Bộ câu hỏi ôn tập lịch sử Đảng 2010

Tháng 6/1985 Hội nghị lần 8 BCHTW đảng đã họp và bàn về giá –lương-tiền,hội nghi chủ chương dứt khoat xoá bỏ cơ chế tập trung quan lieu bao cấp ,thực hiện chế độ tập trung dân chủ,hoạch toán kinh tế và kinh doanh xã hội chủ nghĩa. Đây là bước đổi mới tư duy trên lĩnh vực lưu thông và phân phối với nét nổi bật của nó là thừa nhận sx hang hoá và những quy luật cua sx hang hoá, Mặc dù vậy thì nhà nước vần chưa có chính sách thiết thực để tập trung cho nông nghiệp, đương lối xây dựng còn nhiều điểm chưa phù hợp với thực tté,chủ quan,cính sách về lưu thông phân phối chưa được giải quyết về cơ bản,tiếp tục duy trì chính sách gía-lương-tiền trên cơ sở tập trung quan lieu bao cấp. * KL: Như vậy trong 10 năm đầu xây dựng CNXH với 2 mục tiêu chiến lược nhất là xây dựng đất nước và bảo vệ tổ quốc cả nước đã dạt được những thành tựu nhẩt định:Ta đã thống nhất toàn vẹn lãnh thổ,xây duựng 1 chính quyền thống nhất để đưa cả nước đi lên CNXH;Ta đã khôi phục được hậu quả nặng nề để từng bước phat triển kinh tế ,thiêt lập 1 mối quan hệ sx mới để xây dựng cơ sở vật chất choCNXH;Ta cũng đã xoá bỏ được chế độ người bóc lột người ở 2 miền Nam -Bắc , để hưởng tới 1 xã hội công bằng dân chủ văn minh . Tuy nhiên sau 10 năm đầu đổi mới ,xây dựngCNXH trong hoàn cảnh đầy khó khăn thách rthức ta đã mắc phải những hạn chế điển hình: chủ quan,nóng vội, đót cháy giai đoạn,không tuân thủ quy luật khácch quan,muốn tiến nhanh tiến manh lên CNXH ;Trong suốt 10 năm ta định kiến với nền kinh tế nhiều thành phần mà chỉ tập trung xây dưng nền kinh tế 1 thành phần là nhà nước không tận dụng được sự phát triển mạnh mẽ của mọi thành phần kinh tế;Hệ thống quản lý của nước ta trong thời kỳ này mang nặng tính quan lieu bao cấp dẫn đến tình trạng thiéu công bằng dân chủ,chính do chế độ quan lieu nên nhứng kế hoạch đặt ra là rất lớn nhưng kết quả lại ngược lại,vì vậy nó hạn chế sự phát triển thực tế của nền kinh tế.Tất cả đã làm cho mục tiêu XDXHCN của ta từ 1976 đến 1986 đã không thành công như mong đợi ,thậm trí còn đưnứg trước sự sụp đổ.Thực tế này đã đặt ra nhu cầu câp thiết cho lich sử VN là phải cai cách,

doc13 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3862 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bộ câu hỏi ôn tập lịch sử Đảng 2010, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ôn tập LSĐ Câu 1: Con đường từ chủ nghĩa yêu nước đến chủ nghĩa cộng sản của Nguyễn Ái Quốc: Ngay từ những ngày đầu thực dân Pháp tiến hành xâm lược Việt Nam,các phong trào đấu tranh của dân tộc ta đã diễn ra và phát triển mạnh mẽ với nhiều hình thức,với sự đấu tranh của nhiều gia tầng.Thế nhưng nó diễn ra và phát triển trong sự bế tắcc về đường lối lãnh đạo.Cụ thể:Giai cấp phong kiến đã thối nát khủng hoảng không còn đủ sức lãnh đạo cách mạng, đã đi ngược lại với lợi ích của dân tộc; Giai cấp tư sản thì yếu đuối bạc nhựơc chỉ đặt quyền lợi giai cấp lên hang đầu;Còn phong trào đấu tranh của CN va ND phát triển mạnh mẽ,thế nhưng cũng bế tắc vè đường lối. Trong khi đó mâu thuẫn dân tộc,mâu thuẫn giai cấp ngày càng phát triển đỉnh cao.Nhu cầu cấp thiết của lịch sử lúc này là chấm dứt khủng hoảng về đường lối lãnh đạo để giải quyết mâu thuẫn dân tộc và mâu thuẫn giai cấp. Để đáp ửng nhu cầu đó của lịc sử,ngày 05/6/1911 tại bến Cảng Nhà Rồng người thanh niên yêu nước Nguyễn Ái Quốc đã ra đi tìm đường cứu nước. Nguyễn Ái Quốc (lúc nhỏ tên là Nguyễn Sinh Cung, khi đi học là Nguyễn Tất Thành, trong những năm hoạt động cách mạng này Người lấy tên là Nguyễn Ái Quốc và nhiều bí danh, bút danh khác,sau này dân dân VN đã goi Người bằng mọt tên gọi thể hiện long tôn kính “chủ tịch Hồ Chí Minh”).Người sinh ngày 19/5/1890 ở xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ Anh.Sinh ra trong một gia đình nhà nho yêu nước, lớn lên ở một địa phương có truyền thống yêu nước, anh dũng chống giặc ngoại xâm. Sống trong hoàn cảnh đất nước chìm dưới ách đô hộ của thực dân Pháp,ngay từ thời niên thiếu và thanh niên Người đã chứng kiến nỗi khổ cực của đồng bào và những phong trào đấu tranh chống thực dân,bởi vậy Người sớm có chí đuổi thực dân, giành độc lập cho đất nước, đem lại tự do, hạnh phúc cho đồng bào. Nguyễn Ái Quốc ra đi và chọn phương Tây làm điểm đến,người quan niệm: muốn chiến thắng kẻ thù thì phải hiểu kẻ thù của mình trước,muốn bắt cọp thì phải vào hang cọp.Như vậy hướng đi của NAQ khác với hướng đi của các bậc tiền bối trước như Phan Bội Châu,Phan Chu Trinh là sang phương Đông.Nguyền Ái Quốc xác định mục đích ra đi là tìm đường cưu nước,khác với các bậc tiền bối trươc là xuất dương cầu viện.Người xcs định “ Tôi ra bên ngoài xem người ta làm ntn rồi tôi trở về giúp đồng bào tôi.Như vậy từ việc xác định hướng đi và mục đích đi của Người đã hoàn toàn đúng đắn. Trong quá trình ra đi NAQ tự biến mình thành người vô sản,sống cuộc sống của người vô sản với tất cả những nghề nặng nhọc như:nấu bếp,bồi bàn,quét rác……..