Đặc trưng ngôn ngữ - Văn hóa của hành vi chào hỏi trong tiếng Anh và tiếng Việt

CHƯƠNG I: MỞ ĐẦU 1.1 Lý do chọn đề tài: Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, việc rèn luyện phát triển kỹ năng giao tiếp phải đi kèm với vốn hiểu biết về ngôn ngữ xã hội. Người học ngoại ngữ muốn tăng cường được khả năng giao tiếp trong ngôn ngữ đích thì cần phải nâng cao vốn hiểu biết về ngôn ngữ xã hội. Bên cạnh những khó khăn về ngữ pháp, cấu trúc, hay ngữ âm, người học ngoại ngữ còn gặp khó khăn trong việc sử dụng ngôn ngữ một cách phù hợp liên quan tới các thành ngữ hay quy phạm văn hóa của ngôn ngữ đích. Theo Gumperz thì “Người ở những nền văn hóa khác có cách giao tiếp khác nhau. Những khác biệt về văn hóa có thể gây nên khó khăn dẫn đến thất bại trong giao tiếp”. Chào hỏi cũng như những hành động nói khác thể hiện đặc trưng văn hóa của mỗi dân tộc. Có rất nhiều cách chào hỏi khác nhau. Ở những nước phương Tây như Pháp, Tây Ban Nha hay Ý, mọi người thường chào bạn bè bằng cách trao nhau nụ hôn má trong khi đó ở Trung Đông, người Hồi giáo thường ôm người cùng giới khi họ chào nhau. Còn những người châu Á? Những người ở đất nước châu Á thường khá kín đáo, do đó cách họ chào nhau cũng hết sức thận trọng và kính cẩn. Ở Việt Nam, lời chào là hết sức quan trọng. Ngay từ xa xưa đã có câu nói “Lời chào cao hơn mâm cỗ”, điều này cho thấy văn hóa chào hỏi đã trở thành một thứ văn hóa không thể thiếu của người Việt. Mặc dù ở tất cả các ngôn ngữ, chức năng cơ bản nhất của chào hỏi là để xác nhận việc nhận biết sự có mặt của người giao tiếp, thể hiện sự quan tâm và khẳng định mối quan hệ hay vị thế của người cùng giao tiếp. Song ở những ngôn ngữ khác nhau, cách thức cụ thể trong chào hỏi lại không như nhau. Việc đem quy ước sử dụng của ngôn ngữ này vào ngôn ngữ khác sẽ gây cho họ nhiều khó khăn và dễ bị hiểu lầm. Vì thế nghiên cứu về cách thức chào hỏi của các ngôn ngữ, từ đó đưa ra những nét tương đồng và khác biệt là khá cần thiết, nhất là trong khi nhu cầu học ngoại ngữ đang ngày càng tăng cao. Trong bài tiểu luận này, tôi sẽ tập trung vào cách chào hỏi của ngôn ngữ Anh và ngôn ngữ Việt, so sánh và chỉ ra những điểm khác biệt liên quan tới nội dung, ngữ nghĩa, cú pháp và từ vựng trong lời chào của hai ngôn ngữ này. Dựa vào đó, tôi sẽ đưa ra một vài gợi ý cho cách dạy và học ngoại ngữ để giúp người học có thể tránh được sự chuyển đổi không phù hợp từ tiếng mẹ đẻ sang ngôn ngữ đích và có thêm thông tin cần thiết để họ thành công hơn trong giao tiếp với người bản ngữ. 1.2 Câu hỏi nghiên cứu Trọng tâm của bài tiểu luận sẽ tập trung vào tìm hiểu những lời chào trong tiếng Anh và tiếng Việt và trả lời những câu hỏi cụ thể dưới đây: a. Các lời chào hỏi trong tiếng Anh? b. Các lời chào hỏi trong tiếng Việt? c. Có những nét giống và khác nhau nào trong lời chào hỏi của tiếng Anh và tiếng Việt? 1.3 Mục đích nghiên cứu Đề tài đặt ra mục đích là nghiên cứu một cách hệ thống những lời chào hỏi khi gặp mặt trong tiếng Anh. Miêu tả tập trung vào những đặc trưng ngôn ngữ và văn hóa chào hỏi, từ đó đối chiếu với những lời chào hỏi tương đương có trong tiếng Việt, nêu ra những nét giống nhau và những điểm khác biệt trên bình diện ngữ ngôn, ngữ dụng và bình diện liên văn hóa. Đề tài cũng đặt ra mục đích giúp sinh viên nắm được những đặc trưng ngôn ngữ, tâm lý, xã hội, văn hóa . của hành động chào hỏi trong tiếng Anh, từ đó nâng cao năng lực và hiệu quả giao tiếp ngôn ngữ và dịch thuật, để nhận rõ cái đúng, cái hay trong giao tiếp ngôn ngữ. Kết quả nghiên cứu góp phần làm phong phú thêm vốn hiểu biết về văn hóa chào hỏi trong tiếng Anh và tiếng Việt, qua đó giúp tiếp nhận và sử dụng được ngôn ngữ này một cách hiệu quả. 1.4 Đối tượng và phạm vi của nghiên cứu Nghiên cứu tập trung vào hành vi chào hỏi thông qua các lời chào hỏi phổ biến, được dùng thông dụng trong giao tiếp thường nhật trong tiếng Anh và tiếng Việt. Trọng tâm của nghiên cứu là tập hợp, hệ thống hóa, phân tích đặc trưng văn hóa - ngôn ngữ và đặc trưng văn hóa - xã hội của các lời chào, so sánh và khái quát hóa những nét tương đồng và dị biệt của những lời chào hỏi trong tiếng Anh và tiếng Việt. Không nằm trong phạm vi nghiên cứu của đề tài là những lời chào mang tính chất cá biệt, đặc trưng cho một nhóm hay một số đối tượng cá biệt và những lời chào mang tính nghi lễ đặc thù trong quân đội, tôn giáo . cũng như những ước lệ chào hỏi qua điện thoại và những hình thức giao tiếp bằng ngôn ngữ âm thanh và văn bản khác trên mạng. 1.5 Phương pháp nghiên cứu Người nghiên cứu lựa chọn phương pháp nghiên cứu định lượng và định tính cho bài tiểu luận, trong đó chủ yếu sử dụng phương pháp định tính. Sử dụng phương pháp định tính để đi phân tích, so sánh các đặc điểm chính, các mô hình và cách sử dụng các lời chào trong tiếng Anh và tiếng Việt. Phân tích, so sánh các đặc điểm chính, các mô hình và cách sử dụng các lời chào trong tiếng Anh và tiếng Việt. Đặt ngôn ngữ - với tư cách là một trong những hành vi của con người - vào tình huống cụ thể và thông qua đó nêu được đặc trưng văn hóa - ngôn ngữ và văn hóa dân tộc của lời chào hỏi trong cả hai ngôn ngữ. Khái quát các nét tương đồng và dị biệt của lời chào trong tiếng Anh và tiếng Việt và từ đó đưa ra một số gợi ý cho việc dạy và học tiếng Anh Phương pháp định lượng được người viết sử dụng để thu thập, thống kê các tài liệu tiếng Anh và tiếng Việt có liên quan tới đề tài. Trình bày các nghiên cứu mang tính chất lý luận, làm cơ sở cho nghiên cứu. Nguồn tài liệu chủ yếu của bài nghiên cứu đó là sách tham khảo có liên quan đến chủ đề nghiên cứu và các nguồn Internet đáng tin cậy.

