Đề tài Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Xí nghiệp xây dựng 2

MỤC LỤC Phần 1: ĐẶC ĐIỂM QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ VÀ YÊU CẦU QUẢN LÝ CỦA XÍ NGHIỆP XÂY DỰNG 2 ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM3 1.Quá trình hình thành và phát triển của Xí nghiệp Xây dựng 2. 3 2.Chức năng hoạt động và cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Xí nghiệp Xây dựng 24 2.1. . Chức năng, nhiệm vụ hoạt động sản xuất kinh doanh. 4 2.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý. 5 3.Quy trình công nghệ và cơ cấu tổ chức sản xuất ảnh hưởng đến kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Xí nghiệp. 7 3.1.Quy trình công nghệ. 7 3.2.Đặc điểm tổ chức sản xuất. 8 4. Đặc điểm tổ chức kế toán chi phí sản xuất, tính giá thành tại Xí nghiệp Xây dựng 29 4.1. Khái quát chung về bộ máy kế toán. 9 4.2 .Đặc điểm của bộ phận kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Xí nghiệp Xây dựng 2. 12 4.3. Đặc điểm về sổ sách kế toán, phương pháp ghi sổ, cơ cấu sổ của hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm . 13 4.3.1.Chứng từ, sổ sách sử dụng. 13 4.3.2. Trình tự ghi số kế toán. 14 5. Đặc điểm đối tượng và phương pháp hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành tại Xí nghiệp Xây dựng 2. 15 5.1.Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất, phân loại chi phí sản xuất và phương pháp kế toán chi phí sản xuất. 15 5.2. . Đối tượng và phương pháp tính giá thành. 18 Phần 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP TẠI XÍ NGHIỆP XÂY DỰNG 2. 20 1.Kế toán chi phí sản xuất tại Xí nghiệp Xây dựng 2. 21 1.1. . Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. 21 1.1.1.Nội dung chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. 21 1.1.3.Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. 22 1.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp. 31 1.2.1. Nội dung chi phí nhân công trực tiếp (CPNCTT). 31 1.2.2. Tài khoản sử dụng. 32 1.2.3. Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp. 32 1.3. Chi phí sử dụng máy thi công. 41 1.3.1. Nội dung chi phí sử dụng máy thi công. 41 1.3.2. Tài khoản sử dụng. 42 1.3.3. Kế toán chi phí sử dụng máy thi công. 42 1.4. Kế toán chi phí sản xuất chung. 54 1.4.1.Nội dung chi phí sản xuất chung. 54 1.4.2. Tài khoản sử dụng. 54 1.4.3 Kế toán chi phí sản xuất chung. 55 1.5. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và đánh giá sản phẩm dở dang. 58 2.Đối tượng và phương pháp tính giá thành sản phẩm xây lắp áp dụng tại Xí nghiệp Xây dựng 265 2.1. . Đối tượng tính giá thành. 65 2.2. Xác định giá trị sản phẩm dở dang cuối kì66 2.3. Trình tự tính giá thành sản phẩm xây lắp. 68 Phần 3: HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH TẠI XÍ NGHIỆP XÂY DỰNG 2. 71 1. Đánh giá chung về thực trạng công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Xí nghiệp Xây dựng 2.71 1.1. . Về ưu điểm71 1.2. . Nhược điểm74 2.Phương hướng và giải pháp hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm . 76 3.Một số giải pháp nhằm tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm . 79 KẾT LUẬN82 TÀI LIỆU THAM KHẢO83 DANH MỤC BIỂU Biểu 1: Giấy đề nghị tạm ứng. 23 Biểu 2: Phiếu chi24 Biểu 3: Hóa đơn giá trị gia tăng. 25 Biểu 4: Phiếu nhập kho. 26 Biểu 5: Phiếu xuất kho. 27 Biểu 6: Sổ chi tiết vật liệu, dụng cụ. 28 Biểu 7: Sổ chi tiết TK 621. 29 Biểu 8: Sổ cái TK 621. 30 Biểu 9: Hợp đồng kinh tế. 33 Biểu 10: Bảng thanh toán lao động thuê ngoài34 Biểu 11: Thanh lý hợp đồng. 35 Biểu 12: Bảng chấm công. 37 Biểu 13: Bảng thanh toán tiền lương. 38 Biểu 14: Sổ chi tiết TK 622. 39 Biểu 15: Sổ cái40 Biểu 16: Biên bản giao nhận TSCĐ43 Biểu 17: Nhật trình máy. 44 Biểu 18: Bảng theo dõi hoạt động máy thi công. 45 Biểu 19: Bảng chấm công. 46 Biểu 20: Bảng thanh toán tiền lương. 47 Biểu 21: Bảng phân bổ công cụ dụng cụ cho máy thi công. 48 Biểu 22: Bảng kê chi phí nhiên liệu, vật liệu cho máy thi công. 49 Biểu 23: Bảng phân bổ khấu hao tài sản cố định. 50 Biểu 24: Bảng kê hợp đồng thuê máy thi công. 51 Biểu 25: Sổ chi tiết TK 623. 52 Biểu 26: Sổ cái TK 623. 53 Biểu 27: Bảng phân bổ tiền lương và BHXH55 Biểu 28: Sổ chi tiết TK 627. 56 Biểu 29: Sổ cái TK 627. 57 Biểu 30: Bảng kê số 4. 59 Biểu 31: Bảng kê số 5. 61 Biểu 32: Nhật ký chứng từ số 7. 63 Biểu 33: Sổ cái TK 154. 65 Biểu 34: Bảng kê khối lượng xây lắp dở dang cuối kỳ. 67 Biểu 35: Sổ chi tiết TK 154. 69 Biểu 36: Thẻ tính giá thành sản phẩm70 DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1: Sơ đồ bộ máy quản lý của Xí nghiệp. 5 Sơ đồ 1.2: Quy trình công nghệ của Xí nghiệp Xây dựng 2. 7 Sơ đồ 1.3: Sơ đồ tổ chức đội sản xuất8 Sơ đồ 1.4: Sơ đồ bộ máy kế toán tại Xí nghiệp Xây dựng 2. 10 Sơ đồ 1.5: Hạch toán chi tiết tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm14 Sơ đồ 1.6 : Sơ đồ hạch toán tổng hợp tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm15

doc92 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3023 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Xí nghiệp xây dựng 2, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
o máy thi công được theo dõi và tập hợp trên TK 6232. Hàng tháng, kế toán lập Bảng kê chi phí nhiên liệu, vật liệu sử dụng cho máy thi công: Biểu 22: Bảng kê chi phí nhiên liệu, vật liệu cho máy thi công XÍ NGHIỆP XÂY DỰNG 2 ĐỘI XÂY DỰNG 1 Bộ phận: Máy thi công BẢNG KÊ CHI PHÍ NHIÊN LIỆU, VẬT LIỆU CHO MÁY THI CÔNG Tháng 7 năm 2009 Công trình: Trung tâm lưu trữ và triển lãm ảnh nghệ thuật Quốc gia STT Loại nhiên liệu, vật liệu ĐVT Số lượng Thành tiền 1 Xăng A92 Lít 140 1.960.000 2 Dầu nhớt Lít 45 1.260.000 … … … Cộng 16.879.000 Hà Nội, ngày 31 tháng 7 năm 2009 Kế toán trưởng Người lập biểu Đối với chi phí khấu hao máy thi công, kế toán sử dụng TK 6234. Hàng quý, kế toán dựa trên Sổ chi tiết TSCĐ để tính ra khấu hao của từng máy thi công. Xí nghiệp sử dụng phương pháp khấu hao đường thẳng cho mọi loại TSCĐ của mình. Khấu hao máy thi công của từng quý được thể hiện chi tiết trong bảng “Bảng phân bổ khấu hao TSCĐ”. Do Xí nghiệp chủ yếu sử dụng máy thi công thuê ngoài nên rất ít phát sinh nghiệp vụ nâng cấp, sửa chữa. Do vậy, Xí nghiệp không tiến hành trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ. Biểu 23: Bảng phân bổ khấu hao tài sản cố định XÍ NGHIỆP XÂY DỰNG 2 BẢNG PHÂN BỔ KHẤU HAO TÀI SẢN CỐ ĐỊNH Quý III năm 2009 STT Tên tài sản SL TG đưa vào SD Nguyên giá Mức trích khấu hao năm 2009 Mức trích khấu hao quý III Trong đó KH lũy kế 31/12/2009 GTCL 31/12/09 TTLT&TLANTQG BTVP BVYHCT FTC TS BTHV … … … … … … 22 Máy trộn Bê tông MIXTA 1 T6/2006 3.108.833.100 