Đề tài Những quy định của WTO vào Việt Nam về kiểm dịch động thực vật

Theo quy định vệ sinh thực phẩm, quy định về tiêu chuẩn và dán nhãn hợp lệ với hàng nông – lâm sản, thì nước hoa quả phải được dán nhãn với các thông tin sau: tên sản phẩm, nội dung, thời hạn sử dụng, tên và địa chỉ nhà sản xuất (nhà nhập khẩu), thành phần (bao gồm cả chất phụ gia) và nước sản xuất.

ppt100 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3238 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Những quy định của WTO vào Việt Nam về kiểm dịch động thực vật, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ ĐỀ TÀI Những quy định của WTO vào Việt Nam về kiểm dịch động thực vật Nhóm thực hiện : Luu Mai Thanh Hương Nga 2 Vũ Minh Quang Nga 2 Phạm Thị Quỳnh Nga Pháp 4 Vũ Thị Thanh Thảo Pháp 4 Đào Thị Loan Nhật 4 Phan Thuỷ Quyên Nhật 5 I.Quy định của WTO về kiểm dịch động thực vật (Hiệp định SPS/WTO) II.Các cam kết của Việt Nam III.Thực hiện kiểm dịch động thực vật ở Việt Nam IV.Một số rào cản chính về kiểm dịch động thực vật ở một số thị trường trọng điểm của Việt Nam I.Quy định của WTO về kiểm dịch động thực vật (Hiệp định SPS/WTO) 1.Khái quát về các biện pháp SPS 2.Nội dung chính của Hiệp định SPS/WTO Kiểm dịch động thực vật (Sanitary and Phytosanitary regulations) là một biện pháp bảo hộ mậu dịch phi thuế quan nằm trong nhóm các biện pháp kĩ thuật. I.Quy định của WTO về kiểm dịch động thực vật (Hiệp định SPS/WTO) 1.Khái quát về các biện pháp SPS 1.1.Mục tiêu - Bảo vệ sức khỏe con người và động vật từ những nguy cơ qua đường thực phẩm - Bảo vệ sức khỏe con người khỏi các bệnh lây qua động vật, thực vật. 1.1.Mục tiêu - Bảo vệ động, thực vật khỏi những cá thể bị bệnh hoặc gây bệnh. - Phòng ngừa những thiệt hại do sự xâm nhập, tồn tại hoặc lan rộng của các vật gây hại. 1.Khái quát về các biện pháp SPS 1.2.Các loại biện pháp SPS: - Quy định kiểm dịch, thủ tục chứng nhận, kiểm tra - Các yêu cầu về mẫu hàng hoặc thử nghiệm - Các biện pháp ghi nhãn hàng hoá liên quan đến sức khoẻ - Các mức giới hạn tối đa về dư lượng thuốc trừ sâu, phụ gia thực phẩm 2.Nội dung chính của Hiệp định SPS: 2.1. Quyền và nghĩa vụ thành viên tham gia Hiệp định (Điều 2): - Các biện pháp chỉ áp dụng ở mức cần thiết để bảo vệ cuộc sống và sức khoẻ của con người và động thực vật dựa trên những nguyên tắc, cơ sở và chứng lý khoa học. - Những biện pháp về SPS không phân biệt đối xử một cách tuỳ tiện hoặc vô căn cứ. 2.1. Quyền và nghĩa vụ thành viên tham gia Hiệp định (Điều 2): - Các biện pháp SPS không tạo nên sự hạn chế trá hình đối với thương mại quốc tế. - Tuân thủ các quy định của GATT 1994 bao gồm ngoại lệ Điều XX (b) về SPS.Theo điều XX, các thành viên WTO có thể đưa ra các biện pháp cần thiết để bảo vệ con người và động thực vật với điều kiện các biện pháp này không trở thành một công cụ để bóp méo hoạt động thương mại hoặc phân biệt đối xử không chính đáng. 2.2. Hài hoà hoá các biện pháp về vệ sinh dịch tễ và kiểm dịch động thực vật (Điều 3) : Hài hoà hoá : Hiệp định SPS nhằm mục tiêu vượt qua những rào cản về sức khỏe trong việc tiếp cận thị trường thông qua việc khuyến khích “thiết lập, nhận thức và áp dụng các biện pháp kiểm dịch động thực vật nói chung của các thành viên khác nhau”. Việc thiết lập các quy định về kiểm dịch động thực vật đồng bộ với các tiêu chuẩn, hướng dẫn và khuyến nghị quốc tế gọi là hài hoà hoá. 2.2. Hài hoà hoá các biện pháp về vệ sinh dịch tễ và kiểm dịch động thực vật (Điều 3) : - Xây dựng các tiêu chuẩn quốc gia và tiêu chuẩn ngành trên cơ sở tiêu chuẩn, hướng dẫn và khuyến nghị của các tổ chức quốc tế như : CODEX, OIE, IPPC,… được coi là cần thiết để bảo vệ cuộc sống hoặc sức khoẻ con người, động thực vật và phù hợp với các điều khoản liên quan của Hiệp định này và của GATT 1994. 2.2. Hài hoà hoá các biện pháp về vệ sinh dịch tễ và kiểm dịch động thực vật (Điều 3) - Các thành viên có thể áp dụng hay duy trì các biện pháp SPS cao hơn các biện pháp dựa trên các tiêu chuẩn, hướng dẫn, khuyến nghị quốc tế nếu có chứng minh khoa học, hoặc có mức bảo vệ động thực vật mà một thành viên coi là phù hợp nhưng không được trái với bất kỳ điều khoản nào khác của Hiệp định này. 2.3. Tính tương đương (Điều 4) : - Các thành viên chấp nhận các biện pháp SPS tương đương của các thành viên khác. - Tiến hành ký kết những hiệp định, thoả thuận, và ghi nhớ song phương và đa phương về công nhận tính tương đương. - Các thành viên khi đựợc yêu cầu sẽ tiến hành