Đề tài Chiến lược Xuất khẩu ngành Dệt May giai đoạn 2006 – 2010

NỘI DUNG Danh mục các bảng biểu 4 Danh mục hình minh hoạ 4 Những ký tự viết tắt 5 1. Phần I - Giới thiệu 7 1.1. Cơ sở 7 1.2. Nguyên tắc phân tích 7 1.2.1. Phạm vi chiến lược 7 1.2.2. Khuôn khổ thiết kế và quản trị chiến lược 8 1.2.3. Phân tích chuỗi giá trị 8 2. Phần II – Phân tích thực trạng 9 2.1. Những thách thức mới sau khi xoá bỏ hệ thống hạn ngạch 9 2.2. Tình hình xuất khẩu dệt may của Việt Nam 10 2.3. Chuỗi giá trị xuất khẩu Dệt May hiện nay của Việt Nam 11 2.3.1. Phân tích định tính Chuỗi giá trị 12 2.3.2. Phân tích định lượng chuỗi giá trị 27 2.4. Các nhân tố quyết định thành công và đánh giá tổng thể năng lực cạnh tranh 28 2.4.1. Giá cả 32 2.4.2. Thời gian sản xuất 34 2.4.3. Dịch vụ khách hàng 37 2.5. Phân Tích SWOT (Mạnh-Yếu-Cơ hội-Thách thức) 37 2.5.1. Điểm mạnh 37 2.5.2. Điểm yếu 38 2.5.3. Cơ hội 39 2.5.4. Thách thức 40 2.6. Chính sách và Chiến lược hỗ trợ ngành của chính phủ 41 2.7. Mạng lưới hỗ trợ thương mại của ngành 42 3. Phần III – Tầm nhìn và Chuỗi giá trị trong tương lai 3.1. Tầm nhìn 44 3.2. Chuỗi giá trị trong tương lai - Hình ảnh minh họa. 44 4. Phần IV - Kết luận và khuyến nghị 46 4.1. Tập trung hơn vào thị trường EU đồng thời tiếp tục quan tâm đầy đủ đối với các thị trường Hoa Kỳ và Nhật Bản. 46 4.2. Chính phủ quan tâm hơn đối với ngành dệt may 46 4.3. Chuyển trọng tâm từ CMT sang FOB 4.4. Cải thiện hệ thống nghiên cứu và đào tạo cho ngành dệt may 47 4.5. Giảm chi phí sản xuất 47 4.6. Giảm thời gian sản xuất 48 4.7. Nâng cao ý thức tuân thủ các tiêu chuẩn lao động 48 5. Định hướng 50 5.1. Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 50 5.1.1. Vấn đề chiến lược 1: Kĩ năng tìm kiếm nguồn nguyên liệu 50 5.1.2. Vấn đề chiến lược 2: Củng cố năng lực thiết kế 50 5.1.3. Vấn đề chiến lược 3: Nâng cao hiệu quả hoạt động tham gia Hội chợ thương mại, xúc tiến liên hệ trực tiếp với khách hàng và quan hệ với công chúng. 52 5.1.4. Vấn đề chiến lược 4: Nâng cao năng suất 53 5.1.5. Vấn đề chiến lược 5: Thúc đẩy hoạt động phát triển SMEs 54 5.2. Cải thiện môi trường kinh doanh cho Các doanh nghiệp 55 5.2.1. Vấn đề chiến lược 6: Xây dựng các Trung tâm tìm kiếm nguồn nguyên liệu 55 5.2.2. Vấn đề chiến lược 7: Xây dựng trung tâm thông tin 56 5.2.3. Vấn đề chiến lược 8: Thúc đẩy thương mại điện tử 57 5.2.4. Vấn đề chiến lược 9: Củng cố năng lực của Vitas 58 5.3. Cải thiện các chính sách của Nhà nước liên quan tới Ngành 58 5.3.1. Vấn đề chiến lược 10: Nâng cao hiệu quả của doanh nghiệp dệt may nhà nước và Thúc đẩy đầu tư nước ngoài vào thượng nguồn 58 5.3.2. Vấn đề chiến lược 11: Cải tiến thủ tục hải quan 59 5.3.3. Vấn đề chiến lược 12: Cải thiện chính sách thuế 60 5.4. Tăng cường sự đóng góp của ngành dệt may vào quá trình phát triển kinh tế xã hội của đất nước 60 5.4.1. Vấn đề chiến lược 13: Cải tiến quy phạm lao động 60 6. Xác định các ưu tiên 61 7. Kế hoạch hành động và giám sát thực hiện 7.1. Kế hoạch hành động 65 7.2. Giám sát thực hiện

doc81 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2290 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Chiến lược Xuất khẩu ngành Dệt May giai đoạn 2006 – 2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
khác sau này. 5.1.2 Vấn đề chiến lược 2: Củng cố năng lực thiết kế Năng lực thiết kế là một trong những điều kiện đầu tiên quan trọng nhất để một doanh nghiệp may mặc chuyển từ CMT sang FOB. Trừ một vài ngoại lệ, có thể nói năng lực thiết kế của doanh nghiệp may mặc Việt Nam yếu. Nguyên nhân có thể do: Đa số nhà sản xuất hàng may mặc của Việt Nam tập trung vào CMT, đòi hỏi tương đối ít năng lực thiết kế để sản xuất hàng mẫu. Do đó, các nhà thiết kế thiếu động lực để nâng cao năng lực thiết kế và những khả năng cần thiết như tiếng Anh và kĩ năng tìm kiếm trên internet nhằm bắt kịp xu hướng về thời trang. Nhìn chung, chất lượng nhà thiết kế của các doanh nghiệp sản xuất chưa đủ để thiết kế được hàng may mặc mang phong cách riêng để xuất khẩu. Thị trường nội địa luôn là nền tảng cho ngành thời trang phát triển. Nhu cầu thời trang tại thị trường nội địa càng cao thì ngành thời trang càng phát triển. Một mặt, thị trường may mặc nội địa của Việt Nam không khó tính. Mặt khác, doanh nghiệp may mặc đã quá tập trung vào xuất khẩu mà bỏ ngỏ thị trường trong nước quá lâu. Thực tế, phương thức sản xuất CMT với đòi hỏi không cao về năng lực thiết kế đã dẫn tới sự phối hợp yếu kém giữa các viện nghiên cứu thời trang, các nhà thiết kế và doanh nghiệp may mặc. Bên cạnh đó, khả năng bắt kịp các xu hướng thời trang và thiết kế mẫu mã chất lượng cao cũng là điểm yếu của ngành may mặc Việt Nam. Tuy nhiên, trái với tình trạng yếu kém về thiết kế của các doanh nghiệp may mặc, một số nhà thiết kế độc lập lại có kĩ năng thiết kế rất tốt. Những buổi trình diễn thời trang của họ tại những nước Châu Á khác đã được đánh giá cao Khuyến nghị: Nâng cao nhận thức của doanh nghiệp may mặc về lượng gia tăng giá trị thu được nhờ đầu tư vào thiết kế là chìa khóa để cải thiện năng lực thiết kế cho doanh nghiệp may mặc Việt Nam. Hiểu rõ sự đóng góp thiết thực của thiết kế đối với việc tăng giá trị xuất khẩu sẽ khuyến khích doanh nghiệp đầu tư nhiều hơn cho công tác thiết kế bằng cách tái đào tạo nhà thiết kế, tìm kiếm nguồn lực về thiết kế từ các nhà thiết kế độc lập hay hợp tác với các viện thiết kế. Có thể xem xét lựa chọn các phương pháp sau: Phổ biến những bài học thực tế tốt nhất về những doanh nghiệp may mặc Việt Nam đã cải thiện được năng lực thiết kế một cách hiệu quả để gia tăng lợi nhuận; Dành ra một số giải thưởng trong các giải thưởng hàng năm của doanh nghiệp dệt may để trao cho doanh nghiệp nào có những thiết kế tốt nhất; Với kĩ năng thiết kế rất tốt của nhà thiết kế độc lập, với phong cách thời trang khác biệt, và những thiết kế độc đáo bằng lụa và hàng thêu, việc tổ chức tuần lễ thời trang Việt Nam tại các quốc gia mục tiêu như Anh, Đức, Mỹ có thể thu hút sự chú ý của công chúng, giới thời trang, cửa hàng bán lẻ các công ty phát triển thương hiệu. Điều này sẽ nâng cao hình ảnh của thời trang Việt Nam tại các thị trường xuất khẩu mục tiêu và tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp may mặc tiến tới xuất khẩu theo phương thức FOB; Phối hợp với các viện thiết kế trong hoặc ngoài nước tổ chức các khóa đạo tạo về thiết kế cho doanh nghiệp may mặc; Doanh nghiệp may mặc nên đầu tư nhiều hơn vào thiết kế và coi đây như một khoản đầu tư dài hạn. Họ có thể cử nhà thiết kế của mình tham gia các khoá đào tạo chuyên sâu hơn ở trong nước hoặc nước ngoài, tuyển dụng mới hoặc tìm kiếm nguồn lực về thiết kế