Công tác chuẩn bị thi công cầu đường

Đối với cột đèn chiếu sáng khi cắt phôi và hàn (bằng máy hàn có khí bảo vệ) sau đó mạ kẽm được kiểm tra bằng máy chuyên dùng đảm bảo các mối hàn đủ độ ngấu, độ dày lớp mạ đảm bảo (có chứng chỉ mạ kẽm) -Đối với đèn chiếu sáng, vỏ đèn được đúc bằng máy áp lực cao và có thiết bị đo kiểm các thông số kỹ thuật của đèn . Khi lắp ráp hòan thiện, đèn được vào buồng phun, chống thấm nước để kiểm tra độ kín khít của đèn, đảm bảo các chỉ tiêu kỹ thuật. -Máy biến áp và các thiết bị trạm đều có chứng chỉ chất lượng , nguồn gốc xuất xứ. -Cáp điện có chứng chỉ chất lượng do đơn vị sản xuất cung cấp, trước khi lắp đặt được kiểm tra bằng Megomét để thử độ cách điện và điện trở suất của cáp . -Xi măng, sắt, thép do các nhà máy trong nước cung cấp có chứng nhận nguồn gốc, các chứng chỉ chất lượng và được thử nghiệm theo TCVN. -Thi công theo đúng hồ sơ thiết kế, quy trình, quy phạm và tiêu chuẩn kỹ thuật hiện hành. Trong quá trình thi công lắp dựng các cán bộ kỹ thuật B và cán bộ KCS luôn có mặt tại công trường để hướng dẫn, giám sát công tác lắp đặt, bảo đảm hệ thống chiếu sáng đáp ứng đủ tiêu chuẩn kỹ thuật theo thiết kế đề ra. -Sau khi lắp dựng hòan chỉnh, đơn vị thi công sẽ dùng máy đo độ rọi để kiểm tra độ sáng của đèn, sử dụng máy kinh vĩ để kiểm tra độ thẳng của cột, đồng thời sử dụng Teromet để đo kiểm tiếp địa, đảm bảo an tòan theo TCVN

doc42 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 9350 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Công tác chuẩn bị thi công cầu đường, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thể đúc tại chỗ hay mua, các joint cao su mua tại nơi cung cấp cống) Phần thi công đúc cống ly tâm tại xưởng : Trước khi thi công đúc cống, Nhà thầu sẽ trình cho Chủ đầu tư, Tư vấn giám sát mẫu thiết kế ống cống ly tâm các loại (các loại đường kính có trong hồ sơ thầu) đã được các cơ quan có chức năng thẩm định . Nhà thầu cũng sẽ trình chứng chỉ kéo thép các loại dùng cho việc sử dụng đúc cống ly tâm cũng như thiết kế cấp phối bê tông các loại dùng cho việc đúc cống ly tâm và các công việc thi công bê tông khác. Có lý lịch đúc cống rõ ràng, các kết quả ép mẫu bê tông theo quy định . Ống cống ly tâm được liên hệ mua tại các đơn vị có thương hiệu uy tín như : Công ty Hùng Vương, Khánh Bình, Xây Lắp điện 2 … có xuất xứ rõ ràng, được vận chuyển đến công trường bằng các xe chuyên dùng . Ống cống các loại sau khi chở đến công trường sẽ được Chủ Đầu Tư, TVGS, Nhà thầu kiểm tra trước khi đưa vào lắp đặt . Loại bỏ những cống không đạt yêu cầu như : nứt, bể giữ thân cống… ra khỏi công trường . Công tác thi công đế cống BTCT đúc sẵn được thi công tại hiện trường và dưới sự giám sát chặt chẽ của TVGS, CĐT . Nghiệm thu theo quy trình, quy phạm hiện hành . 2/ Thi công đào hữu cơ, lu nền nguyên thổ Tất cả các cây cối, cỏ rác, xà bần, gạch vụn được đào lên và dọn dẹp sạch, gốc rễ cây xúc lên xe vận chuyển đến nơi quy định hoặc tập trung một chỗ chất đống, chú ý việc đào ủi không để ảnh hưởng công trình ngầm và công trình lân cận . Đất thừa được xúc và vận chuyển đi đổ đúng nơi quy định Đất vận chuyển không để rơi vãi trên đường, không làm ùn tắc lưu thông. Trong quá trình thi công đào cần chú ý đến việc đào mương dọc hoặc ngang để thoát nước tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình thi công và bảo đảm thi công liên tục. Chú ý nếu có các công trình ngầm . Các cây cối trong phạm vị nền đường được chặt hạ và đào gốc một cách cẩn thận trước khi tiến hành đắp các lớp đất nền đường . (Chú ý mùa khô không được đốt, cây cối khi ủi gom vào nơi qui định do bên A chỉ định). Công tác lu lèn nguyên thổ : Dùng máy bơm nước kết hợp với ô tô tưới nước có thể tích chứa tối thiểu là 5m3, tưới bề mặt khuôn đường đạt độ ẩm tối thuận. Dùng lu 10 Tấn kết hợp với nhân công lu lèn tạo phẳng và đạt độ chặt yêu cầu. Kiểm tra cao độ sau khi lu lèn xong, nếu thiếu phải bù lại bằng vật liệu phù hợp, nếu cao phải gọt bớt sau đó lu lèn lại. Kiểm tra nghiệm thu : kiểm tra cao độ, KTHH, độ chặt theo quy định. 3/. Thi công hệ thống thoát nước mưa, nước sinh họat : 3.1. Một số chú ý trong công tác thi công cống: Công tác tiêu nước bề mặt: Trước khi đào đất hố móng khuôn đường cần phải xây dựng hệ thống tiêu nước trước hết là tiêu nước bề mặt (nước mưa, nước ao …) ngăn không cho chảy vào hố công trình. Cấm không được làm ngập úng, xói lở đất vào công trình. Nếu không có điều kiện dẫn nước tự chảy thi phải đặt trạm bơm tiêu nước cho từng đoạn thi công công trình khi cần thiết. Trong bất cứ trường hợp nào, nhất thiết không để đọng nước và làm ngập hố móng. Đào khuôn móng: Lớp đất đào bỏ phải được vận chuyển ngay đến vị trí được phép đổ theo sự thỏa thuận với địa phương và sự chỉ dẫn của TVGS. Không được đổ đất đào lên bên cạnh khu vực đào. Không được để lẫn đất hữu cơ với đất đắp. Phải thực hiện khuôn đào đúng vị trí, cao độ và độ dốc ngang thiết kế, yêu cầu đối với đáy nền đào của đường là phải bằng phẳng. Đào đất phải đổ xa mép phần nền đào và phải đổ cao đều không quá 1m, không được đổ tập trung thành đống cao làm mất ổn định nền đào. Phải thường xuyên đặt máy bơm túc trực tại các vị trí đào để bơm nước mưa và nước ngầm đảm bảo cho đáy nền đào không bị đọng nước.Taluy nền đào không bị sạt lở. Taluy vách đào là 1:0.5, nhưng cũng cần có biện pháp chống thành vách hố đào trong trường hợp phải tránh công trình ngầm hoặc có nguy cơ gây sạt lở cho công trình hiện hữu. Cần bố trí biển báo, rào cản, các biện pháp điều hành quản lý giao thông. Hố móng: Đào hố móng đến chiều sâu đặt gối cống và bề rộng như chỉ ra trong bản vẽ. Nếu đào sai khác với cao độ yêu cầu phải sủa lại bằng các vật liệu được chấp thuận và được đầm lèn đủ cường độ. Khi đào hố móng cống độ dốc taluy là :1;0.5 Đổ đống vật liệu đào từ móng phải đổ xa hố móng để không gây sụp lở hố móng hoặc làm tắc thoát nước mặt. Đất hữu cơ và vật liệu thừa vận chuyển đến nơi quy định do kĩ sư tư vấn chỉ định. Phải làm rào chắn bảo vệ tại tất cả các hố đào trên mặt bằng thi công công trình. Đào hố móng sao cho có thể đặt cống thẳng hàng, đúng cao độ như trong bản vẽ. Đặt cống cẩn thận để có được đường cống đúng hướng và đúng cao độ. Mối nối cống phải được chèn kín bằng vữa để tránh rò rỉ nước sau này. CHÚ Ý: Thi công có thể vào mùa mưa, trong quá trình thi công cống phải theo hướng từ hạ lưu đến thượng lưu nhằm tận dụng những đoạn cồng vừa thi công vào công