Đề tài Phân tích hoạt động tín dụng tại Ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long, chi nhánh tại TP Cần Thơ

MỤC LỤC CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU: .1 1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU: .1 1.1.1. Sự cần thiết nghiên cứu: .1 1.1.2. Căn cứ khoa học và thực tiễn: 2 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU: 2 1.2.1. Mục tiêu chung: 2 1.2.2. Mục tiêu cụ thể: 3 1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU: .3 1.3.1. Không gian: 3 1.3.2. Thời gian: .3 1.3.3. Các đối tượng nghiên cứu: .3 CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: 4 2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN: .4 2.1.1. Khái niệm, nguyên tắc, chức năng, ý nghĩa và vai trò tín dụng: 4 2.1.2. Phân loại tín dụng: .7 2.1.3. Một số vấn đề chung về tín dụng: 9 2.1.4. Các chỉ số tài chính đánh giá hiệu quả của hoạt động tín dụng: 12 2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: .14 2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu: 14 2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu: 14 CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN NHÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG CHI NHÁNH CẦN THƠ: .15 3.1. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN NHÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG: 15 3.2. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN NHÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG, CHI NHÁNH CẦN THƠ:15 3.3. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN NHÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG, CHI NHÁNH THÀNH PHỐ CẦN THƠ: 17 3.3.1. Về huy động vốn: .17 3.3.2. Về hoạt động tín dụng: .17 3.4. CƠ CẤU TỔ CHỨC: 18 3.4.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức: .18 3.4.2. Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban: 19 3.5. MỘT SỐ QUY ĐỊNH CỤ THỂ VỀ TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN NHÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG, CHI NHÁNH CẦN THƠ: .22 3.5.1. Nguyên tắc cho vay: .22 3.5.2 Điều kiện cho vay: 23 3.5.3 Đối tượng cho vay: 23 3.5.4. Mức cho vay và thời hạn cho vay: .24 3.5.5. Thủ tục và quy trình cho vay: 24 3.5.6. Kiểm tra giám sát và xử lý vốn vay: 25 3.6. KHÁI QUÁT KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM: .26 3.7. THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN,VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG NĂM 2007: 26 3.7.1. Những thuận lợi: 26 3.7.2. Những khó khăn: 27 3.7.3. Những mục tiêu cần đạt trong năm 2007: 27 CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN NHÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG CHI NHÁNH CẦN THƠ: 29 4.1. PHÂN TÍCH KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN: 29 4.1.1. Phân tích tình hình nguồn vốn huy động: 31 4.1.2. Vốn điều chuyển từ Hội Sở 34 4.1.3. Tài sản nợ khác: .34 4.2. PHÂN TÍCH KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG: .35 4.2.1. Phân tích doanh số cho vay: .37 4.2.2. Phân tích doanh số thu nợ: .40 4.2.3. Tổng dư nợ và nợ quá hạn của ngân hàng: 41 4.3. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ: 44 4.3.1. Phân tích doanh số cho vay: .45 4.3.2. Phân tích doanh số thu nợ: .49 4.3.3. Phân tích dư nợ: .52 4.3.4. Phân tích nợ quá hạn: .54 4.4. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY THEO NGÀNH NGHỀ KINH TẾ: .56 4.4.1. Phân tích doanh số cho vay: .57 4.4.2. Phân tích doanh số thu nợ: .60 4.4.3. Phân tích dư nợ tín dụng: .62 4.4.4. Phân tích nợ quá hạn: .65 4.5. PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH: .66 4.6. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG: 69 4.6.1. Quy mô tín dụng: .69 4.6.2. Hệ số thu nợ: 69 4.6.3. Vòng quay vốn tín dụng: 70 4.6.4. Tỷ lệ tổng dư nợ/Vốn huy động: 70 4.6.5. Tỷ lệ nợ quá hạn: 70 CHƯƠNG 5: NHỮNG BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN NHÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG, CHI NHÁNH TP CẦN THƠ: 71 5.1. NHỮNG BIỆN PHÁP MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG KNIH DOANH: 71 5.1.1. Biện pháp về mở rộng hoạt động tín dụng: 71 5.1.2. Biện pháp về hỗ trợ và trang bị thêm thiết bị công nghệ thông tin: .72 5.1.3. Biện pháp về mở rộng quan hệ với khách hàng: 72 5.1.4. Biện pháp về đa dạng hoá các sản phẩm của ngân hàng: 72 5.2. NHỮNG BIỆN PHÁP NHẰM HẠN CHẾ RỦI RO: .73 5.2.1. Nâng cao trình độ chuyên môn, khả năng nghiệp vụ cho nhân viên: 73 5.2.2. Có kế hoạch hạn chế và xử lý nợ quá hạn: 73 5.3. THÀNH LẬP TỔ THẨM ĐỊNH, TỔ TƯ VẤN: .74 CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ: 75 6.1. KẾT LUẬN: 75 6.2. KIẾN NGHỊ: .76 6.2.1. Về phía Ngân hàng Nhà nước: .76 6.2.2. Đối với Ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL: .76 6.2.3. Đối với các ngành hữu quan: .77 1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU. 1.1.1. Sự cần thiết nghiên cứu. Có thể nói chưa bao giờ nền kinh tế Việt Nam được đặt trong bối cảnh hội nhập rộng rãi như ngày hôm nay. Nhìn lại 10 sự kiện kinh tế lớn của Việt Nam trong năm vừa qua ta thấy nổi bậc những vấn đề nóng bỏng. Từ sự kiện Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại Thế Giới (WTO), tổ chức thành công Hội nghị Diễn đàn hợp tác phát triển kinh tế Châu Á Thái Bình Dương (Hội nghị APEC 14) cho đến việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vượt mốc 101 tỉ USD nền kinh tế Việt Nam được đánh giá là một trong những con hổ đang ẩn mình. Không phải đến hôm nay Việt Nam mới nhận thức được quy luật của việc hội nhập để phát triển nhưng có thể nói đây là mốc quan trọng nhất đánh dấu bước tiến vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam - một cuộc bức phá ngoạn mục để bước chân vào sân chơi toàn cầu một cách tự tin và xứng đáng. Với diện tích gần 138.960 ha, từ xưa, Cần Thơ đã từng được xem là Thủ phủ của miền Tây Nam Bộ, là thành phố trọng điểm của vùng ĐBSCL với những thế mạnh về vị trí địa lí, kinh tế và con người. Ngày nay, cùng với sự phát triển của cả nước, Cần Thơ càng có nhiều điều kiện thuận lợi nhằm trang bị cho mình những thế mạnh về kinh tế, văn hóa, xã hội góp phần đẩy mạnh sự nghiệp Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa đất nước. Trong bối cảnh phát triển chung đó, hệ thống ngân hàng ngày càng phong phú và không ngừng lớn mạnh. Đó thật sự là nhịp cầu nối trong nền kinh tế giữa nơi thừa và nơi thiếu vốn, điều tiết và cung cấp vốn một cách có hiệu quả tạo nên dòng chảy xuyên suốt trong nền kinh tế. Ngân hàng Phát triển nhà cũng nằm trong quy luật đó. Tuy thời gian hoạt động so với những Ngân hàng khác trên địa bàn còn khiêm tốn, song không thể phủ nhận vai trò tích cực của Ngân hàng trong sự phát triển chung của tỉnh Cần Thơ. Huy động vốn và cho vay để hỗ trợ việc xây dựng mới nhà cửa, công trình hoặc sửa chữa nâng cấp nhà ở. Bên cạnh đó Ngân hàng cũng cho vay phục vụ nhu cầu tiêu dùng của cá nhân và một số trường hợp khác. Song với phương châm là không ngừng nâng cao kỹ thuật, trình độ để mở rộng hoạt động, mở rộng địa bàn thì Ngân hàng phải đảm bảo hoạt động có hiệu quả. Trong quá trình thực tập tại Ngân hàng, nhận thấy đây là một vấn đề cần thiết và thiết thực nên em đã chọn đề tài nghiên cứu: “Phân tích hoạt động tín dụng tại Ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL, chi nhánh tại TP Cần Thơ” làm luận văn tốt nghiệp.

