Đề tài Đánh giá kiến thức, thái độ và tỉ lệ tuân thủ rửa tay của nhân viên y tế tại khoa ngoại và khoa nội bệnh viện đa khoa Đống Đa – Hà Nội trước và sau can thiệp nhằm tăng cường vệ sinh bàn tay năm 2010 – 2011

Để có thể đưa ra được những số liệu chính xác trong tuân thủ rửa tay thường quy của ĐTNC, yêu cầu người giám sát đọc kỹ những hướng dẫn dưới đây: 1. Người quan sát có thể đứng tại buồng bệnh hoặc tại địa điểm thích hợp (không làm ảnh hưởng đến ĐTNC, hạn chế tối đa sự chú ý và phát hiện của ĐTNC) 2. Việc xác định cơ hội rửa tay phải chính xác (Ví dụ: Trong quá trình làm thủ thuật, nếu tay Điều dưỡng chạm vào quần áo người bệnh thì Điều dưỡng cần phải sát khuẩn tay nhanh hoặc rửa tay bằng nước và xà phòng do đó trong thường hợp này được đánh và dòng thứ 9; Nếu chăm sóc vùng hậu môn – sinh dục xong lại phải tiến hành cho người bệnh ăn thì Điều dưỡng phải rửa tay, trường hợp này chúng ta đánh dầu vào dòng thứ 6). 3. Đánh dấu Đ khi có tuân thủ rửa tay và thực hiện đúng, hoặc dấu S khi có tuân thủ rửa tay nhưng tuân thủ sai và đánh dấu O khi không tuân thủ vào cột tương ứng

pdf58 trang | Chia sẻ: phamthachthat | Lượt xem: 11866 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đánh giá kiến thức, thái độ và tỉ lệ tuân thủ rửa tay của nhân viên y tế tại khoa ngoại và khoa nội bệnh viện đa khoa Đống Đa – Hà Nội trước và sau can thiệp nhằm tăng cường vệ sinh bàn tay năm 2010 – 2011, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ong khoa với sự tham gia của 100% NVYT công tác tại khoa.  Tập huấn về kiến thức, kỹ thuật và tầm quan trọng của việc VSBT cho 100% NVYT công tác tại khoa.  Cung cấp các phương tiện phục vụ VSBT như: khăn lau tay, dung dịch xà phòng diệt khuẩn, bánh xà phòng diệt khuẩn, chai dung dịch sát khuẩn tay nhanh chứa cồn (dung tích 55ml/chai) cho NVYT trong khoa. 11  Phát tờ rơi về quy trình rửa tay cho các NVYT, in và dán poster khổ lớn khuyến khích NVYT rửa tay tại các vị trí dễ nhìn. Giai đoạn 3: Đánh giá kiến thức thái độ và tỉ lệ tuân thủ rửa tay của NVYT tại BV sau can thiệp (tháng 3 năm 2011). Đánh giá tỉ lệ tuân thủ rửa tay của NVYT được thực hiện bằng phương pháp quan sát điền vào bảng kiểm (quan sát không tham gia). Các quan sát viên sử dụng bộ công cụ và cách đánh giá sự tuân thủ rửa tay (được xây dựng dựa trên bộ công cụ và cách tiến hành đánh giá tuân thủ rửa tay đã được chuẩn hóa của Tổ chức Y tế thế giới thực hiện trên khắp các bệnh viện toàn thế giới) chọn vị trí quan sát không gây sự chú ý đối với NVYT và quan sát các đối tượng thực hiện những thao tác chăm sóc, điều trị bệnh nhân tại buồng bệnh hoặc giường bệnh trong khoa. Thời gian của mỗi lần giám sát là 20±10 phút (tùy thuộc vào thao tác chăm sóc NVYT thực hiện trên người bệnh), nếu hết thời gian quan sát NVYT chưa kết thúc thao tác chăm sóc bệnh nhân, thì quan sát viên tiếp tục quan sát cho tới khi NVYT hoàn thành thao tác chăm sóc đó, NVYT chỉ được ghi nhận có VSBT khi thực hiện quy trình này tại các vị trí VSBT trong buồng bệnh [27]. Thời gian tiến hành giám sát vào hai thời điểm 8h đến 9h sáng và 14h đến 15h chiều là thời điểm NVYT tiến hành các kỹ thuật chăm sóc điều trị bệnh nhân nhiều nhất và việc tuân thủ rửa tay cần phải thực hiện trong thời gian này. 5. Các khái niệm Rửa tay đúng: Rửa tay với nước và xà phòng hoặc với dung dịch sát khuẩn tay nhanh theo đúng quy trình VSBT gồm 6 bước của Bộ Y tế trong Công văn số: 7517/BYT- ĐTr ngày 12 tháng 10 năm 2007 về việc Hướng dẫn thực hiện Quy trình rửa tay thường quy và sát khuẩn tay nhanh bằng dung dịch chứa cồn. Rửa tay: Rửa tay dưới bất kỳ hình thức nào đúng hoặc không đúng theo quy trình VSBT gồm 6 bước của Bộ Y tế trong Công văn số: 7517/BYT- ĐTr ngày 12 tháng 10 năm 2007 về việc Hướng dẫn thực hiện Quy trình rửa tay thường quy và sát khuẩn tay nhanh bằng dung dịch chứa cồn. Thời gian thực hiện vệ sinh tay với nước và xà phòng là khoảng 45 - 60 giây, với dung dịch sát khuẩn tay chứa cồn là từ 20 đến 30 giây. Thang Long University Library 12 Các cơ hội rửa tay trong phạm vi nghiên cứu gồm: Trước khi chuẩn bị dụng cụ; Trước khi chuẩn bị thuốc; Trước khi khám hoặc chăm sóc người bệnh; Trước khi làm thủ thuật xâm lấn; Trước khi đi găng; Khi di chuyển từ vùng bẩn sang vùng sạch trên cùng người bệnh; Sau khi làm thủ thuật xâm lấn; Sau khi tháo găng; Sau khi tiếp xúc với đồ vật, dụng cụ, máu, dịch và các chất bài tiết; Sau khi khám hoặc chăm sóc bệnh nhân. 6. Phương pháp phân tích số liệu  Các số liệu được kiểm tra, làm sạch các lỗi, mã hoá và nhập thông tin vào máy tính, xử lý bằng phần mềm SPSS 16.0, sử dụng phương pháp thống kê thông thường để phân tích. 7. Khía cạnh đạo đức của nghiên cứu  Nghiên cứu được thực hiện với sự đồng ý của Bệnh viện Đống Đa Hà Nội.  Các đối tượng nghiên cứu được thông báo rõ về mục đích nghiên cứu.  Các thông tin cá nhân về đối tượng được giữ bí mật bằng cách mã hoá.  Nghiên cứu không có tác động nào trực tiếp đến đối tượng nghiên cứu. 13 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu Bảng 1. Thông tin về tuổi, giới của đối tượng nghiên cứu Trước can thiệp (n = 70) Sau can thiệp (n = 58) Thông tin chung n % n % ≤ 29 tuổi 25 35.7 22 36,7 30 – 39 tuổi 21 30 19 31,3 40 - 49 15 31,4 10 19,5 Nhóm tuổi ≥50 9 12,9 7 12,5 Tuổi trung bình 35,9 ± 9,5 35,4 ± 9,3 Nam 20 28,6 14 24,1 Giới tính Nữ 50 71,4 44 75,9 Số lượng NVYT tham gia vào điều tra TCT là 70 người, SCT là 58 người. Phần lớn đối tượng nghiên cứu ≤ 29 tuổi (chiếm trên 35,7%). Về giới tính, đa phần đối tượng tham gia nghiên cứu là nữ (chiếm trên 70%). Bảng 2. Thông tin về nghề nghiệp, trình độ học vấn và thâm niên công tác của đối tượng nghiên cứu Trước can thiệp (n = 70) Sau can thiệp (n=58) Thông tin chung n % n % Nghề nghiệp Bác Sỹ 17 24,3 14 24,1 ĐD 53 75,7 44 75,9 Trình độ học vấn Sau đại học 10 14,3 8 13,8 Đại học 11 15,7 9 15,5 Cao đẳng 4 5,7 2 3,5 Trung học chuyên nghiệp 45 64,3 39 67,2 Thâm niên công tác tại viện Dưới 5 năm 25 35,7 22 37,9 5 – 10 năm 16 22,9 14 24,1 11 – 15 năm 7 10 5 8,6 Trên 15 năm 22 31,4 17 29,2 Thang Long University Library 14 Về nghề nghiệp: số đối tượng nghiên cứu là ĐD chiếm số lượng lớn (trên 75%). Đối tượng là Bác sỹ chiếm 24,3% trước can thiệp và sau can thiệp là 24,1%. Về trình