tham vấn với mục tiêu đạt được thỏa thuận song phương và đa phương về công nhận tính tương đương của các biện pháp SPS. 2.4. Đánh giá rủi ro và xác định mức độ bảo vệ động thực vật phù hợp (Điều 5) : - Phát triển cơ sở khoa học và thực hiện đành giá rủi ro đảm bảo các biện pháp dựa trên cơ sở khoa học và chỉ áp dụng ở mức cần thiết để bảo vệ cuộc sống và sức khoẻ của con ngưòi và động thựcvật. - Cần tránh sự phân biệt đối xử tuỳ tiện hoặc vô căn cứ về mức bảo vệ hoặc hạn chế trá hình đối với thương mại quốc tế. 2.4. Đánh giá rủi ro và xác định mức độ bảo vệ động thực vật phù hợp (Điều 5) : -Trường hợp chứng cứ khoa học liên quan chưa đủ, thành viên có thể tạm thời áp dụng các biện pháp SPS trên cơ sở thông tin chuyên môn sẵn có, kể cả thông tin từ các tổ chức quốc tế liên quan cũng như từ các biện pháp SPS do các thành viên khác áp dụng. 2.5. Thích ứng với các điều kiện khu vực không có sâu bệnh hoặc ít sâu bệnh (Điều 6) - Các biện pháp về SPS phải được áp dụng thích ứng với các đặc tính vệ sinh động thực vật của khu vực sản xuất ra sản phẩm và khu vực sản phẩm được đưa đến. - Xác định những khu vực không có sâu bệnh hoặc ít sâu bệnh phải dựa trên các yếu tố địa lý, hệ sinh thái, giám sát kiểm dịch và tính đến hiệu quả của việc kiểm tra vệ sinh động thực vật. - Khi công bố các khu vực không có sâu bệnh hoặc ít sâu bệnh cần cung cấp bằng chứng cần thiết để chứng minh và thành viên nước nhập khẩu sẽ được tiếp cận hợp lý dể thanh tra, thử nghiệm và tiến hành các thủ túc khác có liên quan. 2.6. Minh bạch chính sách (Điều 7 và Phụ lục B) - Khi một nước thành viên dự định đưa ra một biện pháp SPS mới hay thay đổi một biện pháp cũ: + Đệ trình thông báo qua Ban thư ký WTO.Thông báo phải bằng tiếng Anh, Pháp hoặc Tây Ban Nha + Công khai các quy định về vệ sinh động thực vật ngay sau đó cho các nước thành viên khác + Có một khoảng thời gian hợp lý để các nước thành viên khác đưa ra bình luận, nhận xét bằng văn bản + Thảo luận về các bình luận này tuỳ theo yêu cầu, xem xét bình luận và các kết quả thảo luận + Giải thích cho các nước nêu bình luận về việc mình sẽ xem xét các bình luận như thế nào + Cung cấp thêm thông tin về các biện pháp SPS sẽ áp dụng cho các nước yêu cầu + Cho phép một khoảng thời gian hợp lý từ khi công bố các quy định về vệ sinh đông thực vật đến khi các quy định đó có hiệu lực để có thời gian cho các thành viên xuất khẩu, thay đổi các sản phẩm và các phương pháp sản xuất của họ để đáp ứng các yêu cầu của các thành viên nhập khẩu - Thông báo những thay đổi và cung cấp thông tin về SPS thông qua cơ quan thông báo và điểm hỏi đáp quốc gia của mỗi nước thành viên. 2.7. Kiểm tra, thanh tra và thủ tục chấp nhận (Điều 8 và Phụ lục C): - Các thủ tục kiểm tra, thanh tra và chấp nhận không gây chậm trễ và không kém phần thuận lợi giữa sản phẩm nhập khẩu so với sản phẩm tương tự trong nước. - Mức yêu cầu kiểm tra thanh tra và chấp thuận vật mẫu của sản phẩm chỉ hạn chế ở mức hợp lý và cần thiết. - Mọi khoản phí gắn với các thủ tục đối với một sản phẩm nhập khẩu đều công bằng như mọi khoản phí đối với sản phẩm tương tự trong nước (không phân biệt đối xử). 2.8. Trợ giúp kỹ thuật và đối xử đặc biệt và khác biệt (các Điều 9, 10 và 14) - Các nước thành viên tạo điều kiện và giúp đỡ các thành viên đang phát triển và chậm phát triển trong lĩnh vực công nghệ xử lý, nghiên cứu và cơ sở hạ tầng, đào tạo… - Cho phép ngoại lệ về thời gian nhất định, cụ thể đối với toàn bộ hay một phần nghĩa vụ của Hiệp định. - Các thành viên kém phát triển nhất có thể hoãn áp dụng các điều khoản Hiệp định trong thời gian 5 năm sau khi Hiệp định có hiệu lực. Đối với các nước đang phát triển là 2 năm. II.Các cam kết của Việt Nam 1. Về nguyên tắc chung: - Đảm bảo bất kỳ biện pháp SPS nào cũng chỉ được áp dụng ở mức độ cần thiết để bảo vệ cuộc sống và sức khỏe con người, động thực vật và dựa trên các nguyên tác khoa học. Trường hợp chưa đủ chứng cứ khoa học, có thể tạm thời áp dụng các biện pháp từ các tổ chức quốc tế như OIE, IPPC, CODEX,… hoặc biện pháp do các thành viên khác áp dụng. - Không phân biệt đối xử một các tùy tiện hoặc vô căn cứ giữa các thành viên và không tạo sự hạn chế trá hình đối với thương mại quốc tế. 2. Hài hòa hóa: - Hài hòa và tuân thủ các biện pháp SPS trên cơ sở quốc tế, lấy các tiêu chuẩn, hướng dẫn và khuyến nghị của các tổ chức quốc tế chuyên ngành như: OIE, IPPC, CODEX,… - Đối với an toàn thực phẩm: Các tiêu chuẩn, hướng dẫn và khuyến nghị do Ủy ban An toàn thực phẩm (CODEX) - Đối với sức khỏe động vật: tiêu chuẩn, hướng dẫn và khuyến nghị được xây dựng do tổ chức thú y quốc tế (OIE). 