Hoàn thiện pháp luật phòng, chống mua bán phụ nữ, trẻ em ở Việt Nam hiện nay

MỤC LỤC MỞ ĐẦU Chương 1: cơ sở lý luận của việc hoàn thiện pháp luật phòng, chống mua bán phụ nữ, trẻ em 1.1. Khái niệm, đặc điểm hành vi mua bán phụ nữ, trẻ em và pháp luật phòng, chống mua bán phụ nữ, trẻ em 1.2. Khái niệm và tiêu chí hoàn thiện pháp luật phòng, chống mua bán phụ nữ, trẻ em 1.3. Yêu cầu hoàn thiện pháp luật phòng, chống mua bán phụ nữ, trẻ em Chương 2: thực trạng mua bán phụ nữ, trẻ em và pháp luật phòng, chống mua bán phụ nữ, trẻ em ở việt nam 2.1. Tình hình mua bán phụ nữ, trẻ em và hoạt động phòng, chống mua bán phụ nữ, trẻ em 2.2 Thực trạng pháp luật về phòng, chống mua bán phụ nữ, trẻ em Chương 3: phương hướng và một số giải pháp góp phần hoàn thiện pháp luật phòng, chống mua bán phụ nữ, trẻ em ở việt nam hiện nay 3.1 Dự báo tình hình mua bán phụ nữ, trẻ em ở Việt Nam trong thời gian tới 3.2 Quan điểm hoàn thiện pháp luật phòng, chống mua bán phụ nữ, trẻ em 3.3. Phương hướng và một số giải pháp hoàn thiện pháp luật phòng, chống mua bán phụ nữ, trẻ em ở Việt Nam hiện nay Kết luận Những công trình của tác giả đã công bố DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

pdf111 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3211 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Hoàn thiện pháp luật phòng, chống mua bán phụ nữ, trẻ em ở Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chúng ta đã tham gia hầu hết các các tổ chức quốc tế lớn như là: Liên hợp quốc (UN); Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC); Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)... và cuối năm nay (2006) Việt Nam sẽ trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Với thể chế chính trị ổn định, môi trường đầu tư thuận lợi, hàng năm Việt Nam đang thu hút hàng triệu lượt người xuất nhập cảnh để tìm hiểu thị trường, tìm kiếm cơ hội làm ăn, thăm quan du lịch... đây sẽ là điều 83 kiện thuận lợi để tội phạm mua bán phụ nữ, trẻ em dễ dàng lừa gạt phụ nữ, trẻ em bán ra nước ngoài vì các mục đích bóc lột và thương mại. Nền kinh tế thị trường cũng đã và đang làm cho sự phân hóa giầu nghèo trong xã hội ngày càng sâu sắc, tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm ngày càng gia tăng. Các giá trị đạo đức truyền thống đang dần bị thay thế bởi lối sống buông thả, thực dụng của phương Tây, do sự tác động tiêu cực của kinh tế thị trường. Cũng chính từ lối sống buông thả, thiếu trách nhiệm với xã hội và với chính bản thân mình, mà ngày càng nhiều trẻ em đã bị bỏ rơi ngay sau khi sinh ra. Tất cả những điều đó đã trở thành những điều kiện thuận lợi để tội phạm mua bán phụ nữ, trẻ em dễ dàng lừa gạt phụ nữ, trẻ em nhằm mục đích bóc lột tình dục ở ngay trong nước, hoặc để bán ra nước ngoài. Làn sóng di dân tự do và tìm kiếm việc làm sẽ tiếp tục gia tăng, đây chính là môi trường lý tưởng cho tội phạm mua bán phụ nữ, trẻ em hoạt động và phát triển. Một số yếu tố kinh tế - xã hội từ các nước trong khu vực cũng như trên thế giới sẽ tiếp tục là điều kiện tác động làm gia tăng tội phạm mua bán phụ nữ, trẻ em ở Việt Nam; cụ thể là các yếu tố sau: + Trong việc thực hiện chính sách về dân số, Chính phủ Trung Quốc đã tạo ra một cơ cấu mất cân bằng về dân số giữa nam và nữ. Theo thống kê của Chính phủ Trung Quốc: Trong năm 2002, tỷ lệ sinh trai - gái trong xã hội Trung Quốc là cứ 117 bé trai chào đời thì mới có 100 bé gái chào đời. Từ thống kê tương tự Trường Đại học Kent ở Anh đã tính toán rằng đến năm 2020, Trung Quốc sẽ có từ 29 đến 33 triệu thanh niên trong độ tuổi 18 - 34 không có phụ nữ cùng tuổi để lấy vợ, một bức tranh "thiếu nữ" nghiêm trọng sẽ diễn ra [51]. + Ở Campuchia pháp luật còn lỏng lẻo, việc quản lý đường biên giới quốc gia thiếu chặt chẽ, tệ nạn xã hội phát triển, đặc biệt là tệ nạn mại dâm tự 84 do. Vì vậy Campuchia không chỉ là nơi cần "nguồn hàng" là phụ nữ, trẻ em để cung cấp cho hoạt động mại dâm, mà còn là địa bàn trung chuyển thuận lợi của các đường dây mua bán phụ nữ, trẻ em từ Việt Nam đi Thái lan, Đài Loan, Ma Cao, Singapore và các nước khác. + Ở các quốc gia châu Âu, nhiều cặp vợ chồng không muốn sinh con, nhưng họ lại rất muốn nuôi con nuôi. Tội phạm mua bán phụ nữ, trẻ em đã nhìn ra lợi nhuận khổng lồ từ nhu cầu nêu trên và như vậy mua bán phụ nữ, trẻ em sẽ tiếp tục gia tăng. 3.1.2. Phương thức, thủ đoạn thực hiện hành vi phạm tội của tội phạm mua bán phụ nữ, trẻ em sẽ diễn biến ngày càng tinh vi, xảo quyệt hơn Phân tích dự báo phương thức, thủ đoạn phạm tội của tội phạm mua bán phụ nữ và trẻ em có ý nghĩa quan trọng trong đấu tranh phòng, chống tệ nạn này. Qua đó xác định được phương thức, cách thức, thủ đoạn thực hiện tội phạm để để ra luật pháp phòng ngừa, đấu tranh ngăn chặn, xử lý tội phạm phù hợp. Chúng tôi cho rằng, trong thời gian tới phương thức, thủ đoạn phạm tội của tội phạm mua bán phụ nữ, trẻ em sẽ có những diễn biến sau: Tội phạm mua bán phụ nữ, trẻ em sẽ khai thác triệt để những yếu tố lạc hậu về thông tin, khó khăn về điều kiện kinh tế - xã hội ở các vùng nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo để lừa gạt phụ nữ, trẻ em bán vào các nhà chứa làm gái mại dâm, hoặc đưa qua biên giới bán ra nước ngoài. Đối tượng mà tội phạm mua bán phụ nữ, trẻ em hướng tới là những phụ nữ, trẻ em ở nông thôn, có điều kiện kinh tế khó khăn, kém hiểu biết, thất nghiệp, nhẹ dạ, hoặc những phụ nữ quá lứa, tình duyên dang dở, phụ nữ hành nghề mại dâm và nhưng phụ nữ, trẻ em thích ăn chơi đua đòi. Bên cạnh đó những trẻ em trong các gia đình đông con, kinh tế khó khăn ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa; trẻ em lang thang; trẻ em trong các làng trẻ SOS và đặc biệt là trẻ em bị bỏ rơi sau khi sinh ra cũng là những đối tượng thuộc 85 nhóm nguy cơ cao có thể trở thành nạn nhân của tội phạm mua bán phụ nữ, trẻ em. Tội phạm mua bán phụ nữ, trẻ em sẽ triệt để lợi dụng các loại hình dịch vụ như: sử dụng dịch vụ truy cập Internet, dịch vụ xuất khẩu lao động, dịch vụ du lịch, dịch vụ giới thiệu việc làm và đặc biệt là dịch vụ môi giới hôn nhân, cho nhận con nuôi có yếu tố nước ngoài. Tội phạm mua bán phụ nữ, trẻ em trong thời gian tới sẽ có những hình thức đồng phạm phức tạp, có chỉ huy, cầm đầu, vạch kế hoạch cụ thể. 3.1.3. Tội phạm mua bán phụ nữ, trẻ em ở Việt Nam sẽ móc nối, cấu kết với tội phạm ở ngoài nước và sẽ hình thành các đường dây buôn người xuyên quốc gia Ở trong nước, các đường dây