Đề tài : Tư tưởng triết học của âm dương gia và sự ảnh hưởng của nó đến đời sống văn hóa tinh thần của người Việt (1)

Thuyết Âm D ương Ngũ hành là một học thuyết về vũ tr ụ và con ngư ời có từ lâu đời. Nền tảng của nó về ph ương diện khoa học th ì chưa được bàn đến một cách rốt ráo. Nhưng những ứng dụng của nó trong cuộc sống h àng ngày thì đã trở thành quen thu ộc. Học thuyết âm d ương ngũ hành không nh ững được nhiều trường pháitriết học tìm hiểu lý giải, khai thác m à còn được nhiều ng ành khoa h ọc khác quan tầm vận dụng. Có thể nói, ít có học thuyết triết học n ào lại thâm nhập v ào nhiều lĩnh vực của tri thức v à được vận dụng để lý giải nhiều vấn đề của tự nhi ên, xã hội như học thuyết này. Việc sử dụng phạm trù âm dương ng ũ hành đánh d ấu bước phát triển đầu ti ên của tư duy khoa h ọc phương Đông nh ằm đưa con ngư ời thoát khỏi sự khống chế về t ư tưởng của các khái niệm thượng đế, quỷ thần truyền thống. Chính v ì thế, sự tìm hi ểu học thuyết âm dương ngũ hành là một việc cần thiết để lý giải những đặc tr ưng của triết học ph ương Đông. Những quy luật c ơ bản của âm d ương nói lên s ự mâu thuẫn, thống nhất, vận động v à phát triển của một dạng vật chất, âm d ương tương tác v ới nhau gây n ên mọi sựbiến hóa của vũ trụ. Cốt l õi của sự tương tác đó là s ự giao cảm âm d ương.

pdf24 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3525 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài : Tư tưởng triết học của âm dương gia và sự ảnh hưởng của nó đến đời sống văn hóa tinh thần của người Việt (1), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ũng ôm chứa âm dương trong nó: "vật vật hữu nhất thái cực" (vạn vật, vật n ào cũng có một thái cực, thái cực l à âm dương). Nhìn chung, toàn bộ “Kinh dịch” đều lấy âm dương làm nền tảng cho học thuyết của mình. Vấn đề âm dương trong trời đất, trong vạn vật liên quan tới sự sống con người được bàn nhiều nhất trong nội dung trao đổi y học, y thuật giữa Ho àng đế và Kỳ Bá qua tác phẩm "Hoàng đế Nội kinh". Tác phẩm này lấy âm dương để xem xét nguồn gốc của các tật bệnh. "Âm dương, đó là cái đạo của trời đất, kỷ cương của vạn vật, cha mẹ của sự biến hóa, gốc ngọn của sự sinh sát, phủ tạng của thần minh, trị bệnh phải cần ở gốc, cho n ên tích luỹ dương làm trời, tích lũy âm làm đất, âm tĩnh đương động, dương sinh âm trưởng, dương sát âm tàng, dương hóa khí, âm tàng h ình". Tác phẩm này còn bàn đến tính phổ biến của khái niệm âm d ương. Theo tác phẩm thì trời thuộc dương, đất thuộc âm, mặt trời thuộc dương, mặt trăng thuộc âm. Âm dương là khái niệm phổ biến của trời đất. Mọi sự vật, hiện t ượng trong vũ trụ đều có thể lấy âm dương làm đại biểu. Thông qua quy luật biến đổi âm d ương trong tự nhiên mà cố thể suy diễn, phân tích luật âm dương trong cơ thể con người. Từ những quan niệm trên về âm dương, người xưa đã khái quát thành quy luật để khẳng định tính phổ biến của học thuyết n ày: trước hết, âm dương là hai mặt đối lập với nhau nhưng lại thống nhất với nhau, cùng tồn tại phổ biến trong các sự vật, hiện t ượng của giới tự nhiên. Âm dương đối lập, mâu thuẫn nhau trên nhiều phương diện. Về tính chất: dương thì cứng, nóng, âm thì mềm, lạnh. Về đường đi lối về: dương là thăng (đi lên), âm là giáng (đi xuống), "cái này đi ra thì cái kia đi vào, cái này dịch sang bên trái, thì cái kia dịch sang bên phải". Song âm dương không phải là hai mặt tách rời nhau và chỉ có đấu tranh với nhau mà còn thống nhất với nhau, nương tựa vào nhau để tồn tại, "âm là cái dương vẫn tìm, mềm là cái dương vẫn lấn". Trong vũ trụ, cái gì cũng thế, "cô dương thì bất sinh, cô âm thì bất Tiểu luận Triết học Thực hiện: Nguyễn Thị Minh Hiếu Trang 4 trường". Nếu chỉ một mình dương hay một mình âm thì không thể sinh thành, biến hóa được. Nếu một mặt mất đi th ì mặt kia cũng mất theo, "dương cô thì âm tuyệt", âm dương phải lấy nhau để làm tiền đề tồn tại cho mình. Ngay cả cái gọi là âm dương cũng chỉ có ý nghĩa tương đối, vì trong dương bao giờ cũng có âm, trong âm bao giờ cũng có dương. Khi dương phát triển đến thái dương thì trong lòng nó đã xuất hiện thiếu dương rồi, khi âm phát triển đến thái âm th ì trong lòng nó đã xuất hiện thiếu âm rồi. Sở dĩ gọi là âm vì trong nó phần âm lấn phần dương, sở dĩ gọi là dương vì trong nó phần dương lấn phần âm. Âm dương bao giờ cũng nương tựa vào nhau. Sách Lão Tử viết: "phúc là chỗ núp của họa, họa là chỗ dựa của phúc”. Bên cạnh quy luật âm dương đối lập, thống nhất còn có quy luật tiêu trưởng và thăng bằng của âm dương nhằm nói lên sự vận động không ngừng, sự chuyển hóa lẫn nhau giữa hai mặt âm dương để duy trì tình trạng thăng bằng tương đối của sự vật. Nếu mặt này phát triển thái quá sẽ làm cho mặt khác suy kém và ngược lại. Từ đó làm cho hai mặt âm dương của sự vật biến động không ngừng. Sự thắng p hục, tiêu trưởng của âm dương theo quy luật "vật cùng tắc biến, vật cực tắc phản". Sự vận động của hai mặt âm dương đến mức độ nào đó sẽ chuyển hóa sang nhau gọi l à "dương cực sinh âm, âm cực sinh dương". Sự tác động lẫn nhau giữa âm đ ương luôn nảy sinh hiện tượng bên này kém, bên kia hơn, bên này ti ến, bên kia lùi. Đó chính là quá tr ình vận động, biến hóa và phát triển của sự vật, đồng thời cũng l à quá trình đấu tranh tiêu trưởng của âm dương. Những quy luật cơ bản của âm dương nói lên sự mâu thuẫn, thống nhất, vận động và phát triển của một dạng vật chất, âm d ương tương tác với nhau gây nên mọi sự biến hóa của vũ trụ. Cốt lõi của sự tương tác đó là sự giao cảm âm dương. Điều kiện của sự giao cảm đó là sự vật phải trung và "hòa" với nhau. Âm dương giao hòa cảm ứng là vĩnh viễn, âm dương là hai mặt đối lập trong mọi sự vật, hiện t ượng. Vì vậy, quy luật âm dương cũng là quy luật phổ biến của sự vận động và phát triển không ngừng của mọi sự vật khách quan. II.2. Lý luận Ngũ hành a. Nguồn gốc Khác với Kinh Dịch, nguồn gốc hay xuất xứ của Ngũ hành vẫn còn rất mơ hồ, nhất là người sáng tạo ra nó. Theo sách vở ghi lại th ì trong Kinh Thi, thiên Hồng Phạm Cửu Trù có mở đầu bằng: Sơ Nhất viết Ngũ hành... Cũng một thiên khác là Tiểu Mân viết dưới thời Chu U Vương (722 BC) lại nói về Ngũ sự trong Hồng Phạm, và theo giả thuyết tương truyền thì cho Hồng Phạm Cửu Trù là do Vua Vũ nhà Hạ (2205-2197 BC), nhờ công việc trị thủy nên bắt được Lạc Thư, trong có luận bàn về Cửu Hạc Chi Sự (9 việc nên làm), ám chỉ về Cửu Trù. Tuy có tài liệu nói trên, nhưng không ai lạ gì chuyện đã xảy ra ở Trung Hoa suốt hơn hai ngàn năm qua, vô số sách