Cao ốc văn phòng Ánh Sáng - Tp Đà Lạt - Tỉnh Lâm Đồng

1.1 Sự cần thiết đầu tư công trình: + Dự án đầu tư xây dựng công trình Cao ốc ánh sáng thành phố Đà Lạt được lập trên các cơ sở pháp lý sau: - Căn cứ Luật xây dựng dựng 2003 được Quốc hội thông qua ngày 26/11/2003; - Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản số 38/2009/QH12 ngày 19/6/2009 của Quốc hội; - Căn cứ Nghị định 12/2009/NĐ-CP, ngày 10/2/2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình và Nghị định số 83/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 10/2/2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình; Căn cứ Nghị định số 209/2004/NĐ-CP, ngày 16/12/2004 của Chính phủ về việc ban hành Quy định quản lý chất lượng công trình xây dựng; - Căn cứ Thông tư số 03/2009/TT-BXD, ngày 26/3/2009 của Bộ Xây dựng Quy định chi tiết một số nội dung của Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình - Căn cứ quyết định số: 957/QĐ-BXD ngày 29/09/2009 của Bộ xây dựng về việc công bố Định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng công trình; - Quyết định số 408/BXD-KHCN, ngày 26/6/1996 về việc ban hành tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam; - TCVN 2737 – 1995 Tiêu chuẩn tải trọng và tác động; - TCXD 40 - 1997 Kết cấu xây dựng và nền, nguyên tắc cơ bản tính toán; - TCXDVN 356 – 2005 Kết cấu BTCT, tiêu chuẩn thiết kế; - TCXDVN 276 - 2003 Công trình công cộng – Nguyên tắc cơ bản để thiết kế; - TCVN 2748 – 1991 Phân cấp công trình xây dựng – Nguyên tắc chung; - TCVN 2622 – 1995 Phòng cháy, chống cháy cho nhà và công trình – Yêu cầu thiết kế; - Các Tiêu chuẩn Việt Nam đã được Nhà Nước ban hành. - Thông báo số 654/TB-UBND ngày 10 tháng 10 năm 2007 về việc kết luận của phó Chủ Tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Nguyễn Ngọc Đông về việc thỏa thuận mặt bằng thực hiện dự án đầu tư xây dựng cao ốc. - Quyết định số 3592/QĐ – UBND ngày 14 tháng 12 năm 2007 về việc phê duyệt quy hoạch chi tiết (1/500) tổng mặt bằng xây dựng - Các văn bản pháp lý và tài liệu có liên quan. - Thành phố Đà Lạt nằm trong cao nguyên Lang Biang, phía Bắc tỉnh Lâm Đồng có diện tích hơn 400 km². Đà lạt là trung tâm chính trị, kinh tế, khoa học kỹ thuật, giáo dục đào tạo, văn hoá thể thao của tỉnh Lâm Đồng. Với nhiều cảnh quan đẹp, Đà Lạt là một trong những thành phố du lịch nổi tiếng của Việt Nam . - Việc thành phố Đà Lạt được công nhận đô thị loại I sẽ góp phần xây dựng và hoàn chỉnh hệ thống đô thị của vùng Tây Nguyên theo quy hoạch tổng thể phát triển đô thị Việt Nam. Qua đó, cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội của đô thị sẽ được đầu tư nâng cao và đồng bộ theo hướng xây dựng đô thị văn minh, hiện đại hơn. - Theo Nghị định số 72/2001/NĐ-CP của Chính phủ, đô thị loại 1 phải đảm bảo các tiêu chí là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học kỹ thuật, du lịch, dịch vụ, đầu mối giao thông, giao lưu trong nước và quốc tế có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - Xã hội của một vùng lãnh thổ liên tỉnh hoặc của cả nước; tỷ lệ lao động phi nông nghiệp trong tổng số lao động từ 85% trở lên; có cơ sở hạ tầng được xây dựng nhiều mặt đồng bộ và hoàn chỉnh; quy mô dân số từ 50.000 người trở lên và mật độ dân số bình quân từ 12.000 