Đề tài Phân tích các tỷ số tài chính của công ty cổ phần đạm Phú Mỹ

Tỷ số P/E giảm ở năm 2009 qua năm 2010 do thu nhập trên mỗi cổ phiếu tăng nhanh hơn giá thị trường mỗi cổ phiếu.Tuy nhiên tỷ số này vẫn lớn hơn nhiều so với trung bình ngành cho thấy công ty hoạt động tương đối tốt.  Tỷ số M/B cũng giảm qua các năm tuy nhiên vẫn cao hơn nhiều so với trung bình ngành cho thấy công ty đang có sự hấp dẫn hơn các công ty cùng ngành.

pdf19 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 4785 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Phân tích các tỷ số tài chính của công ty cổ phần đạm Phú Mỹ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIỂU LUẬN MÔN HỌC: QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH CÁC TỶ SỐ TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẠM PHÚ MỸ Giảng viên: TRẦN HÙNG SƠN Nhóm Thực hiện: Lớp K09404A Sinh viên thực hiện: NGUYỄN THỊ UYÊN CHI K094040520 NGUYỄN HOÀI ĐÔNG K094040534 NGUYỄN THỊ HIỀN K094040543 PHAN THỊ KIM NGƯNG K094040579 NGUYỄN THỊ YẾN NHI k094040582 Thành phố Hồ Chí Minh – 12/2012 MỤC LỤC CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH KINH TẾ VĨ MÔ 2012 ................................... 4 I. KINH TẾ THẾ GIỚI ............................................................................................... 4 II. KINH TẾ VIỆT NAM ............................................................................................. 5 CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN NGÀNH PHÂN BÓN VIỆT NAM ...................................... 7 CHƯƠNG 3: CÔNG TY CỔ PHẦN PHÂN BÓN HÓA CHẤT ĐẦU KHÍ PVFCCo ...... 10 I. GIỚI THIỆU TỔNG CÔNG TY PHÂN BÓN VÀ HÓA CHẤT DẦU KHÍ........... 10 II. PHÂN TÍCH CÁC CHỈ SỐ TÀI CHÍNH ............................................................... 12 1. Các tỷ số thanh khoản - Liquidity ratios ............................................................. 12 2. Các tỷ số quản lí tài sản ...................................................................................... 12 2.1 Vòng quay hàng tồn kho (Inv.T) .................................................................. 13 2.2 Kỳ thu tiền bình quân (DSO) ....................................................................... 13 2.3 Tỷ số vòng quay tài sản cố định (TSCĐ) - Fixed Assets Turnover ratio ....... 13 2.4 Total Assets Turnover ratio .......................................................................... 14 3. Nhóm các tỷ số về quản lí nợ - Debt Management ratios .................................... 14 3.1 Debt Ratio .................................................................................................... 14 3.2 Tỷ số khả năng trả lãi (TIE) ......................................................................... 15 4. Các tỷ số về khả năng thu lợi .............................................................................. 15 4.1 Lợi nhuận biên trên doanh thu ...................................................................... 15 4.2 ROA ............................................................................................................ 16 4.3 ROE ............................................................................................................. 16 4.4 Phân tích DuPont ......................................................................................... 