Chuyên đề Đánh giá hiệu quả sử dụng đất trồng cây hàng năm tại xã Eapil huyện M’đăk tỉnh Đăk Lăk

Tập trung hoàn thành các công trình thủy lợi đang dở dang, đầu tư mới chủ yếu để nâng cấp các công trình hiện có, đảm bảo an toàn các hồ chứa. Đẩy nhanh tiến độ, triển khai thi công các công trình và nâng cấp, kiên cố hóa kênh mương. Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chương trình đổi mới và nâng cao hiệu quả quản lý khai thác công trình thủy lợi dưới các hình thức. Tăng cường kiểm tra hiện trạng chất lượng các công trình trước cũng như sau mùa mưa lũ để có các biện pháp khắc phục kịp thời. Tiến hành đánh giá tình trạng xuống cấp của các công trình, tìm nguyên nhân để có biện pháp khắc phục nhằm nâng cao hiệu quả của dự án.

doc55 trang | Chia sẻ: toanphat99 | Lượt xem: 2417 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Đánh giá hiệu quả sử dụng đất trồng cây hàng năm tại xã Eapil huyện M’đăk tỉnh Đăk Lăk, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
180 ha, chiếm 2,19% diện tích tự nhiên, phân bố phía đông nam của xã, địa hình bị chia cắt phức tạp độ cao trung bình 700 m so với mực nước biển, cao nhất 1000 m, độ dốc trên 200 . - Địa hình đồi thấp chia cắt nhẹ: diện tích 8058 ha, chiếm 97,81% diện tích tự nhiên, độ cao trung bình khoảng 300 - 400m, độ dốc từ 12 – 150, địa hình này bằng, ít dốc, thảm thực vật gồm cỏ, cây bụi, dọc theo các khe suối, hợp thủy có cây gỗ nhỏ, hiện nay một phần diện tích đất đã được khai phá trồng cây hàng năm, đây là địa bàn chính để phát triển sản xuất nông nghiệp 3.1.1.3. Khí hậu Khí hậu thời tiết huyện M’Đrăk nói chung và xã Eapil nói riêng mang đặc điểm khí hậu nhiệt đới cao nguyên, đồng thời chịu ảnh hưởng của khí hậu duyên hải nam trung bộ, nhiệt độ cao đều trong năm, nhiệt độ trung bình năm từ 23– 250C, tổng diện tích ôn 8000-85000C, lượng mưa bình quân năm từ 1800 – 2100mm, lượng mưa cao nhất 2767mm và thấp nhất 913,8mm biên độ nhiệt ngày đêm 9-120C và chia thành 2 mùa rõ rệt. - Mùa mưa : bắt đầu từ tháng 5 và kết thúc là tháng 12, kéo dài 8 tháng, chiếm 91,7% lượng mưa cả năm, mưa phân bố đều và có 2 đỉnh mưa là tháng 5 và tháng 10, mưa kéo dài và kết thúc muộn là điều kiện thuận lợi cho cây trồng phát triển, tuy nhiên mưa lớn tập trung lũ quét xảy ra gây nên tình trạng lũ lụt, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và làm hư hỏng các công trình giao thông, thủy lợi. - Mùa khô: Từ tháng 1 đến tháng 4, thời kỳ này mưa ít, chiếm 8,3% lượng mưa cả năm, giai đoạn này khô hạn, thiếu nước trầm trọng, gây rất nhiều khó khăn cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân Nhìn chung khí hậu trong vùng có nhiều hạn chế đối với sản xuất nông nghiệp, nhất là mùa khô, lượng mưa thấp, lượng bốc hơi lớn, làm gia tăng mức độ khô hạn, gây ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp, nhất là trong việc bố trí cơ cấu cây trồng và lịch thời vụ. Tuy nhiên để khắc phục tình trạng cần xây dựng nhiều công trình hồ đập nhỏ giữ nước để chủ động tưới tiêu 3.1.1.4. Thuỷ văn Trên địa bàn xã có nhiều suối lớn nhỏ chảy qua, tổng chiều dài các suối là 57,9km, điển hình là những suối: - Suối Ea Krông Jing chảy dọc toàn bộ ranh giới phía Bắc và phía Đông của xã, đoạn chảy qua xã dài 13 km, chảy theo hướng từ Đông Nam sang Tây Bắc rồi đổ vào sông Ea Krông Hnăng, lòng suối rộng, bờ suối thấp, có thể khai thác lấy nước phục vụ sản xuất nông nghiệp. - Suối Ea Tyh chảy dọc toàn bộ ranh giới phía tây và phía nam của xã, đoạn chảy qua xã dài 15,8 km, chảy theo hướng Nam – Bắc rồi đổ vào sông Ea Krông Hnăng, lòng suối hẹp, bờ suối thấp, có nước quanh năm. - Suối Ea Knu: dài 13,7 km, bắt nguồn từ phía nam của xã, chảy theo hướng Nam – Bắc rồi đổ vào sông Krông Jing, lòng suối hẹp, bờ suối thấp, có thể khai thác phục vụ sản xuất nông nghiệp. Ngoài ra trên địa bàn còn có các suối: Ea Te, Ea Dic, Ea Kdih... là những suối nhỏ, chỉ có nước trong mùa mưa, khả năng khai thác phục vụ sản xuất rất hạn chế. 3.1.2. Các nguồn tài nguyên 3.1.2.1. Tài nguyên đất Theo tài liệu điều tra đất của Viện quy hoạch và thiết kế nông nghiệp thực hiện năm 1978 và bổ sung năm 1998 trên bản đồ tỷ lệ 1/50.000, đất đai của xã gồm 3 nhóm chính sau: - Đất xám trên đá Granit (Xa): diện tích 4182 ha, chiếm 50,77% diện tích tự nhiên, phân bố dọc quốc lộ 26, độ dốc từ 3-150, tầng dày dưới 70cm, đất có màu nhẹ, do có tỷ lệ hạt cát cao, nên khả năng giữ nước kém, dễ bị xói mòn, rửa trôi, độ chua pH là 4,6-4,8, nghèo mùn, đạm tổng số trung bình: 0,11-0,15%, nghèo lân 0,03-0,05%, lân dễ tiêu thấp 2,5mg/100g đất Đây là loại đất xấu, hướng quy hoạch sẽ sử dụng một phần để trồng cây hàng năm, còn lại bố trí đồng cỏ chăn nuôi và trồng rừng. - Đất vàng đỏ trên đá Granit (Fa): diện tích 3825 ha, chiếm 44,46% diện tích đất tự nhiên, phân bố Phía Nam quốc lộ 26 và một phần phía Đông bắc của xã, đất có độ dốc 0-150, tầng dày 50-70 cm, đất có màu vàng đỏ, thành phần cơ giới từ nước trung bình, đất chua pH 3- 4,6, nghèo mùn, đạm, lân tổng số đều nghèo 0,18- 0,2%, lân dễ tiêu thấp 1,5-3mg/100g đất Đây là loại đất tốt, thích hợp với nhiều loại cây trồng, hiện nay phần lớn loại đất này đã được khai thác trồng cây hàng năm, còn lại đất trống đồi núi trọc, hướng tới khai thác để trồng rừng. - Đất đỏ vàng trên đá phiến Mica (Fs) : diện tích 180ha, chiếm 2,19% diện tích tự nhiên, phân bố ở phía đông nam của xã, độ dốc trên 200, tầng dày dưới 70cm, đất có màu vàng đỏ, chặt, ít tơi xốp, thành phần cơ giới từ thịt nhẹ đến thịt trung bình 0,12%, nghèo lân 0,025- 0,038%, thảm thực vật hiện nay là rừng nghèo và đất đồi núi, hướng tới để trồng rừng phòng hộ. 3.1.2.2. Tài nguyên nước - Nguồn nước mặt: trên địa bàn xã mật độ sông suối nhiều và phân bố đều, suối có nước quanh năm, có thể khai thác phục vụ sản xuất nông nghiệp. - Nguồn nước ngầm: chưa có số liệu thăm dò về trữ lượng và khả năng khai thác nguồn nước ngầm, song qua khảo sát những giếng đào, ở một số nơi trong vùng cho thấy ở độ sâu 10-15m đều có nước đủ phục vụ sinh hoạt. 3.1.2.3. Tài nguyên rừng Trong những năm gần đây do diện tích rừng tự nhiên bị thu hẹp lại, vì vậy trên địa bàn xã đã có chương trình trồng rừng tái sinh. Cho đến nay tất cả số diện tích rừng trồng đều phát triển tốt, một số diện tích rừng trồng sớm nay đã đến tuổi thu hoạch. 