vở ngụy tạo được viết ra do những bậc hậu sinh có dụng ý riêng tư, và có thể không đáng tin lắm. Do đo, dựa vào điểm mốc thời gian chắc chắn để đoán thì thuyết Ngũ hành xuất hiện trong khoảng từ Tiểu luận Triết học Thực hiện: Nguyễn Thị Minh Hiếu Trang 5 thời của Chu Dịch (1150 BC) và Kinh Thi thời Khổng Tử (khoảng 500 BC), v ì bằng chứng rõ rệt nhất là Chu Dịch không hề nói đến luật Sinh Khắc của thuyết Ngũ h ành. Nhiều người vẫn thường nhầm lẫn nếu không chịu tìm hiểu, do bởi quá nhiều sách vở "Ngụy Thư " mê hoặc, khi cho rằng thuyết Ngũ hành có cơ sở từ Dịch lý mà ra, qua trung gian là Hà Ðồ và Lạc Thư, còn gọi là Tiên Thiên và Hậu Thiên Bát Quái. Thật sự, các bậc hậu sinh đã quá tinh khôn để lồng nó vào trong Dịch lý, và qua các phương tiện dùng Thần Thánh để thuyết phục, biến nó thành một phần tử thiết yếu của Dịch học. Bằng chứng cụ thể như đã nói trên, Tiên Thiên và Hậu Thiên Bát Quái chỉ là sản phẩm của các vị học giả hậu sinh, áp đặt lên Dịch lý của thuyết Ngũ hành, qua hình ảnh do rùa thần và ngựa thần để tăng thêm tính thuyết phục. Ðúng hơn, thuyết Ngũ hành đã đóng vai trò như là một loại cây "Tầm gởi", mới đầu đâm rễ sống bám vào cây Dịch lý, rồi từ từ phát triển mạnh để bao phủ, áp đảo và làm lu mờ vai trò của cây chủ nhà. Dù xuất hiện vào thời điểm nào thì thuyết Ngũ hành, theo ý kiến chung của các học giả về triết Ðông, là công trình nghiên cứu độc lập riêng biệt của nhà thông thái nào đó, và không phải sản phẩm trực tiếp có được từ Kinh Dịch mà ra. Bằng chứng là thuyết Ngũ hành không hề nói về nguồn gốc, hay giải thích Ngũ H ành bắt đầu từ đâu, và do cái gì sinh ra. Còn như nếu chịu ảnh hưởng của lý thuyết Dịch, th ì chắc phải là 4 hay 8, chớ không phải 5. Có thể tin được rằng, khởi thủy các nhà thông thái chỉ muốn làm công việc duy nhất là nghiên cứu các nguyên liệu chính trong thiên nhiên gồm 5 thành phần, đồng thời cũng đưa ra những quy tắc khi kết hợp 2 nguy ên liệu lại với nhau. Vào thời cực thịnh bắt đầu đi lên của Trung Hoa lúc bấy giờ, kỹ thuật luyện kim để đúc vũ khí, dụng cụ canh nông để trồng lúa gạo, và nhất là xây dựng nhà ở đã có rồi, nên chắc phải có nhuc ầu tìm hiểu, nghiên cứu về đặc tính của các vật liệu có thể dung được trong thiên nhiên. Nói cho công bằng, ưu điểm độc đáo trong thuyết Ngũ hành chính là đưa ra khái niệm về luật Sinh Khắc, cơ sở chính cho các bộ môn khoa học kỹ thuật của nền văn minh Á châu trong hơn hai mươi thế kỷ. Về sau, trong thời Xuân Thu và tiếp theo là Nhà Hán, các học giả nhờ am hiểu rõ sự hổ tương giữa hai thuyết Dịch lý và Ngũ hành, nên ghép vào nhau để cho thêm nhiều ứng dụng. Ðó là một nhu cầu cần thiết rất hợp lý giữa lý thuyết và thực hành. Theo ngôn ngữ ngày nay là Khoa học và Kỹ thuật. b. Phạm trù Ngũ hành Ngũ hành là năm yếu tố tạo nên vạn vật, bao gồm: Kim, mộc, thủy, hỏa, thổ. Đây không đơn thuần là 5 dạng vật chất cụ thể, mà là năm nguyên tố chung nhất để xét mối tương quan của vạn vật. Tiểu luận Triết học Thực hiện: Nguyễn Thị Minh Hiếu Trang 6 c. Quy luật ngũ hành tương sinh tương khắc Ngũ Hành có 2 quy luật cơ bản: tương sinh và tương khắc. Các quy luật này dựa trên những quan sát cụ thể của người xưa về thiên nhiên. a) Tương sinh Mộc sinh Hỏa (cây đốt sinh ra lửa) Hỏa sinh Thổ (tro lửa lại sinh chất m àu cho đất) Thổ sinh Kim (lòng đất sinh ra kim loại) Kim sinh Thủy (kim loại nấu chảy thành nước) Thủy sinh Mộc (nước tưới cho cây) b) Tương khắc Mộc khắc Thổ (tụ thắng tán - rễ cây đâm xuyên đất) Thổ khắc Thủy (thực thắng hư - đê đất chắn nước) Thủy khắc Hỏa (chúng thắng quả - nước dập tắt lửa) Hỏa khắc Kim (tinh thắng kiên - lửa nung chảy kim loại) Kim khắc Mộc (cương thắng nhu - dao rìu kim loại đốn cây) c) Quy luật ngũ hành chế hóa Mộc khắc Thổ, Thổ sinh Kim, Kim lại khắc Mộc Kim khắc Mộc, Mộc sinh Hỏa, Hỏa lại khắc Kim Hỏa khắc Kim, Kim sinh Thủy, Thủy lại khắc Hỏa Thủy khắc Hỏa, Hỏa sinh Thổ, Thổ lại khắc Thủy Thổ khắc Thủy, Thủy sinh Mộc, Mộc lại khắc Thổ Tiểu luận Triết học Thực hiện: Nguyễn Thị Minh Hiếu Trang 7 Vì ngũ hành không phải chỉ 5 loại vật chất đơn giản, nên ta có thể quy nhiều thứ vào ngũ hành. Sau đây là vài ví dụ: Ngũ hành Ngũ phương Ngũ tạng Ngũ khí Ngũ sắc Ngũ âm Bốn mùa KIM Tây và Tây Bắc Phế Táo Trắng Thương Thu MỘC Đông và Đông Nam Can Phong Xanh Rốc Xuân THỦY Bắc Thận Hàn Đen Vũ Đông HỎA Nam Tâm Nhiệt Đỏ Chủy Hạ THỔ Trung ương Đông Bắc và Tây Nam Tỳ Thấp Vàng Cung Tháng 3 – 6 – 9 – 12 Một luật phụ thuộc cũng quan trọng không kém, tuy không có tên gọi chính thức, nhưng được hiểu ngầm và tuyệt đối tôn trọng là luật "Bảo tồn". Mỗi Hành A đều phải sinh ra một Hành B, và đồng thời cũng được sinh ra bởi một hành C khác. Tương tự cho luật khắc, Hành A trên phải khắc một Hành D, và "bị" khắc lại bởi một Hành E. Như vậy, bất cứ một Hành nào trong Ngũ Hành đều có liên hệ chặt chẽ như trói buộc với 4 Hành còn lại. Ðây chính là lý do giải thích tại sao người phát minh ra thuyết Ngũ hành đã phải dùng đến số "Hành" tối thiểu là 5. Các học giả từ xưa đã biết "Thổ khắc Thủy" là sai, nhưng không thể nào sửa lại hay điều chỉnh được, vì giống như hình ảnh của thuyết con cờ "Domino", nếu một cái ngã thì sẽ kéo theo toàn bộ, và kết quả là cả thuyết Ngũ hành sẽ không còn có giá trị gì nữa. II.3. Thái cực - Lưỡng Nghi - Tứ Tượng Kinh Dịch viết: Thái cực sinh lưỡng nghi, lưỡng nghi sinh tứ tượng, tứ tượng sinh bát quái, bát quái biến hóa vô cùng Thái Cực là dạng thức nguyên thủy hỗn mang của vũ trụ. Từ Thái Cực sinh ra L ưỡng Nghi là Âm và Dương, từ Lưỡng Nghi lại sinh ra Tứ Tượng: Thái Âm, Thiếu Dương, Tiểu luận Triết học Thực hiện: Nguyễn Thị Minh Hiếu Trang 8 Thái Dương, Thiếu Âm. Từ Tứ Tượng lại sinh ra Bát Quái (tám quẻ).V òng tròn Thái Cực bao gồm hai nửa ôm lấy nh au, tượng trưng cho Âm và Dương không ng ừng chuyển hóa, không tách rời nhau. Trong mỗi một nửa lại có một h ình tròn nhỏ khác màu. Lưỡng Nghi chính là Âm và Dương. Nếu Thái Cực là dạng thức nguyên thủy của vũ trụ, thì quá trình sinh Lưỡng Nghi là quá trình hình thành trời đất. Như vòng tròn Thái Cực đã thể hiện, Âm và Dương giao hòa, không tách rời, và chuyển hóa cho nhau. Âm thịnh thì Dương suy (khu vực màu đen rộng thì khu vực màu trắng hẹp lại) và ngược lại: Dương thịnh thì Âm suy. Tứ Tượng bao gồm Thái Âm, Thiếu Dương, Thiếu Âm, Thái Dương. Thái Âm là vùng màu đen lớn, Thiếu Dương là vòng trắng nhỏ. Tương tự, Thái Dương là vùng trắng lớn, Thiếu Âm là vùng đen nhỏ. Từ Tứ Tượng ta có thể thấy, Dương phát triển đến cực đại (khoảng