Đề tài Phân tích hoạt động tín dụng ngân hàng Sacombank Cần Thơ

Chúng ta đã bước sang một thiên niên kỷ mới với rất nhiều cơ hội và thách thức, trên con đường chuyển từ nền kinh tế tập trung sang nền kinh tế thị trường có sự quản lí vĩ mô của Nhà nước thì nhu cầu về vốn để phục vụ cho quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá là vô cùng quan trọng và hết sức cần thiết. Ngành ngân hàng giữ vai trò khá quan trọng trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước nhằm đáp ứng đầy đủ nhu cầu sản xuất kinh doanh, dịch vụ và xây dựng cơ sở hạ tầng. Tín dụng ra đời và phát triển gắn liền với quá trình phát triển không ngừng của nền kinh tế hàng hoá - tiền tệ. Một nền kinh tế năng động phát triển là một nền kinh tế có sự phát triển mạnh mẽ của các hình thức tín dụng. Xã hội càng phát triển thì các hình thức tín dụng càng phong phú và đa dạng. Tín dụng ngân hàng là một loại hình tín dụng đáp ứng đầy đủ nhu cầu của một nền kinh tế phát triển. Sự phát triển của một nền kinh tế là sự tăng mạnh về khối lượng và chất lượng hàng hoá cùng với sự chu chuyển lượng hàng hoá đó trong nền kinh tế. Hàng hoá và tiền tệ tác động qua lại làm cho quá trình tái sản xuất xã hội diễn ra liên tục thúc đẩy kinh tế đi lên. Sự ra đời của tín dụng ngân hàng là một bước đột phá lớn đối với mọi nền kinh tế. Tín dụng ngân hàng khắc phục những yếu kém của các hình thức tín dụng trước đó đồng thời tín dụng ngân hàng huy động tối đa nguồn vốn xã hội thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Bên cạnh đó tín dụng ngân hàng còn giải quyết những ách tắc trong thanh toán của hệ thống kinh tế Để đạt được điều này thì phải có một tổ chức có khả năng đứng ra thực hiện chức năng tiếp nhận và phân phối các nguồn vốn trong xã hội đó là các Ngân hàng. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, ngành Ngân hàng đã đóng góp không nhỏ những thành tựu của mình vào thành tựu chung của đất nước. Lĩnh vực tiền tệ tín dụng ngân hàng - một trong những lĩnh vực nhạy cảm nhất của nền kinh tế do hoạt động kinh doanh tiền tệ là loại hình mang tính năng động và rủi ro cao cần được cải biến, đổi mới nhằm đáp ứng được những yêu cầu khắt khe của thị trường. Với vai trò là một trung gian tài chính, cung cấp vốn cho nền kinh tế, thúc đẩy đầu tư, góp phần tăng trưởng kinh tế, hệ thống Ngân hàng đã không ngừng đổi mới, hoàn thiện cơ cấu tổ chức và hoạt động của mình một cách có cơ sở khoa học. Nhất là từ khi hệ thông Ngân hàng hoạt động theo cơ chế Ngân hàng hai cấp thì vai trò của Ngân hàng ngày càng được thể hiện theo hướng tích cực. Thành phố Cần Thơ là trung tâm của khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long, là vùng kinh tế trọng điểm với nhiều thành phần kinh tế đa dạng, phong phú, là nơi tập trung nhiều xí nghiệp, doanh nghiệp, trung tâm thương mại, khu công nghiệp, Do đó tất yếu phải phát triển dịch vụ Ngân hàng để đáp ứng nhu cầu kinh tế xã hội Sacombank Cần Thơ ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu trên. Cũng như các Ngân hàng thương mai khác, Sacombank kinh doanh trong kĩnh vực tiền tệ với chức năng chủ yếu là huy động vốn để cho vay. Kinh doanh Ngân hàng là hoạt động chứa đựng nhiều rủi ro, ảnh hưởng trực tiếp đến toàn bộ hoạt động của nền kinh tế. Trong đó, tín dụng là một hoạt động kinh doanh chủ yếu và đem lại lợi nhuận cao nhất, quyết định sự tồn tại và phát triển của Ngân hàng. Tuy nhiên, qua thực tế cho thấy hoạt động tín dụng của Ngân hàng luôn tiềm ẩn những rủi ro và những rủi ro này lại bắt nguồn từ những nguyên nhân khác nhau. Vì vậy, để hoạt động kinh doanh ổn định và phát triển, đảm bảo có hiệu quả và hạn chế được rủi ro trước tiên phải thông qua việc phân tích hoạt động tín dụng. Đây là việc làm hết sức quan trọng, cần thiết và thường xuyên của tất cả các Ngân hàng, nhằm tìm ra các mặt đã làm được và chưa làm được từ đó có những giải pháp kịp thời, phát huy hơn nữa thế mạnh và hạn chế tổn thất có thể xảy ra. Để làm sáng tỏ, nêu bật nên được tầm quan trọng của quan hệ tín dụng trong nền kinh tế thị trường nói chung và đặc biệt là hoạt động của Ngân hàng Sacombank tại Cần Thơ nói riêng về bản chất , chức năng, vai trò cũng như các hình thức tồn tại của quan hệ tín dụng và có thể đi sâu và học hỏi thêm những nghiệp vụ mà tín dụng ngân hàng mang lại, một phần nhằm nâng cao kiến thức và phần hiểu biết của mình. Trên cơ sở thực trạng hoạt động tín dụng hiện nay.

doc32 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 5541 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích hoạt động tín dụng ngân hàng Sacombank Cần Thơ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ụng trong một thời gian nhất định, sau khoản thời gian này người sử dụng hoàn trả lại vốn và kèm theo lãi xuất đối với khoản tiền đó, nhưng nó được thực hiện trên nguyên tắc hai bên cùng có lợi. 1.2 Đặc điểm của tín dụng ngân hàng : - Khác với tín dụng thương mại, được cung cấp dưới hình thức hàng hóa , tín dụng ngân hàng huy động vốn và cho vay vốn dưới hình thức tiền tệ. bao gồm tiền mặt và bút tệ. - Tín dụng ngân hàng chủ yếu cho vay bằng nguồn vốn của các thành phần trong xã hội, còn vốn của chủ sở hữu rất ít, nó không giống như tín dụng nặng lãi hay tín dụng thương mại sử dụng nguồn vốn của chính mình để cho vay. -Ngân hàng đóng vai trò là một tổ chức trung gian, trong quan hệ tín dụng nó vừa là người đi vay đồng thời là người cho vay. Với tư cách là người đi vay, ngân hàng nhận tiền gửi của các danh nghiệp, cá nhân hoặc phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu để huy động vốn trong xã hội. Với tư cách là người cho vay, nó cung cấp tín dụng cho các danh ngiệp và cá nhân. -Quá trình vận động và phát triển của tín dụng ngân hàng không hoàn toàn phù hợp với quy mô phát triển sản xuất và lưu thông hàng hóa. -Tín dụng ngân hàng thúc đẩy tập trung và điều hòa vốn giữa các chủ thể trong nền kinh tế. -Ngoài ra tín dụng ngân hàng còn có những ưu điểm so với các hình thức tín dụng khác như: + Phạm vi hoạt động rộng lớn vì nó kinh doanh chủ yếu bằng tiền nên nó có thể giao dịch đối với tất cả chủ thể trong nền kinh hơn so với tín dụng thương mại. + Với số một tiền lớn được huy động từ các chủ thể trong nền kinh tế, ngân hàng có thể cho các người vay với số lượng lớn hơn. + Thời hạn tín cho vay phong phú hơn, tùy theo nhu cầu của khách hàng muốn vay ngắn hạn, trung hạn hay dài hạn mà ngân hàng điều chỉnh các nguồn vốn để đáp ứng nhu cầu. -Bên cạnh có một số bất lợi của hình thức tín dụng ngân hàng là mức độ rủi ro của các khoản vay cao hơn hình thức tín dụng nhà nước, và tỉ suất sinh lời là thấp hơn. 2/vai trò của tín dụng ngân hàng: 2.1 Tín dụng ngân hàng đáp ứng nhu cầu vốn để duy trì sản xuất và góp phần thúc đẩy lực lượng sản xuất xã hội phát triển: -Trong nền kinh tế thị trường, đai bộ phận quỹ cho vay tập chung qua ngân hàng, nó không chỉ đáp ứng nhu cầu vốn ngắn hạn để dự trữ vật tư hàng hóa, trang trải các chi phí và thanh toán các khoản nợ, mà còn tham gia cấp vốn cho