Đề cương khoa học đất

Câu 106: Chứng minh đất VN đa dạng về loại hình thổ nhưỡng? Đất Việt Nam được chia thành 21 nhóm và 61 đơn vị đất khác nhau theo FAO – UNESCO. Các nhóm đất được sắp xếp từ biển tiến dần lên núi cao. Trong số đó, nhóm đất xám là nhóm đất có diện tích lớn nhất so với các nhóm còn lại. Nhiều nhóm đất có ý nghĩa rất lớn đôí với việc phát triển nền nông nghiệp Việt Nam: đất phù sa, đất đỏ, đất phèn, đất mặn. Câu 107: Chứng minh đất VN phong phú về khả năng sử dụng? Tài nguyên đất tự nhiên của Việt Nam thích nghi với nhiều loại sử dụng đáp ứng nhu cầu phát triển toàn diện, phục vụ đời sống cho nhân dân, nguyên liệu cho công nghiệp và sản phẩm xuất khẩu. Đất Việt Nam thích nghi với nhiều loại hình sử dụng khác nhau; mỗi một loại hình sử dụng lại có nhiều đơn vị đất đai khác nhau Câu 109: Cho hình ảnh của một phẫu diện. Hãy sơ bộ mô tả tính chất và độ phì nhiêu của đất? Câu 110: Bài tập: Từ tỷ lệ TPCG, hãy xác định tên loại đất theo tam giác định danh.

docx30 trang | Chia sẻ: aquilety | Lượt xem: 6109 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề cương khoa học đất, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG KHOA HỌC ĐẤT Sv thực hiện: NGUYỄN THỊ THU TRANG Lớp: Đh1qd3 Câu 1: Khái niệm về đất. -Theo Docuchaev: là sp của TN được hình thành từ 5 yếu tố: đá mẹ , thời gian, khí hậu, sinh vật, địa hình. -Theo William: đất là một lớp tơi xốp bao bọc bề mặt trái đất, trên đó thực vật có thể sinh sống được. -Theo C.Mac: đất là một tư liệu sản xuất đặc biệt trong nông nghiệp. -Theo Jenny: đất được coi là một hàm số trong đó yếu tố tác động là địa hình đá mẹ. -> Đất là một hệ thống hở trong đó xáy ra các hoạt động : thêm vào đất(nước mưa, các vật chất con người đưa vào), mất khỏi đất (cây hút nước), chuyển hóa trong đất(các phản ứng hóa học trong đất), chuyển dịch vị trí trong đất (giun đất hút đất, động đất) Câu 3: Đất gồm mấy thành phần cơ bản? đó là những thành phần nào? 5 thành phần cơ bản: hợp chất hữu cơ, vô cơ, nước, không khí, sinh vật. Câu 4: Những hiểu biết của em về các vòng tuần hoàn trong quá trình hình thành đất? Mối quan hệ giữa các vòng tuần hoàn đó? (TRONG VỞ GHI) Câu 5: Có mấy quá trình phong hóa? Khái niệm từng quá trình? Có 3 quá trình phong hóa: lý học, hóa học, sinh học Phong hóa lý học: là quá trình vỡ vụn ra có tình chất lý học đơn thuần cảu khoáng và đá trên bề mặt trái đất dưới tác động của ngoại lực( đứt gãy địa tầng, hoạt động địa chất). Trong quá trình phong hóa lý học thành phần và tính chất của khoáng và đá không bị biến đổi. Phong hóa hóa học: là một quá trình phong hóa làm biến đổi khoáng vật và đá mẹ thông qua các tác nhân hóa học. Phong hóa sinh học: là một quá trình phong hóa làm biến đổi khoáng vật và đá thông qua sinh vật và các sản phẩm hoạt động sống của chúng. Câu 7: Có mấy nhóm đá chủ yếu ? Khái niêm từng nhóm? Có 3 loại đá: -Đá macma: là những đá được hinhg thành do sự đông cứng của dung dịch macma. Nếu dung dịch macma đông cứng dưới sâu ( trong vỏ trái đất) tạo đá macma xâm nhập, ngược lại dung dịch macma phun trào ra phía ngoài mặt vỏ trái đất rồi đông cứng lại thì tạo nên macma phun trào. -Đá trầm tích: là đá hình thành từ sản phẩm phong hóa của các đá trước hoặc do xác sinh vật tích đọng tạo thành. -Đá biến chất: là đá được hình thành do đá macma, đá trầm tích bị biến đổi mạnh mẽ trong điều kiện nhiệt độ cao và áp suất lớn. Câu 8: Có bao nhiêu nhân tố hình thành đất? Khoáng vật và đá mẹ; sinh vật; địa hình; khí hậu; con người. Câu 9: Vai trò của nhân tố đá mẹ trong quá trình hình thành đất ở Việt Nam? -Là cơ sở để có được quá trình hình thành đất. -1 loại đá mẹ có thể hình thành nhiều loại đất khác nhau, nhiều loại đá mẹ có thể hình thành nên nhiều loại đất. ở VN đá mẹ là cơ sở đầu tiên để nghiên cứu, phân loại đất ở vùng đồi núi. Về mẫu chất cần phân biệt mẫu chất tại chỗ và mẫu chất phù sa. Mẫu chất tại chỗ hình thành ngay trên đá mẹ, có thành phần và tính chất giông đá mẹ. Mẫu chất phù sa đc lắng đọng từ vật liệu phù sa của hệ thông sông ngòi nên có thành phần rất phức tạp. Ngoài ra ở vùng đồi núi còn có mẫu chất dốc tụ. Câu 10: Khí hậu VN ảnh hưởng đến quá trình hình thành đất như thế nào? TV. ĐV phong phú -> sự hình thành đất đa dạng. Câu 11: Vai trò của nhân tố sinh vật trong quá trình hình thành đất ở VN? Sinh vật Việt Nam với sự hình thành đất Việt Nam Thực vật nước ta rất phong phú, xanh tốt quanh năm, vi sinh vật hoạt động mạnh, quá trình phân giải chất hữu cơ nhanh. Ảnh hưởng của thực vật đến đất rất rõ: nơi còn rừng thì tầng đất dày, ẩm nhiều mùn, nhiều thảm mục, đất có kết cấu tốt, tơi xốp, nhiều dinh dưỡng. Nơi không còn rừng thì đất bị xói mòn nghiêm trọng, tầng đất mỏng, khô cứng, nhiều sỏi đá, ít mùn, kết cấu kém, nghèo chất dinh dưỡng. Thảm thực vật khác nhau cho ta các loại đất khác nhau: đất được hình thành dưới rừng cây lá rộng thì tốt; dưới rừng cây lá kim, cây bụi, cây gai thì xấu; dưới rừng sú vẹt đước thì đất bị chua. mặn. Động vật và vi sinh vật ở nước ta cũng rất phong phú, có vai trò quan trọng trong việc tạo ra kết cấu cho đất và phân giải, tổng hợp các hợp chất hữu cơ. Nhìn chung sinh vật của Việt Nam mang tính chất nhiệt đới ẩm rõ rệt, đồng thời là nơi hội tụ của nhiều nguồn sinh vật di cư nên góp phần tạo nên sự phong phú của đất Việt Nam Câu 12: Vai trò của nhân tố địa hình trong sự hình thành đất ở VN: - Địa hình có quan hệ đến chế độ nước, chế độ nhiệt. Độ cao, độ dốc, hướng dốc khác nhau thì nhiệt độ và độ ẩm khác nhau, quá trình hình thành đất cũng khác nhau. Khu vực có cao, dốc có quá trình xói mòn mạnh, khu vực có địa hình thấp trũng có quá trình