tác tiêu thoát nước. Thi công theo từng đoạn cống (giữa 02 hố ga) Trong quá trình thi công nếu phát hiện tại vị trí xây dựng cống có các công trình ngầm, đơn vị thi công cần báo với đơn vị TVGS, BQLDA và TK biết để xử lý kịp thời. Khi thi công hệ thống cống dọc cần thực hiện từ miệng xả vào để đảm bảo thoát nước mặt tốt trong quá trình thi công. Trước khi thi công hệ thống cống dọc ,đơn vị thi công cần kiểm tra vị trí, cao độ tại miệng xả có phù hợp với thiết kế không, nếu sai khác phải báo cho thiết kế để có hướng điều chỉnh kịp thời. Khi lấp đất hố đào sau khi thi công công dọc, đắp đất từng lớp và dùng đầm tay lu lèn cả hai bên để giảm ảnh hưởng đến hệ thống cống đã lắp đặt. Một số yêu cầu kỹ thuật khác: Cống định hình, chi tiết khuôn, nắp máng, lưỡi gà, đà hầm đúc sẵn… được sử dụng có kích thước và kết cấu như trong bản vẽ.Tuyệt đối không được sử dụng kết cấu bị nứt bể. Vật liệu trong mối nối phải được nhét chặt. Các công tác đổ bê tông tại chỗ, các chi tiết móng hầm ga, tường ga đều phải được sử dụng máy trộn BT và tuân theo quy trình 443-95-BXD. Đơn vị thi công phải tuân thủ các quy định về an toàn lao động trong khi thi công. 3.2. Một số chú ý trong công tác thi công BT, BTCT tại công trường : -Ống cống ly tâm được mua tại các đơn vị có thương hiệu uy tín, có xuất xứ rõ ràng như : Hùng Vương, Khánh Bình, Xây Lắp điện 2 … được vận chuyển đến công trường bằng các xe chuyên dùng . Các công tác bê tông tại công trường như đổ Bt hố ga, gối cống, nắp đan…Đơn vị thi công sẽ trộn tại chỗ, di chuyển trên công trường bằng những đường tạm. Dùng máng dẫn đỗ vào vị trí thi công các hố ga hay tại các bãi đúc cấu kiện đúc sẵn . Trong khi thi công cần kiểm tra độ sụt, lấy mẫu kiểm tra theo quy định. Sau khi thi công xong kết cấu BTCT cần lưu ý đến thời gian bảo dưỡng theo đúng bảng 17 của TCVN 4453-1995, đảm bảo cừơng độ đạt yâu cầu thiết kế, trong quá trình bảo dưỡng cần che đậy tránh mưa . Cây chống coffa có thể là gỗ hoặc kim loại, coffa được sử dụng là coffa định hình bằng thép được gia công lắp ráp theo đúng chiều dày của lớp BT Coffa có bề mặt phẳng và chắc chắn được liên kết với nhau bằng các bulong thép và có các thanh neo ngay tại các khớp nối để giữ được sự ổn định trong quá trình đổ BT . Công tác coffa được nghiệm thu trước khi tiến hành đổ BT . Một số vật tư sử dụng cho cấp phối bê tông, chú ý : + Xi măng : PC 30, PCB 30 ( TCVN 2682 – 1992 ) hoặc PC 40. + Cát sông : Tuân theo TCVN – 1770 – 86 , TCVN 353 – 70 + Đá 1x2 : Theo TCVN 1771-86 , đá có nguồn gốc phún xuất , xâm nhập và được nghiền bằng máy . + Nước : sử dụng nước sinh hoạt, là nước sạch được vận chuyển đến công bằng các xe bồn. Chuẩn bị cấp phối : Trước khi thi công chính thức cần phải tiến hành thí nghiệm cát , đá 1x2, xi măng tại cơ quan chức năng có thẩm quyền, thiết kế cấp phối bê tông và chọn cấp phối đạt yêu cầu thiết kế. Công tác thiết kế thành phần cấp phối bê tông do các đơn vị có tư cách pháp nhân thực hiện . Trong khi thiết kế phải bảo đảm nguyên tắc : sử dụng đúng các vật liệu sẽ dùng để thi công , độ sụt của hỗn hợp bê tông xác định tùy thuộc tính chất của công trình và hàm lượng cốt thép, phương pháp vận chuyển, điều kiện thời tiết . Chuẩn bị đổ Bê Tông : - Kiểm tra cốt pha, kích thước hình học, các khe rãnh của ván khuôn. ( Coffa phải làm sạch bề mặt và tưới nước, các khe ván phải chèn kỹ) - Nếu đổ bê tông lên lớp bê tông cũ thì trước khi đổ phải làm sờn mặt, quét bụi bẩn và tưới nước xi măng Đổ bê tông : Những chú ý khi đổ bê tông : -Việc đổ BT không làm sai dịch vị trí cốt thép, vị trí cốt pha, chiều dày lớp BT bảo vệ cốt thép; Không dùng đầm dùi để dịch chuyển ngang bê tông trong cốp pha; bê tông phải được đổ liên tục cho tới khi hoàn thành một kết cấu nào đó theo quy định của thiết kế . - Để tránh sự phân tầng, chiều cao rơi tự do của hỗn hợp bê tông khi đổ không vượt quá 1.5m. Khi đổ BT có chiều cao rơi tự do lớn hơn 1.5m thì phải dùng máng nghiêng hoặc ống vòi voi. - Khi đổ bê tông phải đảm bảo các yêu cầu như : độ suit bê tông, giám sát chặt chẽ hiện trạng cốp pha và cốt thép trong quá trình thi công để xử lý kịp thời nếu có sự cố xảy ra. - Khi trời mưa phải che chắn không cho nước đổ vào bê tông, Đầm bê tông : Việc đầm bê tông phải đảm bảo các yêu cầu sau : - Có thể dùng các loại đầm khác nhau, nhưng phải đảm bảo sao cho sau khi đầm bê tông được đầm chặt và không bị rỗ . -Thời gian đầm tại mỗi vị trí phải bảo đảm cho bê tông được đầm kỹ . Dấu hiệu để biết bê tông được đầm kỹ là vữa xi măng nổi lên bề mặt và bọt khí không còn nữa . -Khi sử dụng đầm dùi, bước di chuyển của đầm không vượt quá 1.5 bán kính tác dụng của đầm và phải cắm sâu vào lớp bê tông đã đổ trước 10cm. - Khi cần đầm lại bê tông thì thời gian thích hợp nhất là 1.5-2 giờ sau khi đầm lần thứ nhất Công tác bảo dưỡng bê tông : Sau khi đổ, bê tông phải đuợc bảo dưỡng trong điều kiện có độ ẩm và nhiệt độ cần thiết để đóng rắn và ngăn ngừa các ảnh hưởng có hại trong quá trình đóng rắn của bê tông . Bảo dưỡng ẩm : là quá trình giữ cho BT có đủ độ ẩm cần thiết để ninh kết và đông rắn sau khi tạo hình . - Đổ bê tông phải liên tục trong một khối liền tuyệt đối không được ngừng đột xuất ( khi trời mưa phải có bạt che, mái che để đổ tiếp phần còn lại ) - Phải tuân thủ mác thiết kế và có sự kiểm tra chặt chẽ của Cán Bộ Kỹ Thuật. - Tuyệt đối không được để mặt bê tông bị rỗ và rỗng, nên cần chú ý đến việc đầm bê tông . - Phải ghi chép và có biên bản lấy mẫu theo dõi riêng từng phần bê tông : hố ga, tấm đan, gối cống … -Kiểm tra và nghiệm thu : Các kết cầu BT được nghiệm thu sau 28 ngày gồm các kết quả nén mẫu 3, 7 và 28 ngày. Cường độ 28 ngày phải lớn hơn mác BT thiết kế. Kiểm tra kích thước hình học kết cấu BT so với bản vẽ thiết kế. Sai số kích thước cho phép . Kiểm tra bề mặt kết cấu BT không bị rỗ . Công việc thi công cốt thép: -Dùng thép được sản xuất trong và ngòai nước của các Nhà máy đã được cấp chứng chỉ theo quy mô công nghiệp, phù hợp với yêu cầu TCVN4453-87. Thép tròn lọai A-I mác CT3; Thép tròn gai lọai A-II mác CT5 -Cốt thép (CT) dùng cho công trình có 02 loại : thép trơn và thép có gờ. -Thi công CT theo chương X quy trình nghiệm thu cầu cống theo quyết định số 166-QĐ ngày 22/01/1975 của Bộ GTVT. -Trước khi thi công phải kiểm tra lại thanh thép . Nếu có sét gỉ phải dùng bàn chải sắt chả sạch, nếu sét gỉ làm thay đổi đường kính thanh thép 5% thì phải loại bỏ thanh thép đó. -Thi công uốn thép tại xưởng hoặc công trường . Không được uốn CT ngay tại vị trí thanh CT trong kết cấu . -Lắp đặt CT ngoài công trường, nối thanh CT bằng thép buộc hoặc hàn. Kê CT bằng các viên BT đảm bảo lớp Bt bảo vệ CT là 02cm. -Cốt thép được đơn vị thi công gia công sẵn tại xưởng cơ khí đặt tại công trường, tiến hành nghiệm thu theo từng đợt gia công. -Kiểm tra và nghiệm thu : Nghiệm thu CT theo bản vẽ thiết kế, lấy 3% số lượng trong mỗi nhóm sản phẩm và ít nhất 05 sản phẩm .Nghiệm thu theo quy trình thi công và nghiệm thu cầu cống theo quyết định số 166/QĐ ngày 22/1/1975 của Bộ GTVT. Lập biên bản nghiệm thu cót thép trước khi tiến hành đổ BT. Sau khi nghiệm thu CT phải tiến hành đổ BT ngay tránh sét gỉ do tác động môi trường bên ngoài lên CT . 