Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất lúa bằng giống lúa HT1 tại huyện Phú Thiện – Gia Lai

MỤC LỤC Trang DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ix DANH MỤC CÁC BẢNG x DANH MỤC CÁC HÌNH xii DANH MỤC PHỤ LỤC xiii CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU 1 1.1 Sự cần thiết của đề tài 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2 1.2.1 Mục tiêu chung 2 1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2 1.3 Phạm vi nghiên cứu 3 1.4 Nội dung nghiên cứu 3 1.5 Cấu trúc đề tài 3 CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN 5 2.1 Tổng quan về tình hình lúa gạo Việt Nam 5 2.2 Tổng quan về điều kiện tự nhiên huyện Phú Thiện 6 2.2.1 Vị trí địa lý 6 2.2.2 Địa hình 6 2.2.3 Thời tiết, khí hậu 6 2.2.4 Thủy văn 7 2.2.5 Tài nguyên đất 8 2.2.6 Các nguồn tài nguyên khác 8 2.3 Tình hình kinh tế xã hội 8 2.3.1 Dân số và lao động 8 2.3.2 Sản xuất nông nghiệp 10 2.3.3 Sản xuất lâm nghiệp 10 2.3.4 Sản xuất các ngành nghề khác 10 2.3.5 Cơ sở hạ tầng và công trình phúc lợi 11 2.3.6 Tình hình sử dụng đất đai 12 2.3.7 Đánh giá những thuận lợi và khó khăn 13 CHƯƠNG 3 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 15 3.1 Cơ sở lý luận 15 3.1.1 Khái niệm kinh tế hộ 15 3.1.2 Đặc điểm kinh tế hộ 15 3.1.3. Vai trò kinh tế hộ 16 3.1.4 Đặc điểm sinh trưởng của một số giống lúa tại địa phương 16 3.1.5 Một số yêu cầu kỹ thuật của cây lúa 18 3.1.6 Bệnh thường gặp ở lúa 20 3.1.7 Khái niệm hiệu quả kinh tế 22 3.1.8 Các chỉ tiêu tính toán kết quả, hiệu quả 22 3.1.9 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế 22 3.2 Phương pháp nghiên cứu 23 3.2.1 Phương pháp thu thập thông tin 23 3.2.2 Phương pháp phân tích dữ liệu 23 CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 25 4.1 Tình hình sản xuất và tiêu thụ lúa gạo tại các hộ điều tra 25 4.1.1 Tình hình sản xuất 25 4.1.2 Tình hình tiêu thụ lúa gạo trên địa bàn huyện 27 4.2 Mô tả mẫu điều tra sản xuất lúa tại nông hộ tại 3 xã 29 4.3 Lịch thời vụ sản xuất lúa của 3 xã Chư A Thai, IaKe và Ayun Hạ 34 4.4 Kết quả sản xuất lúa tại huyện Phú Thiện 2009 36 4.4.1 Các chi phí trong quá trình sản xuất lúa tại huyện Phú Thiện 36 4.4.2 CPBQ và KQ,HQ giống HT1 vụ Đông Xuân và vụ Mùa trên 1 ha năm 2009 39 4.4.3 CPBQ và KQ, HQ giống thường vụ Đông Xuân và vụ Mùa trên 1 ha năm 2009 43 4.4.4 So sánh KQ, HQSX lúa HT1 và lúa thường vụ Đông Xuân trên 1ha 2009 47 4.4.5 So sánh KQ, HQSX lúa HT1 và lúa thường vụ Mùa trên 1ha 2009 48 4.3.6 CPBQ và KQ, HQ giống HT1 vụ Đông Xuân và vụ Mùa trên 1 ha năm 2007 49 4.4.7 So sánh KQ – HQ lúa HT1 trước đây (2007) với lúa HT1 vụ Đông Xuân 2009 53 4.4.8 So sánh KQ – HQ lúa HT1 trước đây (2007) với lúa HT1 vụ Mùa 2009 54 4.5 So sánh những thuận lợi và thách thức trong quá trình đầu tư và sản xuất giữa 2 loại lúa đang canh tác 55 4.5.1 Hiệu quả kinh tế 55 4.5.3 Rủi ro khi đầu tư 55 4.5.4 Điều kiện đầu tư 55 4.5.5 Thị trường tiêu thụ 56 4.6 Ưu điểm và nhược điểm của 2 giống lúa 56 4.7 Phân tích những yếu tố ảnh hưởng năng suất 57 4.7.1 Thời tiết 57 4.7.2 Giống lúa 57 4.7.3 Kinh nghiệm sản xuất lúa 58 4.7.4 Trình độ học vấn 58 4.7.5 Kỹ thuật trồng lúa 58 4.7.6 Chất lượng đất 59 4.7.7 Phân bón và thuốc BVTV 59 4.8 Tình hình tham gia khuyến nông 60 4.9 Dự định trong tương lai và nguyện vọng của nông hộ 60 4.10 Nguyện vọng của nông hộ trong sản xuất lúa 61 4.11. Những thuận lợi và khó khăn của hộ trồng lúa 61 4.11.1. Thuận lợi 62 4.11.2 Khó khăn 62 4.12. Một số giải pháp đề xuất nhằm khắc phục những khó khăn trong sản xuất lúa 63 4.12.1 Về vốn 63 4.12.2 Về kỹ thuật 64 4.12.3 Về nâng cao chất lượng 64 4.12.4 Về giá cả 64 CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ 65 5.1 Kết luận 65 5.2 Kiến nghị 66 TÀI LIỆU THAM KHẢO 68 CHƯƠNG I MỞ ĐẦU 1.1 Sự cần thiết của đề tài Việt Nam là một nước nông nghiệp, hơn 80% dân số sống ở nông thôn, vì vậy nông nghiệp và nông thôn là vấn đề thời sự luôn đuợc các cấp, các ngành quan tâm. Chưa bao giờ, vấn đề nông nghiệp và nông thôn lại có sức hấp dẫn các nhà nghiên cứu lí luận và thực tiễn như hiện nay. Trong những năm gần đây, với sự tham gia của các nhà khoa học, nhà nghiên cứu nông nghiệp đã mang lại cho nền nông nghiệp nước ta đã có những chuyển biến rõ rệt, đây là nền tảng góp phần quan trọng trong chiến lược XĐGN. Với một nước đi lên từ nền nông nghiệp nghèo nàn, luôn trong tình trạng thiếu lương thực, chúng ta đã trở thành một nước xuất khẩu hàng đầu thế giới về lúa gạo. Thành quả này không chỉ nhờ vào chính sách chỉ đạo của Đảng, nhà nước mà còn nhờ vào khả năng ứng dụng, tìm kiếm kỹ thuật, mô hình sản xuất mới của người nông dân trên khắp cả nước. Người dân Việt Nam đã không ngừng tiếp thu và ứng dụng các loại giống cây trồng, vật nuôi mới. Họ đã thử nghiệm và chấp nhận các loại giống mới có hiệu quả kinh tế cao, đối với ngành lúa gạo Việt Nam việc đưa nguồn giống mới vào sản xuất đã giúp cho người nông dân tự tin hơn với sản phẩm của mình trên con đường xuất khẩu lúa gạo trên thế giới. Gia Lai là một trong 5 tỉnh Tây Nguyên được biết đến với các sản phẩm cây công nghiệp như cà phê, cao su, hồ tiêu . Nhưng bên cạnh đó cây lúa cũng góp phần không nhỏ vào sự phát triển của tỉnh nhà. Với diện tích gieo trồng là 36.280 ha (theo Tổng cục thống kê năm 2008), cây lúa được xem là cây ngắn ngày chủ lực của tỉnh. Đối với người dân nơi đây, việc chọn giống lúa vừa thích nghi với điều kiện tự nhiên, vừa đạt hiệu quả kinh tế cao đã gây trở ngại cho người nông dân trong khâu chọn giống để đưa vào sản xuất đại trà. Huyện Phú Thiện thuộc phía Đông Nam Gia Lai là huyện mới được thành lập năm 2007, có diện tích tự nhiên 50.191 ha, trong đó diện tích sản xuất nông nghiệp là 21.303,70 ha, với diện tích sản xuất lúa khá lớn (7.680,74 ha), được cung cấp nguồn nước dồi dào từ hồ chứa Ayun Hạ, là điều kiện rất thuận lợi để canh tác lúa nước. Và chính nơi đây được coi là vựa lúa của Tây Nguyên bởi sản lượng mà nó cung ứng mỗi năm, nguồn lúa gạo ở đây không những đáp ứng cho huyện nhà mà còn cho các tỉnh lân cận như Kon Tum, Đăklăk, Bình Định, . Với điều kiện thuận lợi như vậy, nhưng người dân địa phương vẫn còn trăn trở trong việc lựa chọn giống lúa thích hợp để đưa vào sản xuất. Đó là làm sao chọn được loại giống phù hợp với điều kiện tự nhiên của vùng, kháng sâu bệnh tốt lại cho hiệu quả kinh tế cao. Trong các nhóm giống mà người nông dân canh tác, HT1 là giống lúa hiện đang được sản xuất khá phổ biến ở vùng này bởi năng suất và hiệu quả kinh tế của nó hơn hẳn với các giống lúa khác. Với mong muốn sau đề tài này người dân sẽ biết tới giống lúa HT1 và chọn nó canh tác để mang lại hiệu quả cao nhất. Đó cũng chính là lý do tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất bằng giống lúa HT1 tại huyện Phú Thiện - Gia Lai”. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1 Mục tiêu chung Đánh giá tình hình sản xuất lúa của bà con nông dân khi đưa giống HT1 vào sản xuất trên diện rộng tại địa bàn huyện. