Đề tài Nông nghiệp trong tranh khắc gỗ Việt Nam giai đoạn 1955 - 1985

Nền hội họa Việt Nam được khởi đầu tốt đẹp từ trường Mỹ thuật Đông Dương, phát triển rực rỡ suốt năm tháng thăng trầm của lịch sử dân tộc Việt Nam thế kỷ 20 và đến giai đoạn này đang ở trên một tầm cao mới. Tư duy tạo hình, ý định nghệ thuật, cảm xúc thẩm mỹ của các nghệ sĩ bay xa hơn, mang đậm cá tính sáng tạo riêng. Đội ngũ sáng tác ngày càng đông đảo, nhiều gương mặt mới xuất hiện, nhiều cách tiếp cận và phản ánh cuộc sống khác nhau được công bố. Tuy đã có một đội ngũ nghệ sĩ tạo hình hùng hậu và chính họ đã để lại cho xã hội một kho tàng di sản về mỹ thuật có giá trị cao có thể kể trên nhưng vẫn còn thiếu nhiều tác phẩm đề tài chưa khai thác một cách tích cực. Trong bối cảnh đất nước thay đổi như hiện nay, đời sống nông nghiệp không còn là nền kinh tế chính yếu. Tuy nhiên nó vẫn đóng vai trò trong đời sống xã hội, nhất là vùng nông thôn Việt Nam. Để khuyến khích và phát huy anh em họa sĩ hăng hái tham gia nghiên cứu, thể hiện đề tài nông nghiệp, thiết nghĩ Hội mỹ thuật Việt Nam cùng các sở, ban, ngành nên khuyến khích mở trại, các cuộc thi về đề tài này với hy vọng đưa hình ảnh người nông dân vào những tác phẩm thành công, chất lượng, kịp ca ngợi làm phong phú cho mảng đề tài này, góp phần xây dựng và phát triển nền Mỹ thuật Việt Nam hiện đại giàu bản sắc dân tộc.

pdf110 trang | Chia sẻ: ngoctoan84 | Lượt xem: 1334 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nông nghiệp trong tranh khắc gỗ Việt Nam giai đoạn 1955 - 1985, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ời phụ nữ nông thôn trung hậu, đảm đang, giỏi việc nước, đảm việc nhà đang làm những công việc băm bèo, nấu cám, cho lợn ăn... Cũng gam màu nóng nồng ấm làm chủ đạo, màu vàng đỏ chuyển sắc độ của áo, vàng pha xanh rêu phong của tường rêu mốc, vài chú lợn con to khỏe với màu đen đậm cùng với sự nhẹ nhàng tươi mát của xanh bầu trời như thấy cảnh nông thôn thanh bình, mang những nét êm ả, nhẹ nhàng và đầy dung dị. Hai tác phẩm Ruộng đồng (1962) [H 2.3; tr 88] của Quang Phòng, và Hái cà phê (1964) [H 2.4; tr 88] của Lương Xuân Nhị là hai tác phẩm được xếp cùng nhóm đồng nhất gam màu lạnh. Nếu màu nóng tạo cảm giác ấm áp, sôi nổi; thì màu lạnh là màu gần tạo cảm giác trầm lắng, yên tĩnh. Trong loạt tranh về nông thôn thời đó, tác phẩm Ruộng đồng là bức in khắc gỗ màu công phu, có sắc độ. Ông vẽ người nông dân chăn trâu trên cánh đồng bao la xanh ngắt, cả ruộng đồng, trâu và người được diễn tả khá kỹ về sắc độ như tranh vẽ thuốc nước trong veo đến lạ thường. Màu sắc có vẻ đậm, nhạt, nông sâu đã tạo ra ảo giác lung linh của ánh sáng. Trong tranh khắc gỗ để làm được như 55 vậy đòi hỏi tỉ mỉ và nhiều thời gian, in nhiều lớp màu chuyển nhạt sang đậm khác nhau. Để khắc họa hai cô gái là nhân vật chính trong tác phẩm Hái cà phê [H 2.4, tr 88] họa sĩ Lương Xuân Nhị đã dùng những mảng màu bẹt kết hợp những đường cong mượt của nếp gấp áo quần đang đứng hái những quả cà phê đỏ tươi quay lưng về phía mặt tranh. Hai mái tóc dài được thắt buộc lỏng thật thướt tha, mềm mại gợi bằng mảng màu đen càng tôn thêm khuôn mặt màu hồng nhạt thật nữ tính. Màu xanh mát mẻ của lá cà phê thật nhiều, gợi không gian thoáng đãng, thanh bình càng làm nổi bật sắc độ trên nền màu nền nâu nhẹ. Màu sắc trong tranh khắc thường ít, nó đòi hỏi người nghệ sỹ phải chọn lọc một cách sắc sảo và thường được thể hiện ở những mảng màu trầm sâu lắng, tĩnh tại mà có sắc có nhị. Được lưu giữ tại BTMTVN, Hà Mỹ Lý có bức Một buổi cấy [H 2.25; tr 100] cũng minh chứng thêm cho nhận xét trên. Sắc trong tranh thường được thể hiện ở ba cấp độ chính là sáng, tối, trung gian (tông ghi). Màu sắc đơn giản, không có màu choé, màu rực. Màu đậm trong tranh là màu đen, hoặc xanh đen, nâu diễn tả núi, bờ ruộng, người quán xuyến toàn bộ bố cục, hình khối trong tranh. Các tông ghi được bổ trợ làm tăng sự hấp dẫn của sắc độ sáng trên vật thể dưới tác động của ánh sáng phía xa xa. Kết hợp với những nét khắc khác nhau người họa sỹ đã đem lại cho một buổi cấy trong tranh khắc hiện đại sự khỏe khoắn, nhưng cũng tràn đầy tình cảm của mình. Tác phẩm có giá trị ở giai đoạn này được BTMT lưu giữ đã chứng minh tình yêu thiên nhiên đất nước, con người, đồng thời phản ánh tinh thần của thời đại với sự đồng cảm và trách nhiệm của người nghệ sỹ. Trong hai yếu tố hình và sắc làm nên diện mạo một bức tranh thì sắc có vai trò đem lại cảm hứng cho cả người sáng tác cũng như người thưởng thức. Dù ở bất kỳ tác phẩm nào thì sắc trong tranh vẫn được thể hiện ở ba cấp độ chính là sáng, tối, trung gian (tông ghi). Màu đậm trong tranh thường là màu đen, hoặc xanh đen, nâu quán xuyến toàn bộ bố cục, hình khối trong tranh. 56 Các tông ghi được bổ trợ làm tăng sự hấp dẫn của sắc độ sáng trên vật thể dưới tác động của ánh sáng. Có thể nói, màu sắc trên tranh cũng giống như màu sắc trong đời sống và thiên nhiên vì độ chuyển màu của nó vô cùng phong phú. Màu sắc tạo cảm giác trong sự chuyển động của hình ảnh, có thể lùi ra sau hoặc tiến về phía trước trong không gian tạo nên chiều sâu trên mặt phẳng hai chiều của tác phẩm, giúp người xem cảm nhận phần nào được chất và độ xa gần hay tình hình của sự vật, hiện tượng mà tác giả muốn trình bày. Tiểu kết Chương 2 luận văn nghiên cứu về nội dung, hình thức đề tài nông nghiệp trong khắc gỗ Việt Nam giai đoạn 1955-1985 nhằm làm rõ giá trị nghệ thuật của các tác phẩm cũng như lịch sử xã hội lúc bấy giờ mà nó phản ánh. Ngôn ngữ tạo hình như đường nét, hình khối, màu sắc đều phóng khoáng, điển hình, các tác phẩm mang đậm nét dân gian, đã truyền tải được tính nhân văn sâu sắc. Kỹ thuật tạo hình ngày một hoàn thiện, tranh khắc gỗ đã có hình thức mới bắt kịp sự yêu cầu thời cuộc. Có một số ít vẫn theo đuổi phong cách tạo hình dân gian, nhưng vẫn tạo những hơi hướm riêng cho những họa sĩ. Trong giai đoạn mở cửa, do được tự do phóng khoáng tiếp cận nhiều nền văn hóa mới, tranh khắc gỗ đã có bước chuyển mình quan trọng, tạo ra sức sống tươi mới, tham gia vào sự phát triển chung của nghệ thuật đương đại. Nghiên cứu đề tài nông nghiệp trong tranh khắc gỗ ở các giai đoạn khác nhau, có thể thấy được sự đa dạng trong phong cách, lối thể hiện, thấy được hoàn cảnh nông thôn Việt Nam và đời sống thành phần nông dân qua các giai đoạn lịch sử đất nước. Tất cả đều biểu thị niềm hạnh