từ các tổ chức chuyên môn; Doanh nghiệp may mặc cần quan tâm hơn tới thị trường nội địa. Họ có thể phát triển những bộ sưu tập riêng; xây dựng thương hiệu riêng cho từng phân đoạn thị trường đặc biệt là thị trường hàng cao cấp. Dựa vào thị trường trong nước, doanh nghiệp có thể tiếp cận khách hàng nước ngoài để trực tiếp bán các sản phẩm đã được phát triển. Vấn đề chiến lược 3: Nâng cao hiệu quả hoạt động tham gia Hội chợ thương mại, xúc tiến liên hệ trực tiếp với khách hàng và quan hệ với công chúng. Tham gia hội chợ thời trang là công cụ marketing truyền thống để tiếp cận khách hàng quốc tế. Tuy may mặc là một ngành chịu nhiều ảnh hưởng của khách hàng song các nhà cung cấp đã tính toán số lượng khách hàng hơi cao so với thực tế. Lượng khách quốc tế tới tham quan hội chợ thương mại là thấp so lượng người bán. Do vậy, doanh nghiệp dệt may khó có thể thu hút sự chú ý của khách hàng quốc tế. Mặc dù Vitas và các doanh nghiệp Việt Nam đã chủ động tham gia vào các hội chợ thương mại ở nước ngoài nhưng hiệu quả và kết quả vẫn còn rất khiêm tốn. Ngoài lý do trên, doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa được trang bị và chuẩn bị chu đáo cho hoạt động tham gia hội chợ thương mại. Thông tin về đặc điểm, chủ đề và thành phần tham gia hội chợ không được thu thập, phân tích và phổ biến thích đáng. Báo cáo về kết quả và bài học thu được từ các hội chợ đã tham gia hoặc không được thực hiện hoặc chưa được chia xẻ lẫn nhau. Vì vậy, các doanh nghiệp đi sau vẫn có thể mắc những sai lầm mà các doanh nghiệp đi trước đã từng mắc phải. Khuyến nghị: Việc tham gia hội chợ cần được thực hiện một cách có chọn lọc và có thể kết hợp với các hoạt động khác như đi thăm và gặp gỡ khách hàng để nắm bắt xu hướng thời trang, những gu của của khách hàng và xây dựng quan hệ. Vitas nên tóm tắt và phổ biến các kết quả và kinh nghiệm từ những hội chợ thời trang mà Vitas và các doanh nghiệp may mặc Việt Nam đã tham gia. Từ các báo cáo này, doanh nghiệp dệt may có thể chọn được những hội chợ thích hợp nhất và tham khảo cách thức chuẩn bị tốt nhất để tham gia hội chợ đã chọn. Tham gia hội chợ chỉ là một phương pháp để tiếp cận khách hàng quốc tế. Doanh nghiệp dệt may nên tiên phong chủ động liên hệ với khách hàng quốc tế, các đại lý, và văn phòng đại diện thu mua chứ không nên bị động chờ đợi khách hàng tìm đến. Doanh nghiệp có thể chuẩn bị (i) hồ sơ điện tử của công ty trong đó nêu tóm tắt lịch sử, năng lực sản xuất, khách hàng cũ, các chứng nhận và dịch vụ khách hàng như dịch vụ trọn gói (ii) một ca-ta-lô điện tử về sản phẩm may mặc của công ty (iii) danh thiếp của người liên hệ, để gửi cho các khách hàng tiềm năng. Các tài liệu trên cần được chuẩn bị bằng tiếng Anh với mẫu thiết kế chuyên nghiệp và sáng tạo. Doanh nghiệp dệt may cũng cần chuyên nghiệp hóa vấn đề thông tin liên lạc. Người phụ trách liên lạc phải sử dụng tiếng Anh nói và viết một cách hiệu quả. Cần nhanh chóng và chuyên nghiệp khi trả lời thư điện tử của khách hàng và sử dụng tiếng Anh chính xác. Cũng nên tìm hiểu các phương pháp xúc tiến thương mại khác như lập đại diện thương mại và tổ chức trưng bày hoặc cử đoàn khảo sát tới các thị trường mục tiêu. Phần lớn doanh nghiệp dệt may Việt Nam không quan tâm nhiều tới hoạt động marketing như công tác thương hiệu, quan hệ công chúng...Khuyến nghị đối với những doanh nghiệp này là chuyên nghiệp hóa hoạt động marketing. Cần tuyển dụng cán bộ marketing chuyên nghiệp. Doanh nghiệp cũng có thể sử dụng tư vấn trong nước hoặc quốc tế để tổ chức đi thăm văn phòng của khách hàng, thiết kế gian hàng, tổ chức hội thảo và tập huấn… 5.1.4 Vấn đề chiến lược 4: Nâng cao năng suất Thiếu cán bộ quản lý có chất lượng bậc trung, quy trình sản xuất và quản lý không phù hợp, tốc độ thay thế nhân công nhanh là các nguyên nhân chính dẫn tới năng suất lao động của ngành may mặc Việt Nam thấp. Vẫn các công nhân thêu như thế nhưng nếu làm việc cho doanh nghiệp nước ngoài với máy móc tương tự có thể đạt năng suất cao hơn tới 20%. Có thể tái cơ cấu quy trình sản xuất và quản lý để nâng cao năng suất. Khuyến nghị: Nâng cấp các viện đào tạo và nghiên cứu về dệt may để các tổ chức này có thể cung cấp dịch vụ đào tạo và tư vấn cho doanh nghiệp may mặc. Vinatex đang quản lý một số viện nghiên cứu và đào tạo như Viện Nghiên cứu dệt may Hà Nội và họ đã thiếu sự chủ động trong một thời gian dài. Vinatex và Vitas cần xem xét việc nâng cấp các viện này bằng cách tái đào tạo cán bộ nghiên cứu và cán bộ đào tạo, phát triển các chương trình trao đổi với các viện nghiên cứu ở nước ngoài và trang bị công nghệ mới. Các viện này có thể cung cấp cho doanh nghiệp may mặc một số dịch vụ bao gồm: Đào tạo kĩ thuật trong công tác quản lý sản xuất và nhân sự, đào tạo về marketing cho lãnh đạo bậc trung và cấp cao. Các dịch vụ tư vấn về nâng cao năng suất. Một phương pháp nữa là Vinatex hoặc Vitas xây dựng liên doanh với các viện nghiên cứu khác gồm cả tư nhân và nước ngoài để cung cấp dịch vụ đào tạo và tư vấn. Ở cấp doanh nghiệp, việc áp dụng các tiêu chuẩn quản lý chất lượng như ISO 9000 cũng là phương pháp hiệu quả nhằm nâng cao năng suất. Để nhận được chứng chỉ, doanh nghiệp dệt may phải chuẩn hóa các quy trình và phương pháp làm việc khiến cho năng suất và chất lượng sản phẩm được nâng cao. Ngoài ra, những chứng chỉ về quản lý chất lượng sẽ gây được lòng tin đối với khách hàng, giúp cho việc đàm phán và ký kết hợp đồng trở nên dễ dàng hơn. Muốn vậy, Vitas cần xem xét việc soạn thảo và phổ biến rộng rãi các bài học kinh nghiệm của các doanh nghiệp dệt may đã đạt được năng suất cao nhờ việc áp dụng các tiêu chuẩn quản lý chất lượng. Doanh nghiệp dệt may cũng nên xem xét để tái cơ cấu tổ chức hiện có. Cơ cấu tốt hơn về bồi hoàn, chức năng, điều phối sẽ giúp cho doanh nghiệp hoạt động được thuận lợi hơn và tiếp thêm động lực cho nhân viên, kết quả là năng suất được tăng lên. 5.1.5 Vấn đề chiến lược 5: Thúc đẩy hoạt động phát triển SMEs Khoảng 87% doanh nghiệp dệt may Việt Nam là doanh nghiệp nhỏ và vừa. Tuy mang những bất lợi về quy mô, các SMEs này có nhiều tiềm năng phát triển do có sự linh hoạt trong quản lý, cơ cấu và sản xuất. Họ có thể là những thành viên tiềm năng tại các thị trường ngách. Ví dụ, các SMEs có thể rất hiệu quả khi sản xuất các phụ kiện để sản xuất hàng may mặc như đồ trang trí, khóa kéo, khuy, hoặc có thể xuất khẩu hàng may mặc làm từ lụa hoặc đồ thêu. Mặc dù Chính phủ và các tổ chức quốc tế đã hỗ trợ phát triển cho các SMEs, tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào được thực hiện về SMEs trong ngành dệt may để nắm được tình hình hiện tại và