Đề tài Về thực trạng môi trường ở Quy Nhơn Bình Định

Hôm nay nhóm chúng tôi tập chung lúc 7h30’ ở trước cổng công viên thiếu nhi, đến gần 8h khi cả nhóm có mặt đầy đủ các thành viên thì nhóm chúng tôi bắt đầu xuất phát .Địa điểm đầu tiên chúng tôi chọn để khảo sát là phường Hải Cảng thành phố Quy Nhơn. Khi đến nơi ấn tượng đầu tiên của tôi về Phường hải cảng là mùi hôi bốc lên rất khó chịu, Nhất là phía gần khu chợ cá. Hầu hết các bạn trong nhóm đều phàn nàn về mùi hôi ở đây mà lúc đó trời lại rất nắng và nóng nữa. Để tìm hiểu được nhanh,tiết kiệm thời gian, thu được nhiều thông tin và chánh tụ tập đông gây sự chú ý nhóm chúng tôi quyết định chia thành ba nhóm nhỏ,mỗi nhóm có 8 thành viên. Tôi là thành viên của nhóm 3,đầu tiên nhóm tôi đi vào một hẻm nhỏ hẻm này thuộc khu vực 8 Phường Hải cảng ,trong hẻm này có rất nhiều quán ăn tôi có hỏi một thanh niên trong xóm thì được biết ở khu vực này đa số người dân đều dùng nước máy, thanh niên nếu không đi học thì đều đi biển, phụ nữ ở nhà đa số là buôn bán cá hoặc làm việc trong nhà máy chế biến thủy hải sản ở gần chợ. Đi được một đoạn nữa nhóm tôi gặp nhóm 2 cũng đang tìm hiểu ở đoạn này, nhóm tôi quyết định đi tới khu vực 5, tổ 21 để tìm hiểu vì theo một thành viên trong nhóm thì khu vực đó cũng có nhiều vấn đề để tìm hiểu, đi quằng quằng một đoạn thì nhóm tôi vào nhà cô Nguyễn thị tố Lan, rất may cho nhóm tôi là cô có nhà và đang rảnh không phải làm gì hết,do trong nhóm có một thành viên quen biết cô nên cô đón tiếp rất nhiệt tình những câu hỏi mà chúng tôi hỏi cô đều vui vẻ trả lời.qua cuộc nói chuyện với cô tôi thấy cô rất bức xúc về chính quyền địa phương ở đây, cô tâm sự chính quyền địa phương ở đây không quan tâm gì đến người dân ở đây hết, ý kiến của người dân không được chính quyền quan tâm giải quyết. Nói chuyện với cô đến tầm hơn 10h thì chúng tôi xin phép cô ra về. Nhóm tôi quay ngược lại về khu vực trước ủy ban nhân dân phường Hải cảng như đã hẹn, khi về tới nơi thì các nhóm đã tập chung đông đủ ở đó, các thành viên trong nhóm nói qua một số điều mà nhóm tìm hiểu được. Sau đó nhóm chúng tôi cử 3 bạn vào ủy ban để xin số liệu, một số bạn do có chuyện nên về trước còn một số bạn ở lại chờ,khoảng nửa tiếng sau các bạn ra và xin được một số tư liệu nhưng không nhiều. Đến tầm khoảng 11h nhóm chúng tôi tập chung ra về.

doc86 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 5022 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Về thực trạng môi trường ở Quy Nhơn Bình Định, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. NHẬT KÍ Ngày 22 tháng 3 năm 2010. Hôm nay nhóm chúng tôi tập chung lúc 7h30’ ở trước cổng công viên thiếu nhi, đến gần 8h khi cả nhóm có mặt đầy đủ các thành viên thì nhóm chúng tôi bắt đầu xuất phát .Địa điểm đầu tiên chúng tôi chọn để khảo sát là phường Hải Cảng thành phố Quy Nhơn. Khi đến nơi ấn tượng đầu tiên của tôi về Phường hải cảng là mùi hôi bốc lên rất khó chịu, Nhất là phía gần khu chợ cá. Hầu hết các bạn trong nhóm đều phàn nàn về mùi hôi ở đây mà lúc đó trời lại rất nắng và nóng nữa. Để tìm hiểu được nhanh,tiết kiệm thời gian, thu được nhiều thông tin và chánh tụ tập đông gây sự chú ý nhóm chúng tôi quyết định chia thành ba nhóm nhỏ,mỗi nhóm có 8 thành viên. Tôi là thành viên của nhóm 3,đầu tiên nhóm tôi đi vào một hẻm nhỏ hẻm này thuộc khu vực 8 Phường Hải cảng ,trong hẻm này có rất nhiều quán ăn tôi có hỏi một thanh niên trong xóm thì được biết ở khu vực này đa số người dân đều dùng nước máy, thanh niên nếu không đi học thì đều đi biển, phụ nữ ở nhà đa số là buôn bán cá hoặc làm việc trong nhà máy chế biến thủy hải sản ở gần chợ. Đi được một đoạn nữa nhóm tôi gặp nhóm 2 cũng đang tìm hiểu ở đoạn này, nhóm tôi quyết định đi tới khu vực 5, tổ 21 để tìm hiểu vì theo một thành viên trong nhóm thì khu vực đó cũng có nhiều vấn đề để tìm hiểu, đi quằng quằng một đoạn thì nhóm tôi vào nhà cô Nguyễn thị tố Lan, rất may cho nhóm tôi là cô có nhà và đang rảnh không phải làm gì hết,do trong nhóm có một thành viên quen biết cô nên cô đón tiếp rất nhiệt tình những câu hỏi mà chúng tôi hỏi cô đều vui vẻ trả lời.qua cuộc nói chuyện với cô tôi thấy cô rất bức xúc về chính quyền địa phương ở đây, cô tâm sự chính quyền địa phương ở đây không quan tâm gì đến người dân ở đây hết, ý kiến của người dân không được chính quyền quan tâm giải quyết. Nói chuyện với cô đến tầm hơn 10h thì chúng tôi xin phép cô ra về. Nhóm tôi quay ngược lại về khu vực trước ủy ban nhân dân phường Hải cảng như đã hẹn, khi về tới nơi thì các nhóm đã tập chung đông đủ ở đó, các thành viên trong nhóm nói qua một số điều mà nhóm tìm hiểu được. Sau đó nhóm chúng tôi cử 3 bạn vào ủy ban để xin số liệu, một số bạn do có chuyện nên về trước còn một số bạn ở lại chờ,khoảng nửa tiếng sau các bạn ra và xin được một số tư liệu nhưng không nhiều. Đến tầm khoảng 11h nhóm chúng tôi tập chung ra về. Hôm nay là buổi đầu tiên tôi xuống cộng đồng thực tế nên cảm thấy hơi lạ lẫm, khi gặp người dân tôi rất muốn lại gần để nói chuyện nhưng lại không biết bắt đầu từ đâu, không biết nên đặt những câu hỏi nào cho đúng. Do đi cùng nhóm lên trong suốt buổi đi tôi cũng thấy mình mạnh dạn hơn và tôi cũng thấy một điều rằng bắt chuyện với người dân thực sự không khó như tôi nghĩ. Ngày 24 tháng 3 năm 2010. Hôm nay nhóm chúng tôi cũng tập chung ở trước cổng công viên thiếu nhi, khoảng 7h30’ thì nhóm bắt đầu xuất phát. Địa điểm lần này nhóm chọn để khảo sát là phường Trần Phú thành phố Quy nhơn. Tới nơi nhóm chúng tôi cũng chia thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm có 2 – 3 thành viên, việc chia nhỏ nhóm ra như vậy sẽ dễ trong việc đi vào nhà dân tìm hiểu thông tin