phúc, niềm vui của người nông dân làm chủ công việc, làm chủ ruộng đồng với niềm vui hạnh phúc khôn tả, vững tin tương lai. Có thể nói rằng tranh khắc gỗ của Việt Nam ở thời kỳ này đã được các họa sĩ thể hiện nghiêm túc không kém gì các tác phẩm sơn dầu hay sơn mài. 57 CHƯƠNG 3 NHỮNG ĐIỀU RÚT RA TỪ VIỆC NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 3.1. Thành công và hạn chế đề tài nông nghiệp trong tranh khắc gỗ Việt Nam giai đoạn 1955- 1985 Thành công của tranh khắc gỗ Việt Nam đề tài nông nghiệp giai đoạn 1955-1985 Nông nghiệp nói riêng hay nông thôn nói chung luôn là mảng đề tài gợi cảm hứng sáng tác cho đông đảo đội ngũ văn nghệ sĩ. Có thể nói những bức tranh khắc gỗ Việt Nam về đề tài nông nghiệp giai đoạn 1955-1985 nội dung đã phản ánh sinh động hiện thực về sự phát triển của nền nông nghiệp nước nhà giai đoạn thống nhất đất nước, xây dựng và phát triển. Các tác phẩm khá thành công về đề tài nông nghiệp luôn được nhắc đến là những tác phẩm quý về đề tài nông nghiệp mà hiện nay vẫn là những bài học vô giá cho lớp họa sĩ sau noi theo: Ruộng đồng- Quang Phòng; Đôi bạn- Trịnh Thiệp; Ra đồng- Huy Oánh; Cấy hết diện tích- Trịnh Phòng; Trục lúa- Phạm Văn Đôn; Con trâu là đầu cơ nghiệp, Chăm học chăm làm- Trần Nguyên Đán; Phơi thóc- Mạnh Hào; Chống hạn- Phùng Phẩm; Buổi sớm- Nguyễn Duyện; Những cô thợ cấy Định Công- Văn Bình; Một buổi cấy- Hà Mỹ Lý Sứ mệnh cao cả của nghệ thuật nói chung, một tác phẩm Mỹ thuật nói riêng phải đề cập đúng, trúng và giải quyết những vấn đề hiện thực cuộc sống của dân tộc, thời đại. Qua những sáng tác khắc gỗ về đề tài nông nghiệp cho thấy những định hướng đúng đắn của Đảng, Nhà nước đã phát động sáng tác trong văn nghệ sĩ trở thành kim chỉ nam cho mọi hoạt động sáng tác văn nghệ lúc bấy giờ. Nghệ thuật cũng như hoạt động khác, không thể đứng ngoài mà phải đứng cùng kinh tế, chính trị. Đó là việc chú trọng tập trung phát triển, khai thác nguồn tài nguyên có sẵn của đất nước như đất đai, nguồn nước, 58 Văn hóa, văn nghệ phải nói lên được cái hay, cái đẹp của con người mới, xã hội chủ nghĩa, ca ngợi những tấm gương điển hình trong chiến đấu và lao động xã hội chủ nghĩa, làm cho mọi người cơ niềm tin vào tương lai tươi sáng của dân tộc. Đề tài nông nghiệp với những nội dung chủ đề xoay quanh nó (cấy cày, trồng trọt, chăn nuôi, thu hoạch, xây dựng cơ sở nông nghiệp,) đã được quan tâm và mở rộng trước những biến động mạnh mẽ của thực tiễn xã hội và quan niệm nghệ thuật phản ánh chân thực cuộc sống. Năm 1954, Mỹ mở rộng chiến tranh phá hoại miền Bắc nên giai đoạn này đòi hỏi các nghệ sĩ phải thích ứng với mọi hoàn cảnh, vừa tham gia cuộc chiến, vừa sáng tác tranh phục vụ tuyên truyền đường lối của Đảng: động viên mọi người vượt lên khó khăn của cuộc chiến, tranh thủ tăng gia sản xuất ở các địa phương vì có sự ủng hộ đồng tình của các nước trên thế giới. Họ hòa nhập cùng người nông dân, không ít các anh em họa sĩ ban ngày đi làm cùng nông dân, gắn bó ăn ở làm việc cùng nông dân, họ thực sự trải nghiệm và cảm nhận sâu sắc công việc nặng nhọc ấy. Góc độ khai thác đề tài này khá phong phú dưới nhiều hoạt động sinh hoạt dù ở cận cảnh hay toàn cảnh. Không khí hào hùng, sôi động, niềm vui chiến thắng của dân tộc đã lan tỏa đến các họa sĩ, họ thấy mình phải có trách nhiệm cống hiến hết mình cho đất nước, họ khao khát ca ngợi hình ảnh người nông dân gần gũi, chịu thương chịu khó, hay lam hay làm hằng ngày hiện diện trên cánh đồng. Khi xem tranh ta mới thấy tất cả đều bắt nguồn từ cuộc sống đích thực của người nông dân. Người nông dân “chắc tay súng, vững tay cày”, lao động cầu cù, chiến đấu dũng cảm. Hình tượng người lao động ruộng đồng được đề cập một cách sâu sắc và hầu hết những tác phẩm đều biểu hiện niềm say mê trong niềm vui lao động, xây dựng đất nước. Hình tượng ấy hiện lên trong tranh tượng hiện đại một vẻ đẹp rắn rỏi, tự chủ được các nghệ sĩ thể hiện bằng ngôn ngữ nghệ thuật đơn giản, trong sáng. Thành công về đề tài nông nghiệp ngoài phản ánh trên khía cạnh về nội 59 dung chủ đề, còn thấy trên phương diện hình thức nghệ thuật. Sau năm 1955, các họa sĩ có điều kiện để tập trung vào sáng tác, quay về với những quan tâm riêng của nghệ thuật, cá nhân, xã hội, thực hiện những tác phẩm tâm huyết của mình dựa trên những tư liệu và kinh nghiệm bản thân tích lũy ở giai đoạn trước. Tranh khắc gỗ giai đoạn này có thể chia làm hai xu hướng: xu hướng dựa trên cơ sở truyền thống để cách tân (kế thừa tranh khắc gỗ truyền thống ở kỹ thuật, nét và màu, nhưng bớt đi sự ước lệ, thay vào đó tiến gần hơn với tả thực ở tỷ lệ, hình thể, cấu trúc, nguyên tắc phối cảnh xa gần trong tranh) và cách tân đổi mới hoàn toàn. Dù có cách tân ở mức độ nào thì việc kế thừa nghệ thuật truyền thống là vô cùng quan trọng, bởi không có một nền nghệ thuật nào phát triển khi không có những thành tựu làm điểm tựa trong quá khứ. Trong giai đoạn 1955-1985, tranh khắc gỗ chiếm một vị trí đặc biệt trong Mỹ thuật Việt Nam hiện đại. Nhiều họa sĩ trưởng thành trong kháng chiến, được học tập nghệ thuật và ảnh hưởng trực tiếp lối tư duy tạo hình phương Tây. Ngôn ngữ tạo hình phong phú, đa dạng: bố cục thường táo bạo, diễn tả sáng tối đậm nhạt tương phản mạnh, đường nét cô đọng, tượng trưng, có phối cảnh xa gần mang nhiều ấn tượng cho công chúng thưởng thức. Với những đặc tính tranh khắc gỗ và những thay đổi về chất liệu, kỹ thuật, ở tranh đen trắng, các họa sĩ đã tận dụng và khai thác hết những tính chất của nét, chấm, mảng, trong tranh thật đa dạng. Khi không có màu, sự biến ảo của nét, chấm với mật độ dày mỏng khác nhau sẽ tạo ra độ đậm nhạt, sáng tối, góp phần cho sự liên tưởng màu sắc của vật thể. Đường nét bao ngoài xây dựng, giới hạn hình ảnh, cũng có thể phân giải, chia cắt, biểu hiện bề mặt khối, chất, biểu hiện sự sáng tối, thô mảnh, hay chất da thịt, vải vóc, kim loại, Tranh khắc gỗ về đề tài nông nghiệp chủ yếu là đen trắng nhưng cũng đã thấy xuất hiện ở đâu đó những tác phẩm có màu. Sự phối màu rực rỡ, trong sáng hay những mảng đen khỏe khoắn, chắc nịch mang đầy tính tượng trưng, ước lệ theo phối cảnh hiện thực đã làm nên những giá trị, sự hấp dẫn của một loạt các tác 60 phẩm thú vị. Bảng màu đẹp dung dị, gần gũi thị yếu thẩm mỹ người Việt, đã tạo nên dấu ấn cá nhân bởi chính tình cảm chân thành của họa sĩ kết hợp niềm say mê nghề nghiệp, những giây phút thăng