docx27 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 12681 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đặc trưng ngôn ngữ - Văn hóa của hành vi chào hỏi trong tiếng Anh và tiếng Việt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ NGOẠI GIAO HỌC VIỆN NGOẠI GIAO KHOA TIẾNG ANH NGUYỄN THÙY DƯƠNG ĐẶC TRƯNG NGÔN NGỮ - VĂN HÓA CỦA HÀNH VI CHÀO HỎI TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT Hà Nội, tháng 12-2011 BỘ NGOẠI GIAO HỌC VIỆN NGOẠI GIAO KHOA TIẾNG ANH NGUYỄN THÙY DƯƠNG ĐẶC TRƯNG NGÔN NGỮ - VĂN HÓA CỦA HÀNH VI CHÀO HỎI TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN: T.S KIỀU THỊ THU HƯƠNG Hà Nội, tháng 12-2011 MỤC LỤC CHƯƠNG I: MỞ ĐẦU 1.1 Lý do chọn đề tài: Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, việc rèn luyện phát triển kỹ năng giao tiếp phải đi kèm với vốn hiểu biết về ngôn ngữ xã hội. Người học ngoại ngữ muốn tăng cường được khả năng giao tiếp trong ngôn ngữ đích thì cần phải nâng cao vốn hiểu biết về ngôn ngữ xã hội. Bên cạnh những khó khăn về ngữ pháp, cấu trúc, hay ngữ âm, người học ngoại ngữ còn gặp khó khăn trong việc sử dụng ngôn ngữ một cách phù hợp liên quan tới các thành ngữ hay quy phạm văn hóa của ngôn ngữ đích. Theo Gumperz thì “Người ở những nền văn hóa khác có cách giao tiếp khác nhau. Những khác biệt về văn hóa có thể gây nên khó khăn dẫn đến thất bại trong giao tiếp”. Chào hỏi cũng như những hành động nói khác thể hiện đặc trưng văn hóa của mỗi dân tộc. Có rất nhiều cách chào hỏi khác nhau. Ở những nước phương Tây như Pháp, Tây Ban Nha hay Ý, mọi người thường chào bạn bè bằng cách trao nhau nụ hôn má trong khi đó ở Trung Đông, người Hồi giáo thường ôm người cùng giới khi họ chào nhau. Còn những người châu Á? Những người ở đất nước châu Á thường khá kín đáo, do đó cách họ chào nhau cũng hết sức thận trọng và kính cẩn. Ở Việt Nam, lời chào là hết sức quan trọng. Ngay từ xa xưa đã có câu nói “Lời chào cao hơn mâm cỗ”, điều này cho thấy văn hóa chào hỏi đã trở thành một thứ văn hóa không thể thiếu của người Việt. Mặc dù ở tất cả các ngôn ngữ, chức năng cơ bản nhất của chào hỏi là để xác nhận việc nhận biết sự có mặt của người giao tiếp, thể hiện sự quan tâm và khẳng định mối quan hệ hay vị thế của người cùng giao tiếp. Song ở những ngôn ngữ khác nhau, cách thức cụ thể trong chào hỏi lại không như nhau. Việc đem quy ước sử dụng của ngôn ngữ này vào ngôn ngữ khác sẽ gây cho họ nhiều khó khăn và dễ bị hiểu lầm. Vì thế nghiên cứu về cách thức chào hỏi của các ngôn ngữ, từ đó đưa ra những nét tương đồng và khác biệt là khá cần thiết, nhất là trong khi nhu cầu học ngoại ngữ đang ngày càng tăng cao. Trong bài tiểu luận này, tôi sẽ tập trung vào cách chào hỏi của ngôn ngữ Anh và ngôn ngữ Việt, so sánh và chỉ ra những điểm khác biệt liên quan tới nội dung, ngữ nghĩa, cú pháp và từ vựng trong lời chào của hai ngôn ngữ này. Dựa vào đó, tôi sẽ đưa ra một vài gợi ý cho cách dạy và học ngoại ngữ để giúp người học có thể tránh được sự chuyển đổi không phù hợp từ tiếng mẹ đẻ sang ngôn ngữ đích và có thêm thông tin cần thiết để họ thành công hơn trong giao tiếp với người bản ngữ. 1.2 Câu hỏi nghiên cứu Trọng tâm của bài tiểu luận sẽ tập trung vào tìm hiểu những lời chào trong tiếng Anh và tiếng Việt và trả lời những câu hỏi cụ thể dưới đây: Các lời chào hỏi trong tiếng Anh? Các lời chào hỏi trong tiếng Việt? Có những nét giống và khác nhau nào trong lời chào hỏi của tiếng Anh và tiếng Việt? 1.3 Mục đích nghiên cứu Đề tài đặt ra mục đích là nghiên cứu một cách hệ thống những lời chào hỏi khi gặp mặt trong tiếng Anh. Miêu tả tập trung vào những đặc trưng ngôn ngữ và văn hóa chào hỏi, từ đó đối chiếu với những lời chào hỏi tương đương có trong tiếng Việt, nêu ra những nét giống nhau và những điểm khác biệt trên bình diện ngữ ngôn, ngữ dụng và bình diện liên văn hóa. Đề tài cũng đặt ra mục đích giúp sinh viên nắm được những đặc trưng ngôn ngữ, tâm lý, xã hội, văn hóa... của hành động chào hỏi trong tiếng Anh, từ đó nâng cao năng lực và hiệu quả giao tiếp ngôn ngữ và dịch thuật, để nhận rõ cái đúng, cái hay trong giao tiếp ngôn ngữ. Kết quả nghiên cứu góp phần làm phong phú thêm vốn hiểu biết về văn hóa chào hỏi trong tiếng Anh và tiếng Việt, qua đó giúp tiếp nhận và sử dụng được ngôn ngữ này một cách hiệu quả. 1.4 Đối tượng và phạm vi của nghiên cứu Nghiên cứu tập trung vào hành vi chào hỏi thông qua các lời chào hỏi phổ biến, được dùng thông dụng trong giao tiếp thường nhật trong tiếng Anh và tiếng Việt. Trọng tâm của nghiên cứu là tập hợp, hệ thống hóa, phân tích đặc trưng văn hóa - ngôn ngữ và đặc trưng văn hóa - xã hội của các lời chào, so sánh và khái quát hóa những nét tương đồng và dị biệt của những lời chào hỏi trong tiếng Anh và tiếng Việt. Không nằm trong phạm vi nghiên cứu của đề tài là những lời chào mang tính chất cá biệt, đặc trưng cho một nhóm hay một số đối tượng cá biệt và những lời chào mang tính nghi lễ đặc thù trong quân đội, tôn giáo... cũng như những ước lệ chào hỏi qua điện thoại và những hình thức giao tiếp bằng ngôn ngữ âm thanh và văn bản khác trên mạng. 1.5 Phương pháp nghiên cứu Người nghiên cứu lựa chọn phương pháp nghiên cứu định lượng và định tính cho bài tiểu luận, trong đó chủ yếu sử dụng phương pháp định tính. Sử dụng phương pháp định tính để đi phân tích, so sánh các đặc điểm chính, các mô hình và cách sử dụng các lời chào trong tiếng Anh và tiếng Việt. Phân tích, so sánh các đặc điểm chính, các mô hình và cách sử dụng các lời chào trong tiếng Anh và tiếng Việt. Đặt ngôn ngữ - với tư cách là một trong những hành vi của con người - vào tình huống cụ thể và thông qua đó nêu được đặc trưng văn hóa - ngôn ngữ và văn hóa dân tộc của lời chào hỏi trong cả hai ngôn ngữ. Khái quát các nét tương đồng và dị biệt của lời chào trong tiếng Anh và tiếng Việt và từ đó đưa ra một