Đánh giá tác động môi trường khu dân cư phú mỹ huyện Bình Chánh

MỞ ĐẦU 6 1. XUẤT XỨ CỦA DỰ ÁN 6 2. CĂN CỨ PHÁP LUẬT VÀ KỸ THUẬT CỦA VIỆC THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG (ĐTM). 7 3. PHƯƠNG PHÁP ÁP DỤNG TRONG QUÁ TRÌNH ĐTM . 9 4. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐTM . 9 CHƯƠNG 1: MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN 11 1.1. TÊN DỰ ÁN 11 1.2. CHỦ DỰ ÁN 11 1.3. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ CỦA DỰ ÁN 11 1.4. NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA DỰ ÁN 11 1.4.1. HIỆN TRẠNG KHU VỰC ĐẦU TƯ XÂY DỰNG DỰ ÁN 11 1.4.2. GIẢI PHÁP QUY HOẠCH - KIẾN TRÚC 12 1.4.3. CHI PHÍ ĐẦU TƯ VÀ TIẾN ĐỘ XÂY DỰNG DỰ ÁN 26 CHƯƠNG 2: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, MÔI TRƯỜNG VÀ KINH TẾ XÃ HỘI TẠI KHU VỰC THỰC HIỆN DỰ ÁN 28 2.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ MÔI TRƯỜNG 28 2.1.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA HÌNH VÀ ĐỊA CHẤT 28 2.1.2. ĐẶC ĐIỂM THUỶ VĂN 29 2.1.3. KHÍ HẬU THỜI TIẾT 29 2.1.4. HIỆN TRẠNG TÀI NGUYÊN SINH HỌC KHU VỰC DỰ ÁN 31 2.1.5. HIỆN TRẠNG CÁC THÀNH PHẦN MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN 31 2.2. ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI TẠI KHU VỰC DỰ ÁN 35 2.2.1. LĨNH VỰC KINH TẾ 35 2.2.2. VĂN HOÁ XÃ HỘI. 36 2.2.3. QUỐC PHÒNG AN NINH VÀ TỔ CHỨC CHÍNH QUYỀN 38 2.2.4. ĐỊNH HƯỚNG THỰC HIỆN TRONG NĂM 2011. 39 CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ CÁC TÁC ĐỘNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG 45 3.1 ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG 45 3.1.1. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG TRONG QUÁ TRÌNH SAN LẤP MẶT BẰNG 45 3.1.2. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG TRONG QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG 46 3.1.3. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG TRONG QUÁ TRÌNH HOẠT ĐỘNG 62 3.1.4. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG TRONG TRƯỜNG HỢP KHÔNG THỰC HIỆN DỰ ÁN 73 3.2 NHẬN XÉT VỀ MỨC ĐỘ CHI TIẾT, ĐỘ TIN CẬY CỦA CÁC ĐÁNH GIÁ 73 CHƯƠNG 4: BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG XẤU, PHÒNG NGỪA VÀ ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG. 75 4.1. NGUYÊN TẮC CHUNG 75 4.2. CÁC BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TRONG GIAI ĐỌAN THIẾT KẾ DỰ ÁN 75 4.3 CÁC BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TRONG GIAI ĐỌAN ĐỀN BÙ VÀ THI CÔNG DỰ ÁN 76 4.3.1. PHÒNG NGỪA VÀ GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC ĐẾN MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN 76 4.3.2. PHÒNG NGỪA VÀ GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC ĐẾN KINH TẾ XÃ HỘI KHU VỰC. 85 4.4. KHỐNG CHẾ VÀ GIẢM THIỂU Ô NHIỄM TRONG QUÁ TRÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA KHU DÂN CƯ PHÚ MỸ 86 4.4.1. CÔNG TÁC QUẢN LÝ KHU DÂN CƯ 86 4.4.2. CÁC PHƯƠNG ÁN KHỐNG CHẾ VÀ GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỤ THỂ 87 CHƯƠNG 5: CHƯƠNG TRÌNH GIÁM SÁT VÀ QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG 99 5.1. CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG 99 5.2. CHƯƠNG TRÌNH GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG 106 CHƯƠNG 6: THAM VẤN Ý KIẾN CỘNG ĐỒNG 108 6.1. Ý KIẾN CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP XÃ VÀ ỦY BAN MẶT TRẬN TỔ QUỐC CẤP XÃ 108 6.2. Ý KIẾN PHẢN HỒI VÀ CAM KẾT CỦA CHỦ DỰ ÁN TRƯỚC CÁC Ý KIẾN CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP XÃ VÀ ỦY BAN MẶT TRẬN TỔ QUỐC CẤP XÃ 108 KẾT LUẬN 109 1. KẾT LUẬN 109 2. KIẾN NGHỊ. 109 3. CAM KẾT 110 PHẦN PHỤ LỤC 112 PHỤ LỤC 1. 113 PHỤ LỤC 2. 115 Viện Nghiên Cứu KHKT-BHLĐ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA 115 VIỆT NAM . 115 PHỤ LỤC 3. 118

doc122 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 5449 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đánh giá tác động môi trường khu dân cư phú mỹ huyện Bình Chánh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
COÂNG TY COÅ PHAÀN ÑAÀU TÖ VAØ PHAÙT TRIEÅN PHUÙ MYÕ BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG DỰ ÁN XÂY DỰNG KHU DÂN CƯ PHÚ MỸ TẠI XÃ PHONG PHÚ, HUYỆN BÌNH CHÁNH, TP. HCM Tp. Hồ Chí Minh, tháng 5 năm 2011 CÔNG TY COÅ PHAÀN ÑAÀU TÖ VAØ PHAÙT TRIEÅN PHUÙ MYÕ BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG DỰ ÁN XÂY DỰNG KHU DÂN CƯ PHÚ MỸ TẠI XÃ PHONG PHÚ, HUYỆN BÌNH CHÁNH, TP. HCM CƠ QUAN CHỦ DỰ ÁN Giám đốc  CƠ QUAN TƯ VẤN Giám đốc   Trần Hoàng Trinh  Tô Văn Thịnh   Tp.HCM, tháng 5 năm 2011 ................................................................................ xác nhận Báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án xây dựng khu dân cư Phú Mỹ tại xã Phong Phú, huyện Bình Chánh, tp. Hồ Chí Minh được phê duyệt tại Quyết định số......................................................ngày.......tháng........năm 2011 của UBND Tp. Hồ Chí Minh. Thủ trưởng cơ quan xác nhận (ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)   MỤC LỤC MỞ ĐẦU 6 1. XUẤT XỨ CỦA DỰ ÁN 6 2. CĂN CỨ PHÁP LUẬT VÀ KỸ THUẬT CỦA VIỆC THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG (ĐTM) 7 3. PHƯƠNG PHÁP ÁP DỤNG TRONG QUÁ TRÌNH ĐTM 9 4. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐTM 9 CHƯƠNG 1: MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN 11 1.1. TÊN DỰ ÁN 11 1.2. CHỦ DỰ ÁN 11 1.3. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ CỦA DỰ ÁN 11 1.4. NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA DỰ ÁN 11 1.4.1. HIỆN TRẠNG KHU VỰC ĐẦU TƯ XÂY DỰNG DỰ ÁN 11 1.4.2. GIẢI PHÁP QUY HOẠCH - KIẾN TRÚC 12 1.4.3. CHI PHÍ ĐẦU TƯ VÀ TIẾN ĐỘ XÂY DỰNG DỰ ÁN 26 CHƯƠNG 2: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, MÔI TRƯỜNG VÀ KINH TẾ XÃ HỘI TẠI KHU VỰC THỰC HIỆN DỰ ÁN 28 2.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ MÔI TRƯỜNG 28 2.1.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA HÌNH VÀ ĐỊA CHẤT 28 2.1.2. ĐẶC ĐIỂM THUỶ VĂN 29 2.1.3. KHÍ HẬU THỜI TIẾT 29 2.1.4. HIỆN TRẠNG TÀI NGUYÊN SINH HỌC KHU VỰC DỰ ÁN 31 2.1.5. HIỆN TRẠNG CÁC THÀNH PHẦN MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN 31 2.2. ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI TẠI KHU VỰC DỰ ÁN 35 2.2.1. LĨNH VỰC KINH TẾ 35 2.2.2. VĂN HOÁ XÃ HỘI 36 2.2.3. QUỐC PHÒNG AN NINH VÀ TỔ CHỨC CHÍNH QUYỀN 38 2.2.4. ĐỊNH HƯỚNG THỰC HIỆN TRONG NĂM 2011 39 CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ CÁC TÁC ĐỘNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG 45 3.1 ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG 45 3.1.1. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG TRONG QUÁ TRÌNH SAN LẤP MẶT BẰNG 45 3.1.2. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG TRONG QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG 46 3.1.3. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG TRONG QUÁ TRÌNH HOẠT ĐỘNG 62 3.1.4. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG TRONG TRƯỜNG HỢP KHÔNG THỰC HIỆN DỰ ÁN 73 3.2 NHẬN XÉT VỀ MỨC ĐỘ CHI TIẾT, ĐỘ TIN CẬY CỦA CÁC ĐÁNH GIÁ 73 CHƯƠNG 4: BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG XẤU, PHÒNG NGỪA VÀ ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG. 75 4.1. NGUYÊN TẮC CHUNG 75 4.2. CÁC BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TRONG GIAI ĐỌAN THIẾT KẾ DỰ ÁN 75 4.3 CÁC BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TRONG GIAI ĐỌAN ĐỀN BÙ VÀ THI CÔNG DỰ ÁN 76 4.3.1. PHÒNG NGỪA VÀ GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC ĐẾN MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN 76 4.3.2. PHÒNG NGỪA VÀ GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC ĐẾN KINH TẾ XÃ HỘI KHU VỰC. 85 4.4. KHỐNG CHẾ VÀ GIẢM THIỂU Ô NHIỄM TRONG QUÁ TRÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA KHU DÂN CƯ PHÚ MỸ 86 4.4.1. CÔNG TÁC QUẢN LÝ KHU DÂN CƯ 86 4.4.2. CÁC PHƯƠNG ÁN KHỐNG CHẾ VÀ GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỤ THỂ 87 CHƯƠNG 5: CHƯƠNG TRÌNH GIÁM SÁT VÀ QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG 99 5.1. CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG 99 5.2. CHƯƠNG TRÌNH GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG 106 CHƯƠNG 6: THAM VẤN Ý KIẾN CỘNG ĐỒNG 108 6.1. Ý KIẾN CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP XÃ VÀ ỦY BAN MẶT TRẬN TỔ QUỐC CẤP XÃ 108 6.2. Ý KIẾN PHẢN HỒI VÀ CAM KẾT CỦA CHỦ DỰ ÁN TRƯỚC CÁC Ý KIẾN CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP XÃ VÀ ỦY BAN MẶT TRẬN TỔ QUỐC CẤP XÃ 108 KẾT LUẬN 109 1. KẾT LUẬN 109 2. KIẾN NGHỊ 109 3. CAM KẾT 110 PHẦN PHỤ LỤC 112 PHỤ LỤC 1 113 PHỤ LỤC 2 115 Viện Nghiên Cứu KHKT-BHLĐ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA 115 VIỆT NAM 115 PHỤ LỤC 3 118 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ANCT - An ninh chính trị BOD5 - Nhu cầu oxy sinh hoá đo ở 20 0C trong 5 ngày BQLDA - Ban quản lý dự án BTCT - Bê tông cốt thép COD - Nhu cầu oxy hóa học CSGT - Cảnh sát giao thông CTCC - Công trình công cộng CTNH - Chất thải nguy hại CTR - Chất thải rắn CTRSH - Chất thải rắn sinh hoạt DO - Ôxy hòa tan DQTV - Dân quân tự vệ ĐTM - Đánh giá tác động môi trường KDC - Khu dân cư KTXH - Kinh tế xã hội NTSH - Nước thải sinh hoạt NVL - Nguyên vật liệu NVQS - Nghĩa vụ quân sự PCCC - Phòng cháy chữa cháy TCVN - Tiêu chuẩn Việt Nam TDTT - Thể dục thể thao THC - Tổng hydrocacbon THCS - Trung học cơ sở TN&MT - Tài nguyên và Môi trường TSS - Tổng chất rắn lơ lửng UBND - Ủy ban Nhân dân. UBMTTQ - Ủy ban Mặt trận Tổ quốc WHO - Tổ chức Y tế thế giới XLNT - Xử lý nước thải MỞ ĐẦU 1. XUẤT XỨ CỦA DỰ ÁN Theo các số liệu thống kê tốc độ tăng dân số trung bình hàng năm của thành phố Hồ Chí Minh là 3,54% năm từ năm 1999-2009 (theo số liệu thống kê năm 2009, 83,32% dân cư sống trong khu vực thành thị. Thành phố Hồ Chí Minh có gần một phần ba là dân nhập cư từ các tỉnh khác). Sự gia tăng dân số đã ảnh hưởng trực tiếp đến nhu cầu nhà ở trong nhân dân: diện tích trung bình nhà ở đã giảm từ 6,2 m²/đầu người vào năm 1977 xuống đến nay còn 4,7m²/đầu người. Với đà phát triển dân số như kể trên, hàng năm thành phố cần xây dựng mới khoảng 12000 – 15000 căn hộ, nhưng tốc độ xây dựng hàng năm như hiện tại chỉ tăng khoảng 0,5 triệu m² (riêng năm 1993 là 1,2 triệu m²). Quỹ nhà ở tại thành phố Hồ Chí Minh ngày càng trở nên thiếu thốn và đắt đỏ, trong khi tốc độ xây dựng nhà mới không theo kịp với tốc độ tăng trưởng dân số (đặc biệt là tăng dân số cơ học). Qua khảo sát sơ bộ 6 quận nội thành thành phố Hồ Chí Minh thì hiện nay có khoảng 46 000 người đang có nhu cầu cấp thiết về nhà ở. Bên cạnh đó thành phố hàng năm vẫn tiếp nhận một lực lượng lớn lao động từ các tỉnh đổ về làm việc và sinh sống. Nhu cầu nhà ở của nhóm này cũng rất lớn. Đó là chưa kể các hộ gia đình bị giải tỏa thuộc các dự án phát triển đô thị cần tái định cư tại những nơi khác. Tình hình đó cho thấy,việc phát triển các khu dân cư ở 5 quận mới ngoại thành, trong đó có Khu đô thị Nam Sài Gòn (một phần thuộc huyện Bình Chánh) nhằm thu hút dân cư từ nội thành, phục vụ cho một số dự án tái định cư và hạn chế làn sóng di dân tự do kéo vào trung tâm thành phố, để các quận ngoại thành phát triển theo quy hoạch là rất cần thiết. Cũng đang có hàng ngàn hộ sống trong các căn nhà lá lụp xụp cần cải tạo, quy hoạch thành các khu dân cư tập trung có cơ sở hạ tầng tốt hơn. Sự gia tăng dân số tại thành phố Hồ Chí Minh đã ảnh hưởng trực tiếp đến nhu cầu nhà ở trong mhân dân, nhà ở tại thành phố Hồ chí Minh ngày càng trở nên đắt đỏ theo quá trình phát triển đô thị. Bên cạnh đó, một số chức năng về văn phòng, thương mại…tại các khu trung tâm nội thành cũ đang ngày một quá tải, cần thiết phải điều tiết ra các quận mới. Việc đầu tư xây dựng Khu dân cư Phú Mỹ, đáp ứng một phần yêu cầu giãn dân và chuyển tải một số chức năng từ nội thành ra các quận mới đang ngày càng trở nên bức xúc và cấp thiết. Nắm bắt được nhu cầu cấp thiết về nhà ở, hiện nay công ty Cổ phần Đầu tư Phú Mỹ chính thức đề xuất xin được sử dụng đất tại xã Phong Phú,huyện Bình Chánh (thuộc khu chức năng số 13 - Khu Đô Thị Nam Sài Gòn) là nơi có quỹ đất trống còn lớn nhằm mục đích xây dựng khu dân cư. Việc đầu tư xây dựng khu dân cư Phú Mỹ là phù hợp với quy hoạch và đáp ứng phần nào nhu cầu bức xúc về nhà ở của người dân trong khu vực, và nhu cầu đô thị hóa đang một cao tại thành phố Hồ Chí Minh. Thực hiện Luật Bảo vệ môi trường được Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 29/11/2005 và theo Nghị định số 80/2006/NĐ-CP, nghị định 21/2008NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường, Công ty TNHH Blue Ocean tiến hành xây dựng Báo cáo Đánh giá tác động Môi trường (ĐTM) cho Dự án xây dựng khu dân cư Phú Mỹ và trình UBND Tp. Hồ Chí Minh xem xét, phê duyệt. 2. CĂN CỨ PHÁP LUẬT VÀ KỸ THUẬT CỦA VIỆC THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG (ĐTM) (1) Cơ sở pháp lý chính để lập đánh giá tác động môi trường dự án 1. Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 29/11/2005 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 07 năm 2006; 2. Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 của Chính phủ Về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường; 3. Thông tư số 05/2008/TT-BTNMT ngày 08/12/2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường; 4. Nghị định số 81/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 của Chính Phủ về Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. 5. Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28/02/2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường (2). Các văn bản pháp lý về dự án Căn cứ bản đồ hiện trạng vị trí khu đất tai xã Phong Phú, huyện Bình Chánh, Tp. Hồ Chí Minh, do Công ty TNHH đo đạc bản đồ Đức Phú lập ngày 17 tháng 12 năm 2002. Căn cứ hồ sơ điều chỉnh thiết kế quy hoạch chi tiết chia lô tỷ lệ 1/500 một phần Khu dân cư xã Phong Phú (Khu chức năng số 13 - Khu Đô thị Nam Sài gòn), diện tích 27 9269ha, do Công ty TNHH tư vấn khảo sát thiết kế và xây dựng Hoàng Lê lập. Căn cứ quyết định số 53/QĐ-BQLKN, ngày 3/11/2004 của Trưởng ban Quản lý Đầu tư và Xây dựng Khu Đô Thị mới Nam thành phố, về việc phê duyệt quy hoạch chi tiết phân lô tỷ lệ 1/500, một phần khu trung tâm công cộng và dân cư lô 13 phía Nam, xã Phong Phú huyện Bình Chánh (Khu chức năng số 13 phía Nam - Đô thị Nam thành phố Hồ Chí Minh). Căn cứ quyết định số 63/QĐ-BQLKN, ngày 14/09/2006 của Ban Quản lý Đầu tư và Xây dựng Khu Đô Thị mới Nam thành phố, về việc phê duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500, Khu dân cư Phú Mỹ, một phần khu dân cư số 13, xã Phong Phú huyện Bình Chánh (Khu chức năng số 13 phía Nam - Đô thị Nam thành phố Hồ Chí Minh). (3). Các Tiêu chuẩn môi trường Việt Nam áp dụng 1. Quy chuẩn chất lượng không khí xung quanh (QCVN 05/2009); 2. Chất lượng không khí - Nồng độ tối đa cho phép của một số chất độc hại trong không khí xung quanh (QCVN 06/2009); 3. Giá trị giới hạn cho phép của các thông số và nồng độ các chất ô nhiễm trong nước mặt (TCVN 5942 - 1995); 4. Giá trị giới hạn cho phép của các thông số và nồng độ các chất ô nhiễm trong nước ngầm (TCVN 5944 - 1995); 5. Giới hạn tối đa cho phép tiếng ồn khu vực công cộng và dân cư (TCVN 5949 -1995); 6. Chất lượng nước - Nước thải sinh hoạt - Giới hạn ô nhiễm cho phép (TCVN 6772: 2000); 7. Tiêu chuẩn chất lượng nước ăn uống và sinh hoạt của Bộ Y tế và Bộ KHCN&MT; (4). Nguồn cung cấp số liệu, dữ liệu - Bộ tiêu chuẩn môi trường Việt Nam, 1995. - Bộ tiêu chuẩn môi trường Việt Nam, 2005. - Bộ quy chuẩn môi trường Việt Nam, 2008-2009 - Báo cáo dự án đầu tư khu dân cư Phú Mỹ tại xã Phong Phú – huyện Bình Chánh – Tp.HCM. - Báo cáo tình hình kinh tế xã hội xã Phong Phú năm 2010 và định hướng năm 2011 - ADB (1990). Environmental Guidelines for Selected Industrial and Power Development Projects. - Alexander P.Economopoulos, Assessment of Sources of Air, Water, and Land Pollution, Part 2: Approaches for Consideration in formulating Environmental Control Strategies, WHO, Geneva, 1993. - World Health Organization, Assessment of Sources of Air, Water, and Land Pollution, A guide to rapid source inventory techniques and their use in formulating Environmental Control Strategies, Geneva, 1993. 3. PHƯƠNG PHÁP ÁP DỤNG TRONG QUÁ TRÌNH ĐTM Phương pháp thống kê Thu thập và xử lý các số liệu về điều kiện khí tượng, thủy văn, kinh tế xã hội tại khu vực xây dựng KDC Phú Mỹ. Phương pháp so sánh Đánh giá các tác động trên cơ sở so sánh các Tiêu chuẩn môi trường Việt Nam hiện hành. Phương pháp đánh giá nhanh theo hệ số ô nhiễm do Tổ chức Y tế Thế giới thiết lập Ước tính tải lượng các chất ô nhiễm từ quá trình xây dựng và hoạt động của KDC Phú Mỹ theo các hệ số ô nhiễm của WHO. Phương pháp lập bảng liệt kê và phương pháp ma trận Phương pháp này sử dụng để lập mối quan hệ giữa các hoạt động của dự án và các tác động môi trường gây ra 4. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án xây dựng khu dân cư Phú Mỹ trong suốt quá trình hình thành, xây dựng và hoạt động, đươc thực hiện với các thông tin dưới đây. Cơ quan chủ đầu tư: Công ty cổ phần đầu tư và phát triển Phú Mỹ Cơ quan tư vấn báo cáo ĐTM: Công ty TNHH Tư Vấn Blue Ocean Ngoài ra, Chủ đầu tư dự án còn nhận được sự giúp đỡ của các cơ quan sau: - UBND xã Phong Phú, huyện Bình Chánh, tp. Hồ Chí Minh; - UBMTTQ xã Phong Phú, huyện Bình Chánh, tp. Hồ Chí Minh; - Viện khoa học công nghệ và quản lý môi trường, trường ĐH Công Nghiệp Tp. Hồ Chí Minh. Tên và và địa chỉ liên hệ của cơ quan tư vấn: CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN TƯ VẤN BLUE OCEAN Địa chỉ : Số 12 Nguyễn Văn Bảo, Phường 4, Quận Gò Vấp, Tp. HCM Điện thoại : 01647.835.546 Đại diện : Tô Văn Thịnh Chức vụ: Giám đốc Các thành viên tham gia lập báo cáo ĐTM bao gồm: STT  CHỨC VỤ - HỌ & TÊN  NƠI CÔNG TÁC/MSSV   1  Ks. Trần Hoàng Trinh  Công ty Cổ phần đầu tư và phát triển Phú Mỹ   2  SV.Tô Văn Thịnh  Công ty TNHH Tư Vấn Blue Ocean  0811555   2  SV. Trần Thị Bích Trang  Công ty TNHH Tư Vấn Blue Ocean  0809479   3  SV. Nguyễn Thị Thuận  Công ty TNHH Tư Vấn Blue Ocean  0810731   4  SV. Đặng Thị Thùy  Công ty TNHH Tư Vấn Blue Ocean  0810942   5  SV. Lê Thị Diệu Thùy  Công ty TNHH Tư Vấn Blue Ocean  0810386   6  SV. Nguyễn Thị Anh Thư  Công ty TNHH Tư Vấn Blue Ocean  0811741   7  SV. Nguyễn Thị Thủy  Công ty TNHH Tư Vấn Blue Ocean  0809326   CHƯƠNG 1: MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN 1.1. TÊN DỰ ÁN DỰ ÁN XÂY DỰNG KHU DÂN CƯ PHÚ MỸ TẠI XÃ PHONG PHÚ, HUYỆN BÌNH CHÁNH, TP. HỒ CHÍ MINH 1.2. CHỦ DỰ ÁN CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN PHÚ MỸ Địa chỉ : Số 141 Võ Văn Tần, quận 3, thành phố Hồ Chí Minh Điện thoại : 08.9303787 Fax: 08.9260311 Đại diện là : Ông Trần Hoàng Trinh Chức vụ : Tổng giám đốc Công ty 1.3. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ CỦA DỰ ÁN Khu đất có tổng diện tích 278.269 m2 chiếm tỷ lệ 100% nằm trên địa bàn xã Phong Phú, huyện Bình Chánh, tp. Hồ Chí Minh. Nằm tại vị trí trung tâm Khu dân cư dự kiến phát triển của huyện Bình Chánh. Khu đất quy hoạch xây dựng khu dân cư Phú Mỹ, có ranh giới địa lý như sau: Phía Đông-Bắc :giới hạn bởi rạch Bà Lào. Phía Đông và Đông Nam :giới hạn bởi rạch Chồm. Phía Ty – Bắc :giáp đường Nguyễn Văn Linh, lộ giới 120m. Phía Ty – Nam :giới hạn bởi đường dự phóng (tiếp giáp khu Dân cư Công ty Cổ phần Đầu tư kinh doanh nhà. Bản đồ vị trí dự án được đưa ra trong phụ lục 1. 