Đề tài Thế giới nhân vật trong truyện ngắn và tiểu thuyết của Nguyễn Công Hoan

Mục lục Mở đầu .4 1. Lý do chọn đề tài 4 2. Lịch sử vấn đề 6 3. Nhiệm vụ, đóng góp đề tài 13 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 13 5. Phương pháp nghiên cứu .14 6. Cấu trúc luận văn 14 Nội dung: 15 Chương I: Từ quan niệm nghệ thuật về con người đến thế giới nhân vật trong sáng tác trước cách mạng của Nguyễn Công Hoan 15 I. Từ quan niệm nghệ thuật về con người 15 II. đến thế giới nhân vật trong sáng tác trước cách mạng 23 Chương II: Nhân vật và bức tranh hiện thực đời sống trong truyện ngắn và tiểu thuyết của Nguyễn Công Hoan .39 I. Nhân vật và bức tranh hiện thực đời sống trong truyện ngắn .39 1. Nhân vật trong những truyện ngắn tiêu biểu 40 1.1 Nhân vật tính cách 41 1.2 Nhân vật số phận 47 2. Bức tranh hiện thực đời sống trong truyện ngắn 49 II. Nhân vật và bức tranh hiện thực đời sống trong tiểu thuyết 51 Nhân vật trong tiểu thuyết 54 1.1 Nhân vật trong tiểu thuyết Ông chủ 54 1.2 Nhân vật trong tiểu thuyết Bước đường cùng 57 Bức tranh hiện thực đời sống trong tiểu thuyết 71 Chương III: Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện ngắn và tiểu thuyết của Nguyễn Công Hoan 72 I. Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện ngắn 72 1. Nghệ thuật xây dựng tình huống 72 2. Nghệ thuật khắc hoạ nhân vật 75 II. Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết 83 1. Thành công của Nguyễn công Hoan trong việc xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết 83 Hạn chế của Nguyễn Công Hoan trong việc xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết 86 Kết luận: 89 Tài liệu tham khảo: 92

doc103 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 10278 | Lượt tải: 8download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thế giới nhân vật trong truyện ngắn và tiểu thuyết của Nguyễn Công Hoan, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ranh khiêu dâm kiểu tàu, góc nhà là pho tượng kiểu Tây” tất cả đầy bụi bặm. ở gậm giường phòng khách thì “mùi tanh tanh của han đồng, của những đỉnh, những đèn, những mâm, những nối xếp la liệt dưới gầm sập”. Đó hẳn là đồ ăn cướp được của nhân dân bằng cách này hay bằng cách khác tích luỹ lại. Cái kẻ vừa ngu xuẩn lại vừa láu lỉnh, vừa ốm yếu nghiện ngập lại vừa dâm dục, vừa có một ngôn ngữ hà tiện lại biết mềm mỏng khúm núm khi cần thiết, vừa giàu nứt đố đổ vách lại vừa keo kiệt bẩn thỉu (ăn bớt từng lẻ gạo cho vay). Hắn đã dùng nhiều mưu mô như xúi giục nguyên đơn, lợi dụng sự dốt nát của nông dân để chiếm đoạt nhà cửa, ruộng, vườn, những khi người nông dân phải nộp sưu cao thuế nặng, phải phạt vạ hắn thừa cơ cho vay nặng lãi, cầm cố rẻ mạt, làm cho người nông dân không tài nào sống nổi. Miêu tả địa chủ, lần này nhà văn không dừng lại ở bình diện đạo đức, văn hoá mà tập trung tố cáo tội ác bóc lột của chúng. Trong các tội ác bóc lột của Nghị Lại Nguyễn Công Hoan xoáy sâu vào tội ác cướp đoạt ruộng đất của Nghị Lại. Chiếm đoạt ruộng đất của nông dân bằng đủ mọi cách đó là niềm say mê dục vọng điên cuồng của Nghị Lại. Tư bản chạy theo lợi nhuận, thì địa chủ làm giàu bằng bóc lột địa tô, một thứ bóc lột siêu kinh tế, nên rất thèm khát nhiều ruộng đất . Bước đường cùng xoay quanh việc Nghị Lại dùng mọi thủ đoạn cướp kỳ được tám sào ruộng của anh Pha, cùng với Pha là bao nhiêu người nông dân khác như Trương Thi, San, Bác Đám ích… trước sau lần lượt đều bị mất ruộng vào tay Nghị Lại. Khi miêu tả giai cấp địa chủ :”Nguyễn Công Hoan đã đặt chúng trong mối quan hệ với hệ thống trật tự thực dân phong kiến đương thời và vạch ra bản chất chính trị phản động của chúng” (Nguyễn Hoành Khung). Là nghị viên của cái viện dân biểu do thực dân nặn ra, Nghị Lại tỏ ra hết sức trung thành với chế độ thực dân. Cảnh Nghị Lại xem xoe vồ vập tên Tây đoan, mời rượu sâm banh tỏ rõ sự phản động của hắn. Nghị Lại có thể đút quan trên tới bạc nghìn để ỉ lại, ức hiếp người dân lao động lương thiện. Kẻ có thế lực nhiều thì bóp nặn nhân dân nhiều và có cái“phong cách đểu cáng” riêng của quan trên. Bọn có thế lực ít thì dựa dẫm vào quan trên mà kiếm trác cút rượu miếng thịt của người dân. Và đây là hình tượng một tên lính khi bước vào nhà Pha: “Người ấy mặt khinh khỉnh, đội khăn lượt quấn có năm vòng nhưng đằng trước đếm được hơn mười nếp. Người ấy tay cầm chiếc roi mây quấn tròn đầu đi tuột vào trong nhà, leo lên phản ngồi không chào ai cả khi thấy Pha bưng mâm cơm rượu lên thì: người lính ngồi nhỏm dậy, duỗi khục hai cánh tay, đứng lên, vươn vai, vặn lưng, bẻ đầu và vây cẳng rồi lại ngồi xuống (...). Khách kề cà vừa uống, vừa nhắm rất thô tục. Trong khi ăn anh ta chẳng nói với chủ một tiếng nào. Đánh loáng hai đĩa thịt luộc đã gần hết. Pha phát ngượng về sự thiếu đồ nhắm, phải làm lối lịch sự, xuống bếp chặt nốt chỗ thịt định để dành chiều vợ chồng ăn với nhau. Thấy được tiếp đồ ăn, khách càng ăn càng uống già, Hắn nốc từng hụm rượu và nuốt ừng ực...” Và đây là hình tượng quan huyện khi Pha vào hầu kiện, trình bức thư của Nghị Lại thì thấy: “Quan vừa đọc thư, vào với tay vào cái đĩa không để góc bàn. Ngài vét mấy lượt, chẳng được gì. Bỗng ngài ngẩng lên nhìn thẳng vào Pha, ngạc nhiên hỏi “Đâu ?”. Té ra Pha chậm đặt vào đĩa năm đồng bạc tiền trình theo lệ quan. Vì thế anh bị quan sai lính tống cổ xuống trại giam. Xuống trại giam rồi, anh lại bị tên thầy đội cướp trắng trợn một tờ bạc: “Chộp ngay, bóc lấy một tờ, bỏ nghiền vào túi vui sướng nói. - ừ tóm được cậu rồi, có chạy đằng trời, đang thiếu tiền góp tổ tôm tối nay đây. Rồi không lý sự gì thêm nữa, thầy chạy ra như thằng ăn cắp, gật và khoá tách cửa lại rồi quay vào cười ha hả. Hẳn thấy đắc chí về cách lấy tiền có nghệ thuật”. Chị Pha đi tìm chồng thì bị tên lính híp có đôi mắt lẳng lơ bóp vú. Những điều tai nghe mắt thấy thủa nhà văn ở với người bác của mình đã giúp ông biết nhiều thủ đoạn, mánh khoé và hiểu sâu thêm về bọn quan lại, sai nha. Nó giúp ông lên án sự bóp nặn, đục khoét đê hèn của chúng một cách rõ nét nhất. Chúng cũng là một trong những ung nhọt ghê tởm nhất của thời đại. Vì vậy đề tài quan trường được ông dành cho tỷ lệ cao nhất, nó giúp nhà văn tạo những tác phẩm có giá trị tố cáo sâu sắc hơn cả. Những tên địa chủ ấy, cường hào ấy, quan lại,lính tráng ấy, chúng hùa nhau cấu kết với thực dân làm tay sai đắc lực cho thực dân vơ vét của cải của nhân dân, góp phần đẩy người nông dân vào ngõ cụt bằng sự ức hiếp bóp nặn người nông dân một cách không thương tiếc, đặc biệt trong những vụ sưu thuế, nhờ gió bẻ măng chúng tha hồ phù thu lạm bổ, sưu thuế vốn đã nặng mà thực dân đánh một, chúng còn thu gấp rưỡi, gấp đôi. Hàng năm cứ đến vụ thuế nghe tiếng trống thuế đánh gióng ba hồi là người nông dân rùng mình có cảm tưởng như là trống giặc, trống cướp, trống cháy nhà, vỡ đê: “Người ta sợ thuế vì người ta lo không biết lấy đâu ra được tiền. Để dành gạo ăn đến hôm sau cũng khó huống chi một món tiền vài đồng bạc để nộp công sưu. Người ta sợ thêm vì nghĩ đến khủng bố mọi năm của tiếng quái tháo, chửi rủa của sự đánh đập, hình phạt, của những hơi thở dài ngầm vụng của đàn bà, con trẻ trong xó tối, của những tiếng khóc rên rỉ người thiếu thuế ở góc đình” . Riêng gia đình anh Pha có tám sào ruộng và ba suất đinh phải nộp đến mười ba đồng rưỡi. Chính một phần vì món sưu thuế, đó mà anh Pha phải mất hết ruộng vào tay Nghị Lại. Những người khác như anh Cò định bán con để nộp sưu nhưng không ai mua, bọn lý trưởng sai tuần phủ bắt ra đình dùng cực hình kìm kẹp anh bên cạnh hàng chục người khác, Bà cụ Chứ có con trai chết năm sáu tháng vẫn phải chạy nộp sưu cho con. Trong khi nông dân méo mặt vì thuế thì địa chỉ có dịp làm giàu thêm. Đây là cảnh nông dân chen chúc nhau trước cổng nhà Nghị Lại để cầm đồ lấy tiềng nộp thuế. “Người nào người nấy vẻ mặt buồn bã vì ốm đói, lo lắng, cố lách vào đứng sát cánh cửa tò vò đóng kín. Trên chòi cổng Phát (đầy tớ Nghị Lại) luôn mồm hô: - Chị nào cầm đôi đèn kia, hãy đứng giãn ra cho bà đám Rót vào trước. Hoặc: - Ai ôm cái áo bông kia mang về, đây không lấy áo. Lúc hai cánh cửa hé mở, một người ra thì mấy chục người chen vào. Ngọn roi mây như mưa vào các đầu và Phát đứng trên rát cổ vì hô hét ầm ĩ. Hai cánh lại đóng ập lại sau khi nuốt chửng một người. Bác Thứ chen được đến chỗ rộng xổ cả khăn mặt đó dừ. Vậy mà bác hể hả cười và khoe: - Quan ông không nhận hoa tai, chê là vàng giả, nhưng quan bà cho vay hai đồng. Mọi người thèm muốn, nhìn bác Thứ, ước ao được may mắn như bác. Pha hỏi: - Lãi bao nhiêu? Mỗi đồng một ngày năm xu. Người nông dân “hể hả” vì vay được tiền để nộp thuế, khỏi cái cảnh kìm kẹp, tù tội trước mắt. Nhưng nhất tội nhì nợ. Để thoát tù tội vì sưu thuế của thực dân, người nông dân đã đút cổ vào cái thòng lọng nợ lãi của địa chủ: mỗi đồng một ngày năm xu” Một tháng hai đồng bạc vay nộp thuế sẽ biến thành năm đồng cả vốn lẫn lãi trong sổ nợ nhà địa chủ. Nông dân một khi đã mắc vào tròng nợ lãi thì ít ai có thể gỡ ra được. Rồi lãi mẹ để lãi con rút cục “vẫn là bước đường cùng”: phá sản, chết vợ, chết con, mất nhà, mất ruộng và tù tội vẫn hoàn tù tội như Pha vậy. Qua hình tượng nhân vật chính diện Pha và phản diện Nghị Lại. Bước đường cùng đã phản ánh được một số khía cạnh điển hình trong các khâu mâu thuẫn cơ bản giữa nông dân và phong kiến, đế quốc, trong các vấn đề nợ lãi, sưu cao thuế nặng, quan lại cường hào tham nhũng là những cái ách đè nặng trên vai người nông dân dưới chế độ cũ. Ra đời cùng thời với Bước đường cùng của Nguyễn Công Hoan, Tắt đèn của Ngô Tất Tố hầu như chỉ đề cập đến một khía cạnh là vấn đề sưu thuế nhưng qua vấn đề đó cũng đã đề cập đến khá nhiều vấn đề khác đặt ra trong đời sống nông thôn và tố cáo một cách đanh thép chế độ quan lại, địa chủ, cường hào thối nát. Nguyễn Công Hoan và Ngô Tất Tố cũng là hai nhà văn hiện thực đầu tiên gặt hái được thành quả nhất định trong bút pháp xây dựng nhân vật nông dân. Họ đã phát hiện ra phạm trù tính cách xã hội, của những con người trên tinh thần nghiên cứu phân tích một cách tinh tế,thấu triệt. Song sức phản kháng của người nông dân trong Bước đường cùng mãnh liệt hơn trong Tắt đèn. Nguyễn Công Hoan cho nhân vật chính diện của mình có những ý nghĩa, những lời nói và hành động tỏ ra sức phản ứng của người nông dân bắt nguồn từ sự giác ngộ về giai cấp. Họ đã biết đoàn kết là sức mạnh Pha nói”. Người ta chỉ lợi dụng sự rời rạc của anh em mình để bắt nạt. Nhưng đến khi anh em mình biết hợp sức lại với nhau thì người ta cũng phải kiêng dè. Đẩy một người, có thể làm ngã được, chứ đẩy ba người chụm lại nhau thật chặt chẽ, tôi tính khó lòng nổi, Anh cũng đã nhìn thấy sự bất công trong xã hội phong kiến. Anh nghĩ: “Nghị Lại quanh năm không rời cái bàn đèn thì mỗi ngày thêm giàu có về ruộng. Mà những người không ngày nào không làm việc cho ruộng, như anh chẳng hạn thì không được hột thóc mà ăn.” Trời lụt, khi đắp đê dưới làn roi vọt của lính và dưới những trận mưa tầm tã anh đã thấy rõ rằng :“ba phần tư lúa má ở nơi mênh mông này mà bọn dân đen vào cứu vớt được là của Nghị Lại. Thì ra chính bọn anh đã cứu sống Nghị Lại trong khi thằng này khểnh khơi nằm hút thuốc phiện, nghĩ kế bóp hầu, bóp cổ bọn anh”. Và cùng tả sự thất bại của người nông dân trước lực lượng còn lớn mạnh của địa chủ Nguyễn Công Hoan không bi quan như Ngô Tất Tố . Nhân vật phản diện Nghị Lại cũng được Nguyễn Công Hoan miêu tả khá thành công, cũng có ý nghĩa điển hình bản chất địa chủ. Đứng bên cạnh Nghị Quế (Tắt đèn - Ngô Tất Tố), Nghị Hách (Giông Tố -Vũ Trọng Phụng ), Nghị Lại cũng có diện mạo riêng từ ngoại hình, đời sống đạo đức, cách thức bóc lột người nông dân đều có giá trị điển hình về một tên địa chủ gian ác, mưu mô. Mặc dù sức sống nội tại của nhân vật chưa mạnh mẽ với một cá tính sắc nét nhưng đó vẫn là nhân vật tập trung sự khám phá tài tình về nhân vật phản diện trong sở trường sáng tác của Nguyễn Công Hoan trước cách mạng. 1.3. Nếu như ở hầu hết truyện ngắn và một số tiểu thuyết, quan điểm giàu nghèo là đặc trưng tư duy nghệ thuật của Nguyễn Công Hoan thì ở Bước đường cùng do cái nhìn xã hội tiến bộ, nhà văn đã thể hiện quan điểm giai cấp một cách khá sâu sắc cũng là một cống hiến mới cho văn học. Song ngòi bút của ông chủ yếu lưu tâm đến đời sống xã hội mà chưa tập trung khám phá đời sống tâm hồn nhân vật để mổ xẻ nó. Nhà văn không để cho tính cách nhân vật tự vận động theo lô gíc nội tại của bản thân nhân vật. Đó cũng là hạn chế của Nguyễn Công Hoan trong việc xây dựng nhân vật trong tiể thuyết. Bức tranh hiện thực đời sống xã hội trong tiểu thuyết. Trong văn học hiện thực 1930 - 1945, nhìn vào đề tài nông dân bên cạnh tác giả có tiếng như Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng, Nam Cao thì Nguyễn Công Hoan cũng là tác giả có nhiều đóng góp cả về số lượng lẫn chất lượng . Đề tài này ông sáng tác liên tục từ 1929 -1940. Với hai cuốn tiểu thuyết Ông chủ và Bước đường cùng với nhiều mảng hiện thực, nhiều hiện tượng, nhiều nhân vật, Nguyễn Công Hoan đã cho chúng ta thấy bức tranh hiện thực đời sống xã hội nông thôn trước cách mạng tháng Tám . Người nông dân phải chịu bao nỗi khổ cứ chồng chất đè nặng lên cuộc đời họ: nào là nạn Tây đoan bắt rượu lậu, nạn quan tham lại nhũng, nạn sưu cao , thuế nặng, nạn cường hào ức hiếp, bóp nặn, nạn xôi thịt chè chén, khao vọng, ngả vạ rồi cảnh phu phen tạp dịch, cảnh lụt lội đói kém, dịch bệnh hoành hành, tình trạng dốt nát, tối tăm, mê tín dị đoan . cuộc sống thật tối tăm cơ cực. ở đó ta còn tìm thấy những nét chính của xã hội. Trong đó có tên trọc phú bụng phệ ăn không, ngồi rồi, bóc lột nhân dân từng đồng xu, tên tri huyện chuyên ăn hối lộ, đục khoét nông dân lao động nghèo,không có miếng đất cắm dùi tên lính lệ thì đểu cáng thấy đàn bà như mèo thấy mỡ. CHƯƠNG III: Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện ngắn Và tiểu thuyết của Nguyễn Công Hoan I. Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện ngắn: Là người viết nhiều và thành công chủ yếu ở thể loại truyện ngắn, Nguyễn Công Hoan đã xâydựng các nhân vật của mình theo một nếp cảm riêng với mục đích nhằm lột tẩy, phơi bày bộ mặt thật của xã hội đương thời. Vì vậy thế giới nhân vật của ông rất đa dạng, đông đúc và đặc sắc. Bằng những thủ pháp nghệ thuật như: nghệ thuật xây dựng tình huống, nghệ thuật khắc hoạ nhân vật thông qua ngôn ngữ, diện mạo, cách kể chuyện. Nguyễn Công Hoan xứng đáng được coi là “một bậc thầy” một “cây bút lớn” ở thể loại truyện ngắn trào phúng. Nghệ thuật xây dựng tình huống Trong truyện ngắn trào phúng của mình, Nguyễn Công Hoan đã rất thành công khi xây dựng tình huống, những mâu thuẫn hài hước, trong các sự vật, hiện tượng xung quanh để làm nổi bật lên cái đáng cười ở nhân vật bằng khả năng nhạy bén của mình. Chẳng hạn, trong truyện Báo hiếu : trả nghĩa cha, Nguyễn Công Hoan tạo ra tình huống nghịch lý phi lý về đạo lý. Ông chủ hàng ô tô Con Cọp là một nhà tư sản giàu có, mời rất đông khách khứa đến giỗ cha để lấy danh “hiếu tử” nhưng lại đuổi mẹ ra ngoài đường trời mưa giá rét sau khi thì bỏ hai đồng hào. Cũng ông chủ hãng ô tô Con Cọp cùng vợ đầu độc mẹ đẻ rồi lại làm đám ma hết sức to tát để che mất thiên hạ. Nhưng đám ma càng to bao nhiêu, người đọc càng nhìn rõ thực chất bất hiếu của hắn bấy nhiêu. Nó không còn là “báo hiếu” nữa mà là “đại bất hiếu”. Hai truyện như hai tấn hài kịch rất đúng với định nghĩa cuỷa Tsecnưsepxki :“Sự trống rỗng và vô nghĩa lý ở bên trong được che đậy bằng một vẻ bề ngoài huênh hoang tự cho rằng nó có nội dung và ý nghĩa thực sự”. Một nhà tư sản sẵn sàng, đè chết người ăn mày vì người này đánh gãy hai cái răng con chó của hắn rồi đền mạng “bất quá ba chục bạc là cùng”. Một mạng người không bằng hai cái răng con chó, không bằng ba chục bạc. Tiếng cười ở đây chĩa vào sự mất nhân tính của tên tư sản, đồng thời cũng là tiếng cười xót xa cho thân phận con người yếu hèn trong xã hội vô nhân ấy (Răng con chó nhà tư sản). Ngựa người, người ngựa là tình thế oái oăm của hai nạn nhân trong xã hội thành thị ngày trước. Đêm 30 tết anh phu xe vẫn phải cố kéo cô gái điếm để mong kiếm được một, hai hào về ăn tết, cô gái đếm cũng dựa vào anh phu xe để hy vọng kiếm được khách, hoá ra càng kéo nhau càng đi sâu vào con đường bất hạnh, anh phu xe còn bị mất công, mất tiền. Anh Tiêu ốm nặng đến nỗi ho ra máu mà vẫn phải đi kéo xe giờ. Bởi vì không kéo không có tiền ăn, anh đói, vợ con anh đói và không có tiền trả tiền thuê xe .(Được chuyến khách). Kép Tư Bền là mâu thuẫn éo le giữa hoàn cảnh đáng khóc của một anh kép hát (bố chết) và tình thế buộc phải cười của anh ta (đang đóng vai hề) vì đã chót bán tự do cho kẻ có tiền. Một tin buồn là mâu thuẫn rất tự nhiên mà vô cùng tàn nhẫn giữa niềm vui, nỗi buồn của ông chủ hiệu xe đòn đám ma với niềm vui nỗi buồn của những gia đình có người đau ốm . Hai cái bụng là sự đối lập giữa hai con người, một người ở hoàn cảnh sắp chết đói vì đói, một kẻ lại phát ốm vì ăn quá no. Người ta chết thì được chôn dưới đất, nhưng anh Cu chết không có đất mà chôn vì nước lũ đã ngập hết đất đai. (Chiếc quan tài). Quan huyện tư pháp đi khám người chết đuối lại đòi khấn “Bảy mươi đồng mới cho chôn” (Thịt người chết). Quan đi bắt thằng ăn cướp nhưng lại “Cướp lại những thứ thằng ăn cướp cướp được”. Quan còn cao tay hơn kẻ cướp đến nỗi no phải bỏ nghề (Thằng ăn cướp). ở nhiều truyện khác Nguyễn Công Hoan lại đi vào khai thác những tình huống có vẻ vô lý, phi lôgic của các hiện tượng xã hội để làm bật lên tiếng cười lên án phê phán xã hội bằng những chính sách, chủ trương của thực dân Pháp. Để tránh cho tỉnh thành, phố xá khỏi mất vẻ “mỹ quan” thực dân Pháp dùng cách cho giải những người ăn mày về nguyên quán mà không tính chuyện sắp xếp công ăn việc làm cho họ. Mỗi lần giải về nào là tiền tàu xe, tiền ăn đường, tiền phụ cấp cho lính áp giải. Tất cả chỉ vì một thằng bé ăn mày mà mất đến tám đồng bạc, trong khi thằng bé chỉ mong có được một hào để mua đôi nồi đi gánh nước thuê hoặc bán nước vối mà không được. Để rồi thằng bé cứ phải tiếp tục cái vòng luẩn quẩn ấy (Giá ai cho cháu một hào). Tinh thần thể dục là tình huống đối lập giữa mục đích bề ngoài có vẻ như rất vui, thoải mái của việc tổ chức đi xem bóng đá, thực chất là cả một tai hoạ ghê gớm đối với đời sống đầu tắt mặt tối của người dân cày, khiến cho kẻ thực hiện phải dùng đến cả những biện pháp cưỡng bức hùng hổ và quyết liệt nhất. Hoặc một sự vô lý như “ngài” kia đánh đập vỡ tàn nhẫn, lên mặt dạy luân lý như thể bắt được vợ đi ngoại tình nhưng chính là “ngài” bắt vợ đi ngủ với quan trên Xuất giá tòng phu . Truyện ngắn Thế là mợ nó đi Tây lại có hai tình huống nghịch lý. Chồng ra sức làm để nuôi vợ đi Tây, lại còn phải chăm con, chăm cả gia đình bên vợ đến mắc cả bệnh ho lao. Vợ viết thư về với bao nỗi nhớ thương nhưng trong bụng đã “vĩnh quyết” từ khi bước chân xuống tàu. Vợ quan phủ ngủ với thằng cung văn ngay trong buồng quan phủ, quan phủ bắt được nhưng vợ lại “lên lớp” chồng, bắt chồng phải cung đốn thêm cho mình những thứ sang trọng hơn (Đàn bà là giống yếu). Có thể thấy, mỗi truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan thường là một cảnh tượng, một tình thế mâu thuẫn đầy tính chất hài hước trong cái “tấn trò đời” nhố nhăng đồi bại ấy ! Nghệ thuật khắc hoạ nhân vật. Với ý đồ muốn tung hê lật tẩy mặt trái, sự phi lý của xã hội đương thời, bằng tiếng cười mỉa mai châm biếm, Nguyễn Công Hoan đặc biệt hướng ngòi bút của mình vào việc khắc hoạ diện mạo, cử chỉ, hành động của nhân vật hoặc cho nhân vật suy nghĩ, nói năng để quan đó thể hiện một cách sâu đậm, cụ thể sinh động bản chất nhân vật, chứ không tập trung vào việc khám phá, phân tích tâm lý bên trong của nhân vật. 2.1. Nguyễn Công Hoan là nhà văn có vốn hiểu phong phú, hiểu biết sâu sắc nhiều loại người từ lời ăn tiếng nói đến hành vi cử chỉ, bụng dạ tâm tính của họ. Nguyễn Công Hoan thường dùng thủ pháp cường điệu, phóng đại để xây dựng thành công nhiều nhân vật có tính chất