Đề tài Lắp ráp và cài đặt máy tính

LỜI GIỚI THIỆU Trong vài năm trở lại đây, máy tính còn rất xa la với chúng ta vì khi đó nghành Công Nghệ Thông Tin vẫn chưa được phổ biến rộng rãi ở nước ta. Công Nghệ Thông Tin là một thuật ngữ rộng bao quát gồm phương pháp, phương tiện, kĩ thuật máy tính và viễn thông, kĩ thuật thuật lập trình để khai thác và sử dụng các nguồn tài nguyên thông tin phong phú và đa dạng phục vụ lợi ích con người. Công Nghệ Thông Tin ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển không ngừng của nước ta. Nó nâng cao hiệu quả của các hạot động sản xuất, kinh doanh và các hoạt động kinh tế, xã hội. Ngày nay, Công Nghệ Thông Tin đang dần được phổ cập rộng rãi và phát triển trong hầu hết các nghành nghề và cả trong môi trường đào tạo. Như chúng ta biết, để một máy tính có thể chạy được, cần phải lắp ráp các phần cứng và cài đặt những chương trình cần thiết. Nhận thấy được tầm quan trọng của việc này, vì vậy em đã chọn đề tài lắp ráp và cài đặt máy tính với mong muốn đóng góp một ít kiến thức cơ bản mà mình biết về phần mềm và phần cứng máy tính nhằm giúp các bạn mới bắt đầu làm quen với máy tính có điều kiện hiếu biết hơn về nó. MỤC LỤC Lời cảm ơn . 02 Lời giới thiệu . 03 Nội dung báo cáo 06 Chương 1 – Các thành phần của máy tính 06 I. Giới thiệu chung . 06 II. Các bộ phận chính của máy tính 06 1. Thùng máy 06 2. Bộ nguồn 07 a. Giới thiệu 07 b. Lắp đặt và thay thế nguồn 07 c. Khắc phục sự cố 08 3. Bo mạch chính . 08 a. Giới thiệu 08 b. Các bộ phận trên main board 09 4. Bộ vi xử lý – Bộ đồng xử lý 11 a. Bộ vi xử lý – CPU 11 b. Bộ đồng xử lý – Coprocesor 12 5. RAM . 13 a. Khái niệm . 13 b. Đặc tính của RAM . 14 6. Cổng nối tiếp và cổng song song . 15 a. Giới thiệu 15 b. Cổng nối tiếp (serial port) 15 c. Cổng song song (paralell port) 16 7. Card màn hình và màn hình 16 a. Màn hình . 16 b. Card màn hình . 18 8. Ổ đọc đĩa mềm và đĩa mềm . 19 a. Ổ đọc đĩa mềm . 19 b. Đĩa mềm 19 9. Ổ cứng 20 10. Bàn phím và chuột . 21 a. Bàn phìm – Keyboard . 21 b. Chuột – Mouse 22 11. Ổ đọc CD-ROM, đọc ghi CD-RW và đĩa CD-ROM 22 a. Ổ đọc CD-ROM . 22 b. Ổ ghi CD-ROM – Recordable 22 c. Đĩa CD . 22 Chương 2 – Lắp ráp và cài đặt . 23 I. Lắp ráp – cài đặt . 23 1. Tìm hiểu các linh kiện . 23 a. Phần màn hình . 23 b. Phần case 23 2. Chuẩn bị lắp ráp . 24 3. Quy trình lắp ráp 25 a. Lắp vi xử lý (CPU) . 25 b. Lắp RAM 26 c. Lắp các loại ổ . 26 d. Lắp card và thiết bị ngoại vi . 28 II. Cài hệ điều hành Windows XP . 34 1. Sử dụng Partition Magic để phân vùng ổ cứng 34 a. Chạy Partition Magic 34 b. Tạo Partition 35 c. Format partition . 36 d. Xóa partition 36 e. Di chuyển và thay đổi kích thước partition . 37 f. Copy partition 38 g. Ghép 2 partition thành 1 partition 38 h. Chuyển đổi file hệ thống của partition 39 2. Cài hệ điều hành Windows XP . 39 a. Các phương pháp cài đặt 41 b. Tiến hành cài đặt mới hoàn toàn Windows XP từ CD-ROM 41 c. Cài đặt các trình điều khiển . 45 d. Cài đặt cấu hình mạng 47 3. Sử dụng Ghost khôi phục chương trình 48 a. Khái niệm 48 b. Ưu và nhược điểm của Ghost . 48 c. Các bước thực hiện . 49 Nhận xét của Hội đồng thẩm định báo cáo . 53

doc53 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2904 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Lắp ráp và cài đặt máy tính, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ong song như sau: Cổng EPP (Enhanced Parallel Port): Có khả năng truyền dữ liệu với tốc độ 2MB/s, vượt xa tốc độ 200KB/s của các cổng trước đây. Cổng ECP (Enhanced Capsibilities Port): Đây là loại cổng song song liên lạc được cả 2 chiều, có tốc độ truyền dữ liệu cao. Khả năng liên lạc hai chiều này giữa máy tính và thiết bị ngoại vi là rất quan trọng. Ví dụ, với máy in sử dụng dạng này thì có thể gởi thông điệp ngược trở về cho máy tính biết tình trạng hiện hành của máy in như sẳn sàng in, kẹt giấy, hết mực… - Hiện nay các nhà sản xuất đã hợp nhất 2 tiêu chuẩn song song, trở thành một tiêu chuẩn song song duy nhất EPP/ECP. - Hầu hết các máy tính, người ta đều chế tạo cổng nối tiếp là cổng đực (male) và cổng song song là cổng cái (female), mục đích là để không cắm nhằm giữa cổng parallel và cổng serial. 7. CARD MÀN HÌNH VÀ MÀN HÌNH – Video Card & Monitor a. Màn hình - Là thiết bị chuẩn dùng để hiển thị các thông tin, các chỉ thị. - Các bộ phận chính của màn hình bao gồm màn hiển thị (ống phóng điện tử CRT hoặc tinh thể lỏng LCD), các mạch phụ trợ (đồng bộ, quét, hội tự, xử lý video, cao áp..) và vỏ hộp bằng nhựa bên ngoài. Ống phóng CRT thực hiện việc quét tia điện tử để tạo các mành sáng. Số mành tạo ra trong 1 giây đồng hồ gọi là tần số mành. Nếu tần số mành dưới 70Hz sẽ gây hiện tượng rung giật màn hình làm nhứt mắt, đau đầu cho người sử dụng. Một số màn hình tạo mành sáng theo phương pháp xen kẽ (interlaced), làm cho hình ảnh bị rung, cho nên tốt nhất nên chọn màn hình không xen kẽ dòng (non interlaced). - Việc hiển thị hình ảnh phụ thuộc vào các yếu tố sau: Độ phân giải (resolution) là số lượng điểm sáng có thể điều khiển được màn hình, được gọi là pixel. Số lượng pixel càng lớn thì hình ảnh hiển thị càng rỏ nét. Mật độ pixel này được biễu diễn dưới dạng ma trận (matrix) (x, y); với x là pixel trên dòng, y là pixel trên cột. Tốc độ quét (scan rate) là tốc độ xử lý lặp lại hình ảnh nhanh hay chậm. Nếu phải đợi quá lâu giữa 2 lần lặp lại hình ảnh, người dùng sẽ cảm thấy màn hình nhấp nháy. Dãy đậm nhạt của màu sáng và các màu khác: Đó là khả năng có thể dùng các màu xám và các sắc màu để đánh lừa mắt, sao cho các ký tự trong văn bản và các đồ hình trông thích thú hơn so với trường hợp chỉ dùng một màu đen cố định hay màu trắng. Tốc độ là tốc độ xử lý cuộn lên xuống nhanh hay chậm trong một chương trình xử lý từ, hoặc máy tính vẽ lại màn hình của Windows nhanh hay chậm. Các đầu nối đực (male connector) của màn hình vào card màn hình thông thường có 2 loại: DB9 có 2 hàng pin cho loại màn hình Monochrome, CGA, EGA. DB15 có 3 hàng pin cho loại màn hình VGA, SVGA, EVGA. Dưới đây là bảng tiêu chuẩn hiển thị của máy PC. Video card type Resolution Vertical scan rate Color/ Gray shades Speed Connector MDA (Monochrome Display Adapter) 80´25 (text only) 50 None color (gray) Depend on CPU DB9 MGA – MGP (Monochrome Graphics Adapter – Monochrome Graphics Adapter with Priter Port) 720´384 50 None color (gray) DB9 CGA (Color Graphics Adapter) 320´200 60 16 DB9 EGA Mono (Enhanced Graphics Adapter) 720´350 50 16 gray DB9 EGA Color (Enhanced Graphics Adapter) 640´350 60 16 color DB9 VGA (Video Graphics Adapter) 640´480 60, 70 256 DB15 Supper VGA (SVGA) 800´600 56, 72, 76 2565 Color RAM DB15 EVGA – Extended 1600´1240 70, higher 2565 