Đồ án Tìm hiểu phần mềm Arc SDE và ứng dụng trong xây dựng và quản lý dữ liệu bản đồ

Qui định đường thẳng phải được che phủ bởi đường biên của các đối tượng địa lý vùng. Luật sử dụng cho việc mô hình hoá các đường thẳng, ví dụ như các đường thẳng mảnh phải trùng khít với các cạnh của các đối tượng địa lý đa giác

pdf85 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3000 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Tìm hiểu phần mềm Arc SDE và ứng dụng trong xây dựng và quản lý dữ liệu bản đồ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
/Server cụ thể thì ta cũng có thể tự tạo ra một giao thức riêng nhưng thường chúng ta chỉ làm được điều này ở tầng ứng dụng của mạng. Với sự phát triển mạng như hiện này thì có rất nhiều giao thức chuẩn trên mạng ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển này. Các giao Đồ án tốt nghiệp chuyên ngành Tin học Trắc địa www.gistrung.com Nguyễn Mạnh Cường 29 Tin học Trắc địa K49 thức chuẩn (ở tầng mạng và vận chuyển) được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay như: giao thức TCP/IP, giao thức SNA của IBM, OSI, ISDN, X.25 hoặc giao thức LAN-to-LAN NetBIOS. Một máy tính chứa chương trình server được coi là một máy chủ hay máy phục vụ (server) và máy chứa chương trình client được coi là máy tớ (client). Mô hình mạng trên đó có các máy chủ và máy tớ giao tiếp với nhau theo 1 hoặc nhiều dịch vụ được gọi là mô hình Client/Server. Thực tế thì mô hình Client/Server là sự mở rộng tự nhiên và tiện lợi cho việc truyền thông liên tiến trình trên các máy tính cá nhân. Mô hình này cho phép xây dựng các chương trình Client/Server một cách dễ dàng và sử dụng chúng để liên tác với nhau để đạt hiệu quả hơn. Mô hình Client/Server như sau Hình 2.7 Mô hình Client/Server Client/Server là mô hình tổng quát nhất, trên thực tế thì một server có thể được nối tới nhiều server khác nhằm làm việc hiệu quả và nhanh hơn. Khi nhận được 1 yêu cầu từ client, server này có thể gửi tiếp yêu cầu vừa nhận được cho server khác ví dụ như database server vì bản thân nó không thể xử lý yêu cầu này được. Máy server có thể thi hành các nhiệm vụ đơn giản hoặc phức tạp. Ví dụ như một máy chủ trả lời thời gian hiện tại trong ngày, khi một máy client yêu cầu lấy thông tin về thời gian nó sẽ phải gửi một yêu cầu theo Đồ án tốt nghiệp chuyên ngành Tin học Trắc địa www.gistrung.com Nguyễn Mạnh Cường 30 Tin học Trắc địa K49 một tiêu chuẩn do server định ra, nếu yêu cầu được chấp nhận thì máy server sẽ trả về thông tin mà client yêu cầu. Có rất nhiều các dịch vụ server trên mạng nhưng nó đều hoạt động theo nguyên lý là nhận các yêu cầu từ client sau đó xử lý và trả kết quả cho client yêu cầu. Thông thường chương trình server và client được thi hành trên hai máy khác nhau. Cho dù lúc nào server cũng ở trạng thái sẵn sàng chờ nhận yêu cầu từ client nhưng trên thực tế một tiến trình liên tác qua lại (interaction) giữa client và server lại bắt đầu ở phía client, khi mà client gửi tín hiệu yêu cầu tới server. Các chương trình server thường đều thi hành ở mức ứng dụng (tầng ứng dụng của mạng). Sự thuận lợi của phương pháp này là nó có thể làm việc trên bất cứ một mạng máy tính nào có hỗ trợ giao thức truyền thông chuẩn cụ thể ở đây là giao thức TCP/IP. Với các giao thức chuẩn này cũng giúp cho các nhà sản xuất có thể tích hợp nhiều sản phẩm khác nhau của họ lên mạng mà không gặp phải khó khăn gì. Với các chuẩn này thì các chương trình server cho một dịch vụ nào đấy có thể thi hành trên một hệ thống chia sẻ thời gian (timesharing system) với nhiều chương trình và dịch vụ khác hoặc nó có thể chạy trên chính một máy tính các nhân bình thường. Có thể có nhiều chương trình server cùng làm một dịch vụ, chúng có thể nằm trên nhiều máy tính hoặc một máy tính. Với mô hình trên chúng ta nhận thấy rằng mô hình Client/Server chỉ mang đặc điểm của phần mềm không liên quan gì đến phần cứng mặc dù trên thực tế yêu cầu cho một máy server là cao hơn nhiều so với máy client. Lý do là bởi vì máy server phải quản lý rất nhiều các yêu cầu từ các clients khác nhau trên mạng. Ưu và nhược điểm chính Có thể nói rằng với mô hình Client/Server thì mọi thứ dường như đều nằm trên bàn của người sử dụng, nó có thể truy cập dữ liệu từ xa (bao gồm các công việc như gửi và nhận file, tìm kiếm thông tin, ...) với nhiều dịch vụ đa dạng mà mô hình cũ không thể làm được. Mô hình Client/Server cung cấp một nền tảng lý tưởng cho phép tích hợp các kỹ thuật Đồ án tốt nghiệp chuyên ngành Tin học Trắc địa www.gistrung.com Nguyễn Mạnh Cường 31 Tin học Trắc địa K49 hiện đại như mô hình thiết kế hướng đối tượng, hệ chuyên gia, hệ thông tin địa lý (GIS) ... Một trong những vấn đề nảy sinh trong mô hình này đó là tính an toàn và bảo mật thông tin trên mạng. Do phải trao đổi dữ liệu giữa 2 máy ở 2 khu vực khác nhau cho nên dễ dàng xảy ra hiện tượng thông tin truyền trên mạng bị lộ.  Client Trong mô hình Client/Server, người ta còn định nghĩa cụ thể cho một máy client là một máy trạm mà chỉ được sử dụng bởi 1 người dùng với để muốn thể hiện tính độc lập cho nó. Máy client có thể sử dụng các hệ điều hành bình thường như Win9x, DOS, OS/2... Bản thân mỗi một client cũng đã được tích hợp nhiều chức năng trên hệ điều hành mà nó chạy, nhưng khi được nối vào một mạng LAN, WAN theo mô hình Client/Server thì nó còn có thể sử dụng thêm các chức năng do hệ điều hành mạng (NOS) cung cấp với nhiều dịch vụ khác nhau (cụ thể là các dịch vụ do các server trên mạng này cung cấp), ví dụ như nó có thể yêu cầu lấy dữ liệu từ một server hay gửi dữ liệu lên server đó... Thực tế trong các ứng dụng của mô hình Client/Server, các chức năng hoạt động chính là sự kết hợp giữa client và server với sự chia sẻ tài nguyên, dữ liệu trên cả 2 máy Vai trò của client Trong mô hình Client/Server, client được coi như là người sử dụng các dịch vụ trên mạng do một hoặc nhiều máy chủ cung cấp và server được coi như là người cung cấp dịch vụ để trả lời các yêu cầu của các clients. Điều quan trọng là phải hiểu được vai trò hoạt động của nó trong một mô hình cụ thể, một máy client trong mô hình này lại có thể là server trong một mô hình khác. Ví dụ cụ thể như một máy trạm làm việc như một client bình thường trong mạng LAN nhưng đồng thời nó có thể đóng vai trò như một máy in chủ (printer server) cung cấp dịch vụ in ấn từ xa cho nhiều người khác (clients) sử dụng. Client được hiểu như là bề nổi của Đồ án tốt nghiệp chuyên ngành Tin học Trắc địa www.gistrung.com Nguyễn Mạnh Cường 32 Tin học Trắc địa K49 các dịch vụ trên mạng, nếu có thông tin vào hoặc ra thì chúng sẽ được hiển thị trên máy client.  