3.3. Công việc thi công cống: 3.3.1/Phần thi công đúc cống ly tâm tại xưởng : Thi công đúc cống theo đúng thiết kế có trong hồ sơ thiết kế ống cống ly tâm các loại (các loại đường kính có trong hồ sơ thầu, cống H30) đã được các cơ quan có chức năng thẩm định . Nhà thầu cũng sẽ trình chứng chỉ kéo thép các loại dùng cho việc sử dụng đúc cống ly tâm cũng như thiết kế cấp phối bê tông các loại dùng cho việc đúc cống ly tâm và các công việc thi công bê tông khác. Có lý lịch đúc cống rõ ràng, các kết quả ép mẫu bê tông theo quy định . 3.3.2/Phần thi công tại hiện trường : -Ống cống ly tâm được mua tại các đơn vị có thương hiệu uy tín, có xuất xứ rõ ràng, được vận chuyển đến công trường bằng các xe chuyên dùng . - Ống cống các loại sau khi chở đến công trường sẽ được Chủ Đầu Tư, TVGS, Nhà thầu kiểm tra trước khi đưa vào lắp đặt . Loại bỏ những cống không đạt yêu cầu như : nứt, bể … ra khỏi công trường . -Công tác thi công đế cống BTCT đúc sẵn được thi công tại hiện trường và dưới sự giám sát chặt chẽ của TVGS, CĐT . Nghiệm thu theo quy trình, quy phạm hiện hành . Sau khi đào đất hố móng sẽ tiến hành các công tác như : lắp đặt gối cống, lắp đặt ống cống ly tâm, thi công mối nối ống cống, đắp đất hoàn thiện bằng đầm cóc… Khi thực hiện xong mỗi công việc sẽ được các bên liên quan kiểm tra, nghiệm thu chặt chẽ sau đó mới tiến hành các công việc tiếp theo. -Đào hố móng đến chiều sâu đặt cống và bề rộng theo bản vẽ thiết kế, đổ vật liệu đào xa hố móng để tránh sạt lở và thoát nước mặt. -Đặt cống phải đảm bảo hướng và cao độ -Lấp đất hố móng theo từng lớp đều hai bên thân cống, đầm bằng thiết bị nhẹ như : đầm cóc, đầm bàn… Khi thi công vào mùa mưa cần phải thi công từ chân dốc đến đỉnh dốc chọn cửa xả nước ở những nơi đã có cống cũ hoặc cửa xả cũ để thoát nước, tránh gây ngập lũ ảnh hưởng đến tiến độ thi công chung . -Phải có đầy đủ các dụng cụ chuyên dùng cho công tác bê tông như dụng cụ uốn, kéo cốt thép, cốt pha, máy hàn, máy trộn BT, đầm dùi, đầm bàn, dụng cụ lấy mẫu BT…để tổ chức thi công đạt yêu cầu . 4/ Thi công các lớp đất chọn lọc, lớp cấp phối sỏi đỏ Công việc này được thi công theo kiểu cuốn chiếu, đến đâu gọn gàng đến đó để bảo đảm cho đường được thông suốt, không ảnh hưởng đến việc đi lại trên đường . Thi công theo quy trình thi công và nghiệm thu mặt đường sỏi ong 22TCN 11-77 của Bộ Giao Thông Vận tải và 22TCN 304-03. Yêu cầu chung đối với cấu tạo nền đắp và nền đào: Nền đường phải đảm bảo hạn chế tối đa được các bất lợi của ngập nước và nước ngầm. Đất đắp nền đường phải ổn định nước tốt , tuyệt đối không dùng các loại đất bùn hoặc than bùn. Cao độ nền đường trong thi công là cao độ hoàn thiện đến lớp đáy kết cấu áo đường (đáy lớp cấp phối đá dăm) tránh không thiếu hụt cao độ so với thiết kế. Trình tự thi công nền đường như sau: Đào khuôn đường hoặc dãy cỏ lớp đất mặt. Đắp đất chọn lọc từng lớp ≤30cm Nền đường được lu lèn đạt độ chặt K=0.95, riêng 30cm trên cùng của nền đường đào hoặc nền đường đắp (tiếp giáp lớp đất cấp phối sỏi đỏ cấu tạo dày 20cm) lu lèn phải đạt k=0.98 Các vấn đề cần luu ý trong quá trình đắp; Trước khi đắp nền phải tiến hành tiêu thoát nước thật tốt. Khi thi công tùy theo từng loại máy sử dụng mà hiệu chỉnh bề dày lớp đất rải để đầm, xác định số lượng máy đầm theo số lượng thuc tế,xác định độ ẩm tốt nhất của đất khi đầm nén. Trong điều kiện bề dày lớp đất và số lần đầm nén đã được lựa chọn thì dùng lu để đầm nén, nên dùng lu nhẹ trước, lu nặng sau và tăng dần tốc độ lu từ chậm đến nhanh. Trình tự đầm nén từ mép đường vào tim đường. Vật liệu đắp nền được khai thác tại mỏ, thành phần cấp phối sỏi đỏ phải nằm trong đường bao thành phần hạt nêu ở biểu đồ “đường bao cong thành phần hạt của cấp phối”. -Độ chặt yêu cầu K>=0,95 và 0.98 - Trước khi thi công đại trà tiến hành thi công thí điểm 1 đoạn từ ( 50- 100 )m để đúc rút quy trình đầm nén, chất lượng vật liệu, các chỉ tiêu vật liệu. - Đào đắp được vận chuyển bằng xe chuyên dùng đến mặt bằng thi công, đổ từng đống theo chiều dài tuyến thi công . - Được máy ban (ủi) ban ra từng lớp có chiều mỗi lớp thi công không quá 20 cm , được lu lèn bằng lu 8 - 12 tấn đạt yêu cầu độ chặt quy định.. * Chú ý : - Nếu sỏi đỏ không đạt độ ẩm thì tưới nước cho đạt độ ẩm tốt nhất. - Nếu sỏi đỏ sau cơn mưa bị ướt, phải nhất thiết ban sỏi từng luống và cho phơi khô sau đó ban trả lại tiến hành lu lèn tiếp . - Các vị trí bị lún, cao su phải đào lên xử lý ngay . -Ngoài những điểm nêu trên việc thi công lớp đất sỏi đỏ phải thực hiện quy trình thi công mặt đường sỏi ong 22TCN - 11 - 77. -Kiểm tra nghiệm thu : bao gồm kiểm tra vật liệu tại mỏ, tại công trường . Kiểm tra cao độ, KTHH, độ chặt, mô đun đàn hồi E của lớp kết cấu theo quy trình quy định hiện hành . +KTHH : sai số chiều rộng + 10cm, sai số chiều dài + 0.5cm, sai số độ dốc ngang + 0.5% +Độ bằng phẳng : bằng thước 3m, Khe hở giữa đáy thước và bề mặt :2cm. +Cứ 200m3 thì phải thí nghiệm tất cả các chỉ tiêu đã nêu trên, kiểm tra KTHH 3mc/1Km. Mỗi mặt cắt đo bề dày 02 chỗ; thí nghiệm tất cả các chỉ tiêu quy định ở trên, thí nghiệm 3 mẫu/1km; xác định dung trọng thực tế hiện trường và độ chặt K bằng phễu rót cát 3 mẫu/1Km. 5 / Thi công bó vỉa, dải phân cách Công tác bê tông giống như chú ý phần 3.1 Nhưng đây là khâu rất quan trọng có tác dụng đến công tác mỹ quan của con đường, cần chú ý trong công tác trộn cấp phối bê tông, độ sụt của BT, công tác đầm lèn theo đúng quy trình quy phạm để BT không bị rỗ mặt 6/ Thi công các lớp cấp phối đá dăm Thi công lớp cấp phối đá dăm cần lưu ý : CPĐD cần được thi công thành từng lớp 20cm để đạt được cường độ yêu cầu. Dùng đá vỉa hè chắn hai bên mép mặt đường để