các đầu tư xây dựng cơ bản và đáp ứng một phần đáng kể nhu cầu tín dụng tiêu dùng cá nhân. - việc phân phối tín dụng góp phần điều hòa vốn trong toàn bộ nền kinh tế, tạo điều kiện cho quá trình sản xuất được liên tục. Tín dụng còn là cầu nối giữa tiết kiệm và đầu tư. Nó là động lực khuyến khích tiết kiệm đồng thời là phương tiện đáp ứng nhu cầu về vốn cho đầu tư phát triển. - Nhờ có nguồn vốn tín dụng của ngân hàng nên các danh nghiệp có điều kiện bổ sung vốn thiếu hụt tạm thời hay mở rộng nguồn vốn đảm bảo quá trình sản xuất bình thường và có thể mở rộng sản xuất, cải tiến kĩ thuật, áp dụng kỹ thuật mới để giảm chi phí và hạ giá thành tăng tính cạnh tranh. Tín dụng giúp cho các doanh nghiệp đẩy nhanh quá trình sản xuất và tiêu thụ, tạo điều kiện để duy trì mối liên hệ giữa sản xuất, lưu thông, tiêu dùng hàng hóa. - Trước xu hướng các nước hội nhập vào nền kinh tế thế giới, quan hệ hợp tác ngày càng mở rộng thì tín dụng ngân hàng trên bình diện tính dụng quốc tế ngày càng trở nên quan trọng đối với việc phát triển đất nước ngày càng trở nên hết sức quan trọng, thông qua tạo sự liên kết chuyển giao công nghệ giữa các nước trên thế giới được nhanh chóng, tạo điều kiện cho đất nước phát triển nhanh. - Như vậy tín dụng của các ngân hàng thương mại đã góp phần thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển nhanh chóng ngay cả trong nước và quốc tế. 2.2 Tín dụng ngân hàng là công cụ tích tụ và tập trung vốn rất quan trọng, từ đó giúp cho việc tích tụ và tập trung sản xuất: -Tín dụng ngân hàng tập trung vốn tiền tệ tạm thời chưa sử dụng, trên cơ sở đó cho các đơn vị kinh vay. Mặt khác, quá trình đầu tư tín dụng được thực hiện một cách tập trung, chủ yếu là cho các xí nghiệp lớn, những xí nghiệp có hiệu quả. -Tín dụng ngân hàng tập trung các tín dụng nhỏ lẻ thành các khoản vốn lớn, tạo khoản vốn lớn, tạo khả năng đầu tư vào các công trình lớn hiệu quả, bên cạnh có thể mở rộng quy mô sản xuất. -Thông qua tín dụng ngân hàng các doanh nghiệp nhận được khối lượng vốn bổ sung rất lớn để mở rộng quy mô sản xuất, tăng năng suất lao động, đổi mới thiết bị, áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật, tăng khả năng cạnh tranh cho các doanh nghiệp ngày càng lớn hơn, buộc các doanh nghiệp nhỏ phải liên kết với nhau để tăng khả năng cạnh tranh với những doanh nghiệp lớn, như vậy tín dụng đã góp phần thúc đẩy quá trình tập trung sản xuất. 2.3 Tín dụng ngân hàng giúp cho việc điều hòa nguồn vốn góp phần ổn định thị trường tiền tệ, phát triển cân đối các ngành trong nền kinh tế quốc dân, và chuyển dịch cơ cấu kinh tế: Thông qua hoạt động tín dụng mà nguồn vốn dịch chuyển từ nơi thừa vốn đến nơi thiếu vốn, làm cho xã hội bớt lãng phí ở nơi thừa vốn, giảm khó khăn ở nơi thiếu vốn, giúp cho việc sử dụng vốn có hiệu quả, góp phần làm cho tốc độ luân chuyển hàng hóa và tiền vốn tăng lên, tạo sự phát triển đồng điều giữa các ngành. Việc điều hòa nguồn vốn, đồng thời thông qua khung lãi suất quy định giúp cho chính sách tiền tệ của chính phủ được thực hiện, điều hòa lưu thông tiền tệ góp phần ổn định tiền tệ, và phát triển thị trường tài chính tiền tệ. Hơn nữa, thông qua tín dụng ngân hàng, chính phủ có những chích sách ưu tiên hỗ trợ phát triển các vùng, miền hay các ngành then chốt, trọng điểm nhờ việc đưa ra các ưu đãi tín dụng do vậy kích thích các doanh nghiệp đầu tư vào các ngành này, hoặc chính phủ ưu tiên phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn như nông nghiệp và ưu tiên xuất nhập khẩu…., do đó chính phủ tập trung các nguồn tín dụng để tài trợ phát triển ngành đó, từ đó tạo điều kiện cho phát triển các ngành khác, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo định hướng, tạo sự phát triển cân đối trong cả nước. 2.4 Tín dụng ngân hàng góp phần tác động đến việc tăng cường chế độ hạch toán kinh tế của doanh nghiệp: Đặc trưng cơ bản của vốn tín dụng là sự vận động trên cơ sở hoàn trả và có lợi tức, nhờ vậy mà hoạt động tín dụng đã kích thích việc sử dụng vốn có hiệu quả. Khi các doanh nghiệp sử dụng nguồn vốn này, đòi hỏi các doanh nghiệp khi sử dụng phải quan tâm đến việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, giảm chi phí sản xuất, tăng nhanh vòng quay của vốn, tạo diều kiện nâng cao doanh lợi của doanh nghiệp. 3 lãi suất tín dụng ngân hàng: 3.1 khái niệm: Lãi suất là một phạm trù kinh tế tổng hợp, có liên quan đến chặt chẽ đến một số phạm trù kinh tế khác vá đóng vai trò như một đòn bẫy kinh tế cực kì nhạy bén, có ảnh hưởng tới hoạt động của doanh nghiệp và dân cư. Đối với ngân hàng lãi suất chính là số tiền lời nhận được hoặc phải trả cho người gửi khi cho khách hàng sử dụng vốn nhàn rỗi, hay khi nhận tiền gửi của họ. -Trong nền kinh tế thị trường, lãi suất được các nhà kinh tế học định nghĩa là cái giá để vay mượn hoặc thuê những dịch vụ tiền, vì việc vay mượn hoặc thuê những dịch vụ tiền liên quan đến việc tạo ra tín dụng. Do vậy, người ta có coi lãi suất như là giá cả của tín dụng. - lãi suất tín dụng chính là sự cụ thể hóa của lợi tức tín dụng, nó là cái giá của quyền được sử dụng vốn trong một thời gian nhất định, mà người sử dụng phải trả cho người sở hữu nó. 3.2 các loại lãi suất tín dụng ngân hàng: Trên thị trường thường có những lãi suất sau: lãi suất cơ bản của ngân hàng: Đó là lãi suất hằng năm do ngân hàng trung ương quy định trên cơ sở đó các ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng tín lãi suất cho các khoản vay khác nhau. Nhưng những khoản tín dụng không có bảo lãnh, được tính trên cơ sở lãi xuất cơ bản cộng với một tỉ lệ. -lãi suất chiết khấu: Là lãi suất được ngân hàng trung ương áp dụng để tái chiết khấu đối với các ngân hàng thương mại về thương phiếu hoặc những giấy tờ có giá khác. Thông thương mỗi khi lãi suất mỗi khi lãi suất tái chiết khấu tăng lên hay giảm xuống , kéo theo sự nâng hay giảm lãi suất cơ bản. lãi suất thị trường tiền tệ : Đây là lãi suất được thực hiện giữa các ngân hàng trên thị trường tiền tệ. trong hoạt động đi vay và cho vay có thời hạn, mức lãi suất này được ấn định theo quy luật cung cầu theo các kỳ hoàn trả khác nhau và theo dự đoán tăng giảm lãi suất trên thị trường. -lãi suất sàn và lãi suất trần: Là mức lãi suất cao nhất hoặc thấp nhất do ngân hàng trung ương ấn định cho các ngân hàng thương mại , để ngân hàng thương mại đưa ra mức lãi suất phù hợp trong hoạt động tín dụng của mình nhằm đảm bảo thống nhất các hoạt động tín dụng trong trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân. lãi suất thực và lãi suất danh nghĩa: lãi suất danh nghĩa: còn gọi là lãi suất bề ngoài hay lãi suất danh định, là lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng giữa người đi vay và người cho vay về một số vốn nào đó. Lãi suất thực : là lãi suất được vận hành trong một không gian và thời gian, trong đó giả định lạm phát luôn luôn bằng không. Hay nói cách khác, là lãi suất sau khi loại trừ sự biến động giá trị tiền tệ ( lạm phát). Công thức: R= I -Pe Vì vậy, trong điều kiện có lạm phát, chính