độ học vấn: đa số đối tượng có trình độ trung học chuyên nghiệp (chiếm trên 64%), trình độ cao đẳng chiếm số lượng ít (chỉ chiếm trên 5%). Về thời gian công tác: số đối tượng có thâm niên công tác dưới 5 năm chiếm tỉ lệ lớn (trên 35%), số đối tượng có thâm niên công tác lâu trên 15 năm chỉ chiếm 29,2%. Bảng 3. Kiến thức về VSBT của đối tượng nghiên cứu trước can thiệp Số lượng Nội dung Tần số (n=70) % Được học về quy trình rửa tay thường quy trong thời gian học trường Y 51 72,9 Được cập nhật kiến thức về VSBT từ khi tốt nghiệp đến năm 2010 66 94,3 Trong năm 2010 được bệnh viện/khoa phòng phổ biến về quy định/hướng dẫn rửa tay thường quy của BYT 69 89,6 Trước can thiệp, phần lớn các đối tượng đã được cập nhật kiến thức liên quan đến VSBT (94,3%), và được hướng dẫn về các quy định của BYT liên quan đến tuân thủ rửa tay thường quy (89,6%). Tuy nhiên chỉ có 72,9% số đối tượng trả lời đã được học về quy trình rửa tay thường quy trong thời gian học tại trường Y. 2. Kiến thức của đối tượng nghiên cứu trước và sau khi can thiệp 2.1. Kiến thức về VSBT trước và sau khi can thiệp Phần kiến thức về VSBT gồm 19 câu hỏi tự điền, trả lời đúng 1 câu được 1 điểm, tổng điểm là 19 điểm. NVYT đạt được từ 11 điểm trở lên là đạt yêu cầu, đạt từ 0 – 10 điểm là không đạt yêu cầu. Bảng 4. Kiến thức của đối tượng nghiên cứu về VSBT trước và sau khi can thiệp Trước can thiệp (n = 70) Sau can thiệp (n = 58) Số lượng Mức độ n % n % Không đạt 28 40,5 10 17,5 Đạt 42 59,5 48 82,5 Tổng 70 100 58 100* Điểm trung bình 10,9 ± 2,4 12,7 ± 2,1** 15 *: p< 0,05 (TCT so với SCT) ; **: p< 0,05 (TCT so với SCT). Có 59,5% NVYT ở điều tra TCT đạt yêu cầu về kiến thức VSBT, tỷ lệ này sau can thiệp tăng lên 82,5%. Sự khác biệt này là có ý nghĩa thống kê (χ²=21,9, p<0.05, OR = 3,2, 95% CI= 1,9 – 5,3). Điểm trung bình KT của NVYT trước can thiệp là 10,9 ± 2,4, sau can thiệp điểm này tăng một cách có ý nghĩa lên 12,7 ± 2,1 (p<0,05), 2.2. Tỉ lệ NVYT trả lời đúng câu hỏi về trình tự các bước của quy trình rửa tay thường quy Các NVYT được yêu cầu sắp xếp lại 6 bước của quy trình rửa tay thường quy theo trình tự đúng, kết quả được thể hiện ở biểu đồ sau 18.4% 60.6% 81.6% 39.4% 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% Trước can thiệp Sau can thiệp Trả lời đúng Trả lời sai Biểu đồ 1. Tỉ lệ NVYT trả lời đúng câu hỏi về trình tự các bước của quy trình rửa tay thường quy  Tỉ lệ NVYT trả lời đúng câu hỏi về 6 bước của quy trình rửa tay thường quy chỉ là 18,4% TCT, SCT tăng lên 60,6%. (OR=6,8, p<0,05, χ² = 65,9, CI = 4,2 – 11,1) Thang Long University Library 16 2.3. Sự khác biệt về kiến thức VSBT theo một số yếu tố Bảng 5. Sự khác biệt về kiến thức VSBT theo nghề nghiệp Trước can thiệp (n=70) Sau can thiệp (n=58) Số lượng Mức độ BS (n1=17) ĐD (n2=53) BS (n1=14) ĐD (n2=44) Không đạt ( 0 – 10 điểm) 10 (58,8%) 19 (35,8%) 4(38,6%) 6 (13,6%) Đạt (≥ 11 điểm) 8 (41,2%) 34(64,2%) 10 (61,4%)a 38 (86,4%) Tổng 18 (100%) 53 (100%) 14 (100%) 44 (100%)* Điểm trung bình 10±2,8 11,3±2,1 12,2±2,6 12,9±1,9** * : p<0,05 (BS so với ĐD); **: p<0,05 (TCT so với SCT) Trước can thiệp có 41,2% bác sỹ có kiến thức đạt, tỉ lệ này ở ĐD là 58,8%, điểm trung bình về KT của các BS là 10±2,8 và của các ĐD là 11,3±2,1. Có sự khác biệt về kiến thức giữa BS và ĐD trước can thiệp (p<0,05) Sau can thiệp có 61,4% bác sỹ có kiến thức đạt, tỉ lệ này ở ĐD là 86,4%, sự khác biệt này có nghĩa thống kê (p<0,05). Có sự tăng lên có ý nghĩa thống kê về tỉ lệ BS và ĐD có KT đạt về VSBT trước và sau can thiệp (p<0,05). 54.20% 54.10% 64.30% 30.40% 31.20% 25% 20% 13.20% 45.80% 45.90% 35.70% 69.60% 68.80% 75% 80% 86.80% 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% Sau ĐH ĐH CĐ THCN Sau ĐH ĐH CĐ THCN Trước can thiệp Sau can thiệp Kiến thức không Đạt Kiến thức Đạt 17 Biểu đồ 2. Sự khác biệt về kiến thức VSBT theo trình độ học vấn Trước can thiệp, tỉ lệ NVYT có kiến thức đạt ở nhóm có trình độ cao đẳng là thấp nhất (35,7%), SCT nhóm có tỉ lệ kiến thức đạt thấp nhất lại là nhóm có trình độ sau ĐH (68,8%). Sau can thiệp, tỉ lệ NVYT có kiến thức đạt ở tất cả các nhóm đều tăng lên, Nhóm THCN có tỉ lệ KT đạt cao nhất trước và sau can thiệp (69.6% và 86,8%), 3. Thái độ của NVYT với tuân thủ VSBT 3.1. Thái độ chung của NVYT về VSBT Phần đánh giá thái độ của NVYT gồm 8 câu hỏi với 3 mức độ đánh giá là Đồng ý, không có ý kiến, không đồng ý. Cách chấm điểm được trình bày tại phụ lục 4. NVYT được coi là có thái độ tích cực nếu đạt điểm từ 6 đến 8 điểm, thái độ không tích cực nếu đạt từ 0 đến 5 điểm. Bảng 6. Thái độ chung của NVYT với tuân thủ VSBT trước và sau can thiệp Trước can thiệp (n=70) Sau can thiệp (n=58) Số lượng Thái độ n % n % Tích cực 66 94,2 56 96,5 Không tích cực 4 5,8 2 3,5 Tổng 70 100 58 100 Điểm trung bình 7,2±1,1 7,5±0,7 Phần lớn NVYT có thái độ tích cực với việc tuân thủ VSBT, tỉ lệ có thái độ tích cực trước can thiệp là 94,2% và sau can thiệp là 96,5%. Điểm thái độ trung bình TCT là 7,2±1,1, SCT điểm này tăng lên 7,5±0,7. Không có sự khác biệt về tỉ lệ NVYT có thái độ tích cực cũng như điểm thái độ của NVYT trước và sau can thiệp (p>0,05) Thang Long University Library 18 Bảng 7. Thái độ của NVYT về mối liên quan giữa VSBT và NKBV Trước can thiệp (n=70) Sau can thiệp (n=58) Tỉ lệ đồng ý Nội dung n % N % Nếu tỉ lệ tuân thủ rửa tay thường quy của NVYT tăng lên thì tỉ lệ NKBV sẽ giảm xuống 67 95,7 57 98,3 Rửa tay là lựa chọn tốt nhất để giảm sự lây truyền của các nhân tố gây nhiễm khuẩn có liên quan đến chăm sóc y tế 68 97,1 58 100 Rửa tay nhiều lần trong ngày sẽ làm tổn thương da tay 24 34,3 13 22,5* Sẽ không nói gì nếu gặp đồng nghiệp không tuân thủ rửa tay trước khi thực hiện các thăm khám thông thường như đo dấu hiện sinh tồn, khám nội khoa, kiểm tra vết mổ sạch 1 1,4 1 1,7 Sẽ không nói gì nếu gặp đồng nghiệp không tuân thủ rửa tay khi thực hiện các thủ thuật xâm nhập trên người bệnh như đặt kim luồn, đặt nội khí quản 1 1,4 2 3,4 TCT có 95,7% NVYT đồng ý tuân thủ rửa tay sẽ làm giảm NKBV, SCT tỉ lệ này tăng lên 98,3%; Tỉ lệ NVYT đồng ý rửa tay là lựa chọn tốt nhất để phòng ngừa NKBV tăng từ 97.1% TCT lên 100% SCT. Tỉ lệ NVYT đồng ý với việc rửa tay nhiều lần làm tổn thương da tay TCT là 34,7%, SCT tỉ lệ giảm một cách có ý nghĩa xuống 22,5%. Tỉ lệ NVYT có thái độ sai về việc tuân thủ VSBT trong công việc thấp, Khi thực hiện các thao tác thăm khám thông thường, ít có nguy cơ lây nhiễm, có 1.4% NVYT đồng ý với việc không góp ý nếu đồng nghiệp của mình không rửa tay, SCT tỉ lệ này là 1,7%. Với các thủ thuật xâm lấn, có nguy cơ lây nhiễm cao vì tiếp xúc với máu, dịch cơ thể người bệnh có 1,4% NVYT đồng ý với việc không góp ý nếu đồng nghiệp không rửa tay, SCT tỉ lệ này là 3,4%. 