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể - Khảo sát tình hình gieo trồng bằng giống lúa HT1 của các hộ dân tại địa phương - Đánh giá hiệu quả của chi phí bỏ ra và công sức lao động của người dân khi quyết định sử dụng giống lúa này - Phân tích các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế khi so sánh giữa giống lúa HT1 và các giống lúa khác để thấy được hiệu quả kinh tế của việc sử dụng giống HT1. - Phân tích các nhân tố ảnh huởng đến năng suất khi canh tác lúa, các yếu tố thuận lợi, khó khăn khi canh tác giống lúa HT1. - Từ đó đề ra giải pháp khắc phục những khó khăn và phương hướng để giúp người dân địa phương xác định được giống lúa thích hợp cho việc đầu tư vào sản xuất. - Khuyến cáo người dân sử dụng giống lúa HT1 với quy mô rộng hơn. 1.3 Phạm vi nghiên cứu Địa điểm: Tiến hành phỏng vấn nông hộ trồng lúa HT1 và một số giống lúa khác tại 3 xã Chư A Thai, IaKe và Ayun Hạ. Thời gian: Từ 1/4/2010 – 30/5/2010 1.4 Nội dung nghiên cứu Phân tích hiệu quả kinh tế của giống lúa HT1 so với các giống lúa khác đang được sử dụng tại địa phương. Đánh giá khả năng áp dụng và phổ biến của giống HT1 tại địa phương Đề xuất ý kiến nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất lúa tại địa phương 1.5 Cấu trúc đề tài Đề tài gồm 5 chương: Chương 1. Đặt vấn đề Sơ lược về lí do lựa chọn, mục tiêu, nội dung cũng như giới hạn của đề tài nghiên cứu. Chương 2. Tổng quan Giới thiệu một số tình hình cơ bản của huyện Phú Thiện như: điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, giáo dục, y tế, cơ sở hạ tầng đồng thời sơ lược hiện trạng chung về sản xuất nông nghiệp ở địa phương. Chương 3. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu Giới thiệu về các khái niệm sử dụng phục vụ cho đề tài nghiên cứu như: khái niệm kinh tế hộ, vai trò kinh tế hộ, đặc điểm một số giống lúa tại địa phương,các chỉ tiêu đánh giá kết quả kinh tế cũng như phương pháp thu thập và xử lí số liệu. Chương 4. Kết quả và thảo luận Tìm hiểu cụ thể về thực trạng sản xuất giống lúa HT1 của nông hộ, lịch thời vụ của bà con nơi đây, so sánh KQ, HQ giữa giống lúa HT1 và các giống lúa khác ở hiện tại và trước đây (năm 2007). Bên cạnh đó, nêu lên những ưu nhược điểm của giống lúa HT1 và giống lúa thường để thấy được hiệu quả khi canh tác giống HT1. Đồng thời cũng nêu lên các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất lúa, những nguyện vọng, dự định của người dân trồng lúa tại địa phương và đề xuất một số biện pháp để nâng cao năng suất đối với người trồng lúa. Chương 5. Kết luận và kiến nghị Tóm lược kết quả nghiên cứu và đề xuất một số kiến nghị đối với quá trình canh tác lúa HT1 nói riêng và ngành trồng lúa nói chung.

doc96 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3583 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất lúa bằng giống lúa HT1 tại huyện Phú Thiện – Gia Lai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cây lúa được cung cấp thêm lượng đạm, vì thế cây sinh trưởng tốt hơn và lượng phân bà con cũng giảm đi đáng kể. Tuy nhiên sâu bệnh lại nhiều hơn nên chi phí thuốc BVTV cho vụ Mùa cũng cao hơn. d) KQ - HQ 1ha lúa HT1 vụ Mùa 2009 Bảng 4.13: Kết quả - hiệu quả 1ha lúa HT1 vụ Mùa 2009 Các khoản mục ĐVT Giá trị (1.000đ) 1. Doanh thu 1.000đ 25.571,80 2. Năng suất tấn 5.794,00 3. Giá bán 1.000đ/kg 4,50 4. Tổng CP 1.000đ 16.029,86 - CPVC 1.000đ 11.139,14 - CPLĐ 1.000đ 4.890,72 + LĐ nhà 1.000đ 3.274,65 + LĐ thuê 1.000đ 1.616,06 5. Thu nhập 1.000đ 12.816,60 6. Lợi nhuận 1.000đ 9.541,94 7. LN/CP lần 0,60 8. TN/CP lần 0,80 9. DT/CP lần 1,60 Nguồn tin: Điều tra và tính toán tổng hợp, 2010 Năng suất vụ Mùa đạt khoảng 5,79 tấn/ha. Chi phí vật chất chiếm nhiều hơn chi phí lao động. Nhưng vụ Mùa năng suất lúa đạt thấp hơn vụ Đông Xuân vì vụ này có mùa mưa kéo dài, thường có nhiều sâu bệnh, cây lúa dễ bị đổ ngã, hạt lép, không chắc mẩy bằng vụ Đông Xuân nên năng suất vì thế mà giảm đi. Qua bảng trên ta cũng thấy được Thu nhập là 12.816.600 đồng, trong khi đó lợi nhuận là 9.541.940 đồng. Rõ ràng 2 khoản này chênh lệch nhau khá lớn vì trong chi phí lao động, lao động nhà chiếm tỷ lệ lớn hơn. Bởi người nông dân trồng lúa là “lấy công làm lời” thuê lao động rất ít để tiết kiệm chi phí mà lại tận dụng được nguồn nhân lực trong gia đình. Tỷ suất lợi nhuận/tổng chi phí: cứ 1 đồng chi phí sản xuất bỏ ra thì thu được 0,58 đồng lợi nhuận. Tỷ suất thu nhập/tổng chi phí: cứ 1 đồng chi phí sản xuất bỏ ra thì thu được 0,78 đồng thu nhập Tỷ suất doanh thu/chi phí vật chất: cứ 1 đồng chi phí lao động bỏ ra thì thu được 1,56 đồng doanh thu So với vụ Đông Xuân thì vụ Mùa có lợi nhuận, thu nhập, tỷ suất lợi nhuận, thu nhập, doanh thu trên chi phí giảm đi đáng kể. Đối với lúa thường 4.4.3 CPBQ và KQ, HQ giống thường vụ Đông Xuân và vụ Mùa trên 1 ha năm 2009 a) CPBQ 1ha lúa giống Thường trên vụ Đông Xuân 2009 Bảng 4.13: CPBQ 1ha lúa giống Thường trên vụ Đông Xuân 2009 Các khoản mục Chi phí (1.000đ) Tỷ lệ (%) I. CPVC 12.568,33 71,45 1. Giống 2.541,94 2. Làm đất 1.403,33 3. Phân bón 6.283,65 4. Thuốc BVTV 1.639,40 5. CP thuê máy tuốt 700,00 II. CPLĐ 5.022,88 28,55 1. CPLĐ nhà 4.268,00 2. CPLĐ thuê 754,88 Tổng 17.591,21 100,00 Nguồn tin: Điều tra và tính toán tổng hợp, 2010 Đối với giống lúa thường được canh tác tại địa phương: Trong tổng chi phí, chi phí vật chất vẫn chiếm tỷ lệ cao nhất là 71,45% mà phân bón là chủ yếu. So với HT1, giống lúa thường có CPVC cao hơn, chi phí vật chất là 12.568.300 đồng, trong khi đó giống HT1 có CPVC là 10.710.000 đồng. Từ đó ta có thể kết luận rằng nếu bà con canh tác giống HT1 sẽ giảm bớt được 1 khoản chi phí vật chất đáng kể. Còn với CPLĐ thì có ít hơn so với giống HT1 vì giống thường đòi hỏi kỹ thuật đơn giản hơn nên những khâu như: sạ, dặm tỉa, bón phân, xịt thuốc, … tốn ít công lao động hơn. b) KQ, HQ 1ha lúa giống Thường trên vụ Đông Xuân 2009 Bảng 4.14: KQ, HQ 1ha lúa Thường vụ Đông Xuân 2009 Các khoản mục ĐVT Giá trị (1.000đ) 1. Doanh thu 1.000đ 26.345,00 2. Năng suất tấn 6,80 3. Giá bán 1.000đ/kg 3,88 4. Tổng CP 1.000đ 17.591,21 - CPVC 1.000đ 12.568,30 - CPLĐ 1.000đ 5.022,88 + LĐ nhà 1.000đ 4.268,00 + LĐ thuê 1.000đ 754,88 5. Thu nhập 1.000đ 13.021,80 6. Lợi nhuận 1.000đ 10.513,80 7. LN/CP lần 0,58 8. TN/CP lần 0,72 9. DT/CP lần 1,46 Nguồn tin: Điều tra và tính toán tổng hợp, 2010 Vụ Đông Xuân của giống lúa thường có năng suất là 6,8 tấn/ha thấp hơn so với lúa HT1 (6,91 tấn/ha), giá bán, thu nhập và lợi nhuận so với HT1 cũng thấp hơn hẳn. Tỷ suất lợi nhuận/tổng chi phí: cứ 1 đồng chi phí sản xuất bỏ ra thì thu được 0,58 đồng lợi nhuận. Tỷ suất thu nhập/tổng chi phí: cứ 1 đồng chi phí sản xuất bỏ ra thì thu được 0,72 đồng thu nhập Tỷ suất doanh thu/chi phí vật chất: cứ 1 đồng chi phí lao động bỏ ra thì thu được 1,46 đồng doanh thu Từ bảng 4.14 cho thấy, so với vụ Đông Xuân của giống HT1, giống thường mang lại hiệu quả thấp hơn. c) CPBQ 1ha lúa giống Thường trên vụ Mùa 2009 Bảng 4.15: CPBQ 1ha lúa giống Thường trên vụ Mùa 2009 Các khoản mục Chi phí (1.000đ) Tỷ lệ (%) I. CPVC 12.230,52 70,85 1. Giống 2.293,58 2. Làm đất 1.403,33 3. Phân bón 6.082,44 4. Thuốc BVTV 1.751,17 5. CP thuê máy tuốt 700,00 II. CPLĐ 5.032,75 29,15 1. CPLĐ nhà 4.320,84 2. CPLĐ thuê 711,92 Tổng 17.263,28 100,00 Nguồn tin: Điều tra và tính toán tổng hợp, 2010 Chi phí bình quân của vụ Mùa so với vụ Đông Xuân của lúa thường có giảm nhưng không đáng kể. Chi phí vật chất là 12.230.000 đồng, chiếm tỷ lệ cao nhất 71% trong tổng chi phí, so với vụ Mùa của giống HT1, chi phí bình quân của giống thường cao hơn 3.150.000 đồng Chi phí lao động của giống thường vụ này cao hơn vụ Đông Xuân và vụ Mùa của giống HT1 vì vụ này lượng lúa gieo sạ chết nhiều nên dặm tỉa mất nhiều công lao động hơn giống lúa thường. d) KQ, HQ 1ha lúa giống Thường trên vụ Mùa 2009 Bảng 4.16: KQ, HQ 1 ha lúa