xây dựng những phương hướng giải quyết. Vitas nên đề xuất các chương trình tăng cường sự phát triển của SMEs và những liên kết trong ngành. Dưới đây là các hoạt động có thể thực hiện để phát triển SMEs: Nâng cao năng suất thông qua hợp lý hóa sản xuất; Phát triển sản phẩm; Nâng cao năng lực marketing; Đào tạo kĩ năng chuyên môn và kĩ năng quản lý; Khuyến khích liên kết giữa doanh nghiệp lớn và nhỏ. Cải thiện môi trường kinh doanh cho Các doanh nghiệp Vấn đề chiến lược 6: Xây dựng các Trung tâm tìm kiếm nguồn nguyên liệu Doanh nghiệp sản xuất hàng dệt may Việt Nam hiện đang rất cần các trung tâm tìm kiếm nguồn nguyên liệu, nếu tìm được nguồn nguyên liệu ngay trong nước, doanh nghiệp có thể giảm chi phí sản xuất (giảm bớt chi phí đầu vào cho vận chuyển nguyên liệu và thủ tục hải quan), rút ngắn thời gian của quá trình sản xuất (đàm phán, chứng nhận chất lượng, vận chuyển, hải quan) và giảm bớt rủi ro về chậm chễ trong quá trình vận chuyển. Việc xây dựng các trung tâm này đòi hỏi đầu tư lớn trong khi lợi nhuận có thể không nhiều. Việc này cần có sự nỗ lực từ cả 2 phía: nhà nước và khu vực tư nhân. Nhà nước cần đóng vai trò hỗ trợ còn khu vực tư nhân chủ động và điều hành các trung tâm này. Đầu năm 2004, Vitas, Lefaso và Vinatex đề xướng xây dựng 2 trung tâm tìm kiếm nguồn nguyên liệu dưới hình thức công ty cổ phần tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh dành cho các ngành may mặc, dệt, da, giày. Số tiền đầu tư cho mỗi trung tâm khoảng 1 triệu đô la Mỹ. Mặc dù dự án đã được phê duyệt, việc khởi công xây dựng vẫn chưa được thực hiện do: Chưa thống nhất giữa UBND thành phố HCM và Hà Nội với Vitas, Lefaso và Vinatex về giá đất nơi đặt trụ sở hai trung tâm. Khó khăn trong công tác giải phóng mặt bằng, đặc biệt là đền bù cho các hộ tại thành phố HCM. Khuyến nghị: Do việc xây dựng 2 trung tâm này nhằm phục vụ cho sự phát triển của ngành dệt may và giúp tăng giá trị xuất khẩu để đáp ứng những mục tiêu đặt ra trong Quyết định số 55/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Vitas và Lefaso nên đề xuất với UBND của thành phố nhằm hỗ trợ giải qu‎yết bất đồng về giá đất. 5.2.2 Vấn đề chiến lược 7: Xây dựng trung tâm thông tin Một trong những phương pháp hiệu quả nhất để nâng cao xuất khẩu của ngành là tạo điều kiện cho từng doanh nghiệp tự ra quyết định để cải tiến hoạt động của chính mình. Muốn vậy, mỗi doanh nghiệp cần có đầy đủ thông tin về xu hướng trên thị trường, thị hiếu, tình hình xuất nhập khẩu...để đưa ra các quyết định sáng suốt và cần thiết. Tuy nhiên, việc doanh nghiệp tự thu thập và phân tích những thông tin cần thiết là không hiệu quả. Giải pháp tốt nhất là có một hệ thống thu thập, phân tích và phổ biến thông tin cho toàn ngành. Một hệ thống như thế, dưới hình thức trung tâm thông tin cũng cần thiết đối với cấp lập chính sách nhằm xây dựng kế hoạch kịp thời và đưa ra những chính sách hợp lý. Ngành dệt may Việt Nam chưa xây dựng được một hệ thống như vậy và nên xây dựng một trung tâm thông tin trong thời gian tới. Trung tâm thông tin cần có các chức năng sau: Thu thập và phân tích hàng tháng thông tin về tình hình xuất khẩu của Việt Nam, có thể gồm tổng kim ngạch xuất khẩu, kim ngạch xuất khẩu tại từng thị trường, thành phần xuất khẩu (CMT và FOB); Cung cấp thông tin về đặc điểm, tốc độ phát triển, sở thích của khách hàng và cơ hội tiềm năng để xuất khẩu tại mỗi thị trường; Cung cấp thông tin về xu hướng thời trang từng mùa, gồm màu sắc, kiểu dáng, nguyên liệu; Cung cấp thông tin về chính sách của Nhà nước liên quan tới ngành dệt may như các hình thức khuyến khích đầu tư, khuyến khích xuất khẩu và tình hình phân bổ hạn ngạch; Làm đầu mối cho khách hàng quốc tế muốn mua hàng dệt nay của Việt Nam. Trung tâm thông tin này nên do Vitas điều hành với sự hỗ trợ của Bộ Thương mại và Bộ Công nghiệp. Một số hình thức cung cấp tài chính cho trung tâm gồm có: Từ hội phí; Từ phí cung cấp dịch vụ về thông tin cho doanh nghiệp và nhà đầu tư; Từ việc xuất bản các bản tin về ngành; Từ tài trợ của Nhà nước. Vấn đề chiến lược 8: Thúc đẩy thương mại điện tử Thương mại điện tử là một công cụ hiệu quả giúp người mua và người bán dù cách xa nhau về mặt địa lý vẫn có thể gặp gỡ được nhau. Trên thế giới, hiện có một số cổng thông tin thương mại mà doanh nghiệp may mặc Việt Nam có thể kết nối và tham gia giao thương. Tại các cổng thông tin này, có rất nhiều các nhà kinh doanh (người bán hàng), nhiều nhất là từ Trung Quốc, Ấn Độ, có ảnh hưởng lớn khiến cho giá cả có khả năng xuống khá thấp. Khuyến nghị đưa ra là doanh nghiệp may mặc Việt Nam nên tham gia vào các cổng thông tin này vì họ sẽ không chỉ có khả năng nhận được một vài đơn hàng mà còn làm quen được với thương mại điện tử, công cụ đang ngày càng quan trọng đối với thương mại thế giới. Tuy nhiên, một cổng thông tin thương mại dành riêng cho ngành dệt may Việt Nam sẽ mang lại hiệu quả cao hơn cho các doanh nghiệp của Việt Nam và cho khách hàng quốc tế có nhu cầu đối với hàng may mặc Việt Nam. Mới đây, Vitas đã được tài trợ để xây dựng một trang web mang tên với mục tiêu làm cổng thương mại để giao thương trực tu‎yến cho khách hàng nước ngoài và doanh nghiệp dệt may Việt Nam. Hiện nay, trang web đang trong giai đoạn đầu xây dựng, do đó chưa được đưa vào hoạt động. Vitas cần thực hiện một số hoạt động để đảm bảo sự thành công của cổng thương mại như: Tiến hành đánh giá nhu cầu khách hàng quốc tế về cổng thương mại, căn cứ vào đánh giá đó, tiến hành phát triển cổng thông tin. Điều này rất quan trọng vì trang web này hiện đang được xây dựng dựa trên những đánh giá mang chủ quan, trong khi hoạt động này rất cần phương pháp dựa trên đánh giá từ bên ngoài. Nghiên cứu các phương thức hiệu quả để quảng bá cổng thương mại này với khách hàng quốc tế và doanh nghiệp trong nước. Tổ chức các khóa đào tạo, tập huấn sử dụng internet và thương mại điện tử để nâng cao khả năng kinh doanh của doanh nghiệp may mặc Việt Nam Vấn đề chiến lược 9: Củng cố năng lực của Vitas Dệt may Việt Nam là một ngành lớn với hơn 2.000 doanh nghiệp, sử dụng hơn 2 triệu lao động và mang lại khoảng 4,8 tỉ đô la Mỹ từ xuất khẩu hàng năm. Với tư cách đại diện cho các nhà sản xuất trong ngành, Vitas giữ một vai trò quan trọng từ vận động chính sách, thực hiện chính sách tới thu thập và cung cấp thông tin cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, quy mô và tài chính của Vitas hiện chưa đủ. Để phát triển ngành, cần củng cố năng lực của Vitas và Vitas cũng cần cung cấp nhiều dịch vụ hơn cho các thành viên. Vitas cũng nên nghiên cứu một số hoạt động có thể phát triển để cung cấp cho các thành