Server Server còn được định nghĩa như là một máy tính nhiều người sử dụng (multiuser computer). Vì một server phải quản lý nhiều yêu cầu từ các client trên mạng cho nên nó hoạt động sẽ tốt hơn nếu hệ điều hành của nó là đa nhiệm với các tính năng hoạt động độc lập song song với nhau như hệ điều hành UNIX, WINDOWS... Server cung cấp và điều khiển các tiến trình truy cập vào tài nguyên của hệ thống. Các ứng dụng chạy trên server phải được tách rời nhau để một lỗi của ứng dụng này không làm hỏng ứng dụng khác. Tính đa nhiệm đảm bảo một tiến trình không sử dụng toàn bộ tài nguyên hệ thống. Vai trò của server. Như chúng ta đã bàn ở trên, server như là một nhà cung cấp dịch vụ cho các clients yêu cầu tới khi cần, các dịch vụ như cơ sở dữ liệu, in ấn, truyền file, hệ thống... Các ứng dụng server cung cấp các dịch vụ mang tính chức năng để hỗ trợ cho các hoạt động trên các máy clients có hiệu quả hơn. Sự hỗ trợ của các dịch vụ này có thể là toàn bộ hoặc chỉ một phần thông qua IPC. Để đảm bảo tính an toàn trên mạng cho nên server này còn có vai trò như là một nhà quản lý toàn bộ quyền truy cập dữ liệu của các máy clients, nói cách khác đó là vai trò quản trị mạng. Có rất nhiều cách thức hiện nay nhằm quản trị có hiệu quả, một trong những cách đang được sử dụng đó là dùng tên Login và mật khẩu. 2.2.3.2 Các máy trạm sử dụng ArcSDE  Arc IMS ArcIMS là giải pháp phân phối các bản đồ, các dữ liệu và dịch vụ thông tin địa lý thông qua Web. ArcIMS tận dụng các lợi thế của Internet để chia sẻ thông tin và dữ liệu với nhiều người sử dụng tại bất kì đâu trên khắp thế giới. Đồ án tốt nghiệp chuyên ngành Tin học Trắc địa www.gistrung.com Nguyễn Mạnh Cường 33 Tin học Trắc địa K49 Nó đưa ra một khung làm việc nhạy bén với nhiều công cụ hữu ích cho phát triển GIS Web. Sau khi dữ liệu đã được đưa lên Web với ArcIMS, thì nhiều tổ chức hay cá nhân có thể dễ dàng truy cập đến nguồn thông tin này thông qua môi trường mạng bằng bất kỳ thiết bị hỗ trợ Internet nào như các máy tính cá nhân, thiết bị di động, hay các thiết bị không dây.ArcIMS hỗ trợ một số chức năng sau: - Phân phối bản đồ và các dữ liệu địa lý thông qua Web: ArcIMS cung cấp các dữ liệu địa lý đến người sử dụng thông qua các kiểu dịch vị trên WebServer như: Image Service, Feature Service, ArcMap Image Service, Metadata Service..Các dịch vụ chạy trên WebServer này có thể được cấu hình và khởi tạo thông qua công cụ quản trị Administrator trực tiếp trên Server hay thông qua dịch vụ truy cập từ xa Service Administrator. - ArcIMS đưa ra một số mẫu dưới dạng DHTML và JavaScipt cho phép người phát triển dễ dàng tạo ra các trang Web tương tác với cơ sở dữ liệu địa lý thông qua các Service được cung cấp. - ArcIMS đưa ra nhiều Connector tương thích cho các ngôn ngữ lập trình Web phổ biến nhất như là ActiveX Connector, ColdFusion Connector, Java Connector. Thông qua các API người lập trình mạng có thể đưa các ứng dụng địa lý vào trang Web của mình. - Vì là một thành phần nằm trong bộ phần mềm GIS của hãng ESRI nên ArcIMS còn có khả năng cung cấp các Service giúp cho các phần mềm cùng nhóm khác như ArcCaralog, ArcPad, ArcMap có thể truy cập các dữ liệu địa lý thông qua Internet, đặc biệt lợi thế với các thiết bị Mobie GIS.  