2. Hài hòa hóa: - Đối với thực vật: tiêu chuẩn, hướng dẫn và khuyến nghị của IPPC, hợp tác với các tổ chức khu trong khuôn khổ công ước. - Đối với các vấn đề không thuộc phạm vi các tổ chức trên, các tiêu chuẩn, hướng dẫn và khuyến nghị phù hợp được công bố bởi các tổ chức quốc tế khác mà Việt Nam gia nhập do Ủy ban SPS xác định. 3. Đảm bảo tính tương đương: - Chấp nhận các biện pháp SPS tương đương của các thành viên khác cùng một sản phẩm, trường hợp thành viên xuất khẩu chứng minh một cách khách quan, khoa học các biện pháp đó đảm bảo bảo mức bảo vệ động, thực vật phù hợp với Việt Nam(nước nhập khẩu). 4. Đánh giá nguy cơ (rủi ro) và xác định mức bảo vệ động, thực vật phù hợp: - Đảm bảo các biện pháp SPS dựa trên các đánh giá nguy cơ dịch bệnh đối với động, thực vật, có tính đến kỹ thuật đánh giá nguy cơ do các tổ chức quốc tế xây dựng. Khi đánh giá nguy cơ phải tính đến chứng cứ khoa học đã có. - Khi xác định mức bảo vệ động thực vật phù hợp cần tránh sự phân biệt tùy tiện hoặc vô căn cứ về mức bảo hộ được coi là tương đương hoặc hạn chế trá hình đối với thương mại quốc tế. 5. Đảm bảo các điều kiện khu vực, kể cả khu vực không sâu bệnh, dịch bệnh hoặc ít sâu bệnh, dịch bệnh: - Khi xác định các khu vực này, phải dựa trên các yếu tố địa lý, hệ sinh thái, giám sát kiểm dịch và tính đến hiệu quả kiểm tra vệ sinh động vật. - Công bố các khu vực trong lãnh thổ của mình là khu vực không có sâu, dịch bệnh hoặc ít sâu, dịch bệnh; khi có yêu cầu, thành viên nhập khẩu sẽ được tiếp cận hợp lý để thanh tra, thử nghiệm và tiến hành các thủ tục có liên quan. 6. Minh bạch chính sách: - Thông báo những thay đổi về chính sách, biện pháp SPS và cung cấp thông tin liên quan thông qua văn phòng Thông báo và Hỏi đáp Quốc gia theo quy trình, thủ tục và thời gian quy định của phụ lục B của hiệp định. Tháng 5/2005: Thành lập Văn phòng Thông báo và Điểm hỏi đáp Quốc gia về vệ sinh dịch tễ và kiểm dịch động thực vật Việt Nam (Vietnam Sanitary and Phytosanitary Notification Authority and Enquiry Point) Văn phòng SPS Việt Nam là đơn vị trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Mục đích: + Làm đầu mối thực hiện các nghĩa vụ minh bạch hóa theo yêu cầu của Hiệp định về áp dụng các biện pháp vệ sinh và kiểm dịch động thực vật của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) + Thông báo và hỏi đáp các nội dung và quy định về vệ sinh dịch tễ và kiểm dịch động thực vật + Yêu cầu các nước thành viên của WTO cung cấp thông tin về các biện pháp, thủ tục đánh giá rủi ro, về thanh tra, kiểm tra và các vấn đề liên quan khác về vệ sinh dịch tễ và kiểm dịch động thực vật. 7. Kiểm tra, thanh tra, và thủ tục chấp thuận: - Các biện pháp, thủ tục kiểm tra thanh tra và chấp thuận phải nhanh chóng, kịp thời - Công bố thời gian tiến trình thủ tục về hồ sơ và không phân biệt đối xử sản phẩm cùng loại trong nước và nhập khẩu. 8. Trợ giúp kỹ thuật: - Dành trợ giúp kỹ thuật cho các nước đang phát triển thông qua hợp tác song, đa phương trong các lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng cung cấp kỹ thuật, trang thiết bị và đào tạo nguồn nhân lực. III.Thực hiện kiểm dịch động thực vật ở Việt Nam 1.Các quy định của Việt Nam về kiểm dịch động thực vật 2. Thực trạng công tác kiểm dịch động thực vật trong hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam 1.Các quy định của Việt Nam về kiểm dịch động thực vật 1.1.Danh mục đối tượng kiểm dịch động thực vật 1.2.Danh mục vật thể thuộc diện kiểm dịch động thực vật 1.3.Quy trình, thủ tục kiểm dịch 1.1.Danh mục đối tượng kiểm dịch động thực vật 1.1.1. Danh mục đối tượng kiểm dịch động vật (Quyết định số 45/2005/QĐ-BNN) A. VI SINH VẬT, KÝ SINH TRÙNG GÂY BỆNH ĐỘNG VẬT  I. BỆNH CHUNG CHO NHIỀU LOÀI Bệnh Lở mồm long móng;Bệnh Nhiệt thán;Bệnh Dại;Bệnh Giả dại;Bệnh Sẩy thai truyền nhiễm;Bệnh Lao…    II. BỆNH Ở LOÀI NHAI LẠI Bệnh Dịch tả trâu bò ;Bệnh Viêm đường sinh dục truyền nhiễm ;Bệnh Viêm phổi màng phổi truyền nhiễm bò ;Bệnh Viêm não thể xốp bò;Bệnh Sốt Q ;Bệnh Cúm bò... III. BỆNH Ở NGỰA Bệnh Dịch tả ngựa châu Phi;Bệnh Thiếu máu truyền nhiễm; Bệnh Viêm não tuỷ ngựa;Bệnh Viêm não tuỷ Venezuela ;Bệnh Viêm não Nhật Bản ... IV. BỆNH Ở LỢN Bệnh Dịch tả lợn châu Phi ;Bệnh Dịch tả lợn cổ điển ;Bệnh Mụn nước ở lợn … V. BỆNH Ở GIA CẦM Bệnh Cúm gia