19 3.2. Thái độ của NVYT với các yếu tố làm tăng tỉ lệ tuân thủ rửa tay Bảng 8. Thái độ của NVYT với các yếu tố làm tăng tỉ lệ tuân thủ rửa tay Trước can thiệp (n=70) Sau can thiệp (n=58) Tỉ lệ đồng ý Vấn đề n % n % Tổ chức các buổi tập huấn/sinh hoạt khoa học cung cấp kiến thức về VSBT sẽ làm tôi cảm thấy phải tuân thủ rửa tay tốt hơn 66 94,3 55 94,8 Dán các poster khuyến khích NVYT rửa tay tại các vị trí dễ nhìn sẽ làm tăng tỉ lệ tuân thủ rửa tay 67 95,7 55 94,8 Nếu bệnh viện đầu tư thêm các phương tiện rửa tay (lắp thêm bồn rửa, cung cấp thêm các dung dịch sát khuẩn tay, có khăn sử dụng 1 lần tại các điểm rửa tay) thì tỉ lệ rửa tay của NVYT sẽ tăng lên 68 97,1 54 93,1 Trên 90% các NVYT đồng ý với ý kiến tổ chức các buổi tập huấn/sinh hoạt khoa học về chủ đề VSBT, dán các poster và đầu tư thêm các phương tiện rửa tay sẽ làm tăng tỉ lệ tuân thủ rửa tay. 3.3. Sự khác biệt về thái độ với tuân thủ VSBT theo nghề nghiệp, giới tính Bảng 9. Thái độ với tuân thủ VSBT theo nghề nghiệp Trước can thiệp (n=70) Sau can thiệp (n=58) Số lượng Thái độ BS ĐD BS ĐD Tích cực 16 (94,1%) 50 (94,3%) 13 (92,8%) 43 (97,7%) Không tích cực 1 (5,9%) 3 (5,7%) 1 (7,2%) 1 (2,3%) Tổng 17 (100%) 53 (100%) 14 (100%) 44 (100%) Điểm trung bình 6,9±1,3 7,3±0,9 7,3±1,05 7,5±0,6 Trước can thiệp có 94,1% NVYT là BS có thái độ tích cực, tỉ lệ này ở ĐD là 94,3%. Sau khi can thiệp, tỉ lệ thái độ tích cực ở BS là 92,8% và ĐD là 97,7%. Không có sự khác biệt về thái độ với tuân thủ VSBT theo nghề nghiệp trước và sau can thiệp (p>0,05). Thang Long University Library 20 Bảng 10. Thái độ với tuân thủ VSBT theo giới tính Trước can thiệp (n=70) Sau can thiệp (n=58) Số lượng Thái độ Nam Nữ Nam Nữ Tích cực 18 (90,%) 48 (96%) 13 (92,8%) 43 (97,7%) Không tích cực 2 (9,10%) 2 (4%) 1 (7,2%) 1 (2,3%) Tổng 20 (100%) 50 (100%) 14 (100%) 44 (100%) Điểm trung bình 6,9±1,5 7,3±0,9 7,6±1,03 7,5±0,7 Tỉ lệ nam và nữ có thái độ tích cực với tuân thủ VSBT trước và sau can thiệp khá cao (trên 90%). Nữ có thái độ tích cực với tuân thủ VSBT cao hơn so với nam, nhưng sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). 4. Thực hành của NVYT về VSBT 4.1. Tỉ lệ NVYT tuân thủ rửa tay thường quy trước và sau khi can thiệp Bảng 11. Tỉ lệ NVYT tuân thủ rửa tay thường quy trước và sau khi can thiệp Trước can thiệp (n=70) Sau can thiệp (n=58) Thời điểm Tỉ lệ n % n % Tỉ lệ tuân thủ rửa tay 37 53,2 35 60,3* Tỉ lệ rửa tay đúng 26 37,2 23 40 * : p < 0,05 (SCT so với TCT) Số liệu ở bảng trên cho thấy trước và sau can thiệp tỉ lệ tuân thủ rửa tay cao hơn tỉ lệ rửa tay đúng. TCT tỉ lệ tuân thủ rửa tay là 53,2%, SCT tăng một cách có ý nghĩa lên 60,3% (p<0,05). Tỉ lệ rửa tay đúng tăng lên sau can thiệp (40% so với 37,2%), nhưng sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). 21 4.2. Sự khác biệt về tỉ lệ tuân thủ rửa tay thường quy của NVYT theo nghề nghiệp, thời điểm quan sát Bảng 12. Tỉ lệ tuân thủ rửa tay thường quy của BS và ĐD Trước can thiệp Sau can thiệp Đối tượng Tỉ lệ BS (n=17) ĐD (n=53) BS (n=14) ĐD (n=44) Tỉ lệ tuân thủ rửa tay 41,2% (7) 56,6%** (30) 57,1%* (8) 61,2% (27) Tỉ lệ rửa tay đúng 30,6% (5) 39,6% (21) 42,8% (6) 38,6% (17) *: p<0,05 (SCT so với TCT) **: p<0,05 (BS so với ĐD) Trước can thiệp tỉ lệ tuân thủ rửa tay của BS là 41,2%, SCT tăng lên 56,6% (p<0,05). Đối với các ĐD, tỉ lệ tuân thủ rửa tay trước can thiệp là 57,8% sau can thiệp là 61,2% (p>0,05). Trước và sau can thiệp, tỉ lệ rửa tay của ĐD đều cao hơn tuân thủ rửa tay của BS, tuy nhiên chỉ có sự khác biệt về tỉ lệ tuân thủ rửa tay giữa BS và ĐD trước can thiệp (p<0,05). Trước can thiệp, tỉ lệ rửa tay đúng của các BS thấp hơn ĐD, tuy nhiên SCT tỉ lệ tuân thủ rửa tay đúng của các BS lại cao hơn ĐD (42,8% so với 38,6%). Không có sự khác biệt về tỉ lệ rửa tay đúng theo nghề nghiệp trước và sau can thiệp (p>0,05). Bảng 13. Tỉ lệ tuân thủ rửa tay thường quy của NVYT theo thời điểm quan sát Tỉ lệ tuân thủ rửa tay (%) Tỉ lệ rửa tay đúng (%) Tỉ lệ tuân thủ Thời điểm TCT SCT TCT SCT Sáng 52,6 59,1 38,3 40,7 Chiều 57,3 58,4 33,6 37,6 Trước và sau can thiệp, số cơ hội rửa tay vào buổi sáng luôn cao hơn so với buổi chiều, nhưng tỉ lệ tuân thủ rửa tay vào buổi sáng vẫn luôn cao hơn buổi chiều, tuy sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê. 4.3. Tỉ lệ tuân thủ rửa tay thường quy theo các cơ hội của nghiên cứu Có 10 cơ hội cần rửa tay của NVYT được đưa vào nghiên cứu, chúng tôi phân loại 10 cơ hội này thành 2 thời điểm: Thang Long University Library 22 - Thời điểm trước khi NVYT chạm vào người bệnh (bao gồm: trước khi chuẩn bị dụng cụ, thuốc, khám/chăm sóc người bệnh, làm thủ thuật xâm lấn, đi găng sạch) - Thời điểm sau khi NVYT chạm vào người bệnh (bao gồm: sau khi khám/chăm sóc người bệnh, tiếp xúc với đồ vật,dụng cụ, máu, dịch và chất bài tiết của người bệnh, làm thủ thuật, tháo găng sạch, khi di chuyển từ vùng bẩn sang vùng sạch trên cùng 1 người bệnh) Biểu đồ 3. Tỉ lệ tuân thủ rửa tay thường quy theo các thời điểm tiếp xúc với người bệnh Trước và sau can thiệp, thời điểm sau khi chạm vào người bệnh được các NVYT tuân thủ tốt hơn so với thời điểm trước khi chạm vào người bệnh 23 Biểu đồ 4. Tỉ lệ rửa tay đúng theo các cơ hội của NC trước và sau can thiệp Tỉ lệ rửa tay đúng vào thời điểm sau khi NVYT chạm vào người bệnh luôn cao hơn thời điểm trước khi chạm vào người bệnh. Không có sự khác biệt về tỉ lệ rửa tay đúng trước và sau khi chạm vào người bệnh. 4.4. Phương thức rửa tay Bảng 14. Phương thức rửa tay của NVYT Trước can thiệp (n=70) Sau can thiệp (n = 58) Thời điểm Phương thức rửa tay N % N % Nước và xà phòng/hóa chất rửa tay 16 22.8 9 15,5 Dung dịch sát khuẩn tay nhanh/cồn 53 75,7* 47 81* Nước 2 2,8 1 1,7 *: p < 0,05 Phương thức rửa tay được các NVYT sử dụng nhiều nhất là rửa tay bằng dung dịch sát