Đề tài Hãy phân tích Tâm lý lãnh đạo của một doanh nghiệp mà anh chị biết, hãy gợi ý cách điều chỉnh tâm lý để đạt hiệu quả lãnh đạo cao hơn

Lãnh đạo là một trong những hoạt động lâu đời nhất của loài người. Khi con người hình thành các tập đoàn, các nhóm đầu tiên để đấu tranh và sinh tồn là đã có những người lãnh đạo. Từ trước đến nay, lãnh đạo luôn là một nhu cầu cấp thiết của các nhóm người, các tổ chức. Ai cũng biết sức hấp dẫn của vị trí lãnh đạo hay có thể nói khác đi là: ai cũng mong muốn làm lãnh đạo, nhưng để trở thành lãnh đạo đã khó, để đảm đương tốt cương vị của một lãnh đạo lại càng không phải việc dễ thực hiện. Chính vì vậy việc nghiên cứu “Tâm lý lãnh đạo”, đưa ra ví dụ về một kiểu tâm lý lãnh đạo của một doanh nghiệp để “phân tích” từ đó tìm ra “cách điều chỉnh tâm lý để đạt hiệu quả lãnh đạo cao hơn”, đồng thời rút ra bài học về việc quản lý, lãnh đạo nhóm là một vấn đề thực sự có ý nghĩa, đặc biệt khi áp dụng vào thực tiễn. Trong khuân khổ đề tài này tôi chỉ xét trên bình diện quan hệ giữa lãnh đạo với cấp dưới trong tổ chức. MỤC LỤC I. Cơ sở lý luận 1.Khái niệm, đặc điểm của người lãnh đạo 1.1.Khái niệm người lãnh đạo 1.2. Đặc điểm của người lãnh đạo 2. Đặc điểm tâm lý của người lãnh đạo 2.1. Uy tín của nhà lãnh đạo 2.2. Năng lực lãnh đạo 2.3. Những phẩm chất tâm lý cá nhân khác của người lãnh đạo 3. Phong cách lãnh đạo 3.1. Khái niệm phong cách lãnh đạo 3.2. Các kiểu phong cách lãnh đạo 4. Đặc điểm của lao động quản lý II. Phân tích tâm lý lãnh đạo 1. Giới thiệu kiểu tâm lý lãnh đạo 2. Phân tích đánh giá và đề ra cách điều chỉnh tâm lý để đạt hiệu quả lãnh đạo cao hơn III. Kết luận

doc10 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 4184 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Hãy phân tích Tâm lý lãnh đạo của một doanh nghiệp mà anh chị biết, hãy gợi ý cách điều chỉnh tâm lý để đạt hiệu quả lãnh đạo cao hơn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MAN 303 – TÂM LÝ HỌC QUẢN TRỊ KINH DOANH BÀI TẬP CÁ NHÂN Học viên: Nguyễn Thị Thanh Đề tài 2: Hãy phân tích Tâm lý lãnh đạo của một doanh nghiệp mà anh chị biết, hãy gợi ý cách điều chỉnh tâm lý để đạt hiệu quả lãnh đạo cao hơn. Lãnh đạo là một trong những hoạt động lâu đời nhất của loài người. Khi con người hình thành các tập đoàn, các nhóm đầu tiên để đấu tranh và sinh tồn là đã có những người lãnh đạo. Từ trước đến nay, lãnh đạo luôn là một nhu cầu cấp thiết của các nhóm người, các tổ chức. Ai cũng biết sức hấp dẫn của vị trí lãnh đạo hay có thể nói khác đi là: ai cũng mong muốn làm lãnh đạo, nhưng để trở thành lãnh đạo đã khó, để đảm đương tốt cương vị của một lãnh đạo lại càng không phải việc dễ thực hiện. Chính vì vậy việc nghiên cứu “Tâm lý lãnh đạo”, đưa ra ví dụ về một kiểu tâm lý lãnh đạo của một doanh nghiệp để “phân tích” từ đó tìm ra “cách điều chỉnh tâm lý để đạt hiệu quả lãnh đạo cao hơn”, đồng thời rút ra bài học về việc quản lý, lãnh đạo nhóm là một vấn đề thực sự có ý nghĩa, đặc biệt khi áp dụng vào thực tiễn. Trong khuân khổ đề tài này tôi chỉ xét trên bình diện quan hệ giữa lãnh đạo với cấp dưới trong tổ chức. MỤC LỤC I. Cơ sở lý luận Khái niệm, đặc điểm của người lãnh đạo Khái niệm người lãnh đạo 1.2. Đặc điểm của người lãnh đạo 2. Đặc điểm tâm lý của người lãnh đạo 