Đề tài Marketing làng gốm Bát Tràng

Kế hoạch Marketing cho Làng gốm Bát Tràng 1. Giới thiệu chung. 2. Thực trạng làng nghề Bát Tràng. a. Thực trạng du lịch làng nghề. b. Tương lai du lịch làng nghề. c. Thị trường khách của làng gốm Bát Tràng. d. Nhu cầu thị trường đối với du lịch làng nghề Bát Tràng. e. Sản phẩm f. Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch. 3. Phân tích SWOT 4. Kế hoạch Marketing. 4.1 Thị trường mục tiêu của du lịch Bát Tràng. 4.2 Mục tiêu của kế hoạch Marketing. 4.3. Chiến lược Định vị 4.4. Chiến lược Marketing. 5. Kế hoạch tiến hành.

doc30 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 8158 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Marketing làng gốm Bát Tràng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ang khan hiếm lao động có kỹ thuật và có tay nghề. Theo thống kê của Hiệp hội gốm sứ Bát Tràng, có 90% thanh niên Bát Tràng biết làm gốm nhưng theo đuổi nghề thì không nhiều. Hầu hết họ được đào tạo theo kiểu “cha truyền con nối”, chưa có nhiều bước đột phá sáng tạo trong quá trình làm gốm. Buộc phải thuê lao động ngoại tỉnh. Công việc được thuê chủ yếu là: đổ rót, chuốt, vẽ, trồng - dỡ lò, làm men... Lao động ngoại tỉnh đến đây do không có gì ràng buộc nên việc thợ bỏ đi thường xuyên xảy ra. Thiếu lao động có trình độ cao, lao động trẻ, thiếu người thực sự tâm huyết và yêu nghề dẫn đến việc làng nghề Bát Tràng đang “khủng hoảng” về lao động. Chưa có giải pháp cụ thể nào cho thực trạng này. Để đẩy nhanh tiến độ công việc cho kịp thời gian giao hàng, hầu hết các xưởng gốm đều chấp nhận thuê thợ với giá cao, mặc dù họ chưa đáp ứng được chất lượng cũng như yêu cầu của công việc. Thực trạng về môi trường Trước những năm 2000 toàn xã và vùng gốm sứ có trên 1000 lò hộp đốt than, mỗi ngày làng nghề tiêu thụ khoảng 800 tấn than và thải vào môi trường khoảng 2.000 tấn khí độc hại gồm: CO, CO2, H2S, hắc ín, Hydrocacbon và khoảng 600 tấn chất thải rắn, bụi silic. Cảnh quan xuống cấp do môi trường không khí bị ô nhiễm nặng nề bởi chất thải khí và chất thải rắn (70% dân số bị mắc bệnh rối loạn đường hô hấp và hơn 80% bị đau mắt hột). Về Bát Tràng điều đầu tiên nhìn thấy là đường làng ngõ xóm đâu cũng vương vãi bột than và xỉ lò, tường nhà, nơi nào cũng là phương tiện chế biến nhiên liệu. Từ năm 2006, Ban quản lý dự án nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa phối hợp cùng UBND xã Bát Tràng và Hiệp hội gốm sứ Bát Tràng triển khai dự án “Thúc đẩy ứng dụng lò ga nung gốm tiết kiệm năng lượng” tại làng nghề đã làm thay đổi bộ mặt nơi đây. Theo kế hoạch phát triển của dự án đến hết năm 2010 sẽ thực hiện chuyển đổi về cơ bản 150 lò than đang hoạt động tại xã thay thế bằng lò gas bông gốm tiết kiệm năng lượng mang lại hiệu quả kinh tế lớn cho các hộ sản xuất và bảo vệ môi trường. Từ năm 2008 -2010, số lượng lò nung ga công nghệ mới tăng một cách nhanh chóng, từ 40 dự án lên tới hơn 600 dự án. Theo kết quả điều tra mới nhất của xã Bát Tràng, hiện trên 95% các hộ sản xuất gốm ở Bát Tràng đã chuyển từ lò đốt than sang công nghệ là nung ga. Tuy nhiên do giá gas cao nên nhiều người vẫn muốn giữ lò than để làm hàng chợ, hàng không vẽ họa tiết cầu kỳ, dù biết là lò than thì gây độc cho môi trường. Do số lượng lò than còn nhiều nên tình trạng ô nhiễm môi trường làng nghề vẫn không được cải thiện. Nhiều hộ có mặt bằng sản xuất chật hẹp phải tận dụng đường đi, tường rào làm chỗ phơi than, đổ xỉ than. Đường sá bụi bặm rất trở ngại cho việc đón khách du lịch. Vẫn còn tồn tại những trường hợp vi phạm vệ sinh môi trường, đổ rác thải không đúng nơi quy định. Thực trạng về chính sách phát triển Từ năm 2002, các nghệ nhân Bát Tràng bắt đầu liên kết để sản xuất và tiêu thụ sản phẩm thông qua Hiệp hội gốm sứ Bát Tràng. Những thành viên của hiệp hội không chỉ là những gia đình sản xuất gốm mà còn có cả các công ty kinh doanh gốm sứ. Thông qua hiệp hội, người Bát Tràng có cơ hội tìm hiểu, nắm bắt thông tin về thị trường, các kiến thức mới trong công nghệ sản xuất gốm sứ, phương thức buôn bán thời thương mại điện tử và cách nâng cao năng lực cạnh tranh. Mới đây, Hiệp hội gốm sứ Bát Tràng đã thành lập Trung tâm xúc tiến xuất khẩu Bát Tràng và tiến hành xây dựng thương hiệu "Bát Tràng Việt Nam-1.000 năm truyền thống".  Phân tích SWOT Điểm mạnh ( Strengths) : Có một lịch sử lâu đời Làng gốm sứ Bát Tràng được hình thành từ thế kỷ 15. Trong những năm tồn tại và phát triển của làng, nhiều đời nghệ nhân đã làm ra những sản phẩm có giá trị, tạo lập danh tiếng cho xứ sở. Khách trong, ngoài nước tấp nập đến thăm quan, mua hàng. Trong các cửa hàng, có đủ các mẫu gốm sứ từ cổ truyền đến hiện đại của các nước Pháp, Italy, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc. Kể từ lúc hình thành phường Bạch Thổ đến ngày nay, quê gốm Bát Tràng đã trải qua bề dày lịch sử vẻ vang rất đáng tự hào. Giá trị lịch sử lâu đời là một điểm mạnh để thu hút khách du lịch đến với Bát Tràng. Có lễ hội hàng năm thu hút khách du lịch Hàng năm lễ hội làng Bát Tràng được tổ chức vào dịp Rằm tháng Hai âm lịch, gồm các phần tế lễ theo phong tục truyền thống và lễ rước nước, tắm bài vị, rước bài vị ra đình.Làng nghề Bát Tràng, ven sông Hồng, nổi tiếng với nghề làm gốm. Làng gần bến sông, có đủ đình, chùa, đền, miếu linh thiêng và cũng là nơi dân làng sinh hoạt cộng đồng khi làng vào đám hoặc dịp lễ tết trong năm . Hội làng diễn ra trong 2 ngày 15 và 16 tháng hai âm lịch và thường kéo dài 7 ngày. Cùng với nghi lễ rước nước, tế lễ và các trò chơi dân gian, làng nghề sẽ trưng bày những sản phẩm gốm đặc sắc nhất của mình tại “Chợ gốm Bát Tràng” nằm ở vị trí trung tâm của làng. Những hoạt động sôi nổi trên thu hút rất nhiều khách du lịch đến Bát Tràng vào dịp lễ hội diễn ra. Có điểm mua sắm nổi tiếng đặc trưng thu hút khách du lịch Gốm Bát Tràng đã tạo được thương hiệu cho riêng mình, sự xuất hiện của chợ gốm Bát Tràng đã chứng minh cho điều đó. Chợ gốm Bát Tràng nằm ngay bên sông Hồng. Chợ bán tất cả những sản phẩm của người dân trong làng, và chỉ bán duy nhất sản phẩm bằng gốm. Từ những chiếc bình, nhỏ bé bằng ngón tay đến bình lớn to bằng cái cột nhà, rồi bát chén, đĩa  màu sắc xanh ngọc, đen.. đặc biệt là những món quà lưu niệm như vòng đeo dây, hình con vật, đều được bày bán ở đây.Chợ gốm không nặng về buôn bán, bạn có thể tha hồ nhìn ngắm và tìm hiểu các sản phẩm ưa thích. Người bán hàng cũng rất thân thiện và giải thích tận tình. Khách du lịch sau khi tham quan làng gốm, nhà trưng bày hay tìm một vài món đồ giả cổ nào đó, khách đều dừng chân trước chợ gốm bên sông này. Là thương hiệu gốm sứ nổi tiếng trên khắp thế giới Từ những năm chuyển đổi nền kinh tế bao cấp sang kinh tế thị trường, gốm Bát Tràng có mặt ở khắp 5 châu. Giá trị xuất khẩu hàng năm của gốm Bát Tràng lên tới hàng triệu USD/năm. Bát Tràng được công nhận là thương hiệu cho hàng gốm sứ lâu đời của VN trên thị trường quốc tế. Ngày nay, đồ gốm Bát Tràng còn được lưu giữ tại rất nhiều bảo tàng trong nước và trên thế giới. Nghề gốm truyền thống Bát Tràng được nhiều tác giả trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu và giới thiệu trên nhiều phương diện khác nhau. Đây là một lợi thế rất lớn để Bát Tràng thu hút khách du lịch quốc tế. Có hình một thức du lịch độc đáo mới mẻ, hấp dẫn độc đáo Tại Bát Tràng dịch vụ tham quan bằng xe trâu rất phổ biến.Ý tưởng dùng xe trâu như một hình thức quảng cáo đã đem lại thành công ngoài sức tưởng tượng. Liên tục từ tháng 3 năm 2005 mỗi ngày hai cỗ xe trâu phục vụ ít nhất là năm, sáu đoàn khách, mỗi đoàn từ ba đến mười người. Không phải du khách nào đến Bát Tràng cũng có cơ hội đi xe trâu bởi các công ty du lịch đã đăng ký theo tour kín hết cả ngày. Ngoài dịch vụ tham quan trên xe trâu, những gia đình có lò gốm ở Bát Tràng còn phát triển dịch vụ cho khách vào thăm quan lò gốm của gia đình, nặn gốm để hiểu hơn về quy trình sản xuất sản phẩm. Giao thông thuận lợi : Từ trung tâm Hà Nội có đường thuỷ và đường bộ đến Bát Tràng. Đường thủy đi từ bến Chương Dương hoặc bến Phà Đen, xuôi sông Hồng đến bến Bát Tràng. Đường bộ qua cầu Chương Dương (hay cầu Long Biên) rồi theo đê sông Hồng đến dốc Giang Cao rẽ xuống Bát Tràng (khoảng 15km) hoặc theo quốc lộ số 5 đến Trâu Quỳ rẽ về hướng tay phải theo đường liên huyện qua xã Đa Tốn đến Bát Tràng (khoảng hơn 20km). Từ Hà Nội đến Bát Tràng có tuyến xe bus riêng và có cảng đường sông rất thuận tiện cho khách du lịch. Điểm khác biệt của Gốm Bát Tràng Những đặc điểm nổi bật của sản phẩm gốm Bát Tràng là : dày, chắc, nặng; kĩ thuật nung đạt nhiệt độ 1300 độ C; có 5 loại men đặc trưng gồm men lam, men nâu, men trắng ngà, men xanh rêu, men rạn và nghệ thuật vẽ họa tiết mang dấu ấn của sự thăng hoa. Với các đặc điểm này, gốm Bát Tràng tiếp đã chinh phục thị trường trong và ngoài nước bằng chất lượng cũng như giá trị nghệ thuật. Ngoài những yếu tố trên, giá trị lịch sử và văn hoá của gốm Bát Tràng cũng là điểm tạo ra sự khác biêt. Hiếm có làng gốm nào có lịch sử lâu đời như Bát Tràng. Những điểm nhấn trên của gốm Bát Tràng sẽ là lợi thế để thu hút khách du lịch trong và ngoài nước không chỉ những người quan tâm đến đồ gốm mà còn cả những du khách yêu nghệ thuật hay muốn tìm hiểu về lịch sử văn hoá. Điểm yếu (Weakness) Ô nhiểm môi trường Làng gốm sứ Bát Tràng phát triển cũng đang nảy sinh nhiều bức xúc, đó là nạn ô nhiễm môi trường do chất thải của nghề. Hàng năm, gần 1.000 lò nung gốm bằng than đốt hàng trăm tấn than và vật liệu làm cho đường bẩn, bụi, không khí, môi trường ô nhiễm, nồng nặc mùi than. Tuy các đường ngõ xóm đã được xã và dân bê tông, cứng hóa, nhưng các đường trục của xã còn là đường đất, chưa có rãnh thoát nước, mới mưa đã lầy lội, mới nắng đã bụi, khổ cả dân và khách. Đặc biệt ô nhiễm môi trường ở làng gốm sứ Bát Tràng kéo dài, ảnh hưởng đến sức khỏe nhân dân, nhiều bệnh như hô hấp, viêm da, dị ứng ở mức cao. Nước sinh hoạt cũng chỉ gọi là sạch tạm thời. Vấn đề ô nhiễm môi trường do ngành công nghiệp gốm sứ phát triển nhưng các vấn đề về chất thải không được quan tâm , xử lý và kiểm soát chính vì vậy tạo ra ảnh hưởng xấu tới cảnh quan và sức hấp dẫn đối với khách du lịch của điểm đến du lịch. Vấn đề ô nhiễm môi trường này nếu không được xử lý nhanh chóng và sớm thì ngày ngày phá hủy cảnh quan, gây tốn kém cho việc giải quyết xử lý các vấn đề môi trường sau này. Du lịch còn thiếu tính chuyên môn cao Hiện công tác du lịch chủ yếu là cắt ngọn, chưa có định hướng cụ thể, chưa có tính chuyên môn cao. Khách du lịch chỉ đến nửa ngày tham quan. Bên cạnh đó, thuyết trình viên tại Bát Tràng chủ yếu là những người dân sống lâu năm ở đây , không có đào tạo chuyên môn về du lịch. Trình độ ngoại ngữ của họ có hạn hoạt động còn mang tính nhỏ lẻ, chưa có tổ chức và được hướng dẫn đào tạo một cách bài bản và chuyên nghiệp. Người dân mới chỉ quan tâm đến việc bán các hàng hóa của làng nghề cho khách với phong cách thiếu chuyên nghiệp mà chưa quan tâm đến việc hút khách từ chính hoạt động tạo ra sản phẩm của làng nghề. Nói cách khác, người dân dường như chú ý đến sinh kế hơn là bảo tồn di sản văn hóa và thiếu hẳn công nghệ tạo sản phẩm du lịch để tạo nên những tour hấp dẫn. Du lịch Bát Tràng còn thiếu tính định hướng : hướng tới phát triển du lịch song song với phát triển làng nghề hay đơn thuần chỉ là phát triển công nghiệp sản xuất gốm sứ. Sự thiếu đồng bộ trong phương hướng phát triển này như trên đã nói vừa gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng xấu tới sự phát triển và sức hấp dẫn của điểm đến du lịch, bên cạnh đó tiềm ẩn sự thiếu bền vững. Bát Tràng cần được định hướng lại phương hướng phát triển du lịch và duy trì làng nghề truyền thống, phát triển bền vững, bảo đảm môi trường trong lành , tạo điều kiện cho việc phát triển du lịch. Cơ sở hạ tầng còn hạn chế Cơ sở hạ tầng phục vụ cho du lịch ở Bát Tràng còn rất hạn chế không có chỗ lưu trú qua đêm cho những du khách muốn ở lại. Các nhà hàng thì hầu hết là các nhà hàng bình dân chất lượng không cao. Các công trình phụ cận hỗ trợ đón tiếp khách du lịch cũng còn rất thiếu. Bên cạnh đó Bát Tràng không có những nhà triển lãm đặc trưng để du khách có thể tham quan tìm hiểu và nghỉ ngơi. Bát Tràng chưa thu hút được nhiều vốn đầu tư, cơ sở phục vụ cho khách du lịch còn thiếu thốn, chưa đáp ứng được nhu cầu thiết yếu của khách. Đường bộ và đường sông đến Bát Tràng rất cần được cải thiện. Đường từ Hà Nội tới Bát Tràng còn bụi bẩn, cơ sở đường xá xuống cấp nhanh. Tuyến đường bộ dẫn vào làng khá hẹp và bến sông hiện là bãi đổ chất thải rắn của làng. Tình trạng chèo kéo khách Tại Bát Tràng, hình ảnh điểm đến du lịch thân thiện đang bị ảnh hưởng xấu do thái độ và nhận thức của người dân đối với du lịch. Người dân có thái độ tư lợi cá nhân và không quan tâm tới việc giữ gìn hình ảnh chung của điểm đến. Thông thường, khách đến làng Gốm Bát Tràng sẽ đi thăm quan chợ, mua đồ gốm sứ, thăm quan kiến trúc