Đề bài: Quy trình sản xuất kháng thể đơn dòng, ưu nhược điểm

Phân tử kháng thể cấu tạo từ 4 chuỗi polypeptide, gồm hai chuỗi nặng (H, heavy, tiếng Anh, màu tím trong hình 3) giống hệt nhau và hai chuỗi nhẹ (L, light, tiếng Anh, màu xanh lá trong hình 3) cũng giống hệt nhau. Có hai loại chuỗi nhẹ κ (kappa) và λ (lambda), do đó hai chuỗi nhẹ của mỗi phân tử immunoglobulin chỉ có thể cùng là κ hoặc cùng là λ. Các chuỗi của immunoglobulin liên kết với nhau bởi các cầu nối disulfide và có độ đàn hồi nhất định .

pdf57 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3144 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề bài: Quy trình sản xuất kháng thể đơn dòng, ưu nhược điểm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THẢO LUẬN NHÓM ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ĐỀ BÀI: QUY TRÌNH SẢN XUẤT KHÁNG THỂ ĐƠN DÒNG, ƯU NHƯỢC ĐIỂM. Môn học: Công nghệ protein GiảngViên: TS. Nguyễn Văn Duy 1 NỘI DUNG 2. Kháng thể đa dòng và kháng thể đơn dòng 1. Kháng thể 3. Kết luận 2 1. KHÁNG THỂ. Kháng thể là các phân tử immunoglobulin (có bản chất glycoprotein), do các tế bào lympho B cũng như các tương bào (biệt hóa từ lympho B) tiết ra để hệ miễn dịch nhận biết và vô hiệu hóa các tác nhân lạ, chẳng hạn các vi khuẩn hoặc virus. Mỗi kháng thể chỉ có thể nhận diện một epitope kháng nguyên duy nhất. 3 4•Cấu trúc điển hình: •Phân tử kháng thể cấu tạo từ 4 chuỗi polypeptide, gồm hai chuỗi nặng (H, heavy, tiếng Anh, màu tím trong hình 3) giống hệt nhau và hai chuỗi nhẹ (L, light, tiếng Anh, màu xanh lá trong hình 3) cũng giống hệt nhau. Có hai loại chuỗi nhẹ κ (kappa) và λ (lambda), do đó hai chuỗi nhẹ của mỗi phân tử immunoglobulin chỉ có thể cùng là κ hoặc cùng là λ. Các chuỗi của immunoglobulin liên kết với nhau bởi các cầu nối disulfide và có độ đàn hồi nhất định . 2. KHÁNG THỂ 2. KHÁNG THỂ Một phần cấu trúc của các chuỗi thì cố định nhưng phần đầu của hai "cánh tay" chữ Y thì rất biến thiên giữa các kháng thể khác nhau, để tạo nên các vị trí kết hợp có khả năng phản ứng đặc hiệu với các kháng nguyên tương ứng, điều này tương tự như một enzyme tiếp xúc với cơ chất của nó. Có thể tạm so sánh sự đặc hiệu của phản ứng kháng thể-kháng nguyên với ổ khóa và chìa khóa. 5 2. KHÁNG THỂ 6 Các domain hằng định: • Các domain hằng định (C, constant, tiếng Anh) đặc trưng bởi các chuỗi amino acide khá giống nhau giữa các kháng thể. Domain hằng định của chuỗi nhẹ ký hiệu là CL. Các chuỗi nặng chứa 3 hoặc 4 domain hằng định, tùy theo lớp kháng thể CH1, CH2, CH3 và CH4. • Các domain hằng định không có vai trò nhận diện kháng nguyên, chúng làm nhiệm vụ cầu nối với các tế bào miễn dịch cũng như các bổ thể. Do đó, phần "chân" của chữ Y còn được gọi là Fc (tức là phần hoạt động sinh học của kháng thể F: fragment, c: cristallisable) 2.KHÁNG THỂ • Mỗi immunoglobulin có 4 domain biến thiên (V, variable, tiếng Anh) ở đầu tận hai "cánh tay" của chữ Y. Sự kết hợp giữa 1 domain biến thiên trên chuỗi nặng (VH) và 1 domain biến thiên trên chuỗi nhẹ (VL) tạo nên vị trí nhận diện kháng nguyên (còn gọi là paratope). Như vậy, mỗi immunoglobulin có hai vị trí gắn kháng nguyên. Hai vị trí này giống nhau như đúc, qua đó một kháng thể có thể gắn được với 2 kháng nguyên giống nhau. 7 2. KHÁNG THỂ 8 2.KHÁNG THỂ • . Hai "cánh tay" của chữ Y còn gọi là Fab (tức là phần nhận biết kháng nguyên, F: fragment, ab: antigen binding). Domain kháng nguyên nơi gắn vào kháng thể gọi là epitope. • Các domain sở dĩ gọi là biến thiên vì chúng khác nhau rất nhiều giữa các kháng thể. Chính sự biến thiên đa dạng này giúp cho hệ thống các kháng thể nhận biết được nhiều loại tác nhân gây bệnh khác nhau. Cơ chế tạo nên sự biến thiên này sẽ được đề cập ở những phần sau. 9 2. KHÁNG THỂ Tự kháng thể: Đầu thế kỷ 20, Paul Ehrlich đưa ra khái niệm horror autotoxicus (tạm dịch "tính tự độc đáng sợ"), cho rằng hệ miễn dịch không tạo ra kháng thể chống lại các thành phần của chính cơ thể, vì điều này sẽ dẫn đến tự hủy diệt. Quan niệm này được chấp nhận rộng rãi suốt gần trọn thế kỷ cho đến khi khái niệm "mạng lưới kháng thể" ra đời. 10 2. KHÁNG THỂ . Đầu thập niên 1980, người ta khám phá ra các tự kháng thể hình thành tự phát với số lượng ít, thường đặc hiệu với nhiều kháng nguyên của cơ thể nên gọi là đa đặc hiệu. Các tự kháng thể này khá lành, không gây phản ứng hủy diệt như các tự kháng thể trong các bệnh tự miễn, khi cơ chế điều hòa miễn dịch bị qua mặt. 11 3. KHÁNG THỂ Tính đặc hiệu của phản ứng kháng thể-kháng nguyên: • Cũng chính Erhlich, vào đầu thế kỷ 20, đã đề xuất rằng các kháng thể được sản xuất sẵn trong cơ thể, độc lập với mọi kích thích từ bên ngoài. Vai trò của kháng nguyên là đẩy mạnh sự sản xuất kháng thể đặc hiệu tương ứng. • Mô hình của Erhlich đã được chứng minh là đúng mặc dù ở thời của ông người ta chưa phân biệt được 2 loại lympho B và lympho T. Cơ thể đã chuẩn bị sẵn kháng thể cho hầu như mọi "kẻ xâm nhập" tiềm năng. 12 2.KHÁNG THỂ Trong quá trình phát triển và biệt hóa các tế bào lympho B, có sự tái tổ hợp các gene mã hóa immunoglobulin. Trong mỗi tế bào lympho B, tổ hợp gene của phần biến thiên chỉ xảy ra 1 lần sẽ giữ nguyên đến hết đời sống của tế bào đó. Nếu vượt qua được các cơ chế chọn lọc, lympho B sẽ tiếp tục sống: 13 2. KHÁNG THỂ • Lympho B sẽ tồn tại ở dạng naive cho đến khi gặp kháng nguyên tương ứng. • Nếu không gặp kháng nguyên, lympho B hoạt động cầm chừng dưới dạng naive đến hết đời của nó. 14 2. KHÁNG THỂ • Khi gặp kháng nguyên đặc hiệu, với sự trợ giúp của lympho TH1 qua các cytokine, lympho B sẽ phân chia thành dòng, một số biệt hóa thành tương bào nhằm sản xuất kháng thể hàng loạt, một số lympho B khác sẽ trở thành tế bào lympho B ghi nhớ và tiếp tục phân bào, duy trì sự tồn tại của