Đề tài Cấu trúc vốn và chi phí vốn của công ty cổ phần dịch vụ hàng không Thăng Long (taseco)

Qua những nội dung phân tích về cấu trúc vốn và chi phí vốn của Công ty Cổ phần Dịch vụ hàng không Thăng Long (TASECO), ta có thể thấy tuy tình hình kinh doanh của công ty trong 3 năm 2011 – 2013 khá khả quan và tăng trưởng bền vững, ổn định, cấu trúc vốn cũng là khá phù hợp đối với tình hình kinh tế hiện nay, tuy nhiên vẫn còn tồn tại một số vấn đề chưa tốt trong quá trình thiết lập cơ cấu tài sản lưu động và tài sản cố định cũng như nguồn vốn sử dụng vẫn chưa thực sự hiệu quả, dẫn đến lợi nhuận của công ty vẫn chưa thực sự đạt được hiệu quả như mong muốn. Tuy vẫn còn nhiều thiếu sót, nhưng Công ty Cổ phần Dịch vụ hàng không Thăng Long (TASECO) vẫn luôn là một trong 03 đơn vị lớn nhất kinh doanh dịch vụ hàng không tại Sân bay Nội Bài và Sân bay Quốc tế Đà Nẵng. TASECO đã đạt được tốc độ phát triển về mọi mặt khá bền vững và ổn định, số vốn điều lệ không ngừng tăng lên, đã xây dựng được hệ thống các tổ chức chính trị xã hội trong đơn vị, các phòng ban trong công ty cũng đã được thành lập và ngày càng hoàn thiện, đáp ứng yêu cầu phát triển của công ty. Mặt khác, công ty cũng góp một phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước, tạo nên nhiều việc làm, cải thiện đời sống của người lao động, nâng cao doanh thu và lợi nhuận

pdf101 trang | Chia sẻ: phamthachthat | Lượt xem: 1487 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Cấu trúc vốn và chi phí vốn của công ty cổ phần dịch vụ hàng không Thăng Long (taseco), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g thanh toán hiện thời 1,10 1,46 1,12 Khả năng thanh toán nhanh 0,70 1,03 0,99 (Nguồn: tổng hợp dựa trên báo cáo tài chính của công ty) Rủi ro thanh khoản xảy ra khi công ty không thể thực hiện các nghĩa vụ tài chính ngắn hạn, không có đủ tiền để thanh toán các khoản nợ, có thể do nợ tăng lên quá nhiều hoặc không thể chuyển đổi tài sản thành tiền để trả nợ. Công ty có thể rơi vào tình trạng này khi cân đối dòng tiền khi cân đối dòng tiền thiếu chặt chẽ và hợp lý. Dựa vào bảng khả năng thanh toán của công ty ta thấy rằng tỷ số khả năng thanh toán hiện thời của công ty trong năm đều lớn hơn 1, cụ thể năm 2011 là 1,1 lần, năm 2012 là 1,46 lần và năm 2013 là 1,12 lần. Hệ số này lớn hơn 1 cũng là 1 dấu hiệu khả quan cho thấy năng lực trả nợ của công ty tương đối khá. Tuy nhiên, hệ số khả năng thanh toán hiện thời cao là do các khoản thu (tức nợ không đòi được hoặc không dùng 67 để bù trừ được) vẫn còn lớn và hàng tồn kho lớn (tức nguyên vật liệu dự trữ quá lớn không dùng hết và hàng hóa, thành phẩm tồn kho không bán được không đối lưu được) tức là có thể có một lượng lớn tài sản lưu động tồn trữ lớn, phản ánh việc sử dụng tài sản không hiệu quả, vì bộ phận này không vận động không sinh lời Năm 2011 tỷ số khả năng thanh toán nhanh của công ty chỉ có 0,7 lần, năm 2011 tỷ số này nhỏ hơn 1 cho thấy công ty không đủ khả năng thanh toán ngay lập tức toàn bộ khoản nợ NH hay nói chính xác hơn, DN sẽ gặp nhiều khó khăn nếu phải thanh toán ngay các khoản nợ NH. Phân tích sâu hơn, nếu hệ số thanh toán nhanh nhỏ hơn hệ số thanh toán hiện thời rất nhiều cho thấy, tài sản NH phụ thuộc rất lớn vào hàng tồn kho. Vì vậy, tính thanh khoản của tài sản NH năm 2011 của công ty là tương đối thấp. Năm 2012 và năm 2013 tỷ số này của công ty bằng 1 cho thấy công ty đủ khả năng thanh toán ngay các khoản nợ NH. Chính vì lý do đó, dù tỷ số khả năng thanh toán của công ty đều khả quan, thì thực tế công ty vẫn luôn tiềm tàng nhiều rủi ro về thanh khoản. Thêm vào đó, ngành Thương mại thực ra là một ngành luôn có tài sản lưu động chiếm tỷ trọng cao trong tổng tài sản nên hệ số khả năng thanh toán hiện thời thường cao. Ngoài ra, việc duy trì một tỷ lệ nợ cao có thể dễ dàng khiến công ty gặp khó khăn ngay trong trả lãi chứ chưa nói đến trả nợ gốc. Hơn nữa, trong bối cảnh nền kinh tế với tổng cầu thấp và tồn kho lớn thì việc nếu như đòn bẩy tài chính quá lớn lại là mối đe dọa không những làm giảm lợi nhuận mà còn có khả năng mất khả năng thanh toán. 2.3.3.2. Ảnh hưởng của các loại đòn bẩy a. Đòn bẩy kinh doanh Bảng 2.19: Sự tác động của đòn bẩy kinh doanh Chỉ tiêu Nă 2011 Nă 2012 Nă 2013 Chênh lệch 2011 – 2012 Chênh lệch 2012 – 2013 Tuyệt đối Tƣơng đối Tuyệt đối Tƣơng đối Doanh thu thuần (S) (tỷ) 167,18 234,23 285,40 67,05 40,11% 51,18 21,85% Định phí (V) (tỷ) 37,55 39,69 53,09 81,50 5,70% 41,77 33,76% Biến phí (F) (tỷ) 96,54 178,05 219,82 2,14 84,42% 13,40 23,46% EBIT 33,08 16,49 12,49 Số dư đảm phí (tỷ) (S – V) 70,63 56,18 65,58 Thang Long University Library 68 V/S (%) 57,75 76,01 77,02 F/S (%) 22,46 22,29 18,60 (S – V)/S (%) 42,25 23,99 22,98 Lãi vay ( I ) (tỷ) 11,29 7,96 3,43 DOL (lần) 2,13 3,41 5,25 Tác động của từng yếu tố lên DOL (ΔDOL) (lần) Chỉ tiêu Giai đo n 2011 – 2012 Giai đo n 2012 – 2013 Tác động của S lên DOL (0,76) (1,82) Tác động của V lên DOL 1,64 0,95 Tác động của F lên DOL 0,39 2,72 Tác động V/S lên DOL 13,60 19,24 Tác động F/S lên DOL (1,58) (28,15) (Nguồn: tổng hợp dựa trên báo cáo tài chính của công ty) Đòn bẩy kinh doanh trong DN giống như “con dao hai lưỡi”, như chúng ta đã biết đòn bẩy kinh doanh phụ thuộc vào định phí. Nhưng khi chưa vượt quá điểm hoà vốn, ở cùng một mức độ sản lượng thì doanh nghiệp nào có định phí càng cao, lỗ càng lớn. Tuy nhiên, khi vượt quá điểm hoà vốn thì đòn bẩy kinh doanh luôn luôn dương và nó ảnh hưởng tích cực tới sự gia tăng lợi nhuận. Sự tăng lên về mức độ tác động của đòn bẩy tài chính nói lên một điều rằng khi doanh thu thay đổi, thì lợi nhuận năm 2012 nhạy cảm hơn năm 2011 và lợi nhuận năm 2013 lại nhạy cảm hơn năm 2012. Đồng thời, sự tăng lên của DOL qua từng năm còn cho thấy rủi ro kinh doanh mà công ty phải gánh chịu cũng tăng lên theo từng năm. Để phân tích sâu hơn, chúng ta sẽ phân tích tình hình doanh thu, biến phí và định phí từng năm của công ty có thực sự hiệu quả hay không. Qua bảng tính toán tác động của đòn bẩy kinh doanh ta có một số nhận xét về doanh thu, định phí và biến phí của công ty qua 3 năm 2011 – 2013 như sau: Tình hình lạm phát giảm dần trong năm 2012 và năm 2013 (tỷ lệ lạm phát năm 2011 lên đến 18,6%, năm 2012 giảm dần chỉ còn 6,8% và năm 2013 là 6,2% - 6,3%), chi phí nguyên vật liệu không hề tăng mà tổng chi phí tăng chủ yếu đến