số gợi ý cho việc dạy và học tiếng Anh Phương pháp định lượng được người viết sử dụng để thu thập, thống kê các tài liệu tiếng Anh và tiếng Việt có liên quan tới đề tài. Trình bày các nghiên cứu mang tính chất lý luận, làm cơ sở cho nghiên cứu. Nguồn tài liệu chủ yếu của bài nghiên cứu đó là sách tham khảo có liên quan đến chủ đề nghiên cứu và các nguồn Internet đáng tin cậy. CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ LUẬN NGHIÊN CỨU 2.1 Những khái niệm cơ bản 2.1.1 Hành vi ngôn ngữ Theo George Jule, hành vi ngôn ngữ (speech acts) là “những hành động được thể hiện thông qua các phát ngôn”. Trong giao tiếp, hành vi ngôn ngữ không đơn giản chỉ là đưa ra những câu đúng ngữ pháp mà ở mỗi câu còn có một kiểu hành vi nhất định được thực hiện, ví dụ như hỏi, chào, bắt chuyện, ra lệnh, từ chối, cảm ơn, xin lỗi... Có thể thấy rằng, trong giao tiếp có nhiều hành vi ngôn ngữ được thực hiện đồng thời. Theo như George Yule thì ông phân biệt hành vi ngôn ngữ thành 3 hành vi ngôn ngữ bộ phận. Đó là: hành vi tạo lời (locutionary act), hành vi tại lời (illocutionary act) và hành vi sau lời (perlocutionary act). "Trong các tài liệu Việt ngữ học, thuật ngữ locutionary act thường được dịch là hành động tạo lời, illocutionary act - hành động ở lời và perlocutionary act - hành động mượn lời hay hành động xuyên ngôn." (Nguyễn Thiện Giáp 2000: 44) Theo đó, hành vi tạo lời là biểu đạt phát âm các từ, hình vị, câu và xác định các yếu tố liên quan, nghĩa là việc nói ra một câu với ý nghĩa và sở chỉ xác định. Hành vi tại lời là thực hiện một hành vi ngôn ngữ theo một loại hình nhất định ví dụ hỏi, trả lời, ra lệnh, mong ước... Hành vi sau lời là tác động, ảnh hưởng của lời nói tới tình cảm, suy nghĩ, tiếp nhận và đối với các hành vi diễn ra sau đó, tức là hiệu quả, tác động đối với người nghe phát sinh từ hành vi ngôn ngữ trên. 2.1.2 Hành vi ngôn ngữ "chào" Chào hỏi là một trong những hành vi ngôn ngữ dùng trong giao tiếp thường nhật, diễn ra một cách tự nhiên, không thể thiếu trong bất kỳ một ngôn ngữ nào. Trong tiếng Anh, để biểu thị hành vi chào hỏi là động từ ngôn hành (performative Verb – động từ chỉ những hành động thực hiện bằng ngôn từ - Nguyễn Thiện Giáp 2000) “greet”. Về khái niệm “greet” trong tiếng Anh, từ điển Oxford Advanced Learner định nghĩa đó là gửi lời chào tới ai (VD: He greeted all the guests warmly when they arrived) 2.1.3 Hành vi ngôn ngữ “chào” trong tiếng Anh a) Hành vi ngôn ngữ “greet” thông thường được biểu đạt thông qua các hành vi chuẩn tắc, có dạng xác định, thông qua các lời chào. Điều kiện duy nhất đối với việc thể hiện một lời chào, đó là các đối tác giao tiếp phải gặp nhau. Việc thực hiện hành vi ngôn ngữ "greet" (Hi!, Hello!) sẽ thành công nếu người nghe nắm được kiểu chào đó và tự hiểu rằng đó là lời chào dành cho mình. Thông qua sử dụng thành thói quen, các biểu thức chào hỏi được giảm thiểu thành những cụm từ xã giao, khuôn mẫu. Hành vi ngôn ngữ "greet" do đó không được xem là hành vi tạo lời (locutionary act) thực sự. Đa phần các kiểu chào hỏi, chẳng hạn như "Hello!" đều không mang nghĩa, chức năng dụng học của chúng chỉ được thể hiện khi chúng đóng vai trò làm dấu hiệu trong những ngữ cảnh văn hóa nhất định: người nhận lời chào nhận thấy mình được chào và đáp lại. 2.2 Các lời chào Các lời chào là các đơn vị lời nói làm phương tiện biểu đạt các hành vi chào hỏi nói trên. Các phát ngôn chào có những đặc điểm nhất định. Thứ nhất, các lời chào là các phát ngôn mang tính nghi thức, tức là các phát ngôn phục vụ cho những hành vi ứng xử mang tính nghi thức. Nhìn chung các hoạt động máy móc mang tính quy ước được gọi là nghi thức, các hoạt động này có thể được diễn tả bằng cử chỉ hoặc ngôn ngữ. Thứ hai, các lời chào là một phần luôn hiện diện trong giao tiếp hằng ngày, chúng là những nghi thức thường nhật, có hai đặc tính: (a) đặc tính đối thoại và (b) đặc tính trao đổi. (a) Đặc tính đối thoại của lời chào đòi hỏi sự trao nhận và trả lời. Chừng nào một lời chào được thực hiện thì có một lời chào đáp lại, đây là điều kiện rất quan trọng. Lời chào đáp lại được coi như yếu tố thứ hai trong trình tự, nếu không có nó, rất có thể đó sẽ là dấu hiệu của sự bất nhã hoặc xúc phạm. (b) Đặc tính trao đổi của lời chào tạo nên một khung quanh tương tác giao tiếp. Hành vi chào với tư cách là một hành vi nghi thức là một thể tự nhiên có hai thành phần: sau lời chào phải là một lời chào đáp lại, chúng có thể quan hệ đối xứng hoặc không đối xứng với nhau. Đối xứng nhau là dạng thức đầu bằng với dạng thức phản ứng, nghĩa là lời chào đáp lại là sự lặp lại từng từ của lời chào đầu gọi là dạng thức cộng hưởng. Đặc tính cộng hưởng của phát ngôn chào được miêu tả như là các cặp đôi liền kề (adjacency pairs), nghĩa là các cặp đôi nối tiếp nhau trực tiếp, chế định nhau về mặt giao tiếp, có quan hệ đối xứng, mẫu trình tự của nó là: Hello! Chào! (chào khởi xướng) Hello! Chào! (chào đáp lại) Tuy nhiên, cũng có thể xảy ra trường hợp chào khởi xướng lại khác dạng thức chào đáp lễ, nhưng sự khác biệt này thường không đáng kể và không ảnh hưởng tới đặc tính cộng hưởng. Hey, Jenny! Ê, Jenny ! (chào khởi xướng) Oh, hi Mary. How are you ? Oh chào Mary. Bạn khỏe không? (chào đáp lại) 2.3 Chức năng của lời chào Chức năng nổi bật của lời chào là sự diễn tả phép lịch sự. Trong giao tiếp "mặt đối mặt", lời chào trở thành bắt buộc khi gặp. Lời chào có nghĩa là nói "vâng" với giao tiếp xã hội. Nếu không có lời chào, các qui tắc lịch sự, xã giao sẽ bị xâm phạm. Lời chào còn có vai trò là phương tiện để định nghĩa và chứng nhận mức độ thân mật và thứ bậc của các đối tác giao tiếp. Lời chào thể hiện mối liên hệ xã hội của các đối tác giao tiếp ra bằng lời. Lời chào đầu quan trọng là vì chúng thể hiện sự nhận biết ban đầu giữa các đối tác giao tiếp. Ví dụ, ở công ty, một nhân viên sẽ đưa ra các lời chào khác nhau đối với các đối tượng giao tiếp khác nhau: Với sếp của mình, nhân viên đó chào “Good morning, director” Xin chào ngài! Vẫn nhân viên đó chào đồng nghiệp “Morning!