Đề tài Chiến lược kinh doanh cho công ty cổ phần đầu tư xây dựng Long An Idico

Tiếp tục tăng cường kiểm tra, giám sát việc tuân thủ tiêu chuẩn, quy trình quy phạm và pháp luật Nhà nước trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh của đơn vị nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm tư vấn, đảm bảo tiến độ thực hiện các hợp đồng kinh tế. Tăng cường nghiên cứu và dần hoàn thiện các định chế kinh tế - kỹ thuật nội bộ của Công ty (có tham khảo Tổng công ty) cho phù hợp với yêu cầu thực tế làm cơ sở thực hiện. Chú trọng công tác sắp xếp quản lý nhân sự tại Chi nhánh Đức Hòa nhằm sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực có kinh nghiệm, gắn bó lâu năm với đơn vị khi công trình khu công nghiệp Đức Hòa vào giai đoạn cuối. Giám đốc Công ty chỉ đạo Giám đốc Chi nhánh Đức Hòa phân công cụ thể công việc cho cán bộ cấp dưới một cách cụ thể, rõ ràng và thường xuyên giám sát việc thực hiện của Giám đốc Chi nhánh Đức Hòa để đảm bảo hiệu quả làm việc của đội ngũ lao động tại Chi nhánh.

docx65 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2955 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Chiến lược kinh doanh cho công ty cổ phần đầu tư xây dựng Long An Idico, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
inh doanh. Tại công ty nguồn nhân lực có sự kế thừa để trong quá trình hoạt động luôn có sự kết hợp giữa bề dày kinh nghiệm của thế hệ đàn anh và sự năng động, tâm huyết của thế hệ trẻ. Với một chiến lược phát triển được hoạch định chuyên nghiệp, sự đồng lòng quyết tâm của một đội ngũ kỹ sư, kiến trúc sư có chuyên môn giỏi, trẻ trung, tài năng nhạy bén và thường xuyên được nâng cao trình độ. Lực lượng công nhân lành nghề đã qua đào tạo, sẵn sàng đáp ứng đầy đủ mọi nhu cầu của các khách hàng trong và ngoài tỉnh. Công ty sẽ tiếp tục vươn lên, chinh phục những chặng đường dài ở phía trước. 2.5. Các công trình tiêu biểu Đến nay Công ty đã xây dựng những công trình tầm cỡ và tiêu biểu của tỉnh Long An như: Bưu điện tỉnh, Đài phát thanh và truyền hình, trụ sở thanh tra tỉnh, công ty xổ số kiến thiết tỉnh, hội trường và nhà làm việc huyện ủy Vĩnh Hưng, trường cao đẳng nghề, trường chính trị tỉnh, trường THCS Nhựt Tảo… Bưu điện tỉnh Long An Công ty đã và đang là chủ đầu tư hạ tầng các công trình: Khu dân cư Trung tâm phường 6, dự án Khu dân cư Trung tâm mở rộng phường 6 tại thành phố Tân An; dự án Khu công nghiệp Hựu Thạnh huyện Đức Hòa… Khu dân cư Phường 6 2.6. Sơ đồ tổ chức. Ban kiểm soát Đại hội cổ đông Hội đồng quản trị Ban giám đốc Phòng KHKT Phòng TCKT Văn phòng Phòng đầu tư Sàn GD BĐS XN khai thác và KD VLXD XN tư vấn và đầu tư Nhà máy VLXD Tuynel Đức Hòa Ban quản lý dự án KDC F6 mở rộng Hình 2.1. Sơ đồ tổ chức 2.7. Nhiệm vụ các phòng ban Đại hội đồng cổ đông Đại hội đồng cổ đông là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của Công ty gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết, họp mỗi năm ít nhất 01 lần. Đại hội đồng cổ đông quyết định những vấn đề được Luật pháp và Điều lệ Công ty quy định. Đặc biệt, Đại hội đồng cổ đông sẽ thông qua các báo cáo tài chính hàng năm của Công ty và ngân sách tài chính cho năm tiếp theo, sẽ bầu hoặc bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát của Công ty. Hội đồng Quản trị Hội đồng quản trị do Đại hội đồng cổ đông bầu ra, là cơ quan quản lý Công ty, có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến hoạt động của Công ty trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. Hội đồng quản trị có trách nhiệm giám sát Giám đốc điều hành và các cán bộ quản lý khác do Hội đồng quản trị bổ nhiệm. Hiện tại, Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng Long An IDICO có sáu (06) thành viên, mỗi thành viên có nhiệm kỳ năm (05) năm. Ban Kiểm soát Ban kiểm soát là cơ quan trực thuộc Đại hội đồng cổ đông, do Đại hội đồng cổ đông bầu ra. Ban kiểm soát có nhiệm vụ kiểm soát mọi mặt hoạt động quản trị và điều hành sản xuất của Công ty. Hiện Ban kiểm soát Công ty gồm ba thành viên, mỗi thành viên có nhiệm kỳ không quá năm (05) năm. Ban kiểm soát hoạt động độc lập với Hội đồng quản trị và Ban Giám đốc. Ban Giám đốc Giám đốc điều hành do Tổng công ty Đầu tư phát triển đô thị và khu công nghiệp Việt Nam (cổ đông sáng lập) giới thiệu và Hội đồng quản trị bổ nhiệm, có nhiệm vụ tổ chức điều hành và quản lý mọi hoạt động sản xuất kinh doanh hàng ngày của Công ty theo những chiến lược, kế hoạch đã được Đại hội đồng cổ đông thông qua. Các Phó Giám đốc giúp việc cho Giám đốc điều hành, chịu trách nhiệm trước Giám đốc điều hành về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao một cách trung thực, mẫn cán vì lợi ích của Công ty và cổ đông. Dưới quyền Giám đốc điều hành có các Khối, Phòng, Ban giúp Giám đốc quản lý và triển khai, giám sát hoạt động của Công ty Các phòng/ban khác Phòng Tài chính kế toán: Kiểm tra chứng từ thu chi tài chính. Công tác kế toán tổng hợp; kế toán quản trị và kế toán chi tiết. Kiểm tra việc quản lý, sử dụng tài sản, vốn, tiền mặt, các loại chứng khoán và các tài sản khác của Công ty. Báo cáo đầy đủ - chính xác quá trình kinh doanh, kết quả kinh doanh, phân chia kết quả kinh doanh đối với các cơ sở hợp tác kinh doanh, công ty thành viên. Phối hợp với cơ quan kiểm toán độc lập thực hiện việc kiểm toán báo cáo tài chính hàng năm để phục vụ cho Đại hội cổ đông thường niên. Phối hợp và hỗ trợ Ban kiểm soát để thực hiện tốt nhiệm vụ theo quy định của điều lệ Công ty. Quản lý nguồn vốn và triển khai thực hiện quyết toán các khoản thu - chi theo đúng kế hoạch tài chính hàng tháng, hàng quý, năm đã được Ban Giám đốc phê duyệt. Tham gia soạn thảo, kiểm tra, đàm phán việc ký kết các loại hợp đồng kinh tế của Công ty với khách hàng; phối hợp các phòng có liên quan theo dõi kiểm tra tiến độ thực hiện - nghiệm thu và thanh lý hợp đồng theo quy định. Phối hợp Văn phòng Tổng hợp thực hiện đầy đủ các chế độ về lao động, tiền lương và các khoản khác cho cán bộ công nhân viên. Cung cấp thông tin, số liệu kế toán theo quy định của pháp luật, bảo mật số liệu kế toán tài chính theo quy định của Điều lệ Công ty. Quan hệ với các cơ quan quản lý tài chính, kho bạc, thuế, hải quan, ngân hàng, các quỹ đầu tư, các tổ chức tài chính tín dụng khác để thực hiện các công việc và nghiệp vụ cần thiết liên quan đến hoạt động của Công ty. Kiểm tra kế toán tài chính các đơn vị trực thuộc, đơn vị liên kết, liên doanh, kiểm tra kế toán nội bộ. Phòng Kế hoạch kỹ thuật: Tham mưu giúp việc Hội đồng quản