cầmBệnh Tân thành gà;Bệnh Viêm thanh khí quản truyền nhiễm;Bệnh Viêm phế quản truyền nhiễm gà;Bệnh Gumboro;Bệnh Tụ huyết trùng gia cầm... VI. BỆNH Ở ONG, TẰM Bệnh Kí sinh do Varroa;Bệnh Thối ấu trùng ong châu Mỹ;Bệnh Thối ấu trùng ong châu Âu ;Bệnh Ghẻ ở ong;Bệnh Ỉa chảy ở ong… VII. BỆNH Ở CÁC LOÀI KHÁC Bệnh Viêm gan do virut ở khỉ;Bệnh Ca rê ở chó;Bệnh Alcut ở chồn;Bệnh U nhầy của loài gậm nhấm;Bệnh Xuất huyết ở thỏ…  B. VI SINH VẬT GÂY Ô NHIỄM 1. Vi khuẩn hiếu khí: Streptococcus spp, Staphylococcus areus, Escherichia Coli, Enterobacter… 2. Vi khuẩn kỵ khí: Clostridium spp và các loại vi khuẩn yếm khí khác; 3. Các loại vi sinh vật gây bệnh cho người và động vật; 4. Nấm mốc, nấm men.  C. CHẤT ĐỘC HẠI 1.     Nội độc tố và ngoại độc tố của vi trùng; 2.     Các chất hormon 3.     Chất kháng sinh 4.     Độc tố nấm 5.     Chất phóng xạ 6.     Kim loại nặng 7.     Hoá chất bảo vệ thực vật 8.     Các chất bảo quản và phẩm màu cấm sử dụng. D. CÁC ĐỐI TƯỢNG KHÁC Các đối tượng kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật khác theo yêu cầu của nước nhập khẩu hoặc theo quy định của các điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập hoặc tuỳ theo tình hình dịch bệnh động vật ở trong nước và trên thế giới 1.1.2. Danh mục đối tượng kiểm dịch thực vật (Quyết định số 73/2005/QĐ-BNN) NHÓM I : Những sinh vật có tiềm năng gây hại nghiêm trọng cho tài nguyên thực vật, chưa có trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. A/ Côn trùng Ruồi đục quả Nam Mỹ ;Bọ dừa Nhật Bản ;Bướm trắng Mỹ…   B/ Bệnh cây Bệnh khô cành cam, quýt ;Bệnh đốm lá cà phê ;Bệnh rụng lá cao su … C/ Tuyến trùng Tuyến trùng gây thối củ ;Tuyến trùng bào nang khoai tây… D/ Cỏ dại Cỏ ma kí sinh Ai Cập;Cỏ chổi hoa sò;Cây kế đồng… NHÓM II: Những sinh vật có tiềm năng gây hại nghiêm trọng cho tài nguyên thực vật, phân bố hẹp trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. A/ Côn trùng Ngài củ khoai tây ;Bọ cánh cứng ăn lá ... B/ Bệnh cây Bệnh cây hương lúa;Bệnh virus sọc lá lạc; Bệnh héo rũ ngô                                        C/ Tuyến trùng: Tuyến trùng đục thân, củ; Tuyến trùng thân D/ Cỏ dại: Cỏ ma kí sinh S.a ;Cỏ ma kí sinh S.l;Tơ hồng Nam;Tơ hồng Trung Quốc   1.2.Danh mục vật thể thuộc diện kiểm dịch động thực vật 1.2.1.Danh mục vật thể thuộc diện kiểm dịch động vật (Quyết định số 45 /2005/QĐ – BNN) I. ĐỘNG VẬT 1.      Gia súc 2.      Gia cầm 3.      Động vật thí nghiệm 4.      Động vật hoang dã 5.     Các loại động vật khác: ong, tằm, các loại côn trùng khác  II. SẢN PHẨM ĐỘNG VẬT 1. Thịt, phủ tạng, phụ phẩm và sản phẩm từ thịt, phủ tạng, phụ phẩm của động vật quy định tại mục I của Danh mục này ở dạng tươi sống, hun khói, phơi khô, sấy, ướp muối, đông lạnh, đóng hộp; 2. Lạp xường, patê, xúc xích, giăm bông, mỡ và các sản phẩm động vật khác ở dạng sơ chế, chế biến; 3. Sữa tươi, sữa chua, bơ, pho mát, sữa hộp, sữa bánh và các sản phẩm từ sữa; 4. Trứng tươi, trứng muối, bột trứng và các sản phẩm từ trứng; 5. Trứng gia cầm giống, trứng tằm, phôi động vật, tinh dịch; 6. Bột thịt, bột xương, bột huyết, bột lông vũ và các sản phẩm động vật khác ở dạng nguyên liệu; thức ăn gia súc, gia cầm, thuỷ sản chứa thành phần có nguồn gốc từ động vật; 7. Bột cá, dầu cá, mỡ cá, bột tôm, bột sò và các sản phẩm từ thuỷ sản khác dùng làm nguyên liệu để chế biến thức ăn chăn nuôi cho gia súc, gia cầm; 8. Dược liệu có nguồn gốc động vật 9. Da động vật ở dạng: tươi, khô, ướp muối; 10. Da lông, thú nhồi bông của các loài động vật 11. Lông mao 12. Lông vũ 13. Răng, sừng, móng, ngà, xương của động vật; 14. Yến; 15. Mật ong, sữa ong chúa, sáp ong; 16. Kén tằm, tơ tằm sơ chế, phế liệu tơ tằm; 17. Bệnh phẩm; 18. Các đối tượng thuộc diện phải kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật khác theo yêu cầu của nước nhập khẩu hoặc theo quy định của các Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập; III. CÁC PHƯƠNG TIỆN, VẬT DỤNG CÓ LIÊN QUAN ĐẾN VẬN CHUYỂN ĐỘNG VẬT, SẢN PHẨM ĐỘNG VẬT  1. Các phương tiện vận chuyển đường bộ, đường xe lửa, đường sông, đường biển, đường hàng không 2. Các phương tiện vận chuyển thô sơ 3. Các vật dụng liên quan đến vận chuyển, bốc xếp động vật, sản phẩm động vật: cầu lên xuống tàu, ô tô, máy bay; 4. Lồng, cũi nhốt giữ động vật, bao bì chứa đựng sản phẩm động vật vận chuyển, chất độn, chất lót trong quá trình vận chuyển. 