Driver, Color RAM DB15 - Hình ảnh có độ phân giải cao đòi hỏi phải có một màn hình hỗ trợ nhịp độ quét chiều ngang và chiều dọc nhanh hơn. Interlaced là loại màn hình vẽ những hàng thay đổi liên tiếp trên màn hình xen kẽ nhau, lần đầu quét những hàng chẵn, lần sau quét những hàng lẽ. Màn hình Interlaced thường rẻ tiền, chất lượng hình ảnh kém, thường nhấp nháy làm đau mắt. Non – Interlaced là loại màn hình vẽ những hàng thay đổi liên tiếp trên màn hình không xen kẽ nhau. Dùng loại này sẽ tốt hơn về độ nhấp nháy và chất lượng hình ảnh hiển thị. b. Card màn hình – Video card - Card màn hình là bộ óc của màn hình, màn hình chỉ làm việc thông qua các chỉ thị của nó. - Card màn hình sẽ kiểm soát toàn bộ độ phân giải, tốc độ quét và dãy sắc màu có sẳn trong một màn hình cụ thể. Tất nhiên, ta phải có màn hình có khả năng thực hiện được những chỉ thị của một card cho trước. Nghĩa là, với card màn hình đơn sắc (mono) buộc phải chọn màn hình đơn sắc, card màn hình là VGA ta phải chọn màn hình tương hợp VGA. - Tương ứng với loại màn hình có đầu cắm đực 9 pin (DB9), 25 pin (DB25) nên card màn hình có đầu cắm cái 9 pin, 25pin. - Mỗi card đều có bộ nhớ RAM hiển thị và ROM BIOS riêng gắn ngay trên board mạch của card, bình thường card VGA có thể tạo ra 252 144 (256KB) màu khác nhau. Nhưng bộ nhớ trên card không đủ chứa số lượng màu đó, nên card chỉ chạy ở chế độ 16 hay 256 màu. - Card màn hình khác biệt nhau ở kích thước của tuyến BUS từ 8bit, 16bit, 32bit… và số lượng RAM chúng có. Tóm lại, card màn hình có tuyến BUS càng lớn, bộ nhớ càng nhiều thì hiển thị hình ảnh càng nhanh, và quan trọng hơn độ phân giải càng cao. Card EGA có điển hình 8 bit, 16bit. Card VGA thường 16bit, 32bit, 64bit… và bộ nhớ từ 1MB, 2MB, 4MB… - Hiện nay, ngoài số lượng bộ nhớ RAM màu chuẩn (1MB), các nhà chế tạo còn hỗ trợ cho ta gắn thêm RAM màu để tăng khả năng xử lý của card. Hơn nữa, với công nghệ ngày càng cao, các nhà sản xuất chế tạo máy tính ngày nay đã tích hẳn mạch điều khiển màn hình ngay trên mainboard – còn gọi là card màn hình on–board – loại này có bộ nhớ RAM màu dùng chung với bộ nhớ chính trong máy tính. - Đối với card màn hình on–board, khi lắp ráp ta phải set jumper trên mainboard và cung cấp ngắt (interrupt) cho nó. 8. Ổ ĐỌC ĐĨA MỀM VÀ ĐĨA MỀM – Floppy Disk Driver & Floppy Disk a. Ổ đọc đĩa mềm – FDD - Là thiết bị cơ được thiết kế để ghi và đọc các thông tin dữ liệu của máy tính trên đĩa mềm. Có hai loại ổ đĩa thường dùng là: Đĩa mềm có kích thước 5¼, đọc đĩa mềm có dung lượng 360KB và 1.2MB (đã lỗi thời, không còn dùng). Đĩa mềm có kích thước 3½, đọc đĩa mềm có dung lượng 720KB và 1.44MB. - Mỗi đầu đọc đĩa mềm có hai loại đầu connector cắm vào: Một đầu connector 4 pin, dùng để cắm cable điện nguồn. Một đầu connector 34pin, dùng để cắm vào cable ribbon dẹp gắn vào mainboard (hoặc I/O card trên mainboard). - Hiện nay, các nhà chế tạo máy tính đã chế tạo các loại đĩa mềm có dung lượng lớn và cực lớn. Đó là ổ ZIP (100MB), Jazz (1GB), được gắn bên trong máy (internal) hay di động bên ngoài (external) thông qua các cổng parallel/serial hay một loại card điều khiển, thông thường là card SCSI (Small Conputer System Interface). b. Đĩa mềm - Đĩa mềm là thiết bị lưu trữ phụ, đó là một đĩa hình tròn bằng plastic, trên mặt có phủ một lớp oxit sắt có khả năng giữ lại từ tính. Tổ chức vật lý của đĩa mềm như sau: Track (rãnh): Là những vòng tròn đồng tâm được chia đều trên 2 mặt đĩa mềm. Vòng tròn đầu tiên được đánh số 0 và cho đến hết đĩa (tùy vào loại đĩa). Sector: Là những cung bằng nhau, được chia đều trên một track. Mỗi sector chứa 512byte. Cluster: Là tập hợp nhiều sector, số sector trên một cluster biến đổi tùy theo version của BIOS, DOS, Windows hay loại đĩa. Tổ chức logic của đĩa mềm như sau: Master Boot (boot record): Là vùng khởi động của đĩa mềm. Chiếm 2 byte, chỉ sử dụng 1 byte, còn một byte dự trữ. Nếu đĩa khởi động thì chứa các mã khởi động (bootstrap code). Vùng này chứa các thông tin về đặc điểm của đĩa mềm: số byte trên sector, tổng số sector trên đĩa, số sector trên track trong quá trình định dạng (format). FAT (File Allocation Table): Là vùng chứa thông tin về từng cluster trên đĩa. Thông thường FAT được chia làm 2 phần chiếm 32 sector. FAT1 sử dụng 16 sector đầu tiên, FAT2 là 16 sector còn lại. Root Directory: Là vùng chứa tên, kích thước, ngày giờ, thuộc tính và địa chỉ đầu tiên của các thư mục con và tập tin trong đĩa, các tập tin trên đĩa càng nhiều thì Root Directory càng lớn. Data: Là vùng thực sự chứa dữ liệu được lưu trữ trên đĩa. 9. Ổ CỨNG – Harddisk - Là thiết bị lưu trữ thông tin chính của máy tính, với dung lượng lớn. Ổ cứng thường được gắn cố định trong case. - Tổ chức vật lý: Đĩa cứng thực kết hợp từ nhiều đĩa nhỏ tròn (nhiều tầng) và được bao kín trong lớp vỏ bọc kim loại chắc chắn. Head (đầu từ): Có thể di chuyển trên mặt đĩa để đọc và ghi gọi là đầu đọc ghi. Đầu đọc ghi của đĩa cứng được đánh dấu từ 0 đến n–1 (n là tổng số đầu đọc ghi = tổng số tầng). Track (rãnh): Là những vòng tròn đồng tâm được chia đều trên 2 mặt đĩa. Vòng tròn đầu tiên được đánh số 0 và cho đến hết đĩa (tùy vào loại đĩa). Cylinder: Ta tưởng tượng một ống hình trụ đi xuyên qua mỗi đĩa nhỏ ở một track đặc biệt nào đó thì ta có thể thấy rằng số track và số cylinder là bằng nhau. Sector: Là những cung bằng nhau, được chia đều trên một track. Mỗi sector chứa 512byte. Cluster: Là tập hợp nhiều sector, số sector trên một cluster biến đổi tùy theo version của BIOS, DOS, Windows hay loại đĩa. - Tổ chức logic của đĩa cứng như sau: Partition: Là một ngăn logic của đĩa cứng, được chia bởi người sử dụng. Volume: Là một ổ đĩa logic mà DOS gán một mẫu ký tự cho 1 partition. Master Boot: Là vùng đặt biệt nằm trên đĩa cứng, gọi là vùng khởi động hay vùng boot, chiếm ngụ ở sector thứ 2 của head 0, track 0. Bảng FAT (File Allocation Table): Là danh mục các cluster đã được phân bố trong đĩa. Bảng FAT dùng để chia không gian cho các tập tin. DOS ghi nhận 2 bảng FAT giống nhau để phòng hờ việc kiểm tra thừa và sự thiệt hại bảng FAT chính. Root Directory: Là vùng chứa tên, kích thước, ngày giờ, thuộc tính và địa chỉ đầu tiên của các thư mục con và tập tin trong đĩa, các tập tin trên đĩa càng nhiều thì Root Directory càng lớn. Data: Là vùng thực sự chứa dữ liệu được lưu trữ trên đĩa. Có rất nhiều hãng sản xuất đĩa cứng máy tính như: Quantium, Seagate, IBM… Đĩa cứng thông thường có 2 dạng chuẩn đó là: Chuẩn IDE (Intergrated Driver Electronics): Đây là chuẩn phổ biến nhất của đĩa cứng, các mainboard hiện nay đều có chức năng hỗ trợ (support) IDE. Chuẩn SCSI (Small Computer System Interface): Đây là chuẩn ít phổ biến, đối với các đĩa dạng chuẩn này phải có thêm 1 card điều khiển riêng cho nó gọi là card SCSI và ta phải tốn thêm 1 slot trên mainboard. - Đĩa cứng được nối với mainboard thông qua card I/O (chuẩn ISA) hay trực tiếp trên mainboard (on–board, chuẩn PCI), thông qua đầu nối đực (male) 40pin được đánh số từ 1 đến 40. Đầu có 4pin được nối vào nguồn cung cấp điện. Các jumper dùng để thiết lập chế độ master hay slaver. - Thông thường dung lượng của đĩa cứng được tính như sau: Size (byte) = Số Cylinder * Số Header * Số Sector * 512. Ví dụ: Trên một đĩa cứng có ký hiệu như sau: C/H/S : 1001/15/34 thì dung lượng của đĩa là: 1001*15*34*512 = 261381120 byte = 249MB. Trên một đĩa cứng có ký hiệu như sau: C/H/S : 1024/512/1024 thì dung lượng của đĩa là: 1024*512*1024*512 = ? byte = 256GB - Máy tính trao đổi thông tin với đĩa cứng thông qua một giao diện (interfce) – một tập hợp các qui định rõ cho card điều hợp, dây cable, các mạch điện tử trên bản thân ổ đĩa cứng và các tính hiệu điện chạy giữa ổ cứng và bộ điều khiển. Bốn giao diện chủ yếu của đĩa cứng cho máy tính cá nhân là: SCSI, IDE, ESDI, ST506. - Mỗi giao diện đĩa cứng có nhiệm vụ: Cung cấp một card điều khiển hoặc điều hợp tiêu chuẩn cắm trực tiếp vào BUS trên board mạch chính của máy tính. Trao đổi với DOS, ROM BIOS của máy tính thông qua các card điều hợp này. Lưu trữ dữ liệu vào đĩa cứng và truy tìm lại nó khi cần thiết. 10. BÀN PHÍM VÀ CHUỘT – Keyboard & Mouse a. Bàn phím – Keyboard - Bàn pím là thiết bị cho phép người sử dụng nhập trực tiếp vào máy tính. - Có 3 loại bàn phím chính: Loại PC/XT gồm 87 phím. Loại AT gồm 101 phím. Loại AT nâng cao (Enhanced Keyboard) gồm 124 phím. - Bên trong bàn phím có nhiều mạch điện, mỗi phím trên bàn phím được thiết kế tạo ra ký tự mã hóa riêng. b. Chuột – Mouse - Mouse là thiết bị điều khiển máy tính thông qua con trỏ (cursor) hiển thị trên màn hình, giúp thao tác nhanh các công việc thay ví phải thao tác chậm với bàn phím. - Có nhiều loại chuột, thông thường nhất là loại chuột 2 phím bấm và chuột 3 phím bấm. Chức năng của từng phím bấm tùy thuộc vào phầm mềm người dùng đang sử dụng. Chuột thường được gắn vào cổng riêng hoặc cổng COM1. 11. Ổ ĐỌC CD–ROM, ĐỌC GHI CD-RW VÀ ĐĨA CD–ROM a. Ổ đọc CD–ROM - Là thiết bị dùng để đọc các thông tin, dữ liệu đã được lưu trữ sẵn trên đĩa CD. Ổ CD–ROM có 2 đầu nối đực để nối với mainboard và nguồn cung cấp điện. Đầu nối đực 40pin nối với cable dữ liệu thường có 40pin và dùng chung dây cable với đĩa cứng. Đầu nối đực 4pin, tương tự HDD, dùng nối nguồn. - Giữa đầu nối dữ liệu và đầu nối nguồn của CD–ROM, có một jumper để set chế độ master hay slaver. Thông thường được set là slaver để tránh tranh chấp (conflict) với đĩa cứng. b. Ổ ghi CD–ROM – Recordable - Là thiết bị dùng để ghi thông tin, dữ liệu lên đĩa CD (đĩa quang). Ổ ghi CD–ROM có thể dùng để ghi hoặc đọc đĩa CD đều được. - Ổ ghi CD có cách gắn vào mainboard tương tự như ổ CD–ROM. Tuy nhiên, để ghi dữ liệu lên đĩa CD ta cần có chương trình hỗ trợ ghi (driver), thông thường là chương trình Nero chẳn hạn. - Cả hai loại ổ đĩa trên đều dùng phương pháp quang học để đọc và ghi dữ liệu, bên trong có một đèn quang dùng tia laser (thường gọi là mắt) để đọc hoặc ghi dữ liệu. c. Đĩa CD - Là đĩa tròn dùng để lưu trữ thông tin, dung lượng có thể ghi đến khoảng 700MB, dữ liệu trên đĩa CD thường không xóa được (Chỉ có loại CD–Writeable mới có thể xóa và ghi lại được), tuy nhiên ta có thể ghi lại nhiều lần nếu khoảng trống trên CD còn. Chương 2 LẮP RÁP VÀ CÀI ĐẶT LẮP RÁP – CÀI ĐẶT 1. Tìm hiểu các linh kiện - Về tổng thể, một bộ PC bao gồm 2 phần chính là màn hình và bộ xử lý trung tâm CPU. Màn hình là nơi hiển thị kết quả xử lý và quá trình thao tác với máy tính. Còn bộ xử lý trung tâm nằm trong một hộp kim loại (gọi là case), bao gồm nhiều vi mạch điện tử, ổ lưu trữ, quạt gió... bên trong và các cổng giao tiếp (để cắm các đầu dây, ổ nhớ rời...) ở bên ngoài. a. Phần màn hình - Màn hình: Hiện có 2 loại CRT và LCD với kích thước từ 14 inch trở lên. Màn CRT loại cong có hại cho mắt vì các tia cathode phóng trực tiếp về phía trước; màn CRT phẳng và LCD hạn chế tác hại hơn do các tia này bị phân tán. Nếu chỉ có CRT cong, người dùng có thể mua thêm tấm kính chắn với giá chỉ 20 – 30 nghìn. - Chuột: Đây là thiết bị ngoại vi dùng để thao tác trên màn hình máy tính. Hiện có các loại chuột bi, chuột quang, chuột không dây có gắn Bluetooth với giá dao động từ vài chục nghìn đến hơn một triệu đồng. - Bàn phím: Đây cũng là thiết bị ngoại vi dùng để nhập dữ liệu. Bàn phím có nhiều loại, từ loại thường giá chưa đến một trăm nghìn tới bàn phím không dây hoặc loại có thiết kế đặc biệt giá hơn một triệu đồng. b. Phần case - Bộ vi xử lý: là trung tâm tính toán, xử lý dữ liệu của máy tính với hàng triệu phép tính/giây. Gần đây, nhiều người nhắc đến sức mạnh của vi xử lý lõi kép với 2 nhân trên một chip, giúp tốc độ tính toán nhanh hơn và do đó, giá cả cũng đắt hơn. - Bo mạch chủ (mainboard): là nơi để gắn các thiết bị như chip, card đồ họa, card âm thanh, ổ cứng... Nó đóng vai trò là một "trung tâm điều phối", giúp cho mọi thiết bị máy tính hoạt động nhịp nhàng và ổn định. Giá cả của bo mạch chủ tùy biến theo số thiết bị đã được tích hợp sẵn (trong các báo giá có từ "on-board"). - Ổ cứng: là nơi lưu trữ dữ liệu. Dung lượng ổ cứng càng lớn thì càng lưu được nhiều dữ liệu và giúp cho máy chạy êm khi có nhiều không gian trống. - RAM: bộ nhớ trong tạm thời là nơi lưu mọi hoạt động của các chương trình chạy trên máy tính. Khi RAM càng lớn, các chương trình vận hành trơn tru và nhanh hơn. - Card đồ họa: là thiết bị xử lý hình ảnh, video. Khi card đồ họa mạnh, hình ảnh hiển thị trên máy tính sẽ sắc nét và có nhiều hiệu ứng thật hơn. Những người chơi game "nặng" và hay làm việc với đồ họa sẽ yêu cầu cầu cao đối với thiết bị này. Chú ý một số mainboard đã tích hợp sẵn card đồ họa. - Card âm thanh: là thiết bị xử lý âm thanh, giúp cho người dùng nghe được tiếng trên máy tính. Một số mainboard cũng tích hợp sẵn card này. - Card mạng: là thiết bị hỗ trợ nối mạng Internet hay mạng nội bộ. Có loại card mạng tích hợp sẵn trên bo mạch chủ, có loại card mạng rời phải mua riêng. - Ổ đa phương tiện: các loại ổ CD trước đây hiện đang bị DVD "qua mặt" vì chúng có khả năng đọc cả CD lẫn DVD. Ngoài ra, nếu có nhu cầu, người dùng có thể mua loại ổ DVD đọc-ghi DVD hay đọc DVD, ghi được CD. - Ổ mềm: loại ổ lưu trữ này hiện đang "mất giá" vì bản thân đĩa mềm lưu dữ liệu không nhiều và hay hỏng. Nếu có USB gắn ngoài, bạn không cần đến loại ổ này. - Quạt gió: là thiết bị nhỏ nhưng rất cần thiết để làm mát những bộ phận tạo nhiệt trong quá trình hoạt