Đánh giá nguồn lợi cá biển miền Trung Việt Nam

Quản lý chặt chẽ việc đóng mới, cấp giấy phép khai thác để giảm số tàu nhỏ khai thác ven bờ đồng thời duy trì và củng cố số tàu khai thác xa bờ. Pháp triển mô hình tổ chức kinh tế tập thể, tổ chức các đội tàu khai thác như việc xây dựng tập đoàn đánh bắt xa bờ gắn với dịch vụ hậu cần trên biển để khai thác có hiệu quả và bao tiêu sản phẩm được tốt hơn.

ppt24 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3469 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đánh giá nguồn lợi cá biển miền Trung Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường Đại học Nha Trang Khoa Nuôi trồng Thủy sản Chuyên đề: Đánh giá nguồn lợi cá biển miền Trung Việt Nam Mở đầu Là một bộ phận của biển Việt Nam vùng biển miền trung là nơi tập trung một trữ lượng lớn với nhiều loài có giá trị kinh tế cao, trong đó cá biển chiếm một vị trí quan trọng. Tuy nhiên, những năm gần đây do cường lực khai thác quá lớn và bất hợp lý đã đe dọa đến nguồn lợi cá biển. Vì vậy nhóm chúng tôi xin trình bày báo cáo chuyên đề “đánh giá nguồn lợi cá biển miền trung Việt Nam với mong muốn chúng ta có một cái nhìn khách quan về nguồn lợi cá biển miền Trung để từ đó có những giải pháp phát triển vùng biển này một cách bền vững 1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên 1.1 vị trí địa lý Biển miền trung có vị trí từ 17000 N đến 11030’ N tương ứng từ Cửa Tùng đến Phan Rang 1.2 Điều kiện tự nhiên và môi trường biển 1.2.1 Hình thái bờ biển Phần phía bắc Cửa Tùng đến Phan Rang bờ cát thoải dạng vòng cung, chia cắt yếu giữa các cung bờ là các mũi nhô ra đá gốc, phía ngoài rải rác có các đảo đá phiến, đá hoa cương. Sườn bờ ngầm có các rạn san hô. Phần phía Nam từ Hải Vân đến mũi Dinh biển dốc, chia cắt ngang và sâu phức tạp. Các cung bờ xen các mũi nhô đá gốc. Có các đảo ven bờ và ran san hô viền bờ rất giàu tiềm năng. Khu vực nước nông <50m rất hẹp 2.2 Thềm lục địa Là khu vực thềm lục địa hẹp nhất Việt Nam. Bề mặt dốc, đường đẳng sâu 20m cách bờ 20 hải lý. Ven bờ có nhiều đá gốc, đá ngầm, rạn san hô 2.3 Điều kiện tự nhiên 2.3.1 Khí hậu Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa Đông Nam Á chịu ảnh hưởng mạnh của gió mùa Đông bắc và gió mùa Tây nam. Hằng năm thường xuyên chịu những trận bão lớn, áp thấp nhiệt đới vào mùa hè và gió mùa Đông bắc vào mùa đông 2.3.2 Chế độ thủy văn Chế độ thủy văn được hình thành do quá trình tương tác giữa biển khơi và nước vịnh Bắc bộ chảy dọc xuống phía Nam theo gió mùa Đông bắc. Ảnh hưởng của nước biển khơi đóng vai trò chính chịu sự chi phối mạnh bởi dòng hải lưu Thái Bình Dương. 2.3.3 Sức sản xuất sinh học Sức sản xuất sinh học của vùng tương đối lớn đặc biệt là động vật phù du với khoảng 550 loài trong đó vùng khơi khoảng 262 loài (2006) 2. Đặc điểm về nguồn lợi 2.1. Nguồn lợi cá nổi Nguồn lợi cá nổi phong phú và đa dạng hơn các vùng biển khác, gồm nhóm cá nổi gần bờ và nhóm cá nổi đại dương. Nhóm cá nổi gần bờ là nhóm cá có kích thước nhỏ, tuổi thọ thấp, sinh sản nhanh như cá Trích, cá Mòi, cá Bẹ, cá Cơm, cá Nục… Nhóm cá nổi đại dương gồm có họ cá Chuồn, họ cá Thu và cá Ngừ khoảng 12 loài. Đứng đầu là cá Ngừ chù và Thu vạch tập trung nhiều từ vùng biển Quảng Ngãi đến Khánh Hòa chiếm 10-12% sản lượng đánh bắt. 2.1. Nguồn lợi cá nổi (tt) Trong các loài cá nổi thì cá tầng trên chiếm tỉ lệ lớn 68-69%. Theo thống kê 1994 (chuyên khảo biển Việt Nam) trữ lượng các nổi nhỏ là 500.000 tấn chiếm 28,9% tổng trữ lượng cá nổi trong đó khả năng khai thác là 200.000 tấn. Theo nguồn tin từ trung tâm khoa học và nghiên cứu quốc gia tổng nguồn lợi cá nổi biển miền trung (2005) là 1.399.400 tấn. Năng suất sinh học 2.938.700 tấn/năm Bảng 1: trữ lượng cá nổi nhỏ ở các