để nuôi bản thân,nhưng quan trọn hơn qua đó người muốn thấu hiểu nỗi cực nhọc,những tâm tư và khát vọng của giai cấp vô sản.Cũng qua đó người khẳng định: Chỉ có giai cấp vô sản mới có tinh thần cách mạng cao độ nhất vì “họ không có gì để mất ngoài xích xiềng,nhưng nếu được thì họ dược cả thế giới đươc cả tự do” Từ 1911-1920 NAQ đã đén 4 châu với 26 nước,trong đó có cả các nước đế quốc và thộc địa.Khi đến Pháp Người thấy “Người P ở nước P không giống với người P ở đông dương”, ở P cũng có kẻ thống trị va kẻ bị trị,nhân dân P cũng có người khổ cực. Khi đến Mỹ Người nhận thấyđỉnh cao sự giàu sang của 1 cực có được là nhờ sự đau khổ khốn cùng của cực kia,nếu trên bầu trời xanh là ánh sang của tượng nữ thân tự do thì ngay dưới chân tượng là bong đêm của của những số phận đang bị trà đạp.Qua đó Người thấy rằng trên thế giới chỉ có hai loại người là đi áp bức và bị áp bức,trong đó nhân dân ở đâu cũng bị áp bức vàđều muốn thoat ra khỏi áp bức.Cũng từ đây đã hình thành hệ tư tưởng trong Người đó là phải đấu tranh giành độc lập dân tộc gắn liền với tự do và hạnh phúc cho nhân dân. Năm 1917 CMT10 Nga bùng nổ,NAQ đã hướng về CMT10,CMT10 đã thức tỉnh người thanh niên yêu nước NAQ .Người nhận thấy có 2 con đường cách mạng: một là cách mạng không tới nơi là cách mạng của giai cấp tư sản và giành chính quyền cho giai cấp tư sản,con đường thứ 2 là cuộc cách mạng tới nơi của giai cấp vô sản giành chính quyền cho giai cấp vô sản,và Người đã khẳng định cách mang VN phải là CM tói nơi. Tháng 6 /1919.sau khi Chiến tranh thể giới 1,các nước đế quốc họp hôi nghị Vecxây để chia lại thuộc địa.NAQ đã gưỉ tới hội nghị bản yêu sách 8 điểm đòi các quyền tự do,dân chủ,bình đẳng cho nhân dân VN .Tuy không được chấp nhận nhưng nó đã gây một tiếng vang lớn trên thế giới và qua đó đã khẳng định Người đã xác định rõ kẻ thù của dân tộc và đã đấu tranh trực diện với chúng để đòi cái đã mất. Tháng 7/1920 ,NAQ đã đến được với chủ nghĩa Mác-Lênin và đọc bản sỏ thảo luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lênin.Người đã khẳng địnhđây chính là con đường đi của dân tộc VN,một mình đọc bản luân cương trong phòng tối và Người đã thốt lên rằng “Hỡi đồng bào bị đoạ đầy đau khổ! Đây là cái cầm thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng ta”, đó là giờ phút Người đã đến được với chủ nghĩa Mác-Lenin,chủ nghĩa cộng sản, được thấm nhuần, được giác ngộ lý luận macxit. Chính vì vậy NAQ đã tham dự đai hội Tua 12/1920, tại đây Người đã bỏ phiếu tán thành Quốc tế 3 và tham gia thành lập đảng cộng sản Pháp,Cũng kể từ dây NAQ đã trở thành chiến sĩ,người cộng sản,người cộng sản đầu tiên của dân tộc VN. Đây chính là bước ngoạt vĩ đại trong quá trình ra đi tìm đương cuu nước của NAQ,từ một thanh niên yêu nước ra đi tìm đường cứu nước Người đã trở thành một người chiến sĩ,người cộng sản. Như vậy từ 1911 đến 1920 sau gần 10 năm buôn ba khắp thế giới ,NAQ đã tìm ra con đường đi đúng đắn cho dân tộc vn. Kể từ đây NAQ đã vận dụng mọt cách sang tạo lí luận Mác-Lênin vào xây dựng con đường CMVN,trước tiên là quá trình truyền bá chủ nghĩa Mác-Lenin về nước(từ 1921 là quá trình truyền bá gián tiếp và từ 1924 là quá trình truyền bá trực tiếp) nó đặt nền móng quyết định tới sự thành lập Đảng 1930 và những thành công của CM VN sau này. Tất cả đó là công lao vô cùng to lớn của Người. Câu 2: Quá trình hình thành và phát triển của đường lối CM giải phóng dân tộc từ 1930-1941 của Đảng. Sự kiên ĐCSVN ra đời (02/02/1930) đã đánh dấu bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử dân tộc VN. Đó là kết quả tất yếu của cuộc đấu tranh dân tộc và đấu tranh giai cấp ở VN trong thời đại mới,nó phản ánh sự phát triển tất yếu của XH-VN đồng thời cũng là tiền đề cho những thắng lợi của cuộc CM giải phóng dân tộc VN sau này. Và ngay từ khi mới thành lập, đường lối CM giải phóng dân tộc của Đảng đã dần được hình thành và phát triển.Nó đựoc thể hiện qua: a.Cương lĩnh tháng 2 của Nguyến Ái Quốc: Bản Cương lĩnh đã nêu rõ những nội dung cơ bản của đường lối CMVN bao gồm: * Xác định phương hướng chiến lược của CM: chủ trương làm tư sản dân quyền CM và thổ địa CM để đi tới XH cộng sản. Đây là cuộc CM giải phóng dân tộc thuộc phạm trù CM vô sản bao gồm ba nội dung gắn bó với nhau:dân tộc,dân chủ và CNXH. * Xác định nhiệm vụ cụ thể của CM: - Về chính trị: Đánh đổ đế quốc Pháp và bọn phong kiến,làm cho nước ta hoàn toàn độc lập,dưng ra chính phủ công-nông-binh và tổ chức quân đội công nông. - Về kinh tế: Tịch thu toàn bộ các sản nghiệp lớn của bọn đế quốc giao cho Chính phủ công-nông-binh;tịch thu ruộng đất của bọn đế quốc làm của công và chia cho dân cày nghèo,mở mang công nghiệp và nông nghiệp,miễn thuế cho dân cày nghèo,thi hành luật ngày làm 8 giờ. - Về VH-XH: Dân chúng được tự do,nam nữ bình quyền,phổ thông giáo dục theo hướng công nông hoá. Những nhiệm vụ trên bao gồm cả hai nội dung dân tộc và dân chủ,chống đế quốc,chống phong kiến song nổi lên hàng đầu là nhiệm vụ chống đế quốc giành độc lập dân tộc. - Về lực lượng CM: Bao gồm giai cấp công-nông và phải dựa vào dân cày nghèo,lãnh đạo nông dân làm CM ruộng đất;lôi kéo tiểu tư sản,trí thức,trung nông vào phe vô sản; đối với phú nông,trung-tiểu địa chủ và tư bản An Nam mà chưa rõ mặt phản CM thì phải lợi dụng, ít lâu mới làm cho họ đứng trung lập.Bộ phận nào đã ra mặt phản CM thì phải đánh đổ. - Lãnh đạo CM: Giai cấp công nhân lãnh đạo CM thông qua ĐCS “Đảng là đội tiền phong của vô sản giai cấp phải thu phục cho được đại bộ phận giai cấp mình,phải làm cho giai cấp mình lãnh đạo được dân chúng”. - Về đoàn kết quốc tế: CMVN là một bộ phận của CM thế giới,”liên kết với những dân tộc bị áo bức và quần chúng vô sản trên thế giới nhất là với quần chúng vô sản Pháp”…. Chính cương vắn tắt,sách lược vắn tắt đã phát triển thêm một số luận điểm quan trọng trong “Đường kách mệnh” như :tính chất Đảng,chia ruộng đất của đế quốc và địa chủ phản CM cho nông dân nghèo… àCương lĩnh tháng 2 do NAQ khởi thảo là cương lĩnh CM đầu tiên của ĐCSVN. Đó là cương lĩnh giải phóng dân tộc đúng đắn và sáng tạo,phù hợp với xu thế phát triển của thời đại mới, đáp ứng yêu cầu khách quan của lịch sử,nhuần nhuyễn quan điểm giai cấp và thấm đượm tinh thần dân tộc vì độc lập tự do,tiến hành CMTS dân quyền và CM ruộng đất để đi tới XHCS là tư tưởng cốt lõi của cương lĩnh này. b.Luận cương thang 10 của Trần Phú: .Nội dung Luận cương về cơ bản giống chính cương song ở Luận cương đã xác định được rõ để đạt được mục tiêu