“ Xin chào! Cách dùng khác nhau như vậy là thể hiện sự kính mến, tôn trọng hay thân thiện. Thông qua hành vi chào hỏi, người được chào có thể cảm thấy mình được đề cao, hạ thấp hay bị xúc phạm. Một số lời chào lại được khắc họa rõ nét bởi môi trường xung quanh và đóng vai trò là phương tiện nhận biết. Giới thanh niên, các tổ chức và các nhóm nghề nghiệp sử dụng những dạng thức chào hỏi riêng. Bằng việc vận dụng những dạng thức chào hỏi này có thể cho thấy các đối tượng giao tiếp thuộc về một nhóm nhất định hoặc cho thấy sự tăng cường cảm giác đoàn kết. Lời chào thường sở hữu chức năng biểu cảm, giá trị biểu cảm được thể hiện nhờ cách nhấn giọng và cảm thán, ví dụ "A! Xin chào!" hoặc "Ô! Xin chào!". 2.4 Các tiêu chí lựa chọn lời chào Như trên đã đề cập, lời chào thể hiện mối liên hệ xã hội của đối tác giao tiếp ra bằng lời. Việc hiểu, tiếp nhận và sử dụng được các lời chào hỏi một cách phù hợp và có chủ đích là điều không dễ dàng. Nhiều yếu tố đã gián tiếp và/hoặc là trực tiếp tham gia vào việc lựa chọn một lời chào để thiết lập, duy trì hay kết thúc một tương tác giao tiếp. 2.4.1 Tương tác xã hội Việc lựa chọn một dạng thức chào hỏi nhất định liên quan tới việc liệu mối liên hệ xã hội có chặt chẽ hay không, khoảng cách giữa các đối tác chào hỏi lớn hay nhỏ. Quan hệ vị thế trong xã hội là quan hệ ứng xử xã hội theo một tôn ti trật tự có thứ bậc trên - dưới, cao - thấp. Trong cộng đồng người Việt, tương tác xã hội đóng vai trò quan trọng, chi phối sự lựa chọn một lời chào khi gặp mặt và khi chia tay, đồng thời chỉ rõ mức độ thân mật và thiện cảm giữa những người chào hỏi nhau. 2.4.2 Hoàn cảnh giao tiếp Hoàn cảnh giao tiếp là toàn bộ những nhân tố xã hội, ngôn ngữ liên quan tới chủ thể giao tiếp và đối tượng giao tiếp, đồng thời gắn liền với cấu trúc ngôn từ của một tương tác giao tiếp. Các phát ngôn chào hỏi được dùng khác nhau trong những hoàn cảnh khác nhau với những ý nghĩa không giống nhau và không hoán đổi cho nhau, không dùng thay thế nhau. Tùy thuộc ngữ cảnh cụ thể, lời chào còn có thể diễn tả một niềm vui, sự mỉa mai, thiện cảm hay ác cảm... 2.4.3 Thời gian Trong tiếng Anh, các lời chào gặp mặt phân biệt nhau về thời gian. Theo đó có "Good morning!" Chào buổi sáng, "Good afternoon!" Chào buổi chiều! và "Good evening!" Chào buổi tối!, được lựa chọn phù hợp với thời gian xảy ra giao tiếp. 2.4.4 Chiến lược giao tiếp Chiến lược giao tiếp là phương châm và biện pháp sử dụng các hành vi ngôn ngữ trong giao tiếp, làm cho cuộc giao tiếp diễn ra thuận lợi, dễ chịu, theo trình tự nhất định và đem lại hiệu quả mà giao tiếp đặt ra. Thứ nhất: Theo cách hiểu như trên, chiến lược giao tiếp là giúp chọn mô hình chào hỏi và cách xưng hô nào là phù hợp. Trong tiếng Việt, dành cho ngôi thứ hai trực diện có vô vàn nhiều cách xưng hô cần lựa chọn mà nếu lựa chọn được một từ xưng hay hô gọi phù hợp sẽ thiết lập được mối quan hệ hay gây được thiện cảm cho cuộc giao tiếp tiếp theo đó. Vì chọn một từ xưng hô phù hợp là chọn một phương tiện thể hiện lịch sự có chủ đích. Thứ hai: Muốn chọn được cách xưng hô phù hợp, người tham gia giao tiếp phải xác định được chính xác vị thế của mình và của đối tượng giao tiếp. Hành vi chào hỏi hướng tới một đối tượng giao tiếp có tuổi tác, địa vị xã hội, trình độ học vấn... được xác định một cách chính xác, được nắm bắt một cách tinh tế, được diễn tả một cách lịch sự theo một chiến lược giao tiếp có chủ đích. "Lịch sự là bất cứ loại hành vi nào (cả ngôn từ và phi ngôn từ) được sử dụng một cách có chủ đích và phù hợp để làm cho người khác cảm thấy tốt hơn hoặc ít tồi tệ hơn." (Nguyễn Quang 2004: 11) Thứ ba: Lối hay cách xưng hô luôn được điều chỉnh trong từng hoàn cảnh giao tiếp khác nhau hay ngay trong các lượt lời của cùng một tương tác giao tiếp. Điều này, một mặt chịu sự chi phối của giới tính, tuổi tác, địa vị..., mặt khác nó phản ánh chiến lược giao tiếp nhằm phục vụ cho mục đích giao tiếp nhất định. CHƯƠNG III: ĐẶC TRƯNG VĂN HÓA - NGÔN NGỮ CỦA HÀNH VI CHÀO HỎI TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT 3.1 Hành vi chào hỏi trong tiếng Anh Trong Tiếng Anh, có một vài cách chào có tính công thức được sử dụng thường xuyên trong những hoàn cảnh không nghi thức ví dụ như “Hi” + (first name) và “Hello” + (first name). Ngoài ra, mọi người thường chào nhau dựa vào thời điểm thực hiện lời chào. Morning Good morning + (title/ first name) Morning From midnight to midday - Good morning, Mr Tom - Mornin’ Jerry Afternoon Good afternoon + (title/ first name) Afternoon After midday until 5 p.m - Good afternoon, professor Mike - Afternoon Mary Evening Good evening + (title/ first name) Evening After 5 p.m untl people have gone to sleep - Good evening, Ms Catherine - Evenin’ Jones Trong cuốn “Evaluation of Greeting Exchanges in Textbooks and Real Life Settings”, Williams (2001) có chia lời chào ra thành 2 loại: (1) lời chào đối xứng (a mirrored greeting) – lời chào đáp lại giống với lời chào khởi xướng, (2) lời chào và câu đáp lại trong đó câu đáp lại là 1 câu hỏi. A: Hi B: Hi A: Good morning. B: How are you? Trong nghiên cứu của Eisentein và Bodman (1988), họ nhận thấy người giao tiếp không phải lúc nào cũng sử dụng những lời chào theo như công thức ở trên đã đề cập. Kết quả của nghiên cứu cho thấy chào hỏi có thể được phân chia thành 8 loại chiến lược như sau: 3.1.1 Chào lướt (Greetings on the run) Loại thứ nhất được sử dụng phổ biến giữa những