hoa kỳ diệu của sáng tạo đã tạo nên thành công ở thời kỳ này. Các tác phẩm mang đầy đủ yếu tố của nghệ thuật hiện đại, từ nội dung đến cách truyền đạt, và điều quan trọng là những tác phẩm đó phản ánh đầy đủ nhất tư duy tạo hình cũng như thẩm mỹ dân tộc người Việt. Có thể thấy việc kế thừa nghệ thuật truyền thống được các họa sĩ nhận thức đúng đắn và coi đây là một việc vô cùng quan trọng. Mỗi họa sĩ đều có con đường riêng tạo nên phong cách của mình nhưng phần lớn họa sĩ đồ họa đều hứng thú với việc khai thác những đặc trưng tiêu biểu của tranh dân gian Việt Nam từ chủ đề đến cách tạo hình ước lệ. Dù nắm bắt được những quy luật của tạo hình hiện đại và phản ánh những vấn đề xã hội đương thời nhưng họa sĩ luôn biết kết hợp tạo hình dân gian với tạo hình hiện đại. Để kế thừa hiệu quả những tinh hoa nghệ thuật dân tộc, người nghệ sĩ cần phải có sự lao động nghiêm túc, lòng say mê, sự kiên trì, tính sáng tạo trong mỗi cá nhân để kết hợp hài hòa giữa cái cũ và cái mới, giữa truyền thống và hiện đại. Hạn chế của tranh khắc gỗ Việt Nam đề tài nông nghiệp giai đoạn 1955- 1985 Không phải vấn đề nào cũng đều tốt đẹp hoàn hảo, trải qua thời gian mọi vấn đề đều có mặt được và mất, bởi không tránh khỏi sự tác động của ngoại cảnh làm cho biến đổi. Vì thế mọi sự việc, sự vật luôn có bề dày lịch sử đầy đặn cũng như sự thăng-trầm của nó. Đề tài nông nghiệp không nằm ngoại lệ, nhất là giai đoạn đất nước sau khi giành được độc lập, tuy 95% dân ta làm nông nhưng vẫn còn chìm trong nghèo đói, nền nông nghiệp còn non trẻ mới đi ra từ cuộc chiến tả tơi nên ngoài những thành công nhất định kể trên còn thấy le lói xuất hiện một số những hạn chế còn gặp phải trên cả hai phương diện nội dung chủ đề và hình thức thể hiện: 61 - Bám sát vào mốc thời gian lịch sử, do thực tế ở miền Bắc, trước những yêu cầu của nông dân, củng cố khối liên minh công nông, mở rộng mặt trận thống nhất; Ủy ban cải cách ruộng đất Trung ương đã ra quyết định: “Đẩy mạnh phát động quần chúng thực hiện cải cách ruộng đất” với chủ trương lấy người giàu chích cho người nghèo, mô hình tự làm tự hưởng có hiệu lực, khẩu hiệu “Người cày có ruộng” đã trở thành hiện thực. Có thể nói việc “Cải cách ruộng đất” năm 1954-1957 khi ấy gây được tiếng vang mạnh mẽ trong nông nghiệp và vì thế là đề tài có tính thời sự cho nhiều họa sĩ thời bấy giờ. (trong Điêu khắc có bức Cắm thẻ nhận ruộng- thạch cao (1956) của Trần Văn Lắm)... Vậy mà ở thể loại tranh đồ họa- khắc gỗ không thấy đề cập đến sự kiện lịch sử quan trọng này, hay nói cách khác chưa bám sát vào tình hình, sự kiện lịch sử một cách triệt để; chưa thể hiện sự tham gia sáng tác đông đảo của các họa sĩ. Ở đây chỉ đề cập đến vấn đề “Hợp tác xã nông nghiệp” theo mô hình làm ăn tập thể. - Những năm 1957, Việt Nam được sự ủng hộ của nước bạn như Nga, Trung Quốc sang hỗ trợ về máy móc, trang thiết bị; ngoài khôi phục, xây dựng nhà máy xí nghiệp cho công nghiệp ra thì thiết bị phục vụ nông nghiệp cũng nằm trong số đó. Khi ấy ở mỗi huyện đều thành lập một đội máy kéo tầm 15-30 máy, có nhiệm vụ đi cày bừa khắp nơi, từ xã nọ sang xã kia, huyện nọ sang huyện kia để đảm bảo nơi đâu cũng được cấy cày bình đẳng. Tuy vậy, khi nhìn lại tranh khắc gỗ ở đây chỉ đề cập đến dụng cụ thuần nông với lao động chân tay như cuốc, xẻng, ít sự xuất hiện của máy móc, như xe kéo, máy cày, trạm bơm,mà có chăng cũng chỉ manh nha xuất hiện chi tiết này ở một số tác phẩm như Buổi sớm- Nguyễn Duyện; Trên vùng kinh tế mới- Hoàng Hoan, Sáng tác chủ yếu miêu tả những thao tác lao động chân tay thuần nông, người nông dân ít được bao bọc bởi những công cụ máy móc, nên thấy ít được tính hiện đại, nhịp điệu hay tốc độ, sự năng động mà hơi hướm của công nghiệp mang lại. 62 Ngoài ra, cùng với phát triển về máy móc, cũng thời kỳ này Đảng và nhà nước ngoài tăng thêm đàn trâu bò gia súc, sắm thêm nông cụ, đã cho xây dựng công trình thủy nông mới, mở rộng diện tích tưới và tiêu nước, mương máng cho hợp lý, khoa học hơn nhưng vấn đề này cũng ít được nhắc đến, chỉ là chi tiết nhỏ trong: Đôi bạn- Trịnh Thiệp; Buổi sớm- Nguyễn Duyện; Những cô thợ cấy ở Định Công- Văn Bình;Điều này cho thấy những gì các họa sĩ phản ánh góc nhìn còn hạn chế, bởi chưa phản ánh hết những gì thực tế lúc bấy giờ trong khi thời kỳ này đất nước đã bắt đầu chuyển sang công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. - Đề tài nông nghiệp được mở rộng, rất phong phú đa dạng thêm nhiều chủ đề và mỗi chủ đề cũng có nhiều vấn đề nhỏ hơn để khai thác. Ví như chủ đề Cấy cày gồm có những công đoạn: Cày bừa - gieo mạ - cấy- chăm bón, nhổ cỏ - phân bón - gặt - thu hoạch thì ở đây các họa sĩ khắc gỗ chỉ tập trung nhiều nhất vào công đoạn cấy và cày bừa, hay thu hoạch mà bỏ qua những công đoạn khác có thể khai thác làm tranh. Như vậy nội dung tranh bị bó hẹp, chỉ miêu tả lặp đi lặp lại tập trung ở những hành động qua đỗi quen thuộc, phổ thông thường thấy. - Có thể do hạn chế khó khăn của thời kỳ lúc bấy giờ, các họa sĩ chưa có điều kiện làm những bức tranh khắc gỗ khổ lớn hoặc hoành tráng nên đa phần chỉ dao động tầm 20-40 cm. Giai đoạn này có lúc vẫn còn chiến tranh nên nguồn nguyên liệu sản xuất ra miếng khắc gỗ còn hạn chế, mang vác di chuyển tranh khổ lớn là khó khăn, và phần vì phải đầu tư thời gian nhiều cho dòng tranh này mới có thể có hiệu quả tốt nhất. - Ngoài ra, do ảnh hưởng của cùng môi trường hoạt động nghệ thuật, sự tiếp thu học hỏi là xung quanh lẫn nhau nên nhìn thoáng qua có thể thấy một số bức tranh mang phong cách na ná gần giống nhau, mà nếu không xem tên tác giả thì khó có thể nhận biết được do những người khác nhau làm. - Tồn tại ở một số tác giả khi sáng tác để tài này chủ yếu tả phong cảnh 63 với khoảng không gian thiên nhiên bao la, rộng lớn có mây, trời, đất, nước, còn con người chỉ xuất hiện như mang ý nghĩa điểm xuyết cho cảnh thêm sinh động. Cách xử lý bố cục ảnh hưởng nhiều của lối bố cục miêu tả phong cảnh nông thôn, đồng ruộng Việt Nam. Vì vậy chưa phản ánh được hết và sâu hơi thở bên trong, sự sôi động nhộn nhịp của người nông dân khôi phục nền nông nghiệp sau khi đất nước hòa bình, có điều gì đó vẫn mang cảm giác bình lặng. Một số họa sĩ đã cố gắng diễn tả những khung cảnh của hoạt động nông nghiệp tại nhiều địa phương, địa hình của đất nước, nhưng do ảnh hưởng của lối “trực họa”, ghi chép hiện trường nên chưa khai