Đồ án Đánh giá tác động môi trường cho dự án cầu Cửa Đại - TP Hội An

Báo cáo ĐTM của Dự án đầu tư xây dựng cầu Cửa Đại cơ bản đã xác định được khá đầy đủ các nguồn tác động phát sinh trong quá trình xây dựng cũng như trong quá trình hoạt động của dự án. Báo cáo đã nêu ra được nguồn gây ô nhiễm chủ yếu của dự án là nước thải và rác thải sinh hoạt hằng ngày của người dân, đồng thời đề xuất được biện pháp để giảm thiểu các tác động đó. Hầu hết các biện pháp giảm thiểu đưa ra khá đơn giản, phổ biến, vừa phù hợp với quy mô của dự án, song vẫn đảm bảo đạt tiêu chuẩn thải cho phép. Đây là một dự án nên việc tạo ra một môi trường cảnh quan xanh, sạch, đẹp được coi là tiêu chí hàng đầu nhằm thu hút khách du lịch đến lưu trú và nghỉ dưỡng. Do vậy, tất cả các tác động tiêu cực đến môi trường sẽ được kiểm soát chặt chẽ và khắc phục bằng các biện pháp quản lý, biện pháp kỹ thuật như đã đề xuất trong báo cáo. Công ty cam kết sẽ thực hiện tốt các biện pháp bảo vệ môi trường, các công trình xử lý môi trường sẽ được xây dựng và hoàn thành trước khi dự án đi vào hoạt động, việc vận hành, quản lý các công trình xử lý môi trường sẽ bố trí cho cán bộ có chuyên môn đảm nhiệm để có biện pháp ứng phó kịp thời khi sự cố xảy ra.

pdf50 trang | Chia sẻ: builinh123 | Lượt xem: 3483 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Đánh giá tác động môi trường cho dự án cầu Cửa Đại - TP Hội An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cát, xi măng, gạch ngói Tùy theo điều kiện chất lượng đường xá, phương thức bốc dỡ và tập kết nguyên liệu mà ô nhiễm phát sinh nhiều hay ít. Nồng độ bụi sẽ tăng cao trong những ngày khô, nắng gió. Bụi do nguyên liệu rơi vãi hoặc từ các bãi chứa cuốn theo gió phát tán vào không khí gây nên ô nhiễm cho các khu vực xung quanh. Một thực tế khách quan là ô nhiễm bụi trên đường vận chuyển và tập kết nguyên liệu rất phổ biến. 2.2.2 Hiện trạng môi trường nước Việc đánh giá môi trường nước tại khu vực dự án được thực hiện nhằm mục đích kiểm tra chất lượng nước hiện tại có đảm bảo các tiêu chuẩn quy định phục vụ cho hoạt động du lịch và có nguy cơ bị ô nhiễm trong thời gian tới hay không. * Môi trường nước mặt: Chất lượng nước sông tại phường Cẩm Thanh, thị xã Hội An hiện nay đang chịu sự tác động bởi nhiều yếu tố khác nhau như: - Do nước thải sinh hoạt từ các khu dân cư, nước thải từ các cơ sở sản xuất và nước mưa chảy tràn trên địa bàn phường đổ ra mà chưa qua xử lý. - Do rác thải của người dân sống dọc bờ sông thải ra. - Do hoạt động của ghe thuyền đi lại trên sông thải ra dầu cặn và nước thải chứa dầu. Vì vậy, nước sông dễ có nguy cơ bị ô nhiễm nếu lượng thải ra vượt quá khả năng tự làm sạch của sông, nhất là vào mùa khô, khi lưu lượng và tốc độ dòng chảy của sông thấp. Đồ án tổng hợp GVHD:Phạm Phú Song Toàn SVTH: Văn Phú Yên Trang 15 * Môi trường nước ngầm: Chất lượng nước ngầm tại khu vực gần dự án hiện nay chưa có dấu hiệu ô nhiễm. Kim loại nặng (Zn) có phát hiện nhưng chỉ ở dạng vết và nhỏ hơn rất nhiều so với tiêu chuẩn cho phép. Tuy nhiên, kết quả khảo sát chỉ tiêu coliform cho thấy nước ngầm trong khu vực có tiềm ẩn khả năng ô nhiễm vi sinh. 2.2.3 Hiện trạng môi trường đất Đặc điểm địa hình khu vực dự án có nhiều chỗ thấp trũng và đây là nơi tập trung nước chảy từ các vùng có địa hình cao hơn đổ về, nhất là vào mùa mưa, do vậy môi trường đất tại đây ít nhiều bị ảnh hưởng do các chất ô nhiễm trong nước thấm vào đất. 2.2.4 Môi trường sinh thái: - Hệ sinh thái trên cạn: Tại khu đất của dự có rất nhiều cây dừa, bạch đàn và các cánh đồng lúa, hoa màu. Dự án sẽ tận dụng giữ lại một số cây dừa sẵn có để tạo nên hình ảnh hiện thực, tô điểm cảnh quan kiến trúc, đồng thời phát triển thêm một số cây trồng mới cho phù hợp với thiết kế. - Hệ sinh thái dưới nước: Có chủng loại khá phong phú, bao gồm các loài cá, tôm, cua, nghêu, sò, ốc, các loài giáp sát nhỏ, các phiêu sinh vật. Tại khu vực dự án không có các hoạt động nuôi tôm, cá của người dân trong vùng. 2.3 Điều kiện kinh tế- xã hội - Về sản xuất: Ngành nghề chính của dân cư trong vùng bao gồm: + Sản xuất nông nghiệp. + Nuôi trồng thủy sản (trong đó chủ yếu là nuôi tôm). + Thương mại - du lịch - dịch vụ. Đồ án tổng hợp GVHD:Phạm Phú Song Toàn SVTH: Văn Phú Yên Trang 16 - Y tế, giáo dục: Tại phường Cẩm Thanh hiện nay đã xây dựng các trường mẫu giáo, cấp 1 và cấp 2 để phục vụ cho nhu cầu học tập của con em trong vùng. Về y tế, phường đã có một trạm y tế với khoảng 12 giường bệnh, tạo điều kiện cho người dân được hưởng đầy đủ các dịch vụ y tế và chăm sóc sức khỏe cộng đồng. - Cơ sở hạ tầng: Cơ sở hạ tầng tại phường Cẩm Thanh tương đối phát triển do được đầu tư để phát triển các ngành du lịch, dịch vụ. Mạng lưới giao thông tương đối hoàn chỉnh, hầu hết các tuyến đường đều đã được trải nhựa hoặc bê tông hóa. Hiện nay, một số khối phố của phường Cẩm Thanh đã được dùng nước sạch của Nhà máy nước Hội An. Vấn đề vệ sinh môi trường được chính quyền và nhân dân địa phương quan tâm đúng mức. Tình hình an ninh, trật tự xã hội được bảo đảm. Đồ án tổng hợp GVHD:Phạm Phú Song Toàn SVTH: Văn Phú Yên Trang 17 CHƢƠNG 3: ĐÁNH GIÁ CÁC TÁC ĐỘNG CỦA DỰ ÁN ĐẾN MÔI TRƢỜNG 3.1 Các tác động từ hoạt động xây dựng: Trong giai đoạn này các tác nhân ô nhiễm chủ yếu là bụi, khí thải từ hoạt động của các máy móc xây dựng, nước thải sinh hoạt. Các nguồn ô nhiễm chính sau: 3.1.1 Bụi - Tác nhân gây ô nhiễm môi trường không khí chủ yếu trong giai đoạn xây dựng là bụi, bao gồm bụi đất đá, bụi xi măng, bụi trong khói thải trong quá trình thi công xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật cụm nhà máy lượng bụi có thể phát sinh như sau: - Bụi đất, cát từ quá trình san nền, bốc dở vật liệu xây dựng, xây dựng các hạng mục hoạt động của các phương tiện vận chuyển, hoạt động của các máy móc xây dựng thành phần của bụi bao gồm chủ yếu là các vật liệu thô, kích thước lớn hơn nên khả năng phát tán xa là ít, chỉ có tác động cục bộ. - Bụi than và các chất khí SO2, NO2, CO, THC do khói thải của xe cơ giới vận chuyển vật liệu gây ô nhiễm không khí xung quanh, ảnh hưởng đến đời sống người dân xung quanh và công nhân lao động. Tác hại của bụi Bụi phát sinh trong các công đoạn thi công xây dựng khác nhau sẽ có những tác động khác nhau đối với con người và môi trường. Bụi sẽ hấp thụ và khuếch tán ánh sáng mặt trời làm giảm độ trong của khí quyển, ảnh