pdf91 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2346 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích hoạt động tín dụng tại Ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long, chi nhánh tại TP Cần Thơ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
2,26% tổng doanh số thu nợ, sang năm 2005 là 27,46% và năm 2007 là 26,26%. Có thể nói đây là những năm hoạt động kinh doanh của kinh tế tư nhân đạt được nhiều thành công. Tỉ lệ thu hồi nợ của món vay ngắn hạn luôn cao hơn món vay trung hạn và dài hạn. Qua 3 năm tỉ lệ này đạt từ 74% trở lên đặc biệt năm 2005 và 2006 tỉ lệ này đạt trên 90% do việc sản xuất kinh doanh có hiệu quả, thêm vào đó các nguyên tắc cho vay và đảm bảo vốn vay được thực hiện khá tốt, tài sản cầm cố và thế chấp nhiều, chu kỳ sản xuất knh doanh ngắn nên việc thu hồi nợ được đảm bảo. 4.3.2.4. Kinh tế cá thể. Giống như doanh số cho vay, doanh số thu nợ của kinh tế cá thể qua 3 năm có xu hướng tăng trưởng. Năm 2004, doanh số thu nợ là 342.987 triệu đồng, chiếm 76,64%. Năm 2005 tăng thêm 15.672 triệu đồng hay tăng 4,57% so với năm 2004, chiếm 70,12% doanh số thu nợ, cụ thể là do món vay ngắn hạn giảm 11.123 triệu đồng còn món vay trung hạn và dài hạn tăng lên thêm 26.795 triệu đồng. Năm 2006, doanh số thu nợ là 448.733 triệu đồng, tăng 90.074 triệu đồng hay tăng 25,11% so với năm 2005, chiếm 64,12% tổng doanh số thu nợ. Thực tế cho thấy rằng, mặc dù doanh số thu nợ là có tăng trưởng nhưng tốc dộ tăng trưởng của năm sau thấp hơn so với năm trước. Có được kết quả trên là do thành phần kinh tế cá thể hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả, công tác thẩm định vốn vay, lựa chọn khách hàng cho vay được thực hiện khá tốt. Đánh giá: Qua sự phân tích trên ta thấy doanh số thu nợ của ngân hàng qua 3 năm có sự chuyển biến tích cực trong đó đặc biệt là kinh tế cá thể luôn dẫn đầu với tỉ trọng lần lượt qua 3 năm là: 76,64%, 70,12% và 64,12%. Tiếp theo sau đó là kinh tế tư nhân và kinh tế Nhà Nước. Như vậy việc mở rộng cho vay đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại ngân hàng đã đạt được hiệu quả bước đầu. Khách hàng của doanh nghiệp cho vay là những doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả nên thực hiện đúng thời hạn trả nợ cho ngân hàng, tạo được uy tín với ngân hàng. Riêng về phía ngân hàng, do thay đổi tỉ trọng cho vay đối với các thành phần kinh tế phù hợp với xu hướng phát triển chung trong nền kinh tế, phân tán được rủi ro, chỉ tập trung vào cho vay đối với những doanh nghiệp hoạt động hiệu quả nên việc thu hồi nợ cũng có phần thuận lợi hơn. Việc tăng cường cho vay ngắn hạn đã góp phần mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng. 4.3.3. Phân tích dư nợ. Việc đi sâu vào nghiên cứu dư nợ tín dụng cũng sẽ giúp chúng ta hình dung được hiệu quả của hoạt động tín dụng tại Ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL chi nhánh Tp Cần Thơ. Bảng 8: DƯ NỢ THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ TẠI NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM (2004-2006) Đơn vị tính: Triệu đồng Chênh Lệch Chỉ Tiêu 2004 2005 2006 2005 so với 2004 2006 so với 2005 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) 1. KTNN 85.141 13,43 77.771 11,98 82.239 12,29 (7.370) (8,66) 4.468 5,75 Ngắn hạn 50.848 54.640 15.122 3.792 7,46 (39.518) (72,32) Trung, dài hạn 34.293 23.131 67.117 (11.162) (32,55) 43.986 190,16 3. KTTN 121.290 19,13 79.838 12,29 83.583 12,49 (41.452) (34,18) 3.745 4,69 Ngắn hạn 105.157 61.652 62.271 (43.505) (41,37) 619 1,00 Trung, dài hạn 16.133 18.186 21.312 2.053 12,73 3.126 17,19 4. KTCT 427.485 67,44 491.800 75,73 503.534 75,23 64.315 15,04 11.734 2,39 Ngắn hạn 195.587 263.905 279.947 68.318 34,93 16.042 6,08 Trung, dài hạn 231.898 227.895 223.587 (4.003) (1,73) (4.308) (1,89) Tổng Cộng 633.916 100 649.409 100 669.356 100 15.493 2,44 19.947 3,07 (Nguồn: Phòng Nghiệp vụ kinh doanh NH PTN ĐBSCL-Cần Thơ) 4.3.3.1. Kinh tế Nhà nước. Dư nợ đối với thành phần kinh tế này qua 3 năm đều chiếm tỉ trọng trên 10%, cụ thể qua 3 năm như sau: Năm 2004 là 13,43% tổng dư nợ đối với các thành phần kinh tế, năm 2005 là 11,98% và sang năm 2006 là 12,29% trong đó dư nợ tín dụng ngắn hạn cao hơn dư nợ vay trung và dài hạn ở năm 2004 và 2005, chỉ đến năm 2006 mới có sự thay đổi, dư nợ vay trung, dài hạn tăng lên ở con số là 67.117 triệu đồng trong khi dư nợ ngắn hạn chỉ có 15.122 triệu đồng. Năm 2005, mức dư nợ tín dụng giảm 7.370 triệu đồng hay giảm 8,66% so với năm 2004. Nguyên nhân chủ yếu là do doanh số cho vay ở thành phần kinh tế này giảm mạnh từ cho vay ở mức 76.940 triệu đồng trong năm 2004 giảm xuống còn 5.000 triệu đồng ở năm 2005. Năm 2006 dư nợ tăng thêm 4.468 triệu đồng hay tăng 5,75% so với năm 2005 do doanh số cho vay ở năm 2006 tăng mạnh là 71.748 triệu đồng. Nhìn chung dư nợ qua 3 năm là không ổn định do doanh số cho vay và doanh số thu nợ không ổn định qua các năm. 4.3.3.2. Kinh tế tập thể. Như đã biết, kinh tế tập thể rất ít vay ở ngân hàng cho nên trong 3 năm từ 2004 đến 2006 hoàn toàn không có dư nợ đối với thành phần kinh tế này. 4.3.3.3. Kinh tế tư nhân. Thành phần này cũng có dư nợ không đều qua các năm, sự tăng và giảm này phụ thuộc vào doanh số cho vay và doanh số thu nợ. Dư nợ năm 2004 là 121.290 giảm xuống ở năm 2005 là 79.838 triệu đồng rồi lại tăng lên ở năm 2006 là 83.583 triệu đồng. 4.3.3.4. Kinh tế cá thể. Đây là thành phần kinh tế được nhà nước chú trọng cho vay trong thời gian qua và những năm tiếp theo. Điều này thể hiện qua doanh số cho vay, doanh số thu nợ và dư nợ luôn đứng đầu so với những thành phần khác tại ngân hàng. Năm 2005 dư nợ tăng hơn năm 2004 là 64.315 triệu đồng hay tăng 15,04%. Sang năm 2006 dư nợ lại tiếp tục tăng thêm 11.734 triệu đồng hay tăng 2,39% so với năm 2005. 4.3.4. Phân tích nợ quá hạn. Bảng 9: NỢ QUÁ HẠN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ TẠI NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM (2004-2006) Đơn vị tính: Triệu đồng Chênh Lệch Chỉ Tiêu 2004 2005 2006 2005 so với 2004 2006 so với 2005 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % 1. Kinh tế Nhà nước 85.141 13,43 77.771 11,98 82.239 12,29 (7.370) (8,66) 4.468 5,75 NQH ngắn hạn 16 16 100 (16) (100) NQH trung, dài hạn 3. Kinh tế tư nhân 121.290 19,13 79.838 12,29 83.583 12,49 (41.452) (34,18) 3.745 4,69 NQH ngắn hạn 1.671 2.701 1.635 1.030 61,64 (1.066) (39,47) NQH trung, dài hạn 1.970 2.232 1.798 262 13,30 (434) (19,44) 4. Kinh tế cá thể 427.485 67,44 491.800 75,73 503.534 75,23 64.315 15,04 11.734 2,39 NQH ngắn hạn 454 454 2.079 1.625 357,93 NQH trung, dài hạn 9.934 9.934 10.997 1.063 10,70 Tổng Cộng 633.916 100 649.409 100 669.356 100 15.493 2,44 19.947 3,07 (Nguồn: Phòng Nghiệp vụ kinh doanh NH PTN ĐBSCL-Cần Thơ) 4.3.4.1. Kinh tế Nhà nước. Trong năm 2005 thì xuất hiện nợ quá hạn của thành phần kinh tế Nhà nước với số tiền là 16 triệu đồng, mặc dù đây là số tiền nhỏ nhưng nó cũng góp phần làm giảm đi hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Sang