trắng lớn nhất) th ì sinh Âm, Âm phát triển cực đại thì sinh Dương. Tứ Tượng về bản chất là Âm và Dương nhưng nói rõ hơn quy luật của Âm Dương. Từ Tứ Tượng sinh ra Bát Quái (tám quẻ). Đến đời Tống còn có thêm khái niệm Vô Cực, là dạng thức trước Thái Cực.Quá trình đi từ Thái Cực – Lưỡng Nghi – Tứ Tượng – Bát Quái thực chất là quá trình lập thành Bát Quái. Quái (quẻ) được hình thành từ các hào. Trong đó hào dương là một vạch liền (-) và hào âm là một vạch đứt (--). Thái Cực không có hào, Lưỡng Nghi chính là Âm và Dương. Trong Tứ Tượng thì mỗi Tượng có 2 hào, tổ hợp lại được 4 Tượng. Bát Quái thì mỗi Quái có 3 hào, vậy tổ hợp lại được 8 quẻ tất cả. Tiểu luận Triết học Thực hiện: Nguyễn Thị Minh Hiếu Trang 9 II.4. Âm Dương trong Bát quái Bát quái được lập thành bởi sự kết hợp của từng cặp ba vạch liền v à vạch đứt. So với Âm và Dương thì vạch đứt biểu thị nguyên lý Âm, vạch liền biểu thị nguyên lý Dương. Thí dụ ba vạch liền chồng lên nhau là quẻ Càn; ba vạch đứt chồng lên nhau là quẻ Khôn; vạch đứt nằm giữa hai vạch liền l à quẻ Ly; vạch liền nằm giữa hai vạch đứt l à quẻ Khảm, v.v... Quẻ Càn biểu thị cho thuần (tuý) Dương; quẻ Khôn cho thuần (tuý) Âm; sáu quẻ còn lại có lẽ là kết quả tương giao của hai quẻ Càn, Khôn. Trong Kinh Dịch, Hệ từ truyện, Thiên thượng, chương 5, có câu: “Một âm, một dương, gọi là đạo”. Lão Tử cũng viết trong Ðạo đức kinh, chương 42: “Trong vạn vật không có vật nào không cõng Âm và bồng Dương; nhân chỗ xung nhau mà hoà với nhau”. Như thế có nghĩa vạn vật chỉ hiện hữu b ình thường và vận hành thông suốt trong trạng thái quân bình Âm Dương. Dấu vết sớm nhất của khái niệm Âm D ương được tìm thấy trong sách Quốc ngữ, một tác phẩm có lẽ được soạn vào thế kỷ 3 hoặc 4 tr.C.N. Bộ sử này kể chuyện nhân vụ động đất năm 780 tr.C.N., một học giả nói rằng “Khí d ương ẩn phục mà không thể thoát ra, khí âm nén bức mà không thể bốc lên, nên phát sinh động đất”. II.5. Ngũ hành trong Đông y • MỘC, ví như cây tươi, sắc xanh lá cây, thuộc khí Thiếu -Dương, phát triển theo chu trình Sinh, có những tương ứng với trời (phong khí, mùa xuân, buổi sáng...), với đất (phương đông) và người (tạng phủ: can, đảm; cơ phận: gân, thị giác)... • HỎA, ví như lửa, sắc đỏ, thuộc Thái Dương, phát triển theo chu trình Trưởng, có những tương ứng với trời (thử nhiệt, mùa hạ, buổi trưa), đất (phương nam) và người (tạng phủ: tâm, tâm bào, tiểu trường, tam tiêu; mạch, lưỡi)... • THỔ, ví như đất, sắc vàng, phát triển theo chu trình Hóa (chuyển biến), có những tương ứng với trời (khí ẩm thấp, cuối hạ, buổi tr ưa chuyển sang chiều), đất (phương trung ương) và người (tạng phủ: tỳ, vị; thịt, miệng)... • KIM, ví như kim loại, sắc trắng thuộc Thiếu Âm, phát triển theo chu tr ình Thâu, có những tương ứng với trời (táo=khô ráo,mùa thu, buổi chiều tối), đất (phương tây) và người (tạng phủ: phế, đại trường; da, mũi)... • THỦY, ví như nước, sắc đen, thuộc khí Thái Âm, phát triển theo chu tr ình tàng ẩn, có những tương ứng với trời (khí lạnh, mùa đông, đêm khuya), đất (phương bắc) và người (tạng phủ: thận, bàng quang; nước tiểu, xương)... a. Hệ thống tạng phủ Người xưa hay dùng lối nói ngụ ngôn, nghe có vẻ m ơ hồ, thiếu chính xác nhưng thực sự muốn bao hàm rộng rãi hơn. Cũng vậy, tạng phủ hay còn gọi là “tạng tượng”, là một học thuyết về cơ thể khác hẳn tây y, chỉ mượn tên bộ phận để biểu tượng, diễn tả một hệ thống rộng hơn, quan hệ liền lạc với các phần khác của c ơ thể. Chẳng hạn như khi nói Tiểu luận Triết học Thực hiện: Nguyễn Thị Minh Hiếu Trang 10 đến TÂM TẠNG, đông y không chỉ nói đến trái tim, một “cái b ơm” thúc đẩy máu lưu thông trong huyết quản, tâm không chỉ “tàng huyết” (chứa máu) mà còn “tàng thần”, liên quan mật thiết đến thần kinh hệ, tới n ão bộ, tới tâm thần, phần sinh hoạt v ượt khỏi cơ thể... THẬN TẠNG không chỉ là trái thận với chức năng lọc máu mà còn bao gồm cả nang thượng thận, cả nhiệm vụ truyền giống nữa ... Nhất l à khi nói tới TÂM BÀO và TAM TIÊU thì rõ ràng là nói tới chức năng có liên hệ rộng tới các cơ phận khác của cơ thể: Tâm bào là chức năng tiền phương, có nhiệm vụ bảo vệ cho Tâm tạng v à Tam tiêu là công việc của ba vùng ngực (gồm tâm - phế), bụng trên (gồm chức năng Tỳ - Vị) và bụng dưới (gồm Tiểu trường - Đại trường), cũng được gọi là “tướng hỏa”. 1- CAN, thuộc hành Mộc, thuộc phong khí nên sinh động (chu trình SINH), thuận lợi trong mùa xuân, buổi sáng. Trong cơ thể quan hệ với gân bắp: “CAN chủ CÂN” (tạng Can mạnh thì gân cũng mạnh, sức bật tốt), thuộc mộc n ên gặp nhiệt (hỏa) sốt cao th ì gây co giật cơ bắp. Can (thuộc khí th iếu dương) có quan hệ mật thiết (liên kết) trong ngoài (biểu – lý) với ĐỎM (ĐẢM), thuộc PHỦ, cũng h ành Mộc, khí thiếu dương. Vậy chức năng chính của Can - Đởm là vận động. Người xưa cũng nói: “CAN tàng HUYẾT”, ta cũng thấy cơ bắp khi vận động quả đã thu phát một số lượng máu lớn qua đó. 2- TÂM, thuộc hành Hỏa, thuộc khí thử, nhiệt (nắng, nóng), tiến l ên cao độ (chu trình TRƯỞNG), sức nóng phát triển mạnh v ào mùa hè, lúc giữa trưa. Do đó người có máu đầy đủ trông khoẻ mạnh hồng h ào, trái lại người thiếu máu trông xanh xao, dễ thấy lạnh. Trái tim điều động máu (Tâm tàng huyết) nhưng Tâm cũng tàng Thần nên những sinh hoạt của hệ thần kinh, tinh thần cũng nằm trong TÂM tạng. Tâm có t ương ứng biểu lý với TIỂU - TRƯỜNG (PHỦ), cũng thuộc hành Hỏa, cùng có chức năng chính là sản nhiệt cho cơ thể. Ngoài ra còn phải nói tới TÂM BÀO (TẠNG) và TAM TIÊU (PHỦ) cũng thuộc HỎA có nhiệm vụ tiền ph ương (nên gọi là Tướng Hỏa), hỗ trợ cho TÂM - TIỂU TRƯỜNG (được gọi là Quân Hỏa). 