bồi tụ, quá trình glây - Địa hình còn ảnh hưởng tới hướng gió và tốc độ gió, ảnh hưởng đến cường độ bốc hơi, đến độ ẩm và nhiều tính chất khác của đất. - Địa hình còn liên quan đến độ dày tầng đất, độ ẩm đất. Trên sườn dốc tầng đất mỏng, khô, hạt thô. Dưới chân dốc tầng đất dày, ẩm, hạt mịn. - Địa hình ảnh hưởng tới hoạt động sống của thế giới sinh vật, tới chiều hướng và cường độ của quá trình hình thành đất. Mỗi dạng địa hình khác nhau thường tạo nên các loại đất khác nhau. Câu 13: Có bao nhiêu loại đất có độ tuổi khác nhau? + Đất trẻ: Là loại đất mà có đủ nước oxi, các chất dinh dưỡng khoáng cho thực vật phát triển và bắt đầu xuất hiện dấu hiệu của sự tích luỹ sinh vật. Nói cách khác, đất trẻ là đất mới được hình thành. + Đất thuần thục: Là đất trẻ mà có các tầng lớp rõ ràng có thể phân biệt được.Có loại đất trẻ thường xuyên bị rửa trôi, xói mòn mạnh hoặc do đá mẹ có độ bền phong hoá lớn trong môi trường nó tồn tại. Chúng ta thường gọi loại này là đất “trẻ mãi không già”. + Đất già: Là loại đất có các tầng lớp có thể phân biệt một cách rõ rệt nhưng chất dinh dưỡng khoáng nghèo, khoáng nguyên sinh ít. Nói một cách khác, đất già là loại đất đã bị thoái hoá do tác động của tự nhiên là chủ yếu. Câu 14: Khái niệm phẫu diện đất, hình thái đất? - Phẫu diện đất: là mặt cắt thẳng đứng từ mặt đất xuống đến tầng mẫu chất hoặc tầng đá mẹ. -Hình thái đất: là 1 phẫu diện đất được mô tả bằng giác quan của ta có thể biết được các đặc điểm bên ngoài. Câu 16: Yếu tố nào của khí hậu ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình thành đất. nhiệt độ, nước Câu 17: Có mấy loại tuổi của đất? Có 2 loại: -Tuổi tuyệt đối:là tuổi của đất kể từ khi hình thành cho đến nay. -Tuổi tương đối: thể hiện sự tác động khác nhau của các nhân tố khác nhau đến đất. Câu 21: Thế nào là quá trình xói mòn và rửa trôi? Tác hại của xói mòn, rửa trôi? - Quá trình rửa trôi: Là hiện tượng mất các chất dinh dưỡng ở dạng hòa tan và dạng lơ lửng trong dung dịch đất. - Quá trình xói mòn: Là hiện tượng tầng đất làm mất các chất ở dạng dễ tan, khó tan, hữu cơ, vô cơ, vi sinh vật dưới tác dụng của yếu tố nước và gió. Tác hại của xói mòn và rửa trôi là: làm mất lớp đất mặt làm ảnh hưởng trực tiếp tới các hoạt động sx nông nghiệp. ở những vùng đất bị xói mòn trở thành đất trống, đồi trọc trơ sỏi đá hay thậm chí mất hẳn đi lớp đất và chỉ còn lại đá gốc. Các hạt cát mịn khi bị cuốn đi theo dòng nước gây ra hiện tượng lắng đọng bùn ở dưới vùng hạ lưu các dong sông, hồ, đập thủy điện làm ảnh hưởng đến lưu lượng các dòng chảy và có thể gây ra lũ lụt. Câu 22: Trong phẫu diện đất rừng, nhóm tầng A được chia như thế nào? Đặc điểm của nó? Nhóm tầng A được gọi là nhóm tầng rửa trôi. Hàm lượng chất dinh dưỡng cao nhất là chất mùn. Tầng A có thể chia làm 3 tầng nhỏ. -A1: tầng chuyển tiếp giữa O và A( tầng tích lũy mùn) thường có màu đen hoặc màu xám. -A2: tầng rửa trôi điển hình. Các cấp hạt nhỏ trong tầng A sẽ bị rửa trôi xuống tang dưới nên ở tầng này chỉ còn các cấp hạt thô với kích thước lớn. Tầng A2 có màu sáng hơn tầng A1 vì nó không tích lũy mùn nữa nó chỉ tích lũy chất vô cơ. -A3: là tầng chuyển tiếp giữa tầng Avà B nhưng gần với tầng A2 hơn. Câu 23: Ý nghĩa của màu sắc đất? - Biết được những tính chất và thành phần cơ bản của đất, xác định các quá trình thổ nhưỡng trong đất, xác định được loại đất. Câu 24: Thế nào là quá trình mặn hóa? Ở VN nguyên nhân đất nhiễm mặn là gì? Qúa trình mặn hóa: là quá trình tích lũy nồng độ muối trong đất. Nguyên nhân + Vùng đất liền: do mẫu chất bị mặn Do mạch mặn trong lòng đất. +Vùng ven biển: xâm nhập mặn của thủy chiều. Câu 25: Hợp chất hữu cơ trong đất được chia làm mấy loại? là những loại nào? Chia làm 2 loại: +Chưa được phân giải: xác sv, rễ, thân, lá vẫn giữ nguyên hình thể. + Đã được phân giải: xác SV không còn nguyên hình dạng ban đầu nữa gồm: Ngoài mùn: có cấu tạo đơn giản: protein, gluxit.. Mùn: gồm những hợp chất cao phân tử có cấu tạo phức tạp Câu 27: Thế nào là quá trình khoáng hóa chất hữu cơ? Các giai đoạn của quá trình khoáng hóa? * Khái niệm: Khoáng hoá chất hữu cơ là quá trình phân huỷ các hợp chất hữu cơ tạo thành các hợp chất khoáng đơn giản, sản phẩm cuối cùng là những hợp chất tan và khí. * Các giai đoạn: 3 giai đoạn + các hợp chất hóa học phức tạp như protit, gluxit, lipit thành bị phân giải thành các hợp chất đơn giản như đường, axitamin, amin... +các sản phẩm của gd1 dưới tác động của các phản ứng oxi hóa khử, khử amin biến đổi thành các axit hữu cơ mạch vòng, mạch thẳng, axit vô cơ, axit béo, andehit, ancol.. + khoáng hóa hoàn toàn: hợp chất muối và khí Câu 28: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình khoáng hóa? * Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình khoáng hóa. - Thành phần xác hữu cơ: Quá trình khoáng hóa các hợp chất hữu cơ khác nhau không giống nhau, khoáng hóa mạnh nhất là các loại đường, tinh bột, sau đó đến protit, hemixenluloz và xenluloz, bền vững hơn cả là lignhin, sáp, nhựa do đó đối với những tàn tích sinh vật khác nhau, có thành phần hóa học khác nhau thì tốc độ quá trình khoáng hóa khác nhau. - Đặc điểm của đất và khí hậu: Tốc độ khoáng hóa phụ thuộc vào độ pH, thành phần cơ giới đất, độ ẩm, nhiệt độ. Khoáng hóa cần thoáng khí, nước nhưng nếu độ ẩm quá cao gây ra gây ra yếm khí, vi sinh vật khó hoạt động Câu 29: Thế nào là quá trình mùn hóa xác hữu cơ? Trình bày quá trình hình thành mùn theo quan điểm sinh hóa? - Quá trình mùn hóa là quá trỉnh tổng hợp các hợp chất đơn giản thành các hợp chất cao phân tử để hình thành hợp chất mùn. Quan điểm sinh hóa về hình thành mùn:là có sự tham gia của sinh