người/km2 trở lên. - Với quyết tâm xây dựng Thành Phố Đà Lạt trở thành Thành Phố Festival đặc trưng của Viêt Nam, trong những năm qua cơ cấu kinh tế đã có những chuyển biến đáng kể, nhiều công trình được đầu tư xây dựng ngày càng tạo ra diện mạo mới cho Thành Phố Đà Lạt nói riêng và Tỉnh Lâm Đồng nói chung. - Xuất phát từ thực tế trên, để đảm bảo nhu cầu phát triển đồng bộ của thành phố, việc đầu tư xây dựng cao ốc ánh sáng thành phố Đà Lạt là vấn đề hết sức cấp bách và cần thiết để tạo điều kiện phát triển dịch vụ văn phòng cho thuê tại thành phố. Đồ án bao gồm : bản vẽ + thuyết minh. Đồ án được chấm điểm loại xuất sắc

doc15 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3413 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Cao ốc văn phòng Ánh Sáng - Tp Đà Lạt - Tỉnh Lâm Đồng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN 3: THI CÔNG(30%) 3.1 TÍNH TOÁN LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN THI CÔNG PHẦN NGẦM 3.1.1 TÍNH TOÁN ÉP CỌC: 3.1.1.1 Lựa chọn giải pháp thi công hạ cọc : Có nhiều giải pháp thi công hạ cọc như: ép tĩnh, đóng cọc, chấn động rung, kết hợp sói nước và đóng hoặc rung cọc, …v…v… Trong đó hai công nghệ đóng và ép cọc được sử dụng phổ biến nhất. Để lựa chọn giải pháp thích hợp, ta cần xét đến các vấn đề có liên quan như: - Điều kiện thiết bị của đơn vị thi công hoặc thị trường cung cấp máy xây dựng - Tính năng kỹ thuật của máy. - Đặc điểm địa tầng và tính chất cơ lý của đất. - Mặt bằng công trường và vị trí tương quan của công trình sẽ xây dựng với các công trình xung quanh đã xây dựng. - Các quy định về mơi trường của điạ phương nơi công trình xây dựng. - Giá thành kinh tế của từng giải pháp. Từ những vân đề nêu trên và xét thực tế đối với công trình “CAO ỐC ÁNH SÁNG THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT” ta nhận thấy: Đây là công trình được xây dựng tại thành phố Đà Lạt, xung quanh có các công trình đã xây dựng, cho nên giải pháp đóng cọc bằng búa là không hợp lý, vì công nghệ này đễ gây ra chấn động lớn, gây các lực xung kích làm ảnh hưởng đến các công trình lân cận. Vì vậy dùng giải pháp hạ cọc bằng phương pháp ép cọc sẽ khắc phục được những nhược điểm của phương pháp đóng cọc như: không gây chấn động, không phá vỡ kết cấu đất, thi công êm, không ảnh hưởng đến các công trình xung quanh, dễ dàng kiểm tra và kiểm soát quá trình ép cọc thông qua quan sát tốc độ ép cọc và áp lực ép cọc. Việc thi công ép cọc thường được tiến hành theo 2 phương pháp: - Phương pháp ép trước: ép cọc trước khi xây dựng công trình với đối trọng là tải trọng ngoài. - Phương pháp ép sau: thi công đài móng và vài tầng nhà xong mới ép cọc qua các lỗ chờ, đối trọng khi ép chính là phần công trình đã xây dựng. Đối với phương pháp ép trước thì có 2 cách tiến hành: + Ép cọc trên mặt đất trước khi đào hố móng. + Ép cọc sau khi tiến hành đào hố móng. Với công trình này ta chọn biện pháp thi công ép cọc trước khi đào hố móng, biện pháp này có ưu điểm là tận dụng được mặt bằng để bố trí cọc và các thiết bị ép cọc. Khi tiến hành hạ cọc theo giải pháp này, để tránh tình trạng phải cưa đầu cọc quá dài, gây lãng phí, khi hạ cọc đến sát mặt đất phải dùng thêm 1 đoạn cọc phụ để ép tiếp cho tới vị trí thiết kế, tuy nhiên dùng cọc đệm quá dài