năm 2006 thì hoàn toàn không còn nợ quá hạn, mặt hạn chế này của năm 2005 đã được khắc phục, chứng tỏ công tác thu hồi nợ được tiến hành tốt. 4.3.4.2. Kinh tế Tập thể. Đối với thành phần kinh tế này thì hầu như Ngân hàng ít cho vay trong những năm gần đây và do đó cũng không có nợ quá hạn. 4.3.4.3. Kinh tế Tư nhân. Xét về nợ quá hạn, năm 2004 nợ quá hạn của kinh tế Tư nhân là 121.290 triệu đồng, chiếm 19,13% tổng nợ quá hạn trong năm, đứng thứ 2 so với các thành phần kinh tế trong đó nợ quá hạn ngắn hạn là 1.671 triệu đồng và nợ quá hạn trung và dài hạn là 1.970 triệu đồng. Đến năm 2005, nợ quá hạn tiếp tục tăng cao ở vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn với con số cụ thể là 2.701 triệu đồng và 2.232 triệu đồng. Nợ quá hạn năm 2005 chiếm 12,29% tổng nợ quá hạn trong năm, giảm 41.452 triệu đồng hay giảm 34,18% so với năm 2004. Năm 2006, nợ quá hạn là 83.583 triệu đồng chiếm 12,49 % tổng nợ quá hạn trong năm trong đó nợ quá hạn hạn ngắn hạn là 1.635 triệu đồng, nợ quá hạn trung và dài hạn là 21.312 triệu đồng. Việc tồn tại nợ quá hạn là một thực tại khách quan tại ngân hàng, song không vì thế mà lơ là trong việc quản lý việc thu hồi vốn nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tại ngân hàng ngày một tốt hơn. 4.3.4.4. Kinh tế Cá thể. Về nợ quá hạn thì trong 3 năm liền nợ quá hạn dài hạn bao giờ cũng chiếm một tỉ trọng cao hơn nợ quá hạn ngắn hạn. Cụ thể nợ quá hạn qua 3 năm là 427.485 triệu đồng, 491.800 triệu đồng và 503.534 triệu đồng chiếm tỉ trọng lần lượt là 67,44%, 75,73% và 75,23%. Nợ quá hạn trung và dài hạn luôn cao hơn của ngắn hạn và rủi ro nhiều hơn, nguyên nhân là do một số cá thể sản xuất kinh doanh không đạt hiệu quả dẫn đến thua lỗ, một số khác lại chịu tác động ảnh hưởng của thiên tai, dịch bệnh đặc biệt là dịch cúm gia cầm diễn ra ở khắp nơi, họ khó trả nợ đúng hạn, chính vì vậy mà nợ quá hạn tăng cao trong 3 năm này. Đánh giá: Trong bối cảnh hàng loạt các ngân hàng và chi nhánh ra đời và cạnh tranh nhau khốc liệt thì bất kỳ một dấu hiệu xấu nào cũng đáng lo ngại. Doanh số cho vay của ngân hàng cao nhưng nhưng cũng phải quan tâm đến nợ quá hạn. Hơn ai hết, cán bộ tín dụng là những người không muốn xảy ra trường hợp này vì họ là người chịu trách nhiệm trước tiên đối với nợ quá hạn. Ở năm 2005 và 2006, nợ quá hạn trung và dài hạn vượt mức 3%. Đây là điều cần phải chú ý. Chất lượng tín dụng của ngân hàng phần nào bị giảm sút 4.4. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY THEO NGÀNH NGHỀ KINH TẾ Ngoài việc phân loại tín dụng theo thành phần kinh tế, Ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL chi nhánh Tp Cần Thơ còn phân loại theo ngành nghề kinh tế. Đây cũng là cơ sở để làm căn cứ cho vay đối với ngân hàng bởi vì dựa vào việc phân tích này ngân hàng có thể xác định được ngành nào đang phát triển, thông qua đó sẽ có thái độ đúng đắn trong việc cho vay. Ngày nay, nền kinh tế đất nước đã hội nhập nên tốc độ phát triển cao, các ngành nghề kinh tế cũng theo đó mà phát triển, cho nên mỗi ngành nghề đều có thế mạnh riêng của mình. Phân tích tín dụng theo ngành nghề kinh tế sẽ cho ta hiểu thêm về hoạt động tín dụng tại ngân hàng cũng như những rủi ro mà nó mang lại. 4.4.1. Doanh số cho vay Bảng 10: DOANH SỐ CHO VAY THEO NGÀNH NGHỀ KINH TẾ QUA 3 NĂM (2004-2006). Đơn vị tính: Triệu đồng 2004 2005 2006 Chênh Lệch Chỉ Tiêu 2005 so với 2004 2006 so với 2005 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) 1. CNCB 58.333 9,12 78.058 14,81 159.379 22,14 19.725 33,81 81.321 104,18 Ngắn hạn 57.269 67.409 156.299 10.140 17,71 88.890 131,87 Trung, dài hạn 1.064 10.649 3.080 9.585 900,85 (7.569) (71,08) 2. Xây dựng 248.266 38,83 108.047 20,50 249.027 34,60 (140.219) (56,48) 140.980 130,48 Ngắn hạn 138.981 43.464 33.380 (95.517) (68,73) (10.084) (23,20) Trung, dài hạn 109.285 64.583 215.647 (44.702) (40,90) 151.064 233,91 3. Thương nghiệp 287.610 44,99 239.538 45,46 171.919 23,89 (48.072) (16,71) (67.619) (28,23) Ngắn hạn 253.931 179.707 162.994 (74.224) (29,23) (16.713) (9,30) Trung, dài hạn 33.679 59.831 8.925 26.152 77,65 (50.906) (85,08) 4. Ngành khác 45.124 7,06 101.321 19,23 139.416 19,37 56.197 124,54 38.095 37,60 Ngắn hạn 40.519 69.756 108.636 29.237 72,16 38.880 55,74 Trung, dài hạn 4.605 31.565 30.780 26.960 585,45 (785) (2,49) TỔNG CỘNG 639.333 100 526.964 100 719.741 100 (112.369) (17,58) 192.777 36,58 (Nguồn: Phòng Nghiệp vụ kinh doanh NH PTN ĐBSCL) 4.4.1.1. Công nghiệp chế biến. Doanh số cho vay đối với ngành công nghiệp chế biến qua 3 năm nhìn chung là không cao, chỉ chiếm một tỉ trọng tương đối. Năm 2004 là 9,12%, đến năm 2005 là 14,81% và năm 2006 là 22,14%. Các ngành chủ yếu là công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm, công nghệp chế biến thủy hải sản và một số ngành truyền thống khác của ngân hàng. Mặc dù vậy ta nhận thấy con số này tăng lên qua 3 năm. Từ năm 2004 là 58.333 triệu đồng và đến năm 2005 đã tăng lên 78.057 triệu đồng và đến năm 2006 đã là 159.379 triệu đồng. Năm 2005 tăng 19.725 triệu đồng hay tăng 33,81% so với năm 2004; năm 2006 tăng 81.321 triệu đồng hay tăng 104,18%. Qua đó ta thấy tốc độ tăng của năm sau cao hơn năm trước. Kết quả đó là do phía ngân hàng đã tích cực và chủ động cho vay mở rộng ra nhiều ngành nghề kinh tế, không còn bó hẹp trong một ngành cố định là đơn vị xây dựng. Hơn nữa, công nghiệp chế đang là ngành phát triển và được quan tâm đầu tư, thu hút nhiều đối tượng tham gia sản xuất kinh doanh. 4.4.1.2. Xây dựng Mặc dù ngành xây dựng không còn chiếm vị trí độc tôn trong cơ cấu ngành nghề cho vay của chi nhánh nhưng nhìn chung doanh số cho vay đối với ngành nghề này vẫn khá cao bởi ngân hàng phát triển nhà là ngân hàng chuyên cho vay để phục vụ nhu cầu xây dựng, sửa chữa, nâng cấp nhà ở và cơ sở hạ tầng nhằm góp phần vào sự nghiệp phát triển đất nước. Tuy nhiên do có sự thay đổi trong cơ cấu cho vay cũng như sự cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng trên cùng đại bàn cho nên doanh số này không đều qua các năm. Trong năm 2004 doanh số đối với ngành kinh tế này là 248.266 triệu đồng chiếm 38,83% nhưng đến 2005 giảm còn 108.147 triệu đồng, chiếm 20,50%, nghĩa là giảm đi 140.219 triệu đồng. Đầu năm 2004 Cần Thơ trở thành Thành Phố trực thuộc Trung Ương, do vậy trước đó chi phí để đầu tư xây dựng và mở rộng cơ sở hạ tầng là rất lớn, doanh số cho vay để bổ sung vật tư thiết bị thi công lớn, nhưng đến năm 2005 thì tốc độ giảm xuống, nhu cầu xây dựng vẫn còn nhưng không cao cho nên doanh số cho vay ở năm 2005 bị giảm xuống. Năm 2006, doanh số cho vay là 249.027 triệu đồng, tăng 140.980 triệu đồng hay tăng 130,48% so với năm 2005. Trong năm này tốc độ tăng trưởng kinh tế khá, người dân có nhu cầu xây dựng và sửa chữa nhà ở thêm vào đó là các công trình xây dựng dài hạn xuất hiện nhiều hơn do đó mà doanh số cho vay lại tăng lên ở năm 2006. 