vật khi có phản ứng hóa học xong. Gồm 3 bước + B1: từ xác hữu cơ ban đầu -> SP trung gian. + B2: SP trung gian trùng hợp với nhau. + B3: chúng liên kết với nhau tạo thành mùn. Câu 35: Nêu một số biện pháp duy trì và nâng cao chất hữu cơ và mùn trong đất?T78 - Bón phân hữu cơ cho đất - Biện pháp sinh vật (Trồng cây phân xanh, trồng cây phủ xanh đất trống đòi trọc) - Bón vôi -Biện pháp canh tác Câu 36: Thế nào là keo đất? - Keo đất là những hạt rắn có kích thước dao động từ 10^-6 m đến 10^-4 m, lơ lửn trong dung dịch và có khả năng chui qua giấy lọc và chỉ quan sát được bằng kính hiển vi. Câu 37: : Keo đất có mấy lớp? gồm những lớp nào? Vẽ hình minh họa? - Lớp nhân( nhân keo) - Lớp quyết định thế - Lớp ion bù gồm: lớp ion khuếch tán và lớp ion không dịch chuyển. Vẽ hình : * Cấu tạo của keo đất Câu 38: Trình bày những đặc tính cơ bản của keo đất? Có tỉ diện lớn Mang điện Có năng lượng bề mặt Tụ keo, tán keo. Ưa nước, kỵ nước. thành do sự liên kết của phiến khối bốn diện oxit silic và phiến khối tám mặt gipxit. Câu 42: Thế nào là khả năng hấp phụ của đất?Có các dạng hấp phụ nào? Khả năng hấp phụ của đất: là khả năng đất giữ lại những chất ở trạng thái hòa tan hoặc một phần khoáng chất phân tán ở dạng keo hay những dạng hạt rất nhỏ, VSV hoặc các thể huyền phù khô khác. Có các dạng hấp phụ là: - Hấp phụ cơ giới (cơ học): - Hấp phụ trao đổi (hấp phụ hoá lý) - Hấp phụ lý học (phân tử): - Hấp phụ hoá học - Hấp phụ sinh vật Câu 43:Nêu khái niệm các dạng hấp phụ của đất? +Hấp phụ cơ học: còn gọi là hấp phụ cơ giới là khả năng đất có thể giữ lại các vật chất nhỏ ở trong các khe hở của đất. Các vật chất này có kích thước lớn hơn kích thước của khe hở. +Hấp phụ lý học: là khả năng là sự thay đổi nồng độ phân tử của những chất tan trên bề mặt hạt đất. +Hấp phụ hóa học: là sự tạo thành ở trong đất những chất kết tủa từ các cation và anion của muối tan. + Hấp phụ trao đổi: là khả năng trao đổi ion trong phức hệ hấp phụ với các ion ở trong dung dịch đất nhưng về bản chất hấp phụ này là sự trao đổi các ion trên keo đất với các ion trên keo đất với các ion trong dung dịch đất quanh keo +Hấp phụ sinh học: là khả năng sinh vật hút các cation và anion, giữ chúng lại các dung dịch đất Câu 44:CEC là gì? BS là gì? Ý nghĩa của chúng? CEC: dung lượng hấp phụ( tổng số cation hấp phụ) (dung tích hấp phụ) BS: Độ no bazơ là tỷ lệ phần trăm các cation kiềm, kiềm thổ chiếm trong tổng số cation hấp phụ. Nó được ký hiệu là BS (%) Ý nghĩa Câu 46: Thế nào là dung dịch đất? dung dịch đất gồm những thành phần nào? Dung dịch đất: nước mưa không tinh khiết là một dung dịch. Khi thấm vào đất, nước mưa tiếp tục hòa tan thêm một số chất nữa trong thể rắn của đất và tạo thành dung dịch đất. Thành phần của dung dịch đất: +Phần lỏng: nước, axit humic( hữu cơ), các hợp chất muối tan, khoáng tan ( vô cơ) +Phần rắn: muối khoáng không tan( vô cơ), axit fulic (hữu cơ), xác sinh vật chưa phân hủy. + Các chất khí hòa tan: CO2,O2, N2, NH3 Câu 47: Thế nào là phản ứng chua của đất? có mấy loại độ chua? Phản ứng chua của đất: đất có phản ứng chua khi trong đất có chứa nhiều cation H+ và AL3+. Có 3 loại độ chua: hoạt tính, thủy phân, trao đổi. Câu 48: Trình bày những hiểu biết về độ chua hoạt tính? KN: là độ chua do các ion H+ có trong dung dịch đất tạo nên (ion H+ tự do) Để biểu thị độ chua hoạt tính người ta dùng nước cất rút các ion H+ ra khỏi đất rồi xác định nồng độ của ion H+ và nó sẽ được biểu thị bằng độ PH của nước. Phụ thuộc vào các yếu tố: + Mức độ phân ly thành ion của các chất điện giải + mức độ trao đổi H+ và AL3+ trong keo đất với các ion khác khi bón phân vô cơ Độ chua hoạt tính ảnh hưởng đến thực vật một cách trực tiếp thông qua việc trao đổi dinh dưỡng giữa TV và đất. Câu 49: Trình bày những hiểu biết chung về độ chua trao đổi và độ chua thủy phân? *Độ chua trao đổi: là một loại độ chua của đất được xác định khi cho đất tác dụng một dung dịch muối trung tính, thường dùng muối KCL, Nacl, BaCl2.Như vậy, ngoài những ion H+ có sẵn trong dung dịch đất còn có những ion H+ và Al3+ được đẩy ra từ keo đất theo phản ứng: H+ [KĐ] + 4KCl → [KĐ] 4K+ + HCl + AlCl3 Al3+ AlCl3 + 3H2O ↔ Al(OH)3↓ + 3HCl Lấy dung dịch NaOH 0,01N chuẩn độ để lọc dung dịch thu được sẽ xác định được độ chua trao đổi. Nếu đem dung dịch lọc được đo pH ta được pHKCl. Trị số của pHKCl luôn nhỏ hơn trị số của pHH2O. Có nghĩa là độ chua trao đổi của đất do cả H+ và Al3+ gây nên. Nhưng đối với đất nhiệt đới đặc biệt là ở VN độ chua trao đổi chủ yếu là do Al3+ tạo nên. Loại độ chua này như một lực lượng bổ sung cho độ chua hoạt động trong lúc cần thiết, chứ nó không gây ảnh hưởng trực tiếp đến thực vật. - Độ chua thuỷ phân:Độ chua được xác định khi cho đất tác dụng với dung dịch chiết là một muối tạo bởi một axit yếu và bazơ mạnh. Bằng phương pháp này, các ion H+ và Al3+ hầu hết sẽ bị đẩy ra khỏi keo đất và chuyển vào dung dịch. Đơn vị là mE/100g Phản ứng: H+ [KĐ] + 4NaCH3COO ↔ [KĐ] 4Na+ + CH3COOH + Al(CH3COO)3 Al3+ Al(CH3COO)3 + 3H2O ↔ Al(OH)3↓ + 3CH3COOH Dùng dung dịch NaOH 0,1N tiêu chuẩn để chuẩn độ lượng CH3COOH trong dung dịch lọc thì xác định được độ chua thuỷ phân. Như vậy độ chua thuỷ phân là độ chua lớn nhất vì nó bao gồm cả H+ trong độ chua hoạt tính, H+ và Al3+ trong độ chua trao đổi và những ion H+ và Al3+ hút bám trên bề mặt keo đất. -Độ chua thuỷ phân thường lớn hơn độ chua trao đổi. -Độ chua thuỷ phân thường có mối quan hệ tỷ lệ thuận với hàm lượng mùn một cách chặt chẽ. Để khử hết độ chua của đất thường căn cứ vào độ chua thuỷ phân để tính lượng vôi cần bón. Câu 50: Nguyên nhân gây chua? ( đọc trong sgk trang 111) - Nguyên