Đề tài So sánh tốc độ sinh trưởng của cá rô phi chọn giống dòng NOVIT 4 ( Oreochromis niloticus) ở 2 ngưỡng nhiệt độ khác nhau

MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 PHẦN II 4 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4 2.1. Sơ lược một số đặc điểm sinh học của cá rô phi dòng NOVIT 4. 4 2.1.1. Đặc điểm về nguồn gốc và phân loại cá rô phi. 4 2.1.2. Đặc điểm sinh sản của cá rô phi. 5 2.1.3 Một số nghiên cứu về điều kiện môi trường phù hợp cho sự phát triển của cá rô phi. 6 2.1.4 Đặc điểm dinh dưỡng. 9 2.1.5 Tốc độ sinh trưởng. 10 2.2. Tình hình nuôi cá rô phi trên thế giới và trong nước. 11 2.2.1. Tình hình nuôi cá Rô phi trên thế giới. 11 2.2.2. Tình hình nuôi cá rô phi ở Việt Nam. 15 2.3. Những tiềm năng và thách thức của nghề nuôi cá rô phi. 18 2.3.1. Tiềm năng. 18 2.3.2. Thách thức. 20 2.4. Tình hình nghiên cứu chọn giống cá rô phi trên thế giới và trong nước. 21 2.41.Tình hình nghiên cứu chọn giống cá rô phi trên thế giới. 21 2.4.2 Tình hình nghiên cứu chọn giống cá rô phi ở Việt Nam 22 PHẦN III 24 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 24 3.1. Thời gian, địa điểm nghiên cứu. 24 3.1.1 Thời gian. 24 3.1.2 Địa điểm. 24 3.2. Vật liệu nghiên cứu. 24 3.2.1 Đối tượng nghiên cứu. 24 3.2.2 Dụng cụ và trang thiết bị cần thiết. 24 3.3 Phương pháp nghiên cứu. 24 3.3.1 Bố trí thí nghiệm. 24 3.3.2. Phân tích số liệu. 26 3.3.3. Xử lý số liệu. 27 PHẦN IV 28 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 28 4.1. Biến động một số yếu tố môi trường trong các ao thí nghiệm: 28 4.1.1. Biến động giá trị pH trong quá trình thí nghiệm 28 4.1.2. Biến động hàm lượng ôxi hòa tan trong nước ở hai lô thí nghiệm. 29 4.1.3. Các yếu tố môi trường khác. 31 4.2. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến tốc độ sinh trưởng của cá. 33 4.2.1. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến tỷ lệ sống của cá. 33 4.2.2. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến khả năng tăng trọng của cá. 34 4.2.3. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến tốc độ tăng trọng trung bình ngày của cá ở một số gia đình tiêu biểu. 36 PHẦN V 38 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT. 38 5.1. Kết luận. 38 5.2. Đề Xuất 38

doc51 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 4729 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài So sánh tốc độ sinh trưởng của cá rô phi chọn giống dòng NOVIT 4 ( Oreochromis niloticus) ở 2 ngưỡng nhiệt độ khác nhau, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cho cá (Trịnh Thị Thanh, 1995). * Hàm lượng ôxy hòa tan So với các loài cá khác thì cá rô phi có thể sống ở môi trường nước bẩn tù đọng, mà ở đó hàm lượng ôxy thấp khoảng 1mg/l (Dezer, 1968). Khi nồng độ ôxy giảm xuống dưới 1mg/l, chúng có khả năng sử dụng ôxi trong không khí (Chervinski, 1982). Đặc biệt đối với loài cá rô phi vằn O. Niloticus ngay ở ngưỡng ôxy hòa tan 0,1mg/l chúng vẫn có thể tồn tại trong một thời gian ngắn ( Magid và Babiker, 1975). Một số loài khác cũng có thể chịu được ngưỡng ôxi thấp 0,1 – 0,2 mg/l là O.Mossambicus, O. Aureus (Chervinski, 1982). Tuy nhiên nếu thiếu ôxy trong thời gian kéo dài có thể làm giảm tốc độ tăng trưởng của cá rô phi. * Hàm lượng Hydrosulfide (H2S) Lµ chÊt khÝ, mïi trøng thèi, rÊt ®éc, hoµ tan rÊt nhiÒu trong n­íc, khi tan thÓ hiÖn tÝnh axit yÕu. H2S t¸c ®éng lªn c¬ thÓ ®éng vËt tr­íc hÕt chiÕm ®o¹t «xy trong m¸u lµm con vËt chÕt ng¹t, ®ång thêi t¸c ®éng lªn hÖ thÇn kinh lµm con vËt bÞ tª liÖt (NguyÔn §øc Héi, 1997). Hy®rosulfide trong thuû vùc ®­îc t¹o thµnh do ho¹t ®éng ph©n huû chÊt h÷u c¬ cña vi khuÈn trong ®iÒu kiÖn yÕm khÝ vµ vi khuÈn l­u huúnh khö sulphate trong n­íc n¬i cã nhiÒu sulphate. Ở Việt Nam nghiên cứu về ảnh hưởng của H2S tới đời sống của tôm cá nuôi trong ao đầm chưa nhiều nhưng nhìn chung, các tác giả đều cho thấy với hàm lượng 0,1 - 0,2 mg/l tôm cá mất thăng bằng, ở hàm lượng 1 mg /l tôm cá chết. Trong ao nuôi cá, hàm lượng H2S không nên quá 0,1 mg/l (Nguyễn Đức Hội, 1997). Khí H2S là chất dễ bay hơi cho nên trong ao nuôi chúng ta dễ dàng loại trừ ra bằng sử dụng máy sục khí và các hệ thống máy quạt nước. * Về nhu cầu tiêu thụ ôxi hóa học Trong môi trường ao nuôi cá chỉ tiêu nghiên cứu chất lượng nước COD để đánh giá mức độ nhiễm bẩn, độ giàu nghèo, đồng thời còn cho biết sự phát triển của thuỷ sinh trong thuỷ vực (Nguyễn Đức Hội, 1997). COD phản ánh lượng tiêu hao ôxy do quá trình biến đổi các chất hữu cơ (biến động hoá học). Do đó giá trị COD phản ánh mức độ gia tăng lượng chất hữu cơ có trong thuỷ vực như thức ăn thừa, sản phẩm bài tiết của cá và sự chết của sinh vật (Nguyễn Đức Hội, 1997). Mèi quan hÖ gi÷a BOD vµ COD cßn ®­îc thÓ hiÖn ë chØ sè BOD/COD cã liªn quan tíi l­îng vi khuÈn cã trong vïng n­íc, c¸c nguån chÊt h÷u c¬ ®­îc t¹o ra trong thuûvùc. ChØ sè BOD/COD cao th× m«i tr­êng ao nu«i bÞ « nhiÔm bëi c¸c chÊt h÷u c¬ sinh häc dÔ tan, dÔ ph©n huû. 2.1.4 Đặc điểm dinh dưỡng Cá rô phi là loài cá ăn tạp, khẩu phần ăn của chúng bao gồm hỗn hợp tảo phù du, động vật phù du, giun đất, côn trùng ở dưới nước, mùn bã hữu cơ và có khi cả các loài phân hữu cơ ( Zhong Lin, 1991). Đặc biệt cá rô phi thích ăn ấu trùng muỗi, ở nhiều nơi nuôi cá rô phi vằn để diệt muỗi ( Trần Văn Quỳnh, 1980). Trong ao nuôi ngoài thức ăn tự nhiên chúng còn sử dụng cả thức awnnhaan tạo và phân hữu cơ ( kỹ thuật nuôi cá nước ngọt 1994). Những nguyên liệu để chế biến thức ăn nhân tạo cho cá rô phi bao gồm: bột mì, cám gạo và các chế phẩm nông nghiệp.. Hiện nay, người ta nuôi cá rô phi vằn với nhiều loại thức ăn khác nhau nhau, bao gồm: 65% cám gạo, 25% bột cá, 10% bột cùi dừa khô, hay 82% khô dầu hạt bông, 8% bột mì và 2% bicalcium phosphate. Coche (1982) cũng đưa ra một công thức ăn có chứa 20-22% protein được sử dụng ở Ivorry Coast, gồm 61-65% bột gạo bóng, 12% bột mì, 18% khô lạc, 4-8% bột cá và 1% vỏ hầu ( Pillay, 1988). Tính ăn của cá rô phi thay đổi theo loài, giai đoạn phát triển và kể cả môi trường nuôi, T. Mossambicus ăn chủ yếu là mùn bã hữu cơ, thực vật phù du, tảo sợ và cả thực vật thượng đẳng. T.nilotica ăn chủ yếu thực vật phù du, mùn bã hữu cơ và một vài loài tảo phù du khác như Mycrocystis, Anabaena ( Zong Linh, 1991). 