4.4.1.3. Thương nghiệp Doanh số cho vay luôn cao hơn những ngành khác. Tỉ trọng này ở năm 2004 là 44,99%, năm 2005 là 45,46% và năm 2006 là 23,89%, Như vậy so với năm 2004 thì năm 2005 tăng 0,47% về tỉ trọng nhưng lại giảm 48.072 triệu đồng trong đó vay ngắn hạn là 179.707 triệu đồng, vay trung và dài hạn là 59.831 triệu đồng. So với năm 2005 thì năm 2006 giảm 67.619 triệu đồng hay 28,23% và doanh số cho vay ngắn hạn vẫn chiếm tỉ trọng cao hơn. Doanh số cho vay trung và dài hạn thấp hơn so với doanh số cho vay ngắn hạn ngắn hạn, khách hàng chủ yếu là các doanh nghiệp tư nhân, các thể hay hộ kinh doanh. Trong những năm gần đây doanh số cho vay đối với các ngành này luôn chiếm trên 75%. Cho vay những khách hàng này sẽ hạn chế được rủi ro vì ngân hàng thường cho vay theo hình thức cầm cố giấy tờ có giá do đó ít bị chênh lệch giá khi phát mãi như những hình thức khác. 4.4.1.4. Cho vay đối với những ngành khác. Các ngành này bao gồm nhà hàng, khách sạn nông lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, thông tin liên lạc, tiêu dùng và cho vay phục vụ cá nhân. Trong các ngành thì ngành thủy sản chứa đựng nhiều rủi ro hơn cả do chịu ảnh hưởng của thiên tai và thời tiết thất thường. Cho vay phục vụ tiêu dùng tương đối cao do đời sống của người dân đã được nâng lên, họ chú trọng hơn đến chất lượng cuộc sống. Nhà hàng, khách sạn, kho bãi, thông tin liên lạc cũng tăng qua 3 năm nhưng tập trung nhất vẫn là cho vay ngắn hạn. Năm 2004, doanh số cho vay là 45.124 triệu đồng, chiếm 7,06%, sang năm 2005 là 101.321 triệu đồng tăng hơn năm 2004 là 56.197 triệu đồng hay 124,54%. Sang năm 2006 là 139.416 triệu đồng, tăng hơn năm 2005 là 38.095 triệu đồng hay 37,60%. Cho vay ngắn hạn luôn cao hơn trung và dài hạn nhằm hạn chế rủi ro và tăng khả năng quay vòng vốn cho ngân hàng, tạo điều kiện trả nợ cho khách hàng. Đánh giá: Nhìn chung, doanh số cho vay của ngân hàng chủ yếu là đối với các ngành như thương nghiệp, xây dựng, công nghiệp chế biến. Dù ở năm 2005 doanh số cho vay có giảm xuống là 526.964 triệu đồng nhưng đến năm 2006 doanh số lại tăng lên là 719.741 do những biến động trên thị trường như giá vàng, dịch cúm gia cầm đã được khắc phục 4.4.2. Phân tích doanh số thu nợ. Bảng 11: DOANH SỐ THU NỢ THEO NGÀNH NGHỀ KINH TẾ TẠI NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM (2004-2006) Đơn vị tính: Triệu đồng Chênh Lệch Chỉ Tiêu 2004 2005 2006 2005 so với 2004 2006 so với 2005 Số Tiền Tỷ trọng (%) Số Tiền Tỷ trọng (%) Số Tiền Tỷ trọng (%) Số Tiền Tỷ trọng (%) Số Tiền Tỷ trọng (%) 1. CNCB 48.758 10,90 61.626 12,05 146.862 20,99 12.868 26,39 85.236 138,31 Ngắn hạn 47.859 51.647 143.725 3.788 7,91 92.078 178,28 Trung, dài hạn 899 9.979 3.137 9.080 1010,01 (6.842) (68,56) 2. Xây dựng 151.601 33,88 159.566 31,20 237.010 33,87 7.965 5,25 77.444 48,53 Ngắn hạn 46.125 64.522 84.511 18.397 39,89 19.989 30,98 Trung, dài hạn 105.476 95.044 152.499 (10.432) (9,89) 57.455 60,45 3. Thương nghiệp 230.561 51,52 247.058 48,30 203.673 29,10 16.497 7,16 (43.385) (17,56) Ngắn hạn 178.686 179.809 155.882 1.123 0,63 (23.927) (13,31) Trung, dài hạn 51.875 67.249 47.791 15.374 29,64 (19.458) (28,93) 4. Ngành khác 16.604 3,71 43.221 8,45 112.249 16,04 26.617 160,30 69.028 159,71 Ngắn hạn 14.198 35.753 100.047 21.555 151,82 64.294 179,83 Trung, dài hạn 2.406 7.468 12.202 5.062 210,39 4.734 63,39 TỔNG CỘNG 447.524 100 511.471 100 699.794 100 63.947 14,29 188.323 36,82 (Nguồn: Phòng Nghiệp vụ kinh doanh NH PTN ĐBSCL-Cần Thơ) 4.4.2.1. Ngành công nghiệp chế biến Xét về cơ cấu thì ngành công nghiệp chế biến có doanh số thu nợ phù hợp với doanh số cho vay hơn những ngành khác và tăng đều đặn qua các năm. Giữ vững và phát huy dấu hiệu này sẽ làm cho hoạt động tín dụng của ngân hàng tăng lên. Năm 2004, doanh số thu nợ là 48.758 chiếm 10,90% tổng doanh số thu nợ, năm 2005 doanh số thu nợ là 61.626 triệu đồng, tăng 12.868 triệu đồng hay tăng 26,39% so với năm 2004, chiếm 12,05% tổng doanh số thu nợ. Năm 2006 là 146.862 triệu đồng tăng 85.236 triệu đồng hay tăng 138,31%so với năm 2005, chiếm 20,99% doanh số thu nợ. Công nghệp chế biến là ngành nghề đang phát triển trong nền kinh tế. Các khách hàng thuộc ngành này ngày càng tỏ ra làm ăn có hiệu quả, nhu cầu vốn nhiều nhưng cũng đảm bảo trả nợ khi đến hạn, tập trung chủ yếu là ở vay ngắn hạn. 4.4.2.2. Ngành xây dựng. Doanh số thu nợ qua các năm tăng nhưng không tương xứng với doanh số cho vay. Năm 2004, doanh số thu nợ là 151.601 triệu đồng, chiếm 33,88% tổng doanh số thu nợ các ngành nghề, năm 2005 là 159.566 triệu đồng tăng hơn năm 2004 là 7.965 triệu hay tăng 5,25% chiếm 31,20% tổng doanh số thu nợ. Như vậy mặc dù doanh số thu nợ năm 2005 có tăng lên nhưng lại chiếm tỉ trọng thấp hơn so với năm 2004. Năm 2006 doanh số thu nợ tiếp tục tăng lên là 237.010 triệu tăng 77.444 triệu đồng hay tăng 48,53% so với năm 2005. Doanh số thu nợ của ngành xây dựng tập trung chủ yếu ở vay trung và dài hạn. 4.4.2.3. Ngành thương nghiệp Luôn có xu hướng cao hơn các ngành khác. Như đã nêu ở các phần trước, thương nghiệp là ngành khá phát triển, hoạt động lại có hiệu quả nên khả năng trả nợ của khách hàng là rất cao. Năm 2004, doanh số thu nợ là 230.561 triệu đồng, chiếm 51,52% tổng doanh số thu nợ các ngành nghề trong đó doanh số thu nợ vay ngắn hạn chiếm đến 178.686 triệu đồng. Năm 2005, doanh số thu nợ là 247.058 triệu đồng, tăng 16.497 triệu đồng hay tăng 7,16%, chiếm 48,30%. Tuy so về số tương đôi thì doanh số thu nợ năm 2005 có cao hơn nhưng tỉ trọng thì thấp hơn năm 2004. Năm 2006 doanh số thu nợ có phần giảm so với 2 năm đầu với số tiền là 203.673 triệu đồng, chiếm 29,10% tổng doanh số thu nợ trong năm. Doanh số thu nợ năm 2006 có phần giảm là do doanh số cho vay ở năm trước đã giảm xuống, đến kỳ hạn trả nợ thì số tiền thu hồi lại không cao hơn năm trước. Tuy nhiên nhìn chung thì doanh số thu nợ ngành thương nghiệp vẫn chiếm một tỉ trọng cao chứng tỏ doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả, công tác thu nợ của ngân hàng đối với ngành này là tốt trong đó doanh số thu nợ ngắn hạn luôn cao hơn, chiếm trên 72% do đặc điểm của ngành là vòng quay vốn nhanh. 4.4.2.4. Các ngành khác. Trong 3 năm qua, công tác thu nợ của ngân hàng đối với các ngành khác này có bước chuyển biến tích cực. Từ năm 2004 doanh số thu nợ chỉ là 16.604 triệu đồng, qua năm 2005 là 43.221 triệu đồng và đến năm 2006 đã đạt đến 112.249 triệu đồng, chiếm tỉ trọng lần lượt qua 3 năm là 3,71%, 8,45% và 16,04%. Tốc độ tăng của doanh số thu nợ cho thấy khách hàng của ngành này có uy tín, trả nợ đúng thời hạn do đó nguồn thu nợ tương đối chắc chắn. Các tài sản được họ thế chấp là những tài sản có giá trị lớn hơn số tiền mà họ vay cho nên giảm được rủi ro. Đánh giá: Qua việc phân tích cho thấy doanh số thu nợ của Ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL chi nhánh Tp Cần Thơ theo các ngành nghề kinh tế là tăng ổn định qua các năm với tổng doanh số thu nợ qua các năm là 447.524 triệu đồng, 511.471 triệu đồng và 699.794 triệu đồng. Doanh số này tăng liên tục qua các năm chứng tỏ công tác thẩm định vốn vay, giám sát việc sử dụng vốn và đôn đốc việc trả nợ được cán bộ tín dụng thực hiện tốt, vòng quay vốn được luân chuyển nhanh đáp ứng nhu cầu vốn cho nền kinh tế. 4.4.3. Phân tích dư nợ Tín dụng. Bảng 12: DƯ NỢ TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM (2004-2006) Đơn vị tính: Triệu đồng CHÊNH LỆCH CHỈ TIÊU 2004 2005 2006 2005 so với 2004 2006 so với 2005 Số Tiền Tỷ trọng (%) Số