viên. Trước tiên, Vitas có thể tiến hành đánh giá nhu cầu với các thành viên để nắm được những dịch vụ đang được yêu cầu nhiều nhất. Sau đó, Vitas cần tìm cách cung cấp các dịch vụ đó, tự mình thực hiện hoặc kết hợp với các tổ chức khác như các trường đại học có liên quan hoặc viện thời trang trong nước hoặc nước ngoài tại Việt Nam. Năng lực của Vitas cũng có thể được cũng cố thông qua những chương trình hợp tác với các hiệp hội tại các quốc gia khác. Sự trao đổi về nhân viên, diễn đàn, đào tạo kĩ thuật sẽ tăng cường năng lực cho nhân viên của Vitas. Cải thiện các chính sách của Nhà nước liên quan tới Ngành Vấn đề chiến lược 10: Nâng cao hiệu quả của doanh nghiệp dệt may nhà nước và Thúc đẩy đầu tư nước ngoài vào thượng nguồn. Chính phủ đã đầu tư hơn 8.000 tỉ vào hơn 200 dự án về sản xuất nguyên liệu. Tuy nhiên, kết quả vẫn rất hạn chế. Nguyên nhân chủ yếu là thiếu nghiên cứu khả thi, lập kế hoạch kinh doanh và không đủ trình độ quản lý. Khuyến nghị: Cần đẩy nhanh quá trình cổ phần hóa đối với các doanh nghiệp dệt may nhà nước9. Cần thực hiện các biện pháp như sáp nhập và mua lại những doanh nghiệp làm ăn không tốt. Khuyến nghị đối với Chính phủ là vẫn tiếp tục đầu tư nhưng với phương pháp hiệu quả hơn như liên doanh với các nhà đầu tư nước ngoài. Đầu tư nước ngoài vào thượng nguồn cần được xúc tiến bằng các hình thức như tổ chức hội thảo để kêu gọi đầu tư. Vấn đề chiến lược 11: Cải tiến thủ tục hải quan Theo đánh giá của một dự án đang được Ngân hàng Thế giới thực hiện nhằm cải cách hải quan Việt Nam, hải quan Việt Nam được xem là chậm, không thuận lợi, không nhất quán và dễ nảy sinh tiêu cực. Trước nhu cầu ngày càng cao của khách hàng về thời hạn giao hàng, thủ tục chậm trễ của hải quan Việt Nam khiến xuất khẩu hàng may mặc càng kém cạnh tranh. Số ngày trung bình để hoàn thành thủ tục hải quan để nhập khẩu là hơn 4 ngày và tối đa lên tới hơn 8 ngày. Nguyên nhân chính là do việc khai hải quan phức tạp và quá trình kiểm tra hết 100% số hàng hóa xuất nhập khẩu làm mất quá nhiều thời gian. Khuyến nghị: Khuyến nghị được đưa ra là thông lệ giám định hàng hóa hiện hành được thay bằng kiểm tra sau thông quan theo đề xuất của Dự án VIE/97/059 về Cũng cố năng lực hải quan Việt Nam để giảm bớt thời gian thông quan. Khai hải quan và thông quan điển tử đã được thử nghiệm tại thành phố Hồ Chí Minh và Hải Phòng. Dù vẫn bị hạn chế do khả năng của phần mềm và lượng doanh nghiệp được phép sử dụng hệ thống này, thời gian thông quan cũng được rút ngắn từ 7-8 giờ xuống còn chưa đầy nửa giờ. Để có thể hoạt động hiệu quả, trước hết các vấn đề về hệ thống cần được khắc phục và doanh nghiệp phải có kết nối internet. 9 Hiện nay, khoảng 20 đến 30% doanh nghiệp dệt của nhà nước đã được cổ phần hóa trong khi số doanh nghiệp may mặc của nhà nước được cổ phần hóa là 56% (Nguồn: Ban Chỉ đạo đổi mới và Phát triển doanh nghiệp Trung ương) Vấn đề chiến lược 12: Cải thiện chính sách thuế Nguyên liệu sản xuất trong nước bán cho doanh nghiệp dệt may để sản xuất hàng xuất khẩu hiện đang phải chịu 10% thuế VAT trong khi các nguyên liệu tương tự này nhưng nếu xuất khẩu lại không phải chịu VAT (0% thuế VAT). Điều này sẽ không khuyến khích doanh nghiệp dệt bán hàng trong nước. Khuyến nghị: Chính phủ cần xem xét việc thay đổi và áp dụng cùng một mức thuế VAT cho những nguyên liệu sản xuất tại Việt Nam phục vụ sản xuất hàng may mặc để xuất khẩu bằng với mức thuế VAT đánh vào nguyên liệu xuất khẩu. Tăng cường sự đóng góp của ngành dệt may vào quá trình phát triển kinh tế xã hội của đất nước Vấn đề chiến lược 13: Cải tiến quy phạm lao động Cần thực hiện một nghiên cứu về quy phạm lao động của ngành dệt may Việt Nam, những biện pháp can thiệp khả thi và một dự án về cải thiện những nội dung về qui phạm lao động trong ngành dệt may. Có một số lựa chọn như Vitas có thể tiến hành với sự hỗ trợ của Chính phủ hoặc tài trợ quốc tế hoặc Vitas có thể yêu cầu Chính phủ hoặc các nhà tài trợ quốc tế thực hiện. Các nhà tài trợ quốc tế có thể là những nhà tài trợ tiềm năng cho dự án này bởi hơn ai hết, họ là người đầu tiên quan tâm đến vấn đề về giới và lao động, hơn nữa, tiếng nói có trọng lượng của họ trên thế giới sẽ nâng cao hình ảnh của ngành dệt may Việt Nam thông qua các kết quả của dự án. Xác định các ưu tiên Cân nhắc mang tính chiến lược Hoạt động Ưu tiên Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 2 Phát triển kĩ năng tìm kiếm nguồn nguyên liệu Tổ chức các khóa tạp huấn do chuyên gia ngoài nước giảng dạy về tìm kiếm nguồn nguyêu liệu giảng dạy Tổ chức các khóa tập huấn do học viên trong nước đã tham gia khóa học trên giảng dạy 1 Củng cố năng lực thiết kế Phổ biến những kinh nghiệm thực tế tốt nhất về những doanh nghiệp may mặc Việt Nam đã tiến hành hiệu quả việc nâng cao năng lực thiết kế của mình nhằm tăng lợi nhuận; Dành ra một số giải thưởng trong các giải thưởng hàng năm của doanh nghiệp dệt may để trao cho doanh nghiệp nào có những thiết kế tốt nhất; Tổ chức các tuần lễ thời trang tại các nước Châu Âu và Mỹ; Phối hợp với các viện thiết kế trong và ngoài nước tổ chức các khóa tập huấn; Doanh nghiệp cần đầu tư nhiều hơn vào thiết kế ; Tập trung hơn vào thị trường trong nước. 2 Nâng cao hiệu quả của hoạt động tham gia hội chợ thương mại, xúc tiến liên hệ trực tiếp với khách hàng và các quan hệ công chúng Vitas tóm tắt kinh nghiệm tham gia hội chợ thương mại ở nước ngoài rồi phổ biến cho doanh nghiệp may mặc; Mời các phóng viên chuyên ngành tới Việt Nam để viết về ngành may mặc Việt Nam; Chủ động tiên phong liên hệ trực tiếp với khách hàng bằng cách gửi thư điện tử hoặc tới thăm văn phòng. Chuyên nghiệp hóa vấn đề thông tin liên lạc thông qua phát triển hồ sơ công ty, ca-ta-lô sản phẩm, danh thiếp và nâng cao kĩ năng tiếng Anh. 3 Nâng cao năng suất Nâng cấp các viện nghiên cứu dệt may tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh để cung cấp các dịch vụ đào tạo và tư vấn; Phổ biến những bài học kinh nghiệm của 01 doanh nghiệp dệt may đã đạt được năng suất cao; Tái cơ cấu doanh nghiệp. 4 Thúc đẩy phát triển SMEs Đề xuất nghiên cứu sơ bộ về tình hình doanh nghiệp SMEs về may mặc và các phương pháp nhằm cải thiện tình hình hoạt động của họ; Thực hiện các dự án phát triển SMEs. 5 Cải thiện môi trường kinh doanh cho doanh nghiệp 3 Xây dựng các trung tâm tìm kiếm nguồn nguyên liệu Vitas đề nghị UBND 2 thành phố hỗ trợ giải quyết vướng mắc. Vitas có thể thu thập chữ kí của các doanh nghiệp may mặc để ủng hộ đề xuất của mình. 2 Xây dựng trung tâm thông tin Tiến hành nghiên cứu khả thi; Phối hợp với Bộ Công nghiệp và Cục Xúc tiến thương mại (Vietrade) để thực hiện. 1 Thúc đẩy thương mại điện tử Đánh giá nhu cầu của khách hàng quốc tế về cổng giao dịch thương mại đang được Vitas xây dựng. Nghiên cứu các phương pháp hiệu quả nhằm quảng bá cổng thương mại với khách hàng quốc tế và doanh nghiệp trong nước. Tổ chức hội thảo và tập huấn về sử dụng mạng internet và thương mại điện tử để cải thiện việc kinh doanh của doanh nghiệp may mặc Việt Nam 3 Củng cố năng lực của Vitas Đánh giá nhu cầu của các thành viên Vitas để nắm được nhu cầu của họ về những dịch vụ họ cần được cung cấp nhất. Vitas sẽ căn cứ vào đó để phát triển dịch vụ của mình. Thúc đẩy các chương trình hợp tác giữa Vitas và các hiệp hội của những quốc gia khác. 4 Cải thiện các chính sách của Nhà nước liên quan tới Ngành 1 Nâng cao hiệu quả của doanh nghiệp dệt may nhà nước và xúc tiến đầu tư vào thượng nguồn Đẩy nhanh quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp dệt may nhà nước, xúc tiến sáp nhập và mua lại những doanh nghiệp làm ăn yếu kém. Nhà nước tiếp tục đầu tư vào thượng nguồn dưới hình thức hiệu quả hơn như thành lập liên doanh. Kêu gọi đầu tư nước ngoài vào thượng nguồn. Tổ chức hội thảo nhằm kêu gọi đầu tư vào thượng nguồn. 2 Cải tiến thủ tục hải quan Vitas hoặc Vinatex đề nghị Tổng Cục Hải Quan cho phép một số doanh nghiệp may mặc được áp dụng chế độ thông quan điện tử. 1 Cải thiện chính sách thuế Vitas nên yêu cầu Chính phủ thay đổi và áp dụng cùng một mức thuế VAT cho những nguyên liệu sản xuất tại Việt Nam dùng cho sản xuất hàng may mặc để xuất khẩu ngang bằng với mức thuế VAT áp cho nguyên liệu xuất khẩu 3 Tăng cường đóng góp của Ngành đối với quá trình phát triển kinh tế xã hội của đất nước 4 Cải thiện các Quy phạm Lao động Tiến hành đánh giá tình hình hiện tại về các quy phạm lao động trong các doanh nghiệp may mặc để nắm được những vấn đề cần cải thiện và có hình thức can thiệp hợp lý; Thực hiện dự án với sự hỗ trợ của Chính phủ hoặc nhà tài trợ quốc tế. 1 Tóm tắt các ưu tiên và tầm quan trọng của khuyến nghị Khuyến nghị Số Khuyến nghị Ưu tiên Tầm quan trọng 11 Cải thiện thủ tục thông quan 1 17% 7 Xây dựng trung tâm thông tin 2 16% 1 Phát triển kĩ năng tìm kiếm nguồn nguyên liệu 3 14% 2 Củng cố năng lực thiết kế 4 13% 3 Chuyển từ hoạt động tham gia hội chợ thương mại sang liên hệ trực tiếp và quan hệ công chúng 5 10% 10 Nâng cao hiệu quả của đầu tư nhà nước và xúc tiến đầu tư vào thượng nguồn 6 8% 4 Nâng cao năng suất 7 7% 8 Thúc đẩy thương mại điện tử 8 5% 13 Cải thiện các quy phạm lao động 9 4% 9 Củng cố năng lực cho Vitas 10 3% 5 Thúc đẩy phát triển SMEs 11 2% 6 Xây dựng các trung tâm tìm kiếm nguồn nguyên liệu 12 1% 12 Cải thiện chính sách thuế 13 0% Kế hoạch hành động và giám sát thực hiện Kế hoạch hành động Cân nhắc mang tính chiến lược #1 Nâng cao kĩ năng tìm kiếm nguồn nguyên liệu Mục tiêu 1 Cung cấp đào tạo về kĩ năng tìm kiếm nguồn nguyên liệu cho doanh nghiệp may mặc nào quan tâm Sáng kiến A Mời chuyên gia nước ngoài tham gia giảng dạy trong các khóa đào tạo Đơn vị chịu trách nhiệm Vitas, Dự án VIE/61/94 hoặc Vietrade. Nguồn lực cần thiết Các mối quan hệ nhằm tìm và mời được chuyên gia phù hợp, chi phí cho chuyên gia Thời gian thực hiện Năm 1 Năm 2 Năm 3 Q 1 Q2 Q3 Q4 Q1 Q2 Q3 Q4 Q1 Q2 Q3 Q4 Mốc thời gian: Bắt đầu tìm chuyên gia √ Mốc thời gian: Bắt đầu các khóa học √ √ √ Sáng kiến B Tổ chức các khóa đào tạo do các học viên đã tham gia các khóa nói trên giảng dạy Đơn vị chịu trách nhiệm Vitas Nguồn lực cần thiết Vitas dành thời gian để mời chuyên gia đào tạo và tổ chức lớp học Thời gian thực hiện Năm 1 Năm 2 Năm 3 Q 1 Q2 Q3 Q4 Q1 Q2 Q3 Q4 Q1 Q2 Q3 Q4 Mốc thời gian: Bắt đầu mời chuyên gia √ Mốc thời gian: Bắt đầu các khóa học √ √ √ √ √ √ √ Cân nhắc chiến lược # 2 Củng cố năng lực thiết kế Mục tiêu 1 Tạo nhận thức về tầm quan trọng của công tác thiết kế. Sáng kiến A Phổ biến những bài học thực tế tốt nhất về những doanh nghiệp may mặc Việt Nam đã cải thiện được năng lực thiết kế một cách hiệu quả nhằm làm tăng lợi nhuận. Đơn vị chịu trách nhiệm Vitas và Dự án VIE/61/94. Nguồn lực cần thiết Chi phí cho người có khả năng soạn thảo bài tập tình huống này Thời gian thực hiện Năm 1 Năm 2 Năm 3 Q 1 Q2 Q3 Q4 Q1 Q2 Q3 Q4 Q1 Q2 Q3 Q4 Mốc thời gian: Kết thúc việc soạn thảo √ Mốc thời gian: Phổ biến bài học kinh nghiệm √ Sáng kiến B Dành ra một số giải thưởng trong các giải thưởng hàng năm của doanh nghiệp dệt may để trao cho doanh nghiệp nào có những thiết kế tốt nhất. Đơn vị chịu trách nhiệm Vitas Nguồn lực cần thiết Vitas trao đổi với tờ Thời báo Kinh tế Sài Gòn, đơn vị đồng tổ chức về các giải thưởng hàng năm do doanh nghiệp tốt nhất trong ngành dệt và may mặc Thời gian thực hiện Năm 1 Năm 2 Năm 3 Q 1 Q2 Q3 Q4 Q1 Q2 Q3 Q4 Q1 Q2 Q3 Q4 Mốc thời gian: Đạt được thỏa thuận √ Mốc thời gian: Trao giải thưởng √ Sáng kiến C Tổ chức tuần lễ thời trang Việt Nam tại Anh hoặc Đức. Đơn vị chịu trách nhiệm Vitas và Vinatex phối hợp với Đại sứ quán Việt Nam ở nước sở tại. Nguồn lực cần thiết Tài trợ từ các doanh nghiệp hoặc có thể từ Chính phủ. Thời gian thực hiện Năm 1 Năm 2 Năm 3 Q 1 Q2 Q3 Q4 Q1 Q2 Q3 Q4 Q1 Q2 Q3 Q4 Mốc thời gian: Vận động doanh nghiệp, nhà thiết kế tài trợ và tham gia √ Mốc thời gian: Bắt đầu tuần lễ thời trang √ Cân nhắc chiến lược # 3 Nâng cao hiệu quả của việc tham gia Hội chợ Thương mại và Xúc tiến liên hệ trực tiếp với khách hàng và các mối quan hệ công chúng Mục tiêu 1 Tối đa hóa hiệu quả của việc tham dự hội chợ thương mại. Sáng kiến A Vitas tóm tắt kinh nghiệm tham dự hội chợ thương mại ở nước ngoài và phổ biến cho doanh nghiệp may mặc. Đơn vị chịu trách nhiệm Vitas và Dự án VIE//64/91 Nguồn lực cần thiết Một chuyên gia có năng lực thực hiện phỏng vấn và phân tích các kinh nghiệm sẵn có. Thời gian thực hiện Năm 1 Năm 2 Năm 3 Q 1 Q2 Q3 Q4 Q1 Q2 Q3 Q4 Q1 Q2 Q3 Q4 Mốc thời gian: Kết thúc việc soạn thảo √ Mốc thời gian: Phổ biến bài học kinh nghiệm √ Sáng kiến B Mời phóng viên chuyên ngành tới Việt Nam để viết bài về ngành may mặc Việt Nam. Đơn vị chịu trách nhiệm Vitas và Dự án VIE//64/91 Nguồn lực cần thiết Mối quan hệ với báo chuyên ngành, chi phí. Thời gian thực hiện Năm 1 Năm 2 Năm 3 Q 1 Q2 Q3 Q4 Q1 Q2 Q3 Q4 Q1 Q2 Q3 Q4 Mốc thời gian: Liên hệ với phóng viên √ Mốc thời gian: Đăng tải bài viết √ Cân nhắc chiến lược # 4 Nâng cao tăng suất Mục tiêu 1 Nâng cao năng lực của các viện nghiên cứu nhằm cung cấp các dịch vụ và đào tạo về nâng cao năng suất. Sáng kiến A Nâng cấp các Viện nghiên cứu dệt may tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh nhằm cung cấp các dịch vụ đàp tạo và tư vấn. Đơn vị chịu trách nhiệm Vitas và Dự án VIE/61/94 Nguồn lực cần thiết Kinh phí để