trị; Giám đốc và lãnh đạo Công ty trong việc quản lý điều hành doanh nghiệp về lĩnh vực Kinh tế, kế hoạch, kỹ thuật, thi công xây dựng, quản lý đầu tư dự án và các lĩnh vực khác khi được phân công. Xây dựng kế hoạch định hướng phát triển trung dài hạn, hàng tháng, hàng quý, hàng năm và tổng hợp kết quả thực hiện theo định kỳ của Công ty để báo cáo các cơ quan cấp trên khi có yêu cầu. Tham gia đấu thầu tiếp thị tìm kiếm việc làm, tìm kiếm cơ hội đầu tư. Thẩm định các hồ sơ dự án đầu tư, quyết toán công trình. Quản lý công tác kỹ thuật, thi công xây dựng, tiến độ, chất lượng và giá thành đối với những gói thầu do Công ty ký hợp đồng. Thực hiện và hướng dẫn nghiệp vụ về công tác kinh tế, kế hoạch, kỹ thuật trong toàn Công ty như: Văn bản, thông tư, chế độ chính sách mới để vận dụng, tiêu chuẩn, quy chuẩn thay đổi hoặc mới ban hành… . Thường xuyên phổ biến kiểm tra công tác an toàn lao động đến các công trường, Đội xây dựng và các đơn vị trực thuộc Công ty. Phối hợp với các phòng chức năng của Công ty để tham gia quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Phòng Đầu tư: Tham mưu giúp việc Hội đồng quản trị, Giám đốc và lãnh đạo Công ty trong việc quản lý điều hành doanh nghiệp về lĩnh vực quản lý đầu tư dự án. Báo cáo kinh tế kỹ thuật, dự án đầu tư. Thực hiện các thủ tục xin chủ trương đầu tư, cấp phép đầu tư và các thủ tục cần thiết cho các dự án đầu tư mới do Công ty làm chủ đầu tư theo đúng quy định hiện hành. Kiểm tra hướng dẫn các Phòng ban, đơn vị trực thuộc trong quản lý dự án. Xây dựng đơn giá khi cần thiết và quản lý giá thành trong đầu tư. Tổng hợp, theo dõi, kiểm tra và trình duyệt quyết toán đầu tư các dự án đầu tư của Công ty. Theo dõi tình hình triển khai của các dự án đầu tư của Công ty và các đơn vị trực thuộc. Hướng dẫn và kiểm tra trình tư, thủ tục đầu tư các dự án theo đúng Nghị định của Chính phủ. Thực hiện công tác lập hồ sơ đấu thầu; lập hồ sơ mời thầu, hồ sơ chào giá cạnh tranh, tổ chức xét thầu các gói thầu các công trình thuộc dự án do Công ty đầu tư. Tham gia Tổ thẩm định các dự án đầu tư của Công ty. Tiếp xúc và vận động thu hút khách vào mua đất tại các dự án khu dân cư do Công ty làm chủ đầu tư. Soạn thảo, đàm phán nội dung ghi nhớ, hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất với khách hàng vào các khu dân cư do Công ty làm chủ đầu tư. Kết hợp cùng phòng Tài chính Kế toán Công ty đôn đốc các khách hàng thanh toán tiền mua các lô nền nhà tại các khu dân cư do Công ty làm chủ đầu tư. Soạn thảo các văn bản, báo cáo về các lĩnh vực liên quan trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của Phòng. Thực hiện các công việc khác do Giám đốc giao. Văn phòng Tổng hợp Văn phòng tổng hợp Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng Long An IDICO là cơ quan giúp việc cho Giám đốc thực hiện chức năng tham mưu, tổng hợp, trong công tác quản lý, điều hành về lĩnh vực: Tổ chức sản xuất, công tác cán bộ, phối hợp giữa các phòng, ban, đơn vị thuộc Công ty trong việc thực hiện các quyết định của Giám đốc và lãnh đạo của Công ty. Văn phòng là đầu mối quan hệ với các cơ quan ban ngành các đơn vị theo sự chỉ đạo của Giám đốc Công ty. Thực hiện các quy định về văn thư, lưu trữ, bảo mật, các nguyên tắc quản lý công văn, giấy tờ, đi, đến, các biện pháp quản lý tài sản thuộc lĩnh vực chuyên môn. Phối hợp với các phòng ban chức năng xây dựng quy chế làm việc, giao dịch, tiếp khách, bảo vệ cơ quan, trang trí, khánh tiết… công tác an ninh trật tự, nơi làm việc. Hướng dẫn các nhân viên nghiệp vụ thực hiện đúng các nguyên tắc quản lý văn thư, thiết bị văn phòng, trụ sở làm việc, xe ô tô con… Thực hiện công tác Thi đua khen thưởng toàn Công ty. Tham mưu trực tiếp cho Giám đốc việc ký kết và thực hiện Hợp đồng lao động, công tác tổ chức cán bộ, bố trí sắp xếp cán bộ Công ty theo yêu cầu nhiệm vụ. Đề xuất các giải pháp về tổ chức lao động, chính sách cán bộ và đào tạo bồi dưỡng cán bộ thuộc Cơ quan Công ty. Thực hiện và hướng dẫn thực hiện các chính sách, chế độ cho người lao động thuộc Công ty gồm: nghỉ hưu, mất sức, bảo hiểm xã hội, nâng bậc lương, đào tạo bồi dưỡng, quản lý hồ sơ cán bộ công nhân viên. Sàn giao dịch bất động sản Tổ chức, quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh bất động sản, tìm kiếm đối tác, khách hàng cho hoạt động kinh doanh bất động sản, thực hiện các dịch vụ bất động sản như môi giới, tư vấn, định giá, quảng cáo, đấu thầu bất động sản. Mở rộng và tạo các kênh phân phối sản phẩm bất động sản, hợp tác kinh doanh với các đối tác, liên kết với các sàn giao dịch hợp pháp có thương hiệu uy tín, thành lập các cơ sở giao dịch bất động sản vệ tinh cho các dự án theo khu vực. Thu phí dịch vụ bất động sản và các dịch vụ khác theo Quy định. Ban quản lý dự án khu dân cư Trung tâm mở rộng Phường 6 Đầu tư xây dựng phát triển hạ tầng kỹ thuật khu đô thị, khu công nghiệp, khu kinh tế, khu dân cư tập trung, nhà và đô thị, các dự án phát triển công nghiệp. Kinh doanh hạ tầng kỹ thuật khu đô thị, khu công nghiệp, khu kinh tế, khu dân cư tập trung, nhà và đô thị, các dự án phát triển công nghiệp. Khối sản xuất Nhà máy VLXD Tuynel Đức Hoà Nhà máy Vật liệu xây dựng tuynel Đức Hoà là đơn vị sản xuất và kinh doanh hạch toán phụ thuộc của Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng Long An IDICO Nhà máy có chức năng, nhiệm vụ sản xuất và kinh doanh các sản phẩm vật liệu xây dựng tuynel; Khai thác và kinh doanh các loại vật liệu xây dựng; Quản lý và khai thác mỏ sét nguyên liệu. Xí nghiệp Khai thác và Kinh doanh VLXD IDICO-LINCO Xí nghiệp Khai thác và kinh doanh vật liệu xây dựng là đơn vị sản xuất và kinh doanh hạch toán phụ thuộc của Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng Long An IDICO. Xí nghiệp có chức năng, nhiệm vu: Khai thác và kinh doanh các loại nguyên như đất sét, cát, đá, vật liệu xây dựng, hàng trang trí nội, ngọai thất; Kinh doanh các loại sản phẩm của Nhà máy VLXD tuynel Đức Hòa; Kinh doanh nhiên liệu xăng dầu, nhớt. Vận chuyển hàng hoá bằng đường bộ và đường thuỷ. Quản lý kho thành phẩm và các cửa hàng vật liệu xây dựng của Công ty. Xí nghiệp Tư vấn và đầu tư IDICO-LINCO Xí nghiệp tư vấn Đầu tư IDICO-LINCO là đơn vị sản xuất và kinh doanh hạch toán phụ thuộc của Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng Long An IDICO Xí nghiệp có chức năng, nhiệm vụ: khảo sát, đo đạt, khoan thăm dò địa hình, địa chất, lập bản vẽ địa hình, địa chất. Lập dự án Đầu tư, tư vấn quản lý xây dựng. Tư vấn giám sát thi công