1.2.2.Danh mục vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật (Quyết định số 72 /2005/ QĐ-BNN) 1. Thực vật: Cây và các bộ phận của cây còn sống được sử dụng làm giống hoặc sử dụng cho các mục đích khác. 2. Sản phẩm thực vật: 3. Bột cá, gốc rũ, kén tằm, lông, da, xương, sừng, móng và cánh kiến. 4. Các loại côn trùng, nhện, nấm bệnh, tuyến trùng, vi khuẩn, virus, cỏ dại và các loại tiêu bản thực vật phục vụ cho công tác giám định, tập huấn, phòng trừ sinh học và nghiên cứu khoa học. 5. Phương tiện vận chuyển, sản xuất, bảo quản vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật và những vật thể khác có khả năng mang đối tượng kiểm dịch thực vật. 1.3.Quy trình, thủ tục kiểm dịch 1.3.1.Quy trình, thủ tục kiểm dịch động vật 1.3.2.Quy trình, thủ tục kiểm dịch thực vật 1.3.1.Quy trình, thủ tục kiểm dịch động vật a.Kiểm dịch động vật nhập khẩu b.Kiểm dịch động vật xuất khẩu a.Kiểm dịch động vật nhập khẩu Chủ hàng đăng ký kiểm dịch nhập khẩu động vật, sản phẩm động vật: - Trong phạm vi 07 ngày từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ,Cục Thú y trả lời - Sau khi được Cục Thú y chấp thuận, chủ hàng đăng ký kiểm dịch với cơ quan kiểm dịch động vật được Cục Thú y chỉ định. Trong phạm vi 05 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký kiểm dịch hợp lệ, cơ quan kiểm dịch động vật có trách nhiệm thông báo cho chủ hàng địa điểm, thời gian, nội dung kiểm dịch; kiểm tra vệ sinh thú y khu cách ly kiểm dịch đối với lô hàng đưa về khu cách ly kiểm dịch để kiểm dịch. Kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật nhập khẩu tại cửa khẩu nhập: Cơ quan kiểm dịch động vật thực hiện: Bước 1. Kiểm tra hồ sơ kiểm dịch nhập khẩu Bước 2. Kiểm tra thực trạng hàng nhập Bước 3. Kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y, khử trùng tiêu độc phương tiện vận chuyển; thực hiện hoặc giám sát chủ hàng xử lý chất thải, phát sinh trong quá trình vận chuyển hàng Bước 4. Nếu hàng nhập khẩu đảm bảo yêu cầu thì chủ hàng có thể làm thủ tục hải quan Đối với động vật, sản phẩm động vật nhập khẩu không làm thủ tục hải quan tại cửa khẩu nhập a) 4 bước như trên b) Giám sát quá trình bốc xếp động vật, sản phẩm động vật lên phương tiện vận chuyển c) Niêm phong phương tiện vận chuyển d) Thực hiện hoặc giám sát việc vệ sinh, khử trùng tiêu độc nơi tập trung bốc xếp động vật, sản phẩm động vật đ) Thông báo những thông tin cần thiết về lô hàng cho cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu đến Kiểm dịch động vật,sản phẩm động vật nhập khẩu tại khu cách ly kiểm dịch Trước khi nhập khẩu ít nhất 10 ngày(đối với động vật) ít nhất 05 ngày(đối với sản phẩm động vật) cơ quan kiểm dịch động vật phải kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y khu cách ly kiểm dịch Kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật nhập khẩu gửi qua đường bưu điện Cấm nhập khẩu qua đường bưu điện: - Sản phẩm động vật tươi sống, sơ chế; sản phẩm nguồn gốc động vật (trừ các hàng công nghệ như dạ, len, quần áo lông, đồ mỹ nghệ bằng xương, sừng, ngà); - Động vật, sản phẩm động vật thuộc Danh mục động vật, sản phẩm động vật cấm nhập khẩu theo quy định.  Kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật nhập khẩu mang theo người - Động vật: Số lượng không quá 02 con - Sản phẩm động vật: Khối lượng không quá 05 kg đối với thực phẩm chín. Nghiêm cấm mang theo người sản phẩm có nguồn gốc động vật ở dạng tươi sống, sơ chế. - Lập biên bản và tiêu huỷ ngay tại khu vực gần cửa khẩu đối với động vật mắc bệnh, nghi mắc bệnh truyền nhiễm, sản phẩm động vật không đủ tiêu chuẩn vệ sinh thú y; - Trường hợp giấy chứng nhận kiểm dịch của nước xuất khẩu không hợp lệ, cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu lập biên bản tạm giữ hàng b.Kiểm dịch động vật xuất khẩu Kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật xuất khẩu tại cửa khẩu xuất hàng: Cơ quan kiểm dịch động vật,sản phẩm động vật thực hiện: - Kiểm tra hồ sơ kiểm dịch - Kiểm tra thực trạng hàng xuất - Hồ sơ kiểm dịch hợp lệ;đảm bảo yêu cầu vệ sinh thú y:cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu làm thủ tục cho phép xuất khẩu - Thực hiện hoặc giám sát việc vệ sinh, khử trùng tiêu độc đối với nơi bốc xếp, phương tiện vận chuyển, chất thải động vật và các dụng cụ có liên quan sau khi vận chuyển. Kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật xuất khẩu qua đường bưu điện: Cấm xuất khẩu qua đường bưu điện: - Động vật, sản phẩm động vật thuộc Danh mục cấm xuất khẩu theo quy định - Sản phẩm động vật ở dạng tươi sống, sơ chế. 