Đề tài Phát triển hoạt động kinh doanh cổ phiếu tại công ty chứng khoán Ngân hành Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam

LỜI NÓI ĐẦU Thị trường chứng khoán (TTCK) được xem là đặc trưng cơ bản, là biểu tượng của nền kinh tế hiện đại. Trước yêu cầu đổi mới và phát triển kinh tế, phù hợp với các điều kiện kinh tế - chính trị và xã hội trong nước và xu thế hội nhập kinh tế Quốc tế, trên cơ sở tham khảo có chọn lọc các kinh nghiệp và mô hình TTCK trên thế giới, Việt Nam đã quyết định thành lập TTCK với những đặc thù riêng biệt: Thành lập 2 trung tâm giao dịch chứng khoán (TTGDCK) ở Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội. TTCK Việt Nam từ khi đi vào hoạt động đến nay đã trải qua những bước thăng trầm khác nhau, sự vận hành của TTCK Việt Nam phụ thuộc vào các chủ thể tham gia trên TTCK nhưng TTCK Việt Nam chỉ có thể vận hành và hoạt động một cách có hiệu quả khi có sự tham gia của các công ty chứng khoán (CTCK). Tự doanh là việc các CTCK tự tiến hành các giao dịch mua, bán chứng khoán cho mình. Hoạt động tự doanh của các CTCK được thực hiện thông qua cơ chế giao dịch trên sở giao dịch chứng khoán hoặc thị trường OTC (Over The Counter). Trong tất cả các nghiệp vụ thì nghiệp vụ tự doanh chứng khoán là nghiệp vụ chủ yếu mang lại doanh thu cho CTCK. Trong thời gian vừa qua thì hoạt động tự doanh trái phiếu chiếm tỷ trọng lớn hơn nhiều so với hoạt động tự doanh cổ phiếu và hầu như doanh thu trong hoạt động tự doanh chứng khoán là do tự doanh trái phiếu, tự doanh cổ phiếu chỉ mang lại doanh thu rất ít. Nguyên nhân của việc tự doanh cổ chậm phát triển ở các CTCK là do: Các trái phiếu thường có độ an toàn cao nên các nhà đầu tư thường mua bán trái phiếu nhiều hơn so với cổ phiếu. TTCK Việt Nam còn chưa phát triển, đặc biệt là thị trưòng cổ phiếu, số lượng công ty niêm yết tính tới thời điểm hiện nay là 35 công ty và một công ty quản lý quỹ, hàng hoá giao dịch trên thị trường cổ phiếu rất ít do đó sự giao dịch cổ phiếu trên TTCK không sôi động. Khả năng tự doanh cổ phiếu của các CTCK còn nhiều hạn chế. Sự bất cập trong luật chứng khoán nói chung và tự doanh cổ phiếu nói riêng. Vì các lý do trên cũng như các lý do khách quan và chủ quan khác em xin mạnh dạn lựa chọn đề tài: “Phát triển hoạt động tự doanh cổ phiếu tại công ty chứng khoán Ngân hành Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam”. Trên thị trường cổ phiếu thì có cổ phiếu niêm yết và cổ phiếu chưa niêm yết. Hoạt động tự doanh cổ phiếu mà em nghiên cứu ở đề tài này là tự doanh cổ phiếu niêm yết. Kết cấu của đề tài ngoài lời nói đầu và kết luận ra, đề tài gồm 3 chương: Chương 1: Hoạt động tự doanh cổ phiếu của các CTCK Chương 2: Thực trạng hoạt động tự doanh cổ phiếu của công ty chứng khoán Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam (CTCK NHNNO & PTNT Việt Nam). Chương 3: Giải pháp phát triển nghiệp vụ tự doanh cổ phiếu của công ty chứng khoán Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam. Do nguồn tài liệu thu thập được còn nhiều hạn chế, khả năng hiểu biết của bản thân em về chứng khoán và thị trường chứng khoán còn ít, em xin cảm ơn sự chỉ bảo tận tình của Th.s Lê Trung Thành trong việc giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề. Em cũng xin chân thành cảm ơn anh Nguyễn Kim Hậu cùng tất cả các anh, chị phòng kinh doanh cổ phiếu của CTCK NHNNO & PTNT Việt Nam đã giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề này.

doc67 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2391 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phát triển hoạt động kinh doanh cổ phiếu tại công ty chứng khoán Ngân hành Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
được này một phần là do công ty đã biết dựa vào vị thế của Ngân hàng mẹ, một phần do công ty đã ban hành một biểu phí được coi là hấp dẫn trên thị trường hiện nay. Mặc dù đã thu được những kết quả đáng khích lệ như vậy nhưng không phải là nghiệp vụ môi giới của công ty không có những hạn chế . Những hạn chế đó là: Tác phong phục vụ khách hàng của nhân viên môi giới còn thiếu tính chuyên nghiệp, tinh thần trách nhiệm chưa thực sự cao và số người hoạt động nghiệp vụ nghiệp vụ môi giới của công ty còn ít (02 người). Hoạt động tự doanh: Công ty chứng khoán NHNN0 & PTNT Việt Nam đăng kí thực hiện nghiệp vụ tự doanh và triển khai hoạt động ngay từ thời gian đầu thành lập. Tuy nhiên thời gian đầu công ty thực hiện nghiệp vụ này chỉ ở mức độ dự trữ chứ chưa thực sự thực hiện nghiệp này theo đúng bản chất của nó. Tức là công ty chỉ mua một số chứng khoán để phòng ngừa cho những trường hợp như: có sai sót trong kĩ thuật nhập lệnh…. Hoạt động tự doanh của công ty bao gồm tự doanh cổ phiếu và tự doanh trái phiếu. Trong đó công ty chủ yếu tự doanh trái phiếu; bao gồm trái phiếu công ty, trái phiếu chính phủ và trái phiếu của NHNN0 & PTNT Việt Nam. Nghiệp vụ tự doanh cổ phiếu la rất ít. Nguyên nhân của tình trạng này, theo giải thích của công ty là do: Giá trị niêm yết và giá trị giao dịch chiếm hơn 90% giá trị của toàn thị trường (tổng số cổ phiếu niêm yết mới có 25, trong khi đó số trái phiếu niêm yết là 220). Công ty ra đời vào cuối năm 2001 là thời điểm thị trường cổ phiếu đang đi xuống. Để kinh doanh có lãi công ty chỉ có cách là bám vào thị trường trái phiếu. Một lý do nữa là công ty luôn chịu sức ép từ Ngân hàng mẹ, yêu cầu công ty phải là một kênh huy động vốn trung và dài hạn cho Ngân hàng. Năm 2002: Doanh thu từ hoạt động tự doanh là: 4.887.779.429 Vnđ. Tất cả đều từ hoạt động tự doanh trái phiếu. Năm 2003: Doanh số từ hoạt động tự doanh trái phiếu là: 755,78 tỷ Vnđ tăng 11,60% so với năm 2002. Tháng 2/2003 công ty đưa nghiệp vụ tự doanh cổ phiếu vào hoạt động, đến cuối năm 2003 doanh số tự doanh cổ phiếu đã là : 4.668.572.000 Vnđ; tổng khối lượng giao dịch là: 240 560 cổ phiếu; lãi thu được tự nghiệp vụ tự doanh cổ phiếu là: 117.719.920 Vnđ. Năm 2004: Doanh số của cả hoạt động tự doanh cổ phiếu và tự doanh trái phiếu là: 15.905 tỷ Vnđ. Năm 2005: Doanh số của cả hoạt động tự doanh cổ phiếu và trái phiếu là: 12.520 tỷ Vnđ. Nhìn chung đây là nghiệp vụ mang lại thu nhập chính cho công ty. Tuy nhiên sự mất cân đối thể hiện rất rõ trong hoạt động này. Nguồn thu từ nghiệp vụ tự doanh trái phiếu chiếm đa số, nguồn thu từ nghiệp vụ tự doanh cổ phiếu chiếm tỷ trọng rất ít, có năm hầu như không có. Điều này về mặt lâu dài là không tốt cho hoạt động của công ty. Trong thời gian tới công ty cũng đang có chiến lược chuyển dần sang mảng kinh doanh cổ phiếu theo xu thế chung của thị trường. Điều bất cập công ty trong hoạt động tự doanh là sự trùng lặp về phân tích - nghiên cứu với hoạt động mua bán chứng khoán cho công ty, điều này đang gây ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả hoạt