dòng tế bào đó trong cơ thể. Nếu nhiễm kháng nguyên đó một lần nữa, các tế bào B ghi nhớ sẽ đáp ứng nhanh hơn dạng näive. Ưu điểm này của đáp ứng miễn dịch đặc hiệu là nguyên tắc của việc ngừa bệnh bằng vắc-xin. 15 2. KHÁNG THỂ Trong các immunoglobulin mà cơ thể có thể tạo ra, có những phân tử rất giống với nhau. Khi một kháng nguyên tiếp xúc với hệ miễn dịch, các dòng kháng thể tương tự đều được kích thích với những mức độ khác nhau, trong đó dòng đặc hiệu chính danh là đáp ứng mạnh nhất, nổi bậc nhất. 16 2. KHÁNG THỂ • Ái lực của kháng thể với kháng nguyên: • Liên kết giữa kháng thể và kháng nguyên, tương tự như giữa enzyme và cơ chất, có tính thuận nghịch. Liên kết mạnh hay yếu tùy vào số lượng liên kết và độ đặc hiệu giữa vùng nhận diện kháng nguyên trên kháng thể và cấu trúc epitope tương ứng. 17 2. KHÁNG THỂ 18 • Ái lực của kháng thể đối với kháng nguyên là hợp lực của các lực liên kết yếu không đồng hóa trị (liên kết hydro, lực van der Waals và các liên kết ion...). Các lực liên kết yếu này chỉ có tác dụng trong một bán kính nhỏ, do đó sự đặc hiệu (hay tính chất bổ sung) trong cấu trúc không gian 3 chiều của 2 vùng phân tử có vai trò quyết định đối với ái lực của kháng thể với kháng nguyên. 2. KHÁNG THỂ • Như vậy, một kháng nguyên có thể được nhận diện bởi nhiều kháng thể với độ đặc hiệu khác nhau, dòng kháng thể nào phù hợp nhất về cấu trúc 3 chiều với epitope sẽ được khuếch trương mạnh nhất. 19 2. KHÁNG THỂ Các lớp kháng thể (hay isotype): • Các kháng thể được phân thành 5 lớp hay isotype, tùy theo cấu tạo của các domain hằng định của các chuỗi nặng: các chuỗi γ, α, μ, ε và δ lần lượt tương ứng với các immunoglobulin (Ig) thuộc các lớp IgG, IgA, IgM, IgE ,IgD. 20 2. KHÁNG THỂ • IgG IgG là loại immunoglobulin monomer (mono=1), là kháng thể phổ biến nhất trong máu, sữa non và các dịch mô. Đây là isotype duy nhất có thể xuyên qua nhau thai, qua đó bảo vệ con trong những tuần lễ đầu đời sau khi sinh khi hệ miễn dịch của trẻ chưa phát triển. Vai trò chính của IgG là hoạt hóa bổ thể và opsonine hóa. Có 4 thứ lớp: IgG1 (66%), IgG2 (23%), IgG3 (7%) và IgG4 (4%) trong đó IgG4 không có chức năng hoạt hóa bổ thể. 21 2. KHÁNG THỂ • IgA IgA chiếm khoảng 15 - 20% các immunoglobulin trong máu, nó chủ yếu được tiết tại các mô niêm nhầy (chẳng hạn trong ống tiêu hóa và hệ hô hấp). Nó còn được tiết trong sữa non, nước mắt và nước miếng nước bọt. Lớp immunoglobulin này chống lại (bằng cách trung hòa) các tác nhân gây bệnh tại những nơi chúng được tiết ra. Nó không hoạt hóa bổ thể, khả năng opsonise hóa cũng rất yếu. Có hai dạng IgA là IgA1 (90%) và IgA2 (10%). 