nhân khí hậu: + Các yếu tố của khí hậu như nhiệt độ, lượng mưa, độ ẩm đều ảnh hưởng tới quá trình phong hoá đá, ảnh hưởng tới lớp phủ thực vật và các hoạt động của VSV đất. Tất cả các quá trình này đều ảnh hưởng trực tiếp với sự hình thành và biến đổi độ chua của đất. + Do điều kiện khí hậu mà phần lớn đất của các nước vùng nhiệt đới nóng ẩm đặc biệt là đất đồi núi VN đều bị chua ở các mức độ khác nhau. - Nguyên nhân sinh vật: + Trong các quá trình hoạt động của mình, rễ cây, VSV không ngừng giải phóng ra CO2. Khí này hoà tan trong nước tạo axit H2CO3 gây chua cho đất. + Trong quá trình phân giải các chất hữu cơ, VSV sẽ tạo ra những axit hữu cơ làm chua đất đặc biệt là trong điều kiện yếm khí. Do đó, đất mà quanh năm ngập nước, đất lầy thụt hoặc phần lớn đất than bùn đều bị chua. + Đặc biệt nếu tàn tích sinh vật mà chứa nhiều S thì cũng là một nguyên nhân lớn gây chua cho đất. + Đối với các loại lớp phủ thực vật khác nhau cũng có ảnh hưởng khác nhau tới độ chua của đất chủ yếu thông qua các quá trình tích luỹ sinh học các loại kiềm và kiềm thổ). - Nguyên nhân do con người: + Khi con người tiến hành canh tác trên đất, thực vật lấy đi một lượng lớn các chất kiềm mà không trả lại cho đất dưới dạng các sản phẩm nông nghiệp. Chính vì thế đã làm giảm các chất kiềm trong đất canh tác và làm cho đất dần bị chua hoá. + Khi bón phân vào đất, một số loại phân có thành phần hoá học kết hợp với các ion có trong đất tạo chất dinh dưỡng. Cây hút các chất dinh dưỡng đó, để lại các gốc axit. Chúng biến đổi và làm cho đất trở nên chua. Các loại phân đó được gọi là phân chua sinh lý. + Vấn đề tưới tiêu đồng ruộng nếu không hợp lý cũng là nguyên nhân làm cho đất bị chua hoá. Câu 56: Thế nào là hạt cơ giới? Các cấp hạt cơ giới? Cách biểu thị cấp hạt cơ giới? *Hạt cơ giới (hạt đơn đất): kết quả của quá trình hình thành đất đã tạo ra được các hạt đơn đất có kích thước và hình dạng khác nhau.Những hạt đơn đất đó được gọi là hạt cơ giới đất (phần tử cơ giới đất) *Cấp hạt cơ giới: những phần tử có giới nằm trong một phạm vi kích thước nhất định có đặc tính và thành phần hóa học khác với những hạt trong phạm vi kích thước khác nhau. Người ta gọi những hạt có phạm vi cung kích thước đó là cấp hạt cơ giới.(cát,limon,sét) * biểu thị cấp hạt cơ giới: - Hàm lượng của các cấp hạt cơ giới được biểu thị bằng tỷ lệ % khối lượng cảu chúng. -Ý nghĩa của thành phần cơ giới: từ thành phần cơ giới xác định được các loại đất khác nhau. - Xác định thành phần cơ giới: tức là xác định tỷ lệ giữa các cấp hạt Câu 57: Thế nào là thành phần cơ giới? đặc điểm? Thành phần cơ giới: tỷ lệ tương đối giữa các cấp hạt cơ giới. Đặc điểm: từ thành phần cơ giới có thể xác định được các loại đất khác nhau.Nó không thể thay đổi được. Câu 58: Dựa vào các cấp hạt nào mà có thể phân chia đất có TPCG khác nhau? 1,Cấp hạt cát(>0,01mm) 2, Cấp hạt limon (bụi) 3,Cấp hạt sét(,0,01mm) Câu 59:Dựa vào tỷ lệ sét vật lý và cát vật lý, chia đất cát, đất sét và đất thịt thành những loại nhỏ nào? + Đất cát : có từ 80-100% hạt cát vật lý, 0-20% hạt sét vật lý. Đất cát chia ra: - Đất cát dời: có từ 95-100% hạt cát vật lý, 0-5% hạt sét vật lý - Đất cát dính: 95-90% " " , 5-10% " " - Đất cát pha: 80-90% " " , 10-20% " " Đất cát chủ yếu là hạt thô nên khe hở lớn, thấm nước nhanh, giữ nước kém, nước bốc hơi nhanh, thường bị khô hạn, nhiệt độ thay đổi nhanh. Đất cát thông khí tốt tạo điều kiện cho vi sinh vật háo khí hoạt động mạnh, chất hữu cơ phân giải nhanh, quá trình khoáng hoá mạnh, đất nghèo mùn. Khả năng hấp phụ kém, dễ bị rửa trôi, đất cát nghèo chất dinh dưỡng. Tóm lại : Đất cát không điêù hoà chế độ nhiệt, khí, dinh dưỡng trong đất, đất kém phì nhiêu, bất lợi cho cây trồng và vi sinh vật đất. Đất cát thích hợp với những cây có củ ( Khoai tây, khoai lang), cây họ đậu (đậu xanh, đậu đen, lạc,), Các loại dưa (dưa hấu, dưa bở), Các loại cây công nghiệp ( thuốc lá). Để cải tạo đất cát cần làm tăng tỷ lệ hạt sét. Biện pháp dẫn phù sa vào ruộng, bòn bùn ao, bùn sông, bón nhiều phân hữu cơ. Câu 60: Trình bày các phương pháp xác định TPCG ở thực địa? + Phương pháp khô: Miết đất giữa hai ngón tay. Các đầu ngón tay sẽ cảm giác và nhận biết về các cấp hạt. Tuy nhiên, phương pháp này đòi hỏi người phân tích phải có nhiều kinh nghiệm. + Phương pháp ướt: Còn gọi là phương pháp xoe con giun.Dùng nước tẩm cho đất ướt và dẻo vừa phải. Dùng hai bàn tay xoe đất thành thỏi có đường kính khoảng 3mm. Sau đó uốn thỏi đất thành vòng tròn có đường kính khoảng 3cm. Kết quả xoe giun sẽ cho ta biết đất đó là đất gì. Câu 63: Nêu các cơ chế hình thành kết cấu đất? - Sự keo tụ tương hỗ của keo đất: - Sự ngưng tụ keo đất do chất điện giải: - Sự kết dính các hạt đất do phản ứng hoá học: - Sự kết dính do nguyên nhân vật lý: - Sự kết dính do nguyên nhân sinh học: Câu 65: Các biện pháp duy trì và cải thiện kết cấu đất? + Thực hiện chế độ canh tác hợp lý: Luân canh, xen canh, gối vụ là những biện pháp tốt để phục hồi kết cấu cho đất. + Làm đất đúng kỹ thuật, hợp lý: duy trì được kết cấu hiện có đồng thời tạo ra được những hạt kết ưu việt hơn. + Bón phân hợp lý đặc biệt là phân hữu cơ. + Trồng cây cải thiện đất kết hợp với việc tiến hành các biện pháp chống xói mòn. Câu 68: Vai trò của nước trong đất? - Tham gia vào quá trình phong hoá đá và khoáng vật. - Nước là nhân tố điều hoà nhiệt và không khí trong đất. - Nước chi phối các tính chất vật lý và cơ lý của đất; ảnh hưởng đến độ phì của đất - Nước giúp hoà tan các chất dinh dưỡng có trong đất, giúp cho quá trình cây hút chất dinh dưỡng được dễ dàng. Câu 69: Trình bày những hiểu biết chung về nước rắn, nước hơi và