tương lai. Sau khi làm việc cá nhân thời gian từ 5 đến 7 phút, giáo viên học viên trao đổi với bạn bên cạnh những nội dung như trên. - Bước 2: thảo luận lớp theo các câu hỏi sau: + Những sự kiện quan trọng trong cuộc sống của anh ( chị) là gì? + Sau mỗi sự kiện quan trọng này anh chị cảm thấy thế nào? + Anh (chị) có dự định gì trong tương lai? - Tổng kết Trong cuộc sống, ai cũng có sự kiện quan trọng cho riêng mình và ai cũng có những lúc vui, buồn, thành công và thất bại cũng như là có những mục tiêu cho bản thân trong tương lai. Ai không như vậy không phải là mình. Vấn đề quan trọng là xây dựng kế hoạch để thực hiện mục tiêu đã vạch ra như thế nào? Hoạt động 2. Trò chơi phỏng vấn Mục tiêu Giúp cho sinh viên rèn luyện kỹ năng nói trước nhiều người và kỹ năng ứng xử, kỹ năng tự nhận thức. Cách tiến hành - Bước 1: giáo viên chủ nhiệm lớp chia lớp thành nhóm, mỗi nhóm 5 đến 6 thành viên. Mỗi nhóm chuẩn bị đóng vai người phỏng vấn và người được phỏng vấn. Mỗi nhóm cử ra một sinh viên được phỏng vấn, những sinh viên khác có trách nhiệm phỏng vấn và ghi chép lại kết quả. Khi phỏng vấn hướng vào các câu hỏi sau: + Bạn đã làm gì để có được thành công đó? + Bạn mất bao lâu để có được thành công? + Bạn có những thuận lợi gì? + Những khó khăn nào bạn đã gặp phải? Bạn đã vượt qua những khó khăn này bằng cách nào? + Bạn đã có được sự giúp đỡ của ai? Băng cách nào? - Bước 2: lần lượt các nhóm đóng vai phỏng vấn trước lớp và nhận xét kết quả phỏng vấn, ghi những vấn đề cơ bản vào bảng sau: Tên nhóm Thành công gì Thời gian Thuận lợi Khó khăn Cách thức vượt qua khó khăn Sự giúp đỡ 1 2 3 … n - Tổng kết Mỗi người đều có mục tiêu riêng cho mình và có những cách thức khác nhau để thực hiện mục tiêu đó. Có mục tiêu ngắn hạn, trung hạn và mục tiêu dài hạn. Cái cơ bản là phải biết xác định mục tiêu phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh của mình. Điều quan trọng là xây dựng và thực hiện kế hoạch một cách hợp lí. Hoạt động 3. Xác định mục tiêu trong cuộc sống Mục tiêu Giúp cho sinh viên biết các yêu cầu đặt mục tiêu và thực hành đặt mục tiêu cho bản thân. Cách tiến hành - Bước 1: giáo viên phát cho mỗi học viên một phiếu bài tập “ xác định mục tiêu” hướng dẫn và yêu cầu học viên làm bài tập. - Bước 2: sinh viên chia sẻ kết quả bài tập theo từng cặp - Bước 3: chia sẻ theo nhóm - Bước 4: thảo luận theo lớp với các câu hỏi sau: + Việc đặt mục tiêu có quan trọng không? Vì sao? + Khi đặt mục tiêu, chúng ta phải chú ý những yêu cầu gì? - Tổng kết thảo luận Giáo viên chủ nhiệm tổng kết nội dung thảo luận bổ sung ý kiến cho những yêu cầu khi đặt ra mục tiêu như sau: + Dùng những từ cụ thể để thể hiện và nhằm trả lời những câu hỏi sau: sẽ thực hiện cái gì? Và khi nào? Bằng cách nào?.. + Mục tiêu có thể thưc hiện được không? + Những thuận lợi đã có và những khó khăn có thể gặp? Hướng khắc phục những khó khăn đó + Phải kiên định, phải quyết tâm