Đề tài Đánh giá tác động công tác giải phóng mặt bằng và tái định cư của dự án formosa tới sinh kế người dân khu tái định cư xã kỳ lợi

Dự án Formosa là dự án đầu tư nước ngoài có tổng vốn đầu tư lớn nhất tại Việt Nam và Hà Tĩnh là tỉnh nhận được nguồn vốn đó. Là một tỉnh có tốc độ phát triển còn chậm nhiều so với các tỉnh trong cả nước nhưng trong giai đoan từ năm 2009 đến nay tỉnh Hà Tĩnh đã có những bước phát triển vượt bậc tốc độ bình quân hàng năm giai đoạn 2009 - 2011 đạt 9,81% (trong đó năm 2011 đạt 11,7%); cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, công nghiệp - xây dựng, thương mại - dịch vụ chiếm trên 60%. Thu ngân sách trên địa bàn từ 130 tỷ đồng năm 2000, đã đạt mốc 2.000 tỷ đồng vào năm 2009, trên 3.000 tỷ đồng trong năm 2011, phấn đấu đạt gần 5.000 tỷ đồng kế hoạch năm 2012; cơ cấu nguồn thu có chuyển biến tích cực, nguồn thu từ đất giảm dần, thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh tăng và chiếm tỷ lệ lớn trong tổng thu, đã phản ánh được sự phát triển kinh tế của tỉnh những năm qua. Kết cấu hạ tầng toàn tỉnh được cải thiện rõ rệt. Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tăng trưởng nhanh; tiềm năng, lợi thế trong phát triển công nghiệp đã được khai thác đúng định hướng và phát huy hiệu quả.[14]. Những thành tựu đó chắc chắn không thể không có sự đóng góp của các nguồn vốn ĐTNN đầu tư vào tỉnh. Điển hình là huyện Kỳ Anh sau khi có dự án Formosa đời sống người dân đã có những chuyển biến tích cực rõ nét trên nhiều phương diện. Tất nhiên còn có nhiều hạn chế nhưng nhìn chung thì người dân đan hài lòng với cuộc sống của họ đó là một điều đáng vui mừng cho tỉnh Hà Tĩnh HỌC KINH TẾ HUẾ

pdf99 trang | Chia sẻ: phamthachthat | Lượt xem: 1405 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đánh giá tác động công tác giải phóng mặt bằng và tái định cư của dự án formosa tới sinh kế người dân khu tái định cư xã kỳ lợi, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hạ tầng Mức độ hài lòng TB 4,00 3,93 7,93 2,67 7,73 7,93 ( Nguồn: thống kê từ bảng điều tra hộ dân) * Ghi chú: Thang điểm khảo sát do các chủ hộ cho từ ít hài lòng nhất (1điểm) đến đáp ứng tốt nhất mong muốn của người bị thu hồi đất (10điểm). Biểu đồ 4: Biểu đồ đánh giá mức độ hài lòng của người dân (Nguồn: thống kê từ số liệu điều tra hộ dân tháng 3/2013) Biểu đồ đã thể hiện rõ nét mức độ hài lòng của mình về dự án. Các mức giá bồi thường gồm giá đất, giá TS, giá đất ruộng thì điểm số hài lòng dưới mức trung bình. Giá đất, giá TS xoay quanh điểm số 4, thấp nhất là điểm số của giá đất ruộng là 2,67 100% số hộ không hài lòng về mức giá này.Thứ nhất là do mức giá quá thấp 16,17 ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Trương Chí Hiếu Nguyễn Thị Vân Anh 59 triệu/sào và hỗ trợ 1,75 triệu/sào cho 2 vụ mùa không đủ để bù đắp cho người dân khi họ bị thu hồi đất canh tác. Nguyên nhân thứ 2 là do chênh lệch mức giá quá lớn giữa các đợt bồi thường đợt thu hồi đất ruộng đầu năm 2010 cho những vùng đất ruộng chưa thu hồi với mức giá là 52,15 triệu đồng/sào và hỗ trợ 1,75 triệu/sào cho 2 vụ mùa. Mức giá đợt 2 gấp 3,22 lần đợt 1. Người được hưởng lợi nhiều hơn là những người có ruộng bị thu hồi đợt sau nên người bị thu hồi đất đợt 1 thấy không được hài lòng. Trong các mức giá bồi thường thì giá cây trồng,vật nuôi được người dân hài lòng nhất. Điểm số được trung bình là 7,93 cho 30 hộ dân được điều tra. Đây là điểm số khá cao cho mức độ hài lòng của người dân. CSHT và mức hỗ trợ với điểm số xấp xỉ 8. Chứng tỏ dự án đã thực hiện tốt các mức hỗ trợ cho người dân cũng như xây dựng hệ thống CSHT đầy đủ làm hài lòng người dân. Có một số ít hộ nêu ý kiến về việc con đường chính chưa hoàn thành khi trời mưa còn lầy lội và hệ thống đèn cao áp chỉ dựng lên chứ không thắp sáng. Qua quá trình điều tra, tôi nhận thấy một điểm khác biệt khá quan trọng đó là sự hài lòng của các hộ dân có người làm việc nhà nước và những hộ chỉ có người làm nông. Những người làm nông họ thường không hài lòng về mức giá đền bù đất ruộng và điểm số hài lòng họ cũng đánh giá khắt khe hơn. Để đánh giá được mức độ hài lòng của người dân về dự án một cách tổng quan nhất tôi tách các hộ điều tra thành 2 nhóm là nhóm có người làm việc nhà nước và nhóm làm nông nghiệp. Và tiến hành kiểm định mức độ hài lòng khác nhau của 2 nhóm bằng kiểm định khi bình phương bằng hàm Chi-test Bảng 17: Bảng kết quả kiểm định Chi square- test đánh giá mức độ hài lòng của người dân khu TĐC xã Kỳ Lợi Thực nghiệm Số người hài lòng Số người không hài lòng Tổng Làm việc nhà nước 8 4 12 Làm nông 6 12 18 Tổng 14 16 30 Lý thuyết 5,60 9,60 5,60 9,60 Ho: Mức độ hài lòng của người làm việc nhà nước và làm nông là giống nhau ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Trương Chí Hiếu Nguyễn Thị Vân Anh 60 H1 : Mức độ hài lòng của người làm việc nhà nước và làm nông là khác nhau Kiểm định chi square -test: 0,03 P(X>X2) = 0,03< α=0,05→ bác bỏ Ho chấp nhận H1 nghĩa là sự hài lòng của người làm việc nhà nước và làm nông là khác nhau Qua bảng thống kê ta có thể nhận thấy số hộ có người làm việc nhà nước hài lòng nhiều hơn là số hộ làm nông. Vì trên thực tế số hộ có người làm việc nhà nước có mức thu nhập ổn định hơn người làm nông vì người làm nông sau khi thu hồi đất thì thu nhập của họ không ổn định như trước nữa. Tuy thu nhập của họ có cao hơn người làm việc Nhà nước đi chăng nữa thì sự bất ổn trong công việc cũng như là thu nhập làm sự hài lòng của họ về dự án cũng thấp hơn nhóm làm việc Nhà nước. Nhưng đánh giá một cách tổng quan thì đây là những điểm số khá tốt cho một dự án ĐTNN với quy mô lớn như vậy. 6.4. Những hạn chế cần phải giải quyết trong công tác GPMB, hỗ trợ, TĐC của dự án Khách quan mà nói thì công tác GPMB, hỗ trợ TĐC của dự án thực hiện khá đồng bộ và hiệu quả. Thực hiện và giao đất cho nhà đầu tư đúng thời hạn. Người dân cũng đã đồng ý giao nộp đất đai và nhận tiền bồi thường hỗ trợ và đồng ý dời di lên khu TĐC sinh sống. Nhưng vẫn còn nhiều bất cập xảy ra xung quanh công việc GPMB và tất nhiên tiêu cực là không thể thiếu. Trong thời gian đầu thực hiện công tác GPMB đội công tác đã rất khó khăn trong việc thuyết phục người dân giao đất giao nhà giao ruộng vườn. Đứng trên phương diện là một người dân của vùng quê xã Kỳ Lợi tôi thấy nhiều bất công xảy ra với người dân. 6.4.1. Những điểm hạn chế trong công tác GPMB Thứ nhất, mức giá áp đền bù là quá thấp, dù biết rằng là mức giá đã có quy