Chuyên đề Các quan điểm phát triển xuất nhập khẩu thời kỳ 2011 – 2020

Trong 10 năm qua, chúng ta đã tham gia 6 FTA khu vực, dẫn đến tập trung thương m ại tại khu vực thị trường Châu Á và tăng nhập siêu từ khu vực thị trường đã ký FTA. Điều đó là trái ngược với định hướng Chiến lược điều chỉnh thị trường nhằm giảm tỉ trọng nhập khẩu từ thị trường Châu Á. Hệ quả là tỉ trọng của thị trường Châu Á không giảm mà lại có xu hướng tăng lên, làm tăng nhập khẩu thiết bị và công nghệ thấp, để lại hậu quả lâu dài cho nền kinh tế. Vì thế, trong thời kỳ tới phải quán triệt quan điểm hội nhập các FTA phải phù hợp với định hướng điều chỉnh Chiến lược thị trường nhằm tăng tỉ trọng nhập khẩu từ các thị trường có công nghệ cao như Châu Âu, Bắc Mỹ, Nhật Bản.

pdf33 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2332 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Các quan điểm phát triển xuất nhập khẩu thời kỳ 2011 – 2020, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Việt Nam chỉ là 16% (tỉ lệ này của Trung Quốc và Indonexia là 17% - 19%, Thái Lan là 43%). Chất lượng đào tạo ở các trường Đại học chưa đạt chuẩn quốc tế, giảng viên các trường đaị học của Việt Nam còn rất ít bài đăng trên các tạp chí khoa học quốc tế5. Gần 50% sinh viên ra trường ở Việt Nam không được làm đúng ngành đào tạo. Trong khi đó, trên thực tế, tỉ lệ ngân sách dành cho giáo dục trong GDP của Việt Nam liên tục tăng và cao hơn hầu hết các nước trong khu vực, chưa kể mỗi năm cả nước (Chính phủ, tổ chức và cá nhân) chi khoảng 1 tỉ USD cho việc du học (chủ yếu là từ nguồn gia đình có người đi du học). Đến năm 2009, cả nước có 2,6 triệu người có trình độ đại học (chiếm 4,5% lao động cả nước); trong đó, có 18 nghìn thạc sĩ, 16 nghìn tiến sĩ, hơn 6 nghìn phó giáo sư và giáo sư. Thế nhưng năm 2002, Việt Nam chỉ đăng ký được 2 bản quyền với tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO). - Xu hướng đô thị hóa diến ra rất chậm, cơ sở hạ tầng chậm được cải thiện, ô nhiễm môi trường gia tăng nhưng chưa được kiểm soát chặt chẽ Sau 20 năm (1990 – 2009), tỉ lệ dân số sống ở khu vực thành thị của Việt Nam chỉ tăng từ 20,3% lên 28,6% (chí số tương ứng của Trung Quốc là 27,4% và 44,5%, của Indonexia là 30,6% và 53%, của Philipin là 48,8% và 66,4%, 5 Trong năm 2006, với 2.830 giảng viên của trường Đại học Chulalongkom của Thái Lan đăng được 744 công trình nghiên cứu trên các tạp chí khoa học quốc tế. Trong khi đó, 3.360 giảng viên ở hai trường Đaị học quốc gia Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh chỉ đăng được tổng cộng 36 công trình – Nguồn: Chỉ số trích dẫn khoa học mở rộng – Web of Scienoe, Thompson Corp. 8 của Thái Lan là 29,4% và 33%, ASEAN là 31,6% và 47,5%). Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng tăng nhanh nhưng lãng phí lớn, hiệu quả thấp, hạ tầng ở các đô thị đang quá tải, ách tắc và ô nhiễm nặng. Những chương trình như: “một triệu tấn đương”, hay “đánh bắt cá xa bờ” và phong trào xây dựng các khu công nghiệp, khu kinh tế đã không đem lại nhiều lợi ích kinh tế cho người dân ở khu vực nông thôn, vốn là mục tiêu ban đầu, của những dự án này; gây ra những bức xúc và bất ổn về mặt tâm lý xã hội. Tình trạng ô nhiễm môi trường tràn lan tới mức khó kiểm soát ở các khu công nghiệp hiện nay đang ảnh hưởng trực tiếp tới sản xuất và đời sống mưu sinh của người dân. Chưa kể tính trạng khai thác tài nguyên khoáng sản và tính trạng tàn phá rừng đầu nguồn chưa được quản lý, kiểm soát chặt chẽ cũng đang làm gia tăng ô nhiễm môi trường, gây bức xúc trong xã hội. - Hệ thống logistics chậm được xây dựng kết nối với mạng lưới logistics khu vực và toàn cầu, nên chưa tận dụng được lợi thế địa – kinh tế để phát triển nhanh. Việt Nam có nhiều tiềm năng, lợi thế địa – kinh tế để phát triển dịch vụ logistics, đặc biệt là hệ thống cảng biển. Phát triển cảng biển mới, đặc biệt là cảng biển nước sâu đã được coi là một ưu tiên quốc gia, nhưng chậm được triển khai thực tế. Do dịch vụ logistics chưa được chú trọng phát triển nên hàng XK của Việt Nam phần lớn chưa thể xuất trực tiếp sang thị trường Bắc Mỹ, Châu Âu mà vẫn phải quá cảng ở Hồng Kông và Singapore, chi phí XK cao hơn mức trung bình của khu vực. Năm 2007, chi phí XK của Việt Nam là 701 USD6 trong khi mức trung bình của khu vực là khoảng 500 USD (Trung Quốc là 335 USD, malayxia là 481 USD, Hồng Kông là 425 USD, Thái Lan là 848 USD). Do dịch vụ vận tải biển chưa phát triển nên các doanh nghiệp vận tải biển của Việt Nam mới chiếm khoảng 22 – 24% thị phận vận tải hàng hóa XK và khoảng 18 – 20% thị phần hàng hóa nhập khẩu của Việt Nam. Trong 3 năm 2005 – 2007 Việt Nam phải trả 6 tỉ USD cho nước ngoài 6 Chi phí XK bao gồm chi phí giấy tờ, hành chính, bốc dỡ, lưu kho, vận chuyển đường bộ cho 1 container 20 ft – Nguồn: Doiry Business 2007, WB. 9 về chi phí bảo hiểm và vận tải hàng hóa XNK, chiếm 35,7% tổng chi dịch vụ cùng giai đoạn và là yếu tố chính làm thâm hụt cán cân dịch vụ, cán cân vãng lai của Việt Nam. - Số lượng doanh nghiệp tăng nhanh nhưng rất thiếu những doanh nghiệp trong nước có thương hiệu mạnh,có khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới. Năng lực tham gia các mạng sản xuất, các chuỗi giá trị toàn cầu của sản phẩm và doanh nghiệp Việt Nam còn rất hạn chế, chỉ mới ở các khâu mang lại giá trị gia tăng thấp của chuỗi giá trị. Đến nay, cả nước có khoảng 500 nghìn doanh nghiệp, trong đó mới có trên 44 nghìn doanh nghiệp tham gia hoạt động thương mại quốc tế. Tuyệt đại đa số là những doanh nghiệp nhỏ và vừa, khả năng cạnh tranh quốc tế còn rất yếu. Doanh nghiệp là lực lượng chính yếu trong hoạt động kinh tế và trong hoạt động HNQT, nhưng đến nay chúng ta có rất ít doanh nghiệp có thương hiệu Việt mạnh, có khả năng hoạt động xuyên quốc gia và giành thắng lợi trong cạnh tranh toàn cầu. Phần lớn các doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam mới tham gia được vào phân khúc sản xuất, gia công lắp ráp – tức là các khâu mang lại giá trị gia tăng thấp nhất trong chuối giá trị. Có rất ít doanh nghiệp tham gia được và khâu thiết kế, nghiên cứu và phát triển, tiêu thụ… là những khâu mang lại giá trị gia tăng cao. Đối với các sản phẩm nông thủy sản có khối lượng lớn XK cũng tương tự, các doanh nghiệp Việt Nam mới chủ yếu tham gia ở khâu sản xuất và chế biến nông, chưa tham gia nhiều vào khâu chế biến sâu ra sản phẩm tiêu dùng cuối cùng và các khâu