2.1.5 Tốc độ sinh trưởng. Cá rô phi cũng như các loài cá khác có tốc độ sinh trưởng và phát triển đặc trưng. Tuy nhiên các loài cá khác nhau thì sự phát triển cũng khác nhau. Chẳng hạn trong cùng một giống Oreochromis thì loài O.niloticus phát triển nhanh nhất, sau đó đến loài O.galilaeus và O.aureus ( Lowe – Mc Conell, 1982). Khater và Smitherman (1988) đã nghiên cứu sự tăng trưởng của ba dòng cá rô phi O. Niloticus: dòng Egypt, dòng Ghana và dòng Ivory Coast. Thí nghiệm được tiến hành trong các bể nhựa, xi măng và ao đất. Kết quả so sánh tăng trưởng của các dòng cá này được xếp theo thứ tự sau: Egypt> Ivory Coast> Ghana. Tốc độ tăng trưởng của cá rô phi còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như nhiệt đô, mội trường nước, dinh dưỡng... Bón phân cho ao nuôi tạo thức ăn tự nhiên cho cá là một phương pháp có hiệu quả, rẻ tiền và đang được áp dụng nhiều để tăng sản lượng thủy sản. Tuy nhiên lượng phân bón tùy vào tình hình cụ thể của ao nuôi. Ở Thái Lan, điều kiện tự nhiên tương tự như ở nước ta, đã bón phân theo tỷ lệ là 4kg N và 1kg P/ha/ngày ( Knud – Hansen et al, 1993). Trong ao nuôi, bón phân mà không sử dụng thức ăn bổ sung thì vẫn có thể cho năng suất cao. Ở Brazil, nuôi cá rô phi đơn tính trong ao với mật độ 8000 con/ha ( trọng lượng trung bình 25g/con) và cứ một tuần bón 500kg phân gà/ha. Kết quả năng suất đạt 1.35 tấn/ha sau 189 ngày nuôi, trong lương trung bình khi thu hoạch đạt 186g/con ( Lovshin và De Silva, 1975 trích trong Pillay, 1988) Nhiệt độ và độ sâu nước ao cũng ảnh đến tốc độ tăng trưởng của cá rô phi. Thí nghiệm được tiến hành trong 10 tháng, nuôi cá trong 12 ao ở 4 độ sâu khác nhau và nhiệt độ nước dao động từ 5-330c. Kết quả cho thấy cá chỉ đạt 250g/con ở độ sâu 50cm, và độ sâu 100-200cm thì cá sinh trưởng tốt nhất, đặt 348-362g/ con nhiệt độ nước trên 21oc. Nhưng dưới 100c thì cá ngừng ăn, hoạt hưởng động kém và dễ bị mắc bệnh ( Sayed, Ghobashy và Amoudi, 1996). 2.2. Tình hình nuôi cá rô phi trên thế giới và trong nước 2.2.1. Tình hình nuôi cá Rô phi trên thế giới. Cá Rô phi là một đối tượng nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao bởi cá có tốc độ tăng trưởng nhanh, thích ứng với nhiều điều kiện nuôi khác nhau cũng như điều kiện môi trường khắc nghiệt; chất lượng thịt thơm ngon, chứa nhiều hàm lượng dinh dưỡng cần thiết và là một trong những đối tượng xuất khẩu có giá trị cao (Nguyễn Dương Dũng, 2005). Do đó, hiện nay cá Rô phi đã được nuôi rộng rãi trên 100 nước trên thế giới (FAO, 2004)., trong đó các dòng cá thuộc loài cá rô phi vằn O. niloticus (Nile tilapia) được quan tâm và chọn nuôi rộng rãi. Cá rô phi hiện là đối tượng nuôi quan trọng thứ hai trong các loài cá nước ngọt chỉ đứng sau nhóm cá chép (Fitzsimons và Gonznlez, 2005). Sản lượng cá rô phi nuôi trên thế giới tăng nhanh, trong 20 năm gần đây sản lượng cá rô phi nuôi trên thế giới tăng gần 8 lần, từ 200.000 tấn năm 1980, đến 400.000 tấn năm 1991 và đạt gần 1,6 triệu tấn năm 2003, giá trị ước tính khoảng 2,5 tỷ USD, dự đoán năm 2010 tổng giá trị cá rô phi nuôi toàn cầu đạt 5 tỷ USD (Fitzsimmon, 2005). Trong khi đó sản lượng cá rô phi khai thác từ tự nhiên trong nhiều năm ổn định ở mức 500.000 tấn/năm. Trong khi đó sản lượng cá rô phi khai thác từ tự nhiên trong nhiều năm ổn định ở mức 500.000 tấn/năm. Hình 2: Sản lượng nuôi trồng và đánh bắt tự nhiên cá rô phi trên thế giới từ năm 1994-2003 Mặc dù có nguồn gốc từ Châu Phi, nhưng Châu Á và Nam Mỹ là những nơi tập trung nuôi và nghiên cứu cá rô phi chính. Trong đó có các nước như Trung Quốc, Đài Loan, Thái Lan, Phillippinne ở khu vực Châu á, một số nước Trung Đông như Ai Cập, Israel, các nước khu vực Nam và Trung Mĩ như Braxin, Ecuado, Colombia, Nicaragua... là những quốc gia sản xuất và tiêu thụ cá rô phi chủ yếu trên thế giới, Năm 2003 sản lượng cá rô phi nuôi ở Châu Á chiếm 80% sản lượng toàn cầu (Fitzsimmon, 2004). Sản lượng cá rô phi ở các quốc gia sản xuất ra hiện nay chủ yếu để tiêu thụ nội địa, ngoài ra xuất khẩu chỉ chiếm tỉ trọng nhỏ. Tuy nhiên trong những năm gần đây, thị trường xuất khẩu cá rô phi đã tăng một cách rõ rệt (Fitzsimmons, 2004). Đây là một hướng mở ra cho xuất khẩu cá rô phi của Việt Nam khi mà nhu cầu về loại cá này trên thế giới ngày càng tăng, do đó để tiếp cận được thị trường tiềm năng này, chúng ta cần chú trọng phát triển mở rộng sản xuất, nâng cao chất lượng cá rô phi sản xuất ra để mau chóng chiếm lĩnh những thị trường xuất khẩu cá rô phi còn bỏ ngỏ. Trong số các quốc gia đang nuôi cá rô phi trên thế giới thì Trung Quốc là nước có sản lượng Rô phi tăng nhanh chóng, năm 1980 sản lượng cá Rô phi nuôi là 9.000 tấn, năm 1985 là 29.000 tấn, năm 1995 là 320.000 tấn, chiếm khoảng 45% tổng sản lượng cá Rô phi nuôi ở Châu Á (FAO, 1997; Li Sifa, 1997). Năm 2002, sản lượng đó là 706.585 tấn và Trung Quốc trở thành siêu cường quốc về sản lượng cá Rô phi. Trung Quốc nuôi cá rô phi theo các hình thức khác nhau: nuôi ghép, nuôi đơn, nuôi trong ao hồ, trong ruộng lúa, trong lồng bè và chủ yếu nuôi ở các vùng nước ngọt (Báo cáo quy hoạch phát triển nuôi rô phi giai đoạn 2006 – 2015, bộ thuỷ sản). Tại Trung Quốc, rô phi được nuôi tập trung nuôi ở 4 tỉnh Đông Nam Quảng Đông (Fujian Guanxi và Hainan, Dey 2001). Con giống được sử dụng chủ yếu là con lai giữa loài O. niloticus và O. aureus. Rô phi được nuôi cả trong hệ thống nuôi thâm canh và bán thâm canh, chúng có thể được nuôi đơn hoặc nuôi ghép với các loài cá khác trong ao nước ngọt, trong lồng… cá được thả với mật độ 2,5 con/m2, con giống có khối lượng trung bình là 4g. Philippin là một nước nuôi khá nhiều cá rô phi, năm 2003 sản lượng cá rô phi đạt 135.996 tấn/230.000 ha. Nuôi cá rô phi trong ao, lồng, các vùng nước ngọt và lợ: Sản lượng ở nước ngọt chiếm 56%, nuôi lồng nước ngọt chiếm 37% và nuôi nước lợ chiếm 7% tổng sản lượng. Philippin là nước tiên phong ở Châu Á về việc nuôi cá rô phi trong lồng trên hồ và sông, suối. Việc thử nghiệm nuôi bắt đầu từ năm 1973, cả nước có khoảng 2000 ha lồng vào năm 2000, sản xuất ra 33.967 tấn rô phi thương phẩm. Đây cũng là quốc gia đầu tiên trong khu vực sử dụng hormon giới tính chuyển đổi giới tính sản xuất ra con giống với tỉ lệ giới đực cao (từ 98 – 100%) góp phần nâng cao năng suất sản lượng cá nuôi. Nước này cũng là nước đầu tiên sử dụng giai lưới cho sản xuất giống cá rô phi (Guerrero, 1997). Thái Lan nuôi cá Rô phi trong lồng rộng khắp miền Bắc và miền Trung. Sau thời gian nuôi 90 ÷ 120 ngày, cá đạt kích cỡ 600 ÷ 700g và 120 ÷ 150 ngày, cá đạt kích cỡ 800 ÷ 900g với tỷ lệ sống 80 ÷ 90%, hệ số thức ăn là 1,0 ÷ 1,8 (Phạm Anh Tuấn và ctv, 2006). Các nước Châu Mỹ bắt đầu quan tâm đến nuôi cá Rô phi trong vòng 10 năm gần đây đặc biệt là sau rủi ro của nghề nuôi tôm do dịch bệnh gây ra. Các nước vùng Trung Nam Mỹ như Mêhico, Brazil, Ecuador là những nước sản xuất cá Rô phi chủ yếu ở khu vực này. Cá Rô phi có nguồn gốc từ Châu Phi nhưng nghề nuôi cá Rô phi chỉ mới phát triển trong 10 năm qua. Ai Cập là nhà sản