hưởng tới sức khỏe con người. Bụi còn bám vào bề mặt các công trình, thiết bị làm mất mỹ quan, có thể gây ăn mòn kim loại. Ngoài ra,các loại bụi này có khả năng làm ô nhiễm nguồn nước, tăng độ đục. Đồ án tổng hợp GVHD:Phạm Phú Song Toàn SVTH: Văn Phú Yên Trang 18 Đối với thực vật, bụi có tác động xấu tới quá trình hô hấp và quang hợp của thực vật. 3.1.2 Khí thải - Khí thải có các khí độc như SOx, NOx, CO, hơi hydrocacbon phát sinh từ các phương tiện vận chuyển, hoạt động của các máy móc thiết bị phục vụ cho quá trình xây dựng. - Khí thải từ động cơ, mức độ phát thải các chất ô nhiễm phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: nhiệt độ không khí, vận tốc xe chạy, chiều dài quãng đường đi, phân khối động cơ, loại nhiên liệu sử dụng, các biện pháp kiểm soát ô nhiễm áp dụng. Trong thời gian thi công xây dựng, phương tiện vận chuyển chủ yếu là xe tải hạng nặng. - Khí thải từ các hoạt động cơ khí, trong quá trình hàn các kết cấu thép, các loại hóa chất trong que hàn bị cháy và phát sinh khói có chứa các chất độc hại, có khả năng gây ô nhiễm môi trường không khí và ảnh hưởng đến sức khỏe công nhân lao động. Tác hại của khí CO2 Khí CO2 gây rối loạn hô hấp phổi và tế bào do chiếm chỗ của oxy. Ngoài ra, khí CO2 cũng là nguyên nhân chính gây ra hiệu ứng nhà kính sự gia tăng nhiệt độ không khí, làm tăng mực nước biển, tạo ra sự rối loạn về khí hậu gây tác hại cho hệ sinh thái cũng như sức khỏe con người. Tác hại của SO2 Đối với môi trường: SO2 được xem là chât gây ô nhiễm nhât trong họ sunfur oxit. Khí SO2 là khí không màu, không cháy, có vị hăng cay. Do quá trình tác dụng quang hóa học hay một xúc tác nào đó mà khí SO2 bị oxy hóa và biến thành khí SO3 trong khí quyển. Chúng lại tác dụng với hơi nước trong không khí ẩm ướt và biến thành axit sunfuaric hay các muối sulfate, chúng sẽ nhanh chóng tách khỏi khí quyển và rơi xuống đất nguy hại đối với vật liệu xây dựng và đồ dùng. Đồ án tổng hợp GVHD:Phạm Phú Song Toàn SVTH: Văn Phú Yên Trang 19 Đối với sức khỏe: SO2 vào cơ thể qua đường hô hấp và tiếp xúc với niêm mạc ẩm ướt nên hình thành nhanh chóng các axit, do dễ tan trong nước nên SO2 sau khi hít thở vào sẽ phân tán trong máu qua quá trình tuần hoàn. Tác hại của hydrocacbon Hydrocacbon thường ít gây nhiễm độc mãn tính mà chỉ gây nhiễm độc cấp tính. Các triệu chứng nhiêm độc cấp tính là: suy nhược, chóng mặt, say, co giật, ngạt, viêm phổi 3.1.3 Nước thải Nước mưa chảy tràn sẽ làm suy giảm chất lượng nước mặt, tăng độ đục của nước, gây bồi lắng và ảnh hưởng đến hệ sinh thái dưới nước. Đặc biệt, nước mưa chảy tràn qua các khu vực tồn trữ nhiên liệu phục vụ xây dựng có thể bị nhiễm dầu. Nước mưa chảy tràn qua khu vực công trình cuốn theo đất, cát , rác thải. Nước thải và chất thải sinh hoạt từ lực lượng công nhân xây dựng, do dự án thường xuyên tập trung một lượng công nhân tham gia thi công. Nước thải sinh hoạt Nước thải sinh hoạt chủ yếu các chất rắn lơ lửng, chất hữu cơ hòa tan và vi khuẩn.Các chất này có thể gây ô nhiễm chất lượng nước và môi trường quanh khu vực dự án nếu không co biên pháp quản lý tốt. Nước thải thi công Trong quá trình thi công xây dựng còn phát sinh nước thải súc rửa thiết bị, bồn chứa, nước thải thử thủy lực các xiclon. Nước thải thi công có chứa cặn rắn lơ lửng và có thể có dầu mỡ. Lượng nước thải này không nhiều và không thường xuyên, nếu được quản lý tốt thì cũng không gây ảnh hưởng đáng kể đến môi trường nước trong khu vực. Đánh giá ảnh hưởng của các chất ô nhiễm trong nước thải Đồ án tổng hợp GVHD:Phạm Phú Song Toàn SVTH: Văn Phú Yên Trang 20 Trong nước thải sinh hoạt, nước thải thi công có chứa một số chất ô nhiễm hữu cơ, vô cơ, dần có thể làm giảm pH, tăng độ màu và tăng nồng độ các chất ô nhiễm nguồn nước tiếp nhận. Các tác nhân có tính axit và kiềm có khả năng làm chết thủy sinh, ức chế hoặc ngăn cản quá trình làm sạch. Sau đây là tác động của các chất ô nhiễm có trong nước thải sản xuất ở khu vực dự án: - Nhiệt độ Nhiệt độ giữ vai trò quan trọng đối với các quá trình sinh hóa diễn ra trong tự nhiên không ở đâu nhiệt độ lại có tác động mạnh mẽ như trong môi trường nước. Những thay đổi về nhiệt độ của nước có thể ảnh hưởng đến nhiều mặt của chất lượng nước. Các mắc xích liên quan trong các chuỗi thức ăn trong hệ sinh thái nước rất nhạy cảm với nhiêt độ. Nhiệt độ là yếu tố quyết định loài sinh vật nào tồn tại và phát triển một cách ưu thế trong hệ sinh thái. - Tác động của Crom Crom tạo thành các hợp chất có hóa trị 2+,3+,6+. Xét về độc tính gây ung thư, Cr 6+ thuộc nhóm 1 còn Cr 3+ thuộc nhóm 3, có khả năng gây viêm da, kích thích niêm mạc, Cr 6+ gây đột biến đối với vi sinh vật và các tế bào động vật hữu nhũ, làm biến mất hình thái tế bào, ức chế sự tổng hợp bình thường ADN, làm sai lệch các nhiễm sắc thể. - Tác động của dung môi hữu cơ Clo Có khả năng gây ung thư, với khả năng xâm nhập vào cơ thể 100% theo đường nước uống. - Tác động của các chất hữu cơ Ô nhiễm hữu cơ có thể dẫn đến suy giảm oxy hòa tan trong nước (DO) do vi sinh vật sử dụng oxy hòa tan để phân hủy các chất hữu cơ. - Tác động của các chất dinh dưỡng (N, P) Đồ án tổng hợp GVHD:Phạm Phú Song Toàn SVTH: Văn Phú Yên Trang 21 Sự có mặt của N, P trong nước sẽ tác động đến năng suất sinh học của nguồn nước. Sự có mặt của các hợp chất N gây cạn kiệt nguồn oxy hòa tan trong nước do quá trình biên đổi N. Hàm lượng N, P trong nguồn nước cao có thể gây nên hiện tượng phú dưỡng hóa, bùng nổ sự phát triển của rong tảo làm suy giảm chất lượng nước. - Chất rắn lơ lửng Chất rắn lơ lửng cũng là tác nhân gây tắc nghẽn cống thoát nước, làm tăng độ đục của nguồn nước, bồi lắng lòng kênh và gây ảnh hưởng tiêu cực đến tài nguyên thủy sinh. - Dầu Ô nhiễm dầu gây cạn kiệt oxy của nguồn nước do quá trình oxy hóa hydrocacbon và che thoáng không cho oxy tái nạp từ không khí vào nước. Ô nhiễm dầu giết chết các phiêu sinh, sinh vật đáy dẫn đến giảm khả năng tự lạm sạch của nguồn nước. 3.1.4 Chất thải rắn - Chất thải rắn và vật liệu xây dựng thải loại từ quá trình thi công như gỗ, đất, đá và các vật liệu khác lượng chất thải rắn này thường được thu gom tận dụng hoặc dùng để san lấp mặt bằng. - Các rác thải phát sinh trong hoạt động thi công xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật bao gồm: + Rác thải từ hoạt động chuẩn bị mặt bằng như đá, sỏi, gạch + Rác thải sinh hoạt từ lực lượng