17 5. Nhóm các tỷ số giá thị trường của công ty ABT ................................................. 18 KẾT LUẬN ..................................................................................................................... 19 BẢNG PHÂN CÔNG VIỆC STT HỌ VÀ TÊN MSSV CÔNG VIỆC 1 NGUYỄN THỊ UYÊN CHI K094040520 - Xử lý các số liệu trong BCTC - Nhập dữ liệu trong các BCTC 2 NGUYỄN HOÀI ĐÔNG K094040534 - Phân tích các chỉ số tài chính cơ bản - Chỉnh sửa, trình bày 3 NGUYỄN THỊ HIỀN K094040543 - Xử lý các số liệu trong BCTC - Nhập dữ liệu trong các BCTC 4 PHAN THỊ KIM NGƯNG K094040579 - Phân tích các chỉ số tài chính cơ bản - Tổng hợp 5 NGUYỄN THỊ YẾN NHI K094040582 - Nhập số liệu các BCTC - Tình hình vĩ mô - Tổng quan ngành CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH KINH TẾ VĨ MÔ 2012 I. KINH TẾ THẾ GIỚI Năm 2012, kinh tế thế giới tiếp tục chìm đắm trong sắc tối do tàn dư của cuộc khủng hoảng tài chính 2008 và tiếp theo là cuộc khủng hoảng nợ công Châu Âu. Các quốc gia là thị trường tiêu thụ chiếm tỷ lệ lớn trong kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam phục hồi rất ì ạch như Hoa Kì, Nhật Bản. Các nước đang phát triển đối mặt với hàng loạt các vấn đề về bất ổn chính trị, tranh chấp lãnh thổ, phân biệt tôn giáo, sắc tộc… Kinh tế thế giới đang đối mặt với nhiều dấu hiệu suy giảm kinh tế ngày càng trầm trọng hơn, gia tăng rủi ro và bất ổn thị trường tài chính toàn cầu cũng như hạ thấp chỉ số tín nhiệm tín dụng của nhiều quốc gia, qua đó càng làm gia tăng triển vọng tiêu cực về tín dụng trên phạm vi toàn cầu, tình trạng thất nghiệp tràn lan ở mức cao và kéo dài, đặc biệt đối với tầng lớp lao động trẻ. Kinh tế Mỹ: Tiến trình phục hồi kinh tế Mỹ trở nên chậm chạp, tăng trưởng kinh tế quý II giảm mạnh và tỷ lệ thất nghiệp vẫn cao cho dù đã có dấu hiệu giảm nhẹ. Kinh tế khối EU: đang chìm trong tình trạng căng thẳng với sự tiếp tục lan rộng theo hướng ngày càng xấu đi của cuộc khủng hoảng nợ công Châu Âu, khiến cho khoảng 1/3 tổng số nước trong khu vực đồng Euro rơi vào tình trạng suy thoái kinh tế, thậm chí có nhiều nền kinh tế đang đứng trước nguy cơ vỡ nợ, đồng thời nạn thất nghiệp cao đang trở nên phổ biến tại hầu hết cả khu vực đồng Euro, nhất là đối với tầng lớp lao động trẻ với tỷ lệ thất nghiệp chiếm trên 22%. Kinh tế Nhật Bản: Nỗ lực khôi phục lại đà tăng trưởng kinh tế diễn ra chậm, thặng dư tài khoản vãng lai giảm mạnh, sản lượng công nghiệp tăng chậm, tỷ lệ nợ của Nhật Bản do nước ngoài nắm giữ lên mức cao nhất trong hơn 30 năm qua. Kinh tế Trung Quốc: Tốc độ tăng trưởng đã suy giảm rõ nét, và có thể sẽ phải đối mặt với nhiều rủi ro tài chính do hệ thống thông tin dữ liệu kém minh bạch, đặc biệt là thông tin về nợ xấu của các doanh nghiệp nhà nước và hệ thống ngân hàng. II. KINH TẾ VIỆT NAM Tình trạng nợ xấu cao đi liền với lãi suất cho vay cao và khó tiếp cận vốn tín dụng cùng với suy giảm sức mua thị trường nội địa đã khiến nhiều doanh nghiệp rơi vào tình trạng khó khăn trầm trọng, bắt đầu làm nảy sinh khó khăn trên thị trường lao động. Tuy nhiên, tăng trưởng kinh tế Việt nam trong quý II năm 2012 được đánh giá là đã thoát đáy và đang dần hồi phục, một phần nhờ vào sự phục hồi mạnh của tăng trưởng khu vực dịch vụ. Nhưng tăng trưởng khu vực công nghiệp vẫn bị suy giảm nghiêm trọng trong 6 tháng đầu năm và tăng trưởng của khu vực nông nghiệp cũng chưa đủ để có thể giúp giảm sốc cho nền kinh tế trong giai đoạn khó khăn. Lạm phát: 6 tháng đầu năm 2012, lạm phát nước ta đã và đang có xu hướng giảm tốc mạnh bởi một loạt các nguyên nhân: Tác động trễ của việc phối hợp điều chỉnh thắt chặt chính sách tiền tệ, giảm mạnh tăng trưởng tổng phương tiện thanh toán và tăng trưởng tín dụng và chính sách tài khóa cắt giảm mạnh tỷ lệ chi đầu tư phát triển/GDP, đặc biệt là chi đầu tư xây dựng cơ bản, đồng thời tập trung cắt giảm chi tiêu công được thực hiện. Sự linh hoạt trong chính sách quản lý giá xăng dầu, sự ổn định của thị trường ngoại hối, sự đóng băng của thị trường bất động sản và xu hướng suy giảm sức mua của thị trường nội địa trong nửa đầu năm 2012. Lạm phát giảm mạnh được cộng đồng quốc tế đánh giá là một trong những điểm sáng của điều hành kinh tế vĩ mô nhắm hướng tới việc thiết lập một sự ổn định vĩ mô ngày càng vững chắc hơn, tạo tiền đề cho việc thúc đẩy tăng trưởng trong những năm tiếp theo. Lao động – việc làm: Mặc dù đã đạt được một số kết quả tích cực ban đầu, song vấn đề việc làm ở Việt Nam đã có dấu hiệu căng thẳng hơn trong khu vực chính thức cũng như khu vực phi chính thức. Mất cân đối cung cầu lao động liên quan tới hình thức phân bổ thị trường lao động theo trình độ ngành nghề đặc thù, loại hình doanh nghiệp hay cơ cấu vùng miền vẫn diễn ra khá phổ biến trên phạm vi cả nước trong nửa đầu năm 2012. Tình trạng nợ xấu của hệ thống ngân hàng: Cũng như tình trạng của hệ thống ngân hàng Trung Quốc, các ngân hàng Việt Nam đang gặp vấn đề trong việc minh bạch tỷ lệ nợ xấu. Mức nợ xấu thực tế của các ngân hàng cao hơn rất nhiều so với báo cáo. Điều này gây khó khăn trong việc hoạch định chính sách phù hợp để vực dậy ngành ngân hàng hiện đang chứa đựng nhiều bất ổn, điều đó sẽ là khởi nguồn cho hàng loạt các hệ lụy của nền kinh tế, đồng thời nó cũng gây ra tâm lý nghi ngại nhất định trong công chúng và các nhà đầu tư. Như vậy, khu vực tài chính – ngân hàng đang ở trong tình trạng khó khăn, với tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng đang ở mức cao và có thể sẽ không dừng lại ở đó khi nền kinh tế tăng trưởng chậm lại. Cộng thêm với bối cảnh kinh tế toàn cầu tiếp tục khó khăn, quá trình điều chỉnh của kinh tế Việt Nam sang một quỹ đạo mới cân bằng và bền vững sẽ cần nhiều thời gian. Bởi vậy, cần có một tầm nhìn trung hạn đối với quá trình điều chỉnh này, thay vì quá chú ý đến những dao động ngắn hạn của nền kinh tế trong nước và toàn cầu. CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN NGÀNH PHÂN BÓN VIỆT NAM Quy mô Ngành có quy mô nhỏ về cả số lượng doanh nghiệp và tổng tài sản. Trong đó, chiếm đa số (76% tổng số doanh nghiệp) là doanh nghiệp quy mô nhỏ với số lao động nhỏ hơn 50 người và Tổng tài sản chưa đến 50 tỷ đồng. Thị phần Các doanh nghiệp Phân bón Việt Nam đang hoạt động chủ yếu trên hai lĩnh vực chính: sản xuất và thương mại (nhập khẩu) và kinh doanh 6 sản phẩm chính: Phân Đạm, NPK, Lân, DAP, Kali và SA. Hiện tại, các doanh nghiệp này mới chỉ sản xuất được 4 loại chính là Đạm, NPK, Lân và DAP trong khi Kali và SA phải nhập khẩu hoàn toàn. Tại lĩnh vực sản xuất, một số ít doanh nghiệp lớn chiếm phần lớn thị phần của ngành, nổi bật là Tổng CT Phân bón và Hóa chất