người Mỹ quen biết hoặc có mối quan hệ thân thiết đó là “vừa đi vừa chào” (greeting on the run). Đây là tình huống hai người gặp nhau và trao đổi vắn tắt. Hi, how ya doin’? (Chào, mọi việc thế nào?) Hi! Gotta run, I’m late for class. (Chào! Phải đi đây, tôi muộn học mất rồi) 3.1.2 Chào nhanh (Speedy greeting) Loại thứ hai thực hiện trong tình huống mà lời chào được bắt đầu và kết thúc một cách đường đột, và được gọi là “chào nhanh” (speedy greeting). Cách chào của nhóm này khác với nhóm vừa chào vừa đi về thông tin được trao đổi. Đây là kiểu chào hỏi thường được thực hiện giữa những người đồng nghiệp. Hi, how’ve you been? (Chào, anh dạo này thế nào?) Not bad. ‘N you (Tạm ổn, còn anh?) Oh, quite busy (Ồ, cũng khá bận) I know. Me too. (Tôi hiểu, tôi cũng vậy mà.) Oh well, gotta take off. See ya (Ồ…đi nhé. Hẹn gặp lại) Bye, take care (Ừ chào, bảo trọng). 3.1.3 Thăm hỏi (The chat) Loại thứ ba được gọi là “thăm hỏi” (the chat). Chào hỏi trong tình huống này thường bắt đầu giống như “chào nhanh” (speedy greeting) nhưng kèm theo đó là thảo luận về một, hai chủ đề nào đó trước khi hai người chia tay hoặc có khi mục đích của cuộc trò chuyện chỉ là để khoe, hoặc nói về một điều gì đó. A: Good morning (Chào buổi sáng) B: Hello (Chào) A: Did you watch the football match yesterday. I missed it. (Cậu có xem trận đấu hôm qua không. Mình bỏ lỡ.) B: What a pity! MU played well. They won. (Ồ tiếc thế, MU chơi tuyệt lắm. Họ đã thắng.) 3.1.4 Chào hỏi dài (The long greeting) Loại chào hỏi thứ tư được gọi là “chào hỏi dài” (long greeting). Kiểu chào hỏi này thường bao gồm việc hâm nóng lại mối quan hệ giữa hai người sau một thời gian dài không gặp nhau. Tình huống này thường bao gồm nhiều hành động chào hỏi xen kẽ với những lời kể về các sự kiện xảy ra trong khi hai người không gặp nhau. Loại chào hỏi thứ tư rất đa dạng và tiềm ẩn nhiều đặc trưng văn hóa. A: Mary! (Mary!) B: Catherine! (Catherine!) A: Long time no see! (Lâu rồi không gặp) B: Yes, too long. Where’ve you been? (Ừ, quá lâu rồi. cậu đã ở đâu thời gian qua thế?) A: Well, I had the project in Japan and stayed there one year. I’ve just come back last week. (Ừ, mình có dự án bên Nhật Bản và đã ở đó 1 năm. Mình vừa mới trở về tuần trước.) B: Really? You must have a lot of things to tell! (Thật hả? Vậy thì hẳn cậu phải có nhiều điều để kể lắm) A: Yeah, that’s an interesting experience for me. I’ve learned lot of new things and met many lovely friends… (Ừ, đó là một trải nghiệm thú vị với tớ. Tớ đã học hỏi được rất nhiều thứ và gặp gỡ được khá nhiều những người bạn dễ thương…) 3.1.5 Chào hỏi thân mật (The intimate greeting) Loại chào hỏi thứ năm xuất hiện trong tình huống hai người biết nhau và thường xuyên có sự trao đổi với nhau được gọi là “chào hỏi thân mật” (intimate greeting). Trong tình huống này hai người biết quá rõ về nhau nên họ đã sử dụng rất nhiều thông tin được hàm ngôn, không diễn đạt bằng lời. Đôi khi, trong tình huống này bản thân lời chào bị tỉnh lược chỉ còn lại những cử chỉ phi lời. Ví dụ: người chồng bước vào, hôn vợ và nói “Well?” (Thế nào?). Người vợ đáp: “Yes” (Vâng). Người chồng mỉm cười và nói: “Great! What else did you do today?” (Tuyệt. Thế hôm nay em còn làm gì nữa?). Lúc này người vợ bắt đầu kể về những việc cô đã làm trong ngày. 3.1.6 Chào hỏi vì công việc (The all-business greeting) Loại chào hỏi thứ sáu có đặc điểm được bắt đầu bằng một câu chào rất ngắn gọn ban đầu, đôi khi chẳng có chào hỏi gì cả, được gọi là “chào hỏi vì công việc” (all-business greeting). Kiểu chào hỏi này chủ yếu được sử dụng khi những người Mỹ không có những quan hệ xã hội thân thiết, bởi họ cho rằng người kia có rất ít thời gian, nên thể hiện sự tôn trọng và quan tâm bằng cách bắt đầu cuộc hội thoại là đề cập ngay đến công việc. Clerk: Mr. Matone? (Thưa ông Matone) Director: Yes? (Có chuyện gì không?) Clerk: There’s some problems with the new project. (Có một vài vấn đề với dự án mới.) Joe Matone: Oh? Come in. What’s wrong? (Ồ, thế à? Mời vào. Có vấn đề gì vậy?) 3.1.7 Chào hỏi giới thiệu (The introductory greeting) Loại thứ bảy được gọi là “chào hỏi giới thiệu” (introductory greeting) gồm có những lời chào hỏi của những người mới gặp nhau lần đầu, có chức năng tối quan trọng là mở đường cho các bên tham gia giao tiếp tìm kiếm sự kết nối (những người bạn chung, những công việc giống nhau) hay cùng quan tâm đến một chủ điểm nào đó. A: I don’t think we’ve met. I’m Mark. (Tôi không nghĩ là chúng ta đã đừng gặp nhau. Tôi là Mark) B: Hi Mark. I’m Sally. (Chào Mark. Tôi là Sally) A: Hi Sally. So, how do you know Jane? (Chào Sally. Làm thế nào mà bạn quen Jane vậy?) B: Oh, she and I used to work together at a coffee shop. (À tôi và cô ấy đã từng làm chung với nhau ở một tiệm cà phê) A: Oh, you mean when you were in Japan? ( Ồ, đó có phải là khi các bạn ở Nhật không?) B: That’s right. And how do you know her? (Đúng rồi. Thế sao bạn lại biết cô ấy?) A: Oh, well, I’m an old friend of Jane’s (À, ừ, tôi là bạn cũ của Jane.) 3.1.8 Chào lại (The re-greeting) Chào lại (regreeting) được thực hiện để khẳng định đã chào người đó hoặc gặp người đó nhiều lần trong ngày. Kiểu chào này thường bao gồm những cử chỉ phi lời (một cái gật đầu hoặc vẫy tay) hoặc một vài từ nói rất nhanh về một chủ điểm hai người cùng biết. A: Well, meet again in the cafeteria? (Chà, lại gặp lại ở quán ăn rồi) B: Yes, the third time during the day. (Ừ, lần thứ ba trong ngày) 3.2 Hành vi chào hỏi trong tiếng Việt Cách chào hỏi của người Việt vô cùng phong phú, nó phản ánh không chỉ thông tin mà cả tình cảm của các bên tham gia giao tiếp, bao gồm chủ thể giao tiếp và đối tượng giao tiếp. Phát ngôn chào có nhiều dạng cấu trúc khác nhau, song phần lớn đều có chung một đặc điểm là đều có động từ ngữ vi “chào”. 