tạo điều kiện lu lèn đạt độ chặt yêu cầu ở vùng mép mặt đường. Lu lèn đạt độ chặt k=0.98 theo quy trình thi công và nghiệm thu lớp cấp phối đá dăm 22TCN 334-06. Yêu cầu vật liệu với cấp phối đá dăm : Cấp phối đá dăm phải đảm bảo chất lượng về cường độ, độ mài mòn và thành phần hạt theo quy trình thi công và nghiệm thu mặt đường cấp phối đá dăm 22TCN 334-06 Tỷ lệ cấp phối phải đảm bảo như sau : Cấp phối Đá dăm loại 02: Đường kính hạt(mm) 50 37.5 25 19 9.5 4.75 2.36 0.425 0.075 Tỷ lệ % lọt qua sàng 100 95-100 - 58-78 39-59 24-39 15-30 7-19 2-12 Cấp phối Đá dăm loại 01: Đường kính hạt(mm) 50 37.5 25 19 9.5 4.75 2.36 0.425 0.075 Tỷ lệ % lọt qua sàng - 100 79-90 67-83 49-64 34-54 25-40 12-24 2-12 Chuẩn bị các thiết bị thi công : - Ô tô tự đổ vận chuyển cấp phối đá dăm đến công trường (vị trí đã được kiểm tra mặt nền các yếu tố kỹ thuật do A xác nhận ). - Thiết bị phun nước ở mỗi khâu thi công (xe Xitec, hoặc bơm có vòi cầm tay, hoặc bình tưới thi công ). - Máy san tự hành - Các loại thiết bị đầm nén lu ( 6 ¸ 8 )tấn và lu ( 8 ¸ 12 )tấn Công nghệ thi công lớp cấp phối đá dăm: * Vận chuyển cấp phối đá dăm đến hiện trường thi công : - Phải kiểm tra cấp phối đá dăm trước khi tiếp nhận, vật liệu phải được Tư Vấn Giám Sát kiểm tra trước tại mỏ hoặc bãi chứa . - Vật liệu vận chuyển hoặc đổ từng đống không để phân tầng * Rải cấp phối đá dăm : - Khi rải cấp phối đá dăm độ ẩm phải bằng độ ẩm tốt nhất W+1% . - Bề dày rải một lớp không quá ( 15 ¸ 18 ) cm sau khi lu lèn chặt . - Nếu lu lu nặng ( lu rung 25Tấn ) có thể cho phép bề dày từ ( 20 ¸ 25) cm sau khi lèn chặt . - Trong quá trình san, rải nếu có hiện tượng phân tầng thì phải cày xới và trộn đều ( hoặc xúc đi thay cấp phối mới ). - Nếu thi công lớp cấp phối đá dăm kế tiếp thì phải tưới nước đều và tiến hành thi công ngay . Kiểm tra và nghiệm thu : - Sau 1 lớp cấp phối (10 ¸ 15) cm tiến hành kiểm tra bề dày, độ chặt đạt yêu cầu cho chuyển lớp kế tiếp . - Hoàn thiện xong lớp đá dăm tiến hành kiểm tra : + Độ chặt 7000m2 kiểm tra 3 mẫu + Bề dày kết cấu : ± 5% bề dày thiết kế, nhưng không qúa ±10mm cho móng dưới và ±5mm cho móng trên . + Các kích thước hình học : * Sai số bề rộng : ±10mm * Độ dốc ngang : ± 0,5% * Cao độ cho phép: ±10mm đối với lớp dưới và ±5mm đối với lớp trên Độ bằng phẳng đo bằng thước 3m, khe hở lớn nhất >10mm với lớp dưới và >5mm lớp trên. 7/ Thi công tưới nhựa lót và các lớp BTN nóng –Công tác sơn đường Công tác thi công BTNN : Trước khi tưới nhựa lót , nền đường phải được dọn vệ sinh và thổi bụi sạch sẽ, phải khô và bằng phẳng nhằm đảm bảo cho độ dính bám của nhựa tưới lót. Trước khi thi công các lớp bê tông nhựa trên mặt đường cấp phối đá dăm, tưới nhựa lót tiêu chuẩn 1kg/m2. Cần xác định vị trí và cao độ lớp BTN ở mép và tim đường đúng với cao độ thiết kế. Kiểm tra cao độ bằng máy thủy bình hoặc có thể đánh dấu cao độ và vạch trên thành bó vỉa bằng nhựa lỏng. Thành phần, cường độ và các chỉ tiêu có liên quan của các loại vật liệu phải đảm bảo theo đúng quy trình hiện hành. Rải BTN bằng máy chuyên dùng trừ những chỗ hẹp không thể rải bằng máy thì cho phép rải bằng thủ công. Lu lèn hỗn hợp BTN bằng lu bánh hơi kết hợp với lu bánh cứng.Xe lu phải theo sát ngay xe rải BTN để kịp thời lu lèn khi hỗn hợp còn giữ nhiệt độ 130-1400c, đảm bảo tính hiệu quả cho việc lu lèn. Cần tiến hành kiểm tra và nghiệm thu cường độ lớp mặt kết cấu mặt đường với mật độ điểm đã quy định trong quy trình thi công và nghiệm thu mặt đường. Trong khi thi công công trình, nếu gặp chướng ngại và các công trình ngầm chưa được dự kiến hoặc dự kiến của TVTK, cần dừng thi công và báo ngay cho chủ đầu tư, tư vấn giám sát và thiết kế biết để phối hợp xử lý. Yêu cầu về nhựa đường tưới lót: các chỉ tiêu về nhựa phải đạt yêu cầu theo chỉ thị số 245/KHKT ngày 14/10/1994 của Bộ GTVT. Thi công lớp BTN theo quy trình công nghệ thi công và nghiệm thu mặt đường BTN 22TCN-249-98 của Bộ GTVT. Một số vấn đề cần chú ý : Phải đảm bảo nhịp nhàng hoạt động của trạm trộn, phương tiện vận chuyển hỗn hợp ra hiện trường, thiết bị rải và phương tiện lu lèn. Bảo đảm năng suất trạm trộn BTN tương đương với năng suất của máy rải. Chỉ được thi công lớp BTNN trong những ngày không mưa, móng đường khô ráo, mhiệt độ không khí không dười 5oC. Cự ly v/c phải chọn sao cho nhiệt độ cuả hỗn hợp đến nơi rải không thấp hơn120oC. Trước khi đổ hỗn hợp BTNN vào phễu của máy rải phải kiểm tra nhiệt độ của hỗn hợp bằng nhiệt kế, nhiệt độ hỗn hợp không được nhỏ hơn 120oC. Trước khi rải tiếp phải sửa sang lại mép chỗ nối tiếp dọc và ngang, quét một lớp mỏng nhựa lỏng đông đặc vừa hay nhũ tương nhựa đường phân tách nhanh (hoặc sấy nóng chỗ nối tiếp bằng thiết bị chuyên dùng ) để đảm bảo sự dính kết tốt giữa 2 vệt rải cũ và mới. Khe nối dọc ở lớp trên và lớp dười phải so le nhau, cách nhau ít nhất là 20 cm. Khe nối ngang ở lớp trên và lớp dười cách nhau ít nhất là 1 m. Trường hợp máy đang rải gặp mưa đột ngột thì : -Báo ngay về trạm trộn ngừng cung cấp hỗn hợp. -Khi lớp BTNN đã được lu lèn đến khoảng 2/3 độ chặt yêu cầu thì cho phép tiếp tục lu trong mưa cho hết số lượt lu lèn yêu cầu. -Khi lớp BTNN mới được lu lèn < 2/3 độ chặt yêu cầu thì ngưng lu, bỏ hỗn hợp ra khỏi mặt đường . Chỉ khi nào mặt đường khô ráo lại thì mới được rải hỗn hợp tiếp. Lu lèn các lớp mặt đường BTNN bằng : -Lu bánh hơi phối hợp với với lu bánh cứng. -Lu rung và lu bánh cứng phối hợp. -Lu rung và lu bánh hơi kết hợp Nên thi công từng công đoạn hoàn thiện theo từng hạng mục công trình để vừa thi công, vừa sử dụng các kết cấu đã thực hiện. Công tác giám sát, kiểm tra và nghiệm thu : Việc kiểm tra giám sát được tiến hành thường xuyên trước khi rải, trong khi rải và sau khi rải lớp BTN. Kiểm tra giám sát việc chế tạo hỗn hợp BTN ở trạm trộn. Như:sự hoạt động của máy móc, thiết bị trong khi chế tạo hỗn hợp BTNN, kiểm tra chất lượng vật liệu, bột khoáng, nhựa đặc, chất lượng của hỗn hợp BTNN khi ra khỏi trạm trộn… Nghiệm thu mặt đường BTN. Sau khi thi công hoàn chỉnh mặt đường BTNN phải tiến hành nhgiệm thu : Về KTHH : Bề rộng, bề dày, độ dốc ngang mặt đường, độ dốc dọc. Về dộ bằng phẳng: kiểm tra bằng thước 3 m Về độ nhám :kiểm tra bằng phương pháp rắc cát Kiểm tra độ chặt lu lèn . Kiểm tra độ dính bám giữa hai lớp BTNN, về chất lượng mối nối, các chỉ tiêu cơ lý của BTN nguyên dạng lấy ở mặt đường và của các mẫu BTN được chế bị lại từ mẫu khoan hay đào ở mặt đường, các thí nghiệm cần