vùng biển Biểu đồ 1 trữ lượng cá nổi nhỏ ở các vùng biển 2.2 Nguồn lợi cá đáy Thành phần cá đáy ở đây thấp hơn ở các vùng biển khác (chỉ có 50 loài thường gặp) có 12 loài sản lượng cao. Cá Tráp hanh vàng có sản lượng cao nhất 20%. Một số loài có sản lượng cao ở độ sâu 250m như cá Lượng, cá Mối, cá Song…vùng nước nông ven bờ từ Qui Nhơn đến Nha Trang mật độ cá đáy tập trung Bảng 2: Sản lượng và khả năng khai thác cá đáy Biểu đồ 2: Trữ lượng và khả năng khai thác cá đáy Bảng 3: Trữ lượng và khả năng khai thác cá đáy Biểu đồ 3: Trữ lượng cá đáy ở các vùng biển 3. Thực trạng và khả năng khai thác Vùng biển miền trung có 5 ngư trường mùa vụ khai thác chính từ tháng 4 đến tháng 7 gồm: Ngư trường 4: quanh đảo hòn Gió (Thuận An) độ sâu 45-70m với các loài cá có sản lượng lớn như cá Lượng, cá Phèn, cá Mối thường, cá Háo và cá Bạch Điều. Ngư trường 5: nằm ở Đông bắc đảo Cù Lao Chàm với độ sâu dao động từ 100-300m (hơn 1300 hải lý vuông), đáy bùn cát. Các loài đánh bắt chủ yếu là các Mối thường, cá Ngân, cá Phèn. 3. Thực trạng và khả năng khai thác (tt) Ngư trường 6: nằm ở tây bắc Đà Nẵng (kéo dài theo hướng Đông nam tây bắc) độ sâu 50-200m với các loài cá đánh bắt được là cá Tráp, cá Đù bạc, cá Ngân, cá Mối thường, cá Lượng… Ngư trường 7: vùng gò nổi 125 ngoài khơi vùng biển Đà Nẵng độ sâu 215m đáy trầm tích hữu cơ, các loài cá đánh bắt chủ yếu là cá đỏ môi, cá Hố đầu nhỏ. Ngư trường 8: vùng gò nổi Marges-seamouth nằm theo hướng tây bắc đông nam ngoài khơi Qui Nhơn, độ sâu 290 350m rất thích hợp với nghề kéo lưới đáy 3. Thực trạng và khả năng khai thác (tt) Toàn vùng có 33.534 chiếc thuyến lớn nhỏ với hơn 500.000 CV. Sản lượng cá biển 1999 của toàn vùng duyên hải miền trung là 385.000 tấn trong đó nam trung bộ là 300.000 tấn. Vùng biển miền trung có nhiều loài giá trị kinh tế cao như cá Thu, cá Ngừ, cá Trích, cá Nục, cá Hồng, cá Phèn… Đây là khu vực đứng đầu cả nước về sản lượng cá Ngừ. Một ví dụ điển hình là chỉ tính riêng vụ cá năm 2007 ngư dân Phú Yên đã đánh bắt được 4.500 tấn bằng 1/3 sản lượng cá Ngừ cả nước. Những đối tượng khai thác khác như cá Cơm cá Nục sò, cá Lượng, cá Hố cũng chiếm sản lượng đánh bắt không nhỏ hằng năm. 4. Những nguyên nhân ảnh hưởng đến nguồn lợi Khai thác quá mức và không hợp lý Đánh cá hủy diệt Phá hủy nơi cư trú Làm ô nhiễm môi trường nước Tác động của thiên tai lũ lụt Hiện tượng thủy triều đỏ 5. Giải pháp phát triển bền vững Tăng cường điều tra nguồn lợi cá các vùng xa bờ và các vùng cá di cư nhằm nắm vững trữ lượng cho phép khai thác, mùa vụ khai thác Chuyển nhanh cơ cấu nghề khai thác ven bờ theo hướng ổn định sản lượng đánh bắt, bảo tồn nguồn lợi thủy sản. Chuyển từ nghề khai thác ven bờ sang nghề khai thác xa bờ kết hợp với nuôi trồng thủy sản thân thiện với môi trường Giải pháp phát triển bền vững (tt) Quản lý chặt chẽ việc đóng mới, cấp giấy phép khai thác để giảm số tàu nhỏ khai thác ven bờ đồng thời duy trì và củng cố số tàu khai thác xa bờ. Pháp triển mô hình tổ chức kinh tế tập thể, tổ chức các đội tàu khai thác như việc xây dựng tập đoàn đánh bắt xa bờ gắn với dịch vụ hậu cần trên biển để khai thác có hiệu quả và bao tiêu sản phẩm được tốt hơn. Giải pháp phát triển bền vững (tt) Nghiêm cấm các hình thức khai thác hủy diêt như: xung điện, đánh mìn, hóa chất độc Hạn định cường lực khai thác cho mỗi địa phương, phân vùng khai thác và công nghệ khai thác cho phù hợp. Xây dựng các khu bảo tồn biển, các bãi rạn nhân tạo, lắp đặt các thiết bị dụ cá để tạo vùng cư trú có tính chiến lược Nghiên cứu và thả giống cá biển. Giáo dục ý thức cho ngư dân, quản lý vùng biển có sự tham gia của cộng đồng.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pptnguon_loi_ts_4515.ppt
Luận văn liên quan