Đề tài Thực trạng mắc bệnh lao phổi afb (+) ở cộng đồng trên địa bàn huyện Mê linh năm 2016

Hút thuốc là một yếu tố nguy cơ làm tăng tỷ lệ mắc các bệnh đường hô hấp nói chung và lao phổi nói riêng. Nguy cơ mắc lao ở những người hút thuốc lá cao hơn 2-3 lần so với người không hút thuốc. Nguy cơ này là 2-4 lần đối với những người hút thuốc liên tục hơn 20 năm [27]. Theo Nguyễn Thu Hà (2006), tỷ lệ này là 46% [28], còn Nguyễn Văn Thiêm (2001), tỷ lệ này là 40% [29].Còn theo Trần Thị Minh Hằng (2008) tỷ lệ người lao phổi AFB(+) hút thuốc lá là 33,3% [30]. Nghiên cứu của chúng tôi (biểu đồ 4) có tỷ lệ người hút thuốc lá chiếm 22,78% ít hơn các nghiên cứu trên, có sự khác biệt này là do đối tượng nghiên cứu của chúng tôi có tỷ lệ nam giới ít hơn các nghiên cứu trên chiếm 51.48%. Kết quả này cho thấy nếu Nhà nước làm tốt công tác tuyên truyền để người dân bỏ thuốc lá thì tỷ lệ mắc lao sẽ giảm đáng kể. 4.6. Tiền sử tiếp xúc với nguồn lây Trong nghiên cứu chúng tôi ghi nhận được một tỷ lệ cao những bệnh nhân lao không có tiền sử tiếp xúc nguồn lây (chiếm 87,22%); chỉ có một tỷ lệ thấp những bệnh nhân lao là có tiền sử tiếp xúc nguồn lây (chiếm 12,77%). Những bệnh nhân này thường có người thân trong gia đình bị lao, trong nghiên cứu của chúng tôi đó là: chồng/vợ, bố/mẹ sống chung trong gia đình. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với nghiên cứu của Phan Thu Phương và cộng sự (2010) về đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh lao phổi AFB đờm dương tính điều trị tại khoa hô hấp bệnh viện Bạch Mai; tiền sử không tiếp xúc nguồn lây chiếm 97,6% còn tỷ lệ tiếp xúc với nguồn lây rất thấp chiếm 2,4% [9].  Trần Văn Sáng (2007), Tất cả các bệnh nhân lao đều có thể là nguồn lây, nhưng mức độ rất khác nhau. Bệnh nhân lao phổi có vi khuẩn trong đờm phát hiện được bằng phương pháp soi trực tiếp là nguồn

doc36 trang | Chia sẻ: anhthuong12 | Lượt xem: 1054 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng mắc bệnh lao phổi afb (+) ở cộng đồng trên địa bàn huyện Mê linh năm 2016, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ Y TẾ HÀ NỘI TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN MÊ LINH BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP CƠ SỞ Tên đề tài : THỰC TRẠNG MẮC BỆNH LAO PHỔI AFB (+) Ở CỘNG ĐỒNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN MÊ LINH NĂM 2016 Chủ nhiệm đề tài: Ths.Bs: Nguyễn Kiến Dụ Thành viên:Bs.CKI –CNYTCC: Nguyễn Huy Nam Thạc sĩ: Nguyễn Thị Dung ĐD: Nguyễn Thị Thu Hương ĐD: Trần Thị Nguyệt Hà Nội/2016 MỤC LỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT AFB Vi khuẩn lao kháng cồn, kháng axít AIDS Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải BN Bệnh nhân CTCLQG Chương trình chống lao quốc gia DOTS Hóa trị liệu ngắn ngày có giám sát trực tiếp HIV Vi rút gây suy giảm miễn dịch H Isoniazid E Ethambutol S Streptomycin Z Pyrazinamid R Rifampicin PCR Phản ứng nhân gen TCYTTG Tổ chức y tế thể giới ĐẶT VẤN ĐỀ Bệnh lao xuất hiện từ trước Công Nguyên ở Ấn Độ, Hy Lạp và các nước vùng Trung Á. Từ năm 1819 đến năm 1865 nhiều tác giả đã đi sâu nghiên cứu lâm sàng, giải phẫu và thực nghiệm bệnh lao nhưng tới năm 1882, nhà bác học người Đức Robert Koch mới tìm ra vi khuẩn lao là căn nguyên gây bệnh. Từ đó mở ra một kỉ nguyên mới trong chẩn đoán, phòng và điều trị bệnh lao [1]. Lần lượt các thuốc chống lao khác được tìm ra và đưa vào sử dụng, việc điều trị bệnh lao đạt được nhiều tiến bộ đồng thời với áp dụng rộng rãi việc tiêm phòng lao cho trẻ em bằng vaccine BCG làm cho tỷ lệ bệnh giảm đáng kể ở nhiều nước trên thế giới [2]. Năm 1993, TCYTTG đã đưa ra thông báo về “sự quay trở lại” của bệnh lao. Bệnh lao không chỉ gia tăng ở các nước nghèo mà còn tăng ở những nước có nền kinh tế phát triển. Nước ta là một trong 22 nước có tình hình bệnh lao nặng nề nhất thế giới [1]. Cùng với lao là đại dịch HIV/AIDS được coi là nguyên nhân hàng đầu làm gia tăng bệnh lao và tình hình kháng thuốc, là mối quan tâm toàn cầu vì tính chất nghiêm trọng của nó [2]. Để khống chế và giải quyết căn bệnh này đòi hỏi sự nỗ lực của ngành y tế và toàn xã hội. Kiến thức về bệnh lao là một trong những vấn để quan trọng trong việc phòng chống bệnh này. Những người dân hiểu biết về nguyên nhân, cách lây truyền, các triệu chứng chính và các yếu tố liên quan sẽ giúp cho họ và những người thân của họ có ý thức đến khám và chữa bệnh sớm. Việc này sẽ giúp hạn chế lây lan và ngăn ngừa được diễn biến nặng của bệnh [3]. Để phát hiện được những bệnh nhân mắc lao trong cộng đồng ngoài phương pháp thụ động như người bệnh tự đến cơ sở y tế khám chúng tôi đã chủ động tuyên truyền khám phát hiện tại cơ sở nhằm bảo vệ chăm sóc sức khỏe người dân địa phương góp phần làm ổn định tính hình kinh tế xã hội của huyện nhà. Chúng tôi thực hiện đề tài “ Nghiên cứu thực trạng mắc bệnh lao AFB (+) ở cộng đồng trên địa bàn huyện Mê Linh năm 2016” nhằm hai mục tiêu: Xác định tỷ lệ mắc lao ở đối tượng có triệu chứng lâm sàng nghi lao Tìm hiểu một số yếu tố liên quan tới tình trạng mắc lao phổi AFB (+) trên địa bàn huyện Mê Linh. Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Tình hình bệnh lao hiện nay. 1.1.1. Tình hình bệnh lao trên thế giới Bệnh lao đã tồn tại trong xã hội loài người từ hàng ngàn năm nay và là một bệnh hết sức phổ biến. Bệnh có thể gặp ở mọi châu lục, mọi quốc gia trên thế giới [5]. Trước năm 1944, khi chưa có các thuốc chống lao đặc hiệu ra đời bệnh lao được coi là một trong “ Tứ chứng nan y” và là nỗi khiếp đảm của loài người. Năm1944, thuốc kháng sinh Streptomycin ra đời, tiếp sau đó vào những năm 50 và 60, hàng loạt thuốc chống lao khác được phát minh và đưa vào sử dụng như H, E, Z, R, S ...