1.4. NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA DỰ ÁN 1.4.1. HIỆN TRẠNG KHU VỰC ĐẦU TƯ XÂY DỰNG DỰ ÁN Hiện trạng sử dụng đất Tổng diện tích tự nhiên của khu đất quy hoạch xây dựng Khu dân cư Phú Mỹ là 27.9269ha, chủ yếu có nguồn gốc là đất canh tác nông nghiệp ruộng lúa (đã bạc màu và một phần bị hoang hóa), gò, nghĩa địa, ao hoang và rạch. Tình hình dân cư Trong khu đất quy hoạch xây dựng Khu dân cư Phú Mỹ có khoảng 63 người cư ngụ để canh tác nông nghiệp. Hiện trạng các công trình kiến trúc Trong khu đất quy hoạch xây dựng Khu dân cư Phú Mỹ không có các công trình kiến trúc kiên cố, chỉ có 13 căn nhà lá tạm dùng phục vụ cho việc canh tác nông nghiệp trên khu đất. Hiện trạng hạ tầng kỹ thuật Hiện trạng hạ tầng kỹ thuật khu đất quy hoạch xây dựng khu dân cư Phú Mỹ (27 9269 ha) hiện tại gần như chưa có gì. Giao thông: khu đất quy hoạch xây dựng khu dân cư Phú Mỹ phía Bắc tiếp giáp đuờng Nguyễn Văn Linh lộ giới 120m, đã được đầu tư xây dựng giai đoạn 1. Ngoài ra giao thông nội bộ chủ yếu đường đất và đường mòn, bờ đê, bờ ruộng. Hệ thống thoát nước mặt và nước bẩn: khu đất quy hoạch xây dựng khu dân cư Phú Mỹ hiện nay chủ yếu là đất nông nghiệp, do đó chưa có hệ thống thoát nước đô thị. Nước mưa tiêu thoát tự nhiên trên đồng ruộng rồi ra rạch Bà Lớn và Rạch Chồm. Hệ thống cấp nước: Hiện nay, trong khu vực đã có hệ thống cấp nước chạy dọc đường Nguyễn Văn Linh, sát Dự án. Hệ thống cấp điện: khu đất quy hoạch xây dựng khu dân cư Phú Mỹ hiện nay chủ yếu là đất nông nghiệp, do đó chưa có mạng lưới phân phối điện. Tuy nhiên dọc đường Nguyễn Văn Linh hiện đã có tuyến trung thế 15kv nên thuận lợi về nguồn điện cung cấp cho khu dân cư. Hiện trạng mạng lưới thông tin - bưu điện: khu vực dự kiến xây dựng khu dân cư hiện là đất nông nghiệp dân cư thưa thớt, chưa có mạng lưới thông tin bưu điện. Tuy nhiên dọc Hương Lộ 7 hiện đã có tuyến cáp điện thoại phân phối treo trên trụ bê tông ,phục vụ một số điện thoại dọc Hương lộ 7. ngoài ra cách khu quy hoạch khoảng 3km, trên Hương Lộ 7 hiện đã có bưu cục cấp 3 Phong Phú và trạm điện thoại Phong Phú. 1.4.2. GIẢI PHÁP QUY HOẠCH - KIẾN TRÚC 1.4.2.1. Một số định hướng trong quy hoạch xây dựng Khu vực đầu tư xây dựng Khu dân cư Phú Mỹ nằm tại vị trí trung tâm Khu dân cư dự kiến phát triển của huyện Bình Chánh. Khu đất đầu tư xây dựng Khu dân cư Phú Mỹ hiện là đất canh tác nông nghiệp, trong đó chủ yếu là ruộng lúa năng suất thấp, thuận tiện cho việc chuyển đổi mục đích sử dụng làm đất ở, để đạt hiệu quả sử dụng cao hơn. Hệ thống hạ tầng kỹ thuật chính trong khu chức năng số 13 đã được đầu tư hoàn chỉnh, hiện đại theo dự án khu đô thị Nam Sài Gòn, xã Phong Phú, huyện Bình Chánh. Với tầm quan trọng to lớn về vị trí chức năng cùng với hiện trạng thực tế còn nhiều đất chưa dược khai thác sử dụng đúng mức, thì việc đầu tư xây dựng Khu Dân Cư Phú Mỹ thuộc Khu đô thị Nam Sài Gòn, đáp ứng nhu cầu giản dân Thành phố với các tiêu chuẩn tiện nghi của một khu cao cấp, thích ứng với nhu cầu trước mắt và lâu dài. Ngoài ra, khu đất đầu tư xây dựng Khu dân cư Phú Mỹ có hệ thống hạ tầng xã hội và kỹ thuật được đầu tư xây dựng hoàn chỉnh thành một khu đô thị hiện đại, do đó sẽ rất thuận lợi cho việc quy hoạch đầu tư xây dựng một khu ở mới theo đúng Quy chuẩn xây dựng Việt Nam được Bộ xây dựng ban hành. 1.4.2.2. Giải pháp bố trí mặt bằng Tổng diện tích khu đất dự án là 279 269.00 m2 được bố trí xây dựng cho các hạng mục như nhà ở (khu chung cư cao tầng, nhà biệt thự liên lập, nhà biệt thự đơn lập), khuôn viên cây xanh – thể dục thể thao, giao thông, trường tiểu học. Cân bằng sử dụng đất cho dự án được đưa ra trong bảng 1.1. Bảng 1.1. Cân bằng sử dụng đất cho dự án KDC Phú Mỹ BẢNG CÂN BẰNG ĐẤT ĐAI   STT  Loại đất  Diện tích (m²)  Bình quân (m²ng)  Tỉ lệ (%)   I  ĐẤT DÂN DỤNG  262 291.00  46.87  93.9   1  Đất công cộng: Trường học  11 302.00  2..02  4.05   2  Đất ở  144 376 .400  25.80  51.70    - Biệt thự liên lập  68 267.00  12.20  24.44    - Biệt thư đơn lập  34 134.50  6.10  12.41    - Chung cư  41 974.90  7.50  14.75   3  Đất công viên cây xanh:  37 408.20  6.68  13.40    a) Cây xanh  17 407.10  3.11  6.43    - Cây xanh ven sông  14 057.70          - Cây xanh phân tán  3 349.40          b) Cây xanh tập trung  20 001.10  3.57  7.16   4  Đất giao thông  69 204.40  12.37  24.78   II  ĐẤT NGOÀI DÂN DỤNG (Đất giao thông đối ngoại)  16 978.00  3.03  6.1      Tổng cộng  279 269.00  49.90  100.00   Nguồn : Thuyết minh quy hoạch chi tiết KDC Phú Mỹ, 5/2010 Bản đồ bố trí mặt bằng tổng thể của dự án được đưa ra trong phụ lục 1 của Báo cáo. 1.4.2.3. Quy mô dân số dự kiến Tổng diện tích khu đất: 279 269m² chiếm tỷ lệ 100%, trong đó: Đất ngoài dân dụng (GT đối ngoại) :16 978,0m² chiếm tỷ lệ 6,1% Đất dân dụng :262 291m² chiếm tỷ lệ 93,9% Đất ở :144 376,40 m² chiếm tỷ lệ 51,71% Nhà biệt thự liên lập : 68 267m² chiếm tỷ lệ 47,28% đất ở Nhà biệt thự đơn lập : 34 134,5m² chiếm tỷ lệ 23,65% đất ở Nhà chung cư cao tầng (15 tầng) : 41 974,9m² chiếm tỷ lệ 29,07% đất ở Đất CTCC (trừơng tiểu học) :11 302m² chiếm tỷ lệ 4,01% Đất cây xanh :37 408,2m² chiếm tỷ lệ 13,40% Cây xanh ven rạch :14.057,7m² Cây xanh khu ở :3 349,4m² Cây xanh tập trung :20 001,1m² Đất giao thông nội bộ :69 204,4 chiếm tỷ lệ 24,78% Quy mô dân số : 5 596 người Mật độ dân cư : 200 người/ha Chỉ tiêu sử dụng đất : 46,87 m²/người Đất ở : 25,80 m²/người Đất CTCC (trường học) : 2,02 m²/người Đất cây xanh –TDTT : 6,68 m²/người Đất giao thông đối nội : 12,37 m²/người Mật dộ xây dựng chung : 27,6% Hệ số sử dụng đất : 1,4 Tầng cao xây dựng TB : 5 tầng Chỉ tiêu hạ tầng kỹ thuật: Chỉ tiêu cấp nước : 250-300l/người/ngày đêm Chỉ tiêu Thoát nước bẩn : 265l/người/ngày đêm Chỉ tiêu cấp điện : 1.200-1.500Kw/người/ngày đêm Chỉ tiêu rác thải : 1 - 1,5kg/người/ngày đêm 1.4.2.4. Các hạng mục công trình (1). Nhà ở Nhà ở trong KDC Phú Mỹ bao gồm nhà biệt thự liên lập, nhà biệt thự đơn lập, Chung cư cao tầng. Nhà biệt thự liên lập (3 tầng): Số lựơng: 456 lô, kích thuớc điển hình (rộng x dài) 7m x 20m Diện tích lô đất bình quân: 140m² (các lô góc đường, cạnh không vuông sẽ có diện tích lớn hơn), diện tích xây dựng bình quân 98m²/lô. Diện tích sàn bình quân 294m²/lô Tầng cao xây dựng: 3 tầng, có mái dốc, sân thượng. Khoảng lùi: trước tối thiểu 4m so với chỉ giới đường đỏ, khoảng lùi sau 2m, đến ranh lô đất, khoảng lùi bên giáp đường tối thiểu 2,5m Các lô góc đường đuợc vạt góc theo tiêu chuẩn xây dựng. Nhà biệt thự đơn lập (2 tầng): Số lựơng:133 lô, kích thuớc điển hình (rộng x dài) 12,5m x 20m Diện tích lô đất bình quân: 250m² (các lô góc đường, cạnh không vuông sẽ có diện tích lớn hơn ) Diện tích xây dựng bình quân: 119m².diện tích sàn bình quân 294m²/lô Tầng cao xây dựng: 2 tầng, có mái dốc, sân thượng. Khoảng lùi: trước tối thiểu 4m so với chỉ giới đuờng đỏ, khoảng lùi sau 2m đến ranh lô đất bên giáp đuờng tối thiểu 2,5m Các lô góc đuờng được vạt theo quy chuẩn xây dựng. Chung cư: (15 tầng) Chung cư kết hợp văn phòng, thương mại dịch vụ công cộng, từ tầng 01 đến tầng thứ 3 bố trí các công trình công cộng phục vụ cộng đồng như trường mần non, câu lạc bộ, phòng sinh hoạt văn hoá …. 