lãi suất thực chứ không phải lãi suất danh nghĩa ảnh hưởng tới đầu tư,đến phân phối thu nhập giữa những con nợ và chủ nợ và các dòng chảy về vốn. 4 hiệu quả tín dụng : 4.1 khái niệm: Hiệu quả tín dụng là việc quản lí và sử dụng ( cho vay) một cách hiệu quả nhất tạo ra những khoản lời cho ngân hàng và đảm bảo mục tiêu cung cấp nguồn vốn cho các doanh nghiệp đầu tư phát triển qua đó góp phần vào phát triển kinh tế của toàn xã hội, bên hiệu quả của tín dụng còn thể hiện qua việc hạn chế tất cả các rủi ro có thể xãy ra đối với các khoản cho vay để tránh gây ra tổn thất cho ngân hàng. 4.2 các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tín dung của ngân hàng: - Doanh số cho vay trong kì: là tổng số tiền đã cho khách hàng vay trong kì. Danh số cho vay phản ánh kết quả về việc phát triển, mở rộng hoạt động cho vay và tốc độ tăng trưởng tín dụng của ngân hàng. Nếu như các yếu tố khác cố định thì doanh số cho vay càng cao phản ánh việc mở rộng hoạt động cho vay của ngân hàng càng tốt, ngược lại doanh số cho vay của ngân hàng giảm trong khi cố định các yếu tố khác thì hoạt động của ngân hàng là không tốt. - chỉ tiêu dư nợ cho vay: phản ánh tổng nợ cho vay của ngân hàng tại một thời điểm nhất định thường là cuối chu kì kinh doanh. Tổng nợ cho vay bao gồm tổng dư nợ cho vay ngắn hạn, trung hạn. Tổng nợ cho vay cao và tăng trưởng phản ánh một phần hiệu quả hoạt động tín dụng là tốt và ngược lại nếu tổng dư nợ tín dụng thấp, thì ngân hàng không có khả năng mở rộng hoạt động cho vay hay mở rộng thị phần, khả năng tiếp thị cảu ngân hàng kém. Tuy nhiên tổng dư nợ cao chưa chắc đã phản ảnh hiệu quả tín dụng của ngân hàng là cao vì đôi khi nó là biểu hiện cho sự tăng trưởng nóng của hoạt động tín dụng, vượt quá khả năng về vốn cũng như khả năng kiểm soát rủi ro của ngân hàng, hoặc mức dư nợ cao, hoặc tốc độ tăng trưởng nhanh do mức lãi suất cho vay của ngân hàng thấp hơn so với thị trường dẫn đến tỷ suất lợi nhuận giảm: -tỷ lệ nợ = (danh số nợ/ doanh số cho vay)*100 Chỉ tiêu này đánh giá hiệu quả tín dụng trong việc thu nợ của ngân hàng. Nó phản ánh trong một thời kì nào đó, với doanh số cho vay nhất định thì ngân hàng sẽ thu về được bao nhiêu đồng vốn. Tỷ lệ này càng cao càng tốt. vòng vay vốn = ( doanh số thu nợ/ dư nợ bình quân) chỉ tiêu này đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng của ngân hàng, thời gian thu hồi nợ của ngân hàng là nhanh hay chậm. vòng vay vốn càng nhanh được coi là tốt và việc đầu tư được an toàn. tỉ lệ nợ quá hạn = dư nợ quá hạn/ tổng dư nợ cho vay nợ quá hạn là khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc hoặc lãi đã quá hạn. Một cách tiếp cận khác, nợ quá hạn là những khoản nợ không hoàn trả đúng hạn, không được phép và không đủ điều kiện gia hạn nợ. các khoản nợ quá hạn bao gồm: + Nợ cần chú ý. + Nợ dưới tiêu chuẩn + Nợ nghi ngờ + có khả năng mất vốn Chỉ tiêu này cho biết việc khách hàng không thực hiện được việc trả nợ đúng hạn theo cam kết. tỉ lệ này cao phản ánh tình hình tín dụng của PGD có chất lượng thấp. tỉ lệ nợ xấu= dư nợ xấu/ tổng dư nợ cho vay Nợ xấu ( nợ có vấn đề, nợ không lành mạnh, nợ khó đòi…) là những khoản mang các đặc trưng sau: + khách hàng đã không thực hiện nghĩa vụ trả nợ với ngân hàng khi các cam kết này đã hết hạn. + tình hình tài chính của khách hàng đang và có chiều hướng xấu dẫn đến có khả năng ngân hàng không thu hồi được tiền gốc và lãi. + tài sản đảm bảo ( thế chấp, cầm cố, bảo lãnh) được đánh giá là giá trị …. Mãi không đủ trang trải nợ gốc và lãi. + thông thường về thời gian là các khoản nợ quá hạn ít nhất là 90 ngày. các khoản nợ xấu bao gồm: nợ dưới tiêu chuẩn nợ nghi ngờ nợ có khả năng mất vốn. 5 Quy trình, thủ tục khi cho vay tín dụng của ngân hàng: gồm có các bước sau: 5.1 Lập hồ sơ vay vốn: Do các cán bộ ở ngân hàng thực hiện ngay sau khi tiếp xúc khách hàng. Các thông tin cần có cho một bộ hồ sơ vay vốn như: + Năng lực pháp lí, năng lực hành vi dân sự của khách hàng. + Khả năng sử dụng vốn vay. + Khả năng hoàn trả nợ vay( bao gồm vồn + lãi). 5.2 phân tích tín dụng: Phân tích tín dụng là xác định khả năng hiện tại và khả năng tương lai của khách hàng trong việc sử dụng vốn vay-và hoàn trả nợ vay. Mục tiêu của việc xác định này để: + Tìm kiếm những tình huống có thể xảy ra dẫn đến rủi roc ho ngân hàng, dự đoán khả năng khả năng khắc phục rủi ro đó, dự kiến những biện pháp giảm rủi ro, và hạn chế tối đa các tổn thất cho ngân hàng. + Phân tích những thông tin thu được từ việc lập hồ có tính chân thật hay không,từ đó nhận xét thái độ thiện chí của khách hàng làm cơ sở cho việc ra quyết định cho vay. 5.3 Đưa ra quyết định cho vay: Dựa vào việc phân tích tín dụng như trên, ngân hàng sẽ đưa quyết định cho vay hay từ chối đối với một hồ sơ vay vốn của khách hàng. Các sai lầm thường mất phải khi đưa ra quyết định: + đồng ý cho vay với một khách hàng không tốt. Cả hai sai lầm này đều ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động tín dụng của ngân hàng, ảnh hưởng tới uy tín của ngân hàng. 5.4 Giải ngân: Ngân hàng sẽ phát tiền cho khách hàng theo hạn mức tín dụng đã kí kết trong hợp đồng tín dụng. Nguyên tắc: phải rắn liền sự vận động tiền tệ với sự vận động hàng hóa hoặc dịch vụ có liên quan, nhằm kiểm tra mục đích của việc sử dụng vốn vay của khách hàng và đảm bảo khả năng thu nợ. Nhưng đồng thời cũng tạo sự thuận lợi, tránh gây phiền hà cho công việc sản xuất kinh doanh của khách hàng. 5.5 Giám sát tín dụng: Nhân viên tín dụng thường xuyên kiểm tra việc sử dụng vốn vay thực tế của khách hàng… để đảm bảo khả năng thu nợ. 5.6 thanh lí hợp đồng tín dụng: Ngân hàng sẽ tiến hành thanh lí các hợp đồng tín dụng đối với khách hàng khi nó đã hết hạn. Chương 2:Tình hình hoạt động của Sacombank Cần Thơ: Đôi nét về Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Sài Gòn Thương Tín (Sacombank): Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) được thành lập vào năm 1991 trên cơ sở hợp nhất 4 tổ chức tín dụng tại TP.HCM (Ngân hàng Phát Triển Gò Vấp và sáp nhập ba Hợp tác xã Tín dụng là Tân Bình, Lữ Gia và Thành Công) với các nhiệm vụ chính là huy động vốn, cấp tín dụng và thực hiện các dịch vụ ngân hàng. Mức vốn điều lệ ban đầu là 3 tỷ VND, đến cuối năm 2008, Sacombank đã tăng vốn điều lệ lên 5.188 tỷ VND, và trở thành ngân hàng thương mại cổ phần có vốn điều lệ lớn nhất Việt Nam. Hiện nay, vốn điều lệ của Sacombank đã tăng lên 6.700 tỷ VND và vốn tự có là 9.498 tỷ VND. Từ một Hội Sở và 3 Chi nhánh lúc ban đầu, đến nay Sacombank đã có hơn 300 Chi nhánh và Phòng giao dịch tại 45/63 tỉnh thành trong cả nước, 1 Văn phòng đại diện tại Trung Quốc, 1 Chi nhánh tại Lào và 1 Chi nhánh tại Campuchia. Ngoài ra, Sacombank có 10.978 đại lý thuộc 306 ngân hàng tại 81 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Về nhân sự, hiện tại Sacombank có đội ngũ nhân viên gần 7.400 cán bộ nhân viên trẻ năng động và sáng tạo.Hiện nay, Sacombank đã có sự tham gia góp vốn của 3 cổ đông nước ngoài: Công ty Tài chính Quốc tế (IFC) trực thuộc Ngân hàng Thế giới (World Bank), Quỹ đầu tư Dragon Financial Holdings (Anh Quốc), Ngân hàng ANZ. Ngoài 3 cổ đông nước ngoài nói trên và các cổ đông là các nhà kinh doanh trong nước, Sacombank là Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần có số lượng cổ đông đại chúng lớn nhất Việt Nam với hơn 9.000 cổ đông. Sacombank là một trong những ngân hàng rất thành công trong lĩnh vực tài trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ và chú trọng đến dòng sản phẩm dịch vụ phục vụ khách hàng cá nhân. Hiện tại ngân hàng Sacombank vẫn đang nỗ lực không ngừng nhằm đạt được sự tín nhiệm tuyệt đối của khách hàng, đối tác trong và ngoài nước. Không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ, mang lại lợi ích và sự an tâm cho khách hàng. Bên cạch đó, Sacombank cũng ngày càng khẵng định uy tín của mình trên trường quốc tế, để từ đó thu hút được các nguồn đầu tư lớn của các tổ chức nước ngoài, kêu gọi sự hợp tác quốc tế, mở rộng quy mô mạng lưới kinh doanh, đầu tư nước ngoài. Sacombank còn nổ lực không ngừng để giúp nhà nước thực thi các chính sách của mình, góp phần điều tiết và phát triển nền kinh tế non trẻ. Tham gia thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ về thuế của nhà nước, giải quyết được một phần vấn đề về việc làm của người dân. Trong thời gian tơi, bằng những nổ lực và quyết tâm của mình, Sacombank sẽ sớm đạt được nhiều thành công, thu được ngày càng nhiều các danh hiệu cao quý của các tổ chức bình chọn nổi tiếng thế giới, chở thành ngân hàng đứng đầu Việt Nam. Danh hiệu quốc tế năm 2010 Tổ chức bình chọn Ngân hàng có dịch vụ ngoại hối tốt nhất Việt Nam năm 2010 Global Finance Ngân hàng có dịch vụ quản lý tiền mặt tốt nhất Việt Nam 2010 The Asset (Hong Kong) Ngân hàng bán lẻ tốt nhất Việt Nam năm 2009 The Asian Banker Ngân hàng phát triển những sản phẩm dịch vụ mới thanh toán qua thẻ Visa tại thị trường Việt Nam Tổ chức thẻ quốc tế Visa Một trong năm Ngân hàng có doanh số giao dịch thanh toán thẻ Visa lớn nhất tại Việt Nam từ năm 2005 – 2009 Tổ chức thẻ quốc tế Visa Nguồn: website www.sacombank.com.vn Khái quát về Sacombank Cần Thơ: II.1. Quá trình hình thành Tập trung và huy động vốn nhàn rỗi ở các vùng kinh tế phát triển thuộc mạng lưới kinh doanh của ngân hàng Sài Gòn Thương Tín(TPHCM), đưa về phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế và góp phần cải thiện môi trường sống ở các tỉnh miền Tây Nam Bộ là một trong những định hướng phát triển chiến lược của Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín(TPHCM). Để thuận lợi trong việc thực hiện các định hướng nêu trên và cũng đồng thời Cần Thơ cũng được ví như là thủ đô(Tây Đô) của khu vực miền Tây Nam Bộ, là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội… của khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long. Vì những thực tế đó, vào ngày 31/12/2001 Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Sài Gòn Thương Tín Chi nhánh Cần Thơ, gọi tắt là Sacombank Cần Thơ, chính thức khai trương và đưa vào hoạt động. Mở ra một hướng phát triển mới của Ngân Hàng Sài Gòn Thương Tín tại khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long với tầm hoạt động rộng khắp địa bàn thành phố Cần thơ và các tỉnh lân cận, từ đó góp phần tạo nền tảng cho các đơn vị kế thừa phát triển sau này. Sacombank Cần Thơ chính thức đi vào hoạt động ngày 31/12/2001, trên cơ sở sáp nhập giữa Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Nông Thôn Thạnh Thắng và Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Sài Gòn Thương Tín dựa trên các văn bản sau: - Công văn số 2583/UB, ngày 24/10/2001 của Ủy ban nhân dân Thành Phố Cần Thơ chấp nhận cho Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Sài Gòn Thương Tín mở chi nhánh cấp 1 tại Thành Phố Cần Thơ. - Quyết định số 1325/QĐ-NHNN, ngày 24/10/2001 của thống đốc Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam, chuẩn y việc sáp nhập Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Nông Thôn Thạnh Thắng và Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Sài Gòn Thương Tín. - Quyết định số 280/2001/QĐ-HĐQT, ngày 25/10/2001 của Hội đồng quản trị Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín về việc thành lập Chi nhánh cấp 1 Cần Thơ. -Sacombank Cần Thơ hoạt động theo Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động Chi nhánh số 5703000023.01 do Sở Kế Hoạch Đầu Tư tỉnh Cần Thơ cấp ngày 25/10/2001. -Quyết định số 102/2002/QĐ-HĐQT ngày 26/10/2001 của Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín về việc dời trụ sở cấp 1 từ 13APhan Đình Phùng, P.Tân An, Q.Ninh Kiều, TP.Cần Thơ về số: 34A2 KCN TràNóc I, P.Trà Nóc, Q.Bình Thủy, TP.CT. Khái quát Mục tiêu và chức năng của chi nhánh Sacombank Cần Thơ: Nhiệm vụ và chức năng chính của Sacombank Cần Thơ là thực hiện việc kinh doanh tiền tệ - tín dụng và làm dịch vụ ngân hàng trên địa bàn như các chi nhánh cấp 1 khác. Sacombank Cần Thơ còn hướng đến mục tiêu chở thành trung tâm huấn luyện, trung tâm điều hòa vốn, trung tâm quản lý máy tính phân vùng tập trung, trung tâm của hệ thống kiểm tra kiểm toán nội bộ và là trung tâm nghiên cứu ứng dụng các thành tựu khoa học và tiến bộ công nghệ trong lĩnh vực ngân hang, vào loại bật nhất của khu vực. Sacombank Cần Thơ hoạt động theo nguyên tắc: - Tự cân đối thu nhập, chi phí, có lãi nội bộ sau khi tính đủ các khoản chi phí và lãi điều hòa vốn nội bộ. - Có bảng cân đối tài khoản riêng. - Được để tồn quỹ qua đêm. Cơ cấu tổ chức: Giám đốc chi nhánh: là người phụ trách và chịu trách nhiệm với tổng giám đốc về kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh. Giám đốc chi nhánh là chức danh thuộc thẩm quyền bổ nhiệm, bãi nhiệm của Hội đồng quản trị ngân hàng. Giám đốc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của chức danh theo sự ủy quyền của Tổng Giám đốc và được phép ủy quyền lại một phần nhiệm vụ, quyền hạn của mình cho cán bộ nhân viên thuộc quyền nhưng vẫn phải chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện của người được ủy quyền thực hiện. Phó giám đốc: có chức năng giúp Giám đốc theo sự ủy quyền của Giám đốc. Phòng hổ trợ kinh doanh: có chức năng quản lý tín dụng, thanh toán quốc tế, và sử lý giao dịch. Phòng doanh nghiệp: Có chức năng quản lý thực hiện chỉ tiêu bán hàng theo các sản phẩm cụ thể; tiếp thị và quản lý khách hàng; chăm sóc khách hàng doanh nghiệp và một số chức năng khác. Phòng cá nhân: Có chức năng và nhiệm vụ tương tự như phòng doanh nghiệp nhưng đối với khách hàng là cá nhân. Phòng giao dịch Giám đốc Phó Giám đốc Phòng Doanh Nghiệp Phòng Cá Nhân Phòng Hổ Trợ Kinh Doanh Phòng Kế Toán & Quỹ Phòng Hành Chánh Bộ phận quản lý tín dụng Bộ phận thanh toán quốc tế Bộ phận xử lý Bộ phận Kế toán Bộ phận Quỹ Bộ phận Thẩm Định Bộ phận thẩm định: thẩm định các hồ sơ cấp tín dụng theo quy trình tín dụng quy định. Sơ đồ 1. Cơ cấu tổ chức của Sacombank Cần Thơ Nguồn: Phòng Hành Chính – Sacombank Cần Thơ Phòng Kế toán & Quỹ: hướng dẫn và hậu kiểm việc hạch toán