hơn. Nhóm tôi có 2 thành viên,đầu tiên nhóm tôi đi tìm hiểu ở khu vực chợ tạm, ở chợ tạm lúc này có một đội nhân viên, có lẽ là nhân viên làm đường đang làm vỉa hè, những người buôn bán mà bầy hàng ra ngoài đường là bị nhắc nhở liền. Nhóm tôi vào chợ tạm và có nói chuyện với một chị bán hàng ăn sáng, qua cuộc nói chuyện với chị tôi được biết mọi người ở đây cũng đa số là làm nghề đánh bắt cá, người dân ở đây đa số đều dùng nước máy,cuộc sống cũng ổn định, những căn nhà xây to đa số là do được đền bù, chị còn nói ở đây chỉ thấy khó chịu nhất là hệ thống cống rãnh thôi, biết là quy hoạch phải làm lại nhưng mà họ làm lâu quá nước không thoát được, nhiều lúc bốc mùi rất khó chịu. Chia tay với chị nhóm tôi đi quanh khu vực này thì thấy có nhóm người đang làm vỉa hè, một nhóm khác đang khênh những cái ống rất to khi chúng tôi hỏi thì được biết là họ đang làm cống. Đi một đoạn nữa tôi thấy đúng như những gì chị bán hàng ăn sáng nói ở đây hầu như con hẻm nào cũng có nước chảy ra nhìn rất bẩn, ở khu vực này còn có một khu buôn bán đồ ăn có thể gọi đây là chợ được vì khu này cũng buôn bán đủ các loại mặt hàng. Nó chỉ khác những con chợ khác là nó ở trong một con hẻm dài và khá chật hẹp,cũng chính vì cái chợ này mà tình trạng nước xả, nước thải rồi rác thả ứa đọng rất nhiều. Sau khi đi qua khu chợ nhóm tôi rẽ vào nhà một gia đình bán hàng tạp hóa và nói chuyện với cô Hường chủ nhà này, cô Hường khó bắt chuyện hơn so với cô bán hàng ăn sáng và những câu hỏi của chúng tôi cô trả lời không mấy nhiệt tình, tôi thấy ở cô còn có sự e dè khi trả lời các câu hỏi của chúng tôi đặc biệt hỏi cái gì cô cũng nói là tốt, là được. buổi sáng hôm nay ở phường Trần Phú qua quá trình quan sát tìm hiểu tôi thấy đây là khu vực đang quy hoạch nên vẫn còn có những căn nhà ổ chuột, vẫn còn những đoạn đường chưa hoàn thiện, cầu cống chưa làm xong, Phường có một trường tiểu học,có 2 chợ tạm, có nhiều những căn nhà cao tầng chủ yếu họ buôn bán hoặc mở các quán cà phê, nhà hàng, khách sạn, nhà nghỉ.Đến khoảng hơn 10h chúng tôi gặp một số nhóm khác và chia sẻ những thông tin mà mình thu được. So với phường hải cảng thì tôi thấy phường trần phú phát triển hơn và nhìn cũng khang trang hơn, tất nhiên là trong phường vẫn có những tồn tại, khó khăn, song về cơ bản những tồn tại, khó khăn đó là khó có thể tránh khỏi vì phường này đang trong giai đoạn quy hoạch. Không như buổi đầu tiên, buổi hôm nay tôi mạnh dạn hơn rất nhiều, tôi có thể nói chuyện với người dân mà không còn cảm thấy lo như buổi đầu nữa, điều này làm tôi cảm thấy rất mừng vì ít ra tôi thấy mình cũng không nhát như mình từng nghĩ. Ngày 28 tháng 3 năm 2010 Hôm nay nhóm tôi tập chung làm bài báo cáo lựa chọn cộng đồng, nhóm tôi đã thống nhất chọn phường hải cảng với chủ đề là môi trường vì ở phường hải cảng vấn đề môi trường là nổi bật nhất, dễ nhận diện nhất còn ở phường trần phú đang trong giai đoạn quy hoạch rất khó nhận diện được vấn đề nổi bật ở đây là gì. Hơn nữa ở phường Hải Cảng những thông tin mà chúng tôi thu được cũng nhiều và đầy đủ hơn. Ngày 3, 4 tháng 4 năm 2010 Hai ngày 3 – 4 /4/2010 là hai ngày nhóm chúng tôi tập chung xây dựng bảng hỏi. Trước buổi làm bảng hỏi, để cho buổi họp nhóm làm bảng hỏi nhanh và có hiệu quả nhóm chúng tôi thống nhất tất cả các thành viên trong nhóm về đều tự xây dựng một bảng hỏi trước. Khi thực sự bắt tay vào làm tôi mới thấy điểm cách biệt giữa lý thuyết và thực hành, mặc dù chúng tôi đã được học cách xây dựng bảng hỏi trong môn học Phương pháp nghiên cứu xã hội học nhưng vẫn gặp rất nhiều sai sót trong quá trình làm bảng hỏi như; Các câu hỏi đạt ra chưa chính xác về câu từ hoặc không liên quan, nhóm chưa tận dụng được hết các đáp án cho một câu hỏi, nhóm chưa nắm được chính xác các quy tắc cũng như những yêu cầu trong một bảng hỏi… xong với sự nỗ lực của các thành viên trong nhóm thì nhóm chúng tôi cũng hoàn thành xong một bảng hỏi và một bảng phỏng vấn sâu ; * một số câu hỏi do tôi 1. Giới tính: 1. Nam :  2. Nữ :  2. Ông (bà) thuộc nhóm tuổi ; 1. Dưới 18 tuổi  2. Từ 18 – 30 tuổi  3.Từ 31- 55 tuổi  4. trên 55  3. Số thành viên trong gia đình ông (bà) là? ………………………………………………………………… 4. Ông (bà) làm nghề : 1.Công nhân,viên chức  2. Buôn bán  3. Nghề biển  4.không có việc làm  5. nghề khác  5.Ông (bà ) thấy môi trường ở đây như thế nào? 1. Trong lành  2.bình thường  3. ôi nhiễm  4. Rất ôi nhiễm  6. Theo ông (bà ) việc thu gom rác ở đây được tiến hành ; 1. Thường xuyên  2.Thỉnh thoảng  3. Không bao giờ  7. Theo ông (bà) nguyên nhân chính nào dẫn đến tình trạng ôi nhiễm môi trường ở đây? 1.Không có người thu gom rác thải  2 .ý thức của người dân  3.Rác thải từ chợ, nhà máy.  4.Nguyên nhân khác  8. Hệ thống cấp – thoát nước ở khu vực ông (bà) sống như thế nào? 1. Tốt  2. Không tốt  9. Ông ( bà ) có bị mắc các chứng bệnh sau ; 1. Hô hấp  2. Tiêu hóa  3. Tiêu chảy  4. ngoài da  10. Theo ông (bà ) ý thức của người dân ở đây về vấn đề môi trường như thế nào ? 1.không tốt  2. Bình thường 3. Tốt  10. Theo ông (bà) chính quyền địa phương quan tâm tới môi trường ở đây như thế nào? 1. quan tâm  2. Bình thường  3.không quan tâm  11. Chính quyền địa phương có biện pháp gì để giải quyết môi trường ở đây không? 1.có  2.không  12. Ông ( Bà ) có đề xuất gì để giải quyết vấn đề môi trường ở đây không ? ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………. (BẢNG HỎI NHÓM THỐNG NHẤT ; KHẢO SÁT XÃ HỘI HỌC VỀ VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG TẠI KHU VỰC 7 – KHU VỰC 8 PHƯỜNG HẢI CẢNG – TP. QUY NHƠN PHIẾU THU THẬP Ý KIẾN Môi trường là vấn đề đang được xã hội rất quan tâm. Chúng tôi là sinh viên Khoa Tâm lí giáo dục và công tác xã hội đang thực hiện một cuộc điều tra để tìm hiểu thực trạng môi trường tại KV7, KV8 phường Hải Cảng. Những thông tin thu thập được sẽ dùng phục vụ cho hoạt động học tập và nghiên cứu của sinh viên. Rất mong được sự ủng hộ và giúp đỡ của tất cả mọi người. Ông (bà) vui lòng trả lời các câu hỏi sâu đây bằng cách đánh dấu “X” vào ô  đúng với ý kiến của mình. Với những ý kiến khác ông (bà) vui lòng ghi rõ vào dấu “…”. 1. Giới tính: 1. Nam :  2. Nữ :  2. Ông (bà) thuộc nhóm tuổi ; 1. Dưới 18 tuổi  2. Từ 18 – 60 tuổi  3.Trên 60 tuổi  3. Nghề nghiệp của ông (bà): 1. Viên chức  2. Buôn bán  3. Nghề biển  4.Công nhân  5. nghề khác  4. Mức thu nhập bình quân hàng tháng của ông (bà) là bao nhiêu ? 1. Dưới 500.000  2. 500.000 – dưới 1triệu  3. 1 triệu – 2 triệu  4. trên 2 triệu  5. Gia đình ông (bà )có bao nhiêu thành viên? ……………………………………………………………………………… 6. Trình độ học vấn của ông bà ? 1. Tiểu học  2. THCS  3. THPT  4. CĐ – ĐH  5. Chưa từng đi học  7. Thời gian ông bà sinh sống ở đây là bao lâu ? ……………………………………………………………………………… 8. Theo ông (bà) môi trường sống ở đây như thế nào? 1. Trong lành  2. Bình thường  3. Ô nhiễm  9. Ông (bà) sử dụng nguồn nước nào trong sinh hoạt hằng ngày? 1. Nước máy  2. Nước giếng  3. Nước mưa  4. Nguồn nước khác  10. Lượng nước có đủ cho nhu cầu sinh hoạt của gia đình ông (bà) không? 1. Có  2. Không  11. Hệ thống cấp – thoát nước ở khu vực ông (bà) sống như thế nào? 1. Tốt  2. Không tốt  12. Mùa mưa có xảy ra tình trạng ngập nước ở khu vực ông (bà) đang sống không? 1. Có  2. Không  13. Rác thải ở đây được thu gom như thế nào ? 1. Thường xuyên  2. Thỉnh thoảng  3. Không thu gom  14. Theo ông bà rác thải ở đây bao lâu được thu gom một lần ? ……………………………………………………………………………… 15.Mức độ ôi nhiễm ở khu vực Ông (bà) đang sống như thế nào như thế nào? 1. Ôi nhiễm nặng  2. Ôi nhiễm nhẹ  3. Không ôi nhiễm  16. Theo ông (bà) nguyên nhân cơ bản nào dẫn đến tình trạng ôi nhiễm môi trường ở đây? ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… 17. Theo ông (bà) môi trường nào bị ô nhiễm nặng nhất ? 1. Đất  2. Nước  3. không khí  4. Tiếng ồn  18. Ông (bà) có bị những chứng bệnh sau đây ? 1. Tiêu hóa  2. Hô hấp  3. Ngoài da  4.. Ung thư  5. Bệnh khác  19. ông (bà) đã có những ý kiến về vấn đề môi trường ở đây chưa ? 1. Có  2.Chưa  20. Chính quyền địa phương có sử dụng biện pháp gì để cải thiện môi trường ở đây không ? 1. Có  2.Không  21. Mong muốn của Ông (bà) về vấn đề môi trường ở đây ? …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Họ tên của ông (bà) ……………………… (có thể ghi hoặc không) Chúng tôi xin chân thành cảm ơn sự hợp tác của ông (bà). (BẢNG PHỎNG VẤN SÂU Câu 1. chính quyền ở đây có quan tâm dến vấn đề môi trường như thế nào ? Câu 2.người dân đã có những phản ứng như thế nào đối với vấn đề môi trường ở đây ? Câu 3.chính quyền địa phương có thường xuyên tiếp xúc với người dân hay không ? Câu 4.chính quyền địa phương đã có những giải pháp nào để giải quyết vấn đề môi trường ở đây chưa ? là biện pháp gi ? Câu 5.chính quyền địa phương đã có những định hướng gì để giải quyết vấn đề ở đây ? ngày 5 tháng 4 năm 2010 Sáng ngày 5/4 . Theo thông báo của nhóm trưởng nhóm tôi thì sáng hôm nay 8h cô Dung sẽ sữa bảng hỏi cho nhóm , địa điểm tập chung là ghế đá trước dãy nhà A3, nhưng nhóm phải tập chung đúng 7h để hoàn thành nốt bảng phỏng vấn sâu vì cô nói nhóm làm ít câu hỏi bảng phỏng vấn sâu quá. Tầm 7h thì đa số các bạn cũng đã đến hết nhóm bắt đầu thảo luận đến gần 8h thì nhóm cũng đưa ra một số câu hỏi. Khoảng 7h50’ thì cô đến do nhóm không mượn được phòng lên cô sửa bảng hỏi cho nhóm ở ghế đá luôn. Khi sửa bảng hỏi cô nhân xét có nhiều câu hỏi nhóm làm được cô đồng ý nhưng cũng có những câu hỏi nhóm đưa ra chưa hợp lí hoặc đáp án đưa ra chưa tận dụng được triệt để các phương án trả lời. Cô vừa sửa vừa giải thích cho nhóm hiểu ai không hiểu có thể hỏi cô khi sửa xong các câu hỏi thì cô và nhóm xắp xếp lại vị trí các câu hỏi theo thứ tự. Đến tầm 9h thì bảng hỏi hoàn thành nhóm giao cho một số thành viên trong nhóm đi đánh máy bảng hỏi. Để cho chắc chắn không có sai sót gì thì khi đánh máy xong nhóm nộp cho cô coi trước mới đi phô tô. Buổi sáng hôm nay nhóm được về sớm hơn mọi khi vì cô sửa bảng hỏi cũng không mất nhiều thời gian. Chiều ngày 5/4 . Buổi chiều khoảng 3h thì có 2 bạn trong nhóm xin phép thầy khoa về trước để đi xuống phường hải cảng cùng với cô để xin phép chính quyền ở đây cho chúng tôi phát bảng hỏi ở khu vực 7 khu vực 8, đồng thời liên hệ với tổ trưởng tổ dân phố ở các khu nhờ họ giúp đỡ để việc điều tra được dễ dàng hơn. Buổi chiều hôm nay các bạn còn vẽ sơ đồ các khu nhằm phân chia khu vực đi cho các nhóm tránh tình trạng gặp nhau trong quá trình các nhóm làm. Buổi chiều hôm nay nhóm không đi cả nhóm vì khi xuống làm việc với chính quyền thì chỉ cần đi đại diên không cần đi nhiều. Ngày 7 tháng 4 năm 2010 Sáng hôm nay nhóm tôi bắt đầu buổi đầu tiên xuống cộng đồng phỏng vấn. Nhóm tập chung lúc 7h ở trước cổng công viên thiếu nhi, khi các thành viên đến đông đủ mọi người tập chung lại để phân chia khu vực đi theo bản đồ mà một số thành viên đã vẽ trong buổi khảo sát hôm 5/4,sau khi phân chia xong khu vực của từng nhóm thì tất cả chúng tôi cùng xuất phát. Nhóm chúng tôi chia thành 6 nhóm nhỏ, mỗi nhóm nhỏ có 3 thành viên, mỗi nhóm phải hoàn thành 16 bảng hỏi và 4 bảng phỏng vấn sâu. Nhóm tôi được chia làm ở khu vực tổ 43, tổ 44. tôi thấy rất may cho nhóm tôi là được sự giúp đỡ của cô Lương Thị Chốn tổ trưởng tổ 43, cô Chốn năm nay đã ngoài 60 tuy cô đã già nhưng nhìn vẫn rất khỏe và còn rất vui tính nữa. Khi xuống phường do là lần đầu tiên tôi đi làm bảng hỏi nên cũng lo, tôi sợ người dân không