Dầu khí (DPM) và Tập đoàn hóa chất Việt Nam. Trong khi đó, thị phần nhập khẩu được phân chia khá đều, một số công ty thường xuyên dẫn dầu là CTCP Vi Na Cam, CTCP Vật tư nông sản, CT Phân bón Việt Nhật, Tổng CT Phân bón và Hóa Chất Dầu khí, CTCP XNK Hà Anh… Tình hình cung cầu Nhu cầu hàng năm vào khoảng 8 – 9 triệu tấn, trong đó sản xuất trong nước chỉ đáp ứng được khoảng 50% nhu cầu, còn lại phải nhập khẩu: - Nhu cầu phân bón luôn ở mức cao, trong đó nhu cầu lên cao nhất vào khoảng từ tháng 12 đến tháng 3,4. Miền Nam có nhu cầu sử dụng phân bón nhiều nhất và phân NPK được sử dụng nhiều nhất. - Các nhà máy phân bón trong nước sản xuất trung bình khoảng 4 – 4,5 triệu tấn phân bón một năm và sản lượng được duy trì tương đối ổn định trong các năm qua. - Trong khi đó, các doanh nghiệp Việt Nam nhập khẩu trung bình khoảng 3,7 triệu tấn phân bón mỗi năm. Khối lượng phân bón nhập khẩu không ổn định trong giao đoạn từ năm 2000 – 2010 do chịu tác động mạnh mẽ và trực tiếp của nhu cầu nông sản và giá cả. Tình hình hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp trong ngành - Tăng trưởng nguồn vốn không cao nhưng tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận cao hơn trung bình các ngành trong nền kinh tế. - Tỷ lệ đòn bẩy tài chính cao, khả năng tự tài trợ thấp. Tuy nhiên, tỷ lệ vốn chủ sở hữu đang có xu hướng tăng mạnh hơn, giúp ngành có nhiều tự chủ về vốn hơn trong thời gian tới - Khả năng thanh toán trung bình. Các doanh nghiệp trong ngành nhìn chung đáp ứng được khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn bằng các nguồn tài sản ngắn hạn của mình. Tuy nhiên, khả năng thanh toán nhanh khá thấp vì ngành phụ thuộc khá nhiều vào việc thanh lý các khoản phải thu và hàng tồn kho vốn chiếm chủ yếu trong cơ cấu tài sản ngắn hạn. - Lợi nhuận tương đối cao nhưng không ổn định, đối mặt với rủi ro từ việc giá cả biến động rất lớn Một số đánh giá - Các doanh nghiệp nhập khẩu và sản xuất NPK và Lân chịu áp lực cạnh tranh và rủi ro nhiều hơn các doanh nghiệp sản xuất phân Đạm và DAP. Biều đổ áp lực cạnh tranh của các phân khúc từ thấp đến cao Biều đổ mức độ chịu rủi ro của các phân khúc từ thấp đến cao Ngành vẫn còn nhiều triển vọng phát triển trong thời gian tới khi nhu cầu luôn ở mức cao và ổn định. Tuy nhiên, áp lực cạnh tranh sẽ gia tăng từ cuối năm 2012 khi cung bắt đầu vượt cầu - Thị trường phân bón trong nước 8 tháng đầu năm chưa thực sự ổn định Lạm phát và giá nguyên liệu tăng đột biến đã đẩy thị trường phân bón đang rơi vào trạng thái tăng nóng, gây rủi ro cho các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhập khẩu. Mặc dù tổng nguồn cung từ sản xuất và nhập khẩu trong 8 tháng đầu năm phần nào đáp ứng được nhu cầu trong nước nhưng nguồn cung không ổn định giữa các giai đoạn trong năm. Điều này dẫn đến việc nhiều doanh nghiệp thiếu nguồn hàng trong một số thời điểm của năm, ảnh hưởng đến doanh thu của doanh nghiệp. CHƯƠNG 3: CÔNG TY CỔ PHẦN PHÂN BÓN HÓA CHẤT DẦU KHÍ PVFCCo I. GIỚI THIỆU TỔNG CÔNG TY PHÂN BÓN VÀ HÓA CHẤT DẦU KHÍ Khái quát về quá trình xây dựng và phát triển PVFCCo Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí - Công ty cổ phần: được thành lập theo quyết định số 02/2003/QĐ-VPCP ngày 28/03/2003 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, Tổng Công ty chính thức đi vào hoạt