nước liên kết ở trong đất? - Nước rắn + Nước lỏng trong đất khi gặp nhiệt độ thấp sẽ đông đặc lại tạo thành nước rắn. (Thường là < 00C). + Nước rắn đóng góp vào sự tạo ra kết cấu, độ xốp của đất, sự phong hoá đá và khoáng. + Loại nước này phổ biến ở vùng ôn đới và hàn đới. + Loại nước này cây trồng không thể sử dụng trực tiếp được. - Nước hơi + Nước hơi cùng với không khí chiếm đầy các lỗ hổng không có nước trong đất. + Hơi nước trong đất rất linh động và có thể di chuyển được. Sự vận chuyển của nước hơi trong đất phụ thuộc vào hình dạng, kích thước các lỗ hổng trong đất, chế độ nhiệt của đất. + Hàm lượng nước ở trạng thái hơi trong đất là không nhiều. Khi hơi nước chuyển sang thể lỏng thì thực vật mới sử dụng được. - Nước liên kết Nước trong đất chịu tác dụng của nhiều lực khác nhau. Những phân tử nước mà chịu tác dụng của lực hấp phụ vật lý và lực liên kết hoá học được gọi là nước liên kết. Những lực này sinh ra do lực hút của các hạt đất đối với nước. Có hai loại: Nước liên kết vật lý và nước liên kết hoá học. + Nước liên kết vật lý: Nước hấp phụ chặt, nước hấp phụ hờ + Nước liên kết hoá học: Nước cấu tạo, nước kết tinh Câu 70: Trình bày những hiểu biết chung về nước tự do ở trong đất? Nước tự do là loại nước không liên kết với đất, không bị giữ chặt bằng lực liên kết hoá học hay lực hấp phụ. Chia làm 2 loại: Nước mao quản và nước trọng lực + Nước mao quản Nước mao quản là nước tồn tại trong các khe hở có kích thước từ 1 – 8 μm. Nó có thể di chuyển theo mọi hướng dưới tác dụng của lực bề mặt. Lượng nước mao quản trong đất phụ thuộc vào số lượng và kích thước mao quản nghĩa là phụ thuộc vào hàm lượng keo, TPCG, kết cấu đất và hàm lượng mùn trong đất. Căn cứ vào mối quan hệ với mạch nước ngầm mà chia nước mao quản thành 2 loại: Nước mao quản leo và nước mao quản treo. Nước mao quản leo: là nước mao quản mà phía dưới được tiếp xúc với mạch nước ngầm. Nghĩa là nó nối liền với mạch nước ngầm và thường xuyên được nước ngầm cung cấp nước. Nước mao quản treo: là nước mà xuất hiện trong đất chủ yếu sau khi tưới hoặc mưa và ở những loại đất mà không được nước ngầm cung cấp do mạch nước ngầm ở quá sâu. Nước mao quản là nguồn nước chủ yếu cung cấp cho cây trồng do đó cần bảo vệ và nâng cao nguồn nước này. + Nước trọng lực Là nước được chứa trong các khe hở phi mao quản của nước. Nó chuyển động từ trên xuống dưới nhờ trọng lực. Loại nước này chuyển động khá nhanh ở trong đất nên thời gian tồn tại của nó nhỏ và ít có tác dụng đối với thực vật. Ngoài ra, nó còn gây ra hiện tượng rửa trôi các chất dinh dưỡng và keo đất theo chiều thẳng đứng, làm giảm độ thoáng khí của đất. Câu 71: Trình bày những hiểu biết chung về nước ngầm có ở trong đất? Nước trong đất chảy từ phía trên xuống đến lớp đất ít thấm hoặc không thấm nước, nó chảy theo chiều nằm ngang và tạo ra nước ngầm. Do đó nước ngầm luôn chứa muối khoáng. Chia 2 loại: Nước ngầm tạm thời và nước ngầm vĩnh cửu. Nước ngầm tạm thời: Là nước được đọng lại ở độ sâu nhất định. Tầng này được gọi là tầng chứa nước. Loại này phụ thuộc vào địa hình và thời tiết. Nước ngầm vĩnh cửu: là loại nước nằm giữa hai tầng đất không thấm nước. Nó phụ thuộc vào địa hình, địa mạo và đá mẹ Câu 80: Thế nào là độ phì? Các yếu tố của độ phì? -độ phì là khả năng cung cấp chất dinh dưỡng, nước cho cây trồng để chúng sinh trưởng và phát triển bình thường -các yếu tố của độ phì : chất dinh dưỡng, nước, nhiệt, không khí. Câu 81 : Trình bày các dạng độ phì? * Độ phì tự nhiên:Đây là loại độ phì có trong tất cả các loại đất tự nhiên. Nó xuất hiện trong quá trình hình thành đất dưới ảnh hưởng của các yếu tố hình thành đất (trừ con người).Nó được quyết định bởi sự tương tác phức tạp của các đặc tính và chế độ đất. * Độ phì hiệu lực: - Trong độ phì tự nhiên có một phần tác dụng ngay đến cây trồng. - Độ phì hiệu lực là độ phì từ nhiên mà cây trồng có thể dễ dàng hấp thu ngay được. * Độ phì tiềm tàng: - Là loại độ phì tự nhiên mà tạm thời cây trồng chưa sử dụng ngay được. - Nó được đặc trưng bởi trữ lượng tổng số của các nguyên tố dinh dưỡng cho cây, các dạng hợp chất của nó và sự tác động tương hỗ phức tạp của tất cả các đặc tính khác. * Độ phì nhân tạo: Là loại độ phì đặc trưng bởi sự thay đổi về mặt số lượng và chất lượng các đặc tính và chế độ của đất do tác động của con người. * Độ phì kinh tế - Để thể hiện được mối quan hệ giữa đất với điều kiện kinh tế xã hội, khái niệm độ phì kinh tế được sử dụng. Khi sử dụng đất cho sản xuất nông nghiệp sự kết hợp giữa độ phì nhân tạo với độ phì tự nhiên tạo ra độ phì kinh tế (độ phì hữu hiệu). - Độ phì kinh tế được thể hiện bằng năng suất của cây trồng. Nó phụ thuộc vào mức độ của độ phì tự nhiên, các điều kiện sử dụng đất, các chế độ canh tác gắn chặt với các quan hệ kinh tế xã hội. Câu 82: Nêu các chỉ tiêu quan trọng của độ phì? Chỉ tiêu hình thái Chỉ tiêu vật lí Chỉ tiêu lí hóa học Chỉ tiêu đánh giá hàm lượng chất dinh dưỡng Chỉ tiêu sinh học đất Câu 83: Các biện pháp nhằm duy trì và nâng cao độ phì nhiêu? *Biện pháp thuỷ lợi: - Đây là biện pháp quan trọng đặc biệt là công tác tưới tiêu đồng ruộng. - Phải xem xét nhu cầu về nước của thực vật, sự cung cấp nước của đất để có biện pháp tưới tiêu cụ thể, hợp lý. *Biện pháp làm đất tối thiểu: - Làm đất tối thiểu là những biện pháp làm cho đất có một trạng thái vật lý thích hợp, điều hoà được chế độ nước, chế độ không khí và chế độ dinh dưỡng đối với cây trồng. - Làm đất tối thiểu dựa trên cơ sở nghiên cứu các tính chất vật lý của đất như TPCG, độ chặt, độ ẩm, yêu cầu về đất của cây trồng để có cách làm đất hợp lý, kịp thời. *Biện pháp bón phân: - Bón phân để nâng cao