tiếp mình, rồi sợ mình không đặt được các câu hỏi để khai thác thông tin từ họ…nói chung tôi nghĩ rất nhiều. Được cô Chốn dẫn đi cô lại vui tính nữa nên tôi thấy mình giảm được rất nhiều áp lực, cô rất nhiệt tình đưa chúng tôi vào từng nhà và có lẽ họ nể cô nên chúng tôi đều được đón tiếp rất nhiệt tình, các hộ chúng tôi vào đều vui vẻ trả lời các câu hỏi của chúng tôi. Nhưng bên cạnh đó thì tôi cảm thấy những thông tin mà nhóm tôi thu được không được khách quan lắm bởi vì những câu hỏi chúng tôi dặt ra họ đều trả lời là tốt, không có gì phàn nàn hết, tôi nghĩ họ trả lời như vậy là do ngại khi có cô Chốn ngồi ở đó. Ấn tượng nhất của tôi trong buổi làm việc hôm nay nay là khi vào môt gia đình họ lại tưởng chúng tôi đi quyên góp tiền gì gì đó, vì vậy mà họ ra sức trình bày hoàn cảnh gia đình nhưng khi nói rõ lý do chúng tôi đến đây thì họ cũng ủng hộ và trả lời các câu hỏi rất thành thực(có lẽ là vì cô chốn không vô nhà mà đứng ở ngoài). Buổi sáng hôm nay nhóm tôi hoàn thành được 6 bảng hỏi và 1 bảng phỏng vấn sâu. Đến gần 11h thì nhóm tôi quyết định về. (BÀI PHỎNG VẤN SÂU I. Ngày : 07/04/2010 Tên người được phỏng vấn: Lương Thị Chốn Thời gian bắt đầu phỏng vấn: 08 giờ 00phút Thời gian kết thúc phỏng vấn: 09 giờ 00 phút Bác Lương Thị Chốn năm nay 60 tuổi là tổ trưởng tổ 43,mọi người trong tổ rất kính nể bác,vì vậy mà khi bác dẫn chúng tôi đi, gia đình nào cũng đón tiếp rất nhiệt tình. Gia đình bác có 14 người, Bác có 12 người con 6 trai và 6 gái. Các con bác đều đã lập gia đình, nhưng do điều kiện kinh tế khó khăn không có khả năng ra ở riêng nên đa số con của bác đều sống chung ở đây với bác, nhà bác luôn nhộn nhịp người ra người vào. Bác sinh ra và lớn lên ở phường này nên mọi chuyên bác đều biết. Tuy lớn tuổi nhưng trông bác rất khỏe mạnh, vui tính, cởi mở và thân thiện. Thấy ba người chúng tôi đến bác vui vẻ, niềm nở mời chúng tôi vào nhà. PV : Dạ con chào bác ạ ! TL : ừ !. mấy đứa hôm qua đến đó phải không? PV : Dạ. Đúng rồi ạ! TL ; mấy đứa vào nhà ngồi đi, sao lại đứng đó. PV : Dạ… Nhà mình ở gần chợ thế này. Vậy thì theo bác việc buôn bán ở chợ có ảnh hưởng như thế nào đến môi trường ở đây ạ? TL: (chậm rãi) quen rồi con à. Buổi sáng hơn ồn ào một chút thôi chứ cũng không có gì cả. Do là chợ cá nên cũng không thể tránh được mùi hôi ở đây từ nhà bác trở xuống phía dưới còn đỡ, ít ngửi thấy mùi hôi hơn đoạn trên. PV: Thế rác thải ở đây có được dọn dẹp thường xuyên không ạ? TL: Có chứ. Mấy cô nhân viên vệ sinh dọn dẹp suốt ngày thấy tội lắm ngày làm hai đến ba lần, sáng một lần, chiều một lần và đến tối một lần. PV: Dạ vâng. Người dân ở đây có hay vất rác thải trong sinh hoạt gia đình bừa bãi ra đường không bác ? TL: (ngập ngừng) cũng ít lắm con. Lúc trước hầu như người dân vứt ra đó vì không có nhân viên vệ sinh hoặc có nhưng ít, ai dọn thì dọn không dọn thì thôi chứ còn bây giờ thì không có mà nếu có vứt ra đi nữa thì nhân viên vệ sinh cũng dọn hết đó mà (cười). PV: Con thấy rác ở trước cổng chợ khá nhiều do không được dọn dẹp thường xuyên hay sao ạ? TL: (im lặng một lúc, hỏi lại) rác thải trước cổng chợ hả, dọn dẹp làm sao cho hết, người ta xả rác dữ quá mà, vừa dọn xong lại đem ra đổ đầy ở đó. Thôi chịu luôn chứ biết làm sao. Môi trường có sạch hay không là do mình hết (vẻ mặt khó chịu, bực bội). PV: Theo bác thì nhà máy chế biến thủy sản ở gần chợ có ảnh hưởng gì đến môi trường ở đây không ạ ? TL: (lắc đầu trả lời nhanh) không. Nó có ảnh hưởng gì đến môi trường đâu. Cô Lan chủ nhà máy đó tôt lắm. Nhà máy của cô hoạt động có giấy cam kết về môi trường nữa mà. Cô luôn nhắc nhở nhân viên của mình phải giữ gìn bảo vệ môi trường sạch sẽ . PV: khi nhà máy thành lập, nhà máy có nói gì về khâu xử lý chất thải, rác thải không ạ? TL : (câu trả lời không được tự nhiên)Có chứ. Trình bày chi tiết lắm. PV :Dạ, vậy rác thải, chất thải được xử lý như thế nào ạ ? TL: Nhà máy cô Lan có làm hầm rác thải để xử lý còn nước thải thì được chảy ra biển hết…(vẻ mặt vui vẻ). PV: Dạ, chính quyền ở đây có thường xuyên tiếp xúc với người dân ở khu vực mình không ạ? TL: (vội vàng) thường xuyên chứ (có khi tuần đến hai lần) chính quyền hay xuống từng nhà để nhắc nhở người dân giữ vệ sinh sạch sẽ động viên các con em các gia đình cố gắng học hành và chính quyền địa phương có hổ trợ cho những gia đình khó khăn, gia đình nghèo vay vốn làm ăn. PV: Trong các cuộc họp chính quyền có đề cập đến vấn đề môi trường ở đây không ạ? TL: Cuộc họp nào cũng đề cập cả, chính quyền thường xuyên nhắc nhở người dân giữ vệ sinh chung ở khu vực mình. Và chính quyền có xuống nhắc nhở người dân buôn bán ở chợ và ban quản lý chợ. Họ hay mở các cuộc họp bàn lấy ý kiến của người dân về vấn đề ô nhiễm môi trường ở đây, nhất là vệ sinh khu vực chợ cá (vẻ mặt nghiêm nghị). PV: Vậy, trong các cuộc họp đó người dân có ý kiến gì về môi trường ở đây không bác.? TL: Người dân cũng có ý kiến, phàn nàn về môi trường nhất là những gia đình sống gần chợ. PV: Thế thì chính quyền giải quyết các ý kiến đó của người dân như thế nào ạ? TL: (ngập ngừng) chính quyền tiếp thu ý kiến rồi xuống nhà vận động tuyên truyền người dân ý thức về vấn đề môi trường, nhắc nhở những người buôn bán ở chợ. PV: Như vậy, hầu như chính quyền giải quyêt vấn đề môi trường chủ yếu là tuyên truyền vận động và nhắc nhở người dân, không có hoạt động gì sao ạ? TL: (lắc đầu ) không có hoạt động gì hết … PV: Thế bác có mong muốn gì về vấn đề môi trường không ạ? TL: (cười) mong muốn của bác thì rất nhiều nhưng bác chỉ mong muốn sao cho môi trường được trong lành hơn để đảm bảo sức khỏe cho người dân yên tâm làm ăn. Và bác muốn chính quyền phải có những hoạt động cụ thể nào đó giải quyết nhanh chóng vấn