Chuyên đề Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH chế biến bột mỳ MeKong

Đất nước ta gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, điều đó đồng nghĩa là các doanh nghiệp trong nước có nhiều cơ hội để phát triển nhưng đồng thời cũng phải nỗ lực hết sức mình để cạnh tranh với những doanh nghiệp khác. Để tổn tại và phát triển, các doanh nghiệp cần phải nỗ lực hơn nữa bằng chính năng lực của mình. Đặc biệt, đối với những doanh nghiệp sản xuất thì phải có những chính sách đúng đắn và kịp thời trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của mình. Trong điều kiện đó thì công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành có ý nghĩa quan trọng, tác động đến sự sống còn của doanh nghiệp. Hoạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm với chức năng vốn có đã trở thành chỉ tiêu kinh tế có ý nghĩa quan trọng trong quản lý hiệu quả và sản xuất kinh doanh. Qua thời gian thực tập và nghiên cứu đề tài “Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm” tại công ty TNHH Chế Biến Bột Mì MeKong, em có một số kết luận sau:  Công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành tại công ty rất gần với những gì mà em đã học ở trường. Công tác hoạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty là một trong những công tác không thể thiếu đối với phòng kế toán của một công ty, cung cấp thông tin về những chi phí và giá thành cần thiết cho việc ra các quyết định kinh doanh và các giải pháp trong hoạt động kinh doanh của các nhà quản lý. Công ty luôn thực hiện tốt các nguyên tác kế toán và các quy định của Nhà nước. Việc tổ chức tốt công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm đòi hỏi cần phải có sự chính xác, nhanh chóng, kịp thời. Có như vậy mới đảm bảo thực hiện các quyết định và chiến lược của công ty. • Quá trình tìm hiểu, phân tích, đánh giá tuy còn nhiều thiếu sót và khuyết điểm nhưng đều mang tính khách quan, góp phần quan trọng để công ty hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành, giúp cho các nhà quản lý đưa ra các quyết định kinh doanh đúng đắn. • Quá trình nghiên cứu thực tế tình hình kế toán tại công ty thời gian thực tập tuy không nhiều, nhưng đã giúp em hiểu rõ hơn về thực tế công tác kế toán trên cơ sở lý thuyết mà em đã được học tại trường. Do hạn chế về sự hiểu biết, thức tế và lý luận, hơn nữa thời gian thực tập tại công ty lại có hạn nên dù đã cố gắng nhiều song đề tài sẽ không thể không tránh khỏi những hạn chế và sai sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp, phê bình của các Thầy, Cô cũng như các anh chị phòng kế toán Công ty TNHH Chế Biến Bột Mì MeKong để kiến thức cũng như đề tài của em được hoàn thiện hơn.

doc94 trang | Chia sẻ: aquilety | Lượt xem: 4867 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH chế biến bột mỳ MeKong, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
.5: Warehousing and Delivery Hình 2.6: Kiểm tra chất lượng trong phòng làm bánh Hình 2.7: Một sồ sản phẩm chính được sản xuất tại công ty. Hình 2.8: Sản phẩm phụ THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CHẾ BIẾN BỘT MÌ MEKONG Tổ chức công tác kế toán chi phí sản xuất và giá thành tại công ty. Đối tượng tập hợp chi phí. Dựa vào đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty, sản phẩm được phân thành sản phẩm chính và sản phẩm phụ. Với sản phẩm chính là bột mỳ (bao gồm nhiều loại sản phẩm như SPB, Halong, Cái Cân, Cây Tre, Ba Bông Hồng Xanh, Mi A, Mi K…), sản phẩm phụ là cám mỳ. Quy trình sản xuất sử dụng cùng loại nguyên vật liệu, lượng hao phí lao động như nhau, sản xuất sản phẩm khép kín, sản phẩm được chế biến liên tục cho đến khi có sản phẩm hoàn thành và không có sản phẩm dở dang (vì công ty sản xuất theo quy trình kép kín nên không có sản phẩm dở dang). Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được tập hợp theo từng loại lúa mì xuất sử dụng trong kỳ như lúa ARG, CRS12,… chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung thì được tập hợp theo từng bộ phận, phân xưởng: bộ phận nghiền và đóng bao – MFP “ Milling and Flour Packing”, bộ phận bảo trì – WMR “Worshop Maintenance and Repair”, bộ phận kho sản phẩm chính – FLW”Flour Warehouse”, bộ phận kho sản phẩm phụ - BPW “By Product Warehouse”,…. Đối tượng tính giá thành. Trên thực tế công ty sản xuất ra nhiều loại sản phẩm khác nhau, nhưng khi tính giá thành, kế toán xác định đối tượng để tính giá thành là sản phẩm chính hoàn thành (bột mì)- tính giá thành trung bình cho các sản phẩm hoàn thành trong kỳ. Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất. Đối với đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, công ty áp dụng phương pháp tập hợp chi phí trực tiếp. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được tập hợp theo từng loại lúa xuất sử dụng, còn chi phí NCTT, SXC được tập hợp trực tiếp theo từng bộ phận tại nơi chi phí phát sinh. Phương pháp tính giá thành Với quy trình công nghệ sản xuất nêu trên, sản phẩm sản xuất thu được gồm sản phẩm chính là bột mì và sản phẩm phụ là cám mì. Do đó, công ty đã áp dụng tính giá thành sản phẩm theo phương pháp loại trừ giá trị sản phẩm phụ. Kì tính giá thành. Kỳ tính giá thành tại công ty được chọn vào cuối mỗi tháng, khi đó căn cứ vào chi phí thực tế phát sinh trong quá trình sản xuất để tính tổng giá thành và giá thành đơn vị. Đơn vị tính giá thành là VNĐ/Kg. Kế toán chi phí sản xuất. Tại công ty MeKong, chi phí sản xuất được chia thành 3 loại:chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Khái niệm: Chi phí nguyên vật liệu và vật liệu trực tiếp là toàn bộ số tiền chi ra để mua nguyên vật liệu và các khoản chi phí liên quan đến việc vận chuyển, bốc dỡ nguyên vật liệu. Nguyên vật liệu là yếu tố chính cấu thành nên sản phẩm, chi phí nguyên vật liệu chiếm khoảng 90% giá thành. Nguyên vật liệu trực tiếp của công ty bao gồm nguyên vật liệu chính và nguyên vật liệu phụ. Nguyên vật liệu chính chủ yếu là lúa mì nhập khẩu, vật liệu phụ là các chất phụ gia bột mì. Giá của nguyên vật liệu nhập khẩu bao gồm giá mua, chi phí vận chuyển, cước phí bảo hiểm về đến cửa khẩu, thuế nhập khẩu (nếu có) và chi phí vận chuyển để đưa nguyên liệu về nhập kho của công ty. Quá trình tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được tập hợp theo từng loại lúa sẽ được xuất sử dụng trong kỳ. Chứng từ sử dụng: Hợp đồng mua hàng, nhập khẩu lúa mì. Hợp đồng mua hàng bao gồm: Hóa đơn mua lúa, tờ khai hàng hóa nhập khẩu, hóa đơn thu phí bảo hiểm, phí thuê cảng, phí cẩu bờ,… Các báo cáo sản xuất từ bộ phận sản xuất. Báo cáo tổng hợp xuất nhập tồn nguyên vật liệu. Biên bản kiểm kê vật