từ việc công ty tăng cường nguyên vật liệu nhập vào các nhà hàng do mở rộng sản xuất kinh doanh. Năm 2012 – 2013, do công ty bắt đầu dự án và tiến hành mở rộng xây dựng và kinh doanh hệ thống một dãy các nhà hàng sang trọng trong Royal City và Time City, 69 nói cách khác là dự án vẫn đang trong giai đoạn đầu tư mở rộng hệ thống sản xuất kinh doanh nên định phí ngày một gia tăng (cụ thể là định phí của công ty năm 2012 tăng 5,70% so với năm 2011 và năm 2013 tăng 33,76% so với năm 2012). Phần định phí tăng thêm chủ yếu là các chi phí đến từ việc thuê mặt bằng khá tốn kém trong 2 trung tâm thương mại lớn này. Đồng thời, do tính chất của ngành kinh doanh nhà hàng đòi hỏi biến phí khá cao chủ yếu đến từ việc nhập nguyên vật liệu đầu vào tại các nhà hàng dẫn đến chi phí khả biến của công ty cũng tăng qua từng năm (cụ thể biến phí của công ty năm 2012 tăng 84,42% và năm 2013 tăng 23,46% so với năm 2012). Do chi phí tăng quá cao qua từng năm nên lợi nhuận hoạt động của công ty có xu hướng giảm. Cụ thể là doanh thu thuần năm 2012 tăng 40,11% so với năm 2011 thì lợi nhuận hoạt động giảm 50,15%; doanh thu thuần năm 2013 tăng 21,85% thì lợi nhuận hoạt động giảm 24,24%. Tuy vậy, để tìm hiểu rõ hơn nguyên nhân đòn bẩy tài chính của công ty vẫn tăng qua từng năm, chúng ta sẽ đi sâu phân tích từng yếu tố cụ thể: Định phí chiếm tỷ trọng nhỏ và biến phí chiếm tỷ trọng khá lớn trong kết cấu chi phí làm cho số dư đảm phí của công ty trong 2 năm 2012 – 2013 đều nhỏ, trong khi doanh thu của công ty trong 2 năm này khá cao dẫn đến tỷ lệ số dư đảm phí chiếm tỷ lệ nhỏ trong doanh thu (tỷ lệ số dư đảm phí trên doanh thu năm 2013 chiếm 22,98% và năm 2012 là 23,99%). Vì vậy, nếu doanh thu tăng hoặc giảm thì lợi nhuận sẽ tăng/giảm ít hơn. Trong khi năm 2011, tuy định phí vẫn chiếm tỷ trọng nhỏ và biến phí chiếm tỷ trọng khá lớn trong kết cấu chi phí , tuy nhiên do doanh thu của công ty năm 2011 thấp hơn năm 2012 và năm 2013 rất nhiều nên số dư đảm phí của năm 2011 là cao nhất trong 3 năm (70,63 tỷ), tỷ lệ số dư đảm phí cũng chiếm tới 42,25% trong doanh thu. Qua tính toán ta thấy rằng mức độ tác động của đòn bẩy kinh doanh (DOL) của công ty trong 3 năm 2011 – 2013 đều dương chứng tỏ trong 3 năm đó công ty đã vượt qua được sản lượng hòa vốn. Đòn bẩy kinh doanh của công ty năm 2011 bằng 2,13 lần có nghĩa là với mức doanh thu 168.246.128.839 VNĐ, cứ 1% thay đổi trong doanh thu đưa đến thay đổi 2,13% trong lợi nhuận hoạt động theo cùng chiều với sự thay đổi trong doanh thu của công ty. Nói một cách khác, cứ 1% gia tăng trong doanh thu sẽ dẫn đến 2,13% gia tăng trong lợi nhuận hoạt động và ngược lại, cứ 1% sụt giảm trong doanh thu sẽ dẫn đến 2,13% sụt giảm trong lợi nhuận hoạt động. Tương tự. DOL của công ty năm 2012 là 3,41 lần có nghĩa là với mức doanh thu 235.710.594.151 VNĐ, cứ 1% thay đổi trong doanh thu đưa đến thay đổi 3,41% trong lợi nhuận hoạt động theo cùng chiều với sự thay đổi trong doanh thu của công ty. Nói một cách khác, cứ 1% gia tăng trong doanh thu sẽ dẫn đến 3,41% gia tăng trong lợi nhuận hoạt động và ngược lại. Thang Long University Library 70 DOL của công ty năm 2013 là 5,25 lần có nghĩa là với mức doanh thu 286.707.521.533 VNĐ, cứ 1% thay đổi trong doanh thu đưa đến thay đổi 5,25% trong lợi nhuận hoạt động theo cùng chiều với sự thay đổi trong doanh thu của công ty. Nói một cách khác, cứ 1% gia tăng trong doanh thu sẽ dẫn đến 5,25% gia tăng trong lợi nhuận hoạt động và ngược lại. Trong giai đoạn 2011 – 2012, nhìn vào bảng phân tích sự tác động của đòn bẩy kinh doanh ta thấy rằng: với mức định phí và biến phí giữ nguyên như năm 2011 và doanh thu tăng 40,11% sẽ tác động làm DOL giảm 0,76 lần; Với mức tăng biến phí 84,42% sẽ tác động làm DOL tăng 1,64 lần và với mức định phí tăng 5,7% sẽ làm DOL tăng 0,39 lần. Ta thấy rằng so với sự tác động của định phí và biến phí đều làm tăng DOL thì sự tác động làm giảm DOL của doanh thu là không đáng kể dẫn đến tổng mức độ ảnh hưởng của 3 nhân tố này làm DOL tăng 1,27 lần. Mặt khác, nếu xem xét đến tác động của tỷ lệ chi phí biến đổi và tỷ lệ chi phí cố định lên DOL ta thấy rằng với tỷ lệ chi phí biến đổi trên doanh thu năm 2012 tăng 18,27% so với năm 2011 sẽ tác động làm DOL tăng 13,6% và với tỷ lệ chi phí cố định giảm 0,17% tác động làm DOL giảm 1,58 lần. Phần tăng do sự tác động của V/S nhiều hơn bù đắp phần giảm do sự tác động của F/S dẫn đến tác động tổng hợp sẽ làm tăng DOL. Do sự tác động tổng hợp của các nhân tố đều làm tăng DOL nên nhìn chung, DOL của công ty có xu hướng tăng từ 2,13 lần trong năm 2011 lên 3,41 lần trong năm 2012. Tương tự giai đoạn 2011 – 2012, đòn bẩy kinh doanh của năm 2013 tiếp tục tăng 1,84 lần so với năm 2012 nguyên nhân cũng là do so với sự tác động của định phí và biến phí đều làm tăng DOL thì sự tác động làm giảm DOL của doanh thu là không đáng kể. Tổng hợp mức độ tác động của các nhân tố trong năm 2013 làm DOL tăng 1,84 lần nên đòn bẩy kinh doanh của công ty trong năm 2013 tiếp tục có xu hướng tăng so với năm 2012. Thông qua đòn bẩy kinh doanh, công ty có thể đánh giá được tình hình doanh thu và lợi nhuận của công, từ đó đưa ra được các phán đoán chính xác và đưa ra được các chính sách về doanh thu và chi phí một cách hợp lý nhất có thể. Điều này sẽ có ích và giúp công ty hoạt động tốt hơn trong tương lai. Sự chênh lệch khá lớn giữa tỷ trọng định phí và biến phí trong kết cấu chi phí của công ty cho thấy công ty không hoạt động dưới điều kiện đòn bẩy kinh doanh cao bởi vì trong trường hợp tỷ trọng định phí trong kết cấu chi phí lớn thì chỉ cần một sự sụt giảm nhỏ trong doanh thu cũng sẽ dẫn đến một sự sụt giảm lớn tới lợi nhuận. 