Buôn bán động vật hoang dã tại Việt Nam

Trong những năm gần đây, Việt Nam trở thành một trung tâm mua bán, nuôi nhốt, tiêu thụ động vật hoang dã quan trọng ở châu Á (Chương trình hành động quốc gia 2004). Buôn bán bất hợp pháp các loại thú hoang dã hiện nay ở Việt Nam lớn thứ 3 trên thế giới với doanh thu trung bình 10 tỉ USD/năm. Buôn bán động vật hoang dã ở Việt Nam không chỉ gói gọn trong qui mô quốc gia mà còn mở rộng ra các khu vực và trên thế giới.

ppt29 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 5074 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Buôn bán động vật hoang dã tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hoạt động mua bán Động vật hoang dã ở Việt Nam thực trạng, nguyên nhân và giải pháp PGS.TS Nguyễn Văn Song Khoa kinh tế và phát triển Nông thôn, Đại học Nông nghiệp Hà nội – Việt Nam I. Lý do, tính cần thiết của bài báo Tốc độ biến mất của ĐDSH các loài động thực vật trên thế giới hiện đang cao hơn nhiều so với các loài mới được phát hiện và ghi nhận. Việt Nam hiện có tổng 103 loài bị đe dọa và nguy cơ bị đe dọa. Việt Nam đứng thứ 10 trên thế giới về quốc gia có tầm quan trọng đặc biệt về sự tuyệt chủng các loài, có nhiều loài thú đặc hữu hơn bất cứ một quốc gia nào ở Đông Nam Á.(Theo tổ chức Ưu tiên bảo tồn các loài chim toàn cầu) Tuy nhiên, nhiều trong số đó hiện nay rất hiếm hoặc rất khó tìm thấy Trong những năm gần đây, Việt Nam trở thành một trung tâm mua bán, nuôi nhốt, tiêu thụ động vật hoang dã quan trọng ở châu Á (Chương trình hành động quốc gia 2004). Buôn bán bất hợp pháp các loại thú hoang dã hiện nay ở Việt Nam lớn thứ 3 trên thế giới với doanh thu trung bình 10 tỉ USD/năm. Buôn bán động vật hoang dã ở Việt Nam không chỉ gói gọn trong qui mô quốc gia mà còn mở rộng ra các khu vực và trên thế giới. I. Lý do, tính cần thiết của bài báo Ước tính lợi nhuận thu được từ buôn bán động vật hoang dã, đánh giá các mức độ của hoạt động đó. Phân tích những nguyên nhân gây cho việc thực hiện không có hiệu quả, các chính sách bảo vệ của chính phủ Và cung cấp các khuyến nghị để làm tăng tính hiệu quả trong công tác thực hiện, thực thi và quản lí động vật hoang dã ở Việt nam. II. Mục tiêu của bài báo III. Nguồn số liệu và phương pháp nghiên cứu Với nghiên cứu này, 20 điểm nóng trên tổng số 64 tỉnh thành ở Việt nam đã được khảo sát. Các nguồn thông tin thứ cấp và sơ cấp được sử dụng. Nguồn thông tin sơ cấp: từ người mua, bán động vật hoang dã, thợ săn, khách hàng, cục kiểm lâm), cảnh sát, quản lí thị trường, các quầy bán thuốc cổ truyền, cửa hàng lưu niệm du lịch, các nhà sản xuất thuốc cổ truyền, khách sạn, quán ăn thậm chí cả những người môi giới,… Kênh quảng cáo và các đường dây buôn bán động vật hoang dã được nghiên cứu băng kỹ thuật lập bản đồ truyền thống. Ngoài ra các nhà khoa học, lái xe, các nhà sinh vật học, các nhà lãnh đạo của CITES, WV, TRAFIC, FFI, nhân viên của UNDP, và một số thành phần khác,… cũng đều được phỏng vấn. III. Nguồn số liệu và phương pháp nghiên cứu Kênh thông tin quảng cáo cho việc buôn bán các sản phẩm