tư. Sổ sách sử dụng: Báo cáo G/L Posting theo từng loại Batch Báo cáo G/L Activity theo từng loại lúa Tài khoản và sổ sách sử dụng: TK 1521 “ Nguyên liệu, vật liệu” TK1522 “ Nguyên liệu phụ” TK 621 “ Chi phí nguyên vật liệu” Công ty mở chi tiết từng loại tài khoản, chẳng hạn: TK 15211-05-GEN: Lúa tồn kho –ARGENTINA TK 15211-75-GEN: Lúa tồn kho –USA WESTERN WHITE TK 15211-00-GEN : Lúa tồn kho -CHINIESE TK 62111-05-GEN: Chi phí sử dụng - ARGENTINA TK 62111-75-GEN: Chi phí sử dụng - USA WESTERN WHITE TK 62111-00-GEN: Chi phí sử dụng – CHINIESE Tài khoản được mã hóa như sau: 152,621: Ký hiệu loại tài khoản 75, 05,00, … biểu hiện cho từng loại lúa sử dụng. GEN : Trung tâm chi phí Nguyên tắc hạch toán: Bộ phận Delivery (giao hàng) và Logistis (hậu cần) sẽ đảm nhiệm theo dõi lượng lúa tồn còn lại trong các silos, nếu lượng lúa này thấp hơn định mức đã đề ra, bộ phận này sẽ xem xét giá cả của lúa trên thị trường và lập hợp đồng mua lúa. Hợp đồng sau khi lập phải được sự ký duyệt của kế toán trưởng và được chấp nhận mua hàng theo các điều kiện trên hợp đồng. Tàu lúa sau khi nhập về sẽ được chuyển cho phòng kế toán để cập nhật số liệu, tính giá lúa nhập kho dựa trên hợp đồng nhập lúa, các chứng từ hóa đơn liên quan. Lúa sau khi về đến cảng Cái Mép hoặc Cảng Phú Mỹ sẽ được vận chuyển đưa vào các silos. Hàng ngày, kế toán hàng tồn kho sẽ nhận các báo cáo từ các bộ phận sản xuất, sau đó nhập vào phần mềm kế toán để theo dõi chặt chẽ tình hình nhập-xuất-tồn nguyên vật liệu. Đến cuối kỳ, kế toán hàng tồn kho sẽ xác định được lượng nhập-xuất cũng như lượng tồn trong kỳ của từng loại lúa. Sau đó sẽ được chuyển cho kế toán tính giá thành phục vụ cho quá trình tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong kỳ. Một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh chủ yếu: Hàng ngày trong kỳ, bộ phận silo và bộ phận nghiền sẽ gửi báo cáo xuất lúa sử dụng cho phòng kế toán để nhập vào hệ thống trên phần hành IT ( Inventory Tranfer), I1 (Issue for production), trong quá trình vận chuyển lúa từ silo qua nhà nghiền, qua nghiền thì phải làm sạch gia ẩm,... sẽ có lượng lúa hao hụt hoặc tăng thêm nên để điều chỉnh tăng giảm thì kế toán nhập vào phần hành IA (Inventory adjustment). Cuối kỳ, sau khi đã đối chiếu giữa số lượng tồn kho trên thực tế đã xuất sử dụng và số trên hệ thống khớp với nhau, dựa vào báo cáo xuất-nhập-tồn nguyên vật liệu, kế toán xác định được giá trị của nguyên vật liệu thực tế sử dụng trong kỳ. Ngày 30/11/2011, kế toán xác định giá trị của các loại lúa xuất dùng để nghiền ra bột trong tháng và định khoản như sau: Lúa AUST GEN PURPOSE: Nợ TK 62111-10-GEN: 4,343,762,699 Có TK 15211-10-GEN: 4,343,762,699 Lúa AUST PRIME HARD: Nợ TK 62111-20-GEN: 8,776,713,188 Có TK 15211-20-GEN: 8,776,713,188 Lúa US SOFT WHITE: Nợ TK 62111-03-GEN: 7,207,738,240 Có TK 15211-03-GEN: 7,207,738,240 Lúa SD- AUST HARD: Nợ TK 62111 -15- GEN: 1,401,944,064 Có TK 15211 -15- GEN: 1,401,944,064 Bảng báo cáo xuất-nhập-tồn kho nguyên vật liệu chính (lúa mỳ sử dụng) tháng 11/2011 ( kèm theo Bảng ST – Wheat Movement Of NOV - 2011) Report ID : R5709811A | MEKONG FLOUR MILLS LTD. 08/12/2011 8:47:44 User ID : MONGDIEP GL Activity Report 11 2011 BATCH NO. DOC. NO. DOC. TYPE DATE DESCRIPTION DEBIT CREDIT OPENING BAL CLOSING BAL GL Account 304001.6111 WHT CONSM-AUST GEN PURPOSE VN COA 62111 CP LUA SD - AUST GEN PURPOSE 64,795,106,859 21195 11001113 IA 01/11/2011 ADJ TO ISSUE 0101AGP 1,672,956 21196 11001798 I1 01/11/2011 A01 0101AGP 55,336,833 ……. ……. ……. ……. ……. ……. ……. ……. ……. ……. 21605 11001905 I1 19/11/2011 A02 0101AGP 16,379,763 21606 11001173 IA 19/11/2011 ADJ TO ISSUE 0101AGP 82,012,882 21711 11001917 I1 22/11/2011 A02 0101AGP 22,790,228 21714 11001186 IA 22/11/2011 ADJ TO ISSUE 0101AGP 72,248,901 21728 11001928 I1 24/11/2011 A01 0101AGP 9,003,547 TOTAL NET CHANGE :- 4,704,178,329 360,415,630 4,343,762,699 CLOSING BALANCE :- 69,138,869,558 ================= GL Account 304001.6111 WHT CONSM - AUST HARD VN COA 62111 CP LUA SD- AUST HARD 10,002,806,374 21196 11001798 I1 01/11/2011 A01 0101AH9 25,991,718 …… …… …… …… …… …… …… …… 21728 11001929 I1 24/11/2011 A02 0101AH9 13,034,075 21733 11001192 IA 25/11/2011 ADJ TO ISSUE 0101AH9 11,997,191 21740 11001193 IA 26/11/2011 ADJ TO ISSUE 0101AH9 1,087,998 21743 11001938 I1 28/11/2011 A01 0101AH9 14,443,362 21785 11001945 I1 29/11/2011 A01 0101AH9 14,202,396 TOTAL NET CHANGE :- 1,763,161,082 361,217,018 1,401,944,064 CLOSING BALANCE :- 11,404,750,438 de…… …… …… …… …… …… …… …… …… …… …… ================= Trích sổ cái TK 621 của lúa AUST GEN PURPOSE, lúa AUST HARD trong tháng 11/2011 (Nguồn: phòng kế toán) Sơ đồ 2.6: Sơ đồ tài khoản (kỳ tính tháng 11/2011) TK 152 TK 621 TK 154 88,867,026,492 88,867,026,492 88,867,026,492 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp. Khái niệm: Chi phí nhân công trực tiếp trong công ty bao gồm: Tiền lương trả theo sản phẩm cho công nhân trực tiếp sản xuất: căn cứ vào số lượng sản phẩm mà công nhân trực tiếp sản xuất ra, tiền lương phải trả cho công nhân thuê ngoài. Tiền lương theo ngày công: công nhân đi làm 1 ngày 8 tiếng được chấm là 1 công và mức lương được tính như sau: Mức lương theo giờ bình thường = Lương cơ bản : ( 26 ngày X 8 giờ). Tiền lương cho công nhân làm thêm ngoài giờ được xác định như sau: Làm ngoài giờ vào ngày thường thì mức lương được tính bằng 1.5 lần mức lương bình thường X số giờ làm việc. Làm ngoài giờ vào ngày nghỉ lễ hàng tuần thì mức lương được tính bằng 2 lần mức lương theo giờ bình thường X số giờ làm việc. Làm việc ngoài giờ nghỉ lễ thì mức lương ngoài giờ bằng 3 lần mức lương theo giờ bình thường X số giờ làm việc. Các khoản phụ cấp: phụ cấp ca đêm (người lao động sẽ được trả phụ cấp bằng 30% ngày thường), tiền thưởng vào các ngày lễ, tết tùy theo thâm niên của của công nhân… Các khoản trích theo lương: BHXH, BHYT, KPCĐ được trính theo quy định của Nhà nước. Chứng từ sử dụng: Bảng chấm công, bảng tính lương Bảng các khoản trích theo lương Bảng thanh toán lương. Sổ sách sử dụng: Chứng từ ghi sổ (Phiếu kế toán) Báo cáo G/L posting theo từng loại Batch G/L Activity Tài khoản và sổ sách sử dụng Tài khoản sử dụng: TK 622: Chi phí nhân công trực tiếp TK 334: Phải trả công nhân viên TK 338: Các khoản trích theo lương TK 335: Chi phí phải trả … Tài khoản 622 được công ty mở chi tiết cho từng chỉ tiêu tính tiền lương và khi hoạch toán thì xác định chi phí vào từng bộ phận sản xuất cụ thể. Chẳng hạn: TK 62211-19-CC: Lương TK 62212-19-CC: Thưởng TK 62213-19-CC: Làm thêm giờ TK62214-19-CC: Phụ cấp làm ca … Tài khoản được hiểu như sau: 622 : số hiệu tài khoản. 