tiến hành để xác định các chỉ tiêu cơ lý của BTN . Công tác sơn đường : Sơn tín hiệu được thực hiện trên mặt đường hoàn toàn sạch sẽ và khô ráo. Phải thổi và làm sạch các loại đá xốp vụn, bụi, bùn xỉ… các vạch phân làn phải áp dụng các biện pháp cơ giới đã được phê duyệt -Kiểm tra và nghiệm thu : Số lượng các dấu hiệu mặt đường phải được thanh toán theo chiều dài ghi trên bản vẽ theo số lượng đã sơn theo chiều rộng quy định hoặc diện tích cho các dấu hiệu chữ vạch kẻ.. 8/ Thi công hệ thống điện chiếu sáng 8.1/ Bàn giao và chuẩn bị mặt bằng Trước khi thi công, nhà thầu cùng tư vấn giám sát đi kiểm tra mặt bằng công trình để đảm bảo không xảy ra sai sót trong quá trình thi công và lên phương án giải phóng mặt bằng những vị trí tuyến cáp đi qua. Đặc biệt trong quá trình kiểm tra nắm vững những vị trí có công trình ngầm để liên hệ với chủ công trình phối hợp giải quyết, xử lý khi thi công. Nhận bàn giao tuyến công trình, những sai khác so với hồ sơ thiết kế được duyệt có được trong buổi kiểm tra trước khi bàn giao sẽ được cụ thể hóa bằng biên bản xử lý kĩ thuật tại hiện trường có xác nhận của TVGS và Chủ Đầu Tư. 8.2/Lập tiến độ, phối hợp thi công Trước khi triển khai thi công ,Nhà thầu làm việc với Ban Quản Lý dự án để thông báo cụ thể tiến độ thi công cũng như vướng mắc về mặt bằng. Phối hợp cùng Chủ Đầu Tư giải quyết các vướng mắc trên, đảm bảo giải quyết xong trước khi tập kết vật tư . Do yêu cầu thi công kịp tiến độ bàn giao công trình,nhà thầu lập tiến độ thi công hợp lý tránh chồng chéo, cản trở mặt bằng thi công của các đơn vị khác. 8.3/ Công tác chuẩn bị vật tư, vật liệu, thiết bị Toàn bộ vật tư, vật liệu, thiết bị được tập kết đầy đủ tại chỗ trước khi đưa ra thi công để các cán bộ kỹ thuật và tư vấn giám sát cùng kiểm tra số lượng và chất lượng vật tư, có chứng nhận chất lượng kèm theo . Nguồn khai thác vật tư, vật liệu thiết bị điện:Trụ đèn 10m, bóng đèn, tủ điện chiếu sáng, cáp điện, trạm biến áp và cáp cấp nguồn lấy từ các đơn vị sản xuất chuyên nghành có chất lượng và có uy tín trên thị trường. IV.TỔ CHỨC THI CÔNG HTCS Để đảm bảo yêu cầu chất lượng công trình, trong quá trình thi công. Nhà thầu sẽ thường xuyên kiểm tra mặt bằng, lên phương án cụ thể trong từng tuần thi công để đạt hiệu quả cao nhất trong quá trình xây lắp công trình. Vật tư do Nhà thầu cung cấp phải có kiểm định của KCS. Các hạng mục thi công tới đâu gọn tới đó. Vật liệu, đất cát thừa được dọn sạch và hoàn trả lại mặt bằng ngay khi thi công xong từng hạng mục .Cụ thể : 1/ Hạng mục đào hố móng trụ, đào mương cáp, đóng cọc tiếp địa. Biện pháp thi công : Hố móng được đào bằng phương pháp thủ công tại các vị trí có mặt bằng, kích thước đúng theo hồ sơ thiết kế Mương cáp được đào bằng phương pháp thủ công, những đoạn qua đường được đào bằng máy cắt đường và máy nén khí. Cọc tiếp địa được đóng sâu xuống mặt đất theo thiết kế bằng búa tại vị trí gần trụ thép. Tất cả các cọc được nối với trụ thép bằng kẹp đồng thau. Đất cát đào lên được thu gọn vào nơi quy định. Sau khi được giám sát công trình nghiệm thu hạng mục này sẽ tổ chức thi công ngay hạng mục tiếp theo. Biện pháp an toàn : Kiểm tra chèn chặt các dụng cụ thi công như cuốc, xẻng, xà beng… Khi dùng máy cắt đường, máy nén khí phải kiểm tra lại máy móc vận hành tốt, đảm bảo an toàn mới vận hành. Trong quá trính đào hố móng, mương cáp nghiêm cấm thi công khi có người đứng ở dưới hố móng và đứng ở phía trước đầu cuốc đào. Do điều kiện thi công trên đường phố, lưu lượng phương tiện giao thông lớn, nhất là giờ cao điểm nên khi thi công sẽ có biển báo” Công trường đang thi công”, rào chắn để không ảnh hưởng đến tiến độ thi công và báo cho người, phương tiện qua lại biết và giảm tốc độ, đảm bảo không xâm phạm vào khu vực thi công . Thường xuyên giữ vệ sinh sạch sẽ trên công trường, tất cả các vật liệu thải ra phải tập kết ở vị trí quy định. 2/Hạng mục làm cốt thép khung móng, đổ bê tông móng trụ Biện pháp thi công : Chuẩn bị ván khuôn Sau khi ghép ván khuôn tiến hành đặt khung móng trụ thép. Khung móng được định vị chắc chắn, cân chỉnh cân bằng theo mặt phẳng ngang trong hố móng sau đó mới đổ bê tông. Sau khi đổ bê tông ba ngày tiến hành trồng tru, lắp đèn. BT M100, M200 được trộn theo cấp phối thiết kế tại công trường, trộn nước và đổ trực tiếp vào hố móng. Dùng máy đầm dùi để đầm bê tông đúng tiêu chuẩn kỹ thuật. Biện pháp an toàn Kiểm tra máy phát, đầm dùi hoạt động tốt, không rò điện mới đưa vào sử dụng. Khi sử dụng không được để đầu nối giữa máy phát, đầm dùi vào các vị trí ẩm ướt, tránh hiện tượng rò điện ra ngoài gây sự cố điện giật. Cần phải có biển báo “công trình đang thi công”, rào chắn để báo cho người, phương tiện qua lại biết và giảm tốc độ, không xâm phạm vào khu vực thi công. 3/ Hạng mục rải cáp ngầm, đặt ống nhựa, ống thép, lấp mương cáp Biện pháp thi công : Cáp cấp nguồn cho hệ thống chiếu sáng được tư vấn giám sát nghiệm thu chủng loại, xuất xứ và thử độ cách điện bằng Megomet. Cáp ngầm được luồn trong ống nhựa được rải trên mương cáp sau đó chèn cát và lấp đất.Tại những vị trí mương cáp băng qua đường được luồn trong ống STK D60. Trong quá trình rải cáp chú ý tránh trầy xước vỏ cáp, cáp được rải bằng thủ công theo từng đoạn đo cắt sẵn. Sau khi lấp đất mương cáp xong tiến hành hoàn trả mặt DPC đường. Biện pháp an toàn vệ sinh : Sau khi lấp đất đầm chặt sẽ hoàn trả lại mặt bằng và dọn vệ sinh. Chú ý đặt rào chắn biển báo khi thi công. Biển báo, rào chắn phải đặt cách xa khu vực thi công từ 10m đến 20m 4/Hạng mục trồng trụ thép, lắp cần đèn Biện pháp thi công : Trụ thép 10 được lắp dựng bằng xe cẩu 6,5 tấn và được lắp ráp hoàn chỉnh do công nhân bậc cao thực hiện. Sau khi dựng trụ sử dụng xe nâng 12m kết hợp với công nhân bậc cao để lắp cần đèn. Biện pháp an toàn : Xe cẩu phải kiểm tra lại dây cáp cẩu, móc cẩu và cáp cẩu vào trụ phải chắc chắn, an toàn mới ra lệnh cho công nhân vận hành cẩu nhấc trụ lên khỏi mặt đất. Khi thi công chỉ huy trưởng phải luôn luôn có mặt tại công trường, chỉ huy công nhân thi công đúng theo yêu cầu kỹ thuật và an toàn. Mọi cá nhân đang thi công phải tuân thủ tuyệt đối chỉ đạo của chỉ huy trưởng công trình. Trong quá trình lắp dựng trụ cần dựng biển báo”công trường đang thi công và các công nhân đang thi công phải đứng ngoài bán kính, chiều dài của trụ khi trụ được nhấc lên khỏi mặt đất, chỉ chỉnh trụ khi có lệnh của người chỉ huy. Chú ý giải phóng mặt bằng trên không trước khi lắp dựng trụ tránh ảnh hưởng đến các công trình xung quanh. 