động vật hoang dã (tươi và khô) ở Việt Nam Hiện nay có khoảng 9 kênh như vậy. Kênh 1: thú rừng được đưa trực tiếp từ thợ săn đến các thượng khách Kênh2: Động vật hoang dã có thể được đưa xuống các nhà hàng địa phương, sau đó được bán cho các thượng khách. Kênh 3: Từ thợ săn hay những tay buôn ở biên giới phía Nam qua những môi giới đến các quán ăn trong nước và sau đó tới các thượng khách) Kênh 4: những tay thợ săn qua những tay môi giới đến các chợ động vật hoang dã và tới các quán ăn trong nước và cuối cùng là tới các vị thượng khách Những chủ cửa hàng thuốc hoặc lưu niệm có thể lấy trực tiếp sản phẩm động vật hoang dã từ chợ sau đó bán các sản phẩm đó cho các vị khách, những chủ hiệu thuốc cổ truyền hay cho chủ của các của hàng lưu niệm nhỏ. Có 2 kênh thương mại bất hợp pháp động vật hoang dã từ Việt nam tới thị trường thế giới: Từ các tay thợ săn hoặc các thương nhân ở biên giới phía Nam tới môi giới trong nước rồi qua các chợ, tới môi giới nước ngoài để cuối cùng tới người đứng đầu đường dây. Những môi giới nước ngoài có thể mua trực tiếp từ thợ săn hay những tay buôn ở biên giới. Kênh thông tin quảng cáo cho việc buôn bán các sản phẩm động vật hoang dã (tươi và khô) ở Việt Nam Phương pháp tính khối lượng, doanh thu, và lợi nhuận Chợ và các kênh quảng cáo động vật hoang dã sống, thịt của chúng và các sản phẩm khô được điều tra để tính toán được khối lượng của khai thác, tổng doanh thu và lợi nhuận. Khối lượng khai thác “j” được tính bằng việc nhân số thương nhân buôn bán động vật hoang dã với số nhà hàng tại địa phương và số cửa hàng thú nhồi bông dọc trên đường, với số tiền bình quân sản phẩm “j” được bán trong một khoảng thời gian ( hàng ngày, hàng tháng). IV. Nội dung chính bài báo Thực trạng: Mua bán động vật hoang dã hợp pháp và bất hợp pháp ở Việt Nam Mua bán bất hợp pháp thịt của các loài động vật hoang dã So sánh lợi nhuận từ buôn bán động vật hoang dã và tổng tiền phạt So sánh giữa buôn bán hợp pháp và bất hợp pháp động vật hoang dã Nguyên nhân và nhân tố làm tăng cường buôn bán bất hợp pháp Giải pháp: Chính sách và công cụ thực thi Phương tiện kinh tế Thực trạng Mua bán động vật hoang dã hợp pháp và bất hợp pháp ở Việt Nam Mua bán bất hợp pháp thịt của các loài động vật hoang dã So sánh lợi nhuận từ buôn bán động vật hoang dã và tổng tiền phạt So sánh giữa buôn bán hợp pháp và bất hợp pháp động vật hoang dã Nguyên nhân và nhân tố làm tăng cường buôn bán bất hợp pháp Mua bán động vật hoang dã hợp pháp và bất hợp pháp ở Việt Nam Trong những năm gần đây tình hình kinh doanh động vật hoang dã tại Việt nam đã được mở rộng và cơ cấu cung cấp có sự thay đổi. Từ 2003- 2005, CITES Việt Nam đã phê duyệt 3.083 giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu động vật hoang dã. Tuy nhiên, Việt Nam chủ yếu xuất khẩu. (Bảng1) Có khoảng 3.000 đến 4.000 tấn động vật hoang dã sống và khoảng 1.000.000 con được mua bán bất hợp pháp trong và ngoài Việt Nam. Tổng lợi nhuận bất hợp pháp động vật hoang dã thu được ở Việt Nam khoảng 21triệu USD/năm Bảng 1. Xuất khẩu, nhập