71 b. Đòn bẩy tài chính Bảng 2.20: Sự tác động của đòn bẩy tài chính Chỉ tiêu Nă 2011 Nă 2012 Nă 2013 Chênh lệch 2011 – 2012 Chênh lệch 2012 – 2013 Tuyệt đối Tƣơng đối Tuyệt đối Tƣơng đối EBIT (tỷ) 33,08 16,49 12,50 (16,59) (50,15)% (3,99) (24,24)% Lãi vay ( I ) (tỷ) 11,29 7,96 3,43 (3,33) (29,50)% 4,53 (56,95)% DFL (lần) 1,52 1,93 1,38 Tác động của từng yếu tố lên DFL (ΔDFL) (lần) Chỉ tiêu Giai đo n 2011 – 2012 Giai đo n 2012 – 2013 Tác động của EBIT lên DFL 1,66 0,82 Tác động của lãi vay (I) lên DFL (1,24) (1,38) (Nguồn: tổng hợp dựa trên báo cáo tài chính của công ty) Đòn bẩy tài chính năm 2011 của công ty bằng 1,52 lần có nghĩa là trong EBIT từ mức EBIT cơ bản là 33.084.021.427 VNĐ, sẽ đưa đến sự thay đổi 1% trong EPS theo cùng chiều với sự thay đổi trong EBIT. Nói cách khác, một sự gia tăng 1% trong EBIT sẽ đưa đến một sự gia tăng là 1,52% trong EPS. Ngược lại, một sụt giảm 1% trong EBIT sẽ đưa đến một sụt giảm là 1,52% trong EPS. Đòn bẩy tài chính năm 2012 của công ty bằng 1,93 lần có nghĩa là trong EBIT từ mức EBIT cơ bản là 16.493.215.357 VNĐ, sẽ đưa đến sự thay đổi 1% trong EPS theo cùng chiều với sự thay đổi trong EBIT. Tương tự, đòn bẩy tài chính năm 2013 của công ty bằng 1,38 lần có nghĩa là trong EBIT từ mức EBIT cơ bản là 12.496.052.424 VNĐ, sẽ đưa đến sự thay đổi 1% trong EPS theo cùng chiều với sự thay đổi trong EBIT. Thông qua bảng sự tác động của đòn bẩy tài chính, ta có thể thấy rõ hơn sự ảnh hưởng của EBIT và lãi vay đến sự biến động của đòn bẩy tài chính trong từng giai đoạn. Năm 2012 DFL của công ty là 1,93 lần, tăng so với năm 2011 (DFL của công ty trong năm 2011 là 1,52 lần). Với lãi vay không thay đổi, giữ nguyên như năm 2011 thì EBIT tác động làm DFL tăng 1,66 lần trong khi lãi vay chỉ tác động làm DFL giảm 1,24%, ta có thể dễ dàng thấy được sự tác động làm tăng DFL của EBIT cao hơn sự Thang Long University Library 72 tác động làm giảm DFL của lãi vay. Do đó, DFL năm 2012 tăng 0,42 lần so với năm 2011. Năm 2013 DFL của công ty lại giảm so với năm 2012, cụ thể DFL của công ty trong năm 2013 là 1,38 lần và năm 2012 là 1,93 lần. Nguyên nhân DFL của công ty trong năm 2013 giảm so với năm 2012 là do sự tác động làm giảm DFL của lãi vay đã lấn át sự tác động làm tăng DFL của EBIT. Với mức lãi vay giữ nguyên như năm 2012, EBIT chỉ tác động làm DFL tăng 0,82 lần trong khi lãi vay lại tác động làm DFL giảm 1,38 lần nên nhìn chung, DFL của công ty năm 2013 giảm 0,56 lần so với năm 2012. Đòn bẩy tài chính đặt trọng tâm vào hệ số nợ của công ty, trong 3 năm 2011 – 2013, hệ số nợ của công ty là rất cao, tăng dần theo từng năm. Hệ số nợ của công ty năm 2011 là 68,83%; năm 2012 hệ số nợ của công ty tăng lên là 70,72% và sang năm 2013 là 72,55%. Chi phí lãi vay luôn tạo áp lực cho công ty cần phải tạo đủ lợi nhuận để trả lãi, điều đó làm xấu đi hệ số nợ của công ty, làm gia tăng rủi ro tài chính, đồng thời làm giảm lợi nhuận được trả trên mỗi cổ phần. Tuy nhiên, nếu nhìn trên một khía cạnh khác khi công ty được vay rất nhiều vốn từ ngân hàng qua các năm cũng nói lên một điều rằng uy tín của công ty đối với ngân hàng là rất cao, bởi ngân hàng chỉ cho vay khi nhận thấy dự án vay vốn thực sự mang lại lợi nhuận và công ty có đủ khả năng chi trả lãi vay cho ngân hàng. Nói cách khác, dự án của công ty khi xin vay vốn là cực kỷ khả thi và khả năng thanh toán cao. Đó là lý do vì sao dù hệ số nợ của công ty rất cao, thì 1% thay đổi trong EBIT lại dẫn đến % thay đổi trong EPS của công ty lại cao như vậy. c. Đòn bẩy tổng hợp Bảng 2.21: Đòn bẩy tổng hợp nă 2011 – 2013 của c ng ty Nă DOL (Lần) DFL (Lần) DTL (Lần) Nă 2011 2,13 1,52 3,24 Nă 2012 3,41 1,93 6,59 Nă 2013 5,25 1,38 7,23 (Nguồn: người viết tự tổng hợp) Đòn bẩy tổng hợp năm 2011 của công ty bằng 3,24 lần có nghĩa là mỗi thay đổi 1% trong doanh thu từ mức doanh thu cơ bản 168.246.128.839 VNĐ sẽ đưa đến một thay đổi 3,24% trong EPS theo cùng chiều với sự thay đổi của doanh thu. Nói cách 73 khác, một gia tăng 1% trong doanh thu đưa đến một gia tăng 3,24% trong EPS và ngược lại. Đòn bẩy tổng hợp năm 2012 của công ty bằng 6,59 lần có nghĩa là mỗi thay đổi 1% trong doanh thu từ mức doanh thu cơ bản 235.710.594.151 VNĐ sẽ đưa đến một thay đổi 6,59% trong EPS theo cùng chiều với sự thay đổi của doanh thu. Đòn bẩy tổng hợp năm 2013 của công ty bằng 7,23 lần có nghĩa là mỗi thay đổi 1% trong doanh thu từ mức doanh thu cơ bản 286.707.521.533 VNĐ sẽ đưa đến một thay đổi 7,23% trong EPS theo cùng chiều với sự thay đổi của doanh thu. Đỏn bẩy tổng hợp là việc công ty sử dụng kết hợp đòn bẩy tài chính và đòn bẩy kinh doanh. Đòn bẩy tổng hợp tác động đến EPS qua 2 bước: Doanh thu thay đổi làm thay đổi lợi nhuận hoạt động và EBIT thay đổi làm thay đổi EPS. Đòn bẩy tổng hợp của công ty tăng dần qua các năm cho thấy đòn bẩy tổng hợp năm 2012 tác động lớn hơn năm 2011 và đòn bẩy tổng hợp năm 2013 lại tác động lớn hơn năm 2012 làm EPS biến động nhiều hơn khi doanh thu thay đổi, hay nói cách khác, lợi nhuận trên mỗi cổ phần có thể tăng nhanh hơn và rủi ro cũng lớn hơn khi doanh thu giảm. Đỏn bẩy tổng hợp năm 2012 của công ty tăng 3,35 so với năm 2011 nguyên nhân là do DOL và DFL đều tăng so với năm 2011. Năm 2012, các khoản nợ vay của công ty bắt đầu phát huy được tính hiệu quả làm đòn bẩy tài chính của công ty tăng đến 1,93. Năm 2013 đòn bẩy tổng hợp của công ty lại tăng 0,65 so với năm 2012 là do mức tăng của DOL năm 2013 bù đắp được mức giảm của DFL nên nhìn chung DTL năm 2013 của công ty tăng 0,65 so với năm 2012 ( DOL năm 2013 tăng 1,84 trong khi DFL chỉ giảm 0,56 so với năm 2012). Đòn bẩy hoạt động tăng nhiều hơn trong 3 năm khi đòn bẩy tài chính của công ty tăng nhẹ trong năm 2012 hoặc giảm đi trong năm 2013 lại là hợp lý bởi nếu cả dòn bẩy tài chính và đòn bẩy kinh doanh cùng tăng cao thì tuy lợi nhuận của công ty có thể tăng mạnh nhưng lại dễ xảy ra rủi ro tổng thể quá cao do tác động tổng hợp cùng lúc của cả 2 loại đòn bẩy này, khiến công ty rơi vào trạng thái kinh doanh bấp bênh, ảnh hưởng đến khả năng thanh toán và uy tín của công ty trong tương lai. Tác động của cấu trúc vốn đến giá trị công ty cổ phần dịch vụ hàng không 2.3.4. Thăng Long (TASECO) 2.3.4.1. Phân tích EBIT – EPS Để có thể biết được cấu trúc vốn hay mức đòn bẩy nào sẽ mang lại thu nhập cao cho chủ sở hữu chúng ta sẽ đi vào phần tích điểm hòa vốn EBIT. Điểm hòa vốn từng năm được xác định như trong bảng sau: Thang Long University Library 74 Bảng 2.22: EBIT – EPS hòa vốn nă 2011 – 2013 của c ng ty (Đơn vị: VNĐ) Nă EBIT (VNĐ) R (VNĐ) (VNĐ) (VNĐ) 2011 33.084.021.427 21.224.149 5.000.000 11.297.478.178 14.779.164.011 522,25 2012 16.493.215.357 20.132.400 5.000.000 7.964.364.171 10.595.924.343 394,73 2013 12.496.052.424 22.742.750 5.500.000 3.428.963.198 4.522.715.525 149,15 (Nguồn: Tổng hợp dựa trên báo cáo tài chính của công ty) Nếu chấp nhận phương án 1, cấu trúc vốn của công ty vẫn là cấu trúc vốn tài trợ hoàn toàn bằng vốn cổ phần. Nhưng nếu chấp nhận phương án 2, cấu trúc vốn của công ty