đình, chùa cổ Bát Tràng. Gần đây những gia đình có lò gốm ở địa phương còn phát triển dịch vụ cho khách vào thăm quan lò gốm của gia đình, nặn gốm để hiểu hơn về quy trình sản xuất sản phẩm. Tuy nhiên, khách du lịch không phải ai cũng có nhu cầu vào lò gốm nhưng những chủ lò gốm thấy đây là hình thức kinh doanh rất có lãi nên rất nhiều hộ gia đình đã cử người ra đón khách tận cổng chợ. Tất cả khách du lịch kể từ học sinh, sinh viên tới những người lớn tuổi, từ khách trong nước tới khách nước ngoài, chỉ cần chưa đặt chân tới chợ gốm Bát Tràng đã được đón sẵn ngay từ nơi gửi xe. Không chèo kéo được khách, người ta lập tức quay ngoắt, tỏ vẻ rất khó chịu. Tranh nhau khách, lôi kéo khách Việt Nam, khách nước ngoài, nhiều khi các chủ lò gốm còn cãi cọ nhau giữa chợ, trông rất phản cảm. Chính những hành động của những người dân nơi đây đang làm du khách cảm thấy không muốn quay trở lại tham quan làng cổ Bát Tràng lần nữa. Nhận thức về du lịch còn yếu Chính quyền địa phương, cộng đồng dân cư tại làng nghề chưa nhận thức được đầy đủ, sâu sắc về vai trò và tác động của du lịch làng nghề đối với sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương cũng nhưu tầm quan trọng của việc bảo tồn, gìn giữ những nghề truyền thống quý bấu cảu dân tộc Chưa có chế độ đãi ngộ đúng mức đối với các nghệ nhân. Hiện nay, các nghệ nhân khi được phong vẫn chưa được hưởng bất kỳ chế dộ đãi ngộ nào. Họ chưa được tạo điều kiện để mở các lớp đào tạo truyền nghề cho các thế hệ trẻ. Vấn đề đào tạo nguồn nhân lực còn nhiều hạn chế. Công tác đào tạo nguồn nhân lực, ở đây còn đề cập đến cả công tác phát triển đội ngũ nghệ nhân, công nhân làng nghề, hướng dẫn viên du lịch địa phương... đều chưa được quan tâm và chú ý đúng mức. Cơ hội ( Oppurtunities) Được nhà nước đầu tư cơ sở hạ tầng để phát triển du lịch Làng gốm cổ Bát Tràng, huyện Gia Lâm, nằm mạn Bắc sông Hồng, cách Trung tâm Hà Nội khoảng 15km, được UBND thành phố phê duyệt quy hoạch chi tiết, được chọn làm điểm đầu tư phát triển làng nghề, bảo tồn làng gốm cổ. Tổng số các dự án đầu tư vào Bát Tràng trên 20 tỷ đồng sẽ tạo cho làng nghề này bộ mặt mới, cải thiện điều kiện môi trường phục vụ cho hoạt động phát triển kinh tế - văn hóa và tham quan du lịch của làng gốm sứ cổ, xây dựng mô hình hoạt động của các trung tâm dịch vụ thương mại làng nghề, trung tâm xúc tiến thương mại - khu du lịch vui chơi tại làng nghề Bát Tràng - Kim Lan, điểm du lịch giới thiệu nghề và sản xuất truyền thống và bảo tồn di tích lịch sử làng nghề.Với những dự án đầu tư mới cơ sở vật chất hạ tầng phục vụ cho du lịch ở Bát Tràng sẽ được cải thiện trong tương lai. Đây là cơ hội rất tốt cho làng gốm sứ cổ Bát Tràng phát triển du lịch trở thành điểm đến chuyên nghiệp và hấp dẫn hơn đối với du lịch văn hóa. Cơ hội hợp tác với các công ty lữ hành Trên thực tế, các làng gốm Bát Tràng từ lâu vẫn là điểm đến của các tour lữ hành quốc tế. Bát Tràng là nơi hoạt đông sản xuất vẫn còn khá sôi động. Tại đây người ta có thể vừa mua hàng vừa quan sát được quá trình làm gốm. Cùng với Đông Triều, đây là những điểm đến không thể thiếu được trong chương trình du lịch của nhiều công ty lữ hành trên địa bàn Hà Nội; mặc dù thường là các điểm tranh thủ ghé thăm tuy nhiên bát tràng cũng là điểm du lịch từ lâu đã năm trong các tour du lịch. Đặc biệt hiện nay, có nhiều tour đi bát tràng tự tổ chức do sinh viên hay các tổ chức cá nhân đi trong ngày chứng tỏ thương hiệu du lịch bát tràng ngày càng khẳng định được vị trí trong tâm trí khách du lịch. Nhiều công ty du lịch cũng mở rộng các tour du lịch làng nghề với những nét độc đáo và đặc sắc truyền thống càng ngày càng thu hút đông đảo lượng khách du lịch. Hầu hết các công ty lữ hành đều ký hợp đồng với một hoặc nhiều cửa hàng nằm trong khu vực làng Bát Tràng để khi đưa khách đến có nơi để ô tô, chỗ nghỉ ngơi cho khách. Cơ hội đến từ thị trường khách nước ngoài Bát Tràng được công nhận là thương hiệu cho hàng gốm sứ lâu đời của VN trên thị trường quốc tế. Sản phẩm gốm sứ Bát Tràng không những nổi tiếng trong cả nước mà còn được xuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới từ năm 1990 như Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ và các nước trong khối EU. Nhiều sản phẩm gốm cổ Bát Tràng đang được lưu trữ tại một số viện bảo tàng lớn trên thế giới như Viện bảo tàng Royaux-Bỉ, Viện bảo tàng Guimet-Pháp.Nghề gốm truyền thống Bát Tràng được nhiều tác giả trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu và giới thiệu trên nhiều phương diện khác nhau. Ông John S. Guy làm việc tại viện bảo tàng Victoria and Albert-London đã đánh giá cao về gốm Bát Tràng trong thời nhà Lý-Trần và cho rằng đồ gốm Việt Nam đã nói lên được tính độc lập của dân tộc Việt Nam. Ông còn nói, gốm cổ Bát Tràng quả là niềm tự hào của người Việt Nam và hình ảnh người dân Bát Tràng làm việc miệt mài sẽ là những kỷ niệm trong ký ức của ông. Kim ngạch xuất khẩu hàng năm lên tới 40 triệu USD,Có nhiều lô hàng xuất khẩu, đặc biệt được đặt trước từ Hàn Quốc, Nhật Bản. Đây là cơ hội rất lớn đối với việc thu hút khách du lịch nước ngoài đến với Bát Tràng bởi có rất nhiều thương gia nước ngoài muốn đến Việt Nam và muốn đến làng Bát Tràng để tham quan quá trình sản xuất cũng như tìm hiểu trong kinh doanh. Được sự quan tâm của các hiệp hội gốm sứ truyền thống trong và ngoài nước Từ năm 2002, các nghệ nhân Bát Tràng bắt đầu liên kết để sản xuất và tiêu thụ sản phẩm thông qua Hiệp hội gốm sứ Bát Tràng. Những thành viên của hiệp hội không chỉ là những gia đình sản xuất gốm mà còn có cả các công ty kinh doanh gốm sứ. Thông qua hiệp hội, người Bát Tràng có cơ hội tìm hiểu, nắm bắt thông tin về thị trường, các kiến thức mới trong công nghệ sản xuất gốm sứ, phương thức buôn bán thời thương mại điện tử và cách nâng cao năng lực cạnh tranh. Mới đây, Hiệp hội gốm sứ Bát Tràng đã thành lập Trung tâm xúc tiến xuất khẩu Bát Tràng và tiến hành xây dựng thương hiệu "Bát Tràng Việt Nam-1.000 năm truyền thống". Về Bát Tràng bây giờ, du khách sẽ thấy một Bát Tràng-làng cổ tồn tại song song với một Bát Tràng -đô thị. Truyền thống và hiện đại đan xen cả trong tư duy sản xuất, kinh doanh của người làm gốm cũng như trong diện mạo của làng gốm Bát Tràng. Thách thức (Threats) Nguy cơ từ sự mất an toàn của khách Việc mất an toàn của khách du lịch là 1 nguy cơ đáng báo động với Bát Tràng. Đã từng xảy ra sự việc các đối tượng manh động công khai chặn xe du lịch, tấn công lái