đã cải thiện hẳn tình hình bệnh lao. Vì vậy trong hơn 2 thập kỷ (1962 -1986) trong nhiều hội nghị quốc tế người ta đã đề cập đến vấn đề thanh toán bệnh lao [4]. Tháng 4/1993, sau hơn 100 năm tìm ra vi khuẩn lao TCYTTG đã báo động tới các nước sự quay trở lại của bệnh lao với tuyên bố "Bệnh lao là một khẩn cấp toàn cầu" [7] Theo báo cáo của TCYTTG - 2008 [3] đã ước tính tình hình dịch tễ bệnh lao như sau: + 1/3 dân số thế giới đã nhiễm lao. + 9,2 triệu người bệnh nhân lao mới xuất hiện trong năm tương đương tỷ lệ 139/100.000 dân. + 14,4 triệu người bệnh lao cũ và mới lưu hành. + 4,1 triệu người bệnh lao phổi AFB (+), (tương đương 62/100.000) bao gồm 0,7 triệu trường hợp HIV (+). + 1,7 triệu người chết do lao. + 98% số người chết ở các nước đang phát triển. + 0,5 trường hợp mắc lao đa kháng thuốc + Số người bệnh lao chủ yếu tập trung ở các nước Ấn Độ, Trung Quốc, Indonesia, Nam phi và Nigeria. 1.1.2. Tình hình bệnh lao ở Việt Nam: Năm 2006, dự án phòng, chống bệnh lao Quốc gia phối hợp với tổ chức y tế thế giới ước tính chỉ số dịch tễ bệnh lao như sau: - Dân số: 86,2 triệu dân - Tỷ lệ người bệnh lao mới các thể; 173/100.000 dân - Tỷ lệ bệnh nhân lao phổi AFB (+) mới: 77/100.000 dân - Tỷ lệ hiện mắc các thể 225/100.000 dân - Tỷ lệ tử vong do lao: 23/1000.000 dân - Tỷ lệ kháng đa thuốc ở bệnh nhân lao mới: 2,7% - Tỷ lệ kháng đa thuốc ở người bệnh lao đã điều trị: 19% Việt Nam đứng thứ 12 trong 22 quốc gia có tỷ lệ bệnh lao cao trên thế giới [3]. Còng theo số liệu của Chương trình chống lao quốc gia (CTCLQG), số bệnh nhân lao phát hiện năm sau thường cao hơn năm trước. 1.2. Nghiên cứu về lao phổi 1.2.1. Một số nét về vi khuẩn lao: Vi khuẩn lao do Robert Koch tìm ra vào năm 1882, thuộc họ Mycobacteriae, là những trực khuẩn mảnh, kích thước khoảng 0,5 x 2-5 µm. Chúng không có vỏ, không có lông và không có nha bào. Trong bệnh phẩm trực khuẩn lao thường đứng thành từng đám nối đầu vào nhau. Trên tiêu bản nhuộm Ziehl- Neelsen, vi khuẩn bắt màu đỏ của fucsin [8]. * Một số đặc điểm sinh học. - Sự bền vững của vi khuẩn với môi trường bên ngoài: ở điều kiện tự nhiên, vi khuẩn có thể tồn tại 3-4 tháng. Trong phòng thí nghiệm người ta có thể bảo quản vi khuẩn trong nhiều năm. Dưới ánh nắng mặt trời vi khuẩn bị chết trong vòng 1,5 giờ. Khi chiếu tia cực tím chúng chỉ tồn tại được 2-3 phút. Ở 420 C vi khuẩn ngừng phát triển và chết sau 10 phút ở 800 C. Đờm của bệnh nhân lao trong phòng tối, sau 3 tháng vi khuẩn vẫn tồn tại và giữ được độc lực. Nhưng khi đun sôi đờm trong 5 phút chúng đã bị chết,với cồn 900 vi khuẩn tồn tại được 3 phút, trong acid Phenic 5% vi khuẩn chết ngay sau 1 phút [9]. - Vi khuẩn lao là loại vi khuẩn hiếu khí, trong môi trường phát triển cần có đủ oxy. Do đó vi khuẩn thường khu trú ở phổi và số lượng vi khuẩn nhiều nhất là ở trong các hang lao có phế quản thông. - Trong điều kiện bình thường vi khuẩn lao sinh sản chậm (trung bình 20-24giờ/1lần) nhưng có khi hàng tháng, thậm chí “nằm vùng” ở tổn thương rất lâu mà không bị chết (vi khuẩn tồn tại dai dẳng) khi gặp điều kiện thuận lợi chúng lại phát triển [9]. * Vấn đề kháng thuốc của vi khuẩn lao - Có nhiều loại kháng thuốc trong đó có kháng thuốc tự nhiên: Khi vi khuẩn đạt được một số nhất định thì có một vi khuẩn (do đột biến trong gen ) kháng lại thuốc chống lao, tỷ lệ đột biến này tuỳ vào từng loại thuốc. Với Rifampicin (R) tỷ lệ đột biến là 10-8 nghĩa là khi có 10+8 vi khuẩn trong tổn thương (tương đương với số lượng vi khuẩn trong hang lao có đường kính 2cm, có phế quản thông) thì có một vi khuẩn kháng lại R. Tỷ lệ đột biến còn ít hơn đối với H (10-6) Z (10-6), S (10-6), E(10-6) [9]. 1.2.2. Phân loại bệnh lao phổi: theo CTCLQG (2009) [3] 1.2.2.1. Dựa vào xét nghiệm vi khuẩn lao - Lao phổi AFB (+) Thỏa mãn 1 trong những tiêu chuẩn sau: + Tối thiểu có 2 tiêu bản AFB (+) từ 2 mẫu đờm khác nhau. + Một tiêu bản đờm AFB (+) và có hình ảnh lao tiến triển trên Xquang phổi. + Một tiêu bản đờm AFB (+) và nuôi cấy (+). Riêng đối với người bệnh HIV (+) cần có ít nhất 1 tiêu bản xét nghiệm đờm AFB(+) được coi là lao phổi AFB(+). - Lao phổi AFB (-) Thỏa mãn 1 trong 2 tiêu chuẩn sau: + Kết quả xét nghiệm đờm AFB (-) qua 2 lần thăm khám, mỗi lần xét nghiệm 03 mẫu đờm cách nhau 2 tuần và có tổn thương nghi lao tiến triển trên phim Xquang phổi và được hội chẩn với bác sỹ chuyên khoa lao. + Kết quả xét nghiệm đờm AFB (-) nhưng nuôi cấy (+) Riêng đối với người bệnh HIV(+) chỉ cần ≥ 2 tiêu bản đờm AFB(-), điều trị kháng sinh phổ rộng không thuyên giảm, có hình ảnh Xquang phổi nghi lao và bác sĩ chuyên khoa quyết định là lao phổi AFB(-) 1.2.2.2. Dựa vào tiền sử điều trị lao - Bệnh nhân lao phổi mới: Bệnh nhân chưa bao giờ dùng thuốc hoặc mới chỉ dùng thuốc lao dưới 1 tháng. - Bệnh nhân tái phát: Bệnh nhân đã điều trị lao, được thầy thuốc xác định là khỏi bệnh, hay hoàn thành điều trị nay mắc bệnh trở lại AFB (+). - Bệnh nhân thất bại: Bệnh nhân còn vi khuẩn lao trong đờm từ tháng điều trị thứ 5 trở đi. - Bệnh nhân điều trị lại sau bỏ điều trị: Bệnh nhân không dùng thuốc trên tháng trong quá trình điều trị, sau đó quay lại điều trị với AFB (+) trong đờm. - Chuyển đến: Người bệnh được chuyển từ đơn vị khác đến để tiếp tục điều trị. - Bệnh nhân lao phổi mãn tính: BN vẫn còn vi khuẩn lao trong đờm sau khi đã dùng công thức tái trị có giám sát chặt chẽ việc dùng thuốc. 