sẽ chuyển sang cấu trúc vốn có sử dụng đòn bẩy tài chính. Vì phương án 2 liên quan đến việc sử dụng đòn bẩy tài chính nên vấn đề cơ bản đặt ra là liệu việc sử dụng đòn bẩy tài chính có đem đến lợi ích tốt nhất cho các cổ đông hiện hữu của công ty hay không nên ta sẽ đi phân tích sâu hơn để tìm hiểu về quyết đinh tài trợ của công ty trng 3 năm qua. Từ điểm hòa vốn EBIT được tính toán trong bảng trên, chúng ta có thể đưa ra một số đánh giá như sau: Ý nghĩa điểm hòa vốn EBIT của công ty chính bởi nó là một trong những căn cứ giúp công ty lựa chọn được phương án tài trợ có lợi nhất. Nếu EBIT công ty đạt được thấp hơn điểm EBIT hòa vốn thì phương thức tài trợ bằng cổ phiếu phổ thông sẽ đem lại EPS cao hơn so với phương án tài trợ có sử dụng vốn vay. Nếu EBIT công ty đạt được cao hơn điểm EBIT hòa vốn thì việc sử dụng phương thức tài trợ có sử dụng vốn vay sẽ đem lại EPS cao hơn so với phương án tài trợ hoàn toàn bằng VCSH. Việc xem xét điểm hòa vốn EBIT có thể cho phép mở rộng phương án tài trợ bằng vốn vay với mức độ sử dụng đòn bẩy khác nhau hay các phương án tài trợ khác nhau. EBIT của công ty trong 3 năm 2011 – 2013 đều vượt quá điểm EBIT hòa vốn ( EBIT của công ty năm 2011 là 33,08 tỷ, năm 2012 là 16,49 tỷ và năm 2013 là 12,50 tỷ trong khi EBIT hòa vốn năm 2011 là 14,80 tỷ, năm 2012 là 10,60 tỷ và năm 2013 là 4,52 tỷ). Dựa vào bảng tính toán EBIT và EPS hòa vốn trên ta thấy rằng năm 2012 EBIT hòa vốn giảm 4,2 tỷ so với năm 2011 nguyên nhân là do số lượng cổ phần thường tương ứng với phương án tài trợ hoàn toàn bằng vốn cổ phần ( ) giảm 5,14% so với năm 2011, trong khi không thay đổi làm cho hiệu (  ) năm 2012 tăng là không đáng kể so với năm 2011. Thêm vào đó là sự giảm mạnh của lãi vay từ 11,3 tỷ trong năm 2011 xuống còn 7,96 tỷ trong năm 2012 dẫn đến EBIT hòa vốn của công ty giảm. 75 EBIT hòa vốn của công ty trong năm 2013 lại tiếp tục giảm từ 10,6 tỷ xuống còn 4,52 tỷ nguyên nhân đến từ việc lãi vay công ty phải trả trong năm 2013 giảm tới 56,95% so với năm 2012. Mặt khác, hiệu (  ) tăng là không đáng kể dẫn đến EBIT hòa vốn của công ty lại tiếp tục giảm so với năm 2012. Việc EBIT của công ty trong 3 năm 2011 – 2013 đều vượt quá điểm EBIT hòa vốn cộng thêm điểm hòa vốn EBIT từng năm cũng đều lớn hơn chi phí lãi vay chứng tỏ rằng công ty nên sử dụng cấu trúc vốn có sử dụng đòn bẩy tài chính. Công ty đủ sức chi trả lãi vay và hoạt động kinh doanh đều có lãi khiến cho việc sử dụng đòn bẩy tài chính sẽ đem lại hiệu quả cao kinh doanh cao hơn phương án không dùng đến nợ vay, nghĩa là nó khuyếch đại thu nhập chủ sở hữu nhiều hơn, thu nhập trên mỗi cổ phần của công ty sẽ cao hơn. Tóm lại, việc phân tích EBIT – EPS sẽ giúp công ty thiết lập được một cấu trúc vốn hợp lý để có thể tối thiểu hóa rủi ro và tối đa hóa thu nhập cho chủ sở hữu. Công ty có thể tính toán được mức EBIT thay đổi theo từng giai đoạn phát triển của mình, từ đó có thể đưa ra các chính sách hợp lý và cân nhắc duy trì cấu trúc vốn hiện tại hay thay đổi cấu trúc vốn sao cho tối đa hóa được thu nhập cho chủ sở hữu, đồng thời cũng giúp cho công ty có thể sử dụng nguồn vốn một cách hiệu quả nhất. 2.3.4.2. Lợi ích từ việc sử dụng tấm chắn thuế từ lãi chứng khoán nợ Bảng 2.23: Tấm chắn thuế từ lãi vay nă 2011 – 2013 của c ng ty (Đơn vị: tỷ đồng) Chỉ tiêu Nă 2011 Nă 2012 Nă 2013 Thuế suất thuế TNDN 25% 25% 25% Lãi vay ngắn hạn 10,96 5,08 2,51 Tấm chắn thuế từ lãi vay NH 2,74 1,27 0,63 Lãi vay dài hạn 0,34 2,89 0,92 Tấm chắn thuế từ lãi vay DH 0,08 0,72 0,23 Tổng lợi ích từ tấm chắn thuế 2,82 1,99 0,86 (Nguồn: tổng hợp dựa trên báo cáo tài chính của công ty) Việc sử dụng và gia tăng nguồn nợ luôn tiềm ẩn những rủi ro tài chính khôn lường trong tương lai. Tuy nhiên, công ty vẫn lựa chọn phương án vay nợ để tài trợ cho hoạt động kinh doanh của mình bởi một trong những lợi ích của việc sử dụng nợ là công ty sẽ được hưởng một khoản sinh lợi từ tấm chắn thuế. Lợi ích từ tấm chắn thuế công ty nhận được năm 2012 giảm 0,83 tỷ so với năm 2011 nguyên nhân là do lợi ích Thang Long University Library 76 công ty nhận được từ tấm chắn thuế của lãi vay NH giảm tới 1,47 tỷ (xuất phát từ việc lãi vay NH của công ty giảm mạnh từ 10,96 tỷ trong năm 2011 xuống còn 5,08 tỷ trong năm 2012) trong khi lợi ích công ty nhận được từ tấm chắn thuế của lãi vay DH chỉ tăng 0,64 tỷ. Lợi ích của tấm chắn thuế công ty nhận được năm 2013 tiếp tục giảm 1,13 tỷ so với năm 2012 nguyên nhân đến từ sự sụt giảm đồng thời của cả lãi vay NH và DH dẫn đến lợi ích công ty nhận được từ tấm chắn thuế của lãi vay NH và DH đều giảm ( lợi ích từ tấm chắn thuế từ lãi vay NH và DH của công ty năm 2013 giảm so với năm 2012 lần lượt là 0,64 tỷ và 0,49 tỷ ). Do đó, lợi ích công ty nhận được từ tấm chắn thuế năm 2013 giảm so với năm 2012. Tấm chắn thuế là một thuật ngữ kinh tế nói về việc giảm lượng tiền thuế thu nhập phải nộp cho nhà nước bằng cách giảm thu nhập chịu thuế, lúc này chi phí sử dụng vốn là chi phí lãi vay sẽ được tính vào chi phí hợp lý, vì vậy nó làm giảm chi phí thuế TNDN. Hay nói nôm na rằng trước khi có tấm chắn thuế, tiền thuế được thu là nhiều hơn so với khi công ty có tấm chắn thuế. Tấm chắn thuế làm giảm khoản chi trả thuế cho nhà nước và làm gia tăng tài sản cho cổ đông và các chủ nợ. 2.3.4.3. Định giá Công ty Cổ phần Dịch vụ hàng không Thăng Long (TASECO) FCFF = EBIT( 1t) + Khấu hao – Chi đầu tư TSCĐ –Δ Vốn lưu động Bảng 2.24: Dòng tiền FCFF trong nă 2011 – 2013 của c ng ty Chỉ tiêu Nă 2011 Nă 2012 Nă 2013 EBIT 33.084.021.427 16.493.215.357 12.496.052.424 Thuế TNDN (t ) 25% 25% 25% EBIT( 1 – t ) 24.813.016.070 12.369.911.518 9.372.039.318 Khấu hao 1.331.899.714 3.079.971.339 2.937.975.657 Chi đầu tƣ TSCĐ 2.098.629.071 4.135.911.664 9.771.671.897 Vốn lưu động cuối kỳ 95.912.124.702 139.559.604.264 152.656.769.995 Vốn lưu động đầu kỳ 187.567.417.642 95.912.124.702 139.559.604.264 Δ Vốn lƣu động (91.655.292.940) 43.647.479.562 13.097.165.731 FCFF 115.701.579.653 (32.333.508.369) (10.558.822.653) WACC 6,16% 5,99% 6,25% (Nguồn: tổng hợp dựa trên báo cáo tài chính của công ty) 77 Giá trị công ty qua 3 năm: ∑ Như vậy, nếu xét về mặt cơ bản khi xác định đến dòng tiền của toàn bộ công ty, có thể nhận thấy rằng giá trị của công ty nhỏ hơn rất nhiều so với giá trị sổ sách trung bình qua ba năm. Điều này do hai nhân tố: Thứ nhất là ảnh hưởng của chi phí vốn bình quân của công ty qua ba năm. Trong đó, chi phí vốn bình quân có xu hướng gia tăng từ năm 2011 đến năm 2013 do việc sử dụng cơ cấu vốn chưa hợp lý. Đây là một yếu tố khiến giá trị công ty thấp. Nguyên nhân thứ hai là do dòng tiền trong 2 năm 2012 và 2013 mang giá trị âm khiến cho giá trị của công ty giảm. Nguyên nhân chủ yếu ở đây có thể nhận thấy chính là việc đầu tư thêm cho vốn lưu động và vốn cố định của công ty chưa hợp lý so với sự tăng trưởng của doanh thu và lợi nhuận. Việc đầu tư vào vốn lưu động và vốn cố định nhiều trong khi doanh thu chưa tăng trưởng tương xứng dẫn đến lợi nhuận thấp và không những không đạt được trong tăng trưởng dòng tiền mà còn nhỏ hơn 0, mặc dù công ty đã nhận thấy được điều đó và cải thiện tuy nhiên các biện pháp chưa hiệu quả. 2.4. Đánh giá về cấu trúc vốn và chi phí vốn của C ng ty Cổ phần Dịch vụ hàng h ng Thăng Long (TASECO) Về cấu trúc vốn của công ty 2.4.1. Qua 3 năm 2011 – 2013, ta thấy rằng trong cấu trúc vốn của công ty, nguồn nợ luôn chiếm một tỷ trọng khá cao. Cụ thể là tỷ trọng nợ của công ty năm 2011 là 68,83%, năm 2012 là 70,72% và năm 2013 là 72,55%. Đa số DN trong nền kinh tế ít hay nhiều vẫn luôn có những hình thức huy động vốn bằng nguồn nợ. Tỷ trọng nợ trong cấu trúc vốn của công ty trong 3 năm lại ở mức khá cao và thậm chí tăng dần qua các năm trong đó công ty chủ yếu tài trợ hoạt động kinh doanh bằng nguồn nợ ngắn hạn. Ưu điểm của cấu trúc vốn với nguồn nợ ngắn hạn khá cao như của công ty TASECO chính là việc công ty có thể dễ dàng và linh hoạt hơn trong việc điều chỉnh cấu trúc nguồn vốn. Nhưng mặt trái lại là việc công ty luôn phải đối mặt với rủi ro vỡ nợ ở mức cao hơn bởi tín dụng ngắn hạn đòi hỏi công ty phải thanh toán lãi vay và trả vốn gốc trong thời gian ngắn, dẫn đến tình trạng tài chính của công ty luôn căng thẳng. Chúng ta có thể thấy rằng đây là một cấu trúc vốn mang tính rủi ro khá cao. Trong 3 năm 2011 – 2013 tuy lợi nhuận của công ty tạo ra từ hoạt động kinh doanh khá cao và ổn định nhưng nếu xét về hiệu quả sử dụng vốn thì nguồn vốn sử dụng vẫn chưa thực sự hiệu quả. Điều này thể hiện ở việc chỉ tiêu tỷ suất sinh lời trên VCSH Thang Long University Library 78 (ROE) của công ty năm 2012 và năm 2013 cao hơn năm 2011 (ROE năm 2011 là 10,34%, năm 2012 là 11,99%, năm 2013 là 11,45%) nhưng chưa năm nào ROE tạo ra vượt quá được tỷ suất sinh lời mong đợi của các nhà đầu tư. Đối với cấu trúc vốn chủ yếu thiên về sử dụng nguồn nợ, công ty sẽ luôn phải đối mặt với những rủi ro tiềm ẩn đến từ nền kinh tế. Tuy tiềm ẩn nhiều rủi ro, nhưng nếu công ty sử dụng tốt được nguồn vốn này thì lợi ích công ty nhận được là khá lớn và nó cũng góp phần làm tăng tính hấp dẫn đối với các cổ phần của công ty do kỳ vọng về thu nhập trên mỗi cổ phần (EPS) của công ty tăng. Một nhược điểm về việc sử dụng vốn của công ty chính là công ty chưa áp dụng phương thức sử dụng cổ phần ưu đãi cũng như phát hành trái phiếu để huy động vốn. Cả 2 phương thức này đều có chi phí ổn định, không bấp bênh như chi phí nguồn vay ngân hàng. Hơn nữa, chi phí cổ phần ưu đãi bao giờ cũng nhỏ hơn chi phí cổ phần thường, góp phần làm giảm chi phí vốn chung của công ty. Nói chung, tuy tiềm ẩn nhiều rủi ro nhưng cấu trúc vốn hiện tại của công ty lại khá phù hợp với hoàn cảnh kinh tế ở giai đoạn hiện nay. Do đó trong giai đoạn này công ty nên duy trì cấu trúc vốn mục tiêu chứ không nên tái cấu trúc nguồn vốn. Tuy rủi ro tài chính tăng cao nhưng ở thời điểm hiện tại công ty vẫn đang phát triển khá ổn định và đang dần tăng trưởng, tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản cũng đang tăng dần qua từng năm, uy tín tạo lập được cho nhà đầu tư cũng cực kỳ đáng tin cậy, thêm vào đó là lãi suất cho vay trên thị trường vốn đang giảm dần ở mức hợp lý, vì vậy rủi ro kinh doanh cũng không phải điều đáng lo ngại. Chính vì những lý do trên, người viết nhận thấy cấu trúc vốn với tỷ trọng nợ khá cao và VCSH thấp của công ty ở thời điểm hiện tại là hoàn toàn hợp lý. Về chi phí vốn của công ty 2.4.2. Bảng 2.25: Đánh giá về chi phí vốn của c ng ty Chỉ tiêu Ƣu điểm Nhƣợc điểm Chi phí vốn NH Nguồn tín dụng thương mại và Nợ tích lũy Vay ngắn hạn  Đối với công ty, đây là hai nguồn vốn không mất chi phí, dẫn đến làm giảm chi phí vốn chung của công ty, giúp công ty tiết kiệm được một phần chi phí rất đáng kể;  Lãi suất và thời gian vay vốn thấp hơn nguồn DH dẫn đến chi phí thực tế của từng khoản vay thấp  Nguồn vốn NH chiếm tỷ trọng lớn dẫn đến việc công ty phải cực kỳ thận trọng, cần phải luôn cân nhắc các khoản vay này có khả năng chi trả khi đáo hạn hay không;  Thêm vào đó, việc sử dụng nợ NH nhiều, nợ DH ít trong cấu trúc vốn thì khoản sinh lời từ tấm chắn 79 hơn; Tuy nhiên do tỷ trọng nguồn này trong cấu trúc vốn chiếm đa số (xấp xỉ 70%) dẫn đến chi phí vốn bình quân cao hơn nguồn DH.  Công ty đã biết tận dụng các khoản vay giá rẻ, góp phần làm giảm chi phí sử dụng vốn chung. thuế của công ty cũng không nhiều bởi vay NH có lãi suất vay thấp hơn so với nợ DH, dẫn đến khoản sinh lời từ tấm chắn thuế cũng sẽ thấp hơn việc sử dụng nợ DH. Chi phí vốn DH Nguồn vốn DH không mất chi phí Vay dài hạn  Do cũng là nguồn vốn không mất chi phí, nó tác động làm giảm chi phí vốn chung của công ty, giúp công ty tiết kiệm được một phần chi phí rất đáng kể;  Công ty đã rất cố gắng quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đi vay nhất là đã cố giảm các khoản vay dài hạn nhằm giảm chi phí lãi vay, dẫn đến chi phí sử dụng vốn của công ty cũng giảm đáng kể;  Mức thuế suất thuế TNDN trong 3 năm đều trên 20% cho nên các khoản sinh lời từ tấm chắn thuế công ty được hưởng cũng rất có lợi.  Nguồn DH luôn có lãi suất vay vốn cao hơn nguồn NH dẫn đến lãi vay phải trả thực tế của từng khoản vay khi sử dụng nguồn vốn này thường cao hơn nguồn ngắn hạn, dẫn đến chi phí vốn nguồn DH thường cao hơn nguồn NH  Việc công ty cắt giảm nguồn vay dài hạn trong năm 2011 và 2013 dẫn đến lợi ích từ tấm chắn thuế đến từ lãi dài hạn công ty nhận được trong 2 năm này là khá ít, trong khi năm 2012 công ty tăng cường nguồn vay dài hạn thì lợi ích nhận được từ tấm chắn thuế đã cao hơn hẳn. (Nguồn: người viết tự tổng hợp) Thang Long University Library 80 CHƢƠNG 3. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CẤU TRÚC VỐN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ HÀNG KHÔNG THĂNG LONG (TASECO) 3.1. Định hƣớng phát triển của c ng ty Cổ phần Dịch vụ hàng h ng Thăng Long (TASECO) Phát triển tương xứng với thương hiệu, cũng như hình ảnh của DN trong thời gian qua đã xây dựng được. Trong đó chú trọng về trình độ chuyên môn, chất lượng dịch vụ, uy tín và sự lớn mạnh về nguồn vốn. Lấy chất lượng dịch vụ làm nền tảng bền vững, là yếu tố quyết định sự khác biệt so với các DN khác, tăng tốc để phát triển khi có điều kiện. Lấy nhân tố con người làm hạt nhân, coi con người là tài sản quý nhất của DN, việc học tập nâng cao trình độ chuyên môn được khuyến khích. Việc phát triển kinh tế DN gắn với xây dựng văn hóa DN. Chiến lược phát triển kinh doanh, sản xuất của TASECO là luôn đổi mới công nghệ, phương thức làm việc và quản lý để tăng năng suất, nâng cao chất lượng và tính an toàn của sản phẩm, tiết kiệm nguyên nhiên vật liệu để hạ giá thành và tăng tính cạnh tranh, qua đó sẽ đáp ứng đầy đủ nhất nhu cầu ngày càng cao và đa dạng của khách hàng. Sứ mệnh của công ty là cung cấp các sản phẩm và dịch vụ mang lại những lợi ích về dịch vụ cho khách hàng. Song song đó, thông qua hoạt động của mình, TASECO luôn mong muốn mang lại những lợi ích kinh tế  xã hội đối với sự phát triển của đất nước. 3.2. Một số giải pháp nh hoàn thiện cấu trúc vốn và chi phí vốn t i C ng ty Cổ phần Dịch vụ hàng h ng Thăng Long (TASECO) Huy động VCSH bẳng cách phát hành cổ phiếu ưu đãi 3.2.1. Công ty nên xem xét hình thức phát hành cổ phiếu ưu đãi trong quá trình huy động và sử dụng vốn bởi cổ phiếu ưu đãi có chi phí thấp hơn cổ phiếu thường. Do đó, nếu công ty áp dụng hình thức huy động vốn này sẽ giúp giảm được chi phí vốn chung trong khi vẫn giữ nguyên được cơ cấu nợ và VCSH như hiện tại. Mặt khác, rủi ro công ty phải gánh chịu nếu sử dụng phương thức này cũng không hề tăng lên. Giả sử công ty phát hành 500.000 cổ phiếu ưu đãi với mệnh giá 10.000 VNĐ/cổ phiếu, chi phí phát hành bằng 5% trên mệnh giá, tỷ lệ chi trả cổ tức cho cổ phần ưu đãi là 7%, ta sẽ xem xét sự ảnh hưởng của phương án thay thế này như sau: 81 Bảng 3.1: Sự tác động của phƣơng thức phát hành cổ phần ƣu đãi (Đơn vị: VNĐ) Chỉ tiêu Nă 2011 Nă 2012 Nă 2013 Cố tức trả cho cổ phần thường 1.657.260.959 23.282.237 3.186.209.871 Cổ tức trả cho cổ phần ưu đãi 531.803.041 525.983.763 523.120.129 EAT 7.597.186.307 7.514.053.759 7.473.144.700 Pcs 21,81% 0,31% 42,64% EPS 1,519 1,503 1,359 D 331,45 4,66 579,31 10.000 10.000 10.000 ROE 10,34% 11,99% 11,45% g 8,09% 11,96% 6,57% 0,96% 0,95% 0,86% 11,40% 12,00% 12,36% 6,81% 7,98% 7,66% 93,19% 92,02% 92,34% 10,69% 11,12% 11,48% 11,74% 12,21% 12,51% WACC 5,83% 5,68% 5,97% 6,16% 5,99% 6,25% (Nguồn: Người viết tự đặt giả định và tính toán) Với việc giả định huy động một phần VCSH bằng cách phát hành cổ phiếu ưu đãi, ta thấy rằng chi phí VCSH của công ty đã giảm rõ rệt, cụ thể là trong ba năm 2011, 2012 và 2013 chi phí VCSH của công ty đã giảm lần lượt 1,05%, 1,09% và 1,03%. Chi phí VCSH của công ty giảm xuống đã tác động tích cực làm chi phí vốn bình quân của công ty cũng giảm đi, cụ thể là trong 3 năm 2011, 2012, 2013 chi phí vốn bình quân đã giảm lần lượt là 0,33%, 0,31% và 0,28%. Vậy biện pháp sử dụng cổ phần ưu đãi tác động tích cực góp phần làm giảm chi phí vốn chung của công ty, vì vậy công ty nên xem xét phương án này trong cấu trúc vốn của mình. Thang Long University Library 82 Phát hành trái phiếu 3.2.2. So với hình thức đi vay ngân hàng, lãi suất phát hành trái phiếu có thể cao hơn do rủi ro nhiều hơn, tuy nhiên công ty vẫn nên xem xét phương thức huy động vốn này do tính ổn định về lãi suất dẫn đến chi phí vốn khi sử dụng phương thức này cũng cực kỳ ổn định. Hơn nữa, một số ưu điểm phương thức này mang lại như sau: Về lý do chọn nên phát hành trái phiếu, bên cạnh lãi suất chúng ta còn phải xét đến chi phí phát hành. Chi phí này sẽ biến động rất khác nhau tùy theo hình thức phát hành và chi phí tư vấn. Do đó, rất khó để chỉ căn cứ vào lãi suất và đi đến kết luận là “đắt” hay “rẻ” so với đi vay ngân hàng. Công ty nên lựa chọn hình thức huy động vốn phù hợp nhất với lợi ích của chính của công ty tại một thời điểm xác định thay vì chỉ đơn thuần dựa vào yếu tố lãi suất. So với việc đi vay ngân hàng, một số ưu điểm của phát hành trái phiếu có thể kể đến như công ty sẽ được giải ngân ngay và toàn bộ thay vì việc giải ngân có lộ trình từng đợt. Như vậy, công ty huy động được tiền từ trái phiếu sẽ chủ động nguồn vốn hơn trong khi nếu đi vay ngân hàng, khi muốn giải ngân phải giải trình cụ thể, chờ đợi ngân hàng phê duyệt và trong không ít trường hợp, khi tín dụng được giải ngân thì cơ hội kinh doanh của công ty có thể đã đi qua. Đặc biệt là khi lãi suất thấp, công ty có thể phát hành trái phiếu kỳ hạn dài với lãi suất cố định để tận dụng nguồn vốn với chi phí thấp và ổn định. Trong khi đối với hình thức đi vay ngân hàng thông thường, lãi suất thường là thả nổi và sẽ được rà soát thay đổi định kỳ. Tăng doanh thu, cân đối chi phí 3.2.3. Bất kỳ DN nào khi hoạt động đều phát sinh chi phí, đối với nhà công ty thì vấn đề kiểm soát được các chi phí phải là mối quan tâm hàng đầu, bởi vì lợi nhuận thu được nhiều hay ít chịu ảnh hưởng trực tiếp của những chi phí đã chi ra. Kiểm soát được chi phí sẽ nâng cao hiệu quả chi tiêu, từ đó sẽ làm tăng lợi nhuận của công ty. Khi lợi nhuận công ty nhận được tăng lên sẽ kéo theo tỷ số lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) tăng, góp phần làm tăng hiệu quả sử dụng vốn từ việc tạo được khoản lợi nhuận chênh lệch giữa chi phí vốn và thu nhập được tạo ra từ tổng tài sản của công ty ( trong 3 năm 2011 – 2013 số lãi được tạo ra từ khoản chênh lệch giữa chi phí vốn và thu nhập được tạo ra từ tổng tài sản của công ty đều âm). Dưới đây là một số biện pháp cụ thể giúp công ty tăng doanh thu và giảm chi phí:  Biện pháp tăng doanh thu Để tăng doanh thu hiệu quả, công ty phải không ngừng củng cố và nâng cao chất lượng dịch vụ, đa dạng hóa các loại hình dịch vụ hữu ích cung cấp cho khách hàng đồng thời đẩy mạnh hoạt động đầu tư kinh doanh BĐS, đầu tư tài chính, kinh doanh du lịch, quảng cáo, kinh doanh thương mại, phân phối sản phẩm và các dịch vụ khác của 83 Công ty ở nhiều địa bàn khác nhau. Trong đó xem đầu tư về BĐS, đầu tư tài chính là chủ lực, trọng tâm nhằm tạo doanh thu cao. Tiếp tục xây dựng thương hiệu ngày càng lớn mạnh gắn với việc mở rộng các hình thức kinh doanh, tham gia liên doanh, liên kết, góp vốn cổ phần. Sau khi được niêm yết trên sàn chứng khoán mong muốn trở thành một công ty lớn mạnh trong lĩnh vực chứng khoán.  