kế toán đối với các bộ phận khác; đảm nhận công tác thanh toán của Chi nhánh đối với các đơn vị nội bộ và các ngân hàng khác; tổng hợp kế hoạch kinh doanh tài chính toàn Chi nhánh; đồng thời quản lý Chi phí điều hành, quản lý thanh khoản kho quỹ và bảo quản và sử dụng khuôn dấu của Chi nhánh. Phòng hành chánh: thực hiện công tác về quản lý hành chánh, văn thư và nhân sự của Chi nhánh. Phòng giao dịch: có chức năng thực hiện các nghiệp vụ cho vay và huy động tiền gữi, cung cấp các sản phẩm dịch vụ phù hợp theo quy chế quy định của Ngân hàng; tổ chức hạch toán kế toán và bảo quản an toàn kho quỹ; thực hiện công tác tiếp thị phát triến thị phần, bảo vệ thương hiệu, nghiên cứu đề xuất các nghiệp vụ phù hợp theo yêu cầu địa bàn hoạt động. Mạng lưới phân bố Sacombank tại Cần Thơ: Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Sài Gòn Thương Tín Chi nhánh Cần Thơ có trụ sở tại số 34A2 Khu Công nghiệp Trà Nóc, Quận Bình Thủy, TP.Cần Thơ. Chi nhánh hoạt động gồm hệ thống 6 Phòng giao dịch (PGD): PGD 3/2: số 147B, Đường 3/2, phường Hưng Lợi, quận Ninh Kiều, TP.Cần Thơ. PGD An Phú Cần Thơ: 228.C1-228/1Đ, Trần Hưng Đạo, quận Ninh Kiều, TP.Cần Thơ PGD Thốt Nốt: 314 Quốc lộ 91, ấp Long Thạnh A, thị trấn Thốt Nốt, TP.Cần Thơ. PGD Ô Môn: 958/6 Võ Thị Sáu, phường Châu Văn Liêm, quận Ô Môn, TP.Cần Thơ. PGD Cái Khế: Lô K, Trần Văn Khéo, Trung tâm thương mại Cái Khế, phường Cái Khế, quận Ninh Kiều, TP.Cần Thơ. PGD Ninh Kiều: 96-98 Nguyễn Thái Học, phường Tân An, quận Ninh kiều, TP.Cần Thơ. Ngoài ra, Sacombank Cần Thơ hiện đã và đang phủ kín mạng lưới các máy ATM ở khu vực thành phố Cần Thơ, cũng như khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long, đê đáp ứng nhu cầu rút tiền mặt của khách hàng dễ dàng và thuận tiện hơn. Đôi nét về tình hình hoạt đông, kinh doanh của Sacombank Cần Thơ trong những năm qua: Tình hình nguồn vốn: Như đã biết vốn giữ một vai trò vô cùng quan trọng và không thể thay thế trong bất kỳ loại hình hoạt động kinh doanh nào. Một nguồn vốn mạnh sẽ đảm bảo cho mọi hoạt động kinh doanh được thuận lợi và thông suốt. Với tư cách là một chi nhánh cấp 1 của Ngân Hàng Sài Gòn Thương Tín, Sacombank Cần Thơ có thể tự huy động vốn để đáp ứng kịp thời cho công việc kinh doanh của mình. Kiểm soát và điều tiết hiệu quả nguồn vốn được coi là một trong những chính sách quan trọng quyết định sự thành công và phát triển của các ngân hàng. Vì vậy, Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín luôn luôn xác định việc tạo vốn là một khâu quan trọng để xây dựng một mặt bằng ổn định và vững chắc cho các hoạt động kinh doanh. Với chính sách lãi suất linh hoạt, đa dạng hóa các hình thức huy động, và nhiều nổ lực khác trong công tác huy động vốn, Chi nhánh đã có sự tăng trưởng tốt trong trong huy động vốn nhiều năm qua và cơ cấu nguồn vốn cũng có sự thay đổi tích cực. Cụ thể: Về tổng nguồn vốn: Tình hình tổng nguồn vốn của Sacombank Cần Thơ nhìn trung tăng đều qua các năm. Tổng nguồn vốn năm 2007 đạt 871.074 triệu đồng, năm 2008 là 1.039.107 triệu đồng tăng 168.096 triệu đồng tương ứng với mức tăng trưởng 19,30%. Năm 2009, tổng nguồn vốn tăng đáng kể đạt 1.501.460 triệu đồng (tăng 462.353 triệu đồng tương đương 44,50% so với năm 2008 và đạt mức tăng trưởng 73,37% (tăng 630.386 triệu đồng) so với năm 2007). Điều này cho thấy sự phát triển nhanh chóng, vượt bật và bền vững trong hoạt động quản lí kinh doanh của các Chi nhánh và ngân hàng Sacombank Cần Thơ đã tạo được niềm tin và sự tín nhiệm đối với khách hàng trong việc huy động vốn. Về cơ cấu nguồn vốn: vốn huy động và vốn điều chuyển là hai bộ phận quan trọng cấu thành nên tổng nguồn vốn của Sacombank Cần Thơ. Năm 2007 vốn huy động đạt 431.469 triệu đồng (chiếm 49,53% tổng nguồn vốn), năm 2008 vốn huy động đạt 499.275 triệu đồng (chiếm 48,05% tổng nguồn vốn). Sang năm 2009 tỷ trọng vốn huy động trong tổng nguồn vốn tăng đáng kể đạt 786.235 triệu đồng (chiếm 52,36% tổng nguồn vốn). Sự tăng tỷ trọng của vốn huy động trong tổng nguồn vốn là một tín hiệu khả quang, cho thấy sự bớt phụ thuộc vào nguồn vốn điều chuyển, đồng thời lãi suất cho vay của Chi nhánh sẽ cạnh tranh hơn vì vốn huy động có lãi suất thấp hơn vốn điều chuyển. Cụ thể số liệu về nguồn vốn của Ngân hàng được thể hiệu trong bảng sau: Bảng 1. NGUỒN VỐN CỦA SACOMBANK CẦN THƠ QUA 3 NĂM 2007 -2009 ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu 2007 2008 2009 Tăng giảm 2008/2007 Tăng giảm 2009/2008 Số Tiền % Số Tiền % Tổng VHĐ 431.469 499.275 786.235 67.806 15,72 286.960 57,47 Vốn điều chuyển 439.605 539.895 715.225 100.290 22,81 175.33 32,47 Tổng nguồn vốn 871.074 1.039.107 1.501.460 168.096 19,30 462.353 44,50 Nguồn: Phòng Kế Toán & Quỹ - Sacombank Cần Thơ Tình hình sử dụng vốn: Ngân hàng là một ngành kinh doanh đặc biệt, đó là mua bán tiền, tức là huy động vốn phải trả bằng lãi suất và cho vay để thu lãi suất. Vì vậy, việc sử dụng vốn là vấn đề rất quan trọng đòi hỏi các ngân hàng phai luôn biết cân nhất, nhằm đạt đươc hiệu quả sử dụng vốn tối ưu nhất. Bảng 2. TÌNH HÌNH SỬ DỤNG VỐN CỦA SACOMBANK CẦN THƠ TỪ 2007 – 2009 ĐVT: triệu đồng CHỈ TIÊU 2007 2008 2009 Tăng giảm 2008/2007 Tăng giảm 2009/2008 Tuyệt đối % Tuyệt đối % 1. Doanh số cho vay 823.097 963.553 1.163.294 140.456 17,06 199.741 20,73 2. Doanh số thu nợ 790.039 914.874 1.089.258 124.835 15,80 174.384 19,06 3. Dư nợ 205.378 254.057 328.092 48.678 23,70 74.035 29,14 4. Nợ quá hạn 965 1.575 1.772 610 63,18 197 12,48 Nguồn: Phòng Kế Toán & Quỹ - Sacombank Cần Thơ Tình hình sử dụng vốn ở Sacombank Cần Thơ qua các năm mang tín hiệu tốt, năm sau cao hơn năm trước. Cụ thể là: Doanh số cho vay: nhìn trung doanh số cho vay tăng qua các năm, từ mốc 823.097 triệu đồng năm 2007 đã đạt mức 963.553 triệu đồng năm 2008, tăng 140.456 triệu đồng tương ứng với tốc độ tăng trưởng 17,06%. Mặt dù kinh tế năm 2009 gặp nhiêu khó khăn nhưng doanh số cho vay vẫn tăng trưởng khá mạnh và đạt 1.163.294 triệu đồng tăng 199.741 triều đồng, về tương đối là 20,73% so với năm 2008, đó là nhờ nổ lực không ngừng trong việc bắt kiệp chính sách nới lỏng tiền tệ của chính phủ cùng với các gói kích cầu thông qua chính sách hổ trợ lãi suất cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nên các doanh nghiệp tranh thủ thời cơ để vai vốn, điều này làm cho doanh số cho vay của Chi nhánh vẫn tăng cao trong năm 2009 và còn có tốc độ cao hơn năm 2008. Về doanh số thu nợ: doanh số thu nợ là chỉ tiêu đánh giá hiệu quả cho vay của một ngân hàng. Từ bảng số liệu ta thấy, doanh số thu nợ tăng qua các năm thể hiện khả năng thu hồi sau khi cho vay vốn của chi nhánh là rất tốt và ngày càng tăng cao. Năm 2009, Ngân hàng đã thu nợ được 1.089.258 triệu đồng tăng 174.384 triệu đồng tương đương tăng 19,06% so với 2008. Doanh số thu nợ tăng cùng vời doanh số cho vay đã cho thấy công tác thẩm định khách hàng của cán bộ tín dụng có hiệu quả cao. Đồng thời còn phản ánh được hoạt động sản xuất kinh doanh nhờ nguồn vốn tín dụng của người đi vay đạt hiệu quả tương đối cao nên