khuẩn tay nhanh hoặc với cồn (TCT là 75,7%, SCT là 82%). Có sự khác biệt về tỉ lệ NVYT sử dụng dung dịch sát khuẩn tay nhanh hoặc cồn so với các phương thức rửa tay khác (p<0,05). Sau can thiệp, tỉ lệ các cơ hội rửa tay rửa với nước giảm từ 2,8% TCT xuống 1,7%, Tỉ lệ các cơ hội được rửa tay bằng nước và xà phòng giảm từ 22,8% TCT xuống còn 15,5% SCT Thang Long University Library 24 CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN 1. Kiến thức về vệ sinh bàn tay của NVYT trước và sau can thiệp Phần đánh giá kiến thức về vệ sinh bàn tay của NVYT gồm 19 câu hỏi tự điền, trả lời đúng 1 câu được 1 điểm. NVYT đạt từ 11 điểm trở lên là đạt yêu cầu, dưới 11 điểm là không đạt yêu cầu. Điểm trung bình về KT của NVYT là 10,9 ± 2,4 tăng một cách có ý nghĩa lên 12,7 ± 2,1 (p<0,05). Tỷ lệ NVYT có KT đạt là 59.5% tăng lên 82.5% sau can thiệp (p<0,05). Kết quả trên cho thấy, hoạt động can thiệp vào việc tăng cường kiến thức về vệ sinh bàn tay đã góp phần cải thiện KT của NVYT về vệ sinh tay sinh tay. Từ kết quả trên cho thấy công tác đào tạo, tập huấn thường xuyên có tác dụng nâng cao KT của NVYT về vệ sinh bàn tay, do đó cần duy trì công tác này làm cơ sở cho việc tuân thủ đúng quy trình kỹ thuật trong thực hành kiểm soát nhiễm khuẩn của toàn bệnh viện. Tuy có kiến thức tốt về vệ sinh bàn tay nhưng tỉ lệ NVYT trả lời đúng thứ tự 6 bước của quy trình rửa tay thường quy do Bộ y tế ban hành còn chưa cao. Kết quả nghiên cứu cho thấy, tỉ lệ NVYT trả lời đúng 6 bước của quy trình này chỉ đạt 18,4% trước can thiệp, sau can thiệp tuy tăng lên một cách rõ rệt (đạt 60,6%, p<0,05). Tuy vậy tỉ lệ này vẫn chưa phải là cao vì vẫn còn tới 40% số đối tượng nghiên cứu chưa biết đúng trình tự các bước rửa tay mặc dù chỉ có 5,4% trong số họ cho rằng quy trình rửa tay thường quy là phức tạp, quá nhiều bước khó nhớ. Hoạt động can thiệp đã tăng cường dán poster in hình 6 bước rửa tay tại tất cả các bồn rửa tay và tại các buồng bệnh, hành lang nhưng tỉ lệ NVYT trả lời đúng thứ tự 6 bước rửa tay vẫn còn thấp. Điều này cho thấy bệnh viện Đống Đa cần có thêm các biện pháp khác giúp NVYT của mình nhớ được quy trình rửa tay này. Rửa đúng quy trình có vai trò rất quan trọng trong việc loại bỏ các vi khuẩn trên da tay. Các bước của quy trình rửa tay nhằm bảo đảm cho các vùng da tay có khả năng mang tác nhân gây bệnh cao nhất được ưu tiên rửa sạch (ví dụ như các đầu ngón tay, ngón cái...) việc rửa không 25 đúng quy trình sẽ không phát huy được hiệu quả tối đa của việc vệ sinh bàn tay phòng NKBV. Kết quả tại bảng 5 cho thấy, có sự khác biệt về KT vệ sinh bàn tay theo nghề nghiệp trước và sau can thiệp. TCT, tỉ lệ có KT đạt của BS là 41,2% thấp hơn đáng kể so với ĐD (64,2%, p<0,05). SCT, tỉ lệ KT đạt của BS tăng lên 61,4% nhưng vẫn thấp hơn so với ĐD (86,4%, p<0,05). Kết quả nghiên cứu tương tự nghiên cứu của Khaled M và cộng sự thực hiện vào năm 2008 tại Cairo, Ai Cập [9]. Tỉ lệ có kiến thức đạt ở BS và ĐD trước và sau can thiệp đều tăng lên một cách có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Kết quả này cho thấy các lớp đào tạo về KT vệ sinh bàn tay của dự án đã có tác động tích cực lên mọi đối tượng trong BV. Kết quả tại biểu đồ 2 cho thấy, kiến thức về vệ sinh bàn tay thay đổi theo chiều hướng tích cực ở tất cả các nhóm có trình độ học vấn khác nhau. TCT và SCT nhóm có KT đạt cao nhất là nhóm có trình độ Trung học chuyên nghiệp (69,6% và 86,8%). Kết quả này cho thấy kiến thức về vệ sinh bàn tay không phụ thuộc và trình độ học vấn, nhóm có trình độ thấp nhất lại có kiến thức về vệ sinh bàn tay tốt nhất. Tuy nhiên trong nghiên cứu của chúng tôi, không thấy sự khác biệt có ý nhĩa thống kê về kiến thức vệ sinh bàn tay theo trình độ học vấn. 2. Thái độ của NVYT với sự tuân thủ vệ sinh bàn tay trước và sau can thiệp Phần đánh giá thái độ của NVYT về sự tuân thủ vệ sinh bàn tay gồm 8 câu hỏi với 3 mức độ đánh giá Đồng ý, không có ý kiến và không đồng ý. NVYT được coi là có thái độ tích cực nếu đạt từ 6 đến 8 điểm, thái độ không tích cực nếu đạt từ 0 đến 8 điểm. Trong nghiên cứu này, hầu hết các đối tượng nghiên cứu đều có thái độ tích cực với sự tuân thủ vệ sinh bàn tay. Tỉ lệ có thái độ tích cực TCT đạt 94,2%, SCT là 96,5%. Trước can thiệp, có 95,7% NVYT cho rằng tỉ lệ tuân thủ rửa tay tăng lên thì tỉ lệ NKBV sẽ giảm xuống, SCT tỉ lệ này là 98,3%. Tỉ lệ này cao hơn so với kết quả trong nghiên cứu của Khaled và cộng sự (70,7%) [9] và tương đương với tỉ lệ trong nghiên cứu của Nguyễn Việt Hùng thực hiện tại một số bệnh viện khu vực phía Bắc Việt Nam (97,6%) [5]. Thang Long University Library 26 Hầu hết các NVYT đều đồng ý rửa tay là lựa chọn tốt nhất để giảm sự lây truyền của các nhân tố gây nhiễm khuẩn có liên quan đến chăm sóc y tế (trước can thiệp là 97,1%, SCT là 100%). Một số nghiên cứu trên thế giới và trong nước cũng đưa ra kết quả tương tự. Trong nghiên cứu của Khaled, tỉ lệ NVYT đồng ý với ý kiến này là 92%, trong nghiên cứu của Nobile, có 96,8% NVYT đồng ý vệ sinh bàn tay là giảm các nhiễm khuẩn ở bệnh nhận và 86,2% đồng ý vệ sinh bàn tay làm giảm nguy cơ lây truyền vi khuẩn cho NVYT. Nghiên cứu của Nguyễn Việt Hùng cũng có kết quả tương tự đó là 97,6% NVYT cho rằng vệ sinh bàn tay làm giảm nguy cơ NKBV ở BN và 96,1% cho rằng việc này sẽ làm giảm NKBV ở NVYT. Như vậy có thể nói tỷ lệ NVYT có nhận thức và thái độ đúng về tầm quan trọng của rửa tay với nhiễm khuẩn thường là rất cao. Thái độ của các NVYT với các yếu tố làm tăng tỉ lệ tuân thủ rửa tay trước và sau can thiệp không có sự thay đổi mang ý nghĩa thống kê. TCT có 94,3% NVYT đồng ý rằng tổ chức các buổi tập huấn, sinh hoạt khoa học cung cấp KT về vệ sinh bàn tay sẽ làm cho mình thấy phải tuân thủ rửa tay tốt hơn, SCT tỉ lệ này là 94,8%. Có 95,7% NVYT cho rằng dán các poster khuyến khích rửa tay sẽ làm tăng tỉ lệ rửa tay, SCT tỉ lệ này giảm xuống 94,8%. Tỉ lệ NVYT đồng ý nếu bệnh viện đầu tư thêm các phương tiện phục vụ rửa tay thì sẽ tăng tỉ lệ rửa tay của NVYT TCT là 97,1%, SCT giảm xuống 93,1%, cao hơn trong nghiên cứu của Nguyễn Việt Hùng và cộng sự (88.6%) [6]. 