động tự doanh của công ty. Một điều bất cập nữa là hoạt động tự doanh của công ty luôn chịu sự điều chỉnh và sức ép từ Ngân hàng mẹ. Tất cả các quyết định đầu tư của công ty đều phải phụ thuộc vào lợi ích của NHNN0 & PTNT Việt Nam. Nghiệp vụ bảo lãnh phát hành: Dựa vào vị thế của Ngân hàng mẹ, công ty đã thu được khá nhiều thành công trong nghiệp vụ này. Năm 2002: Doanh thu từ hoạt động bảo lãnh phát hành đạt 888.952 462 Vnđ. Năm 2003: Doanh số hoạt động bảo lãnh phát hành đạt: 16.920 tỷ đồng, tăng 266% so với năm 2002.Trong đó, công ty đã thực hiện bảo lãnh phát hành trái phiếu chính phủ cho Kho bạc Nhà nước: 05 hợp đồng; cho quỹ hỗ trợ phát triển: 08 hợp đồng; tham gia vào 07 đợt đấu thầu trái phiếu qua TTGDCK Thành phố Hồ Chí Minh và trung thầu 298,6 tỷ Vnđ; làm đại lý phát hành cho trái phiếu của NHNN0 & PTNT Việt Nam được 611,77 tỷ Vnđ. Năm 2004: Tổng doanh số từ hoạt động bảo lãnh phát hành đạt 3.000 tỷ Vnđ. Năm 2005: Tổng doanh số từ hoạt động bảo lãnh phát hành đạt 2668 tỷ Vnđ. Nhìn chung kết quả kinh doanh của hoạt động bảo lãnh phát hành là rất khả quan. Tuy nhiên công ty cũng cần tích cực và năng động hơn nữa trong việc tìm kiếm khách hàng, không phụ thuộc quá nhiều vào Ngân hàng mẹ, khéo léo hơn nữa trong việc xử lý các kì hạn trái phiếu, có chính sách khách hàng phù hợp và quan hệ tốt hơn nữa với các tổ chức phát hành. Nghiệp vụ lưu kí và đăng kí chứng khoán: Tất cả các khách hàng tiến hành giao dịch tại công ty chứng khoán NHNN0 & PTNT Việt Nam đều phải lưu kí chứng khoán tại công ty. Hiện nay hoạt động lưu kí và đăng kí chứng khoán của công ty do phòng kế toán lưu kí thực hiện. Tính đến thời điểm đầu năm 2005 tổng số chứng khoán của khách hàng lưu kí tại công ty là: 4,3 triệu chứng khoán. Công ty không thực hiện thu phí đối với số chứng khoán này. Nghiệp vụ quản lý danh mục đầu tư: Sau một thời gian xây dựng đề án thực hiện, đến tận đầu năm 2004 công ty mới đưa nghiệp vụ này vào hoạt động và đã thực hiện quản lý danh mục đầu tư cho công ty Artex Hà Nội, cho một số nhà đầu tư nước ngoài. Trong thời gian tới có thể công ty sẽ mở rộng nghiệp vụ này. Nghiệp vụ tư vấn: Hiện nay nghiệp vụ tư vấn kinh doanh chứng khoán cho khach hàng công ty đang thực hịên tư vấn miễn phí. Nghiệp vụ tư vấn niêm yết và tư vấn cổ phần hoá mới được thực hiện trong năm 2004 và đã thực hiện được tư vấn niêm yết cho trái phiếu NHNN0 & PTNT Việt Nam, tư vấn cổ phần hoá cho nhà may thuỷ điện Minh Lương. Các nghiệp vụ khác: như dịch vụ REPO, REREPO: Được đưa vào hoạt động vào tháng 05/ 2003, công ty đã ký được 30 hợp động REPO với tổng số giao dịch là: 847,54 tỷ Vnđ, lợi nhuận thu được là 464,870 triệu Vnđ. 2.2/ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TỰ DOANH CỔ PHIẾU CỦA CTCK NHNNO & PTNT VIỆT NAM Để thấy được thực trạng hoạt động tự doanh cổ phiếu của CTCK NHNNO & PTNT Việt Nam, em xin phân tích báo cáo tổng kết kinh doanh của công ty trong 03 năm gần nhất: 2003, 2004, 2005 2.2.1/ Báo cáo tổng kết kinh doanh cổ phiếu năm 2003. 2.2.1.1/ nhiệm vụ năm 2003 và bối cảnh kinh doanh. Nhiệm vụ năm 2003: Năm 2003, Công ty đề ra những nhiệm vụ sau cho hoạt động kinh doanh cổ phiếu: Xây dựng Quy định thí điểm Tự doanh cổ phiếu. Doanh số tự doanh cổ phiếu đạt 03 tỷ Vnđ (NHNNO & PTNT Việt Nam giao). Bảo toàn vốn đưa vào thí điểm, có thể chấp nhận lỗ đến 500 triệu Vnđ. Đúc rút kinh nghiệm trong thời gian thí điểm (từ 15/04/2003 đến 14/04/2004) để hoàn thiện Quy định về kinh doanh cổ phiếu. Bối cảnh kinh doanh: Thị trường chứng khoán Việt Nam: Năm 2003, Thị trường chứng khoán Việt Nam tiếp tục trồi sụt. Giá cổ phiếu liên tục có xu hướng giảm trong 10 tháng đầu năm. VNIndex giảm mạnh, xuống đến 130 điểm vào tháng 10/2003. Hai tháng cuối năm 2003, giá cổ phiếu tăng trở lại. VNIndex đạt gần 170 điểm. Tuy nhiên, trong năm 2003, cổ phiếu vẫn có 2 đợt tăng giá vào tháng 05 và tháng 11. Hầu hết các cổ phiếu đều tăng giảm giá đồng loạt. Chính phủ và các cơ quan quản lý Nhà nước chưa có chính sách hợp lý để thúc đẩy thị trường, thu hút sự quan tâm của nhà đầu tư. Hầu hết các công ty niêm yết đều đạt các chỉ tiêu lợi nhuận đề ra. Tóm lại, bối cảnh chung không thuận lợi lắm cho kinh doanh hưởng chênh lệch giá, nhưng giá xuống thấp lại tạo cơ hội cho đầu tư lâu dài. Công ty: Đầu năm 2003, Công ty hoàn toàn chưa có kinh nghiệm kinh doanh cổ phiếu, chưa có quy trình nghiệp vụ và bộ phận chuyên trách để triển khai hoạt động này. Đến tháng 02/2003, Công ty mới thành lập Bộ phận Kinh doanh cổ phiếu thuộc Phòng Kinh doanh để thực hiện nghiệp vụ kinh doanh cổ phiếu. Số cán bộ được phân công làm việc tại Bộ phận Kinh doanh cổ phiếu còn quá ít. Thực tế, chỉ có một người (giữa năm có bổ sung thêm một người làm việc nửa ngày trong khoảng hai tháng). 2.2.1.2/ Kết quả kinh doanh cổ phiếu năm 2003: Những công việc đã thực hiện: Đã xây dựng Quy định thí điểm Tự doanh cổ phiếu niêm yết để làm cơ sở cho việc thực hiện kinh doanh cổ phiếu. Đã triển khai kinh doanh cổ phiếu theo đúng các quy định của Công ty, không có sai sót nghiệp vụ. Đã xây dựng được danh mục đầu tư của Công ty gồm 05 loại cổ phiếu: AGF, BPC, GIL, SAM và SAV. Doanh số mua bán vượt kế hoạch do NHNNO & PTNT Việt Nam giao. Bảo toàn vốn và đạt lợi nhuận tương đối cao trên số vốn đưa vào kinh doanh. Đã dự thảo Quy định mới cho hoạt động này để chuẩn bị ban hành vào đầu năm 2004. Số liệu kinh doanh cổ phiếu: Số liệu tổng hợp: * Tổng doanh số giao dịch: 4.668.527.000 Vnđ Doanh số mua: 2.567.790.000 Vnđ Doanh số bán: 2.099.737.000 Vnđ * Tổng khối lượng giao dịch: 240.760 cổ phiếu Khối lượng mua: 133.460 cổ phiếu Khối lượng bán: 107.100 cổ phiếu * Sử dụng vốn: Số tiền đưa vào kinh doanh bình quân/ngày: 1.142.355.795 Vnđ Số dư cao nhất: 1.859.054.000 Vnđ (từ 13/10/2003 đến 19/11/2003) Số dư thấp nhất: 183.150.000 Vnđ (từ 16/04/2003 đến 27/4/2004) * Kết quả: Cổ tức nhận được: 37.144.000 Vnđ Chênh lệch mua bán cổ phiếu: 135.686.806 Vnđ Chi phí vốn (ước đến 31/12/2003): 55.110.885 Vnđ (lãi suất để tạm tính chi phí vốn là lãi suất điều hoà vốn của NHNNO & PTNT VN tại từng thời điểm, cụ thể như sau: từ 15/04/2003 đến 14/07/2003 là 0,7%/tháng, từ 15/07/2003 đến 31/12/2003 là 0,65%/tháng). Chênh lệch thu - chi: 117.719.920 Vnđ tương đương 10,3% trên số tiền đưa vào kinh doanh. Cổ tức dự kiến nhận vào cuối năm 2003 hoặc đầu năm 2004: 33.366.000 Vnđ Dự phòng rủi ro giảm giá: 894.735 Vnđ cho cổ phiếu BPC (thị giá ngày 19/12/2003). Danh mục đầu tư hiện tại: Bảng 1 – 1: Danh mục đầu tư hiện tại TT Mã CK Số dư Số lượng (CP) Giá trị (Vnđ) 1 AGF 680 17.569.191 2 BPC 4.650 75.294.735 3 GIL 20.000 499.400.000 4 SAM 0 0 5 SAV 830 12.475.880 Tổng Cộng 26.160 604.739.806 Nguồn: báo cáo tổng kết kinh doanh cổ phiếu năm 2003 Tỷ lệ cổ tức dự kiến thu được trong vòng 1 năm là 