Đề tài Xây dựng mô hình du lịch từ thiện tại tỉnh Đồng Tháp

Văn hóa Đồng Tháp phong phú, đa dạng, mang đậm dấu ấn của nền kinh tế nông nghiệp. Các tín ngưỡng dân gian vẫn còn tồn tại trong cuộc sống của người dân nơi đây, thể hiện qua việc thờ cúng tổ tiên, các lễ hội cúng đình, chùa. Bên cạnh đó, do vị trí địa lý nằm sát biên giới Campuchia đã hình thành những nét văn hóa đặc trưng vùng miền. Nhà văn Sơn Nam đã ca ngợi vùng đát phía Nam của Đồng Tháp mà trung tâm là Sađéc như là “Bản lề giữa sông Tiền và Sông Hậu, giữa vùng đồng bằng và cảng Sài Gòn, giữa đồng bằng và nước Campuchia, lần hồi hình thành một vùng đất mà mãi đến nay người dân địa phương vẫn tự hào”

pdf22 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2509 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Xây dựng mô hình du lịch từ thiện tại tỉnh Đồng Tháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG CƠ CỞ II TẠI TP. HỒ CHÍ MINH TIỂU LUẬN MÔN: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC ĐỀ TÀI: XÂY DỰNG MÔ HÌNH DU LỊCH TỪ THIỆN TẠI TỈNH ĐỒNG THÁP Giảng viên hướng dẫn: PGS. TS Phạm Đình Nghiệm Nhóm thực hiện: Họ và Tên Mã số học viên Lớp Cổ Đặng Uyển Nhi 1306025025 CH20QTKD01 Trần Thị Lam Kiều 1306015041 CH20TMQT01 Lê Thị Diễm Kiều 1306025015 CH20QTKD01 Lê Ngọc Kim Ngân 1306015044 CH20TMQT01 Lê Thị Ngọc Hân 1306025012 CH20QTKD01 Tp. Hồ Chí Minh, ngày 07 tháng 07 năm 2013 2 MỤC LỤC Trang PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................... PHẦN NỘI DUNG ............................................................................................... CHƯƠNG 1: MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN ....................................................... I. Một số khái niêm cơ bản về lý luận ..................................................................... 1.1 Khái niệm về du lịch ........................................................................................ 1.2 Khái niệm về du lịch từ thiện ........................................................................... II. Những hình thức du lịch ở Việt Nam hiện nay ................................................... KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ....................................................................................... CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TẠI TỈNH ĐỒNG THÁP .............................................................................................................. I. Giới thiệu sơ nét về tỉnh Đồng Tháp ................................................................... 1.1 Đặc điểm kinh tế, chính trị, xã hội của tỉnh Đồng Tháp .................................... 1.2 Chính sách phát triển du lịch của địa phương ................................................... II. Đánh giá tiềm năng để phát triển du lịch và thực trạng phát triển du lịch tại Đồng Tháp .............................................................................................................. 1.1 Đánh giá tiềm năng để phát triển du lịch tại Đồng Tháp .................................. 1.2 Thực trạng phát triển du lịch tại Đồng Tháp...................................................... KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ....................................................................................... CHƯƠNG 3: XÂY DỰNG MÔ HÌNH DU LỊCH TỪ THIỆN TẠI TỈNH ĐỒNG THÁP ........................................................................................................ I. Mô hình du lịch từ thiện tại tỉnh Đồng Tháp ........................................................ II. Giải pháp phát triển mô hình du lịch từ thiện tại tỉnh Đồng Tháp ....................... KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ....................................................................................... KẾT LUẬN ........................................................................................................... PHẦN PHỤ LỤC DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 3 PHẦN MỞ ĐẦU I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI (viết thêm ý tỉnh đồng tháp - Hân) Trên thế giới đã có rất nhiều nước xem du lịch là một cách hiệu quả để phát triển kinh tế và quảng bá hình ảnh đất nước, và Việt Nam cũng đã từng bước xúc tiến quá trình này. Tuy nhiên, tại thời điểm hiện tại Việt Nam thật sự chưa tạo được hình ảnh đặc sắc trong mắt bạn bè quốc tế, việc phát triển vẫn còn manh mún, thiếu tính chuyên nghiệp, và đồng bộ. Bên cạnh đó, nhu cầu đi du lịch của con người không ngừng tăng lên do chất lượng cuộc sống được cải thiện. Việt Nam là đất nước có nhiều danh lam thắng cảnh, chi phí sinh hoạt và đi lại thấp, cùng với tình hình chính trị ổn định sẽ là một điểm đến hấp dẫn du khách. Do đó, du lịch Việt Nam có nhiều cơ hội để phát triển, điều này sẽ đem lại nhiều lợi ích cho nền kinh tế nước nhà cũng như việc mang hình ảnh đất nước và con người Việt Nam đến với thế giới. Tại Việt Nam, nhiều công ty lữ hành lớn đã đưa ra mô hình du lịch cộng đồng, trong đó có hình thức du lịch kết hợp với việc làm từ thiện. Đây là một mô hình du lịch mang tính nhân văn rất cao vì du khách không