cơ bản của cuộc CM là đánh đổ đế quốc và phong kiến,giành chính quyền về tay công nông thì phải ra sức chuẩn bị cho quần chúng về con đường “võ trang bạo động”.Cùng với cương lĩnh tháng 2,Luận cương chính trị tháng 10/30 của Đảng đã vận dụng những nguyên lí của CN Mac-Lênin vào hoàn cảnh cụ thể của CM Đông Dương,vạch ra con đường CM chống đế quốc và phong kiến, đap ứng những đòi hỏi của phong trào CN và phong trào yêu nước VN.Qua đó cũng thể hiện rõ nét đường lối CM của Đảng đang dần phát triển. c.Hội nghị 7/36: Đường lối CM không chỉ dừng lại ở đó mà ngày càng được nâng cao.Phong trào CM cả nước được khôi phục sau một thời gian đấu tranh cực kỳ gian khổ,bị thực dân P thực hiên khủng bố trắng,làm cho hoạt đọng của Đảng bị gián đoan.Tháng 7/36 BCH TW Đảng và ban chỉ huy ở ngoài họp tại Hương Cảng (TQ) dưới sự chủ trì của Lê Hồng Phong và Hà Huy Tập.Hội nghị xác định: * Cách mạng Đông Dương vẫn là “CMTS dân quyền-phản đế và điền địa-lập chính quyền của công nông bằng hình thức Xôviết, để dự bị điều kiện đi tới cách mạng XHCN”.Yêu cầu cấp thiết trước mắt của nhân dân lúc này là:tự do-dân chủ-cải thiện đời sống * Hội nghị chỉ rõ kẻ thù trước mắt của nhân dân Đông Dương cần tập trung đánh đổ là bọn phản động thuộc địa và bè lũ tay sai . * Nhiệm vụ trước mắt là chống phát xít,chống chiến tranh đế quốc,chống bọn phản động thuộc địa và tay sai, đòi tự do,dân chủ,cơm áo và hoà bình;lập Mặt trận nhân dân phản đế rộng rãi. * Phương pháp đấu tranh: Hội nghị chủ trương chuyển hình thức tổ chức bí mật không hợp pháp sang các hình thức tổ chức và đấu tranh công khai,nửa công khai,hợp pháp và nửa hợp pháp.Điểm phảt triển mới ở thời kì này là dung báo chí để tuyên truyền đường lối của CMVN,về chủ chương chính sách của đảng đòi quyền dân sin dân chủ,qua đó thuqcs tỉn long yêu nước của nhân dân ta. àSự chỉ đạo về chiến lược và sách lược của hội nghị có những điểm phát triển hơn so với thời kì trước. Đảng nêu ra mục tiêu trước mắt đấu tranh đòi tự do,dân chủ dân sinh là căn cứ vào trình độ và đấu tranh của nhân dân,căn cứ vào tương quan lực lượng giữa ta và địch. Đảng chỉ rõ chủ trương lập mặt trận rộng rãi không rời xa quan điểm giai cấp và đấu tranh giai cấp của c hủ nghĩa Mac-Lênin. Đường lối CM của Đảng đã ngày một phát triển cao hơn.Hội nghị đánh dấu sự chấm dứt của thời kì đấu tranh khoái trào, đưa CM Đông Dương chuyển lên một cao trào mới. Điều đó đã chứng tỏ sự trưởng thành của Đảng trong đường lối cách mạng. d.Hội nghị 10/36 Hội nghị nêu ra một số quan diểm mới.Đó là phải nhận thức được mối quan hệ giữa hai nhiệm vụ dân tộc và dân chủ,phản đế và điền địa ở CM Đông Dương.Nếu phát triển cuộc đấu tranh chia đất mà ngăn trở cuộc đấu tranh phản đế thì phải lựa chọn vấn đề nào quan trọng hơn mà giải quyết trước. Đó chính là nhận thức mới phù hợp với tinh thần trong Cương lĩnh CM đầu tiên của Đảng,bước đầu khắc phục hạn chế của luận cương chính trị tháng 10/30. e.Các hội nghị BCH-TW 1937-1938. Các hội nghị của BCH TW Đảng họp trong năm 1937-1938 đã tiếp tục giải quyết mối quan hệ giữa mục tiêu chiến lược với mục tiêu cụ thể trước mắt của CM, đã đặt ra nhiệm vụ chính trị cụ thể của CM trong một hoàn cảnh cụ thể,biết tập hợp rộng rãi những lực lượng chính trị dù là bé nhỏ,bấp bênh,tạm thời,sử dụng các hình thức tổ chức và đấu tranh linh hoạt,phù hợp với mục tiêu cụ thể nhằm động viên hàng triệu quần chúng lên trận tuyến đấu tranh cách mạng,chuẩn bị tiến lên những trận chiến đấu cao hơn,thực hiện mục tiêu chiến lược của CM dân tộc dân chủ. àChủ trương mới của Đảng phù hợp với yêu cầu và nguyện vọng bức thiết của quần chúng,làm dấy lên trong cả nước một cao trào đấu tranh mạnh mẽ-cao trào 36-39.Cuộc CM dân chủ dân sinh 36-39 đã đạt được những thành quả đáng khích lệ và đã một lần nữa kiểm nghiệm đường lối CM của Đảng,khẳng định những mục tiêu cơ bản của CM đề ra là đúng đắn. f.Hội nghị 6-7-8 * Tháng 11/39 BCH TW đảng họp hội nghị lần 6 tại Bà Điểm (Gia Định) do tổng bí thư Nguyễn Văn Cừ chủ trì.Hội nghị nhận định: - Trong điều kiện lịch sử mới,giải phóng dân tộc là nhiệm vụ hàng đầu và cấp bách nhất của CM Đông Dương.Khẩu hiệu “ cách mạng ruộng đất” phải tạm gác lại và thay bằng các khẩu hiệu chống địa tô cao, chống cho vay nặng lãi, tịch thu ruộng đất của bọn thực dân đế quốc và bọn địa chủ phản bội quyền lợi dân tộc đem chia cho dân cày nghèo. - Hội nghị chủ trương tập hợp mọi lực lượng chống đế quốc và tay sai vào “mặt trận dân tộc thống nhất phản đế Đông Dương”,thu hút tất cả các dân tộc,các giai cấp, đảng phái và các cá nhân yêu nước ở Đông Dương nhằm chống chiến tranh đế quốc,chống phát xít, đánh đổ đế quốc Pháp và bè lũ tay sai,giành lại độc lập hoàn toàn cho các dân tộc Đông Dương ;đem khẩu hiệu “thành lập chính phủ Liên bang cộng hoà dân chủ Đông Dương” thay cho khẩu hiệu “thành lập chính quyền công nông”. - Hội nghị nhấn mạnh phải kiên quyết tập trung mũi nhọn đấu tranh của quần chúng vào việc chống đế quốc và tay sai,chuẩn bị điều kiện làm bạo động CM để giải phóng dân tộc,xây dựng Đảng về mọi mặt àHội nghị lần thứ 6 đã đánh dấu sự thay đổi cơ bản về chiến lược CM,mở ra một thời kì đấu tranh mới,thời kì trực tiếp xúc tiến chuẩn bị lực lượng để khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân. * Tháng 11/40,hội nghị lần thứ 7 BCHTW Đảng họp ở Đình Bảng (Bắc Ninh) khẳng định nhiệm vụ trước mắt của Đảng là chuẩn bị lãnh đạo cuộc “võ trang bạo động giành lấy quyền tự do độc lập”. Hội nghị quyết định duy trì và củng cố đội du kích Bắc Sơn và đình chỉ chủ trương phát động khởi nghĩa ở Nam Kỳ,cử BCHTW lâm thời để kiện toàn cơ quan lãnh đạo của Đảng. * Tháng 5/41,với tư cách đại diện cho Quốc tế cộng sản,NAQ chủ trì hội nghị lần thứ 8 BCHTW Đảng tại