sẽ giảm hiệu quả của lực ép do trọng lượng cọc tăng và lực cản ma sát cũng tăng và có thể làm xiên đầu cọc. 3.1.1.2 Biện pháp thi công ép cọc : a Tính toán hệ kích, giá ép: * Mô tả hệ thống giá ép: - Sử dụng máy ép cọc loại lớn đang được sử dụng tại VIỆT NAM có sức ép từ 60 đến 200 tấn - Máy ép cọc gồm các bộ phận chính sau: Bệ máy, kích thủy lực, khung dẫn hướng và đối trọng. Bệ máy được sản xuất từ thép hình chữ I, khung dẫn hướng được sản xuất từ thép hình và có cấu tạo ống lồng: phần bên ngoài cố định, phần trong di động lên xuống trong quá trình ép cọc. Đối trọng là các khối Bêtông cốt thép. * Nguyên lý làm việc: - Hệ kích giá ép gồm có các hệ dầm khung dọc và dầm khung xoay. Hệ dầm khung dọc được kê trực tiếp lên các gối đỡ là cọc chêm. Hệ dầm khung xoay được gác lên hệ dầm khung dọc và được liên kết bằng các chốt, vị trí dầm khung xoay tương ứng với vị trí của một hàng cọc. Trên hệ dầm khung xoay có đặt các khung cố định và khung di động. Khung cố định được đặt tại vị trí tương ứng với 1 cọc được ép, khung di động được đặt trong khung cố định. Cọc được ép xuống cao trình thiết kế nhờ lực ép do hệ kích. Hệ kích đôi có đầu cố định tựa lên khung cố định, đầu di động tựa lên khung di động. Toàn bộ hệ kích giá ép được giữ ổn định và cân bằng nhờ hệ thống đối trọng bên trên. * Các điều kiện kỹ thuật đối với cọc Bêtông cốt thép: - Theo hồ sơ thiết kế móng cọc của công trình ta có các thông số sau: Cọc có tiết diện 30cm x 30cm,chiều dài mỗi cọc 18m chia làm 3 đoạn 6m được nối với nhau bằng cách hàn bản mã, đầu cọc được hạ thấp hơn mặt đất 5,15m. Đài cọc của các móng có đáy thấp hơn mặt đất 5,6m. + Cấp bền Bêtông cọc: B20. + Sức chịu tải của cọc theo đất nền: Pđn = 944,1(kN). + Sức chịu tải của cọc theo vật liệu: Pvl = 1134(kN). + Chiều dài cọc: L = 18m; d = 0,3 ´ 0,3m = l/d = 18/0,3 = 60<100 Các yêu cầu về độ chính xác hình dạng, kích thước hình học của cọc: (Theo tài liệu “Các điều kiện kỹ thuật của ép cọc” Tg: Vũ Công Ngữ; NXB- KHKT) + Tiết diện cọc có sai số không quá ± 2% + Chiều dài cọc có sai số không quá ± 1% + Mặt đầu cọc phẳng và vuông góc với trục cọc độ nghiêng < 1% + Độ cong f/l không quá 0,5% Cấu tạo máy ép cọc * Tính toán lực ép cần thiết của máy ép: + Lực ép nhỏ nhất : Pépmin =(1,2¸1,5) PepTN; Do cọc qua lớp cát hạt trung và cát nhỏ , á sét nên ta chọn k=1,3 Chọn: Pépmin = 1,2 .103,97=135,161(kN). + Lực ép lớn nhất : Pépmax = min( Pvl ; Pngiữ ) : để đảm bảo an toàn cho hệ neo giữ và thiết bị. Ghi chú: Pngiữ sẽ được tính toán thông qua tính toán đối trọng. Xác định lực ép lớn nhất theo điều kiện gây nứt cọc và ổn định hệ khung neo: Pépmax = ; Pépmax = 1134/ 1,25 = 907,2(kN). Với: kat là hệ số an toàn = 1,25. - Lực ép cần thiết của máy ép sử dụng trong khoảng : 135,161(kN) £ Pép £907,2 (kN). Các tiêu chuẩn của máy ép cần phải thoã mãn: + Lực nén danh định lớn nhất của máy không nhỏ hơn 1,4 lần lực ép lớn nhất Pépmax + Pdđ > 1,4 ´ Pépmax = 1,4 ´ 907,2 = 1270,08(kN). (Pépmax bằng 0,8 - 0,9 trọng lượng đối tải, nhỏ hơn lực gây nứt cho cọc). + Lực nén của kích phải đảm bảo tác dụng dọc trục cọc khi ép . + Chuyển động pittông phải đều và khống chế được tốc độ ép cọc. + Thiết bị ép cọc phải bảo đảm điều kiện để vận hành theo đúng qui định về an toàn lao động khi