đã đảm bảo thực hiện việc trả nợ cho ngân hàng. Về dư nợ: Do doanh số cho vay đều tăng qua các năm nên tình hình dư nợ của Chi nhánh cũng tăng dều qua các năm. Điều này cho thấy vị thế của Chi nhánh ngày càng được nâng cao, thị phần ngày càng được mở rộng, uy tín ngày một được khẵng định. Hoạt động tín dụng đạt được nhiều bước tiến đáng kể, thu hút được sự quan tâm ngày càng đông đảo của khách hàng, từ người dân cho đến các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Về nợ quá hạn: Nợ quá hạn tại Chi nhánh có tăng nhưng tốc độ tăng đã giảm dần qua các năm. Cụ thể: Năm 2008 nợ quá hạn tăng 610 triệu đồng tương đương tăng 63,18% so với 2007, nhưng sang năm 2009 nợ quá hạn chỉ tăng 197 triệu đồng về tuyệt đối và về tương đối chỉ là 12,48% so với năm 2008 tăng ít lại so với năm 2007. Đây là một chỉ số tương đối an toàn đối với Chi nhánh. Hiện tại, Sacombank Cần Thơ đang ngày càng cố gắng để giảm chỉ số này xuống đến mức tối thiểu, để hướng tới hiểu quả kinh doanh tối ưu nhất. Kết quả hoạt động kinh doanh: Được sự chỉ đạo và hỗ trợ về nhiều mặt của Hội sở Sacombank (đặt tại Thành phố Hồ Chí Minh) cũng như sự chia sẽ lẫn nhau giữa các chi nhánh trong cùng hệ thống, các năm qua, tập thể lãnh đạo, nhân viên của Chi nhánh đã tích cực công tác, vượt qua những khó khăn nhất định để đảm bảo hoạt động kinh doanh có lãi và hoàng thành mục tiêu đề ra . Biểu đồ 2. Doanh thu, Chi phí, Lợi nhuận của Sacombank Cần Thơ (2007 – 2009) Nguồn: Phòng Kế Toán & Quỹ - Sacombank Cần Thơ Trong 3 năm (2007-2009) hoạt động kinh doanh gần đây, Chi nhánh đã thực hiện được mục tiêu tăng trưỡng tốt, đang dần thực hiện một hướng đi tích cực so với sự kỳ vọng ban đầu của Hội sở. Lợi nhuận của Sacombank Cần Thơ tăng đều năm sau cao hơn năm trước. Cụ thể là lợi nhuận đạt được năm 2007 là 15.252 triệu đồng, sang năm 2008 lợi nhuận đạt 16.292 triệu tăng 1.040 triệu đồng, tức tăng 6,8% so với năm 2007. Tổng lợi nhuận của Chi nhánh năm 2009 là 18.205 triệu đồng tăng 1.913 triệu đồng, bằng 111,7% so với năm 2008. Để có được kết quả kinh doanh lý tưởng qua các năm như vậy, tập thể lãnh đạo, cán bộ Chi nhánh đã làm việc tích cực nhằm đem lại thật nhiều doanh thu cho Chi nhánh. Doanh thu của Sacombank Cần Thơ đều tăng qua 3 năm, năm 2007 đạt 104.084 triệu đồng, năm 2008 tăng 14,4% đạt 119.057 triệu đồng. Năm 2009 doanh thu của Chi nhánh tiếp tục tăng, đạt 128.851 triệu đồng tăng 8,2% so với 2008. Để có được sự tăng trưởng tích cực trong doanh thu như vậy, Chi nhánh cũng đã phải sử dụng một lượng không nhỏ chi phí cho các hoạt động của mình. Thu nhập tăng qua các năm cũng đồng nghĩa với việc chi phí cũng theo đó mà tỷ lệ thuận. Tổng chi phí năm 2007 là 88.832 triệu đồng, năm 2008 là 102.765 triệu đồng, tăng 13.933 triệu đồng. Năm 2009 chi phí là 110.646 triệu đồng, tăng 7.881 triệu đồng. Do nhu cầu về tín dụng của khách hàng ngày càng tăng và tương đối cấp bách, nên Chi nhánh đã huy động để mở rộng nguồn vốn lớn qua các năm. Điều này đồng nghĩa với việc chi phí trả lãi sẽ, đồng thời nhằm ngày càng nâng cao chất lượng các dịch vụ cũng như các quan tâm hơn đến chế độ lương bổng cho cán bộ, nhân viên, thu hút và đãi ngộ người tài, có trình độ chuyên môn cao, nên các khoản chi phí ngoài lãi cũng tăng. Bảng 3. KẾT TỔNG KẾT THU NHẬP CỦA SACOMBANK CẦN THƠ TỪ 2007 – 2009 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 2007 2008 2009 So sánh 2008/2007 So sánh 2009/2008 Tuyệt đối % Tuyệt đối % Tổng thu nhập 104.084 119.057 128.851 14.973 14,4 9.794 8,2 Thu nhập từ lãi 99.733 112.173 121.095 12.440 12,5 8.922 8,0 - Thu từ hoạt động tín dụng 99.360 111.780 120.633 12.420 12,5 8.853 7,9 - Thu lãi tiền gửi tổ chức tín dụng 373 393 462 20 5,4 69 17,6 Thu nhập ngoài lãi 4.350 6.884 7.756 2.534 58,3 872 12,7 - Thu dịch vụ thanh toán và quỹ 3.578 4.715 5.443 1.137 31,8 728 15,4 - Thu nhập khác 772 2.169 2.313 1.397 180,1 144 6,6 Về cơ cấu thu nhập của Sacombank Cần Thơ thì chủ yếu thu nhập được đem lại từ lãi tín dụng. Thu nhập từ lãi luôn chiếm tỷ trọng cao trên 90% trong tổng thu nhập của Sacombank qua các năm. Cụ thể năm 2007 thu nhập từ lãi là 99.733 triệu đồng chiếm 95,8% tổng thu nhập. Năm 2008 đạt 112.173 triệu đồng, chiếm 94,2% và năm 2009 đạt 128.851 triệu đồng chiếm 93,9% tổng thu nhập. Ta thấy được hoạt động tín dụng là nguồn đem lại thu nhập chủ yếu cho Chi nhánh. Tuy nhiên, qua các năm, tỷ trọng thu nhập từ tín dụng có phần giảm dần, điều này không có nghĩa là hoạt động tín dụng của Chi nhánh ngày càng kém tầm quan trọng, mà là một tín hiệu đáng chú ý trong việc mở rộng thêm các dịch vụ ngoài tín dụng của Sacombank Cần Thơ. Đây là một sự chuyển mình vô cùng tinh tế của Ngân hàng, vì việc phát triển các dịch vụ thu lợi không những cho thấy Ngân hàng phát triển phù hợp với xu hướng thời đại, đáp ứng nhu cầu thị trường mà còn góp phần làm giảm rủi ro cho ngân hàng, vì các dịch vụ ngân hàng thường ít rủi ro hơn hoạt động tín dụng. Kết quả hoạt động: Những mặt đã làm đươc: Qua những số liệu và việc phân tích ở trên, ta có thể thấy được Ngân hàng đã đạt được những kết quả khá tốt về mặt chất lượng tín dụng. Điều đó thông qua sự trợ vốn kịp thời và có hiệu quả cho nhiều ngành, nhiều dự án quan trọng của các doanh nghiệp. Chi nhánh đã nhận được sự hài lòng của khách hàng đối với hoạt động nghiệp vụ và tạo ra được sự tin tưởng đối với khách hàng cũng như gia tăng về các mối quan hệ của Ngân hàng với các khách hàng trong nước và quốc tế. Với phương châm khách hàng là thượng đế, Sacombank Cần Thơ luôn mang đến cho khách hàng sự thành đạt và thuận tiện với trang thiết bị hiện đại, giờ đây Chi nhánh đã có khả năng đáp ứng được cho khách hàng các loại sản phẩm với chất lượng cao, các dịch vụ của Chi nhánh ngày càng phong phú. Đặc biệt Chi nhánh đã áp dụng dịch vụ chọn gói (từ mở tài khoản, cho vay, mua bán ngoại tệ đến thanh toán xuất nhập khẩu,…) cho khách hàng lớn của mình, điều này đã được đông đảo khách hàng hoan nghênh. Với những chỉ tiêu cụ thể về cho vay, dư nợ tín dụng tăng, nợ quá hạn thấp đã cho thấy hoạt động tín dụng của Sacombank Cần Thơ đang dần được nâng cao chất lượng. Chi nhánh cũng đã rất chú trọng công tác tuyển chọn, đào tạo và đào tạo lại cán bộ. Hiện nay, Chi nhánh có một đội ngũ cán bộ trẽ, năng động với trình độ nghiệp vụ vững vàng, đây là cơ sở để phát triển và hoàn thiện các phương thức tín dụng mà Chi nhánh đang áp dụng, có khả năng đáp ứng được các yêu cầu đối với các phương thức tài trợ phức tạp, đồng thời phát triển các hình thức mới nhằm đa dạng hóa các hình thức dịch vụ của Chi nhánh. Hệ thống trang thiết bị ngày càng hiện đại với số lượng ngày càng tăng tạo điều kiện cho các cán bộ cập nhật thông tin, phân tích thông tin, soạn thảo các văn bảng cũng như tiếp cận với các phương thức mới, các điều luật mới trong hoạt động thanh toán quốc tế. Hạn chế và nguyên nhân Thứ nhất là tín dụng còn mang nặng tính tự phát, chưa được triển khai một cách đồng bộ dẫn đến chất lượng hoạt động nhiều khi chưa cao. Hoạt động