11,12,13,14,… thể hiện cho các chỉ tiêu về tiền lương của công ty. 19: Thể hiện là nhà máy ở Phú Mỹ (MeKong Plant at PhuMy – “19”) CC: trung tâm chi phí ( Cost Center). Nguyên tắc hạch toán: Việc tổ chức lao động tiền lương được giao cho tổ trưởng, phó phòng tổ chức phụ trách tiền lương, phòng nhân sự và kế toán tổng hợp phụ trách. Cuối tháng, phòng nhân sự sẽ căn cứ vào phiếu giao nhận sản phẩm của công nhân từng bộ phận để tổng hợp số lượng sản phẩm của công nhân làm ra, cùng theo bảng chấm công chuyển cho phó phòng phụ trách lao động tiền lương căn cứ vào đó tính lương phải tra cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm, tiến hành trích các khoản BHXH, BHYT lập bảng tính lương và bảng tính các khoản theo lương, chuyển cho Ban giám đốc duyệt đồng thời chuyển cho kế toán tổng hợp kiểm tra và hoạch toán vào máy tính. Kế toán tổng hợp sau khi nhập liệu xong sẽ chuyển cho kế toán giá thành để tính giá thành các sản phẩm sản xuất được trong kỳ. Một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh chủ yếu: Hàng tháng, trên cơ sở các chế độ về tiền lương và quy định về các khoản phụ cấp, làm thêm giờ,…. của công ty, phòng nhân sự và bộ phận phụ trách về lao động tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất trong tháng. Sau đó chuyển qua phòng kế toán để hạch toán các khoản chi phí về tiền lương và chi trả lương cho công nhân. Kế toán tổng hợp lương cho các bộ phận qua bảng lương. Dựa vào bảng lương đã xác định, kế toán định khoản các chi phí về tiền lương, làm thêm giờ cho từng bộ phận vào phiếu kế toán. (kèm theo phiếu kế toán J1111007 và bảng lương) Lương phải trả nhân công trực tiếp tháng 11/2011: Nợ TK 62211 -19- FLW: 40,038,000 Nợ TK 62211 -19- BPW: 20,019,077 Nợ TK 62211 -19- JSS: 42,445,000 Nợ TK 62211 -19- MFP: 231,419,846 Có TK 33411 -11- GEN: 333,921,923 Lương làm thêm giờ phải trả nhân công trực tiếp tháng 11/2011 Nợ TK 62213 -19- FLW: 3,889,000 Nợ TK 62213 -19- BPW: 1,944,316 Nợ TK 62213 -19- JSS: 1,268,374 Nợ TK 62213 -19- MFP: 15,035,057 Có TK 33411 -11- GEN: 22,136,747 Sau khi tính toán được lương của nhân công trực tiếp sản xuất trong kỳ, kế toán thực hiện trích các khoản theo quy định. Các khoản trích theo lương (áp dụng cho đóng quỹ BHXH, BHYT, BHTN và quỹ công đoàn) được công ty trích trên cơ sở không vượt quá 20 tháng lương cơ bản (20 x 830,000). Nếu nhân viên nào có mức lương vượt trên 20 tháng lương cơ bản thì chỉ tính các khoản trích trên 20 tháng lương cơ bản. Trong tháng 11/2011, kế toán đã tổng hợp được các khoản trích theo lương Dựa vào bảng trích các khoản theo lương ta có định khoản: (kèm theo phiếu kế toán J1111007 và bảng trích các khoản theo lương) Trích BHXH, BHYT theo quy định (19%): Nợ TK 62216-19-MFP: 34,629,590 Nợ TK 62216-19-JSS: 7,035,510 Nợ TK 62216-19-FLW: 6,565,143 Nợ TK 62216-19-BPW: 3,283,317 Có TK 33831-11-GEN: 51,513,560 Trích BHTN theo quy định(1%): Nợ TK 62226-19-MFP: 1,822,610 Nợ TK 62226-19-JSS: 370,290 Nợ TK 62226-19-FLW: 345,571 Nợ TK 62226-19-BPW: 172,769 Có TK33891 -11- GEN: 2,711,240 Chi phí nhân công trực tiếp tại công ty còn có chi phí nhân công thuê ngoài. Đa số lượng nhân công này được thuê ngoài từ công ty TNHH Trung Hiếu. Phòng nhân sự và các bộ phận liên quan sẽ theo dõi, tổng hợp và lập được bảng chi phí nhân công thuê ngoài phát sinh trong tháng. Đến cuối tháng, công ty Trung Hiếu vẫn chưa xuất hóa đơn, do đó, kế toán thực hiện bút toán trích trước chi phí nhân công thuê ngoài để tính vào chi phí trong kỳ. Trong tháng 11/2011, ngày 15/11/2011, công ty nhận được hóa đơn GTGT, số 001558 phải thanh toán cho công ty TNHH Trung Hiếu kèm theo biên bản nghiệm thu – thanh toán chi phí nhân công tháng 10/2011. Kế toán thực hiện bút toán xóa số trích trước cho chi phí đã trích trước trong tháng 10/2011. Kế toán định khoản vào phiếu kế toán như sau: (kèm theo J111127.1, hóa đơn GTGT1558 và bảng nghiệm thu-thanh toán tháng 10). Nợ TK 33519-11-GEN: 182,397,832 Nợ TK 13311-11-GEN: 18,239,783 Có TK 33111-11-GEN: 200,637,615 Trong tháng 11, phòng Logistics sau khi đã theo dõi và tổng hợp được chi phí nhân công thuê ngoài phát sinh, lập bảng báo cáo phải thanh toán cho công ty Trung Hiếu và chuyển cho phòng kế toán. Cuối tháng, công ty Trung Hiếu chưa phát hành hóa đơn cho Công Ty TNHH Chế Biến Bột Mỳ MeKong. Kế toán phải thực hiện bút toán trích trước chi phí phát sinh trong kỳ, kế toán phản ánh vào phiếu kế toán như sau: (kèm theo phiếu kế toán J1111029.1 và Report on packing, stacking & loading of Trung Hiếu workers in nov 2011) Nợ TK 62219-19-FLW: 67,855,021 Nợ TK 62219-19-BPW: 19,550,110 Nợ TK 62220-19-FLW: 48,967,537 Nợ TK 62222-19-BPW: 15,351,870 Có TK 33519-11-GEN: 151,724,538 Report ID : R5709811A | MEKONG FLOUR MILLS LTD. 08/12/2011 8:47:44 User ID : MONGDIEP GL Activity Report 11 2011 OPENING BAL BATCH NO. DOC. NO. DOC. TYPE DATE DESCRIPTION DEBIT CREDIT CLOSING BAL GL Account 304001.7511 SALARIES VN COA 62211 LUONG 1,801,137,709 21838 11311 JE 30/11/2011 J1111007-CP luong,them gio,BHX The salary of Milling 231,419,846 TOTAL NET CHANGE :- 231,419,846 231,419,846 CLOSING BALANCE :- 2,032,557,555 ================= GL Account 304012.7511 SALARIES VN COA 62211 LUONG 358,049,209 21838 11311 JE 30/11/2011 J1111007-CP luong,them gio,BHX The salary of Jetty & Silo 42,445,000 TOTAL NET CHANGE :- 42,445,000 42,445,000 CLOSING BALANCE :- 400,494,209 ================= GL Account 304013.7511 SALARIES VN COA 62211 LUONG 498,281,364 21838 11311 JE 30/11/2011 J1111007-CP luong,them gio,BHX The salary of FLW 40,038,000 21838 11311 JE 30/11/2011 J1111007-CP luong,them gio,BHX The salary of BPW 20,019,077 TOTAL NET CHANGE :- 60,057,077 60,057,077 CLOSING BALANCE :- 558,338,441 ================= GL Account 304001.7514 BONUS VN COA 62212 LUONG KK HIEU QUA 83,696,000 21838 11310 JE 30/11/2011 J1111005-Trich T.cap KK,Kiem t for Milling staffs 10,762,000 TOTAL NET CHANGE :- 10,762,000 10,762,000 CLOSING BALANCE :- 94,458,000 ================= GL Account 304012.7514 BONUS VN COA 62212 LUONG KK HIEU QUA 5,596,500 21838 11310 JE 30/11/2011 J1111005-Trich T.cap KK,Kiem t Jetty & Silo staffs 2,109,000 TOTAL NET CHANGE :- 2,109,000 2,109,000 CLOSING BALANCE :- 7,705,500 ……. ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ================= Trích sổ cái TK 622 tháng 11/2011 (Nguồn: phòng kế toán) Sơ đồ 2.7: Sơ đồ tài khoản (kỳ tính tháng 11/2011) TK 334,338,335,… TK 622 TK 154 620,512,234 620,512,234 620,512,234 Kế toán chi phí sản xuất chung Khái niệm: Chi phí sản xuất là những chi phí được dùng để quản lý và phục vụ ở bộ phận sản xuất. Bao gồm: Chi phí nhân viên phân xưởng: gồm tiển lương chính, lương phụ, các khoản phụ cấp và các khoản trích theo lương của nhân viên phân xưởng. Lương của nhân viên phân xưởng được tính theo số ngày công. Chi phí vật liệu: gồm những vật liệu phục vụ ở phân xưởng như : nhiên liệu, chi phí bao PP, chi phí chỉ khâu,… Chi phí dụng cụ sản xuất: dụng cụ, phụ tùng thay thế, các vật liệu khác. Chi phí khấu hao TSCĐ dùng ở phân xưởng gồm: chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí khấu hao tiền thuê đất trả trước, chi phí khấu hao chi phí trước hoạt động. Chi phí dịch vụ mua ngoài: tiền điện, tiền điện thoại, tiền nước, sửa chữa TSCĐ thuê ngoài…. Chi phí bằng tiền khác gồm: chi phí đi lại, xăng dầu, lao động thuê ngoài, chi phí bảo hiểm, …. Chi phí sản xuất chung được kế toán tập hợp theo từng bộ phận nơi mà chi phí phát sinh để tính giá thành sản phẩm cuối kỳ. Chứng từ sử dụng: Bảng thanh toán lương nhân viên Giấy đề nghị mua vật tư, đơn đặt hàng Giấy đề nghị thanh toán, giấy thanh toán tiền tạm ứng. Hóa đơn GTGT, phiếu chi, phiếu nhập kho, phiếu xuất kho Bảng trích khấu hao TSCĐ Báo cáo nhập-xuất-tồn công cụ dụng cụ. Sổ sách sử dụng: Phiếu kế toán Báo cáo G/L Posting theo từng loại Batch Báo cáo G/L Activity Tài khoản sử dụng Tài khoản sử dụng: TK 627 – Chi phí sản xuất chung TK 6271 – Chi phí nhân viên phân xưởng TK 6272 – Chi phí dụng cụ sản xuất TK 6273 – Chi phí dụng cụ sản xuất TK 6274 – Chi phí khấu hao TSCĐ TK 6277 – Chi phí dịch vụ mua ngoài TK 6278 – Chi phí bằng tiền khác Hệ thống tài khoản được mở chi tiết cho từng bộ phận để theo dõi và hạch toán chi phí. Nguyên tắc hạch toán: Khi các bộ phận có nhu cầu sử dụng vật tư thì điền vào “giấy đề nghị mua vật tư” và gửi xuống kho để kiểm tra. Phụ trách vật tư kiểm tra tồn kho, sau đó ký xác nhận và mang lên trình ký lãnh đạo. Giấy đề nghị mua vật tư gồm 4 liên: liên 1 –cho bộ phận mua bán lưu, liên 2 – bộ phận kế toán lưu, liên 3 – gửi Mp2 cập nhật dữ liệu, liên 4 – lưu tại các bộ phận. Sau khi mua hàng, hàng về kho, cán bộ mua gửi thủ kho các chứng từ sau: giấy đề nghị mua vật tư, đơn đặt hàng, hóa đơn mua hàng, và biên bản kiểm nghiệm (chỉ đối với những vật tư cần kiểm nghiệm). Thủ kho sau khi nhận đầy đủ bộ chứng từ trên, phù hợp với lượng hàng tiến hành lập phiếu nhập kho. Phiếu nhập kho gồm 4 liên: liên 1 –lưu kho, liên 2 – gửi kế toán thanh toán, liên 3- cho kế toán vật tư kiểm tra, liên 4- gửi Mp2 cập nhật dữ liệu. (kèm theo phiếu nhập kho 3378) Khi các bộ phận có yêu cầu sử dụng vật tư thì điền vào giấy “ đề nghị xuất vật tư”. Giấy đề nghị lĩnh vật tư phải ghi đầy đủ tên vật tư, số lượng,… và phải có sự ký duyệt của trưởng bộ phận sử dụng và lãnh đạo đối với vật tư có giá trị lớn. Dựa trên các chứng từ trên, thủ kho vật tư tiến hành xuất vật tư và ghi vào phiếu xuất kho, trong đó có ghi rõ trung tâm chi phí để người cập nhật dữ liệu có thể cập nhật vào báo cáo chính xác. Phiếu xuất kho gồm có 3 liên: liên 1 – thủ kho lưu, liên 2 – gửi kế toán vật tư, liên 3 – gửi Mp2 cập nhật dữ liệu.( kèm theo phiếu xuất vật tư 4238) Một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh chủ yếu: Chi phí nhân viên phân xưởng – 6271 Là những khoản tiền lương chính, lương phụ, các khoản phụ cấp, các khoản trích theo lương như BHXH, BHYT của nhân viên phân xưởng như quản đốc xưởng… Tương tự như chi phí nhân công tực tiếp, hàng tháng căn cứ vào “Bảng thanh toán lương nhân viên” kế toán định khoản và lập phiếu kế toán theo từng số chứng từ và số Batch. Dựa vào phiếu kế toán đã được lập, kế toán tiến hành cập nhật dữ liệu vào báo cáo G/L Posting. Cuối tháng phần mềm sẽ cập nhật vào tài khoản 627. Dựa vào bảng lương đã xác định, kế toán định khoản các chi phí về tiền lương, làm thêm giờ cho từng bộ phận vào phiếu kế toán như sau: (kèm theo phiếu kế toán J1111007 và bảng lương) Lương phải trả cho nhân viên phân xưởng: Nợ TK 62711 -19- CAN: 25,391,000 Nợ TK 67211 -19- PAD: 71,835,000 Nợ TK 62711 -19- QAL: 53,811,385 Nợ TK 62711 -19- WMR: 110,430,885 Có TK 33411-11-GEN: 261,468,270 Lương làm thêm giờ cho nhân viên phân xưởng: Nợ TK 62713 -19- CAN: 2,119,190 Nợ TK 67213 -19- PAD: 17,296,152 Nợ TK 62713 -19- WMR: 6,699,698 Có TK 33411-11-GEN 26,115,040 Dựa vào bảng trích các khoản theo lương ta có định khoản: (kèm theo phiếu kế toán J1111007 và bảng trích các khoản theo lương) Trích BHXH, BHYT theo quy định (19%): Nợ TK 62715 -19- CAN: 3,912,290 Nợ TK 67215 -19- PAD: 11,189,670 Nợ TK 62715 -19- QAL: 9,254,900 Nợ TK 62715 -19- WMR: 18,745,020 Có TK 33831-11-GEN: 43,101,880 Trích BHTN theo quy định(1%): Nợ TK 62720 -19- CAN: 205,910 Nợ TK 62720 -19- PAD: 588,930 Nợ TK 62720 -19- QAL: 487,100 Nợ TK 62720 -19- WMR: 986,580 Có TK 33891 -11- GEN: 2,268,520 Chi phí vật liệu: Định kỳ, khi nhận được phiếu xuất kho do thủ kho gửi lên, kế toán hàng tồn kho dựa vào phiếu xuất kho cùng các chứng từ liên quan đính kèm hạch toán vào phần mềm. Chi phí vật liệu xuất dùng trong kỳ được theo dõi trên phiếu kế toán liên quan, sau đó được thể hiện qua sổ chi tiết và cuối cùng được cập nhật vào sổ cái TK 6272. Trong kỳ, kế toán căn cứ vào các chứng từ liên quan, xác định lượng nhiên liệu xuất sử dụng trong kỳ ở bộ phận FLW, WMR và MFP được kế toán hạch toán vào phiếu kế toán: Nhiên liệu xuất dùng trong tháng 11/2011 ở các bộ phận: (kèm theo phiếu kế toán J1111011, bảng Summary of material inventory from 01 to 30 NOV 2011 và bảng Goods issued on cost center from 01 to 30 NOV 2011) Nợ TK 62722 -19- FLW: 42,194,742 Nợ TK 62722 -19- MFP: 931,828 Nợ TK 62722 -19- WMR: 2,045,051 Có TK 15341 -11- GEN: 45,171,621 Chi phí dụng cụ sản xuất Khi nhận được các phiếu xuất kho do thủ kho gửi lên, kèm với các chứng từ liên quan, kế toán cập nhật vào phần mềm kế toán (MP2). Nếu dụng cụ sản xuất có giá trị nhỏ thì kế toán phân bổ 1 lần trong kỳ, nếu dụng cụ có giá trị lớn hơn thì đưa vào TK 142 hoặc 242 rồi phân bổ theo từng kỳ tính giá thành. Chi phí dụng cụ sản xuất được theo dõi trên báo cáo tồn kho của nguyên vật liệu, từ đó xác định giá trị đã xuất dùng để sản xuất trong kỳ. Bảng báo cáo xuất-nhập-tồn kho công cụ dụng cụ tháng 11/2011 (kèm bảng Summary of material inventory from 01 to 30 NOV 2011) Trong kỳ, kế toán định khoản các nghiệp vụ chi phí sản xuất chung khi xuất phụ tùng thay thế sử dụng cho các bộ phận như sau: (kèm phiếu kế toán J1111011 và bảng Goods issued on cost center from 01 to 30 NOV 2011) Nợ TK 62732 -19- FLW: 643,873 Nợ TK 62732 -19- JSS: 4,834,955 Nợ TK 62732 -19- MFP: 170,045,306 Nợ TK 62732 -19- PAD: 20,429,286 Nợ TK 62732 -19- WMR: 199,455 Nợ TK 62732 -19- QAL: 284,017 Có TK 15312 -11- GEN: 196,436,892 