9,58% tương đương 57.935.000 Vnđ. Giá trị Danh mục đầu tư tăng: 6.124.194 Vnđ (theo thị giá ngày 19/12/2003) Số liệu cho từng cổ phiếu: @ AGF: Doanh số mua bán: 998.836.000 Vnđ Cổ tức nhận được: 13.644.000 Vnđ Chênh lệch mua bán: 51.133.191 Vnđ Tỷ trọng trong danh mục đầu tư hiện tại: 2,91% Giá trị cổ phiếu tăng: 2.286.809 Vnđ (theo thị giá ngày 19/12/2003) Tỷ suất cổ tức/giá trị đầu tư: 9,29% @ BPC: Doanh số mua bán: 292.000.000 Vnđ Cổ tức nhận được: 3.500.000 Vnđ Chênh lệch mua bán: 50.735 Vnđ Tỷ trọng trong danh mục đầu tư hiện tại: 12,45% Giá trị cổ phiếu giảm: 894.735 Vnđ (theo thị giá ngày 19/12/2003) Tỷ suất cổ tức/giá trị đầu tư: 9,26% @ GIL: Doanh số mua (chưa bán): 499.400.000 Vnđ Cổ tức nhận được: 20.000.000 Vnđ Tỷ trọng trong danh mục đầu tư hiện tại: 82,58% Giá trị cổ phiếu tăng: 2.600.000 Vnđ (theo thị giá ngày 19/12/2003) Tỷ suất cổ tức/giá trị đầu tư: 9,61% @ SAM: Doanh số mua (chưa bán): 1.323.344.000 Vnđ Cổ tức nhận được: 0 Vnđ Chênh lệch mua bán: 58.682.000 Vnđ Tỷ trọng trong danh mục đầu tư hiện tại: 0% @ SAV: Doanh số mua bán: 1.554.947.000 Vnđ Cổ tức nhận được: 0 Vnđ Chênh lệch mua bán: 25.820.880 Vnđ Tỷ trọng trong danh mục đầu tư hiện tại: 2,06% Giá trị cổ phiếu tăng: 2.132.120 Vnđ (theo thị giá ngày 19/12/2003) Tỷ suất cổ tức/giá trị đầu tư: 10,64% 2.2.2/ báo cáo tổng kết kinh doanh cổ phiếu năm 2004. 2.2.2.1/ nhiệm vụ năm 2004 và bối cảnh kinh doanh: Nhiệm vụ năm 2004: Năm 2004, Công ty đề ra những nhiệm vụ sau cho hoạt động kinh doanh cổ phiếu (theo Thông báo Kế hoạch kinh doanh năm 2004 số 213/04/CKNN-KD ngày 26/07/2004 của Công ty và Thông báo Phê duyệt Phương án kinh doanh cổ phiếu niêm yết 2004 ngày : Tổng giá trị Danh mục đầu tư đạt 7 tỷ Vnđ. Doanh số tự doanh cổ phiếu đạt 6 tỷ Vnđ. Mức sinh lời dự kiến từ kinh doanh cổ phiếu niêm yết 0,56%/năm (sau khi trừ chi phí vốn). Bối cảnh kinh doanh: Thị trường chứng khoán Việt Nam: Thị trường chứng khoán Việt Nam sau một thời gian dài rơi vào tình trạng trầm lắng đã hồi phục và tăng trưởng mạnh mẽ. Chỉ số VNIndex đã tăng từ 166,94 điểm (cuối năm 2003) lên khoảng từ 230 đến 240 điểm trong các tháng cuối năm (VNIndex ngày 31/12/2004 là 239,72 điểm) Trong năm 2004, có thêm Cổ phiếu BBT, DHA, SFC, NKD và chứng chỉ quỹ VF1 chính thức được niêm yết tại TTGDCK Thành phố Hồ Chí Minh. Hầu hết các cổ phiếu đều tăng giảm giá đồng loạt. Chính phủ và các cơ quan quản lý Nhà nước đã kịp thời ban hành và triển khai một loạt chủ trương, chính sách phát triển TTCK, đồng thời đẩy mạnh hơn nữa tiến trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước. Trên TTCK không chính thức, các hoạt động mua bán cổ phiếu diễn ra hết sức sôi động với hơn 100 loại cổ phiếu được giao dịch khá thường xuyên. Hầu hết các công ty niêm yết đều đạt các chỉ tiêu lợi nhuận đề ra. Các công ty chứng khoán chuyển hướng từ kinh doanh cổ phiếu niêm yết sang kinh doanh cổ phiếu chưa niêm yết. Tóm lại, môi trường không thuận lợi cho kinh doanh hưởng chênh lệch giá, do giá cổ phiếu liên tục giảm. Công ty: Đến cuối tháng 04/2004, Công ty đã ban hành Quy định tạm thời về Tự doanh cổ phiếu làm cơ sở để nghiệp vụ tự doanh cổ phiếu của Công ty triển khai mạnh mẽ. Công ty đã tiến hành kinh doanh cổ phiếu của các công ty niêm yết tại TTGDCK Thành phố Hồ Chí Minh và của cả các công ty chưa niêm yết (Bảo Minh, CDBECO, COKYVINA) Số cán bộ được phân công làm việc tại Bộ phận Kinh doanh cổ phiếu còn thiếu. Đến hết năm 2004, chỉ có 04 người làm việc kiêm nhiệm (tương đương 02 người làm việc cả ngày). Lãnh đạo Công ty thường xuyên có những chỉ đạo cụ thể và tạo các điều kiện thuận lợi nhất cho hoạt động kinh doanh cổ phiếu. 2.2.2.2/ Kết quả kinh doanh cổ phiếu năm 2004: Những công việc đã thực hiện: Đã hoàn thành và trình Giám đốc Công ty ban hành Quy định tạm thời về Tự doanh cổ phiếu để làm cơ sở cho việc thực hiện kinh doanh cổ phiếu niêm yết và cổ phiếu chưa niêm yết. Đã triển khai kinh doanh cổ phiếu theo đúng các quy định của Công ty, không có sai sót nghiệp vụ. Đã xây dựng được danh mục đầu tư của Công ty gồm 10 loại cổ phiếu: AGF, TRI, PMS, BBT, DHA, REE, GIL, SAM, SGH và GMD. Doanh số mua bán vượt kế hoạch do Giám đốc Công ty giao. Bảo toàn vốn và đạt lợi nhuận tương đối cao trên số vốn đưa vào kinh doanh. Đã hoàn thành việc xây dựng Đề án ứng dụng Toán kinh tế trong kinh doanh chứng khoán của Công ty. Từng bước thí điểm kinh doanh cổ phiếu chưa niêm yết. Số liệu kinh doanh cổ phiếu: Số liệu tổng hợp: @ Tổng doanh số giao dịch là 14.591.455.000 Vnđ (vượt 242,19% so với kế hoạch), trong đó: Doanh số giao dịch cổ phiếu niêm yết: 5.222.925.260 Vnđ. Doanh số giao dịch cổ phiếu chưa niêm yết: 9.368.530.000 Vnđ. @ Tổng giá trị Danh mục đầu tư cổ phiếu đến 31/12/2004 là 13.056.466.260 Vnđ (đạt 186,52% so với kế hoạch), trong đó: Cổ phiếu niêm yết: 3.687.936.260 Vnđ. Cổ phiếu chưa niêm yết: 9.368.530.000 Vnđ. @ Kết quả kinh doanh cổ phiếu niêm yết Tổng thu: 597.266.769 Vnđ Tổng chi: 234.862.767 Vnđ Chênh lệch thu - chi: 362.404.003 Vnđ tương đương 12,86% trên số tiền đưa vào kinh doanh vượt 2.196,42% so với kế hoạch và tăng 24,85% so với năm 2003 (10.3%/năm). 2.2.3/ Báo cáo tổng kết kinh doanh cổ phiếu năm 2005. 2.2.3.1/ Nhiệm vụ năm 2005 và bối cảnh kinh doanh Nhiệm vụ năm 2005: Năm 2005, Công ty đề ra những nhiệm vụ sau cho Phòng Giao dịch Ngọc Khánh [PGD] và Bộ phận Kinh doanh cổ phiếu – Phòng Kinh doanh [BPKDCP]: Duy trì và phát triển cơ sở khách hàng tại PGD. Đảm bảo PGD hoạt động có hiệu quả hơn năm 2004, phấn đấu bình toán bằng việc mở rộng các nghiệp vụ khác ngoài môi giới. Chỉnh sửa Quy định về tự doanh cổ phiếu theo hướng linh hoạt hơn. Mở rộng triển khai nghiệp vụ tự doanh cổ phiếu (cả cổ phiếu niêm yết và chưa niêm yết). Bước đầu triển khai Đề án Đưa chứng khoán về nông thôn bằng việc mở các Đại lý nhận lệnh của Công ty phủ khắp toàn quốc. Hoàn thành Giai đoạn 1 - Đề án ứng dụng Toán kinh tế trong kinh doanh chứng khoán và tiếp tục nghiên cứu triển khai Giai đoạn 2. Kiện toàn hệ thống văn bản Công ty. Tổng điều chỉnh Chiến lược kinh doanh và Lộ trình phát triển 2003-2010. Bối cảnh kinh doanh: Thị trường chứng khoán Việt Nam: TTCK Việt Nam đã có biến động trong năm 2005. 