trong việc thực hiện mục tiêu - Tổng kết Để thực hiện được những mong muốn, dự định trong cuộc sống con người trước hết phải biết đặt mục tiêu. Đặt mục tiêu là khâu đầu tiên rất quan trọng. Đối với mỗi chúng ta việc đặt ra những mục tiêu trong cuộc sống có ý nghĩa hết sức quan trọng và cần thiết. Đặt ra mục tiêu giúp chúng ta sống có định hướng và không nên đưa ra mục tiêu quá cao xa, mục tiêu càng cụ thể càng tốt. Một mục tiêu khả thi là mục tiêu phải phù hợp với hoàn cảnh của bản thân, xác định đúng những thuận lợi khó khăn trước mắt và có kế hoạch cho những giai đoạn thực hiện mục tiêu. Quyết tâm chính là động lực thúc đẩy việc thực hiện đạt tới mục tiêu. 3.3. Thực nghiệm sư phạm 3.3.1. Tổ chức thực nghiệm 3.3.1.1. Mục đích và qui mô thực nghiệm Kiểm tra tác động của các biện pháp giáo dục kĩ năng sống theo chủ đề cho sinh viên nội trú tại Trường cao đẳng sư phạm Nha Trang Thời gian tiến hành thực nghiệm sư phạm và đo thực nghiệm từ ngày26/4 đến ngày 28/5/2008. Thực nghiệm được tiến hành ở 6 lớp, tổng số 150 sinh viên. Mỗi chủ đề được thực hiện trên cả 6 lớp. 3.3.1.2. Nội dung thực nghiệm và phương pháp tiến hành Thực nghiệm bao quát 4 chủ đề hoạt động giáo dục kĩ năng sống Chủ đề 1: kỹ năng tự nhận thức. Chủ đề 2: kỹ năng giao tiếp. Chủ đề 3: kỹ năng giải quyết mâu thuẫn. Chủ đề 4: kỹ năng xác định mục tiêu trong cuộc sống. Các phương pháp và kĩ thuật đánh giá chủ yếu là bài kiểm tra kiểu câu hỏi (xin xem phụ lục 3). 3.3.2. Kết quả thực nghiệm 3.3.2.1. Chủ đề phát triển kỹ năng tự nhận thức Bảng 3.1. Tác dụng của chủ đề kĩ năng tự nhận thức Tham số Khoa tiểu học Khoa tự nhiên Có % Không % Có % Không % Chủ đề có ích không 100 100 Thay đổi sau hoạt động: + Về nhận thức + Về thái độ 99 85 1 15 96 82 4 18 Nắm được cách hình thành để rèn luyện kỹ năng 89 11 80 20 Sẽ áp dụng trong cuộc sống 87 13 84 22 3.3.2.2. Chủ đề phát triển kỹ năng giao tiếp Bảng 3.2. Tác dụng của chủ đề kĩ năng giao tiếp Tham số Khoa tiểu học Khoa tự nhiên Có % Không % Có % Không % Chủ đề có ích không 100 100 Thay đổi sau hoạt động: + Về nhận thức + Về thái độ 98 87 2 13 100 78 22 Nắm được cách hình thành để rèn luyện kỹ năng 85 15 80 20 Sẽ áp dụng trong cuộc sống 100 100 3.3.2.3. Chủ đề phát triển kỹ năng giải quyết mâu thuẫn Bảng 3.3. Tác dụng của chủ đề kĩ năng giải quyết mâu thuẫn Tham số Khoa tiểu học Khoa tự nhiên Có % Không % Có % Không % Chủ đề có ích không 95 5 94 6 Thay đổi sau hoạt động: + Về nhận thức + Về thái độ 93 87 7 13 88 78 12 22 Nắm được cách hình thành để rèn luyện kỹ năng 89 11 84 16 Sẽ áp dụng trong cuộc sống 93 7 92 18 3.3.3.4. Chủ đề phát triển kỹ năng xác định mục tiêu Bảng 3.4. Tác dụng của chủ đề kĩ năng xác định mục tiêu Tham số Khoa tiểu học Khoa tự nhiên Có % Không % Có % Không % Chủ đề có ích không 93 7 90 10 Thay đổi sau hoạt động: + Về nhận thức + Về thái độ 82 70 18 30 84 80 16 20 Nắm được cách hình thành để rèn luyện kỹ năng 84 