động từ ngày 19/01/2004. Tổng Công ty có nhiệm vụ tiếp nhận, quản lý, vận hành sản xuất Nhà máy đạm Phú Mỹ; Sản xuất, kinh doanh phân đạm, a-mô-ni-ắc lỏng, khí công nghiệp và các sản phẩm hóa chất khác có liên quan. Kể từ thời điểm những lô sản phẩm chính thức đầu tiên của Tổng công ty được đưa ra thị trường với thương hiệu Đạm Phú Mỹ, Tổng công ty đã thực hiện tốt nhiệm vụ vận hành sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh, đạt các mục tiêu với kết quả cao và đóng góp quan trọng cho ngành dầu khí cũng như nền nông nghiệp nước nhà. Hiện nay, Tổng Công ty đang cung cấp cho thị trường trong nước khoảng 50% nhu cầu phân đạm u-rê (tổng nhu cầu sử dụng phân đạm u-rê cả nước bình quân khoảng 1,6 – 1,8 triệu tấn/năm) và 40% nhu cầu khí a-mô-ni-ắc lỏng được sản xuất từ nhà máy Đạm Phú Mỹ. Các thành tựu đạt được Kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh trong những năm vừa qua Tổng Công ty đã gặt hái được những thành công đáng kể trong công tác vận hành nhà máy an toàn, kinh doanh có hiệu quả góp phần bình ổn giá Urê trên thị trường trong nước. Với chất lượng đạt tiêu chuẩn quốc tế, sản phẩm mang thương hiệu “Đạm Phú Mỹ” đã không chỉ hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu về doanh thu và lợi nhuận mà còn trở thành sản phẩm có thị phần lớn nhất tại Việt Nam với khả năng đáp ứng khoảng gần 1.000.000 tấn urê/năm, tương ứng khoảng 50% nhu cầu urê của cả nước. Thương hiệu “Đạm Phú Mỹ” đã khẳng định được vị thế dẫn đầu trong ngành phân bón Việt Nam. Các giải thưởng đạt được Giải thưởng "Hội chợ nông nghiệp quốc tế" Giải thưởng "Bạn nhà nông" Huy chương vàng "Hội chợ triển lãm nông nghiệp quốc tế"  Huân chương Lao động Hạng 2 năm 2009.  Huân chương Lao động Hạng 2 năm 2009 cho Nhà máy Đạm Phú Mỹ  Huân chương Lao động hạng 3 năm 2008 cho Nhà máy Đạm Phú Mỹ  Giải thưởng Sao Vàng Đất Việt năm 2008 - 2009 - 2010.  Giải thưởng “Thương hiệu uy tín – Sản phẩm và dịch vụ chất lượng vàng năm 2010”.  Top 10 Thương hiệu Việt Nam 2009 trong hội nhập quốc tế.  Giải thưởng “Bông lúa vàng Việt Nam – Thương hiệu vàng chất lượng” (Top 10 ngành hàng phân bón – nông dược) năm 2007. … Mục tiêu 2011 – 2015 - Sản xuất và tiêu thụ: 1.000.000 tấn urê/năm (đạm hạt trong), 400.000 tấn NPK/năm. - Sản xuất và tiêu thụ: 140.000 tấn/năm SA, chiếm 20% thị phần trong nước, 200.000 tấn/năm Sođa chiếm 85% thị phần trong nước, axít Sulphuric (H2SO4) dùng sản xuất SA còn dư 23.000 tấn phục vụ 10% thị phần trong nước. - Sản xuất và tiêu thụ 300.000 tấn DAP. - Sản xuất và tiêu thụ 400.000 tấn axit sulphuric, NH4Cl và các hóa chất khác. - Chủ động tham gia xuất khẩu urê, đạt sản lượng tối thiểu 250.000 tấn/năm. - Nhập khẩu và cung ứng: 1.000.000 tấn/năm các loại phân bón khác ngoài Urê. - Kinh doanh hóa chất cơ bản: cung cấp cho nhà máy lọc dầu Dung Quất và các ngành công nghiệp khác. - Nghiên cứu triển khai các dự án hóa chất, hóa dầu ở nước ngoài. II. PHÂN TÍCH CÁC CHỈ SỐ TÀI CHÍNH 1. Các tỷ số thanh khoản - Liquidity ratios CR = ்à௜ ௦ả௡ ௡௚ắ௡ ௛ạ௡ ேợ ௡௚ắ௡ ௛ạ௡ QR = ்à௜ ௦ả௡ ௡௚ắ௡ ௛ạ௡ ି ுà௡௚ ௧ồ௡ ௞௛௢ேợ ௡௚ắ௡ ௛ạ௡ 2009 2010 2011 (CR) (QR) (CR) (QR) (CR) (QR) DPM 6.04 5.11 5.05 4.33 6.59 5.25 Ind. 3.61 2.69 3.2 2.35 3.74 2.6 Chỉ số thanh toán hiện hành cho biết cứ mỗi đồng nợ ngắn hạn mà doanh nghiệp đang giữ thì doanh nghiệp có bao nhiêu đồng tài