tái đào tạo nhân viên và phát triển năng lực để cung cấp dịch vụ. Thời gian thực hiện Năm 1 Năm 2 Năm 3 Q 1 Q2 Q3 Q4 Q1 Q2 Q3 Q4 Q1 Q2 Q3 Q4 Mốc thời gian: Tái đào tạo nhân viên √ √ √ √ √ Mốc thời gian: Bắt đầu cung cấp dịch vụ đào tạo và tư vấn √ √ √ √ √ √ Sáng kiến B Soạn thảo và phổ biến những bài học kinh nghiệm của doanh nghiệp dệt may đã đạt năng suất cao Đơn vị chịu trách nhiệm Vitas hoặc Dự án VIE/61/94 Nguồn lực cần thiết Chi phí chuyên gia soạn thảo Thời gian thực hiện Năm 1 Năm 2 Năm 3 Q 1 Q2 Q3 Q4 Q1 Q2 Q3 Q4 Q1 Q2 Q3 Q4 Mốc thời gian: Bắt đầu soạn thảo bài học kinh nghiệm √ Mốc thời gian: Kết thúc việc soạn thảo, phổ biến bài học kinh nghiệm √ Cân nhắc chiến lược # 5 Thúc đẩy phát triển SMEs Mục tiêu 1 Đánh giá tình hình hiện tại của SME về may mặc và tìm ra các biện pháp phù hợp. Sáng kiến A Đề xuất 1 nghiên cứu sơ bộ về tình hình các SME may mặc và những biện pháp phù hợp để cải thiện tình hình hoạt động. Đơn vị chịu trách nhiệm Vitas, Dự án VIE/61/94 hoặc một chuyên gia bên ngoài. Nguồn lực cần thiết Tài chính và nhận lực thực hiện nghiên cứu. Thời gian thực hiện Năm 1 Năm 2 Năm 3 Q 1 Q2 Q3 Q4 Q1 Q2 Q3 Q4 Q1 Q2 Q3 Q4 Mốc thời gian: Kết thúc việc viết đề xuất nghiên cứu √ Mốc thời gian: Bắt đầu thực hiện đề xuất √ Sáng kiến B Bắt đầu thực hiện dự án cải thiện tình hình hoạt động của SMEs may mặc Đơn vị chịu trách nhiệm Vitas, chính phủ hoặc các nhà tài trợ quốc tế Nguồn lực cần thiết Tài trợ từ Chính phủ hoặc các nhà tài trợ quốc tế. Thời gian thực hiện Năm 1 Năm 2 Năm 3 Q 1 Q2 Q3 Q4 Q1 Q2 Q3 Q4 Q1 Q2 Q3 Q4 Mốc thời gian: Bắt đầu dự án √ Mốc thời gian: Kết thúc dự án √ Cân nhắc chiến lược # 6 Xây dựng các trung tâm tìm kiếm nguồn nguyên liệu Mục tiêu 1 Giảm chi phí sản xuất, rút ngắn thời gian trả lời đơn đặt hàng và thời gian của quá trình sản xuất, thúc đẩy dịch chuyển đổi từ phương thức CMT sang FOB. Sáng kiến A Vitas hoặc Vinatex đại diện cho doanh nghiệp may mặc Việt Nam chuyển đề nghị tới 2 UBND các thành phố. Đơn vị chịu trách nhiệm Vitas hoặc Vinatex Nguồn lực cần thiết Người viết đề nghị và thu thập chữ ký của các doanh nghiệp may mặc. Thời gian thực hiện Năm 1 Năm 2 Năm 3 Q 1 Q2 Q3 Q4 Q1 Q2 Q3 Q4 Q1 Q2 Q3 Q4 Mốc thời gian: Hoàn thành việc soạn thảo và gửi đề nghị tới các UBND √ Mốc thời gian: Bắt đầu xây dựng các trung tâm √ Cân nhắc chiến lược # 7 Xây dựng trung tâm thông tin Mục tiêu 1 Thu thập và phân tích thông tin về tình hình xuất khẩu và các thị trường nhập khẩu dành cho các doanh nghiệp và cán bộ làm chính sách Sáng kiến A Tiến hành nghiên cứu khả thi về trung tâm Đơn vị chịu trách nhiệm Vitas hoặc Dự án VIE/61/94 Nguồn lực cần thiết Nguồn tài chính để thuê chuyên gia bên ngoài. Thời gian thực hiện Năm 1 Năm 2 Năm 3 Q 1 Q2 Q3 Q4 Q1 Q2 Q3 Q4 Q1 Q2 Q3 Q4 Mốc thời gian: Bắt đầu nghiên cứu khả thi √ Mốc thời gian: Kết thúc nghiên cứu √ Sáng kiến B Bắt đầu xây dựng trung tâm Đơn vị chịu trách nhiệm Vitas với sự hỗ trợ của Vietrade Nguồn lực cần thiết Tài trợ từ doanh nghiệp và/hoặc Vietrade Thời gian thực hiện Năm 1 Năm 2 Năm 3 Q 1 Q2 Q3 Q4 Q1 Q2 Q3 Q4 Q1 Q2 Q3 Q4 Mốc thời gian: Bắt đầu hoạt động √ Mốc thời gian: Bắt đầu cung cấp dịch vụ √ Cân nhắc chiến lược # 8 Thúc đẩy Thương mại điện tử Mục tiêu 1 Đảm bảo tính hiệu quả của cổng thương mại đang được Vitas thực hiện Sáng kiến A Bước A Đơn vị chịu trách nhiệm Đơn vị chịu trách nhiệm Nguồn lực cần thiết Nguồn lực cần thiết Thời gian thực hiện Năm 1 Năm 2 Năm 3 Q2 Q3 Q4 Q1 Q2 Q3 Q4 Q1 Q2 Q3 Q4 Mốc thời gian: Mốc thời gian: √ Mốc thời gian: Mốc thời gian: √ Mục tiêu 2 Tổ chức hội thảo về việc ứng dụng mạng internet và thương mại điện tử nhằm cải thiện tình hình kinh doanh của doanh nghiệp dệt may Việt Nam. Đơn vị chịu trách nhiệm Vitas với sự hỗ trợ của Vietrade và Dự án Nguồn lực cần thiết Tài trợ từ doanh nghiệp và/hoặc Vietrade Thời gian thực hiện Năm 1 Năm 2 Năm 3 Q 1 Q2 Q3 Q4 Q1 Q2 Q3 Q4 Q1 Q2 Q3 Q4 Mốc thời gian: Bắt đầu chuẩn bị cho hội thảo √ Mốc thời gian: Bắt đầu hội thảo √ Cân nhắc chiến lược # 9 Củng cố năng lực của Vitas Mục tiêu 1 Tạo điều kiện để Vitas đáp ứng được yêu cầu của các doanh nghiệp dệt may. Sáng kiến A Đánh giá nhu cầu của hội viên Vitas để nắm được họ cần Vitas cung cấp những dịch vụ nào nhất. Vitas sẽ căn cứ vào đó để phát triển các dịch vụ của mình. Đơn vị chịu trách nhiệm Vitas, Vietrade hoặc Dự án VIE/61/94 Nguồn lực cần thiết Vitas và chi phí về chuyên gia bên ngoài Thời gian thực hiện Năm 1 Năm 2 Năm 3 Q 1 Q2 Q3 Q4 Q1 Q2 Q3 Q4 Q1 Q2 Q3 Q4 Mốc thời gian: Bắt đầu tiến hành đánh giá nhu cầu √ Mốc thời gian: Kết thúc việc đánh giá √ Sáng kiến B Vitas cung cấp các dịch vụ được yêu cầu Đơn vị chịu trách nhiệm Vitas với sự giúp đỡ của Vietrade hoặc Dự án VIE/61/94 Nguồn lực cần thiết Tài trợ từ doanh nghiệp và/hoặc Vietrade Thời gian thực hiện Năm 1 Năm 2 Năm 3 Q 1 Q2 Q3 Q4 Q1 Q2 Q3 Q4 Q1 Q2 Q3 Q4 Mốc thời gian: Bắt đầu cung cấp các dịch vụ về đào tạo được yêu cầu √ Mốc thời gian: Bắt đầu cung cấp các dịch vụ tư vấn √ Cân nhắc chiến lược # 10 Nâng cao hiệu quả của doanh nghiệp dệt nhà nước và xúc tiến đầu tư vào thượng nguồn Mục tiêu 1 Đẩy nhanh quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp dệt nhà nước Sáng kiến A Vinatex kiến nghị với Thủ tướng về việc đẩy nhanh quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp dệt nhà nước và thúc đẩy việc sáp nhập và mua lại. Đơn vị chịu trách nhiệm Vinatex Nguồn lực cần thiết Thời gian thực hiện Năm 1 Năm 2 Năm 3 Q 1 Q2 Q3 Q4 Q1 Q2 Q3 Q4 Q1 Q2 Q3 Q4 Mốc thời gian: Gửi kiến nghị √ Mốc thời gian: Kiến nghị được thông qua √ Sáng kiến B Tổ chức hội thảo kêu gọi đầu tư vào thượng nguồn Đơn vị chịu trách nhiệm Vietrade và Vitas Nguồn lực cần thiết Thời gian và tài chính cho các hội thảo Thời gian thực hiện Năm 1 Năm 2 Năm 3 Q 1 Q2 Q3 Q4 Q1 Q2 Q3 Q4 Q1 Q2 Q3 Q4 Mốc thời gian: Bắt đầu chuẩn bị √ √ Mốc thời gian: Tổ chức các hội thảo √ √ Cân nhắc chiến lược # 11 Cải tiến thủ tục hải quan Mục tiêu 1 Rút ngắn thời gian của qúa trình sản xuất Sáng kiến A Đề nghị Tổng cục Hải quan cho phép một số doanh nghiệp may mặc được áp dụng thông quan điện tử. Đơn vị chịu trách nhiệm Vitas hoặc Vinatex Nguồn lực cần thiết Thời gian thực hiện Năm 1 Năm 2 Năm 3 Q 1 Q2 Q3 Q4 Q1 Q2 Q3 Q4 Q1 Q2 Q3 Q4 Mốc thời gian: Gửi đề nghị √ Mốc thời gian: Đề nghị được chấp thuận √ Cân nhắc chiến lược # 12 Cải tiến chính sách thuế Mục tiêu 1 Giảm chi phí sản xuất và tăng hàm lượng nội địa hóa. Sáng kiến A Vitas nên kiến nghị với Chính phủ thay đổi và áp dụng cùng một mức thuế VAT cho những nguyên liệu sản xuất tại Việt Nam dùng cho sản xuất hàng may mặc để xuất khẩu ngang bằng với mức thuế VAT áp cho