Chi phí khấu hao TSCĐ Kế toán khấu hao TSCĐ theo phương pháp đường thẳng. Mức khấu hao hàng năm Nguyên giá TSCĐ Số năm sử dụng hữu ích x 12 tháng = Hàng tháng, căn cứ vào bảng trích khấu hao đã được phê duyệt, kế toán tiến hành nhập vào phần mềm kế toán, hệ thống sẽ tự động phân bổ chi phí khấu hao TSCĐ vào giá thành trong kỳ. Kế toán phản ánh vào General Ledger Post theo từng bộ phận( kèm theo General Ledger Post ) Trong kỳ( 11/2011), kế toán cũng phân bổ chi phí cho chi phí thuê đất trả trước là 60,044,609 đ được kế toán định khoản: (kèm phiếu kế toán J1111003 và bảng summary for amortization for longterm prepaid expenses in year 2011) Nợ TK 62742 -19- PAD: 60,044,609 Có TK 24216 -11- GEN: 60,044,609 Chi phí dịch vụ mua ngoài: Là những khoản chi phí mà công ty phải trả cho các dịch vụ bên ngoài cung cấp cho đơn vị như: tiền điện, tiền nước, tiền công tác phí… các khoản này chủ yếu là phục vụ cho sản xuất ở phân xưởng, bộ phận sản xuất. Chẳng hạn, ngày 30/11/2011, phòng kế toán nhận được hóa đơn thanh toán tiền nước từ CTY Đầu Tư Khai Thác hạ tầng, số hóa đơn 0001683, kế toán định khoản : (kèm phiếu kế toán J1111022.1 và hóa đơn GTGT 1683) Nợ TK 62772 -19- MFP: 13,725,000 Nợ TK 13311 -11- GEN: 686,250 Có TK 33111 -11- GEN: 14,411,250 - Ngày 30/11/2011, dựa vào báo cáo tiêu dùng điện trong tháng 11/2011 kế toán trích chi phí sử dụng điện ở từng bộ phận trong tháng vào phiếu kế toán, đồng thời xóa sổ chi phí sử dụng điện đã nộp ở ngày 25/11/2011 (do công ty điện lực thu tiền vào ngày 25 hàng tháng): (kèm theo phiếu kế toán J1111013 và bảng monthly report electricity consumption, bảng power apportion in MeKong factory) Trích chi phí tiền điện tháng 11/2011: Nợ TK 62771 -19- FLW: 4,012,052 Nợ TK 62771 -19- JSS: 35,567,837 Nợ TK 62771 -19- MFP: 689,911,362 Nợ TK 62771 -19- PAD: 2,961,276 Nợ TK 62771 -19- WMR: 4,012,052 Nợ TK 62771 -19- QAL: 9,327,919 Nợ TK 62771 -19- AMD: 11,814,619 Nợ TK 62771 -19- DEL: 2,682,831 Nợ TK 62771 -19- BPW: 4,012,052 Có TK 33514 -11- GEN: 764,302,000 Xóa sổ chi phí điện đã trả trong tháng 11/2011: Nợ TK 62771 -19- BPW: 520,672,300 Có TK 33514 -11- GEN: 520,672,300 Chi phí bằng tiền khác: Là những khoản chi phí phục vụ cho quá trình làm việc như: chi phí đi lại công tác trong và ngoài nước, chi phí lao động thuê ngoài, xăng dầu ô tô, chi phí ngân hàng,… Trong kỳ, kế toán dựa trên các chứng từ gốc để ghi nhận các nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào phiếu kế toán và các chứng từ liên quan. Cuối kỳ phần mềm sẽ tự kết chuyển các chi phí phục vụ cho việc tính giá thành cuối kỳ. Dựa vào báo cáo phải thanh toán cho công ty Trung Hiếu kế toán định khoản chi phí nhân công thuê ngoài: (kèm theo phiếu kế toán J1111029.1 và Report on packing, stacking & loading of Trung Hieu workers in nov 2011) Nợ TK 62793 -19- FLW: 5,035,122 Nợ TK 62793 -19- MFP: 3,330,936 Nợ TK 62793 -19- WMR: 1,914,055 Có TK 15312 -11- GEN: 10,280,113 Các chứng từ sau khi đã cập nhật vào sổ sách liên quan, cuối cùng phần mềm kế toán tự chạy lên sổ cái TK 627. G/L Posting theo Batch 21309, 21322, 21914, 21838 (phụ lục) Report ID : R5709811A | MEKONG FLOUR MILLS LTD. 08/12/2011 8:47:44 User ID : MONGDIEP GL Activity Report 11 2011 OPENING BAL BATCH NO. DOC. NO. DOC. TYPE DATE DESCRIPTION DEBIT (Nguồn: phòng kế toán) CREDIT CLOSING BAL GL Account 304018.7511 SALARIES VN COA 62711 LUONG 514,359,132 21838 11311 JE 30/11/2011 J1111007-CP luong,them gio,BHX The salary of QAL 53,811,385 TOTAL NET CHANGE :- 53,811,385 53,811,385 CLOSING BALANCE :- 568,170,517 ================= GL Account 304019.7511 SALARIES VN COA 62711 LUONG 951,776,343 21838 11311 JE 30/11/2011 J1111007-CP luong,them gio,BHX The salary of WMR 110,430,885 TOTAL NET CHANGE :- 110,430,885 110,430,885 CLOSING BALANCE :- 1,062,207,228 ================= GL Account 304020.7511 SALARIES VN COA 62711 LUONG 908,298,381 21838 11311 JE 30/11/2011 J1111007-CP luong,them gio,BHX The salary of Canteen 25,391,000 21838 11311 JE 30/11/2011 J1111007-CP luong,them gio,BHX The salary of Plant Adm 71,835,000 TOTAL NET CHANGE :- 97,226,000 97,226,000 CLOSING BALANCE :- 1,005,524,381 ================= GL Account 304018.7514 BONUS VN COA 62712 LUONG KK HIEU QUA 29,798,500 21838 11310 JE 30/11/2011 J1111005-Trich T.cap KK,Kiem t for Lab staffs 3,671,000 TOTAL NET CHANGE :- 3,671,000 3,671,000 CLOSING BALANCE :- 33,469,500 ================= GL Account 304019.7514 BONUS VN COA 62712 LUONG KK HIEU QUA 55,545,000 21838 11310 JE 30/11/2011 J1111005-Trich T.cap KK,Kiem t for Workshop staffs 6,385,000 TOTAL NET CHANGE :- 6,385,000 6,385,000 CLOSING BALANCE :- 61,930,000 Trích sổ cái TK 627 tháng 11/2011 ================= Sơ đồ 2.8: Sơ đồ tài khoản (kỳ tính tháng 11/2011) TK 334, 338 TK 627 381,733,487 381,733,487 TK154 TK 152,153 2,717,721,645 400,416,094 400,416,094 TK 214 1,001,354,309 1,001,354,309 TK 111,112,331… 934,217,755 934,217,755 Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm Kế toán tập hợp chi phí. Chứng từ sử dụng: Bảng tổng hợp xuất-nhập-tồn của các loại lúa, bảng tính lương cho các bộ phận, bảng xuất-nhập-tồn công cụ dụng cụ, bảng tính lương nhân công thuê ngoài, .... Tài khoản sử dụng: TK 154: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang TK 621: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp TK 622: Chi phí nhân công trực tiếp. TK 627: Chi phí sản xuất chung Một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh chủ yếu: Cuối tháng, kế toán giá thành tổng hợp tất cả chi phí sản xuất của từng bộ phận sản xuất vào TK 154 – “Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang” làm cơ sở tính giá thành. Kế toán phản ánh như sau: Nợ TK 154: 92,205,260,371 Có TK 621: 88,867,026,492 Có TK 622: 620,512,234 Có TK 627: 2,717,721,645 Kế toán xác định giá trị sản phẩm dở dang. Do đặc điểm sản xuất và quy trình công nghệ sản xuất đã được đề cập, công ty không xác định giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ. Do đó, kế toán không định khoản, hoạch toán giá trị sản phẩm dở dang. Kế toán tính giá thành sản phẩm (kèm theo bảng xuất-nhập-tồn thành phẩm, phiếu kế toán J1111046 và bảng tính giá thành của công ty) Kế toán giá thành sản phẩm phụ. Công ty xác định đơn giá sản phẩm phụ trong kỳ theo đơn giá kế hoạch. Theo đó, đơn giá kế hoạch của các SPP hoàn thành trong kỳ là 3,000 đ/kg. Vào cuối mỗi tháng, phòng kế toán sẽ nhận được kết quả từ các bộ phận sản xuất, từ đó phục vụ cho việc tính giá thành sản phẩm chính hoàn thành trong kỳ. Kế toán giá thành sản phẩm chính. Công ty tính giá thành cho sản phẩm chính hoàn thành trong kỳ theo phương