chỉ được đi du lịch mà họ còn được tổ chức để làm những công việc hữu ích cho cộng đồng như giúp đỡ người khuyết tật, tặng quà cho trẻ em nghèo,…Ngày nay nhu cầu du lịch không còn bó hẹp trong những chuyến đi đơn thuần chỉ có tham quan, giải trí, thưởng thức đặc sản của vùng miền. Du khách muốn đi sâu hơn vào đời sống thực tế của người dân địa phương, muốn trải nghiệm cuộc sống bản địa và chia sẻ khó khăn với cộng đồng xung quanh. Điều này vừa giúp khách du lịch có cơ hội được giao lưu, được giúp đỡ người khác, và trải nghiệm một kì nghỉ đầy lý thú. Đối với địa phương, mô hình du lịch này đòi hỏi sự kết hợp chặt chẽ giữa người dân, chính quyền và công ty du lịch nhưng lợi ích từ hoạt động này là rất to lớn. Địa phương có thể giới thiệu văn hóa và đặc sản bản xứ một cách dễ dàng, góp phần giải quyết công ăn việc làm, tạo điều kiện để công tác xã hội trong vùng phát triển. Số lượng du khách nước ngoài tham gia mô hình du lịch này ngày càng tăng, đặc biệt là các bạn sinh viên quốc tế, đã cho thấy rõ hình thức du lịch này giúp cho quá trình trao đổi văn hóa diễn ra thuận lợi hơn và đồng thời tạo điều kiện cho các bạn sinh viên trong nước có cơ hội để phát huy kĩ năng và ngoại ngữ. 4 Nhóm chúng tôi chọn địa điểm xây dựng mô hình là miền Tây Nam Bộ, sở dĩ như vậy vì du lịch cộng đồng kết hợp làm từ thiện thường hướng đến những miền đất xa xôi, thiếu điều kiện phát triển kinh tế, đời sống khó khăn, mục đích là để du khách có thể tìm hiểu và chia sẻ khó khăn với bà con địa phương. Trong đó, miền Tây là vùng đất rộng, còn nhiều nơi có điều kiện cuộc sống thiếu thốn, nhưng có nền văn hóa đa dạng, phong phú, đặc trưng, người dân địa phương lại cởi mở, hiếu khách, thích hợp để phát triển mô hình này. Thực tế, có nhiều vùng ở nơi đây có điều kiện cơ sở khó lòng đáp ứng được chất lượng của chuyến du lịch cho du khách. Do đó, việc tìm hiểu, khảo sát và xây dựng mô hình du lịch từ thiện ở đây là rất cần thiết. Một mặt giúp cho nền kinh tế nơi đây có cơ hội để phát triển, người dân cải thiện chất lượng cuộc sống, một mặt giúp nhân rộng mô hình du lịch hữu ích này. Vì vậy, nhóm chúng tôi đã chọn đề tài nghiên cứu: “Xây dựng mô hình du lịch từ thiện tại các tỉnh miền Tây Nam Bộ” . II. MỤC ĐÍCH NGIÊN CỨU - Phát triển ngành du lịch Việt Nam, góp phần phát triển kinh tế nước nhà. - Tăng cường giao lưu văn hóa giữa người Việt Nam với người nước ngoài, hòa chung vào xu thế hội nhập quốc tế đang diễn ra tất yếu trên thế giới ngày nay. - Làm lan tỏa tính cộng đồng, đề cao tinh thần nhân đạo trong giới trẻ và cả xã hội Việt Nam; mang hình ảnh hòa bình, thân thiện, lối sống chan hòa tương thân tương ái của người Việt đến với thế giới. - Góp phần cải thiện đời sống kinh tế - xã hội – văn hóa của người dân địa phương. III. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU - Tìm hiểu về du lịch, du lịch từ thiện tại Việt Nam và trên thế giới; các mô hình du lịch và du lịch từ thiện hiện nay Nguồn tìm hiểu chủ yếu từ các tài liệu được ban hành của nhà nước, các tổ chức ban ngành liên quan, các bài nghiên cứu, các tài liệu hướng dẫn có tính tin cậy cao, các sách báo và tạp chí uy tín. Từ đó giúp nhóm tác giả có được hiểu biết sâu sắc về du lịch nói chung, du lịch từ thiện nói riêng và các khía cạnh liên quan nhằm 5 có cái nhìn tổng thể về vấn đề nghiên cứu, tránh được các sai sót trong việc xây dựng mô hình và ứng dụng mô hình vào thực tế. - Tìm hiểu thực trạng du lịch ở tỉnh Đồng Tháp; mức độ ứng dụng các mô hình du lịch và du lịch từ thiện hiện nay Từ đó đưa ra các đánh giá chi tiết về những ưu điểm và những mặt hạn chế hiện có. Phát hiện những khía cạnh chưa được khai thác tốt trong khu vực và đưa những khía cạnh đó vào mô hình du lịch từ thiện của nhóm, nâng cao tính ưu việt và khả năng ứng dụng thực tiễn. - Xây dựng mô hình du lịch từ thiện dựa trên những kiến thức và dữ liệu đã tìm hiểu và nghiên cứu trên cơ sở phát huy những mặt tích cực và hạn chế những điểm chưa tốt, chưa ưu việt của các hình hiện có. IV. CƠ SỞ LÝ LUẬN - Một số khái niệm về du lịch (Theo Việt Nam và theo thế giới) - Đưa ra khái niệm du lịch từ thiện - Các hình thức du lịch hiện có tại Việt Nam V. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1. Đối tượng nghiên cứu Mô hình du lịch từ thiện ở tỉnh Đồng Tháp 2. Phạm vi nghiên cứu - Đề tài tập trung nghiên cứu và xây dựng mô hình du lịch từ thiện ở các tỉnh Đồng Tháp - Ngoài ra trong mô hình du lịch từ thiện mà nhóm tác giả xây dựng, chúng tôi tập trung nghiên cứu, khảo sát lấy ý kiến của các đối tượng: du khách nước ngoài, Sinh viên tại Thành phố Hồ Chí Minh và địa phương ở tỉnh Đồng Tháp VI. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (xem lại số lượng) - Phương pháp định lượng: sử dụng bảng khảo sát cho hai đối tượng người nước ngoài và sinh viên các trường đại học, cao đẳng tại TP.HCM để tìm hiểu về nhu cầu đi du lịch kết hợp với giao lưu văn hóa và làm những việc có ích cho cộng đồng, xã hội.  