ArcGIS Server ArcGIS Server là nền tảng để xây dựng hệ thống thông tin địa lý (GIS) có quy mô lớn, trong đó các ứng dụng GIS được quản lý tập trung, hỗ trợ đa Đồ án tốt nghiệp chuyên ngành Tin học Trắc địa www.gistrung.com Nguyễn Mạnh Cường 34 Tin học Trắc địa K49 người dùng, tích hợp nhiều chức năng GIS mạnh vì được xây dựng dựa trên các tiêu chuẩn công nghiệp. ArcGIS Server quản lý các nguồn dữ liệu địa lý như bản đồ, số liệu không gian … Đây là một hệ thống phân phối gồm nhiều thành phần có thể triển khai trên nhiều máy khác nhau. Mỗi thành phần này nắm giữ một vai trò cụ thể trong quá tŕnh quản lý, hoạt động hoặc ngừng hoạt động, cân bằng nguồn tài nguyên cung cấp cho một hay nhiều server. Các thành phần của ArcGIS Server bao gồm: - Máy chủ GIS (GIS Server): Lưu trữ và chạy các ứng dụng server. Máy chủ GIS bao gồm một máy chủ SOM (Server Object Manager) và một hoặc nhiều máy chủ SOC khác (Server Object Containers) - Máy chủ Web (Web Server): Lưu trữ các ứng dụng và dịch vụ Web có sử dụng các thành phần chạy trên máy chủ GIS. - Trình duyệt Web: Được dùng để kết nối đến các ứng dụng Web chạy trên máy chủ Web. Các ứng dụng Desktop: Kết nối theo giao thức truyền dẫn siêu văn bản (HTTP) đến các dịch vụ Web chạy trên máy chủ Web hoặc kết nối trực tiếp đến máy chủ GIS thông qua môi trường mạng LAN hay WAN 2.2.3.3 Hệ quản trị dữ liệu quan hệ (RDBMS) - SQL Server Developer 2005 SQL Server là một hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu sử dụng Transact- SQL (ngôn ngữ SQL mở rộng dựa trên SQL chuẩn của ISO (International Organization for Standardization) và ANSI (American National Standards Institute) được sử dụng trong SQL Server) để trao đổi dữ liệu giữa Client computer và SQL Server computer. Một RDBMS bao gồm databases, Đồ án tốt nghiệp chuyên ngành Tin học Trắc địa www.gistrung.com Nguyễn Mạnh Cường 35 Tin học Trắc địa K49 database engine và các ứng dụng dùng để quản lý dữ liệu và các bộ phận khác nhau trong RDBMS. SQL Server được tối ưu để có thể chạy trên môi trường cơ sở dữ liệu rất lớn (Very Large Database Environment) lên đến Tera-Byte và có thể phục vụ cùng lúc cho hàng ngàn user. SQL Server có thể kết hợp "ăn ý" với các server khác như Microsoft Internet Information Server (IIS), E-Commerce Server, Proxy Server.... SQL Server có 7 editions: - Enterprise : Chứa đầy đủ các đặc trưng của SQL Server và có thể chạy tốt trên hệ thống lên đến 32 CPUs và 64 GB RAM. Thêm vào đó nó có các dịch vụ giúp cho việc phân tích dữ liệu rất hiệu quả (Analysis Services) - Standard : Rất thích hợp cho các công ty vừa và nhỏ vì giá thành rẻ hơn nhiều so với Enterprise Edition, nhưng lại bị giới hạn một số chức năng cao cấp (advanced features) khác, edition này có thể chạy tốt trên hệ thống lên đến 4 CPU và 2 GB RAM. - Personal: Được tối ưu hóa để chạy trên PC nên có thể cài đặt trên hầu hết các phiên bản windows kể cả Windows 98. - Developer : Có đầy đủ các tính năng của Enterprise Edition nhưng được chế tạo đặc biệt như giới hạn số lượng người kết nối vào Server cùng một lúc - Desktop Engine (MSDE): Đồ án tốt nghiệp chuyên ngành Tin học Trắc địa www.gistrung.com Nguyễn Mạnh Cường 36 Tin học Trắc địa K49 Ðây chỉ là một engine chạy trên desktop và không có user interface (giao diện). Thích hợp cho việc triển khai ứng dụng ở máy client. Kích thước database bị giới hạn khoảng 2 GB. - Win CE : Dùng cho các ứng dụng chạy trên Windows CE - Trial: Có các tính năng của Enterprise Edition, download free, nhưng giới hạn thời gian sử dụng Đồ án tốt nghiệp chuyên ngành Tin học Trắc địa www.gistrung.com Nguyễn Mạnh Cường 37 Tin học Trắc địa K49 CHƯƠNG 3 TRIỂN KHAI CÀI ĐẶT ARCSDE VÀ PHƯƠNG PHÁP LƯU TRỮ DỮ LIỆU BẢN ĐỒ KHU DU LỊCH TRÀNG AN 3.1 Cấu hình và cài đặt ArcSDE 3.1.1 Phần mềm cài đặt  SQL Server Developer 2005  Microsoft Data Access Components (MDAC) SP2  ArcSDE for SQL Server 3.1.2 Yêu cầu cấu hình SQL Server Developer 2005 Prerequisite software Microsoft .NET Framework 2.0 Internet Requirements Microsoft Internet Explorer 6.0 Service Pack 1 (SP1) or later (prerequisite for .NET Framework) Internet Information Services (IIS) 5.0 or later is required for Microsoft SQL Server 2005 Reporting Services (SSRS) installations. RAM Minimum: 512 MB Recommended: 1GB or higher Hard Disk space 600 MB free space Processor Pentium III Compatible or higher Minimum: 600 MHz Đồ án tốt nghiệp chuyên ngành Tin học Trắc địa www.gistrung.com Nguyễn Mạnh Cường 38 Tin học Trắc địa K49 Recommended: 1 GHz or higher Operating System Windows Server 2003 SP1 Windows Server 2003 Enterprise Edition SP1 Windows Server 2003 Datacenter Edition SP1 Windows Server 2003 Web Edition SP1 Windows Small Business Server 2003 Standard Edition SP1 Windows Small Business Server 2003 Premium Edition SP1 Windows XP Professional SP2 Windows XP Tablet Edition SP2 Windows XP Home Edition SP2¹ Windows XP Media Edition SP2¹ Windows 2000 Professional Edition SP4 Windows 2000 Server Edition SP4 Windows 2000 Advanced Edition SP4 Windows 2000 Datacenter Server Edition SP4 Virtual PC Virtual Server Windows Vista Home Basic Windows Vista Home Premium Windows Vista Business Đồ án tốt nghiệp chuyên ngành Tin học Trắc địa www.gistrung.com Nguyễn Mạnh Cường 39 Tin học Trắc địa K49 Windows Vista Enterprise Windows Vista Ultimate Bảng 3.1 Cấu hình cài đặt SQL Server Developer 2005 Đối với ArcSDE ta cần cài đặt ArcGIS Decktop để chạy ứng dụng Dưới đây là bảng cấu hình cài đặt cho ArcGIS Decktop ArcInfo, ArcView, ArcEditor CPU Speed 1.6 GHz recommended or higher Processor Intel Core Dual, Pentium 4 or Xeon Processors See Dual or dual-core support policy Memory/RAM 1 GB minimum, 2 GB recommended or higher If using the ArcSDE Personal Edition for Microsoft SQL Server Express software, 2 GB of RAM is required. Display Properties 24 bit color depth Screen Resolution 1024 x 768 recommended or higher at Normal size (96dpi) Swap Space Determined by the operating system, 500 MB minimum. Disk Space 2.4 GB In addition, up to 50 MB of disk space maybe needed in the Windows System directory (typically C:\Windows\System32). You can view the disk space requirement for each of the 9.3 components in the Đồ án tốt nghiệp chuyên ngành Tin học Trắc địa www.gistrung.com Nguyễn Mạnh Cường 40 Tin học Trắc địa K49 Setup program. If