Pác Bó (Cao Bằng). - Hội nghị nhận định:Chiến tranh TG đang lan rộng,phát xít Đức đang chuẩn bị đánh Liên Xô và chiến tranh ở khu vực Thái Bình Dương sẽ bị bùng nổ.Liên Xô nhất đinh sẽ thắng và phong trào CMTG sẽ phát triển nhanh chóng,CM nhiều nước sẽ thành công và một loạt các nước XHCN sẽ ra đời. - Hội nghị nêu rõ mâu thuẫn chủ yếu ở nước ta là mâu thuẫn giữa dân tộc VN với đế quốc phát xít Pháp-Nhật.Nhiệm vụ đánh Pháp đuổi Nhật không phải của riêng giai cấp vô sản và của dân cày mà là nhiệm vụ chung của toàn thể nhân dân Đông Dương.Cuộc CM Đông Dương hiện tại không phải là cuộc cách mạng tư sản dân quyền mà là cuộc cách mạng dân tộc giải phóng,cuộc cách mạng lúc này chỉ phải giải quyết 1 vấn đề cần kíp “dân tộc giải phóng” - Hội nghị chủ chương trước hết phải giai phóng cho được các dân tộc đông dương ra khỏi ách của giặc pháp nhật.Hội nghị tiếp tục đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu,tạm gác khấu hiệu “đánh đổ địa chủ,chia ruộng đất cho dân cầy”,thay bằng khẩu hiệu tịch thu ruộng đất của đê quốc và việt gian chia cho dân cày nghèo,chia lại ruộng đất công cho công bằng,giảm to giảm tức.Hội nghị cũng chủ chương giải quyết vấn đề dân tộc trong khuôn khổ từng nước ở dông dương nhằm thức tỉnh tinh thần dân tộc ở các nươc đông dương và quyêt định thành lập ở mỗi nước mộtmặt trận riêng.các dân tộc ở đông dương phải đoàn kết thống nhất lực lượng đánh đuổi kẻ thù chung.Riêng với VN hội nghị chủ chương sẽ thành lập nước VN dân chủ cộng hoà theo tinh thần tân dân chủ.Hội nghị quyết định phải xúc tiến ngay công tác chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang ,coi đây là nhiệm vụ trung tâm của đảng và của nhân dân trong giai đoạn hiện tại đồng thời đặc biệt coi trọng công tác đào tạo cán bộ nâng cao năng luạc tổ chức lãnh đạo của đảng, đẩy mạnh công tác vận động quần chúng. à Hội nghị lân 8 BCHTW đảng đã hoàn chỉnh sự thay đổi chiến lực cách mạng được vạch ra từ hội nghị TW lần 6. Đường lối dương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc, đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu,tập hợp rộng dãi moi người VN yêu nước trong mạt trận Việt minh,xây dựng lực lượng chính trị của quần chúng ở cả nông thôn và thành thị,xây dưng căn cứ địa cách mạng và lực lượng vũ trang,là ngọn cờ dẫn đường cho nhân dân ta tiến lên giành thắng lợi. Câu 3:Sự sáng suốt tài tình của Đảng thể hiện trong chỉ thị kháng chiến kiến quốc. 1.Hoàn cảnh lịch sử a.Thế giới Sau chiến tranh TG thứ hai tình hình thế giới có những biến động hết sức to lớn: Hệ thống chủ nghĩa xã hội trên thế giới đang trong quá trình hình thành,uy tín và địa vị được nâng cao trên trường quốc tế.Phong trào giải phóng dân tộc lên cao ở Á-Phi-Mĩ la tinh,phong trào đấu tranh đòi dân sinh dân chủ phát triển mạnh.đã đem đến cho phong trào CM thế giới,nhất là phong trào giải phóng dân tộc những thuận lợi cơ bản .Tuy nhiên với bản chất phản động xâm lược,chủ nghĩa đế quốc thực dân vẫn tiếp tục tìm mọi thủ đoạn để chiếm,giành giật lại thuộc địa đã mất. b.Trong nước: Sau CMT8 thành công chính quyền non trẻcủa chúng ta dứng truóc muôn vàn khó khăn và thách thức - Đất nước ta đứng trước sự bao vây bốn phái của kẻ thù: ở miền Bắc 20 vạn quân Tưởng tràn vào đóng quân từ vĩ tuyến 16 đến biên giới Việt –Trung nhằm thực hiện ý đồ tiêu diệt ĐCS,phá tan Việt Minh,tạo điều kiện cho tay sai lên nắm chính quyền.Ở miền Nam với danh nghĩa giải giáp quân Nhật,quân Anh vào chiếm đóng, đồng loã giúp cho thực dân Pháp xâm lược lại nước ta lần thứ hai,cùng với đó là 6vạn quân nhât chứa rút khói nước ta.Bên cạnh đó lụa lượn phản cách mạng nhue Viẹt cách ,hoà hảo…đang lợi dụng những khó khăn của chính quyền ngóc dậy chống phá cách mạng - Trong lúc đó ta còn phải đối mặt với những thách thức nghiêm trọng về KT-XH.Nạn đói ở miền Bắc do Nhật-Pháp gây ra chưa được khắc phục.Ruộng đất bị bỏ hoang,công nghiệp đình đốn,tình hình tài chính khó khăn,kho bạc chỉ còn 1,2 triệu đồng trong đó quá nửa là rách nát.Trong khi đó hơn 90% dân số mù chữ. - Như vậy những khó khăn chông chất đặt trước chính quyền non trẻ của ta để thách thức ý chí và sức manh.Trong hoàn cảnh ngàn cân treo sợi tóc ấy Đảng ta lại 1 lần nữa khẳng định sự đúng đắn,sang suôt tuyệt vời để trèo lái con thuyền CM vượt mọi thách thức để khẳng định sức mạng và khí phách tuyết vời của dân tộc ta 2.Sự sáng suốt tài tình của Đảng thể hiện trong chỉ thị kháng chiến kiến quốc Ngày 25/11/1945,Ban chấp hành trung ương ra chỉ thị “Kháng chiến kiến quốc”.Chỉ thị nhận định tình hình thế giới và trong nước,chỉ rõ những thuận lợi cơ bản và những thử thách lớn lao chủa CM nước ta.Trung ương Đảng xác định: a. Tính chất của cuộc CM Đông Dương lúc này vẫn là cuộc cách mạng dân tộc giải phóng.Sở dĩ Đảng xác định tính chất của cuộc CM Đông Dương vẫn là cuộc chiến tranh cách mạng có tính chất “độc lập dân tộc và dân chủ,tự do”.Việc xác định tính chất của CM của đảng là hoàn toàn đúng đăn bởi Đảng ta thấy rằng cuộc cách mạng ấy chưa hoàn thành,bởi nước ta chưa hoàn toàn độc lập.Khẩu hiệu của ta lúc này vẫn là “Dân tộc trên hết,Tổ quốc trên hết” b. Đảng cũng nêu rõ kẻ thù chính của VN và các nước đông dưong lúc này là thực dân Pháp,phải tập trung ngọn lửa đấu tranh vào chúng.Vì vậy phải “lập Mặt trận dân tộc thống nhất chống thực dân Pháp xâm lược”,mở rộng mặt trận Việt Minh nhằm thu hút mọi tầng lớp nhân dân,thống nhất mặt trận Việt-Miện-Lào,kiên quyết giành độc lập-tự do-hạnh phúc cho dân tộc. Điều này thể hiện sự sáng suốt và tài tình của Đảng bởi Đảng ta đã biết rằng dù thất bại ở Đông Dương nhưng P thấy rằng Đông dương vần là miêng mồi béo bở quyền lợi của Pháp còn lại là rất nhiều và chúng không dễ dàng từ bỏ. Đảng đã thấy trước và