lao động tham gia thi công xây dựng. + Vật liệu thi công thải loại gạch, đá, cát, kim loại và nhựa, đầu que hàn, hóa chất đã qua sử dụng Các tác động đến môi trường trong giai đoạn xây dựng sẽ ảnh hưởng chủ yếu đến công nhân lao động trực tiếp trên công trình. Đồ án tổng hợp GVHD:Phạm Phú Song Toàn SVTH: Văn Phú Yên Trang 22 Các nguồn tác động có thể phát sinh trong giai đoạn này là: - Tiếng ồn, rung phát sinh từ các phương tiện vận chuyển và các máy móc thiết bị của giai đoạn xây dựng. - Nhiệt chủ yếu phát sinh từ các quá trình thi công có gia nhiệt như gò hàn và từ hoạt động của các máy móc thiết bị. 3.1.5 Tác động của tiếng ồn- rung, nhiệt độ và các tác động khác. Trong giai đoạn xây dựng,tiếng ồn phát sinh chủ yếu từ các nguồn : - Máy móc, thiết bị san ủi,đầm nén - Máy trộn bê tông - Máy đóng cọc - Máy phát điện - Xe tải vận chuyển vật liệu. 3.1.6 Hệ sinh thái và tài nguyên sinh vật Trong quá trình thi công, bụi, khí thải phát sinh có thể làm ảnh hưởng phần nào tới sự sinh trưởng, phát triển của cây xanh trong khu vực. Ngoài ra các chất thải độc hại phát sinh trong quá trình thi công như sơn, dung môi, dầu cặn nếu không được thu gom và xử lý thích hợp thì sẽ gây ô nhiễm môi trường và phá hủy các hệ sinh thái tồn tại trong môi trường đất và nước. 3.1.7 Dự báo những rủi ro về sự cố môi trường do dự án gây ra Trong giai đoạn xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật có thể xảy ra rủi ro, sự cố môi trường như: - Cháy nổ trong quá trình thi công phát quang cũng như dọn dẹp mặt bằng, nếu các công nhân làm việc bất cẩn ( hút thuốc, đốt lửa ). - Cháy nổ các nguồn nguyên liệu ( như dầu FO, DO) tại khu vực chứa nhiên liệu. Đồ án tổng hợp GVHD:Phạm Phú Song Toàn SVTH: Văn Phú Yên Trang 23 - Ngập úng các khu vực dân cư xung quanh khi tiến hành san lấp mặt bằng và tiến hành thi công dự án. - Sự cố gây cháy nổ khác nữa có thể phát sinh là từ các sự cố về điện. 3.2 Các tác động khi dự án đi vào hoạt động Trong giai đoạn này các tác nhân ô nhiễm chủ yếu là bụi, khí thải từ hoạt động của các loại phương tiện giao thông vận tải, nước thải. Các nguồn ô nhiễm chính sau: 3.2.1 Bụi - Ô nhiễm từ bụi do hoạt động đi lại của con người và các hoạt động giao thông trên cầu cũng như ở các khu vực gần đó. - Sự thay đổi môi trường không khí trong khu vực dự án do tập trung số lượng lớn người trong không gian nhỏ hẹp, và các yếu tố vi khí hậu nóng, độ ẩm cao. 3.2.2 Khí thải - Khi dự án đi vào hoạt động, mật độ giao thông tại khu vực sẽ tăng lên đáng kể. Quá trình giao thông của người sẽ phát sinh khí thải. Lượng khí thải này rất khó định lượng vì đây là nguồn phân tán. Tuy nhiên, chúng ta có thể dự báo được tải lượng và nồng độ các chất một cách tương đối trong khí thải của xe cơ giới giao thông trong khu vực bằng hệ thống đánh giá ô nhiễm của Tổ chức y tế thế giới (WHO, 1993). - Ô nhiễm môi trường không khí xung quanh khi có khí thải từ khói của phương tiện giao thông tập trung với mật độ cao,chứa các chất ô nhiễm bụi, SOx, CO, NO2,... - Khí thải các phương tiện vận tải có động cơ đốt trong có chứa bụi, SOx, CO, NO2, tổng hydrocacbon. Các chất ô nhiễm này phát sinh từ các nguồn phân tán và tác động của chúng tới môi trường phụ thuộc nhiều vào điều kiện địa hình và điều kiện khí tượng trong khu vực. Khí thải giao thông khi phát tán vào không khí làm tăng tải lượng các chất ô nhiễm, gây ô nhiễm không khí bao quanh, ảnh hưởng đến sức khỏe con người và sự phát triển của động- thực vật. Đồ án tổng hợp GVHD:Phạm Phú Song Toàn SVTH: Văn Phú Yên Trang 24 + Các khí axit SO 2 , NO x làm nặng thêm các bệnh về đường hô hấp của người. Khí SO 2 là sản phẩm chủ yếu của các nguồn đốt cố định thì 70% khí NO x là do hoạt động của các phương tiện giao thông. + Oxit cacbon (CO) là khí thải từ loại xe sử dụng xăng là chủ yếu vì các xe sử dụng diezen tạo CO ít hơn 25 lần. Khi khí CO xâm nhập vào huyết cầu tố sẽ cản trở máu tải oxy. Với liều lượng thấp CO gây nên đau đầu, chóng mặt, rối loạn cảm giác.Liều lượng CO cao sẽ gây ngạt, có khi tử vong. 3.2.3 Nước thải Nước mưa chảy tràn trên toàn bộ mặt bằng dự án, nước mưa chảy tràn cuốn theo đất cát và các tạp chất rơi vãi trên mặt đất xuống nguồn nước. Thành phần chủ yếu của nước mưa chảy tràn là cặn, chất dinh dưỡng... và các rác thải cuốn trôi trên khu vực dự án. Nếu lượng nước mưa này không được quản lý tốt cũng sẽ gây tác động tiêu cực đến nguồn nước bề mặt, nước ngầm và đời sống thủy sinh trong khu vực. 3.2.4 Chất thải rắn Khi dự án đi vào hoạt động, các nguồn sinh ra chất thải rắn chủ yếu như chất thải rắn sinh hoạt từ hoạt động sinh hoạt của người dân (các loại bao bì, giấy, túi nilông, thủy tinh, vỏ lon nước giải khát v.v..). Đối với các thành phần hữu cơ dễ phân huỷ của rác sinh hoạt khi thải vào môi trường mà không qua xử lý thích hợp sẽ gây ra nhiều tác hại cho môi trường sống. Quá trình phân hủy rác hữu cơ sẽ phát sinh ra các chất khí gây mùi hôi, tác động đến chất lượng không khí, ảnh hưởng đến cuộc sống và các hoạt động kinh tế khác trong vùng đồng thời các thành phần trơ trong rác sinh hoạt: bao gồm giấy các loại, nylon, nhựa, kim loại, thủy tinh, xà bần... gây mất thẩm mỹ, phá vỡ cảnh quan thiên nhiên của dự án. 3.2.5 Tiếng ồn - Tiếng ồn do sinh hoạt, các phương tiện giao thông vận tải. - Có thể xảy ra tình trạng kẹt xe, gây ảnh hưởng đến không khí cũng như tiếng ồn trong khu vực dự án. Đồ án tổng hợp GVHD:Phạm Phú Song Toàn SVTH: Văn Phú Yên Trang 25 3.3 Đánh giá tác động đến các hoạt động kinh tế - xã hội Tác động tích cực Giai đoạn thi công xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật có tác động tích cực đến vấn đề phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, thể hiện qua việc huy động được một lượng lớn lao động nhàn rỗi của địa phương và các khu vực lân cận tham gia vào quá trình thi công xây dựng dự án, đồng thời góp phần phát triển một số loại hình dịch vụ ăn uống và sinh hoạt khác nhằm đáp ứng các nhu cầu sinh hoạt và hoạt động của công nhân tại khu vực. Khi dự án đi vào hoạt động sẽ có hiệu quả lớn về mặt xã hội, thúc đẩy phát triển kinh tế trong khu vực và phù hợp với định hướng phát triển du lịch của TP Hội An. Tạo thêm nguồn ngân sách cho địa phương thông qua việc đóng thuế, và các thu nhập dịch vụ liên quan. Tác động tiêu cực Trong giai đoạn xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật - Quá trình giải phóng mặt bằng chuẩn bị thi công xây dựng cơ sở hạ tầng sẽ thay đổi mục đích sử dụng phần diện tích hiện hữu, ảnh hưởng tới các hoạt động của các hộ dân cư trên địa bàn, gây ảnh hưởng tạm thời đến thu nhập và điệu kiện sinh sống của người dân. - Việc tập trung số lượng lớn công nhân xây dựng và thiết kế thi công sẽ làm ảnh hưởng đến các yếu tố kinh tế - xã hội trong lĩnh vực như: gia tăng các tệ nạn xã hội, tình hình trật tự an ninh trở nên phức tạp hơn và khó quản lý hơn. - Việc tập trung nhiều người cũng là nguyên nhân nảy sinh các ổ dịch bệnh, ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng, đặc biệt gần đây xuất hiện nhiều dịch bệnh diễn biến khá phức tạp xuất hiện ở nhiều nơi. - Các phương tiện vận chuyển vật tư, thiết bị máy móc phục vụ dự án sẽ làm gia tăng mật độ giao thông trên các trục đườngtrong khu vực dẫn đến tăng rủi ro tai nạn giao thông và có thể làm giảm chất lượng đường tại các địa phương. Đồ án tổng hợp GVHD:Phạm Phú Song Toàn SVTH: Văn Phú Yên Trang 26 - Độ rung, tiếng ồn, bụi và khói thải động cơ từ các hoạt động xây dựng, lắp đặt sẽ làm giảm chất lượng không khí, ảnh hưởng đến sức khỏe dân cư sống xung quanh khu vực thi công, gây căng thẳng, làm giảm năng xuất lao động và gây xáo trộn cuộc sống người dân. Đồ án tổng hợp GVHD:Phạm Phú Song Toàn SVTH: Văn Phú Yên Trang 27 CHƢƠNG 4: BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG XẤU PHÕNG NGỪA VÀ ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƢỜNG 4.1 Các phƣơng án hạn chế tác động có hại trong giai đoạn chuẩn bị mặt bằng Toàn bộ khu vực quy hoạch xây dựng dự án đã được giải tỏa và san lấp tương đối hoàn thiện, do đó, khi dự án tiến hành xây dựng thì các công đoạn như giải tỏa, di dời dân cư cho các hộ dân bị di dời đã được hoàn thiện trước đó. Trong khu dự án không có nhà dân sinh sống, do đó công tác giải tỏa mặt bằng chỉ ảnh hưởng đến đất canh tác và cây trồng lâu năm của một số hộ dân trong khu vực. Việc giải tỏa đền bù sẽ phối hợp với thị xã và UBND tỉnh để xây dựng phương án chính xác, hoàn chỉnh nhằm đáp ứng việc đền bù cho người dân thỏa đáng nhất, phù hợp với quy định của Nhà nước hiện hành. Ngoài ra, Công ty sẽ xây dựng kế hoạch ưu tiên tuyển chọn và đưa đi đào tạo một số lao động trong vùng, đặc biệt là những hộ mất đất sản xuất để có thể tuyển dụng vào làm việc tại khu du lịch. Đây cũng là biện pháp cần thiết để đáp ứng nguồn nhân lực cho khu du lịch. Về phía địa phương, UBND thị xã Hội An cũng cần có kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao để cung cấp cho các dự án du lịch trên địa bàn thị xã nói chung. 4.2 Phƣơng án khống chế ô nhiễm trong giai đoạn xây dựng 4.2.1 Những vấn đề chung Công tác chuẩn bị mặt bằng, thi công xây dựng làm phát sinh các tác nhân ô nhiễm như: bụi đất, tiếng ồn và khí thải (gồm: bụi, CO, SO2, NOx). Để hạn chế các tác động đến môi trường, chúng tôi sẽ thực hiện các biện pháp sau: - Lập kế hoạch, tổ chức thi công hợp lý, tránh vận hành các máy móc thiết bị cùng một lúc, tránh tập kết nguyên vật liệu ngổn ngang trên công trường. Đồ án tổng hợp GVHD:Phạm Phú Song Toàn SVTH: Văn Phú Yên Trang 28 - Các phương tiện vận tải phải có giấy đăng kiểm, phải đạt tiêu chuẩn lưu hành; lái xe phải có bằng lái và cam kết không chở quá tải trọng cho phép; hạn chế vận chuyển vào giờ cao điểm để tránh ảnh hưởng đến giao thông khu vực. - Công nhân tham gia điều khiển các loại máy móc, thiết bị trên công trường phải qua lớp đào tạo sử dụng. - Thường xuyên kiểm tra, bão dưỡng định kỳ máy móc, thiết bị thi công. - Quá trình thi công xây dựng phải tuân theo các yêu cầu kỹ thuật, hạn chế để xảy ra tai nạn đáng tiếc gây thiệt hại về người và tài sản. - Các đơn vị tham gia thi công xây dựng phải có nội quy về an toàn lao động, trang bị đầy đủ dụng cụ bảo hộ lao động cho công nhân như áo quần bảo hộ, nón bảo hộ, găng tay, mũ, kính... - Có các biện pháp quản lý về nhân sự và máy móc, thiết bị tại công trường. Xây dựng nội quy sinh hoạt và tổ chức quản lý tốt công nhân của mình, giữ gìn an ninh trật tự trong khu vực. - Lập ban an toàn lao động tại công trường bao gồm trưởng ban chuyên trách, mỗi đơn vị thi công cử một ủy viên ban chuyên trách chịu trách nhiệm về an toàn. - Xây dựng và ban hành các nội quy làm việc tại công trường. - Tổ chức tuyên truyền, phổ biến các nội quy công nhân xây dựng bằng nhiều hình thức khác nhau. - Tổ chức theo dõi tai nạn lao động,xây dựng kịp thời nguyên nhân tai nan và áp dụng các biện pháp khắc phục kịp thời nhẳm tránh xảy ra tai nạn tương tự. 4.2.2 Biện pháp an toàn khi làm việc với máy móc, thiết bị san lấp, ủi mặt bằng - Kiểm tra các thông số kỹ thuật và điều kiện an toàn của các thiết bị máy móc san lấp, ủi mặt bằng trước khi làm việc. Đồ án tổng hợp GVHD:Phạm Phú Song Toàn SVTH: Văn Phú Yên Trang 29 - Lắp đặt hệ thống biển báo chỉ dẫn đường, biển báo an toàn giao thông tại khu vực công trường. Đối với khu làm việc có thiết bị cần phải lắp đặt biển báo cấm người qua lại và cử cán bộ canh, chỉ huy thiết bị nâng cầu. - Không được vận hành các máy thi công vào ban đêm để tránh tiếng ồn. 4.2.3 Biện pháp an toàn cháy nổ khi dùng điện - Áp dụng các tiêu chuẩn về phòng cháy khi thiết kế các công trình trạm. Bố trí xây dựng kho hợp lý đúng yêu cầu kỹ thuật, thuận tiện cho các công tác chữa cháy (nếu có). - Xây dựng và ban hành các nội quy phòng cháy chữa cháy. - Lắp đặt biển báo cấm lửa tại khu vực dễ cháy nổ, trang bị các phương tiện chữa cháy tại các kho. - Đối với các khu vực dùng điện cần phải bọc kín các điểm tiếp nối bằng vật liệu cách điện. 4.2.4 Biện pháp giảm thiểu tác động do nƣớc thải - Nước thải phát sinh trong quá trình thi công xây dựng hạ tầng kỹ thuật chỉ là nước thải sinh hoạt của công nhân làm việc tại công trường. - Đối với nước mưa chảy tràn trong khu vực dự án ở giai đoạn xây dựng. - Đối với lượng nước thải xe sẽ được dẫn vảo hố ga nhằm lắng cát, lượng cát này sẽ định kỳ được vét trong quá trình thi công xây dựng. 4.2.5 Biện pháp giảm thiểu tác động do bụi, khí thải và tiếng ồn trong quá trình thi công Trong quá trình tham gia thi công, chủ dự án sẽ yêu cầu các đơn vị tham gia thầu xây xây dựng phải cam kết: + Phun nước bề mặt đất ở những khu vực thi công, trên các tuyến đường vận chuyển nguyên liệu để giảm bụi. Đồ án tổng hợp GVHD:Phạm Phú Song Toàn SVTH: Văn Phú Yên Trang 30 + Không