điển hình. Chẳng hạn để giễu cợt, châm biếm cái ti tiện keo kiệt của “cụ chánh bá”, Nguyễn Công Hoan đã dựng hẳn một nhân vật quyền uy, tỏ rõ sự hống hách “hét ra lửa” song lại mang đôi giày “cụ” mua từ Khải Định mấy niên, đến bây giò đóng lại đế là lần thứ tư mà nó vẫn hoàn toàn không đế, mũi thì rạn nứt vá nhiều nơi. Bọn thợ khâu giày mà chọc mạnh cái mũi dùi vào là nó toạc ra - vì tất nó toạc ra - thì oan gia. Đôi giày đến thế mà cụ vẫn chưa tính mua đôi mới, nếu đầy tớ có bẩm “cụ” nên mua đôi giày mới thì “cụ” không đưa tiền, mà nếu không có đôi giày mới cho cụ thì cụ đánh đòn về tội kiệt. Song phải đến lúc “cụ” bảo nhỏ đầy tớ xoáy khéo nhà chủ mời cụ ăn cỗ được đôi giày mới tinh mới thấy hết thực chất con người “cụ” (Cụ chánh Bá mất giày). Có khi tả một nét nào đó, những người đọc cũng thấy được cái hồn, cái cốt của nhân vật. Chi tiết về hình dáng, cách ăn mặc nhưng ở mỗi loại người, Nguyễn Công Hoan đều có cách viết khác nhau:Tả một địa chủ ở nông thôn (Hai thằng khốn nạn) Nguyễn Công Hoan viết: “Một người mặt mũi phương phi cổ rụt, bụng phệ môi trễ mà không râu, mặc quần áo lụa, phe phẩy cái quạt” đến nhà tư sản ông viết cái bụng phệ môi trễ mà không râu, mặc quần áo lụa, phe phẩy cái quạt ra, nấp trong bộ áo xếp nếp cứng như cái hộp, tóc bóng mượt, nhẵn như cái gáo lĩnh úp trên đầu, không chịu kém vẻ đẹp với bộ ria sửa như khéo vẽ. Miệng lúc nào cũng chực toé ra một chuỗi cười (Báo hiếu: trả nghĩa cha). Cả hai hình ảnh đều có những nét gây cười, đáng ghét nhưng mỗi tên lại có một vẻ riêng. Tên nào cũng béo đến “bụng phệ” là do ăn nhiều mà không lao động. Nhưng béo đến “cổ rụt, bụng phệ, môi trề” ta có cảm giác có cái vẻ đần ngốc và “quần áo lụa phe phẩy cái quạt” thì rõ là kẻ nhàn hạ, có thể đang tính toán những chuyện bóc lột quẩn quanh. Còn cái béo đến “bụng phưỡn ra” thể hiện một sự vênh vang tự đắc, lúc đi thường vênh mặt lên quần áo xếp nếp “tóc bóng mượt”, “bộ ria sửa khéo” thể hiện là một kẻ cũng hay chú ý đến hình thức bên ngoài hay giao du tiếp xúc và để tỏ ra lịch thiệp “miệng lúc nào cũng được toé ra một chuỗi cười” với từ “toé” được đưa vào miệng một hình ảnh “béo tốt, đẹp đẽ” đã làm cho hắn bị hạ bệ một cách thảm hại. Đến viên tri huyện, đương nhiên cũng phải béo vì hắn cùng ăn bẩn, bóp nặn nhiều. Nhưng muốn tả cái oai phong hách dịch tác giả viết “Chà ! chà ! Béo ơi là béo” Béo đến nối có thằng dân nào vô ý buột miệng nói ra một câu sáo rằng “Nhờ bóng quan lớn là ông tưởng ngay nó xỏ ông. Tức thì mặt bàn là một, mặt nó là hai bị vả đôm đốp”. Muốn vẽ lên cái hãnh diện về tuổi đời, tuổi nghề, Nguyễn Công Hoan để cho hắn lên mặt với bọn “tri huyện trẻ nhài” bằng cách nuôi râu nhưng phải khổ công vì hắn “béo quá nên lỗ chân lông căng ra” đến mức không chỗ nào mà lách ra ngoài được”. Cuối cùng hắn cũng có được bộ râu hình thành dấu chua nghĩa làm cho có được bộ mặt hắn thêm nham hiểm, đểu cáng (Đồng hào có ma). 2.2. Thủ pháp miêu tả nhân vật trong sự đối lập giữa hai sự vật bản chất khác nhau, giữa bản chất với hiện tượng, giữa nội dung và hình thức được Nguyễn Công Hoan sử dụng một cách linh hoạt với nhiều biến thể. Có khi nó được biểu hiện ngay cả ở những chi tiết rất nhỏ của truyện: như miêu tả bà phán Tuyên (Cho tròn bổn phận) Nguyễn Công Hoan dùng những từ ngữ bóng bẩy “Quý giá, xanh tốt, điểm một bông hoa đỏ thắm, phủ nhiễu trắng, thứ nhiễu tây mềm nhũn, mát rượi”, kết hợp với từ ngữ thông tục thô thiển “hơi cổ thụ”, “nhăn nheo”, “một lần bột gạo thơm che lấp đi” (tức dùng phần bôi lên) làm nổi bật sự kệch cỡm, lố bịch của cái tuổi đã già mà còn cố làm ra trẻ của một bà Phán “lại gạo” hoặc nhà văn để cho một nhân vật tính nết lăng nhăng, hết tằng tịu với người này, dan díu với người kia - hành vi chẳng trang trọng đẹp đẽ chút nào nhưng mồm lúc nào cũng phát ngôn những từ trang trọng, bóng bẩy “Tôi con nhà thi lễ “con nhà trâm anh”, lúc nào cũng một lòng chung thuỷ: “Nếu anh ngỡ tội loan chung phượng cha thì đây này tôi sẽ chết thế này”. (Oẳn tà roằn). 2.3. Nguyễn Công Hoan cũng hay dùng kiểu chơi chữ với nhiều dạng khác nhau để tạo ra tiếng cười sâu sắc, thâm thuý, nhà văn chú ý đến cách đặt tên nhân vật như trong truyện Oẳn tà roằn Phong, Nguyệt là tên hai nhân vật theo nghĩa Hán Việt “gió- trăng”. Tên từng nhân vật thì hào nhoáng bóng bẩy nhưng ghép nghĩa chúng lại với nhau thì bị nói lên bản chất “trăng gió” của họ. Tên gọi chỉ là hình thức, hình thức có thể rất hào nhoáng nhưng nội dung tức bản chất tính cách nhân vật lại không hề tương xứng với tên gọi, có những tên rất “kêu” rất mỹ miều nhưng tính cách bản chất nhân vật lại hoàn toàn trái ngược. Đặc biệt ông chơi chữ ở hầu khắp các tên truyện để gợi sự tò mò thích thú gây cười, hoặc để gieo vào lòng người đọc một cái gì day dứt. Khi thì chua xót như Ngựa người, người ngựa, Thịt người chết, khi thì dùng chữ nghĩa tương phản như Cô Kếu - gái tân thời, Hai cái bụng, Hai thằng khốn nạn, Xuất giá tòng phu. Có truyện mang tên rất quan trọng nhưng thực chất câu chuyện lại là một trò cười Tinh thần thể dục. 2.4. Tiếng cười của Nguyễn Công Hoan chĩa vào từng sự tha hoá trong xã hội, ngoài nhu cầu mỉa mai, đả kích truyện ngắn của ông còn cả nhu cầu biểu hiện thái độ, tình cảm. Ngoài bản thân của chuyện tự nó vốn đã buồn cười nhà văn còn gây cười bằng chính lối kể chuyện. Nhà văn có cách kể kéo người đọc vào chuyện. Tác giả nhập vai nhân vật, lúc này điểm nhìn từ nhân vật từ bên trong. Nguyễn Công Hoan xưng tôi với độc giả hoặc cho nhân vật “tôi” xuất hiện là để phá vỡ khoảng cách trần thuật. Như ông nói: nhân vật tôi” thường là ngốc nghếch dại dột: Chuyện chó chết, Lại chuyện con mèo, Sammadfi.) hoặc tàn nhẫn, khốn nạn (Thằng ăn cướp, Tôi tự tử). Với vai trò nhân vật “tôi” kể lại sự việc nói độc giả tạo sự trung thực và sống động cho chuyện .Cũng có những câu truyện nhân vật “tôi” xuất hiện là nhân vật phụ kể lại các biến cố được trực tiếp chứng kiến nhưng cũng khá dí dỏm. Nhân vật “tôi”- người kể chuyện kể lại tất cả những gì mắt thấy tai nghe. Có khi chứng kiến chung thực khách quan (Gói đồ nữ trang, Người vợ lẽ bạn tôi, Mánh khoé, Thằng Quýt...) để nhấn mạnh giọng điệu hiện thực và tái hiện sự kiện theo cái nhìn, cách kể của “tôi”. Sự hiện diện của nhân vật “tôi” tạo sự rút ngắn khoảng cách trần thuật giữa người kể và sự kiện, sự kiện được tái hiện trực tiếp như phơi bày trước mắt, nó mang tính hiện thực, khách quan cao. 2.5. Nguyễn Công Hoan còn rất chú trọng đến kết truyện. Ông viết trong đời viết văn của tôi:“Chủ đề của truyện bao giờ tôi cũng gửi vào câu kết”. Vì vậy kết thúc truyện của ông bao giờ cũng đột ngột kiểu như đánh đố, làm người đọc