xe, HDV và đập phá xe chở du khách Nhật Bản Đã có hai đoàn khách Hàn Quốc và Pháp hủy tour đến Bát Tràng và chuyển sang địa điểm khác. Làng gốm Bát Tràng luôn được coi là “điểm vàng” của du lịch Thủ đô mà lại để xảy ra sự việc trên đã ảnh hưởng không nhỏ đến hình ảnh du lịch của Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung. Nguy cơ đến từ các đối thủ cạnh tranh Các làng nghề gốm cổ giống như Bát Tràng, mặc dầu không giữ được nghề cổ (như Thổ Hà, Chu Đậu) hoặc chỉ sản xuất trên quy mô nhỏ lẻ (Phù Lãng), song vẫn tiềm tàng khả năng khai thác du lịch, bởi có một không gian văn hóa đẹp, với nhiều kiến trúc và di tích lò gốm cổ, những lối đi ngõ xóm xây bằng những vật liệu đặc trưng của một làng nghề có niên đại hàng (nhiều) trăm năm. Gốm Bát Tràng cũng phải cạnh tranh mạnh mẽ với gốm sứ đến từ các nước khác, đặc biệt là gốm sứ Trung Quốc. Gốm sứ Trung Quốc nổi tiếng với các thương hiệu như Quảng Đông, Triều Châu và Phúc Kiến. Đó đều là những thương hiệu nổi tiếng từ lâu trên thế giới với một lịch sử lâu đời và chất lượng gốm sứ hảo hạng . Cơ sở vật chất và điều kiện để phát triển du lịch ở Quảng Đông, Triều Châu và Phúc Kiến cũng tốt hơn so với Bát Tràng. Nguy cơ đến từ các công ty lữ hành Không phải công ty lữ hành nào cũng làm tốt trong việc khai thác tour làng nghề du lịch. Trên thực tế có những công ty lữ hành thường khai thác du lịch làng nghề theo kiểu hời hợt, dẫn khách đến mua sắm để kiếm tiền hoa hồng là chính, thiếu hẳn hàm lượng văn hóa. Các hướng dẫn viên về lĩnh vực này với kiến thức sơ sài, không thể truyền đạt hết những giá trị văn hoá và lịch sử của làng nghề gốm cổ Bát Tràng. Du khách sẽ không thể cảm nhận và khám phá hết những giá trị của Bát Tràng làm ảnh hưởng đến ấn tượng về Bát Tràng. Kế hoạch Marketing 4.1 Thị trường mục tiêu của du lịch Bát Tràng Theo như thông tin thống kê thì lượng khách quốc tế tới du lịch bát tràng chiếm một tỷ lệ không nhỏ. Có thể coi thị trường khách quốc tế đặc biệt là khách châu Âu và Nhật Bản là thị trường khách mục tiêu của Bát Tràng. Về mặt thống kê: theo như con số thống kê thì mỗi năm trung bình có khoảng 6000-7000 lượt khách quốc tế (chủ yếu từ châu âu, nhật bản) tới Bát Tràng. Đặc biệt số lượng khách này tăng lên đáng kể trong những dịp lễ, cuối tuần ở Bát Tràng. Theo như người dân tại đây thì khách du lịch nước ngoài tới đây chủ yếu là khách châu âu, nhật bản bên cạnh đó còn có khách trung quốc, hàn quốc, mỹ… những đối tượng khách này đóng góp một phần không nhỏ vào doanh thu gốm sứ ở Bát Tràng thông qua tiêu dùng các mặt hàng gốm sứ, đồ lưu niệm. Đặc biệt, đối tượng khách này không chỉ tiêu dùng hàng lưu niệm mà họ còn đặc biệt thích thú với các đồ gốm gia dụng chất lượng cao, họ mua và sử dụng các dịch vụ vận chuyển để gửi về nước, trong những đối tượng khách này, những đối tượng là thương gia nước ngoài từ châu âu, nhật bản, mỹ cũng đầy tiềm năng vì họ không chỉ tiêu dùng sản phẩm du lịch như ăn ngủ nghỉ thông thường mà họ còn tiêu thụ một lượng lớn sản phẩm gốm sử Bát Tràng, bên cạnh đó danh tiếng của bát tràng thông qua đối tượng này được phát tán qua những sản phẩm gốm và truyền miệng tới khắp nơi trên thế giới. Số lượng của đối tượng khách này trong tương lai được dự đoán còn có thể tăng co hơn nữa. chính vì vậy đối tượng khách này có thể coi là đối tượng cần được quan tâm, là thị trường mục tiêu của du lịch Bát Tràng Về phân tích sở thích và thị hiếu của nhóm khách này: với những đối tượng khách du lịch từ châu âu, mỹ, nhật bản, họ là những đối tượng có khả năng chi trả khá cao, đặc biệt thích thú với loại hình du lịch văn hóa, ưa thích các sản phẩm thủ công truyền thống, thích tìm hiểu về các văn hóa làng nghề truyền thống , đối với khách du lịch nữ Nhật Bản họ đặc biệt thích mua sắm các đồ gốm sứ nghệ thuật, đồ mây tre đan và thêu truyền thống. Nhật cũng đặc biệt thích những nơi có bề dày lịch sử văn hóa, họ cũng là dân tộc thích thưởng thức những món ăn ngon vì vậy lượng khách Nhật bản tới Hà Nội là không nhỏ, khách nhật bản rất ưa thích ẩm thực ở Hà Nội vừa bổ dưỡng là ít chất béo, có lợi cho sức khóa, thu hút đối tượng khách này đối với Bát Tràng là điều cần thiết. Với đặc điểm của khách nhật bản và châu âu như nêu trên thì du lịch Bát Tràng có ưu thế hấp dẫn đối tượng khách này, tuy nhiên những đối tượng khách này có yêu cầu về chất lượng dịch vụ khá cao vì vậy vấn đề đảm bảo về cơ sở phục vụ khách du lịch và quan trọng hơn nữa là thái độ phục vụ với khách du lịch. Theo đặc điểm tâm lý thì họ cũng là những người ưa chuộng những nơi hòa bình, than thiện, đối với khách nhật bản thì thậm chí đối với những nơi không thực sự có nhiều điểm hấp dẫn như Mông Cổ nhưng do văn hóa hiếu khách và than thiện chính vì vậy nên khách Nhật Bản vẫn ưa chuộng và muốn quay trở lại Mông cổ. Việt Nam vẫn được coi là điểm đến hòa bình và than thiện, Hà Nội- một điểm đến gần Bát Tràng đã được coi là thành phố than thiện và hòa bình, Bát Tràng nên tận dụng sự ảnh hưởng và lợi thế này để thu hút đối tượng khách tiềm năng. 4.2 Mục tiêu của kế hoạch Marketing 4.2.1 Phát triển du lịch làng nghề Bát Tràng Bát Tràng dù có nhiều tiềm năng phát triển du lịch nhưng chưa có định hướng rõ ràng. Hiện tại thương hiệu của Bát Tràng là “Bát Tràng Việt Nam – 1000 năm truyền thống” nhưng đó là thương hiệu của nghề sản xuất gốm tại Bát tràng, không thể hiện ý tưởng du lịch. Du lịch chỉ được coi như một cách để thu hút khách với mục đích cuối cùng là mua sản phẩm đồ gốm, vì vậy du lịch Bát tràng chưa có chiến lược phát triển rõ ràng và độc lập. Có lẽ vì vậy mà một phần không nhỏ trong tổng số khách nước ngoài đến Bát Tràng là để tìm kiếm hợp đồng làm ăn, buôn bán đồ gốm. 4.2.2 Phát triển du lịch mang tính bền vững - Quy hoạch các khu vực để phát triển du lịch. Tuy Bát Tràng chỉ là một làng nghề không quá rộng lớn nhưng cũng cần quy hoạch thành cách khu vực với những nét riêng nổi bật. Nếu không có sự quy hoạch cụ thể cho từng khu vực sẽ dẫn đến hình ảnh không nổi bật và tác động xấu đến môi trường. - Gắn hiệu quả kinh tế với bảo vệ môi trường Định hướng chú trọng phát triển du lịch làng nghề truyền thống không để sự phát triển ồ ạt của đô thị hóa và ô nhiễm môi trường làm ảnh hưởng đển Môi trường du lịch. - Bảo tồn những giá trị truyền thống của làng nghề Để trở thành một điểm du lịch văn hóa, điều kiện tiên quyết của Bát Tràng là bảo tồn những giá trị truyền thống văn hóa. 4.2.3 Phát triển cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật tiêu chuẩn phục vụ Du lịch Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất phục vụ du lịch ở yếu tố cơ bản trong thu hút khách đến với một điểm đến du lịch, điều khách du lịch cân nhắc đầu tiên khi quyết định lựa chọn điểm đến là mức độ dễ dàng, thuận tiện, an toàn của việc tiếp cận điểm đến. 4.2.4 Phát triền nguồn nhân lực chất lượng cao cho du lịch Bát Tràng - Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho hoạt động du lịch tại Bát Tràng - Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho nghề truyền thống. 