444.119.014 111.029.754 111.029.754 1.554.416.550 1.554.416.550 23 Máy ủi KOMATSU 1 T4/2005 2.543.800.000 363.400.000 90.850.000 90.850.000 1.726.150.000 817.650.000 24 Máy xúc HYM 1 T8/2007 1.856.297.300 371.259.460 92.814.865 92.814.865 1.268.469.822 587.827.478 25 Bộ thí nghiệm 1 T3/2008 800.300.000 160.060.000 40.015.000 40.015.000 293.443.333 506.856.667 26 Máy đào HITA 1 T6/2005 2.108.750.000 263.593.750 65.898.438 65.898.438 1.186.171.875 922.578.125 … … … … … … Cộng 45.671.289.790 4.998.437.000 1.320.609.250 270.970.500 223.760.290 190.712.200 389.096.470 246.069.790 27.518.245.870 18.153.043.920 Kế toán trưởng Người lập biểu * Với máy thi công thuê ngoài Xí nghiệp thường thuê trọn gói cả máy và công nhân điều khiển máy. Toàn bộ chi phí thuê máy bên ngoài này đều được tập hợp và hạch toán vào TK 6237. Các chi phí này bao gồm cả chi phí nhiệu liệu, vật liệu cho máy, chi phí nhân công điều khiển máy, chi phí sửa chữa máy và được thể hiện rõ trên “Hợp đồng thuê máy” Khi kết thúc hợp đồng thuê với bên ngoài, kế toán Đội tập hợp các chứng từ: Hợp đồng thuê máy, Bảng kê theo dõi ca máy, Bản nghiệm thu khối lượng ca máy hoàn thành, Biên bản thanh lý hợp đồng và các Hóa đơn có liên quan về phòng Tài chính Kế toán của Xí nghiệp để quyết toán và ghi sổ. Biểu 24: Bảng kê hợp đồng thuê máy thi công XÍ NGHIỆP XÂY DỰNG 2 ĐỘI XÂY DỰNG 1 BẢNG KÊ HỢP ĐỒNG THUÊ MÁY THI CÔNG Công trình: Trung tâm lưu trữ và triển lãm ảnh nghệ thuật Quốc gia Tháng 8 năm 2009 STT Nội dung Số tiền Giá chưa thuế Thuế GTGT Tổng tiền 1 Thuê máy nghiền đá 8.000.000 800.000 8.800.000 2 Thuê máy dầm 41MBE - IN 16.500.00 1.650.000 18.150.000 3 Thuê máy xúc GER 867 18.000.000 1.800.000 19.800.000 4 Thuê máy trộn HYNDAI 12.800.000 1.280.000 14.080.000 … … … … … Cộng 87.639.000 8.763.900 96.402.900 Toàn bộ chi phí thuê máy thể hiện qua Hợp đồng thuê máy trên đều được hạch toán vào TK 6237 Căn cứ vào các chứng từ chuyển về Xí nghiệp, kế toán tập hợp và ghi vào Sổ chi tiết TK 623. Biểu 25: Sổ chi tiết TK 623 XÍ NGHIỆP XÂY DỰNG 2 SỔ CHI TIẾT TK 623 – CHI PHÍ SỬ DỤNG MÁY THI CÔNG Công trình: Trung tâm lưu trữ và triển lãm ảnh nghệ thuật Quốc gia Quý III năm 2009 Chứng từ Nội dung TK ĐƯ Tổng số tiền Trong đó Số hiệu Ngày 6231 6232 6233 6234 6237 6238 … … … … … … … BL 07 31/7 CP nhân công điều khiển máy T7/2009 334 13.950.383 13.950.383 BK 12 31/7 Chi phí nhiên liệu cho máy thi công 111 16.879.000 16.879.000 BPB 08 28/8 Phân bổ CP CCDC 142 7.820.000 7.820.000 BK 14 28/8 CP dịch vụ mua ngoài 331 87.639.000 87.639.000 … … …. … …. …. …. … BPB 13 30/9 Khấu hao máy thi công 214 270.970.500 270.970.500 30/9 K/c CP sử dụng MTC 154 867.398.000 47.800.000 50.048.000 23.680.000 270.970.500 441.960.000 32.939.500 Ngày 30 tháng 9 năm 2009 Kế toán trưởng Người lập biểu Biểu 26: Sổ cái TK 623 XÍ NGHIỆP XÂY DỰNG 2 SỔ CÁI (Dùng cho hình thức Nhật kí- Chứng từ) Tài khoản: 623 Năm 2009 Số dư đầu năm Nợ Có 0 Đơn vị tính: VNĐ Ghi Có các TK, đối ứng Nợ với TK này Quý I Quý II Quý III Quý IV Cộng Dòng từ NKCT số 1 Ghi Có TK 111 … … 158.210.000 … 376.849.290 Dòng từ NKCT số 5 Ghi Có TK 331 … … 1.010.470.000 … 3.576.808.210 Dòng từ NKCT số 7 Ghi Có TK 142 … … 71.300.000 … 285.200.000 Dòng từ NKCT số 7 Ghi Có TK 214 … … 825.490.000 … 3.301.029.500 Dòng từ NKCT số 7 Ghi Có TK 334 … … 155.230.000 … 599.160.000 Cộng phát sinh Nợ … … 2.220.700.000 … 8.139.047.000 Tổng phát sinh Có … … 2.220.700.000 … 8.139.047.000 Số dư cuối quý Nợ Có … … 0 … 1.4. Kế toán chi phí sản xuất chung 1.4.1.Nội dung chi phí sản xuất chung Chi phí sản xuất chung là chi phí sản xuất của Đội, công trường xây dựng gồm: lương của nhân viên quản lý Đội xây dựng, các khoản trích theo tiền lương theo tỷ lệ quy định (19%) của công nhân quản lý Đội và công nhân trực tiếp tham gia thi công , chi phí khấu hao TSCĐ dùng chung cho hoạt động của cả Đội, chi phí nguyên vật liệu, chi phí công cụ dụng cụ và các chi phí khác phát sinh trong kì liên quan đến hoạt động của Đội.Chi phí sản xuất chung tuy không chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu giá thành sản phẩm xây lắp nhưng nó lại có ý nghĩa rất quan trọng trong hoạt động sản xuất của Xí nghiệp vì nó thể hiện hiệu quả quản lý chi phí của Xí nghiệp. Do chi phí tính cho các hoạt động chung của Đội nên rất dễ bị lạm dụng, sử dụng cho mục đích riêng. Vì vậy, quản lý tốt chi phí này sẽ góp phần tiết kiệm chi phí, giảm giá thành sản phẩm. Chi phí sản xuất chung bao gồm: Chi phí nhân viên phân xưởng: gồm các khoản tiền lương và các khoản phụ cấp của nhân viên quản lý Đội, tiền ăn ca của công nhân quản lý Đội, khoản trích BHXH,BHYT, KPCĐ của công nhân trực tiếp thi công, công nhân điều khiển máy, công nhân quản lý đội Chi phí vật liệu: gồm các khoản chi phí nhiên, vật liệu không dùng trực tiếp cho thi công, chi phí vật liệu văn phòng, vật liệu để sửa chữa, bảo dưỡng TSCĐ. - Chi phí dụng cụ sản xuất: gồm chi phí về các công cụ dụng cụ dùng cho hoạt động chung của Đội như: chi phí lều trại, chi phí phòng hộ cho Đội - Chi phí khấu hao TSCĐ: là khấu hao của các TSCĐ phục vụ cho hoạt động quản lý Đội như: xe khách, máy vi tính, điều hòa - Chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí bằng tiền khác: các khoản chi mua dịch vụ để phục vụ hoạt động quản lý như: Chi phí tiếp khách của Đội, chi phí điện, nước.. 1.4.2. Tài khoản sử dụng Để theo dõi và hạch toán các khoản chi phí chung trong quá trình thi công, kế toán sử dụng TK 627 – Chi phí sản xuất chung. TK 627 có 6 tài khoản cấp 2 tương tự như TK62 1.4.3.. Kế toán chi phí sản xuất chung Hàng tháng, căn cứ vào Bảng chấm công và Bảng thanh toán tiền lương của các bộ phận trong Đội, kế toán lập Bảng phân bổ tiền lương và BHXH cho cả Đội Biểu 27: Bảng phân bổ tiền lương và BHXH XÍ NGHIỆP XÂY DỰNG 2 ĐỘI XÂY DỰNG 1 BẢNG PHÂN BỔ TIỀN LƯƠNG VÀ BẢO HIỂM XÃ HỘI Tháng 9 năm 2009 STT Ghi Có TK Ghi Nợ TK TK 334 – Phải trả người lao động TK 338 – Phải trả, phải nộp khác Tổng cộng Lương Các khoản khác Tổng lương KPCĐ (2%) BHXH (15%) BHYT (2%) Cộng 1 TK 622 210.967.090 14.900.000 225.867.090 4.219.342 31.645.064 4.219.342 40.083.747 265.950.837 2 TK 623 14.460.000 876.800 15.336.800 289.200 2.169.000 289.200 2.747.400 18.084.200 3 TK 627 45.625.365 3.180.000 48.805.365 912.507 6.843.805 912.507 8.668.819 57.474.184 4 TK 334 13.552.623 2.710.525 16.263.148 16.263.148 Cộng 271.052.455 18.956.800 290.009.255 5.421.049 54.210.492 8.131.574 67.763.114 357.772.369 Tương tự như với TK 623, kế toán căn cứ vào các Bảng thanh toán tiền lương cho công nhân quản lý Đội, Bảng kê vật liệu dùng cho quản lý, Bảng phân bổ công cụ dụng