pháp loại trừ sản phẩm phụ. Theo đó, tổng giá thành của sản phẩm chính được tính như sau: Tổng giá thành Giá trị sản phẩm Tổng chi phí sản xuất Giá trị sản phẩm sản phẩm chính chính đầu kỳ phát sinh trong kỳ phụ trong kỳ Trong đó: Giá trị sản Khối lượng Khối lượng Giá thành Doanh thu bán Phẩm phụ = sản phẩm phụ - sản phẩm phụ x sản phẩm + sản phẩm phụ Thu được tồn cuối kỳ tồn đầu kỳ phụ trong kỳ Giá thành đơn vị Tổng giá thành sản phẩm chính sản phẩm chính Số lượng SPC hoàn thành trong kỳ + Số lượng SPC đầu kỳ = = + - Diễn giải Khối lượng sản phẩm Đơn giá Thành tiền Kg VNĐ/kg VNĐ Bột tồn đầu kỳ 1,544,867 9,105 14,066,014,035 Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp phát sinh trong kỳ 8,574,060 10,365 88,867,026,492 Chi phí nhân công trực tiếp phát sinh trong kỳ 8,574,060 72 620,512,234 Chi phí sản xuất chung phát sinh trong kỳ 8,574,060 317 2,717,721,645 Tổng chi phí phát sinh trong kỳ 10,118,927 9,112 92,205,260,371 Cám tồn đầu kỳ 117,873 3,000 353,619,000 Cám bán trong kỳ 2,971,877 4,312 12,814,545,246 Cám tồn cuối kỳ 141,856 3,000 425,568,000 Cám thu được trong kỳ 2,995,860 -  12,886,494,246 Giá thành của bột 10,118,927 9,229 93,384,780,160 Bột tồn cuối kỳ 1,371,650 9,229 12,658,957,850 Bảng tính giá thành sản phẩm (bột mì) Cách tính: Giá trị sản phẩm phụ tồn đầu kì: 117,873 x 3,000 = 353,619,000 đ Giá trị sản phẩm phụ tồn cuối kỳ: 141,856 x 3,000 = 425,568,000 đ Giá trị sản phẩm phụ thu được: (425,568,000 - 353,619,000) + 2,971,877 x 4,311.937 = 12,886,494,246 đ Giá trị sản phẩm chính (Bột mì) tồn đầu kỳ: 1,544,867 x 9,105 = 14,066,014,035 đ Tổng giá thành sản xuất của sản phẩm và giá thành đơn vị của sản phẩm hoàn thành trong kỳ: Σ Giá thành sp =14,066,014,035 + 92,205,260,371 – 12,886,494,246 = 93,384,780,160đ Giá thành đơn vị sản phẩm = 93,384,780,160 = 9,229 đ/kg 1,544,867 + 8,574,060 Giá trị sản phẩm chính (Bột mì) tồn cuối kỳ: 1,371,650 x 9,229 = 12,658,957,850 đ Cuối kỳ nhập kho nguyên vật liệu tồn cuối kỳ: Nợ TK 155: 12,658,957,850 đ Có TK 154: 12,658,957,850 đ TK 154 DK: 0 TK 155 (Bột) 14,066,014,035 14,066,014,035 TK 155 (Cám) 12,886,494,246 TK 621 88,867,026,492 88,867,026,492 TK 622 620,512,234 620,512,234 TK 155 (Bột) 93,384,780,160 TK 627 2,717,721,645 2,717,721,645 106,271,274,406 106,271,274,406 Sơ đồ 2.9: Sơ đồ tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm CHƯƠNG III: CÁC GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC HOẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CHẾ BIẾN BỘT MỲ MEKONG NHẬN XÉT Về tổ chức công tác kế toán tại công ty Hình thức ghi sổ kế toán của công ty không giống như lý thuyết đã học, theo như lý thuyết: Hình thức kế toán chứng từ ghi sổ được thể hiện qua sơ đồ sau: Sổ kế toán chi tiết Bảng tổng hợp chi tiết Báo cáo tài chính Chứng từ gốc Chứng từ ghi sổ Sổ cái Bảng cấn đối TK Sổ qũy Soå ñaêng kyù chöùng töø ghi soå Sơ đồ 2.3: Sơ đồ hình thức kế toán Chứng Từ Ghi Sổ Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu kiểm tra Nhưng trên thực tế thì: Hình thức kế toán chứng từ ghi sổ được thể hiện qua sơ đồ sau: Sổ kế toán chi tiết Báo cáo tài chính Chứng từ gốc Chứng từ ghi sổ Sổ cái Bảng cấn đối TK Sổ qũy Sơ đồ 2.3: Sơ đồ hình thức kế toán trên máy tính Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu kiểm tra Ưu điểm Về phân loại chi phí: Các chi phí trong kỳ được kế toán phân loại một cách chính xác và hợp lý cho từng đối tượng chi phí, được thể hiện chi tiết trên hệ thống tài khoản của doanh nghiệp tạo điều kiện thuận lợi cho việc tính giá thành cuối kỳ. Về hệ thống chứng từ: Tại công ty, chứng từ được sử dụng và luân chuyển một cách chặt chẽ và hợp lý theo đúng quy định của Nhà nước về việc thiết lập, tiếp nhận, kiểm tra, sử dụng, lưu trữ và hủy chứng từ. Về hệ thống kế toán của công ty hiện nay là tương đối hoàn chỉnh, phù hợp với hoạt động sản xuất tại công ty. Công ty thuộc nhóm tập đoàn của công ty mẹ Malaysia, nên công ty đã thiết lập một hệ thống tài khoản riêng dựa trên cơ sở hệ thống tài khoản Việt Nam. Do đó, tạo điều kiện thận lợi cho việc lập báo cáo theo tập đoàn. Về sổ sách sử dụng: Công ty đã mở các sổ tập hợp và chi tiết góp phần quan trọng cho việc theo dõi, quản lý và kiểm tra từng nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Với khối lượng công việc phát sinh nhiều hàng ngày, công ty ứng dụng hình thức kế toán chứng từ ghi sổ trên máy tính được lập bằng phần mềm kế toán quản trị nguồn lực JD EDWARDS ENTERPRISEONE, đảm bảo tuân thủ đúng theo chế độ kế toán hiện hành, tạo điều kiện cho việc lập báo cáo quyết toán tài chính vào cuối kỳ kế toán, cũng như công tác quản lý của ban lãnh đạo của công ty, của cơ quan Nhà nước (cơ quan thuế, kho bạc nhà nước, sở kế hoạch đầu tư,…) Công ty sử dụng phần mềm quản trị nguồn lực JD EDWARDS ENTERPRISEONE giảm bớt được công việc cho kế toán viên vì kế toán chỉ nhập số liệu phát sinh hàng ngày vào phần mềm kế. Cuối tháng, kế toán chỉ việc đổ số liệu trên G/L Posting và G/L Activity Report từ phần hành ra excel rồi in ra để lưu trữ và tra cứu. Về hình thức kế toán: Công ty đã xây dựng mô hình tổ chức bộ máy kế toán theo kiểu tập trung, toàn bộ công việc được thực hiện tập trung tại phòng kế toán của công ty. Hình thức này giúp cho công việc tổ chức bộ máy gọn nhẹ, tiết kiệm, việc xử lý và cung cấp thông tin nhanh nhạy. Về thực hành kế toán: Mỗi kế toán viên được công ty trang bị một máy tính riêng và được nối mạng nội bộ nên rất thuận tiện cho việc trao đổi, thu thập số liệu một cách nhanh chóng. Mỗi máy tính được nối mạng với nhau, và được nối với một máy tính trung tâm, tạo thuận lợi trong quá trình trao đổi thông tin, số liệu nhanh chóng. Hiện tại, mỗi kế toán viên đảm nhiệm một phần hành nhỏ riêng biệt. Sự chuyên môn hóa này giúp công việc được hoàn tất nhanh chóng. Đồng thời, thực hiện kế toán trên máy vi tính giúp cho việc liên hệ thông tin giữa các phần hành kế toán trong quá trình kiểm tra nội bộ và lập báo cáo đạt hiệu quả cao hơn. Về hệ thống kế toán của công ty hiện nay là tương đối hoàn chỉnh, phù hợp với hoạt động quản lý sản xuất. Bộ máy kế toán của công ty được tổ chức gọn nhẹ, khooa học, hợp lý, phù hợp với yêu cầu công việc, với kỹ năng chuyên môn của từng người. Việc tổ chức công tác kế toán và vận dụng các cải tiến mới trong công tác hoạch toán được tiến hành kịp thời và thích ứng với đặc điểm và điều kiện sản xuất của công ty. Hơn thế nữa công ty còn có đội ngũ nhân viên kế toán với tuổi đời trẻ, có trình độ nghiệp vụ vững vàng, ham học hỏi, có tinh thần trách nhiệm cao, luôn hoàn thành tốt những nhiệm vụ được giao. Hạn chế Mỗi kế toán viên chỉ hoàn