thường vụ Mùa 2009 Các khoản mục ĐVT Giá trị (1.000đ) 1. Doanh thu 1.000đ 26.365,00 2. Năng suất tấn 5,77 3. Giá bán 1.000đ/kg 3,88 4. Tổng CP 1.000đ 17.263,28 - CPVC 1.000đ 12.230,52 - CPLĐ 1.000đ 5.032,75 + LĐ nhà 1.000đ 4.320,84 + LĐ thuê 1.000đ 711,92 5. Thu nhập 1.000đ 9.231,38 6. Lợi nhuận 1.000đ 6.210,41 7. LN/CP lần 0,36 8. TN/CP lần 0,53 9. DT/CP lần 1,53 Nguồn tin: Điều tra và tính toán tổng hợp, 2010 Cũng giống như giống HT1, lúa thường ở vụ này năng suất không cao vì điều kiện thời tiết không thuận lợi nên năng suất vụ Mùa của lúa thường chỉ đạt khoảng 5,80 tấn/ha. Chi phí vật chất chiếm nhiều hơn chi phí lao động. Thu nhập bình quân là 9.231.400đồng và lợi nhuận thu được là 6.210.400 đồng. Tỷ suất lợi nhuận/tổng chi phí: cứ 1 đồng chi phí sản xuất bỏ ra thì thu được 0,36 đồng lợi nhuận. Tỷ suất thu nhập/tổng chi phí: cứ 1 đồng chi phí sản xuất bỏ ra thì thu được 0,53 đồng thu nhập Tỷ suất doanh thu/chi phí vật chất: cứ 1 đồng chi phí lao động bỏ ra thì thu được 1,53 đồng doanh thu 4.4.4 So sánh KQ, HQSX lúa HT1 và lúa thường vụ Đông Xuân trên 1ha 2009 Bảng 4.17: So sánh KQ, HQSX lúa HT1 và lúa thường vụ Đông Xuân trên 1ha 2009 Các khoản mục ĐVT Lúa HT1 Lúa Thường So sánh HT1/Thường ± ∆ % I. Kết quả 1. Doanh thu 1.000đ 30.765,20 26.345,00 4.420,20 16,78 2. Chi phí 1.000đ 16.364,33 17.591,21 -1.226,88 -6,97 - CPVC 1.000đ 11.422,12 12.568,33 -1.146,21 - CPLĐ 1.000đ 4.940,00 5.022,88 -82,88 + LĐ nhà 1.000đ 3.328,44 4.268,00 -939,56 + LĐ thuê 1.000đ 1.613,77 754,88 858,89 3. Lợi nhuận 1.000đ 14.400,87 10.513,80 3.887,06 36,97 4. Thu nhập 1.000đ 17.729,31 13.021,79 4.707,51 36,15 II. Hiệu quả 1. LN/CP lần 0,88 0,58 0,30 51,04 2. TN/CP lần 1,08 0,72 0,36 50,13 3. DT/CP lần 1,88 1,46 0,42 28,77 III. Khác 1. Năng suất tấn 6,91 6,80 0,12 1,69 2. Giá bán 1.000đ/kg 4,50 3,88 0,63 16,13 Nguồn tin: Điều tra và tính toán tổng hợp, 2010 Từ bảng so sánh trên cho thấy, giữa giống lúa HT1 và Giống thường vụ Đông Xuân có kết quả sau: Doanh thu tăng 4.420.200 đồng, (tăng 16,78%) Chi phí giảm 1.680.340 đồng, (giảm 9,31%) Lợi nhuận tăng 3.887.060 đồng (tăng 36,97%) Thu nhập tăng 4.707.510 đồng (tăng 36,15%) Năng suất tăng 1,69% Giá bán tăng 16,1% Ta nhận thấy rằng: Trong vụ Đông Xuân giống lúa HT1 là vượt trội so với giống thường về mặt hiệu quả kinh tế. Nếu người dân chọn giống HT1 canh tác sẽ có tiềm năng hơn. 4.4.5 So sánh KQ, HQSX lúa HT1 và lúa thường vụ Mùa trên 1ha 2009 Bảng 4.18: So sánh KQ, HQSX lúa HT1 và lúa thường vụ Mùa trên 1ha 2009 Các khoản mục ĐVT Lúa HT1 Lúa Thường So sánh HT1/Thường ± ∆ % I. Kết quả 1. Doanh thu 1.000đ 25.571,80 26.365,03 -793,20 -3,01 2. Chi phí 1.000đ 16.364,33 17.263,28 -898,90 -5,21 - CPVC 1.000đ 11.139,14 12.230,52 -1.091,40 -8,92 - CPLĐ 1.000đ 4.890,72 5.032,75 -142,00 -2,82 + LĐ nhà 1.000đ 3.274,65 4.320,84 -1.046,20 -24,21 + LĐ thuê 1.000đ 1.616,06 711,92 904,10 127,00 3. Lợi nhuận 1.000đ 9.541,94 6.210,41 3.331,36 117,89 4. Thu nhập 1.000đ 12.816,60 9.231,38 3.585,20 38,84 II. Hiệu quả 1. LN/CP lần 0,60 0,36 0,24 65,47 2. TN/CP lần 0,80 0,53 0,26 49,52 3. DT/CP lần 1,60 1,53 0,07 4,45 III. Khác 1. Năng suất tấn 5,79 5,77 0,24 0,42 2. Giá bán 1.000đ/kg 4,50 3,90 0,60 15,38 Nguồn tin: Điều tra và tính toán tổng hợp, 2010 Cũng giống như vụ Đông Xuân, vụ Mùa giống lúa HT1 mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn giống lúa thường. Giống lúa HT1 trước đây (năm 2007) 4.3.6 CPBQ và KQ, HQ giống HT1 vụ Đông Xuân và vụ Mùa trên 1 ha năm 2007 a) CPBQ 1ha lúa giống Thường trên vụ Mùa 2009 Bảng 4.19: CPBQ vụ Đông Xuân giống HT1 năm 2007 Các khoản mục Chi phí (1.000đ) Tỷ lệ (%) I. CPVC 9.598,99 85,36 1. Giống 2.483,81 2. Làm đất 1.219,46 3. Phân bón 4.432,55 4. Thuốc BVTV 863,17 5. CP thuê máy tuốt 600,00 II. CPLĐ 1.646,63 14,64 1. CPLĐ nhà 1.046,63 2. CPLĐ thuê 830,09 Tổng 11.245,63 100,00 Nguồn tin: Điều tra và tính toán tổng hợp, 2010 Qua bảng 4.19 ta thấy giống vụ Đông Xuân HT1 trước đây so với hiện tại thì chi phí vật chất vẫn chiếm tỷ lệ lớn nhất là 85,36% trong tổng chi phí. So với hiện tại thì năm 2007 các khoản chi phí như làm đất, phân bón, thuốc BVTV và chi phí thuê máy tuốt thấp hơn, nhưng chi phí giống lại lớn hơn, vì trước đây người dân chưa quen với sạ lúa với mật độ dày nên chi phí giống cao hơn. b) CPBQ vụ Mùa trên 1 ha năm 2007 Bảng 4.20: CPBQ vụ Mùa Lúa HT1 năm 2007 Các khoản mục Chi phí (1.000đ) Tỷ lệ (%) I. CPVC 8.903,45 82,80 1. Giống 2.144,81 2. Làm đất 1.219,46 3. Phân bón 4.013,03 4. Thuốc BVTV 936,15 5. CP thuê máy tuốt 590,00 II. CPLĐ 1.849,10 17,20 1. CPLĐ nhà 1.050,92 2. CPLĐ thuê 798,17 Tổng 10.752,55 100,00 Nguồn tin: Điều tra và tính toán tổng hợp, 2010 Vụ Đông Xuân và Mùa năm 2007 có chi phí vật chất tương đương nhau, nhưng chi phí giống cho vụ Mùa thấp hơn vụ Đông Xuân. Trong vụ này chi phí giống đã giảm đi chỉ còn 2.144.810 đồng vì lượng giống sạ giảm để tránh sâu bệnh. Chi phí phân bón vụ Mùa thấp hơn vụ Đông Xuân nhưng bù lại lượng thuốc BVTV lại cao hơn vì mưa nhiều nên sâu bệnh vụ này phát triển nhiều hơn. c) KQ, HQ vụ Đông Xuân trên 1 ha năm 2007 Bảng 4.21: KQ, HQ giống lúa HT1 vụ Đông Xuân năm 2007 Các khoản mục ĐVT Giá trị (1.000đ) 1. Doanh thu 1.000đ 23.105,00 2. Năng suất tấn 6,80 3. Giá bán 1.000đ/kg 3,40 4. Tổng CP 1.000đ 12.537,15 - CPVC 1.000đ 10.660,43 - CPLĐ 1.000đ 1.876,72 + LĐ nhà 1.000đ 1.046,63 + LĐ thuê 1.000đ 830,09 5. Thu nhập 1.000đ 11.614,48 6. Lợi nhuận 1.000đ 11.064,28 7. LN/CP lần 0,88 8. TN/CP lần 0,93 9. DT/CP lần 1,84 Nguồn tin: Điều tra và tính toán tổng hợp, 2010 Vụ Đông Xuân năm 2007, doanh thu khá cao đạt 23.105.000 đồng nhưng vẫn thấp hơn hiện tại vì trong những năm gần đây nguồn giống được cải thiện, kỹ thuật chăm sóc lúa của người dân tốt hơn, năng suất cao hơn và giá cũng tăng rõ rệt nên doanh thu hiện tại là cao hơn. Thu nhập bình quân của vụ này là 11.614.480 đồng và lợi nhuận thu được là 11.064.280 đồng. Có thể thấy giữa thu nhập và lợi nhuận chênh lệch nhau rất ít vì công lao động nhà và thuê là tương đối như nhau. Vụ Đông Xuân năm 2007 cũng giống như hiện tại, năng suất lúa HT1 khá cao vì đây là vụ có điều kện thời tiết thuận lợi, cây lúa sinh trưởng tốt, ít sâu bệnh, chất lượng hạt lúa đẹp khiến năng suất cao. d) KQ, HQ vụ Mùa trên 1 ha năm 2007 Bảng 4.22: KQ, HQ giống lúa HT1 vụ Mùa năm 2007 Các khoản mục ĐVT Giá trị (1.000đ) 1. Doanh thu 1.000đ 19.363,00 2. Năng suất tấn 5,67 3. Giá bán 1.000đ/kg 3,42 4. Tổng CP 1.000đ 10.752,55 - CPVC 1.000đ 8.903,45 - CPLĐ 1.000đ 1.849,10 + LĐ nhà 1.000đ 1.050,92 + LĐ thuê 1.000đ 798,17 5. Thu nhập 1.000đ 9.661,38 6. Lợi nhuận 1.000đ 9.661,38 7. LN/CP lần 0,90 8. TN/CP lần 0,90 9. DT/CP lần 1,80 Nguồn tin: Điều tra và tính toán tổng hợp, 2010 Năng suất vụ Mùa năm 2007 đạt khoảng 5,67 tấn/ha thấp hơn vụ Đông Xuân vì vụ này có mùa mưa kéo dài, thường có nhiều sâu bệnh, cây lúa dễ bị đổ ngã, hạt lép, không chắc mẩy bằng vụ Đông Xuân nên năng suất vì thế mà giảm đi. So với vụ Đông Xuân thì vụ Mùa có lợi nhuận, thu nhập, tỷ suất lợi nhuận, thu nhập, doanh thu trên chi phí giảm đi đáng kể và thấp hơn so với giống HT1 hiện tại. 4.4.7 So sánh KQ – HQ lúa HT1 trước đây (2007) với lúa HT1 vụ Đông Xuân 2009 Bảng 4.23: So sánh KQ – HQ lúa HT1 trước đây (2007) với lúa HT1 vụ Đông Xuân 2009 Các khoản mục ĐVT Lúa HT1trước đây HT1 năm 2009 So sánh HT1trước đây /HT1 năm 2009 ± ∆ % I. Kết quả 1. Doanh thu 1.000đ 23.105,00 30,765,20 -7.660,20 -24,90 2. Chi phí 1.000đ 12.537,15 16.364,33 -3.827,18 -23,39 - CPVC 1.000đ 10.660,43 11.422,12 -761,69 -6,67 - CPLĐ 1.000đ 1.876,72 4.942,21 -3.065,49 -62,03 + LĐ nhà 1.000đ 1.046,63 3.328,44 -2.281,81 -68,55 + LĐ thuê 1.000đ 830,09 1.613,77 -783,68 -48,56 3. Lợi nhuận 1.000đ 11.064,28 14.400,87 -3.336,59 -23,17 4. Thu nhập 1.000đ 11.614,48 17.729,31 -6114,83 -34,49 II. Hiệu quả 1. LN/CP lần 0,88 0,88 0,00 0,28 2. TN/CP lần 0,93 1,08 -0,16 -14,49 3. DT/CP lần 1,84 1,88 -0,04 -1,97 III. Khác 1. Năng suất tấn 6,80 6,91 -0,12 -1,66 2. Giá bán 1.000đ/kg 3,40 4,50 -1,11 -24,56 Nguồn tin: Điều tra và tính toán tổng hợp, 2010 Vụ Đông Xuân năm 2007, giống lúa HT1 mới được đưa vào sản xuất phổ biến nhưng vẫn chưa đạt hiệu quả cao. Cụ thể như: doanh thu giảm 7.660.200đồng so với năm 2009, chi phí cũng giảm đi đáng kể do đã áp dụng những biện pháp kỹ thuật qua các lớp tập huấn nên người dân đã sử dụng hợp lý hơn các chi phí đầu vào để nâng cao năng suất cây lúa. Vì thế lợi nhuận so với năm 2007 đã tăng 3.336.590đồng, chiếm tỷ lệ 23,17% và thu nhập cũng tăng 34,49%. 