cụ cho hoạt động quản lý, Bảng phân bổ khấu hao TSCĐ cho quản lý và Bảng kê các dịch vụ mua ngoài đề tập hợp vào Sổ chi tiết TK 627. Biểu 28: Sổ chi tiết TK 627 XÍ NGHIỆP XÂY DỰNG 2 SỔ CHI TIẾT TK 627 – CHI PHÍ SẢN XUẤT CHUNG Công trình: Trung tâm lưu trữ và triển lãm ảnh nghệ thuật Quốc gia Quý III năm 2009 Chứng từ Nội dung TK ĐƯ Tổng số tiền Trong đó Số hiệu Ngày 6271 6272 6273 6274 6277 6278 BK 17 31/7 CP vật liệu quản lý 152 9.780.000 9.780.000 BPB 15 31/7 CP CCDC phân bổ 142 7.950.000 7.950.000 BL 09 28/8 CP nhân viên PX 334 15.430.025 15.430.025 BK 20 28/8 CP khác bằng tiền 111 3.260.000 3.260.000 BPB 16 30/9 PB khấu hao TSCĐ 214 53.480.000 53.480.000 BPB 16 30/9 Các khoản trích theo lương 338 8.668.819 8.668.819 … … … … … … … … 30/9 K/c CP sản xuất chung 154 175.799.763 67.709.263 22.600.000 16.880.500 53.480.000 4.930.000 10.200.000 Biểu 29: Sổ cái TK 627 XÍ NGHIỆP XÂY DỰNG 2 SỔ CÁI (Dùng cho hình thức Nhật kí – Chứng từ) Tài khoản: 627 Số dư đầu năm Nợ Có 0 Đơn vị tính: VNĐ Ghi Có các TK, đối ứng Nợ với TK này Quý I Quý II Quý III Quý IV Cộng Dòng từ NKCT số 1 Ghi Có TK 111 … … 18.890.000 … 89.492.740 Dòng từ NKCT số 2 Ghi Có TK 112 … … 32.100.000 … 110.934.240 Dòng từ NKCT số 5 Ghi Có TK 331 … … 43.701.000 … 164.315.500 Dòng từ NKCT số 7 Ghi Có TK 142 … … 67.430.000 … 236.092.420 Dòng từ NKCT số 7 Ghi Có TK 152 … … 45.380.000 … 162.816.050 Dòng từ NKCT số 7 Ghi Có TK 214 … … 267.219.000 … 995.906.700 Dòng từ NKCT số 7 Ghi Có TK 334 … … 187.550.000 … 732.454.000 Dòng từ NKCT số 7 Ghi Có TK 338 … … 207.730.800 … 818.954.150 Cộng phát sinh Nợ … … 870.000.800 … 3.310.965.800 Tổng phát sinh Có … … 870.000.800 … 3.310.965.800 Số dư cuối quý Nợ Có … … 0 … 1.5. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và đánh giá sản phẩm dở dang Tại Xí nghiệp Xây dựng 2, chi phí sản xuất được tập hợp vào cuối quý để tính ra giá thành khối lượng xây lắp hoàn thành. Chi phí sản xuất được tập hợp theo khoản mục bao gồm: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sử dụng máy thi công và chi phí sản xuất chung. Xí nghiệp áp dụng hình thức ghi sổ Nhật kí – Chứng từ nên quy trình hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất theo như sơ đồ sau: Chứng từ gốc về CPSX Bảng kê số 4 Bảng kê số 5, 6 Thẻ tính giá thành sản phẩm Sổ Cái TK 621, 622, 623, 627, 154 Báo cáo kế toán NKCT số 7 Với công trình Trung tâm lưu trữ và triển lãm ảnh nghệ thuật Quốc gia, sơ đồ trên được thể hiện chi tiết như sau: Biểu 30: Bảng kê số 4 XÍ NGHIỆP XÂY DỰNG 2 BẢNG KÊ SỐ 4 Tập hợp chi phí sản xuất theo công trình Dùng cho các TK: 154, 621, 622, 623 Quý III năm 2009 Đơn vị tính: 1000 đ TK ghi Có TK ghi Nợ 142 152 214 334 338 621 622 623 627 NKCT số 1 NKCT số 2 NKCT số 5 Cộng 1.TK 154 7.873.060 980.700 2.220.700 870.000,8 11.944.460,8 - TTLT&TLANT 970.481,961 376.345,27 867.398 235.842,61 2.450.067,841 - BTHV 754.075,8 287.190,2 543.126,3 241.253,8 1.786.502,6 - … … ... … … … 2.TK 621 2.850.300 370.560 1.452.050 3.200.150 7.873.060 - TTLT&TLANT 413.782,25 136.390 420.309,711 970.481,961 - BTHV 314.350 68.210 371.515,8 754.075,8 - … … … … … … 3.TK 622 750.540 120.500 109.660 980.700 - TTLT&TLANT 285.320,27 91.025 376.345,270 - BTHV 190.290,2 96.900 287.190,2 - … … … … ... 4.TK 623 71.300 825.490 155.230 158.210 1.010.470 2.220.700 - TTLT&TLANT 23.680 270.970,5 47.800 82.887,5 441.960 867.398 - BTHV 8.450 246.069,79 30.160 54.370 204.076,51 543.126,3 - … … … … … … … 5.TK 627 67.430 45.380 267.219 187.550 207.730,8 18.890 32.100 43.701 870.000,8 - TTLT&TLANT 16.880,5 22.600 53.480 54.167,41 73.584,7 10.200 4.930 235.842,61 - BTHV 23.780 18.269 55.985 45.700 50.568,5 17.900,3 29.051 241.253,8 - … … … … … … … … … … Cộng 138.730 2.895.680 1.092.709 1.093.320 207.730,8 7.873.060 980.700 2.220.700 870.000,8 547.660 1.604.650 4.363.981 23.888.921,6 Ngày 30 tháng 9 năm 2009 Người ghi sổ Kế toán trưởng Biểu 31: Bảng kê số 5 XÍ NGHIỆP XÂY DỰNG SỐ 2 BẢNG KÊ SỐ 5 Tập hợp: - Chi phí đầu tư XDCB (TK 241) - Chi phí bán hàng (TK 641) - Chi phí quản lý doanh nghiệp (TK 642) Quý III năm 2009 Đơn vị tính: 1000 đ Các TK ghi Có TK ghi Nợ 142 152 153 154 214 242 334 338 NKCT số 1 NKCT số 2 NKCT số 5 Cộng 1. TK 2412 24.780 360.187 10.500 140.295 78.450 25.500 4.845 114.560 84.010 203.140 1.046.267 2.TK 641 – CPBH 42.190 19.020 102.984,3 130.354,1 110.690 21.031,1 21.904,7 11.362 459.536,2 - CP nhân viên 110.690 21.031,1 131.721,1 - CP vật liệu, bao bì 19.020 19.020 - CP dụng cụ, đồ dùng 42.190 102.984,3 145.174,3 - CP khấu hao TSCĐ 130.354,1 130.354,1 - CP d/vụ mua ngoài 11.362 11.362 - CP bằng tiền khác 21.904,7 21.904,7 3. TK642 – CPQLDN 26.529 269.150,7 33.517,6 200.350,4 38.066,6 10.830,4 35.160,3 613.605 - CP nhân viên q/lý 200.350,4 38.066,6 238.417 - CP vật liệu q/lý 26.529 26.529 - CP đồ dùng VP 33.517,6 33.517,6 - CP khấu hao TSCĐ 269.150,7 269.150,7 - Thuế, phí và lệ phí 1.300 1.300 - CP dịch vụ mua ngoài 35.160,3 35.160,3 - CP bằng tiền khác 9.530,4 9.530,4 Cộng 66.970 405.736 113.484,3 539.799,8 111.967,6 336.540,4 63.942,7 147.295,1 119.170,3 214.502 2.119.408,2 Biểu 32: Nhật ký chứng từ số 7 XÍ NGHIỆP XÂY DỰNG 2 NHẬT KÝ CHỨNG TỪ SỐ 7 Phần I: Tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh toàn doanh nghiệp Quý III năm 2009 Đơn vị tính: 1000 đ TK ghi Có TK ghi Nợ 142 152 153 154 214 242 334 338 621 622 623 627 Từ NKCT số 1 Từ NKCT số 2 Từ NKCT số 5 Tổng 154 7.873.060 980.700 2.220.700 870.000,8 11.944.460,8 2412 24.780 360.187 10.500 140.295 78.450 25.500 4.845 114.560 84.010 203.140 1.046.267 621 2.850.300 370.560 1.452.050 3.200.150 7.873.060 622 750.540 120.500 109.660 980.700 623 71.300 825.490 155.230 158.210 1.010.470 2.220.700 627 67.430 45.380 267.219 187.550 207.730,8 18.890 32.100 43.701 870.000,8 641 42.190 19.020 102.984,3 130.354,1 110.690 21.031,1 21.904,7 11.362 459.536,2 642 26.529 269.150,7 33.517,6 200.350,4 38.066,6 10.830,4 35.160,3 613.605 Cộng A 205.700 3.301.416 113.484,3 1.632.508,8 111.967,6 1.429.860,4 271.673,5 7.873.060 980.700 2.220.700 870.000,8 694.955,1 1.723.820,3 4.578.483 26.008.329,8 152 153 632 27.242.900 27.242.900 Cộng B 27.242.900 27.242.900 (A+B) 205.700 3.301.416 113.484,3 27.242.900 1.632.508,8 111.967,6 1.429.860,4 271.673,5 7.873.060 980.700 2.220.700 870.000,8 694.955,1 1.723.820,3 4.578.483 53.251.229,8 NHẬT KÝ CHỨNG TỪ SỐ 7 PHẦN II: CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH TÍNH THEO YẾU TỐ Quý III năm 2009 STT TK chi phí sản xuất, kinh doanh Yếu tố chi phí sản xuất, kinh doanh Luân chuyển nội bộ không tính hết vào CPSXKD Tổng cộng CP CP nguyên liệu, vật liệu CP