đề ô nhiễm môi trường tại khu vực chợ cá. Có vậy thôi. Ngày 8 tháng 4 năm 2010 Mỗi nhóm nhỏ được giao nhiệm vụ cụ thể là hoàn thành hết các bảng hỏi và có khu vực đi riêng nên chúng tôi không tập chung nhóm lại như những lần trước nữa mà các nhóm nhỏ linh hoạt xắp xếp thời gian đi cho phù hợp. Hôm nay nhóm tôi tập chung lúc 7h và bắt đầu đi xuống phường, lần này chúng tôi không nhờ cô Chốn đi cùng nữa vì nhóm tôi đã biết khu vực tổ và rút kinh nghiệm từ buổi làm việc hôm trước. Quả thật không có cô Chốn dẫn đi việc điều tra của chúng tôi trở lên khó khăn hơn, chúng tôi không được đón tiếp như buổi làm việc trước nữa và một số người cũng không có hứng thú với bảng hỏi của chúng tôi, có người còn nói sao bảng hỏi gì mà dài vậy, đúng là lúc đó tôi chẳng biết nói gì được. buổi làm việc hôm nay tôi có ấn tượng nhất là lúc gặp một người phụ nữ tầm ngoài 30 tuổi, người này nói sao học không lo học ra đây làm mấy cái điều tra này làm gì chỉ làm cho người dân nói dối thôi, và cái tiền làm giấy này sao không mang đi ủng hộ học sinh nghèo ấy. Chúng tôi có giải thích nhưng cô này vẫn khăng khăng giữ ý kiến của mình đến lúc đó chúng tôi cũng chẳng nói gì nữa, nhưng thật sự tôi thấy cái cô đấy rất vô duyên. Tuy vậy buổi làm việc hôm nay chúng tôi cũng làm được 4 bảng hỏi và 2 bảng phỏng vấn sâu, bảng phỏng vấn sâu chúng tôi kết hợp làm trong quá trình làm phát bảng hỏi luôn vì có những người rất dễ gần họ sẵn sàng trả lời những câu hỏi chúng tôi đặt ra và còn chia sẻ cho chúng tôi những bức xúc của họ về chính quyền,về môi trường…ở đây. Thông tin chúng tôi thu được hôm nay cũng nhiều hơn hôm qua và tôi thấy nó cũng thực tế hơn. Buổi sáng hôm nay do làm cố lên chúng tôi về hơi muộn, trời nắng nóng lại đi xa nên hôm nay cả nhóm tôi đều rất mệt. ( BÀI PHỎNG VẤN SÂU II Ngày: 08/04/2010 Tên người được phỏng vấn: Nguyễn Việt Thân Thời gian bắt đầu phỏng vấn: 08giờ00phút Thời gian kết thúc phỏng vấn: 09giờ15phút Chú Nguyễn Việt Thân năm nay 40 tuổi, làm nghề chạy xe ôm. Vợ chú bán chè ngoài chợ cá. Chú có hai đứa con gái, một đứa lớn học lớp mười, còn con gái nhỏ học lớp tám, Chú rất hiền lành. PV: Dạ con chào chú, tụi con là sinh viên của trường đại học quy nhơn, khoa công tác xã hội. lớp con có tổ chức một cuộc khảo sát nhỏ về thực trạng môi trường ở khu vực mình, mong chú giúp đỡ ạ. Những thông tin tụi con thu được chỉ để phục vụ cho học tập thôi ạ. TL: ừ, mấy đứa ngồi đi PV: nhà đi đâu cả rồi chú? TL: (hơi e dè hỏi dò) cô bán ngoài chợ, mấy đứa nhỏ đi học. PV: chú hôm nay không đi làm ạ? TL: Có chứ, chú đi mới về, chú chạy xe ôm ngoài chợ đây này, không có khách nên chạy về nhà cắm cơm rồi ra. Cũng không hay cùng gì lúc đi lúc không đó mà (cười). PV: Chú chạy xe vậy hằng ngày có nhiều khách không ảh chú? TL: (cười) cũng ít lắm lai rai vài người thôi. Có ngày không ai đi cả. Bình thường hằng ngày kiếm vài ba chục phụ thêm với cô bán chè nuôi mấy đứa ăn học. PV: Thế cô bán cả ngày luôn hả chú? TL: (vẽ mặt rất vui vẻ) ừ buổi sáng bán khoảng 11 giờ là về, buổi chiều khoảng 05 giờ là về con à. Tùy thôi…lúc bán đắt thì về sớm tí, lúc bán ế thì về muộn. Ngày cũng được bảy tám chục. PV: Gia đình ta sống ở đây lâu chưa a. TL: Lâu rồi con, từ đời ông nội, ông cố tới giờ đều sống ở đây hết mà. PV: Chú sống ở đây lâu thế chú thấy môi trường ở đây như thế nào? TL: (ngập ngừng) Ừ thì môi trường ở đây không được trong lành cho lắm. Nhất là khu vực ngoài kia. Do nhà chú ở cách chợ xa nên cũng không ảnh hưởng gì lắm, nhưng cũng có mùi hôi rất khó chịu. PV: Vậy vào màu nào mùi hôi nhiều nhất ạ? TL: ( nhăn mặt ) nặng nhất là vào mùa nắng cộng thêm gió mùa đến trưa là mùi hôi bốc lên nồng nặc, còn mùa mưa thì thôi khỏ nói luôn. Do nhân viên dọn dẹp không sạch sẽ(mùa mưa ít dọn lắm) nên rác thại đọng lại cùng với nước gây ra mùi hôi thối chịu không được. PV: Thế người dân và các tổ chức đã có những hoạt động gì để giải quyết tình trạng đó cũng như bảo vệ môi trường không vậy chú.? TL: ( lắc đầu) người dân thì làm được gì. Có mấy ai quan tâm đâu và cũng chả thấy tổ chức gì đâu. PV: Ở đây chính quyền có hay tiếp xúc với người dân không hả chú? TL: ( bức xúc ) cả đời có thấy mặt chính quyền đâu, thậm chí cũng chả thấy mặt mũi công an phường như thế nào chứ nói gì là tiếp xúc này nọ. PV: Vậy trong các cuộc họp tổ dân phố vấn đề môi trường có được nhắc đến không, thưa bác? TL: (cười) Chú thì ít quan tâm tham gia vào các cộc họp hành lắm, thỉnh thoảng tham gia cũng có nghe nói đến, nhưng chỉ là nhắc nhở, nói suông vậy thôi. PV: Thế trong cuộc họp ấy người dân có ý kiến phàn nàn gì về môi trường ở đây không ạ? TL: (hơi lưỡng lự) Ừ…thì người dân cũng phiền hà bức xúc nhiều lắm, nhưng chịu thôi chứ biết làm sao bây giờ. PV: Chính quyền có giải pháp nào để giải quyết vấn đề môi trường sao chú? TL: (cười gượng) Giải pháp gì đâu. Ban quản lý chợ cũng chỉ nhắc nhở người dân buôn bán ở chợ phải có ý thức giữ gìn vệ sinh chung, còn làm hay không tùy ý vậy thôi. PV: Vậy mong muốn của chú về vấn đề môi trường ở đây là gì ạ? TL: Tôi đề nghị chính quyền địa phương làm việc phải có trách nhiệm hơn, phải quan tâm hơn nữa đến đời sống của nhân dân. Chính quyền địa phương phải có nhưng biện pháp giải quyết ngay lập tức tình trạng ô nhiễm môi trường tại khu vực, đặt biệt là khu vực chợ cá. ( BÀI PHỎNG VẤN III Ngày: 08/04/2010 Tên người được phỏng vấn: Huỳnh Văn Kha Thời gian bắt đầu phỏng vấn: 09giờ30phút Thời gian kết thúc phỏng vấn: 10giờ30phút Chú Huỳnh Văn Kha năm nay 45 tuổi, làm nghề khinh doanh, vợ ở nhà buôn bán nhỏ. Gia đình chú có hai người con một trai, một gái . Nhìn chung gia đình chú cũng khá giả so với các hộ gia đình lân cận. Sau khi được biết chúng