3. Thực hành vệ sinh bàn tay của NVYT trước và sau can thiệp Kết quả tại bảng 11 cho thấy, trước can thiệp tỉ lệ tuân thủ rửa tay của NVYT tại BV đạt 53,2%, SCT tỉ lệ này tăng một cách có ý nghĩa lên 60,3% (p<0,05). Tỉ lệ tuân thủ rửa tay SCT tại Bệnh viện tuy chưa thực sự cao nhưng đã đạt mục tiêu của hoạt động (tăng tỉ lệ tuân thủ rửa tay lên 60%). Tuy tỉ lệ tuân thủ rửa tay đạt trên 50% nhưng tỉ lệ rửa tay đúng của NVYT lại đạt tỉ lệ rất thấp (TCT chỉ đạt 37,2%, SCT đạt 40%). Trên thực tế quan sát cho thấy các NVYT thường không rửa đúng các bước theo trình tự, bỏ bước và kèm theo đó là không thực hiện đủ số lần cho mỗi bước (Quy trình rửa taythường quy gồm 6 bước, mỗi bước NVYT cần thực hiện ít nhất là 5 lần). Quy trình rửa tay thường quy đã 27 được Bộ y tế ban hành và được dán tại tất cả các điểm rửa tay và trong các buồng bệnh nên mọi NVYT có thể tiếp cận rất dễ dàng tại BV, tuy nhiên họ vẫn thực hành sai, vì vậy cần có những hình thức khác để nhắc nhở NVYT thực hành tốt hơn nữa để bảo đảm rửa tay hiệu quả. Trong 10 cơ hội rửa tay của NVYT được đưa vào nghiên cứu, chúng tôi phân loại thành 2 thời điểm: thời điểm trước khi NVYT chạm vào người bệnh (bao gồm các cơ hội trước khi chuẩn bị dụng cụ, thuốc, khám/chăm sóc người bệnh,làm thủ thuật xâm lấn, đi găng sạch) và sau khi NVYT chạm vào người bệnh (sau khi khám/chăm sóc người bệnh, tiếp xúc với đồ vật,dụng cụ,máu,dịch và chất bài tiết của người bệnh, làm thủ thuật, tháo găng sạch, khi di chuyển từ vùng bẩn sang vùng sạch trên cùng 1 người bệnh). Kết quả nghiên cứu (biểu đồ 3) cho thấy, ở cả trước và sau can thiệp, thời điểm sau khi chạm vào người bệnh luôn được các NVYT tuân thủ tốt hơn một cách rõ rệt (có ý nghĩa thống kê) so với thời điểm trước khi chạm vào người bệnh. Điều này có thể nói NVYT có ý thức bảo vệ bản thân hơn là bảo vệ người bệnh trước các nguy cơ của NKBV. Kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu của WHO được công bố tại Hội nghị lần thứ 21 về Vi sinh vật lâm sàng và các bệnh truyền nhiễm tại Châu Âu (ECCMID) năm 2011, theo đó gần 1/2 NVYT trên thế giới thường bỏ qua việc rửa tay trước khi tiếp xúc với người bệnh [10]. Bảng 12 cho thấy, ĐD tuân thủ rửa tay tốt hơn bác sỹ. TCT, tỉ lệ tuân thủ rửa tay của ĐD đạt 56,6% cao hơn một cách có ý nghĩa so với các BS (41,2%). Các ĐD cũng là đối tượng có tỉ lệ rửa tay đúng cao hơn (39,6% so với 30,6%). SCT, tỉ lệ tuân thủ rửa tay của ĐD là 61,2%, của các BS là 57,1%, tỉ lệ rửa tay đúng của BS là 42,8%, của ĐD là 38,6%. Kết quả nghiên cứu của Trần Hữu Luyện và cộng sự tại BV trung ương Huế thực hiện cho kết quả: tỉ lệ tuân thủ rửa tay của ĐD là 60,79%, trong khi đó các BS chỉ đạt 47,7% [4]. Nghiên cứu tại BV Việt Đức Hà Nội cũng có kết quả tỉ lệ tuân thủ rửa tay của các BS thấp hơn so với ĐD (39,3% so với đạt 69,8%) [3]. Giải thích về điều này, một số nhà nghiên cứu nước ngoài đã cho rằng, việc ĐD tuân thủ rửa tay tốt hơn là do tỉ lệ nữ trong ĐD cao hơn so với BS, do đó sự tuân thủ rửa tay có thể liên quan đến giới tính. Một giả thuyết khác cho rằng, các ĐD là Thang Long University Library 28 người gần gũi với các bệnh nhân hơn là các bác sỹ. Công việc chính của ĐD là chăm sóc người bệnh về cả tinh thần và thể chất, họ gần gũi bệnh nhân hơn do đó họ quan tâm hơn tới sự an toàn của người bệnh, điều đó dẫn đến việc họ tuân thủ rửa tay tốt hơn. Còn tại Việt Nam, việc các ĐD tuân thủ vệ sinh bàn tay tốt hơn còn có thể do họ dễ dàng tiếp cận với các phương tiện rửa tay hơn các BS. Thực tế cho thấy, các BS khi thăm khám người bệnh thường chỉ mang theo các công cụ phục vụ thao tác thăm khám. Khi muốn vệ sinh tay họ phải dùng các vị trí rửa tay cố định trong buồng bệnh ví dụ như bồn rửa hoặc các chai chứa dung dich sát khuẩn tay được bố trí trong buồng. Việc rửa tay với nước và xà phòng tại bồn rửa sẽ bị ảnh hưởng nếu BV không trang bị hộp chứa khăn lau tay đi kèm hoặc bồn rửa tay đặt vị trí không thuận tiện, việc sát khuẩn tay với dung dịch sát khuẩn cũng sẽ bị ảnh hưởng nếu vị trí đặt chai dung dịch xa ví trị khám bệnh của các BS. Tại Việt Nam do điều kiện kinh tế nên đa phần các BV thường chỉ trang bị hộp chứa khăn lau tay tại các vị trí dùng riêng cho NVYT ví dụ như các bồn rửa tay trong phòng hành chính, buồng nghỉ của NVYT hoặc trong phòng thay băng, phòng thủ thuật. Tại các buồng bệnh các bồn rửa không được trang bị khăn lau tay. Với dung dịch sát khuẩn tay chỉ tại các bệnh viện lớn mới có khả năng trang bị các chai chứa dung dịch tại mỗi đầu giường bệnh hoặc trong mỗi buồng bệnh 1 chai dung dịch sát khuẩn. Do đó, kèm với áp lực công việc phải khám nhiều bệnh nhân trong 1 khoảng thời gian nhất định, các BS sẽ gặp khó khăn trong việc thực hiện vệ sinh bàn tay. Còn với các ĐD khi họ khám hoặc thực hiện các thao tác chăm sóc, thủ thuật trên người bệnh, họ thường mang theo xe tiêm hoặc xe thay băng để đựng dụng cụ. Trên các xe thủ thuật đó được trang bị các chai sát khuẩn tay nhanh. Sau mỗi thao tác trên người bệnh, họ có ngay chai dung dịch sát khuẩn trên xe tiêm/xe thay băng bên cạnh mình để vệ sinh tay. Bảng 14 cho thấy, trong các phương pháp rửa tay, trước và sau rửa tay bằng cồn hoặc dung dịch sát khuẩn tay nhanh chứa cồn được các NVYT sử dụng nhiều nhất (TCT là 76,6%, SCT là 82,1%, p<0,05). Kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu của Trần Hữu Luyện thực hiện tại BV Trung ương Huế, tỉ lệ các cơ hội rửa tay thực hiện với dung dịch sát khuẩn tay chứa cồn chiếm 78,3% [4]. 29 Kết quả trên cho thấy, rõ ràng dung dịch sát khuẩn tay chứa cồn có thể là một lựa chọn tốt vì tiện dụng, không cần lau khô tay sau khi sử dụng, có thể mang theo người, không gây kích ứng da tay, mất ít thời gian sử dụng, hiệu lực diệt khuẩn tốt. Việc sử dụng loại dung dịch này không cần đầu tư xây dựng bồn rửa, nước và khăn lau tay mà chỉ cần đầu tư hóa chất và lắp hệ thống các hộp đựng trong buồng bệnh, sẽ ít tốn kém hơn so với việc xây dựng các bồn rửa tay. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh, việc rửa tay với dung dịch sát khuẩn tay chứa cồn có khả năng diệt vi khuẩn tốt hơn hẳn phương pháp rửa tay với nước và xà phòng. Sát khuẩn tay với dung dịch sát khuẩn chứa cồn 70o có khả năng diệt được trên 99,99% vi khuẩn trên da tay và duy trì hiệu quả diệt vi khuẩn trong 180 phút. Trong khi đó việc rửa tay với xà phòng diệt khuẩn chỉ tiêu diệt được khoảng 85% vi khuẩn và rửa tay với xà phòng thường chỉ diệt được khoảng 60% vi khuẩn. 