nhân công CP khấu hao TSCĐ CP d/vụ mua ngoài CP khác bằng tiền Cộng 1 TK 154 2 TK 621 7.873.060 7.873.060 7.873.060 3 TK 622 980.700 980.700 980.700 4 TK 623 71.300 155.230 825.490 1.010.470 158.210 2.220.700 2.220.700 5 TK 627 112.810 395.280,8 267.219 43.701 50.990 870.000,8 870.000,8 6 TK 641 164.194,3 131.721,1 130.354,1 11.362 21.904,7 459.536,2 459.536,2 7 TK 642 70.877 238.417 269.150,7 35.160,3 613.605 613.605 8 TK241 473.917 30.345 140.295 203.140 198.570 1.046.267 1.046.267 Cộng trong quý 8.766.158,3 1.931.693,9 1.632.508,8 1.268.673 464.835 14.063.869 14.063.869 Lũy kế từ đầu năm 22.718.027 5.105.267,1 4.635.103 3.915.110 1.134.119 37.507.626,1 37.507.626,1 Biểu 33: Sổ cái TK 154 XÍ NGHIỆP XÂY DỰNG 2 SỔ CÁI (Dùng cho hình thức Nhật ký – Chứng từ) Tài khoản: 154 Năm 2009 Số dư đầu năm Nợ Có 15.749.452.000 Đơn vị tính: VNĐ Ghi Có các TK, đối ứng Nợ với TK này Quý I Quý II Quý III Quý IV Cộng Dòng từ NKCT số 7 Ghi Có TK 621 … … 7.873.060.000 … 30.072.808.000 Dòng từ NKCT số 7 Ghi Có TK 622 … … 980.700.000 … 3.869.483.000 Dòng từ NKCT số 7 Ghi Có TK 623 … … 2.220.700.000 … 8.139.047.000 Dòng từ NKCT số 7 Ghi Có TK 627 … … 870.000.800 … 3.310.965.800 Cộng số phát sinh Nợ … … 11.944.460.000 … 45.392.303.800 Tổng số phát sinh Có … … 27.242.900.000 … 37.954.498.000 Số dư cuối quý Nợ Có … … 22.448.105.000 … Đối tượng và phương pháp tính giá thành sản phẩm xây lắp áp dụng tại Xí nghiệp Xây dựng 2 Đối tượng tính giá thành Theo như đã trình bày ở trên, đối tượng tập hợp chi phí sản xuất mà Xí nghiệp xác định là công trình, hạng mục công trình . Từ đó, Xí nghiệp xác định đối tượng tính giá thành là m2 công trình, hạng mục công trình hoàn thành. Trong quý III năm 2009, Xí nghiệp đã kết thúc thi công đối với công trình Trung tâm lưu trữ và triển lãm ảnh nghệ thuật Quốc gia. Đối tượng tính giá thành là toàn bộ giá trị xây lắp của công trình. Cũng trong thời gian này, Xí nghiệp thi công 4 công trình khác (Bảo tàng Vĩnh Phúc, Bệnh viên Y học cổ truyền, Bảo tàng Hùng Vương và FTC TUNGSING). Hết quý III năm 2009, các công trình này vẫn chưa hoàn thành. Do vậy, đối tượng tính giá thành đối với các công trình này là m2 công trình hoàn thành được chủ đầu tư nghiệm thu thanh toán. 2.2. Xác định giá trị sản phẩm dở dang cuối kì Sản phẩm dở dang của Xí nghiệp Xây dựng 2 được xác định bao gồm: Các công trình, hạng mục công trình đã hoàn thành nhưng chưa được nghiệm thu; các công trình, hạng mục công trình đang xây dựng dở dang, chưa được nghiệm thu. Với những công trình, hạng mục công trình chưa được nghiệm thu, giá trị sản phẩm dở dang cuối kì được tính theo công thức sau: Chi phí SXKD dở dang cuối kỳ = Chi phí SXKD Dở dang đầu kì + Chi phí SXKD phát sinh trong kì - Giá trị khối lượng SP hoàn thành đã được nghiệm thu, thanh toán Trong đó: Chi phí SXKD dở dang đầu kì: là giá trị khối lượng xây lắp đã hoàn thành nhưng chưa được nghiệm thu kì trước chuyển sang Chi phí SXKD phát sinh trong kì: bao gồm toàn bộ CP nguyên vật liệu trực tiếp, CP nhân công trực tiếp, CP sử dụng máy thi công, CP sản xuất chung phát sinh trong kì Giá trị khối lượng SP hoàn thành đã được nghiệm thu, thanh toán: là khối lượng xây lắp đạt tới điểm dừng kĩ thuật hợp lý của công trình thi công đã được chủ đầu tư nghiệm thu, thanh toán hoặc giá trị công trình đã được thanh toán dựa trên hợp đồng đã kí kết với chủ đầu tư. Cuối mỗi quý, kế toán lập “Bảng kê khối lượng xây lắp dở dang cuối kì” cho các công trình, hạng mục công trình Xí nghiệp đã thi công trông quý. Biểu 34: Bảng kê khối lượng xây lắp dở dang cuối kỳ CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG VÀ CHẾ BIẾN LƯƠNG THỰC VĨNH HÀ XÍ NGHIỆP XÂY DỰNG 2 BẢNG KÊ KHỐI LƯỢNG XÂY LẮP DỞ DANG CUỐI KÌ Quý III năm 2009 Công trình Chủ đầu tư Giá trị khối lượng thực hiện đến ngày 30/9/2009 Giá trị đã được nghiệm thu thanh toán Giá trị chưa được nghiệm thu thanh toán Trung tâm lưu trữ và triển lãm ảnh nghệ thuật Quốc gia Bộ Văn hóa 27.242.900.000 27.242.900.000 0 Bảo tàng Vĩnh Phúc UBND tỉnh Vĩnh Phúc 57.920.159.000 56.894.217.000 1.025.942.000 Bệnh viện Y học cổ truyền Bộ Công an 160.801.380.000 147.403.900.000 13.397.480.000 FTC TUNGSING 16.999.203.000 13.760.520.000 3.238.683.000 Bảo tàng Hùng Vương Sở Văn hóa thông tin tỉnh Phú Thọ 55.561.800.000 50.775.800.000 4.786.000.000 Cộng 318.525.442.000 296.077.337.000 22.448.105.000 2.3. Trình tự tính giá thành sản phẩm xây lắp Số liệu về các chi phí phát sinh cho từng công trình, hạng mục công trình được tập hợp trên sổ chi tiết TK 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang, chi tiết cho từng công trình, hạng mục công trình. Sau đó, căn cứ vào các số liệu trên Sổ chi tiết TK 154, Xí nghiệp lập Thẻ tính giá thành sản phẩm cho từng công trình, từng giai đoạn thi công. công trình. Giá thành của công trình bao gồm: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sử dụng máy thi công và Chi phí sản xuất chung. Biểu 35: Sổ chi tiết TK 154 XÍ NGHIỆP XÂY DỰNG 2 ĐỘI XÂY DỰNG 1 SỔ CHI TIẾT TK 154 – CHI PHÍ SXKD DỞ DANG Công trình: Trung tâm lưu trữ và triển lãm ảnh nghệ thuật Quốc gia Quý III năm 2009 Đơn vị tính: 1000 đồng Diến giải Số dư đầu kì Ghi Nợ TK 154 – Ghi có các TK Ghi Có TK 154 – Ghi Nợ TK Số dư CK Nợ Có 621 622 623 627 Tổng Nợ TK 154 632 Tổng Có TK 154 Nợ Có 1.Dư đầu kỳ 24.792.832,159 2. Phát sinh trong kỳ - CP NVT TT 970.481,961 970.481,961 - CP NCTT 376.345,27 376.345,27 - CP SD MTC 867.398 867.398 - CP SXC 235.842,61 235.842,61 Cộng số phát sinh 970.481,961 376.345,27 867.398 235.842,61 2.450.067,841 3. Giá vốn 27.242.900 27.242.900 4. Dư cuối kì 0 Biểu 36: Thẻ tính giá thành sản phẩm XÍ NGHIỆP XÂY DỰNG 2 ĐỘI XÂY DỰNG 1 THẺ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM Công trình: Trung tâm lưu trữ và triển lãm ảnh nghệ thuật Quốc gia Quý III năm 2009 Đơn vị tính: VNĐ Chỉ tiêu Tổng số tiền Chia theo khoản mục chi phí CPNVLTT CPNCTT CP SD MTC CP SXC CP SXKD dở dang đầu kì 24.792.832,159 16.910.040.300 4.214.218.890 2.358.216.500 1.310.356.469 CP SXKD phát sinh trong kì 2.390.024.994 970.481.961 376.345.270 867.398.000 235.842.610 Giá thành SP hoàn thành 27.242.900.000 17.880.522.261 4.590.564.160 3.225.614.500 1.546.199.079 CP SXKD dở dang cuối kì 0 0 0 0 0 Như đã trình bày ở phần trên, đối tượng tính giá thành cho công trình này là m2 công trình hoàn thành. Công trình Trung tâm lưu trữ và triển lãm ảnh nghệ thuật Quốc gia có diện tích xây dựng là 500 m2. Vì vậy, giá thành cho 1 m2 xây dựng của công trình này sẽ là: 27.242.900.000/ 500 = 54.485.800 (vnđ/m2) Phần 3: HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH TẠI XÍ NGHIỆP XÂY DỰNG 2 1. Đánh giá chung về thực trạng công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Xí nghiệp Xây dựng 2. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là khâu rất quan trọng trong công tác kế toán của doanh nghiệp xây lắp. Việc tập hợp đầy đủ chính xác các thông tin, tạo điều kiện cung cấp chính xác thông tin thích hợp cho lãnh đạo của doanh nghiệp để lãnh đạo đưa ra những quyết định quản lý và điều hành sản xuất kinh doanh đúng đắn, kip thời, hiệu quả góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm xây lắp trên thị trường. Giá thành sản phẩm là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh chất lượng hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp sử dụng chỉ tiêu giá thành vào hoạt động quản lý cần phải tổ chức đúng, đầy đủ giá thành sản phẩm mà Xí nghiệp sản xuất giúp cho doanh nghiệp phản ánh đúng tình hình kết quả tài chính và phản ánh chính xác phần chi phí mà doanh nghiệp đã chi ra, tránh cho doanh nghiệp khỏi tình trạng hạch toán sai về kết quả kinh doanh. Do vậy công tác hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm có ý nghĩa quan trọng và thiết thực đối với công tác tăng cường quản lý nói riêng và quản lý kinh tế trong doanh nghiệp nói chung. Thời gian thực tập vừa qua tại Xí nghiệp Xây dựng 2, đứng ở góc độ là một sinh viên thực tập và được tìm hiểu các phần hành kế toán và công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Xí nghiệp, cũng như thông qua kiến thức em đã được học, đã được làm, em xin mạnh dạn đưa ra một số ý kiến đóng góp về công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Xí nghiệp Xây dựng 2 như sau: Về ưu điểm Bộ máy kế toán của Xí nghiệp được tổ chức một cách hợp lý, linh hoạt, phù hợp với hoạt động xây dựng cơ bản của Xí nghiệp. Trong phòng kế toán, sự phân công công việc là khá rõ ràng đảm bảo công tác kế toán được thực hiện một cách hiệu quả và chính xác. Nhìn chung, phương pháp tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp của Xí nghiệp phù hợp với đặc điểm của đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm và phù hợp với yêu cầu của Xí nghiệp. Việc phân loại chi phí sản xuất theo 4 khoản mục về cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu quản lý sản xuất, tạo điều kiện cho việc theo dõi quản lý chi phí ở các tổ, đội. Về đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của Xí nghiệp là những sản phẩm xây lắp mang những đặc điểm riêng đó là thời gian thi công dài, giá trị lớn, quá trình thi công phức tạp vì trải qua nhiều giai đoạn thi công xây lắp. Do vậy, Xí nghiệp đã xác định đối tượng để tập hợp chi phí sản xuất là từng công trình, hạng mục công trình. Việc xác định đối tượng tập hợp chi phí như thế là khoa học và phù hợp với điều kiện sản xuất cũng như đặc điểm tổ chức quản lý của Xí nghiệp, đồng thời đã đáp ứng được yêu cầu phục vụ cho công tác phục vụ cho công tác chỉ đạo sản xuất, quản lý giá thành và việc phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp có hiệu quả. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được Xí nghiệp quản lý một cách chặt chẽ và tập hợp đầy đủ theo các quy định. Quá trình luân chuyển chứng từ được tuân thủ chặt chẽ, tất cả các chứng từ về vật tư đều được ghi chép đầy đủ, kịp thời và được lưu trữ cẩn thận. Hiện nay, Xí nghiệp thực hiện phương thức giao khoán các công trình cho các Đội xây dựng, theo đó các Đội xây dựng sẽ trực tiếp quản lý các yếu tố đầu vào. Hình thức này rất phù hợp với đặc điểm kinh doanh và quản lý của Xí nghiệp. Gắn lợi ích của người lao động với chất lượng của sản phẩm sẽ làm cho người lao động nâng cao ý thức trách nhiệm, tiết kiệm vật tư nhưng vẫn đảm bảo chất lượng công trình. Nhờ phương thức giao khoán này, Xí nghiệp đã tránh được tình trạng thất thoát, lãng phí vật tư, góp phần hạ giá thành sản phẩm. Các kho vật tư thường được tổ chức ở ngay chân các công trình, do vậy mà đã tiết kiệm được chi phí vận chuyển, bảo vệ. Do vật tư thường được mua theo dự toán, số lượng mua phù hợp với nhu cầu sử dụng nên tránh được tình trạng ứ đọng vật tư dẫn đến ứ đọng vốn kinh doanh, hơn nữa lại tiết kiệm được chi phí bảo quản. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp Xí nghiệp áp dụng đồng thời 2 hình thức trả lương: trả lương theo thời gian đối với công nhân thuộc biên chế và trả lương theo sản phẩm (lương khoán) đối với công nhân thuê ngoài. Do địa bàn hoạt động của xí nghiệp khá rộng, các công trình rải rác ở nhiều nơi nên việc sử dụng lao động biên chế kết hợp với lao động thuê ngoài là khá phù hợp và linh hoạt. Hơn nữa, hình thức trả lương đối với từng đối tượng được áp dụng rất khoa học. Với lao động thuê ngoài, hình thức lương khoán sẽ làm cho các Tổ chủ động bố trí công việc sao cho hiệu quả đạt cao nhất. Các chứng từ về tiền lương và lao động được lập đầy đủ và đúng quy định. Công tác trả lương cho người lao động được Xí nghiệp rất quan tâm góp phần nâng cao tinh thần làm việc của công nhân. Kế toán chi phí sử dụng máy thi công Với mỗi công trình, Xí nghiệp tiến hành bàn giao máy cho các Đội xây dựng, sau đó Đội xây dựng sẽ chủ động trong việc bố trí sử dụng máy. Khi công trình kết thúc, các máy thi công sẽ được chuyển về kho của Xí nghiệp để bảo dưỡng, sẵn sàng phục vụ các công trình khác. Việc kết hợp sử dụng máy thi công của Xí nghiệp và máy thuê ngoài là rất hợp lý. Một mặt việc đi thuê sẽ giúp Xí nghiệp tiết kiệm được chi phí điều chuyển máy từ nơi này đến nơi khác, mặt khác, hình thức thuê trọn gói từ xe, máy đến người điều khiển máy và các chi phí liên quan sẽ góp phần làm tăng hiệu quả sử dụng máy, Xí nghiệp sẽ không phải chịu các chi phí liên quan đến việc quản lý và bảo dưỡng máy. TK 623 được chi tiết đến TK cấp 2, chi tiết theo từng đối tượng liên quan đến quá trình sử dụng máy được Xí nghiệp thực hiện một cách chặt chẽ nhằm quản lý và theo dõi tốt các chi phí liên quan. Các chứng từ như: Biên bản bàn giao TSCĐ, Nhật trình máy, Hợp đồng thuê ngoài…đều được lập đầy đủ và có sự giám sát của những người có đủ thẩm quyền, đảm bảo tăng cường hiệu quả quản lý máy thi công. Kế toán chi phí sản xuất chung Chi phí sản xuất chung được theo dõi chi tiết theo từng yếu tố chi phí, khoản mục phát sinh nên việc tập hợp được dễ dàng hơn. Chi phí này phát sinh trong giai đoạn nào của công trình thì được tập hợp vào giai đoạn ấy của công trình ấy. Các khoản trích theo lương (KPCĐ, BHYT, BHXH) được trích lập theo đúng quy định chế độ. Công tác trích khấu hao TSCĐ được thực hiện vào cuối mỗi quý theo phương pháp đường thẳng. Tuy nhiên bên cạnh những ưu điểm nêu trên, công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Xí nghiệp Xây dựng 2 vẫn còn tồn tại một số nhược điểm cần khắc phục như sau: Nhược điểm * Công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Hình thức giao khoán công trình cho Đội xây dựng có nhiều ưu điểm như đã nêu trên, nhưng bên cạnh đó hình thức này cũng dẫn đến tình trạng các Đội tìm mọi cách tiết kiệm chi phí để hưởng chênh lệch. Mặt khác, việc cắt giảm chi phí mua nguyên vật liệu không hợp lý sẽ dẫn đến tình trạng không đảm bảo chất lượng cần thiết của nguyên vật liệu, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng công trình và uy tín của Xí nghiệp. Do các vật tư được đặt mua theo dự toán, vận chuyển trực tiếp đến chân công trình và thường được sủ dụng hết ngay nên thiết nghĩ Xí nghiệp nên áp dụng phương pháp tính giá theo giá gốc thay vì phương pháp FIFO đang sử dụng để theo dõi tình hình luân chuyển vật liệu. Phương pháp giá gốc sẽ đơn giản hóa việc theo dõi quá trình luân chuyển vật tư. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp Các công trình mà Xí nghiệp thi công thường ở xa, có công trình ở rất xa, do vậy mà Xí nghiệp không trực tiếp quản lý mà giao khoán lương cho từng Đội tự quản lý. Hình thức này có ưu điểm giúp các Đội được chủ động bố trí công việc nhưng cũng có hạn chế đó là Xí nghiệp không kiểm soát được hiệu quả lao động. Hơn nữa, Xí nghiêp chưa thực hiện trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất trực tiếp. Với đặc điểm của hoạt động xây lắp, số công nhân trực tiếp sản xuất chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng số nhân viên của toàn Xí nghiệp. Việc trích trước tiền lương nghỉ phép sẽ giúp cho Xí nghiệp tránh được tình trạng chi phí nhân công của tháng nào đó biến động lớn khi công nhân nghỉ hàng loạt. Kế toán chi phí sử dụng máy thi công Hiện nay, công tác quản lý máy thi công tại Xí nghiệp chưa đạt hiệu quả cao. Các Đội xây dựng muốn được nhận máy để thi công công trình phải trải qua rất nhiều bước thủ tục. Hơn nữa, một số máy thi công công trình ở xa không đảm bảo kế hoạch bảo dưỡng định kì. Kế toán thiệt hại trong sản xuất xây lắp Trong quá trình xây lắp sẽ không tránh khỏi việc phát sinh những thiệt hại do thi công sai kĩ thuật phải phá đi làm lại hoặc thiệt hại do phải ngừng thi công. Đây là những thiệt hại không lường trước được và cần được dự tính trước trong kế hoạch hoặc dự toán. Tuy nhiên, Xí nghiệp lại chưa thực hiện công việc này. Thêm nữa, giá trị thiệt hại, hỏng, Xí nghiệp hạch toán luôn vào giá thành sản phẩm sản xuất. Cách xử lý như vậy sẽ không quy trách nhiệm về một đối tượng cụ thể nào nên việc hạn chế thiệt hại sẽ không là vấn đề được người lao động quan tâm một cách thiết thực. Công tác kế toán quản trị Cũng giống như tình hình chung của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay, công tác kế toán quản trị chưa được Xí nghiệp thực hiện một cách chuyên nghiệp. Phần lớn bộ phận kế toán tài chính phải kiêm nhiệm luôn chức năng của bộ phận kế toán quản trị khiến cho công việc kế toán đã nhiều lại càng trở nên bận rộn hơn. Phương hướng và giải pháp hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm Quá trình luân chuyển chứng từ Do địa bàn thi công các công trình của Xí nghiệp rất rộng, nhiều công trình ở rất xa nên việc luân chuyển chứng từ tập trung về Xí nghiệp thường rất chậm trễ. Điều này dẫn đến công việc kế toán tại Xí nghiệp thường dồn ứ vào cuối quý, gây khó khăn cho công tác kế toán, thanh toán cho các nhà cung cấp, thực hiện nghĩa vụ với nhà nước và cung cấp thông tin cho nhà quản lý. Tình hình này có thể khắc phục bằng cách Xí nghiệp nên rút ngắn kỳ nộp chứng từ để việc hạch toán được thực hiện nhanh và kịp thời. Bên cạnh đó, việc thu thập chứng từ không nên chỉ giao cho phòng Tài chính – Kế toán tại Xí nghiệp mà có thể giao cho xuống cho các Đội. Việc hoàn ứng phải dựa trên các chứng từ đầy đủ và hợp lệ. Có như vậy thì các nhân viên mới có ý thức tự giác giao nộp chứng từ đầy đủ và kịp thời. Công tác thu thập chứng từ được thực hiện tốt không những giúp cho việc hạch toán được nhanh chóng kịp thời mà còn giúp Xí nghiệp kiểm soát được chi phí một cách hiệu quả. Vì vậy, Xí nghiệp nên cải thiện các quy chế về vấn đề này. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu giá thành sản phẩm xây lắp, vì vậy công tác kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp phải được thực hiện một cách chính xác và đầy đủ. Xuất phát từ những hạn chế trong công tác kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tại Xí nghiệp Xây dựng 2 đã trình bày ở trên, em mạnh dạn đưa một số ý kiến của mình: + Xí nghiệp nên chi tiết TK 152 đến TK cấp 2 để có thể quản lý chặt chẽ nguyên vật liệu trong kho. Các TK chi tiết có thể mở như sau: TK 152(1) – nguyên liệu, vật liệu chính TK 152(2) – nguyên liệu, vật liệu phụ TK 152(3) – Nhiên liệu TK 152(4) – Phụ tùng thay thế TK 152(5) – Thiết bị xây dựng cơ bản TK 152(8) – Vật liệu khác + Xí nghiệp nên sử dụng phương pháp tính giá thực tế nguyên vật liệu xuất kho theo giá thực tế đích danh thay vì phương pháp nhập trước xuất trước đang sử dụng. Lí do là vì vật tư thường được mua theo từng đợt có dự toán trước. Khi có nhu cầu vật tư, tổ trưởng các Đội đặt mua và vật tư sẽ được chuyên chở trực tiếp đến tận chân công trình, gần như được sử dụng luôn vì thời gian lưu kho là rất ngắn. Sử dụng phương pháp giá thực tế đích danh sẽ giúp cho việc theo dõi công tác nhập xuất vật tư dễ dàng hơn, đảm bảo giá trị được hạch toán vào chi phí phù hợp với giá gốc của lô vật tư đó. + Khi thi công các công trình thường xảy ra tình trạng vật tư được xuất dùng, không sử dụng hết nhưng lại không được nhập về kho mà vẫn để ngay dưới chân các công trình. Số lượng vật tư còn thừa này có thể ít nhưng nếu tất cả các vật tư đều có tình trạng như vậy thì số lượng thừa sẽ không còn nhỏ nữa. Mặt khác, khi chứng từ chuyển đến phòng kế toán, kế toán chỉ hạch toán vào TK 621 theo số lượng ghi trong phiếu xuất kho. Từ đó mà dẫn đến tình trạng hạch toán không đúng số lượng xuất dùng, làm tăng giá thành sản phẩm. Tình trạng này đã diễn ra đối với công trình Bảo tàng Hùng Vương. Cuối tháng, dưới chân công trình có tồn đọng một số đống vật liệu thừa (xi măng, cát), tuy nhiên trên sổ chi tiết TK 621, toàn bộ số xi măng và cát này đã được hạch toán vào chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Như vậy sẽ làm chi phí trong tháng tăng so với thực tế, phản ánh không đúng thực tế sản xuất kinh doanh. Để giải quyết tình trạng này, Xí nghiệp nên tổ chức kiểm kê vật tư định kì ở các kho, từ đó đối chiếu với số liệu trên sổ để hạch toán chi phí một cách chính xác nhất. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp Xí nghiệp nên tiến hành trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân để tránh tình trạng đột biến về chi phí trong tháng nếu số lượng công nhân nghỉ nhiều. Các khoản trích theo lương và phụ cấp được Xí nghiệp thực hiện nghiêm túc và đúng quy định. Điều này sẽ có ảnh hưởng rất tốt đến tinh thần làm việc của công nhân. Tuy nhiên, nếu Xí nghiệp có các chính sách khen thưởng, kỷ luật hợp lý đối với người lao động thì ý thức làm việc của người lao động sẽ càng được nâng cao hơn. Đặc biệt cần có các chính sách khen thưởng nhằm khuyến khích người lao động tiết kiệm vật tư, nâng cao năng suất lao động. - Kế toán chi phí sử dụng máy thi công Chi phí sử dụng máy thi công là khoản mục chi phí đặc trưng của hoạt động xây lắp. Việc hạch toán chi phí này là rất quan trọng trong việc tiết kiệm chi phí sản xuất. Hiện nay, công tác hạch toán chi phí này được kế toán Xí nghiệp thực hiện đầy đủ và đúng quy định. Tuy nhiên, về mặt quản lý, Xí nghiệp nên thực hiện lịch bảo dưỡng máy thi công một cách chặt chẽ để nâng cao tuổi thọ của máy. Kế toán thiệt hại trong xây lắp Những thiệt hại trong xây lắp là không thể tránh khỏi. Vì vậy, với mỗi công trình, Xí nghiệp nên có bước dự toán trước phần rủi ro có thể xảy ra để đưa vào kế hoạch, lập dự phòng hoặc mua bảo hiểm cho công trình. Có như vậy mới giảm thiểu được những thiệt hại khi rủi ro xảy ra. Mặt khác, Xí nghiệp nên xác định rõ trách nhiệm bồi thường thiệt hại trước khi đưa vào giá thành. Vì những thiệt hại như sản phẩm hỏng có thể là do ý thức chủ quan của một số cá nhân nào đó. Nếu không bị xử lý, ý thức của người lao động sẽ không được nâng cao. Phản ánh các loại thiệt hại trong quá trình xây dựng: Nợ TK 1381- Đội xây dựng, công trình, hạng mục công trình Có TK 152, 153, 334, 338, 241… Khi đã có các biện pháp xử lý như: thu hồi phế liệu, nhà thầu bồi thường, quy kết trách nhiệm cho cá nhân: Nợ TK 1388, 152, 334.. Có TK 1381 Công tác kế toán quản trị Kế toán quản trị đang ngày càng có vai trò quan trọng trong hoạt động quản lý của các doanh nghiệp. Tuy nhiên thực tế ở Việt Nam, công tác quản trị lại chưa được đầu tư thực hiện một cách đúng mức. Các số liệu phân tích trên quan điểm kế toán quản trị sẽ giúp người lãnh đạo có góc nhìn đúng đắn đối với tình hình kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó mới có thể đưa ra các quyết định đúng đắn. Thiết nghĩ, với sự lớn mạnh về quy mô của Xí nghiệp, sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường, Xí nghiệp Xây dựng 2 nên tổ chức một bộ phận kế toán quản trị chuyên nghiệp nhằm trợ giúp một cách đắc lực cho hoạt động quản lý. Một số giải pháp nhằm tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm Với sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường như hiện nay, chất lượng và giá cả là hai yếu tố mà mọi doanh nghiệp quan tâm. Biện pháp cạnh tranh qua giá vẫn luôn là biện pháp mà các doanh nghiệp lựa chọn để làm công cụ cạnh tranh trên thị trường. Và thực tế, doanh nghiệp nào tiết kiệm được chi phí, hạ được giá thành, doanh nghiệp đó sẽ có ưu thế trên thị trường. Vì vậy, các biện pháp giảm giá thành nhưng vẫn đảm bảo được chất lượng luôn được các doanh nghiệp quan tâm và coi đó là bí quyết để đứng vững trên thị trường. Vì vậy, dưới góc độ là một sinh viên thực tập, em xin mạnh dạn đề xuất một số giải pháp nhằm tiết kiệm chi phí như sau: Tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu Đây là khoản mục chi phí quan trọng nhất trong giá thành sản phẩm và có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cũng như giá thành của công trình. Để tiết kiệm được vật tư, Xí nghiệp cần lưu ý các vấn đề sau: + Giảm định mức hao hụt trong sử dụng và bảo quản, vận chuyển vật tư. Vật tư có chất lượng tốt thì hao hụt trong sử dụng sẽ ít. Vì vậy, Xí nghiệp nên kiểm soát chất lượng của vật tư mua về và quá trình sử dụng. Trong quá trình vận chuyển, để tránh hao hụt lớn, Xí nghiệp nên quy định rõ trách nhiệm đối với cá nhân nếu mức hao hụt lớn hơn bình thường. Điều này sẽ làm tăng ý thức trách nhiệm bảo vệ vật tư. + Xí nghiệp nên quan tâm đến biến động giá cả vật tư trên thị trường, lựa chọn các nhà cung cấp có uy tín trên thị trường để đảm bảo chất lượng của vật liệu mua về. Giám sát chặt chẽ quá trình cung ứng vật tư để tránh tình trạng nhân viên và nhà cung cấp thỏa thuận nhằm khai tăng giá hưởng chênh lệch. + Xí nghiệp cần thiết lập chế độ khen thưởng, kỷ luật hợp lý để khuyến khích ý thức tiết kiệm của người lao động. Đồng thời khuyến khích đối với những biện pháp cải tiến hữu ích của người lao động. Nâng cao hiệu quả sử dụng lao động Năng suất lao động là vấn đề mà các nhà quản lý rất quan tâm. Chi phí nhân công cũng sẽ giảm nếu năng suất lao động được nâng cao. Để đạt được mục tiêu ấy, Xí nghiệp cần tổ chức quản lý và sắp xếp lao động một cách hợp lý, khoa học. Phân công lao động cần phải phù hợp với trình độ chuyên môn, tay nghề, cân đối giữa các Đội để có thể phát huy tối đa năng suất của người lao động. Khối lượng công việc cũng cần được sắp xếp theo trình tự thích hợp, tránh việc sản xuất bị ngắt quãng, công nhân phải chờ việc. Đồng thời, Xí nghiệp cần tích cực áp dụng quy trình công nghệ hiện đại vào sản xuất, cải tiến phương pháp làm việc và cải thiện môi trường làm việc cho người lao động. Cuối cùng, Xí nghiệp cần quy định chế độ khen thưởng thích hợp nhằm khuyến khích công nhân tăng năng suất và hiệu quả lao động; quan tâm chăm lo đến sức khỏe, đời sống và điều kiện làm việc của người lao động. Giảm chi phí sử dụng máy thi công Khi bàn giao máy thi công cho các Đội xây dựng, phòng Kĩ thuật cần ước tính định mức nhiên liệu sử dụng cần thiết, nếu số nhiên liệu thực tế sử dụng vượt quá nhiều so với dự tính thì cần tìm hiểu, kiểm soát quá trình sử dụng. Xí nghiệp cần tính toán tỷ lệ thuê ngoài sao cho hợp lý và đạt hiệu quả cao nhất. Giảm chi phí sản xuất chung Chi phí sản xuất chung bao gồm rất nhiều khoản mục. Các khoản mục chi phí này tuy không trực tiếp làm ra sản phẩm nhưng lại có vai trò rất quan trọng. Xí nghiệp nên có biện pháp tiết kiệm tối đa đối với các loại chi phí này. Xí nghiệp cần có quy định cụ thể nhằm hạn chế các khoản chi phí này: quy định hạn mức tối đa đối với từng loại, đưa ra các yêu cầu về thủ tục chứng từ và quy định về sự phê duyệt của cấp trên. Tăng cường công tác kế toán quản trị Kế toán quản trị và kế toán tài chính có những góc nhìn khác nhau về chi phí. Kế toán quản trị phân loại chi phí theo cách ứng xử của chi phí, theo đó, chi phí được chia thành: chi phí