3.1.2.4. Tài nguyên nhân văn Dân số trên địa bàn xã Eapil, phần lớn là đồng bào các tỉnh phía bắc vào lập nghiệp từ những năm 1990, bao gồm 7 dân tộc anh em cùng chung sống là Kinh, Tày, Nùng, Thái, Mường, Dao, Sán Chỉ. Mỗi dân tộc có những phong tục tập quán riêng tạo cho địa phương có nền văn hóa đa dạng với nhiều nét độc đáo và giàu bản sắc nhân văn. 3.1.3. Thực trạng môi trường Eapil mang đậm nét của khu vực Tây nguyên, môi trường của xã đến nay vẫn khá trong lành là do công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp chưa phát triển và được bao quanh bởi hệ thống cây xanh. Tuy nhiên, trong tương lai để đảm bảo sức khoẻ cho người dân nhằm nâng cao chất lượng sống đồng thời bảo vệ cảnh quan môi trường xanh, sạch, đẹp, bên cạnh công tác quy hoạch không gian, xây dựng các khu chức năng thì việc nâng cao ý thức người dân cần được chú trọng, sớm có biện pháp cụ thể và đi vào thực tiễn. 3.1.4. Điều kiện phát triển kinh tế - xã hội 3.1.4.1. Tăng trưởng kinh tế Quá trình phát triển kinh tế của xã trong những năm qua có những chuyển biến tích cực để hội nhập thị trường, các thành phần kinh tế đa dạng, sản phẩm nông nghiệp làm ra ngày một nhiều đã mang lại nguồn thu cho địa phương, mức tăng trưởng kinh tế năm sau luôn cao hơn năm trước, đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện. 3.1.4.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế Cơ cấu kinh tế của xã đã có sự chuyển dịch đúng hướng, ngành nông nghiệp từ chỗ trồng những cây ngắn ngày, lúa, mỳ, để giải quyết lương thực tại chỗ mang tính tự cung cấp, hiện nay từng bước chuyển dịch sang sản xuất sản phẩm hàng hóa như bắp lai, mía, chú trọng đầu tư thâm canh nên năng suất các loại cây trồng đều nâng lên như : đậu đỗ, bắp lai, mía, đây là bước đi mới nhằm phát triển nền kinh tế của xã theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa. 3.1.5 . Thực trạng phát triển các ngành kinh tế 3.1.5.1. Khu vực kinh tế nông nghiệp Trên cơ sở phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm nền kinh tế theo cơ chế thị trường nhất là chính sách xóa đói giảm nghèo, chính sách phát triển nông thôn miền núi với truyền thống đoàn kết của các dân tộc anh em, trong những năm qua Đảng Bộ và nhân dân trong xã đã phấn đấu đạt được các mục tiêu phát triển kinh tế, chính trị, xã hội, an ninh, quốc phòng mà nghị quyết Đảng Bộ đã đề ra. Kinh tế nông nghiệp thể hiện ở một số ngành chính như sau: a. Trồng trọt Trong năm 2013 (tính tới thời điểm 31/12/2014), mặc dù bị tác động của các yếu tố khách quan như thời tiết, giá cả vật tư phân bón, nhưng với sự nỗ lực phấn đấu của cán bộ và nhân dân trong xã đã vượt qua khó khăn, hoàn thành tốt chỉ tiêu kế hoạch được giao. Tổng diện tích gieo trồng thực hiện là 4.272 ha, đạt 101% so với kế hoạch, trong đó: tổng sản lượng lương thực là 7.934,4 tấn. Nguyên nhân là do một số loại cây trồng đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra như cây mía, cây lúa nước... Trong lúc đó có một số loại cây trồng không đạt chỉ tiêu kế hoạch như cây mỳ, mía. Bảng 3.2: Diện tích, năng suất và sản lượng các loại cây trồng TT Loại cây trồng Diện tích(ha) Năng suất(tấn/ha) Sản lượng (tấn/ha) KH TH Tỷ lệ % KH TH Tỷ lệ % KH TH Tỷ lệ % 1 Lúa nước 124 162 130,6 5,7 4,85 85 707 734,4 104 2 Ngô 1.200 1.200 100 6,00 6,00 100 7.200 7.200 100 3 Mỳ 450 350 77,7 27 27 100 12.150 9.450 77,7 4 Đậu Đỗ 500 500 100 1,3 1,3 100 650 650 100 5 Mía 1.800 1.900 105,5 70 50 71,4 126.000 95.000 75,4 6 Rau xanh 40 40 100 10 10 100 400 400 100 7 Đồng cỏ 30 30 100 8 Cây trồng khác 20 40 200 9 Cây lâu năm 50 50 100 Tổng cộng: 4224 4272 101 (Nguồn: UBND xã Eapil) b. Chăn nuôi Ngành chăn nuôi những năm qua đã có những tiến bộ rõ rệt, đàn gia súc, gia cầm phát triển cả về số lượng và chất lượng. Đàn gia súc, gia cầm phát triển ổn định, công tác phòng chống dịch được chú trọng, tăng cường kiểm soát giết mổ và kiểm dịch đại gia súc. Tổng đàn trâu bò năm 2010 là 1.794 con. Tổng đàn heo là 2.750 con đạt 103% so với kế hoạch, tuy nhiên do giá cả không ổn định, hơn nữa giá thức ăn lại cao do vậy lợi nhuận từ việc chăn nuôi heo là không cao. Đáng chú ý là trong những năm gần đây việc chăn nuôi gia súc gia cầm phát triển mạnh có hiệu quả khá ổn định trong giá trị sản xuất nông nghiệp 3.1.5.2. Khu vực kinh tế công nghiệp a. Tiểu thủ công nghiệp UBND xã luôn tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân phát triển mở rộng các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp theo đúng chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Do đó, các cơ sở tiểu thủ công nghiệp từng bước phát triển nhằm đáp ứng được yêu cầu phục vụ sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn theo các tiêu chí nông thôn mới. Giá trị tiểu thủ công nghiệp ngày càng tăng đem lại việc làm và thu nhập cho người dân. Trên địa bàn xã có 01 cơ sở sản xuất gỗ tại thôn 10. b. Xây dựng cơ bản Mặc dù phải tập trung kinh phí để trả nợ cho các công trình xây dựng từ năm trước nhưng trong năm qua, ủy ban nhân dân xã cố gắng huy động các nguồn kinh phí để xây dựng một số công trình như để xe tại trụ sở ủy ban xã, sửa chữa các phòng học tại các trường học trên địa bàn, khắc phục những thiệt hại do thiên tai gây ra, mua sắm tấm lợp cho hội trường các thôn. Tổng kinh phí đầu tư cho công tác xây dựng cơ bản tính tới thời điểm 31/12/2014 là 226.750.000 đồng. 3.1.5.3. Khu vực kinh tế dịch vụ Trong những năm gần đây, kinh tế phát triển mạnh do vậy nhu cầu về mua bán, trao đổi hàng hóa cũng như các dịch vụ đi kèm có bước phát triển. Các đại lý phân bón, thu mua nông sản, bán hàng tạp hóa, các cơ sở xay xát, hàn, mộc, vận tải đều có sự tăng mạnh cả về số lượng và quy mô. Tăng mạnh nhất vẫn là các phương tiện vận tải, toàn xã hiện có hơn 20 đầu xe vận tải các loại có đăng ký đóng thuế tại địa phương. Nhờ sự phát triển mạnh của thương mại, dịch vụ mà nhu cầu mua bán, trao đổi hàng hóa của nhân dân phần nào được đáp ứng, góp phần vào sự tăng trưởng chung của địa phương. 