4. Một số yếu tố liên quan đến tuân thủ vệ sinh bàn tay của NVYT tại bệnh viện Đống Đa – Hà Nội Trước khi tiến hành các can thiệp, chúng tôi đã khảo sát và yêu cầu các NVYT liệt kê các yếu tố ảnh hưởng nhất đến sự tuân thủ vệ sinh bàn tay tại BV. Kết quả cho thấy, có 3 yếu tố được các NVYT cho rằng ảnh hưởng nhiều nhất đến sự tuân thủ vệ sinh bàn tay của họ bao gồm: không có hoặc thiếu các bồn rửa tay (21,4%), không nhận thức đúng tầm quan trọng của vệ sinh bàn tay (17,3%) và không có/thiếu khăn lay tau sau khi rửa tay (14,9%). Như vậy, các NVYT tại BV Đống Đa – HN không nghĩ rằng áp lực công việc, số lượng bệnh nhân nhiều là yếu tố ảnh hưởng nhất đến sự tuân thủ vệ sinh bàn tay. Điều này cho thấy cần để bảo dảm tuân thủ rửa tay thì các cơ sở y tế phải đầu tư đủ phương tiện rửa tay đồng thời thường xuyên giáo dục nâng cao nhận thức cho nhân viên về tầm quan trọng của vệ sinh bàn tay. Dựa trên kết quả khảo sát trước can thiệp về các yếu tố ảnh hưởng đến tuân thủ rửa tay, hoạt động can thiệp đã tổ chức các buổi tập huấn về vai trò của vệ sinh bàn tay cho NVYT tại BV. Bên cạnh đó cung cấp khăn lau tay vải tái sử dụng, xà phòng diệt khuẩn, chai dung dịch sát khuẩn tay chứa cồn dung tích nhỏ có thể bỏ vào túi áo công tác mang theo người. Thang Long University Library 30 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN Từ những kết quả thu được, chúng tôi đưa ra những kết luận sau đây về kiến thức, thái độ và tỉ lệ tuân thủ rửa tay của NVYT tại Khoa Ngoại và khoa Nội bệnh viện Đống Đa – Hà Nội trước và sau can thiệp như sau: 1. Kiến thức về vệ sinh bàn tay của NVYT tại BV - Tỉ lệ NVYT có kiến thức đạt về vệ sinh bàn tay tăng lên một cách có ý nghĩa thống kê SCT so với TCT. - ĐD có kiến thức về vệ sinh bàn tay tốt hơn so với các BS. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê. - Không có sự khác biệt trong tỉ lệ có kiến thức đạt về vệ sinh bàn tay theo trình độ học vấn của đối tượng nghiên cứu trước và sau can thiệp. 2. Thái độ của NVYT với sự tuân thủ vệ sinh bàn tay - Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỉ lệ thái độ tích cực với tuân thủ vệ sinh bàn tay của NVYT tại BV trước và sau can thiệp. 3. Thực hành vệ sinh bàn tay của NVYT - Có sự khác biệt mang ý nghĩa thống kê về tỉ lệ tuân thủ rửa tay của NVYT tại BV trước và sau thiệp. Điều dưỡng tuân thủ rửa tay tốt hơn so với bác sĩ. - Phương thức vệ sinh tay được các NVYT tại bệnh viện sử dụng nhiều nhất là vệ sinh tay bằng dung dịch sát khuẩn tay chứa cồn hoặc bằng cồn. Tỉ lệ cơ hội rửa tay được thực hiện bằng phương pháp này cao hơn rõ rệt so với phương pháp rửa tay bằng xà phòng và nước. 31 CHƯƠNG 6: KHUYẾN NGHỊ Từ kết quả nghiên cứu này chúng tôi chúng tôi xin đưa ra khuyến nghị sau: - Bệnh viện cần duy trì các hoạt động tập huấn, giao ban, chia sẻ kinh nghiệm về vệ sinh bàn tay. - Định kỳ tổ chức các đợt giám sát tỉ lệ vệ sinh bàn tay tại BV và có phản hồi tới các NVYT. - Tiếp tục đầu tư và duy trì các phương tiện phục vụ vệ sinh tay cho các khoa theo điều kiện của bệnh viện. Thang Long University Library 32 TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tiếng Việt 1. Bộ Y tế (2009), Thông tư 18/2009/ TT-BYT ngày 14 tháng 10 năm 2009 hướng dẫn tổ chức thực hiện công tác kiểm soát nhiễm khuẩn tại các cơ sở khám, chữa bệnh. 2. Bộ Y tế (2007), Công văn Số: 7517/BYT- ĐTr ngày 12 tháng 10 năm 2007 về việc Hướng dẫn thực hiện Quy trình rửa tay thường quy và sát khuẩn tay nhanh bằng dung dịch chứa cồn. 3. Bùi Thị Kim Nhung, Nguyễn Tiến Thành, cộng sự (2009), Đánh giá sự tuân thủ rửa tay của Cán bộ, nhân viên Y tế tại Bệnh viện HN Việt Đức năm 2009. Các công trình nghiên cứu khoa học Hội nghị Khoa học ĐD Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức lần thứ II - 2009. Hà Nội. 61-67. 4. Trần Hữu Luyện, Đặng Như Phồn, và cộng sự (2010), Khảo sát tuân thủ vệ sinh bàn tay tại bệnh viện Trung Ương Huế theo lời kêu gọi của Tổ chức Y tế thế giới nhân ngày 05/5/2010. Báo cáo tại Lễ phát động chiến dịch "Bảo vệ sự sống: Hãy vệ sinh tay", Hà Nội. 5. Nguyễn Việt Hùng, Lê Thị Thanh Thủy, cộng sự (2005), "Thực trạng phương tiện vệ sinh bàn tay, nhận thức và thực hành vệ sinh bàn tay của Nhân viên y tế tại một số bệnh viện khu vực phía Bắc, 2005", Tạp chí y học lâm sàng bệnh viện Bạch Mai. Tháng 6/2008, pp. 136-141. 6. Nguyễn Việt Hùng, và cộng sự (2007), Thực trạng nhiễm khuẩn bệnh viện và công tác kiểm soát nhiêm khuẩn tại một số bệnh viện phía Bắc năm 2006 - 2007. Hội nghị triển khai Thông tư 18/2009/BYT-TT về việc Hướng dẫn tổ chức thực hiện công tác Kiểm soát Nhiễm khuẩn tại các cơ sở Khám chữa bệnh. Hà Nội. 7. Võ Tuấn (2010), "Nhiễm trùng bệnh viện tại Việt Nam: Nguy cơ nhiễm bệnh cho trên 600.000 người mỗi năm", tại trang web nguoi-moi-nam/17564 truy cập ngày 15/8/2010. 8. Vũ Minh (2008), "2008 thu nhập đã đạt 1.024 USD/người", tại trang web truy cập ngày 15/12/2010. II. Tiếng Anh 9. Khaled, M., Abd, E., et al (2008), "Assessment of knowledge, attitude and practice of hand washing among health care workers in Ain Shams University hospitals in Cairo", The Egyptian Journal of Community Medicine, 26(2), pp. 36-48. 10. Nancy, A. M. (2011), "WHO Hand-Hygiene Initiative largely Ignored", Mediscape Medical News. 33 11. Nguyen Viet Hung, Truong Anh Thu, et al. (2005), An effective Hand hygiene intervention in the prevention of Healthcare association infections, Vietnam 2005. Presented at International Health Cooperation Research, Hong Kong. 12. Nonile, G., Monturio, P., et al (2002), "Healthcare personnel and hand decontamination in intensive care units: knowledge, attitudes, and behavior in Italy", Journal of hospital infection, 51(3), pp. 226. Thang Long University Library 34 Phụ lục 1. Phiếu điều tra kiến thức và thái độ với thực hành rửa tay thường quy PHIẾU ĐIỀU TRA KIẾN THỨC VÀ THÁI ĐỘ VỚITHỰC HÀNH RỬA TAY THƯỜNG QUY Nhằm phục vụ tốt hơn công tác đào tạo, tập huấn về nội dung “Thực hành rửa tay thường quy”, đề nghị Anh/Chị vui lòng điền giúp các thông tin vào các ô thích hợp (sử dụng dấu X hoặc viết vào dòng để trống). - Nhằm đảm bảo tính chính xác và đầy đủ thông tin, đề nghị Anh/Chị đọc kỹ nội dung của mỗi câu hỏi và