nguyên liệu xuất khẩu. Đơn vị chịu trách nhiệm Vitas Nguồn lực cần thiết Thời gian thực hiện Năm 1 Năm 2 Năm 3 Q 1 Q2 Q3 Q4 Q1 Q2 Q3 Q4 Q1 Q2 Q3 Q4 Mốc thời gian: Gửi kiến nghị √ Mốc thời gian: Kiến nghị được chấp thuận √ Cân nhắc chiến lược # 13 Cải thiện quy phạm lao động Mục tiêu 1 Nâng cao hình ảnh ngành may mặc Việt Nam. Đảm bảo an toàn lao động cho công nhân. Nâng cao năng suất. Sáng kiến A Tiến hành đánh giá các quy phạm lao động hiện hành trong các doanhg nghiệp may mặc nhằm nắm được các vấn đền cần cải tiến và những biện pháp thích hợp. Đơn vị chịu trách nhiệm Vitas, Vietrade hoặc Dự án VIE/61/94 Nguồn lực cần thiết Vitas và chi phí chuyên gia bên ngoài Thời gian thực hiện Năm 1 Năm 2 Năm 3 Q 1 Q2 Q3 Q4 Q1 Q2 Q3 Q4 Q1 Q2 Q3 Q4 Mốc thời gian: Bắt đầu đánh giá √ Mốc thời gian: Kết thúc việc đánh giá √ Sáng kiến B Thực hiện các dự án nâng cao điều kiện lao động cho công nhân trong các doanh nghiệp may mặc. Đơn vị chịu trách nhiệm Vitas với sự hỗ trợ của, Dự án VIE/61/94 hoặc một nhà tài trợ quốc tế. Nguồn lực cần thiết Tài chính Thời gian thực hiện Năm 1 Năm 2 Năm 3 Q 1 Q2 Q3 Q4 Q1 Q2 Q3 Q4 Q1 Q2 Q3 Q4 Mốc thời gian: Bắt đầu dự án √ Mốc thời gian: Kết thúc dự án √ Giám sát thực hiện 0 = Không tiến triển 1 = Dưới mức kế hoạch/Mục tiêu 2 = Đạt kế hoạch/Mục tiêu 3 = Vượt kế hoạch/Mục tiêu Cân nhắc mang tinhs chiến lược #1: Phát triển kĩ năng tìm kiếm nguồn nguyên liệu (Mức độ quan trọng = 14%; Số đo lường = 6) Mục tiêu Điểm Đánh giá điểm (đóng góp thông qua các sáng kiếm nhằm đạt được mục tiêu/mục đich) Mục tiêu 1: Tổ chức các khóa học do chuyên gia nước ngoài giảng dạy 1. Số lượng khóa tập huấn và số học viên tham gia lớp học do chuyên gia nước ngoài giảng dạy 2. Tỉ lệ học viên cho rằng các khóa tập huấn đáp ứng được nguyện vọng của họ 3. Kĩ năng tìm kiếm nguồn nguyên liệu của học viên được nâng cao 1 năm sau khi diễn ra các khóa đào tạo - - - Mục tiêu 2: Tổ chức các khóa học do học viên đã tham gia các khóa học nói trên giảng dạy 1. Số lượng khóa tập huấn và số học viên tham gia lớp học do chuyên gia nước ngoài giảng dạy 2. Tỉ lệ học viên cho rằng các khóa tập huấn đáp ứng được nguyện vọng của họ 3. Kĩ năng tìm kiếm nguồn nguyên liệu của học viên được nâng cao 1 năm sau khi diễn ra các khóa đào tạo - - - Điểm tối đa có thể đạt = 6x3 = 18 Điểm thực tế đạt = xx Triển vọng số Điểm đạt được: (xx/18) = % Điểm đánh giá =% của 14= Cân nhắc chiến lược #2: Củng cố năng lực thiết kế (Mức độ quan trọng = 12%; Số đo lường = 10) Mục tiêu Điểm Đánh giá điểm (đóng góp của các sáng kiến nhằm đạt được mục tiêu/mục đich) Mục tiêu 1: Soạn thảo và phổ biến những bài học kinh nghiệm tốt nhất về vấn đề thiết kế 1. Tỉ lệ doanh nghiệp nhận tài liệu bài học kinh nghiệm cho rằng những bài học này khu‎yến khích họ đầu tư vào năng lực thiết kế 2. Đầu tư của các doanh nghiệp này tăng lên, sau khi được tham khảo bài học kinh nghiệm - - - Mục tiêu 2: Trao giải cho doanh nghiệp có thiết kế tốt nhất trong các giải thưởng hàng năm 1. Trao giải năm 2006 2. Nhận thức của những người tham gia về giải thưởng mới này Mục tiêu 3: Tổ chức tuần lễ thời trang tại EU và Mỹ 1. Số tuần lễ thời trang được tổ chức mỗi năm từ 2006 tới 2010 2. Nhận thức của những người tham gia về tuần lễ thời trang 3. Số và giá trị các hợp đồng được kys sau các tuần lễ thời trang - - - Mục tiêu 4: Tổ chức các khóa đào tạo về thiết kế 1. Số khóa học do chuyên gia nước ngoài giảng dạy và số học viên tham gia 2. Tỉ lệ học viên cho rằng các khóa đào tạo đáp ứng được nguyện vọng của họ 3. Chất lượng thiết kế được nâng cao và tỉ lệ hàng xuất khẩu FOB Loại III của doanh nghiệp may mặc tăng 1, 2 năm sau khi diễn ra các khóa đào tạo - - - Điểm tối đa có thể đạt = 10x3 = 30 Điểm thực tế đạt = xx Triển vọng số điểm đạt được (xx/30) = % Điểm đánh giá =% của 12= Cân nhắc chiến lược #3: Nâng cao hiệu quả của việc tham gia hội thương mại, thúc đẩy liên hệ trực tiếp với khách hàng và các mối quan hệ công chúng (Mức độ quan trọng = 8%; Số đo lường = 3) Mục tiêu Điểm Đánh giá điểm (đóng góp của các sáng kiến nhằm đạt được mục tiêu/mục đich) Mục tiêu 1: Soạn thảo và phổ biến báo cáo kinh nghiệm tham gia các hội chợ thương mại khác nhau 1. Tỉ lệ doanh nghiệp nhận được báo cáo cho rằng báo cáo giúp họ tham gia hội chợ thương mại một cách hiệu quả hơn 2. Số hợp đồng doanh nghiệp ký được do tham gia các hội chợ thương mại tăng lên so với năm trước. - - - Mục tiêu 2: Mời phóng viên chuyên ngành tới Việt Nam để viết bài về ngành may mặc Việt Nam 1. Số lượng bài có nội dung tích cực xuất hiện trên tạp chí quốc tế chuyên ngành Điểm tối đa có thể đạt = 3x3 = 9 Điểm thực tế đạt = xx Triển vọng số điểm đạt được (xx/9) = % Điểm đạt được =% của 8= Cân nhắc chiến lược #4: Nâng cao năng suất (Mức độ quan trọng = 7%; Số đo lường = 12) Mục tiêu Điểm Đánh giá điểm (đóng góp của các sáng kiến nhằm đạt được mục tiêu/mục đich) Mục tiêu 1: Nâng cấp các Viện Nghiên cứu dệt may tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh nhằm cung cấp các dịch vụ đào tạo và tư vấn 1. Thời gian để các viện nghiên cứu bắt đầu cung cấp dịch vụ đào tạo 2. Thời gian để các viện nghiên cứu bắt đầu cung cấp dịch vụ đào tư vấn 3. Số lượng học viên tham dự các khóa đào tạo hàng năm và đánh giá về chất lượng 4. Số khách hàng sử dụng dịch vụ tư vấn và đánh giá về chất lượng - - - Mục tiêu 2: Phổ biến bài học kinh nghiệm của 1 doanh nghiệp may mặc đã nâng cao năng suất 1. Tỉ lệ doanh nghiệp tham khảo các bài học kinh nghiệm cho rằng tài liệu này khuyến khích họ và hướng dẫn cách đầu tư nhằm nâng cao năng suất 2. Năng suất của các doanh nghiệp tham khảo tài liệu được nâng cao Mục tiêu 3: Tổ chức tuần lễ thời trang tại EU và Mỹ 1. Số tuần lễ thời trang được tổ chức mỗi năm từ 2006 tới 2010 2. Nhận thức của những người tham gia về tuần lễ thời trang 3. Số và giá trị các hợp đồng được kys sau các tuần lễ thời trang - - - Mục tiêu 4: Tổ chức các khóa đào tạo về thiết kế 1. Số khóa học do chuyên gia nước ngoài giảng dạy và số học viên tham gia 2. Tỉ lệ học viên cho rằng các khóa đào tạo đáp ứng được nguyện vọng của họ 3. Chất lượng thiết kế được nâng cao và tỉ lệ hàng xuất khẩu FOB Loại III của doanh nghiệp may mặc tăng 1, 2 năm sau khi diễn ra các khóa đào tạo - - - Điểm tối đa có thể đạt = 12x3 = 36 Điểm thực tế đạt = xx Triển vọng số điểm đạt được (xx/36) = % Điểm đánh giá =% của 7= Cân nhắc chiến lược #5: Thúc đẩy phát triển SMEs (Mức độ quan trọng = 2%; Số đo lường = 3) Mục tiêu Điểm Đánh giá điểm (đóng góp của các sáng kiến nhằm đạt được mục tiêu/mục đich) Mục tiêu 1: Đề xuất nghiên cứu sơ bộ về thực trạng SMEs may mặc và các biện pháp