định nhưng nó không sát thực tế. Trong khi đây là thuộc KKT Vũng Áng thì không thể áp theo mức giá của một vùng nông thôn. Thứ hai, người dân không nắm bắt được thông tin về mức giá đền bù thực mà người dân được nhận của dự án Formosa áp cho người dân. Mức giá mà người dân nhận là do tỉnh Hà Tĩnh quyết định. Nghĩa là dự án Formosa chỉ thuê mặt bằng còn ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Trương Chí Hiếu Nguyễn Thị Vân Anh 61 công tác GPMB là do tỉnh thực hiện. Tất cả số tiền sẽ chuyển về cho tỉnh sau đó tỉnh sẽ lập đội công tác GPMB, hỗ trợ và TĐC để thực hiện bồi thường cho người dân. Thứ ba, biết rằng khi người dân không tuân theo quyết định của chính quyền thì sẽ có quyền cưỡng chế. Nhưng tôi cho rằng chính quyền đã quá lạm dụng quyền này. Không chấp nhận mức giá bồi thường là chuyện bình thường vì người dân có quyền đó. Nhưng thay vào đó chính quyền thực hiện cưỡng chế khi chưa thuyết phục được dân làm người dân hoang mang và phẫn nộ. Thứ tư, chính quyền xã chưa thực hiện tốt nhiệm vụ của mình khi không giải đáp được thắc mắc của người dân. Khi người dân thắc mắc thì chính quyền chỉ trả lời là về nhà chờ sẽ có quyết định sau. 6.4.2. Những hạn chế trong công tác quy hoạch vùng TĐC Một là, tình trạng thiếu nhà ở, đất ở khu tái định cư. Theo quy định của pháp luật hiện hành, khu TĐC phải được hoàn thành xong trước khi di dời người dân khỏi nơi ở cũ. Đây là một quy định thể hiện được sự quan tâm của Nhà nước ta đối với người phải di chuyển chỗ ở nhằm bước đầu tạo lập cho họ một cuộc sống mới. Tuy nhiên, quy định này trên thực tế không được thực hiện nghiêm túc, làm ảnh hưởng đến uy tín của Nhà nước cũng như gây nên tình trạng người dân không chấp hành đúng chủ trương di dân TĐC của Nhà nước. Theo các số liệu đã thu thập được có thể thấy một thực tế đáng quan tâm hiện nay là tình trạng thiếu nhà ở, đất ở TĐC để cấp cho những người bị thu hồi đất ở. Đây là tình trạng đã diễn ra trong một thời gian dài, cho đến nay vẫn chưa được khắc phục, thậm chí còn có xu hướng tăng lên trong thời gian tới. Ở nước ta, tình trạng này diễn ra rất phổ biến ở các khu đô thị lớn, đặc biệt là tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Còn ở vùng nông thôn, tình trạng này có xảy ra nhưng ở mức ít hơn, không trầm trọng như ở các đô thị lớn. Tình trạng thiếu đất ở, nhà ở TĐC trong thực tế thời gian qua đã gây ra những hệ lụy không nhỏ đối với tình hình kinh tế - xã hội ở nước ta. Rất nhiều dự án vì muốn bàn giao mặt bằng sạch đúng thời hạn như đã cam kết với nhà đầu tư mà chính quyền đã tiến hành di chuyển dân đến nơi ở mới trong khi khu TĐC chưa được xây dựng hoàn chỉnh, thậm chí nhiều trường hợp người dân phải thực hiện tạm cư để giao mặt ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Trương Chí Hiếu Nguyễn Thị Vân Anh 62 bằng. Chính điều này đã làm nảy sinh tâm lí chống đối trong nhân dân. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, trong đó có thể kể đến một số nguyên nhân chủ yếu như: quỹ đất dành cho TĐC không đáp ứng được nhu cầu của việc xây dựng các khu TĐC, trong khi đó việc giải phóng mặt bằng để xây dựng các khu TĐC không được hoàn thành theo đúng thời hạn đặt ra nên tiến độ xây dựng khu TĐC bị ảnh hưởng, không có nhà ở, đất ở giao cho người dân; hoặc do nhà thầu thi công khu TĐC không thực hiện đúng cam kết về tiến độ xây dựng các khu TĐC; hoặc cũng có thể do thiếu nguồn vốn dành cho việc xây dựng các khu TĐC Hai là, chất lượng các khu TĐC chưa đảm bảo. Như ta đã biết, TĐC không chỉ là một chế định pháp luật mà còn là một chính sách an sinh xã hội của Nhà nước ta đối với những người bị thu hồi đất phải di chuyển chỗ ở. Nói như vậy có nghĩa là ở một khía cạnh nào đó việc xây dựng các khu TĐC ngoài việc là sự bồi thường thiệt hại cho người dân thì còn là sự cố gắng của Nhà nước trong việc đảm bảo cuộc sống cho người dân tốt hơn hoặc bằng nơi ở cũ. Bởi vậy, xét về mặt lí thuyết thì người dân khi chuyển đến nơi ở mới phải được đảm bảo các điều kiện cần thiết để “an cư”, ổn định cuộc sống. Tuy nhiên, từ quy định của pháp luật đến thực tiễn thực hiện là một khoảng cách rất xa. Thực tế đã chỉ ra rằng chất lượng TĐC hiện nay còn nhiều điều đáng bàn. Đầu tiên là chất lượng xây dựng các công trình TĐC còn thấp, đặc biệt đối với các nhà ở TĐC chung cư. Nhiều công trình mới đưa vào sử dụng đã xuống cấp trầm trọng, ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của người dân TĐC. Đây là một vấn đề nhức nhối xảy ra ở rất nhiều khu TĐC hiện nay, và không chỉ diễn ra ở một địa phương mà là thực trạng chung của hầu hết các địa phương trên cả nước. Đối với hình thức TĐC bằng đất ở, người dân phản ánh việc công tác san nền không được thực hiện tốt dẫn đến việc sụt lún, gây ảnh hưởng đến công trình xây dựng của họ. Còn ở các khu nhà ở TĐC, chất lượng xây dựng nhà ở luôn luôn là nỗi ám ảnh đối với những hộ dân chuyển đến đây sinh sống. Theo phản ánh của các phương tiện thông tin đại chúng, có thể thấy không thể kể hết các khu nhà ở TĐC bị xuống cấp sau khi đi vào sử dụng, thậm chí là chỉ sau một thời gian ngắn. Đây là một thực tế đáng báo động đối với công tác quản lý việc xây dựng các khu TĐC ở nước ta hiện nay. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Trương Chí Hiếu Nguyễn Thị Vân Anh 63 Bên cạnh đó, hạ tầng xã hội ở các khu TĐC cũng là một lí do quan trọng để lý giải việc người dân không hài lòng khi chuyển đến sống ở các khu TĐC. Chỉ một số lượng không nhiều các khu TĐC có hạ tầng xã hội được xây dựng đồng bộ khi người dân đến ở. Còn lại, một số lượng lớn các khu TĐC người dân được chuyển đến ở trong khi hạ tầng xã hội chưa được xây dựng xong, làm ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt hàng ngày của họ, đặc biệt là các công trình thiết yếu như hệ thống giao thông, điện nước, trường học, chợ Ngoài ra, cũng phải chú ý đến các tập quán, thói quen, tín ngưỡng của người dân khi tiến hành xây dựng các khu TĐC, đảm bảo người dân không chỉ ổn định ở đời sống vật chất mà còn được quan tâm đến đời sống tinh thần ở nơi ở mới. Ba là, tình trạng mua, bán suất TĐC còn diễn ra phổ biến. Trong quá trình Nhà nước thu hồi đất, chỉ có một bộ phận người bị thu hồi đất được TĐC. Những người thuộc đối tượng này phải đáp ứng được một số yêu cầu nhất định, trong đó có yêu cầu về việc họ không còn chỗ ở nào khác, có nghĩa là sau khi bị thu hồi đất thì nơi được bố trí TĐC được coi là nơi ở duy nhất của họ. Tuy nhiên, có một thực