1.3.2.Quy trình, thủ tục kiểm dịch thực vật (Nghị định số 02/2007/NĐ-CP ngày 05/1/2007) a/Kiểm dịch thực vật nhập khẩu b/Kiểm dịch thực vật xuất khẩu c/Kiểm dịch thực vật quá cảnh Quy trình, thủ tục chung kiểm dịch thực vật * Chủ vật thể hoặc người được chủ vật thể uỷ quyền phải thực hiện: - Khai báo trước ít nhất 24 giờ với cơ quan kiểm dịch thực vật nơi gần nhất trước khi xuất khẩu hay nhập khẩu vật thể; - Khai báo vào tờ khai nhập - xuất cảnh và được cơ quan kiểm dịch thực vật kiểm tra tại chỗ đối với hành lý xách tay, hành lý gửi theo phương tiện chuyên chở chứa vật thể; - Phải có Giấy đăng ký kiểm dịch hoặc Giấy chứng nhận kiểm dịch của cơ quan kiểm dịch thực vật Việt Nam nộp cùng hồ sơ hải quan để làm thủ tục thông quan đối với những vật thể là hàng hoá nhập khẩu hoặc đóng gói chung với hàng hoá nhập khẩu khác - Phải có Giấy chứng nhận kiểm dịch của cơ quan kiểm dịch thực vật Việt Nam trong trường hợp nước nhập khẩu yêu cầu, nộp cùng hồ sơ hải quan để làm thủ tục thông quan đối với những vật thể là hàng hoá xuất khẩu hoặc đóng gói chung với hàng hoá xuất khẩu khác Cơ quan kiểm dịch thực vật phải kiểm tra, phúc tra, trả lời kết quả trong phạm vi 24 giờ sau khi kiểm tra vật thể. Trong trường hợp phải kéo dài quá 24 giờ, cơ quan kiểm dịch thực vật phải báo cho chủ vật thể biết. a. Kiểm dịch thực vật nhập khẩu Khi vật thể nhập khẩu vào cửa khẩu đầu tiên, chủ vật thể làm thủ tục kiểm dịch thực vật nhập khẩu theo quy định Cơ quan kiểm dịch thực vật tiến hành kiểm dịch tại cửa khẩu đầu tiên. Trong trường hợp đặc biệt thủ tục kiểm dịch thực vật được tiến hành tại địa điểm khác có đủ điều kiện cách ly. Đối với phương tiện vận tải đường thuỷ chuyên chở vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật đến phao số “0”, chủ phương tiện khai báo với cơ quan kiểm dịch thực vật Việt Nam để kiểm tra, nếu không có dịch hại kiểm dịch thực vật thì phương tiện đó được phép nhập cảng, nếu có dịch hại thuộc diện điều chỉnh thì phải xử lý triệt để. Việc kiểm dịch được tiến hành tại cảng Việt Nam. Vật thể tạm nhập, tạm xuất phải làm thủ tục kiểm dịch thực vật như đối với vật thể nhập khẩu. Thủ tục cấp giấy phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu đối với những vật thể phải phân tích nguy cơ dịch hại - Có đơn đề nghị cấp giấy phép kiểm dịch thực vật theo mẫu quy định và nộp tại cơ quan kiểm dịch thực vật. - Cung cấp đầy đủ các thông tin liên quan đến vật thể nhập khẩu - Cơ quan kiểm dịch thực vật phải tiến hành phân tích nguy cơ dịch hại đối với vật thể nhập khẩu. - Nếu kết quả phân tích nguy cơ dịch hại cho thấy vật thể có nguy cơ dịch hại thì cơ quan kiểm dịch thực vật không cấp giấy phép Nhập khẩu giống cây trồng và sinh vật có ích - Đối với giống cây trồng nhập khẩu phải làm thủ tục kiểm dịch thực vật tại cửa khẩu do cơ quan kiểm dịch thực vật quy định - Đối với giống cây trồng thuộc Danh mục được phép sản xuất, kinh doanh sau khi đã hoàn thành thủ tục kiểm dịch thực vật phải được vận chuyển đến và gieo trồng tại địa điểm đã đăng ký với cơ quan kiểm dịch thực vật và đồng thời phải khai báo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về bảo vệ và kiểm dịch thực vật địa phương để tiếp tục theo dõi, kiểm tra về sinh vật gây hại; b.Kiểm dịch thực vật xuất khẩu - Chủ vật thể phải báo trước với cơ quan kiểm dịch thực vật gần nhất và làm thủ tục kiểm dịch thực vật xuất khẩu khi vật thể xuất khẩu đến cửa khẩu cuối cùng, hoặc đến nơi mà từ đó vật thể xuất khẩu ra nước ngoài. - Cơ quan kiểm dịch thực vật tiến hành kiểm dịch tại cửa khẩu mà chủ vật thể đã đăng ký. Trường hợp đã kiểm dịch tại cơ sở sản xuất hoặc nơi xuất phát hay nơi bảo quản ở sâu trong nội địa thì chủ vật thể phải xuất trình Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật khi đến cửa khẩu cuối cùng để xuất khẩu. Giám sát vật thể xuất khẩu - Cơ quan kiểm dịch thực vật có trách nhiệm giám sát về mặt kiểm dịch thực vật đối với vật thể xuất khẩu từ khi vật thể được kiểm tra, cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật cho đến khi vận chuyển ra khỏi lãnh thổ Việt Nam. - Chủ vật thể xuất khẩu có Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật trong khi vận chuyển vật thể từ địa điểm kiểm dịch thực vật xuất khẩu ra nước ngoài phải thực hiện đầy đủ các nội dung quy định tại giấy chứng nhận. c.Kiểm dịch thực vật quá cảnh - Khi vật thể quá cảnh vào cửa khẩu đầu tiên của Việt Nam, chủ vật thể phải khai báo cho cơ quan kiểm dịch thực vật gần