5/ Lắp đèn, tủ điện Biện pháp thi công : -Sử dụng xe nâng 12m để lắp đèn HPS 150W/220V trên trụ thép. Đèn được đấu dây lên đèn theo đúng thiết kế và được kẹp giữ bằng các chi tiết trong đèn. -Tủ điện được kiểm tra trước khi đặt vào các vị trí. Chú ý kiểm tra các vị trí đấu nối, tránh tình trạng tiếp xúc điện kém và chạm chập. Biện pháp an toàn : Khi đấu dây trên cao người công nhân phải quan sát trước vị trí lắp đèn trên trụ đồng thơi bắt buộc phải đeo dây an toàn mắc trực tiếp vào rọ xe nâng, mang trang bị bảo hộ chuyên dụng khi lên thao tác. Chỉ mang thiết bị có khối lượng nhỏ gọn lên thi công, kiểm tra các dụng cụ thi công đảm bảo độ an toàn trước khi sử dụng thi công. Chú ý tuân theo các biện pháp an toàn thi công chuyên nghành khi thao tác. 6/ Hạng mục lắp dựng trạm biến áp, đầu nối Biện pháp thi công: -Sau khi dựng trụ xong, tiến hành lắp máy biến áp, tủ điện hạ thế và các phụ kiện. Sử dụng cẩu 6,5 tấn kết hợp với xe nâng 12m để cẩu lắp dựng trạm biến áp, thiết bị trạm. -Các điểm nối cáp được công nhân bậc 4,5/7 thực hiện. Đầu cáp được bóc và ép các loại đầu cốt theo đúng tiết diện cáp (được ép chặt bằng kìm chuyên dùng ). -Các điểm nối cáp được kiểm tra chắc chắn và trước khi đấu lên đèn được kiểm tra thông mạch bằng đồng hồ vain năng, kiểm tra cách điện cáp bằng Megomet. -Trước khi đấu nối với nguồn điện Nhà thầu sẽ phải phối hợp với Chủ đầu tư làm việc với đơn vị điện lực địa phương trong việc xin phép cấp điểm đấu nguồn hạ thế và trung thế. Việc đấu nguồn sẽ chỉ được thực hiện khi có sự cho phép của đơn vị điện lực thông qua bản hợp đồng kinh tế được ký giữa hai bên. Biện pháp an toàn : Xe cẩu phải kiểm tra lại dây cáp cẩu, móc cẩu và cáp cẩu vào máy biến áp phải chắc chắn, an toàn mới ra lệnh cho công nhân vận hành cẩu nhấc trụ lên khỏi mặt đất. Đóng điện không tải để kiểm tra các thông số kỹ thuật của thiết bị trạm, đảm bảo an toàn thì mới cáp nguồn cho tủ điện chiếu sáng. Tại tủ điều khiển chiếu sáng, đóng điện Atomat tổng kiểm tra điện áp nguồn từng pha bằng vôn kế Rút toàn bộ cầu chì hoặc aptomat của cáp cấp nguồn ra lưới. Đóng chế độ bằng tay để khi kiểm tra kĩ thuật của chuyển mạch khởi động từ. Lắp cầu chì hoặc aptomat của cáp nguồn ra lưới, đóng từng pha một. Đóng pha nào kiểm tra pha ấy xem có hiện tượng chậm chập cáp nguồn hay không (Bằng cách dùng đồng hồ vôn kế hoặc bút thử điện xem pha bên cạnh có điện hay không). Đảm bảo cáp cấp nguồn ra lưới an toàn mới đóng đủ ba pha ra nguồn. Kiểm tra điện áp nguồn,dòng điện từng pha khi có tải bằng vôn kế, Ampe kìm 7/Kiểm tra toàn tuyến, hoàn thiện và nghiệm thu. Biện pháp thi công : Kiểm tra hệ thống tiếp địa bằng Teromet chuyên dùng. Sau khi hệ thống đấu nối được hoàn thiện sẽ được đóng điện bằng nguồn điện của trạm theo thiết kế hoặc bằng nguồn máy phát và kiểm tra độ rọi bằng Luxmet. Các hạng mục trên sau khi được thực hiện xong sẽ tổ chức nghiệm thu kỹ thuật. Biện pháp an toàn : Đóng điện để kiểm tra chế độ tự động từ tủ điều khiển xem thời gian đóng cắt, chế độ lập trình theo ánh sáng hiện có. 8/Thi công hệ thống cấp nước : Trình tự thi công như sau : Đào đất hố móng Thi công hệ thống lót đáy hố móng Lắp đặt ống Lắp đất mương chôn ống Sau mỗi trình tự thi công đều phải nghiệm thu kỹ thuật . Các loại vật liệu được sử dụng cho công trình phải đạt các yêu cầu kỹ thuật trong hồ sơ thiết kế . Lưu ý : Thi công xong các lớp, các hạng mục, cần được đánh giá nghiệm thu của hội đồng nghiệm thu cơ sở: TVGS, Chủ Đầu Tư rồi mới thi công các hạng mục tiếp theo . Nếu có vướng mắc về kỹ thuật, cần có sự đồng ý của đơn vị thiết kế công trình để có biện pháp điều chỉnh thích hợp. Trước khi thi công, đơn vị thi công phải cung cấp các số liệu về vật liệu công trình cho chủ đầu tư và đơn vị thiết kế biết, để chọn lựa vật liệu địa phương thích hợp, đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật nhằm cố gắng tận dụng vật liệu địa phương để giảm kinh phí đầu tư và đảm bảo tính thực thi của thiết kế, đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật theo quy trình thi công của Nhà nước . CHƯƠNG 4: CÔNG TÁC KIỂM TRA VÀ NGHIỆM THU Công tác kiểm tra nghiệm thu : Công tác nghiệm thu kiểm tra chất lượng làm đúng theo điều lệ quản lý đầu tư và xây dựng ban hành kèm theo Nghị định 52/CP ngày 08/07/1999 của Chính Phủ và theo quyết đnh số 18/2003/QĐ-BXD ngày 27/06/2003 của Bộ Xây Dựng về việc ban hành quy ịnh quản lý chất lượng công trình xây dựng hoặc theo Nghị định của Chính Phủ số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 về quản lý chất lượng công trình xây dựng Các thủ tục XDCB của từng hạng mục công việc, kể cả chụp hình ẩn dấu Quy định nghiệm thu : STT HẠNG MỤC NGHIỆM THU QUY TRÌNH 1 Nghiệm thu công trình QĐ 18/2003/QĐ-BXD, NĐ 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004. 2 Quy trình thi công và nghiệm thu cầu cống Quyết định số 166/QĐ ngày 22/01/1975 của Bộ GTVT 3 Kết cấu BT & BTCT toàn khối TCVN 4453-95 Kết cấu BT & BTCT lắp ghép TCVN 4452-95 4 Tiêu chuẩn Việt Nam-Tổ chức thi công TCVN 4055-1985 5 Tiêu chuẩn Việt Nam-Công tác đất-quy phạm thi công và nghiệm thu TCVN 4447-1987 6 Thi công lớp CPSĐ 22 TCN 11-77 và 22TCN 304-03 7 Thi công lớp cấp phối đá dăm 22TCN 344-06 8 Thi công hệ thống điện chiếu sáng Theo tiêu chuẩn hiện hành 9 Thi công các lớp BTNN 22TCN-249-98 Cùng các TCVN, TCN và quy phạm liên quan đến phạm vi công việc gói thầu . CHƯƠNG 5: CÔNG TÁC HOÀN THIỆN & CHUẨN BỊ BÀN GIAO Hoàn thiện : -Dọn dẹp vệ sinh toàn bộ mặt đường và khu vực thi công -Dọn vệ sinh lòng cống, lòng mương . Chuẩn bị bàn giao : - Hoàn thành toàn bộ hồ sơ hoàn công gởi trước cho bên A kiểm tra để tổ chức nghiệm thu bàn giao . CHƯƠNG 6: THỜI GIAN THI CÔNG Thời gian thi công là : 80 ngày kể từ ngày Chủ Đầu Tư phát lệnh khởi công công trình ( kể cả ngày thứ bảy, chủ nhật và ngày lễ theo quy định của Nhà nước ) Trường hợp kéo dài thời hạn thi công, do bên A như bàn giao mặt bằng không đúng tiến độ do bên B đưa ra, cũng như các nguyên nhân khách quan khác như :Thiên tai, mưa lũ thay đổi thiết kế… thời hạn bàn giao công trình sẽ được hai bên bàn bạc thống nhất cho phù hợp. Đơn vị có thể bố trí làm tăng ca để kịp tiến độ . CHƯƠNG 7: CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH Việc quản lý chất lượng trên công trường được chúng tôi đặt lên hàng đầu nhằm giữ vững thương hiệu và đảm bảo uy tín đối với