sản lưu động có thể được sử dụng để thanh toán. Nếu tỷ số này nhỏ hơn 1 thì có nghĩa là doanh nghiệp không đủ tài sản có thể sử dụng ngay để thanh toán cho các khoản nợ sắp đến hạn. Chỉ số thanh toán nhanh là 1 chỉ số tài chính nhằm đo khả năng huy động tài sản lưu động của doanh nghiệp để thanh toán ngay các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp này. Nhìn chung trong giai đoạn 2009 – 2011, cà 2 chỉ số CR và QR của DPM đều lớn hơn của trung bình ngành, điều đó cho thấy sự chắc chắn trong khả năng trả nợ của công ty. Tuy nhiên xem xét sâu hơn cho thấy, CR và QR trong năm 2010 giảm mạnh và tăng nhanh trong năm 2011. Điều này là do trong năm 2010 các khoản nợ ngắn hạn của công ty tăng nhiều, cùng với việc gia tăng khối lượng lớn hàng tồn kho đã làm cho áp lực thanh toán nợ của công ty tăng lên. Mặc khác trong giai đoạn này, chỉ số hiện hành luôn lớn hơn chỉ số thanh toán nhanh cho thấy tài sản ngắn hạn của công ty phụ thuộc nhiều vào lượng hàng tồn kho. 2. Các tỷ số quản lí tài sản 2.1 Vòng quay hàng tồn kho (Inv.T) Inventory Turnover 2009 2010 2011 DPM 11.72 9.9 8.00 Ind. 4.20 5.35 4.70 Trong giai đoạn 2009 – 2011, chỉ số vòng quay hàng tồn kho của công ty luôn cao hơn mức trung bình ngành cho thấy khả năng quản lý tốt hàng tồn kho của công ty. Vòng quay nhanh tạo ra nhiều lợi nhuận, giảm chi phí, giảm hao hụt về phí và tồn động. Tuy qua các năm cho thấy tỷ số này có xu hướng giảm dần, công ty đang quản lý không tốt Inv.T và có thể hiệu quả hoạt động của công ty đang giảm. 2.2 Kỳ thu tiền bình quân (DSO) Days Sales Outstanding (DSO) 2009 2010 2011 DPM 10.22 13.03 17.34 Ind. 26.03 21.08 22.92 Kỳ thu tiền bình quân của DPM thấp hơn nhiều so với mức trung bình ngành. Điều này cho thấy khả năng quản lý các khoản nợ của công ty rất tốt. Doanh thu năm 2010 có sự sụt giảm nhưng không đáng kể và đến năm 2011 đã tăng lên một cách kỷ lục gần 40%. DPM có sự lựa chọn khách hàng rất cẩn trọng và thể hiện tầm chiến lược lâu dài. Họ có thể hi sinh tăng trưởng doanh số trong thời gian đầu (năm 2010) nhưng qua hai năm 2011 và mới đây, trong báo cáo KQKD 2012 – DPM là công ty có tốc độ tăng doanh thu khá cao, lợi nhuận vượt 50% so với năm trước đó. 2.3 Tỷ số vòng quay tài sản cố định (TSCĐ) - Fixed Assets Turnover ratio 8.16 6.31 4.47 4.703.96 4.07 4.37 6.44 1.08 0.94 1.05 1.51 10.22 13.03 17.34 23.00 0.00 5.00 10.00 15.00 20.00 25.00 2009 2010 2011 Ind. Inventory Turnover Fixed Asset Turnover Total Asset Turnover Days Sales Outstanding Fixed Asset Turnover 2009 2010 2011 DPM 3.96 4.07 4.37 Ind. 6.9 6.21 6.44 Tỷ số này của công ty trong 3 năm đều thấp hơn so với trung bình ngành cho thấy rằng việc sử dụng tài sản cố định của công ty chưa mạnh như các công ty khác trong ngành, mức trung bình chỉ khoảng 4x. Tuy nhiên cũng không hoàn toàn nói là công ty kém về phương diện này. Bởi lẽ nếu đối với một số công ty cũ đã mua sắm tài sản cố định nhiều năm trước với giá thấp hơn so với công ty mới thành lập như DPM chỉ vài năm trở lại đây thì các công ty cũ sẽ có tỷ số cao hơn nhiều. 2.4 Total Assets Turnover ratio Tỷ số này của công ty hơi thấp hơn so với trung bình ngành, điều này cho thấy bình quân 1 đồng tài sản của công ty tạo ra được ít doanh thu hơn so với bình quân ngành nói chung. Tuy nhiên tỷ số này >1 cho thấy 1 đồng tài sản của công ty tạo ra nhiều hơn 1 đồng doanh thu. Tuy nhiên tỷ số này vẫn còn tương đối thấp, trong tương lai công ty nên cải thiện hiệu quả sử dụng tài sản bằng cách gia tăng doanh thu hoặc thanh lý bán bớt tài sản không cần thiết. 