và hòan thiện công trình dân dụng và công nghiệp, công trình hạ tầng kỹ thuật, trang trí nội, ngọai thất, hòan thiện . Tư vấn đấu thầu xây dựng, thẩm định, định giá công trình xây dựng, thẩm tra thiết kế dự tóan. Thí nghiệm vật liệu xây dựng, kiểm định chất lượng công tác và công trình xây dựng. Các kết quả đạt được Các hợp đồng lớn đang được thực hiện hoặc đã ký kết năm 2008 – 2010 STT Tên Hợp đồng Giá trị hợp đồng (tỷVNĐ) Ngày ký Thời gian thực hiện 1 Hệ thống sân đường KCN Đức Hoà 1 13.709 29/03/2008 155 ngày 2 Khối lớp học lý thuyết, thư viện… Trường dạy nghề Long An 18.931 14/07/2008 480 ngày 3 Nhà A,B,C,D,E, sân đường – Bệnh viện Thạnh Hoá 19.642 25/08/2008 240 ngày 4 Khối phục vụ học tập và khối ký túc xá – Trường TH Y tế Long An 10.692 16/09/2008 330 ngày 5 Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh Long An 11.4 30/07/2009 350 ngày 6 Sân đường nội bộ, cột cờ, nhà xe… Trường dạy nghề Long An 5.622 07/08/2009 240 ngày 7 San nền – Khu trung tâm hành chính tỉnh Long An 15 28/07/2009 239 ngày 8 Cơ sở hạ tầng KCN Đức Hoà 1 19.442 08/07/2009 180 ngày 9 Cải tạo nâng cấp Trường THPT Lê Quý Đôn 11.6 24/09/2009 360 ngày 10 Bệnh viện Đa khoa huyện Tân Thạnh 8.729 06/11/2009 240 ngày Bảng 2.1. Các hợp đồng ký kết TÓM TẮT CHƯƠNG 2 Công ty cổ phần đầu tư xây dựng Long An IDICO là Công ty thuộc trực thuộc của Tổng công ty cổ phần phát triển đô thị và khu công nghiệp Việt Nam. Công ty IDICO – LINCO trụ sở chính tọa lạc tại khu dân cư trung tâm Phường 6, TP Tân An, tỉnh Long An. Hoạt động chính của Công ty là: Đầu tư xây dựng phát triển; Thi công xây dựng các công trình; Thi công lắp đặt; Kinh doanh; Khai thác, chế biến, sản xuất; Tư vấn thiết kế xây dựng, giám sát thi công; Khảo sát, đo đạc, khoan thăm dò địa hình. Từ năm 2008 – 2010 Công ty đã thực hiện và ký kết được rất nhiều hợp đồng có quy lớn. Các hợp đồng này đã góp phần làm tăng doanh thu và lợi nhuận cho Công ty. CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY 3.1. Định hướng phát triển của công ty 3.1.1. Các chỉ tiêu kế hoạch năm 2011 Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của IDICO giai đoạn 2006 - 2010 đã đạt được những kết quả rất lớn, tỷ lệ tăng trưởng bình quân 20%, nguồn vốn của Tổng công ty được bảo toàn và phát triển tốt. Tiếp tục phát huy thế mạnh cùng những thành tích đã được trong giai đoạn 2006-2010, IDICO xây dựng nhiệm vụ kế hoạch năm 2011, tăng trưởng 15 % so với năm 2010. TT Các chỉ tiêu Đơn vị Ước thực hiện kế hoạch (THKH) năm 2010 Kế hoạch (KH) năm 2011 Tỷ lệ % KH 2011/ THKH 2010 1 Giá trị tổng sản lượng Tr. đ 8370764 9745000 116.4 a Giá trị xây lắp Tr. đ 4119373 4905000 119.1 b Giá trị sản xuất VLXD Tr. đ 2522018 2939000 116.5 c Giá trị tư vấn Tr. đ 79637 91000 114.3 d Giá trị kinh doanh khác Tr. đ 1649736 1810000 109.7 2 Kim ngạch XNK 1000USD 19620 43017 219.3 3 Doanh thu Tr. đ 6697000 8186000 122.2 4 Lợi nhuận trước thuế Tr. đ 401000 475000 118.5 5 Nộp ngân sách nhà nước Tr. đ 435000 460000 105.7 6 Giá trị đầu tư XDCB Tr. đ 3930000 4818000 122.6 7 Thu nhập bình quân Ng/th 5450 5750 105.5 Bảng 3.1. Chỉ tiêu kế hoạch năm 2011 3.1.2. Các chỉ tiêu kế hoạch định hướng giai đoạn 2011-2015 IDICO là Tổng công ty được thành lập sau cùng của Bộ, với xuất phát điểm thấp nhưng về tốc độ tăng trưởng và hiệu quả sản xuất kinh doanh Tổng công ty được đánh giá là một trong những doanh nghiệp hàng đầu của Bộ có tốc độ tăng trưởng ổn định và bền vững. Tỷ lệ tăng trưởng bình quân hàng năm là 20% hiệu quả sản xuất kinh doanh năm sau luôn cao hơn năm trước. Nguồn vốn của Tổng công ty không những được bảo toàn mà còn phát triển, phù hợp với kế hoạch định hướng phát triển 2006-2010 của công ty.  TT Các chỉ tiêu chủ yếu Đơn vị Kế hoạch 2011 Kế hoạch 2012 Kế hoạch 2013 Kế hoạch 2014 Kế hoạch 2015 Kế hoạch 2011-2015 1 Giá trị tổng sản lượng Tỷ vnđ 9745 11086 12740 14850 17340 65761 a Giá trị xây lắp Tỷ vnđ 4905 5461 6205 7151 8300 32022 b Giá trị SXCNVLXD Tỷ vnđ 2939 3336 3813 4393 5063 19544 c Giátrị tư vấn Tỷ vnđ 91 105 120 140 173 629 d Giá trị kinh doanh khác Tỷ vnđ 1810 2184 2602 3166 3804 13566 2 Kim ngạch XNK Tr.USD 43 25 36 48 55 207 3 Tổng doanh thu Tỷ vnđ 8186 9279 10678 12402 14476 55021 4 Lợi nhuận trước thuế Tỷ vnđ 475 522 607 717 848 3169 5 Giá trị ĐTXDCB Tỷ vnđ 4818 5979 7160 7987 8740 34684 Tổng công ty tiếp tục giữ vững và phát huy thành quả đạt được trong 5 năm tới, tiếp tục đầu tư và chuyên nghiệp hơn nữa các lĩnh vực mũi nhọn như Khu công nghiệp, giao thông, thủy điện… mở rộng đầu các lĩnh vực mới có hiệu quả. Đặc biệt là cần nâng cao năng lực tìm kiếm, triển khai đầu tư dự án có hiệu quả tại các đơn vị thành viên, công ty con và tập trung hỗ trợ Tổng công ty Miền Trung ổn định sản xuất từng bước phát triển. Kế hoạch giai đoạn 2011-2015, tăng trưởng từ 15%-20% Bảng 3.2. Chỉ tiêu kế hoạch giai đoạn 2011 – 2015 3.1.3. Thuận lợi và khó khăn trước các chỉ tiêu kế hoạch 3.1.3.1. Thuận lợi Công ty luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo của Tổng công ty và sự ủng hộ của các công ty thành viên trong việc phối hợp thực hiện các dự án Giá trị sản lượng chuyển tiếp sang năm 2011 là: 9745 tỷ đồng. Đây là nền tảng và là động lực cho việc xây dựng và quyết tâm hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2011. Ngoài ra, Công ty cũng đang tiếp cận một số dự án lớn của các đơn vị, hiện đang trong quá trình hoàn tất các thủ tục pháp lý, dự kiến triển khai vào cuối Quý IV/2010 và đầu năm 2011 … Tháng 01/2011 là thời gian giải ngân vốn năm 2010 nên đây cũng là thời điểm nghiệm thu thanh quyết toán dứt điểm đối với các hợp đồng sử dụng vốn ngân sách nhà nước, góp phần thực hiện hiệu qủa doanh thu Quý I/2011. 3.1.3.2. Khó khăn Năm 2011 được dự đoán là năm tiềm ẩn nhiều nguy cơ về chiến tranh, thiên tai, tác động trực tiếp đến nền kinh tế - chính trị của các nước trên thế giới trong đó có Việt Nam. Chính phủ ban hành Nghị quyết 11/NQ-CP ngày 24/02/2011 với 06 gói giải pháp nhằm kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và bảo đảm an sinh xã hội là những biện pháp mạnh ảnh hưởng đến đời sống kinh tế - xã hội nói chung và hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nói riêng. Việc thực hiện chính sách tiền tệ, tài khóa thắt chặt, cắt giảm đầu tư công, giảm bội chi ngân sách nhà nước làm thị trường tư vấn xây dựng có thể bị thu hẹp do nguồn việc từ các dự án, công trình sử dụng vốn ngân sách nhà nước bị cắt giảm hoặc tạm ngừng. Các dự án của doanh nghiệp cũng khó xoay xở vốn để tiếp tục triển khai thực hiện. Thêm vào đó, một số dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước đã thực hiện phải chờ xúc tiến các thủ tục pháp lý về thỏa thuận địa điểm, phê duyệt dự toán, vốn đầu tư… mất nhiều thời gian, ảnh hưởng đến công tác nghiệm thu sản lượng và thu hồi vốn của đơn vị. Đội ngũ cán bộ quản lý của các đơn vị sản xuất còn mỏng và chưa năng động, chủ động trong việc triển khai các công việc được giao và tiếp thị nguồn việc mới; Lực lượng chuyên gia nòng cốt trong các lĩnh vực thiết kế còn thiếu; Lực lượng lao động đông nhưng chưa tinh nhuệ nên năng suất lao động chưa cao. 3.2. Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty Đơn vị tính: VNĐ 3.2.1. Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty (2008-2010) CHỈ TIÊU Mã số Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 1 2 4 5 6 1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 1 82,514,708,142 115,850,903,826 100,571,127,041 2. Các khoản giảm trừ doanh thu 2 3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ (10 = 01 - 02) 10 82,514,708,142 115,850,903,826 100,571,127,041 4. Giá vốn hàng bán 11 71,461,077,214 88,658,549,112 81,012,563,428 5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ (20 = 10 - 11) 20 11,053,630,928 27,192,354,714 19,558,563,613 6. Doanh thu hoạt động tài chính 21 5,593,979,112 1,302,005,779 7,234,760,092 7. Chi phí tài chính 22 1,598,634,658 2,173,013,643 4,095,203,055 - Trong đó: Chi phí lãi vay 23 1,598,634,658 2,173,013,643 4,095,203,055 8. Chi phí bán hàng 24 2,250,221,813 3,896,433,980 4,559,761,352 9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 25 5,362,783,523 8,172,379,615 7,649,291,781 10 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh {30 = 20 + (21 - 22) - (24 + 25)} 30 7,435,970,046 14,252,533,255 10,489,067,517 11. Thu nhập khác 31 236,912,830 359,450,871 3,803,523,804 12. Chi phí khác 32 12,865,000 87,510,873 64,646,567 13. Lợi nhuận khác (40 = 31 - 32) 40 224,047,830 271,939,998 3,738,877,237 14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế (50=30+40) 50 7,660,017,876 14,524,473,253 14,227,944,754 15. Chi phí thuế TNDN hiện hành 51 915,833,340 3,286,180,899 2,592,203,027 16. Chi phí thuế TNDN hoãn lại 52 17. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp (60 = 50 – 51 - 52) 60 6,744,184,536 11,238,292,354 11,635,741,727 18. Lãi cơ bản trên cổ phiếu 70 1,349 2,248 2,020 Bảng 3.3. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty (2008-2010) Nhận xét Hoạt động kinh doanh của Công ty qua các năm rất hiệu quả. Doanh thu của Công ty từ năm 2008 đến năm 2010 đều tăng. Đặt biệt năm 2009 doanh thu tăng vọt do trong năm có các công trình lớn hoàn thành và nghiệm thu. Cụ thể năm 2009 doanh thu tăng 33,34 tỷ và năm 2010 tăng 18,06 tỷ so với năm 2008. Ngoài ra, các hoạt động tài chính của Công ty cũng mang lại một khoảng lợi nhuận không nhỏ do đó lợi nhuận sau thuế của Công ty cũng rất tốt. Cụ thể, năm 2009 lợi nhuận tăng 4,5 tỷ và năm 2010 lợi nhuận tăng 4,9 tỷ so với năm 2008. Biểu đồ 3.1. So sánh doanh thu và lợi nhuận của Công ty từ năm 2008 – 2010 3.2.2. Tình hình tài chính 3.2.2.1. Cơ cấu tài sản và nguồn vốn Đơn vị tính: Tỷ vnđ Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Chênh lệch 2008 so với 2009 Chênh lệch 2009 so với 2010 TÀI SẢN Tài sản ngắn hạn 98.44 99.21 84.12 0.77 -15.09 Tài sản dài hạn 76.74 101.97 110.30 25.23 8.33 Tổng tài sản 175.18 201.18 194.42 26.00 -6.76 NGUỒN VỐN 0.00 Nợ phải trả 108.13 129.13 84.81 21.00 -44.32 Vốn chủ sở hữu 67.05 72.05 109.61 5.00 37.56 Tổng nguồn vốn 175.18 201.18 194.42 26.00 -6.76 Bảng 3.4. Cơ cấu tài sản và nguồn vốn 3.2.2.2. Hình thức sở hữu vốn STT Tên cổ đông Tỷ lệ sở hữu Số cổ phần 1 Vốn Nhà nước 51% 2.550.000 2 Cổ đông khác 49% 2.450.000 Bảng 3.5. Hình thức sở hữu vốn Nhận xét Nhìn chung tình hình tài chính của Công ty khá lành mạnh. Công ty có mức sinh lời ở mức khá. Tuy nhiên khả năng thanh toán các khoản nợ của Công ty chỉ nằm ở mức trung bình. Việc sử dụng tài sản và cơ cấu vốn khá cân bằng. Nếu nhà đầu tư bỏ vốn ra thì nhất định sẽ thu được lợi nhuận. 3.2.3. Tình hình nhân sự Công tác nhân sự của công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Long An IDICO được chú trọng thường xuyên. Cơ cấu nhân sự luôn được thay đổi cho phù hợp với điều kiện sản xuất kinh doanh của công ty. Do đó sự thay đổi về nhân sự Công ty luôn có hướng sắp xếp và phân bố cho phù hợp. Bảng 3.6. Thống kê nhân sự tại công ty STT Diễn giải Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 1 Tổng số lao động sử dụng bình quân 660 518 529 Trong đó: Nam 615 478 485 Nữ 45 40 44 Lao động gián tiếp 84 76 74 Trong đó: Nam 71 63 61 Nữ 13 13 13 Lao động trực tiếp 576 442 455 Trong đó: Nam 563 429 442 Nữ 13 13 13 2 Phân chia theo độ tuổi Dưới 30 tuổi 102 120 90 Từ 31 đến 40 tuổi 354 232 244 Từ 41 đến 50 tuổi 160 110 150 Từ 51 đến 55 tuổi 34 50 39 Từ 56 tuổi trở lên 10 6 6 3 Phân chia theo trình độ Đại học 24 24 28 Cao đẳng, Trung học 26 25 22 Công nhân kỹ thuật 9 8 7 Lao động phổ thông 601 461 472 4 Phân theo loại hợp đồng lao động Không xác định thời hạn 93 97 105 Hợp đồng 12 đến 36 tháng 70 85 125 Hợp đồng dưới 1 năm 497 336 299 Biểu đồ 3.2. Phân chia lao động theo giới tính năm 2010 Biểu đồ 3.3. Phân chia lao động theo trình độ năm 2010 Nhận xét Cơ cấu lao động theo giới tính của Công ty không đồng đều, tuy nhiên do là một Công ty xây dựng nên cơ cấu này có thể coi là hợp lý, trong đó nam chiếm một tỷ lệ khá cao là 91,7%, nử chỉ chiếm 9,3%. Nếu phân chia theo trình độ lao động thì trình độ Đại học cũng chiếm khoảng 6% tổng số lao động. Bộ phận lao động này được Công ty đào tạo kĩ lưỡng về chuyên môn để điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. 