3.2.1. Lĩnh vực văn hoá - xã hội 3.2.1.1. Dân số Theo số liệu điều tra dân số năm 2014, dân số của xã Eapil là 6.943 người với 1.694 hộ. Bảng 3.3: Hiện trạng dân số năm 2014 TT Tên Đơn vị Số khẩu (người) Tỷ lệ /DS Số hộ (hộ) Bình quân (ng/hộ) 1 Thôn 1 665 9,58 161 4,16 2 Thôn 2 587 8,45 146 4,02 3 Thôn 3 903 13,01 294 3,08 4 Thôn 4 728 10,49 185 3,94 5 Thôn 5 230 3,31 57 4,11 6 Thôn 6 178 2,56 45 4,14 7 Thôn 7 369 5,31 76 4,45 8 Thôn 8 329 4,74 72 4,70 9 Thôn 9 668 9,62 160 4,18 10 Thôn 10 561 8,08 133 4,22 11 Thôn 11 687 9,89 148 4,64 12 Thôn 12 337 4,85 64 5,27 13 Thôn 13 276 3,98 70 3,94 14 Thôn 14 425 6,12 83 5,12 Tổng 6.943 100,00 1.694 4,28 (Nguồn: UBND xã Eapil) 3.2.2.1. Lao động, việc làm - Lao động trong độ tuổi: 4.186 người, chiếm 60,3% dân số. + Lao động nông nghiệp: với 3.951 lao động, chiếm 94,4%. + Lao động thương mại - dịch vụ, hành chính nhà nước: 151 lao động, chiếm 3,6%. + Lao động TTCN – xây dựng: 84 lao động, chiếm 2%. - Về chất lượng nguồn lao động: Hầu hết là lao động chưa qua đào tạo, lao động được đào tạo các ngành nghề chỉ chiếm 2%. - Số lao động được đào tạo: 83 người, chiếm 2%. + Đại học và cao đẳng: 60 người. + Trung cấp, sơ cấp: 23 người. - Số lao động chưa qua đào tạo: 4.103 người, chiếm 98 %. 3.2.2.3. Thu nhập Nhờ có các chương trình (chương trình 135), dự án (phát triển kinh tế) với các chính sách đào tạo nghề, hỗ trợ người nghèo, và sự cần cù, chịu khó của người dân địa phương, đời sống người dân hiện nay được cải thiện đáng kể. Đến nay số hộ nghèo của xã còn lại 196 hộ, 815 khẩu chiếm 11,5%. Thu nhập bình quân đầu người 7-8 triệu/năm. 3.3. Thực trạng phát triển khu dân cư nông thôn Khu dân cư nông thôn xã Eapil có diện tích là 578,49 ha, trong đó diện tích phân bổ cho mục đích phi nông nghiệp là 72,82 ha, diện tích đất ở nông thôn 46,89 ha với 1.694 hộ gia đình sinh sống, quy mô bình quân 4,09 người/hộ. Các khu dân cư trong xã phân bố ở 14 thôn mật độ dân cư thưa và phân bố không đều, sinh sống chủ yếu là ven Quốc lộ 26. Hạ tầng cơ sở trong các khu dân cư nông thôn không đồng bộ, đang trong thời kỳ xây dựng. Hệ thống giao thông trong các khu dân cư chủ yếu là đường đất, nhà ở của nhân dân phần lớn còn là bán kiên cố, với trang thiết bị nội thất đơn giản, sơ sài. 3.4. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng Với phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm, trong những năm qua cơ sở hạ tầng của xã không ngừng được thay đổi. Việc nâng cấp, cải tạo và xây dựng mới các công trình văn hoá phúc lợi công cộng, công trình dân sinh đã làm thay đổi bộ mặt của xã . Do địa hình chủ yếu là đồi núi nên rất khó cho việc bố trí các công trình hạ tầng. Các công trình hạ tầng hiện nay chủ yếu được bố trí ven trục đường Quốc lộ 26 theo dạng tuyến như sau: 3.4.1. Giao thông Do kinh tế phát triển, nhu cầu về giao thông đi lại và vận chuyển hàng hóa của nhân dân ngày một gia tăng, trong khi kinh phí đầu tư cho giao thông gần như không có, việc huy động đóng góp của nhân dân thì có hạn, chỉ đủ để khắc phục một phần rất nhỏ so với nhu cầu đi lại của nhân dân. Để khắc phục những khó khăn nói trên, ủy ban nhân dân xã vận dụng nhiều hình thức, phương pháp khác nhau để đầu tư vào giao thông nhằm khắc phục, sửa chữa, bảo đảm giao thông đi lại và vận chuyển hàng hóa của nhân dân được thông suốt. 3.4.2. Thuỷ lợi Hiện nay, trên địa bàn xã có 3 công trình thủy lợi nhỏ, đó là các đập C1, C2 và đập thôn 2. Hàng năm được nâng cấp cải tạo, nhưng chất lượng các công trình còn nhiều hạn chế dẫn đến khả năng tiêu thoát nước vào mùa mưa, gây tình trạng úng lụt cục bộ nên trong giai đoạn quy hoạch cần có các biện pháp, cải tạo, nâng cấp tu sửa thường xuyên. Phấn đấu trong thời gian tới tỷ lệ hệ thống kênh rạch được nâng cấp, kiên cố hóa trên 45% đảm bảo chế độ tưới tiêu phục vụ sản xuất cũng như sinh hoạt của bà con. 3.4.3. Năng lượng Bằng nguồn vốn hỗ trợ của tỉnh, huyện và sự đóng góp của nhân dân, xã đã được đầu tư xây dựng đường điện lưới quốc gia, hệ thống điện liên thôn cung cấp để phục vụ cho người dân. Đến nay hệ thống lưới điện Quốc gia đã được đầu tư đến 14/14 thôn. Trạm hạ thế có 11 trạm hạ thế với tổng công suất 840KVA (11/14 thôn có trạm biến áp), 25km đường dây hạ thế, 8km đường dây trung thế, 8km đường dây cao thế. Số hộ gia đình sử dụng điện thường xuyên, an toàn 1.494 hộ/1.694 hộ (chiếm khoảng 88,19%).. 3.4.4. Bưu chính viễn thông Đài truyền thanh xã thường xuyên làm tốt công tác tiếp âm các đài của cấp trên và kịp thời thông báo những thông tin cần thiết để nhân dân nắm được, các cụm loa không dây ở các cấp thường xuyên được kiểm tra và phát huy tác dụng tốt. Bưu điện xã đã được xây dựng tại trung tâm xã với diện tích đất 1.016m2. 3.4.5. Cơ sở văn hóa, thể dục, thể thao Trong những năm qua hoạt động văn hoá thông tin - thể dục thể thao của xã có nhiều chuyển biến tích cực. Quản lý Nhà nước về các hoạt động văn hoá, thể thao, tôn giáo, tín ngưỡng được tăng cường. Vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá”. Hoạt động văn nghệ, thể dục thể thao thường xuyên được tổ chức tạo môi trường sinh hoạt văn hoá lành mạnh ở nông thôn. Tuy nhiên cơ sở hạ tầng về văn hóa còn kém, một số thôn chưa có quỹ đất dành cho nhà văn hóa (11/14 thôn có nhà văn hóa). Để duy trì các hoạt động văn hóa xã hội trong những năm tiếp theo cần được đầu tư xây dựng cơ sở văn hóa phục vụ nhu cầu của người dân. 3.4.6. Cơ sở y tế Với quan điểm chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân, công tác y tế của xã từng bước được củng cố và phát triển cả về số lượng và chất lượng từ các thôn đến trạm y tế xã đều có các hoạt động thực hiện chương trình chăm sóc sức khoẻ ban đầu, phát hiện dịch sớm, khám chữa bệnh ngày một nâng cao, vận động nhân dân thực hiện các biện pháp kế hoạch hoá gia đình. Không để dịch bệnh lớn xảy ra trên địa bàn xã. Trên địa bàn xã có một cơ sở y tế là trạm y tế xã đã và đang được sự đầu tư cả về cơ sở vật chất, trang thiết bị khám chữa bệnh cũng như các chế độ, chính sách của nhà nước trong công tác khám, chữa bệnh, đội ngũ bác sỹ, y tá của trạm xá cũng được tăng cường, nhờ vậy mà việc khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người dân được thực hiện tốt. Công tác dân số kế hoạch hoá gia đình được quan tâm chỉ đạo bằng mọi biện pháp và hình thức, tuyên truyền và lồng ghép, thực hiện các cuộc vận động giao ước và thi đua, hạn chế mức thấp nhất số người sinh con thứ 3. Tỷ lệ tăng dân số năm 2014 là 1,6%. 