xuất lớn nhất, năm 2003 đạt sản lượng 200.000 tấn, chiếm 90% sản lượng cá Rô phi ở châu lục này. Các quốc gia khác như Ghana, Nigiêria, Kenya, Zimbabiwe…đều có sản lượng cá Rô phi, tuy nhiên sản lượng này không đáng kể, chủ yếu là tiêu thụ nội địa. Sản lượng cá Rô phi ở Châu Âu không đáng kể do nhiệt độ thấp không thuận lợi để nuôi cá Rô phi và ở đây đang nuôi nhiều loài cá có giá trị khác. Theo thống kê của FAO, sản lượng cá Rô phi nuôi ở Châu Âu là 270 tấn (năm 1999). Hiện nay, Bỉ là nơi nuôi nhiều cá Rô phi nhất với sản lượng đạt khoảng 300 tấn/năm. Nuôi cá rô phi trong lồng bè rất phổ biến tại một số nước như: Đài Loan, Indonesia, Phillipines, Malaysia, Thái Lan. Đài Loan đã mở đầu phương thức nuôi rô phi trong lồng nổi, năng suất đạt 4,3-5,4 tấn/lồng/2 vụ/năm. Lồng nổi cỡ mắt lưới 1cm được thả cá giống cỡ 20-30g/con, mật độ 4.000-5.000 con/lồng, cho ăn tự động với thức ăn viên 3 lần/ngày, sau 4-5 tháng cá đạt cỡ thương phẩm 600g/con. Mô hình nuôi lồng phát triển ở Inđonexia trong hồ nước ngọt lớn ở Java. Tại đây Công ty Aquafarm Nusantara sản xuất gần 5.000 tấn/năm. Philippines nuôi cá rô phi vằn trong lồng trên các hồ chứa. Năm 1999 có 2.000 lồng, sản xuất 31.114 tấn cá. Mật độ cá thả là 15-45 con/m2 trong lồng cố định, và 55-80 con/m2 trong lồng nổi, cỡ cá thả 0,5-2,0g/con, sau 3-5 tháng nuôi đạt năng suất 4-25kg/m2, cỡ cá 150-250g/con, tỷ lệ sống đạt 80-90% (Phạm Anh Tuấn và ctv,2006). Bảng 2: Sản lượng cá rô phi nuôi ở một số nước trên thế giới Đông Á Sản lượng (Tấn) Năm Châu Mỹ Sản lượng (Tấn) Năm Trung Quốc 706.585 2002 Mêhicô 110.000 2003 Đài loan 90.000 2002 Braxil 75.000 2003 Philippin 122.277 2002 Côlômbia 40.000 2003 Thái Lan 100.000 2003 Cuba 39.000 2001 Indônêsia 50.000 2002 Êcuado 27.000 2002 Việt Nam 25.000 2002 Costa Rica 17.000 2002 Malaysia 15.000 2001 Honduras 13.000 2002 Myanma 4.000 2003 Hoa Kỳ 9.200 2003 Hán Quốc 1.000 2003 Jamaica 5.200 2001 Trung Đông Châu Phi Ai Cập 52.755 2001 Zimbabiwe 5.000 2001 Isral 7.000 2001 Nigêria 4.471 2000 Jordan 1.000 2001 Kênya 1.000 2001 (Nguồn: Quy hoạch phát triển nuôi cá rô phi giai đoạn 2006 - 2015, tháng 7/2006). Nuôi cá rô phi trong ao tôm cũng phát triển ở nhiều nước trên thế giới theo các hình thức: Nuôi luân canh, xen canh và nuôi lồng. Hình thức này được áp dụng phổ biến ở Thái Lan, Êcuađo, Mêhicô, Pêru. Nuôi ghép cá rô phi trong ao nuôi tôm được coi là biện pháp sinh học quản lí hữu hiệu môi trường nước ao nuôi tôm, nuôi rô phi trong ao sau vụ nuôi tôm có tác dụng làm sạch ao sau vụ nuôi, hạn chế dịch bệnh tăng cường tính bền vững của các vùng nuôi tôm ven biển. Công nghệ nuôi cá rô phi trên thế giới ngày càng được phát triển nhằm thu được năng suất cao và tạo ra lượng sản phẩm tập trung. 2.2.2. Tình hình nuôi cá rô phi ở Việt Nam. Khác với các loài cá nước ngọt khác ở nước ta có nguồn gốc từ Trung Quốc nói riêng và ở Châu á nói chung có lịch sử canh tác từ lâu đời, nuôi cá rô phi ở nước ta có lịch sử hơn 50 năm, khởi đầu từ khi nhập nội cá rô phi đen (O. mossambicus) vào nước ta đầu những năm 1950. Những thập niên 50 và 60 của thế kỷ trước cá rô phi được nuôi chủ yếu ở hình thức quảng canh và quảng canh cải tiến, sử dụng cá hỗn hợp giới tính. Tuy nhiên chất lượng giống của loài này rất thấp: như trọng lượng cơ thể nhỏ, tốc độ sinh trưởng chậm, chu kỳ đẻ ngắn, nên phong trào nuôi không được chú ý nuôi đặc biệt là các tỉnh phía bắc. Năm 1973, cá rô phi vằn O. niloticus được nhập vào miền Nam Việt Nam từ Đài Loan và được nuôi thử ở miền Bắc từ năm 1977( Nguyễn Công Dân, 1998). Phong trào nuôi cá rô phi được khôi phục và phát triển dần từ những năm đầu của thập kỷ 90 sau khi chúng ta nhập lại những dòng cá rô phi vằn có chất lượng tốt, đặc biệt là cá chọn giống dòng Thái Lan và dòng GIFT từ Phillippine. Tại Việt Nam công nghệ chuyển đổi giới tính cá rô phi sử dụng hócmôn 17α-methyltestosterone đã được Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thuỷ sản I áp dụng thành công từ những năm 1999 cho tỷ lệ cá đực đạt trên 95% (Nguyễn Dương Dũng và ctv., 1998).Từ đây phong trào nuôi cá rô phi ngày càng phát triển và đạt được những kết quả tốt. Theo thống kê năm 2005 diện tích nuôi cá rô phi của cả nước là 22.340 ha chiếm 3% tổng diện tích nuôi trồng thủy sản, trong đó nuôi nước lợ, mặn là 2.068 ha và nuôi nước ngọt là 20.272 ha. Tổng sản lượng cá rô phi ước tính đạt 54.486,8 tấn, chiếm 9,08% tổng sản lượng cá nuôi. Cả nước có 16 tỉnh có nuôi cá rô phi trong lồng, với tổng số 2.036 lồng, trong đó miền Bắc có 748 lồng, kích cỡ lồng nhỏ giao động từ 12 - 19m3, miền Trung có 158 lồng, kích cỡ lồng giao động 10 - 36m3, miền Nam có 1.130 lồng - bè với tổng thể tích khoảng 75.000 m3, các lồng bè có kích thước giao động rất lớn, từ 5 - 1.250m3 (Báo cáo quy hoạch phát triển cá rô phi giai đoạn 2006 – 2015). Hiện nay các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng sông Hồng là hai vùng nuôi cá rô phi chủ yếu, lần lượt chiếm 58,4% và 17,6% tổng sản lượng cá rô phi nuôi toàn quốc. Các tỉnh vùng núi phía bắc, miền Trung và Tây nguyên chỉ sản xuất một lượng nhỏ cá rô phi, mỗi vùng hằng năm cung cấp 4,1- 9,1% tổng sản lượng cá rô phi nuôi (miền núi phía bắc 5,3%, Miền trung; 9,1%, Tây Nguyên; 4,1%) (Phạm Anh Tuấn và ctv, 2006). Bảng 3: Hiện trạng diện tích, số lượng lồng bè nuôi cá rô phi ở các vùng Tỉnh/Thành phố Diện tích nuôi rô phi (ha) Nuôi ao (ha) và lồng/bè (chiếc) Tổng Diện tích Lợ/mặn Nước ngọt Ao/đầm Lồng/bè Cỡ lồng (m3) Cả nước 22.340 2.068 20.272 15.946 2.036 5-1.250 ĐB. Sông Hồng 3.604,5 430,0 3.174,5 2.424,5 40,0 12-19 Đông Bắc Bộ 3.288,0 106,0 3.182,0 2.458,0 8,0 Tây Bắc Bộ 964,4 - 964,4 894,4 700,0 Bắc Trung Bộ 1.685,0 660,0 1.025,0 1.535,0 150,0 Duyên hải NTB 672,0 47,0 625,0 236,0 8,0 10-36 Tây Nguyên 1.570,0 - 1.570,0 1.570,0 - Đông Nam Bộ 427,0 - 427,0 397,0 502,0 ĐB Sông Cửu Long 10.129,0 824,5 9.304,5 6.431,0 628,0 5-1.250 Mùa vụ nuôi cá rô phi ở nước ta có sự khác nhau giữa các cùng miền do ảnh hưởng của thời tiết. Cá rô phi có thể nuôi quanh năm ở các tỉnh phía nam, trong khi đó các tỉnh phía bắc do có mùa đông lạnh nên vụ nuôi thường ngắn hơn, thường vụ nuôi từ đầu tháng 4 và kết thúc vào trung tuần tháng12 hàng năm. Nhìn chung cá rô phi là loài cá nuôi phù hợp với điều kiện của nước ta cả về tự nhiên và kinh tế, nó đang ngày càng trở thành đối tượng nuôi chiếm tỉ lệ lớn trong cơ cấu các loài cá nuôi ở nước ta. Tuy nhiên, dù cá đã được nuôi khá phổ biến ở nhiều địa phương, nhưng vùng nuôi phần lớn còn phân tán, quy mô nhỏ, vùng sản xuất hàng hóa có quy mô còn ít. Hình thức nuôi gồm nuôi đơn và nuôi ghép, nuôi quảng