khẩu, và tái xuất khẩu động vật hoang dã hợp pháp (2002 - 2005) Bảng 1. Xuất khẩu, nhập khẩu, và tái xuất khẩu động vật hoang dã hợp pháp (2002 - 2005) (CITES Việt Nam, 2007) Các người làm thuê sử dụng thủ đoạn khác nhau vận chuyển động vật hoang dã : Sử dụng giấy phép giả, vận chuyển trong xe buýt và theo dõi từ xa, thường xuyên thay đổi ô tô, giấu chúng dưới các loại hàng hóa khác, nhốt chung với các vật nuôi khác, Chia nhỏ hàng hóa và thuê những người nghèo vận chuyển qua biên giới. Ngoài ra còn có các cách khác: nghiền nhỏ xương, sử dụng các hộp có hai đáy, sử dụng các xe ô tô đặc biệt để vận chuyển, hối lộ, sử dụng vũ khí, đe dọa hoặc thậm chí là tấn công các nhà thanh tra. Mua bán động vật hoang dã hợp pháp và bất hợp pháp ở Việt Nam Mua bán bất hợp pháp thịt của các loài động vật hoang dã Tại Việt Nam và Trung Quốc người ta rất thích ăn. Trong 20 địa điểm được khảo sát, có ít nhất 4 loại thịt động vật hoang dã hay quán ăn thịt động vật hoang dã trong mỗi thị xã, thành phố. Hà Nội vẫn là trung tâm lớn nhất tiêu thụ thịt động vật hoang dã. Các quán ăn bán thịt động vật hoang dã vẫn còn tồn tại trong tất cả các tỉnh, mặc dù đã có nhiều nỗ lực nhằm đóng cửa chúng của chính quyền và FPDs. Mua bán bất hợp pháp thịt của các loài động vật hoang dã So sánh lợi nhuận từ buôn bán động vật hoang dã và tổng tiền phạt Theo số liệu của Văn phòng CITES Việt Nam, tổng thu từ tiền phạt và từ giá trị của sản phẩm bị tịch thu do buôn bán động vật hoang dã bất hợp pháp là 21.triệu USD từ 1997-2000. Bảng 2: Các trường hợp vi phạm và bị tịch thu ở Việt Nam Nguồn: Cục Kiểm lâm - Bộ NN & PTNT 6 / 2007 So sánh giữa buôn bán hợp pháp và bất hợp pháp động vật hoang dã Ở Việt Nam, tổng doanh thu của xuất khẩu hợp pháp động vật hoang dã là 5,5 triệu USD (2000) trong khi tổng doanh thu của buôn bán bất hợp pháp động vật hoang dã là 67 triệu USD. Các kết quả so sánh chỉ ra sự thiếu kinh phí, nhân lực và trang thiết bị theo dõi và thực thi các chính sách về buôn bán động vật hoang dã bất hợp pháp. Hình 3. So sánh giữa doanh thu của xuất khẩu động vật hoang dã và động vật hoang dã bất hợp pháp / năm, Việt Nam Nguyên nhân và nhân tố làm tăng cường buôn bán bất hợp pháp Mặc dù chính phủ và Cục Kiểm lâm Việt Nam đã cố gắng thực hiện Công ước CITES và các chính sách bảo vệ động vật hoang dã nhưng thành công vẫn rất ít. Nguyên nhân: Nhu cầu cao trong nước và quốc tế về thịt và các sản phẩm động vật hoang dã, lợi nhuận của việc buôn bán động vật hoang dã bất hợp pháp Các chính sách về bảo vệ động vật hoang dã chậm thực thi hoặc không dầy đủ - Thiếu nguồn lực cho thanh tra như nhân lực, tài trợ, và các thiết bị Nguyên nhân và nhân tố làm tăng cường buôn bán bất hợp pháp Sự quan liêu của chính phủ - Thói quen và văn hóa - Việc hợp tác không chặt chẽ giữa các lực lượng kiểm tra, chính quyền địa phương và các Chi cục Kiểm lâm - Ưu tiên hay thiên vị đối với các sản phẩm gỗ - Hợp tác giữa các nước láng giềng - Yếu tố nghèo khổ Giải pháp Chính sách và công cụ thực thi - Áp dụng các chính sách đãi ngộ với các nhà quản