4.4.8 So sánh KQ – HQ lúa HT1 trước đây (2007) với lúa HT1 vụ Mùa 2009 Bảng 4.24: So sánh KQ – HQ lúa HT1 trước đây (2007) với lúa HT1 vụ Mùa 2009 Các khoản mục ĐVT Lúa HT1trước đây HT1 năm 2009 So sánh HT1 trước đây/HT1 năm 2009 ± ∆ % I. Kết quả 1. Doanh thu 1.000đ 19.363,00 25.571,80 -620,80 -24,28 2. Chi phí 1.000đ 10.780,17 16.029,86 -524,68 -32,75 - CPVC 1.000đ 8.903,45 11.139,14 -223,69 -20,07 - CPLĐ 1.000đ 1.876,72 4.890,72 -301,99 -61,63 + LĐ nhà 1.000đ 1.050,92 3.274,65 -222,73 -67,91 + LĐ thuê 1.000đ 798,17 1.616,06 -81,89 -50,61 3. Lợi nhuận 1.000đ 9.661,38 9.541,94 119,43 1,25 4. Thu nhập 1.000đ 9.661,38 12.816,60 -3.155,22 -24,62 II. Hiệu quả 1. LN/CP lần 0,90 0,60 0,30 50,95 2. TN/CP lần 0,90 0,80 0,10 12,38 3. DT/CP lần 1,80 1,60 0,21 12,88 III. Khác 1. Năng suất tấn 5,67 5,79 -0,12 -2,07 2. Giá bán 1.000đ/kg 3,42 4,50 -1,09 -24,11 Nguồn tin: Điều tra và tính toán tổng hợp, 2010 Từ bảng 4.24 có thể thấy rằng, từ năm 2007 đến năm 2009 giống lúa HT1 ngày càng được cải thiện đòi hỏi cần có kỹ thuật chăm sóc nhiều hơn. Tuy nhiên, vài năm trở lại đây do thời tiết ngày càng khắc nghiệt nên dịch bệnh xảy ra liên miên khiến năng suất lúa của vụ Mùa không tăng nhiều. Do sự biến động của thị trường nên giá lao động, phân bón, thuốc BVTV cũng tăng lên đáng kể khiến lợi nhuận trồng lúa của người nông dân không ổn định mà càng giảm. Điều này đặt ra cần có giải pháp hữu hiệu để nâng cao năng suất cây trồng, sử dụng chi phí đầu vào một cách hợp lý, áp dụng KHKT một cách có hiệu quả để hiệu quả kinh tế cây lúa mang lại là tối ưu. 4.5 So sánh những thuận lợi và thách thức trong quá trình đầu tư và sản xuất giữa 2 loại lúa đang canh tác 4.5.1 Hiệu quả kinh tế Xem kết quả phân tích ở 2 bảng trên ta nhận thấy rằng: so với lúa thường thì giống lúa HT1 có hiệu quả cao hơn các giống lúa thường vì năng suất cao hơn, sản lượng cũng cao hơn. Trọng lượng hạt nặng cộng với giá lúa nhỉnh hơn các giống lúa khác một ít nên doanh thu người nông dân thu về rất cao. Bên cạnh đó khi thu hoạch giống lúa HT1 sẽ có nhiều điều kiện bán cho thương lái hơn. Khi thương lái mua thì giống lúa HT1 được tiêu thụ không những trong vùng mà còn xuất qua các tỉnh khác. Còn các giống khác được xay xát chủ yếu để phục vụ nhu cầu nội địa, thương lái sẽ không thu mua được nhiều nên các giống lúa thường không được ưu tiên mua như giống HT1. Vì thế với các trở ngại như trên thì việc canh tác giống lúa HT1 giúp cho nông dân thu được lợi nhuận cao hơn nên đời sống được cải thiện phần nào. Chính vì thế nên việc phổ biến giống luá HT1 trên diện rộng rất phù hợp 4.5.3 Rủi ro khi đầu tư Thực chất thì khi đầu tư giữa 2 giống lúa là như nhau, không thể nào đoán trước được. Tuy nhiên khả năng kháng sâu, bệnh của giống HT1 cao hơn nên rủi ro khi đầu tư canh tác cũng giảm nhiều Giống lúa khác tại địa phương thì khả năng kháng sâu bệnh không mạnh như giống lúa HT1 nên cũng ảnh hưởng một phần đến năng suất, làm cho năng suất đạt được sẽ không cao như giống HT1 Năng suất và sản lượng của HT1 cũng cao hơn các giống lúa khác nên hiệu quả kinh tế thu được cũng hơn hẳn nên sau khi thu hoạch nông dân thu được lợi nhuận cao hơn giống thường, vì thế rủi ro đầu tư thấp hơn khi họ đầu tư canh tác với giống lúa thường 4.5.4 Điều kiện đầu tư Do điều kiện đầu tư về chi phí giống, công lao động, .. của giống HT1 đều cao hơn các giống lúa khác tại địa phương nên đa số người dân khó khăn khi muốn đầu tư canh tác vào giống lúa HT1 Bên cạnh đó tại Huyện còn tồn tại một số bộ phân nông dân còn gặp khó khăn trong cuộc sống. Muốn đầu tư canh tác giống lúa này thì cần có số vốn đầu tư cao nên họ không thể có điều kiện tiếp tục được giống mới này. Vì thế các cơ quan Khuyến nông cũng như các ngân hàng PTNT&KN, các cơ quan tín dụng cần có những chính sánh hỗ trợ cho nông dân vay để họ có thể canh tác giống lúa HT1 có năng suất cao, góp phần cải thiện cuộc sống gia đình họ nói riêng và góp phần thúc đẩy nền kinh tế nông nghiệp huyện Phú Thiện. 4.5.5 Thị trường tiêu thụ Vì huyện có hệ thống giao thông tương đối hoàn chỉnh nên việc vận chuyển và trao đổi lúa với các tỉnh lân cận tương đối dễ dàng. Tuy nhiên cũng có một số trường hợp người dân bị thương lái trả giá thấp vào mùa vụ vì lúc đó lúa đại trà nên thương lái sẽ tuyển chọn những giống lúa có chất lượng và hình dạng đẹp mua trước với giá cao, còn lúa chất lượng và hình dạng không đạt thì giá sẽ thấp hơn rất nhiều. Vấn đề này đặt ra cho các cơ quan chính quyền cần có biện pháp hữu hiệu để hỗ trợ cho nông dân tránh bị ép giá vào mùa vụ. 4.6 Ưu điểm và nhược điểm của 2 giống lúa a) Giống lúa HT1 Ưu điểm: Là nguồn giống tốt, độ thuần tương đối cao Năng suất cao, giá cao hơn các giống khác thích hợp để người nông dân canh tác Chất lượng gạo dẻo, thơm phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng Nếu trồng giống HT1 thì sẽ có sự hỗ trợ từ phía trung tâm giống của huyện như: kỹ thuật canh tác, vốn trong quá trình sản xuất Có cơ hội tiếp cận nhiều giống mới qua các lớp tập huấn kỹ thuật Nhược điểm Nguồn giống chưa đủ để đáp ứng cho người dân Giá giống lua cao, phải di mua giống xa, tốn chi phí vận chuyển Một số hộ vùng sâu, vùng xa người dân bị thương lái trả giá thấp b) Giống lúa thường Ưu điểm: Canh tác dễ, được trồng lâu năm trong địa phương nên thích hợp với điều kiện tự nhiên ở nơi đây. Nông dân không phải tốn chi phí mua giống vì giống được để từ năm này qua năm khác hoặc được đổi từ những hộ xung quanh Nhược điểm Năng suất và giá lúa thấp, không ổn định Phẩm chất gạo kém chất lượng Giống bị lẫn tạp dễ bị thoái hóa dẫn đến giảm năng suất. 4.7 Phân tích những yếu tố ảnh hưởng năng suất 4.7.1 Thời tiết Người nông dân vẫn thường quan niệm rằng: “nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống”. Thời tiết chính là yếu tố đầu tiên ảnh hưởng đến năng suất lúa. Nếu mưa thuận gió hòa thì cây lúa sinh trưởng tốt sẽ năng suất lúa cao hơn. Ngược lại, nếu thời tiết khắc nghiệt cây lúa kém phát triển và vì thế năng suất cũng sẽ kém đi. Trong 50 hộ điều tra tại 3 xã nhiều nông dân cho rằng: “Vụ Đông Xuân thời tiết thuận lợi, lượng mưa đồng đều không mưa nhiều như vụ Mùa nên năng suất tăng từ 1 – 2 tạ/sào”. Thực tế qua điều tra và tính toán cũng cho thấy năng suất vụ bình quân Đông Xuân là 6,91 tấn/ha, vụ Mùa là 