động. Trục trặc ở quạt gió dễ làm thiết bị nóng quá mức và hỏng hẳn. Nhiều hãng để chỗ gắn quạt gió ở khắp mọi nơi như chip, nguồn, ổ cứng... Tuy nhiên, một quạt đường kính 120 mm ở case rộng rãi cũng có thể đảm bảo an toàn cho máy tính. - Nguồn điện: là nơi chuyển điện từ ngoài vào trong máy. Nguồn điện là thiết bị quan trọng trong việc giữ cho điện áp ổn định, giúp các thiết bị trong case được an toàn khi có sự cố. Nguồn điện có công suất lớn phù hợp với những máy gắn nhiều thiết bị tiêu tốn điện năng như quạt làm mát bằng nước, ổ cứng có tốc độ quay cao, ổ DVD nhiều chức năng... - Bạn cũng có thể mua thêm loa ngoài, webcam, ổ USB, ổ cứng ngoài... để phục vụ nhu cầu giải trí và làm việc của mình. Chú ý khi tự chọn mua linh kiện lắp ráp, người dùng cần xem chúng có tương thích với nhau hay không. Bạn có thể tìm thông tin trên mạng về những dòng sản phẩm này để quyết định chính xác. 2. Chuẩn bị lắp ráp - Dụng cụ cần dùng là một tô-vít 4 cạnh. - Nơi để máy tính cần khô và thoáng, ít bụi bẩn. Bề mặt để máy tính cần phẳng và vững chắc. - Gắn linh kiện trên bo mạch chủ Bo mạch (mainboard) là trung tâm kết nối và điều phối mọi hoạt động của các thiết bị trong máy tính. Lắp ráp linh kiện vào bảng mạch này cần sự cẩn thận và một số mẹo nhỏ. * Chú ý trước khi lắp: - Mặc dù bo mạch chủ đã được gắn ở vị trí cố định bên trong hộp máy, vị trí của các card tích hợp sẵn và các loại ổ (cứng, mềm, CD) trong khoang có thể thay đổi đến một giới hạn nào đó. Tuy nhiên, tốt hơn hết là đặt chúng cách xa nhau vì dây cáp nối bị chùng một đoạn khá lớn. Để các thiết bị xa nhau cũng tạo khoảng không gian thoáng đãng, tránh tương tác điện từ gây hại. - Bo mạch chủ chứa các bộ phận nhạy cảm. Do đó, bảng mạch này cần được giữ trong trạng thái chống tĩnh điện nguyên vẹn trước khi lắp ráp. Sản phẩm được bọc trong một bao nhựa đặc biệt, trên đó có quét các vệt kim loại. Vì vậy, trước khi lắp linh kiện, không nên để bảng mạch hở ra khỏi bao nhựa trong thời gian dài. Trong quá trình lắp ráp, bạn cần đeo một vòng kim loại vào cổ tay có dây nối đất. Loại vòng này có bán ở các cửa hàng tin học hoặc bạn tự chế bằng cách quấn một đoạn dây đồng nhiều lõi vào cổ tay và nối tiếp đất. Đây cũng là yêu cầu khi lắp các loại card. - Cần thao tác cẩn thận với các linh kiện. Nếu một vật như tô-vít rơi vào bo mạch chủ, nó có thể làm hỏng những mạch điện nhỏ, khiến cả thiết bị này trở nên vô dụng. 3. Quy trình lắp ráp - Bạn cần xác định xem case này có gắn đệm phủ hợp để đặt bảng mạch không. Miếng đệm này có tác dụng tránh cho bo mạch chủ chạm vào bề mặt kim loại của case sau khi lắp đặt, tránh chập mạch hoặc hỏng hóc khi máy tính bị va đập. - Bất kỳ case mới nào cũng có loại đệm bằng nhựa hay kim loại. Chúng có thể được lắp sẵn vào case hoặc không. - Đặt tấm vỏ máy rời trên mặt bàn và gắn bo mạch lên một cách nhẹ nhàng rồi siết chặt đinh ốc. a. Lắp vi xử lý (CPU) - Nhẹ nhàng đưa vi xử lý vào khe ZIF (viết tắt của từ Zero Insertion Force), không cần dùng sức. Nếu được đặt đúng, nó sẽ trôi vào khe. Chú ý chân răm số 1 phải được đặt chính xác. Nếu không thể đặt bản chip thăng bằng, chú ý không được ấn. Khi lắp vi xử lý xong, khóa khe này bằng cái lẫy. - Các cửa hàng có bán chip đã gắn sẵn cùng quạt gió ngay trên bo mạch chủ. Nếu muốn “tận hưởng” cảm giác của dân tự lắp máy, bạn có thể mua loại chip rời. Tùy theo kiểu khe cắm slot (cắm đứng) hay socket (đặt nằm ngang) trên các hệ máy khác nhau, việc lắp chip có khác nhau đôi chút. - Bôi một lớp keo IC mỏng (hoặc dán giấy dẫn nhiệt) lên đáy quạt chip. Vật liệu này giúp hơi nóng trong quá trình vi xử lý được dẫn lên quạt gió. Sau khi bôi keo, đặt quạt gió lên vi xử lý và khóa các lẫy tương ứng. Chú ý, cần làm sạch bề mặt trước khi bôi keo, có thể dùng cồn. b. Lắp RAM - Đặt bản RAM vào khe slot và nhấn xuống, hai miếng nhựa màu trắng hai bên sẽ tự động “quặp” chặt khi thanh RAM vào khe vừa vặn. Trên bo mạch có chỗ đặt vài thanh và dung lượng của chúng sẽ được cộng với nhau. Trong trường hợp RAM hỏng, bạn chỉ cần nhấc ra khỏi khe và cắm lại RAM mới. Cách cắm SDRAM, DDRAM, RDRAM… có đôi chút khác biệt. - Chú ý cắm chính xác để không làm hỏng các chân răm này. Chân số 1 ở cáp nằm về phía vạch đỏ trên dây. - Lúc này, đặt bo mạch chủ vào case và vặn chặt các đinh ốc (một số loại dùng chân nhựa). c. Lắp các loại ổ - Các ổ lưu trữ (cứng, mềm) và đa phương tiện đều dùng cáp dữ liệu IDE để kết nối với bo mạch chủ. Một dây cáp có thể nối với 2 ổ cùng loại một lúc, tạo ra sự tiện lợi cho người dùng. - Lắp ổ cứng: Ở phía mặt sau ổ cứng có 2 chỗ để cắm. Một là phần dành để cắm nguồn (có 4 chân), nằm về phía bên tay phải. Phần chân cắm dài hơn phái bên trái dùng để cắm cáp dữ liệu. + Dây cáp IDE có 3 đầu cắm, 1 dành để cắm vào khe trên bo mạch chủ (gọi là IDE 0), 2 dành để nối vào ổ cứng. Khi chỉ dùng một ổ cứng duy nhất, người ta thường dùng đầu cáp còn lại (IDE1). + Dây nguồn đã có một đầu cắm sẵn vào nguồn điện của máy tính, phần còn lại có 3 đầu, 2 đầu to dùng để cắm ổ cứng/ổ CD, 1 đầu nhỏ (cũng 4 chân) dành để cắm vào ổ mềm. + Cả hai dây này chỉ vừa ổ theo chiều duy nhất. Kinh nghiệm cắm đúng là viền màu đỏ/xanh trên cáp dữ liệu IDE "úp mặt" về phía sợi dây màu đỏ của cáp nguồn. + Khi muốn cắm 2 ổ cứng trên cùng 1 máy, bạn chú ý đến phần chân răm nằm giữa và sơ đồ trên mặt ổ. Lúc này, bạn phải quy định ổ chính (master) và ổ phụ (slave) theo sơ đồ này. Chân răm màu trắng sẽ được kéo ra khỏi chỗ để ban đầu của nhà sản xuất và cắm vào vị trí đúng (ví dụ cắm vào vị trí số 2 để làm ổ master, số 3 để làm ổ slave). Sau đó, bạn sẽ phải thiết lập quy định này trong Bios. + Chân răm màu trắng thường được để ở đây. Nếu ổ này được làm ổ chính/ phụ, nó sẽ được lấy ra để cắm vào vị trí khác (thường là số 2,3) + Cuối cùng, đưa ổ cứng vào khoang và vít đinh chặt ở hai bên (thường là 4 đinh ốc cho mỗi ổ). - Lắp ổ đa phương tiện: + Ổ đĩa quang như CD hay DVD đọc/ghi đều được nối với bo mạch chủ bằng cáp IDE và nguồn điện như ổ cứng. + Tuy nhiên, ở những máy chưa có ổ CD/DVD, bạn phải mua thêm dây cáp khi muốn lắp thêm loại ổ này (cáp có giá vài nghìn đồng). + Phần chân răm quy định ổ chính/phụ nằm bên cạnh bộ chân cắm cáp IDE. Thường thì sơ đồ cho chân răm này được in nổi hoặc dập chìm trên bề mặt ổ, tương ứng với vị trí của chân cắm. M là viết tắt cho master, S là viết tắt cho slave. + Phần khe cắm 4 chân bên cạnh đó dành để nối cáp tín hiệu analog từ CD-ROM vào card âm thanh. Nếu ổ đa phương tiện của bạn có hỗ trợ Digital Audio thì cắm cáp vào khe tương ứng và nối đầu còn lại với card sound. + Gỡ bỏ miếng nhựa ở khoang trên thùng máy và đưa ổ CD vào khoang, vít đinh ốc cẩn thận ở 2 bên. Khi