Bồi thường thiệt hại có yếu tố nước ngoài do hành vi cạnh tranh không lành mạnh

Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, các doanh nghiệp trong và ngoài nước luôn phải đối mặt với các hoạt động cạnh tranh, trong đó có cả cạnh tranh không lành mạnh. Qua một số ví dụ giả thiết, bài viết phân tích những hạn chế trong pháp luật về xử lý xung đột pháp luật trong các tranh chấp về bồi thường thiệt hại có yếu tố nước ngoài do cạnh tranh không lành mạnh và đưa ra kiến nghị sửa đổi Khoản 4, Điều 835 Bộ luật Dân sự. I. Xung đột pháp luật về cạnh tranh không lành mạnh có yếu tố nước ngoài Toà án Việt Nam có thể được yêu cầu giải quyết vấn đề bồi thường thiệt hại có yếu tố nước ngoài do hành vicạnh tranh không lành mạnh (CTKLM) gây ra trong hai hoàn cảnh: 1. Hành vi CTKLM thực hiện trên thị trường Việt Nam 1.1. Trường hợp bên thực hiện hành vi CTKLM là tổ chức, cá nhân nước ngoài và bên bị thiệt hại là tổ chức, cá nhân Việt Nam Ví dụ thứ nhất: Để có thêm khách hàng, một doanh nghiệp Đài Loan đã thực hiện chương trình quảng cáo trên phương tiện thông tin đại chúng Việt Nam. Nhưng theo một doanh nghiệp Việt Nam X., chương trình quảng cáo đó đã gây ra tổn thất đến doanh nghiệp của mình, đây là hành vi CTKLM. Doanh nghiệp X. yêu cầu Toà án buộc doanh nghiệp Đài Loan phải bồi thường thiệt hại. Toà án sẽ giải quyết tranh chấp theo pháp luật Đài Loan hay pháp luật Việt Nam? 1.2. Trường hợp bên thực hiện hành vi là doanh nghiệp Việt Nam và bên bị thiệt hại là doanh nghiệp nước ngoài

doc7 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2960 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bồi thường thiệt hại có yếu tố nước ngoài do hành vi cạnh tranh không lành mạnh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI  DO HÀNH VI CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH GÂY RA Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, các doanh nghiệp trong và ngoài nước luôn phải đối mặt với các hoạt động cạnh tranh, trong đó có cả cạnh tranh không lành mạnh. Qua một số ví dụ giả thiết, bài viết phân tích những hạn chế trong pháp luật về xử lý xung đột pháp luật trong các tranh chấp về bồi thường thiệt hại có yếu tố nước ngoài do cạnh tranh không lành mạnh và đưa ra kiến nghị sửa đổi Khoản 4, Điều 835 Bộ luật Dân sự. I. Xung đột pháp luật về cạnh tranh không lành mạnh có yếu tố nước ngoài Toà án Việt Nam có thể được yêu cầu giải quyết vấn đề bồi thường thiệt hại có yếu tố nước ngoài do hành vicạnh tranh không lành mạnh (CTKLM) gây ra trong hai hoàn cảnh: 1. Hành vi CTKLM thực hiện trên thị trường Việt Nam 1.1. Trường hợp bên thực hiện hành vi CTKLM là tổ chức, cá nhân nước ngoài và bên bị thiệt hại là tổ chức, cá nhân Việt Nam Ví dụ thứ nhất: Để có thêm khách hàng, một doanh nghiệp Đài Loan đã thực hiện chương trình quảng cáo trên phương tiện thông tin đại chúng Việt Nam. Nhưng theo một doanh nghiệp Việt Nam X., chương trình quảng cáo đó đã gây ra tổn thất đến doanh nghiệp của mình, đây là hành vi CTKLM. Doanh nghiệp X. yêu cầu Toà án buộc doanh nghiệp Đài Loan phải bồi thường thiệt hại. Toà án sẽ giải quyết tranh chấp theo pháp luật Đài Loan hay pháp luật Việt Nam? 1.2. Trường hợp bên thực hiện hành vi là doanh nghiệp Việt Nam và bên bị thiệt hại là doanh nghiệp