tôi đến tìm hiểu về môi trường tại khu vực phường Hải cảng. Chú có vẻ e ngại, ánh mắt hỏi dò hỏi pha chút nghi ngờ. nhưng sau một hồi nói chuyện chú cũng thoải mái hơn . PV : Dạ con chào chú, tụi con là sinh viên của trường đại học quy nhơn, khoa công tác xã hội. lớp con có tổ chức một cuộc khảo sát nhỏ về thực trạng môi trường ở khu vực mình, mong chú giúp đỡ ạ. Những thông tin tụi con thu được chỉ để phục vụ cho học tập thôi ạ. TL : môi trường ở đây có gì đâu mà tìm hiểu? chỉ có khu vực ngoài chợ cá kia thôi. PV :Dạ .Chú thấy môi trường ở đây như thế nào ạ ? TL :(thái độ dò hỏi ) thì nói chung cũng bình thường . PV : Ủa , mà gia đình mình không có ai ở nhà ạ ? TL : ừ. Bà ấy vừa chạy đi đâu đó. PV :Chú sống ở đây lâu chưa ạ ? TL ( gật đầu, khuôn mặt lúc này nhìn dễ chịu hơn lúc đầu) cũng lâu rồi, chú sống ở đây từ nhỏ. PV: Từ nhỏ ạ. Vậy chú thấy hoạt động buôn bán ở chợ cá có ảnh hưởng gì đến môi trường ở đây không chú? TL: ( lắc đầu ) hoạt động buôn bán ở đây ồn ào lắm, nhất là buổi sáng, mùi hôi hám của cá và nước thải, rác thải bốc lên nồng nặc không chịu nổi. Vào buổi trưa rác thải chất đầy từng đống trước cổng chợ có khi để đến hai ba ngày mới thu dọn. Đêm xuống yên tĩnh gió thổi vào ngủ không được vì mùi hôi thối của rác. PV: Vậy vào mùa nào ô nhiễm nặng nhất ạ? TL: ( suy nghĩ ) mùa nào cũng như mùa đó, chẳng thấy mùa nào thua mùa nào cả. Nắng thì rác thải bốc lên cũng hôi mà mưa xuống thì mùi hôi bốc lên từ các cống rãnh rồi rác thải ứ đọng cũng vậy. PV: Mùa mưa chổ mình có bị ngập nước không hả chú? TL: (Ngập ngừng hỏi lại) Ngập nước à? Không có, nhưng thỉnh thoảng củng có ngập, nhất là mấy hẻm sâu phía dưới kia. Do cống thoát nước không tốt nên nước không thoát kịp chứ sao. PV: Thế chình quyền địa phương có quan tâm gì đến tình trạng môi trường ở đây không ạ? TL: Quan tâm gì đâu, thỉnh thoảng đó mà. PV: Vậy chính quyền địa phương có thường hay tiếp xúc với người dân, không chú? TL: ( lưỡng lự ) cũng có nhưng ít lắm. Thỉnh thoảng đến hỏi thăm vậy thôi. PV: Trong lần thăm hỏi đó chính quyền có đề cập gì đến môi trường ? TL: (Ngập ngừng) ừ…thì, chính quyền cũng không bận tâm lắm về môi trường. Nếu có chăng nữa chỉ là qua loa, đại khái thế thôi. PV: Trong lần thăm hỏi là vậy. Thế còn ở các cuộc họp khu phố thì sao hả chú? TL: ( hơi khó chịu) cũng vậy đó mà. Trong cuộc họp chính quyền cũng có nhắc nhở, nói với người dân phải có ý thức giữ gìn vệ sinh thế này thế khác. Nhưng chỉ là tuyên truyền, vận động vậy chứ có thấy hoạt động cụ thể nào đâu. PV: Trong cuộc họp người dân có phàn nàn hay ý kiến gì với chính quyền về vấn đề môi trường ở đây? TL: Một số người dân cũng bức xúc lắm, đặc biệt là những hộ gia đình gần chợ cá. Người dân cũng có đứng lên phản ánh về tình trạng rác thải bừa bãi trước cổng chợ, nước thải gây hôi thối ảnh hưởng đến sức khỏe người dân. PV: Vậy thái độ của chính quyền ra sao chú? TL: (im lặng một lúc) ừ…cũng chỉ là nhắc nhở và ban quan ly chợ đó thôi. Sau đâu lại vào đấy mà… PV: Chắc là người dân khó chịu lắm. Vậy chú nghĩ gì khi người dân khu vực mình phàn nàn về vấn đề môi trường? TL: ( bức xúc, khó chịu) Đáng lý ra khi người dân phàn nàn, than phiền về môi trường thì chính quyền phải có một hoạt động cụ thể nào đó, đằng này lại cứ tuyên truyền vận chung chung như thế ai mà làm chẳng được. Theo tôi là phải xử phạt nghiêm khắc những hành vi làm ô nhiễm môi trường như phạt tiền chẳng hạn. Mình phải đánh vào tài chính thì họ mới sợ. PV: Thế chú có mong muốn hay kiến nghị gì để cải thiện vấn đề môi trường ở đây không ạ ? TL: Tôi chỉ mong muốn một điều rằng chính quyền quan tâm hơn nữa đến môi trường và có những biện pháp cụ thể giải quyết vấn đề môi trường, làm cho môi trường xanh, sạch, đẹp hơn. Có vậy thôi. Ngày 9 tháng 4 năm 2010 Sáng ngày 9/4 . Buổi sáng hôm nay nhóm tôi tiếp tục xuống phường hải cảng để làm bài, hôm nay là buổi thứ ba nhóm tôi xuống phường này những người có thể hỏi thì đã hỏi rồi, vào ban ngày đa số họ đều đi làm hết và thường có người đến khuya mới về. Khi vào gửi xe ở nhà một chú gần chợ cá qua nói chuyện chúng tôi được biết tổ 43- 44 còn khá rộng và đa số là ở trong hẻm, nhóm tôi quyết định đi sâu vào trong hẻm. Khi đi vào hẻm có một điều tôi thấy đặc biệt là đa số toàn là phụ nữ ở nhà. Mới đầu thấy chúng tôi họ đều nhìn với ánh mắt tò mò đến lúc chúng tôi nói lý do đến thì họ cũng vui vẻ giúp đỡ chúng tôi, ở trong khu vực này người dân phàn nàn về chính quyền rất nhiều, đa số họ đều nói chẳng bao giờ chính quyền xuống đến nơi, cũng chẳng quan tâm gì tới dân hết, điều này hoàn toàn ngược với những gì Cô chốn đã nói với chúng tôi. Chúng tôi đi quanh hai con hẻm và đến gần 11h thì chúng tôi hoàn thành 6 bảng hỏi, lúc đó đã muộn nên chúng tôi quyết định về. Chiều ngày 9/4 Nhóm tôi đã hoàn thành xong 16 bảng hỏi và 3 bảng phỏng vấn sâu. Còn 1 bảng phỏng vấn sâu nữa chiều nay lớp tôi được nghỉ 2 tiết cuối nên chúng tôi quyết định xuống phường hoàn thành nốt bảng phỏng vấn sâu này. Xuống đến phường chúng tôi vào nhà một chị bán bánh mà chúng tôi đã gặp buổi sáng ở ngoài chợ cá, chị cũng rất vui tính cuộc nói chuyện của chúng tôi diễn ra khá thuận lợi. Đến tầm 5h 30’ chúng tôi xin phép chị ra về. Vậy là chúng tôi đã hoàn thành xong nhiệm vụ của mình, cả nhóm tôi cảm thấy nhẹ nhõm hơn rất nhiều bởi vì đoạn đường xuống phường khá xa, trời lại nắng nóng, người dân không phải lúc nào cũng nhiệt tình đón tiếp, giúp đỡ nhóm. (BÀI PHỎNG VẤN IV: Ngày: 09/04/2010 Tên người được phỏng vấn: Phạm Thị Xí Thời gian bắt đầu phỏng vấn: 16giờ15phút Thời gian kết thúc phỏng vấn: 17giờ15phút Chiều ngày 09/04/2010 chúng tôi có đến nhà gia đình chị Phạm Thị Xí. Qua cuộc trò chuyện chúng tôi biết được chị năm nay 35 tuổi,Chồng chị mất sớm, Chị đang sống với một đứa con trai 7 tuổi. Do sống một mình nuôi con nên cuộc sống của chị cũng khá vất vả. Chị hiện đang bán bánh ngoài chợ cá. Có lẽ do sống một mình nên tính chị rất vui vẻ, chúng tôi nói chuyện với chị rất thoải mái. PV : buổi chiều chị không bán hàng ạ? TL :Hôm nay chị bán hết sớm nên cũng được nghỉ sớm . PV: Dạ ! chị bán bánh được bao lâu rồi? TL: Được bốn năm rồi em. PV: Bán được không chị? TL: Nói chung cũng được. Có đồng ra đồng vô cũng đỡ chứ ở nhà biết làm gì đâu. Trung bình một ngày kiếm cũng được tám chính chục. Có khi bán đắt được một trăm, đủ để trang trải hằng ngày. Tuy là vất vả một tí nhưng có tiền là được.