độ phì và nâng cao năng suất cây trồng là việc làm quen thuộc và trở thành quan trọng trong sản xuất. - Bón phân cần chú ý bón cả phân vô cơ, phân hữu cơ và kết hợp với bón vôi nhằm tăng hiệu quả của phân bón và cải thiện tính chất đất. - Chế độ bón phân thích hợp được xây dựng trên cơ sở nhu cầu dinh dưỡng của cây trồng và tính chất của đất. Khi bón phân, cần phải bón theo 4 đúng: đúng cách, đúng chủng loại, đúng liều lượng và đúng lúc. *Biện pháp về chế độ canh tác: - Chế độ canh tác như luân canh, xen canh, nông lâm kết hợp, là những biện pháp canh tác thường được sử dụng nhiều trong sản xuất nông lâm nghiệp. - Chọn chế độ canh tác hợp lý sẽ làm tăng độ phì của đất, cải thiện tính chất đất và nâng cao năng suất cây trồng. Do đó cần phải xây dựng một cơ cấu cây trồng, hệ thống luân canh hợp lý nhằm duy trì, cải thiện độ phì cho đất đồng thời tăng năng suất cây trồng. → Kết luận: Các biện pháp nâng cao độ phì của đất rất phong phú và đa dạng. Khi tiến hành các biện pháp này cần phải có kiến thức về đất, vê cây trồng và về chính các biện pháp được sử dụng cũng như về các điều kiện kinh tế, xã hội thì các biện pháp mới có hiệu quả và đạt được hiệu quả về kinh tế. Câu 84: Thế nào là xói mòn đất? Nguyên nhân? - Xói mòn đất là hiện tượng mà lớp đất mặt bị bào mòn, các tầng đất bên dưới bị phá huỷ, do tác động của gió, nước và các tác nhân địa chất khác. Riêng đối với sản xuất nông nghiệp thì nước và gió là 2 nguyên nhân chính gây ra hiện tượng xói mòn đất. - Xói mòn vật lý gồm sự tách rời và di chuyển những phần tử đất không tan (cát, sét, bùn và chất hữu cơ). Sự di chuyển được xảy ra có thể theo phương nằm ngang trên bề mặt và cũng có thể theo phương thẳng đứng dọc theo bề dày của phẫu diện đất qua các khe hở, kẽ nứt, lỗ hổng có sẵn trong đất. - Xói mòn hóa học là sự di chuyển các vật liệu hòa tan, xói mòn hóa học có thể xảy ra do tác động của dòng chảy bề mặt hoặc dòng chảy ngầm từ tầng này tới tầng khác. *Nguyên nhân: có nhiều nguyên nhân nhưng do gió và nước là chủ yếu. Câu 85: Nghiên cứu XMĐ có ý nghĩa gì? Nghiên cứu xói mòn đất sẽ giúp nghiên cứu và hiểu được những vấn đề về môi trường.Từ đó có cơ sở để đề xuất ra những biện pháp phòng chống xói mòn hiệu quả nhằm bảo vệ đất và bảo vệ môi trường nói chung cũng như cuộc sống của con người nói riêng. Câu 86: Thế nào là xói mòn do nước? Nó chịu ảnh hưởng của những yếu tố nào? * Khái niệm: Xói mòn do nước là hiện tượng gây ra do tác động của nước chảy trên bề mặt. * Các yếu tố ảnh hưởng - Tác động va đập của mưa - Dòng chảy đối với đất dốc - Độ dốc, chiều dài dốc của bề mặt đất - Cấu trúc đất - Các biện pháp canh tác được áp dụng đối với đất Câu 87: Thế nào là xói mòn do gió? Nó chịu ảnh hưởng của những yếu tố nào? * Khái niệm: Xói mòn do gió là hiện tượng xói mòn gây ra bởi sức gió. * Các yếu tố ảnh hưởng Xói mòn do gió liên quan chặt chẽ tới độ ẩm của đất. Ngoài ra hiện tượng xói mòn này còn bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau. - Tốc độ gió và sức cuốn của gió - Điều kiện bề mặt đất và đặc tính của đất - Tình trạng cùa thảm thực vật trên bề mặt đất (Độ che phủ của thực vật) - Sự ổn định về các tính chất vật lý và cơ lý của đất. Câu 88: Các giai đoạn của xói mòn? Phân loại mức độ xói mòn? * Phân loại độ xói mòn Căn cứ vào lượng đất bị mất, chia làm 6 cấp độ xói mòn, cụ thể Cấp độ xói mòn Mức độ xói mòn Lượng đất bị mất A (tấn/ha/năm) 1 Yếu 0 – 20 2 Trung bình yếu 20 – 50 3 Trung bình khá 50 – 100 4 Mạnh 100 – 150 5 Rất mạnh 150 – 200 6 Nguy hiểm > 200 * Các giai đoạn của xói mòn Hiện tượng xói mòn xảy ra gồm 3 giai đoạn chính: - Giai đoạn các hạt đất bị tách rời: Kết cấu đất bị phá vỡ - Giai đoạn các hạt đất bị di chuyển đi nơi khác dưới tác động của nước hoặc gió. - Giai đoạn các hạt đất bị lắng đọng ở những vùng trũng hoặc ở nơi khác Câu 89: Nguyên tắc chung để kiểm soát xói mòn? Gồm 3 hệ thống - Hệ thống các biện pháp tăng cường che phủ mặt đất thông qua việc quản lý đất và thiết lập, quản lý hệ thống cây trồng. - Hệ thống các biện pháp ngăn ngừa, cắt ngắn, phân tán và làm giảm lưu lượng của dòng chảy. - Hệ thống các biện pháp tăng cường khả năng ứng chịu của đất. Câu 90: Khái niệm ô nhiễm môi trường đất? - Ô nhiễm môi trường: Là hiện tượng đưa các chất thải nguy hại vào môi trường làm thay đổi thành phần và tính chất môi trường, vi phạm các tiêu chuẩn môi trường gây ảnh hưởng đến các sinh vật và sức khoẻ con người. - Ô nhiễm đất: Là hiện tượng đất bị nhiễm các chất độc làm cho độ phì của đất giảm sút, gây ảnh hưởng xấu đến sinh vật và con người. Câu 91: Phân loại nguồn gốc gây ô nhiễm? * Nếu theo nguồn gốc phát sinh có: - Ô nhiễm đất do các chất thải sinh hoạt. - Ô nhiễm đất do chất thải công nghiệp. - Ô nhiễm đất do hoạt động nông nghiệp. -Nguyên nhân khác: chiến tranh, ô nhiễm dàu, giao thông, thực vật * Theo các tác nhân gây ô nhiễm - Ô nhiễm do tác nhân hóa học - Ô nhiễm do tác nhân sinh học. - Ô nhiễm do tác nhân vật lý. Câu 94: Sự cần thiết phải bảo vệ đất? * Vai trò của đất đối với con người (Chương 1) Đất có vai trò quan trọng đặc biệt đối với con người và xã hội. - Đối với ngành sản xuất nông lâm nghiệp: Đất vừa là đối tượng của lao động vừa là phương tiện của lao động. Thông qua việc sản xuất, đất cung cấp cho ta lương thực, thực phẩm, chất đốt, nguyên liệu làm ra sản phẩm tiêu dùng để đảm bảo những nhu cầu thiết yếu cho cuộc sống của con người. - Đối với các ngành phi nông nghiệp: Đất là cơ sở không gian, là vị trí, là nguyên liệu, là kho tàng chứa khoáng sản. Có thể nói đất là tư liệu vật chất để sinh tồn và phát triển, là cơ sở sản xuất và môi trường hoạt động sống, là