5,79 tấn/ha 4.7.2 Giống lúa Giống lúa cũng là một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới năng suất lúa. Dựa vào phỏng vấn trực tiếp 50 nông hộ sản xuất giống HT1 và 20 hộ sản suất các giống khác thì năng suất của giống HT1 cao hơn hẳn. Vì đặc tính của giống là cho năng suất cao đạt 6,35 tấn/ha, khả năng chống chịu sâu bệnh tương đối tốt và thời gian sinh trưởng ngắn (105 ngày) Đối với giống lúa khác thì được dùng phổ biến hơn cả là giống Q5 và TBR-1 bởi dùng giống sẽ cho năng suất cao hơn đạt 6 tấn/ha. Đây là loại giống cho năng suất tương đối cao, thích nghi với thời tiết tại địa phương nhưng chất lượng và giá thấp. 4.7.3 Kinh nghiệm sản xuất lúa Theo chú Dương, một cán bộ khuyến nông có kinh nghiệm trồng lúa lâu năm của huyện cho biết: “Hầu hết những nông hộ tại đây đều có truyền thống canh tác lúa, càng trồng lúa lâu năm thì tích lũy càng nhiều kinh nghiệm vì thế mà năng suất cũng cao hơn”. Yếu tố tiếp theo ảnh hưởng đến năng suất lúa là kinh nghiệm trồng lúa của nông hộ đó. Những hộ càng có nhiều năm kinh nghiệm thì năng suất lúa của họ càng cao. Đây là yếu tố cực kỳ quan trọng trong trồng trọt đặc biệt là trồng lúa. Kinh nghiệm là những gì mà nông hộ tích lũy được từ chính bản thân họ và học hỏi từ người khác trong quá trình sản xuất. Khi họ có kinh nghiệm trong trồng lúa, họ sẽ biết được giống lúa nào cho năng suất cao, đất nào thích hợp để canh tác lúa, lượng phân mà cây lúa cần trong từng giai đoạn cụ thể và biết được cách phòng và trị bệnh kịp thời… Điều đó ảnh hưởng rất lớn đến năng suất lúa của nông hộ. 4.7.4 Trình độ học vấn Trình độ của chủ hộ phản ánh khả năng tiếp thu, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào thực tế sản xuất. Sự tác động này rõ ràng hơn khi họ tham gia vào ngành sản xuất nhiều rủi ro này. Ta kỳ vọng năng suất lúa quan hệ tỷ lệ thuận với trình độ của chủ hộ. Bảng 4.25: Bảng trình độ học vấn nông hộ sản xuất lúa Trình độ văn hóa Số hộ Năng suất (tấn/ha) Cấp I 24 6,20 Cấp II 19 6,54 Cấp III 6 6,86 Trên cấp III 1 7,25 Tổng 50 Nguồn tin: Điều tra và tính toán tổng hợp, 2010 Qua bảng trên nhận thấy trình độ học vấn ảnh hưởng đến năng suất lúa, trình độ học vấn càng cao thì canh tác lúa năng suất càng cao. 4.7.5 Kỹ thuật trồng lúa Kỹ thuật trồng trọt là một yếu tố rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả sản xuất. Do vậy các lớp tập huấn kỹ thuật đã được cán bộ khuyến nông địa phương tổ chức để chuyển giao kỹ thuật mới như giống, thuốc BVTV đến nông hộ.Tuy có ít hộ tham gia các lớp tập huấn này nhưng khi được phổ biến kỹ thuật mới kết hợp với kinh nghiệm chăn nuôi nhiều năm của các nông hộ đã góp phần làm tăng năng suất trong sản xuất lúa. 4.7.6 Chất lượng đất Bảng 4.26 Chất lượng đất ảnh hưởng đến năng suất Chất lượng đất Số hộ Năng suất (tấn/ha) Đất tốt 23 6,51 Đất trung bình 16 6,29 Đất xấu 11 6,09 Tổng 50 Nguồn tin: Điều tra và tính toán tổng hợp, 2010 Qua bảng 4.27, cho thấy những hộ nào có đất tốt, màu mỡ, có nhiều chất dinh dưỡng thì cây lúa sinh trưởng và phát triển tốt năng suất sẽ cao hơn, còn những hộ có chất lượng đất kém, nhiễm phèn hay đất cát nhiều thì năng suất thấp (6,09 tấn/ha). 4.7.7 Phân bón và thuốc BVTV Phân bón và thuốc BVTV là một trong những yếu tố giúp cây lúa phát triển và cho năng suất cao hơn nếu bón đúng liều lượng. Theo các hộ trồng lúa tại địa bàn huyện Phú Thiện cho rằng: “ Nếu bón phân đúng liều lượng thì cây lúa sẽ phát triển tốt và cho năng suất cao”. Lượng phân bón sử dụng trong quá trình canh tác lúa cũng tùy theo chất lượng đất tốt hay xấu để bón cho thích hợp hoặc điều kiện tài chính gia đình có đủ cung cấp lượng phân cho cây lúa hay không hay vùng đó bón phân như thế nào mà áp dụng cho thích hợp. Nếu bón phân quá liều lượng thì cây lúa sẽ dễ bị sâu bệnh dẫn đến năng suất kém, ngược lại bón ít thì cây lúa không được cung cấp đủ dưỡng chất dẫn đến sinh trưởng kém và năng suất cũng sẽ không cao. Bón lượng phân vừa phải, đúng kỹ thuật sẽ giúp cây lúa vừa phát triển tốt, vừa ít sâu bệnh mà lại mang hiệu quả kinh tế cao. Chính vì vậy phân bón và thuốc BVTV cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến năng suất. 4.8 Tình hình tham gia khuyến nông Bảng 4.27: Số lần tham gia tập huấn khuyến nông Khoản mục Số lượng hộ Cơ cấu (%) Chưa tham dự 10 20,00 Có tham dự 40 80,00 + 1 - 2 lần 22 44,00 + > 2 lần 18 36,00 Tổng cộng 50 100,00 Nguồn tin: Điều tra và tính toán tổng hợp, 2010 Số hộ tham gia khuyến nông từ 1 – 2 lần/năm chiếm tỷ lệ 44% các hộ tham gia tập huấn khuyến nông. Các hộ này chủ yếu tham gia tập huấn về kỹ thuật trồng lúa như cách gieo sạ đúng cánh, sử dụng thuốc, phân bón hợp lý do các công ty BVTV liên kết với trạm khuyến nông tổ chức. Những hộ có só lần tham gia tập huấn khuyến nông trên 2 lần chiếm tỷ lệ 36% vì trên địa bàn một số hộ là Hội viên của Hội khuyến nông nên có mặt đầy đủ các buổi tập huấn. Đối với các hộ không tham gia tập huấn khuyến nông chiếm số đông 20% là do điều kiện sống của một số nông hộ còn gặp nhiều khó khăn, bận việc đồng áng, không được thông báo thông tin một cách đầy đủ và một số cũng chưa nhận thức được tầm quan trọng của công tác khuyến nông 4.9 Dự định trong tương lai và nguyện vọng của nông hộ Bảng 4.28: Dự định của người dân trồng lúa Dự định Số hộ Tỷ lệ (%) Mở rộng quy mô 27 54,00 Tăng năng suất 14 28,00 Giữ nguyên 8 16,00 Bán đất 1 2,00 Tổng 50 100,00 Nguồn tin: Điều tra và tính toán tổng hợp Diện tích đất nông nghiệp trong trồng lúa chiếm đa số, theo định hướng của UBND huyện Phú Thiện thì trong những năm gần đây một số hộ trồng lúa đang dần tăng lên. Khi được phỏng vấn về dự định trong tương lai đối với trồng lúa đã có khoảng 54% muốn mở rộng diện tích vì canh tác lúa trên diện tích nhỏ lợi nhuận rất thấp, chỉ đủ chi trả chi phí và trang trải sinh hoạt hàng ngày. Cây lúa ở đây cho dù đã được người dân canh tác nhiều năm nhưng vẫn ở mức thâm canh chưa cao nên năng suất tương đối thấp. Bởi vậy người dân có mong muốn được năng suất họ sẽ được cải thiện… Một số hộ còn lại cho rằng: “Tuy trồng lúa có mang lại lợi nhuận đáng kể nhưng vấn đề khó khăn gặp phải rất nhiều khó khăn như vốn thời tiết, sâu bệnh, kỹ thuật…”. Với những trăn trở đó khiến họ lựa chọn phương pháp an toàn đó là giữ nguyên diện tích đất. Chỉ có 1 hộ là có định bán đất để chuyển sang canh tác cây trồng khác, vì họ cho rằng lúa cho thu nhập thấp. 4.10 Nguyện vọng của nông hộ trong sản xuất lúa Trong số 50 hộ trồng lúa, có 30/50 hộ (chiếm 60%) có nguyện vọng về giống vì trong địa bàn huyện có rất nhiều loại giống đang được sử dụng, người dân chưa nắm bắt được loại giống nào là tốt nhất nên nguyện vọng về giống là rất cao. Trong đó 28 hộ (chiếm 56%) có nguyện vọng về vốn, vì khi canh tác lúa đòi hỏi chi phí đầu tư khá cao, trừ những hộ tích lũy vốn trong nhiều vụ canh tác hoặc đi vay thì mới đủ để trang trải các chi phí trong quá trình trồng lúa, còn lại một số hộ không đủ vốn để canh tác thường nợ ngân hàng, người quen... tới mùa thu hoạch mới thanh toán, cư như thế tạo thành vòng luẩn quẩn khiến người dân trồng lúa “nghèo vẫn hoàn nghèo”. Nguyện vọng của người dân về kỹ thuật là 13/50 hộ (chiếm 26%), về thị trường là 10/50 hộ (chiếm 20%). Trong quá trình sản xuất lúa thì rất cần những kỹ thuật đúng đắn để giúp tăng năng suất cây trồng. Vì đây là nơi thông tin liên lạc đặc biệt là mạng lưới internet còn rất hạn chế nên người dân nắm bắt