16 78 22 Sẽ áp dụng trong cuộc sống 96 4 92 8 3.3.3. Nhận xét kết quả thực nghiệm - Tỉ lệ trung bình số sinh viên nội trú thấy các chủ đề có ích rất cao: 96,5%, trong đó hai khoa gần như nhau: Khoa tiểu học 97%, Khoa tự nhiên 96%. - Tỉ lệ sinh viên thay đổi về nhận thức rất cao, 91,75%, trong đó Khoa tiểu học 93%, Khoa tự nhiên 90,5% - So với sự thay đổi về nhận thức thì sự thay đổi về thái độ khiêm tốn hơn, chỉ đạt 80,05% - Tính trung bình có 83,65% sinh viên nội trú đã nắm được cách rèn luyện kỹ năng sống, trong đó sinh viên Khoa tiểu học chiếm tới 86,75% còn Khoa tự nhiên chỉ có 80,5%. - 93% sinh viên nội trú sẽ vận dụng các chủ đề thực nghiệm vào cuộc sống, mặc dù sự thay đổi về nhận thức cũng như thái độ sau thực nghiệm không cao bằng. Điều đó cho thấy sinh viên nội trú rất cần được giáo dục kỹ năng sống. Việc giáo dục kỹ năng sống nên tiến hành dưới hình thức hoạt đông ngoài giờ lên lớp với số lượng không quá 30 học viên. Hình 3.1. cho thấy tỉ lệ so sánh giữa mức độ thay đổi nhận thức (NT), thay đổi thái độ (TĐ), hiểu và biết cách rèn luyện (RL), và nhu cầu thực hành (TH) kĩ năng trong thực tế đời sống của sinh viên nội trú qua tác động của thực nghiệm. Khác biệt giữa hai Khoa ở các chủ đề được xem như không đáng kể. Hình 3.1. So sánh sự thay đổi nhận thức, thái độ, trách nhiện rèn kuyện và nhu cầu thực hành kĩ năng sống 3.4. Kết luận chương 3 Để tiến hành giáo dục kỹ năng sống cho sinh viên nội trú ở trường Cao đẳng sư phạm Nha Trang Khánh Hòa, công việc đầu tiên mà giáo viên chủ nhiệm đã làm là xác định hệ thống kỹ năng sống mà sinh viên rất cần khi đang sống trong môi trường nội trú. Đó là nhóm kỹ năng phản ánh về sự giao tiếp với bạn bè, nhóm kỹ năng để bảo đảm sự an toàn và lành mạnh trong môi trường kí túc xá, ngóm kỹ năng mang tính tự nhận thức và nhóm kỹ năng mang tính học tập. Trên cơ sở đó chúng tôi đã xác định được các chủ đề về kỹ năng sống để giáo dục cho sinh viên. Đó là chủ đề về tự nhận thức, chủ đề về giao tiếp, chủ đề về giải quyết mâu thuẫn và chủ đề xác định mục tiêu trong cuộc sống. Những chủ đề này bao gồm một số hoạt động phù hợp. Chúng tôi đã đề xuất 2 nhóm biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho sinh viên nội trú, trong đó có các biện pháp hỗ trợ hoạt động và biện pháp tổ chức hoạt động trực tiếp theo chủ đề. Các biện pháp này được thực nghiệm qua 4 chủ đề giáo dục tại 7 lớp trên mẫu 150 sinh viên. Kết quả thực nghiệm cho thấy sinh viên thừa nhận và đánh giá cao tính chất bổ ích và hấp dẫn của các hoạt động theo chủ đề. Các chủ đề và các hoạt động theo chủ đề căn bản được sinh viên nội trú hoan nghênh và bước đầu có tác dụng thay đổi nhận thức, thái độ, ý thức rèn luyện cũng như nhu cầu hoàn thiện kĩ năng sống của sinh viên trong đời sống thực tế của các em. Kết luận và khuyến nghị 1. Kết luận 1.1. Qua nghiên cứu lí luận, đề tài này đã góp phần cụ thể hóa quan niệm sư phạm về kĩ năng