đẩy ổ CD nhô ra phía trước, chú ý để ổ không bị lệch, tránh tình trạng kẹt khay chứa đĩa. d. Lắp card và thiết bị ngoại vi - Nếu không muốn dùng bo mạch chủ tích hợp sẵn chip âm thanh, đồ họa..., bạn có thể dùng card rời để dễ dàng nâng cấp về sau này. Cách lắp card và các thiết bị ngoại vi cũng khá dễ dàng, chỉ cần người dùng biết khái niệm về chúng. - Cắm các loại card: Trong máy tính, người ta dùng các loại card như sound (nhập vào và cho ra dữ liệu dạng âm thanh), video/graphics (nhập và xuất dữ liệu dạng hình ảnh), network (dành cho việc nối mạng LAN/Internet...). Hiện nay nhiều mainboard đã tích hợp sẵn các loại card này dưới dạng chip. Nếu muốn nâng cấp chúng về sau này, người dùng có thể chọn loại bo mạch chủ chưa tích hợp và mua card rời. Vị trí cắm của các thiết bị cần đến sự đồng bộ của bo mạch chủ và case. Ví dụ: mainboard có khe cắm card mạng ở dưới cùng nhưng vỏ máy không có lỗ để đặt cổng ở vị trí tương ứng sẽ khiến người dùng không thể cắm được dây mạng, ngoài cách tự khoan lấy. Do đó, bạn cần tham khảo sơ đồ bo mạch chủ và case trước khi mua hàng tự lắp. + Card âm thanh: Một loại card âm thanh với các đầu cắm Phần lớn các sản phẩm loại này được sản xuất từ năm 1999 đến nay đều tuân theo chuẩn PC 99 của Microsoft. Theo đó, màu sắc của đầu cắm có ý nghĩa như sau: Màu Chức năng Hồng Cắm microphone dạng tín hiệu analog. Xanh dương nhạt Cắm đầu line-in dạng analog (như ampli, đầu đĩa...)  Xanh lá cây Cho ra tín hiệu stereo (ở loa trước hoặc tai nghe) Đen Cho ra tín hiệu ở loa sau. Da cam Cho ra tín hiệu kỹ thuật số giao diện S/PDIF. Ở các máy tính phổ thông thường chỉ có 2 đầu cắm màu hồng và xanh lá cây. Tùy theo chân của card thuộc dạng nào, bạn cắm vào khe tương ứng. Có 3 loại slot là AGP, PCI và ISA. AGP có màu nâu, PCI màu trắng và dài hơn AGP một chút, còn ISA là slot đen và dài. Chú ý phần đầu cắm (xanh, hồng...) hướng ra các lỗ nhỏ trên thân case. Cắm nhẹ chân card vào khe và ấn xuống từ từ. + Card đồ họa: Thiết bị này có chứa vi xử lý đồ họa GPU. Chip càng mạnh thì hình ảnh càng sắc nét và có hiệu ứng chân thực hơn. Hiện nay, loại card dùng chân cắm AGP hay PCI Express tỏ ra ưu thế hơn so với các loại khác. Khi đưa chân card vào khe, bạn cũng cần cắm nhẹ nhàng. Phần nối với dây màn hình xoay ra lỗ tương ứng trên case. Chú ý, nếu muốn dùng 2 màn hình trên một máy tính, trước đó, bạn có thể mua card đồ họa 2 đầu và case phù hợp + Card mạng: Thiết bị này có khả năng hỗ trợ các kết nối LAN, Ethernet, Internet... Cách cắm card mạng cũng tương tự như các loại khác. . + Card USB: Ngoài phần chân cắm USB sẵn có trên mainboard, bạn có thể dùng khe PCI để đưa thêm một loạt ổ USB vào máy tính, phục vụ nhu cầu của mình. Hiện nay có khá nhiều card với 4, 5, 7 hay 10 ổ. Cắm các loại dây: + Cắm dây nguồn: Thường thì bộ nguồn luôn được đặt ở vị trí trên cùng của case với cổng cho nguồn điện và cho màn hình. Đây là đầu dây cắm với nguồn máy tính, đầu còn lại cắm vào ổ điện Đầu dây nguồn của màn hình + Dây màn hình: Dạng đầu dây này có 15 chân răm để cắm vào cổng của card đồ họa. Hai bên thành của đầu dây có 2 ốc vít. Sau khi đưa chân răm cắm ngập vào cổng, bạn vặn 2 con ốc này thật chặt theo chiều kim đồng hồ. Cắm dây màn hình vào cổng của card đồ họa + Cắm dây chuột và bàn phím: Cổng để nhận các thiết bị này được gọi là PS/2. Nếu mua đồng bộ, người dùng sẽ thấy cổng và đầu dây có màu tương ứng với nhau để dễ nhận biết. Các đầu dây được thiết kế theo dạng hình tròn với 6 chân răm (loại cổ có 5 chân). Tuy nhiên, nếu dùng chuột và bàn phím kiểu giao diện USB, bạn phải cắm vào cổng hình chữ nhật. Cắm đầu dây chuột và bàn phím vào cổng tương ứng + Cắm dây mạng: Đầu dây mạng thường được thiết kế dạng lẫy. Người dùng chỉ cần bấm ép khóa nhựa xuống, đưa vào khe rồi thả tay ra. Đầu dây mạng + Bộ cổng USB mở rộng: Khi cần dùng nhiều cổng USB như chuột, bàn phím, webcam, thiết bị lưu trữ, đầu đọc thẻ nhớ, thiết bị xem truyền hình... mà không muốn cài card USB, bạn có thể sử dụng loại này. Chỉ cần cắm dây nối vào một cổng USB sẵn có trên thân máy, bạn có thể nối các thiết bị khác vào bộ cổng mở rộng. Bộ cổng USB gắn ngoài CÀI ĐẶT HỆ ĐIỀU HÀNH WINDOWS XP 1. SỬ DỤNG PARTION MAGIC PHÂN VÙNG ĐĨA CỨNG a. Chạy PartitionMargic - Bạn phải khởi động máy tính MSDOS mode (Hiren’s Boot hoặc “Restart in MSDOS mode” với Win9x) thì mới có thể chạy PartitionMagic được. Màn hình chính của PartitionMagic như sau (có thể khác trên máy bạn, tuỳ thuộc vào tình trạng hiện thời của đĩa cứng đang có trên máy của bạn): - Trên cùng là Menu của chương trình, ngay phía dưới là ToolBar. - Tiếp theo là một loạt các khối “xanh xanh đỏ đỏ” biểu thị các partition hiện có trên đĩa cứng hiện thời của bạn. - Cuối cùng là bảng liệt kê chi tiết về thông số của các partition hiện có trên đĩa cứng. - Nút Apply dùng để ghi các chỉnh sửa của bạn vào đĩa (chỉ khi nào bạn nhấn Apply thì các thông tin mới thực sự được ghi vào đĩa). Nút Exit để thoát. Nhấn vào Exit sẽ thoát khỏi chương trình. Nếu bạn nhấn nút phải chuột lên 1 mục trong bảnng liệt kê thì bạn sẽ thấy 1 menu như sau: - Hầu hết các thao tác đều có thể được truy cập qua menu này. *Chú ý: Tất cả các thao tác chỉ bắt đầu thực sự có hiệu lực (ghi các thay đổi vào đĩa cứng) khi bạn nhấn vào nút Apply (hoặc chọn lệnh Apply Changes ở menu General, hoặc click vào biểu tượng Apply Changes trên Tool Bar). b. Tạo partition - Bạn có thể thực hiện thao tác này bằng cách: - Chọn phần đĩa cứng còn trống trong bảng liệt kê. Vào menu Operations rồi chọn Create… - Hoặc click phải mouse lên phần đĩa cứng còn trống trong bảng liệt kê rồi chọn Create… trên popup menu. - Sau khi bạn chọn thao tác Create. Một dialog box (hộp thoại) sẽ xuất hiện: - Trong phần Create as bạn chọn partition mới sẽ là Primary Partion hay là Logical Partition. - Trong phần Partition Type bạn chọn kiểu hệ thống file (FAT, FAT32…) cho Partition sẽ được tạo. Partition mới sẽ được tự động format với kiểu hệ thống file mà bạn chọn. Nếu bạn chọn là Unformatted thì chỉ có Partition mới được tạo mà không được format. - Bạn cũng có thể đặt “tên” cho Partition mới bằng cách nhập tên vào ô Label. Phần Size là để chọn kích thước cho Partition mới. *Chú ý: nếu bạn còn hệ thống file là FAT thì kích thước của Partition chỉ có thể tối đa là 2Gb. - Và cuối cùng, nếu như bạn chọn kích thước của partition mới nhỏ hơn kích thước lớn nhất có thể (giá trị lớn nhất trong ô Size) thì bạn có thể chọn để partition mới nằm ở đầu hoặc ở cuối vùng đĩa còn trống. Nếu bạn chọn Beginning of freespace thì phần đĩa còn trống (sau khi tạo partition) sẽ nằm tiếp ngay sau Partition mới, còn nếu bạn chọn End of free space thì phần