12 tầng còn lại là tầng căn hộ, mỗi tầng có 06 hộ. Diện tích đất 2 khu chung cư cao tầng 41 974,8m², bố trí 15 block chung cư, tất cả điều 15 tầng, dân số tòan khu chung cư là: 3240 ngừơi, trong đó: Cụm chung cư I: Cơ cấu: 01 tầng hầm, 3 tầng TM, dịch vụ, công cộng và12 tầng ở Diện tích đất : 30 453,4m² Số lựơng chung cư : 11 Block Diện tích XD 01 chung cư : 880m² Diện tích XD 11 chung cư : 9 680m² Diện tích sàn XD11 chung cư : 145 200m² Diện tích 03 tầng TM, DV công cộng : 29 040m² Số lựơng căn hộ trong 01 tầng : 06 Số lựơng căn hộ : 792 căn Dân số : 2 376 người Mật độ xây dựng tối đa : 40% Hệ số sử dụng đất : 4,8 Tầng cao : 15 tầng. Cụm chung cư II: Cơ cấu: 01 tầng hầm, 3 tầng TM, dịch vụ, công cộng và12 tầng ở Diện tích đất : 11 521,5m² Số lựơng chung cư : 04 Block Diện tích XD 01 chung cư : 880m² Diện tích XD 04 chung cư : 3 520m² Diện tích sàn XD 04 chung cư : 52 800m² Diện tích 03 tầng TM, DV công cộng : 10 560m² Số lựơng căn hộ trong 01 tầng : 06 Số lựơng căn hộ : 288 căn Dân số : 864người Mật độ xây dựng tối đa : 40% Hệ số sử dụng đất : 4,6 Tầng cao : 15 tầng (2). Công viên cây xanh – Thể dục thể thao: Một khu cây xanh Công viên tập trung với diện tích 20 001,1m² kết hợp hành lang cây xanh ven rạch diện tích 14 057,7m², bố trí sân TDTT, có thể xây dựng công trình 1-2 tầng, mật độ xây dựng không quá 5% Các cụm cây xanh cách ly diện tích 17 407,1m² (bao gồm cây xanh phân tán và xây xanh ven sông). Hành lang bảo vệ bờ rạch Bà Lào và Rạch Chồm tối thiểu 20m được sử dụng trồng cây xanh và đường giao thông. (3). Quy hoạch đường giao thông Diện tích đất giao thông nội bộ: 69 204,4m² chiếm tỷ lệ 24,78%, bình quân 12,37m²/người. Từ đừơng Nguyễn Văn Linh sẽ mở các tuyến giao thông nối kết vào phía trong đến khu đất đầu tư xây dựng Khu dân cư Phú Mỹ dựa theo quy hoạch chung của khu Đô Thị Nam Sài Gòn đã được duyệt, để tạo điều kiện phát triển các khu vực ở sâu bên trong. Trục giao thông đối ngoại 1 của khu đất đầu tư xây dựng, là đường Nguyễn Văn Linh có lộ giới 120m nối liền các cụm dân cư trong khu vực, chiều dài đi qua đi qua khu đất là 140m. Đường Nguyễn Văn Linh được đầu tư xây dựng theo dự án hạ tầng kỹ thuật thuộc khu Đô Thị Nam Sài Gòn. Trục giao thông đối ngoại 2 của khu đất đầu tư xây dựng, là đường A (đường dự phóng theo quy hoạch chung) có lộ giới 60m là trục đường xương sống, liên thông giữa các cụm dân cư trong khu đô Thị Nam Sài Gòn với nhau, chiều dài đi qua khu đất là 562,2m. Trên cơ sở các tuyến giao thông đối ngoại chính, sẽ quy hoạch mở các tuyến đường giao thông nội bộ trong khu quy hoạch có lộ giới 12m-20m thông ra các trục giao thông đối ngoại, đường A và đường Nguyễn Văn Linh. Bố cục mạng lưới giao thông nội bộ trong khu dân cư Phú Mỹ phù hợp với hình dạng khu đất đầu tư xây dựng, vị trí tiếp giáp của khu đất với các tuyến đường giao thông đối ngoại. Các tuyến đường nội bộ được thiết kế thuận tiện cho việc lưu thông, tăng năng lực thông xe tại khu vực Nhà ở được thiết kế bám theo các trục đường chính để phát triển các cụm nhà ở có giá trị kinh tế cao. Đối với các vị trí đất nằm bên trong có giá trị kinh tế thấp, các cụm nhà ở được bố trí xung quanh các khu cây xanh, thể dục thể thao làm trung tâm, nhằm tăng giá trị sử dụng đất. Kiến trúc trong khu dân cư Phú Mỹ bao gồm: nhà biệt thự liên lập, nhà biệt thự đơn lập và căn hộ chung cư cao tầng. Nhà biệt thự liên lập được bố trí thành từng cụm dọc theo mặt tiền trục đường chính, tận dụng hình dạng khu đất tại vị trí tiếp giáp giữa đường vuông. Một số thông số về hệ thống đường giao thông khu vực dự án được đưa ra trong bảng 1.2 dưới đây. Bảng 1.2. Các thông số cơ bản về hệ thống đường giao thông khu vực dự án Stt  Loại đường  Chiều rộng  Lòng đường  Lề đường       Lề trái  Lề phải   1  Đường A  60,0m  50m  5m  5m   2  Đường số 3  20,0m  10,5m  4,75m  4,75m   3  Đường nội bộ  14m  9m  2,5m  2,5m   4  Đường nội bộ  12m  6m  3m  3m   Nguồn : Thuyết minh quy hoạch chi tiết KDC Phú Mỹ, 5/2010 Trên cơ sở xác định các trục giao thông nội bộ theo tổng mặt bằng quy hoạch chi tiết xây dựng Khu Dân Cư Phú Mỹ đã được phê duyệt, các tuyến đường nội bộ cần phải được đầu tư xây dựng thuộc dự án như sau: Đường cấp khu vực: gồm 3 đường không kể đường Nguyễn Văn Linh) + Đường A : dài 562,2 m lộ giới 60 m, (đầu tư ½ lộ giới). + Đường 3: dài 576 m lộ giới 20 m, (chiều dài đầu tư một nữa lộ giới là 263,7 m). + Đường B: dài 874 m lộ giới 20 m, (chiều dài đầu tư ½ lộ giới là 376 m). Đường nội bộ (ngõ phố tiểu khu ): gồm 15 đường. + Tổng chiều dài : 4 024,2 m (chiều dài tính theo tim đường) + Lộ giới : 14-14m Mặt cắt ngang đường + Đường lộ giới 60m : 5m+7m+4m+28m+4m+7m+5m + Đường lộ giới 20m : 4.75m+10.5m+4.75m + Đường lộ giới 14m : 2,5m+9m+2,5m + Đường lộ giới 12m : 3m+6m+3m Các yếu tố kỹ thuật chính + Cao độ xây dựng mặt đường trung bình +1,8m (Hệ cao độ QG) + Chọn bán kính bó vỉa : R  8 m (giao lộ giao thông đối ngoại) : R  7 m (giao lộ đường nội bộ) + Chiều cao bó vỉa: : (h = 0,15 ÷ 0,20 m + Kết cấu mặt đường bê tông nhựa, vỉa hè đổ bê tông đá dăm. Các tuyến đường giao thông nội bộ Khu dân cư Phú Mỹ, được thiết kế thi công theo các tiêu chuẩn kỹ thuật sau: Cấp hạng đường Đường phố khu vực Tốc độ xe tính toán 60-80 Km/h Mặt cắt dọc đường Chọn cao độ mặt đường tương ứng với cao độ đường chính khu vực đựoc đầu tư theo dự án hạ tầng kỹ thuật chính Khu Dân Cư Khu Đô Thị Nam Sài Gòn (+1,8m), đảm bảo các yêu cầu: Theo chế độ thuỷ nhiệt nền đường. Chiều cao vai đường với tần suất thủy văn 2%. Mặt cắt ngang Đường lộ giới 60m: + Mặt đường : 6 làn xe ôtô t/chuẩn 6 x 3,75 m/làn = 22,5m : 4làn xe thô sơ t/chuẩn 2 x 1 m/làn = 4m : Khoảng an toàn 3 x 0,5 m = 1,5m : Cộng: = 28m + Mặt đường song hành : 2 x7m = 14m + Dãi phân cách : 2 x 4m = 8m + Lề đường : 2 x 5m = 10m Đường lộ giới 20m : + Mặt đường : 2 làn xe ôtô t/chuẩn 2 x 3,75 m/làn = 7,5m : 2làn xe thô sơ t/chuẩn 2 x 1,25 m/làn = 2,5m : Khoảng an toàn 2 x 0,5 m = 1m : Cộng = 11m + Lề đường : 2 x 4,5m = 9m Đường lộ giới 14m : + Mặt đường : 