1.2.3. Phát hiện và điều trị bệnh lao 1.2.3.1. Xác định người nghi lao phổi [3] Người nghi lao phổi có thể xác định qua các triệu chứng thường gặp như: - Ho kéo dài trên 2 tuần (ho khan, ho có đờm, ho ra máu) là triệu chứng lao quan trọng nhất. Có thể kèm theo: - Gầy sút, kém ăn, mệt mỏi - Sốt nhẹ về chiều - Ra mồ hôi trộm ban đêm - Đau ngực, đôi khi khó thở. Nhóm nguy cơ cao cần chú ý: Người nhiễm HIV/AIDS Người tiếp xúc trực tiếp với nguồn lây,đặc biệt trẻ em Người mắc các bệnh mạn tính: Loét dạ dày tá tràng, đái tháo đường..... Người nghiện ma túy, rượu, thuốc lá, thuốc lào Người sử dụng các thuốc giảm miễn dịch kéo dài như Corticoid, hóa chất điều trị ung thư. 1.2.3.2. Các phương pháp và kỹ thuật phát hiện [10] * Các phương pháp phát hiện - Phát hiện chủ động: Cán bộ Y tế chủ động xuống xã phường, để tìm bệnh nhân nhằm bảo vệ chăm sóc sức khỏe người dân địa phương góp phần làm ổn định tính hình kinh tế xã hội của cơ sở. Đây là phương pháp chủ động đối với thầy thuốc, nhưng thụ động đối với bệnh nhân. - Phát hiện thụ động: Khi bệnh nhân thấy xuất hiện các triệu chứng hô hấp nghi lao, chủ động đến cơ sở y tế khám bệnh và xét nghiệm đờm tìm vi khuẩn lao. Bằng phương pháp này, người thầy thuốc hoàn toàn thụ động, song có thể phục vụ được số đông bệnh nhân và dân cư trong địa bàn quản lý trong thời gian dài. * Các kỹ thuật phát hiện - Xét nghiệm đờm trực tiếp tìm vi khuẩn lao bằng phương pháp nhuộm Ziehl- Neesen. - Nuôi cấy tìm vi khuẩn lao. - Chụp Xquang phổi. - Các kỹ thuật mới khác để xác định vi khuẩn lao; như PCR, MGIT. 1.2.3.3. Điều trị bệnh lao [3] Chương trình chống lao Việt Nam quy định 5 thuốc chống lao thiết yếu là : Isoniazid (H), Rifampicin (R), Pyrazinamid (Z), Streptomycin (S) và Ethambutol (E). Phác đồ điều trị I : 2S(E)HRZ/6HE hoặc 2S(E)HRZ/4RH ( Chỉ áp dụng khi thực hiện kiểm soát trực tiếp cả giai đoạn duy trì) : Giai đoạn tấn công kéo dài 2 tháng gồm 4 loại thuốc dùng hàng ngày E có thể thay thế cho S. Giai đoạn duy trì kéo dài 6 tháng gồm 2 loại thuốc là H và E dùng hàng ngày hoặc 4 tháng gồm 2 loại thuốc R và H dùng hàng ngày. Chỉ định cho các trường hợp người bệnh lao mới ( chưa điều trị lao bao giờ hoặc đã điều trị lao nhưng dưới 1 tháng) Phác đồ điều trị II :2SHRZE/1HRZE/5H3R3E3 : Giai đoạn tấn công kéo dài 3 tháng, 2 tháng đầu tiên với cả 5 loại thuốc chống lao thiết yếu (SHRZE) dùng hàng ngày, 1 tháng tiếp theo với 4 loại thuốc (HRZE) dùng hàng ngày. Giai đoạn duy trì kéo dài 5 tháng với 3 loại thuốc H, R và E dùng 3 lần 1 tuần. Chỉ định cho các trường hợp người bệnh lao tái phát, thất bại phác đồ I, điều trị lại sau bỏ điều trị, một số thể lao nặng và phân loại lao khác ( phân loại theo tiền sử điều trị). Phác đồ điều trị III : 2HRZE/4HR hoặc 2HRZ/4HR : Giai đoạn tấn công kéo dài 2 tháng gồm 4 loại thuốc (HRZE) hoặc 3 loại thuốc (HRZ) dùng hàng ngày, điều trị cho tất cả các thể lao trẻ em. Giai đoạn duy trì kéo dài 4 tháng gồm 2 loại thuốc là H và R dùng hàng ngày. Chỉ định cho tất cả các thể lao ở trẻ em. Trong trường hợp lao trẻ em ở thể nặng có thể cân nhắc dùng phối hợp với S. 1.2.4. Nghiên cứu về lâm sàng của lao phổi Ở Việt Nam, Bùi Đức Dương, Hồ Sỹ Dưỡng (1994), nghiên cứu 693 bệnh nhân lao phổi mới ở Hà Nội cho thấy tỷ lệ mắc lao ở lứa tuổi 25 – 44 chiếm 51,31%, triệu chứng hay gặp là ho khạc đờm 68,7%, tổn thương cơ bản trên Xquang là thâm nhiễm 58,9%, trong đó chủ yếu là thâm nhiễm không hang 65,3% [11]. Nguyễn Văn Tiêm và CS (1989), cũng nhận thấy bệnh nhân lao ở lứa tuổi 15– 50 chiếm tỷ lệ 69% [15]. Nguyễn Phương Hoa (1995), nghiên cứu về lao phổi mới AFB (+) thấy tỷ lệ phát hiện bệnh trong 2 tháng đầu là 56,05% [12]. Phan Thị Quế (2005), nghiên cứu 400 bệnh nhân lao phổi mới AFB(+) điều trị tại Bệnh viện lao và một số huyện ở tỉnh Thái Bình từ tháng 10/2004 đến tháng 6/ 2005 thấy: tuổi mắc bệnh chủ yếu trên 65 chiếm 42,5%; Tỷ lệ mắc ở nam nhiều hơn nữ 1,8 lần (64,3% và 35,7%); triệu chứng lâm sàng chính khiến bệnh nhân đi khám bệnh là ho khạc đờm kéo dài 70,1%; gầy sút cân 36,5%, sốt về chiều 26,8%; về thời gian chẩn đoán bệnh đa số bệnh nhân được phát hiện bệnh sớm trong thời gian 2 tháng đầu chiếm 68,8% [14]. Trần Thị Xuân Phương (1999), nghiên cứu về lao phổi mới AFB (+) thấy: tỷ lệ mắc lao phổi ở nam giới cao hơn gấp 2,3 lần so với nữ giới trong cả hai nhóm bệnh nhân; lứa tuổi 15 – 44 trong nhóm nghiên cứu có tỷ lệ mắc lao cao chiếm 53,4% và 73,3%; tỷ lệ mắc lao ở lứa tuổi 55 – 64 cũng khá cao 28,5%; tỷ lệ bệnh nhân được phát hiện bệnh sớm trong vòng hai tháng trong hai nhóm nghiên cứu là 56,7% và 66,7%; các triệu chứng lâm sàng khi bệnh nhân vào viện gặp với tỷ lệ cao trong cả hai nhóm là: ho có đờm, sốt nhẹ về chiều, đau ngực và gầy sút cân [13]. 