nhất và xuất trình Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật của nước xuất xứ. - Cơ quan kiểm dịch thực vật Việt Nam phải giám sát vật thể, kiểm tra phương tiện vận chuyển và bên ngoài vật thể theo quy định. - Trường hợp phát hiện vật thể quá cảnh đóng gói không đúng quy định về kiểm dịch thực vật, không có Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật của nước xuất xứ thì cơ quan kiểm dịch Việt Nam phải có trách nhiệm kiểm tra vật thể và phương tiện hoặc đình chỉ vận chuyển cho tới khi đóng gói đúng quy định. Cơ quan kiểm dịch thực vật kiểm tra, giám sát và xem xét để cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật quá cảnh. - Đối với giống cây trồng mới được nhập khẩu lần đầu tiên chỉ được gieo trồng tại khu cách ly kiểm dịch thực vật theo quy định của cơ quan kiểm dịch thực vật để theo dõi sinh vật gây hại; - Trong một số trường hợp đặc biệt việc nhập khẩu giống cây trồng, sinh vật có ích phải được sự chấp thuận của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định các trường hợp đặc biệt được phép nhập khẩu theo quy định khoản này. 2. Thực trạng công tác kiểm dịch động thực vật trong hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam 2.1.Về nhập khẩu - Vấn đề còn tồn tại ở đây là tình trạng nhập lậu động vật và sản phẩm động vật - Tính đến ngày 17/4/2006, các lực lượng chức năng tỉnh Lạng Sơn đã bắt giữ 26 vụ và tiêu huỷ 12.208 kg gà sống, 583 con gà con, 40 kg thịt gà, 80 kg thịt bò, lợn và 50kg tim cật lợn. - Tại Quảng Ninh, đã bắt giữ 47 vụ với 168.500 quả trứng gia cầm, 32.516 kg gà thịt, 1562 con vịt giống, 49 con bò. - Tại Lào Cai, đã bắt giữ 21 vụ, xử lý tiêu huỷ 500 kg gà sống, 36260 quả trứng gà, 245 kg thịt bò, lợn và 30 kg tim lợn và 2000 kg lợn thịt - Bình quân một tháng số lượng bò thịt nhập khẩu bất hợp pháp từ Campuchia vào VN tại tỉnh Đồng Tháp khoảng trên 100 con, An Giang khoảng 400-500 con, Kiên Giang khoảng 700 con, Long An khoảng 1000con/tháng - Số lượng thực phẩm vào VN qua các đường nhập lậu lớn hơn nhiều lần so với hàng hoá đi qua “chính ngạch” + Các loại thịt bò, heo nhập khẩu qua cửa khẩu Xá Xía là 2.400kg/tháng, thì số không qua cửa khẩu là gần 4000kg/tháng; + Đường, sữa, sirô Thái lan qua cửa khẩu khoảng 35.000kg/tháng thì qua đường nhập lậu là 40.000kg/tháng. - Các mặt hàng thực phẩm qua biên giới đường bộ không được kiểm tra VSATTP mà chỉ kiểm tra động, thực vật Năm 2005, các cửa khẩu tại Lạng Sơn mới kiểm tra được 13.362 xe hàng thực phẩm nhập khẩu với số lượng hơn 160.290 tấn ; Cửa khẩu Chi Ma chỉ kiểm tra được 25 xe hàng; Cửa khẩu Hữu Nghị kiểm tra được 8 xe -Hiện nay phương tiện kiểm định “chủ công” của trạm vẫn là dùng mắt thường quan sát, nếu có hiện tượng khả nghi thì dùng kính lúp, kính hiển vi để soi mẫu hàng nhập khẩu. -Còn công tác kiểm tra xe chỉ là dừng xe, xem chủ hàng có đủ các giấy tờ hợp lệ: hợp đồng thương mại, chứng nhận xuất xứ, hoá đơn tính thuế, giấy chứng nhận kiểm dịch Nguyên nhân của những tồn tại này - Thiếu cơ sở vật chất, trang thiết bị dành cho công tác kiểm tra chất lượng ATVSTP tại cửa khẩu - Thiếu cán bộ: Cả nước hiện nay có 50 cửa khẩu quốc tế, 43 cửa khẩu chính và phụ, 4 cửa khẩu hàng không, 3 cửa khẩu đường sắt nhưng mới chỉ có 8 trung tâm kiểm dịch y tế quốc tế ở các vùng, miền và 32 trung tâm y tế dự phòng các tỉnh, thành phố có phân công người làm kiểm tra y tế tại các cửa khẩu biên giới. Việt nam có 40 tỉnh thành phố có cửa khẩu, biên giới thế nhưng lực lượng làm công tác kiểm dịch y tế chỉ có 315 cán bộ nhân viên. Trong đó có gần 140 người có trình độ đại học và trên đại học, 90 người có thể giao dịch bằng tiếng Anh, khoảng 10 người biết tiếng Trung, 5 người biết tiếng Lào và Campuchia 2.2.Về xuất khẩu: - Những trở ngại trong việc thực hiện yêu cầu/tiêu chuẩn kỹ thuật của nước nhập khẩu Một số đơn vị nhập khẩu của EU yêu cầu sản phẩm nhập từ Việt Nam nhập phải được kiểm tra ở các phòng thí nghiệm của châu Âu. Một số xét nghiệm rất đắt, làm cho giá thành sản phẩm tăng lên. - Yêu cầu/tiêu chuẩn kỹ thuật của Việt Nam so với yêu cầu/tiêu chuẩn kỹ thuật của nước nhập khẩu thường thấp hơn Ví dụ, tiêu chuẩn hàm lượng nước cho phép trong mật ong của Việt Namlà 22,5%, trong khi đó, tiêu chuẩn của EU là 18,5% hoặc thấp hơn. - Các Hiệp định công nhận lẫn nhau và công nhận tương đương về SPS được ký kết trong thời gian qua là rất ít. Sở dĩ như vậy là do hầu hết các yêu cầu/tiêu chuẩn của Việt Nam đều thấp hơn các yêu cầu/tiêu chuẩn quốc tế; trang thiết bị và công nghệ lạc hậu,việc chấp hành luật của Việt Nam còn thấp.  