đĩa còn trống sẽ nằm ngay trước Partition mới tạo. Và đến đây bạn chỉ phải click vào nút OK là hoàn tất thao tác! c. Format Partition - Chọn 1 partition trong bảng liệt kê rồi vào menu Operations, chọn Format… hoặc click phải lên 1 partition trong bảng liệt kê rồi chọn Format…Hộp thoại Format sẽ xuất hiện. - Bạn chọn kiểu hệ thống file ở phần Partition Type, - Nhập vào “tên” cho partition ở ô Label (tuỳ chọn, có thể để trống), - Gõ chữ OK vào ô Type OK to confirm parititon format (bắt buộc), và nhấn OK để hoàn tất thao tác! *Chú ý: Nếu như kích thước của partition mà bạn format lớn hơn 2Gb thì bạn sẽ không được phép chọn FAT trong phần Parttition Type. d. Xoá Partition - Chọn 1 partition trong bảng liệt kê, vào menu Operations rồi chọn Delete… hoặc right click lên 1 partition trong bảng liệt kê rồi chọn Delete…Hộp thoại Delete sẽ xuất hiện. - Gõ chữ OK vào ô Type OK to confirm parititon deletion (bắt buộc), và nhấn OK để hoàn tất thao tác! e. Di chuyển và thay đổi kích thước Partition - Chọn 1 partition trong bảng liệt kê, vào menu Operations rồi chọn Resize/Move… hoặc click phải lên 1 partition trong bảng liệt kê rồi chọn Resize/Move…Một hộp thoại sẽ xuất hiện. - Bạn có thể dùng mouse “nắm và kéo” trực tiếp phần graph biểu thị cho partition (trên cùng), hoặc nhập trực tiếp các thông số vào các ô Free Space Before, New Size và Free Space After, nhấn OK để hoàn tất thao tác. *Chú ý: Toàn bộ cấu trúc của partition có thể sẽ phải được điều chỉnh lại nên thời gian thực hiện thao tác này sẽ rất lâu nếu như đĩa cứng của bạn chậm hoặc partiton có kích thước lớn. Nếu có thể, bạn nên backup toàn bộ data của partition, xoá partition cũ, tạo lại partition với kích thước mới rồi restore data thì sẽ nhanh hơn rất nhiều. f. Copy Partition - Chọn 1 partition trong bảng liệt kê, vào menu Operations rồi chọn Copy… hoặc right click lên 1 partition trong bảng liệt kê rồi chọn Copy…Một hộp thoại sẽ xuất hiện. - Bạn có thể copy partition từ đĩa cứng này sang đĩa cứng khác bằng cách chọn đĩa cứng đích trong mục Disk. - Tiếp theo bạn chọn partition đích bằng cách click vào biểu tượng của các partition hoặc chọn 1 partition trong danh sách. Trong hình minh hoạ chỉ có 1 partition bạn được phép chọn là 1 partition chưa được format, có dung lượng là 456.8Mb. - Nhấn OK để bắt đầu quá trình copy. *Chú ý: Để có thể thực hiện được lệnh copy, đĩa cứng của bạn phải có ít nhất 1 partition trống có dung lượng lớn hơn hoặc bằng partition mà bạn định copy. Thời gian copy nhanh hay chậm tuỳ thuộc vào tốc độ của máy bạn và dung lượng cần copy lớn hay bé. g. Ghép 2 partition lại thành 1 partition - Chọn 1 partition trong bảng liệt kê, vào menu Operations rồi chọn Merge… hoặc click phải lên 1 partition trong bảng liệt kê rồi chọn Merge…Một hộp thoại sẽ xuất hiện. - Bạn có thể chọn 1 trong các kiểu ghép như sau: + Partition bạn chọn sẽ được chuyển thành 1 thư mục nằm trên 1 partition cạnh nó. + Partiton cạnh partition bạn chọn sẽ được chuyển thành 1 thư mục trên partition mà bạn đã chọn. - Ta gọi partition bị chuyển thành thư mục là partition khách; partition còn lại là partition chủ. Sau khi chọn kiểu ghép, bạn chọn tên cho thư mục sẽ chứa nội dung (phần dữ liệu) của partition khách trong ô Folder Name. - Chọn kiểu hệ thống file cho partition kết quả trong phần File System File. - Nhấn OK để bắt đầu quá trình ghép. *Chú ý: Bạn chỉ có thể ghép 2 partition nằn cạnh nhau (2 partition nằm cạnh nhau trong bảng liệt kê). - Sau khi ghép, partition mới sẽ có kích thước bằng tổng kích thước của 2 partition con. - Backup dữ liệu trước khi thực hiện quá trình ghép. - Quá trình ghép có thể sẽ được thực hiện trong một thời gian khá dài nếu như dữ liệu trong 2 partition ghép và được ghép là lớn. h. Chuyển đổi kiểu file hệ thống của partition - Chọn 1 partition trong bảng liệt kê, vào menu Operations rồi chọn Convert hoặc right click lên 1 partition trong bảng liệt kê rồi chọn Convert. Một menu con sẽ xuất hiện. - Bạn có thể chọn một trong các kiểu chuyển đổi: + Từ FAT sang FAT32, HPFS hiặc NTFS; + Từ FAT32 sanga FAT; + Từ NTFS sang FAT hoặc FAT32. - Ngoài ra bạn cũng có thể chuyển 1 partition từ Logical thành Primary và ngược lại. *Chú ý: Backup dữ liệu trước khi thực hiện quá trình chuyển đổi. Thời gian chuyển đổi kiểu hệ thống file có thể sẽ rất lâu đối với partition có dung lượng lớn. 2. Cài hệ điều hành Windows XP - Cần những điều kiện sau để có thẻ cài đặt Windows XP: + Một đĩa  Windows XP CD  + Một máy tính có ổ CD-ROM - Để có thể bắt đầu cài đặt, bạn phải kiểm tra trong BIOS xem CD-ROM có phải là thiết bị để khởi động đầu tiên không (first boot). - Mỗi khi mua máy mới, bạn thường được nơi bán cài đặt sẵn hệ điều hành Windows XP và một số phần mềm thông dụng. Có thể do bạn vô tình xóa mất một vài tập tin hệ thống hay do máy bị nhiễm virus. Đã đến lúc bạn cần phải cài lại Windows. - Windows XP Professional (WinXP) dành cho máy đơn và hệ thống mạng, cho phép cài mới hay nâng cấp từ Windows 98/ ME/ NT/ 2000/ XP Home. WinXP có thể cài đặt bằng nhiều cách như: Boot từ CD WinXP rồi tự động cài (có thời gian cài nhanh nhất); Khởi động bằng đĩa cứng hay đĩa mềm rồi cài từ dấu nhắc DOS (thời gian cài lâu nhất); Cài mới hay nâng cấp trong Windows đã có. - Yêu cầu hệ thống: + CPU: Tối thiểu là Pentium 233MHz. Nên có Pentium II trở lên + Bộ nhớ RAM: Tối thiểu 64MB, nên có 128MB trở lên. + Dung lượng đĩa cứng: 1,5GB, tối thiểu khi nâng cấp từ Windows ME là 900MB. - Kiểm tra sự tương thích phần cứng và phần mềm: + Khi nâng cấp, bạn nên tiến hành việc kiểm tra máy bạn có tương thích với WinXP hay không bằng cách chạy Setup.exe trên đĩa CD WinXP rồi chọn mục Check system compatibility. Trình Setup sẽ kiểm tra và liệt kê các thiết bị phần cứng và phần mềm đang có không tương thích với WinXP, bạn nên tháo gỡ các thành phần này rồi mới tiến hành cài đặt. + Bạn cũng có thể tham khảo danh sách phần cứng và phần mềm tương thích với XP trong Website của Microsoft: www.microsoft.com/windows/catalog/. a. Các phương pháp cài đặt - Clean Installation (cài sạch, mới hoàn toàn): Áp dụng cho một ổ đĩa mới mua hay mới phân vùng và định dạng lại. Bạn khởi động bằng đĩa CD WinXP và chương trình Setup Wizard sẽ tự động chạy hoặc khởi động bằng đĩa mềm (hay đĩa cứng) DOS rồi chạy file Winnt.exe trong thư mục I386 trên CD WinXP. - New Installation (cài mới): Để thay thế phiên bản Windows đang chạy hay cài lên phân vùng hoặc đĩa cứng khác. Trong Windows đang chạy (thí dụ: Windows 98/ ME...), kích hoạt file Setup.exe trong đĩa WinXP rồi chọn mục New Installation. Sau khi cài mới, bạn phải cài lại tất cả ứng dụng mà bạn cần chạy trong Windows XP. Nếu