(cười) PV: Chị bán bánh ngoài chợ thì chị thấy hoạt động buôn bán ở chợ cá có ảnh hưởng gì đến môi trường ở đây không ạ ? TL: (vẻ mặt khó chịu) Ảnh hưởng gì! Quá ư là dơ bẩn! rác thải đổ đầy rẫy ra trước cổng chợ mà không thấy ai nói năng gì cả. Hôi hám chịu không được. PV: vậy ạ!Vậy chính quyền có quan tâm gì đến môi trường ở đây không chị? TL: (im lặng một lúc) quan tâm gì đâu…ít lắm. PV: Chị thấy môi trường ở đây ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe ạ? TL: Sống ở đây không bị ung thư mũi mới lạ(cười). Hằng ngày, tôi bán ngoài chợ phải ngửi những mùi hôi thối này về có khi bỏ luôn(nhăn mặt). Nhưng nay lâu dần cũng lâu rồi, chứ bỏ cơm hoài chắc chết mất(cười). Cũng hên cho chị là nhà không gần chợ lắm nên cũng đỡ hơn. Nhưng mà dọc đường Xuân Diệu cũng bẩn lắm, thỉnh thoảng gió thổi vào có mùi hôi rất khó chịu. PV: Vào mùa mưa khu vực mình có bị ngập nước không chị ? TL: Mùa mưa thì thôi rồi!ở ngoài đường lớn thì sao chứ còn trong hẻm nhà chị đây mưa to là nước ngập liền à. Có khi người dân phải múc từng thau nước đem đi đổ. Bởi do hầm rút nước, đường cống bị hư, nghẹt gì đó và do rác thải vứt xung quanh nên ứ đọng lại. PV: Thế chính quyền địa phương có thường hay tiếp xúc với người dân không ạ ? TL: (hơi lưỡng lự) Thỉnh thoảng thì cũng có. PV: Vậy trong buổi tiếp xúc đó, chính quyền có đề cập đến vấn đề môi trường ở khu vực mình không chị? TL: (cười gượng) có thì có vậy thôi. Cũng cứ nhắc nhở ăn ở sạch sẽ, giữ gìn môi trường chung chung gì đấy, ai nghe hay không mặc kệ, nghe cũng được mà không cũng xong. PV: Vậy trong các buổi họp người dân có ý kiến gì về vấn đề môi trường ở đây không ạ? TL: Có chứ. Người dân cũng có nòi nhiều về ô nhiễm môi trường ở khu trước cổng chợ cá với nước ngập vào mùa mưa, rồi là mùi hôi từ các cống rảnh rác thải. Và người dân cũng có đưa ra ý kiến đề xuất này nọ để chính quyền giải quyết vấn đề môi trường. PV: Chính quyền có biện pháp gì để giải quyết không ạ ? TL: (cười) thì nói qua loa đại khaí vậy thôi. Cũng có hứa là sẽ thế này thế khác, nhưng tới bây giờ có thấy gì đâu… PV: Người dân và các tổ chức đã có những hoạt động gì để bảo vệ và giải quyết vấn đề môi trường ở đây không chị ? TL: ( Hơi lưỡng lự ) người dân hầu hết ai cũng đi làm cả sáng đi trưa về, trưa đi tối về thì thời gian đâu mà tham gia mấy hoạt động đó. Vả lại có thấy tổ chức gì đâu mà tham gia. Chủ yếu là do ý thức của mỗi người thôi. Mình có ý thức tốt bảo vệ môi trường, giữ gìn nó thì môi trường trong sạch vậy thôi chứ không nói gì hết. Nhiều người có thói quen vứt rác ra xung quanh, nhân viên vệ sinh thấy thì dọn còn không thì thôi. Vậy thì làm sao môi trường không ô nhiễm. PV: Chị có mong muốn gì để cải thiện vấn đề về môi trường tại khu vực mình hiện nay được không ạ? TL: Mong muốn của chị cũng đơn giản thôi. Chị mong muốn sao cho mình làm ăn khấm khá để nuôi con và môi trường ở khu vực mình được trong lành hơn không bị ô nhiễm, đặc biệt là ở chợ cá để chị yên tâm buôn bán. PV : hì .Dạ tụi em cảm ơn chị ạ . TL : Ừ không có gì đâu. PV : bây giờ tụi em xin phép về, cảm ơn chị nhiều ạ. ngày 10, 13 tháng 4 năm 2010 Sáng ngày 10, đến buổi hôm nay thì đa số các nhóm nhỏ đã hoàn thành xong nhiệm vụ của nhóm mình. Công việc xuống cộng đồng điều tra phát bảng hỏi đã hoàn thành tất cả chúng tôi ai cũng mừng và ai cũng có rất nhiều những kỷ niệm vui kể cho nhau nghe, bây giờ công việc tiếp theo của chúng tôi là phải xử lý bảng số liệu. Để việc xử lý số liệu nhanh hơn nhóm chúng tôi đã thống nhất các nhóm nhỏ về tự xử lý kết quả thu thập trước sau đó lên tổng hợp lại sau. Nhóm nhỏ của tôi quyết định họp lại xử lý số liệu vào buổi sáng hôm nay, việc xử lý số liệu không mấy khó khăn vì Nhóm chỉ có nhiệm vụ tổng kết các câu trả lời và ghi lại bảng phỏng vấn sâu là xong nên cũng không mất nhiều thời gian lắm. Chiều ngày 13 do được nghỉ 2 tiết cuối nhóm tôi thống nhất ở lại xử lý số liệu. Tôi phải đưa một bạn trong lớp đi khám bệnh và lấy thuốc nên đã xin phép nhóm cho tôi về trước vì vậy mà tôi không tham gia buổi xử lý số liệu chiều nay. ngày 14 ,15,16 tháng 4 năm 2010 Nhóm lớn chúng tôi thống nhất tập chung xử lý số liệu. Như thường lệ Nhóm chúng tôi tập chung lúc 7h tại ghế đá trước dãy nhà A3 nhưng phải đến 7h30’ cả nhóm mới tập chung đông đủ và bắt đầu làm bài. Do các nhóm nhỏ đã thống kê kết quả từ trước lên việc xử lý số liệu tổng không mây khó khăn, các nhóm nhỏ đọc các số liệu mà nhóm đã thống kê lên một bạn nghi lại số liệu tổng và kiểm tra lại tổng số các câu trả lời để tránh sai sót. Việc thống kê các câu trả lời và tính phần trăm mất khá nhiều thời gian. Sau khi hoàn thành xong số liệu tổng chúng tôi tiếp tục tìm các câu hỏi trong bảng hỏi có mối tương quan với nhau, đánh dấu xong các câu hỏi thì chúng tôi lại gặp chục chặc trong khâu xét mối tương quan, cuối cùng một bạn trong nhóm cũng tìm dược ra cách. Đến lúc này thì nhóm thống nhất các nhóm nhỏ về tự làm bảng xét các mối tương quan để