thông tin về thị trường tiêu thụ lúa cũng như vấn đề về phòng trừ sâu bệnh còn gặp nhiều khó khăn. Còn lại là không có nguyện vọng gì vì họ cho rằng trồng lúa với diện tích ít theo lối “tự cung tự cấp”, ngại va chạm với chính quyền và tự mình giải quyết những khó khăn trong quá trình sản xuất bởi họ rất tin tưởng vào kinh nghiệm trồng lúa của mình. 4.11. Những thuận lợi và khó khăn của hộ trồng lúa Trải qua quá trình nghiên cứu và phân tích, tôi xác định được một số thuận lợi và khó khăn trong sản xuất và tiêu thụ lúa của nông hộ như sau: 4.11.1. Thuận lợi Về sản xuất Trước hết, huyện Phú thiện là nơi có khí hậu và đất đai thích hợp cho sự phát triển của cây lúa, tạo điều kiện thuận lợi cho việc canh tác của người dân. Đồng thời, do lúa là loại cây trồng ngắn ngày nên không phải đầu tư vốn ban đầu nhiều như cây lâu năm, lúa ở đây canh tác 2 vụ nên khoảng trống giữa 2 vụ nông dân có thể tranh thủ làm nương rẫy để kiếm thêm thu nhập. Công tác khuyến nông trên địa bàn hoạt động khá hiệu quả từ mấy năm trở lại đây nên người dân phần nào nắm vững được kĩ thuật canh tác lúa đúng, do đó hạn chế được một số loại bệnh nguy hiểm trên cây lúau như: rầy nâu, đạo ôn, bọ trĩ, sâu cuốn lá, … Ngoài ra, Phú Thiện là huyện có ưu thế về nguồn lao động, do đó vấn đề lao động để phục vụ mùa vụ là rất phong phú. Mặt khác, do nghề trồng lúa đã xuất hiện rất lâu nên nông hộ trồng lúa có nhiều kinh nghiệm, đây cũng là một yếu tố quan trọng trong sản xuất lúa nói riêng và sản xuất nông nghiệp nói chung. Về tiêu thụ Hệ thống giao thông, đường xá trên địa bàn tương đối thuận lợi cho việc vận chuyển sản phẩm đến nơi tiêu thụ. Đội ngũ thương lái ngày càng đông đảo, nên người dân có thể bán sản phẩm ở bất cứ thời điểm nào. 4.11.2 Khó khăn Bên cạnh những thuận lợi trên, hộ trồng lúa cũng gặp không ít khó khăn xuất phát từ những nguyên nhân sau: Thiếu vốn Ngoại trừ những hộ có khả năng về tài chính, những hộ còn lại hoặc là không được vay (do không có chủ quyền đất) hoặc là nguồn vốn vay hạn chế, do đó vốn đầu tư cho trồng lúa cũng là một khó khăn rất lớn cho nông hộ. Quy mô đất canh tác nhỏ Như đã nói ở trên, đất trồng lúa của nông hộ tại địa phương thường manh mún, rời rạc, không tập trung. Do đó, nó thực sự gây khó khăn cho việc chăm sóc, thu hoạch cũng như công tác phòng và trị bệnh. Đầu ra bấp bênh Hiện nay, giá bán trung bình của lúa rất thấp, dao động từ 3.800 – 4.500 đồng/kg tùy theo từng thời điểm. Rủi ro do sâu bệnh Sâu bệnh trên lúa ngày càng phổ biến như rầy nâu, đạo ôn, bọ trĩ, sâu đục thân,… làm giảm đáng kể năng suất và sản lượng, đồng thời tốn thêm chi phí thuốc BVTV để phòng trừ. Sự tăng giá của các đầu vào cho sản xuất Giá các đầu vào như phân bón, thuốc BVTV, giống, làm đất, công lao động... không ổn định, thường tăng vào các tháng cao điểm trong năm. Đây cũng là một trong những mối lo ngại lớn của người dân địa phương. Thiếu thông tin về thị trường giá cả Hiện nay, người dân ở những khu vực xa xôi, đặc biệt là ở xã Chư A Thai và Ia Piar vẫn phải chịu thiệt thòi do không được tiếp cận được thông tin về giá cả nên họ thường bị các tiểu thương ép giá. Chưa có hợp tác xã cho các hộ trồng lúa Trên địa bàn huyện hiện chưa có hợp tác xã trồng lúa nên sản phẩm của nông hộ vẫn phải chịu bán với mức giá thấp do phải thông qua hệ thống thương lái và đại lý thu gom. 4.12. Một số giải pháp đề xuất nhằm khắc phục những khó khăn trong sản xuất lúa 4.12.1 Về vốn Cần tạo điều kiện cho nông hộ tiếp cận được nguồn tín dụng của ngân hàng hơn bằng cách thực hiện chính sách vay thông thoáng, kéo dài thời gian cho vay với lãi suất thích hợp,... để người dân có thể mạnh dạn đầu tư vào canh tác lúa có quy mô hơn để mang lại hiệu quả cao hơn. Thành lập hợp tác xã gồm những người trồng lúa để huy động tối đa nguồn vốn, lao động, kỹ thuật... 4.12.2 Về kỹ thuật Nâng cao chất lượng khâu chọn giống, quy hoạch rõ nơi cung cấp giống mới cho người dân, kiểm soát chặt chẽ việc cung ứng giống để đảm bảo cây giống là giống thuần chủng và chất lượng. Hiện nay, bệnh rầy nâu và đạo ôn trên lúa đang diễn ra phổ biến và là mối đe doạ của người trồng lúa. Do đó, bộ NN&PTNT nói chung và sở NN&PTNT tỉnh Gia Lai nói riêng phải nghiên cứu tìm giải pháp khắc phục bệnh cho cây lúa, đồng thời tìm ra giống mới kháng bệnh tốt, dễ trồng, chi phí thấp và mang hiệu quả kinh tế cao. Cán bộ khuyến nông cần phải khuyến cáo người dân bón lượng phân thích hợp, tránh lạm dụng phân bón và thuốc BVTV gây ô nhiễm môi trường, chủ động phòng bệnh cho cây lúa ngay từ khâu chọn giống để cây sinh trưởng tốt. Bộ NN&PTNT tỉnh căn cứ trên điều kiện đất đai, khí hậu của địa phương để nghiên cứu và đưa vào thử nghiệm những giống lúa mới, cho năng suất cao. 4.12.3 Về nâng cao chất lượng Nguyên nhân khiến giá xuất khẩu gạo của Việt Nam còn thấp nhiều hơn so với một số nước khác đó chính là không đáp ứng đuợc yêu cầu về chất lượng của thị truờng tiêu thụ. Do đó, giải pháp trước mắt hiện nay là phải nâng cao chất lượng ngay từ khâu thu hoạch. Muốn làm được điều đó, từng vùng và từng địa phương cần phải: Đưa nhanh các tiến bộ KHKT vào sản xuất nhằm tăng năng suất, cải thiện chất lượng. Khuyến cáo người dân sử dụng phân bón hóa học, thuốc trừ sâu đúng liều lượng tránh lãng phí và bảo đảm môi trường xung quanh không bị ô nhiễm. 4.12.4 Về giá cả Hiện nay, giá lúa trên huyện vẫn ở mức thấp do chưa thành lập được các doanh nghiệp thu mua quy mô lớn, người dân vẫn phải bán sản phẩm qua trung gian là thương lái và đại lí thu gom nên giá bán còn thấp. Do đó, giải pháp trước tiên để nâng cao giá bán là những hộ trồng lúa phải thành lập một hợp tác xã kiểu mới có đủ tư cách pháp nhân để có thể ký kết hợp đồng bao tiêu sản phẩm. Ngoài ra, giải pháp lâu dài cho ngành trồng lúa địa phương là nỗ lực cùng với tỉnh xây dựng thương hiệu lúa gạo Gia Lai góp phần đưa thương hiệu lúa gạo của tỉnh phát triển hơn nữa. CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ 5.1 Kết luận Thông qua kết quả nghiên cứu cho thấy việc trồng giống lúa HT1 tại địa phương mang lại hiệu quả kinh tế hơn hẳn giống lúa thường. Bởi giống lúa thường ngày càng bị thoái hóa, dễ bị nhiễm sâu bệnh, chất lượng gạo và giá cả không cao. Ngược lại giống HT1 có năng suất cao hơn, thu được lợi nhuận cao, đặc tính giống kháng bệnh tốt hơn lúa thường góp phần cải thiện cuộc sống người dân trong vùng. Đồng thời góp phần học hỏi kinh nghiệm về kỹ thuật sản xuất cũng nâng tầm chất lượng lúa gạo của huyện. Qua đó cũng thấy được, khi canh tác giống lúa HT1 không đòi hỏi quá cao về kỹ thuật và trình độ hiểu biết của người nông dân. Nhưng đối với một huyện còn gặp nhiều khó khăn thì việc áp dụng những tiến bộ KHKT, thông tin về thị trường, kỹ thuật canh tác còn rất hạn chế. Người dân chủ yếu trồng lúa theo kinh nghiệm vốn có và theo thói quen canh tác truyền thống từ trước tới nay. Đây là vấn đề mà các cơ quan ngành nông nghiệp cần có biện pháp khuyến khích người dân tham gia học hỏi qua các lướp tập huấn khuyến nông. Khi canh tác lúa thì một năm có 2 vụ Mùa và Đông Xuân, vì thế thời gian nông nhàn người dân có thể canh tác nương rẫy, nuôi cá, trồng đậu xanh, mía,… để tăng thêm thu nhập. HT1 là giống lúa có năng suất cao, thích hợp với điều kiện tự nhiên của vùng, giá vượt trội so với các giống lúa khác, vì thế việc nhân rộng quy mô là rất khả quan cho người nông dân. Tuy nhiên, việc canh tác của giống HT1 và