bạn cài đè vào thư mục Windows đã có, trình Setup sẽ xóa toàn bộ Windows cũ trước khi cài. Nếu muốn chạy song song WinXP và Windows 9x, bạn nên cài Windows 9x trước, cài WinXP sau và định dạng FAT32 cho đĩa cứng vì Windows 9x không hỗ trợ định dạng NTFS. - Upgrade (nâng cấp): Mục đích của nâng cấp (cài chồng lên Windows cũ) là để giữ lại toàn bộ các ứng dụng và xác lập đã có trong Windows cũ. Bạn vào Windows, chạy file Setup.exe trong thư mục gốc hay file Winnt32.exe trong thư mục I386 của của bộ cài đặt WinXP (trên CD hay trên đĩa cứng) và chọn mục Upgrade. Khi nâng cấp, trình Setup luôn luôn tiến hành việc kiểm tra hệ thống của bạn có tương thích với WinXP hay không. - Nếu ổ CD khó đọc đĩa (kén đĩa) bạn có thể chép bộ cài đặt WinXP từ CD vào đĩa cứng rồi tiến hành cài đặt từ đĩa cứng. Cách cài cũng giống như trên CD nhưng thời gian cài lâu hơn vì trình cài đặt sẽ thực hiện thêm một bước sao chép toàn bộ file vào thư mục tạm tự tạo trước khi cài chính thức. b. Tiến trình cài đặt mới hoàn toàn Windows XP Professional từ đĩa CD ROM - Trước tiên bạn cần vào BIOS để chọn khởi động từ CD-ROM, sau đó đặt CD WinXP vào ổ CD-ROM rồi khởi động lại máy tính. Bạn bấm phím bất kỳ khi màn hình xuất hiện thông báo Press any key to boot from CD để khởi động bằng CD. - Màn hình đầu tiên của tiến trình cài đặt hiện ra, trong màn hình này, bạn có thể bấm phím F6 để cài đặt driver của nhà sản xuất nếu bạn sử dụng ổ cứng theo chuẩn SCSI, SATA, RAID. Sau đó Setup sẽ nạp các file cần thiết để bắt đầu cài đặt. - Trong màn hình Welcome to Setup, bạn bấm phím Enter để tiếp tục cài đặt (bấm phím F3 để thoát khỏi trình cài đặt). - Trong màn hình License, bấm F8 để đồng ý với thỏa thuận về bản quyền. - Trong màn hình liệt kê ổ đĩa, không gian chưa phân vùng (partition), các phân vùng hiện có và định dạng của chúng. Bạn có thể dùng phím mũi tên chọn ổ đĩa (hay phân vùng) rồi bấm Enter để cài đặt (hay chọn Unpartitioned space rồi bấm phím C để tạo phân vùng mới, hoặc xóa phân vùng đang chọn với phím D). Trong trường hợp ổ đĩa mới và bạn không cần phân vùng, chọn Unpartitioned space rồi bấm Enter. - Nếu muốn phân vùng, bạn bấm phím C -> nhập dung lượng chỉ định cho phân vùng -> Enter. - Bấm phím mũi tên để chọn định dạng cho phân vùng là FAT (FAT32 cho phân vùng trên 2GB) hay NTFS, có thể chọn chế độ Quick (nhanh) nếu muốn bỏ qua việc kiểm tra đĩa (tìm và đánh dấu sector hỏng) để rút ngắn thời gian định dạng -> Enter để tiến hành định dạng. - Bạn nên chia đĩa thành 2 phân vùng, gồm: phân vùng khởi động (Primary) để cài WinXP và phân vùng Logic (extanded) để lưu trữ dử liệu quan trọng của bạn. Như vậy, khi WinXP bị hư hỏng bạn chỉ cần định dạng và cài lại phân vùng WinXP, không ảnh hưởng đến phân vùng dữ liệu. Trước khi cài đặt WinXP, bạn có thể sử dụng Fidsk để phân vùng nếu chỉ cần định dạng theo FAT32. Nếu muốn phân vùng theo định dạng khác (NTFS, Linux...), bạn cần dùng Partition Magic. - Setup sao chép các file cần thiết của WinXP từ CD vào ổ cứng. Sau khi sao chép xong, Setup sẽ tự khởi động máy lại. - Khi khởi động lại cũng sẽ xuất hiện thông báo Press any key to boot from CD. Lần này, bạn đừng bấm phím nào cả để máy khởi động bằng đĩa cứng và tiếp tục quá trình cài đặt trong chế độ giao diện đồ họa (GUI - Graphical User Interface). - Màn hình Regional and Language Options xuất hiện. Bạn bấm nút Customize để thay đổi các thiết đặt về dạng thức hiển thị số, tiền tệ, thời gian, ngôn ngữ cho phù hợp với quốc gia hay người dùng. Bấm nút Details để thay đổi cách bố trí bàn phím (Keyboard layout) -> Bấm Next để tiếp tục. - Trong màn hình Personalize Your Software, nhập tên của bạn (bắt buộc) và tên công ty/tổ chức bạn đang làm việc (không bắt buộc) -> Next. - Khi màn hình Your Product Key xuất hiện, nhập mã khoá cuả bộ cài đặt WinXP gồm 25 ký tự được kèm theo sản phẩm khi mua (in trong “tem” Certificate of Authenticity dán trên bao bì). - Tiếp theo, trong màn hình Computer Name And Administrator Password bạn đặt tên cho máy tính không trùng với các máy khác trong mạng (có thể dài tối đa 63 ký tự với gia thức mạng TCP/IP, nhưng vài giao thức mạng khác chỉ hỗ trợ tối đa 11 ký tự). Đặt mật mã của Admin (người quản lý máy), nếu máy chỉ có mình bạn sử dụng và bạn không muốn gỏ Password mỗi khi chạy WinXP, hãy bỏ trống 2 ô password này (bạn xác lập password sau này cũng được). - Nếu máy bạn có gắn Modem, Setup sẽ phát hiện ra nó và hiển thị màn hình Modem Dialing Information. Bạn chỉ định Quốc gia/vùng (Country/region= Vietnam), mã vùng (Area code=8), số tổng đài nội bộ (nếu có) và chọn chế độ quay số là Tone (âm sắc) (chế độ Pulse – xung hiện nay không xài ở Việt Nam). - Trong màn hình Date anh Time Settings, bạn điều chỉnh ngày/giờ cho phù hợp thực tế. - Nếu bạn có card mạng, Setup hiển thị màn hình Networking Settings để cài đặt các thành phần mạng. Bạn chọn Typeical settings để cài Client for Microsoft Networks, File and Print Sharing, QoS Packet Scheduler và giao thức TCP/IP với cách định địa chỉ tự động. - Nếu bạn chọn Custom settings (dành cho người nhiều kinh nghiệm) rồi bấm Next, bạn sẽ có thể thay đổi các thiết đặt mặc định trong màn hình Network Components bằng cách thêm (nút Install), bỏ bớt (nút Uninstall) hay điều chỉnh cấu hình (nút Properties) các dịch vụ. - Trong màn hình Workgroup or Computer Domain, bạn đặt tên cho nhóm làm việc (workgroup) khi kết nối mạng ngang hàng hay nhập tên Domain (hệ thống máy chủ mạng) mà máy sẽ là thành viên. - Sau khi hoàn tất việc sao chép file, Setup sẽ tạo Start Menu -> đăng ký các thành phần (registering components) -> lưu các thiết đặt -> xóa các thư mục tạm -> khởi động lại máy (bạn có thể lấy đĩa CD WinXP ra được rồi đó). Khi thông báo cho biết là Windows sẽ thay đổi độ phân giải của màn hình (mặc định là 800 x 600 hay 1024 x 768), bạn bấm OK để tiếp tục. - Màn hình chào mừng xuất hiện, bấm Next -> Nếu bạn có Card mạng hay Modem, Setup sẽ giúp bạn cấu hình mối kết nối Internet trong màn hình How Will This Computer Connect to the Internet?. Bạn có thể chọn Telephone Modem (nếu có modem thường), Digital Subscriber line - DSL (Modem DSL/ modem cáp) hay Local Area Network - LAN (thông qua mạng nội bộ). Nếu không cần cấu hình lúc này, bấm Skip để bỏ qua. - Trong màn hình Ready to register (đăng ký sử dụng sản phẩm), bạn có thể chọn No, not at this time để đăng ký sau -> bấm Next. - Trong màn hình Who will use this computer?, bạn có thể thiết lập đến 5 tài khoản người dùng (nếu có nhiều người dùng chung). Tên (Your name) có thể dài 20 ký tự (không được có ký tự đặc biệt như: “ * + , / : ; ? [ ] |) và không được trùng nhau -> Next -> Bấm Finish để