mua bán phụ nữ, trẻ em sẽ tiếp tục phát triển thành đường dây lớn, mang tính tổ chức chặt chẽ. Các đối tượng phạm tội sẽ móc nối, cấu kết với nhau, cùng nhau thực hiện hành vi phạm tội. Quy trình thực hiện hành vi phạm tội mua bán phụ nữ, trẻ em sẽ được tiến hành như sau: nạn nhân được đưa từ các địa phương khác nhau đến các nhà chứa trong nước để bóc lột tình dục, hoặc đưa nạn nhân đến các vùng rừng núi hẻo lánh để bóc lột sức lao động... Các đường dây tội phạm mua bán phụ nữ, trẻ em sẽ tự tìm đến nhau theo nhu cầu tự thân để mua bán, trao đổi phụ nữ, trẻ em nhằm mục đích cuối cùng là lợi nhuận. Do vậy, các đường dây mua bán phụ nữ, trẻ em ở trong nước đã dần móc nối, cấu kết với nhau hình thành các đường dây lớn chuyên mua bán phụ nữ, trẻ em, với tổ chức hoạt động rất chặt chẽ. Lợi nhuận luôn là mối quan tâm chủ yếu của tội phạm nói chung trong đó có tội phạm bán phụ nữ, trẻ em nói riêng. Chính vì lẽ đó mà các đường dây tội phạm mua bán phụ nữ, trẻ em luôn hướng sự quan tâm đến các "thị trường" tiềm năng hơn, mang lại nhiều lợi nhuận hơn, ở ngoài biên giới quốc gia. Tội phạm mua bán phụ nữ, trẻ em ở trong và ngoài nước sẽ bằng mọi cách, dưới mọi hình thức và bất chấp mọi thủ đoạn để móc nối, cấu kết với 86 nhau nhằm hình thành các đường dây lớn mang tính quốc tế để cùng nhau thực hiện hành vi phạm tội. Tội phạm mua bán phụ nữ, trẻ em sẽ đưa các nạn nhân từ một quốc gia sang một quốc gia khác, hoặc lấy một nước làm trung gian, để từ đó tới nước thứ ba. Ở Việt Nam, tội phạm mua bán phụ nữ, trẻ em thường cấu kết chặt chẽ với tội phạm mua bán phụ nữ, trẻ em ở Trung Quốc, Thái Lan, Đài Loan, Hồng Kông, Campuchia và một số quốc gia Đông Âu và như vậy trong tương lai sẽ hình thành các đường dây buôn người xuyên quốc gia. Từ những phân tích ở trên có thể đi đến những dự báo về diễn biến tình hình mua bán phụ nữ, trẻ em ở Việt Nam trong thời gian tới như sau: Tình hình mua bán phụ nữ sẽ diễn biến phức tạp, gia tăng về số vụ việc, đa dạng về phương thức thủ đoạn. Theo chúng tôi, tội phạm mua bán phụ nữ, trẻ em sẽ gia tăng khoảng 10 - 20% trên 1 năm; đối tượng phạm tội sẽ tập trung ở độ tuổi từ 30 đến 45 tuổi; số nạn nhân chủ yếu sẽ là phụ nữ trẻ (độ tuổi từ 18 đến 25) vì số này dễ bị lừa để đi xuất khẩu lao động, đi làm việc ở các thành phố. Địa bàn phạm tội xảy ra chủ yếu ở các tỉnh biên giới phía Bắc, phía Nam, không loại trừ các đối tượng bị đưa qua biên giới bằng cửa khẩu quốc tế (sân bay), các trường hợp này do tội phạm làm giấy tờ giả. Tội phạm mua bán phụ nữ, trẻ em sẽ có yếu tố nước ngoài, có sự câu kết giữa tội phạm trong nước và nước ngoài. 3.2. QUAN ĐIỂM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT PHÒNG, CHỐNG MUA BÁN PHỤ NỮ, TRẺ EM 3.2.1. Hoàn thiện pháp luật nhằm thể chế hóa kịp thời, đầy đủ, đúng đắn đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về phòng, chống mua bán phụ nữ, trẻ em Mua bán phụ nữ, trẻ em tuy mới xuất hiện ở Việt Nam khoảng hơn mười năm trở lại đây, song tính đa dạng, phức tạp cũng như hậu quả mà loại hành vi này gây ra cho các nạn nhân, gia đình nạn nhân và toàn xã hội là đặc 87 biệt nghiêm trọng. Hành vi mua bán phụ nữ, trẻ em không chỉ xâm hại đến các quyền cơ bản của con người nói chung trong đó có quyền của phụ nữ và trẻ em, mà còn tạo ra sự mất ổn định về trật tự an toàn xã hội và đồng thời đe dọa tới tình hình an ninh, chính trị của quốc gia. Nhận thức sâu sắc về tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi mua bán phụ nữ, trẻ em, cũng như những diễn biến hết sức phức tạp của loại hành vi này, Đảng và Nhà nước ta ban hành nhiều chủ trương, chính sách, nhằm tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ trong toàn xã hội về mặt nhận thức và hành động trong công tác đấu tranh phòng, chống mua bán phụ nữ, trẻ em, trong đó có những văn bản chỉ đạo sau: - Ngày 1-3-1994, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ban hành Chỉ thị số 33-CT/TW về lãnh đạo phòng, chống các tệ nạn xã hội. - Ngày 30-4-1994, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ban hành Chỉ thị số 38-CT/TW về công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. - Ngày 15/11/1995, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 774/1995/TTg về việc tiếp nhận trở lại những công dân Việt Nam không được nước ngoài cho cư trú. - Ngày 17/9/1997, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 776/1997/TTg về phân công trách nhiệm thực hiện các biện pháp ngăn chặn việc đưa trái phép phụ nữ, trẻ em ra nước ngoài. - Ngày 30-7-1998 Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã ban hành Thông tri số 04-TT/TW về việc tăng cường lãnh đạo công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. - Ngày 31/7/1998, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 138/1998/QĐ-TTg, phê duyệt Chương trình quốc gia phòng chống tội phạm, trong đó có mục tiêu và nội dung phòng chống mua bán phụ nữ, trẻ em. - Ngày 31/5/1999, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 134/1999/QĐ-TTg, phê duyệt Chương trình hành động bảo vệ trẻ em có hoàn 88 cảnh đặc biệt, trong đó có mục tiêu ngăn ngừa, tiến tới giảm dần vào năm 2002 tình trạng trẻ em bị xâm hại về nhân phẩm, danh dự, bị xâm hại về tình dục, đặc biệt vì mục đích thương mại. - Ngày 28-6-2000, Bộ Chính trị đã ban hành Chỉ thị số 55-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng ở cơ sở đối với công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. - Ngày 26-2-2001, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 23/2001/QĐ-TTg, phê duyệt "Chương trình hành động quốc gia vì trẻ em Việt Nam giai đoạn 2001- 2010". - Ngày 14/7/2004, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 130/2004/QĐ-TTg, phê duyệt chương trình hành động phòng, chống tội phạm buôn bán phụ nữ, trẻ em từ năm 2004 đến năm 2010. - Ngày 29/10/2004, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 187/2004/QĐ-TTg, về việc thành lập Ban chỉ đạo Chương trình hành động phòng, chống tội phạm buôn bán phụ nữ, trẻ em. - Ngày 14/12/2004, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 210/2004/QĐ-TTg, về việc ban hành Quy chế hoạt động của ban chỉ đạo Chương trình hành động phòng, chống tội phạm buôn bán phụ nữ, trẻ em. - Ngày 25/2/2005, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 03/2005/CT-TTg, về tăng cường quản lý nhà nước đối với quan hệ hôn nhân gia đình có yếu tố nước ngoài... Từ viện dẫn hệ thống văn bản chỉ đạo nêu trên