maketing, tiêu thụ, qui trình canh tác và tạo ra các giống mới năng suất cao. Tham gia vào các mạng sản xuất, các chuối giá trị toàn cầu chưa trở thành phương thức chủ yếu để tìm kiếm giá trị gia tăng cao của các doanh nghiệp Việt Nam. - Hoạt động đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh ngoài biên giới quốc gia mới ở giai đoạn khởi đầu (vốn thực hiện đầu tư trực tiếp ra nước ngoài mới 10 chiếm 0,19% GDP), khả năng tận dụng những cơ hội phát triển mới do HNQT và toàn cầu hóa mở ra của Việt Nam còn rất hạn chế. - Khu vực dịch vụ chưa trở thành đầu tầu tăng trưởng để kéo nền kinh tế phát triển theo hướng kinh tế thị trường hiện đại. Đầu tầu tăng trưởng vẫn đang là công nghiệp (thời kỳ 1996 – 2008, chỉ số giá trị gia tăng công nghiệp tăng bình quân 11,5/năm, trong khi chỉ số này của khu vực dịch vụ chỉ đạt 7,5%/năm. - Động lực tăng trưởng chính của nền kinh tế là ngành công thương, nhưng giá trị gia tăng của ngành công thương thấp. Trong thời kỳ 2000 – 2008, chỉ số MVA/GO có xu hướng giảm từ 38,4% năm 2000 xuống 26,4%, năm 2007, 24,8%, năm 2008 và năm 2009 còn 21%. Chỉ số VA/GO của thương mại trong nước trong cùng thời kỳ không có xu hướng tăng mà chỉ dao động ở mức 24% - 29%. Nhóm ngành công nghiệp chế biến có lợi thế cạnh tranh về giá nhân công rẻ phát triển theo định hướng XK, tuy chiếm 43% GTSLCN nhưng chỉ chiếm 30% tổng MVA toàn ngành công nghiệp năm 2000, giảm xuống 23% năm 2007, và 20% trong năm 2009, hoạt động gia công lắp ráp là chủ yếu, còn phụ thuộc nặng nề vào nguồn lực bên ngoài và chậm thích ứng với những biến động của tình hình thế giới. XK đang là động lực tăng trưởng, nhưng tăng trưởng XK phụ thuộc chủ yếu vào các ngành gia công, chế biến có chi phí cao, lệ thuộc vào đầu nhập khẩu, giá trị gia tăng thấp, dễ ô nhiễm môi trường và tiêu tốn ngoại tệ. Tốc độ chuyển dịch cơ cấu hàng XK theo hướng hiện đại còn rất chậm. Từ năm 2001 đến năm 2009, tỉ trọng nhóm sản phẩm thô và sơ chế trong tổng KNNK chỉ giảm từ 53% xuống 46,6% năm 2009. Đến năm 2009, nhóm sản phẩm chế biến mới chiếm 53,4% (Hàn Quốc năm 1986 đã đạt trên 96,4% và Trung Quốc năm 2000 đã đạt đến 92%). Do hàng thô và sơ chế còn chiếm tỉ trọng lớn nên độ co giãn về cung với thị trường thế giới rất nhỏ, sản xuất trong nước chậm thích ứng với những biến động của thị trường thế giới . 11 - “Đầu tầu” của tăng trưởng là khu vực có vốn đầu tư nước ngoài, nhưng một số ngành công nghiệp quan trọng như khai thác tài nguyên, công nghiệp chế biến và các lĩnh vực có giá trị gia tăng cao đang có nguy cơ bị khu vực này nắm giữ, chi phối. Khu vực FDI có tốc độ tăng trưởng cao nhất và đóng góp ngày càng nhiều vào tăng trưởng GDP, tăng trưởng XK (năm 2008 khu vực FDI chiếm 20% GDP, 41% vốn đầu tư xã hội, 45% GTSLCN, 57% KNXK, 31,5% KNNK). Tuy nhiên, đầu tư vào công nghiệp khai thác tài nguyên đạt hiệu quả cao nhất trong các ngành công nghiệp (hệ số ICOR thời kỳ 2000 – 2008 là 0,51) và các lĩnh vực kinh doanh có giá trị gia tăng cao, tỉ suất lợi nhuận cao (kinh doanh tài sản, nhà ở, nhà hàng, khách sạn, siêu thị, trung tâm thương mại lại đang hút mạnh nguồn vốn FDI, và các lĩnh vực này đang có nguy cơ bị khu vực FDI chi phối. Ngay sau khi Việt Nam gia nhập WTO, tỉ trọng vốn FDI đăng ký vào công nghiệp khai thác tài nguyên đã tăng vọt từ 1,2% năm 2007 lên 17,5% năm 2008 và trên 20% năm 2010 vào hoạt động liên quan đến kinh doanh tài sản cũng tăng mạnh từ 15,2% năm 2006 lên 28,6% năm 2007, và khoảng 30% năm 2010; riêng vào khách sạn, nhà hàng cũng tương tự từ: 4,2% năm 2006 lên 9,2% năm 2007 và 15,1% năm 2008. - Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế dựa vào các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, nhưng mới phát triển về số lượng, chưa chú trọng đến chất lượng, nảy sinh nhiều bất cập về mặt xã hội và gây ô nhiễm môi trường. Tính đến cuối tháng 6 năm 2008, cả nước có 186 khu công nghiệp (KCN), khu chế xuất (KCX), với tổng diện tích đạt trên 45 nghìn ha; trong đó, đã có 110 KCN đi vào hoạt động, 76 KCN đang trong giai đoạn đền bù, giả phóng mặt bằng và XDCB. Các KCN thu hút 3290 dự án FDI với tổng vốn 33,2 tỉ USD, và 3.093 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn trên 195 nhìn tỉ đồng. Trong đó, số vốn thực hiện gần 14,5 tỉ USD với 2.300 dự án FDI, và 110 nghìn tỉ đồng với 2.100 dự án trong nước, thu hút khoảng 1,06 triệu lao động 12 trực tiếp. Giá trị SXCN của các doanh nghiệp trong các KCN tăng khoảng 17 – 18%/năm trong 5 năm qua. Tuy nhiên, đến nay, các KCN, KCX, KKT chưa bảo đảm tính bền vững và phát triển lâu dài; đền bù, giải phóng mặt bằng đang trở thành khâu “nóng” đáng báo động, là lực cản lớn đối với tiến độ triển khai xây dựng và khả năng thu hút đầu tư vào các khu vực này; vấn đề môi trường, nguồn nhân lực đang đặt ra rất gay gắt v.v… Theo số liệu quan trắc môi trường, tổng lượng rác thải một ngày đêm của cả nước ước tính đã tăng từ 25 nghìn tấn năm 1999 lên trên 30 nghìn tấn năm 2005, riêng KCN chiếm khoảng 20%. Ước tính lượng nước thải công nghiệp trong các KCN khoảng 700.000m3/ngày đêm, sau khi được xử lý cục bộ thường được thải ra các sông, gây ô nhiễm nghiêm trọng môi trường nước, đất và ảnh hưởng trực tiếp tới dân cư xung quanh. Khí thải do các cơ sở sản xuất thải ra nhiều chất độc hại thường được xả trực tiếp ra môi trường, đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ của nhân dân xung quanh; và rất khó kiểm soát. - Tăng trưởng dựa vào ba vùng kinh tế trọng điểm với các cực tăng trưởng phân bố đều ở ba miền, có ý nghĩa đối với cả nước và liên kết trong khu vực, đã thu được những thành công nhất định. Tuy nhiên, nó cũng tạo sự tập trung nguồn lực cao ở các vùng này, làm cho khoảng cách giữa các tiểu vùng khó thu hẹp (hiện chỉ số HPI ở khu vực miền núi phía Bắc cao gấp 2 lần ở vùng ĐBSH, ở khu vực ĐBSCL cao gấp 2 lần vùng Đông Nam Bộ). - Tăng trưởng dựa vào khu vực kinh tế Nhà nước, lấy doanh nghiệp Nhà nước làm “điểm tựa” ngày càng bộc lộ những bất cập giữa sử dụng, phân bổ nguồn lực và hiệu quả kinh tế xã hội. Trong khi doanh thu của các doanh nghiệp FDI tăng trung bình khoảng 30%/năm, GTSXCN tăng trung bình khoảng 34%/năm, thì khu vực kinh tế Nhà nước chỉ đạt khoảng 16%/năm (theo giá hiện hành). Trong năm 2005, tỉ lệ vốn/lao động của các DNNN cao hơn 40% so với khu vực dân doanh; so với khu vực vốn FDI, mức vốn trung 13 bình/1 lao động của khu vực DNNN cao hơn khoảng 70%, thế nhưng doanh số bình quân 1 lao động lại ngang nhau. Thêm vào đó, lao động tại các DNNN có trình độ kỹ năng cao hơn so với lao động ở khu vực dân doanh. Như thế, mặc dù có lợi thế hơn hẳn về vốn và kỹ năng lao động, nhưng các DNNN không biến được lợi thế này thành sự vượt trội về năng suất. Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng kém hiệu quả này là các DNNN thường được hưởng lợi thế độc quyền, sức ép cạnh tranh tại thị trường không cao như các khu vực kinh tế khác nên kém năng động và nỗ lực vương lên, và hệ thống khuyến khích yếu. - Một số yếu tố nền tảng cho phát triển và tăng trưởng trong dài hạn chậm được cải thiện: + Về mặt thể chế kinh tế:Các chính sách kinh tế vĩ mô trong nền kinh tế thị trường và trong điều kiện HNQT đang có những thách thức phải điều chỉnh để đạt được và duy trì cân bằng kinh tế đối nội (nền kinh tế đạt được tốc độ tăng trưởng ổn định không tạo ra lạm phát quá mức), đạt được và duy trì cân bằng kinh tế đối ngoại (thâm hụt cán cân vãng lai có thể được bù đắp dễ dàng), duy trì được sự ổn định về tình hình tài chính (hệ thống tài chính đảm nhận tốt vai trò trung gian dẫn vốn mà không tạo ra nguy cơ gây mất ổn định), tạo lập được thể chế tài chính và kinh tế vĩ mô mạnh và chắc chắn… + Hiệu năng của Nhà nước tuy đã được nâng lên nhưng chưa đáp ứng kịp yêu cầu quản lý, điều tiết nền kinh tế - xã hội trong bối cảnh có nhiều biến động của tình hình trong nước và quốc tế khi nước ta HNQT ngày càng sâu rộng. Một nghiên cứu của Ngân hàng thế giới (2007) đã đánh giá chất lượng quản trị quốc gia của Chính phủ 212 nước và vùng lãnh thổ, trên 6 tiêu chí: hiệu năng của Chính phủ, chất lượng chính sách và hoạt động điều tiết, thượng tôn pháp luật, tham nhũng, tiếng nói và giải trình trách nhiệm, ổn định chính 14 trị. Ngoại trừ tiêu chí về ổn định chính trị, điểm của Việt Nam về 5 tiêu chí còn lại đều thấp hơn so với các nước Đông Á và ASEAN (trừ Indonexia)7. + Các yếu tố nền tảng của tăng trưởng kinh tế dựa vào hiệu quả và sáng tạo của năng lực cạnh tranh quốc gia chậm được tạo lập ảnh hưởng đến tính dài hạn của sự phát triển. Đó là chất lượng giáo dục và đào tạo đại học chậm được nâng lên, thị trường khoa học công nghệ chậm hình thành và phát triển, hiệu quả thị trường lao động và thị trường hàng hóa chưa cao, độ sâu của thị trường tiền tệ và trình độ phát triển cao của thị trường tài chính chậm được nâng lên. Mặt khác, mức độ sẵn sàng về mặt công nghệ chưa cao, trình độ quản lý doanh nghiệp tiên tiến và khả năng sáng tạo chậm được nâng cao. Hơn nữa, năng lực cạnh tranh của Việt Nam lại bị xói mòn bởi sự yếu kém về chất lượng của cơ sở hạ tầng, của nguồn nhân lực chất lượng thấp và cả thể chế kinh tế - xã hội còn một số bất cập. - Các công ty xuyên quốc gia (TNCs) tuy chưa chi phối nhiều thị trường thị trường nội địa Việt Nam nhưng đã tác động mạnh đến thị trường đầu vào và thị trường đầu ra của các doanh nghiệp Việt Nam ở cả trong và ngoài nước. Sự chi phối của các TNCs dối với các luồng trao đổi hàng hóa và luồng vốn trên toàn cầu, cùng với sự phát triển các chuối giá trị toàn cầu dưới sự lãnh đạo của các TNCs hàng đầu thế giới không ngoài mục đích: “khóa thị trường thế giới” thông qua sự phát triển của các công ty mẹ. Đồng thời, các TNCs cũng tăng cường hợp nhất hoặc liên minh chiến lược để phát triển mạng lưới sản xuất phân phối toàn cầu nhằm chi phối thị trường thế giới. Trong bối cảnh đó, “độ mở” của nền kinh tế nước ta theo kênh ngọai thương và kênh FDI càng lớn thì mức độ lệ thuộc và bị chi phối của các TNCs càng lớn, nguy cơ bị rủi ro và tổn thương càng cao. 7 Nguồn: “Tầm quan trọng của quản trị quốc gia VI: các chỉ số thành phần và tổng hợp về quản trị quốc gia 1996 – 2006”, tư liệu nghiên cứu số 4280 của nhóm nghiên cứu Ngân hàng thế giới, tháng 7/2007. 15 2. Một số hạn chế, yếu kém trong mô hình tăng trưởng xuất nhập khẩu hiện nay - Tăng trưởng xuất khẩu đang chủ yếu dựa vào khai thác tài nguyên, sử dụng lao động rẻ, các ngành sử dụng nhiều vốn, giá trị gia tăng thấp, gây ô nhiễm môi trường và tiêu hao nhiều năng lượng, nguyên nhiên liệu cho một đơn vị sản phẩm xuất khẩu. Đến năm 2010, nhóm hàng khoáng sản thô vẫn chiếm 9,3% kim ngạch xuất khẩu, nhóm hàng nông lâm, thủy sản vẫn chiếm 22,5% kim ngạch xuất khẩu mà chủ yếu là sản phẩm thô và sơ chế. Nhóm sản phẩm của các ngành công nghiệp gia công lắp ráp sử dụng nhiều lao động và nhóm sản phẩm kết hợp giữa lao động giản đơn với công nghệ trung – thấp (dệt may, giày dép, sản phẩm gỗ, sản phẩm nhựa, hóa phẩm tiêu dùng, sản phẩm cơ khí, điện, và hàng thủ công mỹ nghệ) đến năm 2010 vẫn chiếm khoảng 39% kim ngạch xuất khẩu (37,5 tỉ USD), giá trị gia tăng thấp, phụ thuộc nhiều vào nguyên phụ liệu nhập khẩu. - Tăng trưởng xuất khẩu phụ thuộc ngày càng nhiều vào nhập khẩu, tính chủ động thấp, dễ bị tổn thương trước các biến động của thị trường thế giới. Tỉ lệ kim ngạch xuất khẩu so với GDP có xu hướng ngày càng tăng, đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu đạt 71 tỉ USD và bằng khoảng 66% GDP nhưng tỉ lệ giá trị trong nước rất thấp. Giá trị ngoại tệ thực thu của phần lớn các ngành sản phẩm công nghiệp chế biến xuất khẩu chỉ khoảng 20 – 30% kim ngạch xuất khẩu; một số ngành rất thấp như điện tử - tin học chỉ khoảng 5%, dệt may và giày dép chỉ khoảng 20% - Tăng trưởng nhập khẩu cao hơn xuất khẩu, tỉ trọng của nhóm hàng thô và sơ chế vẫn chiếm 25 – 26%; trong khi tỉ trọng của nhóm hàng máy móc thiết bị và công nghệ không có xu hướng tăng mà ngược lại đã giảm mạnh từ khoảng 30% trong năm 2000 xuống 16 – 18% trong giai đoạn 2007 – 2010. 