thi công. + Chỉ nên huy động khoảng (0,7 0,8) khả năng tối đa của thiết bị. Nên chọn máy ép có lực ép cần thiết là : Pépdđ > 1270,08 (kN). * Chọn kích và xác định áp lực bơm: - Nguyên lý hoạt động của kích: Dùng cần trục tự hành nâng cọc đặt cọc vào khung di trượt. Điều khiển khung di trượt lên cao, dùng tấm nén để chèn đầu cọc, tấm nén nằm trên đầu cọc và dưới thanh ngang của khung di trượt. Điều khiển xilanh đẩy khung di trượt đi xuống, nhờ có tấm nén cọc sẽ được xuống theo. Khi hết hành trình Pittông, trượt khung di trượt lên và chèn tấm nén ở vị trí khác. - Các phương pháp ép: ép đỉnh và ép hông(ép ôm). Phương pháp ép hông thường sử dụng cho cọc có chiều dài lớn. Chọn phương pháp ép đỉnh, sử dụng máy ép loại 2 kích. - Xác định các thông số của kích: + Theo các đường kính píttông thông dụng của kích:D = 16cm,18cm, 20cm, 22cm, 25cm, 28cm, 30cm.Ta chọn loại kích có đường kính pít tông D = 20cm. - Xác định áp lực dầu: Áp lực dầu trong kích Pd được xác định từ điều kiện: Pd´n´S ³ Pépmax ÞPd ´ n ´ Pépmax Þ Pd ³ Pépmax Trong đó : D: Đường kính píttông = 20cm. n: Số kích trong giá n = 2. Þ Pd ³ = 14445,8 (kN/ m2). -Xác định áp lực bơm cần thiết Pb: Pb = = 19261,07 (kN/m2). Vậy ta chọn máy bơm dầu có áp lực bơm:Pb ³ 19261,07 (kN/m2). - Hành trình của kích: Zkích = ( 1¸1.5)m. Chọn: Zkích = 1.5m - Chọn máy ép cọc EBT 120 có các thông số kỹ thuật sau: + Máy ép trước cọc BTCT sử dụng đối trọng ngoài, máy ép được các loại cọc có tiết diện từ 15 ´ 15 đến 30 ´ 30 (cm). +Chiều cao lồng ép: 8,2 m. +Chiều dài giá ép: 8-10 m. +Chiều rộng khung đế: 4m +Diện tích pittông ép : 830 cm2 +Lực ép danh định lớn nhất: Pdđ = 1200 kN. +Bơm dầu có Pmax: 2500N/cm2 +Hành trình ép: 1000mm +Năng suất ép: 100m/ca. b. Tính toán đối trọng: Đối trọng được xác định theo hai điều kiện: chống nhổ và chống lật. Giá trị của đối trọng được xác định từ điều kiện bất lợi nhất trong quá trình ép cọc là trường hợp ép cọc góc vì lúc này có cánh tay đòn lớn nhất. Do trọng lượng của khung đế và giá ép nhỏ hơn so với trọng lượng đối trọng nên để đơn giản và thiên về an toàn ta bỏ qua trọng lượng này. * Xét trường hợp bất lợi khi ép cọc góc: - Kiểm tra điều kiện chống lật và chống nhổ. Mgiữ ³ 1.15 ´ Mlật (Khi không kể đến các điều kiện bất lợi khác như gió, góc ghiêng…) Q ³ Pép = 907,2 (kN). + Kiểm tra lật tại điểm A: + Kiểm tra lật tại điểm B : Q.21,15´Pep max.3,2 Þ Q Q = max[1309,64;907.2;1669,25]. Chọn Q = 2000 kN. - Đối trọng được chia ra làm nhiều đối trọng nhỏ kích thước1´1´2m trọng lượng mỗi đối trọng thành phần là: 1´1´2´25=50kN, số lượng 2000/50 = 40 đối trọng, mỗi bên đặt 20 khối.Giá trị đối trọng cần thiết để ép móng M2 lớn hơn móng M1 nên được dùng để bố trí cho móng M1. Sơ đồ tính toán đối trọng khi ép cọc góc * Chọn cần trục phục vụ ép cọc: + Máy cẩu phục vụ cho công tác ép cọc sẽ thực hiện các công việc: Bốc xếp cọc, cẩu lắp giá ép, chất đối trọng, lắp cọc vào giá ép. Để thuận tiện cho thi công và tiết kiệm chi phí ta dùng một loại máy cẩu vừa làm nhiệm vụ cẩu cọc, vừa dùng để cẩu giá ép và đối trọng. Trong quá trình ép cọc cần trục cẩu giá ép di chuyển từ móng này sang móng khác. Còn trong một móng thì máy ép sẽ di chuyển trên các dầm đỡ ngang và dọc để ép các cọc ở các vị trí khác nhau. Cọc được treo