trả lời đầy đủ các câu hỏi. - Bằng việc trả lời các câu hỏi dưới đây, các anh/chị đồng ý tham gia nghiên cứu “Đánh giá kiến thức, thái độ và tỉ lệ tuân thủ rửa tay của NVYT tại BV Đống Đa – Hà Nội trước và sau khi triển khai dự án Tăng cường vệ sinh bệnh viện 2010 - 2011” Toàn bộ thông tin anh/chị viết trên phiếu sẽ được hoàn toàn bảo mật. Chúng tôi chân thành cảm ơn sự hợp tác của Anh/Chị. I. Thông tin cá nhân: Khoa: ............................................. Tuổi:.. Giới: Nam Nữ Nghề nghiệp: - Bác sỹ; - Điều dưỡng; Trình độ học vấn: Mã số phiếu 35 - Sau ĐH; - ĐH; - Cao Đẳng; - Trung học chuyên nghiệp Thời gian công tác tại Bệnh viện: < 5 năm; 5 – 10 năm; 11 – 15 năm; 16 – 20 năm; 21 – 25 năm ; >25 năm II. Đánh giá kiến thức về thực hành rửa tay thường quy Xin anh/chị cho biết ý kiến của mình về các nội dung dưới đây: Anh/chị vui lòng lựa chọn 1 phương án trả lời phù hợp nhất từ câu 1 đến câu 16 ST T Nội dung Đúng Sai Không biết 1. Nhiễm khuẩn bệnh viện xảy ra ở khắp các bệnh viện trên thế giới. Tổ chức Y tế thế giới ước tính ở bất cứ thời điểm nào cũng có hơn 1 triệu người trên thế giới mắc phải NKBV 2. Bàn tay của NVYT là tác nhân quan trọng trong việc lây truyền Nhiễm khuẩn bệnh viện? 3. NVYT tuân thủ đúng quy trình rửa tay sẽ làm giảm nguy cơ mắc nhiễm khuẩn ở người bệnh và chính bản thân mình? 4. Rửa tay đúng quy trình là phương pháp đơn giản, Thang Long University Library 36 hiệu quả nhưng tốn kém để phòng ngừa nhiễm khuẩn bệnh viện? 5. Rửa tay có thể giúp ngăn ngừa lây nhiễm bệnh cúm A H1N1? 6. Khoảng 7% găng sạch bị thủng ngay sau khi xuất xưởng? 7. Mang găng sạch là biện pháp thay thế cho rửa tay? 8. Rửa tay thường quy loại bỏ hầu hết vi sinh vật thường trú trên da bàn tay? 9. Mức độ ô nhiễm bàn tay của NVYT phụ thuộc vào thời gian thực hiện thao tác trên người bệnh? Theo các anh chị, với các thời điểm rửa tay sau đây, chúng ta cần phải sử dụng loại hóa chất rửa tay như thế nào cho đúng và thích hợp nhất (Đánh dấu X vào cột tương ứng) Dung dịch/hóa chất để rửa tay Cơ hội rửa tay Rửa tay bằng nước và xà phòng Rửa tay bằng cồn/dd sát khuẩn 10. Sau khi tiếp xúc với đồ vật, dụng cụ dính máu, dịch và các chất bài tiết của người bệnh. 11. Trước khi đi găng sạch 12. Khi di chuyển từ vùng bẩn sang vùng sạch trên cùng người bệnh 13. Bất cứ thời điểm nào bàn tay NVYT xuất hiện vết bẩn 14. Ngay sau khi bàn tay bị rủi ro do vật sắc nhọn 37 15. Sau khi khám bụng cho một người bệnh nội khoa 16. Trước khi tiêm bắp cho người bệnh 17. Sắp xếp các bước rửa tay theo đúng quy trình (đánh số thứ tự vào ô tương ứng) Mô tả Bước số Chà 2 lòng bàn tay vào nhau, miết các kẽ ngón tay Làm ướt tay với nước và xà phòng, chà 2 lòng bàn tay Xoa các đầu ngón tay này vào lòng bàn tay kia và ngược lại. Chà lòng bàn tay này lên mu và kẽ ngoài các ngón của bàn tay kia và ngược lại Xoay ngón cái của bàn tay này vào lòng bàn tay kia và ngược lại Chà mặt ngoài các ngón của bàn tay này vào lòng bàn tay kia 18. Theo anh/chị thời gian thích hợp cho 1 lần rửa tay thường quy với dung dịch sát khuẩn tay là (lựa chọn 1 trong 4 tình huống dưới đây): a. 5 – 15 giây b. 20 – 30 giây c. 35 - 45 giây d. Không biết 19. Theo anh/chị hình thức rửa tay nào có tác dụng diệt vi khuẩn trên bàn tay tốt nhất (chỉ lựa chọn 1 tình huống dưới đây): a. Xà phòng + nước b. Cồn/dung dịch sát khuẩn tay chứa cồn c. Không biết Thang Long University Library 38 20. Anh chị hãy liệt kê 3 yếu tố có ảnh hưởng nhiều nhất tới sự tuân thủ vệ sinh bàn tay của nhân viên y tế (làm cho bản thân anh/chị và các đồng nghiệp ít rửa tay hơn hoặc không rửa tay theo quy định): 21. Trong thời gian học tập trong trường y Anh/Chị có được giảng về quy trình rửa tay thường quy không? a. Có b. Không 22. Từ khi tốt nghiệp trường y đến nay, Anh/chị có được cập nhật kiến thức về rửa tay không? a. Có b. Không Nếu có, anh/chị được cập nhật qua: (có thể lựa chọn nhiều tình huống): a. Tập huấn do khoa/bệnh viện tổ chức b. Trao đổi với đồng nghiệp c. Từ tạp chí khoa học d. Qua giao ban, sinh hoạt chuyên môn. e. Hình thức khác (đề nghị ghi rõ): 39 23. Từ đầu năm đến nay, Anh/chị có được bệnh viện/khoa phổ biến về quy định, hướng dẫn rửa tay thường quy không? a. Có b. Không Nếu có thì dưới hình thức nào? (có thể lựa chọn nhiều tình huống): a. Tập huấn do khoa/bệnh viện tổ chức b. Bằng văn bản hướng dẫn c. Nhắc nhở trong giao ban khoa d. Qua sinh hoạt chuyên môn e. Từ tạp chí khoa học. f. Hình thức khác (đề nghị ghi rõ): III. Đánh giá thái độ của NVYT với rửa tay thường quy Anh/chị vui lòng đánh dấu X vào cột tương ứng ST T Ý kiến Đồng ý Không có ý kiến Không đồng ý 24. Nếu tỉ lệ tuân thủ Rửa tay thường quy của NVYT tăng lên thì tỉ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện sẽ giảm xuống 25. Rửa tay là lựa chọn tốt nhất để giảm sự lây truyền của các nhân tố gây nhiễm khuẩn có liên quan đến chăm sóc y tế. 26. Rửa tay nhiều lần trong ngày sẽ làm tổn thương da tay 27. Tôi sẽ chẳng nói gì nếu đồng nghiệp của tôi không tuân thủ rửa tay trước khi thực hiện các thăm khám thông thường, kiểm tra vết Thang Long University Library 40 mổ sạch 28. Tôi sẽ chẳng nói gì nếu đồng nghiệp của tôi không tuân thủ rửa tay khi thực hiện các thủ thuật xâm lấn trên người bệnh như đặt kim luồn, đặt Nội khí quản. 29. Tổ chức các buổi tập huấn/sinh hoạt khoa học cung cấp kiến thức về vệ sinh bàn tay sẽ làm tôi cảm thấy phải tuân thủ rửa tay tốt hơn nữa ST T Ý kiến Đồng ý Không có ý kiến Không đồng ý 30. Dán các poster khuyến khích NVYT rửa tay tại các vị trí dễ nhìn sẽ làm tăng tỉ lệ tuân thủ rửa tay trong bệnh viện 31. Nếu bệnh viện đầu tư thêm các phương tiện RT (lắp thêm bồn rửa, cung cấp thêm các dung dịch sát khuẩn tay, có khăn sử dụng 1 lần tại các điểm RT ) thì tỉ lệ tuân thủ RT của NVYT sẽ tăng lên Xin chân thành cảm ơn sự hợp tác của anh/chị! 41 Phụ lục 2. Cách chấm điểm phần Đánh giá kiến thức về vệ sinh bàn tay STT Tên Biến Nội dung Điểm 1. Thực trạng vệ NKBV Nhiễm khuẩn bệnh viện xảy ra ở khắp các BV trên thế giới. Tổ chức Y tế thế giới ước tính ở bất cứ thời điểm nào cũng có hơn 1 triệu người trên thế giới mắc NKBV 1. Đúng 2. Sai 3. Không biết 1 0 0 2. Tác nhân gây NKBV Bàn tay của NVYT là tác nhân quan trọng trong việc lây truyền Nhiễm khuẩn bệnh