tín dụng chưa được xác định một cách rõ nét, các biện pháp hỗ trợ riêng còn đan xen với các hoạt động khác. Nguyên nhân của tình trạng trên là do: Về nhận thức, cho vay tài trợ chưa trải đều và sâu rộng, mang nặng quan niệm Ngân hàng là cho vay Đầu tư xây dựng cơ bản nên nhiều khi chi nhánh vẫn cho rằng khách hàng kinh doanh không phải là đối tượng khách hàng chính của mình. Về con người : lực lượng cán bộ tín dụng để triển khai vừa thiếu, vừa yếu về kinh nghiệm, nghiệp vụ và ngoại ngữ so với yêu cầu Về công cụ thực thi: Mạng lưới thanh toán quốc tế chưa đủ lớn và phù hợp. Ngoài ra, còn một số nguyên nhân khác như sự không định rõ chức năng quản lí giữa các phòng ban, qui chế cho vay xuất khẩu ... Thứ hai, Ngân hàng phải chịu sự cạnh tranh gây gắt, do trên địa bàn có rất nhiều Ngâ hàng thương mại. Trong đó có các ngân hàng lớn, uy tín, mạnh trong tài trợ tín dụng như Vietcombank, Eximbank,… Thứ ba, nguồn vốn chưa đáp ứng yêu cầu: Hiện nay nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu ngày càng cao trong khi ngân hàng chưa có một nguồn vốn lớn, ổn định để đáp ứng nhu cầu này ngân hàng thường phải sử dụng vốn điều chuyển từ Hội sở và các nguồn vốn vay thương mại trên thị trường với lãi cao và thời hạn ngắn. Nguồn vốn huy động từ dân cư và các tổ chức kinh tế chủ yếu là vốn ngắn hạng, số tiền gửi thanh toán chưa cao gây khó khăn trong việc triển khai các dự án tài trợ trung và dài hạn có giá trị lớn. Nguyên nhân của hạn chế này là do nhiều phía: Đối với người gửi tiền họ còn thiếu tin tưởng vào sự ổn định tiền tệ, sự bùng nổ của lạm phát trong những năm trước đây đã tác động đến tâm lý của khách hàng khi đem tiền vào gửi tại ngân hàng. Bởi vậy, họ thường chỉ gửi tiền tại ngân hàng trong thời gian ngắn. Đối với Ngân hàng do mới đi vào hoạt động tín dụng nên chưa tạo được các mối quan hệ lâu dài và ổn định với bạn hàng. Mặt khác, với các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp xuất khẩu nông lâm thuỷ hải sản thường mang tính thời vụ và phụ thuộc khá nhiều vào tự nhiên do đó nhu cầu vốn thường không ổn định gây khó khăn cho việc chuẩn bị vốn của Ngân hàng. Thứ tư, Ngân hàng khó thu hút được khách hàng mới. Do nhiều sản phẩm tài trợ và đầu tư của Sacombank yêu cầu khách hàng phải có kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh ,đều này làm cho các doanh nghiệp mới vào lĩnh vực kinh doanh khó nhận được sự tài trợ, sẽ làm mất đi khách hàng tiềm năng cho Ngân hàng. CHƯƠNG 3 :giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng 3.1. Giải pháp huy động vốn Qua số liệu phân tích ta thấy rằng tình hình huy động vốn giai đọan 2007- 2009 chưa đáp ứng đủ nhu cầu vay của khách hàng do đó phải sử dụng nguồn vốn điều chuyển của hội sở để cho vay. Qua đó ta thấy rằng tình hình huy động vốn của Sacombank Cần Thơ chưa đủ mạnh. Ngân hàng cần hạn chế vốn điều chuyển xuống càng thấp càng tốt. Ngân hàng cần chú trọng quan tâm hơn đến công tác huy động vốn, chủ động khai thác nguồn vốn tại chỗ, góp phần làm cho nguồn vốn hoạt động của ngân hàng thêm dồi dào cho phép ngân hàng chủ động trong việc cho vay đối với các đơn vị kinh tế và dân cư bằng một số giải pháp như: Hoàn thiện các sản phẩm dịch vụ hiện có và phát triển sản phẩm dịch vụ mới để dành thế chủ động trong nền kinh tế đang hội nhập kinh tế quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng, một trong những định hướng để phát triển là hoàn thiện và nâng cao hiệu quả các dịch vụ hiện có, đồng thời phát triển thêm các sản phẩm tài chính ngân hàng hiện đại. Cụ thể: Đa dạng hoá các hình thức huy động như: tiết kiệm hưu trí, tiết kiệm bằng vàng, tiết kiệm gửi góp,... Chi nhánh nên hường xuyên cập nhật tình hình lãi suất trên địa bàn để có chính sách lãi suất linh hoạt phù hợp vói lãi suất thị trường và khung lãi suất theo quy định của Hội sở. Giảm bớt các thủ tục hành chính để giúp khách hàng có cơ hội tiếp cận vốn ngân hàng. Tìm biện pháp tiếp cận và thu hút nguồn vốn huy động của công ty, các doanh nghiệp nhà nước có nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi. Ngân hàng phải giữ mối quan hệ thân thiết với khách hàng truyền thống, đồng thời khai thác khách hàng tiềm năng. Định kỳ tổ chức hội nghị khách hàng để củng cố quan hệ khách hàng nhằm nắm bắt nguyện vọng, tâm tư, và tìm hiểu nhu cầu đòi hỏi của khách hàng từ đó đưa ra các chính sách khách hàng thích hợp. Cần mở rộng công tác tuyên truyền và tiếp thị về huy động vốn để người dân biết được về lãi suất, cũng như hình thức huy động vốn đa dạng của Ngân hàng nhằm thu hút ngày càng nhiều khách hàng. Cần có sự ưu đãi về phí dịch vụ đối với những đơn vị có quan hệ thanh toán thường xuyên và phát sinh cao tạo niềm tin và sự an tâm khi khách hàng đến giao dịch tại ngân hàng. Đời sống ngày càng nâng cao thì càng đòi hỏi sự tiện nghi, nhanh chóng. Vì vậy áp dụng những công nghệ mới chính là đòn bẩy giúp ngân hàng có thể khẳng định vị thế của mình trong môi trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay. Ngân hàng cần mở rộng địa bàn hoạt động đến các thị tứ, góp phần giảm thiểu tình trạng cạnh tranh do tập trung thị phần vào trung tâm thành phố. 3.2 Giải pháp đối phó với tình hình lãi suất tăng cao: Đối với tình hình lãi suất tăng cao sẽ gây không ít khó khăn cho họat động cho vay đặc biệt là khoản cho vay trung và dài hạn. Bởi vì với mức lãi suất cao trong một thời gian dài sẽ là gánh nặng cho người vay và sẽ ảnh hưởng đến khả năng sử dụng vốn của khách hàng do chi phí cao. Nhằm mục đích tránh tình trạng trên và tạo điều kiện cho đôi bên cùng có lợi khi sử dụng vốn thì nên sử dụng lãi suất thị trường. Lãi suất sẽ thay đổi theo lãi suất thị trường khi đó cơ hội cho khách hàng có được lãi suất thấp trong tương lai và khách hàng sẽ vay nhiều hơn. Đây là biện pháp được các ngân hàng sử dụng nhằm đối phó với tình trạng lãi suất tăng cao trong một khoản thời gian ngắn. Ưu điểm của giải pháp này là dể dàng, không có sự phức tạp cũng như phù hợp với đối tượng khách hàng tại khu vực. 3.3 Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng Một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro trong họat động tín dụng như sau: Thường xuyên kiểm tra, giám sát hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng định kỳ hàng tháng, theo dõi tình hình tài sản thế chấp nhằm phát hiện kịp thời những sai phạm của khách hàng so với hợp đồng tín dụng đã ký kết. Như sử dụng vốn sai mục đích, việc sản xuất kinh doanh bị trì trệ, trả lãi không đúng hạn ... Từ đó, cán bộ tín dụng kịp thời phát hiện rủi ro và có biện pháp xử lý kịp thời, tránh tình trạng nợ quá hạn. Cán bộ tín dụng cần kiểm tra cẩn thận các yếu tố, không chỉ kiểm tra cho có lệ, đúng quy định mà phải thăm dò, tham khảo thị trường, môi trường xung quanh doanh nghiệp sản xuất, tài sản thế chấp. Cán bộ tín dụng cần thường xuyên kiểm tra, nhắc nhở, đôn đốc khách hàng trả lãi, nợ gốc đúng hạn. Cán bộ tín dụng nên gọi điện thoại nhắc trước khách hàng một thời gian để khách hàng kịp chuẩn bị đủ tiền