Tiền Tỷ trọng (%) Số Tiền Tỷ trọng (%) Số Tiền % Số Tiền Tỷ tọng (%) 1. CNCB 31.269 4,93 47.701 7,35 60.218 9,00 16.432 52,55 12.517 26,24 Ngắn hạn 27.804 43.566 56.140 15.762 56,69 12.574 28,86 Trung, dài hạn 3.465 4.135 4.078 670 19,34 (57) (1,38) 2. Xây dựng 340.238 53,67 288.719 44,46 300.736 44,93 (51.519) (15.14) 12.017 4,16 Ngắn hạn 126.564 105.506 54.375 (21.058) (16,64) (51.131) (48,46) Trung, dài hạn 213.674 183.213 246.361 (30.461) (14,26) 63.148 34,47 3. Thương nghiệp 217.533 34,32 210.013 32,34 178.259 26,63 (7.520) (3,46) (31.754) (15,12) Ngắn hạn 161.715 161.613 168.725 (102) (0,06) 7.112 4,40 Trung, dài hạn 55.818 48.400 9.534 (7.418) (13,29) (38.866) (80,30) 4. Ngành khác 44.876 7,08 102.976 15,86 130.143 19,44 58.100 129,47 27.167 26,38 Ngắn hạn 35.509 69.512 78.101 34.003 95,76 8.589 12,36 Trung, dài hạn 9.367 33.464 52.042 24.097 257,25 18.578 55,52 Tổng Cộng 633.916 100 649.409 100 669.356 100 15.493 2,44 19.947 3,07 (Nguồn: Phòng Nghiệp vụ kinh doanh NH PTN ĐBSCL-Cần Thơ) 4.4.3.1. Ngành công nghiệp chế biến. Công nghiệp chế biến là ngành có dư nợ thấp nhất tại Ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL chi nhánh Tp Cần Thơ. Mặc dù qua 3 năm dư nợ có tăng lên nhưng vẫn chiếm một tỉ trọng nhỏ. Năm 2004 dư nợ là 31.268 triệu đồng, chiếm 4,93% tổng dư nợ của cả năm trong đó dư nợ ngắn hạn là 27.804 triệu đồng. Năm 2005, dư nợ là 47.701 triệu đồng, tăng 16.432 triệu đồng hay tăng 52,55% so với năm 2004, chiếm 7,35% tổng dư nợ trong năm trong đó chủ yếu là dư nợ ngắn hạn với số tiền là 43.566 triệu đồng cao hơn dư nợ trung và dài hạn là 4.135 triệu đồng. Năm 2006 dư nợ là 60.218 triệu đồng tăng 12.517 triệu đồng hay tăng 26,24% so với năm 2005 trong đó dư nợ ngắn hạn là 56.140 triệu đồng. Dư nợ tăng lên qua 3 năm là do hoạt động tín dụng tại Ngân hàng được mở rộng cùng với sự phát triển của xã hội ngày càng phát triển. 4.4.3.2. Ngành xây dựng Xây dựng là ngành có dư nợ cao nhất trong các ngành qua 3 năm cụ thể biến động như sau: năm 2004 dư nợ là 340.730 triệu đồng, năm 2005 là 288.719 triệu đồng, năm 2006 là 300.730 triệu đồng chiếm tỉ trọng lần lượt qua 3 năm như sau, năm 2004 là 53,67%, năm 2005 là 44,46% và năm 2006 là 44,93%. So với năm 2004 thì dư nợ của năm 2005 giảm 8,74% hay tương ứng là 51.519 triệu đồng. So với năm 2005 dư nợ lại tăng lên là 12.017 triệu đồng hay tăng 4,16%. Khả năng thẩm định là yếu tố quan trọng, do đó thẩm định phải đúng và chính xác để góp phần giảm thiểu nợ quá hạn. Việc sử dụng vốn không hiệu quả cũng là một nguyên nhân làm cho nợ quá hạn tăng lên, do đó có sự sai lệch về thời gian thu nợ và trả nợ. 4.4.3.3. Ngành thương nghiệp. Thương nghiệp là ngành có dư nợ xếp thứ 2 trong cơ cấu ngành. Dư nợ qua 3 năm cụ thể như sau: Năm 2004, dư nợ là 217.533 triệu đồng, chiếm 34,32% tổng dư nợ trong năm. Năm 2005 dư nợ có phần giảm xuống nhưng không nhiều với số tiền là 210.013 triệu đồng, chỉ giảm 7520 triệu đồng hay 3,46% so với năm 2004, chiếm 32,34% tổng dư nợ trong năm. Con số này lại tiếp tục giảm ở năm 2006 với 178.259 triệu đồng, chiếm 26,63% tổng dư nợ trong năm. So với năm 2005 thì dư nợ giảm đi 31.754 triệu đồng. Dư nợ qua 3 năm giảm liên tục. Chúng ta thấy do doanh số cho vay giảm dần qua 3 năm từ 287.610 triệu đồng năm 2004 xuống còn 171.919 triệu đồng ở năm 2006, còn doanh số thu nợ thì lại tương đối ổn định và cao, luôn đạt trên 200.000 triệu đồng vì vậy mà dư nợ có xu hướng giảm. 4.4.3.4. Các ngành khác. Qua bảng số liệu ta có thể nhận ra rằng dư nợ đối với các ngành khác được xếp thứ 2 trong cơ cấu ngành và có xu hướng tăng dần qua 3 năm. Năm 2004 dư nợ là 44.876 triệu đồng, chiếm 7,08 % tổng dư nợ tổng dư nợ trong năm. Sang năm 2005 dư nợ là 102.976 triệu đồng, tăng 58.100 triệu đồng hay tăng 129,47% so với năm 2004. Sang năm 2006 dư nợ là 130.143 triệu đồng chiếm 19,44% trong cơ cấu ngành, tăng 27.167 triệu đồng hay tăng 26,38% so với năm 2005. Như đã nêu ở phần trên, nhóm các ngành khác chính là những ngành như nhà hàng, khách sạn, thông tin liên lạc… đây là những nhóm ngành tương đối phát triển trong những năm gần đây và sẽ còn phát triển trong xã hội trong thời gian tới khi mà nhu cầu và mức sống của người dân đang ngày một tăng lên. Do đó doanh số cho vay ở các nhóm ngành này tăng sẽ làm cho dư nợ tín dụng tăng. 4.4.4. Phân tích nợ quá hạn. Bảng 13: NỢ QUÁ HẠN CỦA NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM (2004-2006) Đơn vị tính: Triệu đồng Chênh Lệch Chỉ Tiêu 2004 2005 2006 2005 so với 2004 2006 so với 2005 Số Tiền Tỷ trọng (%) Số Tiền Tỷ trọng (%) Số Tiền Tỷ trọng (%) Số Tiền Tỷ trọng (%) Số Tiền Tỷ trọng (%) 1. CNCB 31.269 4,93 47.701 7,35 60.218 9,00 16.432 52,55 12.517 26,24 NQH ngắn hạn 206 1.373 206 100 1.167 566,50 NQH trung, dài hạn 650 1.478 650 100 828 127,38 2. Xây dựng 340.238 53,67 288.719 44,46 300.736 44,93 (51.519) (15,14) 12.017 4,16 NQH ngắn hạn 301 382 301 100 81 26,91 NQH trung, dài hạn 1.640 2.116 7.668 476 29,02 5.552 262,38 3. Thương nghiệp 217.533 34,32 210.013 32,34 178.259 26,63 (7.520) (3,46) (31.754) (15,12) NQH ngắn hạn 2.366 2.487 1.161 121 5,11 (1.326) (53,32) NQH trung, dài hạn 2.198 8.140 440 5.942 270,34 (7.700) (94,59) 4. Ngành khác 44.876 7,08 102.976 15,86 130.143 19,44 58.100 129,47 27.167 26,38 NQH ngắn hạn 177 798 177 100 621 350,85 NQH trung, dài hạn 1.260 3.209 1.260 100 1.949 154,68 Tổng Cộng 633.916 100 649.409 100 669.356 100 15.493 2,44 19.947 3,07 (Nguồn: Phòng Nghiệp vụ kinh doanh NH PTN ĐBSCL-Cần Thơ) 4.4.4.1. Công nghiệp chế biến. Tổng nợ quá hạn năm 2005 là 856 triệu đồng, năm 2006 lại tăng cao hơn là 2.851 triệu đồng gồm cả nợ quá hạn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Sự xuất hiện của nợ quá hạn ở năm 2005 và 2006 cho thấy công tác thu nợ chưa hoàn toàn được đảm bảo và việc kinh doanh của các khối ngành này gặp khó khăn. 4.4.4.2. Xây dựng. Ngành xây dựng cũng là một trong những ngành tồn tại nợ quá hạn ở mức cao. Cụ thể như sau: Tổng nợ quá hạn năm 2004 là 1.460 triệu đồng, sang năm 2005 tăng lên là 2.417 triệu đồng gồm cả nợ quá hạn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Sang năm 2006 tổng nợ quá hạn lại tiếp tục tăng lên là 8.050 triệu đồng trong đó chủ yếu là nợ quá hạn trung và dài hạn. 4.4.4.3. Thương nghiệp. Thương nghiệp cũng là một trong những ngành có nợ quá hạn cao trong cơ cấu ngành kinh tế qua 3 năm. Trong 2 năm đầu tổng nợ quá hạn lần lượt là 4.564 triệu đồng và 10.627 triệu đồng, chỉ đến năm 2006 mới giảm xuống còn là 1.601 triệu đồng. Nợ quá hạn tập trung ở vay ngắn hạn hơn là vay trung hạn và dài hạn do đặc tính ngành thương nghiệp thường là vay ngắn hạn để đáp ứng nhu cầu tức thời, vòng vốn có thể luân chuyển nhanh. 