chở vật liệu quá đầy ,quá tải và phải có bạt che. + Không vận hành máy móc và tập kết nguyên vật liệu vào giờ nghỉ ngơi. + Các loại xe vận chuyển nguyên vật liệu xây dựng sẽ dược phun rửa bánh xe sau khi ra khỏi công trình. - Tổ chức thi công hợp lý, tránh hiện tượng cộng hưởng tiếng ồn do các máy móc hoạt động cùng lúc gây ra. - Không sử dụng các máy móc quá cũ để giảm mức độ gây ồn và khả năng phát sinh các chất độc hại trong khí thải. 4.2.6 Biện pháp giảm thiểu tác động đến môi trƣờng nƣớc: - Phải xây dựng công trình vệ sinh tự thấm tạm thời tại khu láng trại để thu gom và xử lý nước thải sinh hoạt, tránh gây ảnh hưởng đến nguồn tiếp nhận. - Nhắc nhở công nhân đi vệ sinh đúng nơi quy định. - Thiết kế hệ thống mương dẫn nước mưa phù hợp với địa hình khu vực dự án để định hướng dòng chảy, tránh xảy ra các sự cố sạt lở bờ sông vào những ngày có mưa lớn kéo dài. 4.2.7 Biện pháp giảm thiểu tác động do chất thải rắn * Đối với chất thải rắn xây dựng: - Trong quá trình thi công xây dựng bờ kè sẽ lót bạt kỹ càng, tránh để rơi vãi vật liệu xây dựng xuống sông. - Tiến hành thu gom rác thải xây dựng và dọn vệ sinh sạch sẽ công trường hàng ngày. - Cây cối thải ra trong quá trình giải phóng mặt bằng sẽ cho người dân sử dụng làm chất đốt, lượng còn lại sẽ hợp đồng với Công ty Công trình công cộng Hội An đưa đi xử lý theo quy định cùng với các phế thải xây dựng. Đồ án tổng hợp GVHD:Phạm Phú Song Toàn SVTH: Văn Phú Yên Trang 31 - Chất thải rắn xây dựng như gạch, gỗ, đất đá loại này dùng để san lấp mặt bằng ngay trong quá trình xây dựng ,các loại khác như sắt, thép vụn, bao bì,xi măng được thu gom và bán phế liệu. * Đối với chất thải rắn sinh hoạt: - Công ty sẽ bố trí thùng rác tại các khu vực hợp lý để thu gom rác hằng ngày, đặt các thùng chứa rác hoặc đào các hố rac ở các khu vực lán trại và quy định,không phóng uế và vức rác bừa bãi. - Thường xuyên nhắc nhở công nhân vứt rác đúng nơi quy định. - Bố trí công nhân thường xuyên dọn dẹp gọn gàng, sạch sẽ tại công trường xây dựng, tránh để rơi vãi các chất ô nhiễm trên mặt bằng, hạn chế tác động đến môi trường đất và nước ngầm nông trong khu vực. 4.2.8 Biện pháp giảm thiểu các tác động xấu đến kinh tế - xã hội Để giảm thiểu tối đa các tác động tiêu cực đến kinh tế - xã hội trong giai đoạn thi công xây dựng dự án. Chủ đầu tư sẽ thực hiện các biện pháp sau: - Cố gắng sử dụng càng nhiều càng tốt nguồn lao động tại chỗ. - Kết hợp với chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng có liên quan tổ chức công trình: + Giáo dục,tuyên truyền ý thức công dân đối với công nhân xây dựng tại khu vực dự án. + Giới thiệu với lao động nhập cư về phong tục ,tập quán của người dân địa phương để tránh những trường hợp hiểu lầm đáng tiếc giữa người lao động nhập cư và người dân địa phương. + Không cho phép công nhân xây dựng ở lại qua đêm trong khu vực dự án. 4.2.9 Các biện pháp giảm thiểu khác Để giảm thiểu tối đa các tác động trong giai đoạn thi công xây dựng dự án, ngoài các biện pháp trên ,chủ dự án sẽ thực hiện các biện pháp sau: Đồ án tổng hợp GVHD:Phạm Phú Song Toàn SVTH: Văn Phú Yên Trang 32 - Các nguyên vật liệu tại khu vực dự án không được đốt và chôn lấp tùy tiện tại khu vực dự án. - Không tích lũy các nguyên vật liệu thải dễ cháy,chúng được vận chuyển thường xuyên ra khỏi công trình. - Hóa chất được sử dụng cho công trường sẽ được đăng ký trước. - Các thiết bị và máy móc cơ khí được bảo trì thường xuyên và đúng thời hạn. - Không sử dụng các phương tiên truyền thanh có dung lượng lớn trên công trường. 4.3 Các biện pháp phòng chống sự cố môi trƣờng Chủ đầu tư áp dụng các biện pháp phòng chống, khống chế chủ yếu như sau: 4.3.1 Chống cháy nổ - Các máy móc thiết bị làm việc ở nhiệt độ ,áp suất cao sẽ được quản lí thông qua hồ sơ lí lịch ,được kiểm tra ,đăng kiểm định kỳ tại các cơ quan chức năng nhà nước.Các thiết bị này sẽ được lắp đặt các đồng hồ đo nhiệt độ áp suất mức dung dịch trong thiết bị nhằm giám sát các thông số kĩ thuật. - Các loại dung môi và nguyên liệu dễ cháy sẻ được lưu trữ tại các kho cách li đặc biệt. -Trong các khu vực có thể gây cháy ,công nhân không được hút thuốc , không mang bật lửa , diêm quẹt ,các dụng cụ phát ra lửa ,do ma sát tia lửa điện. 4.3.2 Hệ thống chống sét - Lắp đặt hệ thống chống sét cho vị trí cao của khu vực dự án. - Lắp đặt hệ thống thu sét ,thu điện tích tụ và cải tiến hệ thống theo các công nghệ mới nhằm đạt độ an toàn cao cho các hoạt động của dự án. Đồ án tổng hợp GVHD:Phạm Phú Song Toàn SVTH: Văn Phú Yên Trang 33 - Tiến hành lắp đặt hệ thống chống sét chung cho toàn bộ khu vực dự án và công trình kho. - Sử dụng loại thiết bị chống sét tích cực,các trụ chống sét được bố trí để bảo vệ khắp dự án với độ cao bảo vệ tính toán là 12m. - Tiến hành đầu tư theo tiến độ xây dựng cơ sở hạ tầng. 4.3.3 Phòng chống thiên tai: - Thành lập đội phòng chống bão lụt, đội ứng cứu, cứu hộ tại chỗ, bồi dưỡng kiến thức phòng chống, ứng cứu khi có sự cố do thiên tai xảy ra. - Xây dựng phương án phòng chống bão trước mùa mưa bão. - Lắp đặt hệ thống cảnh báo, báo động, thiết kế hệ thống đường thoát hiểm trong khu dự án đang thi công. Xây dựng phương án di tản kịp thời, nhanh nhất đến nơi an toàn khi xảy ra sự cố. - Vào mùa mưa bão, phải thường xuyên liên lạc với Ban chỉ huy phòng chống bão lụt tại địa phương để cập nhật thông tin, trao đổi kinh nghiệm và phối hợp triển khai các phương án phòng chống bão lụt. 4.3 Sự cố sạt lở bờ: Dự án được xây dựng nằm sát bờ sông, khu đất của dự án lại có khả năng chịu lực yếu nên rất dễ xảy ra hiện tượng sạt lở bờ. Do vậy, khi thiết kế, chúng tôi sẽ tiến hành xây dựng bờ kè quanh khu vực dự án. Tiến hành kè kiên cố toàn bộ bờ sông dọc khu vực dự án bằng bê tông hoặc đá hộc, đồng thời trồng cây xanh dọc theo bờ kè vừa tạo cảnh quan, vừa chống sạt lở đất, sụt lún bờ sông. Đồ án tổng hợp GVHD:Phạm Phú Song Toàn SVTH: Văn Phú Yên Trang 34 CHƢƠNG 5: CAM KẾT THỤC HIỆN BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG Ban quản lý sắp xếp dân cư ven biển tinh Quảng Nam xin cam kết sẽ thực hiện đầy đủ tất cả các biện pháp bảo vệ môi trường trong quá trình thi công xây dựng cũng như quá trình dự án đi vào hoạt động như đã đề xuất trong báo cáo. * Cam kết thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường: - Trong giai đoạn thi công xây dựng: + Thực hiện đầy đủ các biện pháp quản