2.1. Uy tín của nhà lãnh đạo 2.2. Năng lực lãnh đạo 2.3. Những phẩm chất tâm lý cá nhân khác của người lãnh đạo 3. Phong cách lãnh đạo 3.1. Khái niệm phong cách lãnh đạo 3.2. Các kiểu phong cách lãnh đạo 4. Đặc điểm của lao động quản lý II. Phân tích tâm lý lãnh đạo 1. Giới thiệu kiểu tâm lý lãnh đạo 2. Phân tích đánh giá và đề ra cách điều chỉnh tâm lý để đạt hiệu quả lãnh đạo cao hơn III. Kết luận I. Cơ sở lý luận Khái niệm, đặc điểm của người lãnh đạo 1.1. Khái niệm người lãnh đạo Có rất nhiều cách hiểu về khái niệm “người lãnh đạo” như: • Lãnh đạo là sự phối hợp hoạt động của nhiều người trên cơ sở phân công và hợp tác lao động. Bất kỳ một dạng lao động của nhiều người nhằm mục đích chung đều cần đến lãnh đạo. • Người lãnh đạo là người được giao các chức năng quản lý tập thể về tổ chức hoạt động của nó một cách chính thức. • Theo J.D. Millet: Người lãnh đạo là người dìu dắt và điều khiển công việc của tập thể để đạt được những mục tiêu mong muốn. • Nhân cách người lãnh đạo là tổ hợp các thuộc tính của nhà quản lý, nói nên bộ mặt tâm lý xã hội của nhà quản lý, quy định chức năng xã hội, vai trò xã hội của nhà quản lý. 1.2. Đặc điểm của người lãnh đạo Người lãnh đạo tập thể thuộc nhóm chính thức có những đặc điểm sau: • Người lãnh đạo được bổ nhiệm một cách chính thức. • Người lãnh đạo được pháp luật trao cho những quyền hạn và nghĩa vụ nhất định theo chức vụ mà người đó đảm nhiệm. • Người lãnh đạo có một hệ thống quyền lực được thiết lập một cách chính thức để tác động đến những người dưới quyền. • Người lãnh đạo là người đại diện cho nhóm của mình trong quan hệ chính thức với các tổ chức khác để giải quyết những vấn đề có liên quan đến nhóm. • Người lãnh đạo phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tình hình thực hiện nhiệm vụ của tập thể mình. 2. Đặc điểm tâm lý của người lãnh đạo 2.1. Uy tín của nhà lãnh đạo Uy tín là khả năng tác động của người lãnh đạo đến những người khác (cá nhân hay tập th ể) nh ằm làm cho họ tin tưởng, phục tùng mệnh lệnh chỉ huy một cách tự giác. Hay nói cách khác, uy tín của người lãnh đạo là sự kết hợp gi ữa quyền lực và sự ảnh hưởng của người đó đến những người khác, được người khác tôn trọng, kính phục và tuân thủ trong quá trình triển khai nhiệm vụ. Khái niệm uy tín bao gồm 2 phần: • Uy là phần quyền lực do xã hội quy định, do nhà nước hoặc cấp trên bổ nhiệm vào một chức vụ nào đó. • Tín là sự tín nhiệm, là lòng tin, ảnh hưởng đối với những người xung quanh, được mọi người tôn trọng, quý mến. * Cấu trúc tâm lý uy tín của người lãnh đạo • Uy quyền: Muốn có uy tín, trước hết người lãnh đạo phải có quyền lực của chức vụ được giao, quyền lực có tính chất pháp quy do được bổ nhiệm hay qua bầu cử. Yếu tố quyền lực hay được gọi là uy tín chức vụ quy định vị trí của mỗi cá nhân trong một tổ chức. Bất cứ ai được đặt vào vị trí đó đều có quyền lực như vậy. Việc phục tùng quyền lực của mọi người chính là phục tùng tổ chức, phục tùng quyền lực của nhà nước và các tổ chức khác. Thông thường vị trí càng cao, chức vụ càng lớn thì càng có nhiều quyền lực và có điều kiện thuận lợi để mọi người phải phục tùng quyết định của mình. • Sự tín nhiệm: Muốn có uy tín thực sự phải có sự tín nhiệm, phục tùng tự nguyện, tự giác của mọi người cấp d ưới. Người lãnh