xác định rõ điều đó. c. Đảng cũng đã xác định nhiệm vụ của CM trên cơ sở lý luân và thực tiễn, - Xuất phát từ cơ sở lí luận:Chủ nghĩa Mac-Lênin khẳng định:“Chính quyền là vấn đề cơ bản của một cuộc CM”.Nếu không nhận thức được vấn đề này thì không thể tự giác tham gia CM .Chính quyền là mục tiêu trực tiếp của các cuộc CM. Đây là cuộc đấu tranh một mất một còn giữa CM và phản CM.Lênin cũng khăng định “Giành được chính quyền đã khó,giữ vững chính quyền còn khó hơn” - Xuất phát từ cơ sở thực tiễn: Đảng đã nhận định chính quyền vừa mới thành lập còn non yếu và gặp nhiều khó khăn.Hình thức cơ cấu tổ chức từ trung ương đến cơ sở chưa được kiện toàn và củng cố.Các công cụ bạo lực bảo vệ chính quyền còn non trẻ.Chính quyền chưa được các nước trên thế giới công nhận. Chính vì vậy Đảng đặt ra nhiệm vụ của nhân dân cả nước lúc này là “củng cố chính quyền dân chủ nhân dân,chông thực dân phap xâm lược,bài trừ nội phản,cải thiện đời sống cho nhân dân”,trong đó nhiệm vụ chủ yếu của CM nước ta lúc này là củng cố chính quyền vì:Có giữ vững được chính quyền thì mới bảo vệ được thành quả CM,mới giải quyết được vấn đề kinh tế,văn hoá… để đem lại lợi ích cho nhân dân,mới có công cụ để đàn áp bọn phản CM. Đứng trước các kẻ thù trong nước của chúng ta lúc đó,giữ vững được chính quyền thì mới chống lại được chúng.Có giữ vững được chính quyền thì ta mới đặt được quan hệ quốc tế về mặt nhà nước,phát huy được uy tín,thanh thế của nước ta trên trường quốc tế.Hơn nữa kẻ thù muốn tiêu diệt CM trước hết chúng chĩa mũi nhọn vào chính quyền cho nên nhiệm vụ của chúng ta là bảo vệ chính quyền để chống lại âm ưu của kẻ thù.Như vậy việc xác định nhiệm vụ trước mặt là hoàn toan đúng đắn thể hiện sự sang suôt tài tình Đảng. d. Để thực hiện các nhiệm vụ đó Đảng ta đã đề ra các công tác cụ thể: - Về nội chính: xúc tiến việc bầu cử quốc hội,thành lập chính phủ chính thức,lập hiến pháp,củng cố chính quyền nhân dân vói mục đích để tạo cơ sở pháp lí của nước VN dân chủ cộng hoà,hợp pháp hoá chính quyền để chống lại âm mưu của kẻ thù,chăm lo cho đời sống của nhân dân. Đối với nạn đói Đảng ta đã thực hiẹn các biện pháp trước mắt nhưphong trào hũ gạo cứu đói,lá lành đùm lá rách.. về lâu dài Đảng ta đẩy mạnh phat triển nông nghiệp.Trong diệt giặc dôt Đảng ta đẩy mạnh phong trao bình dân học vụ.Về tài chính Đảng ta đã thực hiẹn huy đọng sự đong góp của đòng bào…Như vậy chỉ trong thời gian ngắn toàn đảng toàn dân ta đã đồng lò dốc sức khắc phục khó khăn,tạo nen nền mọng quan trọng đê ta bước vào thời kỳ đấu tranh mới. Đó cũng chính là những chỉ đạo sang suốt tài tình của đảng ta - Về quân sự: động viên lực lượng toàn dân,kiên trì kháng chiến,tổ chức và lãnh đạo cuộc kháng chiến lâu dài.Bởi vì Dảng ta biêt rằng có huy động được lực lượng của toàn dân thì mới tạo nên sức mạnh toàn diện của cuộc kháng chiến, đưa cuộc kháng chiến đi đến thắng lợi. Đảng ta cũng xác định chúng ta phải thực hiện phương châm kháng chiến lâu dài bởi Pháp là kẻ thù rất mạnh,ta không thể đánh bại chúng ngay một lúc được. đó là nhận định đầy sang suốt của đang ta. - Về ngoại giao: Đảng ta kiên trì nguyên tắc “bình đẳng tương trợ” đẻ tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế và đặc biệt là các nươc phe XHCN.Vói kẻ thù trong nước hoàn cảnh lúc này Đảng ta không thể cùng 1 lúc đương đàu với nhiều kẻ thù nên Đảng đã thực hiẹn chính sách ddoois ngoại mèm dẻo khôn khéo .Với quân Tưởng ta chủ chương thêm bạn bớt thù,thực hiện khẩu hiệu “Hoa-Việt thân thiện” để tập trung đánh P ở miền nam.Khi P kí hiệp ước với Tưỏng để ra ngoại Bắc ta chủ trương “độc lập về chính trị,nhân nhượng về kinh tế”Chấp nhận hi sinh cái có thể để quyết giữ vững cái không thể đó là sự độc lập chủ quyền dân tộc. Như vậy có thể nói”chỉ thị kháng chiến kiến quốc” của Đảng ta là sáng suốt,tài tình và linh hoạt,nó vừa thể hiện được sự khéo néo,mềm dẻo vừa thể hiện được sự cương quyết,cứng rắn đúng lúc, đúng chỗ.Nhờ sự sáng suốt và tài tình của Đảng ta đã giải quyết kịp thời những vấn đề quan trọng trong chỉ đạo chiến lược và sách lược cách mạng trong tình thế vô cùng hiểm nghèo của nước nhà, đưa nước ta vượt qua khó khăn trước mắt để tiếp tục tiến lên. Câu 4:Nguyên nhân những hạn chế về KT-VH-XH thời kỳ 10 năm (1975-1985). * Mở bài 1: Thực trạng KT-VH-XH nước ta sau 10 năm 1975-1985:Sau 10 năm đổi mới nước ta đã thong nhất đươc nước nhà,từng bước khắc phục và phát triển kinh tế,xây dựng XHCN và đạt được những kết quả đáng kể.Tuy vậy cũng sau 10 năm đối mới nước ta đang đứng trước vô vàn khó khăn và thủ thách. - Thành tựu: + Trong sản xuất nông nghiệp và công nghiệp đã ngăn chặn được đà giảm sút của những năm 1979-1980.Từ 1981 đã đạt được nhiều tiến bộ rõ rệt.Nông nghiệp tăng bình quân hang năm 4,9% so với 0,4 % thời kì 1976-1980,sả xuất lương thực bước đầu có bước tiến quan trọng,mức binhg quân hang năm từ 13,4 triệu tấn thời kì 1976-1980 đã tăng lên 17triệu tấn trong trong thời kỳ 1981-1985,sản xuất công nghiệp bình quân hang năm tăng 9,5 %.Thu nhập quốc dân tăng bình quân hang năm 6,4 % so với 0,4 thời kỳ 1976-1980 + Về xây dượng cơ sở vật chat: đã hoàn thành hang trăm công trình tương đối lớn,hang ngan công trình vừa và nhỏ ,trong đó có một số cơ sở quan trọng về điện,dàu khí,xi măng,cở khí thuỷ lội,giao thông,các công trình thuỷ điện Hoà Binh,Trị An đã được xây dựng. + Công cuộc cải tạo CNXH ở nông thông đã áp dụng những thành tựu về khoa học ,kĩ thuật ,thực hiện rộng rãi các phuêong thức khoán sản phẩm cuối đến người lao động trong nông nghiệp , đã góp phần quan trọng tạo nen bước phăt triển của nền nông nghiệp,moẻ ra phương hướng đúng đắn cho việc phát triển kinh tế ở nông thôn. + Sự nghiệp văn hoá, giáo dục, thể thao,y tế ,văn học nghệ thuật ngày cáng phát triển và đóg góp nhất địnhvào việc xây dựng nền văn hoá mới,con người mới,các hoạt động khoa học kỹ thuật phát triển nhằm góp phàn thúc đẩy sản suất. - Hạn chế tồn tại: + Sản xuất tăng chậm so với yêu cầu và khả năng vốn có của nền kinh tế,hiệu quả sản xuất đầu tư thấp,năng suất lao động giảm,chat lượng sản phẩm sút kém,mất cân đối lớn giữa cung và cầu (về lương thực,thưc phẩm ,hang tiêu dung…,),giữa thu và chi,giữa xuất và nhập…Một số chỉ tiêu quan trọng của kế họach 5 năm chứa được thực hiện + Tài nguyên dất nước chưa được khai tác hợp lý,phân phối lưu thông thị căng thảng gặp nhiều rối ren.Quan hệ sản suất xhcn chậm được củng cố,vai trò chủ đạo của kinh tế quốc doanh suy yếu., + Đời sống nhân dân,nhất là công chức còn nhiều khó khăn,nhu cầu chính đáng ,tối thiểu của nhân dân về đời sống vật cjất văn hoá chưa được bảo đảm.Trong khi đó hiện tượng tiêu cực trong xã hội lại phát triển ,công bằng xã hội không đưoc bảo đảm,pháp luật kỉ cương không được nghiêm.Ngững hành vi lộng quyền ,tham nhũng ,làm ăn phi pháp …chưa bị trừng trị nghiêm khắc và kịp thời. * Mở bài2: Đến năm 1975 với chiến dịch HCM và chiến tháng 30/4 thì đất nước ta hoàn toàn giải phóng,non song thu vè một mối.Cả nước đã nhanh chóng bước vào công cuộc đổi mới đất nước.Trải qua 2 kế hoạch nhà nước và 10 năm thực hiện thì đát nước trong thời kì này vẫn phải đối mặt với cuộc khủng hoảng kinh tế xã hội.Săn xuất thí tăng chậm,nhièu chỉ tiêu quan trọng của kế hoạch 5 năm không đạt được,tài nguyên bị hoang phí ,phân phối lưu thông rốn ren ,nhiều người lao động chưa có việc làm.Hàng tiêu dung không đủ ,nhà ở và điều kiẹn sinh hoạt thiếu thốn.Có thể nói chúng ta chưa đạt được mục tiêu ổn định tình hinh kinh tế xã hội , ổn định đời sống nhân dân,Thậm chí nền kinh tế đất nước đang lâm vào khủng hoảng trầm trọng,nguy cơ sụp đổ là rất lớn. * Nguyên nhân của những hạn chế trên: - Nguyên nhân khách quan: + Nước ta vốn là một nước nông nghiệp,trình độ lạc hậu,xuất phat điểm cua nền kinh tế thấp lại bị chiến tranh tàn phá trong nhiều năm làm cho nền kinh tế lại càng kiệt quệ khó có thể vực dậy ngay một sớm một chiều.Mặt khác sau chiến tranh nguồn tài nguyên thiên nhiên của nước ta bị suy giảm nghiêm trọng,bị tàn phá năng nề,lại luôn bị thiên tai tàn phá làm cho tình hình kinh tế-chíh trị-xã hội của nước ta trong giai đoạn này cang trỏ lên khó khăn. + Giai đoạn này là giai đoạn khủng hoảng của hệ thống XHCN đặc biệt là Liên xô,thành trì chủ chủ nghĩa Cộng sản đang khủng hoảng nặng nề. Điều đó ảnh hưởng rất lớn đến tình hình kinh tế chính trị của nước ta.Cụ thể: về kinh tế.với sự khủng hoảng cua mình thì sự viện trợ của các nước XHCN đặc biệt là Lien xô bị cắt giảm đột ngột.Về chính trị:Lúc này hệ thông CNXH trên toàn thế giới đang bị khủng hoảng ,đang bị lung lay điều đó cũng ảnh hưởng rất lỡn lớn dến tình hình chính trị trong nước khi ma nước ta cũng tiến lên chủ nghĩa xã hội, xây dựng đất nứoc theo mô hình của Liên xô và các nước XHCN khác. + Sự cấm vận của Mỹ và các nươc đế quốc cũng ảnh hưởng lớn đến công cuôc xây dựng CNXH ở nước ta trong giai đoạn này. - Nguyên nhân chủ quan:là những sai lầm nghiêm trọng về chủ trương chính sách lớn về chỉ đạo chiến lược và tổ chức thực hiện của Đảng và nhà nước. + Việc xác định mục tiêu và bước đi không sát thực tế,chúng ta đã chủ chương đây mạnh công nghiệp hoá trong khi chưa có những tièn đề cần thiết,không coi trọng kinh tế là nhiệm vụ cấp bách,nông nghiệp vần chưa thực sự là mặt trận hang đầu.Mục tiêu chủ trưong quá lớn,dàn đều do đó mà không thể thực hiện được,(1976-1980) có 22 kế hoạch không đạt,(1981-1986) có 6 kế hoạch không đạt.Chúng ta đã chưa nhận thức đầy đủ rằng thời kì quá độ lên CNXH là một quá trình lịch sử tuơng đối dài,phải trải qua nhiều chặng đường(đưa chủ chương thời kỳ quá độ là 10 năm).Cũng do tư tưởng chủ quan nóng vội,muon bỏ qua những bươc đi cần thiết,muón tiền nhanh tiến mạnh lên CNXH trong khi điều kiện chưa cho phép,Mặt khác cơ chế quản lý đã lỗi thời chạm sửa đổi. + Trong cơ cấu kinh tế:chỉ coi trọng công nghiệp nặng và những công trình quy mô lớn.Giai đoạn này chúng ta đã xây dưng 1 loạt các nhà máy thép,các nhà máy ximăng,các công trình thuỷ điện mà không coi trọng nông nghiệp,không kết hợp chạt trẽ ngay từ đầu giữa công nghiệp và nông nghiệp,không tập trung sức giải quyết vấn đề lương thực-thực phẩm-hàng tiêu dung. + Trong việc cải tạo XHCH chúng ta đã xoá bỏ các thầnh phần kinh tế phi XHCN,không thừa nhận kinh tế nhiều thành phần,không thừa nhận nền kinh tế hang hoáà không tận dụng đước lợi thế của mạt bằng kinhtế.Chung ta chưa nắm vững những quy luật về sự phù hợp giữa quan hệ sản xuất với tính chất và sự phat triển của lực lượng sản xuất.phải có lực lượng sản xuất phải đi trước mộ bứoc trong khi đó chúng ta xây dựng quan hệ sản xuất trước bắt lực lượng sản xuất theo sau. + Trong cơ chế quản lý kinh tế:chúng ta đã duy trì qua lâu cơ chế quản lý kinh tế tâp trung quan lỉêu bao cấp,thiếu công bằng dân chủ.Mọi hoạt động của nền kinh tế đều do nhà nước quản lý tập trung.(Vd1:Các đồ dụng thiết yếu: chăn màn,xà phòng, đồ dung…ròi cả lương thục thac phẩm:muối,thịt,gạo….