Phương pháp chọn mẫu: chọn mẫu ngẫu nhiên  Số lượng mẫu: 600 mẫu 6  Người nước ngoài:  Chưa từng đến Việt Nam: 100 mẫu dung bảng khảo sát online  Đã đến Việt Nam du lịch: 200 mẫu  Sinh viên: 300 mẫu  Nhóm trường văn hóa – xã hội: 100 mẫu  Nhóm trường kinh tế: 100 mẫu  Nhóm trường kỹ thuật: 100 mẫu -Phương pháp định tính: sử dụng phương pháp phỏng vấn để tham khảo ý kiến của các công ty lữ hành du lịch và người dân địa phương về lợi ích kinh tế, văn hóa và xã hội mà mô hình du lịch từ thiện mang lại. Thực hiện 5 cuộc phỏng vấn ở 5 năm công ty du lịch và 15 cuộc phỏng vấn ở địa phương. Ngoài ra, nhóm tác giả sử dụng phương pháp phân tích số liệu thu thập được, so sánh với những số liệu thống kê đã có, tổng hợp lý thuyết và thực tiễn để đư ra được mô hình du lịch từ thiện hiệu quả nhất. VII. THỜI GIAN VÀ KINH PHÍ DỰ KIẾN - Thời gian nghiên cứu đề tài là tháng. - Kinh phí dự trù : 3.000.000 VNĐ VIII. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI Trong sự phát triển của ngành du lịch, du lịch từ thiện đang là một hình thức du lịch mới mang đậm tính nhân văn, ngày càng được nhiều du khách quan tâm lựa chọn để trải nghiệm thực tế và cảm thấy ý nghĩa hơn sau mỗi cuộc hành trình. Du lịch từ thiện là một trong những hình thức du lịch cộng đồng đang dần được triển khai thực hiện để đáp ứng nhu cầu du lịch đa dạng của các du khách và nhằm góp phần cải thiện đời sống của cộng đồng địa phương cũng như nêu cao tinh thần vì cộng đồng. Du lịch từ thiện vẫn còn là hình thức du lịch khá mới mẻ nên vẫn chưa có nhiều bài nghiên cứu chuyên sâu về sự phát triển của loại hình du lịch này cũng như xây dựng mô hình như thế nào, mà chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu một cách chung nhất loại hình du lịch cộng đồng và đề cập đến một vài khía cạnh của du lịch từ thiện. Các bài viết về các loại hình du lịch từ thiện, du lịch cộng đồng tập trung tìm hiểu đối với các tỉnh miền Bắc Bộ, chưa có nhiều nghiên cứu cũng như các bài viết về mô hình du lịch cộng đồng, đặc biệt là du lịch từ thiện tại các tỉnh miền Tây Nam Bộ. 7 Bài nghiên cứu “Tài liệu hướng dẫn phát triển du lịch cộng đồng” của Viện Nghiên cứu và Phát triển Ngành nghề nông thôn Việt Nam, năm 2012. Bài viết tập trung nghiên cứu và hướng dẫn về việc định hướng phát triển du lịch cộng đồng, những các bước triển khai mô hình phát triển du lịch cộng đồng, bao gồm hình thức du lịch sinh thái, du lịch văn hóa, du lịch nông nghiệp, du lịch bản địa, du lịch làng, nghệ thuật và thủ công mỹ nghệ và mô hình phát triển du lịch công đồng tại tỉnh Bắc Ninh. Hình thức du lịch từ thiện chỉ được khái quát sơ nét trong việc đánh giá xu hướng du lịch và nhu cầu du lịch của các du khách. Đề tài “Xây dựng chương trình phát triển du lịch cộng đồng tại Thành phố Đà Nẵng” của tác giả Nguyễn Ký Viễn, Trường Đại học kinh tế, Đại học Đà Nẵng,Khoa Thương mại – Du lịch, năm 2012. Bài viết đưa ra các kết quả nghiên cứu về thực trạng phát triển du lịch cộng đồng, tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng và tập trung làm nổi bật việc thiết kế xây dựng chương trình nhằm phát triển du lịch cộng đồng tại Thành phố Đà Nẵng thông qua định hướng chiến lược dài hạn và các chương trình kế hoạch, đây là hình thức du lịch hướng về cộng đồng nói chung, được kết hợp khá nhiều hình thức du lịch mang tính cộng đồng giúp du khách khám phá văn hóa, trải nghiệm cuộc sống thực tế, tìm hiểu đời sống tâm linh….Do đó, bài nghiên cứu chỉ dừng lại ở xây dựng chương trình phát triển cộng đồng nói chung. Đề tài nghiên cứu cấp bộ “Nghiên cứu xây dựng mô hình phát triển du lịch dựa vào cộng đồng tại Chùa Hương- Hà Tây” của TS. Võ Quế năm 2003 nghiên cứu về thực trạng phát triển du lịch tại chùa Hương và xây dựng mô hình phát triển du lịch cộng đồng dựa vào chùa Hương, và áp dụng kết quả nghiên cứu để thực hiện xây dựng mô hình du lịch dựa vào cộng đồng tại các địa phương khác. Hình thức du lịch từ thiện cũng chỉ là một khía cạnh nhỏ được đề tài khai thác nghiên cứu và đưa vào mô hình phát triển du lịch dựa vào cộng đồng. Bài viết “Phát triển du lịch văn hóa dân tộc ở Đồng bằng Sông Cửu Long” của tác giả Phú Văn Hằn đăng trên tạp chí văn hóa và du lịch, số 1 năm 2011. Bài viết đề cập đến những yếu tố làm giảm khả năng phát triển du lịch, các hình thức phát triển du lịch và phát triển bền vững du lịch cho Đồng bằng sống Cửu Long. Hình thức du lịch văn hóa dân tộc là một trong những hình thức du lịch cộng đồng. Như vậy, bài viết cũng đã đề cập đến các vấn đề du lịch hướng đến cộng đồng, các 8 hạn chế còn tồn tại của các loại hình du lịch và đinh hướng phát triển du lịch tại đây. Tuy nhiên, bài nghiên cứu cũng chưa tìm hiểu sâu về hình thức du lịch từ thiện trong chuỗi các hoạt động du lịch cộng đồng tại các tỉnh miền tây. Bài báo “ Du lịch từ thiện – Đậm tính nhân văn” của tác giả Trang Thu đăng trên website hanoimoi.com.vn ngày 13/11/2012 trình bày về một số hoạt động du lịch từ thiện đã được diễn ra trong thời gian qua tại các tỉnh vùng cao và nhận định của tác giả về một hướng phát triển mới trong ngành du lịch Việt Nam đối với loại hình du lịch đầy tiềm năng này. (Nguồn: lich/565791/du-lich-tu-thien---dam-tinh-nhan-van) Bài báo “Du lịch kết hợp từ thiện: Nhịp cầu nối những trái tim” của tác giả Xuân Lộc đăng trên website hanoimoi.com.vn ngày 18/11/2011 đã đưa ra thông tin về các chương trình du lịch từ thiện mang ý nghĩa thiết thực, tạo