3- TỲ, thuộc hành Thổ, thuộc thấp khí, ở vào lúc chuyển biến (HÓA), giai đoạn chuyển đổi. Nói theo lối cổ th ì Tỳ là tụy tạng, nhưng thực ra Tỳ cùng với Vị (tương ứng biểu - lý) bao gồm cả hệ thống tiêu hóa, kể cả răng miệng, thực quản, th ượng vị lẫn tụy, bao tử và một phần công việc của lá gan. Răn g hư hay rụng nhiều cũng làm cho bao tử “nặng gánh”, ăn không chịu nhai kỹ hoặc cứ “lo ra”, n ước miếng không tiết ra đủ để góp phần vào việc tiêu hóa, nhai cơm cứ như nhai rơm thì rồi cũng đi đến đau bao tử. Nh ưng khi thức ăn được tiêu hóa rồi thì gan giúp tinh lọc thành huyết để rồi được biến dưỡng nuôi thân. Công việc đó khiến “các cụ” bảo là TỲ có công năng “thống huyết”, nuôi dưỡng, phát triển cơ thể nên bảo là “chủ cơ nhục”. Công năng này còn gọi là “tiết xuất” ví như mặt đất (Thổ) này đã góp phần nuôi dưỡng sinh vật trên đó. 4- PHẾ, hành Kim, thuộc táo khí, ở vào giai đoạn Thu vào (chu trình THÂU). Phế chủ Khí, biến dưỡng khí trời vào nuôi thân, đào thải thán khí trong máu. Phế còn “chủ bì mao”, như đã biết, con người không chỉ thở bằng hai lá phổi m à còn thở qua lỗ chân Tiểu luận Triết học Thực hiện: Nguyễn Thị Minh Hiếu Trang 11 lông nữa. Người bị phỏng nặng trên da có thể chết vì ngộp. Người tập khí công cũng bắt đầu bằng thổ nạp công phu (hít thở) v ì trong không khí còn có tinh khí v ũ trụ (prahna). Siêng năng tập luyện, khí lực trong con ng ười sẽ trở nên sung mãn. Ngoài ra cũng phải kể tới chức năng “nạp khí” của Thận. Trong khí công ta cũng nghe nói tới “thở thận”. Phủ có tương ứng biểu - lý với Phế là Đại trường, cũng thuộc hành Kim, cùng nhiệm vụ đào thải cặn bã khỏi cơ thể. 5- THẬN, hành Thủy, thuộc thấp khí, tới giai đoạn liễm tàng (chu trình TÀNG). Cùng với Phủ Bàng-quang, tương ứng biểu-lý, có chức năng “điều hòa thủy đạo”, hằng định nội môi của cơ thể, bài tiết nước tiểu. Vì cũng còn có chức năng “nạp khí” nên Thận cũng “tàng tinh”, “tinh” đây là tinh khí hấp thụ từ ăn uống, hít thở trong môi tr ường mà cũng còn là tinh hoa của “tiên thiên khí” để tiếp nối cho thế hệ sau (truyền giống). Do đó cơ thể suy nhược có thể do Thận yếu, không cung ứng nổi tinh khí cho các tạng phủ khác để nuôi thân. Đông y cũng nói: Thận tàng tinh, sinh tủy, nuôi răng ... nên xương yếu, răng rụng sớm là do Thận khí không đủ. Ngược lại, ta thấy những nam nhân da đen, răng tốt, trắng nhởn thường có khả năng sinh lý tốt. Do đó, cần phải hiểu Tạng-Phủ theo chức năng phức tạp của n ó mới hiểu được lối lý luận của Đông-y. Ngoài ra do ứng dụng Ngũ hành, các Tạng Phủ đều phân nhỏ Ngũ hành như Can mộc, Can hỏa, Can thổ, Can kim, Can thủy; các Tạng phủ khác cũng phân ra như vậy. Đây là những ứng dụng thiết yếu trong chẩn trị. b. Hệ thống kinh mạch Kinh Mạch nói chung là hệ thống vân hành khí hóa giữa Tạng phủ với nhau và liên lạc ra tới tận mặt da (quan hệ Biểu -lý). Qua hệ thống này y-sỹ định mức độ của bệnh mà lập phương tri liệu (bệnh mới xâm nhập b ì phu, ở biểu, hay đã vào sâu trong tạng-phủ, lý...). Hệ thống này không có đường đi cụ thể như huyết mạch, hệ thần kinh, hay lâm-ba tuyến nhưng cũng chằng chịt phân bố khắp c ơ thể. Trong các kinh điển Đông y đều đề cập phong phú về kinh mạch nhưng hiện tại chưa có sách nào nói tới ai và làm cách nào khám phá ra hệ thống này. Phải chăng có vị chân tu nào đó đã tìm thấy nó trong lúc tĩnh tọa, thiền định mà truyền lại cho các thế hệ sau. Trên căn bản này riêng khoa châm cứu đã phát triển rất mạnh, từ thể châm (châm cứu v ào các huyệt trên cơ thể) đến đầu châm, thủ (bàn tay) châm, túc (bàn chân), tỵ (mũi) châm, diện (mặt) châm... (sau n ày nhờ máy đo điện trở, người ta nhận thấy đường đi của các kinh chính cũng nh ư đã được vẽ trong các cổ thư) ở tây phương ta cũng thấy những thành quả của reflexology, massotherapy trong trị liệu, tác động từ ngoài mặt da. • 12 KINH CHÍNH dẫn khí Âm-Dương từ tạng-phủ, trong ra ngoài và ngược lại. Lại thêm Đốc mạch, mệnh danh là biển của các kinh dương và Nhâm mạch, biển của các kinh âm để điều hòa các khí Thiếu dương, Dương minh, Thái dương và Thiếu âm, Quyết âm và Thái âm (6 khí lực trong con người cũng như lục khí của trời) của các Tạng, Phủ. Tiểu luận Triết học Thực hiện: Nguyễn Thị Minh Hiếu Trang 12 • Các LẠC ngang, dọc, nối từng cặp KINH t ương ứng với nhau và là đường phụ nối từ ngoài vào Tạng, Phủ, và những Tôn lạc bủa ra khắp nơi. • KỲ KINH BÁT MẠCH gồm ĐỐC (điều đạt 6 kinh d ương chạy qua tay, chân), NHÂM (điều đạt 6 kinh âm chạy qua tay chân), DƯƠNG DUY kết nối các kinh dương, ÂM DUY kết nối các kinh âm, DƯƠNG KIÊU (cầu) nối mặt dương, mé ngoài cẳng chân, ÂM KIÊU nối mặt âm, mé trong cẳng chân, ĐỚI MẠCH liên kết các kinh cả dương lẫn âm quanh vòng eo lưng và XUNG MẠCH kết nối từ dưới thân trở lên. Nói chung toàn bộ hệ thống KINH MẠCH LẠC ngo ài nhiêm vụ liên kết các khí Âm- Dương, tạng phủ trong ngoài còn tiếp nhận Âm Dương từ trời xuống, từ đất lên, mà giữ quân bình, cho cơ thể được khang kiện. Hệ thống này được coi như mạch lưu thông giữa vũ trụ và con người (vốn được coi như một tiểu vũ trụ). c. Hệ thống huyệt đạo Huyệt là những điểm nhỏ khoảng 1mm vuông, phản ánh tới các phần khác của c ơ thể, dùng để chẩn đoán hoặc trị bệnh. Ta có thể tạm phân loại ra nh ư sau: 1- Kinh huyệt là những huyệt nằm trên các đường khinh mạch chính, hay giao điểm của chúng. Trong nhóm này có một số huyệt dùng để chẩn đoán. 2- Thiên ứng huyệt là những điểm nhấn thấy đau trong khi chẩn đoán và được tác động vào để chữa bệnh, không cố định và không nằm trên các kinh mạch chính. Khí mạch bủa khắp toàn thân, nên các điểm phản ứng trên da (huyệt thiên ứng) cũng có thể tác động đến dòng khí lưu trong cơ thể để trị bệnh bằng nhiều phương pháp dùng dược, châm cứu, xoa bóp (tẩm quất, shiatsu, physical therapy, v.v... ) III.SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA ÂM DƯƠNG GIA ĐẾN ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TINH THẦN CỦA NGƯỜI VIỆT [2] III.1. Vận hành Âm Dương Tiên Rồng trong văn hóa Việt Nam Ngày từ thuở cách mạng nông nghiệp trồng lúa nước cách ngày nay khoảng 6000-7000 năm tổ tiên người Việt đã mở cửa âm dương chuyển tải lý vận hành âm dương hòa quyện với lòng người vào dòng sống dân tộc, lấy tình thương xây dựng tâm thức dân tộc, thể hiện trong nếp sống chan chứa tính người và tình người với đạo lý “thương người như thể thương thân”. Người Việt không luận cứ, không hệ thống hóa nguy ên lý Âm Dương trong chữ nghĩa, kinh điển với những định nghĩa, phân tích dong d ài qua các buổi thuyết giảng. Họ sống ngay trên dòng Âm Dương biến dịch trong thiên nhiên (sống thuận lý theo thiên nhiên, trông cơ trời đất liệu thời làm ăn). Qua thời tiết, mùa màng, mỗi mùa mỗi tiết đều có hoa trái khác nhau, rau, cải, cá tôm, cua, v.v… khác nhau để cung cấp cho đời sống con người: Xuân ăn măng trúc, Đông ăn giá (Nguyễn Bỉnh Khiêm). Tiểu luận Triết học Thực hiện: Nguyễn Thị Minh Hiếu Trang 13 Ông cha chúng ta đã thần hóa âm dương thành Mẹ Tiên Âu Cơ và Cha Rồng Lạc Long, tỏ lòng biết ơn mẹ cha cùng âm dương, đất trời. Triết lý sống Tiên Rồng dạy chúng ta chấp nhận dị biệt, “ rằng trong lẽ phải có người có ta”, coi đối lập là bổ sung, lấy tình nghĩa làm đầu, “một bồ cái lý không bằng một tí cái tình”. Tâm tình người Việt không quên chữ Hòa (hòa cả làng) “coi nhau như bát nước đầy là hơn, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau, có đi có lại mới toại lòng nhau, bánh sáp đi