tế là hiện nay tại các khu TĐC, nhất là tại các khu bố trí TĐC bằng nhà ở thì tình trạng mua, bán suất TĐC diễn ra còn phổ biến. Theo ghi nhận, người dân sang nhượng suất TĐC là do giá nhà, đất ở các khu TĐC thường được bán cho người dân với giá thấp hơn nhiều so với giá thị trường, bởi vậy nếu bán cho người khác họ sẽ nhận được một khoản chênh lệch đáng kể. Bên cạnh nguyên nhân kinh tế thì việc chuyển đến nơi ở mới gây ra không ít khó khăn cho người dân về việc làm, tập quán sinh hoạt cũng là một nguyên nhân không nhỏ dẫn đến tình trạng này. Ngoài ra, cũng có thể lí giải cho việc người dân sang nhượng suất TĐC bằng chất lượng TĐC chưa đảm bảo như đã nêu ở trên. Bốn là, vấn đề giải quyết việc làm cho người dân TĐC là vấn đề nhức nhối hiện nay tại các khu TĐC. Đó vừa là khó khăn của người dân, vừa là bài toán nan giải đối với các cấp chính quyền nhằm ổn định cuộc sống cho người dân sau TĐC. Theo quan niệm của người Việt Nam, cùng với nơi ở thì việc làm cũng là vấn đề quan trọng hàng đầu đối với cuộc sống mỗi người. Tuy nhiên, trong điều kiện quá trình đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ như hiện nay, xã hội Việt Nam đang có sự xáo trộn ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Trương Chí Hiếu Nguyễn Thị Vân Anh 64 về việc làm. Một trong những nguyên nhân quan trọng gây ra sự xáo trộn này là do Nhà nước thu hồi đất của người sử dụng đất để phục vụ cho một số mục tiêu nhất định. Bên cạnh việc mất đất nông nghiệp thì việc phải di chuyển chỗ ở tác động không nhỏ đến sự xáo trộn đó. Thông thường vấn đề TĐC chỉ ảnh hưởng tới việc làm của những người sản xuất nông nghiệp bị mất đất, hoặc những lao động tự do, không làm việc tại một cơ quan ổn định. Tuy nhiên, ở nông thôn thì những người thuộc đối tượng này chiếm một số lượng rất lớn, nếu không muốn nói là đa số. Theo thống kê, ở Việt Nam “trung bình mỗi hộ bị thu hồi đất thì có đến 1.5 lao động mất việc làm nhưng khi tuyển dụng vào làm việc trong các khu công nghiệp, số lao động có trình độ học vấn thấp chiếm tỉ lệ cao nên không đáp ứng được nhu cầu” . Bởi vậy mà công tác TĐC ở đây có sự gắn bó rất chặt chẽ với việc đào tạo, chuyển đổi việc làm cho người dân bị thu hồi đất. Trong thời gian qua, vấn đề việc làm đã được các cấp chính quyền quan tâm, tuy nhiên trên thực tế kết quả đạt được chưa cao. Đây chính là một trong những vấn đề hậu TĐC khó giải quyết nhất hiện nay. Một mặt, chính quyền chưa có những quyết sách đúng đắn trong việc đưa ra những phương án chuyển đổi ngành nghề thích hợp cho người dân. Mặt khác, ở một số nơi, người dân chưa có sự chủ động trong việc tự tìm cho mình hướng đi mới để phát triển kinh tế gia đình. Điều này đã dẫn đến những hệ lụy không nhỏ làm ảnh hưởng đến sự ổn định xã hội. Năm là, ý thức, trách nhiệm cũng như năng lực của các chủ thể liên quan đến công tác TĐC còn kém. Về phía các cấp chính quyền, đặc biệt là chính quyền cấp cơ sở ở các địa phương còn nhiều lúng túng trong việc quản lí công tác bồi thường, TĐC theo đúng thẩm quyền. Đối với những người làm công tác bồi thường, TĐC, một bộ phận không đáp ứng được các yêu cầu về đạo đức nghề nghiệp, năng lực công tác làm ảnh hưởng đến chất lượng công tác giải phóng mặt bằng nói chung và TĐC nói riêng. Về phía người dân thuộc diện TĐC, cũng có một bộ phận trong số họ chưa có ý thức làm cản trở đến công tác TĐC. Có không ít hộ dân cố ý không chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về TĐC, không chịu di dời đến nơi ở mới, gây khó khăn cho công tác bồi thường, TĐC, thậm chí nhiều trường hợp còn gây mất ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Trương Chí Hiếu Nguyễn Thị Vân Anh 65 trật tự xã hội. Ngoài ra, sau khi di dời lên khu TĐC, sự thiếu ý thức của người dân cũng có thể góp phần làm cho hạ tầng xã hội bị hư hại, xuống cấp. Sáu là, trong quá trình thực hiện ở một số địa phương đã không tuân thủ đúng quy định của pháp luật về trình tự, thủ tục thực hiện bồi thường, TĐC. Trong đó, quy định về lập, thẩm định và phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, TĐC là bị vi phạm nhiều nhất. Ở nhiều nơi, dưới áp lực về thời gian bàn giao đất cho các nhà đầu tư, phương án bồi thường, hỗ trợ, TĐC được lập một cách sơ sài, thậm chí có trường hợp còn không có phương án này. Bên cạnh đó, khâu lấy ý kiến về phương án bồi thường, TĐC chưa được thực hiện nghiêm túc, bởi vậy mà phương án đưa ra còn nhiều chỗ không đúng với tâm tư, nguyện vọng của người dân, gây khó khăn cho quá trình thực hiện giải phóng mặt bằng. Tóm lại, công tác TĐC hiện nay còn nhiều điểm vướng mắc cả ở những quy định của pháp luật lẫn trong thực tiễn thực hiện các quy định đó. Để công tác bồi thường, TĐC được thực hiện tốt hơn, yêu cầu đặt ra là phải có những giải pháp để tháo gỡ những điểm vướng mắc nêu trên. Kết luận chương 2: Chương 2 là chương chứa đựng nhiều vấn đề nhất của cả bài khóa luận. Nó tập trung giải đáp những thắc mắc, những vấn đề xuyên suốt của toàn bài. Vấn đề được nêu ra ở đây là cách thức thực hiện công tác GPBM ở một khu vực cụ thể là Khu TĐC xã Kỳ Lợi liên quan đến một dự án có tổng nguồn vốn FDI lớn nhất Việt Nam đó chính là điểm khác biệt so với những dự án TĐC khác. Không chỉ có vậy, tôi tiến hành phân tích những tác động của dự án đến sinh kế người dân trước và sau khi có dự án để đánh giá được mức độ thành công của dự án cũng như là đánh giá sự hài lòng của người dân về dự án. Và tất nhiên còn tồn tại nhiều vấn đề bức xúc xung quanh dự án nên các giải pháp hoàn thiện là không thể thiếu. Vì vậy chương 3 tiếp theo sẽ giải quyết những khúc mắc đó vấn đó. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Trương Chí Hiếu Nguyễn Thị Vân Anh 66 CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC BỒI THƯỜNG GPMB, HỖ TRỢ VÀ TÁI ĐỊNH CƯ DỰ ÁN FORMOSA TẠI KKT VŨNG ÁNG I. Phương hướng và các quan điểm về hoàn thiện chính sách bồi thường, giải phóng mặt bằng trong thời gian tới Chính sách bồi thường, giải phóng mặt bằng các dự án trên cả nước nói chung và trên địa bàn xã Kỳ Lợi nói riêng còn nhiều những bất cập mà đứng ở góc độ quản lý Nhà nước, doanh nghiệp hay những người dân, chúng ta cần phải có những giải pháp và hành động thiết thực để đảm bảo quyền nhưng cũng phải thực hiện được nghĩa vụ và vai trò của người dân khi Nhà nước thu hồi đất. Từ những tồn tại, hạn chế đã được nêu ở chương 2, xin đề xuất một số giải pháp, kiến nghị hoàn thiện chính sách bồi thường, giải phóng mặt bằng trên địa bàn xã Lỳ Lợi cũng như các địa phương khác trên cả nước như sau: 1.1. Phương hướng hoàn thiện chính sách bồi thường, giải phóng mặt bằng Phương hướng hoàn thiện chính sách bồi thường, giải phóng mặt bằng, cần thực hiện tốt các mặt như: - Xây dựng dự án hiện đại hoá hệ thống quản lý đất đai; hoàn thiện, công khai quy hoạch , kế hoạch sử dụng đất; - Sử dụng đất hợp lý, hiệu quả; khuyến khích đầu tư vào đất từ nhiều nguồn vốn; - Phát triển thị trường nhà - đất; tăng cường sự kiểm soát, chế tài đối với các hoạt động chuyển nhượng quyền sử dụng đất, đặc biệt là nguồn gốc tài sản và thuế thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất. 1.2. Quan điểm hoàn thiện chính sách bồi thường, giải phóng mặt bằng - Xác định quỹ đất là tài sản quốc gia, là tài sản quý hiếm và không thể để hoang hoá hay khai thác một cách kém hiệu quả; - Thực hiện bồi thường phải đảm bảo: công bằng, công khai, thoả đáng; - Tiến tới bồi thường theo giá thị trường; - Cần thực hiện chính sách bồi thường nhất quán cho các đối tượng khác nhau; đặc biệt là các đối tượng thuộc các khu vực giáp ranh giữa các tỉnh, huyện. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Trương Chí Hiếu Nguyễn Thị Vân Anh 67 - Tăng cường phân cấp cho địa phương trong việc thực hiện chính sách bồi thường; phát huy vai trò, trách nhiệm của địa phương các cấp. II. Một số giải pháp nhằm thực hiện tốt công tác GPMB, hỗ trợ và TĐC tại KKT Vũng Áng – tỉnh Hà Tĩnh Nhằm hạn chế những tiêu cực trong công tác GPMB, hỗ trợ và TĐC tại KKT Vũng Áng, từ quá trình điều tra thực tiễn và nghiên cứu, tôi xin đưa ra một số giải pháp như sau: 2.1. Công tác giải phóng mặt bằng Thứ nhất, mức giá đền bù phải sát với giá thị trường, và đúng thực tế phải công khai mức giá để người dân được biết. Thứ hai, phải công khai thông tin về GPMB để người dân hiểu và nắm rõ như thời gian thu hồi đất, thời gian nhận tiền, thời gian chuyển đi để người dân được biết và chuẩn bị. Như giai đoạn I người dân hoàn toàn bị động trong việc chuyển đi và chờ nhận tiền trong một thời gian khá lâu. Thứ ba, chính quyền xã, huyện phải nắm rõ thông tin về dự án để có thể giải đáp thắc mắc của người dân. Trong khi người dân đang thiếu thông tin và chờ chính quyền giải đáp thì họ chỉ nhận được câu trả lời là phải chờ khi nào có thông báo thì sẽ biết. 2.2. Công tác hỗ trợ và tái định cư Thứ nhất, phải có các biện pháp nhằm hạn chế tình trạng thiếu nhà ở, đất ở TĐC như hiện nay, đảm bảo được quyền có nhà ở của những người thuộc diện TĐC. Nhìn chung trong thời gian qua, các cơ quan có thẩm quyền thường bị động trong việc chuẩn bị quỹ nhà, đất TĐC dẫn đến tình trạng thiếu nhà ở, đất ở cấp cho người dân TĐC. Điều này một mặt xuất phát từ nguyên nhân khách quan là ở một số địa phương quỹ đất hạn hẹp không đáp ứng đủ nhu cầu TĐC; mặt khác phần nhiều bắt nguồn từ nguyên nhân chủ quan từ phía các cơ quan, đơn vị, tổ chức có liên quan. Tầm quan trọng của vấn đề TĐC chưa được đánh giá đúng mức trong tổng thể toàn bộ dự án bồi thường, hỗ trợ, TĐC. Đây là thực trạng chung ở các địa phương trên cả nước, và KKT Vũng Áng không phải là ngoại lệ. Trong thời gian qua, ở KKT Vũng Áng vấn đề thiếu đất TĐC tuy không phải là vấn đề nổi cộm nhất nhưng vẫn diễn ra ở một số khu TĐC. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng này là do: tiến độ giải phóng mặt ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Trương Chí Hiếu Nguyễn Thị Vân Anh 68 bằng phục vụ các dự án TĐC chậm, đặc biệt có khu TĐC được quy hoạch trên diện tích đất đang có người ở nên tiến độ thực hiện bị ảnh hưởng, không có đất để phân lô TĐC cho người dân; hoặc do tiến độ xây dựng các khu TĐC chậm Để tình trạng thiếu đất ở TĐC được khắc phục trong thời gian tới, qua thực hiện tại KKT Vũng Áng có thể đề xuất một số giải pháp như sau: Trong thời gian tới, cần đẩy nhanh tiến độ công tác giải phóng mặt bằng phục vụ các dự án TĐC. Có một thực tế là hiện nay việc giải phóng mặt bằng để thực hiện các dự án đầu tư thường được ưu tiên hơn so với dự án TĐC. Điều này đã trực tiếp ảnh hưởng đến cuộc sống người dân bị thu hồi đất khi tiến độ TĐC bị chậm. Để công tác giải phóng mặt bằng đạt hiệu quả cao hơn, đòi hỏi phải đẩy mạnh công tác giải phóng mặt bằng phục vụ các dự án TĐC – khâu đầu tiên đóng vai trò quan trọng trong toàn bộ quá trình TĐC. Chỉ khi khâu này được giải quyết thì mới có thể thực hiện các giai đoạn tiếp theo của công tác TĐC. Bên cạnh đó, cũng cần có các biện pháp cần thiết để đẩy nhanh tiến độ xây dựng các khu TĐC. Để làm được điều này, một mặt phải có cơ chế kiểm tra, giám sát, đôn đốc nhà thầu thi công nhanh chóng hoàn thành đưa các công trình TĐC vào sử dụng, đáp ứng nhu cầu chính đáng của người dân. Đồng thời, Nhà nước phải có biện pháp xử lí mạnh tay đối với những nhà thầu cố ý kéo dài thời gian thi công, làm ảnh hưởng đến tổng thể dự án bồi thường, hỗ trợ, TĐC. Mặt khác, từ việc xác định thiếu vốn đầu tư cũng là một nguyên nhân quan trọng dẫn đến tình trạng chậm hoàn thành các dự án TĐC, trong thời gian tới Nhà nước cần ưu tiên nguồn vốn để thực hiện các dự án TĐC cho người dân bị thu hồi đất, giải quyết tình trạng chậm trễ trong việc xây dựng các khu TĐC. Thứ hai, cần nâng cao chất lượng công trình TĐC, đảm bảo cuộc sống cho người dân khi họ di dời đến nơi ở mới. Thực tiễn thực hiện công tác TĐC ở KKT Vũng Áng thời gian qua đã chỉ rõ việc xây dựng cơ sở hạ tầng tại các khu TĐC còn một số vấn đề bất cập như: cơ sở hạ tầng tại một số khu TĐC chưa đồng bộ, có một số công trình TĐC chất lượng chưa đảm bảo Trong khi đó, khi chuyển đến nơi ở mới, vấn đề đầu tiên mà người dân quan tâm là điều kiện sinh hoạt như giao thông, điện, nước, nơi khám chữa bệnh, nơi học ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Trương Chí Hiếu Nguyễn Thị Vân Anh 69 hành của con em người bị thu hồi đất Do đó, cần thiết phải tạo lập cho những người dân phải di chuyển tới khu TĐC những điều kiện cần thiết về nơi ăn, chốn ở; đảm bảo nơi ở mới tốt hơn hoặc bằng nơi ở cũ. Xuất phát từ thực tế tại KKT Vũng Áng, có thể thấy để nâng cao chất lượng TĐC cho người dân, cần phải xây dựng đồng bộ về hệ thống giao thông, cấp thoát nước, cấp điện, hệ thống trường học, chợ; đồng thời phải có biện pháp đảm bảo chất lượng các công trình TĐC. Có như vậy mới khuyến khích được người dân rời bỏ mảnh đất họ đã gắn bó để phục vụ cho các mục đích của Nhà nước. Để thực hiện được điều đó, trước hết trong thời gian tới cần phải cố