16 3. Bài học kinh nghiệm Từ thực tiễn phát triển xuất nhập khẩu thời kỳ 2001 – 2010, rút ra các bài học chủ yếu sau: Một là, coi trọng sự đồng bộ, thống nhất giữa các Chiến lược phát triển, đặc biệt là giữa Chiến lược phát triển xuất nhập khẩu với Chiến lược hội nhập các FTA; chú trọng mối quan hệ giữa tăng trưởng xuất nhập khẩu với chu kỳ kinh tế. Hai là, giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa tốc độ và chất lượng tăng trưởng xuất nhập khẩu, giữa xuất và nhập khẩu để tạo lập cán cân thương mại phù hợp với trình độ phát triển, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước. Ba là, chú trọng chất lượng, hiệu quả và tính bền vững của sự phát triển xuất nhập khẩu, giải quyết tốt tương quan giữa phát triển xuất nhập khẩu với các yếu tố kinh tế vĩ mô như đầu tư, tích lũy, tiêu dùng, tỉ giá hối đoái, dự trữ ngoại tệ, lạm phát… nhằm bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, tạo môi trường trong nước thuận lợi cho phát triển xuất nhập khẩu.. Bốn là, phải phát huy sức mạnh tổng hợp của cả dân tộc để tận dụng hiệu quả những ưu đãi, những cơ hội mà hội nhập quốc tế mở ra để phát triển xuất nhập khẩu, đưa lại lợi ích tối đa cho dân tộc. đồng thời, hạn chế được những tác động bất lợi của hội nhập quốc tế đối với xuất nhập khẩu. II. DỰ BÁO BỐI CẢNH QUỐC TẾ VÀ TRONG NƯỚC TÁC ĐỘNG ĐẾN PHÁT TRIỂN XUẤT NHẬP KHẨU THỜI KỲ TỚI 2020 1. Bối cảnh quốc tế Trong thời kỳ tới, nước ta phát triển xuất nhập khẩu trong bối cảnh quốc tế có những thuận lợi nhất định, nhưng cũng đan xen những khó khăn, thách thức rất lớn. 17 Trên thế giới, bên cạnh xu hướng hòa bình, ổn định, hợp tác cùng có lợi tiếp tục chiếm ưu thế là là tiền đề để phát triển xuất nhập khẩu của quốc gia thì nguy cơ xảy ra chiến tranh năng lượng, chạy đua hạt nhân, các xung đột sắc tộc, tôn giáo, lãnh thổ, tranh giành về tài nguyên, khủng bố quốc tế… có thể gia tăng. Biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường trở thành thách thức ngày càng lớn. Toàn cầu hóa tiếp tục phát triển về qui mô, mức độ và hình thức biểu hiện. Các tập đoàn kinh tế xuyên quốc gia có vai trò ngày càng lớn. Sau cuộc khủng hoảng tài chính và suy toái kinh tế toàn cầu vừa qua, các nước đang đẩy mạnh tái cấu trúc nền kinh tế theo hướng gắn chặt phát triển kinh tế tri thức với phát triển “kinh tế xanh”, chú trọng chất lượng tăng trưởng và phát triển bền vững. Chủ nghĩa bảo hộ đang trỗi dậy, các rào cản thương mại mới ngày càng tinh vi, thương mại dịch vụ sẽ được chú trọng phát triển hơn thương mại hàng hóa. Tương quan sức mạnh của các nền kinh tế và cục diện phát triển toàn cầu thay đổi nhanh với sự xuất hiện của các liên kết mới, độ rủi ro và bất định của nền kinh tế thế giới còn rất lớn. Cấu hình của nền kinh tế và thương mại thế giới đang khác trước, sự phát triển của các chuỗi giá trị toàn cầu đang làm cho quan hệ trao đổi thương mại quốc tế ngày càng khác với truyền thống. Trung Quốc sẽ tiếp tục lớn mạnh rất nhanh, thế lực ảnh hưởng ngày càng lớn, đang sử dụng công cụ tiền tệ để gia tăng áp lực đối với các nền kinh tế khác… sẽ tác động mạnh đến kinh tế và thương mại toàn cầu. Tình hình đó sẽ làm tăng áp lực về nhiều mặt đối với Việt Nam về kinh tế, thương mại, chủ quyền ở Biển Đông, an ninh quốc gia, an toàn sức khỏe… Khu vực Châu Á – Thái Bình Dương tiếp tục phát triển năng động, hình thành nhiều hình thức liên kết, hợp tác đa dạng hơn, hội nhập khu vực sâu hơn. Các nước ASEAN đang nỗ lực thúc đẩy liên kết nội khối để hoàn thành xây dựng cộng đồng kinh tế (ACE) vào năm 2015, tiến tới xây dựng Cộng đồng chung theo Hiến chương ASEAN. Mặt khác, ASEAN đang nỗ lực đóng vai trò chủ động tăng cường liên kết khu vực Đông Á mở rộng. Đang định hình cấu trúc liên kết mới tại khu vực, với vai trò trung tâm của ASEAN. Cục diện liên 18 kết quốc tế mới tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương đang hình thành, với phạm vi và hình thức đa dạng: TPP, FTA Đông Á, FTA Đông Á mở rộng, AEFTA… phản ánh động thái và mức độ tranh giành ảnh hưởng, tranh giành thị trường của các nước lớn tại khu vực này sẽ ngày càng quyết liệt trong thời kỳ tới. Đây vừa là cơ hội vừa là thách thức lớn đối với nước ta trong phát triển xuất nhập khẩu thời kỳ tới. Kinh tế thế giới sau kỳ suy thoái hiện nay8, sẽ phục hồi và bước vào kỳ tăng trưởng mới sau năm 2012, có thể sẽ đạt mức tăng trưởng cao nhất trong các năm 2016 – 2017 để chuyển sang kỳ suy thoái mới vào những năm tiếp theo. Tốc độ tăng trưởng kinh tế thế giới bình quân năm của giai đoạn 2011 – 2015 rất có thể sẽ thấp hơn giai đoạn 2016 – 2020. Các nền kinh tế mới nổi, các nền kinh tế ASEAN và Châu Á nói chung sẽ phục hồi nhanh hơn, bước vào thời kỳ tăng trưởng sớm hơn các khu vực khác. Nền kinh tế Hoa Kỳ chỉ có thể phục hồi rõ nét từ năm 2012 để bước vào thời kỳ tăng trưởng mới, nhưng tốc độ tăng trưởng không nhanh bằng mức trung bình của thế giới. Các nền kinh tế EU và Nhật Bản sẽ phục hồi rất chậm, tốc độ tăng trưởng GDP trong kỳ tăng trưởng sẽ thấp hơn rất nhiều khu vực khác. Khu vực động lực của tăng trưởng kinh tế thế giới thời kỳ đến năm 2020 sẽ là các nền kinh tế mới nổi Châu Á và ASEAN, đặc biệt là Trung Quốc, Ấn Độ. Thị trường hàng hóa thế giới đang có dấu hiệu tăng giá trở lại, rất có thể sẽ hình thành mặt bằng giá mới trong các năm 2012 – 2014. Giá cả hàng hóa thế giới co nhiều khả năng sẽ tăng bình quân 2-3%/năm trong thời kỳ 2011 – 2020. Xu hướng phát triển “năng lượng sạch” và “tiêu dùng sạch” tiếp tục gia tăng, sẽ tác động mạnh đến thương mại thế giới. Tăng trưởng thương mại thế giới sẽ tiếp tục có quan hệ đồng biến với tốc độ phục hồi và gắn liền với kỳ tăng trưởng của kinh tế thế giới, có thể sẽ 8 Do tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, kinh tế thế giới bước vào thời kỳ suy thoái từ năm 2008, tụt đáy trong năm 2009 (tăng trưởng -5,3%), vượt đáy trong năm 2010 (theo Báo cáo của Liên Hợp Quốc về tình hình và triển vọng kinh tế thế giới năm 2010 thì tăng trưởng kinh tế thế giới năm 2010 chỉ 2,4%. Theo IMF thì tỉ lệ tăng trưởng dưới 2,5% thì được định nghĩa là suy thoái kinh tế thế giới. 19 đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất trong các năm 2015 – 2017. Khu vực Châu Á – Thái Bình Dương tiếp tục là khu vực động lực chính của tăng trưởng thương mại toàn cầu thời kỳ tới 2020.. Vai trò động lực của Trung Quốc trong tăng trưởng thương mại toàn cầu có thể sẽ giảm xuống tương đối trong thời kỳ tới, do nước này sẽ phải giảm nhịp độ xuất khẩu để tăng nhịp độ nhập khẩu nguyên nhiên vật liệu và đang điều chính Chiến lược thị trường hướng mạnh vào khai thác thị trường Trung Quốc mở rộng (bao gồm cả Đài Loan, Hồng Kông, Ma Cao). Hoa Kỳ đang nỗ lực tăng cường xuất khẩu hàng hóa để đạt mục tiêu kỳ vọng đến năm 2015 tăng kim ngạch xuất khẩu gấp 2 lần năm 2010, đồng thời phải giảm nhịp độ tăng trưởng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa để giải quyết sự thâm hụt của cán cân vãng lai, sẽ là nhân tố quan trọng tác động mạnh đến thương mại toàn cầu. Các nước Đông Bắc Á và LB Nga tiếp tục thực hiện chính sách hướng Nam mạnh mẽ, sẽ tác động mạnh đến dòng hàng hóa trao đổi giữa khu vực này với ASEAN. EU sẽ chú trọng tăng