cố định, chi phí biến đổi và chi phí hỗn hợp. Và thực tế, việc đánh giá, lựa chọn các phương án đầu tư chủ yếu dựa trên cách đánh giá, phân tích của kế toán quản trị. Vì vậy, kế toán quản trị là rất cần thiết đối với chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp. Không những thế, kế toán quản trị còn cung cấp các số liệu phân tích về biến động chi phí, doanh thu và lợi nhuận của từng bộ phận, các thông tin này rất hữu ích cho nhà quản lý trong việc ra quyết định nên tập trung kinh doanh vào lĩnh vực nào là có lợi nhất. Vì tất cả những lý do trên, Xí nghiệp nên tổ chức công tác kế toán quản trị một cách phù hợp nhất với yêu cầu quản lý. Công tác kế toán quản trị cần phải được thực hiện một cách thường xuyên và chuyên nghiệp nhằm kịp thời cung cấp các thông tin cần thiết cho việc ra quyết định của các lãnh đạo. KẾT LUẬN Hạch toán kế toán là một trong những công cụ quan trọng trong công tác quản lý của Xí nghiệp Xây dựng 2 nói riêng cũng như của các doanh nghiệp nói chung. Để doanh nghiệp đạt được mục tiêu tối đa hóa về lợi nhuận thì các doanh nghiệp cần phải vận dụng công cụ đó một cách phù hợp nhằm đáp ứng yêu cầu về quản lý của Xí nghiệp. Bất cứ doanh nghiệp nào khi tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh cũng đều phải quan tâm đến vấn đề là làm thế nào để giảm chi phí và hạ giá thành sản phẩm, vì vậy mà kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm có một vị trí hết sức quan trọng trong các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp xây lắp. Trong thời gian thực tập, tìm hiểu tại Xí nghiệp Xây dựng 2, em đã được tìm hiểu thực trạng công tác kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Xí nghiệp. Em nhận thấy Xí nghiệp đã thực hiện tốt công tác kế toán theo đúng quy định tuy nhiên vẫn không thể tránh khỏi một số hạn chế do đặc thù của hoạt động xây lắp. Với những kiến thức đã được học và phân tích thực tế, em đã mạnh dạn đề xuất một số ý kiến nhỏ chủ yếu là về vấn đề tiết kiệm chi phí, hạ giá thành và tăng cường hiệu quả quản lý với mong muốn đóng góp một phần kiến thức đã được học vào thực tiễn. Do thời gian tìm hiểu có hạn và kiến thức còn hạn chế nên bài viết của em không thể tránh khỏi những sai sót. Em rất mong nhận được sự quan tâm, góp ý của cô và các anh chị phòng Tài chính – Kế toán của Xí nghiệp để báo cáo của em được hoàn thiện hơn. Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn PGS.TS Nguyễn Minh Phương, cán bộ công nhân viên Xí nghiệp Xây dựng 2 đã giúp đỡ để em hoàn thành bài viết này. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Giáo trình : Kế toán tài chính ( chủ biên: PGS.TS Đặng Thị Loan, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân) 2. Giáo trình : Phân tích báo cáo tài chính (chủ biên: PGS.TS Nguyễn Năng Phúc– NXB Đại học Kinh tế quốc dân) 3. Chế độ kế toán doanh nghiệp- Bộ Tài Chính- NXB Thống kê 4. Các tài liệu của Xí nghiệp Xây dựng 2- Công ty Cổ phần Xây dựng và chế biến lương thực Vĩnh Hà 5. Báo cáo thực tập của các sinh viên đã thực tập tại Công ty cổ phần Xây dựng và chế biến lương thực Vĩnh Hà MỤC LỤC DANH MỤC BIỂU Biểu 1: Giấy đề nghị tạm ứng 23 Biểu 2: Phiếu chi 24 Biểu 3: Hóa đơn giá trị gia tăng 25 Biểu 4: Phiếu nhập kho 26 Biểu 5: Phiếu xuất kho 27 Biểu 6: Sổ chi tiết vật liệu, dụng cụ 28 Biểu 7: Sổ chi tiết TK 621 29 Biểu 8: Sổ cái TK 621 30 Biểu 9: Hợp đồng kinh tế 33 Biểu 10: Bảng thanh toán lao động thuê ngoài 34 Biểu 11: Thanh lý hợp đồng 35 Biểu 12: Bảng chấm công 37 Biểu 13: Bảng thanh toán tiền lương 38 Biểu 14: Sổ chi tiết TK 622 39 Biểu 15: Sổ cái 40 Biểu 16: Biên bản giao nhận TSCĐ 43 Biểu 17: Nhật trình máy 44 Biểu 18: Bảng theo dõi hoạt động máy thi công 45 Biểu 19: Bảng chấm công 46 Biểu 20: Bảng thanh toán tiền lương 47 Biểu 21: Bảng phân bổ công cụ dụng cụ cho máy thi công 48 Biểu 22: Bảng kê chi phí nhiên liệu, vật liệu cho máy thi công 49 Biểu 23: Bảng phân bổ khấu hao tài sản cố định 50 Biểu 24: Bảng kê hợp đồng thuê máy thi công 51 Biểu 25: Sổ chi tiết TK 623 52 Biểu 26: Sổ cái TK 623 53 Biểu 27: Bảng phân bổ tiền lương và BHXH 55 Biểu 28: Sổ chi tiết TK 627 56 Biểu 29: Sổ cái TK 627 57 Biểu 30: Bảng kê số 4 59 Biểu 31: Bảng kê số 5 61 Biểu 32: Nhật ký chứng từ số 7 63 Biểu 33: Sổ cái TK 154 65 Biểu 34: Bảng kê khối lượng xây lắp dở dang cuối kỳ 67 Biểu 35: Sổ chi tiết TK 154 69 Biểu 36: Thẻ tính giá thành sản phẩm 70 DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1: Sơ đồ bộ máy quản lý của Xí nghiệp 5 Sơ đồ 1.2: Quy trình công nghệ của Xí nghiệp Xây dựng 2 7 Sơ đồ 1.3: Sơ đồ tổ chức đội sản xuất 8 Sơ đồ 1.4: Sơ đồ bộ máy kế toán tại Xí nghiệp Xây dựng 2 10 Sơ đồ 1.5: Hạch toán chi tiết tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm 14 Sơ đồ 1.6 : Sơ đồ hạch toán tổng hợp tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm 15 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ------------o0o------------ NHẬN XÉT CỦA CƠ SỞ THỰC TẬP Phòng Tài chính – Kế toán, Xí nghiệp Xây dựng 2 – Công ty cổ phần xây dựng và chế biến lương thực Vĩnh Hà xác nhận sinh viên Phạm Thị Thu Trang, mã SV: CQ483043, lớp Kế toán 48A, khoa Kế toán, trường Đại học Kinh tế quốc dân đã thực tập tại Xí nghiệp từ 11/01/2010 đến 05/05/2010. Trong quá trình thực tập, sinh viên Phạm Thị Thu Trang có ý thức chấp hành tốt nội quy, quy định của Xí nghiệp và phòng Tài chính – Kế toán, có tinh thần nghiêm túc học hỏi và tìm hiểu tình hình thực tế tại Xí nghiệp nói chung và công tác kế toán nói riêng. Chuyên đề tốt nghiệp của sinh viên Phạm Thị Thu Trang có nội dung và kiến thức thực tế phản ánh sát thực tế tình hình chung và công tác kế toán, đặc biệt công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Xí nghiệp. Ngoài ra, một số kiến nghị của sinh viên Phạm Thị Thu Trang rất khả thi, có thể tham thảo để hoàn thiện hơn hệ thống kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Xí nghiệp. Hà Nội, ngày 06 tháng 05 năm 2010 NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN Đề tài: “Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Xí nghiệp Xây dựng 2” Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Minh Phương Điểm số: …….. Giáo viên hướng dẫn Hà Nội, Ngày.. ...tháng.. ...năm 2010 NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN .................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Điểm số: ................. Hà Nội, Ngày.. ...tháng.. ...năm 2010 Giáo viên phản biện

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docHoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Xí nghiệp xây dựng 2 (nhật ký chứng từ - ko lý luận).DOC
Luận văn liên quan