3.4.7. Cơ sở giáo dục - đào tạo Để nâng cao trình độ dân trí của người dân, trong những năm qua công tác giáo dục ở địa phương thường xuyên được các ngành các cấp quan tâm. Cơ sở trường lớp từng bước được xây dựng kiên cố và bán kiên cố, đồ dùng dạy và học được trang bị phần nào đã đáp ứng được nhu cầu. Trong năm qua số trẻ em đến độ tuổi đi học vào lớp 1 đạt 100%, tổng số học sinh trong năm 2013-2014 là 1.335 em. Trong đó: - Trường mẫu giáo Hoa Pơ Lang: diện tích đất 5.781m2, gồm 6 phòng học và 146 cháu. - Trường tiểu học: gồm 2 trường. + Trường tiểu học Lê Hồng Phong: diện tích đất 12.204m2, điểm chính tại thôn 3, số học sinh: 450 học sinh, 14 phòng học. Điểm trường tại thôn 1: diện tích đất 2.582m2, số học sinh: 37 học sinh, 2 phòng học. + Trường tiểu học Hoàng Diệu: diện tích đất 12.098m2, số học sinh: 168 học sinh, 11 phòng học. - Trường THCS Lý Tự Trọng: diện tích đất 11.605m2, gồm 12 phòng học, số học sinh: 534. Được đầu tư xây dựng năm 2000. Hiện tại diện tích đất dành cho cơ sở giáo dục đào tạo của xã có 4,43 ha, đạt bình quân 6,25 m2/người thấp hơn so với bình quân chung của huyện (8,55 m2/người), cùng với sự phát triển dẫn số, số học sinh các cấp cũng tăng theo do vậy trong nhưng năm tới cần dành quỹ đất xây dựng các cơ sở giáo dục đào tạo. 3.4.8. Cơ sở thể dục – thể thao Cùng với đời sống tinh thân nhân dân ngày càng được cải thiện, phong trào thể dục thể thao cũng đã thu hút được quần chúng nhân dân tham gia tập luyện. Trong năm qua UBND xã cũng đã tổ chức được nhiều bộ môn thi đấu giao hữu giữ các thôn. Hiện tại sân vận động của xã diện tích còn nhỏ và một số thôn cũng chưa có sân thể thao riêng. Do vậy để phong trào tập luyện thể dục thể thao được quy trì và phát triển thì những năm tới cần được quy hoạch thêm quỹ đất dành cho cơ sở thể dục thể thao. 3.4.9. Chợ Hiện tại trên địa bàn xã diện tích chợ là 0,54 ha, hoạt động kinh doanh buôn bán ngày một gia tăng giúp nhân dân trong xã có địa điểm để trao đổi hàng hóa, tuy nhiên do cơ sở hạ tầng của chợ còn kém, diện tích nhỏ nên chưa phát huy hết tiềm năng và nhu cầu giao thương hàng hóa của nhân dân trong xã cũng như với các vùng lân cận. 3.5. Đánh giá tổng quát về điều kiện tự nhiên – kinh tế - xã hội 3.5.1. Thuận lợi Trong những năm qua, tình hình kinh tế – xã hội xã Eapil ổn định và phát triển tạo đà cho việc thực hiện thắng lợi mới, các chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm 2011 và định hướng đến năm 2020. Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt khá, cơ cấu kinh tế có nhiều bước chuyển biến tích cực, chuyển dịch đúng hướng. Đã xuất hiện nhiều mô hình sản xuất mới. Sản xuất tiểu thủ công nghiệp còn gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn duy trì và phát triển. Thương nghiệp và dịch vụ có nhiều chuyển biến. Thu chi ngân sách hàng năm đạt chỉ tiêu. Trên lĩnh vực văn hoá, thể dục thể thao, giáo dục, y tế, dân số - kế hoạch hoá gia đình có nhiều chuyển biến tích cực. 3.5.2. Khó khăn Là một xã thuần nông, tỷ trọng ngành nông nghiệp còn cao, các mô hình canh tác cũng như chăn nuôi vẫn còn nhỏ lẻ, tự phát chưa xứng tầm địa phương. Tốc độ tăng trưởng kinh tế chưa có bước tăng trưởng đột biến. Sản phẩm nông nghiệp hàng hoá chưa đa dạng, chất lượng, sức cạnh tranh còn yếu. Công tác quản lý đôi lúc còn lỏng lẻo, có đề ra nhưng chưa thực hiện đầy đủ. Các mặt văn hoá - xã hội trên một số lĩnh vực còn đạt kết quả thấp, thiếu bền vững, công tác vệ sinh môi trường còn yếu, chưa tập trung. PHẦN IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1. Thực trạng sử dụng và phân bổ đất tại xã Eapil, huyện M’Đrắk 4.1.1. Thực trạng sử dụng đất trồng cây hàng năm của tại xã Eapil, huyện M’Đrắk Bảng 4.1: Biến động sử dụng đất trồng cây hàng năm của tại xã Eapil qua 3 năm (2012-2014) Chỉ tiêu 2012 2013 2014 2014/2012 Diện tích ( ha) Cơ cấu (%) Diện tích ( ha) Cơ cấu (%) Diện tích ( ha) Cơ cấu (%) Tăng ( +)/ giảm (-) Tổng diện tích tự nhiên 8.238,00 100 8.238,00 100 8.238,00 100 Đất nông nghiệp 6.363,08 72,24 6.468,32 75,51 6.411,08 77,82 48 Đất sản xuất nông nghiệp 5.935,28 72,04 6.011,28 72,97 5.957,28 72,31 22 Đất trồng cây hàng năm 5.703,13 69,2 5.762,13 69,9 5.718,13 69,4 15 Đất lúa nước 111,95 1,4 111,95 1,4 111,95 1,4 0 Đất trồng cây hàng năm khác 5.591,18 67,9 5.650,18 68,6 5.606,18 68,05 15 Đất trồng cây lâu năm 232,15 2.8 249,15 3,02 239,15 2,9 7 (Nguồn: UBND xã Eapil) Trong cơ cấu đất nông nghiệp thì chủ yếu là đất sản xuất nông nghiệp và đất trồng cây hàng năm. Đất trồng cây hàng năm năm 2012 là 5.703,13 ha chiếm 69,2% trong tổng diện tích đất nông nghiệp, năm 2014 là 5.718,13ha chiếm 69,4% diện tích đất nông nghiệp. Như vậy, đất trồng cây hàng năm có xu hướng tăng nhưng tăng không đáng kể. Trong cơ cấu đất trồng cây hàng năm thì đất lúa là 111,95 ha chiếm 1,4% tổng diện tích đất nông nghiệp. Đất trồng cây hàng năm khác là 5.591,18 ha năm 2012 chiếm 67,9 % trong tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp, năm 2014 là 5.606,18 ha chiếm 68,05% diện tích đất nông nghiệp. Trong đó đất trồng trồng cây hàng năm khác tăng 15ha. Để nâng cao hiệu quả dụng đất và nâng cao năng suất cây trồng và chăn nuôi, quỹ đất nông nghiệp trên địa bàn xã đã được khai thác khá hiệu quả, đáp ứng kịp thời sự phát triển của nền kinh tế nông nghiệp....nên tổng diện tích đất nông nghiệp đã có sự biến động nhất định. Trong cơ cấu đất trồng cây lâu năm cũng có xu hướng tăng năm 2012 là 232,15 ha, năm 2014 là 239,15 ha chiếm 2,9% cơ cấu. Đất trồng cây lâu năm chủ yếu nằm rải rác ở các khu xa trung tâm xã nên không năm trong số diện tích đất chuyển sang phi nông nghiệp, vì thế mà đất trồng cây lâu năm không có sự biến động lớn. 4.1.2. Lịch mùa vụ trồng cây hàng năm tại xã Eapil, huyện M’Đrắk Nguồn nước phục vụ cho việc gieo trồng cây hàng năm tại xã chủ yếu là nhờ vào nước mưa là chính, ngoài ra còn tận dụng nước ở những ao hồ nhỏ của hộ dân để phục vụ nước tưới trong mùa khô hay sản xuất trái vụ. Tuy nhiên, vào mùa khô tình trạng thiếu nước vẫn xảy ra. Thời gian gieo trồng và thu hoạch các loại cây hàng năm được thể hiện trong hình 4.1: Hình 4.1: Lịch mùa vụ của xã Eapil Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Cây lúa Cây ngô Cây sắn Các loại đậu Rau quả ------------------ -------------------- --------------------- --------------------- Mía ( Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo UBND xã Eapil) Cây lúa: Vụ Hè – Thu: Gieo sạ từ đầu tháng 5 hoặc tháng 6 để đảm bảo thu hoạch cơ bản trong tháng 9, chậm nhất vào tháng 10 hàng năm. Vụ Đông – Xuân: Vụ 2 gieo trồng trong khoảng tháng 11 hoặc tháng 12 thì đến tháng 3, tháng 4 năm sau. Cây ngô: thường được trồng vào đầu tháng 3 hoặc tháng 4 thì thu hoạch vào tháng 7 hoặc tháng 8 vụ 1, vụ 2 thường được trồng vào đầu tháng 9 hoặc tháng 10 thì thu hoạch vào tháng 1 hoặc tháng 2. Một số người còn trồng ngô sớm hơn khoảng 10 – 15 ngày, khi xuất hiện 2 – 3 cơn mưa đầu tiên. Các giống ngô thường trồng là giống ngô lai có năng suất cao như: DK888, LVN10, G49, có thời gian sinh trưởng từ 90 – 105 ngày. Tuy