4.4.4.4. Các ngành khác. Tổng nợ quá hạn trong năm 2005 là 1.437 triệu đồng và trong năm 2006 là 4.007 triệu đồng. Cùng với sự tăng lên của doanh số cho vay làm cho dư nợ tăng lên, tổng nợ quá hạn của nhóm các ngành khác này cũng tăng ở năm 2005 và 2006. Đánh giá: Dư nợ là công cụ thể hiện quy mô hoạt động tín dụng của ngân hàng. Qua 3 năm dư nợ đều tăng cụ thể như sau: Năm 2004 dư nợ là 633.916 triệu đồng, năm 2005 là 649.409 triệu đồng và năm 2006 là 669.356 triệu đồng. Điều này chứng tỏ rằng ngân hàng đã mở rộng được quy mô hoạt động tín dụng và dù còn tồn tại nộ quá hạn nhưng đây là mức có thể chấp nhận được và kiểm soát được Trong cơ cấu ngành thì dư nợ của ngành xây dựng là cao nhất, tiếp đến là ngành thương nghiệp, các ngành khác và ngành công nghiệp chế biến. 4.5. PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH Xét về hình thức thì có thể nói rằng ngân hàng và các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế là khác nhau vì các doanh nghiệp thì kinh doanh sản phẩm hàng hóa còn ngân hàng thì kinh doanh tiền tệ-một thứ hàng hóa đặc biệt nhưng xét về bản chất và mục đích chung thì cả hai đều giống nhau vì đều hoạt đồng nhằm đạt được lợi nhuận. Bảng 14: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM (2004-2006) Đơn vị tính: Triệu đồng. Chênh Lệch Chỉ Tiêu 2004 2005 2006 2005 so với 2004 2006 so với 2005 Số Tiền Số Tiền Số Tiền Số Tiền Tỷ trọng (%) Số Tiền Tỷ trọng (%) 1. Thu Nhập 65.579 85.590 90.757 20.011 30,51 5.167 6,04 Thu nhập lãi suất 63.070 82.007 83.993 18.937 30,03 1.986 2,42 Thu nhập ngoài lãi suất 2.509 3.583 6.764 1.074 42,81 3.181 88,78 2. Chi phí 57.564 72.439 69.840 14.875 25,84 (2.599) (3,59) Chi phí lãi suất 46.904 59.174 56.033 12.270 26,16 (3.141) (5,31) Chi phí ngoài lãi suất 10.660 13.265 13.807 2.605 24,44 542 4,09 3. Thu nhập trước thuế 8.015 13,151 20.917 5.136 64,08 7.766 59,05 4. Thuế 2.244,20 3.682,28 5.856,76 1.438 64,08 2.174 59,05 5 Lợi nhuận ròng 5.770,80 9.468,72 15.060,24 3.698 64,08 5.592 59,05 (Nguồn: Phòng Nghiệp vụ kinh doanh NHPTN ĐBSCL-Cần Thơ) Lợi nhuận tại Ngân hàng Phát triển nhà Đồng bằng sông Cửu Long chi nhánh Thành phố Cần Thơ qua 3 năm là khá cao và tăng liên tục. Để có được kết quả đó là sự phấn đấu và nỗ lực không ngừng của các cán bộ tín dụng, công nhân viên và hơn hết là phía lãnh đạo của Ngân hàng. Tính đến cuối năm 2006, lợi nhuận trước thuế là 20.917 triệu đồng và đã thực hiện nghĩa vụ nộp thuế đầy đủ cho ngân sách Nhà Nước. Bảng số liệu kết quả hoạt động kinh doanh cho ta biết về tình hình hoạt động của ngân hàng qua 3 năm. Ở năm 2004, lợi nhuận ròng đạt tại ngân hàng là 5.770,8 triệu đồng, năm 2005 là 9.468,72 triệu đồng tăng 3.698 triệu đồng so với năm 2004. Năm 2006 lợi nhuận ròng là 15.060,24 triệu đồng tăng 5.592 triệu đồng so với năm 2005. Về thu nhập: Nguồn thu nhập qua 3 năm của ngân hàng qua 3 năm tăng chủ yếu là từ thu nhập lãi suất hay thu lãi cho vay do phần lớn doanh số cho vay tăng. Năm 2005 thu nhập tăng 20.011 triệu đồng hay tăng 30,51 % so với năm 2004. Năm 2006 thu nhập là 90.757 triệu, tăng 5.167 triệu hay tăng 6,04% so với năm 2005. Tuy tốc độ thu nhập của năm sau có tăng lên so với năm trước nhưng tốc độ tăng lại không cao và có phần giảm xuống điều đó chứng tỏ hiệu quả hoạt động kinh doanh năm sau không cao bằng năm trước. Về chi phí: Trong năm 2004, tổng chi phí mà ngân hàng chi ra là 57.564 triệu đồng, năm 2005 là 72.439 triệu đồng, tăng thêm 14.875 triệu đồng hay tăng 25,84% so với năm 2004. Sang năm 2006 chi phí có phần giảm bớt và tổng chi phí là 69.840 triệu đồng. Nhìn chung chi phí qua 3 năm chủ yếu là chi phí lãi suất. Do nhu cầu mở rộng hoạt động nên ngân hàng cũng phải huy động nhiều nguồn vốn khác nhau thì mới đảm bảo được hoạt động của mình. Thêm vào đó là sự cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng trên cùng địa bàn hoạt động cho nên muốn huy động được cần phải nâng lãi suất huy động. Đó chính là nguyên nhân chủ yếu làm cho chi phí của ngân hàng qua các năm tăng lên. Như vậy, tại Ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL chi nhánh TP Cần Thơ, thu nhập qua 3 năm tăng. Tuy tốc độ tăng của năm sau có chậm lại do một số nguyên nhân nhưng cũng đã thể hiện được phần nào quy mô hoạt động tín dụng của Ngân hàng đã được mở rộng. Năm 2005 so với năm 2004 tốc độ tăng của thu nhập là 30,51% trong khi tốc độ tăng của chi phí lại thấp hơn là 25,84%. Năm 2006 so với năm 2005 tốc độ tăng của thu nhập lại tăng lên là 6,04% bên cạnh việc chi phí giảm đi 3,59%, điều này lý giải vì sao lợi nhuận của ngân hàng tăng qua 3 năm. Trong 3 năm, doanh thu tăng chủ yếu là do thu từ lãi cho vay đồng thời thu nhập ngoài lãi suất, khoản thu từ dịch vụ cũng tăng; còn chi phí tăng chủ yếu là chi trả lãi tiền gửi và tiền vay. Đó là khoản chi phí trả cho việc huy động vốn và vay vốn. Một cách khái quát có thể nói rằng hoạt động kinh doanh của ngân hàng qua 3 năm là có hiệu quả, đạt được chỉ tiêu đề ra. Có được kết quả đó là do sự lãnh đạo đúng đắn của Ban Giám Đốc, sự nỗ lực phấn đấu của toàn thể các cán bộ công nhân viên tại ngân hàng. Nó chứng tỏ phương hướng hoạt động mà ngân hàng đã xác định là đúng đắn. Do đó, tất cả đều cần phải được củng cố và phát huy để những kết quả đạt được trong tương lai sẽ cao hơn. 4.6. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG Bảng 15: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG. Chỉ tiêu Đơn vị tính 2004 2005 2006 1. Tổng dư nợ Triệu đông 633.916 649.409 669.356 2. Doanh số thu nợ Triệu đồng 447.524 511.471 699.794 3. Doanh số cho vay Triệu đồng 639.333 526.964 719.741 4. Nợ quá hạn Triệu đồng 14.209 15.337 16.509 5. Dư nợ bình quân Triệu đồng 538.001,5 641.662,5 659.382,5 6. Vốn huy động Triệu đồng 167.810 231.161 261.441 7. Hệ số thu nợ % 70,00 97,06 97,23 8. Vòng quay vốn tín dụng Vòng 0,83 0,8 1,06 9. Tổng dư nợ/vốn huy động Lần 3,78 2,81 2,56 10. Tỷ lệ nợ quá hạn % 2,24 2,36 2,47 (Nguồn: Phòng Nghiệp vụ kinh doanh NH PTN ĐBSCL-Cần Thơ) 4.6.1. Quy mô tín dụng: Nhìn chung qua 3 năm quy mô tín dụng của ngân hàng là tăng trưởng khá tốt. Mặc dù qua các năm không đều nhau và có năm giảm cụ thể là ở năm 2005 nhưng đến năm 2006 đã tăng lên đến con số là 719.741 triệu đồng. Tổng dư nợ cũng tăng qua 3 năm lần lượt như sau: Năm 2004 là 633.916 triệu đồng, năm 2005 là 649.409 triệu đồng và năm 2006 là 669.356 triệu đồng. Như vậy so với năm 2004 thì dư nợ 2005 tăng 2,44%, và năm 2006 tăng 3,07% so với năm 2005. Việc tìm kiếm khách hàng và mở rộng hoạt động ngày càng được quan tâm. Công tác tín dụng có sự thay đổi qua các năm nhưng chủ yếu là tín dụng ngắn hạn. Năm 2005 so với năm 2004 tăng 8,14% nhưng sang năm 2006 thì giảm 6,01% so với năm 2005. Tỉ trọng lần lượt qua 3 năm như sau: Năm 2004 là 55,46%, năm 2005 là 58,55% và năm 2006 là 51,10%. Điều này cho thấy hoạt động tín dụng của ngân hàng là chủ yếu tập trung tăng trưởng tín dụng ngắn hạn và cơ cấu này đang dần được mở rộng trong tương lai. 4.6.2. Hệ số thu nợ: Hệ số thu nợ của ngân hàng qua 3 năm có sự tăng trưởng rõ rệt. Nếu như ở năm 2004, hệ số này là 70,00% thì đến năm 2005 đã tăng lên là 97,06% và năm 2006 là 97,23%. Hệ số thu nợ tăng lên là một dấu hiệu đáng mừng vì hệ số này cao chứng tỏ hoạt động tín dụng của ngân hàng đạt hiệu quả, chất lượng tín dụng tốt. Qua đó cũng thể hiện được khả năng thẩm định và thu hồi nợ của cán bộ tín dụng và nguồn trả nợ của khách hàng được đảm bảo cho phép thiết lập mối quan hệ thân thiết giữa ngân hàng và khách hàng và mở rộng hoạt động tín dụng hơn nữa. 4.6.3. Vòng quay vốn tín dụng: Năm 2004 là 0,83 vòng, năm 2005 là 0,80 vòng, năm 2006 là 1,06 vòng. Trở lại với doanh số cho vay của ngân