using ArcGlobe (as part of 3D Analyst), additional disk space may be required. ArcGlobe will create cache files when used. Video/Graphics Adapter 24-bit capable graphics accelerator An OpenGL 1.3 or higher compliant video card is required, with at least 32 MB of video memory, however 64 MB of video memory or higher is recommended. Networking Hardware Simple TCP/IP, Network Card or Microsoft Loopback Adapter is required for the License Manager. Media Player DVD-ROM drive is required to install the application. Bảng 3.2 Cấu hình cài đặt cho ArcGIS Decktop 3.1.3 Cài đặt 3.1.3.1 Cài đặt máy chủ Cài đặt SQL Server Developer 2005 Trước khi cài đặt SQL Server Developer 2005, ta cần phải cài IIS cho máy chủ. Vào start/ Control Panel/ Add or Remove Programs/ Add/remove windows Components Đồ án tốt nghiệp chuyên ngành Tin học Trắc địa www.gistrung.com Nguyễn Mạnh Cường 41 Tin học Trắc địa K49 Hình 3.1 Cài đặt IIS Nhấn next, đưa đĩa WindowXP SP2 vào ổ đĩa. Chương trình tự cài đặt Chạy đĩa chương trình SQL Server Developer 2005 Nhấn next khi chương trình bắt đầu chạy Hình 3.2 Cài đặt SQL Server Ấn vào install khi chương trình yêu cầu cài đặt Đồ án tốt nghiệp chuyên ngành Tin học Trắc địa www.gistrung.com Nguyễn Mạnh Cường 42 Tin học Trắc địa K49 Hình 3.3 Cài đặt SQL Server Sau đó ấn next 2 lần ta có thông báo, chương trình kiểm tra cấu hình, ấn next Hình 3.4 Cài đặt SQL Server-Kiểm tra cấu hình Nhấn next ta chọn các công cụ sẽ được cài đặt Đồ án tốt nghiệp chuyên ngành Tin học Trắc địa www.gistrung.com Nguyễn Mạnh Cường 43 Tin học Trắc địa K49 Hình 3.5 Cài đặt SQL Server-lựa chọn dịch vụ trên server Nhấn next, ta chọn cài đặt như hình dưới Hình 3.6 Cài đặt SQL Server-chọn accout cho server Tiếp theo, ta chọn chế độ Mixed Mode, đặt password cho server Đồ án tốt nghiệp chuyên ngành Tin học Trắc địa www.gistrung.com Nguyễn Mạnh Cường 44 Tin học Trắc địa K49 Hình 3.7 Cài đặt SQL Server-đặt password cho server Tiếp theo ta đặt chế độ cài đặt như hình dưới Hình 3.8 Cài đặt SQL Server Ấn next 2 lần ta tiến hành cài đặt Đồ án tốt nghiệp chuyên ngành Tin học Trắc địa www.gistrung.com Nguyễn Mạnh Cường 45 Tin học Trắc địa K49 Hình 3.9 Cài đặt SQL Server Chương trình sẽ cài đặt trong 30 phút Hình 3.10 Cài đặt SQL Server-Setup Progress Cuối cùng ta ấn next  finish để hoàn thành cài đặt. Cài đặt Arc SDE for SQL Server Đồ án tốt nghiệp chuyên ngành Tin học Trắc địa www.gistrung.com Nguyễn Mạnh Cường 46 Tin học Trắc địa K49 Chạy chương trình từ đĩa cài đặt, ta có hình dưới, chọn Arc SDE 9.2 SQL Server Hình 3.11 Cài đặt ArcSDE-khởi động chương trình Tiếp theo, ta ấn next, đánh dấu như hình dưới, ấn next Hình 3.12 Cài đặt ArcSDE-license Agreement Tiếp theo ta chọn ổ chương trình cài đặt, chương trình nên để thư mục đã được chọn sẵn Đồ án tốt nghiệp chuyên ngành Tin học Trắc địa www.gistrung.com Nguyễn Mạnh Cường 47 Tin học Trắc địa K49 Hình 3.13 Cài đặt ArcSDE-chọn ổ đĩa cài đặt Nhấn next, chương trình sẽ tự cài đặt trong 2 phút, sau đó ấn finish kết thúc Hình 3.14 Cài đặt ArcSDE-kết thúc cài đặt Các bước trên ta đã cài đặt hoàn thành ArcSDE for SQLServer. Đồ án tốt nghiệp chuyên ngành Tin học Trắc địa www.gistrung.com Nguyễn Mạnh Cường 48 Tin học Trắc địa K49 Tạo