trả cho ngân hàng. Ngoài ra, kế ngày nộp tiền nên nhắc nhở khéo khách hàng đến vào giờ đã hẹn. Đây là biện pháp rất hữu hiệu đối với khách hàng do lu bu nhiều việc nên quên hoặc làm lung lay đối với khách hàng chây lỳ không chịu trả nợ. Lực lượng thanh tra phải đủ về số lượng, mạnh về chất lượng, có quyền xử lý kịp thời nghiêm minh các sai phạm trong hoạt động của chi nhánh có nguy cơ dẫn đến rủi ro tín dụng cao. Đồng thời phải chịu trách nhiệm về những quyết định không đúng của mình. Các khoản nợ khó đòi có khả năng thu hồi trong năm thì tiến hành xử lý ngay, kiên quyết thu hồi triệt để và xử lý đến nơi đến chốn. 3.4 giải pháp phát triển mảng sản phẩm thanh toán – thẻ ATM Hiện nay, với doanh số phát hành thẻ của ngân hàng liên tục tăng qua các năm đã cho thấy người dân đã dần chấp nhận việc thanh toán không dùng tiền mặt. Bằng chứng là đại đa số người dân vẫn xem thẻ ATM như là một nơi chỉ để họ cất tiền, khi cần họ rút tiền mặt để sử dụng chứ không dùng thẻ như một phương thức thanh toán. Thói quen này vẫn tồn tại đa phần là do thiếu sự hiểu biết của người dân nhưng đó cũng chính là thiếu sót của ngân hàng bởi vì sau khi phát hành thẻ cho khách hàng, ngân hàng thường chỉ hướng dẫn sơ lược cho khách hàng biết về các chức năng cơ bản của thẻ như cách đăng nhập vào tài khoản, cách xem số dư nhưng chủ yếu chỉ là cách hướng dẫn cách rút tiền, còn về các chức năng khác như chuyển khoản hay thanh toán bằn thẻ vẫn chưa được quan tâm nhiều. Hiện nay ở Cần Thơ trong lĩnh vực thẻ thì ngân hàng Ngoại Thương và Ngân hàng Đông Á là hai ngân hàng chiếm thị phần cao nhất. Do đó, nếu muốn phát triển trong lĩnh vực này ngân hàng cần: Giảm chi phí phát hành và nếu có thể thì mở những đợt phát hành thẻ miễn phí, đặc biệt là phát hành thẻ miễn phí đối với những đối tượng là học sinh, sinh viên và công nhân vì đây là những khách hàng tiềm năng trong tương lai. Nên rút ngắn thời gian và giảm bớt những thủ tục không cần thiết khi phát hành thẻ. Chắc chắn trong một tương lai gần, khi người dân quen với việc sử dụng thẻ thì thẻ ATM sẽ không đơn thuần là chỉ để rút tiền. Hiện nay Sacombank Cần Thơ chỉ có năm sản phẩm thẻ do đó nếu muốn phát triển về mảng thẻ thì ngân hàng cần đa dạng hóa hơn nữa sản phẩm của mình nhằm phục vụ cho từng đối tượng riêng biệt. Ngoài ra thị trường thẻ ATM là thị trường tiềm năng đối với các ngân hàng do đó cần tăng cường những lợi ích thanh toán của thẻ như thanh toán tiền điện, điện thoại, thanh toán qua cửa hàng, siêu thị, khách sạn...đặc biệt phát huy vai trò của thẻ quốc tế vì nhu cầu đi nước ngoài của người dân ngày càng tăng. Vì vậy ngân hàng cần có những chính sách tiếp thị, quảng bá những sản phẩm của mình đến mọi tầng lớp dân cư. Cần đẩy mạnh công tác marketing trên các phương tiện thông tin đại chúng như báo chí, phát thanh, truyền hình...để tìm nguồn khách hàng mới và bên cạnh đó ngân hàng cần lắp đặt thêm một số máy ATM ở những điểm công cộng như siêu thị hay các khu dân cư đông đúc để tạo thuận tiện hơn cho giao dịch của khách hàng. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ KẾT LUẬN Tình hình hoạt động của Sacombank chi nhánh Cần Thơ giai đoạn 2007-2009 có những chuyển biến theo chiều hướng tích cực. Tuy nhiên vẫn còn tồn tại một số mặt hạn chế trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng cũng như trong hoạt động tín dụng trung và dài hạn nói riêng. Thông qua việc phân tích hoạt động tín dụng trung và dài hạn của ngân hàng giai đọan 2007-2009 ta thấy được một số nét nổi bậc cũng như là những nét còn hạn chế như sau: * Những nét nổi bậc chính - Quá trình quản trị rủi ro tín dụng trung và dài hạn tốt. - Tình hình thu nợ có hiệu quả và nợ quá hạn trên tổng dư nợ là rất ít. - Quy mô trong hoạt động tín dụng trung và dài hạn ngày càng mở rộng biểu hiện thông qua tốc độ tăng trưởng hàng năm của doanh số cho vay. - Thông qua tỷ trọng trong cơ cấu cho vay ta thấy rằng chi nhánh đã đi đúng định hướng mà hội sở đã đề ra là chú trọng phát triển mảng doanh nghiệp vừa và nhỏ. * Những mặt còn hạn chế: Tình hình huy động vốn còn yếu, tuy nhiên đã được cải thiện nhưng tốc độ tăng của doanh số cho vay vẫn cao hơn tốc độ tăng của tình hình huy động vốn. Rủi ro trong hoạt động tín dụng trung và dài hạn ngày càng tăng cao do yếu tố kinh tế vĩ mô tác động đến. Để thu hút khách hàng đến giao dịch Sacombank Cần Thơ đã áp dụng mức lãi suất huy động vốn cạnh tranh tương đối cao nên lãi suất cho vay đầu ra cũng tăng tương ứng. Điều này cũng một phần ảnh đến công tác cho vay của ngân hàng. Tốc độ tăng doanh số cho vay giảm trong năm 2009 do biến động của thị trường tác động tiêu cực đến khách hàng vay vốn. Thêm vào đó lãi suất cao nên các khoản vay chứa đựng nhiều rủi ro hơn trong hoạt động tín dụng. Địa bàn hoạt động của Sacombank khá xa đi lại khó khăn nên không ít trở ngại cho việc giám sát quá trình thực hiện vốn vay. KIẾN NGHỊ Thông qua sự tìm hiểu về tình hình hoạt động tín dụng của ngân hàng Sacombank Cần Thơ trong giai đoạn 2007-2009 nhóm em có những ý kiến đề xuất như sau : - Chi nhánh nên tích cực trong việc triển khai các dịch vụ đi kèm hoạt động tín dụng nhằm thu được nhiều lợi nhuận, đồng thời hạn chế được rủi ro có thể xảy ra. Bởi vì trong nền kinh tế thị trường có nhiều diễn biến phức tạp, chúng ta khó có thể kiểm soát hết được hoạt động của khách hàng. Chỉ những khách hàng gắn bó với ngân hàng càng nhiều dịch vụ thì việc kiểm soát tín dụng mới càng chặt chẽ và hiệu quả hơn đặc biệt là mảng tín dụng trung và dài hạn. Sacombank Cần Thơ cần phát huy hơn nữa các sản phẩm đặc trưng của chi nhánh nên đi sâu khai thác, không ngừng hoàn thiện các sản phẩm riêng so với các NHTM khác để khi nhắc tới sản phẩm dịch vụ ngân hàng khách hàng sẽ nhắc đến Sacombank nhiều hơn. Chi nhánh cần tổ chức nhiều hơn nữa các buổi sinh hoạt chuyên đề về các sản phẩm mới của ngân hàng. Khi khách hàng hỏi tới bất kỳ nhân viên nào cũng có thể giải đáp một cách dễ hiểu cho khách hàng biết, tránh tình trạng khách hàng phải hỏi qua nhiều trung gian. Chi nhánh thực hiện chính sách giao dịch một cửa cho khách hàng đến giao dịch. Do đó, chi nhánh nên phát huy hơn nữa điểm mạnh này bằng cách thường xuyên củng cố kiến thức nghiệp vụ chuyên môn cho nhân viên. Từ cung cách phục vụ lẫn trình độ làm việc chuyên nghiệp sẽ tạo được ấn tượng tốt trong lòng mỗi khách hàng. Mặt khác, chi nhánh cần hình thành nên các mối quan hệ thực sự minh bạch, trong sáng, trung thực, đặc biệt là mối quan hệ với khách hàng. Chi nhánh Sacombank Cần Thơ là chi nhánh điển hình, tiêu biểu trong việc tuân thủ các nguyên tắc về giờ giấc làm việc, tác phong ăn mặc, giao tiếp và việc thực hiện các quy chế quy định. Đây là thành công bước đầu trong việc chinh phục khách hàng, tạo dấu ấn đối với khách hàng. Đặc biệt là đối với những khách hàng thường xuyên cần vốn và giao dịch với ngân hàng nhiều.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docPhân tích hoạt động tín dụng ngân hàng Sacombank Cần Thơ.doc
Luận văn liên quan