2 làn xe ôtô t/chuẩn 2 x 3.5 m/làn = 7m : Khoảng an toàn 2 x 1 m = 2m : Cộng: = 9m + Lề đường : 2 x 2,5m = 5m Đường lộ giới 12m : + Mặt đường : 1 làn xe ôtô t/chuẩn 4 m/làn = 4m : 2 làn xe thô sơ t/chuẩn 2 x 1 m/làn = 2m : Cộng = 6m + Lề đường : 2 x 3m = 6m Độ dốc ngang mặt đường thiết kế : 2% Độ dóc dọc tối đa : 6% Bán kính công tại các giao lộ : R 7-8 m. Chọn bán kính lộ giới : R 20 m. Chiều cao bó vỉa : (h = 0,2 ÷ 0,3 m Tải trọng tính toán : H10 – h30 Kết cấu đường Nền đường Do tầng địa chất trong khu vực phường Khu đô thị Nam Sài Gòn tương đối yếu nên nền đường cần được xử lý, đảm bảo các chỉ tiêu kỹ thuật trong thiết kế: Đào bỏ lớp đất phong hoá, lớp hữu cơ, lớp đất đắp không đồng nhất trên mặt 0,3m. Đóng cọc cừ tràm hai bên chống chuyển dịch ngang tuỳ theo vị trí cụ thể sẽ được tín toán kỷ trong thiết kế kỹ thuật. Trãi vải địa kỹ thuật phân cách giữa nền đường đào với lớp các hạt trung, có tác dụng ổn định và tạo độ lún đồng đều cho nền đường, đồng thời thực hiện chức năng phân cách giữa nền đường đào và lớp cát đắp, tăng hiệu quả lu lèn để đạt được độ chặt như yêu cầu. Thay lớp đất đã đào bằng điệm cát hạt trung để khắc phục độ lún tức thời và đảm bảo sau khi xây dựng cường độ nền đường đạt yêu cầu. Mặt đường Mặt đường cấp cao A1: thông số thiết kế: Tải trọng trục xe tính toán : H30 Ap lực tính toán trên mặt đường : 6 Kg/cm² Đường kính vệt bánh xe : 36 cm Mô duyn đàn hồi : Eyc = 1.500 Kg/cm² Kết cấu mặt đường: Bê tông nhựa hạt mịn dày 5cm. Bê tông nhựa hạt thô dày 7cm. Cấp phối đá dăm dày 30cm, K = 0,98. Cấp phối sỏi đỏ dày 30cm, K = 0,98. Mặt đường nội bộ, thông số thiết kế: Tải trọng trục xe tính toán : H10 Ap lực tính toán trên mặt đường : 6 kg/cm² Đường kính vệt bánh xe : 36 cm Mô đuyn đàn hồi : Eyc = 1.270 kg/cm² Kết cấu mặt đường : Đá dăm láng nhụa tiêu chuẩn 6 kg/cm² dày 15cm. Đất cấp phối sỏi đỏ đầm chặt k = 0,95 dày 20cm. Nền cát san lắp k = 0,90 Triền lề, lề bộ hành, dải phân cách: Kết cấu lề, dải phân cách: Vữa láng mặt M.100 dày 30cm. Bêtông đá 4x6 M.100 dày 10cm. Đất đào tại chổ đắp lại, đầm chặt k = 0,85 (4). Quy hoạch cấp điện 1). Phụ tải điện: Khu Dân cư Phú Mỹ dự kiến xây dựng có diện tích đất 27,926 ha dân số 5.596 người, phụ tải điện chủ yếu là điện sinh họat dân dụng phục vụ các căn hộ, công trình công cộng và chiếu sáng lối đi sân. Bảng 1.3. Tính toán phụ tải điện cho Khu dân cư Phú Mỹ Stt  Hạng mục  Dự kiến  Số lượng   01  Nhà biệt thự đơn lập  133 căn x4kw/căn  532kw   02  Nhà biệt thự liên lập  460 căn x3,5kw/căn  1610kw   03  Nhà chung cư cao tầng  1080 hộ x3,5kw/hộ  3780kw   04  Khu thương mại dịch vụ  39600 m2x40w/m2  1584kw   05  Trường học   100kw   06  Chiếu sáng lối đi   50kw   07  Tổng công suất ( cho máy biến áp )   7 656kw   Nguồn : Thuyết minh quy hoạch chi tiết KDC Phú Mỹ, 5/2010 2). Nguồn và lưới điện : Khu dân cư Phú Mỹ được cấp điện từ trạm 110/15-22KV Nam Sài Gòn 4 dự kiến xy dựng ở x Bình Hưng gần khu dân cư, nhận điện qua tuyến trung thế 22 KV hiện có chạy dọc QL50 . Để cung cấp điện cho khu nhà ở cần xây dựng mạng phân phối điện trung hạ thế, bao gồm: - Trạm biến thế 15 - 22/0,4KV: Với phụ tải khu nhà ở , cần xây dựng các trạm 15-22/0,4KV dng my biến thế 3 pha đặt kín trong nhà, với tổng dung lượng 12910 KVA. - Mạng trung thế 22kV: Xây dựng tuyến trung thế 22KV dẫn vào khu nhà ở cấp điện cho các trạm biến thế phân phối 15-22/0,4KV dùng cáp đồng bọc cách điện XLPE – 24KV chôn ngầm. - Mạng hạ thế và đèn chiếu sáng: Mạng hạ thế cấp điện cho các nhà biệt thự, chung cư cao tầng, chiếu sáng lối công viên, bi cỏ dng cp đồng 4 li bọc cch điện chôn ngầm để đảm bảo mỹ quan cho khu vực. Chiếu sáng lối đi dùng đèn cao áp sodium 150 ( 250W - 220V có chóa và cần đèn đặt trên trụ đèn thép tráng kẽm cao 8 ( 9m. Bảng 1.4: Tổng khối lượng và kinh phí xây dựng quy hoạch mạng lưới cấp điện, chiếu sáng   STT  Hạng mục  Đơn vị  Khối lượng  Đơn giá (đồng)  Thành tiền (đồng)   1  Trạm biến thế 15-22/0.4kw  KVA  2,4  500 000 000  1 200 000 000   2  Cáp ngầm trung thế 22kv  Km  3,4  200 000 000  680 000 000   3  Cáp ngầm hạ thế cấp điện C.trình  Km  4,2  300 000 000  1 260 000 000   4  Cáp ngầm hạ thế + đèn chiếu sáng  Km  5,0  350 000 000  1 750 000 000   5  Đường dây hạ thế  Km  1,6  200 000000  320 000 000   Cộng kinh phí xây dựng trước thuế  5 210 000 000   Nguồn : Thuyết minh quy hoạch chi tiết KDC Phú Mỹ, 5/2010 (5). Quy hoạch cấp nước 1). Nguồn cấp nước Nguồn nước mặt Khu đất dự kiến xây dựng được bao bọc bởi các sông Cần Giuộc ở phía Tây rạch Rô (phía đông, phía bắc và phía nam), sông rạch chịu ảnh hưởng chế độ bán nhật triều không đều của biển Đông. Hiện nay nguồn nước của hệ thống sông rạch đang càng ngày bị ô nhiễm do ảnh hưởng của nước thải sinh hoạt, công nghiệp, không được xử lý trong nội thành xả xuống sông rạch, mặt khác nguồn nước ở đây bị nhiễm măn do bị ảnh hưởng của biển Đông tràn vào theo hệ thống sông Nhà Bè –Sài Gòn. Do đó không đáp ứng được tiêu chuẩn của nguồn nước cấp, nước bị nhiễm mặn và nhiễm khuẩn cao. Nguồn nước ngầm Chưa có tài liệu đánh giá nguồn nước ngầm cho riêng khu xây dựng. Do sự xáo trộn phức tạp của các nhịp trầm tích chứa nước, mức độ rửa nhạt của dòng chảy dưới mặt đất, và sự xâm nhập nước mặn từ biển vào. Nên chất lượng nước ngầm thay đổi tùy theo chiều sâu lỗ khoan. Nước có độ P=4-5, hàm lượng sắt cao. Do đó khi xây dựng giếng khai thác cần phải chú ý địa tầng địa chất. Thủy văn, chế độ bơm khai thác để không phá hủy cần bằng áp lực nước. Tầng khai thác tốt nhất là tầng plioxen “Điệp bà Miêu” đây là tầng chứa nước phong phú chiều sâu từ H250m. Nước từ giếng được bơm phải được xử lý trước khi đưa vào mạng cấp nước, lưu lượng khai thác q=35-40m² /giờ. Nguồn nước máy thành phố Theo kế hoạch đến năm 2002 Nhà máy nước Thủ Đức đạt công suất q=1.050.000m3 /ngày (trong đó nhà máy B.O.T Mã Lai Q=100.000 M /ngày, Nhà máy B.O.T do L.D.E Pháp đầu tư xây dựng ) lúc đó sẽ có một tuyến ống cấp nước Þ2000-Þ1500 được xây dựng trên đường Hà Nội để cấp nước cho nội thành TP.HCM và hòa mạng với mạng phân phối nước phân phối nước hiện có. Để tiếp nhận lượng nước do dự án B.O.T do L.D.E Pháp đầu tư xây dựng theo kế hoạch đến năm 2002-2005 sẽ xây dựng trên đường Nguyễn Văn Linh một tuyến ống cấp nước Þ1500 từ quận 2 qua đường 34, tại ngã tư đường hương lộ 34 và Nguyễn Văn Linh sẽ chia làm 2 tuyến cấp nước, tuyến Þ1200 đi theo đường hương lộ 34 cấp cho khu cônng nghiệp Hiệp Phước và tuyến đi tiếp trên đường Nguyễn Văn Linh ống Þ600 đoạn từ (đường Hương Lộ 34 đến