sống và giáo dục kĩ năng sống cho sinh viên cao đẳng sư phạm. Kĩ năng sống là loại kĩ năng trực tiếp giúp cá nhân sống thành công và hiệu quả, và được phân chia thành các lĩnh vực tương ứng với thế giới tâm hồn của cá nhân, quan hệ gia đình, quan hệ xã hội, quan hệ công việc. Giáo dục hiện nay xem kĩ năng sống là cốt lõi của chất lượng giáo dục. 1.2. Giáo dục kĩ năng sống cần được thực hiện trong các môn học và các hoạt động giáo dục khác, kể cả tại kí túc xá với sinh viên nội trú. Khi đó vai trò, nhiệm vụ giáo dục kĩ năng sống phụ thuộc rất nhiều vào giáo viên chủ nhiệm lớp. 1.3. Kết quả khảo sát thực trạng kĩ năng sống và giáo dục kĩ năng sống ở Trường cao đẳng sư phạm Nha Trang cho thấy nói chung các sinh viên nội trú có nhận thức khá cao về kĩ năng sống. Các em cũng có thái độ tích cực với nhiệm vụ rèn luyện kĩ năng sống để học tập hiệu quả và sinh hoạt an toàn, lành mạnh. Tuy vậy nhà trường vẫn áp dụng các biện pháp hành chính là chủ đạo trong quản lí đời sống của sinh viên nội trú nên thực chất chưa có biện pháp sư phạm dành cho nhiệm vụ quan trọng này. 1.4. Các biện pháp giáo dục kĩ năng sống do đề tài đề xuất dựa trên sự kết hợp nhận thức tình hình thực tế ở kí túc xá, nhận thức lí luận về kĩ năng sống và giáo dục kĩ năng sống, quá trình phân tích và xác định hệ thống kĩ năng sống phù hợp với sinh viên nôi trú, cũng như những quan điểm giáo dục có tính quốc tế phổ biến hiện nay. 1.5. Hai nhóm biện pháp giáo dục kĩ năng sống được đề xuất và thực nghiệm trên 150 sinh viên nội trú của hai khoa tại Trường cao đẳng sư phạm Nha Trang bao gồm những hoạt động của giáo viên chủ nhiệm nhằm chuẩn bị phương tiện, điều kiện hoạt động và chủ yếu là tổ chức các hoạt động giáo dục theo chủ đề gắn với những kĩ năng căn bản nhất. 2. Khuyến nghị 2.1. Với các cơ quan lập chính sách - Ra chính sách rõ ràng hơn về kí túc xá và sinh hoạt nội trú ở trường cao đẳng và đại học, và nên thành lập một ban chỉ đạo giáo dục kỹ năng sống từ trung ương đến các địa phương. - Các chương trình, đề án phát triển giáo viên nên tích hợp có chủ định rõ hơn, sâu sắc hơn nội dung bồi dưỡng, đào tạo về kĩ năng sống và giáo dục kĩ năng sống cho sinh viên, trong đó có môi trường nội trú, tiến đến xây dựng đội ngũ giáo viên chuyên nghiệp về giáo dục kĩ năng sống. 2.2. Với các cơ quan nghiên cứu giáo dục - Cần phải xác định một cách khoa học những kỹ năng sống cần giáo dục cho sinh viên nói chung và cho sinh viên nội trú nói riêng để phù hợp với môi trường ký túc xá. - Huy động đội ngũ chuyên gia về kỹ năng sống để xác định chương trình giáo dục kỹ năng sống cho phù hợp với sinh viên, ngành nghề và môi trường sống, trong đó nhấn mạnh phương pháp hoạt động và coi trọng trải nghiệm, thực hành kĩ năng sống. 2.3. Với các trường cao đẳng sư phạm - Cần có quỹ thời gian để tiến hành giáo dục kỹ năng sống có hiệu quả. - Hoạt động quản lí chuyên môn ở cấp trường nên chú ý hơn