đều do nhà nước quản lý và phân phát.)VD2:trong sản xuât nông nghiệp,bà con xã viên sẽ đi làm trong hợp tác xã và dược tính theo công,cuối vụ tất cả những kết quả đạt được sẽ được tập trung về hợp tác xã và dưoc nhà nước quản lý sau đó mới chia lại cho các xã viênàtình trang cha chung không ai khoc,không huy động được hết năng lực của người lao động cũng nhu tính chủ động sảng tạo.Trong khi đó những cơ chế mới chưa được thiết lập đồng bộ,nhiều chính sách còn chắp vá không ăn khớp,thậm chí còn trái ngược nhau. + Trong phan phối lưu thông chúng ta cũng đã mắc phải rất nhiều sai lầm như thực hiện “ngăn song cấm chợ”, “bế quan toả cảng”,làm cho lưu thông phân phối luôn căng thảng rối ren. + Trong công tác tổ chức mang nặng tính quan lieu,một bộ phận không nhỏ cán bộ cửa quyền hách dịchà không phat huy được quỳen làm chủ cua nhân dân. * KL: Như vậy có thể nói trong 10 năm đàu ta xây dựng xã hôi chủ nghĩa chiu nhiều ảnh hưởng dập khuôn theo con đường của Liên xô và trung quốc nên có nhiều sai làm hạn chế,làm cho mục tiêu xây dung XHCN của ta từ 1975-1985 đã không thành công thậm chí ta đang khủng hoảng và đứng trước đe doạ về sự sụp đổ. Trực trạng đất nươc lúc bấy giờ đặt ra một yêu cầu khách quan và bước thiết là phải đổi mới sự lãnh đạo của đảng ,phải có những quyêt sách đúng đắn để ổn định tình hìh kinh tê xã hội của đất nươc,vượt ra khỏi khủng hoảng để tiến lên. Câu 5:Quá trình hình thành tư tưởng đổi mới của đảng:(1975-1985). - Đến năm 1975 với chiến dịch Hồ Chí Minh ví đại thì ngày 30/4/1975 dân tộc VN hoàn toàn độc lập,người dân VN hoàn toàn giải phóng,non song thu về một mối. Đó là điều kiện để nước ta di lên CHXH ,thực hiện lời dặn của Bác là xây dựng nước ta đàng hoàng hơn,to đẹp hơn.Thế nhưng nền kinh tế nước ta vốn đã lạc hậu lại bị chiến tranh kéo dài nên càng kiệt quệ,thiên tai thì dồn dập,dự trữ nguyên vật liệu đang bị cạn kiệt;Sự khủng hoảng của CNXH làm cho sự viện trợ của các nước CNXH giảm sút, đã thể đế quốc Mỹ và các thế lực chống đối VN lại thục hiện bao vây,cấm vận về kinh tể xã hội…làm cho tình hình nước ta từ sau năm 1975 vô cùng khó khăn,khủng hoảng kinh tế xã hội băt đầu xuất hiện.Yêu cầu cấp thiết lúc này là Đảng và Nhà nước ta phải có tư tưởng và đường lối đúngđắn,những bước đi phù hợp để khôi phục nền kinh tế , đưa nước ta đi lên CNXH. - Trước tình hình trên,tháng 8/1979 Hội nghị lần 6 BCHTW đảng đã được triệu tập.Hội nghị đã đánh giá về thực trang đất nước,tập trung bàn về phương hướng phát triẻn hang tiêu dung và công nghiệp địa ohương nhằm khác phục tình trạng khan hiếm nghiêm trọng các mặt hang lương thực thiết yếu.Hội nghị cũng đã khởi đaùi chuyển biến về nhận thức về đường lói kinh tế của Đảng,tháo gỡ những rang buộc của cỏ chế quản lý kế hoạch tập trung,tạo điều kiện cho lực lượng sản suất phát triển mạnh mẽ. + Hội nghị đã thong qua nghị quyết số 20-NQ/TW về tình hình và nhiệm vụ cấp bách cần phải thực hiện,với 3 nhiệm vụ phải thực hiện từ 1979à 1981 là: đẩy mạnh sản suất , ổn định và đảm bảo đời sống của nhân dân,tăng cường quốc phòng an ninh ,sẵn sãng chiến đấu chóng sâm lược bảo vệ tổ quốc; Kiên trì đâu tranh khắc phục những mặt tiêu cực trong hoạt động kinh tế xã hội :Nhiệm vụ quan trọng nhất là động viên cao đọ và tổ chức toàn dân ,toàn quân đấy mấnhnr suât nông-lâm-ngư nghiệp,hàng tiêu dung và hang xuất khẩu. + Hội nghị còn thông qua nghị quyết sô 21_NQ/TW về phương hướng,nhiệm vụ phát triển hang công nghiệp tiêu dung và công nghiệpđịa phương : dựa trên cơ sở sản xuất trong nước ,chống tư tưởng ỷ lại vào sự viẹn trợ ,phấn đấu ăn no mặc ấm, đề cao tinh thần cần kiệm ,giản dị ,khuyến khích tiêu dung hang ản xuât trong nước ,dành hang tôt cho xuất khẩu ,bảo đảm quyền chủ động sản xuất kinh doanh,quyền tự chủ tài chính của cơ sở ,thực hiện chế độ kế hoạch hoá 3 cấp và kết hợp kế hoạch hoá với sử dụng quan hệ thị trường,ccho phép cải tiến chế độ lợi nhuận xí nghiệp,cải tiến chế độ lưu thông hang hoá gẵn với thị trường. à Mục đích của 2 nghị quyết trên là nhằm tháo gỡ từng bước những rang buộc của cơ chế tập trung quan lieu bao cấp,mở đường cho sản xuất “bung ra”,tôn trọng tính khách quan của kinh tế hang hoá thị trường ,kích thích sản xuất phát triển , đáp ứng yêu cầu bức xúc của đời sống. - Đến 12/1980 hội nghị 9 BCHTW đảng đã diễn ra tại Hà nội.Hội nghị đá bàn về phương hướng nhiệm vụ kinh tế xã hội năm 1981.Hội nghị nhận định các nghị quyết của Đảng bước đầu đã tạo ra những chuyển biến mới trong nền kinh tế quốc dân.Công tác khoán được xem là một nét mới và là biện pháp then chốt để đưa nông nghiệp phát triển,vì vậy ngày 13/1/81 Ban bí thư đã ra chỉ thị 100/CT/TW về công tác khoán,mở rộng khoán sản phẩm đến nhóm lao động và người lao động trong hợp tác xã nông nghiệp.Nội dung cơ bản của của chỉ thị 100 là cải tiến mạnh mẽ các hình thức khoán của đội sản xuất đối vói xã viên ,mở rộng khoán sản phẩm.Chỉ thị 100 đi vào đời sống đã tạo đà đi lên ngăn chặn sự sa sút của nền nông nghiệp nước ta.Tuy nhiên , đến lúc này cơ chế quản lý tập trung quan lieu chưa được tháo gỡ,cơ chế quản lý hợp tác xã còn nhiều bất cập làm cho nang xuất và sự sang tạo của mỗi gia đình chưa được phát triển hết sức. - Tiếp sau hội nghi BCHTW 9 Đảng ta đã đưa ra một số nghị quyết,quyết định quan trọng thể hiện tư tương tưởng đổi mới: + Quyết định 25-CP(21/1/1981) về một số chủ chương biện pháp nhằm phát huy truyền thống chủ động sản xuất kinh doanh va fquyền tự chủ về tài chính của xi nghiệp quốc doanh + Quyết định 26 –CP(21/1/1981) về mở rộng hình thức trả lương khoán,lương sản phẩm và vận dụng hình thức tiền thưởng trong các đơn vị sx kinh doanh của Nhà nước nhằm thúc đẩy người lao động hăng hái sản xuất,tăng năng xuất lao động,tăng thu nhập.Quyết định này giúp cho các cơ sở tháo gỡ được phần khó khăn trong sản suất,khuyến khích thi đua lao động ,giúp tình trạng trì trệ trong sx công nghiệp giảm dần. + Nghị quyết 26-NQ/TW về cải tiến công tác phân phối lưu thông,NQ nhấn mạnh nguyên tắc :giá cả phù hợp với chi phí sản xuất và lưu thông,tạo tiền đề cần thiết tiến tới xoá bỏ từng bước cung cấp tem phiếu. + Nghị quyết 37-NQ/TW (20/11/1981) về chính sách khoa học kĩ thuật.NQ nhấn mạnh cần hướng mọi hoạt động phát triển KHKT vào nhiẹm vụ thiết thực là phục vụ và phát