lý và biện pháp kỹ thuật nhằm giảm thiểu tối đa các tác động xấu phát sinh trong quá trình xây dựng. + Thực hiện các biện pháp về an toàn lao động trong xây dựng, trang bị đầy đủ dụng cụ bảo hộ lao động cho công nhân. - Khi dự án đi vào hoạt động: Thực hiện đầy đủ các biện pháp khống chế và giảm thiểu ô nhiễm môi trường như đã đề xuất trong báo cáo, cụ thể như sau: + Thực hiện các biện pháp giảm thiểu tác động gây ô nhiễm môi trường không khí như đã nêu ở mục 4.2.4. + Thực hiện các biện pháp giảm thiểu tác động gây ô nhiễm môi trường nước như đã nêu ở mục 4.2.6 + Thực hiện các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm do chất thải rắn như đã nêu ở mục 4.2.7. + Thực hiện các biện pháp phòng chống sự cố môi trường do hoạt động của dự án như đã nêu ở mục 4.3. + Thực hiện tốt công tác quản lý, tuyên truyền, giáo dục người dân có ý thức được trách nhiệm của mình trong việc bảo vệ môi trường . Công ty cam kết sẽ tiến hành xây dựng và hoàn thành tất cả các công trình xử lý môi trường trước khi dự án đi vào hoạt động. Đồ án tổng hợp GVHD:Phạm Phú Song Toàn SVTH: Văn Phú Yên Trang 35 * Cam kết tuân thủ các tiêu chuẩn môi trường: Công ty cam kết tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn Việt Nam hiện hành: - Đối với môi trường không khí xung quanh: đảm bảo đạt tiêu chuẩn TCVN 5937-2005 (Tiêu chuẩn chất lượng không khí xung quanh). - Đối với tiếng ồn: đảm bảo đạt tiêu chuẩn TCVN 5949-1998 (Tiếng ồn khu vực công cộng và dân cư - Mức ồn tối đa cho phép). - Đối với nước thải sinh hoạt: đảm bảo đạt tiêu chuẩn TCVN 6772-2000 (Tiêu chuẩn nước thải sinh hoạt, mức II). - Chất thải rắn sinh hoạt và sản xuất sẽ được thu gom và hợp đồng với Công ty Công trình công cộng Hội An đưa đi xử lý theo quy định. Chủ dự án xin cam kết chịu trách nhiệm trước Pháp luật Việt Nam nếu vi phạm các công ước Quốc tế, các tiêu chuẩn Việt Nam và để xảy ra sự cố gây ô nhiễm môi trường. Đồ án tổng hợp GVHD:Phạm Phú Song Toàn SVTH: Văn Phú Yên Trang 36 CHƢƠNG 6: CHƢƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƢỜNG 6.1 Chƣơng trình quản lý môi trƣờng Các biện pháp quản lý môi trường tại khu vực dự án như sau: - Lập kế hoạch quản lý môi trường: Xây dựng kế hoạch cụ thể về quản lý môi trường, bảo vệ môi trường khi dự án đi vào hoạt động và tổ chức thực hiện có hiệu quả. - Xây dựng kế hoạch đào tạo, giáo dục nâng cao nhận thức về môi trường. Kế hoạch tập luyện phòng chống các sự cố môi trường. - Thực hiện giám sát môi trường hàng năm theo quy định. Giám sát hiệu quả của các công trình xử lý ô nhiễm, phát hiện các nguyên nhân gây biến động môi trường và xây dựng các giải pháp khống chế hữu hiệu. - Thành lập bộ phận chuyên trách quản lý môi trường, tham mưu xử lý các vấn đề môi trường liên quan đến hoạt động của khu du lịch cho lãnh đạo Công ty. - Tuyên truyền và giáo dục thực hiện nghiêm chỉnh các quy định về an toàn lao động, phòng chống cháy nổ. Thực hiện việc kiểm tra an toàn cháy nổ trong từng khu vực và thực tập các phương án phòng chống cháy nổ theo định kỳ. 6.2 Chƣơng trình giám sát môi trƣờng Để đảm bảo môi trường phát triển bền vững, đem lại các lợi ích về hoạt động kinh doanh,của dự án, chủ dầu tư thực hiện các đợt giám sát môi trường, có kế hoạch và lịch trình cụ thể. Các số liệu sẽ được cập nhật thường xuyên để theo dõi, đánh giá và báo cáo cho cơ quan quản lý môi trường tại địa phương. Nếu có những biểu hiện ảnh hưởng đến chất lượng môi trường xung quanh, Công ty sẽ có giải pháp khắc phục kịp thời và báo cho các cấp có thẩm quyền để có biện pháp xử lý phù hợp. Chương trình giám sát môi trường được thực hiện như sau: Đồ án tổng hợp GVHD:Phạm Phú Song Toàn SVTH: Văn Phú Yên Trang 37 6.2.1 Giám sát chất lƣợng nƣớc ngầm Địa điểm đặt vị trí giám sát: 1 mẫu nước giếng khoan tại khu vực dự án - Tần suất giám sát : 2 lần/năm. - Chỉ tiêu giám sát : pH, DO, độ dẫn, độ cứng, Nitrat, Sunfat, chất rắn tổng số, Mangan, kẽm, Sắt, Coiform, E.Coli. - Tiêu chuẩn đánh giá : TCVN 5944-1995. 6.2.2 Giám sát chất lƣợng môi trƣờng nƣớc thải Địa điểm khảo sát lấy mẫu : 2 mẫu trước và sau hệ thống xử lý nước thải. - Thông số giám sát : pH, COD, BOD5, TSS, NH3, H2S, phosphat, dầu mỡ, tổng coliform. - Tần suất giám sát : 2 lần/năm. - Tiêu chuẩn so sánh : TCVN 6772-2000 (Mức II). 6.2.3 Giám sát chất lƣợng nƣớc biển ven bờ - Thông số giám sát : pH, DO, COD, BOD5, Fe, TSS, tổng coliform, dầu mỡ. - Địa điểm khảo sát lấy mẫu: 2 mẫu nước biển (cách bờ 10m và 150m), - Tần suất giám sát : 2 lần/năm - Tiêu chuẩn so sánh : TCVN 5943-1995. 6.2.4 Giám sát chất thải rắn - Giám sát quá trình thu gom và xử lý chất thải rắn của cơ sở. - Tần suất giám sát : 2 lần/năm Đồ án tổng hợp GVHD:Phạm Phú Song Toàn SVTH: Văn Phú Yên Trang 38 CHƢƠNG 7: THAM VẤN Ý KIẾN CỘNG ĐỒNG 7.1 Ý kiến của UBND phƣờng Cẩm Thanh: UBND phường Cẩm Thanh hoàn toàn nhất trí việc đầu tư xây dựng dự án cầu Cửa Đại. Đồng thời, UBND cũng đề nghị Tổng Công ty Xây dựng công trình giao thông 5 – Cineco 5 thực hiện đúng và đầy đủ các biện pháp xử lý môi trường như đã nêu trong báo cáo, nghiêm chỉnh chấp hành việc kiểm tra của các cơ quan chức năng về môi trường và thực hiện giám sát môi trường theo quy định. Ngoài ra, Công ty phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đóng góp vào ngân sách của Nhà nước và địa phương và các khoản chi phí khác theo quy định, đồng thời tạo công ăn việc làm cho người dân trong vùng. Ý kiến của nhân dân phường Cẩm Thanh: Hầu hết người dân trong vùng đều tán thành việc đầu tư dự án Cầu Cửa Đại tại địa phương và thỏa mãn với mức đền bù đã được thực hiện, đồng thời mong muốn dự án sớm thực hiện để tạo cảnh quan đẹp cho khu vực. 7.2 Ý kiến của UBMT phƣờng Cẩm Thanh: UBMT nhận thấy việc đầu tư xây dựng cầu Cửa Đại tại địa phương có một số mặt tích cực: thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, tăng nguồn thu ngân sách, đẩy mạnh phát triển du lịch. Ngoài ra, công trình sẽ góp phần tạo sức hấp dẫn mạnh mẽ trong lĩnh vực thương mại - dịch vụ - du lịch của tỉnh nhà. Tuy nhiên, UBMT cũng có một số ý kiến đề nghị: - Ban dự án phải thực hiện đầy đủ các biện pháp xử lý môi trường như đã nêu ra trong báo cáo nhằm hạn chế tối đa ảnh hưởng đến môi trường xung quanh. - Tạo điều kiện tiếp nhận lao động tại địa phương, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đóng góp vào ngân sách, đồng thời quan tâm