thiện nhiệm vụ và công việc của mình, chỉ đảm nhiệm một phần hành và chỉ làm thạo công việc của phần hành mình phụ trách nên không mở rộng được nghiệp vụ chuyên môn, nâng cao khả năng nghề nghiệp. Hiện nay, công ty mở nhiều tài khoản chi tiết để phục vụ cho việc theo dõi từng loại hàng tồn kho, từng loại chi phí, …. Điều này một mặt sẽ giúp cho việc theo dõi tình hình phát sinh các nghiệp vụ chính xác, nhưng mặt khác sẽ làm cho người đọc dễ nhầm lẫn vì sự phức tạp, đồng thời cũng sẽ gây trở ngại cho nhân viên mới của công ty. Chứng từ sử dụng ở công ty lúc tiếng Anh, lúc tiếng Việt nên rất khó cho nhân viên kế toán mới và những sinh viên thực tập. Về công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành: Ưu điểm: Đối tượng tập hợp chi phí Công ty áp dụng phương pháp tập hợp chi phí trực tiếp, theo đó, chi phí nguyên vật liệu được tập hợp theo từng loại lúa xuất sử dụng, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung được tập hợp theo từng bộ phận nơi phát sinh chi phí. Cách tập hợp chi phí như vậy giúp cho khối lượng công việc của kế toán viên được giảm bớt. Đối tượng tính giá thành Công ty tính giá thành chung cho tất cả những sản phẩm chính hoàn thành trong kỳ. Phương pháp này đơn giản, dễ thực hiện, làm giảm khối lượng công việc cho kế toán viên.. Kế toán chi phí sản xuất Hiện tại, công ty đang áp dụng phương pháp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc theo dõi các loại nguyên vật liệu xuất dùng để sản xuất sản phẩm, đảm bảo cho việc tính đúng, tính đủ các chi phí sản xuất phát sinh vào giá thành sản phẩm hoàn thành. Thêm vào đó, công ty đã mở hệ thống tài khoản cấp 2,3 để theo dõi chi tiết cho từng loại nguyên vật liệu nhập-xuất tạo điều kiện cho quá trình tập hợp chi phí nguyên vật liệu được nhanh chóng, chính xác. Quá trình quản lý và mua nguyên vật liệu được công ty thực hiện một cách chặt chẽ, quy trình mua được lập bởi bộ phận mua hàng, sau đó phải được sự xem xét và ký duyệt của kế toán trưởng, ban giám đốc. Quy trình đảm bảo nguyên vật liệu cũng được giám sát chặt chẽ, đảm bảo rằng nguyên vật liệu sẽ không bi hư hỏng trong quá trình bảo quản, tạo điều kiện thuận lợi tốt nhất cho việc xuất vật tư, tính giá thành sản phẩm hoàn thành. Các báo cáo sản xuất hàng ngày luôn được cập nhật, tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình theo dõi tình hình xuất cũng như tồn kho của nguyên vật liệu. Đồng thời với sự hỗ trợ của phần mềm kế toán máy, nên việc theo dõi và quản lý nguyên vật liệu được chặt chẽ, đảm bảo rằng lượng nguyên vật liệu luôn đáp ứng đủ cho nhu cầu sản xuất của doanh nghiệp, đảm bảo quá trình sản xuất không bi gián đoạn. Với việc sử dụng phần mềm kế toán, vi tính hóa công tác kế toán, việc theo dõi các chi phí nguyên vật liệu xuất dùng cũng như số lượng thành phẩm sản xuất được cũng rất dễ dàng. Bên cạnh đó, cùng với việc doanh nghiệp đã xây dựng được định mức về chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, điều này giúp cho doanh nghiệp đưa ra được dự trù nguyên vật liệu cho các sản phẩm sản xuất ra trong kỳ. Vì vậy, công ty sẽ chủ động trong việc dự trữ nguyên vật liệu sản xuất trong kỳ cũng như cho các kỳ sau, tránh được tình trạng thiếu hụt nguyên liệu cho quá trình sản xuất. Để từ đó, công ty có những chính sách và biện pháp hợp lý trong quá trình quản lý và xuất sử dụng. Công ty đang áp dụng phương pháp tính lương cho công nhân theo đơn giá sản phẩm hoặc chế độ trả lương theo kết quả công việc hoàn thành là rất phù hợp, có tác dụng kích thích năng suất lao động và phản ánh đúng năng lực, trình độ của công nhân. Cách tính này tránh tình trạng công nhân không làm việc mà vẫn được hưởng lương. Việc áp dụng hình thức trả lương theo kết quả công việc hoàn thành đạt chất lượng quy định đối với công ty đã đảm bảo việc gắn thu nhập của người lao động với thời gian làm việc và kết quả sản xuất cuối cùng của họ góp phần khuyến khích được tinh thần lao động, ý thức tiết kiệm trong sản xuất của công nhân nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Chi phí nhân công trực tiếp được công ty theo dõi chi tiết theo từng bộ phận, phân xưởng, được hoạch toán chi tiết cho từng loại chi phí phát sinh giúp cho việc tập hợp chi phí để tính giá thành thực hiện một cách dễ dàng. Công ty phân loại chi phí sản xuất chung hợp lý, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tập hợp các chi phí sản xuất chung vào những tài khoản cụ thể Hạn chế: Tuy nhiên, như đã đề cập, sản phẩm chính của công ty bao gồm nhiều loại. Vì vậy, đối tượng tính giá thành của công ty sẽ không phản ánh chính xác giá thành của từng loại sản phẩm đã hoàn thành trong kỳ. Tại công ty chỉ mở TK 3383 để phản ánh chung các khoản trích bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế, không mở TK 3384 để theo dõi riêng khoản trích bảo hiểm y tế. Công ty không thực hiện trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất. Như vậy, nếu tháng nào số công nhân nghỉ phép nhiều thì việc không trích trước sẽ làm cho chi phí nhân công tháng đó tăng lên, làm cho giá thành sản phẩm hoàn thành trong kỳ phản ánh không chính xác. Công ty đưa chi phí bao bì đóng gói sản phẩm vào chi phí bán hàng là không hợp lý. Công ty tập hợp chi phí phát sinh trong kỳ vào sổ cái theo từng tài khoản chi tiết, vì vậy công ty phải mất thêm một khoản chi phí. KIẾN NGHỊ Công ty nên sử dụng song song cả tiếng Anh và tiếng Việt trong tất cả các chứng từ, sổ sách sử dụng. Công ty có thể thay đổi đối tượng tính giá thành theo từng loại sản phẩm sản xuất ra trong kỳ như Mi A, Mi K, SPB, Ba Bông Hồng Xanh, Cái Cân,… để phản ánh đúng đắn hơn giá thành của từng loại sản phẩm hoàn thành. Công ty nên trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất. Việc trích trước này là không bắt buộc nhưng hết sức cần thiết đối với hầu hết các doanh nghiệp sản xuất, vì sẽ góp phần tương đối quan trọng vào việc ổn định chi phí trong giá thành sản phẩm. Nếu công ty thực hiện việc trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất chính thì phản ánh như sau: Nợ TK 622 : Chi phí nhân công trực tiếp Có TK 335: Chi phí phải trả Khi thực tế phát sinh tiền lương nghỉ phép phải trả cho công nhân sản xuất: Nợ TK 622: Chi phí nhân công trực tiếp (Nếu số phải trả > số trích trước). Nợ TK 335 :chi phí phải trả Có TK 334: Phải trả cho người lao động (Tổng tiền lương nghỉ phép thực tế phải trả) Có TK 622: chi phí nhân công trực tiếp (Nếu số phải trả< số trích trước). Công ty nên đưa chi phí bao bì đóng gói vào TK 627 để tính giá thành, vì sản phẩm xuất kho của công ty là dạng đóng bao chứ không phải dạng dời. KẾT LUẬN Đất nước