thác được chiều sâu của nhịp điệu tạo hình. Từ những thành công và hạn chế đề tài nông nghiệp trong tranh khắc gỗ Việt Nam giai đoạn 1955-1985, luận văn xin mạnh dạn đưa ra một số ý kiến đóng ý về việc sáng tác trong giai đoạn này: - Trong bối cảnh đất nước thay đổi như hiện nay, đời sống nông nghiệp không còn là nền kinh tế chính yếu. Tuy nhiên nó vẫn đóng vai trò quan trọng trong đời sống xã hội, nhất là vùng nông thôn Việt Nam còn nhiều khó khăn. Vì thế các họa sĩ cần thâm nhập, đi sâu vào nền nông nghiệp để hiểu rõ về tâm tư, tình cảm, bản chất người nông dân sẽ thấy bản thân được đổi mới trong tư tưởng, tình cảm, tâm lý và phương pháp sáng tác. Điều này cần có một quá trình, và sự kiên trì, bền bỉ, tình yêu thực sự với người nông dân chân lấm tay bùn cũng như những công việc vất vả. nhọc nhằn của họ. - Khắc phục việc miêu tả phong cảnh (sông, nước, mây trời, không gian,) nên hạn chế mà thay vào đó lựa chọn hoạt động tiêu biểu của người nông dân để họ cũng như hoạt động sinh hoạt nghề nông là hình ảnh chính trong tác phẩm. Chú trọng khai thác máy móc có trong nông nghiệp cũng như cập nhập tình hình nông nghiệp đương thời. Ngoài ra, nên khai thác nhiều khía cạnh, nhiều mặt cùng như những diễn biến tâm lý, sự biểu cảm tâm trạng của họ trong các mối quan hệ, trong nhiều địa điểm khác nhau để nắm bắt 64 được cái động, thần sắc tinh vi, tuyệt đẹp của nhịp điệu nông nghiệp. - Không chỉ dừng lại ở những bối cảnh trên cánh đồng, trên lưng trâu, trong vườn thu hoạch hoa quả, của người nông dân, họa sĩ cần chú trọng đến khai thác khía cạnh diễn biến tâm trạng của con người trong mối quan hệ xã hội, quan hệ gia đình và các quan hệ khác trong sinh hoạt đời thường. Người nông dân cần được khám phá về nhiều mặt. Tiếp đến, ở đây chưa thấy tác phẩm nào xuất hiện về hình tượng người nông dân mà cụ thể đi sâu vào khai thác mảng chân dung, đặc điểm trên khuôn mặt, cơ thể với sự vất vả, nhọc nhằn lam lũ đêm ngày mà công việc mang lại. Điều đó phải được thể hiện qua những tình tiết cụ thể làm rõ nét hình tượng người nông dân Việt Nam, mang đặc điểm dân tộc và đặc trưng của giai cấp. - Hầu hết những tác phẩm phân tích ở luận văn chỉ phản ánh người ảnh nông dân với hoạt động cấy cày, trồng trọt, chăn nuôi, thu hoạch; chưa thấy có sự xuất hiện bóng dáng của tầng lớp tri thức trong nông nghiệp như kỹ sư, nhà nghiên cứu sinh học, những Giáo sư, Phó giáo sư, tiến sĩ, cán bộ kỹ thuật, vẫn âm thầm ngày đêm góp công sức của mình bằng những công trình nghiên cứu khoa học, hay những buổi đi khảo sát thực địa cùng nông dân trên mọi địa hình. Như vậy cần chú ý khai thác thêm hình tượng những người lao động tri thức phục vụ trong nông nghiệp bởi bất kỳ đề tài nào cũng có nhiều khía cạnh đa dạng cần được nhắc đến. - Ngày nay, do áp lực và cường độ công việc quá lớn, mà nhu cầu thẩm mỹ của người xem hướng đến sự sảng khoái, thư thái, nhẹ nhàng nhưng vẫn có sự chuyển động. Người họa sĩ cần tránh sử dụng bố cục, lối tạo hình tạo cảm giác bình lặng. Cần sử dụng những lối bố cục mang tính vận động, có đường hướng tạo nhịp điệu. Vận dụng hết khả năng sáng tạo về ngôn ngữ tạo hình, màu sắc đẹp, sử dụng một cách linh hoạt, không ngừng đổi mới để người nông dân hiện lên với dáng vẻ hiện đại, tạo bước nhảy vọt, làm chủ cuộc đời. 65 3.2. Bài học về sự kế thừa và phát huy truyền thống dân tộc Nông nghiệp - nông dân luôn là mảng đề tài vô tận, gợi cảm hứng sáng tác cho đông đảo đội ngũ văn nghệ sĩ. Quay ngược thời gian, đến gần hơn với truyền thống dân tộc, thời phong kiến, hình ảnh về con người bình dị chỉ xuất hiện như trong tranh dân gian, (ở tranh Đông Hồ ví như: Đàn gà, Đàn lợn âm dương, Chăn trâu thổi sáo, Hứng dừa, Đi cấy đổi công); chạm khắc gỗ, trong đình làng, hay một số bức tranh tuyên truyền mang dáng dấp tranh dân gian. Đây là dòng tranh gắn bó và thể hiện sinh động xã hội nông nghiệp cổ truyền, cuộc sống người lao động nông dân bình dị, chất phác, phong tục, tập quán, sinh hoạt của người Việt. Trải qua thời gian, tiếp đến trước cách mạng tháng Tám, kể từ khi trường Mỹ thuật Đông Dương thành lập, các họa sĩ đã tìm thấy nguồn sáng tạo của mình trong hiện thực cuộc sống đặc biệt ở nông thôn, trong gia đình, và một nền nghệ thuật hiện thực xuất phát. Đề tài sinh hoạt nông nghiệp hay những hình ảnh thân thuộc về người nông dân xuất hiện đầu có thể nhắc đến là họa sĩ Nguyễn Phan Chánh (Ra đồng, Lên đồng- lụa,), Nguyễn Tiến Chung (Được mùa, Mùa gặt- lụa ) Hoàng Tích Chù (Tổ đổi công miền núi- sơn mài), Nguyễn Đức Nùng (Bình minh trên nông trang- sơn mài), Trần Đình Thọ (Ra đồng- sơn mài); Trần Văn Cẩn (Tát nước đồng chiêm- sơn mài; Tát nước trên đồng- màu nước; Xuống đồng- lụa;),Ngô Minh Cầu (Về nông thôn sản xuất- lụa;..) Lưu Công Nhân (Một buổi cày- sơn dầu;) Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ, hình ảnh người nông dân là chủ đề nóng được nhiều họa sĩ lựa chọn khai thác; vì thế nhe nhóm ở đâu đó ngoài phản ánh sự kiện đấu tranh kiên cường của quân dân ta, còn bắt gặp những hình ảnh “con trâu đi trước, cái cày theo sau” với mục đích xây dựng đất nước, cung cấp lương thực, thực phẩm để phục vụ chiến đấu trong mưa bom bão đạn. Xã hội được phản ánh một cách chân thực và sôi động, 66 hình ảnh con người trong lao động sản xuất xuất hiện dưới nhiều vẻ khác nhau, phong phú trong tác phẩm Mỹ thuật nói chung, với tranh khắc gỗ nói riêng. Ở luận văn, đề tài nông nghiệp trong tranh khắc gỗ nhắc về một thời kỳ quan trọng của nông nghiệp giai đoạn 1955-1985, những tác phẩm của họ được coi là những viên gạch đầu tiên tạo dựng nền móng vững chắc cho mỹ thuật dân tộc chúng ta phát triển sau này. Có được điều đó là nhờ dấu mốc sự kiện đáng ghi nhớ khi từ năm 1925 trường Mỹ thuật Đông Dương thành lập, trong chương trình học luôn có những bài học về vốn cổ cũng như những bài giảng về phương pháp in khắc tranh của các nghệ nhân dân gian nhằm giúp sinh viên hiểu nghệ thuật khắc gỗ truyền thống bởi Hiệu trưởng Victor Tardieu luôn quán triệt phương châm: học Mỹ thuật theo phương pháp khoa học, hiện đại đồng thời học hỏi để phát huy truyền thống. Kể từ đó, tranh khắc gỗ Việt Nam dù đổi mới, cách tân đến đâu thì cũng vẫn là tạo hình Việt, hòa sắc Việt. Mỗi người họa sĩ có con đường riêng tạo nên phong cách của mình, nhưng phần lớn họa sĩ đồ họa đều hứng thú với việc khai thác đặc trưng tiêu biểu của