không gian, cảnh quan mỹ học cho việc hưởng thụ tinh thần của con người. * Quỹ đất có hạn mà nhu cầu sử dụng đất hiện tại và tương lai ngày càng tăng * Đất ngày càng bị suy thoái nghiêm trọng. Câu 95: Nêu một số biện pháp cải tạo và bảo vệ đất? biện pháp kinh tế biện pháp kĩ thuật biện pháp nông nghiệp: bón phân; bón vôi; làm đất; luân canh xen canh, cây trồng hợp lí biện pháp lâm nghiệp: trồng rừng, bảo vệ rừng biện pháp nông lâm kết hợp biện pháp thủy lợi biện pháp hành chính xã hội tuyên truyền, vận động người dân tham gia bảo vệ đất quản lí, sử dụng đất bền vững về kinh tế, xã hội, môi trường Câu 97: Khái niệm, mục đích của công tác phân loại đất? Phân loại đất là dựa vào nguồn gốc phát sinh và các tính chất quan trọng khác để tập hợp, sắp xếp, hệ thống hóa và đặt tên cho đất theo những “thứ bậc” nhất định *Mục đích: - Mục đích chính của phân loại đất là sử dụng đất hợp lý và có hiệu quả nhất đặc biệt trong sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp đồng thời là cơ sở để áp dụng các biện pháp cải tạo, bảo vệ đất. - Phân loại đất chỉ đạo phương hướng cho toàn bộ những nghiên cứu khác về đất cũng như để phục vụ cho việc sử dụng đất toàn diện đối với nền kinh tế quốc dân nói chung và trong nông nghiệp nói riêng. - Phân loại đất còn là cơ sở cho việc đánh giá, định giá và quy hoạch sử dụng đất Câu 98: Yêu cầu của công tác phân loại đất? - Xác định rõ các căn cứ khoa học để phân loại. - Việc phân loại, xác định tên đất phải đảm bảo tính khoa học và chính xác; dễ sử dụng và phù hợp với quốc gia, tập quán của từng địa phương và từng cấp quản lý. Câu 100:Trình bày hệ thống phân loại của 3 phương pháp phân loại đất trên thế giới? Theo phát sinh(8)lớp; lớp phụ; loại; loại phụ;thuộc; chủng; biến chủng; bậc Theo mĩ (6 cấp, ko có pha):bộ; bộ phụ; nhóm lớn; nhóm phụ; họ; biểu loại Theo FAO(4 cấp) nhóm chính; đơn vị; đơn vị phụ; pha Câu 103: Mô tả một số bảng phân loại đất của Việt Nam? -1976: 13 nhóm +30 loại (tỷ lệ 1/1 triệu) -1996 (FAO) 19 nhóm+ 54 loại (tỷ lệ 1/1 triệu) -1996(FAO-WRV) 21 nhóm+61 loại (tỷ lệ 1/1 triệu.) Câu 104: Kể tên một số nhóm đất cơ bản vùng đồng bằng và ven biển mà em đã được học? Nhóm đất cát biển (Arenosols) - Phân bố: Chủ yếu ở ven biển các tỉnh duyên hải miền trung như Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Ninh Thuận, Bình Thuận, Ngoài ra còn phân bố ở các cửa sông lớn hoặc ở những vùng đất được hình thành từ nền đá mẹ sa thạch hay granit. * Tính chất chung của đất cát - Thành phần cơ giới nhẹ, rời rạc, đất không có kết cấu, thường xuyên bị khô hạn. - Đất nghèo dinh dưỡng toàn diện, dung tích hấp phụ, độ no bazơ thấp. - Hướng sử dụng: +Đối với các loại đất cồn cát thường trồng các loại cây lâm nghiệp ( phi lao, thông, bạch dần, keo lá chàm...) để chắn sóng, chắn cát bảo vệ vùng đất ven biển. + Đối với đất cát trên những địa hình bằng phẳng có điều kiện thuỷ lợi thì trồng lúa, các loại cây hoa màu;. nơi cao hơn có thể trồng cây ăn quả, cây công nghiệp ( Đậu, đỗ, lạc, vừng, nho, cam, dưa hấu, dừa, dứa, mía...). - Cải tạo: + Để sử dụng tốt đất cát biển trước hết cần chú trọng biện pháp thuỷ lợi để giữ nước, tưới nước cho đất. Những khu vực có địa hình thấp trũng sau khi cải tạo có thể trồng lúa nước đáp ứng nhu cầu về lương thực tại chỗ. + Sử dụng phân bón cần chú ý tăng cường lượng phân hữu cơ cho đất để tăng cường lượng mùn và tạo kết cấu của đất. Khi sử dụng phân hữu cơ chú ý bón vùi sâu để hạn chế quá trình “đốt cháy” do hiện tượng khoáng hóa diễn ra mạnh ở đây. Phân hóa học không nên bón tập trung một lúc vì khả năng hấp phụ của đất thấp, cây trồng không kịp hút nên dễ bị rửa trôi gây lãng phí. + Đối với cây trồng cần lựa chọn những giống cây trồng phù hợp với điều kiện đất nghèo dinh dưỡng, khô hạn, chịu được nhiệt độ cao và ít bị đổ do tác hại của gió. Nên ưu tiên các loại cây họ đậu trong hệ thống luân canh để tăng hiệu quả sử dụng đất, đồng thời từng bước cải thiện các tính chất của đất. + Để bảo vệ đất cần xây dựng đai rừng chắn gió. Về lâu dài dành nhiều diện tích cho việc trồng rừng, bảo vệ môi trường sinh thái, tạo ra những vùng nghỉ mát, du lịch. * Nhóm đất phù sa - Phân bố: ở 3 vùng đồng bằng lớn: đồng bằng Bắc bộ, đồng bằng Trung bộ, đồng bằng Nam bộ. * Tính chất đất - Tính chất đất phù sa phụ thuộc vào mẫu chất, địa hình và thuỷ chế của sông. + Sông càng dốc, hẹp và ngắn, nước chảy xiết thì phù sa ít và thô hơn sông dài, rộng, nước chảy chậm. + Theo mặt cắt ngang của sông bồi đắp: càng gần sông lượng phù sa càng nhiều, hạt càng thô, tạo nên địa hình cao, nhiều cát sỏi. Càng xa sông lượng phù sa càng ít, hạt phù sa càng mịn tạo nên địa hình thấp và thành phần cơ giới nặng hơn. + Theo chiều dài phạm vi sông bồi đắp: càng về hạ lưu hạt phù sa càng mịn. - Đối với đất phù sa hệ thống sông Hồng + Hệ thống sông Hồng có hàm lượng phù sa trong nước lớn, về mùa lũ đạt tới 2-3kg/m3, mùa cạn 0,5 kg/m3 chất lượng phù sa tốt. + Tính chất chung: thành phần cơ giới trung bình (thường là đất thịt), kết cấu đất trung bình. Đất có phản ứng trung tính, ít chua. Dung tích hấp phụ và độ no bazơ cao. Mùn, đạm từ trung bình đến khá; lân và kali khá. Nói chung đất phù sa hệ thống sông Hồng là đất tốt, có độ phì tương đối cao. - Đất phù sa hệ thống sông Cửu Long + Hàm lượng phù sa ít hơn sông Hồng, ngay trong mùa lũ cũng chỉ đạt 0,25kg/m3, nhưng tổng lượng nước lớn nên tổng phù sa cũng lớn. + Lượng phù sa này hàng năm trải đều trên bề mặt nên địa hình đồng bằng Nam Bộ bằng phẳng hơn so với đồng bằng Bắc Bộ. Một phần phù sa bị nhiễm mặn, phèn tạo thành nhóm đất mặn, phèn. + Tính chất: đất có thành phần cơ giới nặng, kết