cho thấy, Đảng, Nhà nước ta đã ban hành rất nhiều văn bản chỉ đạo cuộc đấu tranh phòng, chống mua bán phụ nữ và trẻ em, cũng như các biện pháp khắc phục hậu quả của lĩnh vực mua bán phụ nữ, trẻ em. Tuy nhiên, đó là những văn bản có tính chất quy định chung, định hướng, chỉ đạo, muốn tổ chức thi hành phải ban hành các văn bản cụ thể. Theo đó, hoàn thiện pháp luật phòng, chống mua bán phụ 89 nữ, trẻ em phải bảo đảm là công cụ thể chế hóa đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước trong lĩnh vực này. Như chúng ta đã biết, pháp luật xã hội chủ nghĩa luôn có quan hệ mật thiết với đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng Cộng sản. Trong mối quan hệ này, đường lối, chính sách của Đảng giữ vai trò chủ đạo: đường lối, chính sách của Đảng chỉ đạo phương hướng xây dựng pháp luật, chỉ đạo nội dung pháp luật và chỉ đạo việc tổ chức thực hiện và áp dụng pháp luật. Pháp luật luôn phản ánh đường lối chính sách của Đảng, là sự thể chế hóa (cụ thể hóa) đường lối, chính sách của Đảng thành các quy định chung thống nhất trên quy mô toàn xã hội. Trong việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa cũng như trong công tác tổ chức thực hiện pháp luật phải thấm nhuần các quan điểm thể hiện trong các đường lối, chính sách của Đảng để thể chế hóa thành hệ thống các quy phạm pháp luật phù hợp và tổ chức thực hiện có hiệu quả. Tuy nhiên pháp luật cũng có tính độc lập tương đối của nó; tác động mạnh mẽ tới đường lối, chính sách của Đảng. Thực tiễn đã cho thấy, nếu sử dụng tốt công cụ pháp luật, thì đường lối, chính sách của Đảng sẽ nhanh chóng đi vào cuộc sống. Thông qua pháp luật, các đường lối, chính sách, quan điểm của Đảng được triển khai một cách nhanh chóng, cụ thể và trên quy mô rộng lớn nhất. Thực tiễn pháp lý là môi trường để kiểm nghiệm tính đúng đắn và hiệu quả thực hiện các đường lối, chính sách và quan điểm của Đảng. Cần tránh khuynh hướng pháp luật thuần túy, khi xây dựng và thực hiện pháp luật không dựa trên cơ sở đường lối chính sách của Đảng. Đồng thời cũng cần tránh khuynh hướng muốn dùng đường lối, chính sách của Đảng để thay thế cho pháp luật, hạ thấp vai trò của pháp luật [43, tr. 334]. Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 đã nêu quan điểm chỉ đạo: Thể chế hóa kịp thời đầy đủ, đúng đắn đường lối của Đảng, cụ thể hóa các quy định của hiến pháp về xây dựng nhà nước pháp 90 quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân; bảo đảm quyền con người, quyền tự do, dân chủ của công dân; xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, phát triển văn hóa-xã hội, giữ vững quốc phòng an ninh... [28]. Từ sự phân tích trên cho thấy, hoàn thiện pháp luật phòng, chống mua bán phụ nữ, trẻ em ở Việt Nam hiện nay, cần quán triệt quan điểm chỉ đạo là: thể chế hóa kịp thời, đầy đủ, đúng đắn đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta về phòng, chống mua bán phụ nữ, trẻ em. Để thể chế hóa đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta về phòng chống mua bán phụ nữ và trẻ em, theo chúng tôi cần phải phân tích kỹ quan điểm của Đảng ta về từng lĩnh vực như: bảo vệ quyền phụ nữ, trẻ em; đấu tranh phòng, chống tội phạm mua bán phụ nữ, trẻ em, nhận trở lại và bảo vệ nạn nhân bị mua bán... Trước hết cần phải hoàn thiện pháp luật theo hướng tạo điều kiện để thực hiện tốt quyền của phụ nữ và trẻ em; cùng đó, hoàn thiện chính sách hình sự trong đấu tranh phòng chống tội phạm mua bán phụ nữ, trẻ em. Trong đó, chú trọng thực hiện các chương trình quốc gia phòng, chống tội phạm mua bán phụ nữ, trẻ em. 3.2.2. Hoàn thiện pháp luật phòng, chống mua bán phụ nữ, trẻ em theo hướng phù hợp với các quy định của luật pháp quốc tế về phòng, chống buôn bán người Quan điểm chỉ đạo của Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 đã chỉ rõ: "... phát huy cao độ nội lực, tích cực, chủ động hội nhập quốc tế, thực hiện đầy đủ các cam kết quốc tế trên cơ sở giữ vững độc lập, chủ quyền, an ninh quốc gia và định hướng xã hội chủ nghĩa" [28]. Chủ động hội nhập quốc tế, cũng đồng nghĩa với việc thiết lập các mối quan hệ xã hội mới, trên cơ sở tuân thủ các quy định 91 mà cộng đồng quốc tế đã thừa nhận. Để các cam kết quốc tế được thực hiện một cách đầy đủ, thì mỗi quốc gia là thành viên trong đó có Việt Nam đều phải nội luật hóa các cam kết đó. Đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta đã được khẳng định trong Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X: Về quan hệ đối ngoại, chúng ta thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, hòa bình hợp tác và phát triển; chính sách đối ngoại rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ quốc tế. Việt Nam là bạn, đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, tham gia tích cực vào tiến trình hợp tác quốc tế và khu vực. Nhiệm vụ của công tác đối ngoại là giữ vững môi trường hòa bình, tạo điều kiện quốc tế thuận lợi cho công cuộc đổi mới, đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng và bảo vệ tổ quốc, đồng thời góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội [29]. Sự hợp tác và các mối quan hệ bang giao giữa các quốc gia chỉ có thể phát triển trong môi trường chính trị, kinh tế, xã hội ổn định và có đủ độ tin cậy lẫn nhau. Pháp luật là phương tiện có ý nghĩa quan trọng trong việc tạo lập môi trường ổn định đó. Bởi vì, chính nhờ những đặc điểm đặc thù của mình, pháp luật có khả năng thiết lập một trật tự mà ở đó mọi chủ thể khi tham gia vào các quan hệ phải tôn trọng những cam kết và phải chịu trách nhiệm về những hậu quả có thể xảy ra. Thực tiễn càng cho thấy rõ, muốn thực hiện tốt sự quản lý của nhà nước, đẩy nhanh sự phát triển của xã hội, mở rộng quan hệ và hợp tác với các nước thì phải chú trọng phát huy vai trò của pháp luật, nhanh chóng xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật không những phải phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh trong nước, mà đồng thời còn phải phù hợp với xu hướng phát triển chung của tình hình quốc tế và khu vực. 92 Như vậy, quan điểm chỉ đạo trong việc hoàn thiện pháp luật phòng, chống mua bán phụ nữ, trẻ em là: thể chế hóa kịp thời, đầy đủ, đúng đắn đường lối, chính sách của Đảng và nhà nước về phòng, chống mua bán phụ nữ, trẻ em và đồng thời phải phù hợp với các quy định của luật pháp quốc tế về phòng, chống buôn bán người. Như đã đề cập, cuộc đấu tranh phòng, chống mua bán phụ nữ, trẻ em không thể không hợp tác quốc tế, vì loại hành vi nguy hiểm này đã vượt qua biên giới quốc gia. Do đó, hoàn thiện pháp luật phòng, chống mua bán phụ nữ, trẻ em ở Việt Nam theo hướng phù hợp với pháp luật và thông lệ quốc tế là tất yếu khách quan. Theo chúng tôi, cần tổ chức tốt việc triển khai thi hành Luật ký kết thực hiện điều ước quốc tế, khẩn trương nghiên cứu nội luật hóa các quy định của các điều ước quốc tế về phòng chống mua bán phụ nữ, trẻ em trở thành nội luật Việt Nam. 3.3 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT PHÒNG, CHỐNG MUA BÁN PHỤ NỮ, TRẺ EM Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 3.3.1. Phương hướng hoàn thiện pháp luật phòng, chống mua bán phụ nữ, trẻ em 3.3.1.1. Hoàn thiện các quy định của pháp luật về bảo vệ quyền của phụ nữ và trẻ em Như chúng ta đã biết, Nhà nước ta đã xây dựng được một khung pháp luật nhằm bảo vệ quyền con người nói chung và quyền của phụ nữ, trẻ em nói riêng. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là luật cơ bản của nhà nước, có hiệu lực pháp lý cao nhất. Lịch sử xây dựng và phát triển của nhà nước ta được đánh dấu bằng bốn bản Hiến pháp: Hiến pháp năm 1946, hiến pháp năm 1959, Hiến pháp năm 1980 và Hiến pháp năm 1992. Trong chương quy định về quyền và nghĩa vụ của công dân đều có những điều trực tiếp hoặc gián tiếp quy định về quyền của phụ nữ và trẻ em. Đặc biệt 93 trong Hiến pháp năm 1992, những quy định về quyền của phụ nữ và trẻ em vừa có sự kế thừa, vừa có sự phát triển mới về chất so với ba bản hiến pháp trước đó. Các quyền của phụ nữ, trẻ em được quy định rõ ràng, cụ thể có tính khẳng định cao và với những đảm bảo chắc chắn. Hiến pháp chính là nền tảng pháp lý cơ bản cho việc ban hành các văn bản pháp luật khác để cụ thể hóa các quyền của phụ nữ, trẻ em và đồng thời cụ thể hóa trách nhiệm của gia đình, của các cơ quan tổ chức, của Nhà nước và của toàn xã hội trong việc bảo vệ phụ nữ, trẻ em. Các văn bản pháp luật khác liên quan trực tiếp đến quyền của phụ nữ và trẻ em như: Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004; Luật hôn nhân và gia đình năm 2000; Bộ luật dân sự năm 2005, Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003; Bộ luật lao động năm 2002; Bộ luật hình sự năm 1999; Pháp lệnh phòng chống mại dâm năm 2003... Đây là những văn bản pháp lý quan trọng quy định quyền của phụ nữ, trẻ em và đồng thời quy định bảo vệ quyền của phụ nữ, trẻ em trên cá mặt chính trị, kinh tế, dân sự, văn hóa và xã hội. Nhìn chung, Việt Nam đã có một hệ thống khung pháp luật tương đối toàn diện và đầy đủ để bảo đảm và bảo vệ các quyền con người nói chung, trong đó có quyền của phụ nữ và trẻ em. Việc tăng cường hiệu lực, hiệu quả của các quy định pháp luật nói trên trong thực tiễn thi hành là yếu tố vô cùng quan trọng, làm tăng tính phòng ngừa thông qua tác động của luật pháp và chính sách đối với tệ nạn mua bán phụ nữ, trẻ em. Tuy nhiên, các quy định về quyền của phụ nữ và trẻ em còn tản mạn, chưa tập trung theo lĩnh vực; trong đó có một số quy định còn chung chung, khó thực hiện. Theo đó, thời gian tới, cần phải rà soát, hệ thống hóa các quy định này để trên cơ sở đó ban hành mới hoặc sửa đổi bổ sung các quy định này theo hướng tổng thể, toàn diện. Ở đây có thể khẳng định: hoàn thiện các quy định của pháp luật về bảo vệ quyền của phụ nữ và trẻ em sẽ là hướng hoàn thiện của pháp luật phòng, chống mua bán phụ nữ, trẻ em ở Việt Nam hiện nay. 94 3.3.1.2. Hoàn thiện các quy định của pháp luật về phòng, chống mua bán phụ nữ và trẻ em Cho đến nay, Việt Nam chưa có đạo luật riêng về phòng, chống mua bán phụ nữ và trẻ em, nhưng nhiều văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước ta đã có các quy định về phòng, chống mua bán phụ nữ và trẻ em như, Bộ luật hình sự năm 1999; Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002; Pháp lệnh phòng chống mại dâm năm 2003; Pháp lệnh xuất nhập cảnh và các văn bản có liên quan đến phòng ngừa, ngăn chặn, trừng trị nghiêm khắc tội phạm mua bán phụ nữ, trẻ em cũng như bảo vệ, hỗ trợ, giúp đỡ nạn nhân tái hòa nhập cộng đồng. Tuy nhiên, trước những diễn biến có chiều hướng ngày càng phức tạp, nghiêm trọng và có xu hướng gia tăng của loại tệ nạn này, hệ thống văn bản pháp luật về phòng, chống mua bán phụ nữ, trẻ em đã bộc lộ một số bất cập, thiếu sót, làm hạn chế hiệu quả của công tác phòng, chống loại tệ nạn này. Như vậy, phương hướng hoàn thiện pháp luật phòng, chống mua bán phụ nữ, trẻ em ở Việt Nam hiện nay là tiến hành đồng thời theo hướng hoàn thiện các quy định của pháp luật về bảo vệ quyền của phụ nữ, trẻ em và hoàn thiện các quy định của pháp luật về phòng, chống mua bán phụ nữ và trẻ em theo hướng: hoàn thiện các quy định của Bộ luật hình sự, các văn bản hành chính, kinh tế, dân sự..... 3.3.2. Một số giải pháp góp phần hoàn thiện pháp luật phòng, chống mua bán phụ nữ, trẻ em 3.3.2.1. Khẩn trương ký kết, tham gia các điều ước quốc tế về phòng, chống buôn bán người Trong bối cảnh tội phạm buôn bán người ngày càng có chiều hướng gia tăng trên toàn thế giới, có thể nhận thấy rằng nỗ lực của từng quốc gia là chưa đủ để ngăn chặn, tiến tới đẩy lùi loại tội phạm này, bởi vì: 95 - Thủ đoạn phạm tội ngày càng tinh vi, tội phạm buôn bán người đã triệt để lợi dụng các kỹ thuật hiện đại như điện thoại, fax, Internet, để mở rộng phạm vi hoạt động của chúng. Hành vi phạm tội cũng rất khó phát hiện, vì chính nạn nhân là những người bị đưa nhập cư trái phép, sử dụng giấy tờ giả mạo hoặc không có giấy tờ (do bị thu giữ), họ luôn sợ hãi bị trục xuất và bị trả thù. - Tội phạm có tính xuyên quốc gia. Cơ quan điều tra của một quốc gia chỉ có thể điều tra và phát hiện tội phạm buôn bán người trên phạm vi lãnh thổ của nước mình. Tuy nhiên, nếu không có sự hợp tác với các quốc gia khác thì một quốc gia khó có thể điều tra được loại tội phạm mà phạm vi hoạt động của nó vượt ra ngoài lãnh thổ của quốc gia mình. Bên cạnh đó, việc bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân sẽ là không hiệu quả khi không xác định được nhân thân của nạn nhân (là người nước ngoài). Do đó, tội phạm không được triệt phá tận gốc và vẫn còn điều kiện để tiếp tục phát triển. - Do lợi nhuận thu được từ hoạt động buôn bán người là rất lớn, nên đã thu hút nhiều tổ chức tội phạm lớn tham gia vào hoạt động này. Các tổ chức tội phạm này có mặt ở nhiều quốc gia khác nhau và có nhiều hoạt động như buôn bán ma túy, buôn lậu, rửa tiền, đâm thuê chém mướn, "bảo kê"... Chính vì