3. Nhóm các tỷ số về quản lí nợ - Debt Management ratios 3.1 Debt Ratio (D/A) 2009 2010 2011 DPM 13% 16% 10% Ind. 45% 41% 40% Tỷ số nợ trên tổng tài sản cho biết 1 đồng tài sản được tài trợ từ bao nhiêu đồng nợ. Với quy mô xuất khẩu và thị trường ngày càng mở rộng thì việc huy động từ vay nợ là giải pháp hàng đầu cho các công ty trong ngành. Mặc dù tỷ lệ nợ chiếm gần ½ tổng tài sản 1.08 0.94 1.05 1.39 1.39 1.51 0 0.5 1 1.5 2 2009 2010 2011 TOTT Ind nhưng con số này không đáng lo ngại bởi khả năng thanh khoản cũng như sự linh hoạt của ngành cao so với các nhóm ngành khác như xây dựng, bất động sản… Tỷ lệ nợ trên tổng tài sản của DPM qua 3 năm luôn ở mức thấp hơn trung bình ngành cho thấy khả năng sử dụng nợ của công ty thấp, hoạt động của công ty ít phụ thuộc vào nguồn vốn huy động. 3.2 Tỷ số khả năng trả lãi (TIE) Times Interest Earned (TIE) 2009 2010 2011 DPM 183.75 231.14 126.81 Ind. 80.84 100.38 55.71 Sử dụng nợ nói chung là tạo ra lợi nhuận của công ty nhưng cổ đông chỉ có lợi khi nào lợi nhuận tạo ra lớn hơn lãi phải trả cho việc sử dụng nợ. Nếu không công ty sẽ không có khả năng trả lãi và gánh nặng lãi sẽ gây thiệt hại cho cổ đông. Mối quan tâm lớn nhất đối với những chủ nợ dài hạn là khả năng thanh toán lãi vay. Trên phương diện này, DPM là công ty có khả năng trả lãi rất ổn định và có độ an toàn rất cao. Khả năng trả lãi cao của công ty cũng phụ thuộc vào khả năng sinh lời cao và mức dộ sử dụng nợ thấp như phân tích ở trên. Tỷ số này của công ty cao hơn so với trung bình ngảnh cho thấy công ty là 1 công ty có vị trí trong ngành. 4. Các tỷ số về khả năng thu lợi 4.1 Lợi nhuận biên trên doanh thu Profit Margin on Sales 2009 2010 2011 DPM 19.77% 24.37% 32.14% Ind. 16% 20% 23% Năm 2009, nền kinh tế dần hồi phục sau khủng hoảng 2007-2008, lợi nhuận trên doanh thu đạt ở mức khá cao 19.77% và tỉ suất này tiếp tục gia tăng. Năm 2010 đạt 24.37%, đặc biệt năm 2011 tỉ lệ tăng nhanh hơn 10% so với năm 2010, đạt 32.14%. Chứng tỏ trong hai năm liên tiếp (2010, 2011) ngành hóa chất- dược phẩm liên tục gặt hái nhiều thành công. DPM là 1 công ty lớn trong ngành và đồng thời làm ăn rất hiệu quả. Tỷ suất này của DPM luôn cao hơn trung bình ngành. 4.2 ROA Tài sản của công ty được hình thành từ vốn vay và vốn chủ sở hữu, Cả 2 nguồn này được sử dụng để tài trợ cho các hoạt động của công ty. ROA thể hiện hiệu quả của việc chuyển vốn đầu tư thành lợi nhuận. ROA càng cao càng tốt vì công ty kiếm được nhiều tiền hơn trên lượng đầu tư ít hơn. DPM có mức sinh lợi cao trên tổng tài sản. ROA của công ty tăng dần lên qua các năm. So với trung bình ngành thì DPM có ROA cao gấp rưỡi. Điều đó chứng tỏ khả năng quản trị tài sản, kinh doanh rất tốt của DPM so với các công ty khác. 4.3 ROE 21.28% 23.01% 33.79% 12.30% 15.20% 20.40% 0.00% 5.00% 10.00% 15.00% 20.00% 25.00% 30.00% 35.00% 40.00% 2009 2010 2011 ROA Ind 24.62% 27.56% 38.17% 19.80% 27.0% 30.80% 0.00% 5.00% 10.00% 15.00% 20.00% 25.00% 30.00% 35.00% 40.00% 45.00% 2009 2010 2011 ROE Ind Đứng ở góc độ cổ đông thì tỷ số ROE là quan trọng nhất. ROE cao chứng tỏ công ty sử dụng hiệu quả đồng vốn của cổ đông. Tỷ số sinh lợi trên vốn chủ sở hữu của DPM tăng dần qua các năm và tăng đáng kể vào năm 2011 So với trung bình ngành thì ROE của công ty khá hấp dẫn. Chưa kể năm 2012, sản phẩm của công ty đang có sự tăng trưởng vượt bật về số lượng và cả chất lượng, đáp ứng được nhu cầu trong nước và có xu hướng xuất khẩu ra nước ngoài. 