thì bánh qui trở lại…” Âm Dương Tiên Rồng là “Đạo sống Việt” nắm được lẽ sinh hóa của âm dương có gì chẳng thông. Như vậy, nếu nói theo văn hóa Phật giáo Ấn Độ: Do dương có mặt, nên âm có mặt Do dương không có mặt, nên âm không có mặt Do âm sinh, nên dương sinh Do âm diệt nên dương diệt Tất cả mọi cuộc biến hóa nhỏ lớn g ì trên đời đều do lý vận hành âm dương mà ra. Có cả âm lẫn dương mới có biến hóa; nhất định không có trạng thái chỉ có âm hay chỉ có dương. “Nếu chỉ có một âm hay một dương thì âm ấy hay dương ấy sẽ bị tự diệt”. Thực ra, không phải đơn giản như thế, khi hiểu được ra rằng âm dương tuy hai mà một, và trong âm có dương, trong dương có âm c ũng như trong họa có phúc, trong phúc có họa, hết bĩ đến thái, hết thịnh đến suy… con người lúc bấy giờ mới hiểu ra được cái chân tướng của sự vật, biết hành động đúng mức, đúng thời, nhất l à khi người đó là bậc cầm quyền tự trị nước, lo cho sự tồn vong của dân tộc, hoặc ng ười đó chỉ là một người thường muốn sống ra lẽ sống, một người làm ăn lương thiện, một người vợ, một người chồng, một người cha, một người mẹ, một người con, một người anh, một người em… Dòng sống luôn luôn biến dịch sinh động, t ùy theo môi trường sống, mỗi người là một pho dịch lý sống để tùy cơ ứng biến, với tinh thần tự chủ và óc sáng tạo. Từ sự hiểu nghiệm (sự hiểu biết qua kinh nghiệm sống) lý vận h ành âm dương trong đời sống nông nghiệp trồng lúa nước, tổ tiên chúng ta đã xậy dựng được nền giáo dục nhân bản tâm linh với cẩm năng dịch lý: học ăn, học nói, học gói, học mở. Đạo sống Việt là đạo sống Tiên Rồng (Tiên = Âm; Rồng = Dương). Đạo sống Tiên Rồng là đạo sống thái hòa, lấy “hòa” làm chủ đạo cho mọi liên hệ ứng xử (hòa cả làng). “Tình thương” và “trí tuệ” là định hướng cho mọi ý nghĩ, lời nói và việc làm. Nếu không có con người làm gì có tâm linh, tín ngưỡng, tôn giáo, v.v… Nếu không có con người lý vận hành âm dương, có đó, có cũng như không, không có ý nghĩa gì. Nói cách khác, tất cả những thứ đó không đi ra ngo ài con người. Cho nên đạo sống Việt lấy Tiểu luận Triết học Thực hiện: Nguyễn Thị Minh Hiếu Trang 14 con người làm gốc, lấy tình thương xây dựng tâm thức dân tộc với đạo lý “ thương người như thể thương thân”, xem mọi người trong xã hội đều là người thân trong gia đình, qua cách xưng hô đầy thân thương: chú, bác, cô, d ì, cậu, mợ, v.v… Thần Tổ kép Tiên Rồng của dân Việt là biểu tượng thăng hoa theo chiều kích Nhân v à Trí. Mẹ Tiên Âu Cơ sống trên núi (non nhân), cha Rồng Lạc Long sống dưới biển (nước trí). Tình thương (nhân) và trí tuệ (trí) là định hướng của dân tộc Việt Nam trong mọi ý nghĩ, lời nói và việc làm. Mặt khác, mẹ Tiên Âu Cơ, “thể” là âm, lên núi, núi là dương; Cha R ồng Lạc Long, “thể” là dương lại xuống nước, nước là âm. Đó là biểu tượng cho “lý” trong âm có dương, trong dương có âm, trong h ọa có phúc, trong phúc có họa, tức trong tịnh (âm) có gốc động (dương), trong động (dương) có gốc tịnh (âm). Lý vận hành âm dương không phải chỉ có thế. Nó còn đạt đến những hiện tượng siêu việt hơn, giúp cho ta thấy rõ trong cái biến có cái bất biến, và chính cái bất biến chỉ đạo cái biến. Nghĩa là trong cái động có cái tịnh, hay nói cách khác, động trong cái tịnh v à tịnh trong cái động; tịnh và động không bao giờ rời nhau. Âm D ương Tiên Rồng là tương đối luận, thứ tương đối dẫn vào tuyệt đối; cả hai là một (nhưng một lại là hai). Trời đất biến đổi mà có xuân hạ thu đông, nhưng luật vận hành lúc nào cũng như một. Thế rồi từ chỗ thấu triệt được sự vận hành trong vũ trụ theo nguyên lý duy nhất, con người thấu hiểu được muôn ngàn lẽ về nhân sinh, không phải chỉ thích ứng với vũ trụ để sống mà còn để hiểu lẽ tuần hoàn của sống chết, áp dụng các luật biến động v ào từng việc làm của con người. Tổ tiên chúng ta đã huyền thoại hóa lý vận hành âm dương qua biểu tượng thần tổ kép Tiên Rồng (Tiên = âm, Rồng = dương) để nhắc nhở con cái Việt; và còn thần hóa Âm thành Mẹ Tiên Âu Cơ, Dương thành cha Rồng Lạc Long để ghi ơn Âm Dương như biết ơn cha mẹ và khắc sâu vào tâm khãm của từng người trong dòng tâm thức dân tộc. III.2. Chữ Thời trong dòng Biến Dịch của Âm Dương Trong dòng biến dịch không ngừng nghỉ của lý vận h ành âm dương, “thời” (thời cơ) rất quan trọng. Bỏ mất chữ thời, không thích nghi kịp thời, th ì hành động nào cũng sẽ hỏng, không những nguy hiểm cho cá nhân m ình mà còn làm thiệt hại cho người khác, cho xã hội, v.v.... Một hệ quả vô cùng quan trọng của nghề trồng lúa nước là thời - vụ - tính: gieo trồng gặt hái phải đúng thời, đúng chỗ. Sự hiểu nghiệm (sự hiểu biết qua kinh nghiệm sống) về lý vận hành âm dương đã giúp cho ông cha chúng ta s ớm ý thức được mọi hành động muốn đạt kết quả tốt phải biết sống thuận lý theo thi ên nhiên (thuận theo âm dương) đồng thời còn phải biết tùy thời, tùy chỗ, tùy việc, tùy nghi… ông cha thường nhắc nhở: “Đắc thời đắc thế thì khô, Sa cơ Rồng cũng như giun khác nào”. Đây không phải là thái độ “ba phải” mà là lối sống tùy nghi, thích ứng, tùy thời mà thuận, tùy thời mà chống, để giữ sự quân binh. Đó l à nếp sống minh triết Việt Nam, Tiểu luận Triết học Thực hiện: Nguyễn Thị Minh Hiếu Trang 15 minh triết sống Tiên Rồng. Có lúc hùng mạnh như Rồng, vững chắc vươn cao như núi, nhưng đôi khi cũng phải uyển chuyển tế nhị nh ư tiên, linh động như nước, tùy cơ ứng biến: “ở bầu thì tròn, ở ống thì dài, ở ao thì ngưng, ở sông thì chảy”. Ông Nguyễn Bỉnh Khiêm đã thấm nhuần nếp sống minh triết Việt Nam thuận lý theo thiên nhiên đã dạy rằng: Khôn cũng chết, dại cũng chết, biết th ì sống. Biết thời, biết thế, không chấp nhặt mặt Tiên hay mặt Rồng mà tùy thời, tùy chỗ, tùy người, tùy việc mà ứng xử. Kinh nghiệm sống đã giúp cho người dân Việt Nam biết được sự đa dạng và linh động của cuộc sống con người nên không chấp mà trái lại luôn luôn chấp nhận thay đổi và sự khác biệt để thích ứng, thích nghi. Con người không nên câu nệ vào một nguyên tắc cố định, một khuôn mẫu cứng nhắt n ào mà phải phá bỏ mọi cái chén chấp trước (chén Phật giáo, Nho giáo, Kito giáo, ý thức hệ ngoại nhập…): “kiến bò miệng chén, gà què ăn quẩn cối xay”. Phải tùy, phải lựa, phải liệu: tùy cơ ứng biến, tùy mặt đặt tên, liệu bò lo chuồng, chọn mặt gửi vàng, liệu cơm gắp mắm, lựa gió xoay chiều, lựa lời mà nói… Nhờ ý thức được chữ “thời” tối ưu quan trọng trong sự thành bại của mọi vấn đề nên khi người Việt tiếp xúc với tinh hoa của Phật giáo, Nho giáo, đã tiếp nhận một cách dễ dàng như đón nhận cố nhân. Tuy nhiên, tất cả mọi thích ứng đều đặt