22 2. KHÁNG THỂ • Khác với IgA1, các chuỗi nặng và nhẹ của IgA2 không nối với nhau bằng các cầu disulfide mà bằng các liên kết không đồng hóa trị. IgA2 có ít trong huyết thanh, nhưng nhiều trong các dịch tiết. 23 2. KHÁNG THỂ • Trong các dịch tiết, IgA có dạng dimer (di=2), nối với nhau bằng hai chuỗi phụ. Thứ nhất là một chuỗi J (join - nối; không phải là các gene J của immunoglobulin), một polypeptide có khối lượng phân tử 1,5 kDa, giàu cysteine và khác biệt hoàn toàn với các chuỗi immunoglobulin khác. Thứ hai là một chuỗi polypeptide có tên secretory component cùng có khối lượng phân tử 1,5 kDa, do các tế bào biểu mô tiết ra. IgA còn tồn tại dưới dạng trimer (tri = 3) và tetramer (tetra = 4). 24 2. KHÁNG THỂ • IgM IgM tạo nên các polymer (poly = đa, nhiều) do các immunoglobulin liên kết với nhau bằng các cầu nối đồng hóa trị disulfide, thường là với dạng pentamer (penta = 5) hoặc hexamer (hexa = 6). Khối lượng phân tử của nó khá lớn, xấp xỉ 900 kDa. Chuỗi J thường thấy gắn với nhiều pentamer, trong khi các hexamer lại không chứa chuỗi J do cấu trúc không gian không phù hợp. Do mỗi monomer có hai vị trí gắn kháng nguyên, một pentamer IgM có 10 vị trí gắn kháng nguyên, tuy vậy nó không thể gắn cùng lúc 10 antigen vì chúng cản trở lẫn nhau. 25 2. KHÁNG THỂ • Vì là một phân tử lớn, IgM không có khả năng xuyên thấm, nó chỉ tồn tại với lượng rất nhỏ trong dịch kẽ. IgM chủ yếu ở trong huyết tương, chuỗi J rất cần cho dạng xuất tiết. Nhờ tính chất polymer, IgM rất "háu" kháng nguyên và rất hiệu quả trong việc hoạt hóa bổ thể. Nó còn được gọi là các "kháng thể tự nhiên" vì lưu hành trong máu ngay cả khi không có bằng chứng về sự tiếp xúc với kháng nguyên. 26 2. KHÁNG THỂ • Ở các tế bào dòng mầm, segment gene mã hóa vùng μ hằng định của chuỗi nặng được giải mã trước các segment khác. Do đó, IgM là immunoglobulin đầu tiên được sản xuất bởi tế bào B trưởng thành. 27 2. KHÁNG THỂ • IgE IgE là loại immunoglobulin monomer trong đó carbonhydrate chiếm tỷ lệ khá lớn. Khối lượng phân tử của IgE là 190 kDa. IgE có trên màng bào tương của bạch cầu ái kiềm và tế bào mast ở mô liên kết. IgE giữ một vai trò trong phản ứng quá mẫn cấp cũng như trong cơ chế miễn dịch chống ký sinh trùng. Kháng thể loại IgE cũng có trong các dịch tiết, không hoạt hóa bổ thể và là loại immunoglobulin dễ bị hủy bởi nhiệt. 28 2. KHÁNG THỂ • IgD IgD là loại immunoglobulin monomer chiếm chưa đầy 1% trên màng tế bào lympho B. Chức năng của IgD chưa được hiểu biết đầy đủ, nó thường biểu hiện đồng thời với IgM và được xem như một chỉ dấu (marker) của tế bào B trưởng thành nhưng chưa tiếp xúc kháng nguyên. Có lẽ nó tham gia vào cơ chế biệt hóa của tế bào B thành tương bào và tế bào B ghi nhớ. 29 2. KHÁNG THỂ • Vai trò của kháng thể: • Trong một đáp ứng miễn dịch, kháng thể có 3 chức năng chính: gắn với kháng nguyên, kích hoạt hệ thống bổ thể và huy động các tế bào miễn dịch. 30 2.KHÁNG THỂ • Có 2 loại kháng thể : - Kháng thể đơn dòng: liên kết với một epitope đặc hiệu. - Kháng thể đa dòng : là một tập hợp các kháng thể đặc hiệu với các epitope khác nhau trên cùng một kháng nguyên. 