đạo có uy tín không chỉ có sự tín nhiệm của người dưới quyền mà còn được cả những người đồng cấp, cấp trên tín nhiệm. Sự tín nhiệm này được gọi là uy tín cá nhân của người lãnh đạo. Uy tín cá nhân (mặt chủ quan) khác với uy tín chức vụ (mặt khách quan) của người lãnh đạo. Cơ sở căn bản để có uy tín cá nhân chính là phẩm chất nhân cách của người đó được mọi người thừa nhận là phù hợp, xứng đáng với chức vụ được giao • Sự ám thị: Khi người lãnh đạo có uy tín thực sự, trong uy tín đó còn chứa sức mạnh ám thị với mọi người, nó được coi như là chuẩn mực được mọi người noi theo. Mọi người tin tưởng rằng, tất cả các vấn đề đã được giải quyết trên cơ sở am hiểu sâu sắc, nhạy bén và quyết định đúng đắn của thủ trưởng nên “cứ thế mà làm”. *Phân loại uy tín Uy tín là hiện tượng tâm lý phức tạp, do đó có nhiều cách phân loại khác nhau, đa số các tác giả tán thành việc chia uy tín thành 2 loại: • Uy tín chân thực • Uy tín giả tạo 2.2. Năng lực lãnh đạo Năng lực lãnh đạo bao gồm năng lực tổ chức và năng lực sư phạm. 2.2.1. Năng lực tổ chức • Khái niệm năng lực tổ chức: Năng lực tổ chức là một trong những đặc điểm tâm lý cá nhân quan trọng đảm bảo cho người lãnh đạo thành đạt trong mọi hoạt động quản lý. Cấu trúc của năng lực tổ chức là tổng hòa các thuộc tính tâm lý hoàn chỉnh như trí tuệ, ý chí, tính sáng tạo, sự linh hoạt, tự tin và sựđam mê, yêu thích công việc. • Đặc điểm của năng lực tổ chức: o Năng lực tổ chức của người lãnh đạo biểu hiện ở sự phản ứng nhanh chóng, chính xác và đầy đủđối với các đặc điểm tâm lý của mọi người, xác định đúng những diễn biến tâm lý của họ trong những tình huống nhất định và xác định được vị trí của họ trong guồng máy tổ chức hoạt động của doanh nghiệp. o Một nhà tổ chức có tài, trong ý thức luôn có sẵn năng lực để dự đoán chính xác tâm lý của người khác qua những biểu hiện về hình thức bên ngoài, qua hành vi ứng xử trong giao tiếp… ngoài ra người có năng lực tổ chức còn là người biết kết hợp nhuần nhuyễn khả năng tư duy thực tế, óc tưởng tượng với những đặc điểm của tính cách như sự kiên trì, tính kiên quyết, kiên định, lòng dũng cảm, ý thức tự chủ… để thực hiện thắng lợi những ý đồ của nhà tổ chức. 2.2.2. Năng lực sư phạm • Khái niệm năng lực sư phạm Năng lực sư phạm là hệ thống các đặc điểm tâm lý cá nhân đảm bảo ảnh hưởng giáo dục có hiệu quảđối với mọi thành viên cũng nhưđối với tập thể. Mục đích của giáo dục là nhằm hình thành, củng cố và phát triển ở mỗi cá nhân những đặc điểm tâm lý, đạo đức cần thiết có lợi cho toàn xã hội. Năng lực sư phạm và năng lực tổ chức có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, bổ sung và hỗ trợcho nhau. Một nhà sư phạm không thể thực hiện tốt chức năng giáo dục nếu không biết cách tổ chức, quản lý mọi thành viên, cũng như nhà quản lý không thể tiến hành công tác tổ chức có hiệu quả nếu không có năng lực sư phạm để giáo dục, động viên quần chúng và mỗi cá nhân trong tập thể. • Đặc điểm của năng lực sư phạm Đặc điểm cơ bản của năng lực sư phạm là sự quan sát đặc biệt tinh tế, từđó nhà sư phạm hiểu được những mặt mạnh, mặt yếu của mỗi cá nhân, những khó khăn mà mỗi người đang gặp phải, phát hiện năng lực cá nhân ở mỗi người… nhằm tiếp cận, gây tác động ảnh hưởng đến họ, hướng họ vào những mục tiêu chung của tập thể. 