3.2.1 Lời chào được biểu hiện trực tiếp, tường minh Theo Phạm Thị Thành, “các phát ngôn chào được thể hiện một cách tường minh là các phát ngôn có động từ ngữ vi “chào”. Nhờ có động từ ngữ vi “chào”, nội dung của các phát ngôn được bộc lộ một cách trực tiếp, tường minh.” (Phạm Thị Thành 1995: 75) Mô hình 1: CTGT + chào + ĐTGT! Mô hình 1 được cấu tạo gồm ba bộ phận: chủ thể giao tiếp (CTGT), động từ ngôn hành chào và đối tượng giao tiếp (ĐTGT). Khuôn cấu trúc 3 bộ phận trên là khuôn cấu trúc đầy đủ nhất, vừa trang trọng, lịch sự vừa lễ phép, mở ra một phạm vi sử dụng phong phú, đa dạng hành vi chào thông qua đại từ nhân xưng ở chủ thể giao tiếp và đối tượng giao tiếp. Ví dụ: Con chào bố!, Chúng cháu chào cô!, Ông chào cháu!. “Hiếm có dân tộc nào mà sự tôn trọng được quy định ngay trong chính những đại từ nhân xưng của ngôn ngữ. Người Việt học cách tôn trọng ngay từ khi học nói. Văn hóa Việt buộc người ta phải tôn trọng người khác, bất luận tuổi tác, vị thế, giới tính, giàu nghèo.” (G. Vasiljevic, Chủ tịch Hội Đông Á Serbia. Trong: Người Việt lấy đâu ra sức mạnh? Báo Lao động, Xuân Đinh Hợi 2007, Tr.35.) Trong cấu trúc này, từ xưng hô và từ hô gọi thường tương thích với nhau như: con - bố, chúng cháu - cô, ông - cháu. Vì vậy, mô hình 1 được dùng thông dụng cho mọi chủ thể và đối tượng giao tiếp, mang ý nghĩa tình huống: giao tiếp chính thức, nửa chính thức hay không chính thức và mang ý nghĩa biểu cảm: xa lạ hay thân thuộc. “Giao tiếp chính thức là giao tiếp mang tính chất bắt buộc, theo những quy định của xã hội đối với một số lĩnh vực đặc biệt như nhà trường, quân đội, đảng phái, tôn giáo … đối với những cuộc giao tiếp diễn ra một cách trọng thể như các cuộc lễ tân ngoại giao, các cuộc hội nghị, Đại hội, lễ hội… Giao tiếp không chính thức là giao tiếp không mang tính bắt buộc mà có thể tự do giao tiếp theo tuổi tác, vị trí xã hội, quan hệ, thái độ… Giao tiếp không chính thức diễn ra trong các lĩnh vực sinh hoạt của đời sống như trong gia đình, trên đường phố, ở các nơi công cộng… Giao tiếp nửa chính thức là giao tiếp vừa mang tính chất chính thức vừa mang tính chất không chính thức. Giao tiếp nửa chính thức diễn ra trong các cơ quan, nhà máy, công trường, hợp tác xã… trong các cuộc họp ở cấp thấp như tổ, nhóm, phường, làng xóm…” (Phạm Thị Thành 1995: 34) Các ngữ khí từ đi kèm trong cấu trúc này là ạ!, mang lại cho cấu trúc sắc thái lễ phép đối với ĐTGT là bề trên. Chúng cháu chào chú ạ! Chào các cháu! Các cháu làm việc vui quá nhỉ! Mô hình 2: Chào + ĐTGT! Cấu trúc 2 được cấu tạo gồm hai bộ phận: động từ ngữ vi “chào” và đối tượng giao tiếp, được sử dụng rộng rãi, trong giao tiếp chính thức, sắc thái lịch sự: Chào Ngài!, giao tiếp không chính thức, sắc thái thân mật: Chào em!. Trợ từ xin, kính, xin kính, trân trọng ... mang lại sắc thái trang trọng, nhờ đó mô hình 2 được sử dụng trong tình huống giao tiếp chính thức: Kính chào toàn thể quan khách! Mô hình 3: Chào! Mô hình 3 là dạng thức rút gọn nhất, chỉ còn lại một thành phần: động từ chào: Chào!, Chào nhé!. Trợ từ xin, kính giúp cho mô hình có được sắc thái lịch sự cần thiết (khi không có ĐTGT trong mô hình cấu trúc lời chào) và nhờ đó có thể chuyển bậc trong giao tiếp (giao tiếp đối với bậc trên): Xin chào!, Xin kính chào!. Ngoài ra, mô hình được bổ sung ngữ khí từ A!, biểu lộ sắc thái ngạc niên, vui mừng: A! Xin chào!. Động từ chào còn có thể được thể hiện dưới dạng một cụm động ngữ gửi tới/gửi đến ai lời chào: Gửi lời chào của tôi đến Minh nhé! Mô hình 4: ĐTGT! Mô hình 4 chỉ gồm một thành phần: ĐTGT, động từ chào bị lược bớt. Ở mô hình này có thể thêm ngữ khí từ ạ!, biểu thị sắc thái kính trọng. Ví dụ: Thầy ạ!, Bác ạ! Cấu trúc này được sử dụng trong trường hợp quan hệ giữa các nhân vật giao tiếp phải hết sức thân mật, gần gũi. Cũng có thể do hoàn cảnh gặp gỡ hết sức vội vàng, gấp gáp mà các nhân vật giao tiếp phải rút ngắn lời chào. Trong văn học thường bắt gặp các cách chào kính trọng, thêm trợ từ lạy, dạ thưa … vào mô hình như: Dạ thưa nội, con đi học về!, Kính thưa các giáo sư, tiến sĩ, các nhà khoa học và tất cả các vị có mặt tại đây. 3.2.2 Lời chào được biểu hiện không trực tiếp, hàm ẩn Theo Phạm Thị Thành, các phát ngôn hàm ẩn “là các phát ngôn không có động từ ngữ vi chào”. Do vậy ý nghĩa chào hỏi không được bộc lộ trực tiếp mà được gửi vào nội dung ngữ nghĩa của các phát ngôn khác như reo gọi, hỏi, khẳng định, khen ..., chứa đựng nội dung cảm xúc như vui mừng, quan tâm, chia sẻ, ngợi khen ... và thái độ thân thiết và trên hết chúng là các phát ngôn có cùng nghĩa tình huống sử dụng: giao tiếp không chính thức, đối tượng giao tiếp thân quen. (Phạm Thị Thành 1995: 80) Mô hình 1: Câu hỏi Cấu trúc hỏi diễn đạt nội dung chào trong tiếng Việt là rất phổ biến. Chủ thể giao tiếp hỏi về việc đã, đang diễn ra hiển nhiên hoặc sẽ diễn ra có liên quan đến ĐTGT. Cụ đang làm gì đấy ạ? Bác đi đâu sớm thế? Đây không phải là những câu hỏi chính danh, tức là câu hỏi cần câu đáp cung cấp thông tin. Người hỏi có thể không cần biết chính xác người kia đang làm gì hay họ đã ăn cơm chưa. Tuy nhiên, những câu hỏi như vậy lại không thể thiếu trong các cuộc gặp gỡ có tính chất thân tình, gần gũi. Đáp lại lời chào này có thể là những cử chỉ như gật đầu hay mỉm cười, và có thể là một câu hỏi lại. Ví dụ như: “Cô đi thể dục về đấy à?”, “Vâng, thế bác đi chợ ạ?” Mô hình 2: Câu cảm thán Mô hình này bao gồm từ reo gọi và ĐTGT, khi bất ngờ các bên giao tiếp gặp nhau, thái độ của họ vui mừng xen lẫn ngạc nhiên. Mô hình này thường đi kèm với những ngữ khí từ a, ôi, kìa, chu cha, trời ơi, coi kìa, chà, ủa ... và ngữ điệu hô reo cùng những cử chỉ, điệu bộ khác nữa. Ôi! Chị Hoa. Lâu