không đoán trước được hành động, diễn biến của nhân vật, sự việc. Ví dụ như ở truyện Mất cái ví người đọc bị cuốn hút vào một sự tra hỏi ráo riết để tìm ra thủ phạm ăn cắp, nhưng đến cuối truyện người đọc bất ngờ vỡ lẽ ra chính “ông cháu quý hoá” đã dựng truyện mất cái ví rồi nói cạnh, nói khoé để đuổi khéo người cậu lần sau đừng đến nhà hắn nữa. Thủ pháp đánh lạc hướng người đọc bằng những ngôn ngữ, chi tiết lập lờ, đánh bẩy khiến người đọc phán đoán lầm (Truyện con mèo, Nỗi lòng ai tỏ, Xuất giá tòng phu, Samadij). Kết cấu truyện ngắn Nguyễn Công Hoan rất gần với truyện kể dân gian. Đó là cốt truyện có tính kịch, có thắt nút và mở nút tạo sự hấp dẫn lôi cuốn người đọc. Không chỉ nhiều hình thức cốt truyện mà còn nhiều cách dựng truyện linh hoạt. Có truyện không có chuyện (Hai cái bụng), có truyện không nhân vật (Chiếc quan tài), có truyện chỉ gồm những bức thư (Thế là mợ nó đi Tây). Có thể thấy tài năng của Nguyễn Công Hoan bộc lộ rất rõ trong việc sáng tạo những cốt truyện , đa dạng, phong phú và hấp dẫn. 2.6. Ngôn ngữ nhân vật trong truyện ngắn rất đặc sắc. Nguyễn Công Hoan rất thuộc lời ăn tiếng nói của mỗi hạng người trong xã hội: quan lại, lính tráng, chánh tổng, lý trưởng, me Tây loại nào có ngôn ngữ của loại ấy không trộn lẫn. Chính ngôn ngữ nhân vật đã làm bản chất, tính cách nhân vật tự bộc lộ một cách sinh động. Đây là ngôn ngữ của một mụ mẹ Tây giàu có: “Thế mới biết người ta nói phú quý sinh lẽ nghĩa là phải. Chẳng giấu gì ông từ ngày đánh bạn với nhà tôi, tôi mới được học thành ra bây giờ sách Tây, sách Tàu tôi đã được xem qua”. Và đây là khẩu khí một lý trưởng khi nhận lễ khấn :“Ông lý nhăn mặt, nhặt ba hào bỏ vào túi: “Làm việc mà cứ gặp phải những người như bà thì tôi đến chết mất.” Rồi giọng đon đả thớ lợ của bà lớn Tuần (Hé! Hé! Hé), bà lớn đã được luyện giọng đó để dùng vào việc moi tài sản của kẻ khácRồi giọng nhõng nhẽo của tiểu thư con nhà giàu (Nỗi lòng ai tỏ). Ngôn ngữ của đám hàng quà trong (Thằng ăn cắp;Bữa no đòn...) Những câu văn của Nguyễn Công Hoan thường ngắn gọn, đơn giản, dễ hiểu. Mỗi câu lại đưa thêm vào tình tiết của truyện một cái gì mới tạo cho câu chuyện phát triển nhanh, mạnh. Nhà văn quan sát hành vi, cử chỉ của nhân vật, hoặc cho nhân vật nói năng để qua đó thể hiện một cách sâu đậm, cụ thể sinh động bản chất nhân vật. Nhìn chung ngôn ngữ trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan thiên về miêu tả ngoại hình (tả cảnh, tả người, vật hoá) và sự vận động bên ngoài chủ yếu bằng thị giác, thính giác. Ngôn ngữ ít đi sâu vào phân tích nội tâm, diễn tả nỗi lòng nhân vật. Vì thế Nguyễn Công Hoan dùng ngôn ngữ để miêu tả ngoại hình hơn là miêu tả nội tâm nhân vật. Ông không ngần ngại khi dùng ngôn ngữ để lột tả ông quan huyện một cách mỉa mai ví đó chỉ là “lông tơ” (Đồng hào có ma). Tả bộ mặt quan bà lại trông ra chiếc bánh giày trong đám cưới, lại ví ông quan, bà quan như “một con nhái bén bám vào một quả dưa chuột” (Đàn bà là giống yếu). Khi tả, Nguyễn Công Hoan lại hay xen vào các thán từ tỏ thái độ”. Chà ! Chà ! Béo ơi là béo, (Đồng hào có ma). “Gớm ! Béo đâu có cái béo lạ lùng đến thế” (Hai cái bụng) để mỉa mai. Ngôn ngữ của Nguyễn Công Hoan là ngôn ngữ suồng sã, muốn san bằng tất cả. Lời văn có mặt nhiều thành ngữ, khẩu ngữ : “vắt mũi không đủ đút miệng”, “nai lưng cật sức”, “già néo đứt dây” “cạn tàu ráo máng” thậm chí còn có những từ mang tính thông tục “Xấu như con khỉ”, “đau như hoạn”, “tức như bò đá”, “văn như mèo mửa làm cho chuyện của ông giống hệt ngoài đời. Trong tác phẩm, Nguyễn Công Hoan nhiều khi gọi các nhân vật là thằng này, con nọ, ví dụ như thằng Canh, thằng Quýt, con Đỏ, con Thanh hoặc bằng những tên nhân vật như anh đĩ Nuôi, anh cu Bản, chị Cu, chị cu sứt, anh cu sứt, anh cu Mấu, con mẹ Nuôi. Nhìn chung nghệ thuật trào phùng của Nguyễn Công Hoan được biểu hiện ở nhiều mặt: từ cách lập ý, xây dựng tính cách, tìm chi tiết, đến lời văn, ngôn ngữ, tên truyện rồi cách kể chuyện... Ông đã tổng hợp được nhiều khía cạnh, nhiều yếu tố một cách rất tự nhiên, tạo nên tiếng cười thật phong phú , đa dạng, có cái cười vui ngộ nghĩnh, có cái cười châm biếm kín đáo, có cái cười bốp chai mỉa mai, có cái cười xót xa ra nước mắt. Điều đó tạo nên một bản sắc riêng của Nguyễn Công Hoan, khó lẫn với tiếng cười của nhà văn nào khác. Với cách nhìn đời, nhìn người độc đáo,tiếng cười Nguyễn Công Hoan đã công kích vào thành luỹ xã hội thực dân nửa phong kiến, lột bỏ cái vỏ hào nhoáng, giả tạo để trơ ra tất cả sự xấu xa nhơ nhuốc bên trong. Cười cái xấu nghĩa là muốn loại bỏ nó, mong muốn cái tốt đẹp, cái thiện đến với con người .Đó là vẻ đẹp riêng, vẻ đẹp của giá trị nhân bản trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan. Tiếng cười của ông không nhẹ nhàng, thâm trầm trong mà thường giòn giã, sảng khoái, ném thẳng vào mặt kẻ thù. Tiếng cười ấy là sự kế thừa và phát huy tiếng cười lạc quan giàu tính chiến đấu trong truyền thống trào phúng của văn học dân tộc. II. Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết . Là tác giả truyện ngắn trào phúng xuất sắc, tiểu thuyết nhìn từ góc độ thể loại không phải là sở trường của Nguyễn Công Hoan. Muốn tiểu thuyết là sự thật ở đời, Nguyễn Công Hoan hướng cái nhìn của mình cập nhật những vấn đề của đời sống đương đại. Cùng với các nhà văn cùng thời của dòng văn học hiện thực phê phán như Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng, ông đã góp phần phản ánh sâu sắc thực trạng đời sống xã hội Việt Nam trước cách mạng. 1.Thành công của Nguyễn Công Hoan trong việc xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết. Từ quan niệm nghệ thuật về con người của Nguyễn Công Hoan đã chi phối cách xây dựng nhân vật.Ngòi bút vốn sở trường về châm biếm của Nguyễn Công Hoan cũng đã tỏ ra sắc sảo khi miêu tả những nhân vật phản diện trong tiểu thuyết . Bước đường cùng là tiểu thuyết thành công nhất của Nguyễn Công Hoan. Ông đã xây dựng được hai nhân vật chính: Nghị Lại và Pha,bên cạnh đó còn có nhiều loại nhân vật không có tên cũng được ông khắc hoạ rõ nét. Nhân vật quan phụ mẫu được ông vẽ rất sống động theo cách xây dựng nhân vật trong truyện ngắn :quan lại thì béo tốt,người dân thì gầy gò, ốm yếu. “Quan phụ mẫu là người có nhiều cái đặc biệt. Đứng trước ngài ta có cảm tưởng hỗn xược như ta lại phải ăn một mâm cỗ đầy ăm ắp những thịtmỡ khi ta đã no nê. Nghĩa là ta đã phát ngấy lên lên về sự phì nộn của ngài . Ngài cúi mặt xuống cả tấm thịt trên quai hàm bị cổ áo là cứng nó đùn lên, nó vẽ nên một nét răn chia hai má ra hai khu đều nhau,khu nào cũng phíng và nung núc những thịt. Cái tấm má ấy đầy đặn đến nỗi giá chỉ một mũi