06 tháng đầu năm, thị trường chỉ giao dịch với quy mô nhỏ, tổng giá trị giao dịch cổ phiếu và chứng chỉ bình quân mỗi phiên là 4,85 tỷ Vnđ, chỉ số VNIndex dao động không đáng kể (cao nhất là 259,64 điểm, thấp nhất là 232,41 điểm). Tuy nhiên, vào những tháng cuối năm, kể từ ngày Quyết định của Thủ tướng cho phép nới rộng tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài từ 30% lên 49% thì thị trường trở nên sôi động. Có những phiên giao dịch tới trên 1 triệu cổ phiếu và chứng chỉ quỹ, VNIndex vượt 300 điểm trong thời gian ngắn, thị trường OTC tăng tính thanh khoản, tiến trình cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước thuận lợi hơn và Nhà nước thu được nhiều tiền hơn trong các phiên bán đấu giá cổ phiếu. Kết quả hoạt động kinh doanh của một số công ty niêm yết không như mong đợi của các nhà đầu tư, đặc biệt là sự kiện lần đầu tiên cổ phiếu bị dừng giao dịch do thua lỗ đó là cổ phiếu của Công ty Cổ phần Cơ khí Bình Triệu (ngừng giao dịch 02 phiên, ngày 11 và 12/04/2005) và kết quả thua lỗ năm 2004 của Công ty Cổ phần Bông Bạch Tuyết. Chỉ có 04 công ty được niêm yết mới trên thị trường, trong khi Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ (số 04/2005/CT-TTg ngày 17/03/2005) cho Bộ Tài chính thực hiện trong năm 2005 là phải niêm yết 200 doanh nghiệp trên TTCK Việt Nam. Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội khai trương hoạt động và đã thực hiện bán đấu giá thành công cho nhiều doanh nghiệp, đã có 06 công ty đăng ký giao dịch. Tuy nhiên, do cơ chế giao dịch còn bất cập nên chưa thu hút được nhiều nhà đầu tư tham gia. Công tác hoàn thiện và đồng bộ khung pháp lý cho thị trường đã và đang được UBCKNN và các cơ quan hữu quan khẩn trương xây dựng, cụ thể là Dự thảo Luật Chứng khoán lần thứ 07 đã được hoàn thiện và dự kiến trình Quốc hội năm 2006. Tóm lại, Chính phủ, UBCKNN đã có nhiều cố gắng thúc đẩy thị trường phát triển, mặc dù khối lượng giao dịch còn thấp, tiến trình “tạo hàng“ còn chậm, song có thể thấy dấu hiệu tiềm năng của một thị trường chứng khoán sôi động trong tương lai. Công ty: Công ty đã tạo mọi điều kiện về cơ sở vật chất kỹ thuật và con người để đáp ứng nhu cầu công việc. Lãnh đạo Công ty thường xuyên có những chỉ đạo cụ thể và tạo các điều kiện thuận lợi nhất cho hoạt động kinh doanh và tham mưu của PGD và BPKDCP. Số lượng cán bộ của PGD và BPKDCP còn quá ít: Tháng 06/2005 Tháng 12/2005 Cán bộ cũ (làm việc tại Công ty >1năm) 03 04 Cán bộ mới (làm việc tại Công ty <1năm) 02 03 Cán bộ Hợp đồng ngắn hạn 0 01 Tổng số cán bộ 05 08 Trong đó, PGD: 04 cán bộ, BPKDCP: 04 cán bộ. Tóm lại, Công ty đã quan tâm và tạo điều kiện hoạt động cho PGD và BPKDCP, nhưng điều kiện nhân lực chưa tương xứng với việc phát triển các nghiệp vụ. 2.2.3.2/ Kết quả hoạt động năm 2005: Số liệu hoạt động Số liệu thu - chi tổng hợp: * THU: 1.837,15 triệu Vnđ Phí môi giới (chưa tính giảm phí) 74,34 triệu Vnđ Thu từ kinh doanh cổ phiếu: Thu từ cổ tức: 421,69 triệu Vnđ Chênh lệch mua bán cổ phiếu: 230,00 triệu Vnđ Thu từ REPO 360,34 triệu Vnđ Thu từ REREPO 641,90 triệu Vnđ Tư vấn Bao gåm 3 Hîp ®ång t­ vÊn b¸n ®Êu gi¸ (ch­a tÝnh t­ vÊn cæ phÇn ho¸ cho VINACONEX vµ t­ vÊn niªm yÕt cho LASUCO). 57,00 triệu Vnđ Thu từ Mua Trái phiếu lẻ (ước tính): 30,00 triệu Vnđ Thu từ quản lý danh mục đầu tư: 21,88 triệu Vnđ * CHI: 1.163,33 triệu Vnđ Chi cho PGD: 139,82 triệu Vnđ Chi phí thuê PGD 70,72 triệu Vnđ Khấu hao tài sản cố định PGD 9,43 triệu Vnđ Chi phí điện thoại, ADSL, điện, nước - PGD 14,92 triệu Vnđ Vận dụng mua ngoài, Văn phòng phẩm - PGD 2,75 triệu Vnđ Chi phí di chuyển địa điểm PGD 42 triệu Vnđ Chi phí vốn cho kinh doanh cổ phiếu: 1.023,51 triệu Vnđ Kinh doanh cổ phiếu niêm yết 213,55 triệu Vnđ Kinh doanh cổ phiếu chưa niêm yết 809,96 triệu Vnđ * Chênh lệch thu – chi 673,82 triệu Vnđ (Chưa tính đến chênh lệch thị giá cổ phiếu và chi cho một số hoạt động của Công ty do Phòng phụ trách) Chênh lệch thị giá cổ phiếu Cokyvina: 204,64 triÖu Vn®; B¶o Minh:1.000 triÖu Vn®; Ch­¬ng D­¬ng: 500 triÖu Vn®; VIB: 800 triÖu Vn®; BBT: -632 triÖu Vn®; SAM: 170 triÖu Vn®. 2.042,64 triệu Vnđ Chi cho một số hoạt động của Công ty do Phòng phụ trách Gåm chi cho §¹i lý nhËn lÖnh: Trang bÞ m¸y chiÕu, mµn chiÕu, 02 m¸y vi tÝnh vµ ghÕ cho 17 §¹i lý nhËn lÖnh víi 55 triÖu Vn®/§¹i lý; vµ chi cho §Ò ¸n øng dông To¸n kinh tÕ: Giai ®o¹n 1 lµ 75 triÖu Vn®, Giai ®o¹n 2 lµ 98 triÖu Vn®. 1.108 triệu Vnđ * Chênh lệch thu – chi (chưa kể chi lương) 1.608,46 triệu Vnđ Số liệu môi giới tại PGD: Tổng giá trị giao dịch: 21.240,09 triệu Vnđ, đạt 234,94% so với năm 2004, bằng 32,06% so với Trụ sở chính và bằng 19,45% so với Chi nhánh. Phí môi giới: 74,34 triệu Vnđ đạt 231,73% so với cả năm 2004 (chưa tính giảm phí cho khách hàng). Tài khoản mở mới: 28 tài khoản, đạt 73,68% so với năm 2004. Tài khoản đóng: 04 Tài khoản. Doanh số mua quyền nhận tiền bán chứng khoán: 2.255,37 triệu Vnđ đạt 367,53% so với cả năm 2004. Doanh số tiền vay cầm cố chứng khoán: 2.253,80 triệu Vnđ đạt 132,27% so với cả năm 2004. Doanh số tiền vay bảo chứng chứng khoán: 297 triệu Vnđ (năm 2004 chưa hỗ trợ vay bảo chứng). Số liệu kinh doanh cổ phiếu: Tổng doanh số giao dịch là 3.790.830.000 Vnđ (đạt 25,97% so với năm 2004), trong đó: Doanh số giao dịch cổ phiếu niêm yết: 141.330.000 Vnđ (tính đến ngày 14/12/2005). Doanh số giao dịch cổ phiếu chưa niêm yết: 3.649.500.000 Vnđ. Tổng giá trị Danh mục đầu tư cổ phiếu là 17.323.751.218 Vnđ (đạt 132,68% so với năm 2004), trong đó: Cổ phiếu niêm yết: 4.305.721.218 Vnđ (tính đến ngày 14/12/2005). Cổ phiếu chưa niêm yết: 13.018.030.000 Vnđ. Chênh lệch mua bán cổ phiếu là 230.000.000 Vnđ, trong đó: Cổ phiếu niêm yết: 230.000.000 Vnđ (ước tính đến ngày 31/12/2005). Cổ phiếu chưa niêm yết: 0 Vnđ. Cổ tức Gåm cæ tøc cæ phiÕu niªm yÕt: 82,423 triÖu §ång; Cæ tøc cña B¶o Minh: 70 triÖu §ång; Cæ tøc cña Ch­¬ng D­¬ng: 120 triÖu §ång (n¨m2004) vµ 100 triÖu §ång (®ît1/2005); L·i gãp vèn Cokyvina: 49,267 triÖu §ång. là 421.690.000 Vnđ, trong đó: Cổ phiếu niêm yết: 82.423.980 Vnđ. Cổ phiếu chưa niêm yết: 339.266.020 Vnđ. Chênh lệch thị giá cổ phiếu 2.042.640.000 Vnđ, trong đó: Cổ phiếu niêm yết: - 462.000.000 Vnđ (ước tính đến ngày 31/12/2005). Cổ phiếu chưa niêm yết: 2.504.640.000 Vnđ. Lợi nhuận theo dòng tiền thu – chi là -371.811.554 Vnđ, trong đó: Cổ phiếu niêm yết: 98.882.426 Vnđ (Mức sinh lời đạt 2,3% (ước tính đến ngày 31/12/2005) trên số vốn sử dụng bình quân, vượt 410,71% so với kế hoạch). Cổ phiếu chưa niêm yết: - 470.693.980 Đồng Sè liÖu ©m do n¨m 2005 kh«ng tiÕn hµnh b¸n sè cæ phiÕu nµy vµ sè liÖu ch­a tÝnh ®Õn chªnh lÖch thÞ gi¸. . Lợi nhuận thực (tính cả chênh lệch thị giá) là 1.670.828.446 Vnđ, trong đó: Cổ phiếu niêm yết: - 363.117.574 Vnđ (tính đến ngày 14/12/2005). Cổ phiếu chưa niêm yết: 2.033.946.020 Vnđ Số liệu REPO: Tổng số Hợp đồng: 04 Hợp đồng Gåm 3 Hîp ®ång víi Ng©n hµng Ph­¬ng §«ng: (i) Ngµy 05/04/2005, 30.006.000.000 Vn®, l·i suÊt 8,2%/n¨m, ®Õn h¹n 05/10/2005, lîi nhuËn lµ 122.024.400 Vn®; (ii) Ngµy 11/04/2005, 29.006.000.000 Vn®, l·i suÊt 8,2%/n¨m, ®Õn h¹n 11/10/2005, lîi nhuËn lµ 117.957.733 VN®; (iii) Ngµy 21/04/2005, 26.000.000.000 Vn®, l·i suÊt 8,3%/n¨m, ®Õn h¹n 05/10/2005, lîi nhuËn lµ 84.427.778 Vn®. TÊt c¶ ®· trõ chi phÝ vèn 9%/n¨m. Vµ 1 Hîp ®ång víi Techcombank víi chi phÝ vèn lµ 9,24%. . Tổng doanh số: 94.763.000.000 