Chọn lọc khách hàng Đôi khi, cách tốt nhất để tăng doanh thu và cắt giảm chi phí của công ty chính là công ty nên thường xuyên giám sát và hạn chế các khách hàng có thái độ cư xử không tốt nhằm giảm được các khoản giảm trừ doanh thu xuống mức thấp nhất ( ví dụ như các khách hàng cứ mua rồi trả lại những món hàng có thể sẽ tạo ra chi phí khổng lồ đối với hoạt động quản lý và kiểm kê ). Giả sử công ty có thể kiểm soát được lượng khách hàng và đảm bảo chất lượng sản phẩm tốt, các khoản giảm trừ của công ty có thể sẽ giảm được 30% so với mức ban đầu, ta có bảng sau: Bảng 3.2: Sự thay đổi của các hoản giảm trừ theo phƣơng thức cắt giảm (Đơn vị: VNĐ) Nă Các hoản giảm trừ ban đầu Các hoản giảm trừ sau hi đã đƣợc lên ế ho ch và iể soát Năm 2011 1.070.413.427 749.289.399 Năm 2012 1.484.072.731 1.038.850.912 Năm 2013 1.304.561.541 913.193.079 (Nguồn: Người viết tự đặt giả định và tính toán)  Biện pháp giảm chi phí  Tiết kiệm chi phí mua nguyên vật liệu Trên thực tế, chi phí nguyên vật liệu, chi phí cho bảo quản, chuyên chở, bốc dỡ, lưu kho là rất tốn kém, vì vậy việc giảm những loại chi phí này là vô cùng quan trọng. Giá mua nguyên vật liệu đầu vào sẽ bao gồm cả chi phí vận chuyển bốc dỡ, chi phí bảo quản. Công ty nên chọn những nhà cung cấp có giá bán rẻ và gần với những địa điểm cung cấp dịch vụ của công ty để giảm được chi phí vận chuyển. Hiện tại, công ty không tích trữ nguyên vật liệu chủ yếu, tuy nhiên để giảm chi phí nguyên vật liệu, công ty nên đặt mua các nguyên vật liệu thường dùng với số lượng lớn. Việc này giúp công ty giảm được 1 khoản chi phí nhất định thông qua việc được hưởng chiết khấu, đồng thời chủ động về nguyên vật liệu nhưng không cần đến các chi phí dự trữ. Ngoài ra, công ty cũng cần tăng cường công tác bảo quản, công ty nên thường xuyên tiến hành kiểm kê, đánh giá, phân loại chính xác những nguyên vật liệu còn sử Thang Long University Library 84 dụng được và không còn sử dụng được, đồng thời thực hiện tốt công tác kiểm kê từng kho vừa tránh thất thoát, vừa tăng tinh thần trách nhiệm của cán bộ quản lý kho. Trên thực tế, các loại chi phí cho bảo quản, chuyên chở, bốc dỡ và lưu kho chiếm khoảng 15% trên giá vốn hàng bán, vậy giả sử nếu cắt giảm được 11% các loại chi phí này nhờ cách thức trên, giá vốn hàng bán của công ty sẽ là: Bảng 3.3: Sự thay đổi của giá vốn theo phƣơng thức cắt giảm (Đơn vị: VNĐ) Chỉ tiêu Giá vốn ban đầu hi chƣa cắt giảm Giá vốn sau hi đã cắt giảm Năm 2011 85.493.943.629 76.089.609.830 Năm 2012 156.444.755.462 139.235.832.361 Năm 2013 191.475.407.898 170.413.113.029 (Nguồn: Người viết tự đặt giả định và tính toán)  Phát triển nguồn nhân lực, cắt giảm chi phí nhân công Một trong những chi phí tốn kém nhất của công ty là chi phí về nhân sự. Để tiết kiệm chi phí nhân sự, công ty có thể tuyển các nhân viên là các sinh viên mới ra trường, có nhiệt huyết và đam mê với công việc, lại không đòi hỏi mức lương cao. Công ty sẽ đào tạo họ, nâng lương của họ dần lên, như vậy sẽ đáp ứng được nhu cầu thị trường tốt hơn mà vẫn giữ được chi phí thấp. Điều quan trọng là công ty tìm được những người thực sự yêu thích công việc, thay vì trả họ bằng tiền thì có thể trả họ bằng cơ hội, kinh nghiệm, họ sẽ đi cùng công ty lâu dài hơn. Nếu công ty dùng nhiều người giỏi với mức lương cao thì sẽ gây áp lực lớn cho chi phí, ảnh hưởng đến lợi nhuận. Ngoài biện pháp tuyển nhân viên như trên nhằm cắt giảm các khoản lương phải trả, công ty có thể cắt bớt nhân sự tại các phòng ban sao cho hợp lý bởi hiện nay số lượng nhân viên tại các phòng ban là quá nhiều. Hiện tại, ngoài phòng kế toán có tổng cộng khoảng 50 người thì các phòng ban khác thường có từ 20 đến 25 người. Từ việc cắt giảm nhân viên hợp lý, công ty có thể tiết kiệm thêm được các loại chi phí từ dịch vụ mua ngoài và chi phí hội nghị, tiếp khách. Giả sử công ty cắt giảm 5% lương nhân viên bán hàng từ biện pháp thứ nhất và 5% lương nhân viên quản lý từ việc cắt giảm 5 nhân viên tại mỗi phòng ban theo biện pháp thứ hai ( riêng phòng kế toán cắt giảm 7 nhân viên). Từ việc cắt giảm nhân sự này, ta sẽ có thể cắt giảm thêm 5% chi phí từ dịch vụ mua ngoài và chi phí hội nghị, tiếp khách 85 Bảng 3.4: Sự thay đổi CPBH và CPQL theo phƣơng thức cắt giảm (Đơn vị: VNĐ) Chỉ tiêu Nă 2011 Nă 2012 Nă 2013 BAN ĐẦU CPBH 31.131.834.042 40.512.228.802 57.189.036.139 CP lương nhân viên BH 10.462.432.503 13.072.253.090 17.407.619.350 CP dịch vụ mua ngoài 159.273.239 163.883.492 160.834.349 CP khác 20.510.128.300 27.276.092.220 39.620.582.440 CPQL 17.465.916.314 20.776.321.799 24.242.463.531 CP lương nhân viên QL 6.805.405.020 7.486.984.600 8.248.601.000 CP hội nghị, tiếp đón 246.959.662 171.518.682 12.590.560 CP dịch vụ mua ngoài 174.659.163 207.763.218 217.334.738 CP khác 10.238.892.469 12.910.055.299 15.763.937.233 SAU KHI CẮT GIẢM CPBH 30.600.748.755 39.850.421.973 56.310.613.454 CP lương nhân viên BH 9.939.310.878 12.418.640.436 16.537.238.383 Chi phí dịch vụ mua ngoài 151.309.577 155.689.317 152.792.632 Chi phí khác 20.510.128.300 27.276.092.220 39.620.582.440 CPQL 17.104.565.122 20.383.008.474 23.818.537.216 Chi phí lương nhân viên QL 6.465.134.769 7.112.635.370 7.836.170.950 Chi phí hội nghị, tiếp đón 234.611.679 162.942.748 11.961.032 Chi phí dịch vụ mua ngoài 165.926.205 197.375.057 206.468.001 Chi phí khác 10.238.892.469 12.910.055.299 15.763.937.233 (Nguồn: Người viết tự đặt giả định và tính toán) Với điều kiện các yếu tố khác giữ nguyên, sau khi cắt giảm các loại chi phí, ta có thể tính toán lại để thấy được sự ảnh hưởng của biện pháp này tới lợi nhuận và khả năng sinh lời của công ty như sau (xem thêm báo cáo tài chính của công ty năm 2011 – 2013 để thấy rõ sự thay đổi của các chỉ tiêu từ việc chưa cắt giảm chi phí và biện pháp cắt giảm chi phí vừa nêu): Thang Long University Library 86 Bảng 3.5: Sự thay đổi các chỉ tiêu tài chính của c ng ty theo phƣơng thức cắt giảm (Đơn vị: VNĐ) Chỉ tiêu Nă 2011 Nă 2012 Nă 2013 Tổng doanh thu 168.246.128.839 235.710.594.151 286.707.521.533 Giảm trừ doanh thu 749.289.399 1.038.850.912 913.193.079 