nước ngoài Ví dụ thứ hai: Để có thêm khách hàng, một doanh nghiệp Việt Nam Y. đã thực hiện một số biện pháp cạnh tranh. Doanh nghiệp Hàn Quốc H. hiện cũng đang tham gia trên thị trường Việt Nam cho rằng các biện pháp của doanh nghiệp Y. là hành vi CTKLM và đã gây thiệt hại cho họ. Doanh nghiệp Hàn Quốc H. kiện ra Toà án nước ta yêu cầu doanh nghiệp Việt Nam bồi thường thiệt hại. Trong trường hợp này, Toà án sẽ áp dụng pháp luật Hàn Quốc hay pháp luật Việt Nam để giải quyết tranh chấp này? 2. Hành vi CTKLM thực hiện ngoài thị trường Việt Nam 2.1. Trường hợp một bên là doanh nghiệp Việt Nam Ví dụ thứ ba: Doanh nghiệp A. (Việt Nam) và doanh nghiệp T. (Trung Quốc) cùng cạnh tranh trên thị trường Lào. Để có thêm khách hàng trên thị trường Lào, doanh nghiệp A đã thực hiện một số hành vi cạnh tranh mà doanh nghiệp T. cho là không lành mạnh. Nhằm được bồi thường những thiệt hại, bên T. cho là bên A gây ra, bên T. khởi kiện bên A trước Toà án Việt Nam. Muốn giải quyết tranh chấp, cần xác định xem các hành vi cạnh tranh trên có phải là CTKLM theo quy định của pháp luật Việt Nam, pháp luật Trung Quốc hay pháp luật Lào?  2.2. Trường hợp cả hai bên là doanh nghiệp Việt Nam. Ví dụ thứ tư: doanh nghiệp A. và doanh nghiệp B. cùng cạnh tranh trên thị trường Mỹ. Để có thêm khách hàng trên thị trường Mỹ, doanh nghiệp A đã sử dụng một số biện pháp cạnh tranh mà doanh nghiệp B cho là không lành mạnh. Nhằm được bồi thường thiệt hại mà bên B cho là bên A gây ra do những hành vi cạnh tranh trên, bên B khởi kiện bên A trước Toà án Việt Nam. Vậy pháp luật Việt Nam hay pháp luật Mỹ sẽ điều chỉnh tranh chấp trên? Việc giải quyết xung đột pháp luật này là cần thiết vì mức độ bồi thường thiệt hại theo pháp luật Mỹ là tương đối cao, có thể gấp ba lần thiệt hại thực tế, trong khi đó, mức độ bồi thường thiệt hại theo pháp luật Việt Nam có thể thấp hơn nhiều. II. Giải quyết xung đột 1. Pháp luật nước ta về CTKLM có yếu tố nước ngoài Theo Điều 1, Điều 2 của Luật Cạnh tranh được Quốc hội thông qua ngày 03/12/2004, Luật này quy định về“…hành vi cạnh tranh không lành mạnh…” đối với doanh nghiệp “hoạt động ở Việt Nam” ngay cả đối với doanh nghiệp “nước ngoài”. Như thế, chỉ giới hạn việc xác định pháp luật điều chỉnh CTKLM “ở Việt Nam”. Tức là, khi hành vi cạnh tranh ảnh hưởng đến thị trường Việt Nam thì pháp luật về cạnh tranh Việt Nam điều chỉnh nhưng chúng ta không biết pháp luật nước nào sẽ điều chỉnh tranh chấp về bồi thường thiệt hại do hành vi CTKLM gây ra ở nước ngoài khi có ít nhất một bên là Việt Nam? Tranh chấp về bồi thường thiệt hại do hành vi CTKLM gây ra là tranh chấp bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Do vậy, chúng ta có thể sử dụng những quy phạm xung đột pháp luật được quy định trong BLDS Việt Nam. Có thể áp dụng cho ví dụ thứ nhất về hành vi gây thiệt hại và nơi phát sinh hậu quả thực tế xảy ra ở Việt Nam vì bên bị thiệt hại ở Việt Nam theo Khoản 1, Điều 835 BLDS 1995 (K1 Đ773 BLDS 2005): “việc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng được xác định theo pháp luật của nước nơi xảy ra hành vi gây thiệt hại hoặc nơi phát sinh hậu quả thực tế của hành vi gây thiệt hại”. Tuy nhiên, khi phân tích Khoản 1, Điều 835 BLDS 1995 (K1 Đ773 BLDS 2005), chúng ta thấy quy phạm