2.3. Những phẩm chất tâm lý cá nhân khác của người lãnh đạo Những phẩm chất về tư tưởng, chính trị, đạo đức tác phong Tính nguyên tắc của người lãnh đạo Tính nhạy cảm của người lãnh đạo Sựđòi hỏi cao đối với người dưới quyền Tính đúng mực, tự chủ, có văn hóa đối với người lãnh đạo 3. Phong cách lãnh đạo 3.1.Khái niệm phong cách lãnh đạo Phong cách lãnh đạo là một khái niệm thường gặp trong khoa học quản lý, có khi được gọi là kiểu lãnh đạo. Có rất nhiều các khái niệm khác nhau về phong cách lãnh đạo như: • Theo Genov (Bungari): Phong cách lãnh đạo là hệ thống các nguyên tắc, các chuẩn mực, các biện pháp, các phương tiện của người lãnh đạo trong việc tổ chức và động viên những người dưới quyền đạt mục tiêu nhất định. • Phong cách lãnh đạo là tổng thể những nguyên tắc, phương pháp và cách thức thể hiện trong việc thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhằm đạt được mục tiêu quản lý. 3.2. Các kiểu phong cách lãnh đạo * Phong cách lãnh đạo độc đoán, chuyên quyền Đặc điểm tâm lý cơ bản là nóng nảy, thiếu tin tưởng của quần chúng. Khi đánh giá thường mang nặng chủ quan thành kiến, định kiến. Trong quan hệ giao tiếp thì hách dịch, hay phản bác người khác và tự kiêu. Người lãnh đạo độc tài dám nghĩ dám làm và khẳng định mình. Biểu hiện và hiệu quả của phong cách lãnh đạo độc tài là nặng về mệnh lệnh, áp đặt thông tin một chiều từ trên xuống là chính. Phong cách này thường gây căng thẳng đối với cấp dưới, cơ chế quản lý là hành chính, quan liêu. Nếu áp đặt lâu phong cách này dễ gây căng thẳng hoặc phản ứng ngầm của cấp dưới. Tuy nhiên, trong một chừng mực nào đó phong cách lãnh đạo độc tài đem lại hiệu quả quản lý nhanh, tức thời. * Phong cách lãnh đạo dân chủ Người lãnh đạo sử dụng phong cách lãnh đạo dân chủ là người biết phân chia quyền lực, biết thu hút tập th ể vào công việc chung trên cơ sở tôn trọng những ý kiến đóng góp của họ. Ưu điểm: phong cách lãnh đạo dân chủ này mà các nhà quản trị tạo ra bầu không khí cởi mở, chân thành, làm cho mọi người thấy thoải mái, tự tin trong khi hoàn thành nhiệm vụ. Tuy nhiên nhược điểm lớn nhất của phong cách dân chủ là người lãnh đạo dễ bị rơi vào tình trạng ba phải, làm mất đi tính quyết đoán của người lãnh đạo, dẫn tới tình trạng quá phụ thuộc vào ý kiến tập thể. Những quyết định đưa ra cũng không kịp thời, làm lỡ cơ hội kinh doanh và đặc biệt không thể hiện được cá tính đặc trưng của người lãnh đạo. * Phong cách lãnh đạo tự do Người lãnh đạo lựa chọn phong cách lãnh đạo này thường chỉ cung cấp thông tin, r ất ít tham gia vào các hoạt động tập th ể. Sự có mặt của người lãnh đạo chủ yếu là để truyền đạt các thông tin và rất ít sử dụng quyền lãnh đạo. Đặc điểm tâm lý chính của phong cách này là đề cao cá nhân, tinh thần hiệp đồng và trách nhiệm hạn chế. Người sử dụng phong cách lãnh đạo này có thể có năng lực chuyên môn rất cao hoặc rất hạn chế nhưng lại ham thích địa vị. Biểu hiện và hiệu quả của phong cách lãnh đạo này là người lãnh đạo không quan tâm và can thiệp vào công việc. Tuy nhiên, nhược điểm của phong cách lãnh đạo này là người lãnh đạo và nhân viên dễ buông thả, không nề nếp, kỷ luật nên kết quả công việc không ổn định, khi cao khi thấp, có thể dẫn đến xung đột trong tập thể. Nhận xét: Mỗi phong cách lãnh đạo nêu trên đều có những ưu và nhược điểm của nó, việc sử dụng phong cách lãnh đạo nào cho phù hợp không ch ỉ dựa vào ý muốn chủ quan mà phải trải qua quá trình phân tích khoa học dựa vào tình hình thực tế của đơn vị, trình độ văn hóa, chuyên môn và trình độ chính trị của nhân viên trong đơn vị, tính khí của bản thân người lãnh đạo… Mặt khác, sử dụng phong cách lãnh đạo hợp lý là một nghệ thuật của người lãnh đạo và vì vậy phải thận trọng, cần không ngừng hoàn thiện và phát triển. 