tranh dân gian Việt Nam từ chủ đề đến cách tạo hình ước lệ. Việc kế thừa nghệ thuật truyền thống là một việc vô cùng quan trọng, bởi không một nền nghệ thuật nào phát triển được khi không đi lên từ nền tảng nghệ thuật trong quá khứ. Nói chung tranh khắc gỗ hiện đại Việt Nam là bước chuyển tiếp của nghệ thuật tranh khắc gỗ truyền thống với đầy đủ biểu hiện để đại diện cho nền nghệ thuật tạo hình nói chung và khắc gỗ nói riêng. Khi miền Bắc được hòa bình, miền Nam ruột thịt vẫn phải đấu tranh ác liệt với kẻ thù, tiếp tục sự nghiệp giải phóng đất nước. Người nông dân lại một lần nữa hiện lên lao động cần cù, chiến đấu dũng cảm, “chắc tay súng, vững tay cày”. Hình tượng người lao động ruộng đồng được đề cập một cách sâu sắc, hầu hết tác phẩm biểu hiện sự say mê trong niềm vui lao động, xây dựng đất nước. Hình tượng ấy hiện lên trong tranh hiện đại mang vẻ đẹp rắn rỏi, tự chủ được các nghệ sĩ thể hiện bằng ngôn ngữ nghệ thuật đơn giản, 67 trong sáng. Họa sĩ Trần Văn Cẩn bên cạnh những tác phẩm về chiến tranh cách mạng thì hình ảnh người nông dân lao động được ông ưu ái, trân trọng. Ta có thể nhắc đến: Xuống đồng, Tát nước đồng chiêm, là buổi lao động quen thuộc của nông dân Việt Nam những năm miền Bắc hòa bình, người nông dân làm chủ ruộng đồng. Những dáng người sinh động, nhảy múa trên cánh đồng, những khuôn mặt vui vẻ kết hợp màu sắc thắm thiết đậm đà thê hiện cảnh say sưa nhộn nhịp. Họa sĩ Dương Bích Liên trong Mùa gặt đã vẽ nên những cô nông dân dáng hình khỏe khoắn, chất phác, đôn hậu trong ngày vụ, những khuôn mặt xinh đẹp trên sắc vàng rực rỡ của cánh đồng lúa chín. Hay Tổ đổi công miền núi của Hoàng Tích Chù đưa đến cho người xem cảm xúc về sự hùng vĩ, hoành tráng của thiên nhiên. Con người hiện lên bé nhỏ nhưng vẫn đủ cho ta sức mạnh và vẻ đẹp của con người lao động ruộng đồng. Hòa bình lập lại thống nhất đất nước, giang sơn quy về một mối, Đảng và nhà nước ta có những chủ trương sát thực, cụ thể cho văn nghệ sĩ tiếp tục sáng tác, trong đó có đề tài nông nghiệp phát huy sự nghiệp đấu tranh dựng nước và giữ nước của nhân dân ta từ thời xa xưa cho đến nay, và phản ánh sự đổi mới từng ngày của bộ mặt nông nghiệp trong quá trình hội nhập. Năm 1986, Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo đổi mới toàn diện về kinh tế, văn hóa xã hội của đất nước. Nghị quyết trung ương 5 về văn hóa văn nghệ của Bộ chính trị như một luồng gió mới trong lành, Đảng và nhà nước tôn trọng cá tính sáng tạo trong văn học nghệ thuật. Tôn trọng cá tính sáng tạo đồng thời góp phần xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc hiện đại. Hàng năm do Bộ văn hóa thể thao và du lịch, Cục Mỹ thuật nhiếp ảnh và triển lãm; Hội Mỹ thuật Việt Nam, Hội văn học nghệ thuật các tỉnh, thường xuyên tổ chức các trại sáng tác là điều kiện tốt cho anh em nghệ sĩ giao lưu học hỏi. Ngoài ra, bản thân mỗi nghệ sĩ đã tự đi tìm hiểu, lắng nghe, ghi nhận, lấy cảm hứng sáng tạo. “Trong thời gian này, các tác giả đồ họa cũng dần 68 hình thành và hoạt động gần như chuyên nghiệp, trong đó có những người chuyên về đồ họa in khắc gỗ. Tranh đồ họa nói chung và tranh in khắc gỗ nói riêng thấy xuất hiện nhiều hơn, cũng như có nhiều hình thức hơn so với trước kia chỉ là phong cách dân gian và tả thực.” [28, tr 190]. “Tiên đoán” được tương lai của tranh khắc gỗ truyền thống, thiết nghĩ nếu dòng tranh này muốn hiện diện rõ nét trong đời sống văn hóa đương đại thì phải cần đến tổng lực của những sự cố gắng không ngừng nghỉ, nhất là trong thời đại mà các giá trị lai căng đang đe dọa văn hóa dân gian truyền thống của dân tộc. Các cuộc triển lãm cá nhân và nhóm xuất hiện ngày càng nhiều. Qua đó, người xem có cơ hội tiếp cận với tranh khắc gỗ mới ở các khía cạnh kỹ thuật, chất liệu, hình thức trình bày cũng như quan niệm nghệ thuật. Người yêu nghệ thuật hiểu rằng, dòng tranh khắc gỗ truyền thống hay tranh khắc gỗ hiện đại dù khác nhau về cách thể hiện nhưng giá trị thẩm mỹ gần như không thay đổi. Sự đổi mới căn bản đó là do đổi mới nhận thức và đổi mới quan niệm nghệ thuật. Cách nhìn trong ngôn ngữ cũng không bị rập khuôn, cách miêu tả hiện thực đã sang giai đoạn phát triển nhiều phong cách khác nhau. Có thể nói đề tài nông nghiệp trong Mỹ thuật đã đạt được những thành công nhất định trong kho tàng mỹ thuật nước nhà nói chung, song những thành tựu đạt được và vấn đề phát triển đề tài luôn gắn liền với cuộc sống nhân dân này lại là vấn đề cần quan tâm. Nhìn rộng hơn về tương lai, những năm gần đây và có thể xa hơn nữa, phải nói sau những năm 1990 là thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, các họa sĩ của chúng ta dần chuyển sang đề tài mới là công nghiệp với những bức tranh được vẽ hoành tráng cỗ máy đồ sộ, giàn giáo, giàn khoan, ốc vít, bu lông, ống khói cao ngút trời, Hình ảnh các cô, bác nông dân lao động sản xuất trên cánh đồng, nông trại đang vắng dần trong các tác phẩm được mang đến dự triển lãm. Hình ảnh người công nhân trong tranh với áo mũ, ủng giầy đã thay thế hình dáng người nông dân trên mặt trận nông nghiệp. Những năm đầu thế kỷ 21, do chính sách 69 mở cửa của Nhà nước, đất nước ta vào kỳ đổi mới, nhiều tập đoàn công nghiệp tư bản xuất hiện đồng nghĩa với việc đất của người nông dân bị thu hẹp, nhường chỗ cho khu công nghiệp, khu chế xuất, nhà máy, sân gôn, resort, Ở nông thôn, ao hồ bị san lấp, cây cối bị chặt phá để nhường chỗ cho những mái nhà, tường, ngõ, bê tông cứng nhắc. Tất cả chỉ còn lại trong ký ức một thời phần nào làm mất đi nhiều cảm xúc sáng tác về nông thôn của họa sĩ. Lớp họa sĩ trẻ ngày nay do xu hướng hội nhập thế giới phẳng mà ít quan tâm đến đề tài nông thôn, mà nếu cần tái hiện họ chỉ cần ngồi trước máy tính là có hàng trăm sự lựa chọn làm cho việc thực tế bị hời hợt, chốc lát; lại thêm chịu ảnh hưởng của nhiều xu hướng nghệ thuật mới đặc biệt là Trung Quốc nên tác phẩm đa số họa sĩ vẽ ra để kiếm sống trên quan điểm vẽ ra để bán. Với động cơ như vậy việc sáng tác bị chi phối nhiều theo đơn đặt hàng, sẽ làm mất dần bản sắc dân tộc, sự tự do tự tại trong sáng tạo. Chính vì những lý do trên vẽ về đề tài nông nghiệp không phải dễ dàng gì đặc biệt làm rõ được đặc sắc, cái riêng của nông nghiệp Việt Nam là một bài toán khó với anh em họa sĩ trẻ hiện nay. Tuy vậy vẫn có một số còn sót lại theo đuổi đề tài này ở nhiều chất liệu khác nhau được công chúng biết