đường Chánh Hưng ) và nối với tuyến ống Þ 800( nguồn nước từ mạng Tây Nam Bình Chánh ) thuộc hệ thống cấp nước của nhà máy nước mặt sông Sài Gòn BOT công suất Q=300.000m3/ngày dự kiến hoàn thành vào năm (2002-2005)đi trên đường quốc lộ 1A đến . Sau năm 2010 có một tuyến Þ700 đến Þ400 đi trên đừờng Hương Lộ 7. Theo quy hoạch chung cấp nước Khu Đô Thị Nam Sài Gòn đối với khu dân cư số 13 sẽ lấy nguồn nước từ hướng Tây Nam thành phố theo tuyến ống Þ800 cập theo Quốc Lộ 1A từ nhà máy nước Thủ Đức dẫn về nội thành phố Hồ Chí Minh. 2). Tiêu chuẩn cấp nước và nhu cầu dùng nước Hệ số dùng nước không điều hòa người ngày KNGÀY=1.2, KGIỜ= 2.0. Dân cư N = 5.600 người. Bảng 1.5. Nhu cầu dùng nước cho khu quy hoạch năm trong Huyện Bình Chánh. STT  MỤC ĐÍCH CẤP NƯỚC  TIÊU CHUẨN  QUY MÔ  LƯU LƯỢNG (M3/NGÀY)   1  Nước cấp sinh hoạt  200 L/người ngày  5 600  1.120   2  Phục vụ CTCC 15%  40 L/người ngày  5 600  224   3  Nước phục vụ dịch vụ khác  10 L/người ngày  5 600  56   4  Tưới cây rửa đường  10 L/người ngày  5 600  56   5  Tổng nhu cầu dùng nước có ích    1.456   6  Tổn thất 20%    291,2   7  Tổng lưu lượng Q    1.747,2   Nguồn : Thuyết minh quy hoạch chi tiết KDC Phú Mỹ, 5/2010 Lưu lượng cấp nước chữa cháy q= 10l/s cho một đám cháy, số đám cháy xảy ra đồng thời cùng một lúc là một đám cháy, số đám cháy xảy ra đồng thời một lúc là một đám cháy TCVN 2662-1995. Dựa vào hệ thống cấp nước chính của khu quy hoạch bố trí từ 6 họng lấy nước chữa cháy, bán kính phục vụ giữa các họng lấy nước chữa cháy, bán kính phục vụ giữa các họng lấy nước chữa cháy từ 130m-170m. Khi có sự cố cháy bổ sung thêm nguồn nước mặt của các rạch gần nhất như rạch Bà Lào – Rạch Chồm để chữa cháy. 3). Thiết kế mạng lưới cấp nước Từ ống cấp nước máy thành phố P 800 trên đường Nguyễn Văn Linh, thuộc hệ thống cấp nước nhà máy nước BOT sông Sài Gòn cách khu quy hoạch khoảng 60m, dự kiến hoàn thành vào những năm sau 2005, sẽ lấy nước cấp cho khu quy hoạch bằng một tuyến cấp nước P200 tại điểm l giao lộ Nguyễn Văn Linh với đường nối vào khu quy hoạch, tuyến ống P200 ngoài nhiệm vụ là tuyến cấp nước chính cho khu xây dựng còn là tuyến nối giữa 2 dân cư số 13 với nhau theo quy hoạch chung cấp nước khu đô thị Nam Sài Gòn (đối với khu dân cư số 13 sẽ lấy 2 điểm vào khu dân cư số 13, một điểm tại gần cầu Bà Lào, ống Þ200 và ống Þ300 gần cầu, hai tuyến này được nối với nhau bằng tuyến ống Þ200 đi theo trục đường chính song song với đường Nguyễn Văn Linh). Tuyến ống P200 dẫn vào khu quy hoạch sẽ chia làm 3 nhánh (tại điểm II) với tuyến P200(II-III) đi trên trục đường song song với đường Nguyễn Văn Linh, tuyến P150(II-IV), hai tuyến này được nối với nhau tạo thành vòng cấp nước chính , cho khu quy hoạch, nhằm đảm bảo sự an toàn và liên tục cho hệ thống cấp nước. Từ mạng vòng cấp nước chính (II-IV-III) và tuyến cấp nước chính P200, sẽ phát triển các tuyến ống cấp nước phân phối nhánh, dạng cành cây cụt đi trên các trục đường quy hoạch tạo thành mạng cấp nước phân phối cho khu xây dựng với ống từ P100. Giai đoạn trước mắt Để đáp ứng yêu cầu cấp nước trong giai đoạn thi công và nước sinh hoạt Khi chưa có nguồn cấp nước máy thành phố tạm thời khoan một giếng khoan công nghiệp ở độ sâu H>200m lưu lương khai thác của 1 giếng q=35m3/giờ. (6). Phương án thoát nước Tiêu chuẩn thoát nước : qdc = 160l/người/ngày Dân số dự kiến : 5 600 người Lưu lượng nước bẩn : Q = 900 m³/ngày Phương hướng quy hoạch Khu vực quy hoạch nằm trong khu đô thị Nam thành Phố đang phát triển. Chủ dự án sử dụng hệ thống xử lý cục bộ cho khu vực này nghĩa là xây dựng hệ thống cống thoát nước riêng để thu gom nước thải bẩn đưa về trạm xử lý cục bộ xây dựng riêng cho khu vực, không đưa về trạm xử lý nước thải tập trung của Thành Phố. Theo quy hoạch của khu đô thị thành phố, nước thải trong các khu dân cư số 9, 10, 11, 12, 13, 15 sẽ đưa về trạm xử lý cục bộ đặt ngoài khu đô thị tại Tỉnh Lộ 50 – rạch Ngang – rạch Lớn có công suất 25 000 m³/ngày, diện tích 2,5 ha. Vệ sinh môi trường Như đã nêu trên tất cả khu vệ sinh điều phải có bể tự hoại ba ngăn xây đúng quy cách để xử lý nước thải phân tiểu trước khi thoát vào cống. Nghiêm cấm xà rác xuống kênh rạch, rác phải được phân loại trong từng hộ dân sau đó được cơ quan có chức năng đến thu gom và đưa đến khu xử lý rác của thành phố. + Lượng rác thải: 4,2 tấn/ngày. Bảng 1.6. Tổng hợp khối lượng và kinh phí quy hoạch thoát nước bẩn   STT  Hạng mục  Đơn vị  Khối lượng  Đơn giá (đồng)  Thành tiền (đồng)   1  Cống BTCT D = 200  M  990  300 000  297 000 000   2  Cống BTCT D = 200  M  5,926  380 000  2 251 880 000   3  Cống BTCT D = 200  M  176  500 000  88 000 000   4  Giếng kỹ thuật  Cái  320  950 000  304 000 000   5  Giếng thu  Cái  58  650 000  37 700 000   6  Trạm bơm và xử lý cơ học  M³/ ngày  1,15  2 000 000  2 300 000 000   Cộng kinh phí xây dựng trước thuế  5 278 580 000   Nguồn : Thuyết minh quy hoạch chi tiết KDC Phú Mỹ, 5/2010 (7). Quy hoạch mạng lưới thông tin - bưu điên Cơ sở thiết kế Quy hoạch phát triển mạng lưới bưu chính – viễn thông TPHCM đến năm 2010 do Bưu Điện TPHCM lập năm 1998. Đề án mạng thông tin – bưu điện khu vực Đô Thị Nam Sài Gòn do Bưu Điện TPHCM thành lập tháng 8/1998. Quy hoạch chi tiết khu dân cư Phú Mỹ, trong đó quy mô diện tích đất 279 269 Ha, dân số dự kiến 4200 người. Quy hoạch mạng lưới bưu điện Để phục vụ các dịch vụ bưu chính của khu dân cư như: phát nhận thư tín, điện tín, bưu phẩm, bưu kiện, sách báo, điện hoa …., gần khu quy hoạch cách khoảng 3 km, hiện đã có Bưu Điện Phong Phú và dự kiến xây dựung 1 bưu điện cấp 3 Bình Hưng gần ngã tư Bình Hưng gần ngã tư đường Nguyễn Văn Linh và Quốc Lộ 50. tại khu dân cư cần thiết xây dựng thêm một bưu điện và 1-2 đại lý bưu điện để phục vụ cho khu dân cư. Quy hoạch mạng lưới thông tin liên lạc (điện thoại) Theo quy hoạch phát triển mạng lưới điện thoại TPHCM đến năm 2010, chỉ tiêu phát triển điện thoại được dư báo :25-30 máy /100 dân. Dự báo nhu cầu máy điện thoại của khu dân cư : + Khu nhà ở :1 260 máy + Công trình công cộng :50 máy Cộng :1310 máy Theo quy hoạch phát triển mạng lứơi thông tin liên lạc TPHCM, khu vực quy hoạch khu dân cư Phú Mỹ được phục vụ từ trạm điện thoại Bình Hưng sẽ xây dựng gần ngã tư đường Nguyễn Văn Linh và Quốc Lộ 50. Để phục vụ các nhu cầu thông tin liên lạc của khu dân cư, cần xây dựng tại khu dân cư mạng lưới điện thoại bao gồm: Tủ cáp điện thoại: Dùng loại tủ 250 đôi (100 đôi vào và 150 đôi ra) và loại 500 đôi (200 đôi vào và 300 đôi ra). Với nhu cầu điện thoại