giúp đỡ địa phương trong công tác nhân đạo, từ thiện. Đồ án tổng hợp GVHD:Phạm Phú Song Toàn SVTH: Văn Phú Yên Trang 39 CHƢƠNG 8 NGUỒN CUNG CẤP SỐ LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ 8.1 Nguồn cung cấp số liệu, dữ liệu, tài liệu tham khảo 1. Bộ xây dựng, 1989, Tiêu chuẩn ngành - Thoát nước mạng lưới bên ngoài và công trình - Tiêu chuẩn thiết kế, NXB Xây dựng, Hà Nội. 2. GS. Trần Ngọc Chấn, 2004, Ô nhiễm không khí và Xử lý khí thải, Tập 3, NXB KH&KT, Hà Nội. 3. Phạm Ngọc Đăng, 1997, Môi trường không khí, NXB KH&KT, Hà Nội. 4. PGS. Tăng Văn Đoàn và cs, 2002, Kỹ thuật môi trường, NXB Giáo dục, Hà Nội. 5. TS.Trần Đức Hạ, 2006, Xử lý nước thải đô thị, NXB KH&KT, Hà Nội. 6. Lê Xuân Hồng, 2006, Cơ sở đánh giá tác động môi trường, Viện KH&CN Việt Nam, NXB Thống kê, Hà Nội. 7. PTS. Hoàng Huệ, 1993, Giáo trình cấp thoát nước, NXB Xây dựng, Hà Nội. 8. Lương Đức Phẩm, 2003, Công nghệ xử lý nước thải bằng biện pháp sinh học, NXB Giáo dục, Hà Nội. Các tài liệu khác: 1. Các số liệu điều tra từ các ban ngành của địa phương. Số liệu được lập từ khảo sát thực tế. 2. Báo cáo đề tài "Báo cáo ĐTM Dự án đầu tư xây dựng Khu du lịch sinh thái Miền Chiêm Ngói" do Công ty TNHH Mùa Vàng chủ trì với sự tư vấn của Trung tâm Quan trắc và Phân tích môi trường Quảng Nam. 3. Các tiêu chuẩn Việt Nam hiện hành. Đồ án tổng hợp GVHD:Phạm Phú Song Toàn SVTH: Văn Phú Yên Trang 40 4. Thông tư số 08/2006/TT-BTNMT ngày 08/9/2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường. 8.2 Phƣơng pháp áp dụng trong quá trình đánh giá tác động môi trƣờng 8.2.1 Danh mục các phƣơng pháp sử dụng - Phương pháp thống kê: dựa trên những số liệu về tự nhiên (khí tượng, thuỷ văn, đặc điểm sinh thái...) và kinh tế - xã hội tại khu vực dự án do địa phương cung cấp để đánh giá về điều kiện tự nhiên và tình hình kinh tế - xã hội trong khu vực trước khi thực hiện dự án. Phương pháp này sẽ giúp dự báo được những hiện tượng tự nhiên (như mưa bão, lũ lụt...) có thể xảy ra và ảnh hưởng đến hoạt động của dự án sau này. - Phương pháp khảo sát hiện trường: là phương pháp khảo sát các đặc điểm về địa lý, địa hình, hệ sinh thái tại vị trí thực hiện dự án để đánh giá đối tượng và mức độ bị ảnh hưởng khi triển khai xây dựng khu du lịch. - Phương pháp đánh giá nhanh: dựa trên cơ sở hệ số ô nhiễm do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thiết lập nhằm đánh giá sơ bộ và dự báo mức độ tác động của các nguồn ô nhiễm phát sinh từ các hoạt động của dự án đến môi trường xung quanh. - Phương pháp so sánh: dùng để đánh giá các tác động trên cơ sở so sánh với các tiêu chuẩn môi trường Việt Nam đã được ban hành theo Quyết định số 22/2006/QĐ-BTNMT ngày 18/12/2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc các tiêu chuẩn Việt Nam ban hành trước đó (đối với các tiêu chuẩn chưa được ban hành trong tập tiêu chuẩn 2006). 8.2.2 Đánh giá mức độ tin cậy của các phƣơng pháp đã sử dụng - Phương pháp thống kê: có mức độ tin cậy cao do các số liệu được lấy từ thực tế qua một quá trình khảo sát của địa phương. Đồ án tổng hợp GVHD:Phạm Phú Song Toàn SVTH: Văn Phú Yên Trang 41 - Phương pháp khảo sát hiện trường: có mức độ tin cậy trung bình do phụ thuộc vào tính chủ quan của người khảo sát. - Phương pháp đánh giá nhanh: có mức độ tin cậy không cao do các số liệu đưa ra không phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương. - Phương pháp so sánh: có mức độ tin cậy cao vì việc so sánh được đánh giá dựa trên các con số cụ thể. 8.3 Nhận xét về mức độ chi tiết, độ tin cậy của các đánh giá - Đánh giá về hiện trạng môi trường tự nhiên, kinh tế - xã hội: Hiện trạng môi trường tự nhiên được đánh giá dựa trên hai cơ sở: từ các số liệu thực tế do địa phương cung cấp và từ quá trình khảo sát. Hiện trạng môi trường kinh tế - xã hội được đánh giá dựa trên các số liệu thu thập từ thực tế do địa phương cung cấp. Như vậy, hầu hết các đánh giá về hiện trạng môi trường là khá chính xác do hầu hết các nguồn số liệu đều lấy từ thực tế và đáng tin cậy. Bên cạnh đó, việc đánh giá còn dự báo được xu hướng biến đổi của môi trường tự nhiên nếu triển khai thực hiện dự án tại khu vực và sự phát triển về kinh tế - xã hội của địa phương. - Đánh giá các tác động trong quá trình thi công xây dựng: Báo cáo đã nêu ra được tất cả các nguồn tác động phát sinh trong giai đoạn thi công xây dựng. Tuy nhiên, phần lớn các tác động chỉ được đánh giá ở mức độ định tính do thiếu các số liệu cần thiết cho quá trình tính toán. Do vậy, chúng tôi chỉ có thể đưa ra một cách khái quát các đánh giá về mức độ và phạm vi ảnh hưởng của các nguồn tác động đó. Đồ án tổng hợp GVHD:Phạm Phú Song Toàn SVTH: Văn Phú Yên Trang 42 - Đánh giá các tác động phát sinh khi dự án đi vào hoạt động: Hầu hết các nguồn tác động phát sinh trong quá trình hoạt động của dự án đều được lượng hoá cụ thể trên cơ sở phân tích, tính toán từ các nguồn số liệu đáng tin cậy, do vậy đảm bảo độ tin cậy cần thiết. - Đánh giá tác động của các sự cố môi trường do hoạt động của dự án: Báo cáo đã nêu được các sự cố môi trường có thể xảy ra do hoạt động của dự án gây ảnh hưởng đến môi trường xung quanh. Hầu hết các số liệu có liên quan đều được thu thập từ thực tế do địa phương cung cấp trong những năm gần đây (đối với sự cố do thiên tai) và từ các kinh nghiệm thực tiễn (đối với sự cố do hoạt động của dự án) nên có độ tin cậy cao. Nhìn chung, các phương pháp sử dụng trong quá trình lập ĐTM cho dự án “cầu Cửa Đại” khá đơn giản, phổ biến và đã được sử dụng rộng rãi tại Việt Nam, các đánh giá hầu hết đều có cơ sở và đáng tin cậy. Đồ án tổng hợp GVHD:Phạm Phú Song Toàn SVTH: Văn Phú Yên Trang 43 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. KẾT LUẬN Báo cáo ĐTM của Dự án đầu tư xây dựng cầu Cửa Đại cơ bản đã xác định được khá đầy đủ các nguồn tác động phát sinh trong quá trình xây dựng cũng như trong quá trình hoạt động của dự án. Báo cáo đã nêu ra được nguồn gây ô nhiễm chủ yếu của dự án là nước thải và rác thải sinh hoạt hằng ngày của người dân, đồng thời đề xuất được biện pháp để giảm thiểu các tác động đó. Hầu hết các biện pháp giảm thiểu đưa ra khá đơn giản, phổ biến, vừa phù hợp với quy mô của dự án, song vẫn đảm bảo đạt tiêu chuẩn thải cho phép. Đây là một dự án nên việc tạo ra một môi trường cảnh quan xanh, sạch, đẹp được coi là tiêu chí hàng đầu nhằm thu hút khách du lịch đến lưu trú và nghỉ dưỡng. Do vậy, tất cả các tác động tiêu cực đến môi trường sẽ được kiểm soát chặt chẽ và khắc phục bằng các biện pháp quản lý, biện pháp kỹ thuật như đã đề xuất trong báo cáo. Công ty cam kết sẽ thực hiện tốt các biện pháp bảo vệ môi trường, các công trình xử lý môi trường sẽ được xây dựng và hoàn thành trước khi dự án đi vào hoạt động, việc vận hành, quản lý các công trình xử lý môi trường sẽ bố trí cho cán bộ có chuyên môn đảm nhiệm để có biện pháp ứng phó kịp thời khi sự cố xảy ra. Dự án khi triển khai tại địa phương sẽ góp phần thúc đẩy các hoạt động thương mại, dịch vụ, du lịch, đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân. Dự án đi vào hoạt động sẽ góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trong khu vực, làm tăng nguồn thu ngân sách của Nhà nước và địa phương. 