lý, cán bộ tuần tra, và những người cung cấp thông tin để tăng cường nỗ lực chống lại kinh doanh bất hợp pháp động vật hoang dã. - Quan tâm hơn nữa đến nhà hàng chế biến thịt động vật hoang dã ở thị trường trong nước và khu vực biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc Tăng cường nhân lực, tài trợ và thiết bị để theo dõi và kiểm soát kinh doanh bất hợp pháp trong mùa cao điểm. - Tăng cường thực hiện các hình phạt trực tiếp và tăng cường giám sát, quản lí khả năng thực thi Giải pháp - Tăng cường đào tạo, nhân lực, kinh phí, trang thiết bị cho các trạm kiểm soát và lực lượng tuần tra - Sử dụng các biện pháp giáo dục và tuyên truyền để giảm thiểu việc sử dụng động vật hoang dã trong văn hóa ăn uống của người Việt Nam Sử dụng động vật hoang dã nuôi / thuần chủng như là một cách giảm giá các sản phẩm động vật hoang dã Các công cụ kinh tế: - Thuế - Hạn ngạch thương mại động vật hoang dã bất hợp pháp.. - Các hình phạt quy định - Quỹ khen thưởng cho việc cung cấp thông tin và xem xét lại hệ thống lương cho cán bộ Kiểm Lâm IV. KẾT LUẬN Hoạt động buôn bán trái phép động vật hoang dã vẫn đang tiếp diễn ở Việt nam và gây ảnh hưởng đến các nước láng giềng. Động vật hoang dã ở Việt Nam hiện rất khan hiếm. Tuy nhiên, hiện nay chúng đã được khoanh vùng bảo vệ hay tổ chức thành các công viên, vườn quốc gia. Nghiên cứu đã ước tính được tổng khối lượng buôn bán động vật hoang dã trái phép vào và ra khỏi Việt Nam từ 3500 – 4000 tấn/năm. Mùa cao điểm cho buôn bán động vật hoang dã là từ tháng 9 đến tháng 3 năm sau. IV. KẾT LUẬN Kênh thông tin quảng cáo quan trọng nhất là : a) Từ môi giới tới các quán ăn b) Từ những người môi giới Việt Nam tới những người môi giới nước ngoài c) Từ những người môi giới Việt Nam tới những tay trùm buôn bán ở Móng Cái – Quảng Ninh và Lạng Sơn. Kinh phí, nhân lực và trang thiết bị của Kiểm lâm viên – những người có trách nhiệm trực tiếp kiểm tra, giám sát việc buôn bán động vật hoang dã ở Việt Nam hiện nay thiếu trầm trọng IV. KẾT LUẬN Các nhân tố chinh gây nên sự tăng cường buôn bán động vật hoang dã ở Việt Nam: Xuất phát chính từ nhu cầu trong nước và quốc tế về thịt và các sản phẩm từ động vật hoang dã; Lợi nhuận rất cao thu được từ buôn bán trái phép động vật hoang dã; Các ưu tiên chưa thỏa đáng với việc bảo vệ động vật hoang dã; Sự xao nhãng trong việc thực thi các chính sách bảo vệ bởi các cơ quan chức năng, sự thiếu trầm trọng về kinh phí, nhân lực và trang thiết bị của Lực lượng kiểm lâm. Tài liệu tham khảo Bulte, E.H. and G.C.Van Kooten (1999). Economic Efficiency, ResourceConservation and the Ivory Trade Ban. Ecological Economics 28: pp. 171-181. Cao Lam Anh and Nguyen Manh Ha (2005). Report of wildlife trade situation and solutions. Un-pubished - Hanoi - Vietnam. CITES (The Convention on International Trade in Endangered Species of Wild Fauna and Flora) (2000). 4. Compton, J. and Le (1998). Borderline. WWF Indochina Programme.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pptBuôn bán động vật hoang dã tại việt nam.ppt
Luận văn liên quan