4.3. Chiến lược Định vị - Cần xây dựng thương hiệu, hình ảnh, biểu tượng, slogan riêng cho du lịch Bát Tràng. - Nâng cao nhận thức của người dân, hộ sản xuất về giá trị thương hiệu du lịch Bát tràng và gốm Bát tràng mang lại cho họ. Chính quyền địa phường cần kiểm soát không để những hoạt động ảnh hưởng tiêu cực đến thương hiệu du lịch Bát Tràng như việc bày bán các sản phẩm gốm sứ Trung Quốc, Hàn Quốc tại Chợ gốm Bát tràng, biến chợ Gốm truyền thống Bát Tràng thành một chợ bình thường ở đâu cũng có. Qua nghiên cứu, nhiều khách du lịch đã bày tỏ sự thất vọng khi họ đến Bát tràng mà bắt gặp những sản phẩm Trung Quốc, Hàn Quốc mà họ có thể mua ở bất cứ đâu. - Định vị sản phẩm du lịch Bát Tràng với thị trường mục tiêu Vị trí của sản phẩm du lịch Bát Tràng là việc khách hàng cảm nhận các thuộc tính của nó như thế nào so với các sản phẩm du lịch cạnh tranh. Việc phát triển sản phẩm du lịch văn hóa làng nghề cho Bát tràng cần có sự định vị cẩn thận, rõ ràng bởi ngoài ra còn có một số làng nghề gốm khác có thể cạnh tranh với Bát Tràng trong đó phải kể đến làng gốm Phù Lãng hay một số làng nghề khác có thể phát triển du lịch văn hóa như làng lụa Vạn Phúc, làng Vòng… + Hình ảnh hiện tại của Bát Tràng: Qua khảo sát một số trang web nước ngoài về du lịch thì làng gốm Phù Lãng thậm chí được đánh giá cao hơn so với làng gốm Bát Tràng. Trang web Southeastasianarchaelogy.com chuyên về các hoạt động khảo cổ, nghiên cứu ở Đông Nam Á cho rằng Phù Lãng là làng gốm cổ duy nhất ở Việt Nam, mặc dù Bát Tràng vẫn còn sản xuất gồm những không còn là một làng đúng nghĩa mà trở thành xã Bát tràng thuộc huyện Gia Lâm, khi đã trở thành một xã, chắc hẳn sẽ mai một đi những giá trị của một làng nghề. Họ đánh giá làng thứ 3 là Thổ Hà, Bắc Giang đã chịu áp lực từ phát triển kinh tế và công nghiệp hóa. + Định vị sản phẩm du lịch Bát Tràng trong tương lai: Với mục tiêu phát triển sản phẩm du lịch văn hóa. Bát Tràng có thể phát triển một tuyên bố định vị như sau: “Dành cho những người yêu du lịch tìm hiểu văn hóa làng nghề, Bát Tràng là điểm đến cho bạn trải nghiệm thú vị nhất và sản phẩm đồ gốm chất lượng cao nhất” Với tuyên bố định vị như vậy, để truyền thông định vị, Bát Tràng phải kết hợp với doanh nghiệp lữ hành thiết kế các tour du lịch văn hóa làng nghề phù hợp nhất, bảo tồn giá trị văn hóa của mình, sản xuất đồ gốm chất lượng cao hơn so với các làng nghề gốm khác, giá cao hơn, phân phối sản phẩm du lịch qua những công ty du lịch lớn, phân phối đồ gốm qua các chi nhánh uy tín, quảng cáo trên những báo, tạp chí, website về văn hóa uy tín, đào tạo nhân lực phục vụ du lịch tốt hơn các làng nghề khác. + Dị biệt hóa sản phẩm du lịch Bát Tràng trên thị trường: Về mặt sản phẩm gốm, Phù Lãng cũng có 3 dòng sản phẩm chính đó là Đồ gia dụng, đồ tín ngưỡng và đồ trang trí giống như Bát tràng. Gốm Phù Lãng còn có đặc tính riêng dễ nhận thấy là có sắc thái riêng biệt màu nâu, nâu đen, vàng thẫm, vàng nâu…mà người ta gọi cung là men “da lươn”. Tất nhiên mục đích ở đây không phải làm sao để Bát Tràng thu hút khách hơn làng gốm Phù lãng, Thổ Hà hay các làng gốm khác bởi có khi du khách muốn đi một chương trình du lịch thăm quan các làng nghề truyền thống, mỗi làng mang lại một giá trị nào đó cho du khách, sẽ không bền vững nếu như sản phẩm du lịch Bát tràng lấn át sản phẩm du lịch Phù Lãng, Thổ Hà…hay ngược lại, tất cả phải cùng tạo trải nghiệm tốt nhất cho du khách, phát triển bền vững các làng nghề. Tuy vậy, mỗi làng cần ý thức làm khác biệt làng nghề của mình so với các làng nghề khác. Nếu không, du khách chỉ có khái niệm chung chung, có thể du khách sẽ không đi bất cứ một làng nghề nào. Vì vậy, việc mỗi làng làm nổi bật giá trị của làng mình là một điều kiện cơ bản trong định vị sản phẩm du lịch trong tâm trí du khách. 4.4. Chiến lược Marketing 4.4.1 Chiến lược Marketing Mix Chiến lược Marketing Mix phải cụ thể hóa mục tiêu định vị ở trên. a. Về sản phẩm: Với thị trường hiện tại là Anh, Pháp, Hàn Quốc, Nhật Bản. - Về sản phẩm gốm, Bát Tràng có thể sản xuất sản phẩm gốm chất lượng cao. điều này có thể làm được bởi Bát tràng có truyền thống sản xuất gốm chất lượng cao lâu đời với đội ngũ thợ tay nghề cao. Tuy nhiên đa dạng hóa các sản phẩm đồ gốm là việc mà Bát Tràng chưa làm tốt bởi các thợ trong làng được truyền nghề theo gia đình, chưa có đột phá, sáng tạo trong cải tiến mẫu mã sản phẩm. Có thể cử những thợ chính định kỳ đi trau dồi tay nghề, tham khảo tay nghề giữa các hộ sản xuất hay cung cấp những tài liệu về nghề gốm để học hỏi thêm. - Phát triển những sản phẩm gốm phù hợp nhu cầu của khách nhưng ở phạm vi nhất định, không ảnh hưởng đến nét truyền thống của nghề gốm. Hiện nay, các sản phẩm gốm chủ yếu là sản phẩm phục vụ cho xuất khẩu và dân dụng không thích hợp cho khách du lịch. Các sản phẩm thủ công mỹ nghệ gốm sứ là những sản phẩm làng nghề đặc trưng của Bát Tràng nhưng cần hướng nó theo cách mà thỏa mãn được nhu cầu của khách du lịch. Hiện tại sản phẩm gốm sử thích hợp làm đồ lưu niệm, gọn nhẹ có thể dễ dàng mang đi hay qua sân bay chỉ chiếm chưa tới 10%. - Liên kết với các công ty du lịch, thiết kế chương trình du lịch văn hóa làng nghề, kết hợp du lịch tham quan làng nghề của du khách với dịch vụ du khách tự tay làm gốm, thăm quan bảo tàng gốm, cùng với thăm quan các đền, chùa, di tích lịch sử với những câu chuyện sinh động, từ đó khách có cảm nhận đến với một làng nghề như Bát tràng thôi họ có thể nhận được rất nhiều những giá trị văn hóa đa dạng. - Kết hợp sản phẩm du lịch văn hóa làng nghề Bát tràng trong một tour du lịch văn hóa làng nghề cùng các làng nghề khác. Ví dụ: 2 tour đang được khai thác hiện nay: Tour thăm làng nghề gốm sứ Bát Tràng - Giang Cao - may da, dát vàng bạc quỳ Kiêu Kỵ nửa ngày hoặc 1 ngày. Du lịch làng nghề truyền thống: Hà Nội -Làng gốm Bát Tràng - làng tranh Đông Hồ - Thăm Chùa Bút Tháp (01 ngày - bằng ôtô) + Khai thác giá trị văn hóa lễ hội: Hàng năm lễ hội làng Bát Tràng được tổ chức vào dịp Rằm tháng Hai âm lịch - Hình thức vận chuyển du khách bằng xe trâu là một điểm khác biệt độc đáo cần phát huy. Phương tiện xe Tuk Tuk là điểm khác biệt lý thú của du lịch Lào mà hình thức xe trâu của Bát Tràng cần học hỏi để khai thác thật tốt. b.Về dịch vụ: - Nâng cấp thật tốt hệ thống cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất phục vụ khách du lịch, hợp tác với các tuyến xe bus từ nội thành đến Bát Tràng, đảm bảo sự thuận tiện, tiết kiệm thời gian của du khách đặc biệt khi đi từ Hà Nội - Tối đa hóa sự thuận tiện cho khách bằng thời gian nung đồ gốm khách tự tay làm nhanh nhất so với các làng nghề còn lại hoặc khả năng vận chuyển về Hà nội – nơi khách ở nhanh nhất. - Xây dựng hệ thống nhà hàng đặc sản của Bát tràng và nhà nghỉ, khu vui chơi cho khách ở dài hơn so với đi những điểm làng nghề khác. c. Về giá: Xây dựng khung giá hợp lý cho các sản phẩm du lịch. Định giá dịch vụ hợp lý, bao gồm giá phòng khách sạn, giá dịch vụ tham quan, giá tour; vận chuyển lữ hành, bán hàng…Định giá phải khoa học, mang tính cạnh tranh, không để tình trạng giá tăng vọt trong dịp Lễ, Tết như hiện nay hay tình trạng các hộ kinh doanh tự tăng giá sản phẩm, dịch vụ. Khung giá này có thể được điều chỉnh và thay đổi tùy theo thị trường. d. Về phân phối: - Khai thác hiệu quả thương mại điện tử: Website du lịch: Hiện tại các làng nghề khác chưa có trang web về du lịch riêng mà chỉ có trang web về sản phẩm của làng nghề. Bát Tràng có thể thiết kế một trang web riêng về du lịch Bát tràng để quảng bá cho thương hiệu du lịch Bát Tràng nói chung chứ không phải mỗi hộ sản xuất kinh doanh gốm có một trang web về sản phẩm của cơ sở mình. Trang web cần thiết kế với các ngôn ngữ của thị trường mục tiêu. Đó sẽ là nguồn thông tin thuận tiện, nhanh chóng nhất cho du khách, đặc biệt đối với những loại du khách như học sinh, sinh viên, nhà nghiên cứu, lữ khách độc lập không mua sản phẩm của công ty lữ hành thì những thông tin chính xác, cụ thể về điểm đến như giá trị truyền thống, bản đồ, địa chỉ, đường đi, các chương trình du lịch, sản phẩm gốm, dịch vụ, cơ sở vật chất sẽ góp phần quan trọng trong việc lựa chọn điểm đến. Thực hiện liên kết website này với các đại lý lữ hành vận chuyển và lưu trú khách, quảng bá tại các điểm đến lân cận, liên kết với các điểm đến lân cận trong công tác quảng bá và thu hút khách du lịch. Một cách để website các công ty, điểm đến khác quảng cáo cho cho website điểm đến của mình mà không mất phí là hợp tác, cả 2 website đều có đường dẫn đến website của nhau. Mặt khác, qua các chương trình quảng cáo trên Tivi, Internet hay qua các sự kiện giới thiệu, để khách có thể tìm kiếm thêm thông tin hay tìm hiểu khi khách quan tâm thì địa chỉ trang web là yêu cầu không thể thiếu. - Với thị trường khách du lịch đi theo đoàn, Bát tràng cần hợp tác hơn nữa với các doanh nghiệp lữ hành nhất là tại Hà Nội trong việc phân phối sản phẩm du lịch Bát Tràng. Các doanh nghiệp lữ hành lớn có thể quảng cáo sản phẩm du lịch, tour du lịch Bát Tràng trên trang web của họ hay có đường dẫn đến trang web của du lịch Bát Tràng, kèm theo đó là sự chia sẻ lợi ích giữa Bát tràng và các doanh nghiệp lữ hành. - Hợp tác với các trung tâm thông tin du lịch tại sân bay, thành phố: Trung tâm thông tại sân bay hay thành phố là một nguồn thông tin mà lữ khách độc lập thường khai thác. Chẳng hạn với sân bay Nội bài, hằng ngày đón rất nhiều lữ khách độc lập đến Việt Nam, Bát Tràng có thể hợp tác để họ giới thiệu những brochure về du lịch Bát Tràng, từ đó kích thích nhu cầu của khách. - Đưa ra những “Fam trip” miễn phí hoặc giảm giá cho các công ty, đại lý lữ hành. Các công ty, đại lý lữ hành sẽ muốn nhân viên của họ hiểu hơn về các điểm, tour du lịch. Họ sẽ hiểu rõ hơn về sản phẩm du lịch của Bát Tràng và từ đó dễ dàng thuyết phục khách đến với Bát Tràng hơn. - Thiết kế các tài liệu Marketing: Thiết kế các tài liệu sinh động về du lịch Bát tràng, đồ gốm Bát tràng bằng cả bản in và điện tử để giới thiệu cho khách trên website, tại các cơ sở mà Bát Tràng hợp tác hoặc tại Bát tràng, để khi khách trở về, nhờ những tài liệu đó mà họ có thể giới thiệu cho bạn bè, người thân của mình. Truyền thông, xúc tiến: - Quan hệ công chúng: Bát tràng cần tích cực tham gia, khai thác các sự kiện về du lịch nói chung và các làng nghề nói riêng tổ chức trong nước và quốc tế. Bát Tràng chủ yếu tham gia những sự kiện về làng nghề chứ sự kiện về du lịch thì chưa đáng kế. Ví dụ từ 6 - 10/10/2009 tại Trung tâm Triển lãm VHNT Việt Nam số 2 - Hoa Lư (Vân Hồ) Hà Nội, Bát Tràng đã tham gia “Triển lãm Tôn vinh Làng nghề truyền thống Hà Nội” do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ủy ban Nhân dân TP Hà Nội chỉ đạo, phối hợp tổ chức. Năm 2010, Triển lãm “Nghề gốm Bát Tràng - cổ truyền và hiện đại” đã khẳng định tiềm năng, giá trị, vị trí của nghề gốm nói riêng và các ngành nghề thủ công mỹ nghệ của Hà Nội nói chung trong cơ cấu kinh tế của thành phố. 4.4.2Phương thức tiến hành a.Phát triển du lịch làng nghề Bát Tràng Du lịch phải được đưa vào là một trong những ngành mũi nhọn của làng nghề bên cạnh nghề sản xuất Gốm sứ nhằm khai thác tối đa lợi ích từ ngành công nghiệp lớn nhất thế giới này. b. Phát triển du lịch bền vững - Quy hoạch các khu vực để phát triển du lịch. Cần khoanh vùng những khu vực cụ thể và thích hợp để có kế hoạch phát triển, xây dựng riêng, tạo thành 1 quần thể du lịch chứ thể không có tổ chức như hiện tại. Có thể phân ra thành các khu vực Chợ gốm, khu sản xuất đồ gốm, khu nhà thờ cổ, khu đền, đình, di tích, khu giải trí… - Gắn hiệu quả kinh tế với bảo vệ môi trường + Xây dựng hệ thống xử lý rác thải trong quá trình sản xuất gốm làm giảm mức độ ô nhiễm môi trường tại làng gốm Bát Tràng. Sử dụng các thiết bị chụp hút khi thải và bụi như: Thiết bị lọc tĩnh, lọc túi tùy theo mức độ công suất của làng nghề mà sử dụng công suất hợp lý đảm bảo lượng khí thải không vượt quá 50mg/m3N. Xây dựng hệ thống ống khói hợp lý đảm bảo khí phát tán đều ra môi trường + Xây dựng thêm một số nhà vệ sinh công cộng tiêu chuẩn đảm bảo phục vụ nhu cầu của khách, đặc biệt là khu chợ gốm và các công trình di tích như đình, văn chỉ… + Chính quyền địa phương cần phải đưa ra một số quy định bắt buộc đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch về việc giữ gìn vệ sinh môi trường kinh doanh và xung quanh. Có