nhiên, đa phần người dân thường trồng giống ngô đại trà, không quan tâm dùng giống có năng suất chất lượng cao và thời gian sinh trưởng cao. Cây sắn: được người dân trồng muộn hơn cây ngô khoảng 20 – 25 ngày, chỉ trồng thực sự khi có mưa ổn định và độ ẩm của đất đạt yêu cầu. Thời gian trồng chủ yếu vào đầu tháng 4 và cuối tháng 5, thì thu hoạch vào tháng 12 hoặc tháng 1 năm sau. Đậu các loại: Đậu các loại bao gồm đậu xanh, đậu đen, đậu đỏ và lạc, đậu nành, thời gian trồng đến khi thu hoạch là khoảng 3 tháng. Đậu các loại thường được người dân trồng vào cuối tháng 4 khi có lượng mưa ổn định, độ ẩm thích hợp và thu hoach vào cuối tháng 7 đối với vụ 1. Vụ 2 được trồng từ cuối tháng 7 và thu hoạch vào cuối tháng 10. Đối với đậu lạc thì thường được trồng trong vụ 2 xen canh với ngô. Còn vụ 1 thì người dân thường trồng đậu đen, đậu xanh và đậu đỏ. Giống đậu thường là các loại đại trà. Rau quả: các loại cây thường trồng là dưa leo, bắp cải, đậu bắp, rau cải,Cây rau có thể trồng được ở tất cả các thời điểm trong năm. Thời gian sinh trưởng của cây rau từ 2,5 – 3 tháng, do vậy nếu canh tác tốt người dân có thể trồng 4 vụ trên một diện tích đất nhất định. Dưa hấu thường được trồng nhằm phục vụ nhu cầu gia đình và địa phương. Mía: bắt đầu trồng vào tháng 4 đến tháng 12 thì thu hoạch. 4.2. Thực trạng chung của các nông hộ tại xã Eapil, huyện M’Đrắk 4.2.1. Tình hình nhân khẩu và lao động Tình hình nhân khẩu và lao động của các nông hộ: Nhân khẩu và lao động là nhân tố quan trọng có ảnh hưởng đến mức thu nhập bình quân, đến đời sống, đến khả năng phát triển kinh tế của nông hộ. Lực lượng lao động quyết định đến thu nhập của nông hộ. Nhân khẩu và lao động của các nhóm hộ được thể hiện ở bảng sau: Qua bảng số liệu trên ta thấy trong 70 hộ trồng cây hàng năm thì có 9 hộ nghèo, 10 hộ trung bình và 51 hộ khá. Trong đó, hộ khá chiếm tỷ lệ cao nhất là 64,3%, tiếp theo là hộ khá với 21,4% và hộ nghèo chiếm tỷ lệ thấp nhất là 14,3% . Bảng 4.2: Tình hình chủ hộ, nhân khẩu và lao động của các hộ điều tra Chỉ tiêu ĐVT Hộ nghèo Hộ trung bình Hộ khá Tổng Tổng số hộ Số hộ 9 10 51 70 Tỷ lệ % 12,9 14,3 72,8 100 Nhân khẩu Tổng nhân khẩu Khẩu 34 106 165 305 BQ nhân khẩu/hộ Khẩu 5,7 11,8 6,1 23,6 Lao động Tổng lao động Lao động 30 79 119 142 BQ lao động/hộ Lao động 5 8,8 4,4 18,2 Khẩu Khẩu ăn theo Người 4 27 46 57 Tỷ lệ phụ thuộc % 11,76 25,47 27,87 65,5 (Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra) Qua bảng số liệu điều tra cũng cho thấy: - Số nhân khẩu bình quân/ hộ ở nhóm hộ khá là 6,1 người, lao động chính bình quân/hộ là 4,4 người và tỷ lệ phụ thuộc 27,87%. - Số nhân khẩu bình quân/ hộ ở nhóm hộ trung bình là 11,8 người, lao động chính bình quân/hộ là 8,8 người và tỷ lệ phụ thuộc là 25,47%. - Số nhân khẩu bình quân/ hộ ở nhóm hộ nghèo là 5,7 người, lao động chính bình quân/hộ là 5 người và có tỷ lệ phụ thuộc là 11,76%. Số nhân khẩu bình quân/hộ tương đối cao, có ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển kinh tế, môi trường sống và chất lượng giáo dục, y tế của thị trấn. BQC số lao động chính/hộ là 6,06 người, có thể nói nguồn lao động ở đây rất dồi dào, đây là lợi thế cần được phát huy. 4.2.3. Cơ cấu diện tích các loại cây trồng Bảng 4.3: Cơ cấu diện tích các loại cây trồng hàng năm Loại đất 2014 Diện tích (ha) Tỉ lệ (%) Đất nông nghiệp 64,72 100 Đất trồng cây hàng năm 57,62 89,03 Lúa 5,42 8,38 Ngô 15,60 24,10 Đậu các loại 7,80 12,05 Mỳ 10 15,45 Mía 18,8 29,05 (Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra) Qua khảo sát tình hình thực tế ở địa bàn cho thấy: tình hình sử dụng đất nông nghiệp của người dâ trong những năm gần đây đã có sự thây đổi đáng kể về cơ cấu diện tích các loại cây trồng hàng năm, đất trồng cây lâu năm thì không có sự thay đổi nhiều. Qua phỏng vấn các nông hộ thấy: người dân ở đây đều biết trồng cây mì rất hại cho đất nhưng do lợi nhuwnj từ việc trồng mỳ cao hơn các cây khác nên người dân vẫn trồng, người dân nghèo nên không có tiền đầu tư để cải thiện đất, có nhà cứ sau 2 – 3 năm trồng mỳ thì lại chuyển sang trồng bắp hoặc đậu để cải thiện độ phì cho đất. Đất trồng cây hàng năm ở đây rất lớn 57.62 ha, chiếm 89,03% diện tích đất nông nghiệp, nguyên nhân là do điều kiện đất đai, khí hậu ở đây không phù hợp với trồng cây lâu năm, trồng cây lâu năm ở đây năng suất không cao như những địa phương khác. Trong diện tích trồng cây hàng năm, cây mía chiếm diện tích lớn nhất 18.8 ha, chiếm 29.05% diện tích cây trồng hàng năm, nguyên nhân do cây mía là cây chuyên canh của xã, điều kiện đất đai, khí hậu phù hợp với loại cây này.diện tích trồng mỳ cũng tương đối cao là 10 ha chiếm 15.45% diện tích trồng cây hàng năm, nguyên nhân là do chi phí thấy, công chăm sóc ít, thu lợi nhuận nhiều. Diện tích trồng đậu là 7.8 ha chiếm 12.05% và diện tích trồng ngô là 15.6 ha chiếm 24.1% diện tích trồng cây hàng năm, do 2 loại cây này phù hợp với điều kiện đất đai, khí hậu của vùng. Diện tích trồng lúa ít chỉ có 5.42 ha chiếm 8.38% diện tích cây trồng hàng năm, cây lúa được trồng chủ yếu là phục vụ cho nhu cầu của gia đình, nếu có dư thì mới đem đi bán. Do ở đây chưa có hệ thống thủy lợi nên mùa khô không thể trồng lúa. 4.2.4. Năng suất và sản lượng các loại cây trồng Bảng 4.4: Năng suất một số loại cây trồng hàng năm Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 2014/2013 DT (ha) SL (tấn) Năng suất tấn/ha DT (ha) SL (tấn) Năng suất tấn/ha Năng suất (+/-) Lúa 5,42 26,2 4,83 5,42 26 4,79 -0,04 Ngô 15,6 93,6 6 15,6 92.05 5,9 -0,1 Đậu các loại 7,8 10,14 1.3 7,8 10,12 1,29 -0,1 Mỳ 10 270 27 10 268 26,8 -0,2 Mía 18,8 940 50 18,8 950 50,53 0,53 Tổng 57,62 1.339,94 23,3 57,62 1.331,17 23,1 -0,2 (Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra) Qua bảng 4.3 tổng hợp từ phiếu điều tra cho thấy: Do trang thiết bị sản suất còn thô sơ và thiếu thốn nên cũng một phần nào ảnh hưởng đến năng suất của cây trồng, tuy nhiên so với các hộ trông thôn khác thì năng suất lúa cũng không thấp lắm 4,83 tấn/ha năm 2013, năm 2014 là 4,79 tấn/ha, giảm nhẹ so với năm trước là 0,04 tân/ha. Mía đạt năng suất cao nhất 49,73 tấn/ha năm 2014 giảm 0,27 tấn/ha so với năm 2013, ngô và mì năng suất đạt trung bình lần lượt là 5,9 tấn/ha và 26,8 tấn/ha, đậu năng suất thấp nhất là 1,29 tấn/ha năm 2014. Nhìn chung năm 2014 năng suất các cây trồng của xã đều có su hướng giảm nhẹ hơn so với năm trước, qua điều tra được biết một số cây trồng ở đây bị mất mùa do lượng mưa ít, người dân