ghim nhỏ lỡ đụng vào là có thể làm chảy ra hàng lít nước nhờn mà ta quen gọi là mỡ”. Những nét điển hình chung về ngoạii hình cũng là nét bản chất chung của chúng là những kẻ bóc lột, đục khoét nhân dân. Nhưng miêu tả chân dung Nghị Lại lại hoàn toàn khác, ở nhân vật Nghị Lại là một thân hình còm cõi trơ xương của một kẻ chuyên hút bàn đèn qua bức chân dung truyền thần rất ấn tượng . Bằng nghệ thuật phóng đại, châm biếm một cách sâu cay chân dung con người Nghị Lại được hiện lên với tất cả những gì là xấu xí,kì dị.dị dạng: “Nói cho đúng thịt Nghị Lại hiếm, nhưng xương của ông rất nhiều , vì ông cởi trần nên để lộ ra một thân thể gầy còm rất đáng thương, tưởng chừng như cả bộ xương xộc xệch ấy chỉ dính vào nhau một cách lỏng lẻo và va vào đâu một tí là cái thân bẹp dúm dó khó lòng nắn cho nó nguyên hình...da lại xanh xanh , dòng dõi một giống người thuộc chủng tộc thứ sáu trên hoàn cầu ..., hai mi mắt thì húp híp...” Đồng nhất miêu tả ngoại hình và tính cách là bút pháp quen thuộc của Nguyễn Công Hoan . Với lịch sử “thủa bé ông coi sách vở là kẻ thù số một”, chửi cha mẹ “chỉ” có hai lần , mười chín tuổi đã mang điếu thuốc, điếu sái , giỏi trống cô đầu . Nguyễn Công Hoan xây dựng nhân vật Nghị Lại khá thành công có ý nghĩa điển hình bên cạnh Nghị Quế (Tắt đèn), Nghị Hách (Giông tố). Song Nghị Lại có diện mạo riêng từ ngoại hình đến đời sống đạo đức, cách thức bóc lột người dân có giá trị điển hình về một tên địa chủ gian ác. Đây là nhân vật tập trung sự khám phá tài tình nhân vật phản diện trong sở trường sáng tác của Nguyễn Công Hoan. Trong tác phẩm Nguyễn Công Hoan còn xây dựng thành công nhân vật chính diện Pha. Chân dung anh Pha điển hình cho người nông dân trước cách mạng: hiền lành, khờ khạo, thật thà, ngu ngơ, số phận cực khổ, bị áp bức bóc lột thậm tệ, là nạn nhân tàn bạo bị đẩy đến bước đường cùng thê thảm. Chân dung Pha được nhà văn dõi theo từng bước hoạn nạn đến với anh một cách dồn dập... Hình ảnh Pha thấp cổ, bé họng làm cho người đọc thấm thía được sự bất công trong xã hội cũ. Nguyễn Công Hoan đã xây dựng được một mẫu người nông dân trước cách mạng. Một mẫu người bị áp bức, đè nén, nhưng dần dần giác ngộ cách mạng và có ý thức đấu tranh. Tuy chân dung nhân vật còn có chỗ sơ lược, tính cách còn bị thúc ép bởi ý định chủ quan của tác giả, nhưng qua diễn biến câu chuyện, qua sự phát triển các sự kiện ta vẫn thấy hình ảnh Pha - một người nông dân hiền lành hiện lên bằng xương, bằng thịt đầy sống động. 2. Hạn chế của Nguyễn Công Hoan trong việc xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết. Tiểu thuyết trước hết phải xây dựng được tính cách, nhân vật điển hình. Song ở Nguyễn Công Hoan, ông đã găm tư duy nghệ thuật truyện ngắn vào tư duy nghệ thuật tiểu thuyết. Ông chú trọng đến cốt truyện hơn là đến việc xây dựng nhân vật điển hình trong tiểu thuyết. Nhiều khi để cho cốt truyện hấp dẫn, Nguyễn Công Hoan sẵn sàng hi sinh cả tính hợp lý nhân vật. Ông thường xuyên cho nhân vật trở thành vật hy sinh cho cốt truyện. Ông chỉ chú trọng vào những biến cố, những sự kiện sao cho mạch truyện phát triển căng, kích thích sự theo dõi của người đọc. Do đó, đời sống nhân vật bị chìm lấp bởi những mô hình được sắp xếp từ trước, nhân vật tự đánh mất mình trong cốt truyện. Vì vậy tiểu thuyết của ông có rất ít nhân vật được xây dựng thành công. Nhân vật thường giả tạo, cá tính bị cường điệu quá để phục vụ cho cốt truyện, nhân vật chỉ được sử dụng như một biểu hiện của cốt truyện. Nhân vật chưa mang tính điển hình về cá tính hoá và khái quát hoá. Nói đến nhân vật phải nói đến cuộc sống nội tâm. Nhưng mô tả tâm lý không phải là sở trường của Nguyễn Công Hoan, ông không làm chủ được một quát trình, chỉ nắm được những khoảnh khắc tâm lý của nhân vật mà thôi. 2.1: ở tiểu thuyết Ông chủ bên cạnh những thành công nhất định về việc xây dựng một hình ảnh nhân vật - tên địa chủ gian ác, giâm ô dùng mọi thủ đoạn để thoả mãn thói dâm ô của mình ta còn thấy rõ hạn chế ngòi bút của Nguyễn Công Hoan trong việc thể hiện người nông dân, chưa xây dựng được tính cách điển hình... Nhân vật anh đĩ Nuôi có cái gì quá tội nghiệp và kết thúc truyện bằng cảnh chị đĩ Nuôi sụp lạy bà chủ -kẻ giết chồng chị một cách dã man với niềm cảm kích ,biết ơn.... Một cảnh tượng làm hạ thấp nhân phẩm người nông dân ... 2.2: Bước đường cùng là tiểu thuyết thành công nhất của Nguyễn Công Hoan. Ông đã xây dựng được hai nhân vật chính: Nghị Lại và Pha. Tác phẩm có khuynh hướng xã hội tiến bộ rõ rệt. Nhưng vì quá mải mê cốt truyện, dẫn dắt tình tiết mà làm hỏng nhân vật. Nhân vật Pha hiện lên chưa phải là một tính cách đầy đặn, đa dạng. Quá trình chuyển biến tính cách của Pha không tự vận động theo lôgic nội tại của bản thân. Tác phẩm mới chỉ xâu chuỗi những sự kiện tạo nên bức hoạ về một số kiểu người nông dân - địa chủ mà chưa có được các nhân vật với quá trình phát triển diễn biến tính cách, tâm lý. Nguyễn Công Hoan chỉ ra nguyên nhân sự chuyển biến tính cách của Pha một cách quá đơn giản. Sau khi vợ con chết, Trương Thi từ chỗ là kẻ thù cuối cùng có thể san bằng mọi hiềm khích, thân ái, đoàn kết giúp đỡ nhau lúc tắt lửa tối đèn và trở thành đồng chí sống chết có nhau. Sự chuyển biến đột ngột ấy chỉ để phục vụ cốt truyện. Ngòi bút Nguyễn Công Hoan ít thành công trong việc xây dựng tính cách có giá trị điển hình cao. Trong tiểu thuyết việc sáng tạo ra thế giới nhân vật được xem là yếu tố quan trọng hàng đầu,bởi nhân vật là linh hồn của tiểu thuyết ,là chìa khoá để khám phá ra những vấn đề của tác phẩm . Nếu ở truyện ngắn Nguyễn Công Hoan xây dựng thành công nhân vật bao nhiêu thì ở tiểu thuyết lại là hạn chế bấy nhiêu.Tiểu thuyết của ông chỉ thành công ở từng chương, từng đoạn có giá trị như một truyện ngắn độc lập . Kết luận 1. Cuộc sống hiện thực luôn là cái đích vươn tới của các nhà văn theo khuynh hướng hiện thực. Dưới cái nhìn của những nhà văn hiện thực chủ nghĩa, cuộc sống hiện lên muôn màu, đa dạng, phong phú và được miêu tả chân thực, sinh động trong các phẩm của họ. Bằng cách này hay cách khác dưới cái nhìn ở góc độ khác nhau về cuộc sống, qua nhân vật phải thấy được hiện thực xã hội, con người trong một khía cạnh, một vấn đề nào đó của cuộc sống. Hiện thực phải được phản ánh một cách chân thực, sinh động qua hình tượng nhân vật trong tác phẩm văn học và đó là giá trị cao nhất của mọi tác phẩm văn học. 2. Với một khối lượng tác phẩm đồ sộ hơn 300 truyện ngắn và hơn 20 truyện dài. Xã hội Việt Nam trước cách mạng tháng Tám trong các tác phẩm của Nguyễn Công Hoan được phản ánh một cách chân thực, sinh động thông qua thế giới nhân vật đông đảo và đa dạng