quá rồi mới gặp chị. Chị có nhận ra em không? A! Mẹ đã về. Mô hình 3: Mời chào Mô hình mời chào cấu trúc gồm ĐTGT và động từ ngôn hành mời và một động từ chỉ hành động mà CTGT muốn mời ĐTGT như vào, ra, đến, thăm … Lời mời chào này khá phổ biến trong cuộc sống hàng ngày của người Việt. Mời bác vào chơi, uống nước! Mời bác vào xơi cơm ạ Mô hình 4: Chúc mừng Cấu trúc chúc mừng bao gồm động từ ngôn hành chúc mừng và điều mà CTGT muốn chúc mừng ĐTGT. Chúc mừng chị! Mô hình 5: Lời bình luận hay lời khen Theo như giáo sư Nguyễn Quang trong ‘‘Cận kề học trong giao tiếp phi ngôn từ‘‘(2005) thì lời chào này thường được dùng để bắt đầu một cuộc đối thoại, để đạt được sự mến mộ của ai đó hay là thể hiện sự ngưỡng mộ đối với ai. Chiến lược lịch sự này sẽ giúp nâng cao mối quan hệ giữa các những người tham gia đối thoại Hôm nay xinh thế! Áo mới nha! Chương IV: NHỮNG NÉT TƯƠNG ĐỒNG VÀ DỊ BIỆT CỦA HÀNH VI CHÀO HỎI TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT Nét tương đồng của hành vi chào hỏi trong tiếng Anh và tiếng Việt Cả hai ngôn ngữ Anh và Việt đều sử dụng dạng thức câu hỏi như một lời chào. Tiếng Anh: A: Hi, how’s it going? B: Oh, this is my worst day Tiếng Việt: A: Anh đi đâu đấy? B: À, tôi đi đằng này một lát Lời chào trong tiếng Anh và tiếng Việt đều thường đi kèm với cử chỉ, điệu bộ. Ôm, hôn hay bắt tay là những cử chỉ phổ biến ở tiếng Anh. Tương tự, người Việt cũng thường sử dụng rất nhiều ngôn ngữ cử chỉ, điệu bộ và cả ngữ điệu. Những cử chỉ đó phải dựa vào thứ bậc, mối quan hệ. Ví dụ như khi chào hỏi một người lớn tuổi thì lời chào có thể đi kèm với cúi đầu và khoanh tay. Nét dị biệt của hành vi chào hỏi trong tiếng Anh và tiếng Việt 4.2.1 Về dạng thức Lời chào trong tiếng Anh thì đơn giản và mang tính quy chuẩn hơn lời chào trong tiếng Việt. Thực tế thì “Hi” là cách chào được sử dụng nhiều nhất và “Good morning, Good afternoon” thì là những cách chào được dùng chung trong những hoàn cảnh nghi thức. Trong khi đó, lời chào trong tiếng Việt thì rất đa dạng và linh hoạt. Mỗi đối tượng khác nhau lại có những cách chào khác nhau. Ví dụ: (1) Tiếng Anh: Hi Jone. Hi, Anna. (2) Tiếng Việt: Xinh nhỉ? Đi đâu đấy? Trong tiếng Anh, hầu hết các lời chào được dùng chung cho mọi đối tượng, không phân bậc giao tiếp, lựa chọn từ xưng hô theo giới tính, tuổi tác, quan hệ thân sơ như trong tiếng Việt. Chào anh! - Chào em!- Chào chị! 4.2.2 Về chủ đề Về chủ đề trong đối thoại, người Việt Nam và người Mỹ có sự lựa chọn khác nhau. Những câu hỏi như “How are you?”, “How’ve you been?” hay “Howa ya doing?” hỏi về tình trạng sức khỏe của người được chào hoặc người thân của người đó là khá phổ biến trong tiếng Anh. Trong khi những câu tương tự như vậy rất ít xuất hiện trong tiếng Việt. Câu “How are you” trong tiếng Anh xuất hiện trong hầu hết các tình huống chào hỏi, kể cả trong khi chào lướt hoặc chào nhanh. Còn ở tiếng Việt, câu này chỉ được hỏi khi hai người có thời gian để trò chuyện và đặc biệt mối quan hệ phải gần gũi. Không có một chủ đề cụ thể nào trong tất cả những lời chào hỏi của người Việt Nam, nhưng câu hỏi về sự việc hiện tại mà không cần phải trả lời, xuất hiện khá thường xuyên. Ví dụ: “Bác đi đâu đấy ạ?” hay “Hôm nay sao điệu thế?” Ngược lại nếu những câu hỏi mang tính xã giao này được dùng trong tiếng Anh, nó sẽ khiến người nghe cảm thấy lúng túng vì họ cho rằng những câu hỏi đó “không phù hợp và xâm phạm sự riêng tư” (Eisenstein và các đồng sự, 1996). Nếu người Mỹ không bao giờ sử dụng lời nhận xét hay “cảnh cáo” để thay cho lời chào thì người Việt lại sử dụng trong trường hợp hai người khác nhau về vị thế quyền lực và khá thân thiết với nhau. Người Mỹ rất tường minh khi đưa ra những lời khen, những lời nói biểu lộ tình cảm như “Nói chuyện với chi hay quá làm tôi rất nhớ chị” hay “Mừng quá chị đã về rồi, tôi nhớ chị quá” Ngược lại người Việt lại thể hiện những tình cảm này kín đáo hơn hoặc nói đến một cách vòng vo hơn. Chẳng hạn như người Việt thường thế hiện sự hứng thú của mình khi được nói chuyện với người kia bằng cách nói “Lâu quá không được gặp nhau. Hôm nào tụ tập một buổi để tán chuyện nhé.” Người Việt khi quen biết nhau nhiều có thể chào hỏi và phàn nàn về sức khỏe của bản thân nhưng người Mỹ không bao giờ làm như vậy. Người Việt trong chào hỏi làm quen có thể nói luôn về gia đình, bản thân nhưng người Mỹ không nói về gia đình, bản thân mà nói về thời tiết, đồ ăn, những vấn đề không liên quan gì đến cá nhân.Những khác biệt cơ bản trong chủ đề được nhắc đến giữa hai ngôn ngữ được tóm tắt trong bảng dưới đây: Chủ đề Tiếng Việt Tiếng Anh Sức khỏe - Người trẻ hỏi người già Có Có - Người già hỏi người trẻ Hiếm Có - Có ít thời gian nói chuyện Không Có - Có nhiều thơi gian nói chuyện Có Có Chủ đề liên quan tới thời điểm nói chuyện - Nhận xét về việc người kia đang làm Có Không - Nhận xét về vẻ bề ngoài của người kia, khen trực tiếp Có Không - Nhận xét về đồ ăn, đồ uống, thời tiết, giao thông… Có Có Vấn đề cá nhân - Tuổi Có Không - Gia đình Có Tùy - Công việc Tùy Tùy Kết quả nghiên cứu cho thấy có khá nhiều sự khác biệt mang tính vi mô nhiều hơn là vĩ mô. Hai ngôn ngữ Anh Mỹ - Việt có nhiều điểm tương đồng về chiến lược chào hỏi, những tình huống chào hỏi, số lượt lời, chủ điểm trao đổi trong khi chào hỏi... nhưng lại khác nhau về những tiểu tiết như sử dụng những lời đáp hoàn toàn khác nhau trong cùng một tình huống chào hỏi, sử dụng những công thức chào hỏi cụ thể rất khác nhau, và một số chủ điểm được lựa chọn rất khác nhau. Có những chủ điểm được coi là “cấm kỵ” trong tiếng Anh lại được đề cập đến khá phổ biến trong tiếng Việt. Những khác biệt được xác định trong nghiên cứu thể hiện nét văn hóa đặc trưng của hai ngôn ngữ, hai dân tộc. Người Việt cho