buộc vào máy cẩu bằng cách sử dụng cáp luồn qua móc cẩu sẵn có trên cọc. Cần trục cẩu lắp trong điều kiện không có vật cản ở phía trước, nên chọn góc nghiêng tay cần α = αmax = * Xác định các thông số cẩu lắp: * Trọng lượng cẩu lắp yêu cầu Qyc: Qyc= [max(qc; qđt ; qgep) +qtb].kđ Trong đó: + qc = 0,3 ´ 0,3 ´ 6 ´ 25 = 13,5 (kN): là trọng lượng 1 đoạn cọc cần nâng. + qđt = 50 (kN): là trọng lượng 1 quả đối trọng. + qgia ep = 50 (kN): là trọng lượng của giá ép cọc. + qtb= 0,3(kN): là trọng của các thiết bị treo buộc(lấy gần đúng). + kđ = 1,1 : là hệ số động. Þ Qyc = [ 50 + 0,3] ´ 1,1 = 55,33 (kN). * Chiều cao móc cẩu yêu cầu Hm: Hm = Hd+ Hđt +h1 + h2 + h3 Trong đó: + Hd = 1m: là chiều cao của dầm chính và đòn kê. + Hđt = 4m: là chiều cao chồng đối trọng. + h1 = 1m: là khoảng cách an toàn. + h2 = 6m: là chiều dài đoạn cọc cần nâng. + h3 = 1,5m: là chiều cao treo buộc. Þ Hm = 1+4+1+6+1,5 = 13,5(m). * Chiều cao yêu cầu của đỉnh cần trục Hyc: Hyc= Hm+ h4= 13,3 + 1,7 = 15,2(m). Trong đó: + h4 = 1,2 ¸1,7m: là khoảng cách tối thiểu từ móc cẩu đến puly đầu cần. Chọn : h4 = 1,7m. * Chiều dài tay cần tối thiểu: + Chiều dài tay cần được tính theo công thức: L = Chiều dài tay cần nhỏ nhất được tính: Lmin= Trong đó: + = : là góc lớn nhất mà tay cần có thể cẩu được vật. + hc= 1,5m: là khoảng cách từ cao độ máy đứng đến khớp quay tay cần. Lmin== 14,2m. * Tầm với nhỏ nhất của cần trục: Rmin = rc+ S = rc + Lmin ´ cosamax= 1,5 + 14,2.0,2588 = 5,51m. * Lựa chọn cần trục: Căn cứ vào các thông số cẩu lắp yêu cầu:Qyc = 53,33 (kN); Hyc =15,2(m); Rmin = 5,51m Ta thấy công tác ép cọc có trọng lượng cẩu lắp yêu cầu không lớn, hơn nữa để thuận tiện cho việc đi lại ta chọn loại cần trục tự hành bánh lốp KX-5361, L = 20 m có Rmax =18(m), Rmin=5,5(m). Tầm với thực tế R=9mQyc ; [H] = 16,5m>Hyc thoả điều kiện yêu cầu. Các thông số cẩu lắp của máy cẩu KX - 5361 3.1.1.4 Tính toán các thiết bị treo buộc: a. Quá trình bốc xếp cọc: Chọn góc nghiêng dây cẩu: 450. Lực căng trong dây cáp: S = k. . Với - k = (3 ÷ 8): hệ số an toàn phụ thuộc vào cách treo buộc vật. Vì cáp móc vào cọc tại 2 điểm nên lấy k = 6. - Qcọc: trọng lượng bản thân cọc; Qcọc = 0,3x0,3x6x25 = 13,5kN. S = 6.= 57,27 T. Tiết diện dây yêu cầu: Với R = (80000 ÷ 150000)N/cm:cường độ chịu kéo của dây cáp. b. Quá trình cẩu lắp cọc vào gía ép: Lực căng trong dây cáp: S = k.Qcọc. Do chỉ treo buộc vật tại 1 điểm nên lấy k = 8. => S = 8x13,5 = 108kN. Tiết diện dây yêu cầu: c. Quá trình cẩu lắp đối trọng: Trọng lượng 1 khối đối trọng: Qđt = 50 (kN) Lực căng trong dây cáp: S = k. = 6.= 212,13 (kN) Tiết diện dây yêu cầu: . d. Quá trình cẩu lắp máy ép: Trọng lượng máy ép: Q = 50 kN. Lực căng trong dây cáp: S = = 150kN T. Tiết diện dây yêu cầu: . Từ đó ta chọn dây cáp mềm cấu trúc 6x37+1; đường kính 22mm; cường độ chịu kéo của sợi thép 1,5 (kN/cm2). Khả năng chịu được lực kéo đứt lớn nhất: 215kN > 212,13kN. Tiết diện của dây cáp: > Fyêu cầu => thỏa mãn. 3.1.2. Tổ chức thi công ép cọc: 3.1.2.1 Công tác chuẩn bị trước khi ép cọc: Tiến hành kiểm tra chất lượng cọc trước khi tiến hành thi công và loại bỏ những đoạn cọc không đạt yêu cầu kỹ thuật như: cọc có vết nứt, trục cọc không thẳng, mặt cọc không phẳng và vuông góc với trục cọc, cọc có kích thước không đúng so