nên hiệu ứng tốt trong cộng đồng và đề cập đến nhu cầu của các du khách cũng như các dự định phát triển hình thức du lịch này của các đơn vị lữ hành. (Nguồn: thien-nhip-cau-noi-nhung-trai-tim) Bài báo “Du lịch kết hợp hoạt động từ thiện: Vui vì được đi, được cho, được cống hiến” của tác giả Trần Lâm đăng trên website baovanhoa.vn ngày 19/11/2012 đã cho thấy tiềm năng phát triển du lịch từ thiện, các nhóm đối tượng khách du lịch thích loại hình du lịch này, các hoạt động tổ chức du lịch và một số khó khăn gặp phải khi thực hiện du lịch từ thiện tại các địa phương. (Nguồn: Bài báo “Du lịch kết hợp làm từ thiện: Hướng về cộng đồng” của hai tác giả Trường Giang – Xuân Minh đăng trên website baomoi.com ngày 30/11/2012 đã trình bày cảm nhận của các du khách khi tham gia các hoạt động trong các chương trình mà du lịch từ thiện mang lại, và các ý kiến đóng góp xây dựng phát triển hình thức du lịch từ thiện từ các đại diện của các đơn vị lữ hành. (Nguồn: dong/137/9873749.epi) Bài báo “Du lịch…gieo yêu thương” của tác giả Nguyễn Văn Học đăng trên website nhandan.com.vn ngày 30/01/2013 đã cho thấy nhu cầu du lịch từ thiện hiện 9 nay ngày càng đa đạng và phong phú và cảm nhận của các du khách về các hoạt động du lịch từ thiện sau mỗi chuyến đi. (Nguồn: l%E1%BB%8Bch%E2%80%A6-gieo-y%C3%AAu th%C6%B0%C6%A1ng.html) Bài báo “Phát triển du lịch đồng bằng sông Cửu Long: Cần thực hiện đồng bộ các giải pháp và có cơ chế liên kết” của tác giả Hữu Nghị đăng trên website tiengiang.gov.vn tháng 12/2012 đã trình bày về các tiềm năng phát triển du lịch tại các tỉnh miền tây, những điểm còn hạn chế và các giải pháp thúc đẩy phát triển du lịch. Bài viết chỉ nêu tổng quan về tình hình phát triển ngành du lịch tại các tỉnh miền tây và các giải pháp phát triển du lịch nói chung.(Nguồn: 597) Nhìn chung, đã có nhiều đề tài và bài báo đề cập đến hình thức du lịch nói chung và du lịch từ thiện nói riêng. Song loại hình du lịch từ thiện vẫn chưa được đẩy mạnh, chính vì vậy nhóm tác giả đã tập trung nghiên cứu đề tài này, nhằm góp phần phát triển ngành du lịch ở Việt Nam, quảng bá hình ảnh và văn hóa Việt Nam đồng thời cải thiện đời sống của người dân các tỉnh miền Tây Nam Bộ. 10 CHƯƠNG I: MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN I. Một số khái niệm cơ bản về lý luận 1.1 Khái niệm về du lịch Tính cho đến hiện nay, thế giới có nhiều nhìn nhận khác nhau về du lịch. Đó là do ở mỗi khu vực khác nhau, thời điểm khác nhau và góc độ nghiên cứu khác nhau, dẫn đến mỗi người có một nhận định khác nhau về du lịch. Vì vậy, nhóm tác giả chỉ dựa trên hai khái niệm theo tổ chức du lịch thế giới và theo Luật du lịch của Việt Nam để phục vụ cho bài nghiên cứu này. Theo tổ chức du lịch thế giới (WTO), "Du lịch là hoạt động về chuyến đi đến một nơi khác với môi trường sống thường xuyên của con người và ở lại đó để thăm quan, nghỉ ngơi, vui chơi giải trí hay các mục đích khác ngoài các hoạt động để có thù lao ở nơi đến với thời gian liên tục ít hơn 1 năm".(Xuân Mai, Bài viết “Một số khái niệm chủ yếu trong thống kê du lịch thế giới và của một số nước” 19/01/2012, trang Viện Thống Kê, www.vienthongke.vn). Ở Việt Nam, khái niệm du lịch được nêu trong Luật du lịch như sau: “Du lịch là hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định.”[Khoản 1, điều 4]. 1.2 Khái niệm về du lịch từ thiện Du lịch từ thiện là loại hình du khách vừa đi khám phá những vùng đất mới vừa chung tay chia sẻ và giúp đỡ cộng đồng, những người có hoàn cảnh khó khăn tại nhưng nơi mà du khách đặt chân đến. II. Những hình thức du lịch ở Việt Nam hiện nay Theo tài liệu “Hướng dẫn phát triển du lịch cộng đồng” của Viện nghiên cứu và phát triển ngành nghề nông thôn Việt Nam, hiện nay hoạt động du lịch diễn ra rất đa dạng và phong phú. Tùy theo cách phân chia mà có các loại hình du lịch sau:  Căn cứ vào phạm vi lãnh thổ: Du lịch quốc tế ; Du lịch nội điạ  Du lịch quốc tế là loại hình du lịch mà trong quá trình thực hiện nó có sự giao tiếp với người nước ngoài, một trong hai phía hoặc là du khách hoặc là nhà cung ứng du lịch, phải sử dụng ngoại ngữ trong giao tiếp. Về mặt không gian địa lý, du khách phải đi ra khỏi đất nước của mình. Về mặt kinh tế phải có sự thanh toán bằng ngoại tệ. 11 (Nguồn: dulichmoitruong.webs.com/Chuong%201.doc )  Du lịch trong nước là tất cả các hoạt động tổ chức phục vụ cho du khách ở trong nước đi nghỉ ngơi, tham quan các đối tượng du lịch trong phạm vi của đất nước mình, chi phí bằng tiền trong nước. (Nguồn: dulichmoitruong.webs.com/Chuong%201.doc )  Căn cứ vào nhu cầu đi du lịch của du khách: Du lịch chữa bệnh; Du lịch nghỉ ngơi giải trí; Du lịch thể thao; Du lịch tôn giáo; Du lịch khám phá  Du lịch chữa bệnh: Mục đích chính của chuyến đi là để phòng ngừa hoặc chữa trị một căn bệnh nào đó về thể xác hoặc tinh thần. (Nguồn: dulichmoitruong.webs.com/Chuong%201.doc )  Du lịch nghỉ ngơi giải trí: loại hình du lịch nảy sinh do nhu cầu thư giãn, xả hơi để phục hồi sức khoẻ (thể chất, tinh thần) sau những ngày làm việc căng thẳng, mệt nhọc. (Nguồn: dulichmoitruong.webs.com/Chuong%201.doc )  Du lịch thể thao: Ngoài thời gian tập luyện, thi đấu, các vận động viên cũng tham gia tìm hiểu