IV.Một số rào cản chính về kiểm dịch động thực vật ở một số thị trường trọng điểm của Việt Nam 1.Hoa Kỳ 2.EU 3.Nhật Bản 1.Hoa Kỳ Các quy định của FDA Food, Drug Administration (FDA) là cơ quan thuộc Bộ Y Tế Hoa Kỳ, đề ra và giám sát thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn tiêu dùng đối với thực phẩm, dược phẩm và dụng cụ y tế và hoá mỹ phẩm sản xuất tại Hoa Kỳ và nhập khẩu từ các nước ngoài vào lãnh thổ Hoa Kỳ. Các quy định của FDA - Thực phẩm, hoá mỹ phẩm, thuốc bệnh, thiết bị, dụng cụ y tế phải tuân theo các quy định của luật FDCA do FDA giám sát thi hành. Cấm nhập các dược phẩm chưa đạt FDA phê duyệt. - Các sản phẩm nhập khẩu thuộc FDA quản lý sẽ phải qua giám định tại thời điểm hàng tới cửa khẩu. Quy trình kiểm tra chất lượng thực phẩm HACCP HACCP (Hazarrd Analysis and Critical Control Point) là hệ thống kiểm soát chất lượng sản phẩm dựa trên nguyên tắc phân tích và xác định các nguy cơ và điểm kiểm soát tới hạn, nhằm đảm bảo an toàn vệ sinh và ngăn chặn từ xa tất cả các mối nguy hiểm tiềm ẩn về sinh học, hoá học và lý học trong tất cả các công đoạn sản xuất/ chế biến thực phẩm nói chung. Quy trình kiểm tra chất lượng thực phẩm HACCP Theo Bộ luật Liên bang Mỹ 21 CFR, chỉ có các doanh nghiệp nước ngoài nào đã thực hiện chương trình HACCP có hiệu quả mới được xuất khẩu thuỷ sản vào thị trường Mỹ Để được phép đưa hàng thuỷ sản vào Mỹ, doanh nghiệp phải gửi kế hoạch, chương trình HACCP cho FDA. Nếu nước xuất khẩu thuỷ sản sang Mỹ đã ký được Bản ghi nhớ (MOU) với FDA, cơ quan có thẩm quyền cao nhất về kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm của nước xuất khẩu tự chỉ định các doanh nghiệp được đưa thuỷ sản vào Mỹ mà không cần trình kế hoạch, chương trình HACCP. 2.EU Những quy định của thị trường EU khi nhập khẩu đối với hàng thuỷ sản - Quy định về vệ sinh: các nước muốn đưa hàng thuỷ sản vào EU phải nằm trong danh sách các nước được xuất khẩu vào EU. Từng lô hàng phải kèm theo giấy chứng nhận đáp ứng các yêu cầu của EU do cơ quan chức năng của nước xuất khẩu cấp. - Quy định về chất lượng và an toàn thực phẩm: theo các quy chế 91/492/EEC và 91/493/EEC, các sản phẩm phải đáp ứng các tiêu chuẩn cụ thể về vệ sinh gồm độ tươi, độ sạch, mức nhiễm vi sinh tối đa ,dự lượng hoá chất ,chất độc, độc tố sinh học biển và ký sinh trùng. - Quy định về giám sát: Quyết định 94/356/EEC yêu cầu nhà sản xuất có hàng thuỷ sản xuất khẩu sang EU phải tổ chức giám sát hoạt động sản xuất và chế biến của mình phù hợp với HACCP. Quy định mới của EU về xuất khẩu các sản phẩm có nguồn gốc động vật - Quy định 166/2006 đã đưa ra một loạt mẫu chứng nhận sức khoẻ mới cho một số mặt hàng được dùng cho con người như đùi ếch, ốc, gelatin, nguyên liệu thô để sản xuất gelatin, collagen và nguyên liệu thô để sản xuất collagen, thủy sản, ngao sò sống, mật và sản phẩm từ ong. Quy định 166/2006 đã có hiệu lực từ 25/11/2006 - Quy định 1662/2006 quy định các điều khoản cụ thể cho việc sản xuất dầu cá phục vụ con người; chỉ có thể xuất khẩu vào EU dầu cá được sử dụng cho con người nếu đi kèm với giấy chứng nhận sức khoẻ mẫu mới dùng cho thủy sản, theo quy định số 2074/2005. Các quy định này đã có hiệu lực từ 25/11/2006. 3.Nhật Bản Quy định của Nhật Bản đối với mặt hàng nước ép trái cây - Nước hoa quả phải được dán nhãn phù hợp với các tiêu chuẩn theo Luật vệ sinh thực phẩm - Đồng thời, sản phẩm nước hoa quả phải được bao gói hay đựng trong chai, lọ theo quy định về bao bì theo yêu cầu của Luật Đo lường - Theo quy định vệ sinh thực phẩm, quy định về tiêu chuẩn và dán nhãn hợp lệ với hàng nông – lâm sản, thì nước hoa quả phải được dán nhãn với các thông tin sau: tên sản phẩm, nội dung, thời hạn sử dụng, tên và địa chỉ nhà sản xuất (nhà nhập khẩu), thành phần (bao gồm cả chất phụ gia) và nước sản xuất. Kết luận Các biện pháp SPS nếu được sử dụng một cách hợp lý: - Hạn chế những mặt hàng kém chất lượng - Bảo hộ sản xuất trong nước Nếu Việt Nam biết khéo léo vận dụng trên cơ sở “thích hợp” và “cần thiết” thì nhìn theo góc độ thương mại : vừa quản lý được thị trường trong nước, bảo hộ sản xuất nội địa vừa tạo ra sự thống nhất về tiêu chuẩn để thương mại Việt Nam dễ dàng hội nhập vào nền kinh tế thế giới.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pptnhung_quy_dinh_cua_wto_vao_viet_nam_ve_kiem_dich_dong_thuc_vat_7423.p_.ppt
Luận văn liên quan