với thiết kế. Các hồ sơ sau phải chuẩn bị đầy đủ: - Hồ sơ kỹ thuật về sản xuất cọc. Phiếu kiểm nghiệm tính chất cơ lý của thép, ximăng và cốt liệu làm cọc. Phiếu kiểm nghiệm cấp phối và tính chất cơ lý của bêtông. Biên bản kiểm tra chất lượng cọc và các hồ sơ liên quan khác. - Hồ sơ kỹ thuật về thiết bị ép cọc. Lý lịch máy do nơi sản xuất cấp và cơ quan có thẩm quyền kiểm tra xác nhận các đặc tính kỹ thuật. Phiếu kiểm định chất lượng đồng hồ đo áp lực dầu và các van chịu áp (do cơ quan có thẩm quyền cấp). - Người thi công cọc phải hình dung một cách rõ ràng và đầy đủ về sự phát triển của lực ép theo chiều sâu, dự đoán khả năng xuyên qua các lớp đất của cọc. Cho nên trước khi ép phải thăm dò phát hiện dị vật, chuẩn bị đầy đủ các báo cáo địa chất công trình, biểu đồ xuyên tĩnh, bản đồ bố trí mạng lưới cọc ... - Vận chuyển cọc và đối trọng đến mặt bằng, xếp cọc và đối trọng theo các vị trí trên bản đồ bố trí mạng lưới cọc, đối trọng. - Việc bố trí cọc và đối trọng phải thoã mãn những điều kiện sau đây:  - Cọc phải được kê lên các đệm gỗ, không được kê trực tiếp lên mặt đất. - Các đệm gỗ đỡ cọc phải nằm ở vị trí cách đầu cọc 0,207´l= 0,207´6=1,25 m. Nếu xếp thành nhiều tầng thì cũng không cao quá 2 m. Lúc này các đệm gỗ phải thẳng hàng theo phương thẳng đứng. - Đối trọng phải được xếp chồng theo nguyên tắc đảm bảo ổn định. Tuyệt đối không để đối trọng rơi đổ trong quá trình ép cọc. - Đối trọng phải kê đủ khối lượng thiết kế đảm bảo an toàn cho thiết bị ép trong quá trình ép cọc. 3.1.2.2Chuẩn bị mặt bằng: Khu vực xếp cọc phải nằm ngoài khu vực ép cọc. Vạch sẵn đường tim rõ ràng để máy kinh vĩ ngắm thuận lợi. Đường đi từ bãi xếp cọc đến khu vực đóng cọc phải dễ dàng thuận lợi. Khi xếp cọc lên xe và trong quá trnh vận chuyển cần làm thanh đỡ cách đầu và mũi cọc 1 đoạn bằng khoảng cách khi thiết kế móc cẩu a = 1,25m. Khi nâng cọc lắp vào khung dẫn giá ép thì treo vào móc cẩu đã thiết kế cách đầu trên một đoạn 1,24m. Thăm dò, phát hiện dị vật dựa văo bản báo cáo khảo sát công trình. Loại bỏ những đoạn cọc không đạt yêu cầu kỹ thuật như nêu ở phần trên. Các bản báo cáo các thông số kỹ thuật như lực ép tối thiểu, lực ép tối đa, chiều dài thiết kế của cọc. Xác định vị trí ép cọc, ghi rõ khoảng cách về sự phân bố cọc trong móng và điểm giao nhau giữa các trục. Để việc định vị thuận lợi và chính xác cần lấy hai điểm mốc nằm ngoài khu vực thi công. Ngoài công trường, cọc được đánh dấu bằng thép 12 dài 30cm. 3.1.2.3 Xác định vị trí cọc: + Đây là một công tác quan trọng đòi hỏi phải được tiến hành một cách chính xác vì nó quyết định đến độ chính xác của các phần công trính sau này. + Trình tự tiến hành: - Dụng cụ gồm máy kinh vĩ, dây dù nhỏ để căng, thước dây và quả dọi, ống bọt nước hoặc máy thuỷ bình. -Từ trục nhà đã được đánh dấu dẫn về tim của từng móng, trước tiên cần xác định trục của hai hàng móng theo hai phương vuông góc bằng máy kinh vĩ, căng dây dù tìm giao điểm hai trục đó, từ giao điểm đó dùng quả dọi để xác định tim móng. Đánh dấu tim móng bằng cột mốc có sơn đỏ. Từ tim móng tìm được ta tiến hành xác định tim các cọc trong móng đo bằng máy kinh vĩ, thước dây..., đánh dấu tim cọc bằng các cọc gỗ thẳng đứng, đánh dấu cao trình đỉnh cọc trên cọc mốc gỗ bằng sơn đỏ. 3.1.2.4 Qui