vậy, chúng có tiềm lực rất mạnh, có đủ khả năng mua chuộc những người có thẩm quyền, nên hoạt động phạm tội của chúng rất khó bị phát hiện và bị đưa ra trước công lý. Cũng như các nước khác trên thế giới, Việt Nam không thể tự mình đấu tranh có hiệu quả chống lại tội phạm buôn bán người qua biên giới ngày càng gia tăng như hiện nay. Vì vậy, nếu trở thành thành viên của Công ước của Liên hợp quốc về chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia và nghị định thư bổ sung Công ước về chống buôn bán người, Việt Nam sẽ có cơ sở pháp lý thuận lợi cho việc hợp tác với các nước là thành viên của các điều ước quốc tế nói trên để phối hợp hành động, trao đổi thông tin, kinh nghiệm, tương trợ 96 pháp lý nhằm đấu tranh có hiệu quả với loại tội phạm này. Theo đó, việc khẩn trương ký kết, tham gia các điều ước quốc tế về phòng, chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia và phòng, chống buôn bán người còn thể hiện sự quyết tâm và thái độ tích cực của Việt Nam trong cuộc đấu tranh chung nhằm ngăn ngừa và loại bỏ loại tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia, trong đó có tội phạm buôn bán người. Trong tình hình hiện nay, để nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế trong phòng, chống mua bán phụ nữ và trẻ em, theo chúng tôi cần làm tốt các công tác sau: - Sớm rà soát các điều ước quốc tế đa phương, song phương liên quan đến hợp tác phòng, chống tội phạm, nhất là các hiệp định tương trợ tư pháp đã ký kết để đề xuất ký mới hoặc sửa đổi, bổ sung các hiệp định đã lạc hậu. Đồng thời phải ban hành văn bản hướng dẫn việc thực hiện các hiệp định đã ký kết. - Khẩn trương nghiên cứu đề nghị Nhà nước phê chuẩn Công ước của Liên hợp quốc về phòng chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia (năm 2000) và các nghị định thư bổ sung; phê chuẩn công ước của Liên hợp quốc về phòng, chống tham nhũng (năm 2003). Đồng thời, ban hành văn bản tổ chức thực hiện các công ước này. - Khẩn trương tổ chức ký kết hiệp định hợp tác Việt Nam - Thái Lan trong đấu tranh phòng, chống buôn bán người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em (đã ký tắt); tổ chức thực hiện tốt hiệp định đã ký với Campuchia về hợp tác phòng, chống tội phạm mua bán phụ nữ, trẻ em. - Đề xuất Nhà nước rút lại quyết định bảo lưu các điều khoản về dẫn độ của Công ước của Liên hợp quốc về kiểm soát ma túy (năm 1988); rút lại bảo lưu các khoản 1, 2, 3, 4, Điều 5 Nghị định thư không bắt buộc về buôn bán trẻ em, mại dâm trẻ em và văn hóa phẩm khiêu dâm trẻ em bổ sung Công ước quyền trẻ em (năm 1990). Để tổ chức thực hiện các điều ước, thỏa thuận 97 giữa Việt Nam và các nước về hợp tác quốc tế phòng, chống mua bán phụ nữ và trẻ em, đặc biệt là để hợp tác phối hợp điều tra, dẫn độ; cần phải có văn bản hướng dẫn việc tổ chức thực hiện các văn bản hợp tác. Cùng đó, phải chú trọng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn cao, hiểu biết pháp luật quốc tế, giỏi ngoại ngữ để làm nhiệm vụ chuyên trách phòng, chống mua bán phụ nữ, trẻ em có yếu tố nước ngoài. 3.3.2.2. Sử dụng thống nhất thuật ngữ buôn bán phụ nữ, trẻ em trong các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan Hiện nay ở Việt Nam, vẫn còn ý kiến khác nhau về khái niệm mua bán phụ nữ trẻ em và buôn bán phụ nữ trẻ em nên việc dùng thuật ngữ mua bán phụ nữ, trẻ em hay buôn bán phụ nữ, trẻ em chưa đuợc thống nhất bánng các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan. Chính điều này đã phản ánh tính thiếu thống nhất trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật và có thể gây ra những tranh cãi không cần thiết. Theo đó, cần nghiên cứu để có nhận thức thống nhất về khái niệm này. Theo chúng tôi, thống nhất sử dụng thuật ngữ buôn bán phụ nữ, trẻ em trong các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan là hoàn toàn phù hợp, bởi vì: - Thuật ngữ buôn bán có nội hàm rộng hơn so với thuật ngữ mua bán. Buôn bán bao gồm nhiều hành vi mua bán (mua đi, bán lại) và buôn bán còn phản ánh mục đích vì lợi nhuận. Còn ở thuật ngữ mua bán thì mục đích vì lợi nhuận không rõ ràng. - Trong hầu hết các văn bản pháp luật quốc tế, đặc biệt là trong nghị định thư bổ sung về phòng chống buôn bán người mà Việt Nam chuẩn bị tham gia, đều sử dụng chung thuật ngữ buôn bán. Như vậy, việc thống nhất dùng thuật ngữ "buôn bán phụ nữ và trẻ em" vừa bảo đảm tính thống nhất trong hệ thống pháp luật Việt Nam, vừa mang tính cập nhật, phù hợp với luật pháp quốc tế. Khi đã có nhận thức chung về 98 khái niệm "buôn bán người", "buôn bán phụ nữ và trẻ em", các cơ quan chức năng sẽ đề xuất sửa đổi, bổ sung (thay đổi) thuật ngữ "mua bán" trong các văn bản pháp luật hiện hành để bảo đảm nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa. 3.3.2.3. Xây dựng luật phòng, chống buôn bán người Rất nhiều nước trên thế giới đã ban hành Luật phòng chống buôn bán người, các nước đi tiên phong trên lĩnh vực này phải kể đến Mỹ, Canada, Thụy Điển, Đức....và trong các quốc gia Đông Nam Á đã có Thái Lan, Lào, Campuchia ban hành luật này. Việc ban hành Luật phòng chống buôn bán người đã giúp cho các quốc gia nói trên có được cơ sở pháp lý thuận lợi cho công tác phòng, chống buôn bán người, đặc biệt là buôn bán phụ nữ, trẻ em. Ở Việt Nam, phòng, chống buôn bán phụ nữ, trẻ em được quy định rải rác trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác nhau như: Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002, Pháp lệnh phòng, chống mại dâm năm 2003, Pháp lệnh xuất cảnh, nhập cảnh, Luật hôn nhân và gia đình năm 2000, Bộ luật hình sự năm 1999...và các văn bản khác về phòng ngừa, ngăn chặn, trừng trị tội phạm buôn bán phụ nữ, trẻ em và tội tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài, đến các quy định về bảo vệ nạn nhân, giúp đỡ nạn nhân tái hòa nhập cộng đồng. Chính những quy định rải rác như vậy đã dẫn đến một thực trạng là pháp luật phòng, chống buôn bán phụ nữ, trẻ em thiếu tính thống nhất, chưa đồng bộ, thiếu tính hệ thống, thậm chí còn chồng chéo, mâu thuẫn và hệ quả kéo theo là công tác phòng, chống buôn bán phụ nữ, trẻ em chưa theo kịp được những diễn biến hết sức phức tạp của loại tội phạm này. Vì vậy, pháp điển hóa các quy định nêu trên thành Luật phòng, chống buôn bán người là một trong những giải pháp có ý nghĩa quan trọng trong việc hoàn thiện pháp luật phòng, chống mua bán phụ nữ, trẻ em ở Việt Nam hiện nay. Để xây dựng Luật phòng, chống buôn bán người có