gắng xây dựng khu TĐC hoàn chỉnh trước khi di dời dân. Các cấp chính quyền phải hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng di dân đến nơi ở mới trong điều kiện hạ tầng xã hội ở các khu TĐC chưa được xây dựng đồng bộ để đảm bảo cuộc sống cho người dân. Ở một số khu TĐC thuộc KKT Vũng Áng trong thời gian qua yêu cầu này chưa được đảm bảo. Điều này xuất phát từ việc để thu hút và giữ chân các nhà đầu tư, thời gian cam kết bàn giao mặt bằng sạch được rút ngắn đến mức thấp nhất, đặc biệt đối với dự án Formosa, một dự án có quy mô đầu tư rất lớn không chỉ riêng trong địa bàn tỉnh Hà Tĩnh mà cả ở cấp quốc gia, thì yêu cầu đáp ứng tiến độ bàn giao phải được đảm bảo. Bởi vậy mà công tác bồi thường, di dân TĐC ở đây được tiến hành một cách khẩn trương, thậm chí ngay cả khi hạ tầng xã hội chưa được xây dựng đồng bộ, việc di dời dân vẫn được tiến hành. Đến thời điểm hiện tại, nhiều công trình ở một số khu TĐC vẫn chưa được hoàn thành, làm ảnh hưởng đến cuộc sống người dân; trong khi đó, các đơn vị chỉ thi công cầm chừng, không biết bao giờ mới hoàn thành. Để đảm bảo cho cuộc sống của người dân – đối tượng phải chịu nhiều thiệt thòi do việc Nhà nước thu hồi đất, cần thực hiện nghiêm túc quy định của pháp luật về việc phải đảm bảo các khu TĐC được hoàn thành trước khi di dời người dân. Điều này một mặt đảm bảo được cuộc sống cho người dân; mặt khác cũng là điều kiện ràng buộc để các cấp chính quyền có trách nhiệm kiểm tra, đôn đốc, đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình TĐC. Bên cạnh đó, cũng cần có cơ chế giám sát chất lượng xây dựng các công trình TĐC, đảm bảo cuộc sống cho nhân dân tại nơi ở mới. Tuy nhiên, chất lượng của một số công trình TĐC trong thời gian qua vẫn không được đảm bảo. Như ở KKT Vũng ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Trương Chí Hiếu Nguyễn Thị Vân Anh 70 Áng, hiện nay người dân phản ánh nhiều về chất lượng san nền các lô đất TĐC, còn xảy ra hiện tượng sụt, lún rất nguy hiểm cho người dân, ảnh hưởng đến nhà ở của họ; hay một số công trình công cộng bị xuống cấp, đặc biệt là hệ thống thoát nước Thực tế này đòi hỏi cần có cơ chế ràng buộc trách nhiệm của cả đơn vị thi công lẫn đơn vị giám sát công trình để các đơn vị này có trách nhiệm trong trường hợp chất lượng công trình không đảm bảo. Đồng thời cũng đòi hỏi chính quyền địa phương có trách nhiệm kiểm tra cơ sở vật chất của các khu TĐC trước khi cấp nhà ở, đất ở cho người dân. Thứ ba, việc giải quyết việc làm cho người dân ở vùng TĐC cần phải được quan tâm đúng mức Trong quá trình thực hiện TĐC, một trong các vấn đề mà người dân bị thu hồi đất quan tâm là vấn đề giải quyết công ăn việc làm cho họ tại nơi ở mới. Đây là một đòi hỏi hết sức chính đáng, đặc biệt là ở những vùng mà nông dân bị tách ra khỏi sản xuất nông nghiệp như ở KKT Vũng Áng. Thực tiễn tại địa phương này cho thấy, các phương án chuyển đổi nghề nghiệp đã được thực hiện nhưng hiệu quả đạt được chưa cao. Một bộ phận lao động trẻ được ưu tiên làm việc trong các nhà máy trong KKT, nhưng do trình độ thấp không đáp ứng được yêu cầu nên nghỉ việc. Việc học tập kinh nghiệm các làng nghề thủ công – tiểu thủ công nghiệp được thực hiện nhưng sau khi thăm quan học hỏi, chính quyền địa phương chưa quan tâm đến việc định hướng cho người dân công việc thích hợp với tình hình địa phương, cũng như chưa phối hợp với người dân trong việc tìm đầu ra ban đầu cho sản phẩm nên chưa đạt hiệu quả như mong muốn. Từ thực tiễn ở KKT Vũng Áng, có thể thấy để vấn đề giải quyết việc làm cho người dân phải di chuyển chỗ ở không còn là vấn đề nhức nhối, các cơ quan hữu quan cần phải nghiên cứu để xây dựng phương án chuyển đổi ngành nghề phù hợp với điều kiện tự nhiên, trình độ dân trí ở địa phương mình. Đồng thời đẩy mạnh hơn nữa việc đào tạo, dạy nghề cho bộ phận người dân trong độ tuổi lao động, đặc biệt là những người còn trẻ tuổi. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Trương Chí Hiếu Nguyễn Thị Vân Anh 71 Ngoài ra, chính bản thân người dân cũng phải chủ động trong việc tự tìm việc làm, không ỷ lại vào chính quyền. Điều này vừa giúp người dân tìm được công việc phù hợp với mình, vừa giảm áp lực cho các cơ quan liên quan. Trong thời gian tới, để đảm bảo quyền lợi cho những đối tượng mất việc làm do bị thu hồi đất, phải di chuyển chỗ ở cần phải thực hiện một số biện pháp khác như: thành lập quỹ trợ cấp thất nghiệp, quỹ giải quyết việc làm cho người nông dân bị mất đất nông nghiệp Một phần kinh phí để thành lập các quỹ này do các doanh nghiệp được hưởng lợi từ việc thu hồi đất của người dân đóng góp. Thứ tư, cần nâng cao trình độ quản lý của chính quyền các cấp, đặc biệt là chính quyền cấp xã để trình độ quản lý bắt kịp sự phát triển của cơ sở hạ tầng. Việc TĐC ở KKT Vũng Áng có một đặc thù so với các địa phương khác là mô hình TĐC ở đây có sự thay đổi đáng kể so với nơi ở cũ. Nếu như trước đây người dân hoàn toàn sống trong môi trường nông thôn đặc trưng, gắn liền với sản xuất nông nghiệp thì nay người dân chuyển đến khu TĐC theo mô hình đô thị, với cơ sở hạ tầng được đầu tư đồng bộ, khang trang, cuộc sống thoát li khỏi môi trường sản xuất nông nghiệp Sự thay đổi này tất yếu kéo theo sự thay đổi cách thức quản lí của chính quyền địa phương, đặc biệt là chính quyền cấp xã. Tuy nhiên, hiện nay ở KKT Vũng Áng, trình độ quản lí nhà nước của chính quyền chưa theo kịp sự phát triển về kinh tế - xã hội của địa phương mình. Có nhiều lĩnh vực thuộc phạm vi quản lí của mình nhưng chính quyền tỏ ra vô cùng lúng túng không biết nên xử lí theo hướng nào vì trước nay chưa từng làm. Do đó, việc quản lí chưa đạt được hiệu quả cao. Trong thời gian tới, yêu cầu đặt ra là phải nâng cao trình độ quản lí của chính quyền các cấp, đặc biệt đối với cán bộ cấp xã tại những vùng nông thôn được chuyển lên mô hình TĐC đô thị. Thứ năm, cần phải có cơ chế kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện bồi thường, hỗ trợ, TĐC. Trong đó, trình tự, thủ tục thực hiện phải được tiến hành theo đúng quy định của pháp luật. Sở dĩ phải đặt ra yêu cầu này là do hiện nay trong quá trình thực hiện các quy định này bị vi phạm tương đối nhiều. Tình trạng này không chỉ diễn ra ở KKT Vũng Áng mà ở hầu khắp các địa phương trên cả nước. Bởi vậy, trong thời gian tới pháp luật phải được nghiêm chỉnh chấp hành trên thực tế, đặc biệt phải đảm bảo cho người dân được đề đạt nguyện vọng, tham gia đóng góp ý kiến vào phương án bồi ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Trương Chí Hiếu Nguyễn Thị Vân Anh 72 thường, hỗ trợ, TĐC. Đây là một khâu rất quan trọng, đảm bảo cho phương án đưa ra nhận được sự đồng tình ủng hộ của người dân. Một khi khâu này được thực hiện nghiêm túc thì công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng sẽ đạt được kết quả cao hơn trong thời gian tới. Để trình tự, thủ tục bồi thường, TĐC được thực hiện đúng theo quy định pháp luật cần phải triển khai các giải pháp đồng bộ như: công khai hóa, minh bạch hóa phương án bồi thường, hỗ trợ, TĐC cho người dân; tăng cường công tác thanh, kiểm tra việc tuân thủ các quy định về trình tự, thủ tục thực hiện TĐC khi Nhà nước thu hồi đất nhằm phát hiện và xử lí kịp thời các sai phạm trong khi thực hiện; xây dựng cơ chế để phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong việc giám sát sự tuân thủ pháp luật đất đai nói chung và các quy định về trình tự, thủ tục bồi thường, TĐC nói riêng; có biện pháp xử lí nghiêm minh các hành vi vi phạm quy định về lĩnh vực này * Ngoài những giải pháp được nêu ra ở trên, để việc thực hiện công tác TĐC đạt hiệu quả cao hơn, có thể bổ sung thêm một số kinh nghiệm từ thực tiễn thực hiện công tác TĐC ở các địa phương khác trên cả nước. Một là, cần nâng cao chất lượng xây dựng nhà ở TĐC, đặc biệt là các công trình nhà ở chung cư. Đây là một yêu cầu vô cùng quan trọng vì tình trạng nhà ở TĐC chất lượng kém hiện nay là một vấn đề gây ra nhiều bức xúc cho người dân trong thời gian vừa qua. Bên cạnh đó, cũng nên có cơ chế khuyến khích các doanh nghiệp thực hiện các dự án nhà TĐC chất lượng cao như một số doanh nghiệp đang thực hiện. Hai là, phải có biện pháp khắc phục tình trạng thiếu nhà ở, đất ở TĐC. Phải đảm bảo quỹ đất phục vụ các dự án TĐC được sử dụng đúng mục đích. Thời gian qua có không ít trường hợp quỹ đất TĐC bị cắt xén để thực hiện vào các mục đích khác, trong khi nhu cầu về đất ở, nhà ở TĐC không được đáp ứng. Đây là một vấn đề cần phải giải quyết để góp phần hạn chế tình trạng thiếu nhà ở, đất ở TĐC. Mặt khác, hiện nay có một nghịch lý là nhiều dự án không có nhà TĐC để bố trí cho người dân, nhưng vẫn còn nhiều khu nhà TĐC đã hoàn thành lại không được sử dụng do phải “chờ” dự án giải phóng mặt bằng. Điều này đã gây ra dư luận không tốt trong thời gian qua. Bởi vậy, cần phải có các biện pháp để phân bổ hợp lí hơn quỹ nhà ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Trương Chí Hiếu Nguyễn Thị Vân Anh 73 ở, đất ở TĐC. Đối với những dự án nhà TĐC phải “chờ” dự án quá thời gian quy định, cần phải thu hồi để bố trí cho các dự án khác có nhu cầu cấp bách hơn. Song song với việc thực hiện các biện pháp trên, để khắc phục tình trạng thiếu nhà ở, đất ở TĐC cần đa dạng hơn nữa các loại hình TĐC. Ngoài các cách TĐC đang được áp dụng, có thể sử dụng nhiều phương pháp TĐC như: có biện pháp khuyến khích người dân TĐC bằng tiền; mua quỹ nhà kinh doanh tại các khu đô thị mới, mua quỹ nhà BT đã có hoặc giao nhà đầu tư dự án BT ứng vốn xây dựng nhà TĐC Ba là, phải bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp đối với đội ngũ cán bộ làm công tác bồi thường, hỗ trợ, TĐC. Đối với đội ngũ làm công tác bồi thường, hỗ trợ, TĐC, yêu cầu về chuyên môn nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp là những yêu cầu không thể thiếu đối với họ. Tuy nhiên, không phải người nào cũng đáp ứng được các điều kiện này. Hiện nay, có rất nhiều vụ việc gây ra hậu quả xấu xuất phát từ sai phạm của những đối tượng này như: cán bộ ban quản lí dự án TĐC thủy điện Sơn La lấy tiền của dự án gửi vào tài khoản cá nhân để hưởng lợi; vụ cưỡng chế thu hồi đất ở Tiên Lãng – Hải Phòng; vụ việc các cán bộ bố trí người thân của mình vào ở tại các khu TĐC trong khi những người này không thuộc diện được TĐC Để hạn chế tình trạng này, lấy lại niềm tin của người dân thì việc đào tạo, bồi dưỡng về đạo đức nghề nghiệp cũng như trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho những người làm công tác bồi thường, hỗ trợ, TĐC là hết sức cần thiết. Kết luận chương 3: Những định hướng, giải pháp được nêu ra để giải quyết các vấn đề của chương 2. Các giải pháp cho từng hợp phần và hướng tới các đối tượng cụ thể. Với mục tiêu là nâng cao chất lượng công tác TĐC và các hợp phần liên quan thì những định hướng và giải pháp đưa ra cố gắng thực hiện được mục tiêu đó để góp phần giúp cho dự án đạt kết quả tốt và đạt được đồng thuận cao của người dân. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Trương Chí Hiếu Nguyễn Thị Vân Anh 74 PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ I. Kết luận Dự án Formosa là dự án đầu tư nước ngoài có tổng vốn đầu tư lớn nhất tại Việt Nam và Hà Tĩnh là tỉnh nhận được nguồn vốn đó. Là một tỉnh có tốc độ phát triển còn chậm nhiều so với các tỉnh trong cả nước nhưng trong giai đoan từ năm 2009 đến nay tỉnh Hà Tĩnh đã có những bước phát triển vượt bậc tốc độ bình quân hàng năm giai đoạn 2009 - 2011 đạt 9,81% (trong đó năm 2011 đạt 11,7%); cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, công nghiệp - xây dựng, thương mại - dịch vụ chiếm trên 60%. Thu ngân sách trên địa bàn từ 130 tỷ đồng năm 2000, đã đạt mốc 2.000 tỷ đồng vào năm 2009, trên 3.000 tỷ đồng trong năm 2011, phấn đấu đạt gần 5.000 tỷ đồng kế hoạch năm 2012; cơ cấu nguồn thu có chuyển biến tích cực, nguồn thu từ đất giảm dần, thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh tăng và chiếm tỷ lệ lớn trong tổng thu, đã phản ánh được sự phát triển kinh tế của tỉnh những năm qua. Kết cấu hạ tầng toàn tỉnh được cải thiện rõ rệt. Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tăng trưởng nhanh; tiềm năng, lợi thế trong phát triển công nghiệp đã được khai thác đúng định hướng và phát huy hiệu quả.