trình ép cọc: + Vận chuyển thiết bị ép cọc đến công trường, lắp ráp thiết bị vào vị trí ép đảm bảo an toàn. + Chỉnh máy để các đường trục của khung máy, đường trục kích và đường trục cọc thẳng đứng và nằm trong một mặt phẳng, mặt phẳng này vuông góc với mặt phẳng chuẩn đài móng. Cho phép nghiêng 0,5%. + Chạy thử máy ép để kiểm tra tính ổn định của thiết bị: Chạy không tải và có tải. + Dùng cần trục cẩu lắp cọc đầu tiên (đoạn C1) vào giá ép cọc. Yêu cầu đoạn cọc đầu tiên phải được dựng lắp cẩn thận, căn chỉnh để trục của đoạn này trùng với trục kích và đi qua vị trí tim cọc thiết kế. + Tiến hành ép đoạn cọc C1. Ban đầu tăng áp lực chậm, đều để đoạn cọc cắm sâu vào đất nhẹ nhàng. Vận tốc xuyên không lớn hơn 1 cm/s. +Tiến hành lắp nối và ép các đoạn cọc tiếp theo (đoạn C2 và C3). Yêu cầu đối với đoạn cọc này là bề mặt hai đầu cọc phải phẳng và vuông góc với trục cọc. Trục đoạn cọc phải thẳng (cho phép nghiêng không quá 1%). +Gia lên cọc một lực tạo tiếp xúc sao cho áp lực ở mặt tiếp xúc khoảng 3-4 daN/cm2, tiến hành hàn nối cọc. +Tăng chậm, đều áp lực ép cho đến khi cọc chuyển động (không quá 1cm/s), đến khi cọc chuyển động đều tăng áp lực nhưng khống chế để sao cho tốc độ xuyên không quá 2cm/s. + Khi ép xong đoạn cọc C2và C3, tiến hành cẩu lắp cọc giá (bằng thép) vào giá ép. Tiến hành ép cọc giá cho đến khi đỉnh đoạn cọc C3 đến cao trình thiết kế . Nhổ cọc giá lên để tiến hành ép cọc khác. + Qui trình ép cọc khác tương tự như đã trình bày ở trên. + Cọc được công nhận ép xong khi thoả mãn đồng thời hai điều kiện sau: - Chiều dài cọc được ép sâu trong lòng đất không nhỏ hơn chiều dài ngắn nhất đã qui định : 18 m. - Trị số lực ép tại thời điểm cuối cùng phải đạt trị số lực ép đã qui định (Pep min < Pep < Pep max ) trên suốt chiều sâu xuyên lớn hơn 3 lần cạnh cọc (3x30 = 90 cm), trong khoảng này tốc độ xuyên không lớn hơn 1cm/s. + Nếu hai điều kiện trên không đảm bảo phải báo cho chủ công trình và bên thiết kế xử lý. 3.1.2.5 An toàn lao động trong công tác ép cọc: - Tất cả các kĩ sư, kĩ thuật viên, công nhân,... thực hiện công tác ép cọc đều phải chấp hành nghiêm chỉnh nội quy an toàn lao động của công trường xây dựng. - Các khối đối trọng phải được sắp xếp tuân theo nguyên tắc tạo thành khối ổn định. Tuyệt đối không được để đối trọng nghiêng, rơi đổ trong quá trình ép. - Phải tuyệt đối tuân thủ các nguyên tắc an toàn trong khi vận hành, động cơ thuỷ lực, động cơ điện, cần cẩu, máy hàn điện. 3.1.2.6 Xử lý sự cố khi ép cọc: - Cọc nghiêng quá qui định (lớn hơn 1 %), cọc ép dỡ dang do gặp chướng ngại vật như ổ cát hoặc lưỡi sét cứng bất thường, cọc bị vỡ,...nhỗ lên ép lại. - Khi lực ép vừa đạt trị số thiết kế mà cọc không xuống được nữa, trong khi đó lực ép tiếp tục tăng vượt quá trị số lực ép lớn nhất thì trước khi dừng ép phải dùng van giữ lực duy trì Pep max trong khoảng thời gian 5 phút. - Khi gặp dị vât cứng bất thường thì báo cho đơn vị thiết kế để có biện pháp xử lý kịp thời. 3.1.2.7Khoá đầu cọc: Việc khoá đầu cọc nhằm huy động cọc vào làm việc ở thời điểm thích hợp trong quá trong tăng tải của công trình, đảm bảo cho công trình không bị lún lớn hoặc lún không đều. Khoá đầu cọc bao gồm các công việc: Sửa đầu cọc cho đúng với độ cao thiết kế. Đập vỡ đầu cọc một đoạn 35cm