Vnđ (tăng 170,75% so với năm 2004). Chi phí REPO: 3.655.212.589 Vnđ. Chi phí vốn tại thời điểm REPO: 4.015.552.613 Vnđ. Chênh lệch REPO: 360.340.024 Vnđ. Số liệu REREPO: Số dư REREPO: 84.724.940.000 Vnđ (ước tính đến ngày 31/12/2005). Tổng số Hợp đồng: 13 Hợp đồng, trong đó: EXREREPO cổ phiếu niêm yết: 03 Hợp đồng. EXREREPO cổ phiếu chưa niêm yết: 03 Hợp đồng. REREPO cổ phiếu chưa niêm yết: 06 Hợp đồng. REREPO cổ phiếu đấu giá: 01 Hợp đồng. Tổng doanh số: 116.524.940.000 Vnđ, trong đó: EXREREPO cổ phiếu niêm yết: 900.500.000 Vnđ. REPO cổ phiếu chưa niêm yết: 34.215.000.000 Vnđ REPO cổ phiếu chưa niêm yết: 49.609.440.000 Vnđ REPO cổ phiếu đấu giá: 31.800.000.000 Vnđ. Lãi REREPO: 3.651.867.914 Vnđ. Chi phí vốn tại thời điểm REREPO: 3.009.961.798 Vnđ. Chênh lệch REREPO: 641.906.116 Vnđ, trong đó: EXREREPO cổ phiếu niêm yết: 3.190.000 Vnđ. EXREREPO cổ phiếu chưa niêm yết: 132.734.000 Vnđ. REREPO cổ phiếu chưa niêm yết: 51.948.783 Vnđ. REREPO cổ phiếu đấu giá: 454.033.333 Vnđ. Số liệu Đại lý nhận lệnh: Số Đại lý nhận lệnh đã được trang bị cơ sở vật chất: 17. Số Đại lý nhận lệnh đã hoạt động: 06. Số tài khoản: 50 (ước đến ngày 31/12/2005). Doanh số giao dịch: 450 triệu Vnđ (ước đến ngày 31/12/2005). 2.4/ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TỰ DOANH CỔ PHIẾU CỦA CTCK NHNNO & PTNT VIỆT NAM 2.4.1/ Những mặt được Mặc dù rất thiếu cán bộ trong quá trình triển khai hoạt động, PGD và BPKDCP đã nỗ lực và hoàn thành xuất sắc: Hoàn thành các mục tiêu, kế hoạch Công ty giao, đặc biệt là đảm bảo hoạt động có lãi (1.608,46 triệu Vnđ, chưa tính chi phí lương). Chủ động, sáng tạo đưa nhiều sản phẩm mới vào hoạt động kinh doanh của Công ty như: REREPO: Thực hiện thí điểm tất cả các loại hình REREPO (chỉ có REREPO cổ phiếu chưa niêm yết do Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh thực hiện trước), đem lại sự đa dạng về nghiệp vụ kinh doanh của Công ty, thu được lợi nhuận cao. Tư vấn: Tuy không mang lại lợi nhuận cao, nhưng đã khẳng định uy tín của Công ty. Công ty đã ký được những Hợp đồng tư vấn niêm yết và tư vấn cổ phần hoá đầu tiên. Mua Trái phiếu lẻ: Thu hút được đông đảo nhân dân biết đến Công ty và đa dạng loại hình kinh doanh. Quản lý danh mục đầu tư cho nhà đầu tư nước ngoài. Thực hiện tốt công tác tham mưu cho một số công việc quan trọng, mang tính định hướng của Công ty như: Xây dựng Tổng điều chỉnh Chiến lược (tháng 12/2005), Kiện toàn hệ thống văn bản của Công ty (tháng 06/2005), thực hiện, đưa vào triển khai Đề án Đưa chứng khoán về nông thôn bằng việc tiến hành mở các Đại lý nhận lệnh trên khắp cả nước (tháng 10-11/2005), chủ động đề xuất tổng thể về hoạt động REREPO của Công ty (tháng 7/2005)… Bên cạnh đó: PGD đáp ứng đầy đủ và kịp thời các yêu cầu của khách hàng về thông tin, cơ sở vật chất, đặt lệnh, các dịch vụ hỗ trợ và tạo lập được cơ sở khách hàng vững chắc tại địa bàn hoạt động. BPKDCP và PGD đã nghiêm túc thực hiện các quy định của Công ty, không có sai sót nghiêm trọng. PGD và BPKDCP đã thực hiện phân mảng nghiệp vụ rõ ràng, giao việc đến cá nhân bằng văn bản, tạo thuận lợi cho việc triển khai công tác và đánh giá cán bộ. Đúc rút được nhiều kinh nghiệm trong quá trình hoạt động. Phối hợp tốt với các đơn vị liên quan trong quá trình kinh doanh và phục vụ khách hàng. 2.4.2/ Những tồn tại cần khắc phục Chưa xây dựng Danh mục đầu tư cổ phiếu niêm yết năm 2005 (vẫn áp dụng từ 2004) và dự thảo chỉnh sửa Quy định về Tự doanh cổ phiếu còn chậm (do khối lượng công việc lớn và không đủ cán bộ thực hiện) làm ảnh hưởng đến quá trình kinh doanh cổ phiếu. Chưa áp dụng các phương pháp phân tích kỹ thuật để dự kiến thị trường (do Thị trường chứng khoán Việt Nam chưa hoàn hảo – nguyên nhân khách quan và do thiếu kiến thức, cán bộ để đi sâu nghiên cứu, phân tích theo hướng này – nguyên nhân chủ quan). Phát triển các nghiệp vụ REPO và REREPO còn hạn chế (chưa đáp ứng được hết nhu cầu của khách hàng), do không có đủ cán bộ thực hiện. Chưa triển khai được các nghiệp vụ khác ngoài môi giới tại các Đại lý nhận lệnh. Hoạt động môi giới tại PGD còn một số sai sót về lệnh giao dịch của khách hàng. 2.4.3/ Nhận xét Doanh thu từ nghiệp vụ môi giới: 0,65 tỷ Vnđ (đạt 98,48% so với kế hoạch của Chiến lược). Doanh thu từ hoạt động tự doanh và thu lãi đầu tư: 233,4 tỷ Vnđ (đạt 775,41% so với kế hoạch của Chiến lược). Doanh thu từ bảo lãnh phát hành 1,2 tỷ Vnđ (đạt 57,14% so với kế hoạch của Chiến lược). Tổng doanh thu: 252,150 tỷ Vnđ. Tổng chi phí: 233,185 tỷ Vnđ. Lợi nhuận trước thuế: 17,165 tỷ Vnđ (đạt 83,32% so với kế hoạch của Chiến lược). Như vậy, Công ty đã triển khai tốt các nghiệp vụ kinh doanh đảm bảo hoạt động có quy trình, an toàn và có lãi. Tuy một số nghiệp vụ phát triển chậm, song đã bắt đầu đi vào chiều sâu. Nhiều nghiệp vụ mới được triển khai như REPO, REREPO, quản lý danh mục đầu tư cho nhà đầu tư nước ngoài, mua Trái phiếu lẻ… mở ra hướng đi mới cho kinh doanh. Công ty chú trọng duy trì quan hệ với khách hàng chiến lược, hiện đang gấp rút triển khai xây dựng hệ thống Phòng Giao dịch và Đại lý nhận lệnh. Về quản trị điều hành, Công ty hoạt động có bài bản và quy trình nghiệp vụ thống nhất, rõ ràng. Công ty đã lập 13 Tổ Đề án nhằm cải tổ tổng thể và đồng bộ từ kinh doanh, quản trị đến kiểm tra kiểm soát tìm giải pháp cho các vấn đề then chốt trong hoạt động Công ty. Hoạt động Công ty luôn bám sát định hướng và các văn bản chỉ đạo của NHNNO & PTNT Việt Nam. Nhìn lại kết quả Công ty đạt tính đến cuối năm 2005, so sánh với kế hoạch của Chiến lược lập tại thời điểm 2003, Công ty đã làm rất tốt việc mở rộng địa bàn hoạt động, đã tận dụng được lợi thế từ hệ thống NHNNO & PTNT Việt Nam rộng lớn khắp cả nước, đã đi đúng hướng vạch ra là từ Trái phiếu sang Cổ phiếu đạt hiệu quả cao, một số chỉ tiêu chính về cơ bản đã đi đúng Lộ trình: Vốn tự có: 158 tỷ Vnđ đạt 49,37 % so với kế hoạch của Chiến lược. Tổng tài sản: 1379 tỷ Vnđ đạt 81,11 % so với kế hoạch của Chiến lược. Hệ thống mạng lưới gồm: Trụ sở chính, 01 Chi nhánh tại Thành phố Hồ Chí Minh, 01 Phòng Giao dịch, 17 Đại lý nhận lệnh. Như vậy, việc mở thêm Chi nhánh và Phòng Giao dịch chưa hoàn thành theo Lộ trình Chiến lược. Số cán bộ: 52 người, thiếu 48 cán bộ so với chỉ tiêu Chiến lược. Công nghệ: chưa triển khai được theo chương trình hành động đã vạch ra trong Chiến lược. Ban hành văn bản: Công ty đã ban hành được 17 văn bản về các Quy định, Quy trình hoạt động của Công ty (còn 25 văn bản chưa được ban hành theo kế hoạch của Chiến lược). Bên cạnh đó, Công ty còn ban hành thêm các văn bản ngoài kế hoạch của Chiến lược để hỗ trợ trong quá trình triển khai hoạt động các nghiệp vụ kinh doanh. Dự kiến năm 2006, Công ty sẽ ban hành 30 văn bản Quy định, Quy trình nghiệp vụ, kiện toàn hệ thống văn bản điều hành của