khách hàng . Chúng tôi đưa ra các biện pháp nhằm đảm bảo chất lượng cho công trình như sau : Ban chỉ huy công trường và cán bộ giám sát kỹ thuật thường xuyên phổ biến đến các đội thi công về công tác quản lý và đảm bảo chất lượng của các lọai vật liệu, các lớp kết cấu…đồng thời triển khai các công việc cần thực trong ngày, trong tuần đến từng đội thi công . Giám sát trực tiếp tại hiện trường kiểm tra theo dõi qúa trình thi công của đội và xử lý kỹ thuật ngay tại hiện trường . Ban chỉ huy công trường sẽ thường xuyên theo dõi và chỉ đạo việc thực hiện công trường theo đúng tiến độ đã đề ra và thi công các hạng mục công việc luôn tuân thủ các qui trình thi công, quy phạm hiện hành. Nghiệm thu các bộ phận công trình ẩn dấu với Chủ đầu tư và TVGS trước khi lắp đặt thi công các hạng mục tiếp theo . Thường xuyên kiểm tra chất lượng vật tư trước khi đem sử dụng, trong quá trình sử dụng và sau khi sử dụng cho công trình. Các vật tư sử dụng phải đáp ứng các thông số về yêu cầu kỹ thuật, đúng chủng lọai như trong hồ sơ dự thầu, được Chủ đầu tư và tư vấn giám sát chấp nhận. Thường xuyên ghi chép nhật ký công trình để theo dõi các vấn đề nẩy sinh, cũng như có biện pháp khắc phục các sản phẩm không phù hợp . Kiên quyết lọai bỏ những sản phẩm không đạt yêu cầu ra khỏi công trường . 1.Công tác kiểm tra chất lượng đá cấp phối : Cần lấy mẫu đá kiểm tra tại nguồn cung cấp, cứ 3.000 m3 vật liệu cung cấp cho công trình hoặc khi liên quan đến một trong các trường hợp sau, tiến hành lấy một mẫu: -Ngưồn vật liệu lần đầu cung cấp cho công trình. -Có sự thay đổi nguồn cung cấp -Có sự thay đổi địa tầng khai thác đá nguyên khai. -Có sự thay đổi day chuyền nghiền sàng hoặc hàm nghiền hoặc cỡ sàng. -Có sự bất thường về chất lượng vật liệu. Vật liệu phải thỏa mãn các chỉ tiêu cơ lý yêu cầu quy định tại bảng 1, bảng 2 theo tiêu chuẩn 22TCN 334-06 Lấy mẫu đá ở bãi chứa tại chân công trình, cứ 1.000 m3 vật liệu lấy một mẫu cho mỗi nguồn cung cấp hoặc khi có sự bất thường về chất lượng vật liệu. Vật liệu phải thỏa mãn các chỉ tiêu cơ lý yêu cầu quy định tại bảng 1, bảng 2 theo tiêu chuẩn 22TCN 334-06 Kiểm tra trong qua trình thi công : trong suốt quá trình thi công , thường xuyên tiến hành thí nghiệm độ ẩm, độ chặt, các yếu tố hình học (như cao độ, độ dốc ngang, chiều dày lớp vật liệu, bề rộng), độ bằng phẳng . Việc quản lý chất lượng trên công trường được cán bộ giám sát kỹ thuật phổ biến đến các đội qui định thi công và hướng dẫn công việc cho từng hạng mục. Giám sát trực tiếp tại hiện trường kiểm tra theo dõi qúa trình thi công của đội và xử lý kỹ thuật ngay tại hiện trường . Ban chỉ đạo dự án sẽ thường xuyên theo dõi và chỉ đạo ban chỉ huy công trường thực hiện tiến độ và qui trình thi công . Nghiệm thu các bộ phận công trình ẩn dấu với chủ đầu tư, giám sát trước khi lắp đặt thi công các hạng mục tiếp theo . Kiểm tra chất lượng vật tư trước khi đem sử dụng cho công trình . Các vật tư sử dụng phải đáp ứng các thông số về yêu cầu kỹ thuật . Thường xuyên ghi chép nhật ký công trình để theo dõi các vấn đề nẩy sinh, cũng như theo dõi thường xuyên và có biện pháp khắc phục các sản phẩm không phù hợp . 2. Công tác kiểm tra chất lượng cống BTCT li tâm : Trước khi thi công đúc cống, Nhà thầu sẽ trình cho Chủ đầu tư, Tư vấn giám sát mẫu thiết kế ống cống ly tâm các loại (các loại đường kính có trong hồ sơ thầu) đã được các cơ quan có chức năng thẩm định . Có lý lịch đúc cống rõ ràng, các kết quả ép mẫu bê tông theo quy định . -Ống cống ly tâm được liên hệ mua tại các đơn vị có thương hiệu uy tín như : Công ty Hùng Vương, … có xuất xứ rõ ràng, được vận chuyển đến công trường bằng các xe chuyên dùng . -Ống cống các loại sau khi chở đến công trường sẽ được Chủ Đầu Tư, TVGS, Nhà thầu kiểm tra trước khi đưa vào lắp đặt . Loại bỏ những cống không đạt yêu cầu như : nứt, bể giữ thân cống… ra khỏi công trường . -Công tác thi công đế cống BTCT đúc sẵn được thi công tại hiện trường và dưới sự giám sát chặt chẽ của TVGS, CĐT . Nghiệm thu theo quy trình, quy phạm hiện hành. 3. Công tác kiểm tra chất lượng bêtông xi măng : Kiểm tra chất lượng bêtông trước hết là phải kiểm tra chất lượng vật liệu các thành phần như : ximăng, cát, đá, sỏi và các chất phụ gia , cũng như kỹ thuật trộn hồ, vận chuyển và bảo dưỡng bêtông . + Các vật liệu cát, đá, sỏi phải thỏa mãn các yêu cầu qui định . + Ximăng sẽ thường xuyên được kiểm tra chất lượng so với chất lượng khi xuất xưởng về sự thay đổi thể tích, độ sệt, thời gian đông kết, cường độ . + Tỉ lệ thành phần cốt liệu trong bêtông được chọn dùng nếu kiểm tra mẫu thử không đạt so với yêu cầu của thiết kế sẽ phải chọn lại cho đến khi đạt yêu cầu mới tiến hành để bê tông trên công trình . + Trước khi đổ bêtông sẽ kiểm tra độ ẩm cốt liệu, để điều chỉnh lượng N/X, sẽ giám sát chặt chẽ tỉ lệ này trong qúa trình trộn . Tuy nhiên chỉ khi nào được kỹ sư cho phép mới thay đổi thành phần cốt liệu hoặc tỉ lệ N/X. + Sẽ liên tục kiểm tra độ đồng đều của bêtông, tránh hiện tượng phân tầng trong qúa trình vận chuyển và qúa trình thi công . + Thường xuyên theo dõi độ ẩm môi trường xung quanh để có chế độ bảo dưỡng thích hợp. 4. Công tác kiểm tra chất lượng cốt thép : Trước khi sử dụng cốt thép có giấy kiểm tra cường độ chịu kéo, chịu uốn của mỗi lọai thép . + Tất cả các cốt thép khi sử dụng đều phải tẩy sạch gỉ bằng bàn chải sắt hoặc kéo đi kéo lại trong cát . Đối với cốt thép dính dầu mỡ phải dùng xà phòng hoặc dùng dung dịch kiềm và nước nóng để rửa sạch . + Tất cả các thanh thép khó tránh khỏi cong vênh trong qúa trình bốc xếp, vận chuyển nên sẽ phải nắn lại trước khi sử dụng . + Do chiều dài cốt thép có hạn nên có thể phải hàn nối để có đủ chiều dài cần thiết. Tuy nhiên sẽ phải đảm bảo cường độ chỗ nối phải lớn hơn cốt thép chổ không nối theo đúng các yêu cầu về mối hàn . 5.Công tác kiểm tra chất lượng ván khuôn : Để đảm bảo kích thước của kết cấu ván khuôn sẽ cần sẽ cần có những yêu cầu cơ bản sau đây : + Phải đảm bảo hình dáng, kích thước của kết cấu theo thiết kế , đảm bảo về cường độ, độ cứng, độ ổn định, trong mọi giai đọan của cấu khiện . + Phải đảm bảo chế tạo, lắp ráp, tháo dỡ một cách dễ dàng và sử dụng được nhiều lần để giảm bớt chi phí . + Ván khuônphải thẳng, mặt tiếp xúc với bê tông phải nhẵn để mặt ngòai bê tông nhẵn sau khi tháo ván khuôn . Mối nối hoặc khe nối phải khít để tránh chảy vữa xi măng gây rỗ tổ ong trong bêtông. 