cường xuất khẩu dịch vụ, tăng cường trao đổi thương mại với các nước ASEAN và Ấn Độ, là nhân tố quan trọng tác động đến cán cân thanh toán vãng lai của các nước này. Trung Quốc tiếp tục là nhân tố hàng đầu ảnh hưởng đến thương mại khu vực, nhất là khu vực ASEAN. Từ thành công trong cuộc điều chỉnh Chiến lược thị trường lần thứ ba từ Tây sang Đông (sau khi Trung Quốc gia nhập WTO) nhằm thu hút nguồn tài nguyên phong phú của các nước Phương Đông cho tăng trưởng “nóng” và đảm bảo an ninh năng lượng9, hiện nay Trung Quốc đang thực hiện cuộc điều chỉnh Chiến lược thị trường lần thứ tư, với trọng tâm là hướng vào kích cầu tiêu dùng trong nước, phát triển thị trường trong nước. Sau 30 năm cải cách và mở cửa (1978 – 2009), tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc chủ yếu do hai động lực chính là đầu tư và xuất siêu; trong 9 Theo thống kê của IMF tỉ trọng của thị trường Châu Á trong tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của Trung Quốc đã tăng từ 55,5% trong năm 2001 lên 63,3% trong năm 2006 và 57,5% trong năm 2009; tỉ trọng của thị trường Châu Phi tăng từ 2% lên 3,9% và 7,1% trong thời gian tương ứng. 20 thời kỳ tới, tăng trưởng kinh tế của nước này sẽ chủ yếu dựa vào yếu tố khoa học kỹ thuật và tiêu dùng trong nước10. 2. Bối cảnh trong nước Nước ta bước vào thời kỳ Chiến lược mới, tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế đa phương, song phương sâu hơn để phát triển nhanh, bền vững, xây dựng nước ta trở thành nước công nghiệp theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Thời kỳ Chiến lược 2011 – 2020, tốc độ tăng trưởng GDP sẽ đạt mức bình quân 7 – 8%/năm. GDP năm 2020 theo giá so sánh bằng 2,2 lần so với năm 2010, tương đương khoảng 220 tỉ USD. Mô hình tăng trưởng nền kinh tế sẽ được chuyển đổi từ chủ yếu phát triển theo chiều rộng sang phát triển hợp lý giữa chiều rộng và chiều sâu, qui mô được mở rộng và chất lượng, hiệu quả sẽ được chú trọng nâng cao. Cơ cấu kinh tế sẽ chuyển dịch mạnh cùng với thực hiện tái cấu trúc nền kinh tế, đẩy mạnh cơ cấu lại doanh nghiệp và điều chỉnh Chiến lược thị trường, tăng nhanh hàm lượng nội địa, giá trị gia tăng và sức cạnh tranh của sản phẩm, doanh nghiệp và của cả nền kinh tế. Thể chế kinh tế thị trường sẽ được xây dựng đồng bộ và hiện đại để thúc đẩy quá trình cơ cấu lại nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo sự cạnh tranh bình đẳng, minh bạch giữa các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế. Nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao sẽ được tập trung phát triển nhanh cùng với hệ thống kết cấu hạ tầng sẽ được chú trọng phát triển đồng bộ và hiện đại để tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Đến năm 2020, nước ta sẽ cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại, qui mô dân số khoảng 97,5 triệu người, GDP bình quân đầu 10 Theo thống kê của IMF thời kỳ 1978 – 2008, xuất khẩu của Trung Quốc tăng trưởng bình quân 16,7%/năm nhập siêu tăng trưởng bình quân 12,5%/năm nhưng doanh thu bán lẻ và dịch vụ tiêu dùng trong nước chỉ tăng bình quân khoảng 9,5%/năm; so với GDP tỉ trọng của kim ngạch xuất khẩu đã tăng từ 4,7% lên 39,6%, của kim ngạch nhập khẩu tăng từ 5,2% lên 31,4% nhưng của doanh thu bán lẻ và DVXH đã giảm từ 42,7% xuống 39,3%. Tỉ lệ tiết kiệm so với CTDP tăng từ 26%/năm 1995 lên 43% trong năm 2004. 21 người theo giá thực tế đạt khoảng 3000 – 3200 USD, tỉ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ chiếm khoảng 85% GDP, giá trị sản phẩm công nghệ cao chiếm khoảng 45% GDP và sản phẩm công nghiệp chế tạo chiếm khoảng 40% GDP, yếu tố năng suất tổng hợp (TFP) đóng góp vào tăng trưởng trên 35%. Phát triển xuất nhập khẩu trong thời kỳ tới sẽ tiếp tục gặp phải những khó khăn, thách thức từ ngay trong nước. Nhận thức và quan điểm Chiến lược hướng mạnh về phát triển xuất khẩu hay hướng mạnh vào phát triển thị trường trong nước còn có sự khác nhau, chưa thống nhất. Năng lực cạnh tranh của sản phẩm, doanh nghiệp và của cả nền kinh tế còn thấp hơn so với nhiều nước trong khu vực, khả năng giành lợi thế cạnh tranh theo qui mô kinh tế chưa cao. Tác động của tăng trưởng kinh tế, tăng trưởng xuất khẩu đến thâm dụng tài nguyên thiên nhiên và môi trường sinh thái còn cao. Thương mại dịch vụ, nhất là xuất khẩu dịch vụ chưa thể phát triển nhanh trong ngắn và trung hạn. Mức độ phụ thuộc vào thị trường thế giới của nền kinh tế còn nhiều, khả năng thích ứng của nền kinh tế với những biến động của tình hình quốc tế còn hạn chế. Các tập đoàn xuyên quốc gia sẽ gia tăng áp lực đối với sự độc lập tự chủ của nền kinh tế. Công nghiệp hỗ trợ và dịch vụ logistisc chưa thể phát triển nhanh trong những năm trước mắt nên chi phí đầu vào và đầu ra của nền kinh tế sẽ còn cao so với một số nước trong khu vực. Lợi thế cạnh tranh “động” của nền kinh tế trong cạnh tranh toàn cầu thời kỳ tới tiếp tục phải vượt qua những trở ngại về chất lượng nguồn nhân lực, chất lượng quản trị quốc gia của Chính phủ, về môi trường cạnh tranh quốc gia và một số vấn đề an sinh xã hội v.v… Xuất khẩu hàng hóa thời kỳ tới tiếp tục dựa trên cơ sở tăng trưởng đầu tư nhưng hiệu quả đầu tư chưa thể nâng lên nhanh, hệ số ICOR còn cao hơn nhiều nước trong khu vực. Khu vực FDI vẫn là nhóm chủ thể chính đóng góp vào tăng trưởng xuất khẩu, nhưng các nhà dầu tư nước ngoài sẽ tiếp tục chuyển hướng đầu tư từ các ngành công nghiệp chế biến định hướng xuất khẩu sang các ngành công nghiệp khai thác và lĩnh vực kinh doanh tài sản, khách 22 sạn, nhà hàng. Tỉ trọng của khu vực FDI trong tổng kim ngạch xuất khẩu sẽ có xu hướng giảm xuống. Nhóm sản phẩm nông, lâm, thủy sản tiếp tục là nguồn hàng xuất khẩu quan trọng nhưng sẽ phải đối mặt với nhiều rào cản thương mại mới ngày càng tinh vi của các đối tác thương mại lớn như EU, Hoa Kỳ. Khả năng mở rộng xuất khẩu nhóm hàng này sang các thị trường đã ký FTA như Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ… cũng sẽ rất hạn chế do các nước này vẫn bảo hộ nông nghiệp ở mức cao trong các FTA. Nhóm sản phẩm của các ngành kết hợp giữa lao động thủ công với công nghệ trung bình như thủ công mỹ nghệ, thực phẩm chế biến, sản phẩm gỗ, sản phẩm nhựa, hóa phẩm tiêu dùng và sản phẩm cơ khí – điện tuy có tỉ lệ thực thu xuất khẩu cao nhưng khó có thể tạo ra sự đột phá của xuất khẩu Việt Nam trong giai đoạn tới. Nhóm sản phẩm công nghiệp áp dụng công nghệ cao có vai trò chính yếu