triển sản xuất, ổn định và từng bước nâng cao đời sống nhân dân ,củng cố và taeng cường sức manh quốc phòng của đất nước.Cải tiến công tác đào tạo,bồi dưỡng và sủe dụng cán bộ KHKT,coi hợp tác quốc tế là bộ phận hợp thành rất quan trọng trong chính sách KHKT. + Nghị quýet 36-NQ/TW về những nhiẹm vụ trước mát của công tác tư tưởng.NQ nêu rõ nhiệm vụ công tác tư tưởng bây giờ là phải làm cho toàn đảng,toàn quân,toàn dan nhận thức đúng về tình hình ,nhận rõ đúng sai,tìm nguyên nhân,xác định phương hướng ,giữ vững cái đúng,khắc phục sai lầm,nắm vững đường lối của đảng ,chông khuynh hướng “hữu” or “tả” trong thực hiện đường lối chủ trương về kinh tế của đảng ,kiên quyêt chông lại âm mưu của chủ nghĩa đế quốc và các lực lượng thù địch,tăng cường hợp tác quốc tế với Liênxo,lào,campuchia và các nước XHCH. à Với những bước đi trên của đảng và nhà nước thì giai đoạn này ta đã đạt được những thành công nhất định: Kinh tế nước ta đã có nhưng chuyển biến rõ rệt:nông nghiệp được khôi phuc,bước đầu cơ giói hoá trong nông nghiệp;công nghiệp được đẩy mạnh xây dựng và khôi phục điển hình là xi măng, điẹn khí,cơ khí;giao thong van tải,giáo dục ytế… đếu có những bươc phat triển mói. Tuy nhiên vẫn còn nhiều hạn chế chưa được khắc phục,nhiều hạn chế tiêu cực mới nảy sinh:Trong thời kì này nền kinh tế nước ta mất cân đối lớn,ta chủ yếu phát triển ktế quốc doanh mà không phát triển kinh tế cá thể,nền kinh tế quôc doanh thường xuyên thu lỗ ,xã hội trỉ trệ , đời song nhân dan gặp nhiều khó khăn;trong khi đó thị trương vật giá thì thường xuyên bất ổn định,kinh tế có dấu hiệu của khủng hoảng;Trong xã hội thì có nhiều tiêu cực,nhiều áp đặt bất công mất công bằng dân chủ trong nhiều lĩnh vực.Yêu cầu Đảng ta phải nhận định dung đắn tình hình và có nhứng bước đi đúng hướng. - Trước tình hình đó Đại hội đại biểu toàn quốc lần thư 5 của Đảng đã diễn ra từ(27à31/3/1982). Đại hội đã khẳng định:Chúng ta đang trong thời kỳ đầu của quá độ,hoàn cảnh kinh tế xã hội nước ta đang lâm vào cuộc khủng hoảng trầm trọng ,sản xuất nông nghiệp chưa đạt chỉ tiêu,lưu thông phân phối rối ren…Đại hội đã nêu rõ giai đoạn mới của cách mạng, đảng phải tiếp tục lãnh đạo thực hiện 2 nhiệm vụ:Xây dựng thành công CNXH và sẵn sãng chiến đấu,bảo vệ vững chắc tổ quốc. Để thực hiện 2 nhiêm vụ đó ĐH đã vạch ra chiến lượccụ thể về xây dựng XHCH ,chiến lược phát triển kinh tế xã hội và những chủ chương,chính sách ,biện pháp thực thi trong từng chặng đường với mục tiêu cơ bản: + Ổn định dần dần,tiến cải thiện 1 bước đời sống vất chất và văn hoá cua nhân dân. + Tiếp tục xây dựng cơ sở vật chất ,kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội,chủ yếu nhằm thúc đẩy sx nhà nước ,hang tiêu dung và hang xuất khẩu. + Hoàn thành công cuộc cải tạo XHCH ở các tỉnh Miền nam,hoàn thiện quan hệ sản xuất XHCN ở miền bắc củng cố quan hệ sx XHCN trong nước. + Đáp ứng nhu cầu của công cuộc phòng thủ đất nước, à Đại hội đã khẳng định: vị thế của nước ta là chặng dường đầu tiên của thời kỳ quá độ,của quá trình đổi mới.Tuy nhiên đại hội 5 mới dừng lại ở tư tưởg và nhạn thức mà chưa đưa các nhiệm vụ vào thực tiễn. - Tiếp sau Đại hội 5 thang 12/1984 hội nghị lần 7 BCHTW Đảng đã họp bàn về phương hướng ktxh năm 1985,Hội nghị đề ra nhiệm vụ chủ yếu là tập trung cố gắng cho mặt trận nông nghiệp là mặt trận hang đầu ,trọng tâm là sx lương thực thực phẩm, đẩy mạnh hang tiêu dung và hang xuất khẩu , ổn định và từng bước cải thiện đời sống của nhân dân. - Tháng 6/1985 Hội nghị lần 8 BCHTW đảng đã họp và bàn về giá –lương-tiền,hội nghi chủ chương dứt khoat xoá bỏ cơ chế tập trung quan lieu bao cấp ,thực hiện chế độ tập trung dân chủ,hoạch toán kinh tế và kinh doanh xã hội chủ nghĩa. Đây là bước đổi mới tư duy trên lĩnh vực lưu thông và phân phối với nét nổi bật của nó là thừa nhận sx hang hoá và những quy luật cua sx hang hoá, Mặc dù vậy thì nhà nước vần chưa có chính sách thiết thực để tập trung cho nông nghiệp, đương lối xây dựng còn nhiều điểm chưa phù hợp với thực tté,chủ quan,cính sách về lưu thông phân phối chưa được giải quyết về cơ bản,tiếp tục duy trì chính sách gía-lương-tiền trên cơ sở tập trung quan lieu bao cấp. * KL: Như vậy trong 10 năm đầu xây dựng CNXH với 2 mục tiêu chiến lược nhất là xây dựng đất nước và bảo vệ tổ quốc cả nước đã dạt được những thành tựu nhẩt định:Ta đã thống nhất toàn vẹn lãnh thổ,xây duựng 1 chính quyền thống nhất để đưa cả nước đi lên CNXH;Ta đã khôi phục được hậu quả nặng nề để từng bước phat triển kinh tế ,thiêt lập 1 mối quan hệ sx mới để xây dựng cơ sở vật chất choCNXH;Ta cũng đã xoá bỏ được chế độ người bóc lột người ở 2 miền Nam -Bắc , để hưởng tới 1 xã hội công bằng dân chủ văn minh….. Tuy nhiên sau 10 năm đầu đổi mới ,xây dựngCNXH trong hoàn cảnh đầy khó khăn thách rthức ta đã mắc phải những hạn chế điển hình: chủ quan,nóng vội, đót cháy giai đoạn,không tuân thủ quy luật khácch quan,muốn tiến nhanh tiến manh lên CNXH ;Trong suốt 10 năm ta định kiến với nền kinh tế nhiều thành phần mà chỉ tập trung xây dưng nền kinh tế 1 thành phần là nhà nướcà không tận dụng được sự phát triển mạnh mẽ của mọi thành phần kinh tế;Hệ thống quản lý của nước ta trong thời kỳ này mang nặng tính quan lieu bao cấp dẫn đến tình trạng thiéu công bằng dân chủ,chính do chế độ quan lieu nên nhứng kế hoạch đặt ra là rất lớn nhưng kết quả lại ngược lại,vì vậy nó hạn chế sự phát triển thực tế của nền kinh tế.Tất cả đã làm cho mục tiêu XDXHCN của ta từ 1976 đến 1986 đã không thành công như mong đợi ,thậm trí còn đưnứg trước sự sụp đổ.Thực tế này đã đặt ra nhu cầu câp thiết cho lich sử VN là phải cai cách,

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBộ câu hỏi ôn tập lịch sử đảng 2010.doc
Luận văn liên quan