6. Công tác kiểm tra chất lượng BTNN : Cần có thiết kế cấp phối BTNN để trạm trộn BTN của Công ty thực hiện theo đúng thành phần cấp phối. Trong quá trình thi công thường xuyên có kiểm tra chất lượng BTNN cung cấp để điều chỉnh kịp thời. 7.Biện pháp đảm bảo chất lượng cho hệ thống chiếu sáng : -Đối với cột đèn chiếu sáng khi cắt phôi và hàn (bằng máy hàn có khí bảo vệ) sau đó mạ kẽm được kiểm tra bằng máy chuyên dùng đảm bảo các mối hàn đủ độ ngấu, độ dày lớp mạ đảm bảo (có chứng chỉ mạ kẽm) -Đối với đèn chiếu sáng, vỏ đèn được đúc bằng máy áp lực cao và có thiết bị đo kiểm các thông số kỹ thuật của đèn . Khi lắp ráp hòan thiện, đèn được vào buồng phun, chống thấm nước để kiểm tra độ kín khít của đèn, đảm bảo các chỉ tiêu kỹ thuật. -Máy biến áp và các thiết bị trạm đều có chứng chỉ chất lượng , nguồn gốc xuất xứ. -Cáp điện có chứng chỉ chất lượng do đơn vị sản xuất cung cấp, trước khi lắp đặt được kiểm tra bằng Megomét để thử độ cách điện và điện trở suất của cáp . -Xi măng, sắt, thép… do các nhà máy trong nước cung cấp có chứng nhận nguồn gốc, các chứng chỉ chất lượng và được thử nghiệm theo TCVN. -Thi công theo đúng hồ sơ thiết kế, quy trình, quy phạm và tiêu chuẩn kỹ thuật hiện hành. Trong quá trình thi công lắp dựng các cán bộ kỹ thuật B và cán bộ KCS luôn có mặt tại công trường để hướng dẫn, giám sát công tác lắp đặt, bảo đảm hệ thống chiếu sáng đáp ứng đủ tiêu chuẩn kỹ thuật theo thiết kế đề ra. -Sau khi lắp dựng hòan chỉnh, đơn vị thi công sẽ dùng máy đo độ rọi để kiểm tra độ sáng của đèn, sử dụng máy kinh vĩ để kiểm tra độ thẳng của cột, đồng thời sử dụng Teromet để đo kiểm tiếp địa, đảm bảo an tòan theo TCVN -Trong quá trình thi công phải thường xuên chú ý tuân thủ những quy định pháp quy gây thiệt hại cho môi trường . Thường xuyên giữ gìn sạch sẽ cho môi trường, tất cả các vật liệu thải phải tập kết ở vị trí quy định. 8.Thiết bị kiểm tra chất lượng do Công ty đầu tư : Ngòai việc giao cho các công ty tư vấn kiểm định, Công ty chúng tôi còn tự trang bị các thiết bị để kiểm tra như : + Thiết bị đo độ chặt bằng phương pháp rót cát, dao vòng + Thiết bị đo độ bằng phẳng + Thiết bị đo K, E + Máy kinh vĩ + Máy thủy bình CHƯƠNG 8 THUYẾT MINH CÔNG TÁC TRẮC ĐẠC Trong quá trình thi công, Nhà thầu luôn quan tâm đến công tác trắc đạc nhằm xác định vị trí các hạng mục công trình, cao trình đào, đắp đất, các đường cong theo đúng bản vẽ thiết kế Thiết bị gồm: Máy kinh vĩ Máy thủy bình Mia Thước thép, thước dây. Thực hiện: Ngay sau khi chủ đầu tư, tư vấn thiết kế tiến hành bàn giao mặt bằng và các cọc tim, mốc của tuyến đường cho đơn vị thi công thì chúng tôi sẽ tiến hành kiểm tra lại toàn bộ các cọc trên (bao gồm việc kiểm tra cao độ hiện trạng, các cọc chi tiết…) nếu trong quá trình kiểm tra thấy có bất kỳ sai sót khách quan nào thì đơn vị thi công sẽ thông báo cho chủ đầu tư và các bên có liên quan bằng văn bản. Để đảm bảo độ chính xác của các cọc trong suốt thời gian thi công, đơn vị thi công sẽ tiến hành cắm các cọc phụ và gửi cọc để tiện theo dõi trong quá trình thi công. Các cọc phụ và các cọc gửi được gửi ra khỏi phạm vi thi công đường nhằm tránh bị mất khi thi công các hạng mục công trình . Tất cả các khâu trong công việc này phải tuân theo quy trình quy phạm hiện hành. Trình tự thực hiện như sau: Nhận các cọc từ chủ đầu tư và tư vấn thiết kế. Kiểm tra lại độ chính xác của các cọc đã nhận. Gửi các cọc đến những vị trí thuận lợi và an toàn trong suốt quá trình thi công Cắm cọc tim tuyến, các cọc đường cong… Cắm cọc cao độ ghi rõ cao trình đào đắp thành mạng lưới ô vuông, để tiện việc kiểm tra. Bộ phận trắc đạc theo dõi chặt chẽ thường xuyên suốt quá trình thi công, đăc biệt ta luy nền đào, đắp và các đường dốc, đường cong . Nhà thầu sẽ tổ chức một tổ trắc đạc thường xuyên kiểm tra, khôi phục các cọc chi tiết, kiểm tra cao độ các lớp kết cấu trong suốt quá trình thi công . Nếu phát hiện sự cố nào thì báo ngay với Ban chỉ huy công trường để có hướng xử lý kịp thời . Tổ trắc đạc của Nhà thầu chúng tôi bao gồm những kỹ sư và công nhân có trình độ chuyên môn cao, có kinh nghiệm lâu năm trong việc thi công đủ để đáp ứng và xử lý những tình huống xảy ra trên công trường . Ngoài các thiết bị nêu trên, Nhà thầu chúng tôi hiện có trang bị 01 máy toàn đạc có độ chính xác cao nhằm đảm bảo mọi yêu cầu về công tác trắc đạc trên tuyến . CHƯƠNG 9: THUYẾT MINH CÔNG TÁC CUNG CẤP VẬT TƯ Công tác cung cấp vật tư được nhà thầu luôn bảo đảm trong suốt quá trình thi công Nhà thầu sẽ lựa chọn nhà cung cấp theo tiêu chí : Các loại vật tư có yêu cầu kỹ thuật đạt yêu cầu thiết kế Có nguồn cung ứng dồi dào Có khả năng cung cấp cho công trình bằng các phương tiện đường bộ với giá thành hợp lý nhất Nhà thầu sẽ ký hợp đồng với Nhà cung cấp trong đó có nêu đầy đủ các yêu cầu kỹ thuật các chủng loại vật tư , thời hạn cung cấp Nhà thầu sẽ luôn bảo đảm các khoản tài chính nhằm cung cấp đầy đủ các loại vật tư cho công trình . Vật tư tại công trình này chúng tôi thấy chủ yếu bao gồm : đất đắp, đá cấp phối, đá 1x2, nhựa đường . Nguồn cung cấp chủ yếu như sau : Đất đắp : chủ yếu khai thác tại Đồng Nai, Bình Dương , chúng tôi sẽ liên hệ với chính quyền địa phương để khai thác, vận chuyển bằng các xe ben của Nhà thầu ( hoặc hợp đồng thêm xe với các đơn vị bạn) . Cự ly các mỏ cách công trường khoảng 10km đến 15km Đá các loại : Gần công trường có nguồn cung cấp đá dồi dào như các mỏ đá tại Bình Dương, Đồng Nai . Đồng thời Công ty chúng tôi cũng có mỏ đá tại Phước Tân – Long Thành – Đồng Nai có chất lượng tốt, giá cả hợp lý, trữ lượng đảm bảo và vận chuyển đến công trường khoảng 18km . Nhựa đường được lấy tại các nguồn hiện đang cung cấp cho Nhà thầu như Công ty Shell, Cty ADCo…sản phẩm này chủ yếu được sản xuất từ Singapore, nhập về Việt Nam bằng đường thuỷ và cập tại các cảng ở TP HCM và Đồng Nai . Các loại vật tư khác như : cát, ximăng, ống nhựa, thép, ván khuôn… chúng tôi sẽ liên hệ mua của các công ty có thương hiệu tốt nhất và có vị trí gần công trường để thuận tiện vận chuyển Các loại vật tư trên chúng tôi cũng sẽ trình Chủ đầu tư và TVGS các thí nghiệm vật liệu trước khi đưa vào sử dụng Các loại vật tư được vận chuyển đến công trình bằng từ đường hiện hữu , bằng các xe chuyên dùng Các vật tư sẽ được tập kết tại bãi trên công trường, lấy mẫu thí nghiệm, nếu đạt yêu cầu sẽ cho tập kết đại trà để thi công .

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTực tập tốt Nghiệp cầu đường.doc