về tự nhiên và đời sống văn hoá xã hội ở những nơi mà họ đến nên các chuyến đi của họ được xem là đã thực hiện một chuyến du lịch thể thao kết hợp. (Nguồn: dulichmoitruong.webs.com/Chuong%201.doc )  Du lịch tôn giáo: Là các chuyến đi nhằm thoả mãn nhu cầu tín ngưỡng của con người theo các tôn giáo khác nhau như truyền giáo của tu sĩ, thực hiện các nghi lễ tôn giáo tại các giáo đường, dự các lễ hội tôn giáo hay tìm hiểu, nghiên cứu tôn giáo. (Nguồn: dulichmoitruong.webs.com/Chuong%201.doc )  Du lịch khám phá: là loại hình du lịch nhằm mục đích nâng cao những hiểu biết mới lạ về thế giới xung quanh. Tuỳ thuộc vào mức độ, tính chất của chuyến du lịch có thể chia thành hai loại hình:  Du lịch tìm hiểu: Mục đích của chuyến đi là tìm hiểu về thiên nhiên, môi trường, phong tục tập quán, lịch sử...  Du lịch mạo hiểm: Qua những chuyến du lịch mạo hiểm, du khách có thể tự thể hiện mình, tự rèn luyện và tự khám phá sức mạnh, ý chí, nghị lực của bản thân mình, đặc biệt là ở giới trẻ. (Nguồn: dulichmoitruong.webs.com/Chuong%201.doc )  Căn cứ vào phương tiện giao thông: Du lịch bằng xe đạp; Du lịch tàu hỏa; Du lịch tàu biển; Du lịch ô tô; Du lịch hàng không 12  Du lịch xe đạp: Du lịch xe đạp thường được tổ chức từ 1 đến 3 ngày vào cuối tuần sau những ngày làm việc căng thẳng hoặc tổ chức trong tuần, sau giờ làm việc đến những điểm du lịch gần nơi họ ở. (Nguồn: dulichmoitruong.webs.com/Chuong%201.doc ).  Du lịch tàu hoả: Ưu điểm cơ bản của loại hình này là chi phí cho vận chuyển thấp, mặt khác hành trình bằng tàu hoả không làm hao tổn sức khoẻ của du khách, tiết kiệm thời gian đi lại vì có thể thực hiện hành trình vào ban đêm. (Nguồn: dulichmoitruong.webs.com/Chuong%201.doc ).  Du lịch tàu biển (hay Du lịch tàu thủy): Ngày nay, nhờ những tiến bộ của khoa học, kỹ thuật, nhiều tàu du lịch đã ra đời với đầy đủ các tiện nghi như phòng ăn, phòng ngủ, bar, phòng hoà nhạc, khiêu vũ, sân thể thao, bể bơi...Loại hình này đang là mốt thời thượng ở các nước giàu có. (Nguồn: dulichmoitruong.webs.com/Chuong%201.doc ).  Du lịch ô tô: Do ô tô là phương tiện thông dụng và chiếm ưu thế so với các phương tiện khác nên loại hình này rất phổ biến, chiếm tỷ trọng cao nhất trong luồng khách du lịch (80% ở châu Âu và khách thường sử dụng ô tô riêng). Đặc điểm cơ bản của loại hình này là giá rẻ, tiếp cận dễ dàng với các điểm du lịch. (Nguồn: dulichmoitruong.webs.com/Chuong%201.doc ).  Du lịch hàng không (hay Du lịch máy bay): Du lịch máy bay là một trong những loại hình tiên tiến nhất, đáp ứng nhu cầu của khách đến những nước, những vùng xa xôi. (Nguồn: dulichmoitruong.webs.com/Chuong%201.doc ).  Căn cứ theo phương tiện lưu trú: Du lịch ở khách sạn; Du lịch nhà trọ; Du lịch cắm trại  Du lịch ở khách sạn: Khách sạn là cơ sở lưu trú du lịch, có quy mô từ mười buồng ngủ trở lên, đảm bảo chất lượng về cơ sở vật chất, trang thiết bị và dịch vụ cần thiết phục vụ khách lưu trú và sử dụng dịch vụ, bao gồm các loại sau: khách sạn thành phố, khách sạn nghĩ dưỡng, khách sạn nổi, khách sạn bên đường.(Nguồn: d=6361)  Du lịch ở nhà trọ : Du khách chọn nơi lưu trú là nhà trọ, nơi có trang thiết bị, tiện nghi cần thiết phục vụ khách du lịch như khách sạn nhưng không đạt tiêu chuẩn xếp hạng khách sạn. 13 (Nguồn:  Du lịch cắm trại: Cắm trại là một hoạt động vui chơi giải trí ngoài trời mà trong đó những người tham gia được gọi là những người cắm trại muốn tránh xa nền văn minh và thưởng thức tự nhiên trong lúc trải qua một hoặc hai đêm ở một khu cắm trại. (Nguồn:  Căn cứ vào đặc điểm địa lý: Du lịch miền biển; Du lịch miền núi; Du lịch đô thị; Du lịch đồng quê  Du lịch biển là loại hình du lịch gắn liền với biển, thuận lợi cho việc tổ chức các hoạt động tắm biển, thể thao biển (bóng chuyền bãi biển, lướt ván...). (Nguồn: dulichmoitruong.webs.com/Chuong%201.doc ).  Du lịch núi: Đây là loại hình du lịch có thể phát triển quanh năm, thuận lợi để tổ chức nghỉ mát vào mùa hè ở các nước xứ nóng và nghỉ đông ở các các nước xứ lạnh với các hoạt động thể thao mùa đông (trượt tuyết, trượt băng). (Nguồn: dulichmoitruong.webs.com/Chuong%201.doc ).  Du lịch đô thị: Điểm đến du lịch là các thành phố, các trung tâm đô thị có các công trình kiến trúc lớn, các khu thương mại, các đầu mối giao thông, các công viên giải trí... (Nguồn: dulichmoitruong.webs.com/Chuong%201.doc ).  Du lịch thôn quê: Thôn quê là nơi có môi trường trong lành, cảnh vật thanh bình và không gian thoáng đãng trái ngược hẳn với các đô thị. Vì vậy, sự hấp dẫn của nó đối với người dân ở đô thị, nhất là các đô thị lớn ngày càng tăng. Về với thôn quê, du khách sẽ cảm nhận được những tình cảm chân thành, mến khách, được thư giãn, được tìm thấy cội nguồn của mình, được thưởng thức các món ăn dân dã đầy hương vị. (Nguồn: dulichmoitruong.webs.com/Chuong%201.doc ).  Căn cứ vào hình thức tổ chức du lịch: Du lịch theo đoàn; du lịch cá nhân  Du lịch có tổ chức theo đoàn: Là loại hình du lịch có sự chuẩn bị chương trình từ trước hay thông qua các tổ chức du lịch. Mỗi thành viên trong đoàn biết được kế hoạch đi du lịch của mình. (Nguồn: dulichmoitruong.webs.com/Chuong%201.doc ).  Du lịch cá nhân: Cá nhân tự định ra chuyến đi, kế hoạch lưu trú, địa điểm ăn uống tuỳ nghi.