để thừa thép. Đổ cát hạt to quanh đầu cọc đến độ cao lớp bê tông lót, đầm chặt lớp cát này. Đổ bê tông lót móng. Đặt lưới thép đầu cọc, đổ bê tông khoá đầu cọc. 3.1.2.8 Lập tiến độ thi công ép cọc: - Lập tiến độ phút cho công tác ép cọc - Chọn một máy cẩu và một máy ép cho quá trình ép cọc và tiến hành thi công tuần tự cho tất cả các móng trên công trình. - Mỗi đợt ép 1 khu vực cọc, dàn đỡ cố định, máy ép di chuyển đến các vị trí cọc. Thời gian bốc xếp lắp dựng các cấu kiện lấy theo chu kỳ hoạt động của máy khi bốc xếp cấu kiện: tcck = (phút) tcck: thơi gian cẩu 1 cấu kiện. tm: thơi gian treo buộc cấu kiện, lấy 1 phút. hn: độ cao nâng cấu kiện khỏi cao trình đặt cấu kiện hh: độ cao hạ cấu kiện vào vị trí tính từ độ cao hn i : góc quay tay cần khi bốc xếp, lấy trung bình ½ vòng (1800). vn, vh: vận tốc nâng, hạ cấu kiện, lấy 1-2 m/phút. vq: vận tốc quay tay cần, lấy 2 vòng/phút. tt: thời gian tháo dây treo buộc, lấy1 phút. t0: thời gian treo kê chèn cấu kiện. * Thời gian bốc xếp cọc từ xe vận chuyển: Độ cao nâng, hạ cọc: hn = 2m, hh = 0. Thời gian kê điều chỉnh cọc: t0 = 1 phút. Þ tcck = = 4,5 phút/1ck. * Thời gian cẩu giá ép: Độ cao nâng giá ép khỏi cao trình: hn = hh = 1m. Thời gian kê điều chỉnh giá ép: t0 = 15 phút. Þ tcge = = 18,5 phút/1ck. * Thời gian bốc xếp đối trọng lên giá ép và dở cấu kiện ra khỏi giá ép: Độ cao nâng, hạ đối trọng lấy trung bình: hn = hh = 3m. Thời gian kê điều chỉnh đối trọng: t0 = 3 phút. Þ tcđt = = 7,5 phút/1ck. * Thời gian cẩu lắp cọc C1,C2,C3 vào khung dẫn: Độ cao nâng, hạ cọc khỏi cao trình máy đứng: hn = 6,7m, hh = 6,7m. Thời gian điều chỉnh cọc vào khung dẫn: t0 = 5 phút. Þ tclc = = 14,2 phút/1ck. * Thời gian cẩu lắp cọc đệm vào khung dẫn: Độ cao nâng, hạ cọc khỏi cao trình máy đứng: hn = 6,7m, hh = 6m. Thời gian điều chỉnh cọc vào khung dẫn: t0 = 3 phút. Þ tclc = = 12,2 phút/1ck. * Tính thời gian ép 1 cọc đến độ sâu thiết kế: - Cọc gồm 3 đoạn có chiều dài 6m (chưa kể đoạn mủi cọc), vận tốc ép trung bình 1,5 cm/s = 0,9 m/phút Þ thời gian cần để ép 1 đoạn cọc là: t = 6/0,9 = 6,7 phút. - Thời gian nối 2 đoạn cọc lấy t = 10 phút. - Ép đoạn cọc đệm: ta cần ép nó xuống một đoạn 1,0m khi đó thới gian cả ép và rút cọc đệm lên là: t = 2.1/0,9 = 2,5 phút. * Thời gian di chuyển máy ép giữa hai vi trí cọc lấy 4 phút Tính thời gian thực hiện ép cọc cho móng M1: - Số đoạn cọc được bốc xếp:18 đoạn (mỗi cọc gồm hai đoạn, mỗi đoạn 6m). Þ Thời gian bốc xếp cọc: tc = 4,5.18 = 81 phút - Thời gian cẩu lắp giá ép + đối trọng và tháo dở đối trọng: t = 18,5 + 7,5 = 26 phút - Thời gian lắp + ép 1 đoạn cọc C1: tc1 = 26,5+6,7 = 33,2 phút - Thời gian lắp + nối + ép 1 đoạn cọc C2: tc2 = 14,2+ 10 + 6,7 = 30,9 phút - Thời gian lắp + nối + ép 1 đoạn cọc C3: tc2 = 14,2+ 10 + 6,7 = 30,9 phút - Thời gian lắp + ép + rút đoạn cọc đệm: tcđ = 12,2 + 2,5 = 14,7 phút - Số lần di chuyển máy ép: 6 lần Þ Thời gian di chuyển: td = 4.6 = 24 phút Lập được tiến độ thi công ép cọc thể hiện trên bản vẽ TC 01.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc1Thi cong ep coc QH.doc
  • doc2Thicongdaodat QH.doc
  • doc3betongmong.doc
  • doc4coppathan QH.doc
  • rarDo an Tran Quoc Hung 08X1LT.rar
  • dwgHO SO VIWASEEN.CA IN.dwg
  • bakThi cong dao dat QH.bak
  • xlsTienDoMong QH.xls