2. KIẾN NGHỊ Chủ đầu tư xin cam kết tuân thủ Luật bảo vệ môi trường, thực hiện đầy đủ các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm trong quá trình xây dựng và hoạt động, đồng thời thực hiện tốt chương trình giám sát môi trường như đã đề ra. Vậy kính đề nghị UBND tỉnh Quảng Nam, Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức thẩm định và phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường để dự án được triển khai đúng tiến độ. Đồ án tổng hợp GVHD:Phạm Phú Song Toàn SVTH: Văn Phú Yên Trang 44 PHỤ LỤC 1- PHIẾU ĐIỀU TRA KINH TẾ - XÃ HỘI 1. Khu vực điều tra: - Tên khu vực điều tra: ................................................................................ - Số hộ dân: ..... (hộ). Tổng số dân: ..........(người). Bình quân:........ người/hộ. - Tỷ lệ tăng dân số trung bình: ................. %. 2. Tình trạng đất đai: - Tổng diện tích đất:............... (ha). Trong đó đất nông nghiệp: ............. (ha). - Ðất công nghiệp: ..................(ha). Ðất khác: ....................................... (ha). 3. Tình hình kinh tế: - Số hộ làm nông nghiệp: .............. (hộ). Phi nông nghiệp: (hộ) - Số người làm trong các xí nghiệp công nghiệp tại địa phương: (người) - Thu nhập: Bình quân:......... đ/tháng. Cao nhất: ..................đ/tháng Thấp nhất: ................đ/tháng - Số hộ giàu: ............................ (hộ). Số hộ nghèo: (hộ) 4. Các công trình công cộng, hạ tầng cơ sở trong khu vực: - Cơ quan, Trường học, Viện nghiên cứu: ................(cơ sở) - Nhà máy, Xí nghiệp công nghiệp: ..........................(cơ sở) - Bệnh viện, Trạm Y tế: ............................................(cơ sở) - Chợ: ..................... (cơ sở). Nghĩa trang: ................(cơ sở) - Ðình, chùa, nhà thờ: ................................(cơ sở) - Trình trạng giao thông, đường: + Ðường đất:........................ %. + Ðường cấp phối: ................% + Ðường bê tông: ................ %. + Ðường gạch:....................... % - Tình trạng cấp điện, nước: + Số hộ được cấp điện: ............. (hộ). + Số hộ được cấp nước: .......... (hộ) 5. Tình hình sức khoẻ: - Số người mắc bệnh truyền nhiễm: ....... (người). Đồ án tổng hợp GVHD:Phạm Phú Song Toàn SVTH: Văn Phú Yên Trang 45 - Bệnh mãn tính: ................(người) - Bệnh nghề nghiệp: ................(người) 6. Các yêu cầu và kiến nghị của địa phương về Dự án: Xác nhận của chính quyền địa phương Ngày... tháng.... năm Người điều tra Đồ án tổng hợp GVHD:Phạm Phú Song Toàn SVTH: Văn Phú Yên Trang 46 PHỤ LỤC 2- CÁC PHƢƠNG PHÁP ĐTM SỬ DỤNG CHO LOẠI HÌNH DỰ ÁN Các phương pháp đánh giá tác động môi trường sử dụng trong quá trình lập báo cáo ĐTM nói chung và đối với các Dự án xử lý nước thải sinh hoạt đô thị nói riêng là: - Phương pháp thống kê: Nhằm thu thập và xử lý các số liệu về điều kiện khí tượng, thủy văn, kinh tế xã hội tại khu vực xây dựng Dự án. - Phương pháp lập bảng liệt kê (Checklist): Được sử dụng để lập mối quan hệ giữa các hoạt động của Dự án và các tác động môi trường. - Phương pháp ma trận (Matrices): Phương pháp này cho phép phân tích, đánh giá một cách tổng hợp tác động tương hỗ đa chiều đồng thời giữa các hoạt động của dự án đến tất cả các yếu tố tài nguyên và môi trường trong vùng dự án. - Phương pháp mạng lưới (Networks): Mục đích của phương pháp này là phân tích, đánh giá các tác động song song và nối tiếp do các hoạt động dự án gây ra và được diễn giải theo nguyên lý “nguyên nhân - hệ quả”. Phương pháp này được sử dụng để đánh giá các tác động sơ cấp (bậc 1) và chuỗi các tác động thứ cấp (bậc 2, 3, 4 ). - Phương pháp so sánh: Dùng để đánh giá các tác động trên cơ sở các Tiêu chuẩn, quy chuẩn môi trường Việt Nam - Phương pháp chuyên gia: Sử dụng đội ngũ các chuyên gia để đánh giá các tác động môi trường. - Phương pháp đánh giá nhanh theo hệ số ô nhiễm do Việt Nam và các tổ chức quốc tế (Ví dụ: Tổ chức Y tế Thế giới (WHO)) thiết lập nhằm ước tính tải lượng các chất ô nhiễm từ các hoạt động của Dự án. - Phương pháp lấy mẫu ngoài hiện trường và phân tích trong phòng thí nghiệm: nhằm xác định các thông số về hiện trạng chất lượng không khí, nước, độ ồn tại khu đất Dự án và khu vực xung quanh. - Phương pháp mô hình hóa môi trường: Mô phỏng các quá trình thực tế dưới dạng các phương trình toán học cho từng đại lượng. Dùng các phương pháp số Đồ án tổng hợp GVHD:Phạm Phú Song Toàn SVTH: Văn Phú Yên Trang 47 để giải các phương trình này trên máy tính sẽ tìm được các tham số (hoặc đại lượng) cần biết tại các thời điểm và các điểm không gian khác nhau. - Phương pháp phân tích chi phí, lợi ích: là một phương pháp đánh giá sự mong muốn tương đối giữa các phương án cạnh tranh nhau, khi sự lựa chọn được đo lường bằng giá trị kinh tế tạo ra cho toàn xã hội. - Phương pháp tham vấn cộng đồng: Phương pháp này sử dụng trong quá trình phỏng vấn lãnh đạo và nhân dân địa phương tại nơi thực hiện Dự án. - Những phương pháp khác (Phương pháp phỏng vấn cá nhân; phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia của cộng đồng (PRA) ...). Đồ án tổng hợp GVHD:Phạm Phú Song Toàn SVTH: Văn Phú Yên Trang 48 PHỤ LỤC 3- HÌNH ẢNH Hình1- Bảng tóm tắt dự án Hình 2- Công trình đang thi công Đồ án tổng hợp GVHD:Phạm Phú Song Toàn SVTH: Văn Phú Yên Trang 49 Hình 3- San lấp mặt bằng Hình 4- Các phương tiện giải phóng mặt bằng Đồ án tổng hợp GVHD:Phạm Phú Song Toàn SVTH: Văn Phú Yên Trang 50 Hình 3- Xe tưới nước

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdanh_gia_tac_dong_moi_truong_cho_du_an_cau_cua_dai_tp_hoi_an_7694.pdf