trên căn bản tình người. Và tình người thì bất biến. Vì thế, chúng ta có thể nói đạo sống Việt lấy con người làm trung tâm cho mọi sinh hoạt vật chất và tinh thần, chứ không phải thượng đế, thần linh hay tinh thần hoặc vật chất: lấy t ình thương xậy dựng tâm thức của dân tộc. Nói một cách đơn giản và ngắn gọn người nông dân Việt ngày xưa sống thuận lý theo thiên nhiên sống trọn vẹn với cuộc sống , với cái đang xảy ra: “cơn đàng đông”, chấp nhận thực tại nhưng có thể thay đổi thái độ, thay đổi việc l àm, thay đổi hành động “vừa trông vừa chạy” sống trọn vẹn với cuộc sống, với cái đang xảy ra l à sống đạo, ngoài ra không có đạo nào khác. III.3. Kinh nghiệm sống trong nếp sống thuận lý theo thiên thiên Người nông dân trồng lúa nước nào cũng ý thức được cây lúa tốt tươi trên đồng ruộng không thể tự nhiên được như thế hay do thần linh ban phát mà do “nước, phân, cần, giống” và thời tiết (thuận lợi), v.v.... Nếu thiếu một trong những yếu tố đó, cây lúa sẽ trở nên èo ọt. Người nông dân Việt Nam không ngồi lim dim, họ “ trông trời, trông đất, trông mây, trông mưa, trông gió…, trông cơ th ời đất liệu thời làm ăn”, thuận lý theo thiên nhiên, sống trọn vẹn với cuộc sống, với cái đang xảy ra, nếu s ơ xảy một chút, không kịp thời thích nghi với dòng duyên khởi của môi trường sống để ruộng thiếu nước hoặc úng nước là có thể mất mùa đói kém. Tiểu luận Triết học Thực hiện: Nguyễn Thị Minh Hiếu Trang 16 “Trông cơ trời đất liệu thời làm ăn”. Tri thức thực nghiệm của nông dân Việt căn cứ trên sự quan sát các hiện tượng thiên nhiên và đem các quy luật vận hành ghi nhận được ứng dụng vào những lãnh vực liên hệ đến cuộc sống hằng ngày. Quy luật vận hành của bốn mùa, hướng gió, độ mưa của từng thời kỳ, sắc mây, quầng trăng …đã được ứng dụng vào việc dự báo thời tiết cho nhà nông. Vì thế, cuộc sống của nông dân gắn liền với cuộc sống của thảo mộc và thiên nhiên. Đây là mối liên hệ mật thiết tương thông tương cảm đã phản ánh sâu đậm trong nhân sinh quan của nông dân Việt. Li ên hệ nhân quả quán chiếu từ giống tốt tạo n ên nhánh lúa trĩu hạt. Ý niệm tri ân tiền ân, nền tảng của tục thờ cúng tổ tiên, bắt nguồn từ việc “uống một ngụm nước trong mát phải nhớ đến nguồn nước , ăn một trái cây ngon ngọt phải nhớ đến công lao của kẻ trồn g cây”. Nhân sinh quan thảo mộc thiên nhiên này đã tạo nên một không gian tâm linh, một chiều kích thứ tư, khiến con người tương cảm tương cận với tiền nhân. Trong gia đ ình, con người cảm thấy vững tâm với linh cảm rằng mái ấm gia đ ình của mình luôn luôn có sự che chở của tổ tiên ngự trị trên bàn thờ gia tiên. Đối với nông dân Việt, sự an b ình trong làng mạc của họ được vị thành hoàng làng trấn ngự dưới mái đình làng phù trợ. Mở rộng ra đến cả nước thì quốc tổ sẵn sàng tiếp ứng lúc hữu sự, khi con cái cất tiếng kêu cầu: “Bố ơi! Về giúp chúng con.” (bố trong ý nghĩa bản sắc dân tộc, lý vận h ành âm dương) Một hiện tượng hết sức phổ biến trong thi ên nhiên mà nông dân Việt đã quán chiếu được: đó là mọi sự vật trên đời hầu hết hợp thành từng cặp bổ túc và bổ nghĩa cho nhau qua sự tương phản và nếu được kết hợp, chúng sẽ chuyển hóa th ành một thể tổng hợp mới hài hòa trọn vẹn, như sáng-tối, nam-nữ.… Ban mai và ban tối hợp lại thành một ngày trọn vẹn. Người nam sẽ thành nhân nếu chưa kết hôn với người nữ để cùng nhau xây dựng một mái ấm gia đ ình, sinh con đẻ cái. Qua sự quán chiếu đó, nông dân Việt rút ra qui luật: muốn đạt được sự hài hòa thì phải kết hợp (thống nhất) các mâu thuẫn, dị biệt (đối lập). Do đó, nhân sinh quan của nông dân trồng lúa nước đặt nền tảng trên sự hài hòa phải có sự chấp nhận dị biệt trong b ình đẳng, tương thân và tương tác, từ đó mới thực hiện được sự phân công hợp tác một cách tốt đẹp. Nhân sinh quan n ày bắt nguồn từ vai trò bình đẳng của con người với trời đất trên cõi đời này. Vì thế, cốt lõi của nhân sinh quan này là Nhân Chủ: trí tuệ, tình người và sức lực con người là chủ yếu. Vai trò của người nữ được trân trọng, tình gia tộc thắm thiết, tình hàng xóm láng giếng khắng khít, cùng chia sẻ ngọt bùi, cay đắng nên sự hợp tác chặt chẽ, sự phân công hợp tình, tinh thần trách nhiệm chung cao do ý thức cộng đồng sâu sắc. Qua lăng kính nhân chủ, trời đất được thần hóa thành cha Trời mẹ Đất và cỏ cây, sông núi cũng đều có linh khí như con người. Cùng lúc đó, một không gian tâm linh bàng bạc phủ trùm toàn thể các sinh hoạt của người nông dân: linh hồn tổ tiên, hồn thiêng song núi lúc nào cũng như cận kề với họ. Tiểu luận Triết học Thực hiện: Nguyễn Thị Minh Hiếu Trang 17 Sự hài hòa khởi đi từ sự kết hợp của hai người nam nữ “có âm-dương, có vợ-chồng”, sự hòa mục trong làng xóm đến sự thái hòa của đất nước. Và đỉnh cao tuyệt đích của con người là thăng hoa như Tiên Rồng, như nước bốc hơi: Thăng hoa mãi qua quá trình giáo dục nhân dân bản tâm linh với cẩm nan g dịch lý học ăn, học nói, học gói, học mở theo chiều kích tâm linh phát triển t ình thương và trí tuệ, với định hướng của nền tâm học: Biến – Hoa – Thăng hoa – Hòa đồng, hòa cùng vũ trụ, hội nhập vào dòng tâm thức dân tộc, một cuộc hòa đồng và thể nhập tâm con người với cái tâm vũ trụ; cả hai l à một, giống nhau. Nhờ thấm nhuần sâu sắc lý vận h ành âm dương, cùng ăn ở, hít thở với cái dụng của lý vận hành âm dương mà có nhiều kinh nghiệm sống với lý “trong âm có dương”, “trong dương có âm”: trong r ủi có may, trong dở có hay, trong họa có phúc, mía có đốt sâu đốt lành, người có lúc vinh lúc nhục, nước có lúc đục lúc trong (tục ngữ), vất vả có lúc thanh nhàn, không dưng ai dễ đem tán che cho (ca dao). Và còn có nhiều câu ca dao, tục ngữ phản ảnh kinh nghiệm sống về lẽ “âm d ương chuyển hóa”, “âm sinh dương”, “dương sinh âm”: sư ớng lắm khổ nhiều; trẻo cao ng ã đau; yêu nhau lắm, cắn nhau đau; tham th ì thâm; chắc quá hóa lép; hiền quá hóa ngu; hết khôn, tồn dại; ghét của nào, trời trao của ấy (tục ngữ). Từ tư duy đến cách sống, từ dấu vết cổ xưa đến những thói quen hiện đại khắp n ơi trong mọi lãnh vực đều thấy bóng dáng của lý âm dương Trên thế giới, vật tổ của các dân tộc th ường là một loài động vật cụ thể (chim ưng, gà trống, sư tử, gấu, v.v…) trái lại Việt Nam có vật tổ l à một cặp TIÊN-RỒNG (âm dương). Ở Việt Nam mọi thứ thường đi đôi theo nguyên lý âm dương hài hòa, bình đẳng: ông Đồng bà Cốt, đồng cô đồng cậu…. III.4. Âm Dương trong các huyền thoại Chúng ta cũng gặp âm dương trong lãnh vực huyền thoại. H ình ảnh Phù Đổng Thiên Vương dùng “tre” đánh tan quân giặc xâm lăng với ẩn dụ lý vận hành