canh, bán thâm canh và nuôi thâm canh trong đó nuôi bán thâm canh là hình thức nuôi phổ biến hơn cả, nuôi thâm canh cá rô phi còn chiếm tỷ lệ nhỏ. Phần lớn diện tích và sản lượng cá rô phi nuôi ở nước ta là từ các vùng nước ngọt, nuôi cá rô phi vùng nước lợ mặn đã bắt đầu được quan tâm, có nhiều công trình chọn giống làm tăng khả năng chịu mặn của cá rô phi đang được tiến hành và đã có những thành công bước đầu cho ra những con giống sinh trưởng tốt trong điều kiện nước mặn để tận dụng tiềm năng to lớn về mặt nước chưa được sử dụng. 2.3. Những tiềm năng và thách thức của nghề nuôi cá rô phi. 2.3.1. Tiềm năng. * Nhu cầu tiêu thụ rô phi trong nước và trên thế giới đang tăng mạnh. Hiện nay, nhu cầu tiêu thụ cá rô phi đang ngày càng lớn trên thị trường thế giới do sản phẩm có nhiều ưu điểm như phù hợp với nhiều quốc gia, dân tộc, tôn giáo, mùi vị thơm ngon, giá khá rẻ… Tổng khối lượng cá rô phi nhập khẩu vào Mĩ tháng 11/2006 tăng 9,1% so với tháng trước và tăng 17% so với cùng kì năm 2005. Năm 2004, cá rô phi là sản phẩm thuỷ sản phổ biến thứ 6 ở Mĩ, năm 2005, tiêu thụ cá rô phi của Mĩ đạt 144.068 tấn, với mức tiêu thụ theo đầu người đạt 0,49 kg, đứng sau tiêu thụ cá da trơn. Dự đoán hết năm 2006, cá rô phi có thể vượt qua cá da trơn trở thành sản phẩm thuỷ sản phổ biến thứ 5 ở Mĩ (Tạp chí thương mại thuỷ sản tháng 11 – 2006). Các thị trường Châu âu, Nhật bản... cũng đang được mở rộng. EU dường như cũng theo xu hướng của người tiêu dùng Mĩ khi sản phẩm cá rô phi ngày càng trở nên phổ biến ở lục địa này. Tiêu thụ cá rô phi ở Phillippine đã phát triển đến mức làm cho chúng trở thành thực phẩm hàng ngày và là một trong những sản phẩm dùng để xác định chỉ số tiêu dùng (Tạp chí thương mại thuỷ sản, số 84, tháng 12/2006). Vì vậy, nuôi cá rô phi với sản lượng lớn phục vụ xuất khẩu là một hướng cần quan tâm phát triển của ngành nuôi trồng thuỷ sản. Hiện nay, ở nước ta thị trường nội địa là thị trường chủ yếu tiêu thụ cá rô phi nuôi. Cá rô phi nuôi chủ yếu được tiêu thụ ở ngay tại địa phương, một số được tiêu thụ ở các tỉnh lân cận, đặc biệt các thành phố, đô thị lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh. Tại nhiều địa phương cá rô phi có kích cỡ từ 400g/con trở lên được nhiều người tiêu dùng ưa thích, là một trong những sản phẩm thuỷ sản nước ngọt có vị thế trong lòng người tiêu dùng. Nước ta có dân số đông, trong 10 năm tới dân số vẫn tiếp tục gia tăng cùng với nhu cầu tiêu thụ sản phẩm thuỷ sản của người dân ngày càng tăng cao sẽ là thị trường lớn, vô cùng quan trọng tiêu thụ cá rô phi, nhu cầu của người tiêu dùng nội địa với sản phẩm cá rô phi là đa dạng và đòi hỏi chất lượng ngày càng cao. Từ những năm đầu của thập niên 90, việc tiếp thu những tiến bộ khoa học- kĩ thuật trên thế giới trong lĩnh vực nuôi cá rô phi đã mở ra một triển vọng mới cho nuôi cá rô phi ở nước ta. * Nhà nước có chính sách tạo điều kiện cho nghiên cứu và nuôi cá rô phi. Thực hiện Quyết định 694/QĐ-BTS ngày 14 tháng 6 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Thuỷ sản phê duyệt đề cương và giao Viện nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản I chủ trì xây dựng Quy hoạch phát triển nuôi cá rô phi giai đoạn 2006-2015, Viện đã tiến hành phối hợp với các đơn vị trong và ngoài ngành thu thập số liệu, khảo sát bổ sung về hiện trạng, tiềm năng mặt nước, cơ cấu, kỹ thuật và chất lượng giống cá, mùa vụ và công nghệ nuôi, nguồn thức ăn, vấn đề môi trường và phòng trị bệnh cá, thị trường tiêu thụ, vốn và các chính sách liên quan. Đã và đang có nhiều công trình nghiên cứu về rô phi cấp bộ và cấp nhà nước nhằm tạo ra những con giống chất lượng cao đến người nuôi. Các nhà khoa học trong nước đã và đang có nhiều công trình nghiên cứu tạo ra những con giống mới với chất lượng tốt hơn phục vụ sản xuất rô phi của bà con nông dân như công trình nghiên cứu tạo ra con giống đơn tính đực, những công trình chọn giống tạo ra con giống với phẩm chất di truyền tốt, chịu lạnh, chịu mặn... 2.3.2. Thách thức. Bên cạnh những tiềm năng to lớn thì nghề nuôi cá rô phi ở nước ta cũng gặp không ít những thách thức. * Thách thức về con giống. Hiện nay, người nuôi cá rô phi chủ yếu nuôi con giống đã qua xử lí chuyển đơn tính, đây là hình thức nuôi tiên tiến vì có thể kiểm soát được mật độ thả cá, lượng thức ăn của cá. Tuy nhiên, giá cá giống đã qua xử lí giới tính còn rất cao và còn chưa phù hợp với những người nuôi có vốn đầu tư thấp. Ngoài ra, ở một số cơ sở sản xuất cá rô phi đơn tính giống còn có tình trạng bán cá chuyển giới tính nhưng lại là cá hỗn hợp giới tính hoặc quy trình chuyển giới tính không đảm bảo khiến người nuôi không tin tưởng vào chất lượng loại cá giống này. Một thách thức nữa về con giống mà chúng ta hay gặp phải là mùa vụ nuôi. Nước ta có đặc điểm là khí hậu hai miền có sự khác biệt rõ rệt, Miền Bắc nước ta có mùa đông lạnh còn Miền Nam ấm áp quanh năm, như vậy, miền nam có thể nuôi cá rô phi quanh năm còn miền bắc không nuôi cá vào vụ đông được. * Khả năng cạnh tranh của thị trường suất khẩu. Cá rô phi được nuôi ở nhiều nước trên thế giới, những nước dẫn đầu về sản xuất cá rô phi là Trung quốc, Đài Loan, Thái lan, Philippines, Indonesia, Brazil, Mêhico, Ecuador. Phần lớn các nước này có lịch sử nuôi cá rô phi lâu đời hơn nước ta và đầu tư khá nhiều cho sản xuất, mặt khác, họ nắm bắt thị trường nhanh nhạy và táo bạo hơn, chúng ta cần học hỏi những kinh nghiệm của họ cả trong kĩ thuật nuôi và khả năng xuất khẩu sản phẩm trên thị trường quốc tế. 2.4. Tình hình nghiên cứu chọn giống cá rô phi trên thế giới và trong nước. 2.41.Tình hình nghiên cứu chọn giống cá rô phi trên thế giới. Nhiều loài thuỷ hải sản có giá trị cao đang được rất nhiều nước quan tâm và chú trọng phát triển. Đã có nhiều công trình nghiên cứu và đạt được một số kế quả đáng kể. Bên cạnh việc sử dụng các phương pháp chọn giống truyền thống đang được áp dụng rộng rãi trên thế giới để nâng cao chất lượng giống theo tính trạng thì việc sử dụng công nghệ di truyền phân tử (ADN) cũng bắt đầu được sử dụng, Việc kết hợp công nghệ di truyền phân tử với chọn giống truyền thống của công ty Genomar đã tạo ra dòng cá rô phi GST1 và GST3 có tốc độ tăng trưởng cao hơn (khoảng 20%) sau mỗi thế hệ, hệ số thức ăn thấp hơn, tỷ lệ sống đạt cao và giảm tỷ lệ cận huyết xuống dưới 3% ở mỗi thế hệ (Hans Magnus, 2004). Từ năm 1997 trở lại đây, phương pháp chọn giống cá rô phi truyền thống đã được áp dụng chương trình chọn giống theo tính trạng, Trong đó chủ yếu tập trung vào tính trạng tăng trưởng để nâng cao chất lượng di truyền, đã được thực hiện ở nhiều nước khác nhau. Cá rô