hiệu quả, theo chúng tôi cần phải làm tốt các công việc sau: 99 - Cần tổng kết một cách cơ bản và toàn diện về công tác phòng, chống mua bán phụ nữ và trẻ em trong những năm qua để khái quát những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến lĩnh vực này. - Tổng kết việc thực hiện pháp luật trong phòng, chống mua bán phụ nữ và trẻ em, qua đó xác định các quy phạm nào còn phát huy hiệu quả cần để lại, kế thừa đưa vào luật; quy phạm nào cần loại bỏ. - Cần tham khảo có chọn lọc kinh nghiệm lập pháp và tổ chức thực hiện pháp luật của các nước về phòng, chống buôn bán người; đồng thời dự báo tình hình mua bán phụ nữ, trẻ em trong thời gian tới để quy định cho phù hợp với thực tế Việt Nam. 3.3.2.4. Sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật hiện hành liên quan đến bảo vệ quyền của phụ nữ, trẻ em và đấu tranh phòng, chống mua bán phụ nữ, trẻ em Theo chúng tôi, cần rà soát một cách tổng thể hệ thống pháp luật Việt Nam để sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với yêu cầu phòng, chống mua bán phụ nữ trẻ em; cụ thể là: - Sửa đổi Luật bảo vệ và chăm sóc trẻ em, theo hướng xác định rõ tuổi của trẻ em là dưới 18 tuổi cho phù hợp với thông lệ quốc tế và bảo đảm tính thống nhất của pháp luật Việt Nam. - Sửa đổi bổ sung Luật giáo dục, Bộ luật lao động... để các quy định về quyền, nghĩa vụ của phụ nữ, trẻ em được bảo đảm trên thực tế và bảo đảm tính thống nhất của pháp luật Việt Nam về bảo vệ phụ nữ, trẻ em... 3.3.2.5. Sửa đổi, bổ sung một số tình tiết định khung tăng nặng của một số điều trong Bộ luật hình sự năm 1999 - Đối với tội mua bán phụ nữ (Điều 119) cần nghiên cứu để bổ sung thêm một số tình tiết tăng nặng định khung như: mua bán phụ nữ để sử dụng vào mục đích vô nhân đạo (lấy các bộ phận cơ thể; cưỡng bức lao động...). 100 - Đối với tội tổ chức, cưỡng ép người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép (Điều 275), cần nghiên cứu cụ thể hóa thêm một số tình tiết tăng nặng định khung như: tổ chức, cưỡng ép người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép để sử dụng vào mục đích vô nhân đạo hoặc mục đích mại dâm... - Đối với tội sửa chữa, sử dụng giấy chứng nhận và các tài liệu của cơ quan, tổ chức (Điều 266), tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức (Điều 267) và tội giả mạo trong công tác (Điều 284), cần nghiên cứu để bổ sung tình tiết định khung tăng nặng như: sửa chữa, giả mạo giấy tờ, tài liệu, con dấu và sử dụng chúng để đưa người đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép. 3.3.2.6. Thành lập lực lượng chuyên trách phòng chống mua bán phụ nữ, trẻ em Trước tình hình hoạt động của tội phạm mua bán phụ nữ, trẻ em đang diễn ra hết sức phức tạp, với chiều hướng gia tăng cả về số vụ lẫn số đối tượng phạm tội, cũng như tính chất nguy hiểm của hành vi phạm tội và quốc tế hóa phạm vi hoạt động của loại tội phạm này, công tác phòng, chống tội phạm mua bán phụ nữ, trẻ em đang gặp rất nhiều khó khăn, phức tạp. Yêu cầu đặt ra là, cần có một lực lượng chuyên trách đủ mạnh để thực thi công tác phòng, chống mua bán phụ nữ, trẻ em đáp ứng được những yêu cầu khách quan của tình hình thực tế. Theo chúng tôi cần thành lập lực lượng chuyên trách phòng chống mua bán phụ nữ, trẻ em theo mô hình sau: - Bộ Công an: thành lập Cục Ohòng, chống buôn bán người. Cục này, vừa là đầu mối thường trực cho Chính phủ (Ban Chỉ đạo 130/CP) để vừa điều phối hoạt động giữa các bộ, ngành, vừa là đầu mối trong hợp tác quốc tế, đồng thời trực tiếp chỉ đạo và tổ chức đấu tranh triệt phá các đường dây, tổ chức tội phạm buôn bán người xuyên quốc gia. 101 - Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương: thành lập Phòng về phòng, chống buôn bán người. Phòng này, có chức năng là đầu mối thường trực cho Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, để điều phối các ban, ngành ở địa phương, vừa trực tiếp tổ chức đấu tranh triệt phá các đường dây, tổ chức tội phạm buôn bán người trên phạm vi địa phương mình. - Bộ đội biên phòng: thành lập phòng điều tra chống tội phạm buôn bán người đặt ở Bộ tư lệnh và 22 địa phương có tuyến biên giới. Phòng này, vừa là đơn vị trực tiếp đấu tranh chống tội phạm buôn bán người tại khu vực biên giới, vừa làm nhiệm vụ giải cứu, tiếp đón nạn nhân bị mua bán từ nước ngoài trở về Việt Nam. - Bộ Y tế phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội: thành lập trung tâm tiếp nhận nạn nhân bị mua bán. Trung tâm này có nhiệm vụ tiếp nhận các nạn nhân bị buôn bán, chăm sóc sức khỏe ban đầu cho các nạn nhân và tổ chức thực hiện việc tái hòa nhập cộng đồng cho các nạn nhân. - Sở Lao động - Thương binh và Xã hội các tỉnh thành phố trực thuộc trung ương: thành lập trung tâm dạy nghề cho các nạn nhân là người địa phương mình. Trung tâm này có nhiệm vụ hướng nghiệp, dạy nghề cho các nạn nhân là người của địa phương mình, đồng thời thực hiện việc tái hòa nhập cộng đồng cho các nạn nhân trong phạm vi của địa phương. 102 KẾT LUẬN Phòng, chống mua bán phụ nữ, trẻ em ở Việt Nam hiện nay là một vấn đề được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm. Việc quan tâm này được thể hiện thông qua một hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật để phòng ngừa, ngăn chặn và trừng trị đối với loại tệ nạn này. Tuy nhiên, trước những diễn biến hết sức phức tạp của loại tệ nạn này, hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật nói trên đã bộc lộ nhiều bất cập, thiếu sót, dẫn đến hạn chế hiệu quả của công tác phòng, chống tệ nạn mua bán phụ nữ, trẻ em. Vấn đề đặt ra là phải hoàn thiện pháp luật phòng, chống mua bán phụ nữ, trẻ em để đáp ứng yêu cầu cả về mặt lý luận, lẫn thực tiễn. Nhận thức như vậy, chúng tôi đã chọn nghiên cứu vấn đề hoàn thiện pháp luật về phòng chống mua bán phụ nữ và trẻ em ở Việt Nam hiện nay; qua đó, đi đến một số kết luận sau đây: 1. Trên cơ sở tìm hiểu học thuyết Mác-Lênin về nhà nước và pháp luật; phân tích các định nghĩa về "buôn bán người" nói chung trong đó chủ yếu là "buôn bán phụ nữ, trẻ em" theo tinh thần của pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam về tội phạm "mua bán phụ nữ, trẻ em", luận văn đã đưa ra khái niệm "mua bán phụ nữ, trẻ em" và các yếu tố cấu thành hành vi "mua bán phụ nữ, trẻ em", cũng như khái niệm và vai trò của pháp luật phòng, chống "mua bán phụ nữ, trẻ em" ở Việt Nam. 2. Trên cơ sở đánh giá khái quát hệ thống pháp luật Việt Nam về phòng, chống mua bán phụ nữ, trẻ em và hệ thống lý luận về nhà nước và pháp luật, luận văn đã xây dựng khái niệm và tiêu chí hoàn thiện pháp luật phòng, chống mua bán phụ nữ, trẻ em. Theo đó, hoàn thiện pháp luật phòng, chống mua bán phụ nữ, trẻ em được xuất phát từ những yêu cầu khách quan của thực tiễn, đó là: hoàn thiện pháp luật phòng, chống "mua bán phụ nữ, trẻ em" để bảo vệ quyền con người nói chung và quyền của phụ nữ, trẻ em nói riêng. Hoàn thiện pháp luật nói chung, theo tinh thần Nghị quyết số 48-NQ/TW của 103 Bộ Chính trị, đòi hỏi phải hoàn thiện các lĩnh vực pháp luật, trong đó có lĩnh vực pháp luật phòng, chống mua bán phụ nữ, trẻ em. Đây cũng là đòi hỏi tất yếu của quá trình hợp tác quốc tế về phòng, chống buôn bán người. 