đến vấn đề kĩ năng sống của sinh viên và nhiệm vụ giáo dục kĩ năng sống của toàn thể nhà trường. Không nên xem quản lí kí túc xá và sinh viên một cách chặt chẽ về hành chính và kỉ luật là thay thế được các hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho sinh viên nội trú. Tài liệu tham khảo 1. Đặng Quốc Bảo (2001), Kinh tế giáo dục: Một số vấn đề lý luận giáo dục và những ứng dụng vào việc xây dựng chiến lược giáo dục, Nxb Hà Nội. 2. Cân Hi Bân (2005), Kinh tế giáo dục, Nxb Hà Nội. 3. Nguyễn Thanh Bình (2007), Giáo trình giáo dục kỹ năng sống, Dự án đào tạo giáo viên THPT, Nxb ĐHSP Hà Nội. 4. Nguyễn Thanh Bình (2006), Chuyên đề giáo dục kỹ năng sống, Viện nghiên cứu giáo dục học. 5. Nguyễn Thanh Bình, Nguyễn Kim Dung, Lưu Thu Thủy, Vũ Thị Sơn (2003), Những nghiên cứu và thực hiện chương trình giáo dục kỹ năng sống ở Việt Nam, Viện chiến lược và chương trình giáo dục. 6. Lê Thị Bừng, Hải Vang (1997), Tâm lí học ứng xử, Nxb Giáo dục. 7. Hồ Ngọc Đại (2003), Cái - cách. Nxb ĐHSP Hà Nội. 8. Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh – Quỹ dân số Liên hợp quốc và Dự án 312, Cẩm nang giáo dục kỹ năng sống về sức khỏe sinh sản vị thành niên. 9. Nguyễn Kế Hào – Nguyễn Quang Uẩn (2004), Giáo trình tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm, Nxb ĐHSP Hà Nội. 10. Phạm Minh Hạc (2001), Về phát triển toàn diện con người thời kì công nghiệp hóa – hiện đại hóa, Nxb Chính trị Quốc gia. 11. Phạm Minh Hạc, Nguyễn Khoa Điềm (2003), Về phát triển văn hóa và xây dựng con người trong thời kì công nghiệp hóa hiện đại hóa, Nxb Chính trị Quốc gia. 12. Nguyễn Văn Hồng (1998), Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm, Nxb Giáo dục. 13. Đặng Thành Hưng (2002), Dạy học hiện đại – Lí luận biện pháp kỹ thuật, Nxb ĐH Quốc Gia. 14. Đặng Thành Hưng (2004), Hệ thống kỹ năng học tập hiện đại, Tạp chí giáo dục số 78. 15. Thái Duy Tuyên (1997), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, Viện Khoa học Giáo dục. 16. Hà Nhật Thăng (1998), Công tác giáo viên chủ nhiệm ở trường phổ thông, Nxb Giáo dục. 17. Thomas – L.Friedman (2006), Thế giới phẳng, Nxb Trẻ. 18. Trần Kiều (2003), Giáo dục các vấn đề quốc tế, Viện chiến lược và chương trình giáo dục. 19. Trần Kiểm (2001), Lí luận quản lí giáo dục, Nxb ĐHSP Hà Nội. 20. Raja – Goy singl (1994), Nền giáo dục thế kỉ 21: Những triển vọng của Châu á trừ Thái Bình Dương, Nxb Viện khoa học giáo dục Việt Nam. 21. Nguyễn Thị Oanh (2006), 10 cách thức rèn luyện kỹ năng sống cho tuổi vị thành niên, Nxb Trẻ. 22. UNICEF (2001), Tập huấn về giáo dục sống khỏe mạnh và kỹ năng sống cho trẻ em vị thành niên, Nxb ĐHSP Hà Nội. 23. UNESCO -Viện Chiến lược và chương trình giáo dục (2003). Chất lượng giáo dục và kĩ năng sống. Hội thảo quốc tế, tháng 9 năm 2003, Hà Nội.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLUAN VAN.doc
  • docMUC LUC - LOI CAM ON - PHU LUC.doc
Luận văn liên quan