trên các phương diện: kiếp sống cơ cực, nghèo khổ, túng quẫn, không có lối thoát của người dân lao động nghèo bị đẩy đến bước đường cùng, con người bị cuộc sống làm biến chất, tha hoá phơi bầy bộ mặt thối nát của xã hội đương thời với bao trò lừa bịp, giả dối của những kẻ giầu có, có thế lực toàn những kẻ tham lam, đểu giả, độc ác và đê tiện. Nhà văn Nguyễn Công Hoan đã phát hiện ra bản chất thật của xã hội - con người ẩn dấu trong vỏ bọc bên ngoài, và qua nhân vật của mình ông muốn tung hê, lật tẩy, lộn trái cái xã hội đầy rẫy những nhơ bẩn, nhem nhuốc đó. Thế giới nhân vật của Nguyễn Công Hoan là một minh chứng cho hiện thực xã hội trước cách mạng tháng Tám: một xã hội vô nhân đạo, một xã hội mà không có đất sống cho người dân lành lương thiện, cho lòng tốt của con người. Nhân vật của Nguyễn Công Hoan thường được đặt trong những tình huống, hoàn cảnh mang tính hài hước. Ông thường sử dụng các thủ pháp nghệ thuật cường điệu, phóng đại, vận dụng sự hiểu biết và vốn ngôn từ phong phú của mình để tập trung khắc hoạ diện mạo, ngoại hình, cử chỉ, hành động nhân vật để phản ánh hiện thực.. 3. Nếu ở truyện ngắn Nguyễn Công Hoan đã khắc hoạ được nhiều nét đặc điểm về bọn quan lại, bọn sâu mọt ở nông thôn qua từng sự việc ,từng chi tiết ,từng hiện tượng thì ở tiểu thuyết Nguyễn Công Hoan được dịp xây dựng những mẫu quan lại, những mẫu địa chủ với nhiều nét điển hình phong phú hơn, lột tả được tính cách gốc lõi của bọn người này. Có thể thấy ngòi bút của Nguyễn Công Hoan thành công nhất trong việc xây dựng nhân vật phản diện dù ở truyện ngắn hay truyện dài. Nhân vật chính diện trong tiểu thuyết lại là hạn chế của Nguyễn Công Hoan. Với quan niệm “Muốn tiểu thuyết là sự thực ngoài đời”. Nguyễn Công Hoan hướng cái nhìn của mình cập nhật những vấn đề của đời sống đương đại. Do vậy nhân vật trong tiểu thuyết chủ yếu thiên về khắc hoạ tính cách xã hội, ông coi trọng cốt truyện hơn là tính cách nhân vật. Nói đến nhân vật phải nói đến cuộc sống nội tâm nhưng ông không chú trọng miêu tả diễn biến tâm lý nhân vật... Nhân vật chưa mang tính điển hình về cá tính hoá và khái quát hoá. 4. Như vậy đi vào thế giới nhân vật của Nguyễn Công Hoan ở hai thể loại chúng tôi nhận ra những thành công và hạn chế trong việc xây dựng nhân vật của ông. Do đó có những sáng tác của Nguyễn Công Hoan không vượt qua được sự sàng lọc của thời gian. Song với vị trí và sự nghiệp văn học phong phú, đồ sộ của nhà văn vẫn còn nhiều thế hệ độc giả sau yêu thích, ngưỡng mộ và hứa hẹn một sức sống lâu dài qua các thời đại. tài liệu tham khảo 1- Lê Thị Bình: Nghệ thuật trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan trước cách mạng: Luận văn thạc sĩ trường ĐHSP Hà Nội 1997 2- Nguyễn Đình Chú: Khái quát về văn học Việt Nam từ đầu thế kỷ XX đến cách mạng tháng 8-1945. NXB giáo dục 1998. 3- Chu Thị Kim Chung: Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết của Khái Hưng: Luận văn thạc sĩ trường ĐHSP Hà Nội 2003 4- Trần Ngọc Dung: Ba phong cách truyện ngắn trong văn học Việt Nam thời kỳ đầu những năm 1930 - 1945 Nguyễn Công Hoan, Thạch Lam, Nam Cao. Luận văn thạc sĩ trường ĐHSP Hà Nội 1992 5- Lò Thị Duyên: Đặc điểm ngôn ngữ nghệ thuận truyện ngắn trào phúng Nguyễn Công Hoan trước cách mạng tháng 8. Luận văn thạc sĩ trường ĐHSP Hà Nội 1998 6- Nguyễn Đức Đàn: Mấy vấn đề về văn học hiện thực phê phán Việt Nam. NXB khoa học xã hội 1968 7- Nguyễn Đức Đàn: Trào lưu chủ nghĩa hiện thực trong văn học Việt Nam 1930 - 1945: Tạp chí văn học số 5 8- Nguyến Đức Đàn: Đặc điểm văn học hiện thực phê phán Việt Nam. NXB văn học 1964 9- Nguyễn Văn Đấu: Chất kịch trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan - tạp chí văn học số 5 - 1999 10- Phan Cự Đệ: Lời giới thiệu Tuyển tập truyện ngắn Việt Nam 1930 - 1945. NXB ĐH và TH chuyên nghiệp 1981 11- Phan Cự Đệ: Lời giới thiệu “Tuyển tập Nguyễn Công Hoan”, (tập 1) NXB văn học Hà Nội 1983 12- Phan Cự Đệ: Nguyễn Công Hoan - Trong nhà văn Việt Nam 1945 - 1975 (tập 2). NXB ĐH và TH chuyên nghiệp Hà Nội 1983 13- Phan Cự Đệ: Văn học Việt Nam 1900 - 1945. NXB giáo dục Hà Nội 1999 14- Phan Cự Đệ: Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại. NXB giáo dục 2001 15- Phan Cự Đệ: Văn học Việt Nam thể kỷ 20. NXB giáo dục Hà Nội 2004 16- Hà Minh Đức: Văn học Việt Nam hiện đại. NXB Hà Nội 1998 17- Hà Minh Đức: Nhà văn và tác phẩm. NXB văn học 1971 18- Nguyễn Minh Châu: Nhà văn Nguyễn Công Hoan - văn nghệ số 40- 1985 in lại trong "Trang giấy trước đèn". NXB khoa học xã hội Hà Nội 1994 19- Trương Chính: Bước đường cùng - Tiểu thuyết của Nguyễn Công Hoan. Tuần báo văn nghệ số 144 tháng 11 năm 1956 20- Trương Chính: Đọc “Tuyển tập Nguyễn Công Hoan”. Tuần báo văn nghệ số 48 năm 1985 21- Lê Thị Đức Hạnh: “Ông chủ” một tác phẩm hay của Nguyễn Công Hoan về vấn đề nông dân trước cách mạng. Tạp chí văn học số 2 năm 1969 22- Lê Thị Đức Hạnh: ảnh hưởng của Đảng đối với sáng tác của Nguyễn Công Hoan trong thời kỳ mặt trận dân chủ . Tạp chí văn học số 1 - 1970 23- Lê Thị Đức Hạnh: Vấn đề nông dân và cuộc sống nông thôn trong truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan trước cách mạng. Tạp chí văn học số 6 -1970 24- Lê Thị Đức Hạnh: Sáng tác của Nguyễn Công Hoan sau cách mạng. Tạp chí văn học số 6- 1971 25- Lê Thị Đức Hạnh: Nghệ thuật trào phúng trong truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan. Tạp chí văn học số 5 -1975 26- Lê Thị Đức Hạnh: Nghệ thuật viết truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan. Tạp chí văn học số 4 - 1977 27- Lê Thị Đức Hạnh: Nguyễn Công Hoan sau cách mạng in trong “Tác gia văn xuôi Việt Nam hiện đại”. NXB khoa học xã hội Hà Nội 1977 28- Lê Thị Đức Hạnh: Tìm hiểu truyện ngắn Nguyễn Công Hoan. NXB khoa học xã hội 1979 29- Lê Thị Đức Hạnh: Một nhà văn hiện thực lớn in trong “Nguyễn Công Hoan - nhà văn hiện thực lớn”. NXB hội nhà văn Hà Nội 1993 30- Lê Thị Đức Hạnh: “Bước đường cùng” lấy cảm hứng từ đâu. Báo Lao động số 46 - 1993 31- Lê Thị Đức Hạnh: Trà Cổ trong ký ức của Nguyễn Công Hoan. Phụ san văn nghệ tháng 2 - 1993 32- Lê Thị Đức Hạnh: Nguyễn Công Hoan - tài năng và nhân cách. Tạp chí tác phẩm mới số 12 - 1996 33- Lê Thị Đức Hạnh: Nhà văn Nguyễn Công Hoan. Tuần báo văn nghệ số 31 - 1997 34- Hà Thị Hoa: Tìm hiểu nguồn gốc, sức sống mạnh mẽ của truyện ngắn trào phúng Nguyễn Công Hoan trước cách mạng. Luận văn thạc sĩ trường ĐHSP Hà Nội 1990 35- Nguyễn Công Hoan: Chân dung văn học. Trường viết văn Nguyễn Du Hà Nội 1992 36- Nguyễn Công Hoan: Đời viết văn của tôi. NXB hội nhà văn 1994 37- Nguyễn Công Hoan: Trên đường sự nghiệp. NXB hội nhà văn 1997 38- Nguyễn Công Hoan: Danh