cơ sở dữ liệu trong server Lúc này ta tiến hành tạo cơ sở dữ liệu trong server Trên màn hình window vào Start / All programs / ArcGIS / ArcSDE / ArcSDE for Microsoft SQL Server Post Instanllation Ta tiến hành cài đặt với chế độ complete Hình 3.15 Tạo cơ sở dữ liệu trong server-chọn chế độ complete Tiếp theo chọn SDE Schema, ấn next Đồ án tốt nghiệp chuyên ngành Tin học Trắc địa www.gistrung.com Nguyễn Mạnh Cường 49 Tin học Trắc địa K49 Hình 3.16 Tạo cơ sở dữ liệu trong server- chọn lược đồ SDE Tiếp theo, ArcSDE connect tới SQL Server, chọn Windows Authentication Hình 3.17 Tạo cơ sở dữ liệu trong server- chọn server instance name Ta tạo cơ sở dữ liệu mới cho SQLserver, đặt tên cơ sở dữ liệu là “ yenmo”, đặt password cho database, chọn nơi tạo database theo đường dẫn mặc định Đồ án tốt nghiệp chuyên ngành Tin học Trắc địa www.gistrung.com Nguyễn Mạnh Cường 50 Tin học Trắc địa K49 Hình 3.18 Tạo cơ sở dữ liệu trong server-tạo database trên server Ấn OK 3 lần khi có thông báo tạo database thành công, sau đó hiện bảng cài đặt cấu hình. Ta cũng để như mặc định, nhấn next Hình 3.19 Tạo cơ sở dữ liệu trong server-chọn file cấu hình Sau khi đã tạo được database thành công, ta cần tạo kết nối với SQLserver thông qua ArcSDE. Ta chọn như hình dưới và đặt password cho user giống như đặt password cho database. Đồ án tốt nghiệp chuyên ngành Tin học Trắc địa www.gistrung.com Nguyễn Mạnh Cường 51 Tin học Trắc địa K49 Hình 3.20 Tạo cơ sở dữ liệu trong server-tạo user trên server Tạo kết nối thành công ta có bảng thông báo Hình 3.21 Tạo cơ sở dữ liệu trong server-kiểm tra tạo user Ấn yes. Tạo databse và cài đặt kết nối thành công. Ta cần phải đăng kí sử dụng cho ArcSDE Đồ án tốt nghiệp chuyên ngành Tin học Trắc địa www.gistrung.com Nguyễn Mạnh Cường 52 Tin học Trắc địa K49 Hình 3.22 Tạo cơ sở dữ liệu trong server Chọn đường dẫn có file lisence hoặc nếu có thể thì ta cài đặt theo lisence trên mạng Hình 3.23 Tạo cơ sở dữ liệu trong server-đăng ký ArcSDE Nhấn next, đăng kí thành công ta ấn finish Đồ án tốt nghiệp chuyên ngành Tin học Trắc địa www.gistrung.com Nguyễn Mạnh Cường 53 Tin học Trắc địa K49 Form hiển thị và việc tạo service được hiển thị, có thể thay đổi server name hoặc server port number, sau đó chọn Next tiếp tục quá trình Chọn next để start service và kết thúc quá trình cài đặt Nếu có sẵn database, vào (Setting\Controlpanel\ Administrative tools\) chọn service để stop service vừa được tạo. Tiếp đó mở Query Analyzer đánh dòng lệnh vào để cập nhập lại user cho “sde” Sp_change_users_login’Update_one’,’sde’,’sde’ Sau đó vào service để start lại service vừa bị stop để hoàn tất quá trình tạo service và restore database. Kết nối tới server Tạo database xong, trên server ta mở ArcCatalog, trong tree Catalog vào Add spatial database Connection, bảng thông báo hiện ra. Ta điền các thông tin cần thiết vào Server: tên máy chủ cài đặt. Service: TCP/IP, cổng kết nối mạng ta đặt như trong cài đặt ArcSDE là 5151 Database: tên database đặt trong server Do ta đặt chế độ đăng nhập vào server là authentication, ta điền username và password vào Account. Đồ án tốt nghiệp chuyên ngành Tin học Trắc địa www.gistrung.com Nguyễn Mạnh Cường 54 Tin học Trắc địa K49 Hình 3.24 Kết