[14]. Những thành tựu đó chắc chắn không thể không có sự đóng góp của các nguồn vốn ĐTNN đầu tư vào tỉnh. Điển hình là huyện Kỳ Anh sau khi có dự án Formosa đời sống người dân đã có những chuyển biến tích cực rõ nét trên nhiều phương diện. Tất nhiên còn có nhiều hạn chế nhưng nhìn chung thì người dân đan hài lòng với cuộc sống của họ đó là một điều đáng vui mừng cho tỉnh Hà Tĩnh. II. Kiến nghị Hiện nay, công nghiệp hóa và đô thị hóa là tiến trình tất yếu của mọi quốc gia trên thế giới, đặc biệt đối với các quốc gia đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Trong tiến trình này, không thể không nói đến công tác thu hồi đất, bồi thường, TĐC. Trên thực tế, việc thực hiện công tác bồi thường, TĐC đã đặt ra nhiều vấn đề về kinh tế, văn hóa, xã hội đối với nước ta. Bởi vì thực tế là điều khác xa so với những điều được đề ra trên giấy tờ, bản thảo. Công tác GPMB, hỗ trợ và TĐC là một công việc thực tiễn tiếp xúc trao đổi thuyết phục người dân phải nói là một công tác quan trọng tốn rất nhiều chi phí và gặp phải nhiều khó khăn, phản đối từ người dân nhất. Vậy nên, ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Trương Chí Hiếu Nguyễn Thị Vân Anh 75 có thể nói với một dự án có quy mô rộng lớn như dự án Formosa thì đây được coi là một kết quả tốt. Với mục nâng cao chất lượng công tác bồi thường GPMB, hỗ trợ TĐC và tạo sinh kế mới cho người dân ở các giai đoạn tiếp theo của dự án, luận văn đã nêu ra những bất cập, hạn chế trong chính sách hay chính quá trình thực hiện dự án và tình hình sinh kế mới của người dân; từ đó đưa ra những đề xuất, kiến nghị nhằm đạt được những mục tiêu đó. - Hoàn thiện xây dựng dự án hiện đại hoá hệ thống quản lý đất đai, công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. - Tăng cường kiểm soát, chế tài các hành vi vi phạm pháp luật về đất đai cũng như các hoạt động chuyển nhượng quyền sử dụng đất, thuế thu nhập, trước bạ, - Đối với đất đai, tài sản là bất động sản cần thiết có sự tư vấn, thẩm định về giá để tính toán bồi thường theo giá thị trường cũng như thực hiện các mục đích tài chính khác đối với đất đai. Bước đầu việc thực hiện có thể chia thành từng khu vực của dự án để kháo sát, sau đó tiến tới áp dụng tư vấn, khảo sát giá cho từng đối tượng thu hồi đất cụ thể. - Về mặt chính sách : cần nghiên cứu, trao đổi để xây dựng hoàn thiện hơn nữa chính sách bồi thường bằng những quy định cụ thể từ đó làm cơ sở áp dụng trên toàn quốc. - Vai trò trách nhiệm của các địa phương cần được nâng cao, tạo thuận lợi cho các đối tượng thu hồi đất cũng chính là góp phần tháo gỡ những vướng mắc, giúp đẩy nhanh tiến độ bàn giao mặt bằng, thực hiện dự án - Về sinh kế của người dân thì cần có nhiều hỗ trợ hơn cho người dân ở khu TĐC vì họ chuyển đến TĐC sống không còn đất sản xuất canh tác, không còn những công việc mưu sinh trước đây nữa mà họ chủ yếu phụ thuộc vào những người có sức lao động để đi làm công nhân cuộc sống không ổn định. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Trương Chí Hiếu Nguyễn Thị Vân Anh TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Quốc Hội (2003), Luật Đất đai năm 2003 2. Chính phủ (ngày 17/8/1994), Nghị định số 90/CP “Quy định về việc đền bù thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng” 3. Chính phủ (ngày 24/4/1998), Nghị định 22/1998/NĐ-CP “Về việc đền bù thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng” 4. Chính phủ (ngày 29/10/2004), Nghị định 181/2004/NĐ-CP “Về thi hành Luật Đất đai” 5. Chính phủ (ngày 16/11/2004), Nghị định 188/2004/NĐ-CP “Về phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất” 6. Chính phủ (ngày 03/12/2004), Nghị định 197/2004/NĐ-CP “Về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất” 7. Chính phủ (ngày 03/12/2004), Nghị định 198/2004/NĐ-CP “Về thu tiền sử dụng đất” 8. NĐ 69/2009/NĐ-CP ngày 13-8-2009 9. Thuyết minh dự án bồi thường, GPMB, hỗ trợ và tái định cư Dự án trọng điểm quốc gia "Khu liên hợp gang thép và cảng Sơn Dương" tại Khu kinh tế Vũng Áng 10.Biên bản tính giá trị bồi thường, hỗ trợ đất nông nghiệp, đất không có công trình thuộc dự án khu liên hợp gang thép và cảng Sơn Dương- FORMOSA, tại xã Kỳ Lợi 11. Quyết định số 69/2009/QĐ-UBND ngày 24/12/2009 của UBND tỉnh Hà Tĩnh 12. Phân tích từ bảng điều tra hộ dân 13. Tạp chí khoa học, Đại học Huế, tập 72B, số 3, năm 2012 Tên : Ảnh hưởng của chương trình của chương trình 135 đến sinh kế của đồng bào dân tộc ít người huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị. của tác giả : Nguyễn Văn Toàn, Trương Tấn Quân, Trần Văn Quảng Đại học Huế 14. Các trang web co-hoi-viec-lam-cho-nguoi-lao-dong số ra ngày 3/3/2013 vnxpress.net/gl/kinhdoanh dantri.com.vn vneconomy.vn ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Trương Chí Hiếu Nguyễn Thị Vân Anh PHỤ LỤC Phụ lục 1 : Kết quả ước lượng về thu nhập bình quân tổng thể các hộ dân năm 2009 và năm 2012 thu nhập bq2009 (1000đ) thu nhập bq 2012 (1000đ) Mean 1717.766204 Mean 3094.75 Standard Error 129.2891763 Standard Error 190.0598757 Median 1496.3125 Median 3098 Mode #N/A Mode #N/A Standard Deviation 708.145983 Standard Deviation 1041.000812 Sample Variance 501470.7332 Sample Variance 1083682.691 Kurtosis 1.375106421 Kurtosis 3.295578595 Skewness 1.343116878 Skewness 1.371685714 Range 2916.666667 Range 4945.104167 Minimum 833.3333333 Minimum 1583.333333 Maximum 3750 Maximum 6528.4375 Sum 51532.98611 Sum 92842.5 Count 30 Count 30 Confidence Level(95.0%) 264.4260517 Confidence Level(95.0%) 388.7160857 (1453.340152;1982.192255) (2706.034;3483.466086)ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Trương Chí Hiếu Nguyễn Thị Vân Anh Phụ lục 2: Kết quả ước lượng về thu nhập bình quân tổng thể các hộ dân năm 2009 và năm 2012( quy về năm gốc 2009) thu nhập 2009 thu nhập 2012 quy vê 2009 Mean 1717.766204 Mean 2186.484386 Standard Error 129.2891763 Standard Error 134.2799744 Median 1496.3125 Median 2188.780557 Mode #N/A Mode #N/A Standard Deviation 708.145983 Standard Deviation 735.4817099 Sample Variance 501470.7332 Sample Variance 540933.3456 Kurtosis 1.375106421 Kurtosis 3.295578595 Skewness 1.343116878 Skewness 1.371685714 Range 2916.666667 Range 3493.78562 Minimum 833.3333333 Minimum 1118.647261 Maximum 3750 Maximum 4612.432881 Sum 51532.98611 Sum 65594.53158 Count 30 Count 30 Confidence Level(95.0%) 264.4260517 Confidence Level(95.0%) 274.6333798 1453.340152 1982.192255 1911.851 2461.117766 (1453.340152;1982.192255) 1911.851;2461.117766) với H0:a1=a2: " dự án không tác động đến thu nhập của người dân H1 : a1≠a2 : " dự án có tác động đến thu nhập của người dân ItI>tα/2 → bác bỏ Ho chấp nhận H1 nghĩa là thu nhập trước và sau dự án có thay đổi ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Trương Chí Hiếu Nguyễn Thị Vân Anh Phụ lục 3: Bảng kiểm định t test về thu nhập năm 2009 và 2012 bảng kiểm định t test về thu nhập năm 2009 và 2012 t-Test: Paired Two Sample for Means thu nhập bq2009 (1000đ) thu nhập bq 2012 (1000đ) Mean 1875.310185 2992.527778 Variance 448389.8263 1127405.169 Observations 30 30 Pearson Correlation 0.509546965 Hypothesized Mean Difference 0 Df 29 t Stat -6.632495365 P(T<=t) one-tail 