hàng qua 3 năm ta nhận thấy doanh số cho vay năm 2006 là 719.741 triệu đồng, cao nhất trong 3 năm do nhu cầu vốn trong nền kinh tế tăng cao, công tác thu hồi nợ của cán bộ tín dụng cũng được làm tốt nên đồng vốn cho vay của ngân hàng được luân chuyển nhanh, thêm vào đó là do khách hàng trả nợ đúng hạn vì kinh doanh có lãi. Tóm lại nguồn vốn của ngân hàng luân chuyển khá tốt góp phần mở rộng quy mô hoạt động tín dụng của ngân hàng. 4.6.4. Tỉ lệ tổng dư nợ/Vốn huy động. Tỉ lệ này cho thấy khả năng sử dụng vốn của ngân hàng như thế nào, tỉ lệ này quá thấp hay quá cao đều không tốt vì không có sự cân đối giữa việc huy động vốn với việc cho vay. Tỉ lệ này qua 3 năm lần lượt như sau: Năm 2004 là 3,78%, năm 2005 là 2,81% và năm 2006 là 2,56%. Con số thể hiện qua 3 năm tương đối cao nhưng lại giảm xuống ở năm 2005 va 2006 chứng tỏ đồng vốn của ngân hàng huy động chưa đạt hiệu quả cao. Nguyên nhân là do vốn huy động lần lượt tăng qua các năm nhưng doanh số cho vay lại tăng giảm không ổn định qua các năm. 4.6.5. Tỉ lệ nợ quá hạn. Dư nợ tăng là một dấu hiệu tốt nhưng sự tăng lên của nợ quá hạn lại làm cho chất lượng tín dụng giảm sút. Tỉ lệ này qua 3 năm lần lượt như sau: Năm 2004 là 2,24%, năm 2005 là 2,36% và năm 2006 là 2,47%. CHƯƠNG 5 NHỮNG BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN NHÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG, CHI NHÁNH TP CẦN THƠ 5.1. NHỮNG BIỆN PHÁP MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH Việt Nam trở thành thành viên của WTO đã mở ra những vận hội không nhỏ cho nền kinh tế đựac biệt là lĩnh vực tài chính ngân hàng. Song, những thách thức và khó khăn mà nó mang lại cũng không nhỏ, đó là sức ép cạnh tranh từ nhiều phía. Do đó để tận dụng những cơ hội và hạn chế những thách thức, các ngân hàng trong nước cần đẩy mạnh và nhanh tiến trình củng cố, tái cơ cấu lại ngân hàng. Đó là tình hình chung trong nền kinh tế. Riêng tại Ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL chi nhánh Tp Cần Thơ, để nâng cao khả năng cạnh tranh của mình đã triển khai thực hiện những biện pháp thích hợp. Bản thân em là một sinh viên, sau quá trình thực tập tại ngân hàng để thực hiện đề tài tốt nghiệp, em cũng xin đóng góp, xây dựng một vài biện pháp góp phần vào việc nâng cao hoạt động tín dụng của ngân hàng. 5.1.1. Biện pháp về mở rộng hoạt động tín dụng. Việc mở rộng mạng lưới hoạt động tín dụng phụ thuộc khá nhiều vào việc huy động vốn của Ngân hàng. Có huy động được vốn ngân hàng mới có nguồn để cho vay. Do đó để huy động được nguồn vốn nhàn rỗi trong trong dân cư cũng như các tổ chức kinh tế, ngân hàng nên có chính sách lãi suất linh hoạt, hấp dẫn và phù hợp để thu hút khách hàng gửi tiền. Cần mở rộng hơn nữa trong việc phân chia các kỳ hạn của tiền gửi nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng. Trong thời gian qua, ngân hàng đã có thực hiện huy động vốn tại nhà, đây thật sự là một biện pháp hay nhằm tận dụng tối đa nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư. Mở rộng mạng lưới hoạt động đi đôi với việc mở rộng địa bàn giao dịch. Hiện nay ngân hàng có 3 chi nhánh cấp 2 là ở Quận Ninh Kiều, Ô Môn và Hậu Giang. So với những ngân hàng khác thì con số này khiêm tốn. Do vậy mà trong thời gian tới ngân hàng nên mở rộng thêm chi nhánh nhằm đáp ứng yêu cầu giao dịch ngày càng phong phú của khách hàng. Việc lựa chọn địa điểm cũng rất quan trọng, chi nhánh nên được đặt ở khu vực đông dân cư và có khả năng phát triển cao như khu dân cư, khu công nghiệp hay các trung tâm như Cái Khế, Hưng Phú…. Đặc biệt là cần mở thêm chi nhánh ở Hậu Giang vì đây là tỉnh mới tách nên còn nhiều tiềm lực để phát triển. 5.1.2. Biện pháp về hổ trợ và trang bị thêm thiết bị công nghệ thông tin. Hỗ trợ và trang bị công nghệ thông tin sẽ giúp cho hoạt động tín dụng của ngân hàng được nâng cao đồng thời góp phần hiện đại hóa ngân hàng, làm cho công tác tín dụng của ngân hàng được nhanh chóng, chính xác đáp ứng một cách đầy đủ hơn nhu cầu giao dịch của khách hàng do giảm bớt được hình thức giao dịch truyền thống. Nên sử dụng công nghệ thống tin vào ngân hàng như E-Banking, Internet-Banking, Mobile- Banking…đây là các dịch vụ truy vấn thông tin từ xa mà có thể cho khách hàng biết về lãi suất tiền gửi, lãi suất cho vay, tỉ giá, số dư tài khoản, các sản phẩm mà ngân hàng có. 5.1.3. Biện pháp về mở rộng quan hệ với khách hàng. Đối với khách hàng, ngân hàng nên duy trì mối quan hệ tốt đẹp với các khách hàng truyền thống đồng thời tìm kiếm những khách hàng mới, khách hàng tiềm năng. Đây là điều quan trọng mà mỗi ngân hàng cần phải quan tâm đúng mức để duy trì hoạt động của mình. Việc tạo lập mối quan hệ tốt với khách hàng còn có tác dụng hạn chế rủi ro do ngân hàng nắm bắt được những thông tin về khách hàng và quá trình hoạt động kinh doanh của họ có thể hỗ trợ và tư vấn lúc cần thiết. Nên quảng bá rộng rãi hình ảnh về ngân hàng của mình trên các phương tiện thông tin về các hoạt động cũng như các sản phẩm và tất cả những gì liên quan đến ngân hàng để khách hàng có nhiều thông tin về ngân hàng hơn, đây cũng là một lợi thế cạnh tranh. Nhưng quan trọng nhất vẫn là thái độ đối với khách hàng, hãy để cho họ thấy rằng chúng ta luôn quan tâm đến những lợi ích của khách hàng. 5.1.4. Biện pháp về đa dạng hóa các sản phẩm của ngân hàng. Hoạt động chủ yếu của ngân hàng là huy động và cho vay. Về hoạt động này, ngân hàng nên mở rộng cho vay hơn nữa các lĩnh vực khác nhau trong nền kinh tế, trong đó tập trung chủ yếu là các ngành kinh tế mũi nhọn và dịch vụ đang phát triển trên địa bàn là các ngành xây dựng và dịch vụ. Đa dạng hóa các hình thức cho vay với các mức lãi suất phù hợp nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng phong phú của khách hàng. Cần nghiên cứu và thăm dò ý kiến của khách hàng về các sản phẩm của ngân hàng để cho ra những sản phẩm tiện ích cao phục vụ cho khách hàng. 5.2. NHỮNG BIỆN PHÁP NHẰM HẠN CHẾ RỦI RO Mở rộng hoạt động là mục đích của hầu hết tất cả các ngân hàng tuy nhiên việc mở rộng hoạt động cần dựa trên nguyên tắc: Phát triển-Hiệu quả-An toàn. Làm sao để hoạt động tín dụng vừa được mở rộng nhưng độ an toàn cũng phải cao. Một số biện pháp cần thực hiện để hạn chế rủi ro như sau: 5.2.1. Nâng cao trình độ chuyên môn, khả năng nghiệp vụ cho nhân viên. Để hoạt động tín dụng của ngân hàng đạt được kết quả tốt đòi hỏi phải có sự kết hợp chặt chẽ từ Ban Giám Đốc cho đến các cán bộ công nhân viên. Ở cấp lãnh đạo đòi hỏi cần phải có sự quản trị tốt, am hiểu không chỉ về chuyên môn các hoạt động trong ngân hàng mà cả về tâm lý quản lý, tâm lý xã hội nhằm tạo ra một môi trường hoạt động có văn hóa nơi làm việc bởi con người là nhân tố quan trọng nhất trong mọi hoạt động. Đối với các cán bộ công nhân viên đòi hỏi cần phải có trình độ chuyên môn cao để không chỉ hoàn thành tốt công việc thường nhật mà còn để khám phá, nhận biết được sự thay đổi trong môi trường mà ứng xử cho phù hợp. Do đó cần trau dồi kiến thức chuyên môn và nâng cao bản lĩnh nghề nghiệp để phù hợp với phong cách làm việc năng động và sáng tạo trong môi trường hoạt động đầy cạnh tranh. 