hôm sau nhóm tổng kết như vậy sẽ nhanh hơn. Đến chiều ngày 16 thì nhóm chúng tôi hoàn thành bảng xử lý số liệu, nhóm giao cho một số bạn trong nhóm về nghi lại để hôm sau cô sửa cho nhóm . Qua các buổi xử lý số liệu tôi mới nhận thấy rằng còn rất nhiều điểm mình còn yếu, quả thật nếu không có các buổi thực tế này thì tôi cũng không biết môn phương pháp xã hội học mình sẽ áp dụng lúc nào và như thế nào nữa. Ít nhất qua các buổi này tôi cũng thực hành được cách xử lý số liệu, xét mối tương quan,… Ngày18,21 tháng 4 năm 2010 Sau khi hoàn thành xong bảng xử lý số liệu sáng 18 cô Dung đã hẹn lớp tôi đến để cô giúp sửa bảng số liệu. Lớp tôi có hai nhóm với đề tài khác nhau. Cô nhận xét và sửa bài cho từng nhóm một. Cô rất nhiêt tình với lớp chúng tôi, chỗ nào đúng thì cô đồng ý và cho nhận xét còn chỗ nào sai hoặc chưa hợp lý thì cô thẳng thắn nhận xét, hướng dẫn nhóm sửa chữa. Nhóm tôi bị sai khá nhiều và phải làm lại nên vào sáng ngày 21 nhóm chúng tôi tập chung lại ở ghế đá để sửa lại bài . các con số cứ lộn lung tung hết ,sau một hồi ngồi phân tích tính toán nhóm tôi lại phát hiện ra có nhóm làm sai vậy là lại phải thống kê lại, mỗi người một câu không khí rất nặng nề,đến trưa bài làm vẫn chưa xong. Hôm sau thì tôi được biết chỉ có một số bạn trong nhóm tự đi làm với lý do nhóm đông đến toàn cãi nhau, làm việc không hiệu quả. Điều này cũng không phải là không có lý, bởi vì nhóm chúng tôi đông lên thì mỗi người một việc không phải ai cũng làm, mà nhiều người làm thì xác suất sai rất lớn, nhóm tôi xử lý số liệu nhầm lẫn và sai rất nhiều lần rồi, hơn nữa đông người mỗi người một tiếng rất dễ gây bất đồng trong nhóm. II. BÁO CÁO 1.LỰA CHỌN CỘNG ĐỒNG Qua quá trình thảo luận nhóm ,nhóm chúng tôi quyết định chọn 2 cộng đồng dân cư để tìm hiểu khảo sát là; phường Hải Cảng và phường Trần Phú. Đây là lần đầu tiên nhóm trực tiếp xuống cộng đồng tiếp xúc ,hỏi han ý kiến của người dân nên đã gặp không ít khó khăn .Nhưng qua sự cố gắng của các thành viên trong nhóm và sự hợp tác giúp đỡ của một số người dân nên nhóm chúng tôi đã thu được khá nhiều thông tin hữu ích cụ thể ; Vào sáng ngày 22/03/2010 nhóm chúng tôi đi khảo sát ở phường Hải cảng khi đến nơi nhóm chúng tôi chia ra thành các nhóm nhỏ để việc thu thập thông tin được dễ dàng và nhiều hơn. các nhóm nhỏ chủ yếu tập trung khảo sát ở các khu vực như; khu vực 5,khu vực 7, khu vực 8. Để có cái nhìn khách quan về cộng đồng và có thể nắm được thực tế những vấn đề khó khăn của cộng đồng qua người dân ở cộng đồng ,đồng thời định hình được mình sẽ xin thông tin gì từ chính quyền địa phương nên nhóm chúng tôi quyết định tiến hành quan sát ,phỏng vấn người dân trước. Qua quá trình tổng hợp thông tin từ các nhóm nhỏ thu được, Nhóm chúng tôi nhận thấy rằng phường Hải Cảng gặp phải một số vấn đề nổi cộm như sau ; - Thứ nhất là về môi trường ; Đây là khu vực có cảng cá nên môi trường ở đây không đảm bảo hay nói cách khác là bị ô nhiễm. Ở đây không những môi trường không khí bị ô nhiễm mà đến cả môi trường đất ,môi trường nước …cũng bị ô nhiễm.Theo quan sát chúng tôi thấy chợ cá và nhà máy chế biến thủy hải sản có ảnh hưởng rất lớn đến môi trường ở đây ,đồng thời ý thức của người dân ở đây về môi trường vẫn chưa cao. Chạy dọc con đường Phan Chu Trinh tổ 21 khu vực 5 ,chúng tôi nhìn thấy rất nhiều lưới đánh cá bỏ ngổn ngang trên đường ,có cả lưới cũ và lưới mới ,có cả những đoạn lưới đã quá cũ không còn dùng được nữa vứt dọc bên đường tạo ra những đống rác lưới. Ở phường Hải Cảng nếu có ai hỏi khu nào là khu đáng chú ý nhất thì tôi xin mạnh dạn trả lời là khu chợ cá ,ở chợ cá này còn có một nhà máy chế biến thủy hải sản nữa. Lúc đến gần khu chợ cá tất cả chúng tôi đều ngửi thấy một mùi hôi thối nồng nặc bốc lên rất khó chịu, xung quanh chợ cá có đủ các loại rác thải do hoạt động buông bán của thợ thải ra ,đặc biệt có cả những bộ phận bỏ đi của các loại hải sản vứt khắp nơi ,ruồi nhặng rất nhiều .khi chúng tôi tiếp xúc với chị Thu Trang số nhà 35 và chị Lý số nhà 33 Hàn Tín ,chúng tôi có hỏi “ chị nghĩ sao về môi trường ở đây ?” cả hai chị đều trả lời “ôi ,lúc đầu cũng thấy khó chịu nhưng sống quen rồi ” rất nhiều người chúng tôi hỏi về vấn đề môi trường ở đây họ đều trả lời là bình thường hoặc là quen rồi nhưng bên cạnh đó cũng có không ít những người dân lại vô cùng bức xúc về môi trường ở khu vực này tiêu biểu như ông Năm ,một người giữ xe nhà ở gần chợ cá khi được chúng tôi hỏi vẻ mặt của ông Năm vô cùng bức xúc và thái độ có vẻ hơi bất mãn với chính quyền địa phương ông cho biết; Chính quyền thờ ơ mặt dù người dân đã nhiều lần kiến nghị ,nhiều nhà báo cũng đến làm việc nhưng mọi việc vẫn không thay đổi. Cán bộ y tế cũng nhiều lần vào cuộc kiểm tra ,nguồn nước bị ô nhiễm lấy đi xét nghiệm xác định mức độ ô nhiễm .đâu lại vào đấy chẳng có biện pháp gì để xử lý hết . - Thứ hai là vấn đề về việc làm; Người dân ở phường hải cảng chủ yếu sống bằng nghề đánh bắt và buôn bán chế biến thủy hải sản, thu nhập của người dân bấp bênh phụ thuộc vào thời tiết và số lượng cá bắt được sau mỗi chuyến đi biển. Chính vì vậy mà cuộc sống của nhiều người dân gặp khó khăn và không ổn định, trong một gia đình thường thì những người đàn ông đi biển còn phụ nữ ở nhà bán cá. Nhiều trường hợp gia đình không có ghe để đi đánh bắt cá thì phải đi làm thuê, công việc làm thuê cũng rất khó khăn không phải lúc nào cũng có việc để làm. Theo lời chị thanh; “những người đánh cá thuê đa số là phụ nữ với thu nhập khoảng 70.000đ- 80.000đ một ngày, nhưng cũng có ngày không có đồng nào cả vì không có việc làm”.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBáo cáo về thực trạng môi trường ở quy nhơn bình định.doc