tiết. NXB thanh niên 1997 39- Nguyễn Công Hoan: Tơ vương. NXB thanh niên 1997 40- Nguyễn Công Hoan: Lá ngọc cành vàng. NXB thanh niên 1997 41- Nguyễn Công Hoan: Nhớ và ghi. NXB Hải Phòng 2000 42- Nguyễn Công Hoan: Bước đường cùng. NXB Đồng Nai 2000 43- Nguyễn Công Hoan - Nguyễn Tuân: Phê bình - bình luận văn học. NXB tổng hợp Khánh Hoà - Vũ Tiến Quỳnh tuyển chọn. 44- Nguyễn Công Hoan: Tác giả - tác phẩm. NXB giáo dục 2002 45- Nguyễn Khắc Hiếu: Phê bình câu truyện Ngựa người và Người ngựa. Thanh Nghệ Tĩnh tuần báo số 2 - 1935 46- Trần Văn Hiếu: Chất trí tuệ của tiếng cười và óc châm trọc tinh quái của Nguyễn Công Hoan. Tạp chí văn học số 2 - 1999 47- Trần Đình Hượu - Lê Trí Dũng: Văn học Việt Nam giai đoạn giao thời 1900 - 1930. NXB đại học và TH chuyên nghiệp Hà Nội 1988 48- Tô Hoài: Người bạn đọc ấy. In lại trong Tác giả - tác phẩm. NXB giáo dục 2002 49- Tô Hoài: Ngòi bút Nguyễn Công Hoan lực lưỡng, dũng khí, lạ lùng. In lại trong Tác giả - tác phẩm NXB giáo dục Hà Nội 2002 50- Hội nhà văn: Nguyễn Công Hoan - nhà văn (1903-1977). Trích trong Nhà văn Việt Nam hiện đại. NXB hội nhà văn Hà Nội 1997 51- Nguyên Hồng: Thư Nguyên Hồng gửi Nguyễn Công Hoan nhân dịp Nguyễn Công Hoan tròn 60 tuổi. In lại trong Tác giả - tác phẩm. NXB giáo dục 2002 52- Nguyễn Hoành Khung: Bước đường cùng trong từ điển văn học (tập 1). NXB khoa học và xã hội Hà Nội 1984 53- Nguyễn Hoành Khung: Nguyễn Công Hoan trong từ điển văn học (tập 2). NXB khoa học xã hội Hà Nội 1984 54- Nguyễn Hoành Khung: Lời giới thiệu truyện ngắn 1930 - 1945 (tập 1). NXB giáo dục Hà Nội 1990 55- Ba Ky: Phê bình “Lá ngọc cành vàng” của Nguyễn Công Hoan. Báo Bắc Hà số 12 - 1935 in lại trong Tác giả - tác phẩm. NXB giáo dục 2002 56- Phong Lê: Nguyễn Công Hoan in trong “Văn và Người”. NXB văn học Hà Nội 1976 57- Phong Lê: Một đời văn lực lưỡng. Tạp chí văn học số 6 - 1993 in lại trong Nguyễn Công Hoan Tác giả - tác phẩm. NXB giáo dục 2002 58- Phương Lựu - Trần Đình Sử: Lý luận văn học. NXB giáo dục 2003 59- Hoàng Như Mai: Lời giới thiệu Nguyễn Công Hoan trong tác phẩm Trên đường sự nghiệp. NXB hội nhà văn 1997 60- Nguyễn Đăng Mạnh: Đọc lại truyện ngắn trào phúng của Nguyễn Công Hoan. In lại trong Nhà văn - tư tưởng và phong cách. NXB văn học Hà Nội 1983 61- Nguyễn Đăng Mạnh: Tổng tập văn học Việt Nam (Phần khải luận). NXB khoa học xã hội Hà Nội 1981 62- Nguyễn Đăng Mạnh: Lịch sử văn học Việt Nam (tập 5- chương 7). NXB giáo dục 1978 63- Nguyễn Đăng Mạnh: Giáo trình lịch sử văn học Việt Nam. NXB đại học Quốc gia Hà Nội 1999. 64-Nguyễn Đăng Mạnh: Dẫn luận nghiên cứu tác gia văn học.Trường ĐHSP Hà Nội 1993 65- Nguyễn Đăng Mạnh: Nhà văn- tư tưởng và phong cách. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội 2001. 66- Nguyễn Đăng Mạnh: Con đường đi vào thế giới nghệ thuật của nhà văn. NXB giáo dục 2006. 67- Lê Minh: Lời nói đầu - Chân dung văn học. Trường viết văn Nguyễn Du xuất bản 1992 68- Lê Minh: Sức trẻ một cây bút. In lại trong Nguyễn Công Hoan - nhà văn hiện thực lớn. NXB hội nhà văn Hà Nội 1993. 69- Lê Minh: Nguyễn Công Hoan- nhà văn hiện thực lớn (sách sưu tầm, biên soạn) . NXB hội nhà văn 1993. 70- Jan Mucka: Truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan và truyện ngắn của Sê khốp 71- Nam Mộc: Đọc lại “Bước đường cùng” của Nguyễn Công Hoan. In lại trong tiểu thuyết Bước đường cùng. NXB Đồng Nai 2002. 72- Tú Mỡ: Thư Tú Mỡ gưỉ Nguyễn Công Hoan. In trong Nguyễn Công Hoan- nhà văn hiện thực lớn. NXB hội nhà văn Hà Nội 1993. 73- Tú Mỡ: Mừng bác Nguyễn Công Hoan 70 tuổi (Một bài thơ) . In trong Nguyễn Công Hoan nhà văn hiện thực lớn. NXB hội nhà văn Hà Nội 1993, in lại trong Tác giả - tác phẩm. NXB giáo dục 2002. 74- Đào Thị Hằng Nga: Một số nét nghệ thuật xây dựng nhân vật của Bernard Rieux. Luận án phó tiến sĩ trường ĐHSP Hà Nội 1988. 75- Đào Thị Nguyên: Nhân vật trong tiểu thuyết của Nguyễn Khải. Luận án phó tiến sĩ trường ĐHSP Hà Nội 1985. 76- Vương Trí Nhàn: Nguyễn Công Hoan và lý luận - nhân đọc hỏi truyện các nhà văn. Văn nghệ 19.T08/1978. 77- Vương Trí Nhàn: Những cái nháy mắt tinh nghịch. In trong “Cánh bướm và đoá hướng dương”. NXB Hải Phòng 1999. 78- Vũ Ngọc Phan: Nguyễn Công Hoan và những truyện ngắn của anh. Tác phẩm mới số 24 - 1973. 79- Vũ Ngọc Phan: Thương tiếc Nguyễn Công Hoan - Nhà văn hiện thực lớn. Báo nhân dân ngày 17/06/1977. 80- Thiếu Sơn: Phê bình “Kép Tư Bền”. In lại trong Tác giả - tác phẩm . NXB giáo dục Hà Nội 2002. 81-Trần Đình Sử:Tuyển tập những công trình thi pháp học(tập 2).NXB giáo dục-2005 82- Trần Đình Sử: Giáo trình dẫn luận thi pháp học. NXB giáo dục 2005 83-Trần Đình Sử-Nguyễn Thanh Tú:Thi pháp trào phúng Nguyễn Công Hoan.NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội2001. 84- Trần Đăng Suyền: Nhà văn, hiện thực đời sống và cá tính sáng tạo. NXB văn học 2004. 85- Trần Đăng Suyền: Văn học Việt Nam thế kỷ XX (tập 2). NXB ĐHSP Hà Nội 2004. 86-Thành Đức Bảo Thái:Nghệ thuật xây dựng trong truyện ngắnViệt Nam từ đầu thế kỷ XXđến 1945(Khảo sát qua 3 tác giả Nguyễn Công Hoan-Thạch Lam - Nam Cao).Luận văn thạc sĩ trường ĐHSP Hà Nội1999. 87-Hoài Thanh:Nhân xem quyển Kép Tư Bền - Nguyễn Công Hoan nhà văn có nhiều triển vọng.In lại trongNguyễn Công Hoan tác giả-tác phẩm. NXBgiáo dục 2002. 88- Bùi Viết Thắng:Nguyễn Công Hoan-văn và người. In trong Các nhà văn được giải thưởng Hồ Chí Minh. NXB hội nhà văn. Hà Nội1997. 89-Hải Triều :Kép Tư Bền-Một tác phẩm thuộc về cái trào lưu nghệ thuậtvị nhân sinh ở nước ta.In lại trong Nguyễn Công Hoan-tác giả-tác phẩm.NXB giáo dục Hà Nội 2002. 90-Nguyễn Thanh Tú:Chất hài trong câu văn Nguyễn Công Hoan.Tạp chí ngôn ngữ số 1-1995 91-Nguyễn Thanh Tú :Lời văn mỉa mai trong Đồng hào có ma của Nguyễn Công Hoan.Báo giáo dục và thời đại T9/1995. 92-Nguyễn Thanh Tú:Lối gây cười trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan.Ngôn ngữ và đời sống số 1/1996. 93-Nguyễn Thanh Tú:Lời văn song điệu trong truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan.Tạp chí THPTsố 11T9/1996. 94-Nguyễn Thanh Tú:Kịch hoá trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan.Tuần báo khoa học của các trường đại học.Hà Nội 1996. 95-Lê Thị Vân:Nhân vật trong tiểu thuyết hiện thực Việt Nam từ đầu thế kỷ XX đến 1945.Luận án tiến sĩ ngữ văn Hà Nội 2005 96-Viện văn học:Sáng tác của Nguyễn Công Hoan trước cách mạng (trong Sơ thảo lịch sử văn học Việt Nam1930-1954).NXB văn học Hà Nội 1964. In lại trong Nguyễn Công Hoan tác giả- tác phẩm. NXB giáo dục 2002.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docThế giới nhân vật trong truyện ngắn và tiểu thuyết của Nguyễn Công Hoan.doc
Luận văn liên quan