31 2.1 KHÁNG THỂ ĐA DÒNG • Kháng thể đa dòng: Các kháng thể đa dòng là một tập hợp các kháng thể đặc hiệu với các epitope khác nhau trên một kháng nguyên cho trước . Trong đáp ứng miễn dịch, cơ thể tổng hợp nhiều kháng thể tương ứng với các epitope của cùng một kháng nguyên: đáp ứng như vậy gọi là đa dòng. 32 2.2 KHÁNG THỂ ĐƠN DÒNG • Các kháng thể đơn dòng chỉ nhận biết một epitope trên một kháng nguyên cho sẵn . Theo định nghĩa, tất cả các kháng thể đơn dòng cùng mộtdòng thì giống hệt nhau và được sản xuất bởi cùng một dòng tương bào. • Kháng thể đơn dòng được sử dụng rộng rãi trong sinh học và y học, chúng vừa là phương tiện chẩn đoán, vừa là công cụ điều trị. Thí dụ, chúng được ứng dụng trong một phương pháp phát hiện có thai được sử dụng phổ biến hiện nay. 33 2.2 KHÁNG THỂ ĐƠN DÒNG • Trước đây, việc sản xuất kháng thể đơn dòng in vitro rất khó khăn do đời sống ngắn ngủi của các tương bào. Kháng thể chỉ thu được in vivo bằng cách tiêm một kháng nguyên cụ thể vào một động vật rồi chiết lấy kháng thể trong máu. Phương pháp này rất tốn kém nhưng chỉ thu được lượng kháng thể rất ít, không thuần nhất và bị ô nhiễm. 34 2. KHÁNG THỂ ĐƠN DÒNG • Một tiến bộ to lớn đã đạt được cuối những năm 1970 bởi Cesar Milstein và Georges Köhler với kỹ thuật hybridoma (tế bào lai giữa 1 lympho B có khả năng sản xuất kháng thể với 1 tế bào ung thư có đời sống khá dài). 35 2. 2 CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT KHÁNG THỂ ĐƠN DÒNG 36 2.2 CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT KHÁNG THỂ ĐƠN DÒNG • Năm 1975, hai nhà miễn nhiễm học César Milstein - người Anh gốc Argentina và Georges Köhle - người Đức đã khám phá một kỹ thuật tạo ra một số lượng lớn các tế bào bạch huyết, có khả năng sản xuất một dạng kháng thể duy nhất. Các kháng thể này chỉ đáp ứng với một loại kháng nguyên chuyên biệt, chẳng hạn với chỉ một độc tố hay một siêu vi, vì thế chúng được đặt tên là kháng thể đơn dòng (Monoclonal Antibodies). 37 2.2 CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT KHÁNG THỂ ĐƠN DÒNG • Các kháng thể chỉ đáp ứng với một loại kháng nguyên chuyên biệt (chẳng hạn với chỉ một độc tố hay một siêu vi) • Chỉ nhận biết một epitope trên một kháng nguyên cho sẵn. • Tất cả các kháng thể đơn dòng cùng một dòng thì giống hệt nhau và được sản xuất bởi cùng một dòng tương bào (biệt hóa từ lympho B 38 2.3 KĨ THUẬT LAI TẠO KHÁNG THỂ ĐƠN DÒNG - Tiêm các tế bào khối u vào chuột để kích thích các tế bào lympho B tạo ra các kháng thể. - Hòa lẫn các tế bào myeloma bất hoại được chọn với các lympho B . - Sự kết hợp sẽ tạo ra tế bào lai (hybridomas) có khả năng sinh sản vô hạn (nhận từ tế bào myeloma) và tiết ra kháng thể đặc hiệu (nhận từ tế bào lympho B). - Các tế bào lai sản xuất kháng thể được chọn lọc và nhân bản để đưa vào quá trình tạo thành kháng thể đơn dòng 39 2.3 KĨ THUẬT