cấu vi hạt kết thích hợp với việc trồng lúa. Mùn giàu, đạm giàu, lân nghèo hơn đất phù sa hệ thống sông Hồng, kali trung bình, đất có phản ứng chua - Đất phù sa các con sông khác + Bao gồm đất phù sa các con sông ở miền Trung, Trung du, Miền núi, Cao nguyên. + Đặc điểm chung của các con sông này thường ngắn, hẹp, dốc, nước chảy xiết các hạt sét lắng đọng ít, hạt thô; tạo thành những vùng đồng bằng hẹp, dốc, được hình thành theo dạng bồn, lưu vực riêng. + Do ảnh hưởng của mẫu chất vùng thượng nguồn nên đất có thành phần cơ giới thường nhẹ, đất thường chua (pH 4,5-5,5), dung tích hấp phụ thấp, độ no bazơ thấp; mùn nghèo (<1,5%); đạm nghèo (0,07- 0,1%), lân nghèo (0,05%), kali giàu (1-1,5%). Nói chung đất nghèo dinh dưỡng, độ phì nhiêu kém. Nhưng cá biệt có những vùng phù sa thành phần cơ giới nặng hơn, màu mỡ hơn như đất phù sa sông Ba. - Hướng sử dụng, cải tạo + Cần xây dựng hệ thống thuỷ lợi để tưới tiêu chủ động. Tăng cường phân bón nhất là phân hữu cơ, bón vôi khử chua cho đất. + Do đất nằm xen kẽ với đất mặn, đất phèn nên cần chú ý các biện pháp phòng chống sự lây lan của mặn, phèn; đặc biệt là đất phù sa hệ thống sông Cửu Long. . Nhóm đất mặn (Salic Fluvisols) Nhóm đất Glay (GL) và than bùn (T) Nhóm đất phèn (đất chua mặn) Câu 105: Kể tên một số nhóm đất cơ bản vùng đồi núi mà em đã được học? . Nhóm đất xám (X) - Phân bố: chủ yếu ở vùng đồi núi, một số ít ở vùng giáp ranh giữa đồi núi và đồng bằng (bán sơn địa) và vùng phù sa cũ. * Tính chất chung - Lý tính: tầng canh tác mỏng, đất có màu xám trắng, thành phần cơ giới nhẹ (cát- cát pha), kết cấu kém, thường bị khô hạn (riêng đất xám glây có địa hình thấp, thoát nước kém). Các chế độ nước, khí nhiệt không điều hoà. - Hoá tính: mùn nghèo (<1%), nghèo các chất dinh dưỡng (chỉ có đất xám mùn trên núi hàm lượng mùn và đạm khá). Dung tích hấp phụ, độ no bazơ thấp; đất chua ( pH: 3- 4,5) nhiều nơi có kết von tròn và kết von tổ ong. Nói chung nhóm đất xám là nhóm đất xấu, có độ phì nhiêu thấp, đất bị thoái hoá mạnh, cần sử dụng hợp lý và có biện pháp bảo vệ, cải tạo đất. - Hướng sử dụng, cải tạo: Để cải tạo, bảo vệ đất xám cần áp dụng một số biện pháp sau: + Những nơi tầng dưới có thành phần cơ giới nặng thì cày sâu dần kết hợp với bón phân hữu cơ. + Bón vôi cải tạo độ chua cho đất, nên bón ít (500-1000 kg/ha) vì tính đệm thấp; tốt nhất là bón vôi kết hợp với phân hữu cơ. + Bón phân khoáng (N,P,K) để bồi dưỡng đất; mỗi lần bón nên bón ít và bón vùi sâu, bón nhiều lần. + Biện pháp thuỷ lợi là rất cần thiết nhằm tưới tiêu hợp lý, dẫn phù sa vào ruộng; tránh tưới nước tràn bờ làm trôi màu và dinh dưỡng của đất. Xây dựng hệ thống mương bờ trên đất dốc để hạn chế xói mòn, rửa trôi đất. + Xây dựng hệ thống luân xen canh hợp lí phù hợp với từng khu vực để tăng thu nhập và bảo vệ, cải tạo đất. Trong hệ thống luân canh, xen canh cần có cây họ đậu, cây phân xanh. Đất đen (R) - Phân bố: Thường thấy ở vùng chân các dãy núi đá vôi, các đá giàu chất kiển ở một số tỉnh như Sơn La, Cao Bằng, Hà Giang, Nghệ An, Gia Lai, Hoà Bình, * Tính chất chung Hàm lượng chất hữu cơ ở tầng mặt cao; hàm lượng lân tổng số trung bình và khá; đất có phản ứng trung tính và hơi kiềm. Có TPCG trung bình và nặng, có kết cấu viên, tơi xốp, * Hướng sử dụng và cải tạo Có thể trồng lúa nếu có đủ nước tưới. Nếu không đủ nước tưới có thể trồng hoa màu, các loại cây công nghiệp ngắn ngày. Đất đỏ (F) *Phân bố: Chủ yếu ở vùng trung du và đồi núi (Tây Nguyên và Đông Nam Bộ) * Tính chất chung - Lý tính: đất thường có màu đỏ, nâu, tím, vàng; tầng đất tương đối dày, thành phần cơ giới nặng, kết cấu đất tốt, tơi xốp; hạt kết tương đối bền, thoát nước nhanh, thường bị khô hạn. - Hoá tính: khoáng nguyên sinh ít hầu hết là khoáng thứ sinh. Đất chua, độ no bazơ thấp, khả năng hấp phụ không cao. Khoáng sét chủ yếu là kaolinit. Mùn giàu chủ yếu là axít Fulvic; đạm giàu, lân khá, kali trung bình. Nói chung đất đỏ là đất tốt, có độ phì nhiêu cao (riêng đất nâu vàng độ phì kém hơn các loại đất khác). * Hướng sử dụng, cải tạo: Khi sử dụng nhóm đất đỏ cần: + Chống xói mòn chủ yếu là lập băng rừng, áp dụng biện pháp nông lâm kết hợp để bảo vệ đất. + Che phủ giữ ẩm đất vào mùa khô, khai thác nguồn nước tưới chống hạn cho cây. + Làm đất tối thiểu để bảo vệ cấu trúc của đất. + Bón thêm phân lân, kali để cân đối dinh dưỡng. Tăng cường phân xanh, phân chuồng, bổ sung phân đạm khi cần thiết. *Một số nhóm đất khác a. Đất nâu vàng vùng bán khô hạn (XK) d. Đất mùn alit núi cao (A b. Đất tích vôi (V) e. Đất tầng mỏng (E) c. Đất đá bọt (RK) f. Đất Potzon (0) Câu 106: Chứng minh đất VN đa dạng về loại hình thổ nhưỡng? Đất Việt Nam được chia thành 21 nhóm và 61 đơn vị đất khác nhau theo FAO – UNESCO. Các nhóm đất được sắp xếp từ biển tiến dần lên núi cao. Trong số đó, nhóm đất xám là nhóm đất có diện tích lớn nhất so với các nhóm còn lại. Nhiều nhóm đất có ý nghĩa rất lớn đôí với việc phát triển nền nông nghiệp Việt Nam: đất phù sa, đất đỏ, đất phèn, đất mặn... Câu 107: Chứng minh đất VN phong phú về khả năng sử dụng? Tài nguyên đất tự nhiên của Việt Nam thích nghi với nhiều loại sử dụng đáp ứng nhu cầu phát triển toàn diện, phục vụ đời sống cho nhân dân, nguyên liệu cho công nghiệp và sản phẩm xuất khẩu. Đất Việt Nam thích nghi với nhiều loại hình sử dụng khác nhau; mỗi một loại hình sử dụng lại có nhiều đơn vị đất đai khác nhau Câu 109: Cho hình ảnh của một phẫu diện. Hãy sơ bộ mô tả tính chất và độ phì nhiêu của đất? Câu 110: Bài tập: Từ tỷ lệ TPCG, hãy xác định tên loại đất theo tam giác định danh.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxde_cuong_khoa_hoc_dat_9073.docx