can thiệp thích hợp 1. Tính kịp thời của nghiên cứu theo kế hoạch hành động 2. Chất lượng của nghiên cứu - - - Mục tiêu 2: Thực hiện các dự án phát triển SMEs theo kết quả của nghiên cứu 1. Phạm vi các dự án 2. Kết quả của các dự án Điểm tối đa có thể đạt = 4x3 = 12 Điểm thực tế đạt = xx Triển vọng điểm đạt được (xx/9) = % Điểm đánh giá =% của 2= Cân nhắc chiến lược #6: Xây dựng các trung tâm tìm kiếm nguồn nguyên liệu (Mức độ quan trọng = 1%; Số đo lường = 2) Mục tiêu Điểm Đánh giá điểm (đóng góp của các sáng kiến nhằm đạt được mục tiêu/mục đich) Mục tiêu 1: Vitas đề nghị UBND thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh tại điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng 1. Đẩy nhanh công tác xây dựng tại Hà Nội sau đề nghị 2. Đẩy nhanh công tác xây dựng Tp. HCM sau đề nghị - - - Điểm tối đa có thể đạt = 2x3 = 6 Điểm thực tế đạt = xx Triển vọng điểm đạt được (xx/6) = % Điểm đạt được =% của 1= Cân nhắc chiến lược #7: Xây dựng trung tâm thông tin (Mức độ quan trọng = 16; Số đo lường = 5) Mục tiêu Điểm Đánh giá điểm (đóng góp của các sáng kiến nhằm đạt được mục tiêu/mục đich) Mục tiêu 1: Thực hiện nghiên cứu khả thi 1. Tính kịp thời của nghiên cứu theo kế hoạch hành động 2. Chất lượng của nghiên cứu - - - Mục tiêu 2: Xây dựng trung tâm 1. Các nguồn lực được huy động cho trung tâm 2. Ngày khởi công và ngày hoạt động theo kế hoạch hành động 3. Chất lượng hoạt động của trung tâm sau 1 năm theo đánh giá của người sử dụng Điểm tối đa có thể đạt = 5x3 = 15 Điểm thực tế đạt = xx Triển vọng số điểm đạt được (xx/15) = % Điểm đánh giá =% của 16= Cân nhắc chiến lược #8: Thúc đẩy thương mại điện tử (Mức độ quan trọng = 5%; Số đo lường = 8) Mục tiêu Điểm Đánh giá điểm (đóng góp của các sáng kiến nhằm đạt được mục tiêu/mục đich) Mục tiêu 1: Đánh giá nhu cầu từ phía khách hàng quốc tế về cổng thương mại Vitas đang xây dựng 1. Tính kịp thời của đánh gia nhu cầu theo kế hoạch hành động 2. Chất lượng của nghiên cứu - - - Mục tiêu 2: Xây dựng trung tâm 1. Những nguồn lực được huy động cho trung tâm 2. Ngày khởi công và ngày hoạt động theo kế hoạch hành động 3. Chất lượng hoạt động của trung tâm sau 1 năm theo đánh giá của người sử dụng Mục tiêu 3: Tổ chức hội thảo và tập huấn về chủ đề áp dụng 1. Số lượng hội thảo và khóa tập huấn 2. Mức độ hữu ích của các cuộc hội thảo và khóa tập huấn theo đánh giá của người tham dự 3. Số doanh nghiệp áp dụng CNTT nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh tăng lên Điểm tối đa có thể đạt = 8x3 = 24 Điểm thực tế đạt = xx Triển vọng số điểm đạt được (xx/24) = % Điểm đánh giá =% của 5= Cân nhắc chiến lược #9: Củng cố năng lực của Vitas (Mức độ quan trọng = 3%; Số đo lường = 5) Mục tiêu Điểm Đánh giá điểm (đóng góp của các sáng kiến nhằm đạt được mục tiêu/mục đich) Mục tiêu 1: Đánh giá nhu cầu từ phía hội viên của Vitas đối với các dịch vụ họ muốn Vitas cung cấp 1. Tính kịp thời của đánh giá theo kế hoạch hành động 2. Chất lượng của đánh giá - - - Mục tiêu 2: Xây dựng năng lực để Vitas có thể cung cấp các dịch vụ này 1. Số lượng và chất lượng các khóa đào tạo cũng như chương trình trao đổi mỗi năm dành cho nhân viên của Vitasvới hiệp hội của quốc gia 2. Ngày Vitas có khả năng bắt đầu cung cấp các dịch vụ đó 3. Số lượng và chất lượng các dịch vụ qua đánh giá từ các hội viên của Vitas Điểm tối đa có thể đạt = 5x3 = 15 Điểm thực tế đạt = xx Triển vọng số điểm đạt được (xx/15) = % Điểm đánh giá =% của 3= Cân nhắc chiến lược #10: Đầu tư vào upstreaming (Mức độ quan trọng = 8%; Số đo lường = 5) Mục tiêu Điểm Đánh giá điểm (đóng góp của các sáng kiến nhằm đạt được mục tiêu/mục đich) Mục tiêu 1: Đẩy nhanh quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp dệt nhà nước nằm trong Vinatex 1. Số doanh nghiệp dệt nhà nước được cổ phần hóa 2. Các doanh nghiệp dệt nhà nước được cổ phần hóa hoạt động tốt hơn - - - Mục tiêu 2: Tổ chức hội thảo về chủ đề đầu tư vào upstreaming 1. Tính kịp thời của các cuộc hội thảo theo kế hoạch hành động 2. Số lượng nhà đầu tư nước ngoài tiềm năng tham gia hội thảo 3. Số dự án đầu tư vào upstreaming sau các cuộc hội thảo Điểm tối đa có thể đạt = 5x3 = 15 Điểm thực tế đạt = xx Triển vọng số điểm đạt được (xx/15) = % Điểm đánh giá =% của 8= Cân nhắc chiến lược #11: Cải tiến thủ tục hải quan (Mức độ quan trọng = 17%; Số đo lường = 4) Mục tiêu Điểm Đánh giá điểm (đóng góp của các sáng kiến nhằm đạt được mục tiêu/mục đich) Mục tiêu 1: Giảm thời gian làm thủ tục thông quan 1. Giảm thời gian làm thủ tục thông quan đối với nguyên liệu nhập khẩu 2. Giảm thời gian làm thủ tục thông quan đối với hàng may mặc xuất khẩu 3. Giảm được thời gian của quá trình sản xuất nhờ thủ tục hải quan nhanh gọn 4. Áp dụng CNTT để làm thủ tục thông quan đối với doanh nghiệp may mặc - - - Điểm tối đa có thể đạt = 4x3 = 12 Điểm thực tế đạt = xx Triển vọng số điểm đạt được (xx/12) = % Điểm đánh giá =% của 17= Cân nhắc chiến lược #12: Cải tiến chính sách thuế (Mức độ quan trọng = 1%; Số đo lường = 3) Mục tiêu Điểm Đánh giá điểm (đóng góp của các sáng kiến nhằm đạt được mục tiêu/mục đich) Mục tiêu 1: Kiến nghị với Chính phủ thay đổi và áp dụng cùng một mức thuế VAT cho những nguyên liệu sản xuất tại Việt Nam dùng cho sản xuất hàng may mặc để xuất khẩu bằng với mức thuế VAT đánh vào nguyên liệu xuất khẩu. 1. Khả năng kịp thời của Chính phủ trong việc thay đổi chính sách thuế theo kế hoạch hành động 2. Nhà sản xuất nguyên liệu trong nước sẵn sàng cung cấp cho các công ty may mặc trong nước 3. Nguyên liệu trong nước được sử dụng nhiều hơn nhờ thay đổi trong chính sách thuế - - - Điểm tối đa có thể đạt = 3x3 = 9 Điểm thực tế đạt = xx Triển vọng số điểm đạt được (xx/9) = % Điểm đạt được =% của 1= Cân nhắc chiến lược #13: Cải tiến các quy phạm lao động (Mức độ quan trọng = 4%; Số đo lường = 5) Mục tiêu Điểm Đánh giá điểm (đóng góp của các sáng kiến nhằm đạt được mục tiêu/mục đich) Mục tiêu 1: Tiến hành đánh giá các quy phạm lao động trong các doanh nghiệp may mặc Việt Nam nhằm tìm ra những biện pháp phù hợp 1. Tính kịp thời của đánh giá theo kế hoạch hành động 2. Chất lượng của đánh giá cũng như của các biện pháp - - - Mục tiêu 2: Thực hiện các dự án nâng cao quy phạm lao động 1. Số lượng các nguồn lực được huy động và mức độ quan tâm của các bên liên quan 2. Ngày bắt đầu các dự án 3. Hiệu quả của các dự án theo đánh giá của bên thụ hưởng Điểm tối đa có thể đạt = 5x3 = 15 Điểm thực tế đạt = xx Triển vọng số điểm đạt được (xx/15) = % Điểm đánh giá =% của 4=

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docChiến lược Xuất khẩu ngành Dệt May giai đoạn 2006 – 2010.doc
Luận văn liên quan