1.3. Lao ngoài phổi [3] 1.3.1. Lao hạch Lâm sàng: Vị trí thường gặp nhất là hạch cổ, điển hình là dọc cơ ức đòn chũm, nhưng cũng có thể ở các vị trí khác. Hạch sưng to, lúc đầu hạch chắc, riêng rẽ, di động tự do, sau đó hạch nhuyễn hóa, dính vào nhau và tổ chức dưới da, kém di động, chuyển thành áp xe, rò mủ mạn tính, có thể khỏi và để lại sẹo xấu. Chẩn đoán xác định: tiêu bản xác định thấy chất hoại tử bã đậu, tế bào bán liên, nang lao, nhuộm soi tìm thấy AFB, nuôi cấy tìm vi khuẩn lao. 1.3.2. Lao cột sống Lâm sàng: đau lưng, hạn chế vận động, đau tại chỗ tương ứng với đốt sống bị tổn thương, giai đoạn muộn gây biến dạng gù cột sống hoặc có dấu hiệu chèn ép tủy, liệt. Cận lâm sàng: chụp Xquang cột sống thấy hẹp khe đốt, có thể thấy mảnh xương chết vì áp xe lạnh cột sống. Chẩn đoán xác định: dựa vào lâm sàng và các đặc điểm tổn thương trên Xquang cột sống. Nếu có áp xe lạnh, xét nghiệm mủ áp xe tìm AFB cho tỷ lệ dương tính cao. Sinh thiết tổ chức cho phép chẩn đoán mô bệnh tế bào. 1.3.3. Lao kê Là thể lao khó chẩn đoán, thường nhầm với một số bệnh khác Lâm sàng: Triệu chứng lâm sàng thường rầm rộ với triệu chứng toàn thân nhiều hơn là triệu chứng hô hấp, sốt cao liên tục, kéo dài không rõ nguyên nhân. Có thể gặp bệnh cảnh lâm sàng không rầm rộ Chẩn đoán xác định: Thể hiện điển hình có bệnh cảnh lâm sàng nặng, cấp tính, Xquang phổi có nhiều nốt mờ kích thước nhỏ, đậm độ đều và lan tỏa phân bố khắp 2 phổi. Xét nghiệm vi khuẩn lao tại các mẫu bệnh phẩm (đờm, nước tiểu, máu) có thể dương tính. 1.3.4. Lao màng não Lâm sàng: Bệnh cảnh viêm màng não khởi phát bằng đau đầu tăng dần và rối loạn tri giác. Khám thường thấy có dấu hiệu cổ cứng và dấu hiệu Kernig (+). Có thể có dấu hiệu tổn thương dây thần kinh sọ não và dấu hiệu thần kinh khu trú. Các tổn thương tủy sống có thể gây ra liệt 2 chi dưới Cận lâm sàng: Xét nghiệm sinh hóa, tế bào và vi khuẩn dịch não tủy. Dịch não tủy áp lực tăng, dịch có thể trong, vàng chanh, có khi vẩn đục. Bạch cầu trong dịch não tủy tăng và lympho chiếm ưu thế. Xét nghiệm sinh hóa thấy protein và đường giảm. Xét nghiệm soi trực tiếp tìm AFB có thể dương tính trong một số ít trường hợp. Chẩn đoán xác định: Dựa vào bệnh cảnh lâm sàng và xét nghiệm dịch não tủy, loại trừ các căn nguyên khác. Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . Đối tượng nghiên cứu Tiêu chuẩn chọn đối tượng: + Đối tượng nghiên cứu là người từ 18 tuổi trở lên + Có triệu trứng lâm sàng nghi lao: ho kéo dài trên 2 tuần, ho ra máu, tức ngực, khó thở, sút cân. + Có hộ khẩu hoặc thường trú tại địa phương ít nhất 6 tháng + Tự nguyện tham gia nghiên cứu. Tiêu chuẩn loại trừ: + Ngoài độ tuổi nghiên cứu + Thần kinh bất thường + Không có hộ khẩu hoặc đăng ký hộ khẩu thường trú tại địa phương + Từ chối tham gia nghiên cứu. 2.2. Phương pháp nghiên cứu Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang. 2.3. Địa điểm và thời gian nghiên cứu Nghiên cứu được tiến hành tại 18 xã thuộc huyện Mê Linh. Thời gian nghiên cứu từ tháng 02/2016 – 9/2016. 2.4. Phương pháp chọn mẫu: Mỗi xã lập danh sách và chọn toàn bộ những người lớn có triệu chứng nghi lao. Chọn mẫu theo phương pháp ngẫu nhiên đơn. Mỗi xã chọn 30 người. 2.5. Phương pháp dùng cho nghiên cứu 2.5.1. Phỏng vấn: Tuổi, nghề nghiệp, hiểu biết về kiến thức bệnh lao, tiền sử bản thân. 2.5.2. Khám lâm sàng: Nghe phổi, xác định các triệu trứng lâm sàng ban đầu của bệnh nhân. 2.5.3. Các phương pháp cận lâm sàng: 2.5.3.1. Phương pháp lấy bệnh phẩm đờm. - Hướng dẫn bệnh nhân lấy bệnh phẩm đờm vào cốc đựng bệnh phẩm đã được nghi rõ tên, tuổi, địa chỉ, ngày lấy mẫu. - Lấy 2 mẫu đối với bệnh nhân phát hiện Mẫu số 1: Là mẫu được lấy trực tiếp ngay khi bệnh nhân đến khám. Mẫu số 2: Là mẫu được lấy vào sáng hôm sau khi vừa mới ngủ dậy. 2.5.3.2. Kỹ thuật xét nghiệm nhuộm Ziehl-Neelsen Bước 1: Làm tiêu bản Ghi số xét nghiệm lên tiêu bản: - Chọn lam kính mới, sạch, không vết xước. - Ghi số xét nghiệm lên lam kính với tử số là số xét nghiệm, mẫu số là số thứ tự mẫu đờm. Đối chiếu, kiểm tra cẩn thận tránh nhầm lẫn. Bước 2: Dàn tiêu bản: - Mở nắp cốc đờm nhẹ nhàng tránh tạo hạt mù. - Bẻ que phết đờm tạo đầu xước. - Dùng đầu xước của que lấy phần đờm nhầy mủ đặt lên giữa lam kính. - Đậy nắp cốc đờm. - Dàn đờm đều tay, liên tục, mịn trên lam theo hình xoắn ốc hoặc theo kiểu tóc rối, kích thước 1x 2cm. - Bỏ que vào dung dịch khử khuẩn. - Để khô tiêu bản ở nhiệt độ phòng Bước 3: Nhuộm tiêu bản Cố định tiêu bản: Đưa tiêu bản qua ngọn lửa đèn cồn 2-3 lần, mỗi lần 2-3 giây, mặt tiêu bản ngửa lên trên. Tiến hành nhuộm: Xếp tiêu bản lên giá nhuộm, mặt tiêu bản quay lên trên. - Nhuộm Fucshin: + Phủ đầy fucshin đã lọc lên bề mặt tiêu bản, hơ nóng nhẹ cho đến khi bốc hơi, để 5 phút. Rửa sạch fucshin bằng nước sạch. - Tẩy màu: + Phủ đầy dung dịch cồn axit lên bề mặt tiêu bản, để 3 phút. Rửa sạch tiêu bản. (Nếu màu còn đậm thì tẩy thêm lần 2, khi còn màu hồng cánh sen là được). - Nhuộm nền: + Phủ đầy dung dịch xanh methylen lên bề mặt tiêu bản, để 30 giây -1 phút, rửa sạch tiêu bản, để khô ở nhiệt độ phòng. Bước 4: Soi kính Chuẩn bị kính hiển vi. Đặt tiêu bản lên mâm kính, mặt tiêu bản quay lên trên. - Nhỏ một giọt dầu lên tiêu bản, không chạm đầu nhỏ giọt xuống tiêu bản tránh lây nhiễm. Soi vật kính x100, soi theo đường zic zac. - Đọc 100 vi trường khoảng 5 phút. AFB bắt màu đỏ tương phản với nền xanh, hình que mảnh, thỉnh thoảng có hạt nhiễm sắc, đứng riêng lẻ hoặc xếp thành đám. - Đếm số lượng AFB (nếu có) và ghi kết quả. Bước 5: Nhận định kết quả: - Đọc kết quả theo “Thang định lượng kết quả của WHO/ IUALD” Số lượng AFB Phân loại kết quả Số VT cần đọc Không thấy AFB Âm tính 100 VT 1-9 AFB/ 100VT Ghi số cụ thể 100 VT 10-99 AFB/ 100 VT 1+ 100 VT 1-10 AFB/ 1 VT 2+ 50 VT >10 AFB/ 1 VT 3+ 20 VT 2.5.4. Phương pháp xử lý số liệu Các số liệu điều tra được nhập và xử lý trên máy vi tính bằng phần mềm R 3.2.2 phiên bản năm 2015. Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Tỷ lệ mắc lao phổi AFB (+) ở đối tượng nghiên cứu Biểu đồ 1: Tỷ lệ mắc lao phổi AFB (+) Nhận xét: Tỷ lệ phát hiện lao phổi dương tính trong nhóm đối tượng nghiên cứu chiếm 5,19%, âm tính chiếm tỷ lệ 94,81%. 3.2. Kết quả xét nghiệm đờm Bảng 1. Kết quả xét nghiệm đờm Số bệnh nhân Tỷ lệ % 1-9 AFB/ 100 VT 2 0,37 Dương tính 1(+) 15 2,77 Dương tính 2(+) 5 0,93 Dương tính 3(+) 6 1,11 Âm tính 512 94,81 Tổng 540 100 Nhận xét: Tỷ lệ dương tính 1 (+) ở bệnh nhân lao phổi chiếm tỷ lệ cao nhất (2,77 %), thấp nhất là tỷ lệ dương tính 1-9 AFB/ 100 VT 0,37%. 3.3. Thời gian phát hiện bệnh Bảng 2 Thời gian Số bệnh nhân Tỷ lệ % Dưới 2 tháng 21 75 2-6 tháng 6 21,43 Trên 6 tháng 1 3,57 Tổng số 28 100 Nhận xét: Các đối tượng AFB (+) có thời phát hiện bệnh dưới 2 tháng chiếm tỷ lệ cao nhất (3,89 %). 3.4. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo nghề nghiệp Bảng 3 STT Nghề nghiệp Số đối tượng nghiên cứu Tỷ lệ % 1 Làm ruộng 197 36,48 2 Công nhân 76 14,07 3 Nội trợ 33 6,11 4 Khác (Hưu trí, mất sức) 234 43,33 5 Tổng số 540 100 Nhận xét: Nghiên cứu của chúng tôi trên 540 đối tượng có triệu chứng lâm sàng nghi lao thấy nhóm đối tượng hưu trí, mất sức chiếm tỷ lệ cao nhất 43,33%, đối tượng làm ruộng chiếm 36,48%, thấp nhất là đối tượng nội trợ chỉ chiếm 6,11%. 3.5. Tiền sử hút thuốc lá, thuốc lào Nhận xét: 22,78% đối tượng nghiên cứu có hút thuốc lá, thuốc lào. Tỷ lệ không hút thuốc chiếm 77,22%. 3.6. Tiền sử tiếp xúc với nguồn lây Tiền sử tiếp xúc N Tỷ lệ % Không tiếp xúc 471 87,22 Có tiếp xúc 69 12,77 Tổng 540 100 Nhận xét: 87,22% đối tượng nghiên cứu không tiếp xúc với nguồn lây bệnh. Tỷ lệ đối tượng tiếp xúc với nguồn lây bệnh chiếm 12,77%. 3.7. Tỷ lệ mắc bệnh lao theo giới Bảng 4. Phân bố mắc bệnh lao theo giới tính Nữ Nam Tổng số đối tượng nghiên cứu 262 278 Số trường hợp phát hiện mắc lao 11 17 Tỷ lệ % 4,2 6,12 Nhận xét: Tỷ lệ mắc bệnh lao ở nam giới cao hơn nữ giới 1,46 lần. 3.8. Tỷ lệ mắc bệnh lao trong nhóm nghiên cứu theo các nhóm tuổi Bảng 5. Phân bố mắc bệnh lao theo nhóm tuổi Nhóm tuổi Số đối tượng Số bệnh nhân mắc bệnh lao Tỷ lệ % <30 tuổi 6 2 33,33 30-39 tuổi 61 3 4,92 40-49 tuổi 37 5 13,51 50-59 tuổi 226 6 2,65 Từ 60 tuổi trở lên 182 12 6,59 Tổng cộng 540 28 5,19 Nhận xét: Nghiên cứu của chúng tôi trên 540 đối tượng có triệu chứng lâm sàng nghi lao có tỷ lệ mắc bệnh lao AFB (+) phân bố theo độ tuổi như sau:Tỷ lệ phát hiện lao phổi dương tính trong độ tuổi < 30 chiếm tỷ lệ AFB dương tính cao nhất 33,33%, độ tuổi 30- 39 chiếm tỷ 4,92%, 40-49 tuổi chiếm 13,51%, tỷ lệ dương tính thấp nhất là độ tuổi 50-59 (2,65%). 3.9. Mối liên quan giữa ho có đờm và bệnh lao AFB (+) Ho có đờm Bệnh nhân Ho có đờm Không bị ho có đờm P OR SL % SL % Dương tính 27 5 1 0,19 4,326 e-06 21,6 Âm tính 282 52,22 230 42,59 Tổng số 309 57,22 231 42,78 Nhận xét: Trong 540 đối tượng nghiên cứu tỷ lệ người ho có đờm chiếm 57,22%. Những người ho có đờm nguy cơ mắc lao phổi AFB (+) cao gấp 21,6 lần so với nhóm không mắc. Kết quả này có ý nghĩa thống kê với P = 4,326 e-06. 3.10. Mối liên quan giữa sốt về chiều và bệnh lao AFB (+) Sốt về chiều Bệnh nhân Sốt về chiều Không bị sốt về chiều P OR SL % SL % Dương tính 7 1,3 21 3,89 0,01 3,5 Âm tính 44 8,14 468 86,67 Tổng số 51 9,44 489 90,56 Nhận xét: Đối tượng có triệu chứng sốt về chiều chiếm 9,44%. Những người có triệu chứng sốt về chiều có nguy cơ mắc lao AFB (+) cao gấp 3,5 lần nhóm người không mắc triệu chứng này. Chương 4:BÀN LUẬN 4.1. Tỷ lệ mắc lao phổi AFB (+) ở đối tượng nghiên cứu Trong số 540 đối tượng nghiên cứu chúng tôi ghi nhận có 28 trường hợp có xét nghiệm đờm dương tính với AFB chiếm tỷ lệ 5,19%, âm tính chiếm 94,81%. Kết quả này thấp hơn kết quả nghiên cứu của một số tác giả như: Lê Kim Đức (2010) khi nghiên cứu về thực trạng phát hiện, quản lý và điều trị bệnh nhân lao là nông dân tại BVLBP tỉnh Thanh Hoá trong 5 năm từ 2005 đến 2009 có kết quả dương tính trên tổng số người nghi lao được thử đờm là 12,8% trong một năm [23]; Hoàng Như Dũng và cộng sự (2009) khi nghiên cứu đánh giá về tình hình bệnh lao tại huyện Phú Vang có tỷ lệ xét nghiệm đờm dương tính chiếm 44,1% [16]; Trần Huy Nghĩa khi nghiên cứu kiến thức về bệnh lao của các đối tượng có triệu chứng nghi ngờ lao tại huyện Cẩm Xuyên có tỷ lệ phát tỷ lệ phát hiện lao phổi AFB dương tính là 17,5% [17]; Theo báo cáo tổng kết của CTCLQG giữa kỳ giai đoạn 2001-2005 thì tỷ lệ này là 59,5% [23]. Sự khác biệt này có thể là do khoảng cách địa lý, yếu tố con người, môi trường nghiên cứu khác nhau dẫn tới tỷ lệ mắc lao cũng khác nhau. Chúng tôi nhận thấy rằng để tăng tỷ lệ phát hiện bệnh nhân AFB (+) trên địa bàn huyện thì chương trình phòng chống lao cần có biện pháp tăng cường khám sàng lọc phát hiện một cách chủ động những người tiếp xúc với nguồn lây hoặc đối tượng có nguy cơ cao. Đấy mạnh công tác truyền thông, giáo dục sức khoẻ phòng bệnh lao tại cộng đồng, tích cực chuyển người có triệu chứng nghi lao từ xã đến huyện để xét nghiệm. 4.2. Kết quả xét nghiệm đờm Trong nghiên cứu của chúng tôi tỷ lệ dương tính 1(+) chiếm tỷ lệ cao nhất 2,77%, dương tính 2 (+) chiếm 0,93%, dương tính 3(+) chiếm tỷ lệ 1,11%, thấp nhất là dướng tính 1-9AFB/100VT chiếm 0,37%. Kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu của Trần Thị Xuân Phương (1999) nghiên cứu BN lao phổi mới, thấy mức độ dương tính 1 (+) là cao nhất (53,4%), mức độ dương tính 2(+) là 23,3% [13]. Lê Ngọc Hưng (1988) [18] trên 176 BN lao phổi mới AFB(+) thấy mức độ AFB 1 (+) chiếm tỷ lệ cao 44,89%. Nguyễn Thị Phượng (2006), nghiên cứu 264 BN lao phổi mới và cũng thấy mức độ dương tính1(+) chiếm tỷ lệ cao nhất (44,3%) [19]. 