3.3. Các chiến lược công ty trong giai đoạn 2011 – 2015 3.3.1. Chiến lược nguồn nhân lực Công tác tuyển dụng : Đây là hoạt động quan trọng nhất trong hoạt động quản trị nhân sự, nếu quyết định sai trong tuyển dụng hậu quả khó lường. Lực lượng nhân sự tuyển vào trong các năm còn ít chưa đáp ứng nhu cầu thay đổi thực tế. Do đó việc tuyển dụng có kế hoạch cụ thể sẽ không làm mất thời gian, giảm được chi phí không cần thiết. Công ty tuyển thêm lực lượng lao động có trình độ cao, tay nghề giỏi phục vụ Công ty được tốt hơn. Công tác đào tạo và phát triển: Do nhu cầu ngày càng cao của xã hội, các nhà lãnh đạo thấy được sự thay đổi để kịp thời đào tạo và phát triển nguồn lao động hiện có của mình, lựa chọn đúng người đào tạo và phát triển. Lương bổng và đãi ngộ nhân sự: Công ty xây dựng quy chế trả lương hợp lý, căn cứ vào mức đóng góp của từng người mà xếp lương cho phù hợp. Thực hiện các chế độ phụ cấp trợ cấp cho người lao động, đảm bảo đời sống để người lao động gắn bó với Công ty hơn. 3.3.2. Chiến lược tài chính Nâng cao việc quan hệ tín dụng với ngân hàng và các tổ chức tín dụng để đa dạng hóa các kênh huy động vốn, có thể thực hiện chế độ vay vốn tín dụng dể dàng giải ngân nguồn vốn trong lúc đầu tư các dự án. Tiếp tục thực hiện ký kết các hợp đồng trung hạn, dài hạn để tài trợ vốn cho dự án khu dân cư trung tâm mở rộng Phường 6 Tiếp tục nâng cao công tác thu hồi nợ khách hàng, nhất là công nợ trong lĩnh vực xây lắp các công trình vốn chủ đầu tư có nguồn gốc ngân sách: thực hiện quyết toán nhanh gọn khối lượng xây lắp; hòan chỉnh hồ sơ nghiệm thu khối lượng xây lắp hòan thành, để có đủ điều kiện thu hồi công nợ trong thời gian sớm nhất; Chủ động phối hợp với chủ đầu tư để hạn chế tình trạng kéo dài, dây dưa thủ tục thanh quyết tóan. Thực hiện các biện pháp nhằm điều chỉnh cơ cấu tài chính cho phù hợp, cụ thể là điều chỉnh cơ cấu nợ phải trả nhằm cải thiện khả năng thanh tóan ngắn hạn, khả năng thanh tóan nhanh, khả năng thanh toán hiện hành, nhằm đảm bảo sự phát triển ổn định, lâu dài của Công ty. Tập trung nguồn vốn chủ sở hữu, vốn vay trung và dài hạn, vốn huy động từ các cổ đông và nguồn vốn lưu động, để tài trợ chủ yếu cho các dự án đang triển khai của Công ty như: Triển khai đầu tư Khu công nghiệp Hựu Thạnh- Đức Hòa, Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng Khu dân cư trung tâm mở rộng phường 6 - Thành phố Tân An. 3.3.3. Chiến lược tiếp thị và thực hiện hợp đồng Công tác tiếp thị đấu thầu đang từng bước nâng cao đầu tư chuyên sâu, các hồ sơ dự thầu đảm bảo chất lượng tốt và đạt một số kết quả khả quan: 57 công trình trúng thầu và được chỉ định thầu với tổng giá trị hợp đồng là: 47 tỷ đồng. Trong thời gian tới công ty tiếp tục hoàn thành các hợp đồng này và nâng cao kết quả hơn nữa. Tăng cường tiến độ tại các dự án trọng điểm của Công ty như: quy hoạch, lập dự án và thiết kế các khu công nghiệp và công trình quan trọng ngòai Công ty như: Các khu công nghiệp Lợi Bình Nhơn, Mỹ Xuân, Phú Mỹ II, Phú Mỹ II mở rộng, khu dân cư trung tâm Phườn 6 mở rộng. Công ty đầu tư tổ chức thực hiện tốt các dự án của Công ty như: Khảo sát, thiết kế quy hoạch, thiết kế chi tiết, giám sát thi công và quản lý chất lượng các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long. TÓM TẮT CHƯƠNG 3 Hiện nay, phần lớn cán bộ công nhân viên trong Công ty đoàn kết đồng tâm, nhất trí gắn bó với đơn vị, làm việc có tinh thần trách nhiệm. Một số công trình đã có trong kế hoạch năm 2010 nhưng do lý do khách quan nên vẫn chưa triển khai thi công được như: Dự án Khu dân cư trung tâm mở rộng phường 6 , nhà ở sinh viên, Hạ tầng Khu công nghiệp Hạnh Phúc, Chung cư cao tầng Hiệp Phước (Đồng Nai). Từ năm 2008 – 2010 lợi nhuận của Công ty vẫn tăng đều mặc dù có năm 2009 doanh thu giảm so với năm 2010. Các chỉ số tài chính của Công ty thể hiện khá tốt. Điều này cũng giúp Công ty tạo thế mạnh so với các đối thủ cạnh tranh và nâng cao uy tín của Công ty. Công ty có đưa ra các chiến lược trong giai đoạn kinh doanh tới nhằm phát triển Công ty bền vững hơn. CHƯƠNG 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY 4.1. Các kỹ thuật phân tích 4.1.1. Phân tích môi trường bên ngoài 4.1.1.1. Môi trường vĩ mô Các yếu tố kinh tế Việt Nam đang thực hiện công cuộc Công nghiệp hóa – Hiện đại hoa đất nước. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong năm 2010 là Công nghiệp - Xây dựng - Dịch vụ - Nông nghiệp. Nhu cầu VLXD cũng như các dịch vụ về xây dựng tăng mạnh hàng năm. Các Khu Công Nghiệp và các khu đô thị mới phát triển một cách dữ dội. Tất cả những điều đó đã tạo ra cơ hội rất lớn đối với ngành xây dựng. Việt Nam đang xây dựng một nền kinh tế mở hội nhập với khu vực và thế giới cụ thể là gia nhập AFTA, WTO, điều đó sẽ tạo nhiều cơ hội cũng như những thách thức cho các doanh nghiệp. Ngoài ra, Nhà nước cũng có những chính sách thích hợp để phát triển tất cả các thành phần kinh tế nhằm duy trì tỷ lệ tăng trưởng cao và liên tục trong những năm sắp tới. Tuy nhiên, nền kinh tế Việt Nam đang đối mặt với lạm phát khá cao đây cũng là thách thức rất lớn đối với doanh nghiệp. Bên cạnh đó gía cả xăng dầu, nhiên liệu, nguyên liệu đầu vào đồng loạt tăng cũng gây ra những khó khăn đáng kể đối với doanh nghiệp. Các yếu tố chính trị Việt Nam là một trong số các quốc gia có nền chính trị ổn định và đang hoàn thiện hệ thống pháp luật, thông qua nhiều luật mới, ban hành nhiều nghị định, thông tư tạo hành lang pháp lý thông thoáng cho hoạt động sản xuất kinh doanh, đặt biệt là Luật cạnh tranh và chống độc quyền. Chính phủ với cơ cấu hợp lý và nhiều thành viên trẻ đang điều hành nền kinh tế năng động hiệu quả. Cam kết mạnh mẽ đối với tiến trình cãi cách toàn diện nền kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, bên cạnh đó còn có một số tồn tại cần được Quốc hội bàn sửa như hệ thông pháp luật chưa đồng bộ và thống nhất, các văn bản dưới luật còn thiếu nhất quán và hay thay đổi làm các nhà đầu tư còn ngần ngại ở mức độ nào đó khi quyết định bỏ vốn đầu tư vào nền kinh tế Việt Nam. Các yếu tố văn hóa – xã hội – dân số Xã hội Việt Nam với nền tảng văn hóa Á Đông đang dần chuyển theo hướng kết hợp truyền thống với hiện đại, duy trì bản sắc dân tộc kết hợp xu hướng văn minh công nghiệp. Việt Nam với dân số khoảng tám mươi sáu dân và nhu cầu xây dựng nhà ở, cơ sở hạ tầng là một thị trường trẻ và có nhiều tiềm năng. Các yếu tố tự nhiên Các nguyên liệu chính của các nhà máy khai thác và sản xuất như đá vôi, đất sét có trữ lượng dồi dào, dễ khai thác, giao thông thuận tiện là những điều kiện thuận lợi của các yếu tố tự nhiên. Các yếu tố công nghệ Xu hướng nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ phát triển, đặc biệt là ứng dụng tự động hóa trong sản xuất, nhất là các dự án lớn. Ứng dụng công nghệ trộn bê tông, công nghệ thông tin trong bán hàng mạng cũng rất phát triển. 