phi dòng GIFT đã được bố trí nuôi thử nghiệm ở 5 nước thuộc khu vực Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Với mục đích khảo nghiệm chất lượng di truyền của đàn cá chọn giống thông qua việc nuôi để so sánh với các loài rô phi khác trong cùng điều kiện nuôi khác nhau. Kết quả thu được rất đáng quam tâm, dòng GIFT có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn 15 – 20 % so với các dòng cá khác hiện đang được nuôi ở Việt Nam (Nguyễn công Dân & ctv,1998). Đầu tiên là chương trình chọn giống nâng cao chất lượng di truyền cá rô phi ở Phillipine, kết quả đã tạo ra cá rô phi dòng GIFT có tốc độ tăng trưởng vượt trội 75% so với quần đàn bố mẹ ban đầu sau 5 thế hệ chọn giống, đồng thời tỷ lệ sống cũng được nâng cao (Bentsen et. al., 1998). Ngoài ra, Phillipine cũng đầu tư nâng cao chất lượng di truyền của cá rô phi thông qua việc lai tạo với tổ tiên của chúng để tạo ra sản phẩm là cá rô phi vằn GET EXELL tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống cao hơn ở các môi trường nuôi khác nhau (Taymen, 2004). Bên cạnh đó, phương pháp chọn giống để nâng cao tốc độ tăng trưởng đã được thực hiện tại Malaysia với vật liệu chọn giống là cá rô phi dòng GIFT được nhập từ Phillipine đã cho kết quả tốt và sau mỗi thế hệ chọn giống cũng đã thu được tốc độ tăng trưởng tăng khoảng 10% (Ponzoni et al., 2005). Cũng với vật liệu nghiên cứu là rô phi vằn. Indonesia cũng đã đầu tư nghiên cứu để nâng cao chất lượng di truyền thông qua các tổ hợp lai khác nhau, kết quả là đã tạo ra được dòng cá Nila Jica có tốc độ sinh trưởng cao trong điều kiện môi trường nuôi của Indonesia (nguồn www.dkp.go.id). Chọn giống nâng cao tốc độ sinh trưởng đã bắt đầu được thực hiện tại Malawi với kết quả thu được tốc độ tăng trưởng tăng khoảng 7,2% sau mỗi thế hệ (Maluwa and Gjerde, 2005). Còn tại một số nước Châu Âu thì phương pháp chọn giống cũng đang được quan tâm trong những năm gần đây. Tại Hà Lan phương pháp chọn giống truyền thống theo tính trạng đã thực hiện với mục đích nâng cao tỷ lệ phi lê , và đã thu được kết quả tốt (Rutten et al., 2005) Ngoài ra còn có một số công trình nghiên cứu góp phần nâng cao chất lượng cá Rô phi thương phẩm như: Chọn giống để làm chậm quá trình phát dục ở cá rô phi của tác giả Schwark và Langholz (1998) đang được thực hiện tại Trung Quốc, Ai Cập; chọn giống để tăng khả năng chịu lạnh tại Israel... 2.4.2 Tình hình nghiên cứu chọn giống cá rô phi ở Việt Nam Từ những năm 90, Thông qua một số các công trình nghiên cứu và hợp tác quốc tế, Viện nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản 1 (Viện NCNTTS) đã nhập nội một số dòng rô phi qua 2 lần: lần 1 vào năm 1994, lần 2 vào năm 1997. Với mục đích thông qua các công trình nghiên cứu để chọn ra dòng cá rô phi có tốc độ tăng trưởng tốt trong điều kiện nuôi ở nước ta. Và kết quả nghiên cứu cho thấy rô phi dòng GIFT thế hệ thứ 5 được nhập từ Phillipine có những ưu điểm nổi trội hơn so với các dòng cá khác (Nguyễn Công Dân & ctv., 1998). Năm 1999, Viện NCNTTS1 đã tiến hành chương trình chọn giống nhằm nâng cao tốc độ sinh trưởng, với vật liệu ban đầu là cá rô phi vằn dòng GIFT thế hệ thứ 5, tiến hành chọn lọc theo gia đình. Kết quả thu được là: thế hệ chọ giống rô phi thế hệ thứ 6 có tốc độ sinh trưởng tăng 36% so với cá dòng GIFT nhập nội ban đầu (Nguyễn Công Dân & ctv., 2002). Với mục đích nhằm nâng cao sức sinh trưởng và khả năng chịu lạnh của cá rô phi dòng GIFT thì chương trình nghiên cứu vẫn tiếp tục được thực hiện với sự hỗ trợ của chính phủ Na Uy. Chương trình được thực hiện từ 1999 – 2006 với 8 thế hệ chọn giống đã góp phần nâng cao chất lượng di truyền của cá rô phi NOVIT 4 ở nước ta. PHẦN III PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Thời gian, địa điểm nghiên cứu. 3.1.1 Thời gian. Từ tháng 1 đến tháng 6 năm 2008. 3.1.2 Địa điểm. Thí nghiệm được tiến hành trong khuôn khổ của dự án NORAD tại phòng Sinh Học Thực Nghiệm – Viện nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản I – Đình Bảng - Từ Sơn -Bắc Ninh. 3.2. Vật liệu nghiên cứu. 3.2.1 Đối tượng nghiên cứu. Cá rô phi NOVIT 4 thuộc thế hệ thứ 8 O. niloticus đang được ương nuôi và chăm sóc tại ao F4 trong các giai 1m2. 3.2.2 Dụng cụ và trang thiết bị cần thiết. - Bể có hệ thống làm lạnh. - Cân điện tử có độ sai số là 0.1mg. - Thước đo có đơn vị đo bằng cm. - Nhiệt kế, máy sục khí, máy tính để giữ nhập số liệu và các dụng cụ để bắn dấu như máy soi số, kim bắn dấu và một số các trang thiết bị cần thiết như: vợt để thu cá, các thùng xốp để thả cá bắn dấu. 3.3 Phương pháp nghiên cứu. 3.3.1 Bố trí thí nghiệm. - Thí nghiệm được tiến hành trong khu nhà bình vây của phòng sinh hoạc thực nghiệm, sử dụng hệ thống điều nhiệt độ tự động tại phòng. Thí nghiệm được bố trí gồm 2 lô ở hai ngưỡng nhiệt độ khác nhau, theo sơ đồ sau: + Lô 1 (lô nâng nhiệt): gồm 4 bể, mỗi bể ban đầu thả khoảng 300 con, luôn luôn được duy trì ở ngưỡng nhiệt độ ~30oc (ngưỡng nhiệt độ T1) đây được coi là ngưỡng nhiệt độ tối ưu cho cá rô phi sinh trưởng và phát triển. + Lô 2 (lô hạ nhiệt): gồm 4 bể, mỗi bể thả khoảng 300 con, luôn luôn được duy trì ở ngưỡng nhiệt độ ~20oc (ngưỡng nhiệt độ T2) * Tăng trưởng: sử dụng cân điện tử có độ sai số là 0.1mg để kiểm tra - Cân trọng lượng toàn bộ cá trước khi làm thí nghiệm. - Sau khi nuôi 5 tháng tiến hành thu hoạch và cân lại toàn bộ cá * Các yếu tố môi trường đo hàng ngày: - Nhiệt độ: đo bằng nhiệt kế thủy ngân. - DO: đo bằng máy đo DO * Các yếu tố môi trường đo hàng tuần. - PH: đo bằng máy đo pH - NH3, NO2 : đo bằng bộ test kitt 3.3.2. Phân tích số liệu. · Tỷ lệ cá sống sau thí nghiệm(SR) Tổng số cá thu hoạch SR (% ) = * 100% Tổng số cá thả · Tốc độ tăng trưởng: Tốc độ tăng trưởng theo ngày được tính theo công thức W2 – W1 tốc độ tăng trưởng theo ngày = T Trong đó: W1 là trọng lượng trung bình của cá thể lúc thả W2 là trọng lượng trung bình của cá lúc thu T là số ngày nuôi thí nghiệm tăng trưởng · Tốc độ tăng trưởng theo trọng lượng (%): W(%) = Trong đó: W(%): Tốc độ tăng trưởng (%) tính theo trọng lượng. Wtbd: Trọng lượng cá trung bình khi thả Wtbc: Trọng lượng cá trung bình (g) tại thời điểm cuối làm thí nghiệm 3.3.3. Xử lý số liệu Số liệu được xử lý trên phần mềm Exel PHẦN IV KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1. Biến động một số yếu tố môi trường trong các ao thí nghiệm: Môi trường sống là toàn bộ các yếu tố vô sinh và hữu sinh bao quanh cơ thể sinh vật. Đối với cá môi trường sống của chúng chính là môi trường nước. Trong một môi trường có những điều kiện sống thuận lợi, cá sinh trưởng khỏe mạnh, khả năng tăng trọng ổn định, mang lại