rằng việc nhận xét về công việc của người kia lấy đó làm lời chào là phù hợp, hoặc nhận xét về bản thân người đang giao tiếp với mình đi kèm với lời chào là phù hợp nhưng người Mỹ lại cho rằng đó là điều hoàn toàn nên tránh. Về mặt công thức, cách chào hỏi trong tiếng Anh Mỹ tuân thủ chặt chẽ hơn tiếng Việt, tiếng Việt thì lại ít khi sử dụng cách chào hỏi theo công thức. Thoạt trông có vẻ thấy chào hỏi trong tiếng Anh dễ hơn tiếng Việt, song trong thực tế không phải như vậy. Điều rất khó với người học tiếng Anh là những câu nói đi kèm, những chủ điểm được nêu lên trong khi chào hỏi lại rất linh họat và khác nhiều so với tiếng Việt. Vì thế trong tình huống chào hỏi giữa một người bản ngữ và người học tiếng, người ta thường cảm thấy người học tiếng thường chào hỏi một cách khá “cộc lốc”, hoặc đưa ra những chủ điểm trao đổi không thật sự phù hợp làm cho cuộc đối thoại có thể bị kết thúc đột ngột. Gợi ý cho việc học và giảng dạy tiếng Anh Từ những nét khác biệt và đồng nhất như trên đã chỉ ra, ta có thể rút ra được những lỗi trong việc học tiếng và có một vài biện pháp để khắc phục chúng. Có thể thấy rằng người học thường có những lời chào tốt là bởi vì nó diễn ra thường xuyên trong cuộc sống hàng ngày, đặc biệt là trong khởi đầu của một cuộc giao tiếp. Tuy nhiên, đôi khi vẫn tồn tại những cách chào hỏi không phù hợp với người bản ngữ. Đây là do ảnh hưởng của tiếng mẹ để về dụng học ngôn ngữ và dụng học xã hội. Và nó lại xảy ra rất thường xuyên do hầu hết người học đều có xu hướng dịch từ ngôn ngữ mẹ đẻ sang ngôn ngữ gốc một cách máy móc mà không quan tâm đến những yếu tố về xã hội trong chọn đề tài như ở trên đã nói. Vì thế học sinh cần phải ý thức được việc thông thạo ngữ pháp của một ngôn ngữ không đồng nghĩa với việc giao tiếp thành công. Học sinh cũng nên tìm hiểu về lý do tại sao tồn tại sự khác biệt trong dụng học ở các nền văn hóa khác nhau, điều này giúp các em hiểu rõ hơn bản chất của vấn đề. Học sinh nên được khuyến khích tìm hiểu về lịch sử và thấy tự hào về ngôn ngữ tiếng Việt, lấy đó làm nền tảng có thể hiểu rõ hơn về ngôn ngữ tiếng Anh. Giáo viên cần chủ động sử dụng các nguồn tài liệu có giới thiệu những cách chào hỏi sát với thực tế của ngôn ngữ đích trong giờ học. Giáo viên cũng cần nắm vững kiến thức về chuyển di dụng học ở ngôn ngữ thứ hai để có thể sử dụng những kiến thức này hỗ trợ học sinh học về dụng học ngôn ngữ thứ hai. KẾT LUẬN Nghiên cứu đã đề cập một cách khá cặn kẽ cơ sở lý luận của việc nghiên cứu hành vi ngôn ngữ, cụ thể là hành vi chào hỏi trong tiếng Anh và tiếng Việt với những đặc trưng cấu trúc, chức năng chuyên biệt cũng như tiêu chí lựa chọn để có được hành vi ứng xử phù hợp bối cảnh giao tiếp. Nghiên cứu đặc trưng văn hóa - ngôn ngữ hành vi chào hỏi càng là bình diện tinh tế và nhạy cảm, bởi ngôn ngữ, bản thân nó rất đa dạng, rất sống động, lại luôn thay đổi. Song ngôn ngữ - là một trong những hành vi của con người - phản ánh một cách đầy đủ, trực tiếp, khách quan nhất mỗi con người chúng ta, đồng thời chịu sự tác động và chế ước của các mối quan hệ xã hội, mang nét đặc trưng văn hóa cộng đồng. Nghiên cứu cũng đã tổng hợp các lời chào hỏi có trong tiếng Đức và mô hình chào hỏi trong tiếng Việt, xem xét và phân tích những lời chào hỏi này trong tương quan với các yếu tố dụng học (không gian, thời gian, ước lệ xã hội), các yếu tố xã hội (tuổi tác, vị thế xã hội, nghề nghiệp...) cũng như các yếu tố về mục đích và chiến lược giao tiếp... Lời chào hỏi được phân tích về xuất xứ, về cách sử dụng và giá trị biểu cảm thể hiện qua các phương tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ, qua đó nêu bật những đặc trưng văn hóa - xã hội và văn hóa, dân tộc. Nghiên cứu đã làm rõ những nét tương đồng và dị biệt của hành vi chào hỏi trong tiếng Anh và tiếng Việt, nhấn mạnh đặc trưng văn hóa, xã hội, truyền thống của hai dân tộc, giúp hiểu và nắm vững nền văn hóa của Anh và Việt Nam. Nghiên cứu có thể được phát triển theo hướng nghiên cứu các hành vi ngôn ngữ mang tính nghi thức khác như: cảm ơn, xin lỗi, thỉnh cẩu, bác bỏ ... để đưa ra được bức tranh đầy đủ về hành vi giao tiếp ngôn ngữ mang tính nghi thức. Đến lượt mình, chào hỏi cũng cần được nghiên cứu sâu hơn, nghiên cứu khắc họa rõ nét hành vi chào hỏi thể hiện qua các kênh giao tiếp: nói và viết, ở các giai tầng xã hội khác nhau: chính khách, viên chức, học sinh, đối với các đối tượng tham gia giao tiếp ở các lứa tuổi khác nhau: cao niên, trung niên, thanh thiếu niên... Và trên hết là nghiên cứu những hành vi chào hỏi của cùng một chủ thể giao tiếp với những đối tượng giao tiếp khác nhau, trong những hoàn cảnh giao tiếp khác nhau cùng những chỉ suất giao tiếp khác nhau (tâm trạng, mục đích, thời gian, địa điểm...). Từ một góc nhìn của giao tiếp giao văn hóa (cross-cultural) hay liên văn hóa (inter-cultural), những nghiên cứu về giao tiếp ngôn ngữ với nhân tố văn hóa - ngôn ngữ trong sự so sánh với các ngôn ngữ khác là hướng nghiên cứu đang được chú trọng, thu hút ngày càng nhiều sự quan tâm của các nhà ngôn ngữ học và sư phạm học. TÀI LIỆU THAM KHẢO Nguyễn Thiện Giáp (2000). Dụng học Việt ngữ, NXB. ĐHQG HN. Nguyễn Quang (2004). “Cận kề học” trong giao tiếp phi ngôn từ, Tạp chí Khoa học Ngoại ngữ, T.XXI, Số 4AP, ĐHQGHN, 17-30. Phạm Thị Thành (1995). Nghi thức lời nói tiếng Việt hiện đại qua các phát ngôn chào, cám ơn, xin lỗi. Luận án PTS ngữ văn, 115. Huyen, Vu. (2009). Cách chào hỏi của người Việt và người Mỹ Ngan, N.T.H. (2009). Lời chào của người Việt. Nguyen Thi Bich Hang. Contrastive Analysis: English and Vietnamese Greetings

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxĐặc trưng ngôn ngữ - văn hóa của hành vi chào hỏi trong tiếng anh và tiếng việt.docx