4.1.1.2. Môi trường vi mô Khách hàng Nhóm khách chủ yếu của Công ty hầu như chỉ tập trung ở tỉnh Long An, do đó các hợp đồng xây dựng, tư vấn cũng như các đại lý phân phối cũng chỉ nằm trong thị trường Long An. Nhằm tăng cường các quan hệ hợp tác và phát triển, Công ty cũng tổ chức các hội nghị khách hàng. Đây là cơ hội gặp gỡ giữa Công ty và các nhà phân phối cùng nhau đánh giá lại tình hình thị trường. Ngoài ra, Công ty cũng thông báo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, dự án mở rộng dây chuyền sản xuất để đáp ứng nhu cầu thị trường. Bên cạnh đó, từ các cuộc hội nghị, Công ty nhận được các ý kiến đóng góp liên quan đến chất lượng sản phẩm để từ đó hoàn thiện sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường. Đối thủ cạnh tranh Nhu cầu xây dựng trên thị trường ngày càng nhiều và đa dạng do đó, các công ty xây dựng luôn gặp phải sự canh tranh gay gắt từ đối thủ cạnh tranh, Long An IDICO cũng không ngoại lệ. Mặc dù thị trường của Công ty chỉ trong pham vi tỉnh Long An nhưng Công ty cũng có khá nhiều đối thủ cạnh tranh, chủ yếu từ phía công ty cổ phần đầu tư xây dựng và phát triển hạ tầng Phú An (INDECO). Đối thủ tiềm ẩn Là các Công ty thiết kế xây dựng trên địa bàn tỉnh Long An. Các Công ty này tuy nhỏ nhưng ngày càng lớn mạnh và phát triển cả về quy mô lẫn chất lượng sản phẩm, dịch vụ. Các Công ty này đưa ra giá cả hết sức cạnh tranh và có thể xem là đối thủ tiềm ẩn đáng phải quan tâm của Công ty. Nhà cung ứng Công ty có nguồn cung ứng vật liệu dồi dào từ phía Công ty con và Công ty liên kết. Gạch từ Tuynen Đức Hòa, xi măng từ Công ty liên kết Hạ Long. Ngoài ra, các nhà cung ứng độc quyền ( điện, nước, xăng, dầu…) với giá cả ngày càng tăng gây nên những khó khăn cho Công ty trong việc cạnh tranh về giá. 4.1.1.3. Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE) Các yếu tố chủ yếu bên ngoài Mức độ quan trọng Phân loại Tổng điểm Nhu cầu xây dựng ngày càng tăng 0.15 3 0.45 Nền kinh tế đối mặt với lạm phát cao 0.10 2 0.20 Giá thành nguyên vật liệu tăng 0.10 2 0.20 Hệ thống Pháp luật chưa đồng bộ và thống nhất 0.05 2 0.10 Công nghệ trong xây dựng ngày càng hiện đại 0.10 3 0.30 Có mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng 0.15 3 0.45 Cạnh tranh tranh từ đối thủ 0.05 3 0.15 Đối thủ tiềm ẩn ngày càng phát triển 0.05 2 0.10 Có nguồn cung ứng từ Công ty con và Công ty liên kết 0.20 4 0.80 Xu hướng hội nhập của nền kinh tế 0.05 2 0.10 Tổng cộng 1.00 1 - 4 2.85 Bảng 4.1. Ma trận đánh giá yếu tố bên ngoài Nhận xét Từ ma trận các yếu tố bên ngoài ta thấy số điểm quan trọng tổng cộng là 2,85 ( so với mức trung bình là 2.50 ) cho thấy phản ứng của Công ty đối với môi trường bên ngoài chỉ dừng lại ở mức trung bình. Các yếu tố cơ hội cần phải được Công ty giữ vững và phát huy là mối quan hệ với khách hàng, yếu tố công nghệ, nguồn cung ứng nguyên vật liệu. Tuy nhiên, Công ty phải chú ý nguy cơ đến từ phía đối thủ cạnh tranh và đối thủ tiềm ẩn. 4.1.2. Phân tích môi trường bên trong 4.1.2.1. Nguồn nhân lực Các cấp quản trị đóng một vai trò hết sức quan trọng trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Do đó, các nhà quản trị được tuyển chọn đều là những người giàu kinh nghiệm, có thâm niên trong công tác quản trị và luôn có tinh thần trách nhiệm cao, thông hiểu thị trường. Ngoài ra, Công ty còn có một đội ngũ kỷ sư, nhân viên trẻ, năng động, sáng tạo và nhiệt tình trong công việc. Hầu hết các bộ phận đều được tổ chức đào tạo, huấn luyện trao dồi kiến thức thực tiễn để có thể đảm đương được những trách nhiệm được giao. 4.1.2.2. Tình hình tài chính Tổng tài sản cố định chiếm : 53% Tổng nợ vay chiếm : 44% Khả năng thanh toán là 2,29 lần 4.1.2.3. Hệ thống kế toán Công ty có hệ thống kế toán minh bạch và công khai. Công ty luôn tuân thủ các chuẩn mực kế toán Việt Nam và các quy định hiện hành khác về kế toán tại Việt Nam. Từ đó lựa chọn các chính sách kế toán phù hợp và ứng dụng các chính sách đó cách nhất quán. Đưa ra các phán đoán và ước tính một cách hợp lý nhất. 4.1.2.4. Hoạt động điều hành Hiệu lực quản lý được cãi thiện và tăng cường. Vai trò, trách nhiệm của các nhà quản lý được nâng cao. Các thủ tục hành chính được đơn giản hóa, tạo điều kiện giải quyết công việc nhanh chóng. Vấn đề tiền lương, phụ cấp cũng được cải thiện cho phù hợp với hoàn cảnh mới. Nâng cao mức thu nhập cho nhân viên từ đó để họ có nhiệt huyết hơn trong công việc để mang lại hiệu quả cao. 4.1.2.5. Ma trận các yếu tố bên trong STT Các yếu tố chủ yếu bên trong Mức độ quan trọng Phân loại Tổng điểm 1 Hoạt động điều hành hiệu quả 0.10 3 0.30 2 Vay nợ nhiều 0.10 2 0.20 3 Uy tín của công ty trên thị trường 0.10 4 0.40 4 Công nghệ sản xuất hiện đại 0.15 2 0.30 5 Tình hình tài chính lành mạnh 0.20 3 0.60 6 Đội ngũ quản lý có năng lực 0.10 3 0.30 7 Chất lượng sản phẩm 0.05 3 0.15 8 Tinh thần làm việc của người lao động 0.05 2 0.10 9 Năng lực sản xuất 0.10 3 0.30 10 Công tác huấn luyện đào tạo 0.05 2 0.10 Tổng cộng 1.00 1 - 4 2.75 Bảng 4.2. Ma trận đánh giá yếu tố bên trong Nhận xét Qua phân tích ma trận ta thấy Công ty chỉ nằm ở mức trung bình khá về vị trí chiến lược nội bộ tổng quát. Công ty cần phải phát huy một cách triệt để năng lực nội bộ như hoạt động điều hành, năng lực sản xuất, năng lực quản lý, giữ vững uy tín của Công ty trên thị trường cũng như sức mạnh về tài chính. 4.1.3. Phân tích ma trận SWOT Trên cơ sở phân tích môi trường bên trong và bên ngoài của Công ty ta có thể thấy được những cơ hội và nguy cơ cũng như điểm mạnh, điểm yếu của Công ty. Từ đó ta có thể thiết lập ma trận SWOT để xây dựng các chiến lược cho Công ty trong giai đoạn mới. SWOT Cơ hội (Opportunites) O1:Nhu cầu xây dựng và các dịch vụ tư vấn ngày càng tăng. O2: Các dư án khu dân cư, khu đô thị phát triển mạnh. O3: Công nghệ trong xây dựng ngày càng hiện đại. O4: Các chính sách khuyến khích của Nhà nước đối với ngành xây dựng. O5: Cơ hội hợp tác phát triển. O6: Sự hỗ trợ từ phía Ngân hàng và tổng Công ty. Đe dọa (Threat) T1: Sự cạnh tranh mạnh mẽ từ các đối thủ. T2: Mặt bằng lãi suất Ngân hàng khá cao. T3: Giá xăng và các nhiên liệu khác đồng loạt tăng. T4: Nền kinh tế đang trong giai đoạn lạm phát. T5: Giá các yếu tố đầu vào tăng. T6: Luôn đối mặt với rủi ro cao. T7: Cơ chế chính sách của Nhà nước chưa thống nhất. Điểm mạnh (Stengths) S1: Chất lượng sản phẩm, dịch vụ ổn định. S2: Sự tín nhiệm của khách hàng. S3:Lĩnh vực hoạt động đa dạng. S4: Có nguồn cung ứng từ Công ty con và Công ty liên kết. S5: Đội ngũ quản lý giàu kinh nghiệm. S6: Áp dụng công nghệ tiên tiến. S7: Khả năng tài chính Kết hợp SO Chiến lược thâm nhập thị trường (S1, S2, S5, S7, O1, O2,O4) Chiến lược phát triển sản phẩm (S6, S7, O1, O2) Kết hợp ST Chiến lược phát triển sản phẩm (S2, S7, T1, T4, T6) 2. Chiến lược hội nhập về phía trước (S7, T4, T1, T5) Điểm yếu (weaknesses) W1 : Hoạt đông Marketing chưa hiệu quả. W2: Vay nợ lớn. W3: Công suất sử dụng dây chuyền sản xuất gạch còn ở mức trung bình. W4: Thị phần chủ yếu chỉ ở Long An. W5: Hệ thống thông tin quản lý còn yếu. W6: Cơ cấu tổ chức còn chịu sự chi phối của Tổng Công ty Kết hợp WO 1. Chiến lược phát triển thị trường (W1, W4, O1, O2, O3) 2. Chiến lược phát triển sản phẩm (W1, W5, O1, O2, O3, O4) Kết hợp WT 1. Chiến lược hội nhập phía sau (W3, W6, T1, T3, T4, T5) 2. Chiến lược hội nhập phía trước (W1, W4, W5, T1, T2) Hình 4.1. Ma trận SWOT Hình thành chiến lược qua phân tích ma trận SWOT Nhóm chiến lược S – O Chiến lược thâm nhập thị trường (S1, S2, S5, S7, O1, O2,O4): Tận dụng thế mạnh về chất lượng sản phẩm và dịch vụ ổn định, sự tín nhiệm của khách hàng, đội ngũ quản lý giàu kinh nghiệm, khả năng tài chính để nâng cao thị phần bằng việc nâng cao hoạt động marketing táo bạo hơn nhằm nắn bắt cơ hội nhu cầu xây dựng và các dịch vụ tư vấn ngày càng tăng, các dự án khu dân cư, khu đô thị phát triển mạnh, các chính sách khuyến khích của Nhà nước đối với ngành xây dựng. Chiến lược phát triển sản phẩm (S6, S7, O1, O2): Nhu cầu xây dựng và các dịch vụ tư vấn ngày càng tăng do dân số tăng, các dư án khu dân cư, khu đô thị phát triển mạnh. Vì vậy Công ty sử dụng thế mạnh về tài chính cộng với công nghệ tiên tiến để đẩy mạnh nghiên cứu và phát triển sản phẩm nhằm tạo ra những sản phẩm vượt trội so với đối thủ cạnh tranh trên thị trường. Nhóm chiến lược S – T Chiến lược phát triển sản phẩm (S2, S7, T1, T4, T6): Sử dụng thế mạnh về sự tín nhiệm của khách hàng, khả năng tài chính, Công ty đẩy mạnh nghiên cứu và phát triển sản phẩm nhằm tào ra các sản phẩm vượt trội so với đối thủ cạnh tranh về giá cũng như đáp ứng các yêu cầu về chất lượng ngày càng cao. Chiến lược hội nhập về phía trước (S7, T4, T1, T5): Nhằm giúp mở rộng thị trường cũng như tăng sức cạnh tranh của Công ty, chất lượng, giá cả sản phẩm của đối thủ cạnh tranh, Công ty tận dụng khả năng tài chính để lập các chi nhánh, mở rộng mạng lưới phân phối ở thị trường. Nhóm chiến lược W – O Chiến lược phát triển thị trường (W1, W4, O1, O2, O3): Hoàn thiện các chỉ tiêu chất lượng, xúc tiến thương mại để gia nhập thị trường mới. Chiến lược phát triển sản phẩm (W1, W5, O1, O2, O3, O4): Đẩy mạnh hoạt động công tác marketing, tăng cường quảng cáo sản phẩm mới, đồng thời chú trọng thu thập thông tin trên thị trường để tận dụng cơ hội phát triển sản phẩm cho thị trường hiện tại. Nhóm chiến lược W – T Chiến lược hội nhập phía sau (W3, W6, T1, T3, T4, T5): Kiểm soát nguồn nguyên vật liệu chặt chẽ nhằm giúp Công ty khắc phục điểm yếu về quản lý chất lượng, đồng thời tránh né những rủi ro khi yếu tố đầu vào biến động. Chiến lược hội nhập phía trước (W1, W4, W5, T1, T2): Công ty lập thêm các chi nhánh, cửa hàng nhằm nâng cao mạng lưới phân phối để nâng cao sức cạnh tranh về chất lượng và giả cả với đối thủ cạnh tranh. 4.2. Một số giải pháp nâng cao hoạt động kinh doanh cho Công ty 4.2.1. Giải pháp về công tác tổ chức quản lý và chỉ đạo điều hành sản xuất kinh doanh Tiếp tục mục tiêu phát triển ngành nghề theo chiều sâu, phát huy các thế mạnh của đơn vị, không đầu tư dàn trải làm lãng phí nhân lực. Đồng thời, mạnh dạn mở rộng quan hệ hợp tác, tiếp thị thực hiện các hợp đồng có yêu cầu cao về công nghệ - kỹ thuật nhằm nâng cao tay nghề cho lực lượng lao động, mở rộng thị trường tư vấn, phát triển thương hiệu của đơn vị; Mạnh dạn thực hiện thí điểm một số hợp đồng thi công xây lắp phù hợp với điều kiện và năng lực tài chính của đơn vị, tiến tới mở rộng ngành nghề kinh doanh trong tương lai. Tăng cường năng lực tài chính đơn vị, thường xuyên có biện pháp nâng cao năng lực cán bộ chuyên môn để nắm bắt các cơ hội huy động vốn thông qua kênh chứng khoán trong thời gian tới khi cổ phiếu Công ty niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh. Tiếp tục tăng cường kiểm tra, giám sát việc tuân thủ tiêu chuẩn, quy trình quy phạm và pháp luật Nhà nước trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh của đơn vị nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm tư vấn, đảm bảo tiến độ thực hiện các hợp đồng kinh tế. Tăng cường nghiên cứu và dần hoàn thiện các định chế kinh tế - kỹ thuật nội bộ của Công ty (có tham khảo Tổng công ty) cho phù hợp với yêu cầu thực tế làm cơ sở thực hiện. Chú trọng công tác sắp xếp quản lý nhân sự tại Chi nhánh Đức Hòa nhằm sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực có kinh nghiệm, gắn bó lâu năm với đơn vị khi công trình khu công nghiệp Đức Hòa vào giai đoạn cuối. Giám đốc Công ty chỉ đạo Giám đốc Chi nhánh Đức Hòa phân công cụ thể công việc cho cán bộ cấp dưới một cách cụ thể, rõ ràng và thường xuyên giám sát việc thực hiện của Giám đốc Chi nhánh Đức Hòa để đảm bảo hiệu quả làm việc của đội ngũ lao động tại Chi nhánh. Đẩy nhanh tiến độ tìm kiếm vị trí xây dựng trụ sở của Công ty nhằm đáp ứng tình hình phát triển thực tế của đơn vị. 4.2.2. Giải pháp về công tác tuyển dụng - đào tạo - thu hút nhân lực Tiếp tục tăng cường công tác tuyển dụng - đào tạo nâng cao chất lượng nhân lực, đặc biệt xây dựng đôi ngũ cán bộ có đủ năng lực đảm nhận các chức danh Chủ nhiệm, Chủ trì các đồ án công trình, dự án có quy mô lớn; Rà soát, chọn lọc và đào tạo để xây dựng được lực lượng lao động tinh nhuệ. Công ty tiến hành đào tạo, nâng cao trình độ các cán bộ chuyên môn, cán bộ quản lý, công nhân kỷ thuật có trình độ, nâng cao trình độ ngoại ngữ, năng lực vững vàng, tâm huyết với công ty để đáp ứng được yêu cầu sản xuất kinh doanh trong thời gian tới. Tuyển dụng các cán bộ có đủ năng lực và trình độ chuyên môn nhiệt tình trong công tác để bổ sung khi cần thiết. Đảm bảo chế độ tiền lương, tiền thưởng, các chế độ của cán bộ công nhân viên trong công ty năm sau cao hơn năm trước. Tăng cường chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cũng như môi trường làm việc cho cán bộ công nhân viên trong công ty. Xây dựng và hoàn thiện nội quy, quy định và đặc biệt là quy chế lương thưởng đảm bảo sự công bằng và minh bạch, động viên khuyến khích toàn thể cán bộ công nhân viên phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Đẩy mạnh các phong trào thi đua lao động sản xuất an toàn. 4.2.3. Giải pháp về công tác phát triển thị trường - tiếp thị hợp đồng Thường xuyên nghiên cứu thị trường để đổi mới chất lượng sản phẩm tư vấn, tạo được tính đặc thù cho sản phẩm của Công ty đảm bảo cạnh tranh được trên thị trường trong nước. Quan tâm công tác tiếp thị đảm bảo tăng trưởng bền vững, chú trọng thực hiện các dự án của Công ty và các đơn vị thành viên. Tạo mối quan hệ tốt để duy trì các thị trường truyền thống. Tăng cường các mối quan hệ tìm kiếm thêm nhiều đầu mối phát triển thị trường mới. Tăng cường năng lực đấu thầu của đơn vị để đáp ứng được điều kiện tham gia các công trình lớn, các công trình có tính đặc thù, yêu cầu kỹ thuật cao. Tiếp tục liên danh, liên kết với các trường Đại học, các đơn vị tư vấn xây dựng trong và ngoài nước để nâng cao năng lực tư vấn và mở rộng thị trường theo hướng phát huy công việc có tính đặc thù của Công ty và đa dạng hoá sản phẩm. Chú trọng xây dựng đội ngũ chủ nhiệm công trình trong lĩnh vực thiết kế công trình dân dụng và công nghiệp. 