đến. Về đồ họa, với dòng tranh khắc gỗ có thể bắt gặp ở đâu đó những hình ảnh thân thuộc về người nông dân trong: Cho bò ăn (Phạm Nguyệt Nga) [H 3.1; tr 101]; Người H’Mông làm lúa nước (Nguyễn Trọng Hợp) [H 3.2; tr 101]; Đôi bạn nhà nông (Trần Văn Quân) [H 3.4; tr 102]; Trục lúa đêm trăng (Hồ Thiết Trinh) [H 3.5; tr 103]; Được mùa (Phạm Hùng Cường) [H 3.3; tr 102]; Mặt trời trên nương (Lê Thị Hiển) [H 3.8; tr 104]; Hè sang (Vũ Bạch Liên) [H 3.11; tr 106]; Cấy (Nguyễn Thị Hồng Duyên) [H 3.12; tr 106]... Được đồng hành cùng đời sống bà con nông dân trong thời điểm mới, nhiều tác phẩm đã kịp thời phản ánh sự phát triển của nông thôn thời kỳ hội nhập, những ảnh hưởng đổi thay đến từng ngõ xóm. Tranh của họ đã cách tân nhiều hơn về kỹ thuật và tạo hình cũng nhưng vẫn giữ được hồn Việt. Đặc biệt kỹ thuật khắc phá 70 bản mới du nhập đã được các họa sĩ thực hiện thành công một cách nhuần nhuyễn. “Quy trình sáng tạo tranh khắc gỗ là kết quả của một quá trình lao động công phu phức tạp; công việc khắc và in rất tỉ mỉ, khó khăn nhưng cũng rất hứng thú với người sáng tác vì thớ gỗ chất màu tạo nên những hiệu quả bất ngờ”- nữ họa sĩ Tố Uyên, giảng viên Trường Đại học Mỹ thuật TP HCM nhận xét. Nền hội họa Việt Nam được khởi đầu tốt đẹp từ trường Mỹ thuật Đông Dương, phát triển rực rỡ suốt năm tháng thăng trầm của lịch sử dân tộc Việt Nam thế kỷ 20 và đến giai đoạn này đang ở trên một tầm cao mới. Tư duy tạo hình, ý định nghệ thuật, cảm xúc thẩm mỹ của các nghệ sĩ bay xa hơn, mang đậm cá tính sáng tạo riêng. Đội ngũ sáng tác ngày càng đông đảo, nhiều gương mặt mới xuất hiện, nhiều cách tiếp cận và phản ánh cuộc sống khác nhau được công bố. Tuy đã có một đội ngũ nghệ sĩ tạo hình hùng hậu và chính họ đã để lại cho xã hội một kho tàng di sản về mỹ thuật có giá trị cao có thể kể trên nhưng vẫn còn thiếu nhiều tác phẩm đề tài chưa khai thác một cách tích cực. Trong bối cảnh đất nước thay đổi như hiện nay, đời sống nông nghiệp không còn là nền kinh tế chính yếu. Tuy nhiên nó vẫn đóng vai trò trong đời sống xã hội, nhất là vùng nông thôn Việt Nam. Để khuyến khích và phát huy anh em họa sĩ hăng hái tham gia nghiên cứu, thể hiện đề tài nông nghiệp, thiết nghĩ Hội mỹ thuật Việt Nam cùng các sở, ban, ngành nên khuyến khích mở trại, các cuộc thi về đề tài này với hy vọng đưa hình ảnh người nông dân vào những tác phẩm thành công, chất lượng, kịp ca ngợi làm phong phú cho mảng đề tài này, góp phần xây dựng và phát triển nền Mỹ thuật Việt Nam hiện đại giàu bản sắc dân tộc. Tiểu kết Chương 3 của luận văn là sự tổng kết, đánh giá thành công, hạn chế đề tài nông nghiệp trong tranh khắc gỗ giai đoạn 1955-1985 cũng như đóng góp của đề tài trong tranh khắc gỗ đối với nghệ thuật đồ họa tranh in ở Việt Nam; 71 bài học phát huy truyền thống dân tộc rút ra sau mỗi hạn chế. Bằng sự phân tích dưới góc nhìn cá nhân, luận văn đưa ra cái hay, ý nghĩa mà đề tài mang lại phản ánh thông qua nội dung, hiệu quả chất liệu, ngôn ngữ tạo hình, phương pháp nghệ thuật và giá trị nghệ thuật của tác phẩm hướng đến. Bên cạnh đó cũng mạnh dạn chỉ ra nhận định những hạn chế, đồng thời đưa ra những ý kiến góp ý góp phần làm sáng tỏ ý nghĩa của dòng tranh cũng như với việc sáng tác đề tài nông nghiệp. Thể hiện thành công đề tài nông nghiệp trên các chất liệu nói chung, tranh khắc gỗ nói riêng không những đóng góp những giá trị nghệ thuật vào thành tựu chung của mỹ thuật, mà còn là biểu hiện cho trình độ văn hóa, văn minh của con người Việt Nam, là vũ khí đấu tranh cho tiến bộ xã hội, và đánh dấu sự phát triển mỹ thuật của đất nước. 72 KẾT LUẬN Đề tài nông nghiệp trong các tác phẩm mỹ thuật nói chung đã đạt được thành công nhất định trong kho tàng mỹ thuật nước ta. Đề tài nông nghiệp không phải là đề tài được tranh khắc gỗ thể hiện nhiều nhất, song lại là đề tài mô tả đúng và trọn vẹn những sinh hoạt về nhà nông, những thú vui, tình cảm của con người đối với con vật, con người đối với con người, tình cảm về quê hương đất nước Việt Nam một cách rõ nét. Qua những tác phẩm khắc gỗ đã khẳng định được vị trí của nó với đông đảo người yêu nghệ thuật, đó là những tác phẩm quý về đề tài nông nghiệp mà hiện nay vẫn là những bài học vô giá cho lớp họa sĩ trẻ noi theo. Sự sáng tạo tìm tòi và nghiên cứu thúc đẩy thành công của các họa sĩ Việt Nam đã cho thấy khắc gỗ có thể diễn tả được với những khả năng thể hiện khác nhau qua nhiều tác phẩm và đổi mới trong nhiều gam màu, tăng sự hấp dẫn và phong phú. Mỗi họa sĩ có một phong cách khác nhau có thể thiên về tìm hình hay thiên về phối hợp màu, hay sự đơn giản hình thể nhưng con đường tư duy, cách thức tìm tòi đã thể hiện tranh khắc gỗ Việt Nam có đột phá và tiếp nối với truyền thống. Đề tài nông nghiệp vừa phát huy giá trị chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong sự nghiệp đấu tranh dựng nước và giữ nước của nhân dân ta từ xưa đến nay, vừa phản ánh sự đổi mới từng ngày của bộ mặt nông thôn trong quá trình thay đổi. Vấn đề mỹ thuật phục vụ nông nghiệp hiện nay là hết sức cần thiết. Nếu chỉ riêng những hoạt động chuyên nghiệp thì khó có thể đáp ứng đầy đủ, mà phải cùng với lực lượng không chuyên nghiệp, nhất là ở tại địa phương, và với các phong trào mỹ thuật nói chung. Ngoài việc thỏa mãn một nhu cầu về mỹ thuật, nó phải tác động thực sự vào tư tưởng tình cảm, lối sống và thị hiếu của nông dân ta ngày nay. Nó đóng góp tích cực vào việc xây dựng con người mới, nông thôn mới hiện nay. Hy vọng rằng anh em họa sĩ yêu thích hình ảnh 73 người nông dân sẽ gắn bó nhiều hơn nữa với đề tài nông nghiệp để có được tác phẩm thành công, chất lượng, kịp ca ngợi làm phong phú cho mảng đề tài này, góp phần xây dựng và phát triển nền Mỹ thuật Việt Nam hiện đại giàu bản sắc dân tộc. Trải qua những thử thách khắc nghiệt của thời gian và những thăng trầm của lịch sử, tranh khắc gỗ Việt Nam không chỉ đóng góp một vai trò quan trọng trong sự nghiệp chính trị của quốc gia, trong đời sống kinh tế, ca ngợi quê hương đất nước mà còn đóng góp những giá trị nghệ thuật và văn hóa làm nên diện mạo, nét đặc sắc Việt Nam. Với những sáng tác khắc gỗ phản ánh về hoạt động sản xuất nông nghiệp đã tạo nên hình tượng người nông dân Việt Nam có vẻ đẹp thể chất, họ cần cù, thông minh, năng động trong ngành lao động. Những hình tượng ấy đã đóng góp cho nền Mỹ thuật Việt Nam hiện đại những hình tượng nghệ thuật