( Nguồn: dulichmoitruong.webs.com/Chuong%201.doc ). 14  Căn cứ vào thành phần của du khách: Du khách thượng lưu; du khách bình dân  Du khách thượng lưu: Số lượng khách của nhóm này tương đối ít, có nhu cầu về sản phẩm du lịch chất lượng cao và không đàn hồi theo giá cả. (Nguồn: du-lich-moi-tai-nha-trang-26636/)  Du khách bình dân: thường quan tâm nhiều đến chi phí liên quan đến chuyến đi, mức độ đòi hỏi về chất lượng du lịch ở mức độ bình thường chấp nhận.(THIẾU NGUỒN – Chị Kiều)  Các loại hình du lịch mới: Du lịch sinh thái; Du lịch cộng đồng; Du lịch nông nghiệp, Du lịch Teambuilding, MICE, Du lịch Thiền  Du lịch sinh thái: là một hình thức du lịch diễn ra trong khu vực tự nhiên (đặc biệt là trong các khu vực cần được bảo vệ và môi trường xung quanh nó) và kết hợp tìm hiểu bản sắc văn hóa - xã hội của địa phương có sự quan tâm đến vấn đề môi trường. ( Nguồn: Theo tài liệu “Hướng dẫn phát triển du lịch cộng đồng” của Viện nghiên cứu và phát triển ngành nghề nông thôn Việt Nam)  Du lịch nông nghiệp: là một hình thức du lịch tại các khu vực nông nghiệp như vườn cây ăn trái, trang trại nông lâm kết hợp, trang trại thảo dược và các trang trại động vật, đã được chuẩn bị phục vụ cho khách du lịch. Khách du lịch xem hoặc tham gia vào thực tiễn sản xuất nông nghiệp như làm việc với dụng cụ của nhà nông hoặc thu hoạch mùa mà không làm ảnh hưởng đến hệ sinh thái hoặc năng suất của gia đình chủ nhà. Một sản phẩm mới đặc biệt là nghỉ ngơi ở các trang trại hữu cơ, nơi du khách có thể tìm hiểu thêm về thiên nhiên và học tập các phương pháp canh tác không dùng thuốc trừ sâu. (Nguồn: Theo tài liệu “Hướng dẫn phát triển du lịch cộng đồng” của Viện nghiên cứu và phát triển ngành nghề nông thôn Việt Nam)  Du lịch cộng đồng là một loại hình du lịch do chính cộng đồng người dân phối hợp tổ chức, quản lý và làm chủ để đem lại lợi ích kinh tế và bảo vệ được môi trường chung thông qua việc giới thiệu với du khách các nét đặc trưng của địa phương (phong cảnh, văn hoá…)( Nguồn: Theo tài liệu “Hướng dẫn phát 15 triển du lịch cộng đồng” của Viện nghiên cứu và phát triển ngành nghề nông thôn Việt Nam)  Du lịch Teambuilding: Team building thực chất là một khóa học (thông thường được tổ chức ngoài trời) dựa trên các trò chơi khác nhau để cho học viên (những người tham gia) trải nghiệm các tình huống trước sau dựa trên các câu hỏi của giảng viên để rút ra các bài học thực tiễn trong công việc, nhằm điều chỉnh thái độ và hành vi cá nhân trong khi làm việc chung với nhau cùng hướng đến mục tiêu chung của tổ chức. (Nguồn: https://sites.google.com/site/thienantravelsite/teambuilding-la-gi)  MICE là loại hình du lịch kết hợp hội nghị, hội thảo, triển lãm, tổ chức sự kiện, du lịch khen thưởng của các công ty cho nhân viên, đối tác. MICE - viết tắt của Meeting (hội họp), Incentive (khen thưởng), Convention (hội nghị, hội thảo) và Exhibition (triển lãm). Tên đầy đủ tiếng Anh là Meeting Incentive Conference Event. (Nguồn: 2).  Du lịch Thiền: Ở Việt Nam, các tour du lịch thiền thường bao gồm các lớp học yoga, điều trị tâm lý, liệu pháp spa. Thêm vào đó là những chuyến viếng thăm đền chùa, thiền viện hay các địa danh tâm linh khác. Mỗi một chuyến đi như vậy, du khách lại được trực tiếp trải nghiệm văn hóa Phật giáo bằng cách tham gia vào đời sống hàng ngày của các nhà tu hành và thưởng thức những món ăn chay tịnh. Thoát khỏi những cám dỗ và thói quen đời thường chính là liệu pháp đầu tiên để du khách lấy lại sự cân bằng. Những hoạt động giải trí đầy tính thiền, thư giãn đầu óc như spa, cắm hoa ikebana, trà đạo… được đưa vào chương trình du lịch, mang lại sự tĩnh tâm cần thiết. Và đó cũng chính là điểm mấu chốt của hình thức du lịch này, luôn hướng tới việc tái tạo lại sự cân bằng giữa cơ thể và tinh thần của du khách. Trong suớt thời gian tham gia những tour này, du khách sẽ được tách ra khỏi mọi áp lực của cuộc sống, bộn bề thường ngày để hòa mình vào thiên nhiên và học những điều tưởng như… không cần phải học: thư giãn và hít thở. ( lich/kham-pha/chau-a/du-lich-thien.html) 16 KẾT LUẬN CHƯƠNG I Trên cơ sở nghiên cứu hai khái niệm về du lịch theo tổ chức du lịch thế giới và theo Luật du lịch của Việt Nam, kết hợp với việc liệt kê nhiều loại hình du lịch hiện có tại Việt Nam, nhóm tác giả nhận ra hình thức Du lịch cộng đồng gần với loại hình du lịch từ thiện mà nhóm muốn hướng đến. Du lịch cộng đồng là loại hình mà du khách được sống cùng với người dân, được tìm hiểu sâu hơn về cuộc sống hằng ngày của người dân, thông qua đó họ hiểu hơn về văn hóa của người dân Việt Nam. Nhưng loại hình du lịch này chỉ dừng lại ở việc du khách được khám phá thắng cảnh và cuộc sống của người dân bản địa. Chính vì vậy mà, nhóm tác giả mong muốn xây dựng mô hình du lịch từ thiện để du khách có những trải nghiệm sâu sắc hơn, được chung tay đóng góp cho cộng đồng, họ sẽ có những chuyến đi đầy ý nghĩa. Song song đó, về phía Việt Nam thì đời sống của người dân được cải thiện hơn, du lịch phát triển và tạo cơ hội cho sinh viên Việt Nam rèn luyện kỹ năng và giao lưu văn hóa với du khách nước ngoài. 