này không phù hợp với việc giải quyết vấn đề bồi thường thiệt hại do hành vi CTKLM gây ra được nêu ở các ví dụ thứ hai, ba, tư. Khoản 1, Điều 835 BLDS 1995 (K1 Đ773 BLDS 2005) là một quy phạm xung đột pháp luật phức tạp: Pháp luật của nước nơi xảy ra hành vi gây thiệt hại hay pháp luật của nước nơi phát sinh hậu quả thực tế sẽ được chọn để điều chỉnh tranh chấp, nhưng ai là người quyết định chọn một trong hai luật này? Toà án, người bị thiệt hại hay người gây thiệt hại? Trong các ví dụ nêu trên, Toà án, người thực hiện hành vi cạnh tranh hay người tự coi là bị thiệt hại có quyền chọn một trong hai luật đó? Sự phức tạp có thể tăng thêm nếu chúng ta áp dụng quy phạm xung đột này vào vấn đề bồi thường thiệt hại do hành vi CTKLM gây ra. Thứ nhất, việc xác định nước nơi xảy ra hành vi cạnh tranh bị một bên coi là không lành mạnh đôi khi không đơn giản. Phát triển ví dụ thứ ba, chúng ta có thể gặp hoàn cảnh là bên A Việt Nam thực hiện hành vi cạnh tranh thông qua thông tin đại chúng Lào nhưng nội dung của các hành vi lại được thiết lập và thực hiện tại Việt Nam (phim quảng cáo được dàn dựng và quay ở Việt Nam nhưng truyền tải ở Lào thông qua truyền hình Lào). Vậy, nơi xảy ra hành vi cạnh tranh bị bên T. Trung Quốc coi là không lành mạnh là Việt Nam hay Lào? Thứ hai, nơi phát sinh hậu quả thực tế của hành vi cạnh tranh bị một bên coi là không lành mạnh được xác định như thế nào? Trong ví dụ trên, hành vi cạnh tranh của bên A có thể làm giảm khách hàng của bên T. trên thị trường Lào, đồng thời làm giảm tổng thu nhập của bên T. ở Trung Quốc vì trụ sở của bên T. ở Trung Quốc. Vậy, nơi phát sinh hậu quả thực tế của hành vi cạnh tranh bị bên T. coi là không lành mạnh là ở Lào hay ở Trung Quốc? Tương tự đối với ví dụ thứ hai, bên Hàn Quốc có trụ sở ở Hàn Quốc nhưng tham gia cạnh tranh trên thị trường Việt Nam, vậy, nơi phát sinh hậu quả thực tế là ở Việt Nam hay ở Hàn Quốc? Theo Khoản 3, Điều 835 BLDS 1995 (K3 Đ773 BLDS 2005), “trong trường hợp hành vi gây thiệt hại xảy ra ở ngoài lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam mà người gây thiệt hại và người bị thiệt hại đều là công dân hoặc pháp nhân Việt Nam, thì áp dụng pháp luật Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Nếu áp dụng quy phạm xung đột pháp luật này vào ví dụ thứ tư, chúng ta có giải pháp sau: Tranh chấp giữa bên A và bên B được điều chỉnh bởi pháp luật Việt Nam. Điều đó có nghĩa là pháp luật Việt Nam sẽ được áp dụng để xác định xem các hành vi trên có phải là hành vi CTKLM hay không, và nếu có thì mức thiệt hại và mức bồi thường thiệt hại phải xác định theo pháp luật Việt Nam. Giải pháp này không hợp lý vì pháp luật cạnh tranh Việt Nam được xây dựng chỉ để điều chỉnh cạnh tranh trên thị trường Việt Nam. Vậy, áp dụng pháp luật cạnh tranh Việt Nam vào các hành vi cạnh tranh trên thị trường Mỹ là không hợp lý. Nói một cách khác, quy phạm xung đột pháp luật ở Khoản 3, Điều 835 BLDS 1995 (K3 Đ773 BLDS 2005) không phù hợp với vấn đề bồi thường thiệt hại do hành vi CTKLM gây ra ở thị trường nước ngoài. 