4.3. Thời gian phát hiện bệnh kể từ khi xuất hiện triệu trứng đầu tiên của bệnh lao Nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận thời gian phát hiện bệnh dưới 2 tháng chiếm 75%, từ 2 đến 6 tháng chiếm 21,43%, thời gian phát hiện bệnh trên 6 tháng chiếm tỷ lệ thấp nhất 3,57%. Kết quả này hoàn toàn phù hợp với nghiên cứu của các tác giả khác cho rằng thời gian bị bệnh trước vào viện dưới 2 tháng chiếm tỷ lệ cao nhất. Nguyễn Thị Lan Anh (2002) thời gian bị bệnh dưới 2 tháng chiếm 60% [22]; Đào Thị Hà (2005) thời gian phát hiện bệnh dưới 2 tháng chiếm 60,8% [20]; Phan Thị Quế (2005) bệnh nhân được phát hiện bệnh sớm trong thời gian 2 tháng đầu chiếm 68,8%. Thời gian phát hiện bệnh có ảnh hưởng tới mức độ tổn thương phổi, tới kết quả điều trị, mức độ và thời gian đào thải vi khuẩn ra môi trường. Vì vậy việc rút ngắn thời gian phát hiện có ý nghĩa quan trọng trong việc cắt đứt nguồn lây để cải thiện tình hình dịch tễ của bệnh. 4.4. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo nghề nghiệp Kêt quả bảng 3 cho thấy đối tượng có triệu chứng lâm sàng nghi lao được phân bố ở các nghề nghiệp khác nhau: Làm ruộng chiếm 36,48%; công nhân 14,07%, nội trợ 6,11%; hưu trí và mất sức chiếm 43,33%. Như vậy trong nghiên cứu của chúng tôi đối tượng có nghề làm ruộng và hưu trí chiếm tỷ lệ cao nhất trong bốn nhóm nghề. Kết quả này tương tự với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Giang Nam (2008), “Nghiên cứu một số đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của tràn dịch màng phổi do lao tại bệnh viện lao và bệnh phổi Thái Nguyên”, đối tượng có nghề nghiệp làm ruộng và hưu trí cũng chiếm tỷ lệ cao nhất trong sáu nhóm nghề nghiên cứu 41,88% và 18,2%. Nguyễn Huy Điện số bệnh nhân có nghề nghiệp làm ruộng chiếm tỷ lệ (30%), hưu trí là (27,5%) [26]. Điều này chứng tỏ những người có nghề nghiệp nặng nhọc, thu nhập thấp hoặc già yếu thì sức đề kháng giảm, khả năng mắc bệnh sẽ tăng lên. 4.5. Tiền sử hút thuốc lá thuốc lào Hút thuốc là một yếu tố nguy cơ làm tăng tỷ lệ mắc các bệnh đường hô hấp nói chung và lao phổi nói riêng. Nguy cơ mắc lao ở những người hút thuốc lá cao hơn 2-3 lần so với người không hút thuốc. Nguy cơ này là 2-4 lần đối với những người hút thuốc liên tục hơn 20 năm [27]. Theo Nguyễn Thu Hà (2006), tỷ lệ này là 46% [28], còn Nguyễn Văn Thiêm (2001), tỷ lệ này là 40% [29].Còn theo Trần Thị Minh Hằng (2008) tỷ lệ người lao phổi AFB(+) hút thuốc lá là 33,3% [30]. Nghiên cứu của chúng tôi (biểu đồ 4) có tỷ lệ người hút thuốc lá chiếm 22,78% ít hơn các nghiên cứu trên, có sự khác biệt này là do đối tượng nghiên cứu của chúng tôi có tỷ lệ nam giới ít hơn các nghiên cứu trên chiếm 51.48%. Kết quả này cho thấy nếu Nhà nước làm tốt công tác tuyên truyền để người dân bỏ thuốc lá thì tỷ lệ mắc lao sẽ giảm đáng kể. 4.6. Tiền sử tiếp xúc với nguồn lây Trong nghiên cứu chúng tôi ghi nhận được một tỷ lệ cao những bệnh nhân lao không có tiền sử tiếp xúc nguồn lây (chiếm 87,22%); chỉ có một tỷ lệ thấp những bệnh nhân lao là có tiền sử tiếp xúc nguồn lây (chiếm 12,77%). Những bệnh nhân này thường có người thân trong gia đình bị lao, trong nghiên cứu của chúng tôi đó là: chồng/vợ, bố/mẹ sống chung trong gia đình. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với nghiên cứu của Phan Thu Phương và cộng sự (2010) về đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh lao phổi AFB đờm dương tính điều trị tại khoa hô hấp bệnh viện Bạch Mai; tiền sử không tiếp xúc nguồn lây chiếm 97,6% còn tỷ lệ tiếp xúc với nguồn lây rất thấp chiếm 2,4% [9]. Trần Văn Sáng (2007), Tất cả các bệnh nhân lao đều có thể là nguồn lây, nhưng mức độ rất khác nhau. Bệnh nhân lao phổi có vi khuẩn trong đờm phát hiện được bằng phương pháp soi trực tiếp là nguồn lây nguy hiểm nhất (còn gọi là nguồn lây chính) [24]. 4.7. Tỷ lệ mắc Lao theo giới tính Nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận được tỷ lệ mắc lao của bệnh nhân nam chiếm 6,16% trong khi tỷ lệ bệnh nhân nữ chiếm 4,17%, tỷ lệ nam/nữ khoảng 1,5. Kết quả này phù hợp với nhiều nghiên cứu đã công bố tỷ lệ mắc lao ở nam thường cao hơn nữ như đề tài của tác giả Phan Thị Quế (2005), nghiên cứu 400 bệnh nhân lao phổi mới AFB(+) điều trị tại Bệnh viện lao và một số huyện ở tỉnh Thái Bình từ tháng 10/2004 đến tháng 6/ 2005 thấy:Tỷ lệ mắc ở nam nhiều hơn nữ 1,8 lần (64,3% và 35,7%) [14]; Trần Thị Xuân Phương (1999), nghiên cứu về lao phổi mới AFB (+) thấy: tỷ lệ mắc lao phổi ở nam giới cao hơn gấp 2,3 lần [13]. Bùi Đức Dương (1996) nghiên cứu ở 284 bệnh nhân thấy tỉ lệ nam/nữ là 1,7 [15].Trong nghiên cứu của Hoàng Như Dũng, Trần Thị Kim Phố (2009 ) đánh giá tình hình bệnh Lao tại huyện Phú Vang 2005 – 2009 cũng cho thấy tỷ lệ mắc bệnh lao ở nữ (35%) thường thấp hơn ở nam giới (65%) 1,86 lần. 4.8. Tỷ lệ mắc bệnh lao trong nhóm nghiên cứu theo các nhóm tuổi Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ phát hiện lao phổi dương tính ở Độ tuổi < 30 tuổi chiếm tỷ lệ AFB dương tính cao nhất 33,33%, độ tuổi ≥ 60 chiếm 6,59%. Tỷ lệ dương tính thấp nhất là độ tuổi 50-59 (2,65%). Từ kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tỷ mắc lao phổi AFB (+) đang ngày cáng có xu hướng trẻ hóa theo độ tuổi. Kết quả này cũng tương đương với một số nghiên cứu khác của tác giả Trần Thị Xuân Phương (1999), nghiên cứu về lao phổi mới AFB (+) cho thấy: tỷ lệ mắc lao phổi ở lứa tuổi 15-44 (53,4%) cao hơn tỷ lệ mắc lao ở lứa tuổi 55-64 (28,5%) [13]. Nghiên cứu Bùi Đức Dương, Hồ Sỹ Dưỡng (1994), nghiên cứu 693 bệnh nhân lao phổi mới ở Hà Nội cũng cho thấy tỷ lệ mắc lao ngày càng trẻ hóa cụ thể ở lứa tuổi 25 – 44 có tỷ lệ mắc lao cao chiếm 51,31%. Với tỷ lệ mắc lao ngày trẻ hóa điều này có thể chi phối đến tình hình dịch tễ lao vì luôn có một số lượng nguồn lây “tiềm tàng” ở nhóm trẻ tuổi, và cũng sẽ kéo dài trong cuộc đời họ không được chữa khỏi. Bệnh lao ở Việt Nam có xu hướng trẻ hóa một phần do liên quan đến lối sống hoặc nhiễm HIV của một bộ phận thanh thiếu niên. Nếu như trước đây do ăn uống kham khổ, vệ sinh kém, đời sống thấp... mới dễ bị nhiễm lao thì giờ do học hành căng thẳng, làm việc quá sức chính là nguyên nhân gây bệnh lao. Trong trạng thái đó, cơ thể sẽ phản ứng bằng cách hệ thần kinh kích thích tiết ra chất làm tim đập nhanh hơn, huyết áp tăng nhưng chất này cũng khiến các phản ứng miễn dịch của cơ thể bị giảm. Lâu dài, vi trùng lao bị nhiễm trước kia vốn nằm im trong cơ thể sẽ sinh sôi và gây bệnh lao. 4.9. Mối liên quan giữa ho có đờm và bệnh lao AFB (+) Đây là một triệu chứng khá điển hình trong lao phổi AFB (+), kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy đối tượng có triệu chứng ho chiếm tỷ lệ cao 52,22% (bảng 3.9) và những người có triệu chứng ho có đờm có tỷ lệ mắc lao AFB (+) cao gấp 21,6 lần những người không có triệu chứng này. Sự liên quan này có ý nghĩa thống kê (p = 4,327e-06). Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Bùi Đức Dương (1994) [15] cho rằng triệu chứng hay gặp nhất của lao phổi là ho có đờm chiếm 68,7%. Một số nghiên cứu của các tác giả khác cũng cho kết quả tương tự như Đào Thị Hà (2005) tỷ lệ ho khạc đờm: 94,8% [20]; Phan Lương Ái Linh (2002) tỷ lệ ho khạc đờm: 83,5% [21]; Nguyễn Thị Lan Anh (2002) tỷ lệ ho khạc đờm: 60% [22]. Trong nghiên cứu của Phan Thị Quế (2005) trên 400 bệnh nhân lao phổi mới AFB(+) điều trị tại Bệnh viện lao và một số huyện ở tỉnh Thái Bình từ tháng 10/2004 đến tháng 6/ 2005 cũng cho thấy triệu chứng lâm sàng chính khiến bệnh nhân đi khám bệnh là ho khạc đờm kéo dài 70,1%. 4.10. Mối liên quan giữa sốt về chiều và bệnh lao AFB (+) Theo kết quả nghiên cứu của chúng tôi tại bảng 3.10 đối tượng có triệu chứng sốt về chiều chiếm tỷ lệ 9,44%. Kết quả này thấp hơn kết quả nghiên cứu của một số tác giả như: Nguyễn Việt Cồ (2000) tỷ lệ sốt nhẹ về chiều chiếm 69,5% [31]; Nguyễn Thu Hà (2006) thì tỷ lệ sốt nhẹ về chiều cũng đạt 54% [28]; Trần Thị Minh Hằng (2008) sốt nhẹ về chiều đạt 20,6% [30], tỷ lệ này trong nghiên cứu của Nguyễn Văn Thiêm (2001) là 66,7% [29]; theo nghiên cứu của Phạm Thị Hoà Mỹ và CS thấy sốt về chiều gặp tỷ lệ tương đối cao (88%) [30]. Có sự khác biệt này là do đối tượng nghiên cứu của chúng tôi là những người có triệu chứng lâm sàng nghi lao sinh sống tại cộng đồng dân cư còn các tác giả nghiên cứu tại cơ sở điều trị, trên các bệnh nhân đã được xác định mắc lao cho nên triệu chứng sốt về chiều của họ chiếm tỷ lệ cao hơn rất nhiều so với nghiên cứu của chúng tôi. Theo chúng tôi sự liên quan giữa sốt và lao là chặt chẽ, những người có triệu chứng sốt về chiều có tỷ lệ mắc lao AFB (+) cao gấp 3,5 lần (bảng 3.10) người không có triệu chứng này. Khi bệnh nhân có sốt cũng sẽ là một dấu hiệu quan trọng giúp cho hướng tới nguyên nhân do lao, tuy nhiên không phải lúc nào bệnh nhân do lao cũng có sốt, điều đó được minh chứng qua nghiên cứu của chúng tôi thấy có 3,89% bệnh nhân không hề có sốt nhưng khi được xét nghiệm đờm trực tiếp thì lại có kết quả dương tính với vi khuẩn lao. Như vậy triệu chứng này tuy không đặc hiệu nhưng theo kết quả của chúng tôi thì nó có ý nghĩa gợi ý, định hướng rất cao để chẩn đoán bệnh nhân lao phổi AFB (+). Chương 5: KẾT LUẬN Trong thời gian từ tháng 02/2016 đến tháng 9/2016, nghiên cứu trên 540 đối tượng có triệu chứng lâm sàng nghi lao phổi AFB (+) trên địa bàn huyện Mê Linh chúng tôi đưa ra những kết luận sau: Tỷ lệ mắc lao phổi AFB (+): Qua kết quả khám lâm sàng 540 đối tượng nghiên cứu, chúng tôi đã xác định được tỷ lệ mắc lao phổi AFB (+) là 5,19%. Dương tính (1+) chiếm tỷ lệ 2,77%, dương tính (2+) 0,93%, dương tính 3(+) 1,11%, dương tính 1-9 AFB/100VT chiếm tỷ lệ thấp nhât 0,37%. Một số yếu tố liên quan đến tình trạng mắc lao phổi AFB (+): Tỷ lệ mắc lao ở nam giới cao hơn nữ giới 1,46 lần. Nhóm đối tượng mắc triệu chứng ho có đờm có tỷ lệ mắc lao phổi AFB (+) cao gấp 21,6 lần nhóm khống mắc triệu chứng trên. Nhóm đối tượng mắc triệu chứng sốt về chiều có tỷ lệ mắc lao phổi AFB (+) cao gấp 3,5 lần nhóm không mắc triệu chứng sốt. Chương 6: KHUYẾN NGHỊ Từ các kết quả nghiên cứu thu được chúng tôi đưa ra một số khuyến nghị như sau: Cần tuyên truyền trong cộng đồng về bệnh lao, giúp bệnh nhân đi khám và điều trị bệnh lao sớm. Tăng cường khám phát hiện bệnh lao chủ động ở cộng đồng nhằm phát hiện và điều trị kịp thời cho những trường hợp nghi ngờ lao phổi. Hướng dẫn bệnh nhân kỹ thuật lấy đờm đúng cách tránh bỏ sót những bệnh nhân có xét nghiệm AFB đờm dương tính. TÀI LIỆU THAM KHẢO. Bệnh học lao phổi (2006), Nhà xuất bản Y học Hà Nội, tr. 3 - 5 -12 – 17. Ngô Ngọc Am (2002), “Dịch tễ học bệnh lao”. Nhà xuất bản Y học Hà Nội, tr. 18 - 24 - 28. Chương trình chống lao quốc gia Việt Nam (2009), Nhà xuất bản y học, tr 16-28 CTCLQG (1998), Hội nghị thực hiện DOTS trong CTCLQG các tỉnh phía Bắc và miền trung. Nguyễn Việt Cồ (2006), “Bệnh học lao”, Nhà xuất bản y học. Tr 12-17 Nguyễn Quốc Minh (2003), “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng lao phổi mới AFB dương tính và kiến thức về bệnh lao ở bệnh nhân là sinh viên” luận văn thạc sỹ y học. Trường Đại học y Hà Nội. Trần Văn Sáng (1999), "Vi khuẩn lao kháng thuốc cách phòng và điều trị", Nhà xuất bản y học, Hà Nội. Lê Huy Chính (2007), “ Vi sinh y học”, Nhà xuất bản y học Hà Nội, Tr 196-197. Phan Thu Phương, Chu Thị Hạnh, Ngô Quý Châu (2010), “Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh lao phổi AFB đờm dương tính điều trị tại khoa hô hấp bệnh viện Bạch Mai”. Y học lâm sàng, Tr 23-33. CTCLQG (1999). "Hướng dẫn thực hiện CTCLQG", Nhà xuất bản Y học, Hà Nội: tr 8 - 12, 21 - 25, 29 - 39. 11. Bùi Đức Dương, Hồ Sỹ Dưỡng (1994), “Nhận xét 693 bệnh nhân điều trị công thức 2SRHZ/6HE”, Nội san lao và bệnh phổi 1994:tr 17, 114 - 7. 12. Nguyễn Phương Hoa (1995), “Hiệu quả của hoá trị liệu ngắn ngày 2SRHZ/6HE trong điều trị ngoại trú lao phổi ngay từ đầu tại Hà Nội”, Luận văn tốt nghiệp thạc sỹ y học, ĐH Y Hà Nội. 13. Trần Thị Xuân Phương (1999), “Nghiên cứu kết quả điều trị bệnh nhân lao phổi mới AFB(+) ở giai đoạn tấn công bằng 2 phác đồ 2SRHZ/6HE và 2ERHZ/6HE”, Luận văn tốt nghiệp thạc sỹ y học, Đại học y Hà Nội: tr 56 - 71. 14. Phan Thị Quế (2005), “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và tiếp cận dịch vụ y tế của bệnh nhân lao phổi AFB(+) mới tại Bệnh viện lao và một số huyện tỉnh Thái Bình”, Luận văn tốt nghiệp thạc sỹ y học, Đại học y Hà Nội. 15. Nguyễn Văn Tiêm, Kiều Mạnh Thắng (1991), “Nhận xét về hoá trị liệu ngắn ngày qua 2 năm thực hiện 1989 – 1990”, Nội san lao và bệnh phổi, tr 16 - 16. Hoàng Như Dũng, Trần Thị Kim Phố (2009 ) đánh giá tình hình bệnh Lao tại huyện Phú Vang 2005 – 2009, tr -3. 17. Trần Huy Nghĩa, Kiến thức về bệnh Lao của các đối tượng có triệu chứng nghi ngờ lao tại huyện Cẩm Xuyên, Tỉnh Hà Tĩnh. Đại học y dược Huế 18. Lê Ngọc Hưng (1988), “Nhận xét 176 trường hợp lao phổi AFB dương tính ở người lớn điều trị lần đầu tại viện lao và bệnh phổi TƯ từ tháng 1- 1987 đến tháng 1 - 1988”, Luận văn tốt nghiệp bác sỹ nội trú, ĐH Y Hà Nội. 19. Nguyễn Thị Phượng (2006), "Nghiên cứu phát hiện, điều trị lao phổi mới AFB(+) và kiến thức, thái độ, thực hành về bệnh lao của công nhân ngành than tại Quảng Ninh", Luận văn thạc sỹ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội: tr 71. Đào Thị Hà (2005) “ So sánh đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của lao phổi mới AFB dương tính ở người cao tuổi và trẻ tuổi”. Luận văn thạc sĩ y học Đại học Y Hà Nội, tr. 3 – 5 – 51 – 53. Phan Lương Ái Linh (2002), “Nghiên cứu kháng thuốc tiên phát và kết quả điều trị sau 2 tháng tấn công của phác đồ 2SHRZ/6HE ở bệnh nhân lao phổi mới AFB dương tính tại nội thành Đà Nẵng từ 11/2001- 6/2001”, Luận văn thạc sĩ y học Đại học Y Hà Nội, tr. 41 – 42. Nguyễn Thị Lan Anh (2002), “So sánh lâm sàng, cận lâm sàng bệnh nhân lao phổi mới sau hai tháng điều trị SHRZ còn và không còn AFB, kết quả tìm vi khuẩn trong đờm bằng PCR”. Luận văn thạc sĩ y học Đại Học Y Hà Nội, tr. 37 – 38. CTCLQG (2004), “Báo cáo tổng kết CTCLQG giữa kì giai đoạn 2001-2005 và phương hướng hoạt động các năm 2004-2005”, tr. 6 - 7, 10 - 11, 16 – 21. Trần Văn Sáng (2007), "Lao phổi", Bệnh học lao, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội: tr 45 - 47, 132 - 133 Nguyễn Giang Nam (2008), “Nghiên cứu một số đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của tràn dịch màng phổi do lao tại bệnh viện lao và bệnh phổi Thái Nguyên”, Luận văn thạc sĩ y học, Đại học Y dược- Đại học Thái Nguyên, tr. 44-45. Nguyễn Huy Điện (2003), “Nghiên cứu lâm sàng và cận lâm sàng tràn dịch màng phổi do lao HI V (+) tại Hải Phòng (1998- 2003)”, Luận văn Thạc sỹ Y học, Đại học Y Hà Nội. Phạm Ngọc Thảo (2013), “Nghiên cứu giá trị lâm sàng, Xquang phổi chẩn và PCR trong chẩn đoán lao phổi AFB âm tính”, luận văn thạc sỹ Y học, Đại học Y Hà Nội. Nguyễn Thu Hà(2006), “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh nhân lao phổi mới AFB(-) và kết quả phát hiện vi khuẩn lao của kỹ thuật PCR, MGIT”, Luận văn Bác sỹ chuyên khoa 2, Trường đại học Y Hà Nội. Nguyễn Văn Thiêm (2001), “ Nghiên cứu lâm sàng, hiệu quả phản ứng chuỗi Polymerase và phản ứng miễn dịch gắn men trong lao phổi AFB(-)”, Luận văn Thạc sỹ Y học,Trường đại học Y Hà Nội. Trần Thị Minh Hằng(2008), “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả cuả phương pháp MGIT trong lao phổi AFB(-)”, Luận văn Bác sỹ chuyên khoa 2, Trường đại học Y Hà Nội. Phạm Thị Hòa Mỹ, Nguyễn Ngọc Hùng (1994), "Nhận xét về tình hình bệnh nhân tràn dịch màng phổi do lao điều trị nội trú tại khoa hô hấp bệnh viện Bạch Mai trong 6 tháng cuối năm 1993 và 6 tháng đầu năm 1994", Kỷ yếu công trình nghiên cứu khoa học, tập 5, Trường Đại học Y Hà Nội, tr. 35-38. Nguyễn Việt Cồ (2000), “Điều trị lao phổi mới phát hiện AFB(-), tổn thương Xquang nhẹ và bằng công thức ngắn hạn 2SHZ/6HE và 2S3R3Z3/6HE”, Nội san Lao và Bệnh phổi tập 31.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docnckh_lao_hoan_thanh_7766_2106786.doc
Luận văn liên quan