sản lượng cao. Ngược lại, nếu môi trường bị nhiễm bẩn, cá sinh trưởng yếu, tỷ lệ cá nhiễm bệnh và cá chết cao, cá tăng trọng chậm qua đó làm giảm đáng kể sản lượng thu hoạch. Khi đánh giá tác động của môi trường sống, người ta quan tâm tới một số yếu tố: độ pH nước, hàm lượng nước nặng (hay hàm lượng oxi hòa tan – DO) và một số yếu tố môi trường khác như: nồng độ khí CO2, NO2, NH3,.... Kết quả nghiên cứu về những biến động của một số yếu tố môi trường được thể hiện qua các bảng 4.1, 4.2, 4.3 và 4.4 4.1.1. Biến động giá trị pH trong quá trình thí nghiệm Độ pH có ảnh hưởng cả trực tiếp và gián tiếp tới cá nuôi. Độ pH nhỏ hơn 4 hay cao hơn 11 có thể gây chết cho cá (Nguyễn Đức Hội, 1997). Độ pH cao sẽ làm tăng tính độc của H2S, tăng khả năng hoà tan của kim loại nặng vào nước, ngược lại độ pH thấp sẽ làm tăng tính độc của khí NH3 và làm cản trở hoạt động của một số men trong sinh vật làm thức ăn cho cá (Trịnh Thị Thanh, 1995). Kết quả thí nghiệm được trình bày ở bảng 4.1 cho thấy pH nước đạt trung bình 7,9 ở Lô 1 và 7,7 ở Lô 2. Tại một số thời điểm, pH nước tăng cao, nhất là vào 2-3 tuần cuối, lên tới 8,4 tuy nhiên vẫn nằm trong giới hạn cho phép. (độ pH thích hợp cho cá rô phi sinh trưởng và phát triển là từ 6,5 – 9, Nguyễn Đức Hội, 1997). Bảng 4.1. Độ pH nước bể ở hai lô có ngưỡng nhiệt độ khác nhau Lần đo Lô thí nghiệm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 TB Lô 1 7,7 7,9 7,9 7,7 7,7 8,1 7,9 7,7 8,4 7,8 8,4 8,3 8,0 7,9 Lô 2 7,7 8,1 7,7 7,4 7,3 7,8 7,8 7,9 7,9 7,3 7,4 8,4 7,8 7,7 Biến động pH nước được thể hiện rõ hơn qua đồ thị 1. Đồ thị 1. Biến động pH trong hai ngưỡng nhiệt độ khác nhau Nhìn vào đồ thị 1, chúng ta có thể nhận thấy độ pH nước bể ở ngưỡng nhiệt độ T1 (lô nâng nhiệt) cao hơn pH ở ngưỡng nhiệt độ T2 (lô hạ nhiệt) ở hầu hết thời gian cá sinh trưởng. Kết quả phân tích thống kê cho thấy các giá trị pH trong các lô thí nghiệm là không sai khác ở mức xác suất thống kê P>0.05 ( Phụ lục I) 4.1.2. Biến động hàm lượng ôxi hòa tan trong nước ở hai lô thí nghiệm. Cá sống được trong nước là do trong nước có ôxi được cung cấp cho cơ thể cá dưới dạng hòa tan (DO), vì thế theo dõi hàm lượng ôxi hoà tan là một chỉ tiêu môi trường quan trọng, quyết định tới tỉ lệ sống và sinh trưởng của cá. Theo các tài liệu khoa học về đặc điểm sinh học của cá rô phi thì rô phi vằn có thể chịu được ngưỡng oxi thấp tốt hơn nhiều loài khác, chúng có thể chịu được ngưỡng oxi hoà tan thấp nằm trong khoảng 0,1 – 0,2 mg/l, tuy nhiên, nếu thiếu ôxi trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng nhiều đến tăng trọng của cá. Kết quả theo dõi diễn biến sự thay đổi hàm lượng ôxi hòa tan được trình bày ở bảng 4.2 và đồ thị 2. Bảng 4.2. Hàm lượng ôxi hòa tan ở hai lô với các ngưỡng nhiệt độ khác nhau Lần đo Lô thí nghiệm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 TB Lô 1 6,3 6,3 6,3 6,4 5,3 4,6 5,3 4,0 4,6 5,6 5,1 5,9 4,3 5,4 Lô 2 6,0 6,1 5,9 5,3 6,4 4,5 4,9 5,0 4,4 4,3 3,4 4,4 4,0 5,0 Số liệu thí nghiệm cho thấy, hàm lượng ôxi hòa tan trong nước ở thí nghiệm sử lý nâng nhiệt (Lô 1) cao hơn so với thí nghiệm hạ nhiệt (Lô 2). Cụ thể là, trong Lô 1 hàm lượng ôxi hòa tan dao động trong khoảng 4,0 – 6,4 mg/l (trung bình 5,4 mg/l), còn ở Lô 2, hàm lượng ooxxi hòa tan biến động từ 3,4 đến 6,3 mg/l (trung bình 5,0 mg/l). Đây là những giá trị DO phù hợp cho sự sinh trưởng, phát triển của cá. Tuy nhiên, kết quả phân tích thống kê lại cho thấy, ở hai lô thí nghiệm là không có sự sai khác về thành phần ôxi hòa tan trong nước. Biến động hàm lượng DO cho thấy, thời gian đầu hàm lượng DO ít biến động và đạt ở mức cao trên 0,6 mg/l. Từ lần đo thứ 4 có sự biến động khá rõ và có xu hướng giảm dần của các giá trị DO ở lô 2. Ở Lô 1, giá trị DO cũng giảm dần từ lần đo thứ 5, tuy nhiên sau đó lại tăng lên ở lần đo thứ 8, tại lần đo cuối giá trị này giảm xuống còn 4,3 mg/l. Đồ thị 2. Biến động hàm lượng ôxi hòa tan 4.1.3. Các yếu tố môi trường khác Ngoài pH và hàm lượng ôxi hòa tan, môi trường sống của cá còn bao gồm rất nhiều thành phần khí hòa tan khác. Trong đó một số loại khí độc như NO2, NH3 hay H2S, nếu trong nước mà tồn tại với nồng độ cao sẽ chiếm đoạt hết ôxi trong máu làm cá chết ngạt, đồng thời tác động lên hệ thần kinh làm cá bị tê liệt. Trong thí nghiệm này, chúng tôi tiến hành theo dõi sự thay đổi về nồng độ khí NO2 và NH3 trong nước. Kết quả thí nghiệm được trình bày ở bảng 4.3 và qua đồ thị 3 và 4. Số liệu bảng 4.3 cho thấy, ở hầu hết các lần đo ở Lô 1 (lô nâng nhiệt) có nồng độ khí NO2 cao hơn so với lô 2 (lô hạ nhiệt). Ngoại trừ các lần đo thứ 2, thứ 6 và thứ 7. Thực tế, nồng độ NO2 biến động từ 0,4 – 3,0 mg/l ở lô 1 và từ 0,3 đến 2,0 mg/l ở lô 2. Về nồng độ khí NH3, kết quả thí nghiệm cho thấy, ở hai lô thí nghiệm, nồng độ khí NH3 là tương đối tương đồng, biến động từ 0,6 đến 4,0 mg/l (đạt trung bình 1,7 mg/l ở lô nâng nhiệt và 1,6 mg/l ở lô hạ nhiệt). Trong một số thời điểm nồng độ khí NH3 lên cao (từ 3,0 – 4,0 mg/l), tuy nhiên vẫn nằm trong ngưỡng cho phép. Tiến hành phân tích thống kê các số liệu thu được nhận tháy, không có sự sai khác về nồng độ các chât khí ở hai môi trường với hai ngưỡng nhiệt độ khác nhau. Bảng 4.3. Nồng độ khí NO2 và NH3 ở hai lô thí nghiệm với các ngưỡng nhiệt độ khác nhau Lần đo Hàm lượng khí NO2 Hàm lượng khí NH3 T1 T2 T1 T2 1 0,5 0,5 0,6 0,8 2 0,5 0,6 1,3 1,5 3 0,8 0,6 1,3 1,3 4 0,4 0,3 4,0 2,8 5 0,8 0,6 3,0 2,3 6 0,6 1,3 3,5 4,0 7 1,1 1,3 1,8 3,0 8 3,0 1,5 1,8 0,7 9 2,5 2,0 0,7 0,8 10 1,8 2,0 0,8 0,9 11 1,1 1,1 1,5 1,3 12 1,8 0,9 1,1 0,6 13 0,6 0,5 0,7 0,8 TB 1,2 1,0 1,7 1,6 Đồ thị 3. Biến động NO2 trong nước bể Đồ thị 4. Biến động NH3 trong nước bể 4.2. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến tốc độ sinh trưởng của cá. 4.2.1. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến tỷ lệ sống của cá Cá rô phi có nguồn gốc từ xứ nóng nên chúng là loài cá ưa nhiệt, có khả năng thích ứng tốt với điều kiện nhiệt độ cao hơn là đối với nhiệt độ thấp. Chúng có thể chịu được nhiệt độ cao tới 40oC nhưng lại chết nhiều nếu nhiệt độ xuống dưới 10 oC (Chervinski, 1982). Nhiệt độ thích hợp cho cá rô phi sinh trưởng và phát triển là 20-30 oC ( Marcel Huet, 1994), 25-35 oC ( Zhong Lin, 1991). Khi nhiệt độ xuống thấp hơn 20 oC cá tăng trưởng chậm và ngừng ăn ở nhiệt độ dưới 15 oC. Tuy nhiên, do bản năng thích ứng tự nhiên, khi nhiệt độ môi trường sống thay đổi, nếu cá chậm thích nghi có thể làm tăng tỷ lệ cá chết. Cì c¸ kh¸c nhau còng cã kho¶ng nhiÖt ®é thÝch øng kh¸c nhau. Kết quả đánh giá tác động của nhiệt độ đến tỷ lệ sống của cá ở các ngưỡng nhiệt độ khác nhau được trình bày trong bảng 4.4. Bảng 4.4. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến tỷ lệ sống của các gia đình cá Chỉ tiêu Lô thí nghiệm Số cá thả (con) Số cá thu (con) Tỷ lệ sống (%) Lô 1 1246 908 72,87 Lô 2 1263 1178 93,27 Số liệu bảng 4.4 cho thấy: Tỷ lệ sống của các ở hai lô thí nghiệm khá cao. Tuy nhiên, tỷ lệ sống của cá sống trong điều kiện môi trường nhiệt độ cao (lô 1) là 93,27% cao hơn hẳn so với cá sống trong môi trường lạnh (lô 2) là 72,87%. Như vậy, việc tăng nhiệt độ đã nâng cao tỷ lệ sống của cá. 4.2.2. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến khả năng tăng trọng của cá Sản lượng thu hoạch cao là mục tiêu cuối cùng của bất kỳ chương trình nghiên cứu nào. Nó là sản phẩm tất yếu, là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hiệu quả của việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật tác động. Trong môi trường sống thuận lợi, cá sinh trưởng phát triển tốt, vì thế tăng trọng nhanh và đem lại sản lượng thu hoạch cao. Ngược lại, trong môi trường nhiệt độ không tương thích, hàm lượng các chất có hại cao, cá dễ bị bệnh, kém ăn vì thế khả năng tăng trọng chậm, sản lượng giảm. Kết quả theo dõi thí nghiệm được trình bày ở bảng 4.5 Bảng 4.5. Khả năng tăng trọng của cá ở 2 ngưỡng nhiệt độ khác nhau Chỉ tiêu Lô thí nghiệm Trọng lượng cá khi thả (g/con) Trọng lượng cá khi thu (g/con) Tốc độ tăng trọng (g/con/ngày) Lô 1 281,53 1427,04 11,93 Lô 2 296,31 2221,97 19,45 Đồ thị 5. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến khả năng tăng trọng của cá Số liệu bảng 4.5 và đồ thị 5 cho thấy, trong thời gian nuôi, tốc độ tăng trọng của cá ở thí nghiệm nâng nhiệt (lô 1) cao hơn rất nhiều so với thí nghiệm hạ nhiệt (lô 2) (cao hơn 7,52 g/con/ngày). Vì thế, khi thu hoạch, sản lượng cá thu hoạch ở lô thí nghiệm 1 (trung bình 2221,97 g/con) cũng cao hơn hẳn so lô 2 (trung bình 1427,04 g/con). Để có kết quả chính xác hơn chúng tôi tiến hành phân tích thống kê số liệu thu được và nhận thấy: mặc dù trọng lượng ban đầu khi thả cá ở lô 1 cao hơn lô 2, tuy nhiên sự sai khác này là không có ý nghĩa (Ftn = 4,86 < Flt = 5,99). Mặt khác, trọng lượng cá thu hoạch và tốc độ tăng trọng ở lô 1 lại cao hơn một cách chắc chắn so với lô 2 ở mức ý nghĩa α = 0,05. Để đánh giá khả năng tăng trọng của cá một cách khách quan hơn nữa, chúng tôi tiến hành đánh giá tốc độ tăng trọng của cá trong một số gia đình tiêu biểu. 4.2.3. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến tốc độ tăng trọng trung bình ngày của cá ở một số gia đình tiêu biểu Qua theo dõi đánh giá, chúng tôi thu được kết quả về tốc độ tăng trọng trung bình của các gia đình cá được trình bày ở bảng 4.6 Bảng 4.6. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến tốc độ tăng trọng của các gia đình cá Gia đình Tăng trọng (g/ngày) Lô thí nghiệm 1 Lô thí nghiệm 2 6a 18,77 12,85 14a 18,59 10,68 18a 19,68 10,25 33a 16,19 8,96 50a 16,82 10,68 Đồ thị 5. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến khả năng tăng trọng của các gia đình cá Số liệu bảng 4.6 và đồ thị 5 cho thấy: ở mức nhiệt độ cao khả năng tăng trọng của các gia đình cá cao hơn hẳn so với mức nhiệt độ thấp (cao hơn từ 5,92 đến 4,93 g/con). Kết quả phân tích thống kê cũng cho thấy, có sự tăng trọng cao hơn rõ rệt của cá ở lô1 cao so với lô 2 Ở thí nghiệm nâng nhiệt – lô 1, mức độ tăng trưởng bình quân của các gia đình cá biến động động trong khoảng 16,19 - 19,68 g/ngày, đạt cao nhất ở gia đình 18a và thấp nhất ở gia đình 33a. Trong khi đó ở thí nghiệm hạ nhiệt – lô 2, mức tăng trọng biến động từ 8,96 đến 12,85 g/ngày, đạt cao nhất ở gia đình 6a và thấp nhất vẫn là gia đình 33a. Tuy nhiên qua phân tích thống kê chúng tôi nhận thấy khả năng tăng trọng của các gia đình là tương đương nhau. Như vậy, có thể kết luận khả năng tăng trọng của các gia đình là tương đương nhau và có thể khẳng định chắc chắn rằng cá sống trong điều kiện nhiệt độ cao thì khả năng tăng trọng lớn hơn trong điều kiện nhiệt độ thấp. PHẦN V KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 5.1. Kết luận Từ những kết quả đạt được, chúng tôi rút ra một số kết luận: - Độ pH nước trung bình ở thí nghiệm nâng nhiệt bình ở thí nghiệm nâng nhiệt là 7,9 cao hơn so với thí nghiệm hạ nhiệt (pH trung bình = 7,7) - Không có sự sai khác về hàm lượng khí ôxi hòa tan trong nước giữa hai thí nghiệm. Hàm lượng ôxi hòa tan trung bình ở thí nghiệm nâng nhiệt là 5,4 mg/l, còn ở thí nghiệm hạ nhiệt là 5,0 mg/l - Không có sự sai khác về nồng độ một số chất khí khác trong hai môi trường có ngưỡng nhiệt độ khác nhau. Ở hai thí nghiệm nồng độ khí NO2 (1,2 mg/l ở thí nghiệm nâng nhiệt và 1,0 mg/l ở thí nghiệm hạ nhiệt) và nồng độ khí NH3 (tương ứng là 1,7 và 1,6 mg/l) là tương đương nhau. - Cá sống trong môi trường thí nghiệm nâng nhiệt có tỷ lệ sống cao hơn so với sống trong môi trường của thí nghiệm hạ nhiệt - Khối lượng cá thu hoạch và tốc độ tăng trọng trung bình của cá ở thí nghiệm nâng nhiệt là cao hơn so với thí nghiệm hạ nhiệt. - Khả năng tăng trọng của các gia đình cá trong cùng một ngưỡng nhiệt độ là tương đương nhau và ở thí nghiệm nâng nhiệt cá tăng trọng mạnh hơn so với thí nghiệm hạ nhiệt 5.2. Đề Xuất Cá Rô Phi NOVIT 4 có khả năng sinh trưởng ở nhiệt độ thấp, có thể kéo dài thời gian nuôi thương phẩm cá Rô Phi NOVIT 4 trong mùa đông. Cần tiến hành phân tích tương quan về mặt di truyền cho tốc độ sinh trưởng đạt được của 2 lô thí nghiệm để có cơ sở đánh giá chính xác mối tương quan về mặt di truyền của chúng về tốc độ sinh trưởng Do thời gian nghiên cứu ngắn, thí nghiệm mới chỉ được đánh giá qua 1 vụ, nên nhiều kết quả còn hạn chế vì thế cần đánh giá thêm trong một số vụ nữa để có kết quả chính xác hơn. MỤC LỤC LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt 1. Nguyễn Công Dân, 1999. Chọn giống cá Rô phi Oreochromis niloticus (dòng GIFT) theo phương pháp chọn lọc gia đình nhằm nâng cao sức sinh trưởng và khả năng chịu lạnh. Tuyển tập báo cáo khoa học 1999-Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thuỷ sản I. 2. Nguyễn Công Dân, Trần Mai Thiên, Trần Đình Luân, Phan Minh Quý (2001), “Chọn giống cá rô phi Oreochromis niloticus (dòng GIFT) nhằm nâng cao sức sinh trưởng và khả năng chịu lạnh”, Tuyển tập báo cáo khoa học năm 2000. Viện nghiên cứư nuôi trồng thuỷ sản 1 - Bắc Ninh, trang 46-53. 3. Nguyễn Công Dân, Đinh Văn Trung, Nguyễn Thị An (1998), “Đánh giá kết quả thuần hoá một số dòng cá rô phi chọn giống (Oreochromis niloticus) nhập nội ở miền Bắc Việt Nam”, Tuyển tập báo cáo tại hội thảo khoa học toàn quốc về nuôi trồng thuỷ sản, 29-30 tháng 9 năm 1998, Bắc Ninh. 4. Nguyễn Dương Dũng, 2005. Bài giảng di truyền học. Tài liệu lưu hành nội bộ, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thuỷ sản I. 5. Trần Hồ Hùng (2002). Quanh chuyện nuôi cá rô phi xuất khẩu. [Internet]. 