viện? 1. Đúng 2. Sai 3. Không biết 1 0 0 3. Tác dụng của vệ sinh bàn tay NVYT tuân thủ đúng quy trình rửa tay sẽ làm giảm nguy cơ mắc nhiễm khuẩn ở người bệnh và chính bản thân mình 1. Đúng 2. Sai 3. Không biết 1 0 0 4. Tác dụng của vệ sinh bàn tay Rửa tay đúng quy trình là phương pháp đơn giản, hiệu quả nhưng tốn kém để phòng ngừa nhiễm khuẩn bệnh viện: 1. Đúng 2. Sai 3. Không biết 0 1 0 5. Tác dụng của vệ sinh bàn tay Rửa tay có thể giúp ngăn ngừa lây nhiễm bệnh cúm A H1N1 1. Đúng 2. Sai 1 Thang Long University Library 42 3. Không biết 0 0 6. Tác dụng của vệ sinh bàn tay Rửa tay thường quy loại bỏ hầu hết các VSV thường trú trên da bàn tay 1. Đúng 2. Sai 3. Không biết 0 1 0 7. Kiến thức về sử dụng găng sạch Khoảng 7% găng sạch bị thủng ngay sau khi xuất xưởng 1. Đúng 2. Sai 3. Không biết 1 0 0 8. Kiến thức về sử dụng găng sạch Mang găng là biện pháp thay thế cho rửa tay 1. Đúng 2. Sai 3. Không biết 0 1 0 9. Mức độ ô nhiễm của bàn tay NVYT Mức độ ô nhiễm bàn tay của NVYT phụ thuộc vào thời gian thực hiện thao tác trên người bệnh 1. Đúng 2. Sai 3. Không biết 0 1 0 10. Hóa chất rửa tay Sau khi tiếp xúc với đồ vật, dụng cụ dính máu, dịch và các chất bài tiết 1. RT bằng xà phòng và nước 2. RT bằng cồn/dd sát khuẩn 1 0 11. Hóa chất rửa tay Trước khi đi găng sạch 1. RT bằng xà phòng và nước 0 43 2. RT bằng cồn/dd sát khuẩn tay chứa cồn 1 12. Hóa chất rửa tay Khi di chuyển từ vùng bẩn sang vùng sạch trên cùng người bệnh 1. RT bằng xà phòng và nước 2. RT bằng cồn/dd sát khuẩn tay chứa cồn 1 0 13. Hóa chất rửa tay Bất cứ thời điểm nào bàn tay NVYT xuất hiện vết bẩn 1. RT bằng xà phòng và nước 2. RT bằng cồn/dd sát khuẩn tay chứa cồn 1 0 14. Hóa chất rửa tay Ngay sau khi bàn tay bị rủi ro do vật sắc nhọn 1. RT bằng xà phòng và nước 2. RT bằng cồn/dd sát khuẩn tay chứa cồn 1 0 15. Hóa chất rửa tay Sau khi khám bụng cho một người bệnh nội khoa 1. RT bằng xà phòng và nước 2. RT bằng cồn/dd sát khuẩn tay chứa cồn 0 1 16. Hóa chất rửa tay Trước khi tiêm bắp cho người bệnh 1. RT bằng xà phòng và nước 2. RT bằng cồn/dd sát khuẩn tay chứa cồn 0 1 17. Thực hành rửa tay Sắp xếp các bước của quy trình rửa tay thường quy 1. Đúng 2. Sai 1 0 18. Thực hành rửa tay Thời gian thích hợp cho 1 lần rửa tay thường quy với dung dịch sát khuẩn tay chứa cồn là: 1. 5 - 15 giây 2. 20 - 30 giây 3. 35 – 45 giây 4. Không biết 0 1 0 0 19. Thực hành rửa Hình thức rửa tay có tác dụng diệt vi khuẩn tốt nhất Thang Long University Library 44 tay 1. Xà phòng + nước 2. Cồn/dd sát khuẩn tay chứa cồn 3. Không biết 0 1 0 Tổng điểm tối đa: 19 Tổng điểm ≤10 điểm: Kiến thức không đạt Tổng điểm ≥11: Kiến thức đạt 45 Phụ lục 3: Cách chấm điểm phần Đánh giá thái độ với vệ sinh bàn tay ST T Ý kiến Đồng ý Không có ý kiến Không đồng ý 1. Nếu tỉ lệ tuân thủ Rửa tay thường quy của NVYT tăng lên thì tỉ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện sẽ giảm xuống 1 0 0 2. Rửa tay là lựa chọn tốt nhất để giảm sự lây truyền của các nhân tố gây nhiễm khuẩn có liên quan đến chăm sóc y tế. 1 0 0 3. Rửa tay nhiều lần trong ngày sẽ làm tổn thương da tay 0 0 1 4. Tôi sẽ chẳng nói gì nếu đồng nghiệp của tôi không tuân thủ rửa tay trước khi thực hiện các thăm khám thông thường, kiểm tra vết mổ sạch 0 0 1 5. Tôi sẽ chẳng nói gì nếu đồng nghiệp của tôi không tuân thủ rửa tay khi thực hiện các thủ thuật xâm lấn trên người bệnh như đặt kim luồn, đặt Nội khí quản. 0 0 1 6. Tổ chức các buổi tập huấn/sinh hoạt khoa học cung cấp kiến thức về vệ sinh bàn tay sẽ làm tôi cảm thấy phải tuân thủ rửa tay tốt hơn nữa 1 0 0 7. Việc dán các poster khuyến khích NVYT rửa tay tại các vị trí dễ nhìn sẽ làm tăng tỉ lệ tuân thủ rửa tay trong bệnh viện 1 0 0 8. Nếu bệnh viện đầu tư thêm các phương tiện RT (lắp thêm bồn rửa, cung cấp thêm các dung dịch sát khuẩn tay, có khăn sử dụng 1 lần tại các điểm RT ) thì tỉ lệ tuân thủ RT của NVYT sẽ tăng lên 1 0 0 Tổng điểm tốt đa: 8 Đạt 6 - 8 điểm: Thái độ tích cực Đạt 0 – 5 điểm: Thái độ không tích cực Thang Long University Library 46 Phụ lục 4. Phiếu đánh giá sự tuân thủ rửa tay của NVYT PHIẾU ĐÁNH GIÁ RỬA TAY THƯỜNG QUY Bệnh viện: Đống Đa – Hà Nội Khoa: .. Số nhân viên trong khoa: người Thời điểm giám sát: Sáng Chiều Đối tượng được quan sát: Bác sĩ Điều dưỡng Dung dịch/hóa chất để rửa tay Cơ hội rửa tay Không rửa tay Rửa tay bằng nước Rửa tay bằng nước và xà phòng Rửa tay bằng cồn/dd sát khuẩn 1. Trước khi chuẩn bị dụng cụ 2. Trước khi chuẩn bị thuốc 3. Trước khi khám hoặc chăm sóc người bệnh 4. Trước khi làm thủ thuật 5. Trước khi đi găng 6. Khi di chuyển từ vùng bẩn sang vùng sạch trên cùng người bệnh 7. Sau khi làm thủ thuật 8. Sau khi tháo găng Mã số phiếu 47 9. Sau khi tiếp xúc với đồ vật, dụng cụ, máu, dịch và các chất bài tiết. 10. Sau khi khám hoặc chăm sóc bệnh nhân Ghi chú: Đ: đúng S: sai O: không tuân thủ Không có cơ hội thì bỏ trống Thang Long University Library 48 HƯỚNG DẪN Điền phiếu đánh giá tuân thủ rửa tay thường quy của ĐTNC Để có thể đưa ra được những số liệu chính xác trong tuân thủ rửa tay thường quy của ĐTNC, yêu cầu người giám sát đọc kỹ những hướng dẫn dưới đây: 1. Người quan sát có thể đứng tại buồng bệnh hoặc tại địa điểm thích hợp (không làm ảnh hưởng đến ĐTNC, hạn chế tối đa sự chú ý và phát hiện của ĐTNC) 2. Việc xác định cơ hội rửa tay phải chính xác (Ví dụ: Trong quá trình làm thủ thuật, nếu tay Điều dưỡng chạm vào quần áo người bệnh thì Điều dưỡng cần phải sát khuẩn tay nhanh hoặc rửa tay bằng nước và xà phòng do đó trong thường hợp này được đánh và dòng thứ 9; Nếu chăm sóc vùng hậu môn – sinh dục xong lại phải tiến hành cho người bệnh ăn thì Điều dưỡng phải rửa tay, trường hợp này chúng ta đánh dầu vào dòng thứ 6). 3. Đánh dấu Đ khi có tuân thủ rửa tay và thực hiện đúng, hoặc dấu S khi có tuân thủ rửa tay nhưng tuân thủ sai và đánh dấu O khi không tuân thủ vào cột tương ứng. 4. Thời gian để thực hiện 1 lần rửa tay với dung dịch sát khuẩn tay nhanh là khoảng 20 – 30 giây và rửa tay với xà phòng là khoảng 45 – 60 giây. Xin chân thành cảm ơn. 49 Phụ lục 5. Quy trình rửa tay thường quy bằng nước và xà phòng hoặc bằng dung dịch sát khuẩn tay nhanh do Bộ y tế ban hành Thang Long University Library

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfb00087_5496.pdf