4.4 Phân tích DuPont Phương trình Dupont: ROE = Profit Margin x Total Asset Turnover x Equity Multiplier Năm 2009: ROE = 19.77% x 1.08 x 1.16 = 24.36% Năm 2010: ROE = 24.37% x 0.94 x 1.20 = 27.56% Năm 2011: ROE = 32.14% x 1.05 x 1.13 = 38.17% Nhận xét: - Qua 3 năm ta thấy được tỷ lệ lãi ròng của công ty tăng lên đáng kể cho thấy công ty có chính sách quản lý chi phí rất hiệu quả. - Vòng quay tổng tài sản có sự biến động: giảm xuống trong năm 2010 và tăng lên trong năm 2011, lý do là trong năm 2010 công ty chưa có chính sách sử dụng tài sản hiệu 19.77% 24.37% 32.14% 1.08 0.94 1.05 1.16 1.20 1.13 24.62% 27.56% 38.17% 0.00% 20.00% 40.00% 60.00% 80.00% 100.00% 120.00% 140.00% 2009 2010 2011 Profit Margin Total Asset Turnover Equity Multiplier ROE quả nhưng sang năm 2011 công ty đã điều chỉnh lại chính sách và tăng được vòng quay tổng tài sản lên 1.05. - Ngược lại với vòng quay tổng tài sản thì số nhân vốn có sự biến động ngược chiều. Điều này là hợp lí do năm 2010 công ty chưa sử dụng hiệu quả tài sản nên cần duy trì một số nhân vốn cao hơn năm 2009 để đảm bảo lợi nhuận cho các cổ đông. Năm 2011, công ty đã điều chỉnh được chính sách sử dụng tài sản sao cho hiệu quả nên số nhân giảm xuống. Tóm lại qua sự biến đông của 3 tỷ lệ trên đã góp phần làm cho ROE tăng lên qua 3 năm tức là đồng vốn của cổ đông đã được công ty sử dụng khá hiệu quả. 5. Nhóm các tỷ số giá thị trường của công ty ABT Market Value ratios 2009 2010 2011 Industry Price-to Earnings Ratio 10.91 8.64 4.69 4.21 Market-to-Book Ratio 2.69 2.39 1.8 0.66  Tỷ số P/E giảm ở năm 2009 qua năm 2010 do thu nhập trên mỗi cổ phiếu tăng nhanh hơn giá thị trường mỗi cổ phiếu.Tuy nhiên tỷ số này vẫn lớn hơn nhiều so với trung bình ngành cho thấy công ty hoạt động tương đối tốt.  Tỷ số M/B cũng giảm qua các năm tuy nhiên vẫn cao hơn nhiều so với trung bình ngành cho thấy công ty đang có sự hấp dẫn hơn các công ty cùng ngành. KẾT LUẬN Từ việc phân tích công ty, phân tích các chỉ số tài chính của công ty trong một giai đoạn nhất định, nhóm đưa ra các nhận định về công ty và cổ phiếu DPM theo cách chủ quan và chỉ mang tính tham khảo. Thông qua các chỉ số phân tích cho thấy công ty có quy mô lớn và hoạt động kinh doanh có hiệu quả hơn so với các công ty khác trong cùng ngành. Và trong tương lai tiềm năng phát triển của ngành hó chất nói chung cũng như nhóm ngành phân bón nói riêng sẽ còn được phát triển hơn, cũng như được sự hỗ trợ để phát triển hơn của chính phủ. Nhìn chung cổ phiếu DPM của công ty được đánh giá là một cổ phiếu tốt và tiêu biểu so với các cổ phiếu của các công ty khác cùng ngành. Trong điều kiện nền kinh tế còn chưa thực sự ổn định như giai đoạn hiện nay thì DPM vẫn được đánh giá là một cổ phiếu tiềm năng, có khả năng tăng trưởng tốt khi nền kinh tế ổn định và phát triển hơn. Tài liệu tham khảo: - www.cafef.vn - www.cophieu68.com - www.vietstock.vn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdam_phu_my_qttc_245.pdf
Luận văn liên quan