10/10/2002 [Trích dẫn ngày 08/09/2007] Lấy từ: URL: 6. Đỗ Đức Hạnh (2006), “Về công trình KHCN của ngành thủy sản tham gia Giải thưởng Sáng tạo KHCN Việt Nam năm 2005”, Tạp chí Thủy sản, số 3/2006. 7. Nguyễn Hữu Khánh (2005), “Tổng quan tình hình nuôi và tiêu thụ cá rô phi trên thế giới- Một số giải pháp phát triển nuôi cá rô phi ở Việt Nam”, Thông tin khoa học công nghệ và kinh tế thuỷ sản, số 5/2005, trang 4-7. 8. Kỹ thuật nuôi cá nước ngọt, 1995. Nhà xuất bản Nông nghiệp 9. “Tổng quan tình hình nuôi và tiêu thụ cá rô phi trên thế giới”, Thông tin KHCN & Kinh tế thủy sản, số 10/2005 10. Tạp chí Thương mại Thuỷ sản, tháng 9-2002 11. Phạm Anh Tuấn, Bạch Thị Tuyết, Đinh Văn Thành, Trần Trọng Trí, Lê Minh Toán, Trần Xuân Học (2006), Quy hoạch phát triển cá rô phi giai đoạn 2006- 2015), Viện nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản 1. Bắc Ninh. Tài liệu tiếng anh 12. Bardarch, J.E., Ryther, J.H. and Mc. Larney, W.O; 1972. Aquaculture thefarming and husbandry of freshwater and marine organisms. Wiley, New York, N.J, 868 pp. 13. Fitzsimmons K. (2004), “Development of new productions and markets for the global tilapia trade”, Proceedings 6th International Symposium on Tilapia in Aquaculture, 12-16 september 2004, Mannila, Philippines. 14. Lisifa, 1997. Report of DEGITA Species in Asia in China, shang hai Fisheries University. 15. FAO (2004). “State of World Fisheries and Aquaculture 2004”, FAO, Rome, Italy. 16. Hans Magnus, 2004. 17. Pillay, T.V.R. (1990), “Agriculture principles and practices”, Fishing News Books, Oxford, England U.K, 575. 18. Taymen, 2004. PHỤ LỤC PHẦN PHỤ LỤC I Các Bảng Anova Anova: Single Factor: độ pH SUMMARY Groups Count Sum Average Variance T1 14 111.4 7.957143 0.064176 T2 14 108.2 7.728571 0.096044 ANOVA Source of Variation SS df MS F P-value F crit Between Groups 0.365714 1 0.365714 4.565158 0.042207 4.225201 Within Groups 2.082857 26 0.08011 Total 2.448571 27 Anova: Single Factor: hàm lượng DO SUMMARY Groups Count Sum Average Variance T1 14 75.4 5.385714 0.636703 T2 14 69.6 4.971429 0.776044 ANOVA Source of Variation SS df MS F P-value F crit Between Groups 1.201429 1 1.201429 1.70084 0.203606 4.225201 Within Groups 18.36571 26 0.706374 Total 19.56714 27 Anova: Single Factor: NO2 SUMMARY Groups Count Sum Average Variance T1 14 16.7 1.192857 0.640714 T2 14 14.2 1.014286 0.301319 ANOVA Source of Variation SS df MS F P-value F crit Between Groups 0.223214 1 0.223214 0.473899 0.497296 4.225201 Within Groups 12.24643 26 0.471016 Total 12.46964 27 Anova: Single Factor: NH3 SUMMARY Groups Count Sum Average Variance T1 14 23.8 1.7 1.152308 T2 14 22.4 1.6 1.081538 ANOVA Source of Variation SS df MS F P-value F crit Between Groups 0.07 1 0.07 0.062672 0.804289 4.225201 Within Groups 29.04 26 1.116923 Total 29.11 27 Anova: Single Factor: Trọng lượng cá khi thả SUMMARY Groups Count Sum Average Variance T1 4 1126.121 281.5303 71.12126 T2 4 1185.237 296.3092 108.6443 ANOVA Source of Variation SS df MS F P-value F crit Between Groups 436.8336 1 436.8336 4.860036 0.069664 5.987378 Within Groups 539.2967 6 89.88279 Total 976.1303 7 Anova: Single Factor: Trọng lượng cá thu hoạch SUMMARY Groups Count Sum Average Variance T1 4 5708.152 1427.038 44352.57 T2 4 8887.866 2221.966 3971.576 ANOVA Source of Variation SS df MS F P-value F crit Between Groups 1263823 1 1263823 52.30605 0.000355 5.987378 Within Groups 144972.4 6 24162.07 Total 1408795 7 Anova: Single Factor: Tốc độ tăng trưởng trung bình SUMMARY Groups Count Sum Average Variance 15.0606 3 32.66888 10.88963 0.403391 18.60699 3 59.19734 19.73245 0.239653 ANOVA Source of Variation SS Df MS F P-value F crit Between Groups 117.2931 1 117.2931 364.8061 4.43E-05 7.708647 Within Groups 1.286088 4 0.321522 Total 118.5792 5 Anova: Single Factor: Tăng trọng tương đối SUMMARY Groups Count Sum Average Variance T1 5 90.05 18.01 2.10785 T2 5 53.42 10.684 1.96303 ANOVA Source of Variation SS df MS F P-value F crit Between Groups 134.1757 1 134.1757 65.91975 3.93E-05 5.317655 Within Groups 16.28352 8 2.03544 Total 150.4592 9 Anova: Single Factor: Tăng trọng tuyệt đối SUMMARY Groups Count Sum Average Variance T1 5 68.54 13.708 4.06257 T2 5 47.11 9.422 1.02667 ANOVA Source of Variation SS df MS F P-value F crit Between Groups 45.92449 1 45.92449 18.04768 0.002806 5.317655 Within Groups 20.35696 8 2.54462 Total 66.28145 9 Anova: Single Factor: Tăng trọng tương đối – TN nâng nhiệt SUMMARY Groups Count Sum Average Variance 14a 4 74.35 18.5875 2.328547 6a 4 75.07374 18.76843 11.84917 18a 4 78.72054 19.68013 24.68399 33a 4 64.75875 16.18969 3.221417 50a 4 67.29966 16.82492 3.865615 ANOVA Source of Variation SS df MS F P-value F crit Between Groups 33.66415 4 8.416037 0.915807 0.480121 3.055568 Within Groups 137.8462 15 9.189747 Total 171.5104 19 Anova: Single Factor: Tăng trọng tương đối thí nghiệm hạ nhiệt SUMMARY Groups Count Sum Average Variance 14a 4 54.8569 13.71423 67.08733 6a 4 61.94916 15.48729 18.0626 18a 4 53.50505 13.37626 4.649415 33a 4 61.6835 15.42088 9.552045 50a 4 42.14242 10.53561 20.41779 ANOVA Source of Variation SS df MS F P-value F crit Between Groups 65.09591 4 16.27398 0.679389 0.616834 3.055568 Within Groups 359.3076 15 23.95384 Total 424.4035 19 Anova: Single Factor: Tăng trọng tuyệt đối thí nghiệm nâng nhiệt SUMMARY Groups Count Sum Average Variance 14a 4 42.71458 10.67865 14.96075557 6a 4 51.38403 12.84601 9.473103901 18a 4 41.01267 10.25317 2.913445344 33a 4 35.85156 8.962891 10.46204343 50a 4 42.70625 10.67656 7.209973054 ANOVA Source of Variation SS df MS F P-value F crit Between Groups 31.28876 4 7.82219 0.868759195 0.505171 3.055568 Within Groups 135.058 15 9.003864 Total 166.3467 19 Anova: Single Factor: Tăng trọng tuyệt đối thí nghiệm hạ nhiệt SUMMARY Groups Count Sum Average Variance 14a 4 37.48438 9.371095 1.597761953 6a 4 42.87292 10.71823 6.250125506 18a 4 37.77917 9.444792 1.679407733 33a 4 32.02899 8.007248 14.03307509 50a 4 39.72552 9.93138 5.502393008 ANOVA Source of Variation SS df MS F P-value F crit Between Groups 15.67198 4 3.917995 0.674057538 0.620216 3.055568 Within Groups 87.18829 15 5.812553 Total 102.8603 19

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docSo sánh tốc độ sinh trưởng của cá rô phi chọn giống dòng NOVIT 4 ( Oreochromis niloticus) ở 2 ngưỡng nhiệt độ khác nhau.doc
Luận văn liên quan