các loại giống khác còn có những khó khăn cần được giải quyết. Đó là: Do bà con chưa kịp thích ứng với giống lúa mới nên còn gặp khó khăn trong kỹ thuật canh tác nhất sâu bệnh khi thời tiết chuyển mùa và thông tin giá cả thị trường Khi trồng lúa đòi hỏi vốn đầu tư khá cao nên một số hộ nông dân không có điều kiện canh tác. Chính vì vậy nông dân rất cần sự quan tâm của các cơ quan nhà nước như Ngân hàng NN&PTNT, Ngân hàng CSXH cũng như trung tâm giống huyện có nhiều chính sách hỗ trợ như hỗ trợ về giống, kỹ thuật, vốn để người dân an tâm sản xuất. 5.2 Kiến nghị Đối với các cấp chính quyền địa phương HT1 một giống mới được đưa vào sản xuất ở địa bàn huyện có năng suất và giá cao thích hợp với điều kiện sản suất của người dân. Vì thế, muốn người dân được sản xuất tốt và có hiệu quả đòi hỏi chính quyền phải có sự quản lý chặt chẽ, chuyển giao và hướng dẫn kỹ thuật cụ thể cho nông dân. Chính sách hỗ trợ giá cả, đảm bảo đầu ra cho các hộ sản xuất giống HT1 nói riêng và các hộ sản xuất lúa trên địa bàn nói chung là hết sức cần thiết. Tránh tình trạng người nông dân bị ép giá bởi các thương lái. Tạo điều kiện khuyến khích các công ty, trung tâm giống có hợp đồng tiêu thụ lúa lâu dài với nông dân. Tăng cường hơn nữa công tác nhân giống cây trồng để có giống tốt nhất đưa vào sản xuất trên diện rộng, đảm bảo người nông dân ổn định sản xuất. Khai thác tối đa nguồn lực của địa phương nhất là về đất đai, sức lao động và nguồn vốn Áp dụng có hiệu quả những tiến bộ KHKT vào đồng ruộng, khuyến khích người dân thay đổi tập quán sản xuất riêng lẻ, tổ chức liên kết hội nông dân và các hợp tác xã sản xuất lúa để nâng cao hiệu quả công việc. Từng bước thúc đẩy công tác giống cây trồng để đưa giống mới có năng suất và hiệu quả kinh tế cao vào sản xuất phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng và nhu cầu tiêu dùng của người dân Đẩy mạnh các công tác dự báo dự phòng, định hướng thông tin thị trường (như giá cả, giống, KHKT,…) để nông dân điều chỉnh cơ cấu sản xuất cho phù hợp. Tăng cường đầu tư giáo dục, y tế để không ngừng nâng cao trình độ dân trí cho người dân. Hỗ trợ vay vốn cho những hộ nghèo, những hộ khó khăn trong tài chính tạo điều kiện cho họ được vay vốn để thuận lợi hơn cho sản xuất và nâng cao mức sống. Tăng cường mạng lưới thông tin liên lạc đến tận phường, xã đặc biệt là mạng lưới internet cho người dân có thể nắm bắt thông tin và định hướng trong sản xuất Đối với nông dân Người dân cần tích cực tham gia công tác khuyến nông để nâng cao trình độ và kỹ thuật sản xuất nhằm tăng năng suất và hiệu quả cây trồng, chịu khó học hỏi, trao đổi tiến bộ mới trong sản xuất lúa cũng như các cây trồng khác để làm giàu kiến thức của mình góp phần giúp bà con nông dân trong quá trình chuyển giao KHKT được tốt hơn Cần thường xuyên theo dõi ruộng đồng để kịp thời phát hiện bệnh có thể xảy ra nhằm giảm thiệt hại về kinh tế Nông dân cần quan hệ tốt với nhân viên khuyến nông để thu thập nhiều kinh nghiệm và dễ dàng nắm bắt thông tin sản xuất. Thường xuyên tham dự các lớp tập huấn, hội thảo, chuyển giao KHKT mới để áp dụng trên đồng ruộng của mình. Nên phòng, chữa bệnh kịp thời tránh tình trạng bệnh nặng mới chữa, nên bón phân và phun thuốc BVTV đúng liều lượng đảm bảo an toàn, tránh lãng phí và gây ô nhiễm môi trường xung quanh. Cần nắm bắt thông tin kịp thời đặc biệt là thông tin về giá cả thị trường tránh những thông tin sai lệch. Không ngừng nâng cao trình độ dân trí để áp dụng những Khoa học kĩ thuật vào sản xuất để đạt hiệu quả cao nhất. TÀI LIỆU THAM KHẢO Huỳnh Ngọc Thúy Anh, Đánh Giá Hiệu Quả Kinh Tế giống lúa OM 1723 tại xã Mỹ Phước, huyện Hòn Đất, Tỉnh Kiên Giang. Luận văn tốt nghiệp đại học, Khoa Kinh Tế, Đại Học Nông Lâm TPHCM, 2006. Nguyễn Ngọc Đệ, Giáo trình cây lúa. Nhà Xuất Bản ĐH Quốc gia Tp HCM, 2008. Nguyễn Thế Nhã, Kinh Tế Nông Nghiệp. Nhà Xuất Bản Nông Nghiệp Hà Nội, 1995. Nguyễn Văn Luật, Cây lúa Việt Nam – xưa, nay và ngày mai. Tạp chí KH&ĐS, 2009 Mai Văn Quyền, 160 câu hỏi và đáp về cây lúa và kỹ thuật trồng lúa. Nhà Xuất Bản Nông Nghiệp, 2008. Nguyễn Sinh Cúc, Những thành tựu nổi bật của nông nghiệp nước ta 15 năm đổi mới. Tạp chí nghiên cứu kinh tế số 260. Tổng cục thống kê Việt Nam. Hệ thống số liệu thống kê. Các thông tin từ trang web của Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển nông thôn. Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội năm từ năm 2007 – 2009 của huyện Phú Thiện. PHẦN PHỤ LỤC Phụ lục 1: Một số hình ảnh minh họa Cây lúa trong giai đoạn vào mẩy Mùa thu hoạch trên cánh đồng Phú Thiện Phơi lúa sau khi thu hoạch Phụ lục 2: Danh sách các hộ điều tra Mã nông hộ Họ tên chủ hộ Địa chỉ Diện tích trồng lúa (ha) 01 Trương Văn Cải Chư A Thai-Phú Thiện-Gia Lai 1,4 02 Lê Xuân Sót Ayun Hạ-Phú Thiện-Gia Lai 0,5 03 Vũ Thị Đoanh Chư A Thai-Phú Thiện-Gia Lai 0,3 04 Phạm Văn Cảnh Chư A Thai-Phú Thiện-Gia Lai 0,6 05 Trần Văn Nhiễu IaKe - Phú Thiện - Gia Lai 1,0 06 Trần Văn Dũng Chư A Thai-Phú Thiện-Gia Lai 0,5 07 Trương Văn Dưng Chư A Thai-Phú Thiện-Gia Lai 1,6 08 Trương Văn Biền Chư A Thai-Phú Thiện-Gia Lai 1,0 09 Nguyễn Văn So Chư A Thai-Phú Thiện-Gia Lai 0,8 10 Phạm Văn Đèo Chư A Thai-Phú Thiện-Gia Lai 1,0 11 Vũ Thị Thoảng Chư A Thai-Phú Thiện-Gia Lai 3,0 12 Lê Thị Hiếu Ayun Hạ-Phú Thiện-Gia Lai 1,2 13 Trương Văn Lịch Chư A Thai-Phú Thiện-Gia Lai 1,0 14 Trương Văn Tuấn Chư A Thai-Phú Thiện-Gia Lai 1,0 15 Nông Văn Thiện IaKe - Phú Thiện - Gia Lai 1,0 16 Trần Văn Tuyến Chư A Thai-Phú Thiện-Gia Lai 1,0 17 Phan Văn Viên Chư A Thai-Phú Thiện-Gia Lai 0,7 18 Bùi Văn Ưu IaKe - Phú Thiện - Gia Lai 0,5 19 Bùi Văn Nhì IaKe - Phú Thiện - Gia Lai 0,8 20 Nguyễn Hữu Cần Chư A Thai-Phú Thiện-Gia Lai 3,0 21 Đỗ Văn Lời Chư A Thai-Phú Thiện-Gia Lai 1,0 22 Nguyễn Thị Nhàn Ayun Hạ-Phú Thiện-Gia Lai 1,0 23 Lê Thị Quyên Ayun Hạ-Phú Thiện-Gia Lai 1,4 24 Lê Sỹ Thắng Ayun Hạ-Phú Thiện-Gia Lai 1,4 25 Lê Xuân Vũ Ayun Hạ-Phú Thiện-Gia Lai 1,7 26 Trịnh Thuyết Ayun Hạ-Phú Thiện-Gia Lai 2,0 27 Nguyễn Văn Bình Ayun Hạ-Phú Thiện-Gia Lai 1,0 28 Lê Xuân Hội Ayun Hạ-Phú Thiện-Gia Lai 2,4 29 Nguyễn Văn Vinh Ayun Hạ-Phú Thiện-Gia Lai 1,6 30 Ksor Phước Ayun Hạ-Phú Thiện-Gia Lai 2,0 31 Nguyễn Trị Ayun Hạ-Phú Thiện-Gia Lai 1,2 32 Tống Thị Thế Ayun Hạ-Phú Thiện-Gia Lai 1,0 33 Nguyễn Văn Việt IaKe - Phú Thiện - Gia Lai 1,1 34 Phạm Văn Cao Chư A Thai-Phú Thiện-Gia Lai 1,6 35 Rmah' Ngoan Chư A Thai-Phú Thiện-Gia Lai 1,6 36 Ma Pu Chư A Thai-Phú Thiện-Gia Lai 2,6 37 Kpa' Tuyên IaKe - Phú Thiện - Gia Lai 1,8 38 Trần Văn Nguyên Chư A Thai-Phú Thiện-Gia Lai 2,5 39 Phạm Văn Neo IaKe - Phú Thiện - Gia Lai 1,0 40 Đỗ Thị Linh Chư A Thai-Phú Thiện-Gia Lai 2,0 41 Dương Văn Thú IaKe - Phú Thiện - Gia Lai 2,0 42 Ma Tuyn IaKe - Phú Thiện - Gia Lai 1,0 43 Bùi Văn Quý Chư A Thai-Phú Thiện-Gia Lai 2,0 44 Vũ Văn Sớm Chư A Thai-Phú Thiện-Gia Lai 3,0 45 Vũ Văn Tương Chư A Thai-Phú Thiện-Gia Lai 1,7 46 Bùi Văn Tuyến IaKe - Phú Thiện - Gia Lai 2,0 47 Ksor h' Soa IaKe - Phú Thiện - Gia Lai 2,0 48 Nguyễn Văn Nhường IaKe - Phú Thiện - Gia Lai 2,5 49 Nguyễn Thị Nhí Chư A Thai-Phú Thiện-Gia Lai 1,7 50 Trương Văn Hoa IaKe - Phú Thiện - Gia Lai 0,5 Phụ lục 3: Phiếu điều tra nông hộ Phiếu điều tra nông hộ trồng lúa ở huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN XUẤT BẰNG GIỐNG LÚA HT1 – HUYỆN PHÚ THIỆN – GIA LAI Ngày: Số phiếu : Họ tên người tiến hành điều tra: I. Thông tin nông hộ 1. Họ tên chủ hộ: 2. Giới tính: Nam/nữ 2. Địa chỉ: 3.Tuổi: 4.Trình độ học vấn: Mù chữ o Cấp 1 o Cấp 2 o Cấp 3 o Trên cấp 3o 5. Số thành viên trong gia đình:……………………………………… 6. Số lao động chính trong gia đình………………………………….. 