Doanh thu thuần 167.496.839.440 234.671.743.239 285.794.328.454 Giá vốn hàng bán 76.089.609.830 139.235.832.361 170.413.113.029 Lãi gộp 91.407.229.610 95.435.910.878 115.381.215.425 Doanh thu tài chính 2.001.983.861 1.541.176.984 1.140.461.201 CP tài chính 24.466.245.554 8.101.996.313 3.604.246.582 CP bán hàng 30.600.748.755 39.850.421.973 56.310.613.454 CP quản lý 17.104.565.122 20.383.008.474 23.818.537.216 Lợi nhuận thuần 21.237.654.041 28.641.661.102 32.788.279.374 Lợi nhuận khác (1.020.583.735) 114.719.494 57.873.301 EBT 20.217.070.306 28.756.380.596 32.846.152.675 EAT 15.162.802.729 21.567.285.447 24.634.614.506 Tổng nguồn vốn 235.704.048.209 213.981.069.986 237.680.934.050 WACC 6,16% 5,99% 6,25% ROA ban đầu 3,22% 3,51% 3,14% ROA hiện tại 6,43% 10,08% 10,36% (Nguồn: Người viết tự đặt giả định và tính toán) Với biện pháp cắt giảm chi phí như trên, ta có thể cắt giảm được một khoản chi phí đáng kể, từ đó tăng lợi nhuận cho công ty. Với các yếu tố khác không đổi, ta thấy rằng tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản của công ty tăng đáng kể, và điều đáng nói hơn nữa là nhờ cắt giảm chi phí như trên đã góp phần giúp công ty tăng hiệu quả sử dụng vốn nhờ việc tăng chỉ tiêu ROA, cụ thể năm 2013 cứ 100 đồng vốn kinh doanh công ty lại lãi được 4,11 đồng, cao hơn năm 2012 và năm 2011 (năm 2012 và năm 2011 cứ 100 đồng vốn kinh doanh công ty lại lãi được lần lượt là 4,09 đồng và 0,27 đồng ). 87 Tạo sự cân đối hợp lý giữa vốn cố định và vốn lưu động nhằm tăng giá trị 3.2.4. công ty Tuy ngành nghề kinh doanh của Công ty TASECO rất đa dạng, bao gồm cả đầu tư BĐS và đầu tư tài chính, tuy nhiên công ty vẫn chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực thương mại, tức là chú trọng vào việc cung cấp dịch vụ hàng không thông qua hàng loạt dãy nhà hàng, khách sạn, dịch vụ đặt vé máy bay Lĩnh vực thương mại là một ngành luôn đòi hỏi cơ cấu vốn lưu động cao hơn vốn cố định vì những DN hoạt động trong ngành này cần đầu tư nhiều vào việc mua hàng hóa, dịch vụ để cung cấp cho thị trường. Như đã nói ở trên, chính vì việc sử dụng cơ cấu vốn lưu động và vốn cố định chưa hợp lý đã dẫn đến thu nhập ròng từ hoạt động kinh doanh của công ty (EBIT) giảm dần qua ba năm, trong khi chênh lệch vốn lưu động qua từng năm của công ty lại quá lớn, điều đó dẫn đến dòng tiền FCFF của công ty giảm dần, thậm chí dòng FCFF năm 2012 và năm 2013 của công ty còn mang giá trị âm làm cho giá trị của công ty nhỏ hơn giá trị sổ sách rất nhiều. Vậy, để tăng giá trị và tăng lợi nhuận hoạt động cho công ty, công nên điều chỉnh và sử dụng vốn cố định và vốn lưu động qua 3 năm sao cho hợp lý. Thang Long University Library 88 KẾT LUẬN Qua những nội dung phân tích về cấu trúc vốn và chi phí vốn của Công ty Cổ phần Dịch vụ hàng không Thăng Long (TASECO), ta có thể thấy tuy tình hình kinh doanh của công ty trong 3 năm 2011 – 2013 khá khả quan và tăng trưởng bền vững, ổn định, cấu trúc vốn cũng là khá phù hợp đối với tình hình kinh tế hiện nay, tuy nhiên vẫn còn tồn tại một số vấn đề chưa tốt trong quá trình thiết lập cơ cấu tài sản lưu động và tài sản cố định cũng như nguồn vốn sử dụng vẫn chưa thực sự hiệu quả, dẫn đến lợi nhuận của công ty vẫn chưa thực sự đạt được hiệu quả như mong muốn. Tuy vẫn còn nhiều thiếu sót, nhưng Công ty Cổ phần Dịch vụ hàng không Thăng Long (TASECO) vẫn luôn là một trong 03 đơn vị lớn nhất kinh doanh dịch vụ hàng không tại Sân bay Nội Bài và Sân bay Quốc tế Đà Nẵng. TASECO đã đạt được tốc độ phát triển về mọi mặt khá bền vững và ổn định, số vốn điều lệ không ngừng tăng lên, đã xây dựng được hệ thống các tổ chức chính trị xã hội trong đơn vị, các phòng ban trong công ty cũng đã được thành lập và ngày càng hoàn thiện, đáp ứng yêu cầu phát triển của công ty. Mặt khác, công ty cũng góp một phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước, tạo nên nhiều việc làm, cải thiện đời sống của người lao động, nâng cao doanh thu và lợi nhuận. Dưới khả năng của một sinh viên, đề tài nghiên cứu của em không thể tránh khỏi còn nhiều thiếu sót, em hi vọng các thầy cô có thể đóng góp ý kiến để kiến thức của em cũng như các đề tài nghiên cứu của em sau này ngày càng được hoàn thiện hơn nữa. em xin chân thành cảm ơn ! Hà Nội, ngày 26 tháng 10 nă 2014 Sinh viên thực hiện Hoàng Thiên Trang PHỤ LỤC Bảng 3.6: Lãi suất vay ngắn h n nă 2011 – 2013 của c ng ty STT Ngƣời cho vay Lãi vay Nă 2011 Nă 2012 Nă 2013 1 Ngân hàng TMCP công thương - Vietinbank 19% 11% 2 Ngân hàng Đầu tư phát triển - BIDV 18,5% 11,5% 3 Ngân hàng Liên Việt – chi nhánh Đông Đô 18,5% 4 Ngân hàng SHB 18% 11% 5 Ngân hàng Kỹ thương VN - Techcombank 14,5% 6 Ngân hàng TMCP quân đội - MB Bank 19% 15% 7 Ngân hàng thương mại cổ phần nhà HN - HABUBANK 14,5% 8 Bà Trần Thị Kim Yến 17% 9 Ông Nguyễn Duy Hưng 16,5% 10 Bà Nguyễn Lan Hương 14% 11 Ông Lương Quang Đạt 13% 12 Bà Hà Ngọc Hiên 14% (Nguồn: Phòng kế toán) Bảng 3.7: Lãi suất vay dài h n nă 2011 – 2013 của c ng ty STT Ngƣời cho vay Lãi vay Nă 2011 Nă 2012 Nă 2013 1 Ngân hàng TMCP công thương - Vietinbank 20% 18% 13% 2 Ngân hàng Đầu tư phát triển - BIDV 20% 17% 13,5% 3 Ngân hàng Techcombank 20,5% 18,5% 13,5% 4 Ông Phạm Thành Trung 18% (Nguồn: Phòng kế toán) Thang Long University Library TÀI LIỆU THAM KHẢO Các giáo tr nh tha hảo: 1. Tài chính DN căn bản _ TS. Nguyễn Minh Kiều _ NXB Thống Kê năm 2009 2. Tài chính DN _ TS. Nguyễn Minh Kiều _ NXB Thống Kê 3. Tài chính DN hiện đại _ PGS.TS Trần Ngọc Thơ_NXB Thống Kê_Năm 2008 4. Giáo trình tài chính DN _ Học viện tài chính; 5. Bài giảng quản lý tài chính DN chương 5 _ Ths. Chu Thị Thu Thủy; 6. Hiệu quả sử dụng vốn trong các DN vừa và nhỏ _TS.Đàm Văn Hệ_NXB Đại học kinh tế quốc dân; 7. Giáo trình tài chính DN_PGS.TS Lưu Thị Hương _ PGS.TS Vũ Duy Hào _ Trường ĐH Kinh tế quốc dân; 8. Phân tích báo cáo tài chính _ PGS.TS Nguyễn Ngọc Quang _ Trường ĐH Kinh tế quốc dân; 9. Giáo trình kinh tế đầu tư _ PGS. TS Từ Quang Phương _ PGS.TS Phạm Văn Hùng _ Trường đại học Kinh tế quốc dân; 10. Giáo trình tài chính DN _ PGS.TS Vũ Công Ty _ TS. Bùi Văn Vần _ Học viện tài chính; 11. Phân tích tài chính DN _ Josette Peyrard _ NXB Thống Kê Link tham khảo: Website www.taseco.vn Website Website www.acbs.com.vn Website Website Hnx.vn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfa18836_3001.pdf
Luận văn liên quan