17 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TẠI TỈNH ĐỒNG THÁP I. Giới thiệu về tỉnh Đồng Tháp 1. Sơ nét về tỉnh Đồng Tháp a. Điều kiện tự nhiên Về vị trí địa lý, Đồng Tháp nằm ở phía Tây Nam Việt Nam, thuộc một trong 13 tỉnh thành ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, có diện tích tự nhiên 3377 km2 (3). Nằm về phía Tây Nam thành phố Hồ Chí Minh, cách thành phố 165 km (1). Đồng Tháp giáp các tỉnh Vĩnh Long, Tiền Giang, Long An, An Giang, Cần Thơ và tỉnh Preyveng – Campuchia (2). Về hành chính, Đồng Tháp có 12 huyện, thị xã và thành phố. Trong đó 1 thành phố là Cao Lãnh, 2 thị xã Sa đéc và Hồng Ngự, 9 huyện Tân Hồng, Hồng Ngự, Tam Nông, Thanh Bình, Tháp Mười, Cao Lãnh, Lấp Vò, Lai Vung, Châu Thành. Dân số trên 1,6 triệu dân (3). Mật độ dân số vào khoảng 496 người/km2(3). Về khí hậu, Đồng Tháp có khí hậu nhiệt đới gió mùa, có 2 mùa: mùa mưa và mùa khô. Lượng mưa trung bình là từ 1.170 – 1.520 mm (2) thuận lợi cho việc phát triển các ngành nông nghiệp. Về hệ thống sông ngòi, Đồng Tháp có hai nhánh sông chính chảy qua địa phận tỉnh là Sông Tiền và Sông Hậu. Lượng phù sa bồi đắp hàng năm lớn khiến địa phương này thuận lợi phát triển các ngành: nuôi trồng thủy sản, giao thông đường thủy, du lịch sinh thái. (1) Ngoài ra tỉnh còn có hệ thống kênh rạch chằng chịt. Về tài nguyên thiên nhiên, nơi đây có hệ tài nguyên thiên nhiên phong phú đặc trưng cho miền đồng bằng sông Cửu Long. Có nhiều khu rừng đặc dụng như : Khu di tích Xẻo Quýt, Vườn quốc gia Tràm Chim, Khu di tích Gò Tháp với hệ động thực vật phong phú, quý hiếm bao gồm: rắn, rùa, sếu đầu đỏ (hạc), bồ nông, ngan cánh trắng, vịt trời v.v (1). Đây cũng là điều kiện lý tưởng để phát triển du lịch sinh thái. Do được cả hai nhánh sông Tiền và sông Hậu chảy qua, Đồng Tháp có lượng nước ngọt quanh, thu hút được nhiều nguồn thủy sản nước ngọt phong phú. Tuy nhiên, Đồng Tháp lại là tỉnh nghèo về tài nguyên khoáng sản, chủ yếu là đất cát, đát phù sa, đất phèn, đất xám, đất sét và than bùn, thích hợp trồng lúa, hoa màu, cây ăn trái và khai thác cát trong xây dưng (1). 18 b. Đặc điểm kinh tế, văn hóa, xã hội Về kinh tế, với đặc điểm tự nhiên kể trên, Đồng tháp có thế mạnh về sản xuất nông nghiệp, với cơ cấu kinh tế theo ngành nông lâm ngư nghiệp chiếm khoảng 44.03% (4) ; còn lại công nghiệp - xây dựng chiếm 24,54% (4); và thương mại - dịch vụ chiếm 31,43 % (4) vào năm 2010. Sản phẩm chủ yếu là lúa, thủy sản và cây ăn trái. Trong đó có những thương hiệu trái cây nổi tiếng cả nước bao gồm, quýt hồng Lai Vung, xoài Cao Lãnh, bưởi Phong Hòa, nhãn Châu Thành, ... GDP bình quân đầu người của tỉnh theo ước tính của Cục thống kê Đồng Tháp đạt 24.8 triệu đồng/năm vào năm 2012 (5). Tốc độ tăng trưởng GDP vào khoảng 9.66% (5). Kim ngạch xuất khẩu ở mức 539.558 ngàn USD, kim ngạch nhập khẩu đạt 547.651 ngàn USD trong 10 tháng đầu năm 2012 (5). Ngoài ra, Đồng Tháp có hai bến cảng bên bờ sông Tiền thuận tiện cho vận chuyển hàng hóa. Nằm ngay biên giới với vương quốc Campuchia, khu kinh tế cửa khẩu Đồng Tháp bao gồm các xã Thường Phước 1, Thường Phước 2, Thường Thới Hậu A, Thường Thới Hậu B, Thường Thới Tiến, Thường Lạc, Tân Hội, Bình Thạnh, thị trấn Hồng Ngự của thị xã Hồng Ngự và Bình Phú, Tân Hộ Cơ, Tân Bình, thị trấn Sa Rày thuộc huyện Tân Hồng là một trong 9 khu kinh tế cửa khẩu quan tọng nhất Việt Nam theo quyết định của Thủ tướng chính phủ (6) bào gồm 2 cửa khẩu quốc tế là Thường Phước và Dinh Bà cùng 5 cửa khẩu phụ. Về văn hóa xã hội, Đồng Tháp là tỉnh có nhiều dân tộc, trong đó dân tộc Kinh chiếm 99,3% dân sô, các dân tộc khác như Hoa, Khơ me chiếm 0,7% dân số (1) Tỉnh có nhiều tôn giáo : Hòa Hảo, Phật Giáo, Cao Đài, Công Giáo, Tin Lành (1). Văn hóa Đồng Tháp phong phú, đa dạng, mang đậm dấu ấn của nền kinh tế nông nghiệp. Các tín ngưỡng dân gian vẫn còn tồn tại trong cuộc sống của người dân nơi đây, thể hiện qua việc thờ cúng tổ tiên, các lễ hội cúng đình, chùa. Bên cạnh đó, do vị trí địa lý nằm sát biên giới Campuchia đã hình thành những nét văn hóa đặc trưng vùng miền. Nhà văn Sơn Nam đã ca ngợi vùng đát phía Nam của Đồng Tháp mà trung tâm là Sađéc như là “Bản lề giữa sông Tiền và Sông Hậu, giữa vùng đồng bằng và cảng Sài Gòn, giữa đồng bằng và nước Campuchia, lần hồi hình thành một vùng đất mà mãi đến nay người dân địa phương vẫn tự hào” (8) 19 Hoạt động du lịch còn nhiều hạn chế, toàn tỉnh Đồng Tháp theo thống kê có tổng cộng 12 di tích lịch sử văn hóa thuộc cấp quốc gia, 49 di tích cấp tỉnh cùng các địa điểm tham quan có thể kể tên như : khu di tích Gò Tháp, khu di tích Xẻo Quýt, Lăng cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, Vườn quốc gia Tràm Chim, Vườn hồng Sa Đéc (7)… nguyên nhân là do cơ sở hạ tầng còn yếu kém, giao thông không thuận lợi và chưa khai thác tốt tiềm năng. 2. Chính sách phát triển du lịch ở địa phương Ngày 05 tháng 9 năm 2003, UBND tỉnh Đồng Tháp ban hành Quyết định số 1382/QĐ.UB.HC về việc Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Đồng Tháp thời kỳ 2001 - 2010 và định hướng đến 2020. Ngày 27 tháng 4 năm 2012, Uỷ ban nhân dân Tỉnh cũng ban hành Kế hoạch số 51/KH-UBND về kế hoạch phát triển du lịch tỉnh Đồng Tháp từ nay đến năm 2015. Trên cơ sở những quyết định và kế hoạch này, những năm vừa qua Trung ương