không dám bón phân sợ trời không mưa, vì trồng trọt ở đây phụ thuộc rất nhiều vào trời mưa, cho nên không đủ chất dinh dưỡng để cây phát triển. Bảng 4.5: Thu nhập từ các loại cây trồng hàng năm Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Sản lượng (tấn) Thành tiền (1000đ) Sản lượng (tấn) Thành tiền (1000đ) Lúa 26,2 157.200 26 169.000 Ngô 93,6 280.800 92,05 276.150 Đậu các loại 10,14 182.520 10,12 192.280 Mỳ 270 391.500 268 388.600 Mía 940 752.000 950 807.500 Tổng 1.339,94 1.764.020 1331,17 1.833.530 (Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra) Qua bảng về tình hình thu nhập của nông hộ từ các loại cây trồng hàng năm cho thấy: mặc dù năng suất cây trồng không bằng năm trước nưng do giá cả của một số nông sản tăng lên làm thu nhập của người dân từ các loại cây trồng hàng năm có cao hơn, giúp cho người dân bù được phần nào tổn thất do bị mất mùa. Cụ thể là năm 2013 lúa đạt sản lượng 26,2 tấn thì thu nhập của 70 hộ là 157.200.000 đồng, nhưng năm 2014 với sản lượng còn 26 tấn thu nhập của người dân là 169.000.000 đồng do giá lúa tăng lên. Đối với cây ngô: năm 2013 sản lượng là 93,6 tấn thu nhập 280.000.000 đồng , năm 2014 sản lượng giảm còn 92,05 tấn thu nhập 276.150.000 đồng do giá được giữ nguyên. Đối với các loại đậu: năm 2013 đạt 10,14 tấn thu nhập 182.520.000 đồng, năm 2014 sản lượng 10,12 tấn do giá tăng nên thu nhập được 192.280.000 đồng. Đối với cây mỳ: với sản lượng 2013 đạt 270 tấn thì thu nhập đạt 391.500.000 đồng, năm 2014 sản lượng giảm xuống 268 tấn thì thu nhập đạt 388.600.000 đồng, do giá mỳ không thay đổi. Đối với cây mía: với sản lượng 940 tấn năm 2013 thì thu nhập được 752.000.000 đồng, năm 2014 sản hượng tăng 950 tấn giá mía cũng tăng nên thu nhập đạt 807.500.000 đồng. 4.3. Hiệu quả sử dụng đất trồng cây hàng năm của các nông hộ 4.3.1. Hệ số sử dụng đất Bảng 4.6: Hệ số sử dụng đất trồng cây hàng năm Chỉ tiêu Đơn vị DT gieo trồng DT canh tác HSSDĐ Lúa Ha 162 124 1,31 Ngô Ha 1.200 1.200 1 Đậu các loại Ha 500 500 1 Mỳ Ha 450 350 1,28 Mía Ha 1.900 1.800 1,05 (Nguồn:UBND xã Eapil) Qua bảng cho thấy: cây lúa có diện tích đất trồng lúa là 126 ha, trong khi đó diện tích đất canh tác là 124 ha, nên hệ số sử dụng đất là 1,31 lần. Cây ngô và cây đậu có diện tích không đổi, cây ngô có diện tích là 1200 ha, nên hệ số sử dụng đất là 1 lần và cây đâu là 500 ha, hệ số sử dụng đất là 1 lần. Cây mỳ có diện tích là 450 ha, diện tích canh tác là 350 ha, hệ số sử dụng đất là 1,28 lần. Cây mía có diện tích lớn nhất 1900, diện tích canh tác là 1800 ha, hệ số sử dụng đất là 1,05 lần. Điều này cho thấy các cây trồng hàng năm ở đây chủ yếu trồng 1 vụ, 2 vụ thường rất ít. Nhìn chung, hệ số sử dụng đất của các loại cây trồng không chênh lệch nhau lắm. Nó cũng chứng tỏ rằng hiệu quả sử dụng đất của các loại cây trồng còn thấp nhưng không chênh lẹch nhau nhiều.Vì thế để thoát khỏi cảnh nghèo thì các nông hộ cần có các biện pháp sử dụng đất nông nghiệp có hiệu quả, tăng diện tích đất canh tác lên. Như vậy, khả năng tăng vụ và trình độ thâm canh của các hộ sản xuất còn thấp, phần diện tích bị trống còn khá nhiều, tiềm năng nông nghiệp còn rất lớn Điều này đặt ra vấn đề cho công tác khuyến nông là phải tìm ra cơ cấu cây trồng cho thích hợp, tận dụng hết khả năng sản xuất của đất để mang lại hiệu quả kỹ thuật cao cho vấn đề sử dụng đất của nông hộ nhằm mang lại thu nhập cao hơn nữa cho hộ nông dân. 4.3.2. Đánh giá hiệu quả sử dụng đất trồng cây hàng năm Bảng 4.7:Hiệu quả sử dụng đất canh tác của các nhóm hộ năm 2014 Chi tiêu ∑ DT (ha) ∑ Chi (1000đ) Chi BQ (1000đ/ha) ∑ Thu (1000đ) Thu BQ (1000đ/ha) Thu nhập thuần (1000đ) Hộ nghèo 30.03 22.4805 7486,014 454.635 15.139,361 44.7148,986 Hộ trung bình 38.7 90.081.682 7901,902 757.200 15.484,663 749.298,098 Hộ khá 48.9 390.014.417 22.544,186 1.169.850 30.228,682 1.147.305,814 (Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra) Qua bảng cho thấy: tổng chi cho trồng cây hàng năm của nhóm hộ nghèo thấp nhất chỉ có 22.480.500 đồng, bình quân 1 ha chi 7.486,014 đồng/ha, hộ trung bình là 90.081.682.000 đồng, bình quân 1 ha hộ trung bình chi 7901,902 đồng/ha, hộ khá chi 390.014.417.000 đồng, bình quân 1 ha hộ khá chi 22.544,186 đồng/ha. Nguyên nhân do nhóm hộ nghèo đất canh tác ít hơn hộ khá và hộ trung bình, qua điều tra được biết: ở những hộ nghèo, người dân không có tiền để mua đủ số lượng các vật tư nông nghiệp cần thiết như: phân bón, thuốc trừ sâu bệnh... và tiền để thuê máy móc, công lao động... cho nên tổng chi của những hộ nghèo là ít nhất. Hộ trung bình mặc dù diện tích đất canh tác tương đối nhiều nhưng do thiếu tiền đầu tư nên tổng chi phí bỏ ra trong trồng trọt thấp hơn hộ khá, ở những hộ khá thì họ có điều kiện tốt hơn về tiền vốn, họ đầu tư tốt nhất cho trồng trọt về vật tư nông nghiệp, thuê nhân công, máy móc... nên tổng chi cho đầu tư của nhóm hộ này cao hơn. Do đầu tư nhiều hơn trong quá trình tròng trọt nên nhóm hộ khá có thu nhập cao nhất, cụ thể là nhóm hộ khá thu được 1.169.850.000 đồng, hộ trung bình thu được 757.200.000 đồng, hộ nghèo thu được 454.635.000 đồng. Đầu tư nhiều nhưng có hiệu quả đã cho thấy hiệu quả sử dụng đất của nhóm hộ khá cao hơn nhiều so vớ hộ trung bình và hộ nghèo, thu nhập thuần của nhóm hộ khá là 1.147.305,814 đồng/ha cao hơn 2.5 lần sao với nhóm hộ nghèo và hơn 1.4 lần so với nhóm hộ trung bình, thu nhập thuần của nhóm hộ trung bình là 749.298,098 đồng/ha cao hơn 1,3 lần so với thu nhập thuần của nhóm hộ nghèo là 447.148,986 đồng/ha. Thu nhập của nhóm hộ khá và trung bình càng cao giúp cho nhóm hộ khá và trung bình có khả năng tái sản xuất và mở rộng sau khi tiêu dùng, còn nhóm hộ nghèo thu nhập thuần thấp sau khi đã trừ đi tiêu dùng thì cũng không còn lại bao nhiêu tiền để đầu tư cho sản xuất, có những hộ nghèo phải đi vay mượn thêm để chi tiêu vào những thứ thiết yếu cho đời sống... đây cũng chính là nguyên nhân khiến cho người nghèo lại càng nghèo hơn... 4.4. Năng lực sản xuất của các hộ điều tra Bảng 4.8: Một số chỉ tiêu phản ánh năng lực và trình độ canh tác của các nông hộ Chỉ tiêu Đơn vị tính 2014 Diện tích đất nông nghiệp BQ hộ Ha 1,58 Diện tích đất canh tác BQ hộ Ha 1,31 Diện tích đất canh tác BQ nhân khẩu Ha 0,3 Diện tích đất canh tác BQ lao động Ha 0,49 Hệ số sử dụng đất Lần 1,13 Giá trị từ tư liệu sản suất BQ hộ 1000 đồng 465 (Nguồn: Tổng hợ từ phiếu điều tra) Qua bảng số liệu cho thấy: hầu hết các gia đình đều có đất để sản xuất, bình quân diện tích đất nông nghiệp trên hộ là 1.58 ha, diện tích đất canh tác bình quân 1 hộ là 1.31 ha, diện tích đất canh tác bình quân 1 nhân khẩu và 1 lao động lần lượt là 0.3 ha và 0.49 ha. Các con số tương đối cao, cho thấy tiềm năng đất đai về khả năng phát triển sản xuất và cùn cấp sản phảm cho người dân của các nông hộ. Tuy số lượng diện tích đất nông nghiệp, đất canh tác bình quân mỗi hộ tương đối lớn nhưng hệ số sử dụng đất lại rất thấp chỉ có 1,13 lần, hệ số sử dụng đất cho biết trình độ canh tác ở đây còn thấp vì diện tích gieo trồng ở đây chưa cao do người dân đa số trồng lúa 1 vụ, vụ sau không trồng lúa dduwwocj thì đất ruộng lúa sẽ bỏ không, gây lãng phí lớn về diện tích gieo trồng nguyên nhân chủ yếu do điều kiện khí hậu, đất đai và không có hệ thống kênh, mương thủy lợi để phục vụ tưới tiêu cho mùa khô. 4.5. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất Để nâng cao hiệu quả sử dụng đất, xã cần đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng tăng năng suất cây trồng và tăng diện tích cây trồng. Tăng cường cơ sở hạ tầng, đặc biệt là hệ thống thủy lợi và đường giao thông, để đáp ứng nhu cầu tưới tiêu của cả xã. Bố trí cây trồng hợp lý để sản xuất đạt hiệu quả kinh tế cao ở các hộ, cần phải có kế hoạch và bố trí hợp lý từng thôn, từng diện tích, đất đai khác nhau sao HQKT đạt cao nhất. Tăng cường huy động vốn cho sản xuất: cần tăng cường cơ cấu vay vốn trung và dài hạn, huy động vốn trên cơ sở nội lực là chủ yếu, chính sách tín dụng cần phải gắn với các mục tiêu kinh tế - xã hội của xã . Đưa đội ngũ khuyến nông xuống hướng dẫn trực tiếp cho người dân để tập huấn kỹ thuật cho nông dân bằng các hình thức như xây dựng mô hình thử nghiệm các loại giống lúa lai mới trên ruộng đất của nông hộ. Đó cũng là mong muốn của bà con nông dân ở nơi đây, đặc biệt là đối với những hộ còn khó khăn nên sản xuất còn lạc hậu và mang tính truyền thống nhiều ên năng suất không cao. Người dân cần nâng cao năng suất lao động, mở rộng quy mô sản xuất tích cực tham gia công tác khuyến nông, học hỏi kinh nghiệm, kiến thức. Bố trí cây trồng hợp lý để đem lại hiệu quả sử dụng cao. Thường xuyên cải tạo và bồi dưỡng đất đai, sử dụng giống có năng suất cao và thời gian sinh trưởng tốt. Sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật đúng liều lượng, đúng cách theo tiêu chuẩn trồng các loại cây hàng năm. Trong thời gian qua sản xuất cây hàng năm của xã chủ yếu mang tính tự cung tự cấp, thị trường tiêu thụ không ổn định. Hầu hết các đầu mối thu mua là tư thương, người buôn bán nhỏ nên các hộ sản xuất bị ép giá. Đặc biệt là các hộ thuộc nhóm hộ nghèo thường bán lúc vừa thu hoạch xong để thanh toán các khoản nợ vay nên giá lúa lúc mùa màng thu hoạch vốn đã thấp lại bị tư thương ép giá, làm cho cuộc sống của nông dân vốn đã nghèo khổ lại càng khốn khó hơn. Để đảm bảo mở rộng thị trường tiêu thụ cho người nông dân, việc nghiên cứu các loại giống mới có năng suất cao, chất lượng tốt là hết sức cần thiết. PHẦN V KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận Qua quá trình nghiên cứu và tìm hiểu hiệu quả sử dụng đất trồng cây hàng năm ở 3 thôn xã Eapil, huyện M’đrăk cho thấy: Hiện trạng sản xuất nghành trồng trọt ở xã Eapil còn chưa đa dạng, phong phú. Người dân chủ yếu sản xuất rất ít các loại cây trồng, chủ yếu sản xuất lúa vụ 1, ngô và đậu các loại, mía,.. trong những năm trở lại đây người dân tự phát trồng cây mỳ, cần có sự chỉ đạo của chính quyền địa phương để định hướng cho người dân, giúp người dân phát triển kinh tế bền vững vỉ trồng cây mỳ rất hại cho đất. Trong năm 2014, cây trồng mang lại năng suất cao nhất vẫn là cây mía 50,53 tấn/ha, tiếp đó là cây mỳ và cây lúa với năng suất lần lượt là 26,8 tấn/ha và 4,79 tấn/ha. Cây mía, cây mỳ và có năng suất và diện tích gieo trồng lớn đẩy sản lượng mía và mỳ đạt 950 tấn mía, 268 tấn mỳ, các loại cây đậu có năng suất thấp chỉ có 1,29 tấn/ha với sản lượng thu về đạt 10,12 tấn. Do năng suất sản lượng và giá cả thị trường khác nhau làm cho thu nhập các loại cây trồng khác nhau, với doanh thu từ cây lúa là 169,000,000 đồng, cây ngô 276,150,000 đồng, cây mỳ 288,600,000 đồng, các loại đậu 192,280,000 đồng, cây mía 807,600,000 đồng. Kết quả trên phản ánh phần nào hiệu quả sử dụng đất của người dân, khi mà đầu tư cho cây trồng của người dân còn chưa cao do thiếu vốn để đầu tư giống, phân bón,thiếu trang thiết bị phục vụ cho sản xuất... 5.2. Kiến nghị Cần xây dựng và thực hiện những chương trình nâng cao năng suất đất đai, sử dụng hợp lý nguồn nước ở các địa phương. Áp dụng những hệ thống sản xuất kết hợp nông-lâm, nông- lâm-ngư nghiệp phù hợp với điều kiện sinh thái của vùng nhằm sử dụng tổng hợp và có hiệu quả các loại tài nguyên đất, nước và khí hậu. - Phát triển sản xuất theo hướng thâm canh thông qua việc ứng dụng đồng bộ các tiến bộ kỹ thuật. Triển khai thực hiện Kế hoạch phát triển nông nghiệp công nghệ cao của tỉnh, trong đó tập trung vào các khâu có tính quyết định như : + Ưu tiên sử dụng giống mới, giống lai có năng suất cao chất lượng tốt. + Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, mùa vụ với mục tiêu sử dụng hiệu qủa đất đai, cây trồng. + Tăng cường chuyển giao các biện pháp kỹ thuật canh tác thực hành trong sản xuất và thâm canh. - Tăng cường công tác khuyến nông và tổ chức tập huấn chuyển giao tiến bộ khoa học ứng dụng vào thực tiễn tại địa phương. - Tập trung hoàn thành các công trình thủy lợi đang dở dang, đầu tư mới chủ yếu để nâng cấp các công trình hiện có, đảm bảo an toàn các hồ chứa. Đẩy nhanh tiến độ, triển khai thi công các công trình và nâng cấp, kiên cố hóa kênh mương. Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chương trình đổi mới và nâng cao hiệu quả quản lý khai thác công trình thủy lợi dưới các hình thức. Tăng cường kiểm tra hiện trạng chất lượng các công trình trước cũng như sau mùa mưa lũ để có các biện pháp khắc phục kịp thời. Tiến hành đánh giá tình trạng xuống cấp của các công trình, tìm nguyên nhân để có biện pháp khắc phục nhằm nâng cao hiệu quả của dự án. - Giải quyết đất đai cho đồng bào dân tộc tại chỗ đồng thời đầu tư thoả đáng với các giải pháp tổng hợp để ổn định đời sống đồng bào - Triển khai rộng khắp tiến bộ kỹ thuật “3 giảm, 3 tăng”; đưa nhanh các giống mới, công nghệ canh tác, bảo quản, chế biến vào sản xuất; - Đẩy mạnh công tác tuyên truyền đến từng hộ nông dân, có chính sách hỗ trợ nông dân trong công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng, chuyển đổi diện tích khoai mì, cà phê già cỗi, diện tích điều kém hiệu quả sang trồng các loại cây trồng khác như: cao su, ca cao, cây ăn quả, đậu đổ các loại, ngô... - Tăng cường công tác giáo dục nâng cao dân trí, xóa mù chữ triệt để nhằm giúp nông dân có thể tiếp thu được những tiến bộ kỹ thuật mới để áp dụng vào sản xuất. Tích cực học hỏi, trao đổi các kiến thức về kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt nhằm áp dụng các tiến bộ khoa học vào sản xuất nông nghiệp nâng cao hiệu quả kinh tế gia đình. - Tăng cường các hoạt động tuyên truyền, vận động các hộ gia đình sử dụng các nguồn phân hữu cơ có sẵn nhằm tăng độ tơi xốp cho đất, không sử dụng các chế phẩm có nguồn gốc hóa chất vì nó gây hại cho đất. TÀI LIỆU THAM KHẢO Bộ giáo dục và đào tạo (2000), Kinh tế học vĩ mô, NXB Giáo dục, Hà Nội. Luật đất đai 2003, NXB chính trị quốc gia Hà Nội. Nguyễn Văn Chung (2008), “Nghiên cứu hiệu quả kinh tế và tác động môi trường của một số mô hình nông lâm kết hợp ở vùng miền núi phía Bắc”. Nguyễn Văn Luân (1998), Kinh tế học vi mô, NXB Thống kê, Hà Nội. Phạm Xuân Trường (1997), Kinh tế lâm nghiệp, NXB Nông Nghiệp, Hà Nội. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2004), “Báo cáo quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và kế hoạch sử dụng đất đến năm 2015 của cả nước”, Hà Nội. TS. Tuyết Hoa Niê Kđăm (2012), Bài giảng kinh tế nông lâm nghiệp, trường Đại học Tây Nguyên. TS. Phạm Vân Đình (2009), Giáo trình chính sách nông nghiệp, trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội. Trần Ngọc Kham (2011), Bài giảng Kinh tế tài nguyên và môi trường, trường Đại học Tây Nguyên. Tổng cục thống kê. Internet (10/3/2015). PHUC LỤC PHIẾU ĐIỀU TRA NÔNG HỘ Phiếu số : .. .. .. .. .. Mã số: ............................ Ngày phỏng vấn .................... Người phỏng vấn : ....................................................... I. ĐẶC ĐIỂM NÔNG HỘ : 1. Họ và tên người trả lời phỏng vấn: ....................................... Dân tộc: .................... Thôn: .................... Xã: o 2. Trình độ văn hóa của người trả lời phỏng vấn Số năm đi học Cấp 1: o Cấp 2: o Cấp 3: o 3. Nhân khẩu trong gia đình: Stt Họ và tên Quan hệ với chủ hộ tuổi Trình độ Nghề nghiệp 1 2 3 4 5 6 4. Tài sản của nông hộ STT Loại tài sản Số lượng Tổng giá trị (đồng) Ghi chú 1 Nhà 2 3 4 5 6 II. ĐẤT ĐAI Loại hình sử dụng đất Diện tích (ha) Sản lượng (kg/năm) Năng suất (tấn/ha) Giống mua hay của nhà Ghi chú Vườn nhà Cây ăn trái Số cây... Cây... Cây... Vụ... Rẫy Điều... Ngô... Mỳ... Đâu các loại... Mía... Cây khác... Lúa hè ĐX Lúa Hè thu III. TRÒNG TRỌT 1. Chi phí cho vật tư nông nghiệp Chi tiêu Đơn vị Số lượng Giá trị Lúa ĐX Giống Phân bón BVTV Thuốc trừ cỏ Chi làm đất (thuê) Chi làm cỏ (thuê) Chi phí tưới tiêu Chi phí thu hoạch Chi phí vận chuyển Lúa Hè thu Giống Phân bón BVTV Thuốc trừ cỏ Chi làm đất (thuê) Chi làm cỏ (thuê) Chi phí tưới tiêu Chi phí thu hoạch Chi phí vận chuyển Ngô Giống Phân bón BVTV Thuốc trừ cỏ Chi làm đất (thuê) Chi làm cỏ (thuê) Chi phí tưới tiêu Chi phí thu hoạch Chi phí vận chuyển Đậu các loại Giống Phân bón BVTV Thuốc trừ cỏ Chi làm đất (thuê) Chi làm cỏ (thuê) Chi phí tưới tiêu Chi phí thu hoạch Chi phí vận chuyển Các loại cây khác Giống Phân bón BVTV Thuốc trừ cỏ Chi làm đất (thuê) Chi làm cỏ (thuê) Chi phí tưới tiêu Chi phí thu hoạch Chi phí vận chuyển 2. Thu nhập từ trồng trọt Loại cây trồng Tồng SL/năm (kg) SL bán Đơn giá Thành tiền SL sử dụng Lúa Ngô Mỳ Mía Cây... Cây... Cây... Tổng cộng 3. Các hoại động có thu nhập khác Loại hình hoạt động Thu nhập/năm (đồng) Ghi chú Làm thuê Cho thuê đất Lương cán bộ, lương hưu IV. HOẠT ĐỘNG KHUYẾN NÔNG 1. Gia đình đã tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật nào ? Kỹ thuật Thời gian Trong gia đình ai được tập huấn Hình thức chuyển giao kỹ thuật Tập huấn Cấp giống Mô hình Hội thảo đầu bờ Trồng lúa nước Trồng ngô Trồng đậu Trồng mía Cây ăn trái Nuôi bò Nuôi gà Nuôi heo ...... 2. Gia đình thích loại khuyến nông nào sau đây ? Huấn luyện kỹ thuật: o Cung cấp giống mới: o Hội thảo đầu bờ: o Thăm quan: o Xây dựng mô hình điểm: o Ý kiến của nông dân về các hoạt động của khuyến nông lâm như thế nào ? .............................................................................................................................................................................................................................................................................. V. HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG - Gia đình có vay vốn không? Có o Không: o - Nguồn vay: Ngân hàng o Người thân o Tư nhân o - Các dự án có tín dụng o Hội phụ nữ o Hội nông dân o - Chương trình xóa đói giảm nghèo o - Gia đình có đề nghị gì cho việc vay vốn tính dụng ? .............................................................................................................................................................................................................................................................................. - Gia đình có cần vay thêm vốn không ? Có o Không o - Nhu cầu cần vay:...................................Lãi suất:................................................... - Nếu cần vay vốn thì nguồn vốn được vay ở đâu ? Vì sao? ...................................................................................................................................... - Thời hạn trả vốn vay: - Mục đích sử dụng: Trả nợ o Mua gạo ăn o Xây nhà, mua sắm tiêu dùng o Mua máy móc sản xuất o Mua vật tư phân bón o Con đi học o Xin cho biết ý kiến của gia đình về các vẫn đề sau: Thông tin giá cả thị trường: Tốt  Chưa tốt  Chất lượng nông sản của gia đình làm ra đáp ứng fđược yêu cầu của ngườu mua chưa ? Được  Chưa được  Dịch vụ chế biến: Tốt  Chưa tốt  Hệ thống giao thông: Tốt  Chưa tốt  KẾ HOẠCH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI Công việc Thời gian thực tập (tháng 3,4,5) Tuần 1 Tuần 2 Tuần 3 Tuần 4 Tuần 5 Tuần 6 Tuần 7 Tuần 8 Tuần 9 Tuần 10 Liên hệ địa điểm thực tập x Viết đề cương x Thu thập số liệu thứ cấp x x Thu thập số liệu sơ cấp x x Xử lý số liệu x x Viết chuyên đề x x Sửa sửa chuyên đề x x Nộp chuyên đề x ., ngàytháng. năm 2015 SINH VIÊN THỰC HIỆN ., ngàytháng. năm 2015 XÁC NHẬN CỦA BỘ MÔN GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docdanh_gia_hieu_qua_su_dung_dat_trong_cay_hang_nam_tai_xa_eapil_huyen_m_dak_tinh_dak_lak_3885.doc
Luận văn liên quan