hoàn tất và đăng nhập vào tài khoản bạn vừa tạo. - Sau khi đăng nhập, bạn phải đăng ký quyền sử dụng hợp pháp Windows trong một thời gian hạn định, thí dụ: 30 ngày (xuất hiện ở system tray thông báo 30 days left for activation) bằng cách bấm vào cái biểu tượng thông báo (hình chiếc chìa khóa) và thực hiện theo hướng dẫn. Sau khi đăng ký sẽ không còn thấy thông báo này. - Đến đây xem như việc cài đặt Windows XP đã hoàn tất, bạn có thể khởi động máy lại lần nữa và sử dụng. - Nếu bạn muốn sao chép file cùng các thiết đặt trong Windows cũ trên máy khác hay ổ cứng khác sang Windows XP mới cài, bạn có thể sử dụng tiện ích File and Settings Transfer Wizard có trong đĩa CD WinXP. - Đầu tiên bạn chạy Setup.exe trong Windows cũ rồi chọn Perform Additional Tasks -> chọn Transfer files and settings, bấm Next -> chọn Old Computer, bấm Next -> chọn cách chuyển giao dữ liệu (thí dụ: Other để chỉ định ổ cứng khác), bấm Next -> chọn Both files and settings (nếu muốn tuỳ biến danh sách các file và thiết đặt cần chuyển thì đánh dấu chọn Let me select a custom list...). - Sau khi cài đặt xong WinXP, bạn vào Start/ All Programs/ Accessories/ System Tools/ Files and Settings Transfer Wizard -> Next -> chọn New Computer, bấm Next -> chọn I don’t need the Wizard disk..., bấm Next -> chỉ định nơi lưu dữ liệu chuyển giao, bấm Next. Sau khi hoàn tất, bạn cần phải đăng xuất (log off) rồi đăng nhập (log on) lại để các thay đổi có hiệu lực. c. Cài đặt các trình điều khiển - Sau khi cài đặt Windows, bạn cần cài đặt lại các trình điều khiển (driver). Trình điều khiển là chương trình giúp hệ điều hành nhận biết chức năng và hoạt động của thiết bị. - Vào Start, nhắp chuột phải vào My Computer chọn Properties Nhấp phải chọn Properties Thiết bị chưa có rình điều khiển có hình dấu hỏi (kèm dấu !) - Nhấp đúp vào thiết bị chưa có trình điều khiển để cài đặt. - Nhấp Reinstall Driver. Để đĩa CD chứa Driver vào ổ đĩa. - Để đĩa CD chứa trình điều khiển vào ổ đĩa CD và nhấn Next. Chờ đợi máy tự tìm kiếm trình điều khiển, sau khi cài đặt xong chọn Finish. *Ghi chú: Nếu ta biết vị trí chứa trình điều khiển, có thể chọn option Install from a list or specific location, sau đó chỉ định thư mục chứa trình điều khiển (cách này sẽ nhan hơn cách trên do máy không tốn thời gian dò tìm). d. Cài đặt cấu hình mạng - Ta có thể cài đặt cấu hình mạng theo nhiều cách, dưới đây, ta cài đặt mạng theo cấu hình địa chỉ tỉnh: - Start/Control Panel/Net Work and Internet Connections/ Net Work Connection - Nhắp đúp vào card mạng cần cấu hình, chọn Properties. Chọn Internet Protocol và chọn Properties Ngõ ra internet và máy chủ DNS Địa chỉ máy: 192.168.1.xxx (Lưu ý: Mỗi máy có một địa chỉ máy là duy nhất xxx) Mặt nạ: 255.255.255.0 3. Sử dụng Ghost khôi phục chương trình a. Khái niệm Ghost là một phần mềm giúp ta có thể phục hồi lại các chương trình trên ổ cứng khi máy tính gặp lỗi mà không cần phải cài các chương trình lại từ đầu. b. Ưu và nhược điểm của Ghost - Ưu điểm: Ưu điểm lớn nhất của Ghost là phục hồi lại chương trình một cách nhanh chóng, tiết kiệm thời gian và công sức mỗi khi máy tính bị sự cố. - Nhược điểm: + Các file ghost dễ bị nhiễm virus từ ổ chứa nó. Nên sau khi bạn thực hiện Ghost lại máy thì những virus này rất dễ lây lan + Khi bạn Ghots cũng giống như bạn copy dữ liệu từ ổ này sang ổ khác nên việc mất mát một số file là không thể tránh khỏi. + Khi ghost lại ổ thì dữ liệu cũ sẽ bị những dữ liệu của file Ghost đè lên . Nghĩa là những tệp rác cũng tăng dần lên gây nặng máy, tốn bộ nhớ. Nói chung, máy tính sử dụng một thời gian thì bạn nên cài lại và tạo tệp ghost là tốt nhất. c. Các bước thực hiện Trong phần này, giả sử rằng các bạn có 2 ổ cứng luận lý (2 Partition :P) là C: và D: trên một ổ vậy lý. Dữ liệu các bạn cần Ghost là ổ C đang cài Win98SE. Các thông số này chỉ là tượng trưng, nếu các bạn có nhiều hơn 2 ổ cứng, chạy WinMe, 2K, muốn ghost đĩa D chứ không phải C thì vẫn được. - Thực hiện: + Tạo một thư mục bất kỳ, ví dụ như thư mục Ghost nằm trong ổ D, copy file ghost2k3.exe vào đó. + Tôi sử dụng Win98, do đó có thể mở Explorer lên và kích đúp vào file ghost2k3.exe để chạy nó. Đối với Win2K hoặc XP, các bạn phải boot DOS từ một đĩa mềm boot được hoặc từ CD boot, sau khi vào được DOS, các bạn gõ lệnh D:\Ghost\ghost2k3.exe + Các bạn sẽ vào được màn hình Ghost: + Để Ghost, các bạn chọn Local, Patition To Image: + Chương trình sẽ hỏi ổ đĩa bạn cần Ghost, thường là ổ đĩa cài Windows, nhấn OK + Chọn Patition mà bạn muốn Ghost, trong trường hợp này, chọn Primary (nếu muốn Ghost ổ C của mình), nhấn OK + Chọn nơi mà bạn muốn lưu file ảnh, thông thường ghost lấy thư mục có chứa file ghost.exe làm thư mục mặc định, bạn có thể chấp nhận, vẫn có thể chọn nơi khác. Nhưng chú ý rằng bạn không thể để file ảnh nằm trong Patition mà bạn muốn ghost, trong trường hợp này bạn không thể nào tạo file ảnh nằm trên ổ C được. Gõ tên file ảnh vào và chọn Save, ví dụ Win98SE + Nếu ổ D của bạn trống nhiều thì sẽ không có hộp thoại dưới đây, tuy nhiên bạn nên chọn độ nén High để tiết kiệm chỗ trống, cách nén High chỉ chậm hơn không nén một chút, không đáng kể. + Chọn Yes khi gặp thông báo sau: - Cách phục hồi Patition từ file ảnh: + Các bạn phải boot vào DOS, chạy ghost2k3.exe. Đến đây do bạn muốn phục hồi data từ ảnh nên chọn là “From Image”, nhưng chú ý. + Các bạn chọn Disk hay Patition thì đều có thể chọn “From Image” được, nhưng tại sao có cả 2 tùy chọn này? + Nếu bạn chọn “Disk from Image” thì sau khi Un-Ghost, bạn chỉ có duy nhất một ổ C mặc dù trước đó bạn có 2 ổ C và D, lý do là tùy chọn này có nghĩa là “Tạo một ổ đĩa từ file ảnh” và do chỉ có một ổ đĩa nên sau khi Un-Ghost, Norton Ghost tự động link 2 Partition lại với nhau tạo thành một Partition duy nhất là C. Tất cả dữ liệu chứa trên D đều bị xóa. + Nếu bạn chọn “Partition from Image” sau khi Un-Ghost bạn sẽ có 2 ổ đĩa, ổ C chứa data mà bạn đã ghost trước đó và ổ D vẫn giữ nguyên tất cả data của nó. + Các bạn nên chọn cách thứ 2 sẽ an toàn hơn. + Sau khi chọn “Partition from Image” hoặc “Disk from Image”, chương trình sẽ hỏi bạn file ảnh để Un-Ghost, chọn Win98SE.gho, click Open + Chọn Patition mà bạn muốn Un-Ghost, ở đây chọn Primary (ổ C, nếu bạn muốn Un-Ghost vào ổ đĩa khác, bạn chọn partition tương ứng), click OK. + Bạn click OK để tiếp tục - Sau khi chương trình báo hoàn tất, bạn có thể boot máy lại và nhận thấy hệ điều hành và các chương trình ở ổ đĩa vừa bung Ghost được phục hồi như lúc đầu. NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG THẨM ĐỊNH BÁO CÁO

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLắp ráp và cài đặt máy tính.doc
Luận văn liên quan