7. Diện tích đất nông nghiệp ………….ha + Diện tích trồng lúa ………. ….ha + Diện tích trồng màu ………….ha + Diện tích sử dụng với mục đích khác ………… ha 8. Số năm canh tác lúa của ông (bà)?...................................................... II. Thông tin tình hình sản xuất nông nghiệp Hiện ông (bà) đang canh tác giống lúa gì? …………………………………. Giống lúa đó ông (bà) mua ở đâu?.............………………………………….. Trại giống o Đổi giống cho nhau o Ở chợ o Khác o (Ghi rõ) ……………………………………... Đối với giống lúa HT1: 1. Giống được cung cấp từ đâu? ………………………………………………………………………………… 2. Ông (bà) biết giống lúa này qua phương tiện nào? Truyền thông o Trạm KN o Các nông hộ khác o Khác o 3. Tình hình kháng bệnh của giống lúa này ra sao? ………………………………………………………………………………… 4. Năng suất mà giống lúa mang lại? ………………………………………………………………………………… Những thuận lợi và khó khăn khi canh tác? ………………………………………………………………………………… Chất lượng lúa, gạo ra sao? …………………………………………………………………………………. Khả năng tiêu thụ trên thị trường? …………………………………………………………………………………. 8. Theo ông (bà) thì nhân tố nào ảnh hưởng lớn nhất đến năng suất lúa? Giống o Kĩ thuật o Phân bón o Thuốc BVTV o Thời tiết o Khác o 9.Tại sao ông (bà) sử dụng giống lúa HT1 trong canh tác? ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… Các thông tin về sản xuất lúa HT1 Chỉ tiêu Vụ 1 (từ tháng….đến tháng…) Vụ 2 (từ tháng….đến tháng…) Diện tích trồng (ha) Chất lượng đất (1: tốt, 2: trung bình, 3: xấu) Giống -Giá (1000đ/kg) -Số lượng (kg/ha) Năng suất (kg/ha) Giá bán (1000đ/kg) Chi phí làm đất Chi phí gieo trồng - Gieo máy - Gieo thủ công - Chi phí lao động gieo trồng: Lao động nhà Lao động làm thuê Số ngày công Giá (1000đ/ngày/người) Chỉ tiêu Vụ 1 Vụ 2 Chi phí phân bón + Số lượng (kg/ha) Giá (1000đ/kg) + Số lượng (kg/ha) Giá (1000đ/kg) + Số lượng (kg/ha) Giá (1000đ/kg) + Số lượng (kg/ha) Giá (1000đ/kg) + Số lượng (kg/ha) Giá (1000đ/kg) Chi phí lao động bón phân : -Lao động nhà -Lao động thuê Số ngày công Giá (1000đ/kg) Chi phí diệt cỏ : Sử dụng thuốc + Số lượng (mll/chai/ha) Giá (1000đ/chai) + Số lượng (mll/chai/ha) Giá (1000đ/chai) Chi phí lao động diệt cỏ : -Lao động nhà -Lao động thuê Số ngày công Giá (1000đ/ngày) Nhổ cỏ : -Lao động nhà -Lao động thuê Số ngày công Giá (1000đ/ngày) Chỉ tiêu Vụ 1 Vụ 2 Chi phí trừ sâu bệnh + Số lượng (ml/chai/ha) Giá (1000đ/chai) + Số lượng (ml/chai/ha) Giá (1000đ/chai) + Số lượng (ml/chai/ha) Giá (1000đ/chai) Chi phí thuốc dưỡng + Số lượng (ml/chai/ha) Giá (1000đ/chai) + Số lượng (ml/chai/ha) Giá (1000đ/chai) Chi phí thu hoạch + Cắt : - Chi phí máy - Chi phí nhiên liệu - Lao động nhà - Lao động thuê Số ngày công Giá (1000đ/ngày + Tuốt lúa : - Chi phí máy - Chi phí nhiên liệu - Lao động nhà - Lao động thuê Số ngày công Giá (1000đ/ngày) + Phơi : - Lao động nhà - Lao động thuê Số ngày công Giá (1000đ/ngày) * Chi phí vận chuyển về nhà - Lao động nhà - Lao động thuê Số ngày công Giá (1000đ/ngày/người) Đối với giống lúa khác: Chỉ tiêu Vụ 1 (từ tháng….đến tháng…) Vụ 1 (từ tháng….đến tháng…) Diện tích trồng (ha) Chất lượng đất (1: tốt, 2: trung bình, 3: xấu) Giống -Loại giống -Giá (1000đ/kg) -Số lượng (kg/ha) Năng suất (kg/ha) Giá bán (1000đ/kg) Chi phí làm đất Chi phí gieo trồng - Gieo máy - Gieo thủ công - Chi phí lao động gieo trồng: Lao động nhà Lao động làm thuê Số ngày công Giá (1000đ/ngày/người) Chỉ tiêu Vụ 1 Vụ 2 Chi phí phân bón + Số lượng (kg/ha) Giá (1000đ/kg) + Số lượng (kg/ha) Giá (1000đ/kg) + Số lượng (kg/ha) Giá (1000đ/kg) + Số lượng (kg/ha) Giá (1000đ/kg) + Số lượng (kg/ha) Giá (1000đ/kg) Chi phí lao động bón phân : -Lao động nhà -Lao động thuê Số ngày công Giá (1000đ/kg) Chi phí diệt cỏ : Sử dụng thuốc + Số lượng (mll/chai/ha) Giá (1000đ/chai) + Số lượng (mll/chai/ha) Giá (1000đ/chai) Chi phí lao động diệt cỏ : -Lao động nhà -Lao động thuê Số ngày công Giá (1000đ/ngày) Nhổ cỏ : -Lao động nhà -Lao động thuê Số ngày công Giá (1000đ/ngày) Chỉ tiêu Vụ 1 Vụ 2 Chi phí trừ sâu bệnh + Số lượng (ml/chai/ha) Giá (1000đ/chai) + Số lượng (ml/chai/ha) Giá (1000đ/chai) + Số lượng (ml/chai/ha) Giá (1000đ/chai) Chi phí thuốc dưỡng + Số lượng (ml/chai/ha) Giá (1000đ/chai) + Số lượng (ml/chai/ha) Giá (1000đ/chai) Chi phí thu hoạch + Cắt : - Chi phí máy - Chi phí nhiên liệu - Lao động nhà - Lao động thuê Số ngày công Giá (1000đ/ngày) + Tuốt lúa : - Chi phí máy - Chi phí nhiên liệu - Lao động nhà - Lao động thuê Số ngày công Giá (1000đ/ngày) + Phơi : - Lao động nhà - Lao động thuê Số ngày công Giá (1000đ/ngày) * Chi phí vận chuyển về nhà - Lao động nhà - Lao động thuê Số ngày công Giá (1000đ/ngày/người) III. Những khó khăn Ông (bà) gặp khó khăn gì trong quá trình sản xuất giống lúa HT1? Thị trường tiêu thụ o Kỹ thuật o Lao động o Giống o Sâu bệnh o Thời tiết o Ông (Bà) thấy cần phải làm gì để giải quyết vấn đề khó khăn đó? .......................................................................................................................................................................................................................................................................... IV. Thông tin khác 1. Gia đình có vay vốn sản xuất không? Có o Không o 2. Nếu có thì : Tình hình vay vốn của gia đình Nguồn vay Số tiền (1000đ) Thời hạn (tháng) Lãi suất/tháng Mục đích sử dụng Điều kiện vay Trồng lúa HT1 Khác NHNN& PTNT NHCSXH Người quen Hội phụ nữ Khác Hệ thống thủy lợi ở địa phương đã hoàn chỉnh chưa? ……………………………… Hệ thống tưới tiêu có phục vụ tốt cho canh tác lúa không? Có o Không o Có là hội viên Hội khuyến nông không? Có o Không o 6. Có tham gia buổi khuyến nông nào không? Có o Không o Nếu có, thì mấy lần? 1- 2 lần/năm o hơn 2 lần/năm o 6.1 Nội dung tập huấn đề cập tới vấn đề Trồng trọt o Chăn nuôi o Khác o (ghi rõ) ……………………………………………………. 6.2 Khi tham gia tập huấn các cán bộ KN có tư vấn cho ông (bà) không ? Có o Không o Nếu có, thì họ tư vấn về vấn đề gì? Kỹ thuật canh tác o Thông tin thị trường o Khác o 6.3 Các biện pháp mà cán bộ KN tập huấn như thế nào? Dễ o Khó o Áp dụng được một phần o Khác (ghi rõ)………o Nếu không, lý do không tham gia tập huấn khuyến nông? Không biết o Bận o Không quan tâm o Không có o 8. Theo Ông (Bà) biết ở địa phương có dự án gì về hoạt động sản xuất lúa? ………………………………………………………………………………….. 9. Lúa của gia đình ông bà sản xuất được tiêu thụ như thế nào? Thương lái đến mua o Chở đến đại lý bán o Mang ra chợ bán o Khác o (ghi rõ)………………… 10. Ông (bà) bán lúa dưới hình thức nào? Tươi o Khô o 11. Nơi bán lúa ở đâu? Tại ruộng o Tại sân phơi o Tại nhà máy o Khác (ghi rõ)………… 12. Khi bán ông (bà) có gặp phải khó khăn gì? …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… 13. Ông (bà) có dự định gì trong tương lai cho hoạt động sản xuất lúa của mình? Tại sao? Mở rộng quy mô o Tăng năng suất o Khác o (ghi rõ)…………………………………….. 14. Ông (Bà) có nguyện vọng gì đối với chính quyền hay các tổ chức khác có liên quan cho hoạt động sản xuất lúa của mình? ………………………………………………………………………………….. 15. Nếu không, vì sao? …………………………………………………………………………………..

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docĐánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất lúa bằng giống lúa HT1 tại huyện Phú Thiện – Gia Lai.doc