LAI TẠO KHÁNG THỂ ĐƠN DÒNG 40 2.4 ƯU ĐIỂM KHÁNG THỂ ĐƠN DÒNG - Là những chế phẩm tinh khiết có tính đặc hiệu cao đối với một yếu tố quyết định duy nhất của kháng nguyên - Khả năng nhanh, nhạy cảm trong chẩn đoán bệnh. 41 2.5 HẠN CHẾ CỦA KHÁNG THỂ ĐƠN DÒNG - Hệ thống miễn dịch của con người nhận diện KTĐD (được sản xuất từ tế bào B của chuột) như là protein lạ nên tạo ra các kháng thể chống lại chúng, thậm chí trung hòa chúng, làm hiệu quả của chúng suy giảm đáng kể. Hơn nữa, một số KTĐD khi tiếp cận và bám được vào các kháng nguyên, chúng không trung hòa hoặc phá hủy được các kháng nguyên gây bệnh. - Thành phần kết hợp với KTĐD được đưa vào cơ thể bệnh nhân có thể bị tách ra và đi khắp nơi, gây nên các phản ứng phụ và hậu quả khó lường. Ngoài ra, với một số khối u được bao bọc chắc chắn bởi các lớp mạch máu nuôi dưỡng, KTĐD rất khó thâm nhập vào bên trong để phá hủy. - Giá thành đắt 42 2.5 HẠN CHẾ CỦA KHÁNG THỂ ĐƠN DÒNG Để khắc phục những hạn chế trên, các nhà khoa học đã nghiên cứu đưa tế bào lympho B của người vào cơ thể chuột, các tế bào B này sẽ tạo ra các KTĐD mà hệ thống miễn dịch của bệnh nhân sẽ chấp nhận như là của mình. Các nghiên cứu mới đây còn dùng công nghệ gene và thay thế chuột bằng các vi khuẩn để tạo các KTĐD nhỏ hơn, hoạt động hữu hiệu hơn, gắn chặt các vật mang hơn, thâm nhập các khối u dễ dàng hơn và đặc biệt là giá thành rẻ hơn. 43 2.6 Ứng dụng của kháng thể đơn dòng • Có thể được dùng để chẩn đoán và chữa trị các bệnh nhiễm trùng, dùng để thử nghiệm miễn dịch để phát hiện các kháng nguyên với nồng độ thấp. 44 2.7 Chữa trị ung thư máu bằng kháng thể đơn dòng Alemtuzumab • - Bệnh ung thư máu CLL là bệnh lý ác tính của dòng limpho B tăng lên quá mức bình thường về số lượng (chỉ dưới 2% là của dòng limpho T) • - Khi bị bệnh đa số các tế bào máu sẽ phát triển thành các tế bào bạch cầu limphocytes không bình thường và không thể đảm nhiệm chức năng của một bạch cầu chống lại bệnh tật 45 2.7 Chữa trị ung thư máu bằng kháng thể đơn dòng Alemtuzumab - Alemtuzumab là một kháng thể đơn dòng tái tổ hợp dạng IgG1 đã được “người hóa” - Là một kháng thể của người có với các phần CDR (vùng xác định bổ trợ) có nguồn gốc từ chuột quyết định khả năng kháng thể lk với kháng nguyên - Có 95% là từ người và 5% là từ chuột nên giảm bớt được sự đáp ứng miễn dịch của người. 46 2.7.1 Quy trình sản xuất kháng thể đơn dòng Alametuzumab • Phân lập cDNA của chuỗi L và H từ dòng TB u tủy- lá lách chuột. • Các CDR của cDNA khuếch đại bằng PCR. • Ghép CDR chuột vào khung kháng thể người. • CDR với vùng thay đổi được nhân dòng biểu hiện . • Đưa vào tế bào đích (E.coli hoặc TB ĐV có vú). • Kháng thể Alemtuzumab được “người hoá”. 47 2.7.2 Tác động của Alemtuzumab tới các tế bào ung thư limpho B trong điều trị bệnh CLL • Kháng thể Alemtuzumab khi được đưa vào trong cơ thể người sẽ tìm và liên kết đặc hiệu với CD52 (một glycoprotein trên bề mặt các tế bào limpho trưởng thành. 