tỉnh Đồng Tháp đã đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho các khu du lịch trọng yếu của tỉnh nhằm thúc đẩy ngành công nghiệp du lịch phát triển xứng tầm với tiềm năng. Những kết quả đạt được là khả quan, thông qua “báo cáo tình hình huy động và sử dụng vốn đầu tư phát triển hạ tầng du lịch” của Phó chủ tịch Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Đồng Tháp Trần Thị Thái ngày 15 tháng 5 năm 2013 có thể rút ra các kết quả sau: - Trong 5 năm, lượng khách du lịch trên địa bàn tỉnh tăng lên. - Từ năm 2006 - 2013, tỉnh Đồng Tháp được ngân sách Trung ương hỗ trợ 61,10 tỷ đồng đầu tư cho 6 dự án - Cơ sở hạ tầng các khu, điểm du lịch từng bước được đầu tư hoàn thiện. - Tạo được nhiều việc làm, thu hút nhiều thành phần kinh tế tham gia.. Tuy nhiên, báo cáo cũng đưa ra những mặt hạn chế như ngành du lịch tỉnh nhà vẫn phát triển chậm, hiệu quả kinh doanh thấp, chất lượng du lịch chưa cao, trình độ lao động du lịch kém chất lượng, kết cấu hạ tầng chưa hoàn chỉnh... Trên cơ sở đó, báo cáo đưa ra kiến nghị Trung ương hỗ trợ kinh phí 180 tỷ đồng trong năm 2014 -2015 cho Tỉnh đầu tư hoàn thiện cơ sở hạ tầng cho các khu du lịch trọng yếu: “Hạ tầng kỹ thuật khu du lịch Vườn Quốc gia Tràm Chim; Làng hoa kiểng thị xã Sa Đéc; Đầu tư nâng cấp, mở rộng tuyến đường Kênh Hùng Cường, tạo điều kiện cho dự án Làng văn hóa lúa nước hoạt động hiệu quả; Cụm di tích cây da Bến Ngự, thuộc Căn cứ kháng chiến của địa phương và Tỉnh ủy Vĩnh 20 Long thuộc huyện Lấp Vò; Đầu tư xây dựng 02 bến tàu riêng cho tàu thuyền du lịch: 01 bến tàu ở khu vực thị xã Sa Đéc và 01 bến tàu thuộc khu vực Hồng Ngự, đây là hai điểm dừng chân trung tâm của tỉnh trong hoạt động du lịch đường sông, tiếp tục hỗ trợ vốn để đầu tư xây dựng hoàn thành các hạng mục thuộc dự án Bảo tồn tôn tạo và phát huy giá trị văn hoá Khu di tích Gò Tháp.....” (12) Ngoài ra cần có chính sách ưu đãi để khuyến khích du lịch khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Từ nội dung báo cáo nêu trên, có thể xác định chiến lược phát triển du lịch của tỉnh Đồng Tháp là tập trung đầu tư cho cơ sở hạ tầng ở những tuyến du lịch trọng điểm. Theo đó, ông Lê Minh Hoan, chủ tích UBND tỉnh Đồng Tháp phát biểu: “Phát triển du lịch phải có bản sắc riêng, tránh trùng lắp với những địa phương khác. Ngoài ra, không chỉ để thu hút du khách nước ngoài đến với Đồng Tháp, mà cần thu hút thêm nhiều du khách trong nước và cả những người có thu nhập thấp” (9) Cũng theo ông Hoan, Đồng Tháp trong định hướng phát triển du lịch của mình sẽ không đầu tư dàn trải mà đầu tư có trọng điểm, tập trung phát triển các khu vực có tiềm năng du lịch cao như: Làng hoa kiểng Sa Đéc, Vườn quốc gia Tràm Chim, khu di tích Xéo Quýt, khu di tích Gò Tháp... Du lịch sinh thái và làng nghề được đề cao vai trò, phù hợp với điều kiện tự nhiên phong phú và lịch sử văn háo đa dạng của tỉnh. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ IX đề ra : “Nâng cấp mở rộng khu di tích Cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, xây dựng các sự kiện, lễ hội văn hóa, tín ngưỡng kết hợp với du lịch, phát huy các khu bảo tồn sinh thái và di tích lịch sử-văn hóa ở Đồng Tháp Mười trở thành những điểm du lịch đặc trưng đủ điều kiện gắn kết với các tuyến du lịch trong và ngoài nước, xúc tiến thực hiện quy hoạch ngành du lịch, đào tạo nguồn nhân lực phục vụ du lịch, tạo điều kiện thuận lợi thu hút đầu tư vào lĩnh vực du lịch.” (10) Để đạt được các nhiệm vụ đó, nằm phát huy tiềm năng sẵn cóngoài việc tập trung phát triển cơ sở hạ tầng. Tỉnh chủ trương thường xuyên tổ chức các lễ hội, làng nghề truyền thống để đa dạng và thu hút ngày càng nhiều du khách (11). Ngoài ra, tỉnh cũng đầu tư cho công tác quảng bá, xúc tiến du lịch và kêu gọi đầu tư, ... nhằm đưa du lịch phát triển xứng tầm với tiềm năng, góp phần phát triển kinh tế xã hội nói chung, cải thiện toàn diện đời sống nhân dân. 21 Tài liệu tham khảo (xem xét lại cách trình bày này) (1) Tổng hợp từ cổng thông tin điện tử Đồng Tháp n/sitadieukientunhien/20130501+vi+tri+dia+ly (2) dongthap/thongtintinhthanh?view=introduction&provinceId=1358 (3) Niên giám thống kê tóm tắt 2012 (4) Diễn đàn hợp tác kinh tế đồng bằng sông Cửu Long id=155 (5) Cục thống kê Đồng Tháp Py8xBz9CP0os3gPE-- AYHdnIwN_E08XAyPzMGMLN39vY_9AE_2CbEdFAGfYSYA!/?WCM_PI=1& WCM_GLOBAL_CONTEXT=%2Fwps%2Fwcm%2Fconnect%2FCucthongke%2F cucthongkedongthap%2Ftintuc%2Ftindiaphuong%2Fn2012_ktxh10&PC_7_H4KP SGC20O4ID027V38FOK3OP3_WCM_Page.f5ec8a004354e32baf57af8dbf48a00a =4 (6) kh%E1%BA%A9u_%C4%90%E1%BB%93ng_Th%C3%A1p (7) y8xBz9CP0os_jQEDc3n1AXEwMLiyBTA08PTyPfUEcjIy8Tc_2CbEdFAEnmpJM !/?WCM_GLOBAL_CONTEXT=/wps/wcm/connect/BTG/sitbantuyengiao/sitavan hoanghethuat/sitaditichcongtrinhvanhoa/12032012+cac+di+tich+ls (8) s%E1%BB%AD-van-hoa-d%E1%BB%93ng-thap/ (9) lich/114864.bld (10) va-lang-nghe/20123/131566.vnplus (11) Tổng hơp sinh-thai-va-lang-nghe/20123/131566.vnplus 22 (12) Báo cáo “V/v tình hình huy động và sử dụng vốn đầu tư phát triển hạ tầng du lịch” ngày 15 tháng 5 năm 2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp gửi Bộ Kế hoạch và đầu tư.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfn_ch20_03__1385.pdf