2. Phương hướng giải quyết xung đột pháp luật về CTKLM có yếu tố nước ngoài Vì pháp luật cạnh tranh được xây dựng theo đặc thù của thị trường một nước và để điều chỉnh các quan hệ cạnh tranh trên thị trường Việt Nam, chúng ta nên thiết lập quy phạm xung đột như sau: Tranh chấp về bồi thường thiệt hại do hành vi cạnh tranh không lành mạnh gây ra được điều chỉnh bởi pháp luật của nước mà thị trường bị ảnh hưởng. ở ví dụ thứ nhất và thứ hai, thị trường Việt Nam bị ảnh hưởng nên việc áp dụng pháp luật Việt Nam là hoàn toàn phù hợp với Điều 1, Điều 2 Luật Cạnh tranh. Trong ví dụ thứ ba, thị trường Lào bị ảnh hưởng do hành vi cạnh tranh của bên A, vậy pháp luật Lào được chọn để xác định các hành vi đó có là hành vi CTKLM hay không; nếu đó thực sự là hành vi CTKLM thì mức thiệt hại và mức bồi thường thiệt hại là bao nhiêu cũng được điều chỉnh bởi pháp luật nước này. Tương tự, trong ví dụ thứ tư, thị trường Mỹ bị ảnh hưởng nên pháp luật Mỹ được chọn để điều chỉnh tranh chấp giữa hai doanh nghiệp Việt Nam. Trong xu hướng toàn cầu hoá hiện nay, nhiều khi thị trường không phải chỉ của một, mà của nhiều quốc gia cùng bị ảnh hưởng. Đối với trường hợp vừa nêu, giải pháp kiến nghị vẫn có thể được sử dụng. Phát triển ví dụ tranh chấp giữa doanh nghiệp A Việt Nam và doanh nghiệp T. Trung Quốc, chúng ta có thể gặp trường hợp hai doanh nghiệp này, bên cạnh thị trường Lào, cùng cạnh tranh trên thị trường Thái Lan. Hai thị trường có thể bị ảnh hưởng, thị trường Lào và thị trường Thái Lan. Khi đó, chúng ta áp dụng pháp luật Lào đối với những hành vi cạnh tranh trên thị trường Lào, đồng thời áp dụng pháp luật Thái Lan đối với những hành vi cạnh tranh trên thị trường Thái Lan. Có thể hành vi cạnh tranh của bên A không bị coi là không lành mạnh theo pháp luật Thái Lan và do vậy, không có bồi thường thiệt hại nhưng bị coi là không lành mạnh theo pháp luật Lào nên có thể có bồi thường thiệt hại. Sự khác nhau không làm ảnh hưởng đến giải pháp chọn pháp luật của nước mà thị trường bị ảnh hưởng để điều chỉnh mà còn cho thấy đây là giải pháp hợp lý: pháp luật cạnh tranh mỗi nước được xây dựng phù hợp với thị trường từng nước và để điều chỉnh các quan hệ cạnh tranh trên thị trường nước đó. Vậy, ngay cả khi hai hay nhiều thị trường bị ảnh hưởng, chúng ta vẫn có thể sử dụng giải pháp kiến nghị ở trên. Như vậy, tiêu chí “thị trường bị ảnh hưởng” nên được sử dụng để chọn luật áp dụng quy phạm xung đột mới cho việc giải quyết bồi thường thiệt hại do hành vi CTKLM gây ra. Đây cũng là giải pháp được thừa nhận ở một số nước [1]. Theo Điều 1222 BLDS Nga thì về nguyên tắc “pháp luật của nước có thị trường bị ảnh hưởng điều chỉnh nghĩa vụ phát sinh từ hành vi cạnh tranh không lành mạnh” [2]. Tương tự, Điều 136 Luật về Quan hệ có yếu tố nước ngoài Thuỵ Sỹ, “những yêu cầu dựa trên cơ sở một hành vi cạnh tranh không lành mạnh được điều chỉnh bởi pháp luật của nước mà trên thị trường nước đó hậu quả được phát sinh” [3]. Chúng ta nên luật hoá quy phạm xung đột về việc giải quyết bồi thường thiệt hại do hành vi CTKLM gây ra được kiến nghị ở trên nhưng luật hoá quy phạm này trong văn bản nào là vấn đề cần bàn. Khác với pháp luật một số nước, Luật Cạnh tranh nước ta có điều chỉnh vấn đề CTKLM [4]. Do đó, chúng ta có thể nghĩ đến việc luật hoá giải pháp đó vào Luật Cạnh tranh. Đây là giải pháp dường như phù hợp với xu hướng chung của pháp luật nước ta hiện nay (rất nhiều văn bản chuyên ngành nước ta chứa đựng quy phạm xung đột như Bộ luật