âm dương, tạo ra sức mạnh tổng hợp, nghĩa là phối hợp quân đội chính quy với vũ khí tối tân (roi sắc, ngựa sắt phun lửa) (dương) với nội lực của nhân dân (âm). “Tre” t ượng trưng cho người dân và làng xã. Mặt khác, chính bản thân cây tre bao gồm cả âm lẫn d ương. “Lóng tre” thẳng biểu tượng cho âm; “thân tre” h ình tròn biểu tượng cho dương; âm-dương đất trời, với hư vô là cái trống rỗng của tâm tre. Dùng tre đánh quân xâm lăng trong ý nghĩa chuyển tải khéo léo “cái dụng” của lý vận hành âm dương đúng môi trường, đúng vị trí (tùy thời, tùy chỗ, tùy việc, tùy người,v.v...); nắm bắt được lẽ sinh hóa của âm dương cái gì chẳng thông. Với ẩn dụ Gậy Thần - Sách Ước, ông cha chúng ta chĩ rõ “lý” và “dụng” của lý âm dương một cách cụ thể, vừa linh động v à sinh động. “Gậy Thần” động là dương, còn “Sách Ước” tĩnh là âm. Như trên đã trình bày không có sự vật nào trong đời sống mà không bao gồm cả âm lẫn dương từ vật nhỏ đến vật lớn. Nắm được trục của Gậy Thần Tiểu luận Triết học Thực hiện: Nguyễn Thị Minh Hiếu Trang 18 trong ý nghĩa chuyển tải “cái dụng” của lý âm d ương vào đời sống. Gậy Thần có đầu sinh đầu tử. Đầu sinh biểu tượng cho dương, Rồng..., đầu tử biểu tượngcho âm, Tiên. Như vậy đầu sinh, đầu tử của Gậy Thần biểu t ượng cho hai mặt của một thực tại: âm dương, Tiên Rồng, có không, tốt xấu, sống chết, t ình thương-hận thù, bảo thủ cấp tiến, mình người, v.v… Gậy Thần biểu tượng cho sự thống nhất, hài hòa hai mặt đối lập của một thực tại (truyện Gậy Thần Sách Ước). Sách Ước biểu tượng cho âm; ước muốn của con người tượng trưng cho “dương”. Ba trang sách không có chữ của Sách Ước tượng trưng cho lòng trống rỗng trong sáng của con ngưởi. Hạnh phúc hay đau khổ, t ình thương hay hận thù, hòa bình hay chiến tranh… tất cả đều do con người quyết định và tự tạo lập. Đó là hình ảnh của tâm vô phân biệt, tâm không chấp trước, không định kiến, không cố chấp …, không còn ở trong tâm cảnh “kiến bò miệng chén, gà què ăn quẫn cối xay”. Điểm đặc sắc, đặc thù của nền minh triết Việt là biết trở thành cõi trống trong tư tưởng. Tinh thần cõi trống trong tư tưởng Việt khác với chân không của Phật giáo, khác với vô cực của lão giáo, và khác với thái cực của Nho giáo. H ình ảnh con người vận dụng Gậy Thần và Sách Ước, biểu tượng cho cõi trống trong tư tưởng Việt, nói lên rõ ràng vai trò chủ động của con người trong cuộc sống ngay tại đây v à bây giờ. Giải thoát là giải thoát ra khỏi mọi trói buộc về vật chất v à tinh thần trên dòng sống sinh động của con người ngay tại đây và bây giờ, chứ không phải thoát ly ra khỏi cuộc sống thực tiễn, trốn tránh, lẫn tránh thực tại để t ìm về chân không trong siêu hình hay ở một nơi xa xâm nào đó sau khi chết. Sách Ứơc biểu tượng cho thế giới tâm linh l à đạo trị nội (cách mạng bên trong, chuyển hóa tâm thức) thì phải có Gậy Thần tượng trưng cho thế giới vật chất là đạo trị ngoại. Trong đạo xử thế quên bên ngoài hoặc ngược lại, chỉ lo bên ngoài mà xao lãng bên trong đều mất quân bình là sai lầm thiếu sót, sẽ không bao giờ đạt đ ược hài hòa, an vui hạnh phúc, an nhiên tự tại; vật chất và tinh thần không phải là hai trạng thái riêng biệt mà phải kết hợp hài hòa như một, đối lập là bổ sung. III.5. Tình thương là cái bất biến trong nếp sống Việt Nam Với nếp sống thuận lý theo thiên nhiên, sống trọn vẹn với cuộc sống trong tính ng ười và tình người thì không còn lý giải dong dài với giáo điều, với khuôn mẫu đạo đức khô cứng, vượt thóat phải, trái, vượt qua cả lý lẫn tình mà chỉ có “hòa cả làng” trong tính và tình người. Tình thương là cái bất biến. Nói theo chữ nghĩa l à lý bất dịch chủ đạo vận hành cái biến dịch; cái thường hằng là nguyên nhân của mọi biến dịch. Sống trọn vẹn với cuộc sống trong tính và tình người thì lòng người tĩnh lặng trở lại trạng thái ban đầu, hòa vào dòng sống, chuyển tải tình thương vô tận của thiên nhiên (Thiên Thư Vô Ngôn của Trời Đất) vào dòng sống; dòng đời cứ tiến hóa, thăng hoa, hòa đồng để thăng tiến con người và cuộc sống. Đây là sự tĩnh lặng thật sự, “sự im lặng dung thông đ ược Tiểu luận Triết học Thực hiện: Nguyễn Thị Minh Hiếu Trang 19 tất cả mọi trạng thái mâu thuẫn, hay hỗ t ương của đời sống, chứ không phải l à một trạng thái bất động của cơn thiên định xuất thần như biết bao nhiêu người đã ngộ nhận”. III.6. Âm Dương hóa mọi hiện tượng ngoại nhập Ngay cả những khái niệm vay mượn đơn độc, khi nhập vào Việt Nam, chúng cũng được nhân đôi thành cặp: ở Trung Hoa, thần mai mối chỉ l à một ông Tơ Hồng thì vào Việt Nam được biên thành ông Tơ - bà Nguyệt; ở Ấn Độ chỉ có Phật ông th ì vào Việt Nam xuất hiện Phật ông - Phật bà. Trong Tìm về bản sắc văn hóa dân tộc , tác giả Trần Ngọc Thêm đã viết: Chính nhờ có lối tư duy mang đậm tính cách âm dương từ trong máu thịt, nhờ nắm vững quy luật “trong âm có dương, trong dương có âm ” và quy luật âm dương chuyển hóa tạo nên vũ trụ hài hòa mà người nông dân Việt Nam có được triết lý sống quân binh như một trong những đặc trưng biến hình: trong cuộc sống, cố gắng không làm mất lòng ai (Ở sao cho vừa lòng người. Ở rộng người cười, ở hẹp người chê); trong việc ăn: cố gắng giữ cho cơ thể được âm dương quân bình, đồ ăn âm tính phải kèm với gia vị dương tính; trong việc ở: cố gắng tạo nên sự hài hòa với môi trường thiên nhiên xung quanh…. Triết lý quân bình âm dương được thể hiện rất rõ không chỉ nơi người sống mà ngay cả nơi người chết: Trong những ngôi mộ cổ ở Lạch Tr ường (Thanh Hóa) có niên đại vào thế kỷ III trước công nguyên được gióng theo hướng Nam - Bắc, người ta nhận thấy các đồ vật bằng gốm (âm) được đặt ở phía Nam (dương). Cách sắp xếp này rõ ràng là để tạo ra sự quân bình theo nguyên tắc âm bù cho dương, dương bù cho âm. Ngay c ả vị thần bảo vệ Phật pháp là một ông hộ pháp ở chùa cũng phải quân bình, có ông Thiện - ông Ác (Thiện trước Ác sau). Chính triết lý quân bình âm dương này tạo ra ở người Việt Nam một khả năng thích nghi cao với mọi hoàn cảnh (lối sống linh hoạt), dù khó khăn đến đâu vẫn không chán nản III.7. Cùng ăn ở hít thở với nguyên lý vận hành Âm Dương Người nông dân Việt đã vận dụng nguyên lý vận hành âm dương vào đời sống hiện thực linh động, sống trọn vẹn với cuộc sống (với cái đang l à, cái đang xảy ra), nghĩa là cùng ăn, ở, hít thở với lý biến dịch âm d ương trong đời sống ngay tại đây và bây giờ. Thấy chân tướng của sự vật, của hiện tượng để sống, chứ không phải để hệ thống th ành kinh điển (hoặc là tôn giáo hóa) để thuyết phục. Cho nên ông cha chúng ta đã nhắc nhở: “trăm