của khu dân cư, cần xây dựng khoảng 6 tủ cáp với tổng số 2000 đôi dây. Tủ cáp dự kiến lắp đặt trên vỉa hè, sát tường rào, sát vách công trình hoặc trong nhà cao tầng. Tập điểm cáp: Dùng loại 25-50 đôi dây. Tập điểm cáp được lắp đặt trên vách công trình, ở mỗi nhóm nhà hoặc công trình. Mỗi tủ cáp phục vụ 1 nhóm tập điểm cáp. Tủ cáp và tập điểm cáp được lắp đặt ở vị trí thuận tiện, đảm bảo mỹ quan an toàn và dễ dàng sữa chữa xử lý khi có sự cố. Cáp chính nối từ trạm Bình Hưng đến các tủ cáp, dùng cáp đồng luồn trong ống nhựa Þ100 chôn ngầm. Các phối dẫn từ tủ cáp đến tủ cáp và đến máy điện thoại, dùng cáp đồnng luồn trong ống PVC Þ60 đi ngầm trên các vỉa hè. 1.4.3. CHI PHÍ ĐẦU TƯ VÀ TIẾN ĐỘ XÂY DỰNG DỰ ÁN 1.4.3.1. Chi phí đầu tư Tổng chi phí đầu tư dự án 595,505,380,581 đồng. Chi phí đầu tư dự án được đưa ra trong bảng 1.7. dưới đây. Bảng 1.7. Bảng tổng hợp kinh phí đầu tư dự án   STT  Hạng mục  Đơn vị  Khối lượng  Đơn gia (đồng)  Thành tiền (đồng)   1  Kinh phí đền bù giải toả giải phóng mặt bằng           55,835,627,010   2  Kinh phí đóng tiền sử dụng đất (đã khấu trừ)           23,477,015,691      Tiền sử dụng đất (chưa khấu trừ)  M2  144,376.40  720,000  103,951,008,000      Khấu trừ tiền đền bù giải toả ,chung cư  %        80,473,992,309   3  Kinh phí đầu tư xây dựng HTKT nội bộ           70,771,999,100   4  Kinh phí đầu tư xây dựng hạng mục kiến trúc           387,409,860,000   5  Chi phí thiết kế cơ bản khác           3,874,026,000   6  Chi phí dự phòng (1+….+5)  %  10.00     54,136,852,780      TỔNG KINH PHÍ ĐẦU TƯ DỰ ÁN           595,505,380,581   Nguồn : Thuyết minh quy hoạch chi tiết KDC Phú Mỹ, 5/2010 Lấy tròn: 595 000 000 000 đ Năm trăm chin mươi lăm tỷ đồng Nguồn vốn: Vốn tự có :20 % Vốn ứng trước của khách hàng :40 % Vốn huy động / vay của cá tổ chức tài chính khác :40 % 1.4.3.2. Tiến độ xây dựng dự án Tiến độ thực hiện toàn dự án đầu tư xây dựng Khu dân cư Phú Mỹ dự kiến là 10 năm kể từ lúc tiếp nhận dự án năm 2011 đến năm 2021, trên cơ sở xem xét các yếu tố sau: Phù hợp với kế hoạch đầu tư xây dựng hạ tầng, các công trình kiến trúc kỹ thuật chính. Phù hợp tiến trình, thủ tục giao đất và kế hoạch thực hiện đầu tư xây dựng và kinh doanh khai thác khu đất. Khả năng huy động vốn Tiến độ xây dựng dự kiến được tiến hành như sau: + Giai đoạn chuẩn bị đầu tư quý I năm 2011 gồm các công việc: Lập dự án đầu tư. Thẩm định dự án đầu tư. Phê duyệt dự án đầu tư. + Giai đoạn xây dựng dự án Lập dự án, trình duyệt dự án: Quý II năm 2011. Khảo sát, thiết kế, dự toán: Quý II năm 2011. Duyệt thiết kế dự toán: Quý II năm 2011. Thi công xây lắp: Quý III năm 2011 đến năm 2021. + Giai đoạn kết thúc đầu tư gồm các công việc: Bàn giao đưa vào sử dụng: cuối quý III năm 2021. Quyết toán dự án: Quý III năm 2021 CHƯƠNG 2: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, MÔI TRƯỜNG VÀ KINH TẾ XÃ HỘI TẠI KHU VỰC THỰC HIỆN DỰ ÁN 2.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ MÔI TRƯỜNG 2.1.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA HÌNH VÀ ĐỊA CHẤT Khu đất quy hoạch xây dựng khu dân cư Phú Mỹ, chủ yếu là đất canh tác nông nghiệp ruộng lúa, gò, nghĩa địa, ao, hoang và rạch. Địa hình khu vực nhìn chung bằng phẳng tương đối thấp, bị chia cắt bởi sông rạch, hướng đổ dốc không rõ rệt. Cao độ mặt đất thay đổi từ 1,0 đến 1,30 (cao độ chuẩn Mũi Nai). Hầu hết diện tích là đất ruộng với một ít sình lầy, dừa nước bám dọc theo các sông rạch. Địa chất công trình xây dựng nằm trong mảng địa chất chung của khu vực Nhà B- Bình Chánh. Khu vực có cấu tạo nền đất phù sa mới, thành phần chủ yếu là đất sét, bùn sét, trộn lẫn nhiều tạp chất hữu cơ, thường có màu đen, xám đen. Sức chịu tải của nền đất thấp, nhỏ hơn 0,7kg/cm². Mực nước ngầm không áp nông, cách mặt đất khoảng 0,5m. Địa chất khu vực hầu hết có cấu tạo địa tầng 3 lớp đất chính như sau: Lớp 1: Lớp bùn sét hữu cơ màu xám đen, trạng thái mềm, lẫn cát và cây mục, bề dày trung bình 0,8m: Thành phần hạt : st 46%, bụi 36%, ct 18% Độ ẩm thiên nhiên : W% = 72,2% Dung trọng thiên nhiên : n = 1,52g/cm³ Góc nội ma sát : Þ = 4o Lực dính : C = 0,094 kg/cm² Lớp 2: Lớp cát sét màu xám đến vàng cứng vừa dày khoảng 1m: Thành phần hạt : st 17,5%, bụi 10%, ct 71,8% Độ ẩm thiên nhiên : W% =10,71% Dung trọng thiên nhiên : n = 2,073 g/cm³ Góc nội ma sát : Þ = 21÷39 Lực dính : C = 0,172 kg/cm² Lớp 3: Lớp sét màu xám xanh, trạng thi dẻo nho, bề dy trung bình 4m: Thành phần hạt : st 73%, bụi 16%, ct 11% Độ ẩm thiên nhiên : W% =57,75% Dung trọng thiên nhiên : n = 1,575g/cm³ Góc nội ma sát : Þ = 15÷41 Lực dính : C =0,168 kg/cm² Nhìn chung tình hình địa chất khu vực này đất rất mềm yếu, đất nền có độ ẩm cao, lại chịu ảnh hưởng của sông Sài Gòn (thông qua hai rạch Bà Lớn và rạch Chồm) nên chế độ thuỷ nhiệt nền đường diễn biến phức tạp. Cần có biện pháp xử lý thích hợp để làm tăng độ ổn định của công trình, giảm lún nền đường. 2.1.2. ĐẶC ĐIỂM THUỶ VĂN Khu đất quy hoạch xây dựng Khu dân cư Phú Mỹ có chế độ thủy văn chịu ảnh hưởng trực tiếp của chế độ bán nhật triều, biên độ triều trong ngày trung bình 2m. Theo các số liệu quan trắc, mực nước cao nhất (Hmax) và mực nước thấp nhất (Hmin) tương ứng với các tần suất P khác nhau như sau: (cao độ chuẩn: Mũi Nai) Bảng 2.1. Chế độ thủy văn Tần Suất P)  1%  10%  25%  50%  75%  99%   Hmax  1.55  1.45  1.40  1.35  1.31  1.23   Hmin  -1.98  -2.20  -2.32  -2.46  -2.58  -2.87   2.1.3. KHÍ HẬU THỜI TIẾT Khu đất quy hoạch xây dựng Khu dân cư Phú Mỹ, nằm trong miền nhiệt đới gió mùa có hai mùa rõ rệt là mùa mưa (tháng 5-11) và mùa khô (tháng 12-4). Mùa mưa ấm áp, gió thịnh hành theo hướng Đơng Bắc từ biển thổi vo nn nhiều mây, mưa. Mùa khô tiếp nhận không khí từ miền Bắc vì vậy hơi khô và lạnh về đêm. Gió Hai hướng gió chính: Gió Tây Nam: từ tháng 5 đến tháng 11. Gió Đông - Đông Nam: từ tháng 1 đến tháng 4. Riêng tháng 11 và 12, hướng gió chính không trùng hướng gió thịnh hành. Tốc độ trung bình cấp 2 - 3. Khu vực Tp. Hồ Chí Minh hầu như không bị ảnh hưởng của gió bão. Các hướng gió chính theo tháng như sau: Bảng 2.2. CÁC HƯỚNG GIÓ CHÍNH THEO TỪNG THÁNG Tháng  Hướng gió  Tốc độ chính (m/s)  CẤP SỐ GIÓ (m/s)  GIÓ MẠNH NHẤT       Hướng  Tốc độ  Năm   1 2 3 4 5 6 7 8 9 1 0 1 1 1 2  Bắc Đông Bắc Đông Bắc Đông Bắc Nam Tây Tây Nam Tây Tây Tây Bắc Bắc  2,4 3,8 3,8 3,8 3,3 3,9 3,7 4,5 3,7 3,0 2,3 2,4  9,0 7,9 5,3 5,6 9,28 10,9 10,3 11,2 14,2

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docĐánh giá tác động môi trường khu dân cư phú mỹ huyện bình chánh.doc