Công ty. Có thể nói, năm 2005 là năm kết thúc giai đoạn kiện toàn, cũng là năm có không ít những khó khăn, thách thức, đòi hỏi phải hoàn thành vượt mức tất cả các chỉ tiêu kế hoạch do NHNNO & PTNT Việt Nam giao, đặc biệt là chỉ tiêu lợi nhuận để xin nâng vốn điều lệ và nâng hạng doanh nghiệp. Công ty cũng đã có những bước chuyển mình đáng kể, khẳng định được vị thế, tiềm lực và những bước đi đúng hướng theo Lộ trình phát triển đặt ra. Nhìn lại tổng quan việc thực hiện Chiến lược Công ty đến hết năm 2005, về cơ bản, Công ty đã hoàn thành xuất sắc những chỉ tiêu đề ra, tạo một tiền đề vững chắc cho sự phát triển sắp tới. Trên cơ sở những mặt được và chưa được, Công ty sẽ có những bài học kinh nghiệm cho chính mình, những đề xuất thiết thực nhất cho giai đoạn phát triển tiếp theo 2006-2010. Chương 2 là toàn bộ những vấn đề liên quan tới CTCK NHNNO & PTNT Việt Nam, đơn vị mà em thực tập. Phần đầu của chương 2 tác giả giới thiệu sơ lược về CTCK NHNNO & PTNT Việt Nam, về quá trình hình thành và phát triển; chức năng; nguyên tắc hoạt động; nhiệm vụ và quyền hạn của CTCK NHNNO & PTNT VIệt Nam… Phần giữa của chương 2 là thực trạng hoạt động tự doanh cổ phiếu của các CTCK Cuối chương 2 là thực trạng và đánh giá thực trạng hoạt động tự doanh cổ phiếu của CTCK NHNNO & PTNT Việt Nam. Sau khi đã nghiên cứu lý luận chung về các CTCK ở chương 1, nghiên cứu về thực trạng hoạt động tự doanh cổ phiếu của CTCK NHNNO & PTNT Việt Nam tác giả xin đưa ra một số giải pháp nhằm phát triển hoạt động tự doanh cổ phiếu của CTCK NHNNO & PTNT Việt Nam. Những lý luận này sẽ được trình bày ở chương 3. CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGHIỆP VỤ TỰ DOANH CỔ PHIẾU CỦA CÔNG TY CHỨNG KHOÁN NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM 3.1/ ĐỊNH HƯỚNG HOÀN THIỆN NGHIỆP VỤ TỰ DOANH CỔ PHIẾU CỦA CTCK NHNNO & PTNT VIỆT NAM 3.1.1/ Mục tiêu trước mắt Kinh doanh cổ phiếu: Mở rộng hoạt động kinh doanh cổ phiếu của Công ty, để nghiệp vụ này trở thành hoạt động thường xuyên và đạt hiệu quả cao cho Công ty. Nghiên cứu thí điểm áp dụng phân tích kỹ thuật trong việc quyết định mua, bán cổ phiếu. Nghiệp vụ REPO và REREPO: Đẩy mạnh nghiệp vụ REPO và REREPO. Ứng dụng toán kinh tế vào kinh doanh: Áp dụng kết quả Giai đoạn 2 của Đề án ứng dụng Toán kinh tế vào hoạt động kinh doanh của Công ty. Triển khai Giai đoạn 3 và 4 của Đề án. Đại lý nhận lệnh: Mở rộng mạng lưới Đại lý nhận lệnh. Triển khai các nghiệp vụ khác ngoài môi giới tại Đại lý nhận lệnh. Hoạt động đối ngoại: Bước đầu triển khai hoạt động đối ngoại theo chức năng, nhiệm vụ được phê duyệt. Thu thập và phân tích thông tin: Thực hiện thu thập và phân tích thông tin có bài bản và thường xuyên. Hàng tháng, có báo cáo về tình hình kinh doanh cổ phiếu của Công ty và thông tin về các công ty, cổ phiếu trong Danh mục đầu tư của Công ty. Triển khai phát hành Bản tin Công ty. Quảng bá hình ảnh Công ty: Hoàn thành nội dung chương trình phát sóng giới thiệu Công ty định kỳ hàng tháng trên VTC (Truyền hình kỹ thuật số Việt Nam). Sản phẩm mới: Nghiên cứu lập Sàn giao dịch OTC của Công ty. Nghiên cứu vấn đề liên doanh với nước ngoài. Số liệu thu dự kiến năm 2006 Lợi nhuận từ REPO và REREPO: 1,5 tỷ Vnđ (tăng 49,66 % so với năm 2005). Lợi nhuận từ kinh doanh cổ phiếu: Mức sinh lời: 12% trên số vốn sử dụng bình quân. Lợi nhuận thực: 2 tỷ Vnđ (tăng 19,7 % so với năm 2005). 3.1.2/ Mục tiêu lâu dài 3.1.2.1/ Nghiên cứu TTCK Việt Nam TTCK đến năm 2010 trong Chiến lược được Chính phủ phê duyệt Mục tiêu: Phát triển TTCK cả về quy mô và chất lượng hoạt động nhằm tạo ra kênh huy động vốn trung và dài hạn cho đầu tư phát triển, góp phần phát triển thị trường tài chính Việt Nam; duy trì trật tự, an toàn, mở rộng phạm vi, tăng cường hiệu quả quản lý, giám sát thị trường nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người đầu tư; từng bước nâng cao khả năng cạnh tranh và chủ động hội nhập thị trường tài chính quốc tế. Mặt khác, trên quan điểm: phát triển TTCK phù hợp với điều kiện thực tế và định hướng phát triển kinh tế-xã hội của đất nước, với các tiêu chuẩn và thông lệ quốc tế, thúc đẩy tiến trình cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước. Định hướng: Mở rộng quy mô của TTCK tập trung, phấn đấu đưa tổng giá trị thị trường đến năm 2010 đạt mức 10 – 15% GDP; tập trung phát triển thị trường Trái phiếu, trước hết là Trái phiếu Chính phủ để huy động vốn cho Ngân sách Nhà nước và cho đầu tư phát triển; tăng số lượng các loại cổ phiếu niêm yết trên TTCK tập trung nhằm tăng quy mô về vốn cho các doanh nghiệp và nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh của các công ty niêm yết. Xây dựng thị trường giao dịch cổ phiếu của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Hà Nội, chuẩn bị điều kiện để sau năm 2010 chuyển thành thị trường Giao dịch Chứng khoán phi tập trung OTC; phát triển các định chế tài chính trung gian cho TTCK: tăng quy mô và phạm vi hoạt động nghiệp vụ kinh doanh, dịch vụ của các công ty chứng khoán. Phát triển các công ty chứng khoán theo hai loại hình: công ty chứng khoán đa nghiệp vụ và công ty chứng khoán chuyên doanh, nhằm tăng chất lượng cung cấp dịch vụ và khả năng chuyên môn hoá hoạt động nghiệp vụ. Khuyến khích các công ty chứng khoán thành lập các chi nhánh, phòng giao dịch, đại lý nhận lệnh ở các tỉnh, thành phố lớn, các khu vực đông dân cư trong cả nước. Lộ trình phát triển của TTCK Việt Nam do các chuyên gia của Ngân hàng phát triển Châu á (ADB) đề xuất đệ trình Chính phủ cho rằng: đến năm 2010, khi GDP của Việt Nam đạt được khoảng 65 tỷ USD thì quy mô vốn trong TTCK phải đạt 19,5 tỷ USD, chiếm khoảng 30% GDP. Đến giai đoạn sau năm 2010, TTCK Việt Nam phải trở thành trung tâm tài chính của Tiểu vùng Mê Kông. Với việc lấy mô hình chuẩn là thị trường vốn Trung Quốc. Thị trường vốn Việt Nam hiện nay có thể so sánh với thị trường vốn Trung Quốc vào cuối những năm 1980. Theo mô hình chuẩn có thể dự báo đến năm 2010: Tỷ lệ tổng giá trị thị trường trên GDP đạt tỷ lệ của Trung Quốc vào năm 1997, tức là khoảng 23,26%. Tổng số Công ty niêm yết là 1.550. Số cổ phiếu lưu hành khoảng 6.841 triệu. Tổng giá trị thị trường khoảng 15.050 triệu USD. Hàng ngày thực hiện 5,5 triệu lệnh, trong đó có 0,5 triệu lệnh tại Hà Nội. Tỷ lệ doanh thu của TTGDCK Thành phố Hồ Chí Minh là 6%, Hà Nội là 2%. Sẽ có khoảng 50 công ty chứng khoán quản lý 2,5 triệu tài khoản. Phí mối giới đạt 700 triệu USD, bình quân 14 triệu USD/công ty/năm. 3.1.2.2/ Nghiên cứu ảnh hưởng của môi trường quốc tế tới sự phát triển của TTCK; tốc độ và quy mô phát triển của Nền kinh tế Việt Nam cùng ảnh hưởng của nó tới TTCK và sự tác động của NHNNO & PTNT Việt Nam tới công ty cụ thể qua các năm. Như vậy, so sánh với thời điểm lập Chiến lược năm 