3. Buôn bán người, đặc biệt là mua bán phụ nữ, trẻ em là một vấn nạn mang tính toàn cầu và đang có chiều hướng gia tăng đáng lo ngại trên phạm vi toàn thế giới, bất chấp những nỗ lực quốc tế và quốc gia đã và đang được tiến hành. Việt Nam được coi là nơi đi cho các tuyến buôn bán người tới một số quốc gia trong tiểu vùng sông Mê-kông và các quốc gia khác. Tình trạng buôn bán phụ nữ, trẻ em trong nước cũng xảy ra ở một số tỉnh thành phố, chủ yếu là việc lừa đảo phụ nữ, trẻ em từ nông thôn ra thành thị để bán vào các nhà hàng, khách sạn, quán karaoke, quán cà phê và ép buộc họ làm gái bán dâm. Phần lớn các vụ mua bán phụ nữ, trẻ em đều do các tổ chức, đường dây tội phạm thực hiện với sự cấu kết chặt chẽ giữa các đối tượng trong nước và ngoài nước, với nhiều thủ đoạn tinh vi xảo quyệt. Nạn nhân của loại tội phạm này thường là phụ nữ, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, nhận thức xã hội hạn chế, nhẹ dạ cả tin, dễ bị lừa gạt. 4. Nhà nước Việt Nam đã có những mối quan tâm đặc biệt trong việc tạo ra khung pháp lý để phòng chống tệ nạn mua bán phụ nữ, trẻ em, thể hiện trên hai mặt sau đây: Xây dựng khung pháp luật nhằm bảo vệ quyền con người nói chung, quyền của phụ nữ và trẻ em nói riêng; Xây dựng khung pháp luật về phòng, chống mua bán phụ nữ, trẻ em. Nhìn chung, chính sách và pháp luật Việt Nam đã phù hợp với các quy định của cộng đồng quốc tế về chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia và phòng, chống buôn bán người. Tuy nhiên, trong hệ thống pháp luật của nước ta vẫn tồn tại một số điểm chưa tương đồng cần phải được sửa đổi, bổ sung nhằm đáp ừng một cách đầy đủ các yêu cầu của văn kiện pháp lý này. 104 Điều này không chỉ cần thiết để thực thi trách nhiệm với tư cách là một quốc gia thành viên khi nước ta tham gia các điều ước quốc tế, mà còn có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao năng lực trong đấu tranh phòng, chống một cách có hiệu quả đối với hành vi buôn bán người, đặc biệt là phụ nữ, trẻ em. Do tính chất "xuyên quốc gia" của tội phạm buôn bán người, việc truy cứu trách nhiệm đối với người phạm tội không thể tiến hành nếu chỉ giới hạn trong phạm vi lãnh thổ của một quốc gia mà cần có sự hợp tác song phương và đa phương giữa các cơ quan chức năng của các quốc gia hữu quan. Vì vậy, việc làm hài hòa giữa pháp luật của quốc gia và pháp luật khu vực, quốc tế có liên quan đến vấn đề này nhằm tạo cơ sở pháp lý cho việc hợp tác khu vực và quốc tế trong đấu tranh phòng, chống buôn bán người là rất cần thiết. 5. Trên cơ sở tổng hợp kết quả nghiên cứu, dự báo tình hình mua bán phụ nữ, trẻ em trong thời gian tới, luận văn đã đề xuất một số phương hướng, giải pháp góp phần hoàn thiện pháp luật về phòng chống buôn bán người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em trong thời gian tới; cụ thể là phương hướng và các giải pháp sau: - Về phương hướng: + Hoàn thiện pháp luật nhằm thể chế hóa kịp thời, đầy đủ, đúng đắn đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta về phòng, chống mua bán phụ nữ, trẻ em. + Hoàn thiện pháp luật phòng, chống mua bán phụ nữ, trẻ em theo hướng phù hợp với các quy định của luật pháp quốc tế về phòng, chống buôn bán người. + Hoàn thiện các quy định của pháp luật về bảo vệ quyền của phụ nữ và trẻ em. + Hoàn thiện các quy định của pháp luật về phòng, chống mua bán phụ nữ và trẻ em. 105 - Các giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện pháp luật phòng, chống mua bán phụ nữ, trẻ em: + Khẩn trương ký kết, tham gia các điều ước quốc tế, Nghị định thư của Liên hợp quốc về phòng, chống buôn bán người. + Sử dụng thống nhất thuật ngữ buôn bán phụ nữ, trẻ em trong các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan. + Xây dựng Luật phòng chống buôn bán người. + Sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật hiện hành liên quan đến bảo vệ quyền của phụ nữ, trẻ em và đấu tranh phòng, chống mua bán phụ nữ, trẻ em. + Sửa đổi, bổ sung tình tiết tăng nặng định khung của một số điều trong Bộ luật hình sự năm 1999. + Thành lập lực lượng chuyên trách đấu tranh phòng chống mua bán phụ nữ, trẻ em. 106 NHỮNG CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ Đà CÔNG BỐ 1. Cao Quốc Việt (2006), "Phòng, chống tệ nạn mại dâm và tội phạm mua bán phụ nữ, trẻ em", Trong sách: Kiến thức pháp luật về quốc phòng, an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội, Tập 4, tr. 116-145, (Dự án VIE/02/015 về hỗ trợ thực thi chiến lược phát triển hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010), Bộ Tư pháp. 2. Cao Quốc Việt (2006), "Tình huống pháp luật về phòng, chống tệ nạn mại dâm và phòng, chống mua bán phụ nữ, trẻ em", Trong sách: Tình huống pháp luật về quốc phòng, an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội, Tập 3, tr. 100-126, (Dự án VIE/02/015 về hỗ trợ thực thi chiến lược phát triển hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010), Bộ Tư pháp. 107 DANH MôC TµI LiÖu THAM KH¶O 1. Ban ChØ ®¹o Ch−¬ng tr×nh 130/CP (2006), Ch−¬ng tr×nh hµnh ®éng phßng, chèng téi ph¹m bu«n b¸n phô n÷, trÎ em vµ c¸c v¨n b¶n chØ ®¹o, Nxb C«ng an nh©n d©n, Hµ Néi. 2. Vò Ngäc B×nh (1998), Phßng chèng bu«n b¸n vµ m¹i d©m trÎ em, Nxb ChÝnh trÞ quèc gia, Hµ Néi. 3. §ç An B×nh (2002), B¶o vÖ trÎ em vµ ng−êi ch−a thµnh niªn b»ng ph¸p luËt h×nh sù ViÖt Nam - lý luËn vµ thùc tiÔn, LuËn v¨n th¹c sÜ luËt häc, Tr−êng §¹i häc LuËt Thµnh phè Hå ChÝ Minh. 4. Bé Lao ®éng - Th−¬ng binh vµ X· héi (2000), QuyÕt ®Þnh sè 1101/2000/Q§/BL§TBXH ngµy 25/10 vÒ x©y dùng ch−¬ng tr×nh t¸i hßa nhËp cho nh÷ng n¹n nh©n trÎ em bÞ x©m h¹i t×nh dôc, Hµ Néi. 5. Bé T− ph¸p (2002), Ph¸p luËt quèc tÕ vÒ chèng bu«n b¸n phô n÷ vµ trÎ em, Kû yÕu héi th¶o, Hµ Néi. 6. Bé T− ph¸p (2003), Hoµn thiÖn ph¸p luËt ViÖt Nam h−íng tíi gia nhËp C«ng −íc La Hay vÒ b¶o vÖ trÎ em vµ hîp t¸c trªn lÜnh vùc con nu«i n−íc ngoµi, Kû yÕu héi th¶o, Hµ Néi. 7. Bé T− ph¸p (2004), B¸o c¸o ®¸nh gi¸ vµ mét sè kiÕn nghÞ vÒ hoµn thiÖn hÖ thèng ph¸p luËt liªn quan ®Õn phßng chèng téi ph¹m bu«n b¸n phô n÷ vµ trÎ em, Hµ Néi. 8. ChÝnh phñ (1995), NghÞ ®Þnh sè 87-CP ngµy 12/12 vÒ t¨ng cuêng qu¶n lý c¸c ho¹t ®éng v¨n hãa vµ dÞch vô v¨n hãa, ®Èy m¹nh bµi trõ mét sè tÖ n¹n x· héi nghiªm träng, Hµ Néi. 9. ChÝnh phñ (1997), ChØ thÞ sè 766-TTg ngµy 17/9 cña Thñ t−íng ChÝnh phñ vÒ ph©n c«ng tr¸ch nhiÖm thùc hiÖn c¸c biÖn ph¸p ng¨n chÆn viÖc ®a tr¸i phÐp phô n÷ vµ trÎ em ra níc ngoµi, Hµ Néi. 108 10. ChÝnh phñ (1998), ChØ thÞ sè 06/1998/TTg ngµy 23/1 cña Thñ t−íng ChÝnh phñ vÒ viÖc t¨ng c−êng c«ng t¸c b¶o vÖ trÎ em, ng¨n ngõa vµ gi¶i quyÕt t×nh tr¹ng trÎ em lang thang, trÎ em bÞ l¹m dông søc lao ®éng, Hµ Néi. 11. ChÝnh phñ (1998), NghÞ ®Þnh sè 83/1998/N§-CP ngµy 10/10 vÒ ®¨ng ký hé tÞch, Hµ Néi. 12. ChÝnh phñ (2001), NghÞ ®Þnh sè 02/2001/N§-CP ngµy 09/01 quy ®Þnh chi tiÕt thi hµnh Bé luËt lao ®éng vµ luËt gi¸o dôc vÒ d¹y nghÒ, Hµ Néi. 13. ChÝnh phñ (2001), NghÞ ®Þnh sè 31/2001/N§-CP ngµy 26/6 vÒ xö ph¹t vi ph¹m hµnh chÝnh trong lÜnh vùc v¨n hãa th«ng tin, Hµ Néi. 14. ChÝnh phñ (2001), NghÞ ®Þnh sè 70/2001/N§-CP ngµy 3/10 quy ®Þnh chi tiÕt thi hµnh LuËt h«n nh©n vµ gia ®×nh, Hµ Néi. 15. ChÝnh phñ (2001), NghÞ ®Þnh sè 77/2001/N§-CP ngµy 22/10 quy ®Þnh chi tiÕt vÒ ®¨ng ký h«n nh©n theo NghÞ quyÕt sè 35/2000-QH10 cña Quèc héi vÒ viÖc thi hµnh LuËt h«n nh©n vµ gia ®×nh, Hµ Néi. 16. ChÝnh phñ (2001), NghÞ ®Þnh sè 87/2001/N§-CP ngµy 21/11 vÒ xö ph¹t vi ph¹m hµnh chÝnh trong lÜnh vùc h«n nh©n vµ gia ®×nh, Hµ Néi. 17. ChÝnh phñ (2002), NghÞ ®Þnh sè 32/2002/N§-CP ngµy 27/3 quy ®Þnh viÖc ¸p dông LuËt h«n nh©n vµ gia ®×nh ®èi víi c¸c d©n téc thiÓu sè, Hµ Néi. 18. ChÝnh phñ (2002), NghÞ ®Þnh sè 68/2002/N§-CP ngµy 10/7 quy ®Þnh chi tiÕt thi hµnh mét sè ®iÒu cña LuËt h«n nh©n vµ gia ®×nh cã yÕu tè n−- íc ngoµi, Hµ Néi. 19. ChÝnh phñ (2003), ChØ thÞ sè 25/2003/CT-TTG ngµy 21/11 cña Thñ t−íng ChÝnh phñ vÒ viÖc tæ chøc triÓn khai thi hµnh Ph¸p lÖnh phßng, chèng m¹i d©m, Hµ Néi. 20. ChÝnh phñ (2004), ChØ thÞ sè 14/2004/CT-TTg ngµy 2/4 cña Thñ t−íng ChÝnh phñ vÒ viÖc xö lý vµ ng¨n chÆn viÖc xuÊt c¶nh vµ c− tró tr¸i phÐp cña c«ng d©n ViÖt Nam ë n−íc ngoµi, Hµ Néi. 109 21. ChÝnh phñ (2004), NghÞ ®Þnh sè 113/2004/N§-CP ngµy 16/04 quy ®Þnh xö ph¹t vi ph¹m hµnh chÝnh vÒ hµnh vi vi ph¹m ph¸p luËt lao ®éng, Hµ Néi. 22. ChÝnh phñ (2004), NghÞ ®Þnh 135/2004/ND-CP ngµy 10/6 quy ®Þnh chÕ ®é ¸p dông biÖn ph¸p ®−a vµo c¬ së ch÷a bÖnh, tæ chøc ho¹t ®éng cña c¬ së ch÷a bÖnh theo Ph¸p lÖnh xö lý vi ph¹m hµnh chÝnh vµ chÕ ®é ¸p dông víi ng−êi ch−a thµnh niªn, ng−êi tù nguyÖn vµo c¬ së ch÷a bÖnh, Hµ Néi. 23. ChÝnh phñ (2004), QuyÕt ®Þnh sè 130/2004/Q§-TTg ngµy 14/07 cña Thñ t−íng chÝnh phñ phª duyÖt Ch−¬ng tr×nh hµnh ®éng phßng chèng téi ph¹m bu«n b¸n phô n÷, trÎ em tõ n¨m 2004 ®Õn n¨m 2010, Hµ Néi. 24. ChÝnh phñ (2004), NghÞ ®Þnh 178/2004/ND-CP ngµy 15/10 quy ®Þnh chi tiÕt mét sè ®iÒu cña Ph¸p lÖnh phßng, chèng m¹i d©m, Hµ Néi. 25. ChÝnh phñ (2005), QuyÕt ®Þnh sè 312/2005/Q§-TTg ngµy 30/11 cña Thñ t−íng chÝnh phñ phª duyÖt c¸c ®Ò ¸n thuéc Ch−¬ng tr×nh hµnh ®éng phßng chèng téi ph¹m bu«n b¸n phô n÷, trÎ em tõ n¨m 2004 ®Õn n¨m 2010, Hµ Néi. 26. ChÝnh phñ (2005), NghÞ ®Þnh sè 150/ N§-CP ngµy 12/12 quy ®Þnh xö ph¹t vi ph¹m hµnh chÝnh trong lÜnh vùc an ninh vµ trËt tù, an toµn x· héi, Hµ Néi. 27. §¶ng Céng s¶n ViÖt Nam (2001), V¨n kiÖn §¹i héi ®¹i biÓu toµn quèc lÇn thø IX, Nxb ChÝnh trÞ quèc gia, Hµ Néi. 28. §¶ng Céng s¶n ViÖt Nam (2005), NghÞ quyÕt sè 48-NQ/TW ngµy 24/5 cña Bé ChÝnh trÞ vÒ ChiÕn l−îc x©y dùng vµ hoµn thiÖn hÖ thèng ph¸p luËt ViÖt Nam ®Õn n¨m 2010 ®Þnh h−íng ®Õn n¨m 2020, Hµ Néi 29. §¶ng Céng s¶n ViÖt Nam (2006), V¨n kiÖn §¹i héi ®¹i biÓu toµn quèc lÇn thø X, Nxb ChÝnh trÞ quèc gia, Hµ Néi. 30. NguyÔn Tr−êng Giang - NguyÔn Ngäc Anh (2005), C«ng −íc cña Liªn hîp quèc vÒ chèng téi ph¹m cã tæ chøc xuyªn quèc gia vµ c¸c nghÞ ®Þnh th− bæ sung, Nxb C«ng an nh©n d©n, Hµ Néi. 110 31. HiÕn ph¸p ViÖt Nam (1946, 1959, 1980, 1992) (1995), Nxb ChÝnh trÞ quèc gia, Hµ Néi. 32. Häc viÖn ChÝnh trÞ Quèc gia Hå ChÝ Minh (2004), Lý luËn nhµ n−íc vµ ph¸p luËt, (TËp tµi liÖu nghiªn cøu vµ häc tËp), Nxb Lý luËn chÝnh trÞ, Hµ Néi. 33. §Æng Xu©n Khang (2004), Téi ph¹m mua b¸n phô n÷, trÎ em qua biªn giíi ViÖt Nam - thùc tr¹ng và gi¶i ph¸p, §Ò tài nghiªn cøu khoa häc cÊp bé, Bé C«ng an, Hµ Néi. 34. Quèc héi (1998), LuËt b¶o vÖ søc khoÎ nh©n d©n, Hµ Néi. 35. Quèc héi (1999), Bé luËt h×nh sù, Hµ Néi. 36. Quèc héi (2000), LuËt h«n nh©n vµ gia ®×nh, Hµ Néi. 37. Quèc héi (2003), Bé luËt lao ®éng, Hµ Néi. 38. Quèc héi (2003), Bé luËt tè tông h×nh sù, Hµ Néi. 39. Quèc héi (2004), LuËt b¶o vÖ, ch¨m sãc vµ gi¸o dôc trÎ em, Hµ Néi. 40. Quèc héi (2005), Bé luËt d©n sù, Hµ Néi. 41. Quèc héi (2005), LuËt gi¸o dôc, Hµ Néi. 42. Lª ThÞ Quý (2000), VÊn ®Ò ng¨n chÆn n¹n bu«n b¸n phô n÷ ë ViÖt Nam, Nxb Lao ®éng - X· héi, Hµ Néi. 43. NguyÔn V¨n Th¹ch (2002), §Êu tranh phßng chèng téi mua b¸n phô n÷ vµ trÎ em ë ViÖt Nam, thùc tr¹ng, nguyªn nh©n vµ gi¶i ph¸p, LuËn v¨n th¹c sÜ luËt häc, Tr−êng §¹i häc LuËt Hµ Néi. 44. §ç ThÞ Th¬m (2004), Hoµn thiÖn ph¸p luËt vÒ quyÒn trÎ em ë ViÖt Nam hiÖn nay, LuËn v¨n th¹c sÜ luËt häc, Häc viÖn ChÝnh trÞ Quèc gia Hå ChÝ Minh. 45. Tr−êng §¹i häc LuËt Hµ Néi (2005), Gi¸o tr×nh Lý luËn nhµ n−íc vµ ph¸p luËt, Nxb t− ph¸p, Hµ Néi. 46. Tõ ®iÓn tiÕng ViÖt (1999), Nxb Th«ng tin v¨n hãa, Hµ Néi. 111 47. ñy ban Th−êng vô Quèc héi (2000), Ph¸p lÖnh nhËp c¶nh, xuÊt c¶nh, c− tró cña ng−êi n−íc ngoµi t¹i ViÖt Nam, Hµ Néi. 48. ñy ban Th−êng vô Quèc héi (2003), Ph¸p lÖnh vÒ xö lý vi ph¹m hµnh chÝnh n¨m, Hµ Néi. 49. ñy ban Th−êng vô Quèc héi (2003), Ph¸p lÖnh phßng chèng m¹i d©m, Hµ Néi. 50. ñy ban Th−êng vô Quèc héi (2004), Ph¸p lÖnh tæ chøc ®iÒu tra h×nh sù, Hµ Néi. 51. Minh vò (2003), B¸o An ninh thÕ giíi, (11), tr. 12. 52. Vô Ph¸p luËt h×nh sù - Bé T− ph¸p (2003), B¸o c¸o so s¸nh gi÷a hÖ thèng ph¸p luËt ViÖt Nam vµ C«ng −íc cña Liªn hîp quèc vÒ chèng téi ph¹m cã tæ chøc xuyªn quèc gia vµ c¸c nghÞ ®Þnh th− vÒ bu«n b¸n vµ ®−a ng−êi nhËp c− tr¸i phÐp, Hµ Néi.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfHoàn thiện pháp luật phòng, chống mua bán phụ nữ, trẻ em ở Việt Nam hiện nay.pdf
Luận văn liên quan