mang hào khí cách mạng, những hình tượng mang tính tượng trưng cao, đại diện cho lực lượng sản xuất xã hội. Có thể nói các họa sĩ sáng tác với ý thức tìm tòi thực sự, góp phần bổ sung thêm những trang khắc gỗ có giá trị vào nghệ thuật đồ họa nước nhà, góp phần không nhỏ vào sự cách tân dòng tranh, đem lại cho nó tính hiện thực và hiện đại trên cơ sở truyền thống dân tộc. 74 GHI CHÚ Bảng thống kê tác phẩm khắc gỗ theo chủ đề về đề tài nông nghiệp Việt Nam giai đoạn 1955-1985 STT Chủ đề Tên tác phẩm, tác giả Chất liệu Kích thước Năm sáng tác 1 Cấy cày “Đi cấy”- Trần Nguyên Đán Khắc gỗ đen trắng 15 x 25 cm. 1967 “Đôi bạn”- Trịnh Thiệp Khắc gỗ đen trắng 35 x 24 cm. 1968 “Ra đồng”- Huy Oánh Khắc gỗ đen trắng 30 x 40 cm. 1968 “Cấy hết diện tích”- Trịnh Phòng Khắc gỗ đen trắng 20 x 30 cm. 1969 “Nước bạc, cơm vàng”- Phùng Phẩm Khắc gỗ đen trắng 46 x 36 cm. 1970 “Chống hạn”- Phùng Phẩm Khắc gỗ đen trắng 57 x 44 cm. 1975 “Xóm Tân Bồi”- Phùng Phẩm Khắc gỗ đen trắng 1976 “Buổi sớm”- Nguyễn Duyện Khắc gỗ đen trắng 51 x 41 cm. 1977 75 “Một buổi cấy”- Hà Mỹ Lý Khắc gỗ màu 28,5 x 40,2 cm. 1978 “Những cô thợ cấy Định Công”- Văn Bình Khắc gỗ đen trắng 31 x 23 cm. 1978 2 Trồng trọt “Rủ nhau đi nương”- Đường Ngọc Cảnh Khắc gỗ đen trắng 25 x 39 cm. 1959 “Bé yêu lao động”- Vi Kiến Minh Khắc gỗ đen trắng 14 x 23 cm. 1965 “Khai hoang”- Tôn Đức Lượng Khắc gỗ màu 1973 3 Chăn nuôi “Bé chăn trâu”- Anh Thường Khắc gỗ đen trắng 24 x 16 cm. 1957 “Ruộng đồng”- Quang Phòng Khắc gỗ màu 35 x 50 cm. 1962 “Chăn nuôi”- Ngô Duyên Khắc gỗ màu 23 x 36 cm. 1965 “Người tốt việc tốt”- Trần Nguyên Đán Khắc gỗ màu 20 x 30 cm. 1968 “Con trâu là đầu cơ nghiệp”- Trần Nguyên Đán Khắc gỗ đen trắng 50 x 75 cm. 1970 76 “Chăm học chăm làm”- Trần Nguyên Đán Khắc gỗ đen trắng 46,8 x 36,5 cm. 1971 “Phong cảnh miền núi”- Cửu Cooc Khìn Khắc gỗ đen trắng 19 x 40 cm. 1974 4 Thu hoạch “Hái cà phê”- Lương Xuân Nhị Khắc gỗ màu 21 x 38 cm. 1964 “Trục lúa”- Phạm Văn Đôn Khắc gỗ đen trắng. 46 x 29 cm. 1970 “Trục lúa”- Vũ Duy Nghĩa Khắc gỗ đen trắng 1972 “Trên vùng kinh tế mới”- Hoàng Hoan Khắc gỗ đen trắng 36 x 26 cm. 1972 “Phơi thóc”- Mạnh Hào Khắc gỗ đen trắng 29 x 47 cm 1974 “Hái quả”- Phạm Đoàn Thanh Khắc gỗ đen trắng 21 x 26 cm. 1976 77 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Lương Tiểu Bạch (chủ biên), Viện Mỹ thuật, (2005), Mỹ thuật Việt Nam hiện đại, NXB Mỹ thuật. 2. Bộ Văn hóa thông tin- Vụ Mỹ thuật, Hội Mỹ thuật Việt Nam (2001), Triển lãm Mỹ thuật toàn quốc 1996- 2000, NXB Mỹ thuật. 3. Bộ Văn hóa thông tin, Hội Mỹ thuật Việt Nam (2005), Triển lãm Mỹ thuật toàn quốc 2001-2005, NXB Mỹ thuật. 4. Bộ Văn hóa thể thao và du lịch, Hội Mỹ thuật Việt Nam (2010), Triển lãm Mỹ thuật toàn quốc 2006- 2010, NXB Mỹ thuật. 5. Bộ Văn hóa thể thao và du lịch, Hội Mỹ thuật Việt Nam- Hà Nội (2012), Cuộc thi và triển lãm tranh Đồ họa ASEAN 2012, NXB Mỹ thuật. 6. Nguyễn Văn Chung (2010), Những bài viết về Mỹ thuật, NXB Mỹ thuật. 7. Đỗ Văn Duẩn, (2008), Chất cảm trong tranh khắc gỗ Việt Nam hiện đại, khóa luận tốt nghiệp, Đại học Mỹ thuật Việt Nam. 8. Vũ Ngọc Đăng (2008), Tính hiện thực trong tranh khắc gỗ Việt Nam, khóa luận tốt nghiệp, Đại học Mỹ thuật Việt Nam. 9. Nguyễn Đức Hiền (1999), Những đột phá và tiếp nối của tranh khắc gỗ Việt Nam đương đại, Tiểu luận tốt nghiệp, Đại học Mỹ thuật Việt Nam. 10. Dương Thị Hòa (2016), Tranh khắc gỗ màu hiện đại Việt Nam giai đoạn 1954-1975, Luận văn thạc sỹ, trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam. 11. Hội Mỹ thuật Việt Nam, Tạp chí Mỹ thuật, số 100, số 199, số 249, số 251, số 255,256. 12. Hội Mỹ thuật Việt Nam (1997), Tranh khắc gỗ Việt Nam, NXB Mỹ thuật- Hà Nội. 78 13. Hội Mỹ thuật Việt Nam (2010), Tác phẩm được giải thưởng Hội Mỹ thuật Việt Nam và triển lãm Mỹ thuật khu vực năm 2006, NXB Mỹ thuật. 14. Hội Mỹ thuật Việt Nam (2014), Mỹ thuật Đồng bằng sông Hồng, NXB Mỹ thuật. 15. Hội Mỹ thuật Việt Nam (1975), Nghệ thuật tạo hình Việt Nam, NXB Văn hóa thông tin, Hà Nội. 16. Hội Mỹ thuật Việt Nam (1978), Tranh khắc gỗ Việt Nam. NXB Văn hóa, Hà Nội. 17. Hội Văn học Nghệ thuật Hải Dương, (2008), Mỹ thuật Hải Dương 1954- 2008. 18. Trương Nguyễn Nguyên Kha (2013), “Tranh khắc gỗ Việt Nam với những phát triển mới từ năm 1986 đến nay”- Tạp chí Nghiên cứu Mỹ thuật số 3 (47,T9/2013), Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam, Viện Mỹ thuật. 19. Nguyễn Thị Hiền Lương (2013), Đề tài sinh hoạt trong tranh khắc gỗ màu Việt Nam, Tiểu luận tốt nghiệp, Đại học Mỹ thuật Việt Nam. 20. Kiều Hoàng Linh (2007), Tranh khắc gỗ hiện đại Việt Nam, tiểu luận tốt nghiệp, Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam. 21. Nguyễn Loan (2014), “Trần Nguyên Đán, nét khắc ký ức và hiện tại”- Tạp chí Nghiên cứu Mỹ thuật số 1, T4/2014, [28] Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam, Viện Mỹ thuật (Tr 46-49). 22. Trần Tiểu Lâm, Phạm Thị Chỉnh (2007), Giáo trình Mỹ thuật học, NXB Đại học sư phạm. 23. Nguyễn Chí Nguyện (2012), Hình tượng người nông dân trong hội họa Việt Nam thế kỷ XX, luận văn thạc sỹ Mỹ thuật, Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam. 24. Hà Thị Quỳnh Nga (2015), Đặc điểm tạo hình trong tranh khắc gỗ của Phạm Nguyệt Nga và Lê Mai Khanh, luận văn thạc sỹ Mỹ thuật, Trường Đại học Mỹ thuật. 79 25. Đặng Bích Ngân (2002), Từ điển thuật ngữ mỹ thuật phổ thông, NXB Giáo dục. 26. Hoàng Phê (1988), Từ điển Tiếng Việt, Ủy ban khoa học xã hội Việt Nam, Viện ngôn ngữ học, NXB Khoa học xã hội- Hà Nội. 27. Quang Phòng - Quang Việt (2015), Trường Mỹ thuật Đông Dương- Lịch sử và Nghệ thuật, NXB Mỹ thuật. 28. Hoàng Minh Phúc (2015), Đồ họa nghệ thuật tranh in, NXB Thế giới, Hà Nội. 29. Nguyễn Nghĩa Phương (2011), Tranh khắc gỗ mới- phương tiện mở rộng thực hành nghệ thuật đương đại - Tạp chí Mỹ thuật số 227 (Tr 42), 2011 [28], Hội Mỹ thuật Việt Nam. 30. Trung tâm biên soạn từ điển Bách khoa Việt Nam, Hội đồng quốc gia chỉ đạo biên soạn từ điển Bách khoa Việt Nam, (1995), Từ điển Bách khoa Việt Nam 1. 