ta gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, điều đó đồng nghĩa là các doanh nghiệp trong nước có nhiều cơ hội để phát triển nhưng đồng thời cũng phải nỗ lực hết sức mình để cạnh tranh với những doanh nghiệp khác. Để tổn tại và phát triển, các doanh nghiệp cần phải nỗ lực hơn nữa bằng chính năng lực của mình. Đặc biệt, đối với những doanh nghiệp sản xuất thì phải có những chính sách đúng đắn và kịp thời trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của mình. Trong điều kiện đó thì công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành có ý nghĩa quan trọng, tác động đến sự sống còn của doanh nghiệp. Hoạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm với chức năng vốn có đã trở thành chỉ tiêu kinh tế có ý nghĩa quan trọng trong quản lý hiệu quả và sản xuất kinh doanh. Qua thời gian thực tập và nghiên cứu đề tài “Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm” tại công ty TNHH Chế Biến Bột Mì MeKong, em có một số kết luận sau: Công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành tại công ty rất gần với những gì mà em đã học ở trường. Công tác hoạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty là một trong những công tác không thể thiếu đối với phòng kế toán của một công ty, cung cấp thông tin về những chi phí và giá thành cần thiết cho việc ra các quyết định kinh doanh và các giải pháp trong hoạt động kinh doanh của các nhà quản lý. Công ty luôn thực hiện tốt các nguyên tác kế toán và các quy định của Nhà nước. Việc tổ chức tốt công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm đòi hỏi cần phải có sự chính xác, nhanh chóng, kịp thời. Có như vậy mới đảm bảo thực hiện các quyết định và chiến lược của công ty. Quá trình tìm hiểu, phân tích, đánh giá tuy còn nhiều thiếu sót và khuyết điểm nhưng đều mang tính khách quan, góp phần quan trọng để công ty hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành, giúp cho các nhà quản lý đưa ra các quyết định kinh doanh đúng đắn. Quá trình nghiên cứu thực tế tình hình kế toán tại công ty thời gian thực tập tuy không nhiều, nhưng đã giúp em hiểu rõ hơn về thực tế công tác kế toán trên cơ sở lý thuyết mà em đã được học tại trường. Do hạn chế về sự hiểu biết, thức tế và lý luận, hơn nữa thời gian thực tập tại công ty lại có hạn nên dù đã cố gắng nhiều song đề tài sẽ không thể không tránh khỏi những hạn chế và sai sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp, phê bình của các Thầy, Cô cũng như các anh chị phòng kế toán Công ty TNHH Chế Biến Bột Mì MeKong để kiến thức cũng như đề tài của em được hoàn thiện hơn. MỤC LỤC PHỤ LỤC Bảng xuất nhập tồn lúa (ST – WHEAT MOVEMENT OF NOV – 2011) Phiếu kế toán J1111007 kèm theo bảng lương và bảng trích các khoản theo lương Phiếu kế toán J1111027.1 kèm theo hóa đơn 1558 và bảng nghiệm thu – thanh toán Phiếu kế toán J1111029.1 kèm theo báo cáo đóng gói, bốc dỡ, vận chuyển của công nhân Trung Hiếu tháng 11 năm 2011 (REPORT ON PACKING, STACKING AND LOADING OF TRUNG HIEU WORKERS IN NOV 2011) Phiếu nhập kho (GOOD ISSUSED NOTES) Phiếu xuất kho (GOOD RECEIVED NOTES) Phiếu kế toán J1111011 kèm theo bảng xuất-nhập-tồn công cụ dụng cụ từ 01 -30 tháng 11 năm 2011 (SUMMARY OF MATIERIAL INVENTORY FROM 01 TO 30 NOV 2011), bảng xuất dùng công cụ dụng cụ ở trung tâm chi phí từ 1 -30 tháng 11 năm 2011 (GOODS ISSUSED ON COST CENTER FROM 01 TO 30 NOV 2011) Sổ trích khấu hao tài sản cố định (General Ledger Post) Phiếu kế toán J1111003 kèm bảng chi phí tổng hợp chi phí trả trước năm 2011 (SUMMARY FOR AMORTIZATION FOR LONGTERM PREPAID ENPENSES IN YEAR 2011), báo cáo sử dụng điện (MONTHLY REPORT ELECTRICITY CONSUMPTION) Phiếu kế toán J1111022.1 kèm hóa đơn giá trị gia tăng 1683 Phiếu kế toán J1111013 kèm chi phí dùng điện ở các bộ phận của công ty Mekong (POWER APPORTION IN MEKONG FACTORY) GL Activity Report Báo cáo G/L Posting Bảng xuất nhập tồn thành phẩm tháng 11 năm 2011 (INVENTORY REPORT FOR THE MONTH OF NOV-11) Phiếu kế toán J1111046 kèm bảng phân tích giá thành tháng 11 năm 2011 (FLOUR COST ANALYSIS (COMPANY) – NOV-11) Biên lai thu chi tiền DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Bài giảng kế toán tài chính doanh nghiệp 2 Các báo cáo chuyên đề khóa trước Võ Văn Nhị (2011), Hướng dẫn thực hành kế toán doanh nghiệp vừa và nhỏ, Nhà Xuất Bản Thống Kê. NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN (Của giáo viên hướng dẫn) NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP …….……., Ngày ……tháng….năm….. Kế toán trưởng (Ký tên, đóng dấu) DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT SXKD: sản xuất kinh doanh SXSP: sản xuất sản phẩm SVTH: Sinh viên thực hiện TK: tài khoản TNHH : trách nhiện hữu hạn TP: thành phẩm TSCĐ: tài sản cố định Z: giá thành, KH: kế hoạch Ztt: giá thành thực tế G/L: General Ledger BHXH: bảo hiển xã hội BHTN: bảo hiểm thất nghiệp BHYT: bảo hiểm y tế BTC: Bộ Tài Chính CP: chi phí, SXC: sản xuất chung CPSX: chi phi sản xuất ĐK: đầu kỳ, CK: cuối kỳ GTGT: giá trị gia tăng GVHD: giáo viên hướng dẫn KH.TSCĐ: khấu hao tài sản cố định KKTX: kê khai thường xuyên KPCĐ: kinh phí công đoàn NC: nhân công NCTT: nhân công trực tiếp NVL: nguyên vật liệu PX: phân xưởng SPDD: sản phẩm dở dang SPP: sản phẩm phụ DANH MỤC SƠ ĐỒ VÀ HÌNH ẢNH Sơ đồ 1.1 :Kế toán tổng hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (KKTX) 11 Số đồ 1.2: Kế toán tổng hợp chi phí nhân công trực tiếp (KKTX) 13 Sơ đồ 1.3: Kế toán chi phí sản xuất chung (KKTX) 18 Sơ đồ 1.4: Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất sản phẩm (KKTX) 20 Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy của công ty: 31 Sơ đồ 2.2: Sơ đồ kế toán tại MFML 34 Sơ đồ 2.3: Sơ đồ hình thức kế toán Chứng Từ Ghi Sổ 38 Sơ đồ 2.4: Quy trình sản xuất bột mì 42 Sơ đồ 2.5: Tóm Tắt Quy Trình Kế Toán Hàng Tồn Kho 43 Sơ đồ 2.6: Sơ đồ tài khoản (kỳ tính tháng 11/2011) 52 Sơ đồ 2.7: Sơ đồ tài khoản (kỳ tính tháng 11/2011) 58 Sơ đồ 2.8: Sơ đồ tài khoản (kỳ tính tháng 11/2011) 67 Sơ đồ 2.9: Sơ đồ tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm 71 Hình 2.1: Tổng quan công ty 45 Hình 2.2: Bảo quản và lưu kho 45 Hình 2.3: Làm sạch và ủ ẩm lúa mì 45 Hình 2.4: Thiết bị sản xuất 45 Hình 2.5: Warehousing and Delivery 45 Hình 2.6: Kiểm tra chất lượng trong phòng làm bánh 46 Hình 2.7: Một sồ sản phẩm chính được sản xuất tại công ty 46 Hình 2.8: Sản phẩm phụ 46 MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ SỔ SÁCH CỦA CÔNG TY TRÊN MÁY

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doctap_hop_chi_phi_va_tinh_gia_thanh_san_pham_cua_cong_ty_che_bien_bot_my_mekong_4485.doc
Luận văn liên quan