những biện pháp xử lý với những cơ sở, cá nhân vi phạm. Quan trọng hơn là phải tuyên truyền giáo dục nhận thức và ý thức tự giác của người dân cũng như khách du lịch trong việc bảo vệ môi trường. + Tiến hành cải tiến kĩ thuật trong sản xuất gốm. Hiện hơn 80% lò gốm thay vì dung than, củi hay rơm rạ đã chuyển sang dung lò công nghiệp đốt bằng gas. Nhờ vậy đã hẹn chế tối đa ô nhiễm môi trường là giảm được lượng phế phẩm. Năm 2006, Ban quản lý dự án nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa phối hợp cùng Ủy ban Nhân dân xã Bát Tràng và Hiệp hội gốm sứ Bát Tràng triển khai dự án “Thúc đẩy ứng dụng lò ga nung gốm tiết kiệm năng lượng” tại làng nghề này. Tuy nhiên có một vấn đề là hiện nay với giá gas tăng cao, nhiều hộ sản xuất đã sử dụng trở lại lò dùng than, rơm. Vì vậy, chính quyền địa phương có thể cần có chính sách hỗ trợ và giáo dục nhận thức cho các hộ kinh doanh về lợi ích của sử dụng lò gas trong dài hạn đối với môi trường, sức khỏe. c. Bảo tồn những giá trị truyền thống của làng nghề + Giữ gìn những nét đẹp trong văn hóa sinh hoạt hằng ngày Không chỉ giá trị nghề gốm mà những sinh hoạt hằng ngày của người dân chính là giá trị cần gìn giữ. Đó là những nét đẹp trong văn hóa từ lời ăn, tiếng nói, cách ăn mặc, đối nhân xử thế. + Giữ gìn các giá trị tinh thần Giữ gìn những lễ hội truyền thồng của Bát Tràng như lễ hội làng từ 14 đến 16 tháng 2 âm lịch và lễ hội đền Mẫu từ ngày 22 đến 24 tháng 9 âm lịch hàng năm với những nghi lễ tôn giáo, tín ngưỡng truyền thống cùng với các trò chơi dân gian đậm đà bản sắc dân tộc, đáng chú ý nhất là khôi phục lại cuộc thi làm gốm giữa các thợ gốm trong làng diễn ra vào dịp lễ hội như xưa vì nó mang ý nghĩa nâng cao tay nghề của người thợ, làm cho họ tự hào vì cái nghiệp của mình, gìn giữ và phát huy những tinh hoa của sản phẩm gốm truyền thống, nâng cao nhận thức của những người xung quanh. Năm 2009 Bát Tràng đã tổ chức Hội thi Bàn tay vàng làng nghề gốm sứ Bát Tràng, với các giải cao thuộc về những gương mặt còn rất trẻ, thể hiện nghề truyền thống của Bát Tràng vẫn tiếp tục được truyền qua các thế hệ và cần tiếp tục được phát huy Cần gìn giữ truyền thống học hành của làng. Bát Tràng không những là một làng nghề truyền thống lâu đời mà còn là một làng khoa cử có truyền thống hiếu học xếp vào hàng thứ 7 của đất Thăng Long xưa. Đây là một nét đẹp, một truyền thống văn hóa của người Bát Tràng cần được trân trọng, nhắc nhở lại và phát huy. + Giữ gìn những giá trị văn hóa trong các sản phẩm truyền thống: Tiến hành gìn giữ, bảo tồn những sản phẩm gốm có chất lượng, giá trị, ý nghĩa lịch sử văn hóa không chỉ với sự phát triển của làng gốm Bát Tràng mà còn có ý nghĩa với sự phát triển của cả dân tộc. Sản xuất các sản phẩm không chỉ mang ý nghĩa hàng hóa đơn thuần mà còn là một sản phẩm du lịch, chứa đựng các giá trị văn hóa truyền thống của làng nghề, của cộng đồng dân cư, đậm đà bản sắc dân tộc. Có thể kết hợp sản xuất với các làng nghề khác để tạo nên những sản phẩm tổng hợp độc đáo như sản phẩm gốm với mây tre đan bao bọc bên ngoài hay những bức tranh dân gian Đông Hồ, hàng Trống được thể hiện trên chất lượng gốm thay cho các chất liệu truyền thống. Điều nay hoàn toàn khả thi bởi trong dịp kỉ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội năm 2010, Bát Tràng đã cung cấp nhiều nghệ nhân vẽ “con đường gốm sứ” nổi tiếng. Bằng các công nghệ hiện đại và tài năng của các nghệ nhân có thể khôi phục lại những sản phẩm gốm đã bị thất truyền, những dòng sản phẩm, loại men cổ truyển của làng gốm Bát Tràng. Bát Tràng phải giữ lại một số lò gốm cổ và quy trình làm gốm theo phương pháp cổ truyền vừa có tác dụng bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống vừa là nơi thăm quan văn hóa thú vị cho du khách. + Chính quyền địa phương cần kiểm soát không để tình trạng những mặt hàng gốm xuất xứ Trung Quốc, Hàn Quốc du nhập bày bán tại Bát Tràng. Mặc dù những mặt hàng ngoại nhập bày bán trong chợ chiếm tỷ lệ không đáng kể, chỉ từ 10% đến 15% trong nhóm hàng ca cốc. Còn nếu so với tổng sản phẩm thì chưa đến 2-3% nhưng nếu không kiểm soát sẽ làm mai một giá trị đồ gốm truyền thống Bát Tràng. d.Phát triển cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ du lịch Phát triển cơ sở hạ tầng xã hội: + Thúc đẩy hoàn tất dự án Cảng Bát tràng + Xây dựng, sửa chữa, nâng cấp, mở rộng tuyến đường khoảng 10km từ chân cầu Chương Dương đến làng gốm Bát Tràng. Cùng với đó là xây dựng hệ thống cao áp chiếu sáng trên đoạn đường này. + Thúc đẩy hoàn tất dự án xây dựng Cảng Bát tràng. Dự án Cảng du lịch Bát Tràng tuy được triển khai từ gần 5 năm qua song đến nay vẫn chưa giải phóng xong mặt bằng, ngoài ra còn bế tắc vì chưa có văn bản hướng dẫn Luật đê điều liên quan đến việc cho phép xây dựng ngoài đê + Có kế hoạch và dự án cụ thể xây dựng bờ kè song Hồng phía tây làng để ngăn xói lở vì sông Hồng gây ra sự xói mòn, sạt lở nghiêm trọng khiến diện tích của làng bị thu hẹp. + Đường làng đã được bê tông hóa nhưng chưa có một hệ thống cống rãnh phù hợp nên đường xá vẫn thường xuyên bị úng ngập, nước thải ứ đọng. Cần tiến hành nâng cấp hệ thống cống rãnh thoát nước để đảm bảo vệ sinh môi trường cho cư dân và khách du lịch cũng như giải quyết tình trạng úng ngập vào mùa mưa. + Xây dựng bãi đỗ xe quy mô lớn hơn và có tổ chức, được quản lý tốt hơn. + Xây dựng hệ thống thông tin liên lạc tại làng như các điểm truy cập Internet công cộng, các phương tiện truyền thông đại chúng như đài phát thanh , phát hành định kỳ các ấn phẩm về Bát Tràng nhằm qua đó nâng cao nhận thức của người dân để sản xuất, phát triển du lịch theo hướng bền vững. + Xây dựng và mở rộng cơ sở y tế của xã Bát Tràng nói chung và tại làng gốm Bát Tràng nói riêng để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người dân địa phương và khách du lịch. e.Xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển du lịch: + Tiến hành xây dựng, mở rộng, nâng cấp các cơ sở phục vụ nhu cầu ăn uống của du khách, đảm bảo được số lượng cũng như chất lượng. Cần vận động các hộ kinh doanh đặc sản của Bát tràng nhằm đáp ứng nhu cầu của du khách, đồng thời phát triển văn hóa ẩm thực địa phương. + Xây dựng hệ thống nhà nghỉ tiêu chuẩn để phục vụ nhu cầu lưu trú của khách. Khi có cơ sở lưu trú, khách có thể ở lại Bát tràng dài hơn, trải nghiệm nhiều hơn, từ đó mang lại nguồn thu cho cả cơ sở kinh doanh lưu trú và người dân địa phương qua chi tiêu trong quá trình lưu lại của khách. + Quy hoạch khu vui chơi, giải trí riêng thân thiện, gần gũi với thiên nhiên để phục vụ nhu cầu vui chơi giải trí của khách. Các khu này cần được quy hoạch xa khu làng cổ nhằm bảo đảm yếu tố trải nghiệm văn hóa truyền thống của khách. + Trùng tu, tôn tạo, bảo vệ các công trình di tích như các đền, chùa, đình của làng có ý nghĩa lịch sử, văn hóa xã hội nhằm mang lại nhiều giá trị thưởng ngoạn văn hóa cho du khách cũng như bảo tồn giá trị văn hóa cho làng. Một số công trình mang ý nghĩa lịch sử có giá trị cần trùng tu, bảo vệ như di tích Bác Hồ về thăm làng năm 1958 hay di tích nơi in tờ báo “Độc Lập” đầu tiên và cũng là nơi nhạc sĩ Văn Cao sáng tác bài Quốc ca của nước ta. Đó chính là tài nguyên du lịch nhân văn vô cùng giá trị cần được bảo vệ. + Khôi phục Bảo tàng gốm của làng để khách du lịch có thể tham quan, tìm hiểu. Khách du lịch đến để tìm hiểu văn hóa.Tại Bát Tràng, khách có thể thấy rất nhiều doanh nghiệp sản xuất tư nhân đồ gốm nhưng một không gian văn hóa, giới thiệu về đồ gốm, truyền thống của làng cho khách thì chưa có. Qua Bảo tàng gốm, khách có thể thăm quan, được trình bày về các sản phẩm gốm, những câu chuyện lịch sử gắn liền qua các thời kỳ lịch sử khác nhau, khách sẽ có cái nhìn toàn diện, sâu sắc hơn về giá trị của sản phẩm gốm, rộng ra là sản phẩm du lịch mà họ đang tiêu dùng và khách có cảm nhận về sự trân trọng giá trị truyền thống của chính điểm đến. + Xây dựng hệ thống biển báo tại Bát tràng để thuận tiện hơn cho du khách khi tham quan. e.Phát triền nguồn nhân lực chất lượng cao cho du lịch Bát Tràng - Nguồn nhân lực quản lý, hoạt động du lịch: Cần có những chính sách cụ thể để thu hút nguồn nhân lực có trình độ quản lý du lịch được đào tạo chính quy có bài bản đặc biệt là những con em trong làng về công tác. Hoặc có thể phối kết hợp với các trường đào tạo về quản lý du lịch để gửi các cán bộ quản lý của mình theo học bồi dưỡng. Ngoài ra có thể phối hợp với các trường nay trong việc mời các chuyên gia trong lĩnh vực quản lý du lịch về giảng dạy tại làng cho những khóa học, lớp tập trung ngắn hạn để nâng cao trình độ quản lý, cập nhật thông tin cho cán bộ tại địa phương. + Đội ngũ Hướng dẫn viên tại điểm du lịch làng gốm Bát Tràng: Có chính sách thu hút và đãi ngộ đặc biệt với những Hướng dẫn viên có năng lực về công tác tại điểm du lịch Bát Tràng đặc biệt là con em trong đường – những người từng gắn bó với làng gốm, là người am hiểu hơn ai hết về sản phẩm gốm cũng như giá trị văn hóa của làng nghề, cộng với chuyên môn được đào tạo, lòng yêu nghề, yêu làng và chế độ đãi ngộ phù hợp, họ sẽ là những Hướng dẫn viên tuyệt vời nhất cho Bát Tràng. Bát Tràng cũng có thể tạo điều kiện cho những con em trong làng không học về Du lịch nhưng có mong muốn, nguyên vọng trở thành Hướng dẫn viên tại điểm cho làng bằng cách tạo điểu kiện cho họ tham gia các khóa học đào tạo Hướng dẫn viên do một số trường đủ tiêu chuẩn đào tạo để lấy thẻ Hướng dẫn viên. - Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho làng nghề truyền thống Đào tạo đội ngũ thợ thủ công lành nghề, trẻ, năng động, sáng tạo, tâm huyết với nghề. Hầu hết các làng nghề ở Việt Nam nói chung và Bát Tràng nói riêng đội ngũ lành nghề được đào tạo theo phương pháp “gia truyền”. Cứ như thế các thế hệ thợ thủ công lành nghề kế tiếp, đan xe n nhau, đời sau nối tiếp đời trước. Để làm được điều nay trước hết phải giáo dục lòng yêu nghề cho thế hệ trẻ trong làng, để họ nhận thức được giá trị văn hóa truyền thống quý báu của mỗi sản phẩm để từ đó họ yêu làng, yêu nghề truyền thống của quê hương để từ đó họ thấy yêu làng, yêu nghề truyền thống của quê hương và có những việc làm thiết thực để giữ gìn, phát huy nghề hơn là giá trị thương mại. Chỉ như vậy họ mới coi “nghề gốm trở thành cái nghiệp của mình”. Từ đó rèn luyện trở thành người thợ gốm thực thụ. - Làng gốm cần khuyến khích sự hợp tác giữa các nghệ nhân, các trường dạy nghề trong khâu truyền nghề cho lớp trẻ: Đào tạo thế hệ trẻ tiếp tục phát triển nghề gốm truyền thống. Bên cạnh việc truyền nghề cho con cháu trong họ, trong làng là chính cũng nên khuyến khích trao đổi, giao lưu tay nghề với các vùng khác – những người đam mê, gắn bó với nghề gốm truyền thống, trên cơ sở giữ bản sắc truyền thông của nghề gốm làng mình. Từ đó tạo một môi trường rèn luyện tay nghề cởi mở, sáng tạo, đáp ứng trình độ chuyên môn cho làng gồm Bát Tràng. - Nhà nước nên mở trường chuyên đào tạo thợ thủ công truyền thống với đủ các ngành nghề trong đó có nghề gốm. Kế hoạch tiến hành THỰC HIỆN NGAY Hoạt động Mục đích Cơ quan thực hiện Website Cung câp thông tin về làng gốm Bát tràng Xử lý đặt tour qua mạng Tờ rơi quảng cáo Cung cấp thông tin cho khách về các điểm đặc biệt của làng, các điểm thăm quan thú vị khác để khách có thể dễ dàng tự khám phá khi đến làng Đưa nhóm khách thí điểm tới tham quan Thử nghiệm sản phẩm du lịch bát tràng Nhà vệ sinh công cộng Bảo vệ môi trường, cải thiện tình hình vệ sinh tại làng Bãi đỗ xe quy mô lớn Thuận tiện và tập trung hơn cho khách khi đi tham quan, tránh tình trạng chặt chem khach Hệ thống biển báo Dễ dàng cho khách nhận biết khi đi tham quan Các quy định về môi trường đối với các doanh nghiệp Đảm bảo quá trình kinh doanh của doanh nghiệp không ảnh hưởng tới môi trường xung quanh THỰC HIỆN TRONG TRUNG HẠN VÀ DÀI HẠN Hệ thống xử lý rác thải Chống ô nhiễm môi trường, hướng tới du lịch bền vững Hệ thống nhà hang, nhà nghỉ, khu vui chơi kéo dài thời gian du lịch của khách Cải thiện kỹ thuật sản xuất gốm Đảm bảo hoạt động sản xuất gốm không ảnh hưởng tới môi trường Tuyến đường từ cầu chương dương đến làng Cải thiện giao thông, giúp khách dễ dàng tiếp cận làng hơn Dự án cảng bát tràng Mở rộng khả năng đón khách, thị trường khách tới làng Bờ kè song hồng Tránh tình trạng sói mòn làm giảm diện tích làng Hệ thống thoát nước của đường làng Đảm bảo lối đi đường làng luôn sạch sẽ, vệ sinh Hệ thống thông tin liên lạc Thuận tiện cho việc liên lạc, cung cấp thông tin kịp thời Cơ sở y tế Đáp ứng nhu cầu của dân địa phương và khách du lịch Tham gia các hoạt động xúc tiến văn hóa trong và ngoài nước Quảng bá hình ảnh du lịch bát tràng Đội ngũ hướng dẫn viên Giúp khách cảm nhận rõ rang hơn sản phẩm du lịch bát tràng Mở trường đào tạo kết hợp với các nghệ nhân Duy trì làng nghề bát trạng cũng như các hoạt động du lịch liên quan

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docMarketing Làng Gốm Bát Tràng.doc
Luận văn liên quan