4.2.4. Giải pháp về công tác đầu tư Lập phương án đầu tư văn phòng Công ty tại Tp. Hồ Chí Minh trình Tổng công ty chấp thuận làm cơ sở thực hiện. Xem xét hợp tác với các đơn vị thành viên Công ty để đầu tư các dự án có tính khả thi cao. Đầu tư thêm thiết bị, phần mềm ứng dụng có bản quyền cho các đơn vị sản xuất. 4.2.5. Giải pháp về tài chính Quản lý giá thành Tăng cường công tác quản lý giá thành, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Xây dựng các hệ thống định mức chí phí quản lý, định mức kinh tế kỷ thuật phù hợp với công nghệ với qui mô và đặc thù sản xuất kinh doanh của công ty. Sử dụng tiền khấu hao thiết bị Sử dụng hiệu quả nguồn vốn khấu hao tài sản cố định hàng năm và lợi nhuận giữ lại công ty để thanh toán vốn vay và tìm kiếm các cơ hội đầu tư tài chính, mở rộng sản xuất kinh doanh, góp vốn liên doanh với các đơn vị khác cùng ngành. Ưu tiên đầu tư, phát triển các dự án nguồn điện mới theo định hướng của Chính phủ, Bộ công nghiệp và các danh mục kêu gọi đầu tư của Công ty. 4.3. Một số kiến nghị 4.3.1. Kiến nghị đối với Công ty Đơn vị cần tăng cường hơn nữa công tác quản lý tài chính tại doanh nghiệp, kiểm soát chặt chẽ công nợ, giảm thiểu tối đa chi phí tài chính để giảm giá thành sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh. Công ty cần tiếp tục quan tâm đến việc đảm bảo chất lượng của các sản phẩm tư vấn của đơn vị, từng bước nâng cao chất lượng sản phẩm để xây dựng thương hiệu IDICO-LINCO trên thị trường tư vấn. Các dự án lớn do Công ty thực hiện vẫn chủ yếu là các dự án của Tổng công ty. Công ty cần chú trọng và phát huy hơn nữa công tác tiếp thị, đấu thầu và phát triển các mối quan hệ hợp tác nhằm mở rộng thị trường. Công ty nên đầu tư một số nguồn lực để phát triển về lĩnh vực thiết kế, thi công nội, ngoại thất các công trình nhà ở, đô thị. Nguồn lực quan trọng nhất đối với lĩnh vực hoạt động tư vấn, giám sát của Công ty là nhân sự, do đó, Công ty cần có chế độ đãi ngộ thích đáng để tạo được sự gắn bó của những cán bộ công nhân viên có năng lực, trình độ chuyên môn cao, đồng thời luôn quan tâm đến công tác tuyển dụng, đào tạo nhân sự nhằm xây dựng một đội ngũ cán bộ công nhân viên có trình độ, kinh nghiệm và tâm huyết với Công ty. Nhằm nâng cao hiệu quả công việc, chất lượng sản phẩm tư vấn, Công ty nên áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng ISO. 4.3.2. Kiến nghị đối với nhà nước Xây dựng hệ thống chính sách đồng bộ nhằm thực hiện vai trò quản lý nhà nước một cách hiệu quả và đối xử một cách bình đẳng với các thành phần kinh tế. Ngoài khả năng tự vươn lên của doanh nghiệp, tác động vĩ mô từ phía nhà nước trong việc hoạch định chiến lược phát triển và xây dựng môi trường kinh doanh ổn định bền vững là rất quan trọng. Qua đó giúp Công ty yên tâm tập trung vào công việc kinh doanh và mở rộng hoạt động kinh doanh. Cần có chính sách tăng cường hỗ trợ, chính sách khuyến khích trợ giúp để nâng cao sức cạnh tranh cho Công ty. Đồng thời cần phải có những biện pháp hữu hiệu trong việc phòng chống đối với các Công ty cạnh tranh không lành mạnh về giá và gian lận thương mại gây tác động không tốt đến Công ty làm ăn chân chính. Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ đào tạo đối với các trung tâm dạy nghề cũng như các trường đại học để đào tạo chuyên sâu vào chuyên ngành sản xuất, các quản lý chuyên ngành để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng. 4.3.3. Kiến nghị đối với ngành Xúc tiến thành lập hiệp hội các doanh nghiệp trong ngành trên cơ sở đó hiệp hội cần có chiến lược và quy định cụ thể để hỗ trợ và giúp các doanh nghiệp trong ngành. Trước mắt vai trò của hiệp hội là duy trì một thế cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp trong ngành. Tổ chức các cuộc hội thảo và các khóa huấn luyện đào tạo về kỷ thuật và quản lý chuyên ngành với sự tham gia của các chuyên gia nhằm cập nhật những kiến thức mới nhất đồng thời tạo năng lực của các đội ngũ cán bộ kỹ thuật và quản lý. TÓM TẮT CHƯƠNG 4 Từ việc phân tích môi trường bên trong và môi trường bên ngoài của Công ty có thể xác định được một số điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức mà Công ty đang đối mặt hiện nay. Công ty cần phát huy những điểm mạnh trước những cơ hội và khắc phục điểm yếu để tránh né các nguy cơ. Bên cạnh đó, qua việc phân tích ma trận SWOT ta có thể đề ra được một số chiến lược như: Chiến lược thâm nhập thị trường ; Chiến lược phát triển sản phẩm ; Chiến lược hội nhập về phía trước ; Chiến lược phát triển thị trường ; Chiến lược hội nhập phía sau ; Chiến lược hội nhập phía trước. Từ đó đưa ra giải pháp nhằm nâng cao hoạt động kinh doanh cho Công ty. KẾT LUẬN Lý luận và thực tiễn đã chứng minh chiến lược kinh doanh có một vai trò quan trọng trong hoạt động của các doanh nghiệp trong nền kinh tế hiện đại. Hoạt động trong ngành mà sự cạnh tranh có tính chất quyết liệt, một chiến lược kinh doanh đúng đắn là hết sức cần thiết đối với Công ty trên con đường hội nhập, nó sẽ giúp cho Công ty đối phó một cách linh hoạt, kịp thời và đúng hướng những biến động của môi trường kinh doanh. Thông qua xây dựng chiến lược kinh doanh, Công ty sẽ xác định đúng đắn hệ thống mục tiêu, chính sách và các biện pháp mà Tổng Công ty cần thực hiện trong tương lai. Tuy nhiên trong môi trường kinh doanh đầy biến động để nâng cao hiệu quả vận dụng chiến lược vào thực tế kinh doanh thì cần có sự “mềm dẻo” tức là có sự lựa chọn phương án khả thi nhất để đạt mục tiêu đề ra. Vậy nên xác định, vận dụng chiến lược vào thực tế kinh doanh của Công ty trong giai đoạn tới sẽ là một nhiệm vụ hết sức quan trọng cần vào sự quyết tâm của tất cả cán bộ lao động trong Công ty.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxChiến lược kinh doanh cho công ty cổ phần đầu tư xây dựng Long An IDICO.docx
Luận văn liên quan