trong xuất khẩu của Việt Nam thời kỳ tới nhưng chưa thể có sự đột phá mạnh do sức cạnh tranh chưa thể nâng lên nhanh, còn hạn chế về tỉ lệ đầu tư cho R&D, về tỉ lệ đầu tư đổi mới máy móc thiết bị. Trong thời kỳ tới, nước ta sẽ hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng hơn. Mức độ tự do hóa thương mại ngày càng cao thì độ rủi ro và tổn thương sẽ ngày càng lớn khi có biến động mạnh của thị trường thế giới. Bên cạnh những thuận lợi đối với phát triển xuất khẩu, chúng ta cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức trong quản lý nhập khẩu, cân bằng cán cân thương mại, nhất là từ năm 2012 chúng ta phải thực hiện cắt giảm thuế quan sâu hơn , tự do hóa thương mại cao hơn theo các cam kết WTO và các cam kết FTA đã ký kết. Với hiệu ứng của các FTA đã ký kết, trong 10 năm tới khu vực thị trường ASEAN +6 sẽ vẫn chiếm tỉ trọng lớn (khoảng 55%) trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam. Đến năm 2020, về cơ bản chúng ta phải hoàn thành lộ trình cắt giảm thuế, tự do hóa thương mại theo các FTA đã ký kết. Theo cam kết, Việt Nam phải giảm mức thuế suất bình quân đơn giản cả Biểu thuế 23 trong AFTA từ mức 3,2% năm 2008 xuống 0,4% năm 2018, trong ACFTA giảm từ 14,5% năm 2007 xuống 2,1% năm 2020, trong AKFTA giảm từ 17,53% năm 2007 xuống 4,59% năm 2021, trong AJCEP giảm từ 11,3% năm 2008 xuống 1,8% năm 2026, trong AANZFTA giảm từ 19,7% năm 2009 xuống 2,9% năm 2020 và trong AIFTA giảm từ 15,04% năm 2009 xuống 6,96% năm 2024. Thực hiện cam kết gia nhập WTO, trong thời gian tới, chúng ta phải tiếp tục giảm bảo hộ các ngành sản xuất trong nước, nhất là các ngành công nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu. Tỉ lệ bảo hộ thực tế của các ngành công nghiệp chế biến chế tạo phải giảm từ mức 28% năm 2009 xuống 21,1% vảo năm 2015, tỉ lệ bảo hộ thuế quan của những ngành này cũng phải giảm từ 13,7% năm 2009 xuống 10,6% vào năm 2015. Trong thời gian tương ứng, tỉ lệ bảo hộ thực tế của các ngành khai khoáng giảm từ mức 4,43% xuống 0,29%, tỉ lệ bảo hộ thuế quan giảm từ 3,83% xuống 0,17%. Giai đoạn 2011 – 2015, nhiều khả năng chúng ta sẽ đạt được thỏa thuận tham gia TPP, ký FTA với EU, ký FTA với Liên minh Hải quan Nga – Bêlarút - Kazakhstan… Bên cạnh những thuận lợi do các FTA này mở ra đối với đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa của ta sang các thị trường trọng điểm này, thì chúng ta vẫn phải đối mặt với những thách thức rất lớn về cải cách kinh tế trong nước, về mở cửa thị trường dịch vụ và cải thiện cán cân thanh toán vãng lai… III. CÁC QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN XUẤT NHẬP KHẨU THỜI KỲ 2011 – 2020 1. Phát triển xuất nhập khẩu phù hợp với tính chu kỳ của nền kinh tế, hợp lý giữa chiều rộng với chiều sâu, hài hòa lợi ích giữa các ngành hướng về xuất khẩu với các ngành thay thế nhập khẩu Trong giai đoạn 2011 – 2015, phải nỗ lực tăng xuất khẩu để tăng việc làm và thu nhập. tăng thêm nhu cầu và kích thích sản xuất, góp phần phục hồi tốc độ tăng trưởng kinh tế. Phải hạn chế tiêu dùng hàng ngoại trong đầu tư tiêu 24 dùng của dân cư để tiết kiệm ngoại tệ, hạn chế nhập khẩu, giảm nhập siêu, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô. Khi nền kinh tế đã bước vào kỳ tăng trưởng cao trong giai đoạn tiếp sau, cần tăng nhập khẩu tư liệu sản xuất để đáp ứng nhu cầu tăng đầu tư, thúc đẩy tăng trưởng, tạo nguồn hàng xuất khẩu. Phát triển xuất khẩu cần đạt nhịp độ nhanh hơn nhập khẩu để tăng tỉ lệ đóng góp của xuất khẩu trong tăng trưởng GDP, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nhưng phải bảo đảm sự hợp lý giữa qui mô và chất lượng tăng trưởng xuất khẩu, coi trọng hiệu quả và phát triển bền vững. Phát triển nguồn sản phẩm xuất khẩu cần có sự chọn lọc, khai thác được lợi thế so sánh, sử dụng hiệu quả và tiết kiệm tài nguyên, giảm hệ số nguồn lực cho một đơn vị tăng trưởng xuất khẩu. Dành ưu tiên cao cho phát triển xuất khẩu “sản phẩm sạch”, sử dụng lao động chất lượng cao, hàm lượng công nghệ cao. Các ngành sản phẩm thay thế nhập khẩu tận dụng hiệu quả tài nguyên trong nước, tiết kiệm năng lượng, có tỉ lệ nội điạ hóa cao, thân thiện với môi trường được khuyến khích phát triển với qui mô hợp lý, được hưởng các ưu đãi không kém thuận lợi hơn các ngành được ưu tiên phát triển xuất khẩu. Tăng cường nhập khẩu máy móc, thiết bị và công nghệ cao đáp ứng nhu cầu phát triển các nhóm ngành này để tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của sản phẩm; bảo đảm hài hòa lợi ích giữa các ngành. Cân đối lại các nguồn lực để đầu tư phát triển các ngành sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước làm nền tảng, đầu tư phát triển các ngành sản phẩm xuất khẩu làm động lực thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu các ngành sản xuất theo hướng hiệu quả, an toàn và bền vững. Các ngành sản phẩm có khả năng thích ứng nhanh với những biến động của tình hình thị trường, có độ co giãn về cung cao được khuyến khích phát triển. Các ngành thích ứng chậm với những biến động đó cần hạn chế hoặc kiểm soát chặt chẽ qui mô phát triển. 25 Đảm bảo sự hợp lý giữa qui mô, cấp độ và hiệu quả tham gia các chuỗi giá trị toàn cầu của các ngành sản phẩm xuất khẩu. Trong cấu thành tổng cầu của nền kinh tế đóng góp cho tăng trưởng kinh tế, cần tăng tỉ lệ của yếu tố xuất khẩu ròng và giảm tỉ lệ của tiêu dùng (đặc biệt là tiêu dùng hàng ngoại trong đầu tư và tiêu dùng của tư nhân), giảm dần dựa vào vốn nước ngoài để duy trì tăng trưởng nhằm giảm thiểu rủi ro bất ổn kinh tế vĩ mô. 2. Nỗ lực và quyết liệt cơ cấu lại xuất nhập khẩu, đổi mới mô hình tăng trưởng để nâng cao chất lượng, hiệu quả xuất nhập khẩu đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển nhanh và bền vững Phải nỗ lực và quyết liệt cơ cấu lại và đổi mới mô hình tăng trưởng xuất, nhập khẩu theo hướng hạn chế khai thác tài nguyên, bảo vệ môi trường. Nâng nhanh tỉ trọng nhóm hàng công nghệ cao trong cấu trúc xuất, nhập khẩu. Chuyển dịch nhanh lên các khâu có giá trị gia tăng cao trong các chuỗi giá trị toàn cầu để tạo sức đột phá nâng cao chất lượng, hiệu quả xuất khẩu. Phải chủ động và quyết tâm cao để chuyển đổi mô hình tăng trưởng xuất khẩu đang chủ yếu dựa vào khai thác tài nguyên, sử dụng lao động rẻ, các ngành sử dụng nhiều vốn, giá trị gia tăng thấp, gây ô nhiễm môi trường và tiêu hao nhiều năng lượng… sang mô hình tăng trưởng mới. Phát triển xuất khẩu phải chủ yếu dựa vào các ngành công nghệ cao, lao động chất lượng cao, có giá trị gia tăng cao, tiết kiệm tài nguyên và thân thiện môi trường. Chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu mặt hàng xuất khẩu theo hướng giảm tỉ trọng của nhóm sản phẩm thô và sơ chế, tăng nhanh tỉ trọng của nhóm sản phẩm chế biến chế tạo trong tổng kim ngạch xuất khẩu. Ưu tiên phát triển ngành công nghiệp áp dụng công nghệ cao để tăng nguồn hàng xuất khẩu có hàm lượng công nghệ cao, có sức cạnh tranh và giá trị gia tăng cao. Năng lực sáng tạo phải trở thành động năng chính của tăng trưởng xuất khẩu . Khuyến khích các nỗ lực sáng tạo bước lên các nấc thang công nghệ mới, chuyển dịch lên các khâu có giá trị gia tăng cao trong các chuỗi giá trị 26 toàn cầu để nâng cao hiệu quả xuất khẩu. Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ cấu trúc xuất khẩu theo hướng nâng nhanh tỉ trọng của nhóm sản phẩm công nghệ cao, sản phẩm thân thiện môi trường, sản phẩm có giá trị gia tăng cao, có nhãn hiệu mạnh trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng năm. Phát triển nhập khẩu phải hướng mạnh vào tăng cường phần cốt lõi của công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Phải tiếp tục đổi mới mạnh mẽ chính sách, cơ chế quản lý nhập khẩu để tăng tỉ trọng của nhóm máy móc, thiết bị và công nghệ trong tổng kim ngạch nhập khẩu, đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Phải quyết liệt trong việc kiểm soát và hạn chế tối đa việc nhập khẩu công nghệ thấp, công nghệ lạc hậu gây ô nhiễm môi trường, có hệ số tiêu hao nguyên nhiên liệu và tiêu hao năng lượng cao cho một đơn vị sản phẩm. Nâng dần tỉ trọng của nhóm sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao trong cấu trúc nhập khẩu. Nhập khẩu máy móc thiết bị và công nghệ phải tạo tiền đề, thúc đẩy đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng xuất khẩu, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế và thực hiện thành công mục tiêu Chiến lược đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Tăng cường nhập khẩu kỹ thuật, công nghệ phải gắn với sự nỗ lực của đội ngũ lao động khoa học kỹ thuật trong nước để tiếp thu làm chủ, thích nghi các công nghệ nhập khẩu, tiến lên đổi mới sáng tạo mở mang kỹ thuật công nghệ. Phát triển năng lực nghiên cứu, thiết kế, chế tạo các sản phẩm có công nghệ tiên tiến, giá trị gia tăng cao, có khả năng xuất khẩu, thay thế nhập khẩu, nâng cao tỉ lệ nội địa hóa sản phẩm… để giảm dần nhu cầu nhập khẩu, hạn chế nhập siêu. 27 3. Chủ động điều chỉnh Chiến lược thị trường gắn với lộ trình hội nhập các FTA; chú trọng phát triển thị trường trong nước gắn với thị trường ngoài nước, đa dạng hóa phương thức xuất khẩu qua biên giới và xuất khẩu tại chỗ Phải tiếp tục mở rộng, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu đi đôi với việc đẩy mạnh khai thác thị trường trong nước để giảm rủi ro cho xuất khẩu khi thị trường thế giới biến động. Chủ động điều chỉnh Chiến lược thị trường thích ứng với những biến động của tình hình quốc tế và phải giảm thiểu được tổn thương cho hoạt động xuất nhập khẩu của nước ta trước những biến động đó. Giảm dần tỉ trọng của các thị trường cong nghệ thấp và trung bình ở khu vực Châu Á, tăng dần tỉ trọng của các thị trường có công nghệ cao như EU, Bắc Mỹ, Nhật Bản, LB Nga. Phải hướng mạnh vào các thị trường tiềm năng lớn, các nền kinh tế mới nổi để đón bắt cơ hội thị trường dài hạn cho phát triển xuất khẩu. Chú trọng các đối tác thương mại Chiến lược nhưng không sao nhãng các đối tác nhỏ chưa có lợi ích gắn bó. Tạo sự hỗ trợ giữa thị trường trong nước và ngoài nước để thúc đẩy sản xuất, giảm rủi ro cho xuất khẩu khi thị trường thế giới biến động. Tiếp tục chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, tham gia các FTA có chọn lọc, theo lộ trình phù hợp với trình độ phát triển và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Việc tham gia ký kết các FTA mới cần phù hợp với định hướng điều chỉnh thị trường trong thời kỳ Chiến lược. Sử dụng các FTA ký kết làm công cụ hữu hiệu để điều chỉnh Chiến lược thị trường, gắn với Chiến lược cạnh tranh toàn cầu của quốc gia. Cần phải tận dụng tối đa các cơ hội, điều kiện thuận lợi hóa thương mại từ việc mở cửa thị trường của các đối tác FTA để đẩy mạnh xuất khẩu. Chủ động ứng phó có hiệu quả với những tác động bất lợi của các FTA đã ký kết đến tình hình nhập khẩu và nền kinh tế xã hội để giữ vững an ninh kinh tế, an toàn sức khỏe cho cộng đồng. 28 Phải đa dạng hóa các phương thức xuất khẩu qua biên giới và xuất khẩu tại chỗ để tận dụng tối đa các cơ hội thị trường nhờ hội nhập quốc tế mở ra để đẩy mạnh xuất khẩu. 4. Huy động và chú trọng sử dụng hiệu quả các nguồn lực đầu tư phát triển xuất khẩu, đa dạng hóa phương thức đầu tư phát triển xuất khẩu; đẩy mạnh thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ngành công nghiệp chế biến chế tạo sản phẩm xuất khẩu Phải qui hoạch phát triển bền vững các ngành sản phẩm xuất khẩu có lợi thế, có khả năng thích ứng cao với những biến động của thị trường thế giới và ít bị tổn thương trước các biến động đó. Huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực đầu tư phát triển xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ theo đúng qui hoạch. Khuyến khích các doanh nghiệp lớn, các tập đoàn kinh tế Nhà nước đầu tư phát triển mạng lưới phân phối trực tiếp sản phẩm ở thị trường ngoài nước. Phải đa dạng hóa phương thức đầu tư phát triển xuất khẩu, đẩy mạnh xuất khẩu tại chỗ thông qua du lịch. Phải tiếp tục đẩy mạnh thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ngành công nghiệp chế biến chế tạo sản phẩm xuất khẩu. Hạn chế hoặc không cho phép đầu tư trực tiếp nước ngoài vào một số ngành công nghiệp nền tảng, công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản, một số ngành sản phẩm dịch vụ có giá trị gia tăng cao và một số lĩnh vực nhạy cảm để bảo đảm độ an toàn cần thiết của nền kinh tế. Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào một số ngành sản phẩm xuất khẩu quan trọng, có giá trị gia tăng cao chiếm một tỉ lệ không thể chi phối. Chú trọng thu hút các nguồn lực trong nước đầu tư phát triển dịch vụ logistics, dịch vụ bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu để giảm chi phí xuất khẩu, nâng cao năng lực tự chủ trong phát triển xuất nhập khẩu. 29 5. Bảo đảm các điều kiện thuận lợi về kết cấu hạ tầng, về hạ tầng cơ sở luật pháp, chính sách, nhân lực, điện năng, công nghệ thông tin và thanh toán cho phát triển hoạt động xuất nhập khẩu, giảm chi phí và nâng cao hiệu quả xuất khẩu Phải tháo gỡ mọi cản trở, tạo điều kiện thuận lợi để giải phóng và phát huy mạnh mẽ các tiềm lực phát triển xuất khẩu của đất nước. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống luật pháp, chính sách đồng bộ và minh bạch, hoàn thiện thể chế môi trường kinh doanh, tạo lập môi trường cạnh tranh công bằng, bình đẳng phù hợp với các qui định của WTO, thực hiện đúng các cam kết quốc tế. Lôi cuốn các Hiệp hội ngành hàng, cộng đồng các doanh nghiệp Việt Nam vào quá trình xây dựng luật pháp, chính sách và giám sát thực thi luật pháp chính sách của các cơ quan công quyền. Phải chuẩn bị đầy đủ các điều kiện để đón bắt các cơ hội thị trường trong dài hạn khi các đối tác thương mại cắt giảm thuế quan sâu hơn, mở cửa thị trường nhiều hơn theo các cam kết WTO và các cam kết FTA để đẩy mạnh xuất khẩu, tạo bước chuyển mạnh mẽ cán cân thương mại theo hướng có lợi cho ta. Kiên trì và quyết tâm phát triển nhanh nguồn nhân lực chất lượng cao, có tính chuyên nghiệp cao để đáp ứng nhu cầu phát triển xuất khẩu trong bối cảnh kinh tế thế giới biến đổi rất nhanh và để hình thành sức cạnh tranh “động” của nền kinh tế. Phải bảo đảm các điều kiện cơ bản về kết cấu hạ tầng thương mại, về hạ tầng cơ sở điện năng, công nghệ thông tin và thanh toán quốc tế thuận lợi cho phát triển sản xuất hàng xuất khẩu, phát triển hoạt động xuất nhập khẩu. 30 Thay lời kết của chuyên đề 1. Hiện nay, có quan điểm cho rằng, khi xuất khẩu ở các giai đoạn phát triển có điểm xuất phát về trình độ phát triển cao hơn thì tốc độ tăng trưởng sẽ chậm hơn so với các giai đoạn trước đó. Vì thế, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của giai đoạn 2016 – 2020 sẽ chậm hơn giai đoạn 2011 – 2015. Chúng tôi nhận thức rằng, phát triển xuất khẩu phải phù hợp với tính chu kỳ kinh tế. Năm 2010 – 2011 kinh tế thế giới đang ở giai đoạn vượt đáy, phục hồi chậm từ sau năm 2012 đến 2015, có thể đạt đỉnh vào năm 2016 – 2017. Do đó, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 2011 – 2015 sẽ chậm hơn giai đoạn 2016 – 2020. 2. Có quan điểm cho rằng, để nâng cao chất lượng và hiệu quả xuất khẩu, cần chuyển nhanh phát triển theo chiều rộng sang phát triển theo chiều sâu. Quan điểm này còn có phần chủ quan, duy ý chí vì giai đoạn trước mắt, các ngành công nghiệp phải tập trung vào tái cơ cấu, vấn đề lao động và việc làm vẫn đang rất gay gắt nên xuất khẩu vẫn phải dựa vào phát triển các ngành sử dụng nhiều lao động. Mặt khác, công nghiệp chế biến nông lâm, thủy sản chưa thể phát triển nhanh để chế biến hết sản phẩm thô xuất khẩu. Công nghiệp hóa dầu chưa đủ năng lực chế biến hết sản lượng dầu thô được khai thác và công nghiệp than vẫn đang có nhu cầu đầu tư nâng cấp nên vẫn còn phải tiếp tục xuất khẩu một phần khoáng sản thô. 3. Trong quá trình hội nhập quốc tế, nhất là hội nhập các FTA, đang có sự xung đột về lợi ích giữa các ngành thay thế nhập khẩu (đang tiếp tục nhận được sự bảo hộ nhất định, tỉ lệ bảo hộ giảm chậm, và có tỉ suất lợi nhuận cao) với các ngàh hướng về xuất khẩu (có tỉ lệ bảo hộ giảm nhanh, tỉ suất lợi nhuận rất thấp). Vì thế, thời kỳ tới,cần phải xử lý hài hòa lợi ích của hai nhóm ngành này. 4. Việc cơ cấu lai xuất nhập khẩu, chuyển đổi mô hình tăng trưởng sẽ đụng chạm đến nhiều nhóm lợi ích trong xã hội, nếu không có sự nỗ lực và 31 quyết liệt, trước hết là từ phía Nhà nước và cộng đồng các doanh nghiệp, nước ta sẽ khó có thể tạo được sự chuyển dịch nhanh cơ cấu xuất nhập khẩu. Thực tế cho thấy, trong 10 năm qua, cả trong Chiến lược và Đề án phát triển xuất khẩu, chúng ta đều đề ra mục tiêu đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu, nhưng thiếu nỗ lực và quyết liệt, nên cơ cấu hàng xuất khẩu gần như chưa thay đổi đáng kể (trong 10 năm qua, tỉ lệ hàng chế biến, chế tạo chỉ tăng được khoảng 10 điểm phần trăm, bình quân chưa đạt 1%/năm; Trong thời gian đó, tỉ lệ của nhóm sản phẩm khoáng sản thô không giảm và lại tăng lên). Cũng trong 10 năm qua, tỉ lệ nhóm máy móc thiết bị và công nghệ trong cơ cấu nhập khẩu có xu hướng giảm mạnh, trái ngược với xu thế chung của thế giới, nhập khẩu chưa chú trọng trong phục vụ nhu cầu gia tăng phần cốt lõi của công nghiệp hóa, hiện đại hóa và nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm, trong đó có sản phẩm xuất khẩu trong dài hạn. Nếu không nỗ lực và quyết liệt cơ cấu lại nhập khẩu thì sẽ không thực hiện được mục tiêu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. 5. Trong 10 năm qua, chúng ta đã tham gia 6 FTA khu vực, dẫn đến tập trung thương mại tại khu vực thị trường Châu Á và tăng nhập siêu từ khu vực thị trường đã ký FTA. Điều đó là trái ngược với định hướng Chiến lược điều chỉnh thị trường nhằm giảm tỉ trọng nhập khẩu từ thị trường Châu Á. Hệ quả là tỉ trọng của thị trường Châu Á không giảm mà lại có xu hướng tăng lên, làm tăng nhập khẩu thiết bị và công nghệ thấp, để lại hậu quả lâu dài cho nền kinh tế. Vì thế, trong thời kỳ tới phải quán triệt quan điểm hội nhập các FTA phải phù hợp với định hướng điều chỉnh Chiến lược thị trường nhằm tăng tỉ trọng nhập khẩu từ các thị trường có công nghệ cao như Châu Âu, Bắc Mỹ, Nhật Bản. 6. Trong thời gian vừa qua, chúng ta đã chú trọng và tập trung nỗ lực đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa, chưa chú trọng đúng mức để đẩy mạnh xuất 32 khẩu dịch vụ và xuất khẩu tại chỗ nên xuất khẩu dịch vụ giảm tốc (giai đoạn 2006 – 2010 tăng trưởng chậm hơn nhiều giai đoạn 2001 – 2005), xuất khẩu tại chỗ chưa tương xứng với tiềm năng. Vì thế, thời kỳ tới cần đa dạng hóa phương thức xuất khẩu, chú trọng hơn xuất khẩu dịch vụ và xuất khẩu tại chỗ để cải thiện cán cân thanh toán vãng lai, cân bằng được cán cân thương mại. 7. Sau khi gia nhập WTO, luồng vốn FDI đang chuyển hướng bất lợi cho Việt Nam, bất lợi cho phát triển xuất khẩu (từ các ngành công nghiệp chế biến chế tạo hàng xuất khẩu sang lĩnh vực kinh doanh tài sản, khách sạn, nhà hàng không tạo ra sản phẩm xuất khẩu). Vì thế, thời kỳ tới cần đẩy mạnh thu hút vốn FDI vào các ngành sản xuất hàng xuất khẩu, áp dụng các biện pháp “nắn dòng” để điều chỉnh cơ cấu vốn FDI hợp lý, bảo vệ lợi ích dân tộc.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfquan_diem_phat_trien_6445.pdf
Luận văn liên quan