nghe không bằng một thấy, trăm thấy không bằng một lần trải qua ”. Không phải chỉ vào lý vận hành âm dương, mà phải trải qua nghĩa là phải sống trọn vẹn với lý vận hành âm dương, cùng ăn ở hít thở với nó. Người nông dân Việt Nam ngày xưa đã diễn tả lý vận hành âm dương một cách đơn giản và thực tế “còn da lông mọc, còn chồi nẩy cây” (do cái này có thì cái kia có). “ Cơn Tiểu luận Triết học Thực hiện: Nguyễn Thị Minh Hiếu Trang 20 đàng đông (mưa sẽ tới rất nhanh) nên vừa trông vừa chạy. “Cơn đàng Bắc đổ thóc ra phơi. “Quạ tắm thì nắng, sáo tắm thì mưa”. Thuận lý theo thiên nhiên (trông cỏ trời đất liệu thời làm ăn) sống trong vẹn với cuộc sống, với cái đang xảy ra. Nói cách khác sống trong vẹn với lý vận hành âm dương không an nhiên tự tại thì thôi, làm gì có thể bi quan chán đời: “còn nước còn tát, chớ thấy sóng cả mà ngả tay chèo, chớ lo phận khó ai ơi, còn da lông mọc còn chồi lên cây”. Truyền thống văn hoá sử Việt với h àng ngàn năm văn hiến, dù trải bao thăng trầm của lịch sử, lớp bụi thời gian đã phủ mờ lên quá khứ cội nguồn dân tộc. Nhưng với bề dày của hàng ngàn năm văn hiến, nên những giá trị kỳ vĩ của nền văn hiến ấy vẫn c òn ghi dấu trong văn hoá dân gian Việt . Đó là những bài đồng dao, những trò chơi trẻ em, những câu ca dao tục ngữ vẫn còn vang vọng dưới lùm tre, gốc rạ. Đó là, những chiếc bánh chưng, bánh dầy, là Trầu Cau, là cây nêu, là những bức tranh, những câu truyện dân gian vẫn truyền miệng trong mái nh à tranh, hoặc dưới góc đình trong làng, từ đời này qua đời khác. Giá trị của văn hoá dân gian Việt vô c ùng phong phú và mang tính minh tri ết sâu sắc. Một trong những dấu hiệu đặc tr ưng của ngày Tết trong văn hoá dân gian Việt l à chiếc bánh Chưng bánh Dầy. Chính chiếc bánh chưng bánh dầy độc đáo, thiêng liêng đó, là một yếu tố phân biệt ngày Tết trong văn hoá Việt với tất cả các ng ày Tết của các dân tộc khác. Có nhiều nhà nghiên cứu cho rằng: Chiếc bánh chưng, bánh dầy chỉ là một biểu tượng cho một quan niệm đơn giản về vũ trụ quan của ng ười xưa: "Trời tròn, đất vuông". Nhưng ngay cả với ý niệm được cho là đơn sơ đó, được coi là đúng thì cũng chứng tỏ một thực tế là: Người Việt cũng là dân tộc duy nhất trên thế giới - từ hàng ngàn năm trước cho đến tận bây giờ - dùng thực phẩm làm biểu tượng một giá trị nhận thức vũ trụ quan, như một di sản văn hoá phi vật thể trong văn hoá truyến thống. Theo cách hiểu của người viết bài này thì bánh chưng bánh dầy mang một ý nghĩa minh triết rất sâu sắc. Nó biểu tượng cho thuyết Âm Dương Ngũ hành và một đồ hình nổi tiếng trong nền Lý Học Đông phương cổ, đó chính là Hà Đồ . Trước hết, chúng ta đặt vấn đề bắt đầu từ h ình tượng bánh chưng vuông và bánh dầy tròn. Hình tượng vuông tròn này đã được sử dụng một cách phổ biến trong ngôn ngữ dân gian, đó là câu: “Mẹ tròn, con vuông”. Trong truyện Kiều của cụ Nguyễn Du cũng dùng hình tượng vuông tròn để diễn đạt ý tưởng: Sắn, bìm chút phận cỏn con Khuôn duyên biết có vuông tròn cho chăng? Hay là: Trăm năm tính cuộc vuông tròn Phải dò cho đến ngọn nguồn lạch sông. Tiểu luận Triết học Thực hiện: Nguyễn Thị Minh Hiếu Trang 21 Vậy hình tượng vuông tròn thể hiện cho cái gì? Theo Lý học cổ Đông phương thì khí Dương có tính thuần khiết, viên mãn và thông biến nên tượng của Dương hình tròn. Khí Âm tụ, đục, giới hạn nên tượng của Âm hình vuông. Theo thuyết Âm Dương thì phạm trù của Âm Dương rất rộng: bao trùm từ sự khởi nguyên cho đến mọi sự vận động, phát sinh, phát triển của vũ tru. D ương bao gồm: Trời, cha, đàn ông... Âm bao gồm: đất, mẹ, đàn bà... Như vậy, hình tượng vuông tròn và tính chất của bánh chưng, bánh dầy hoàn toàn đầy đủ điều kiện để biểu tượng cho Âm Dương: Bánh dầy có màu trắng, không vị của nếp giã thể hiện sự thuần khiết; tính dẻo thể hiện sự thông biến; h ình tròn của bánh dầy thể hiện sự viên mãn của Dương. Bánh chưng hình vuông là tượng của Âm. Những vật liệu cấu tạo n ên bánh chưng là một vấn đề đáng chú ý, khi hình tượng vuông tròn của bánh chưng, bánh dầy thể hiện Âm Dương trong Lý học Đông phương. Thuyết Âm Dương và Ngũ hành được chính thức chấp nhận từ thời Hán trong lịch sử Trung Hoa về sau, có nói đến sự chuyển hóa Âm D ương sinh ra 5 dạng vật chất căn bản là Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ gọi chung l à Ngũ hành. Năm dạng vật chất này tương tác lẫn nhau trong sự chi phối của Âm D ương, khởi thủy từ hai dạng vận động chính là tương sinh và tương khắc. IV. KẾT LUẬN Thuyết Âm Dương Ngũ hành là một học thuyết về vũ trụ và con người có từ lâu đời. Nền tảng của nó về phương diện khoa học thì chưa được bàn đến một cách rốt ráo. Nhưng những ứng dụng của nó trong cuộc sống h àng ngày thì đã trở thành quen thuộc. Học thuyết âm dương ngũ hành không những được nhiều trường phái triết học tìm hiểu lý giải, khai thác mà còn được nhiều ngành khoa học khác quan tầm vận dụng. Có thể nói, ít có học thuyết triết học nào lại thâm nhập vào nhiều lĩnh vực của tri thức và được vận dụng để lý giải nhiều vấn đề của tự nhi ên, xã hội như học thuyết này. Việc sử dụng phạm trù âm dương ngũ hành đánh dấu bước phát triển đầu tiên của tư duy khoa học phương Đông nhằm đưa con người thoát khỏi sự khống chế về t ư tưởng của các khái niệm thượng đế, quỷ thần truyền thống. Chính v ì thế, sự tìm hiểu học thuyết âm dương ngũ hành là một việc cần thiết để lý giải những đặc tr ưng của triết học phương Đông. Những quy luật cơ bản của âm dương nói lên sự mâu thuẫn, thống nhất, vận động v à phát triển của một dạng vật chất, âm d ương tương tác với nhau gây nên mọi sự biến hóa của vũ trụ. Cốt lõi của sự tương tác đó là sự giao cảm âm dương. Điều kiện của sự giao cảm đó là sự vật phải trung và "hòa" với nhau. Âm dương giao hòa cảm ứng là vĩnh viễn, âm dương là hai mặt đối lập trong mọi sự vật, hiện t ượng. Vì vậy, quy luật âm dương cũng là quy luật phổ biến của sự vận động và phát triển không ngừng của mọi sự vật khách quan. Tiểu luận Triết học Thực hiện: Nguyễn Thị Minh Hiếu Trang 22 V. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Dịch Học Tinh Hoa –Thu Giang, Nguyễn Duy Cần – Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh 1992 [2]. Đạo sống Việt – Thường Nhược Thủy – Tủ sách Việt Thường – 2000. [3]. “Sự hình thành và phát triển học thuyết âm dương ngũ hành trong tư tưởng cổ đại Trung Quốc” – Trần Thị Huyền – Tạp chí Triết học ngày 26/06/2006 [4]. [5].

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdetai3_nguyenthiminhhieu_d1k19_9951.pdf
Luận văn liên quan