1.42744E-07 t Critical one-tail 1.699126996 P(T<=t) two-tail 2.85488E-07 t Critical two-tail 2.045229611 với H0:a1=a2: " dự án không tác động đến thu nhập của người dân H1 : a1≠a2 : " dự án có tác động đến thu nhập của người dân |t|>tα/2 → bác bỏ Ho chấp nhận H1 nghĩa là thu nhập trước và sau dự án có thay đổiĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Trương Chí Hiếu Nguyễn Thị Vân Anh Phụ lục 4: Bảng kiểm định t test về thu nhập năm 2009 và 2012 ( 2012 quy về năm gốc 2009) t-Test: Paired Two Sample for Means thu nhập 2009 thu nhập 2012 quy vê 2009 Mean 1875.310185 2114.262949 Variance 448389.8263 562757.9501 Observations 30 30 Pearson Correlation 0.509546965 Hypothesized Mean Difference 0 Df 29 t Stat -1.852352907 P(T<=t) one-tail 0.037089544 t Critical one-tail 1.699126996 P(T<=t) two-tail 0.074179089 t Critical two-tail 2.045229611 với H0:a1=a2: " dự án không tác động đến thu nhập của người dân H1 : a1≠a2 : " dự án có tác động đến thu nhập của người dân" |t| <tα/2 → chấp nhận Ho nghĩa là sau khi đánh giá yếu tố lạm phát thì thu nhập của người dân là không thay đổiĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Trương Chí Hiếu Nguyễn Thị Vân Anh Phụ lục 5: Kiểm định khi bình phương về sự hài lòng của người dân Thực nghiệm Số người hài lòng Số người không hài lòng Làm việc nhà nước 8 4 12 Làm nông 6 12 18 14 16 30 Lý thuyết 5.60 9.60 5.60 9.60 Ho: Mức độ hài lòng của người làm việc nhà nước và làm nông là giống nhau H1 : mức độ hài lòng của người làm việc nhà nước và làm nông là khác nhau kiểm định chitest 0.026489049 P(X> X2) = 0.026489049< α=0.05→ bác bỏ Ho chấp nhận H1 nghĩa là sự hài lòng của người làm việc nhà nước và làm nông là khác nhau ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Trương Chí Hiếu Nguyễn Thị Vân Anh PHIẾU ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH SINH KẾ CÁC HỘ DÂN Ở KHU VỰC TÁI ĐỊNH CƯ XÃ KỲ LỢI Số phiếu:.. Người điều tra: Nguyễn Thị Vân Anh Lớp: K43BKH-ĐT I.Thông tin chủ hộ Họ tên chủ hộ:..Giới tính: Nam Nữ ; Năm sinh... Tình hình nhân khẩu: (Thông tin năm 2009) - Tổng số nhân khẩu:... - Số người làm việc Nhà nước:... II. Sinh kế trước đây (thông tin năm 2009) Câu 1: Trước đây ông ( bà) tham gia hình thức sản suất nào? A. Trồng cây lúa B. Đánh bắt C. Chăn nuôi D. Khác Câu 2:  Trồng cây lúa: Diện tích đất trồng là: Bảng A Khoản mục Nguồn ĐVT Số lượng Đơn giá (1000đ) Thành tiền (1000đ) Làm đất 1 2 Giống Chi phí thuê lao động Phân chuồng Phân đạm ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Trương Chí Hiếu Nguyễn Thị Vân Anh Phân Kali Phân lân Phân tổng hợp NPK Thuốc bảo vệ thực vật Thủy lợi phí Chi phí khác Năng suất/sào Sản lượng  Hoạt động đánh bắt thủy sản Bảng B Khoản mục ĐVT Số lượng Đơn giá (1000đ) Thành tiền (1000đ) Chi phí cho tàu thuyền/năm Chi phí mua lưới Mua câu Khác Thu nhập trung bình hàng tháng  Chăn nuôi: Câu 1 :Trước đây hộ chăn nuôi con gì là chủ yếu: A. Lợn B. Gà C. Cả 2 Chăn nuôi Lợn Mỗi năm :..lứa ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Trương Chí Hiếu Nguyễn Thị Vân Anh Bảng C Khoản mục ĐVT Số lượng Đơn giá (1000đ) Thành tiền (1000đ) Chi phí làm chuồng/lứa Giống Thức ăn Khác Năng suất/con Sản lượng Tiêu dùng Bán ở chợ địa phương Bán cho thương lái Nuôi gà Mỗi năm :.lứa Bảng D (mỗi lứa) Khoản mục ĐVT Số lượng Đơn giá (1000đ) Thành tiền (1000đ) Chi phí làm chuồng/lứa Giống Thức ăn Chi phí khác Năng suất/con Sản lượng Tiêu dùng Bán ở chợ địa phương Bán cho thương lái ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Trương Chí Hiếu Nguyễn Thị Vân Anh Ngoài các khoản thu nhập đó còn có khoản thu nhập nào khác nữa không? A. Có B. Không Khoản thu nhập đó là:.. III. Sinh kế hiện nay. Tình hình nhân khẩu: (Thông tin năm 2012) - Tổng số nhân khẩu:... - Số người có tham gia HĐSX tạo ra thu nhập:....................................... - Số người phụ thuộc chưa tạo ra thu nhập:.............................  Chăn nuôi: Hộ có nuôi gà không? A. Có B. Không Nếu có điền vào bảng E Mỗi năm:.lứa Bảng E: Nuôi Gà ( mỗi lứa) Khoản mục ĐVT Số lượng Đơn giá (1000đ) Thành tiền (1000đ) Chi phí làm chuồng/lứa Giống Thức ăn Chi phí khác Năng suất/con Sản lượng Tiêu dùng Bán ở chợ địa phương Bán cho thương lái ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Trương Chí Hiếu Nguyễn Thị Vân Anh Câu 2 :Ngoài các công việc trên gia đình còn có công việc mang lại thu nhập là:. Thu nhập hàng tháng:. .  Điều tra nguồn vốn tài chính Câu 1: Ông (bà) có vay vốn ngân hàng không? A. Có B. Không Câu 2: Khi vay tiền ông ( bà) có được nhà nước hỗ trợ lãi suất không? A. Có B. Không Câu 3:Ông (bà) có gửi ngân hàng tiền không? A. Có B. Không Câu 4: Ông (bà ) có nộp Bảo hiểm Nhân Thọ không? A. Có B. Không  Trình độ học vấn: Gia đình ông (bà) có bao nhiêu người: -Trình độ cao đẳng, đại học:........................................................................................... -Học nghê: ...................................................................................................................... -Học đến cấp III:............................................................................................................. IV. Đánh giá mức độ hài lòng Câu 1: Ông (bà) có hài lòng về mức giá bồi thường đất ở của dự án không? Rất hài lòng Hài lòng Không có ý kiến Chưa hài lòng Không hài lòng ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Trương Chí Hiếu Nguyễn Thị Vân Anh Tại sao? . Câu 2: Ông (bà) có hài lòng về mức giá bồi thường giá tài sản không? Rất hài lòng Hài lòng Không có ý kiến Chưa hài lòng Không hài lòng Tại sao? . Câu 3:Ông (bà) có hài lòng về mức giá bồi thường giá cây trồng, vật nuôi không? Rất hài lòng Hài lòng Không có ý kiến Chưa hài lòng Không hài lòng Tại sao? . Câu 4: Ông (bà) có hài lòng về mức giá bồi thường giá đất ruộng không? Rất hài lòng Hài lòng Không có ý kiến Chưa hài lòng Không hài lòng Tại sao? Câu 5: Ông (bà) có hài lòng về mức hỗ trợ của dự án không? Rất hài lòng Hài lòng Không có ý kiến Chưa hài lòng Không hài lòng Tại sao? . Câu 6: Ông (bà) có hài lòng về cơ sở hạ tầng khu vực TĐC không? Rất hài lòng Hài lòng Không có ý kiến Chưa hài lòng Không hài lòng Tại sao. Quy định: mỗi nấc thang đánh giá tương ứng với 2 điểm. Thang điểm 10. Câu 7: Ông (bà) có hài lòng về dự án không? A. Có B. Không Cảm ơn ông (bà) đã tham gia buổi phỏng vấn! ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfk43b_khdt_nguyen_thi_van_anh_562.pdf
Luận văn liên quan