5.2.2. Có kế hoạch hạn chế và xử lý nợ quá hạn. Trong thực tế thường xảy ra nhiều vấn đề mà người ta xem đó là hợp lý nhưng thực chất khi xem xét chúng trên quan niệm chất lượng tín dụng thì nó lại không phù với mục tiêu hoạt động của ngân hàng. Có những khoản vay mà ngay khi khách hàng vay về để sử dụng đã không có hiệu quả, tuy nhiên do chưa đến thời hạn thu nợ nên nó mặc nhiên vẫn là khoản nợ bình thường trong khi nó đã có dấu hiệu của sự rủi ro. Bên cạnh đó một số cá nhân đã có khả năng trả nợ nhưng kỳ trả nợ chưa đến nên họ chưa đến ngân hàng để trả. Thực tế đó dẫn đến tình trạng bất cập trong việc trích lập dự phòng cho các khoản vay. Do đó việc thẩm định cho vay, theo dõi hoạt động của khách hàng là vô cùng quan trọng. Biện pháp được đưa ra là cần phân loại nợ dựa trên yếu tố rủi ro hơn là thời hạn vay tín dụng. Đối với các món vay có rủi ro cao cần theo dõi thường xuyên và phân theo giai đoạn theo dõi, nghi ngờ và khả năng phải xóa nợ đồng thời trích lập dự phòng tương xứng. Tuy nhiên quan trọng nhất vẫn là công tác thẩm định, khi nghi ngờ độ an toàn của khoản vay thì ngân hàng nên từ chối không cho vay hoặc cho vay với khoản tín dụng tương đối. 5.3. THÀNH LẬP TỔ THẨM ĐỊNH, TỔ TƯ VẤN Đây là biện pháp làm tăng tính an toàn và hiện đại trong hoạt động tín dụng của ngân hàng. Tổ thẩm định chuyên thực hiện công tác thẩm định các dự án cho vay và đầu tư, hạn chế tối đa những rủi ro trong công tác thẩm định do thông đồng hoặc thiếu trình độ chuyên môn. Tổ thẩm định phải được trang bị đầy đủ những kiến thức chuyên môn để nhận biết các rủi ro có thể mang lại từ các dự án đầu tư. Cùng với tổ thẩm định, tổ tư vấn có vai trò hỗ trở đắc lực cho công tác trong ngân hàng cũng như tư vấn đối với khách hàng. CHƯƠNG 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1. KẾT LUẬN Trong dòng chảy chung của nền kinh tế thị trường, tất cả các doanh nghiệp, các công ty hay các tổ chức tín dụng đều phải chấp nhận quy luận là cạnh tranh để tồn tại và phát triển. Gia nhập WTO là một thuận lợi cho nền kinh tế Việt Nam nhưng không vì thế mà sự cạnh tranh bớt gay gắt, trái lại nó càng diễn ra khốc liệt hơn khi mà sự tham gia đầu tư của các đối tác nước ngoài vào lĩnh vực tài chính ngân hàng ngày càng nhiều. Ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL chi nhánh Tp Cần Thơ cũng đã gặp không ít khó khăn trong quá trình hoạt động của mình mà cụ thể là trong việc mở rộng quy mô hoạt động và thu hút khách hàng. Nhận thức được vấn đề đó, tất cả các cán bộ công nhân viên tại ngân hàng dưới sự lãnh đạo của Hội Đồng Quản Trị, ban Giám Đốc đã phấn đấu, nỗ lực hết mình để hoạt động tín dụng của ngân hàng ngày càng được nâng cao với phương châm: Hiệu quả-An toàn-Bền vững. Qua việc phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL chi nhánh Tp Cần Thơ, ta thấy hoạt động tín dụng tại ngân hàng đã mang lại hiệu quả khá lớn trong những năm gần đây. Về công tác huy động vốn, ngân hàng đã tận dụng được các nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư, các tổ chức kinh tế để cho vay. Về công tác cho vay, ngân hàng đã tiến hành cho vay đối với nhiều đối tượng kinh tế, nhiều thành phần kinh tế khác nhau, lựa chọn đúng đối tượng để cho vay, kịp thời đáp ứng nhu cầu vốn cho nền kinh tế, tạo được lòng tin ở khách hàng. Trong công tác thu nợ, tuy vẫn còn tồn tại nợ quá hạn nhưng vẫn ở mức độ có thể kiểm soát được, đến cuối năm 2006 vòng quay vốn tín dụng được nâng lên và tạo thêm nhiều lợi nhuận cho ngân hàng. Nợ quá hạn chiếm tỉ trọng thấp trong tổng dư nợ và dư nợ lại được mở rộng qua các năm chứng tỏ hoạt động tín dụng của ngân hàng cũng được mở rộng. Tuy nhiên cán bộ tín dụng cũng cần chú ý đến nợ quá hạn để giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng. Để những kết quả đạt được trong những năm qua được giữ vững và phát huy trong tương lai, đội ngũ cán bộ công nhân viên trong ngân hàng cùng với Ban Giám Đốc sẽ quyết tâm phấn đấu hơn nữa trong mọi mặt công tác vì mục đích chung của ngân hàng, góp phần vào sự phát triển chung cho nền kinh tế tại địa bàn đang hoạt động. 6.2. KIẾN NGHỊ 6.2.1. Về phía Ngân hàng Nhà nước. Cần gỡ bỏ những quy định tạo nên rào cản, phân biệt giữa các ngân hàng quốc doanh và ngoài quốc doanh trong quá trình hoạt động, tạo thế cạnh tranh công bằng trong hoạt động của các ngân hàng. Các quy định pháp lý cũng nên rõ ràng thông thoáng, không nên quá rườm rà, hướng đến giao dịch một cửa tạo sự thuận tiện đối với cả ngân hàng và khách hàng. 6.2.2. Đối với ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL. - Đầu tư thêm cơ sở vật chất nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường. - Quảng bá, tiếp thị hình ảnh về ngân hàng nhiều hơn nữa trong thời gian tới, các trang web cần được bổ sung và cập nhật thông tin liên tục nhằm cung cấp các thông tin đến khách hàng một cách đầy đủ nhất thông tin về ngân hàng. - Hiện nay trên thị trường các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng là chưa nhiều so với các ngân hàng khác do đó đa dạng hóa các sản phẩm của ngân hàng là một biện pháp để khách hàng quan tâm đến ngân hàng nhiều hơn. Cụ thể là ngân hàng nên có máy rút tiền tự động và các dịch vụ thanh toán thẻ có liên quan. Nếu có thể, ngân hàng nên có hình thức thanh toán liên ngân hàng để phục vụ cho nhu cầu thanh toán của khách hàng ngày phong phú. Để tạo thêm được nguồn thu mới cũng như đa dang hóa các loại hình hoạt động, nên có phương án để thực hiện mô hình Bancassurance, đây là hướng phát triển mới trong tương lai đối với hoạt động của nhiều ngân hàng. 6.2.3. Đối với các ngành hữu quan. - Cần tạo điều kiện thông thoáng cho quá trình hoạt động của ngân hàng như trong việc quy định ra các luật. - Cần quy định đối với các doanh nghiệp, công ty về chế độ hạch toán kế toán theo đúng quy định hiện hành, các báo cáo tài chính phải được kiểm soát chặt chẽ… - Khi cấp giấy phép kinh doanh cho một doanh nghiệp đòi hỏi cơ quan có thẩm quyền phải giám sát kinh doanh và chịu trách nhiệm về tư cách pháp nhân của khách hàng. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. TS. Hồ Diệu (2000). Tín Dụng ngân hàng. Nhà Xuất Bản Thống Kê. 2. TS. Ngô Văn Quế (2003). Quản lý và phát triển Tài Chính Tiền Tệ Tín Dụng Ngân Hàng, Nhà Xuất Bản Khoa Học và Kỹ Thuật. 3. PTS. Nguyễn Văn Dờn. Tín dụng và nghiệp vụ ngân hàng, Nhà xuất bản Tài Chính, 1998. 4. ThS. Thái Văn Đại. Giáo trình nghiệp vụ ngân hàng thương mại. Tủ sách trường Đại học Cần Thơ. 5. Các báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL chi nhánh Cần Thơ. 6. Các báo cáo về tình hình cho vay, thu nợ và dư nợ tín dụng tại ngân hàng PTN ĐBSCL-Cần Thơ. 7. Nghị định số 178/1999/NĐ.CP ngày 29/12/1999 của Chính Phủ về đảm bảo tiền vay của các tổ chức tín dụng. 8. Nghị định 488/QĐ-NHNN của Ngân hàng Nhà nước về trích lập dự phòng rủi ro. 9. Sổ tay tín dụng của Ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL chi nhánh Cần Thơ. 10. Tạp chí Ngân hàng các kỳ trong năm 2004, 2005, 2006. 11. Tạp chí Tình hình Kinh tế xã hội Thành Phố Cần Thơ các kỳ trong năm 2004, 2005, 2006.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfPhân tích hoạt động tín dụng tại Ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL, chi nhánh tại TP Cần Thơ.pdf
Luận văn liên quan