31. Văn Tân (1994), Từ điển Tiếng Việt- NXB Khoa học xã hội, Hà Nội. 32. Nguyễn Trân, (1995), Nghệ thuật Đồ họa, NXB Mỹ thuật, Hà Nội. 33. Xa Thị Minh Thúy (2013), Hiệu quả của nét trong tranh khắc gỗ đen trắng Việt Nam, tiểu luận tốt nghiệp, Đại học Mỹ thuật Việt Nam. 34. Viện nghệ thuật- Bộ Văn hóa, (1973), Về tính dân tộc của Nghệ thuật tạo hình, NXB Văn hóa thông tin, Hà Nội. 35. Viện Mỹ thuật, (1979), Sáng tác Mỹ thuật, sách tư liệu, NXB Văn hóa thông tin. 36. Viện Mỹ thuật, (1998), Tác giả, tác phẩm Mỹ thuật Việt Nam. NXB Văn hóa thông tin. 37. Viện Mỹ thuật, (2003), Tranh khắc gỗ Phùng Phẩm. NXB Văn hóa thông tin. 38. Nguyễn Bá Vân- Chu Quang Trứ (1984), Tranh dân gian Việt Nam, NBX Văn hóa. 80 39. Nguyễn Như Ý (chủ biên) (1999), Đại từ điển Tiếng Việt-Bộ Giáo dục và Đào tạo- Trung tâm ngôn ngữ và văn hóa Việt Nam, NXB Văn hóa thông tin. 81 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỸ THUẬT VIỆT NAM ĐỖ THỊ THU THỦY ĐỀ TÀI NÔNG NGHIỆP TRONG TRANH KHẮC GỖ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1955-1985 PHỤ LỤC ẢNH Chuyên ngành: Mỹ thuật Tạo hình (Hội họa). Mã số: 60 21 01 02 Khóa: 18 (2015-2017) Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS Bùi Thị Thanh Mai HÀ NỘI- 2017 82 MỤC LỤC PHẦN PHỤ LỤC Trang Phụ lục 1: Tranh khắc gỗ Việt Nam giai đoạn 1955-1985 79 Phụ lục 2: Đề tài nông nghiệp trong tranh khắc gỗ Việt Nam giai đoạn 1955-1985.. 87 Phụ lục 3: Đề tài nông nghiệp trong tranh khắc gỗ Việt Nam giai đoạn 1986-2015. 101 83 PHỤ LỤC 1 TRANH KHẮC GỖ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1955-1985 H 1.1. Văn Đa, Cảng Hòn Gai, (1956), Khắc gỗ đen trắng, 35 x 24 cm. Nguồn: [16] H 1.2. Lê Phả, Công nhân xe lửa Gia Lâm, (1958), Khắc gỗ đen trắng, 40 x 31 cm. Nguồn: [16] 84 H 1.3. Nguyễn Tiến Chung, Ngày chủ nhật, (1960), Khắc gỗ màu, 47 x 33 cm. Nguồn: [16] H 1.4. Thế Vinh, Lớp học bổ túc văn hóa buổi trưa, (1960), Khắc gỗ màu, 23 x 33 cm. Nguồn: [12] 85 H 1.5. Đinh Trọng Khang, Mẹ con, (1962), Khắc gỗ màu, 33 x 61 cm. Nguồn: [12] H 1.6. Giáng Hương, Cầu Hàm Rồng, (1967), Khắc gỗ màu, 25 x 34 cm. Nguồn: [12] 86 H 1.7 . Huy Oánh, Ông và cháu, (1968), Khắc gỗ đen trắng, 30 x 40 cm. Nguồn: [12] H 1.8. Lê Thiệp, Cá về, (1969), Khắc gỗ màu, 58 x 37 cm. Nguồn: [12] 87 H 1.9. Trịnh Quốc Thụ, Các lão dân quân, (1970), Khắc gỗ màu, 42 x 86 cm. Nguồn: [12] H 1.10. Hà Mỹ Lý, Các nữ dân quân, (1972), Khắc gỗ màu, 31 x 48 cm. Nguồn: [12] 88 H 1.11. Trần Nguyên Đán, Nghệ nhân Hàng Trống, (1975), Khắc gỗ màu, 58 x 50 cm. Nguồn: [12], [BTMTVN] H 1.12. Đặng Thạc, Lên đường, (1976), Khắc gỗ màu, 50 x 39 cm. Nguồn: [12] 89 H 1.13. Phạm Văn Đôn, Quang Trung- Đại thắng mùa xuân 1789, (1978), Khắc gỗ màu, 52 x 40 cm. Nguồn: [12], [BTMTVN] 90 H 1.14. Hoàng Đạo Khánh, Lớp học miền núi Tây Bắc, (1980), Khắc gỗ đen trắng, 32 x 45 cm. Nguồn: [12] H 1.15. Nguyễn Nghĩa Duyện, Hà Nội năm bốn sáu, (1984), Khắc gỗ màu, 45 x 55 cm. Nguồn: [12], [BTMTVN] 91 PHỤ LỤC 2 ĐỀ TÀI NÔNG NGHIỆP TRONG TRANH KHẮC GỖ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1955-1985 H 2.1. Anh Thường, Bé chăn trâu, (1957), Khắc gỗ đen trắng, 24 x 16 cm. Nguồn: [16] H 2.2. Đường Ngọc Cảnh, Rủ nhau đi nương, (1959), Khắc gỗ đen trắng, 25 x 39 cm. Nguồn: [15] 92 H 2.3. Quang Phòng, Ruộng đồng, (1962), Khắc gỗ màu, 35 x 50 cm. Nguồn: [12] H 2.4. Lương Xuân Nhị, Hái cà phê, (1964), Khắc gỗ màu, 21 x 38 cm. Nguồn: [16] 93 H 2.5. Vi Kiến Minh, Bé yêu lao động, (1965), Khắc gỗ đen trắng, 14 x 23 cm, Nguồn: [16] H 2.6. Ngô Duyên, Chăn nuôi, (1965), Khắc gỗ màu, 23 x 36 cm. Nguồn: [15] 94 . H 2.7. Trần Nguyên Đán, Đi Cấy, (1967), Khắc gỗ đen trắng, 15 x 25cm. Nguồn: Họa sĩ cung cấp H 2.8. Trịnh Thiệp, Đôi bạn, (1968), Khắc gỗ đen trắng, 35 x 24 cm. Nguồn: [16] 95 H 2.9. Huy Oánh, Ra đồng, (1968), Khắc gỗ đen trắng, 30 x 40 cm. Nguồn: [16] H 2.10. Trần Nguyên Đán, Người tốt việc tốt, (1968), Khắc gỗ màu, 20 x 30 cm. Nguồn: Họa sĩ cung cấp 96 H 2.11. Trịnh Phòng, Cấy hết diện tích, (1969), Khắc gỗ đen trắng, 20 x 30 cm. Nguồn: [16] H 2.12. Phạm Văn Đôn, Trục lúa, (1970), Khắc gỗ đen trắng, 46 x 29 cm. Nguồn: [16] 97 H 2.13. Phùng Phẩm, Nước bạc, cơm vàng, (1970), Khắc gỗ đen trắng, 46 x 36 cm. Nguồn: [01] H 2.14. Trần Nguyên Đán, Con trâu là đầu cơ nghiệp, (1970), Khắc gỗ đen trắng, 50 x 75 cm. Nguồn: [36] 98 H 2.15. Trần Nguyên Đán, Chăm học chăm làm, (1971), Khắc gỗ đen trắng, 46,8 x 36,5 cm. Nguồn: [BTMTVN] H 2.16. Vũ Duy Nghĩa, Trục lúa, (1972), Khắc gỗ đen trắng. Nguồn: [38] 99 H 2.17. Hoàng Hoan, Trên vùng kinh tế mới, (1972), Khắc gỗ đen trắng, 36 x 26 cm. Nguồn: [16] H 2.18. Tôn Đức Lượng, Khai hoang, (1973), Khắc gỗ màu, Bộ sưu tập của Tira- Thái Lan. Nguồn: [27] 100 H 2.19. Mạnh Hào, Phơi thóc, (1974), Khắc gỗ đen trắng, 29 x 47 cm. Nguồn: [16] 101 H 2.20. Cửu Coóc Khìn, Phong cảnh miền núi, (1974), Khắc gỗ đen trắng, 19 x 40 cm. Nguồn: [16] 102 H 2.21. Phùng Phẩm, Chống hạn, (1975), Khắc gỗ đen trắng, 57 x 44 cm. Nguồn: [37] H 2.22. Phùng Phẩm, Xóm Tân Bồi, (1976), Khắc gỗ đen trắng. Nguồn: [35] 103 H 2.23. Phạm Đoàn Thanh, Hái quả, (1976), Khắc gỗ đen trắng, 21 x 26 cm. Nguồn: [16] H 2.24. Nguyễn Duyện, Buổi sớm, (1977), Khắc gỗ đen trắng, 51 x 41 cm. Nguồn: [16] 104 H 2.25. Hà Mỹ Lý, Một buổi cấy, (1978), Khắc gỗ màu, 28,5 x 40,2 cm. Nguồn: [BTMTVN] H 2.26. Văn Bình, Nhũng cô thợ cấy Định Công, (1978), Khắc gỗ đen trắng, 31 x 23 cm. Nguồn: [16] 105 PHỤ LỤC 4 ĐỀ TÀI NÔNG NGHIỆP TRONG TRANH KHẮC GỖ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1986-2015 H 3.1. Phạm Nguyệt Nga, Cho bò ăn, (1988), Khắc gỗ màu, 30 x 40 cm. Nguồn: [23] H 3.2. Nguyễn Trọng Hợp, Người H’mông làm lúa nước, Khắc gỗ màu, 32 x 47 cm. Nguồn: [02] 106 H 3.3. Ngô Thanh Phong, Được mùa hành tím, (2001), Khắc gỗ màu, 80 x 110 cm. Nguồn: [03] H 3.4. Trần Văn Quân, Đôi bạn nhà nông, (2004), Khắc gỗ đen trắng, 50 x 50 cm.. Nguồn: [17] 107 H 3.5. Lương Văn Thuận, Ra đồng, (2005), Khắc gỗ đen trắng, 35 x 35 cm. Nguồn: [11] H 3.6. Hồ Thiết Trinh, Trục lúa đêm trăng, (2006), Khắc gỗ đen trắng, 80 x 80 cm. Nguồn: [12] 108 H 3.7. Phạm Hùng Cường, Được mùa, Khắc gỗ đen trắng, 54 x 74cm. Nguồn: [04] H 3.8. Lê Thị Hiển, Mặt trời trên nương, (2010), Khắc gỗ đen trắng, 60 x 80 cm. Nguồn: [04] 109 H 3.9. Đỗ Đức, Ngày mùa, (2012), Khắc gỗ màu, 50 x 70 cm. Nguồn: [05] H 3.10. Nguyễn Thị May, Mùa vàng, (2012), Khắc gỗ phá bản 60 x 80 cm. Nguồn: [05] 110 H 3.11. Vũ Bạch Liên, Hè sang, (2013), Khắc gỗ đen trắng, 70 x 127 cm. Nguồn: [11] H 3.12. Nguyễn Thị Hồng Quyên, Cấy, Khắc gỗ phá bản, 2015 Nguồn: Tác giả luận văn chụp tại triển lãm Đồ họa ASEAN 2016

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfde_tai_nong_805_2075319.pdf
Luận văn liên quan