4. Đặc điểm của lao động quản lý Lao động đặc trưng của các nhà quản trị là lao động quản lý, lao động quản lý mang một sốđặc điểm sau: • Công tác quản lý đòi hỏi nhà quản trị phải luôn thay đổi sự tập trung chú ý của mình vào nhiều vấn đề quan trọng, nhiều đối phương... trong đơn vị. Vì vậy, nhà quản trị phải biết phân công trách nhiệm, biết phối hợp và sử dụng con người, biết phân loại công việc để tập trung nguồn lực, trí tuệ giải quyết những vấn đề trọng tâm, cơ bản tránh tình trạng chìm ngập vào các công việc sự vụ • Nhà quản trị luôn luôn cảm thấy thiếu thời gian. Một mặt do họ phải giải quyết nhiều công việc một lúc, mặt khác trong quản lý luôn xuất hiện các tình huống có vấn đề cần phải giải quyết ngay. • Nhà quản trị luôn ra quyết định trong trạng thái thiếu thông tin. Vì vậy, đòi hỏi nhà quản trị phải có năng lực dự báo tốt để các quyết định quản lý dù có thiếu thông tin nhưng vẫn đạt hiệu quả cao. • Khi nhà quản trị ra quyết định dưới bất kỳ hình thức nào họ phải chịu trách nhiệm về quyết định đó. Vì vậy nhà quản trị phải nâng cao trình độ năng lực và phẩm chất để làm chủ công việc và thận trọng, tỉnh táo để lường trước những khả năng tình huống xảy ra khi ban hành quyết định. • Lao động quản lý là hoạt động tổ chức điều khiển con người nên thường xuyên giao tiếp quan hệ với con người. Do đó, nhà quản lý phải hiểu mình, hiểu người, có kỹ năng làm việc với con người. • Lao động quản trịđòi hỏi tư duy linh hoạt, mềm dẻo, nhạy bén và sáng tạo II. Phân tích tâm lý lãnh đạo Giới thiệu kiểu tâm lý lãnh đạo Công ty Cổ phần Vinafrit được thành lập năm 2006, có trụ sở chính tại khu công nghiệp khí mỏ Tiền Hải, sản phẩm chính của công ty là nguyên liệu Frit trong dùng để cung cấp cho các nhà máy gạch men, gốm sứ. Giám đốc công ty là ông H - một trong mười cổ đông của công ty, ông luôn tỏ ra lạnh lùng, dường như không quan tâm đến người khác nghĩ gì và luôn bộc lộ uy quyền, sử dụng quyền lực của mình để ra các chỉ thị mệnh lệnh và buộc cấp dưới phải tuân thủ khiến cấp dưới luôn có tâm lý lo lắng, sợ phải đối diện trực tiếp với giám đốc. Ông luôn tổ chức các cuộc họp đột xuất mà không bao giờ báo trước cho nhân viên. Trong cuộc họp ông gần như độc thoại, khi nhân viên đưa ra ý kiến thì ông gạt phắt đi với thái độ căng thẳng. Kết thúc cuộc họp là việc thực thi sự chỉ đạo của Giám đốc. Ông H xuất thân là Kỹ sơ cơ khí, mọi người trong Công ty đều phải thừa nhận trong lĩnh vực này ông là một chuyên gia. Ông cũng đã từng là Phó giám đốc, Giám đốc Nhà máy gạch men một thời gian dài nên am hiểu nhiều vấn đề. Mọi người trong công ty thường nói “giám đốc rất tham công tiếc việc” để ám chỉ việc Giám đốc ôm đồm nhiều việc. Làm việc như vậy Giám đốc vừa mệt vì nhiều việc mà nhân viên thì cảm thấy mình không được tin tưởng, trọng dụng. Do quá