2003, điều kiện vận hành TTCK đã được cải thiện. Chính phủ xác định được vai trò quan trọng của TTCK đối với nền kinh tế và sự phát triển xã hội, nên đã có những chính sách thích hợp. TTCK dần dần hồi phục sau giai đoạn suy thoái (2002-2003). Tiến trình “tạo hàng” cho TTCK đang được đẩy nhanh. Tiến trình hội nhập quốc tế của Nước ta đang ở vào giai đoạn cuối cùng (AFTA - 2006, Hiệp định Thương mại Việt Mỹ - 2006, WTO - đến 2010...), mọi công việc chuẩn bị đang được Chính phủ, các bộ, ngành và doanh nghiệp trong cả nước khẩn trương thực hiện. Để các doanh nghiệp Việt Nam (đặc biệt là doanh nghiệp Nhà nước - DNNN) có thể hoà nhập với môi trường kinh doanh “sau Hội nhập”, nhiều biện pháp đang được thực thi. Trong đó, việc nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp được coi là hàng đầu. Vì vậy, Chính phủ đang đẩy nhanh tiến trình CPH các DNNN, nhằm mục đích nâng cao hiệu quả của những doanh nghiệp này khi có các thành phần kinh tế khác tham gia sở hữu. Kinh tế Việt Nam trong những năm qua tăng trưởng liên tục với tốc độ cao. Dự báo, trong những năm tới, nền kinh tế Nước ta vẫn tiếp tục tăng trưởng ổn định. Điều này khẳng định nhu cầu vốn dài hạn cho phát triển kinh tế là vấn đề rất cấp bách hiện nay, khi mà vốn ODA (viện trợ phát triển chính thức của Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng Phát triển Châu á...) và FDI (đầu tư nước ngoài trực tiếp) ngày càng có dấu hiệu sụt giảm, vốn nhàn rỗi trong dân cư lại chưa được phát huy hết. TTCKViệt Nam chính là cầu nối giữa nhu cầu vốn (dài hạn) của nền kinh tế với khả năng cung ứng vốn từ nguồn tiết kiệm của mọi tầng lớp dân cư, mọi thành phần kinh tế. Do đó, nhu cầu khách quan đòi hỏi TTCK trong những năm tới cần phải phát triển và bền vững, đảm bảo cho nền kinh tế tăng trưởng với tốc độ cao và bắt đầu hội nhập. Những nhận định trên đây cho thấy, triển vọng của TTCK rất tốt đẹp, tương lai của các công ty chứng khoán cũng rất tốt đẹp, do đó cần phải chuẩn bị thật kỹ lưỡng cho thời kỳ phát triển. Tổng điều chỉnh chiến lược nhằm chính xác hoá các định hướng cơ bản trước khi đi vào giai đoạn Phát triển 2006 - 2010, đồng thời tổ chức thực hiện theo Chiến lược điều chỉnh đảm bảo đi đúng Lộ trình. Một số yêu cầu dài hạn của Công ty cần đạt được trong thời gian tới: Mở rộng, phát triển đa dạng các nghiệp vụ kinh doanh, triển khai và đưa vào hoạt động các nghiệp vụ kinh doanh mới, đáp ứng nhu cầu của một TTCK đang trên đà phát triển nói riêng và nền kinh tế đang tăng trưởng nói chung. Mở rộng thị trường, địa bàn hoạt động. Đa dạng hoá cơ sở khách hàng. Hướng về nông thôn trên cơ sở hậu thuẫn thuận lợi là hệ thống NHNNO & PTNT Việt Nam. Hội nhập quốc tế, hướng đầu tư ra các chứng khoán nước ngoài, liên kết, liên doanh về vốn, nhân lực, công nghệ với nước ngoài, thực hiện kinh doanh, hoạt động dịch vụ với các cá nhân, tổ chức là nhà đầu tư nước ngoài. Phát triển công nghệ tin học đáp ứng với thời kỳ phát triển hiện đại của TTCK Việt Nam trong thời gian tới. 3.2/ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TỰ DOANH CỔ PHIẾU CỦA CTCK NHNNO & PTNT VIỆT NAM Trên cơ sở phân tích, đánh giá môi trường kinh doanh, thấy được những thuận lợi, khó khăn trước mắt, thách thức, cơ hội tác động đến Lộ trình phát triển của Công ty, Chiến lược nên được điều chỉnh, thay đổi, đảm bảo cho Công ty đi đúng hướng và phát triển bền vững giai đoạn 2006-2010. Sau đây là một số giải pháp nhằm phát triển hoạt động tự doanh cổ phiếu của CTCK NHNNO & PTNT Việt Nam Thay đổi về định hướng Với điều kiện thị trường chứng khoán đang trên đà phát triển, Công ty cần đẩy mạnh nghiệp vụ tự doanh cổ phiếu. Triển khai sản phẩm mới: Đẩy mạnh nghiệp vụ REPO, REREPO, phát triển nghiệp vụ REREPO cổ phiếu niêm yết. Thị trường cần hướng tới: Tiếp tục định hướng về khu vực nông thôn, thông qua hệ thống Đại lý nhận lệnh, triển khai mở tiếp Đại lý nhận lệnh, tiến hành mở Chi nhánh. Thành lập bộ phận đối ngoại, mở rộng cơ sở khách hàng là nhà đầu tư nước ngoài, hướng đầu tư ra nước ngoài để đa dạng hoá loại hình dịch vụ đặc biệt là trong điều kiện thị trường mở cửa hiện nay và tương lai, nghiên cứu phương thức liên doanh, góp vốn với các tổ chức, cá nhân là người nước ngoài để tăng vốn, mở rộng hoạt động kinh doanh, nghiên cứu cơ chế và môi trường kinh doanh để đầu tư vào các chứng khoán nước ngoài. Theo dự thảo Luật chứng khoán sẽ được ban hành năm 2006, nghiệp vụ quản lý danh mục đầu tư sẽ được tách khỏi nghiệp vụ kinh doanh của công ty chứng khoán, Công ty sẽ mất đi một nghiệp vụ kinh doanh. Do vậy, Công ty cần có sự điều chỉnh, định hướng theo hướng khác là đẩy mạnh, tập trung vào nghiệp vụ môi giới. Thực tế, nguồn vốn của Công ty chủ yếu dựa vào vay vốn của NHNNO & PTNT Việt Nam và một số tổ chức tín dụng khác, nên để thuận lợi trong việc mở rộng nghiệp vụ kinh doanh, Công ty cần tăng vốn dưới nhiều hình thức khác như phát hành Trái phiếu, nhận góp vốn liên doanh, liên kết. Thay đổi về chỉ tiêu Với thị trường đang mở rộng và phát triển như hiện nay, các chỉ tiêu đã không còn phù hợp, không mang tính thực tế. Dựa trên tình hình hoạt động của Công ty đến hết năm 2005, Công ty cần xây dựng lại hệ thống chỉ tiêu kế hoạch cho giai đoạn phát triển 2006 – 2010. Các chỉ tiêu phải thể hiện định hướng cho hoạt động của Công ty, đánh giá được tình hình phát triển, quy mô của Công ty Thay đổi về biện pháp và chương trình hành động Tăng cường công tác quản trị điều hành, nâng cao vai trò Tổ theo dõi thực hiện Chiến lược đã điều chỉnh. Nâng cao vai trò bộ máy kiểm tra kiểm soát nội bộ, thực hiện kiểm toán nội bộ và tự kiểm tra định kỳ. Tiến hành khảo sát các địa điểm sẽ mở Đại lý nhận lệnh để có định hướng phát triển nghiệp vụ kinh doanh tại đó. Tăng cường công tác đào tạo và tuyển dụng để bổ sung cán bộ và mở rộng nghiệp vụ. Đổi mới toàn diện hệ thống cán bộ, xây dựng hệ thống tiêu chí, lập quy trình đánh giá cán bộ, quy hoạch cán bộ, lên chương trình đào tạo 2006-2010, xây dựng cơ chế trả lương để khuyến khích lao động có hiệu quả. Hoàn thiện hệ thống tin học, xây dựng phần mềm hỗ trợ tính giá, REREPO..,cải cách phần mềm môi giới, đấu giá.. đáp ứng nhu cầu mở rộng của thị trường, xây dựng trang WEB và hệ thống giao dịch qua mạng, đưa các thông tin về Công ty và các sản phẩm mới của Công ty đến với các nhà đầu tư trong và ngoài nước. 3.3/ KIẾN NGHỊ Về mô hình tổ chức. Mô hình 2 Phòng Kinh doanh: Sớm đưa vào thực hiện theo Dự thảo lần thứ 07 Mô hình tổ chức Công ty, gồm Phòng Kinh doanh và Nguồn vốn và Phòng Đầu tư và Phát triển, để các hoạt động kinh doanh được triển khai chuyên nghiệp và tập trung hơn. Bộ phận Môi giới: Hiện trạng: Công ty đang có 03 nơi thực hiện nghiệp vụ Môi giới: Trụ sở chính, Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh và PGD. Tình