Hàng hải, Luật Hàng không, Luật Thương mại, Luật Hôn nhân và gia đình…) [5]. Song, các nhà xây dựng Luật Cạnh tranh đã không đưa quy phạm trên vào Luật. Tham gia hội nhập, khả năng Tòa án Việt Nam phải đối mặt với các vụ kiện về cạnh tranh có yếu tố nước ngoài là hoàn toàn thực tế. Chính vì thế, việc xây dựng pháp luật phải lường trước và lập ra quy phạm để xử lý. Do Luật Cạnh tranh không có quy phạm xung đột chung điều chỉnh việc xử lý bồi thường thiệt hại do hành vi CTKLM gây ra, thì nên đưa quy phạm này vào một văn bản chuyên về Tư pháp quốc tế như ở Thuỵ Sỹ, Bỉ[6], hay vào BLDS như ở Nga? Vấn đề này đã được đặt ra trong quá trình xây dựng BLDS [7]. Theo chúng tôi, trong hoàn cảnh hiện nay ở nước ta, việc đưa quy phạm trên vào một văn bản chuyên về Tư pháp quốc tế là không thực tế, vì chưa có dự thảo về lĩnh vực này. Trong nhiều năm nữa, mong muốn xây dựng quy phạm xung đột pháp luật về cạnh tranh không lành mạnh trong một đạo luật riêng về Tư pháp quốc tế mới có thể thực hiện được [8]. Vì vậy, trong điều kiện sửa đổi BLDS 1995, chúng ta nên luật hoá quy phạm này bằng cách bổ sung Khoản 4, Điều 835 BLDS với nội dung như sau: Tranh chấp về bồi thường thiệt hại do hành vi CTKLM gây ra được điều chỉnh bởi pháp luật của nước mà thị trường bị ảnh hưởng./. ================================ CHÚ THÍCH [1] Về việc điều chỉnh cạnh tranh không lành mạnh ở một số nước, xem thêm: Hà Huy Hiệu và Bùi Nguyên Khánh, Một số khía cạnh quốc tế của pháp luật về chống cạnh tranh không lành mạnh, Tạp chí Nhà Nước và Pháp luật, 12/2000, tr.10 và tiếp theo. [2] Xem Tạp chí RCDIP 2002, tr. 192. [3] Trong thực tế, tranh chấp về cạnh tranh có yếu tố nước ngoài thường xảy ra ở Thuỵ Sĩ (xem Paolo Michele Patochi và Elliott Geisinger, Bình luận Tư pháp quốc tế Thuỵ Sĩ, NXB Payot Lausanne 1995, tr362-363). [4] Ở Pháp, Nghị định năm 1986 về cạnh tranh nay được bộ luật hoá (Bộ luật thương mại không điều chỉnh vấn đề cạnh tranh không lành mạnh mà điều chỉnh tập trung kinh tế, thống lĩnh thị trường, thoả thuận hạn chế cạnh tranh). Tương tự đối với Luật Cộng đồng châu Âu về cạnh tranh: ở đây, vấn đề cạnh tranh không lành mạnh không được đề cập đến. [5] Theo Đoàn Năng (xem Vấn đề hoàn thiện hệ thống quy phạm xung đột hướng dẫn chọn pháp luật điều chỉnh các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài, Tạp chí Nhà Nước và Pháp luật, 11/1998, tr. 50; Một số vấn đề lý luận cơ bản về Tư pháp quốc tế, Nxb Chính trị quốc gia, 2001, tr. 225), “khi xây dựng các văn bản pháp luật mới về từng lĩnh vực chuyên ngành, phải chú ý xây dựng quy phạm xung đột ngay trong các văn bản pháp luật chuyên ngành đó”. [6] Xem Điều 99, Đ 2-2 Luật về Bộ luật Tư pháp quốc tế Bỉ ngày 16/07/2004. [7] Xem Bộ tư pháp, Tạp chí Dân chủ pháp luật, Số chuyên đề về BLDS, tháng 11-1995, tr. 17-18; tr. 240-242. [8] Về việc có nên hay không, nên xây dựng một đạo luật riêng về Tư pháp quốc tế, xem thêm: Nguyễn Tiến Vinh, Bàn về việc hoàn thiện các quy định trong phần VII “Quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài” của BLDSVN, Tạp chí Nhà Nước và Pháp luật, số 5/2003, tr. 48.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBồi thường thiệt hại có yếu tố nước ngoài do hành vi cạnh tranh không lành mạnh.doc
Luận văn liên quan