nhiều việc, căng thẳng nên ông rất nóng tính, hay mắng cấp dưới khiến cấp dưới có tâm lý hạn chế tối đa việc phải gặp ông, không có việc bắt buộc thì có tư tưởng tránh mặt. Có tình huống thực tế thế này: Mỗi khi ông xuống thị sát ở xưởng thì thấy bóng ông gần đầu xưởng cán bộ liền chạy xuống cuối xưởng, khi ông đến cuối xưởng thì cán bộ chạy lên đầu xưởng..? Thực tế không ai có thể giỏi và hiểu tường tận mọi vấn đề, mặt khác với việc ôm nhiều việc sẽ không tránh khỏi có lúc ông H rơi vào tình trạng quá tải dẫn đến việc ra những quyết định sai lầm. 2. Phân tích đánh giá giá và đề ra cách điều chỉnh tâm lý để đạt hiệu quả lãnh đạo cao hơn Ông H là một người lãnh đạo giỏi chuyên môn nhưng trong công tác quản lý ông có uy tín chưa cao do vẫn còn một số hạn chế. Ông là người thực sự có uy quyền có khả năng ám thị, nhưng sự ám thị của ông đối với nhân viên không phải là sự cảm phục mà là sự sợ hãi, cũng chính vì vậy ông chưa thật sự được tín nhiệm. Có thể nói rằng ông H có năng lực tổ chức, tính nguyên tắc cao, tư tưởng tác phong công nghiệp nhưng chưa có năng lực sư phạm, chưa có tính nhạy cảm của người lãnh đạo... Tóm lại, ông H có phong cách lãnh đạo độc đoán, chuyên quyền, thâu tóm mọi quyền lực trong tay, cách làm việc này của ông khiến cán bộ quản lý cấp trung gian đôi khi cảm thấy mình như bù nhìn, không có thực quyền, không có cơ hội để thể hiện khả năng của mình. Để tăng hiệu quả quản lý thì ông H nên san sẻ bớt công việc cho cấp dưới. Ông nên tin tưởng và trao cho họ cơ hội để họ thể hiện khả năng của mình. Làm như vậy ông vừa giảm bớt được công việc, vừa tạo cho cấp dưới tâm lý thoải mái, được cống hiến. Khi triệu tập các cuộc họp thì trừ một số cuộc họp đột xuất tốt nhất ông nên báo trước ít nhất 30 phút để nhân viên có thời gian chuẩn bị. Trong cuộc họp dù có tiếp thu hay không tiếp thu ý kiến của nhân viên, ông cũng nên cho họ cơ hội trình bày và bình tĩnh lắng nghe. Sau đó phân tích cho họ thấy cái sai, cái đúng. III. Kết luận Tôi từng nghe một câu nói của ai đó: Làm lãnh đạo mà suốt ngày cắm cúi làm việc và cáu gắt với nhân viên là lãnh đạo bất tài. Nhà lãnh đạo giỏi là nhà lãnh đạo không cần làm việc nhiều mà vẫn khiến tổ chức phát triển mở rộng. Theo tôi đó chắc hẳn là một nhà lãnh đạo biết cách tổ chức, sắp xếp công việc khoa học. Phân công công việc cụ thể, hợp lý cho từng cá nhân, bộ phận sao cho đúng người đúng việc. Có sự kiểm tra, giám sát, đôn đốc kịp thời và động viên thích hợp khiến nhân viên dưới quyền làm việc hết mình và công việc đạt năng suất, chất lượng, hiệu quả cao. Các cụ nhà ta có câu: Nhân vô thập toàn nên cho dù là lãnh đạo thì cũng nên không ngừng trau dồi kiến thức, kỹ năng làm việc để nâng cao uy tín trong tổ chức. Lãnh đạo là công việc phức tạp, công việc lãnh đạo không chỉ là khoa học mà còn là nghệ thuật - một nghệ thuật “đắc nhân tâm”. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Giáo trình môn học Tâm lý học quản trị - Topica 2. Quy định chức năng, nhiệm vụ các phòng ban Công ty CP Vinafrit. 3. Điều lệ công ty cổ phần Vinafrit

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docHãy phân tích Tâm lý lãnh đạo của một doanh nghiệp mà anh chị biết, hãy gợi ý cách điều chỉnh tâm lý để đạt hiệu quả lãnh đạo cao hơn.DOC
Luận văn liên quan