hình nhân sự và công việc như sau: Trụ sở chính Chi nhánh Phòng Giao dịch Tổng số nhân viên Môi giới và hỗ trợ Môi giới 05 04 03 Nhân viên Đại diện giao dịch/Nhân viên Môi giới 1/5 2/4 2/3 Nhân viên làm kiêm nhiệm/Nhân viên Môi giới 1/5 4/4 3/3 Nhân viên có Giấy phép hành nghề 0 04 02 Nhân viên không có Giấy phép hành nghề, nhưng có đủ chứng chỉ 01 0 01 Nghiệp vụ hiện thời - Đại diện giao dịch - Môi giới cho khách hàng - Các dịch vụ hỗ trợ khách hàng - Cung cấp thông tin cho khách hàng - Đại diện giao dịch - Môi giới cho khách hàng - Các dịch vụ hỗ trợ khách hàng - Môi giới cho Đại lý nhận lệnh - Cung cấp thông tin cho khách hàng - Đại diện giao dịch - Môi giới cho khách hàng - Các dịch vụ hỗ trợ khách hàng - Môi giới cho Đại lý nhận lệnh - Cung cấp thông tin cho khách hàng Từ hiện trạng nhân sự và công việc nêu trên, BPKDCP nhận thấy: Hoạt động Môi giới tại Trụ sở chính chưa phù hợp về quy định của pháp luật, do chưa có nhân viên Môi giới có Giấy phép hành nghề. Hoạt động Môi giới của Công ty hiện đang bị phân tán (thông tin cung cấp cho khách hàng không đồng nhất), lãng phí về nhân lực (so với tổng số nhân viên kinh doanh), hiệu quả chưa cao. Chiến lược của Công ty: Trên cơ sở Chiến lược kinh doanh và Lộ trình phát triển của Công ty được lập năm 2003, năm 2006 sẽ là năm bắt đầu cho giai đoạn phát triển của Công ty, mọi nghiệp vụ cần được triển khai một cách chuyên nghiệp. Mặt khác, với định hướng cơ bản là chuyển từ đối tượng các tổ chức sang các nhà đầu tư cá nhân nhỏ, lẻ, nên việc cung cấp nhiều tiện ích cho các khách hàng cá nhân được đặt lên hàng đầu của nghiệp vụ Môi giới. Cho nên, thông tin cho khách hàng cần được đồng nhất và thường xuyên. Hiện tại, chỉ có BPKDCP là thường xuyên phân tích cổ phiếu niêm yết và chưa niêm yết (đầu tư cho Công ty). Kiến nghị: Chuyển Bộ phận Môi giới về BPKDCP, như vậy: Phù hợp với quy định của pháp luật đối với nghiệp vụ Môi giới chứng khoán. Tiết kiệm được nhân sự, sử dụng được tối đa nguồn lực hiện có một cách hiệu quả. Thực hiện tốt việc cung cấp các tiện ích hỗ trợ khách hàng, thông tin có sự phân tích một cách thường xuyên, để từ đó thu hút khách hàng đến với Công ty. Nếu được phê duyệt, BPKDCP đề xuất triển khai như sau: Thời gian dự kiến: Quý 1 năm 2006. Nhân sự: Để BPKDCP thực hiện thêm nghiệp vụ Môi giới, cần điều chuyển ít nhất một cán bộ đang làm nghiệp vụ này cho BPKDCP. Về nhân sự: Hiện tại, BPKDCP đang triển khai rất nhiều mảng nghiệp vụ (cả kinh doanh và tham mưu), nhưng chỉ có 04 cán bộ, do vậy việc mở rộng hoạt động bị hạn chế. Cho nên, để tiếp tục hoạt động và phát triển kinh doanh cần được tiếp tục bổ sung thêm 02 đến 03 cán bộ. Bổ nhiệm các chức danh phó cho PGD và BPKDCP để tạo thuận lợi trong quá trình tác nghiệp và điều hành. Về phối hợp của các bộ phận khác: Bộ phận Tin học: Sớm hoàn thành việc kết nối giữa Đại lý nhận lệnh và Công ty. Sớm hoàn thành việc đặt lệnh giao dịch thông qua hệ thông tin học. Cung cấp phần mềm quản lý nghiệp vụ REREPO và kinh doanh cổ phiếu. Bộ phận Nguồn vốn và Bộ phận Kinh doanh Trái phiếu: Thông báo lãi suất REPO trần, danh mục Trái phiếu sẵn có hàng tháng, để PGD và BPKDCP chủ động trong quá trình giao dịch với khách hàng. Những lý luận ở chương 3 là những giải pháp nhằm phát triển hoạt động nghiệp vụ tự doanh cổ phiếu CTCK NHNNO & PTNT Việt Nam. Phần đầu của chương 3 là định hướng hoàn thiện nghiệp vụ tự doanh cổ phiếu của CTCK NHNNO & PTNT Việt Nam. Trong phần định hướng này có mục tiêu trước mắt và mục tiêu lâu dài. Phần cuối của chương 3 là một số giải pháp nhằm phát triển hoạt động tự doanh cổ phiếu của CTCK NHNNO & PTNT Việt Nam và một số kiến nghị. KẾT LUẬN Sự tồn tại và phát triển của TTCK gắn liền với sự tồn tại và phát triển của các CTCK. Đi và hoạt động cho tới nay đã được hơn 05 năm, TTCK Việt Nam đã trải qua những thời kỳ phát triển khác nhau có lúc xuy tàn có lúc hưng thịnh, nhưng không thể không nhắc tới vai trò quan trọng của các CTCK tới sự vận hành và phát triển của TTCK. Một CTCK thì tuỳ thuộc vào lượng vốn pháp định mà CTCK đã thực hiện các nghiệp vụ khác nhau. Trong tất cả các nghiệp vụ mà một CTCK thực hiện thì nghiệp vụ tự doanh thường được quan tâm hơn cả vì nghiệp vụ này mang lại doanh thu chủ yếu cho CTCK. Với sự phát triển của TTCK Việt Nam thì hiện hầu hết các CTCK đang thực hiện nghiệp vụ tự doanh trái phiếu, còn với tự doanh cổ phiếu chỉ chiếm một phần nhỏ trong nghiệp vụ tự doanh chứng khoán. Trong thời gian gần đây, TTCK Việt Nam đang có xu thế phát triển nhanh chóng. VNIndex tính tới ngày 31/03/2006 đã vượt ngưỡng 500 điểm. Đây là dấu hiệu rất tốt với sự phát triển của TTCK Việt Nam. Với xu thế đó thì nghiệp vụ tự doanh cổ phiếu của các CTCK cần phải được quan tâm hơn nữa. Sự quan tâm này không chỉ của các CTCK mà còn là sự quan tâm của UBCKNN và các cơ quan hữu quan khác. Điểm hạn chế lớn nhất của đề tài mà em nghiên cứu chính là: Khả năng hiểu biết của bản thân về chứng khoán và TTCK còn hạn chế. Thời gian thực tập và nghiên cứu tại CTCK NHNNO & PTNT Việt Nam còn ít, do đó lý thuyết và thực tiễn của đề tài chưa được nghiên cứu sâu. Đề tài của em là đề tài đầu tiên nghiên cứu về hoạt động tự doanh cổ phiếu tại CTCK NHNNO & PTNT Việt Nam, do đó không có nhiều lượng tài liệu tham khảo để phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài. Một lần nữa em xin chân thành cám ơn Th.s Lê Trung Thành, anh Nguyễn Kim Hậu cùng tất cả các anh chị phòng kinh doanh cổ phiếu của CTCK NHNNO & PTNT Việt Nam đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề này. Em cũng xin cảm ơn những sự đóng góp quý báu của những ai quan tâm tới đề tài này để những nghiên cứu sau có liên quan tới đề tài này được hoàn thiện hơn. DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO * Giáo trình và sách chuyên khảo. 1/ Đại học kinh tế Quốc dân, Giáo trình thị trường chứng khoán, Nhà xuất bản tài chính, 2002. 2/ UBCKNN, Giáo trình phân tích và đầu tư chứng khoán, Nhà xuất bản chính trị quốc gia, 2003. 3/ UBCKNN, Giáo trình những vấn đề cơ bản về chứng khoán và thị trường chứng khoán. 4/ Vũ Ngọc Nhung – Hồ Ngọc Cẩn, 144 câu hỏi đáp về thị trường chứng khoán Việt Nam, Nhà xuất bản thống kê, 2002. * Các tạp chí, báo chuyên ngành. 1/ Tạp chí đầu tư chứng khoán, Bộ kế hoạch và đầu tư 2/ Tạp chí chứng khoán, UBCKNN 3/ Thông tin chứng khoán, TTGDCK Thành phố Hồ Chí Minh */ Các Website 1/ Trang web của UBCKNN 2/ Trang web của TTGDCK Thành phố Hồ Chí Minh 3/ Trang web của TTGDCK Hà Nội * Các tài liệu của phòng kinh doanh cổ phiếu CTCK NHNNO & PTNT Việt Nam

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docPhát triển hoạt động kinh doanh cổ phiếu tại công ty chứng khoán Ngân hành Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam.doc
Luận văn liên quan