48 2.7.2 Tác động của Alemtuzumab tới các tế bào ung thư limpho B trong điều trị bệnh CLL • Alemtuzumab đã lk với CD52 => gây ra các phản ứng đáp ứng miễn dịch trong cơ thể người bệnh tiêu diệt các tế bào ung thư có CD52 trên bề mặt. • Tủy xương trước (trên) và sau (dưới) khi điều tri bằng kháng thể Alemtuzumab => mật độ tế bào ung thư giảm. 49 2.7.3 Tác dụng phụ của Alametuzumab - Sốt, ra mồ hôi, mất cảm giác ngon miệng và thèm ăn, tiêu chảy, đau đầu, thở gấp. - Có thể làm giảm số lượng tế bào máu làm tăng nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm, gây ra sự mệt mỏi và tình trạng chảy máu trong hay máu khó đông. - Có thể gây viêm phổi, các cơn đau tim, các vấn đề về gan, thận, và các vấn đề về tiêu hóa. 50 2.8 Các ứng dụng khác - Thử thai: Khi một người nữ mang thai, hormon HCG (human chorionic gonadotropin) được bài tiết qua nước tiểu. Cho dung dịch KTĐD liên kết với một enzym, sẽ biến đổi màu khi có sự hiện diện của HCG, vào ống nghiệm đựng nước tiểu. Nếu nước tiểu đổi màu thì có thai và ngược lại. Que thử thai ứng dụng công nghệ này đã giúp chị em phụ nữ tự xác định mình có thai hay không rất nhanh chóng và tiện lợi. - Chẩn đoán bệnh Aids: Cũng với nguyên tắc trên, KTĐD giúp các phòng thí nghiệm phát hiện sự hiện diện của HIV (human immunodeficiency virus) trong máu các bệnh nhân mắc bệnh Aids. 51 2.8 Các ứng dụng khác - Ghép tạng: KTĐD giúp xác định mô người cho có tương thích với người nhận hay không và ngăn ngừa hệ thống miễn dịch của bệnh nhân thải loại mô ghép. 52 2.8 Các ứng dụng khác • Trong bệnh tim mạch: Một loại protein cơ có tên myosin hiện diện với số lượng lớn trong các cơ bắp. Một phần myosin ở cơ tim bị phá hủy sau cơn nhồi máu. Bằng cách tiêm KTĐD đáp ứng với myosin, người ta có thể xác định được số lượng myosin mất đi để đánh giá tình trạng của tim bệnh nhân. • KTĐD cũng được dùng để xác định vị trí cục máu đông trong cơ thể bệnh nhân bằng cách gắn vào sợi huyết (fibrin) phát sinh khi có cục máu đông. Việc này giúp các bác sĩ chẩn đoán và xử lý kịp thời cho người bệnh. 53 3. KẾT LUẬN Những phần trên đã trình bày về kháng thể, kháng thể đa dòng, kháng thể đơn dòng , quy trình sản xuất , ưu nhược điểm của kháng thể đơn dòng. 54 55 Tài liệu tham khảo 1. Bài giảng CNSHĐV, TS. Nguyễn Văn Duy, khoa CNSH & CNTP, trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. 2. “Công nghệ sinh học trên người và động vật”, (2010), Phan Kim Ngọc, NXB Giáo dục. 3. Giáo trình “Miễn dịch học”,(2011), Lương Thị Hồng Vân, NXB Hà Nội. 4. 5. 6. . 56 Thành viên nhóm 5. 1. Mạc Văn Dương 2.Nguyễn Thị Thanh Dung 3. Đỗ Thị Hào 4. Nguyễn Thị Thu Hằng 5. Lý Thị Liễu 6. Mông Thị Hương 57

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfchuyen_de_cn_protein_khang_the_don_dong_compatibility_mode__7067.pdf