nối tới cơ sở dữ liệu-trên server Tiếp theo, kiểm tra kết nối. Ấn vào “Test Connection” Kết nối thành công ta có thư mục “Connection to NINHBINH”, nháy kép vào thư mục đó, ta sẽ có kết nối với server Đồ án tốt nghiệp chuyên ngành Tin học Trắc địa www.gistrung.com Nguyễn Mạnh Cường 55 Tin học Trắc địa K49 Hình 3.25 Kết nối tới cơ sở dữ liệu-tạo liên kết thành công 3.1.3.2 Cài đặt máy trạm Sau khi đã cài đặt hoàn thiện cơ sở dữ liệu trên server ta tiến hành cài đặt kết nối cho máy trạm - Máy trạm cài đặt ArcGIS Decktop, cấu hình được ghi trong bảng trên - Cài đặt chương trình MDAC SP2 - Kết nối Mở ArcCatalog, trong tree Catalog vào Add spatial database Connection, bảng thông báo hiện ra. Ta điền các thông tin cần thiết vào Server: tên máy chủ cài đặt. Service: TCP/IP, cổng kết nối mạng ta đặt như trong cài đặt ArcSDE là 5151 Database:tên database đặt trong server Đồ án tốt nghiệp chuyên ngành Tin học Trắc địa www.gistrung.com Nguyễn Mạnh Cường 56 Tin học Trắc địa K49 Do ta đặt chế độ đăng nhập vào server là authentication, ta điền username và password vào Account. Hình 3.26 Cài đặt máy trạm-tạo kết nối Tiếp theo, kiểm tra kết nối. Ấn vào “Test Connection” Kết nối thành công, ấn OK ta có thư mục “Connection to NINH BINH”, nháy kép vào thư mục đó, ta sẽ có kết nối với server Đồ án tốt nghiệp chuyên ngành Tin học Trắc địa www.gistrung.com Nguyễn Mạnh Cường 57 Tin học Trắc địa K49 Hình 3.27 Cài đặt máy trạm-cài đặt thành công 3.1.4 Phương pháp lưu trữ và chuyển dữ liệu bản đồ khu du lịch Tràng An vào SDE Geodatabase 3.1.4.1 Mục đích chuyển đổi Chuyển đổi dữ liệu quản lý từ định dạng Personal Geodatabase sang định dạng SDE Geodatabase nhằm mục đích quản lý dữ liệu hệ thống tập trung trên server Quản lý dữ liệu dạng SDE Geodatabase để quản lý một hệ thống cơ sở dữ liệu lớn và cho nhiều đối tượng sử dụng thông qua mạng nội bộ. Giữ nguyên các thông tin về hình học cũng như các thông tin về thuộc tính cơ sở dữ liệu khi chuyển đổi sang định dạng SDE Geodatabase. 3.1.4.2 Phương pháp chuyển đổi Phương pháp trực tiếp Đồ án tốt nghiệp chuyên ngành Tin học Trắc địa www.gistrung.com Nguyễn Mạnh Cường 58 Tin học Trắc địa K49 Tạo mới từng Feature Dataset trong SDE Geodatabase, thiết lập các thông số về hệ qui chiếu cho từng Feature Dataset. Hình 3.28 Chuyển đổi dữ liệu vào server bằng phương pháp trực tiếp Chuyển lần lượt từng Feature Class từ Personall Geodatabase thành Feature Class trong SDE Geodatabase. Đồ án tốt nghiệp chuyên ngành Tin học Trắc địa www.gistrung.com Nguyễn Mạnh Cường 59 Tin học Trắc địa K49 Hình 3.29 Chuyển đổi dữ liệu vào server bằng phương pháp trực tiếp - Công cụ sử dụng cho phương pháp này Sử dụng Arc Toolbox: FeatureClassToGeodatabase Đồ án tốt nghiệp chuyên ngành Tin học Trắc địa www.gistrung.com Nguyễn Mạnh Cường 60 Tin học Trắc địa K49 Hình 3.30 Chuyển đổi dữ liệu vào server bằng phương pháp trực tiếp - Ưu điểm của phương pháp + Nhanh chóng, thuận tiện + Dễ dàng thực hiện, giữ nguyên được cấu trúc của từng lớp dữ liệu. - Nhược điểm của phương pháp + Phương pháp chỉ phù hợp với những cơ sở dữ liệu nhỏ, cấu trúc đơn giản. + Làm thủ công mất nhiều thời gian. + Không giữ được cấu trúc dữ liệu của các Relationship, Anotation của cơ sở dữ liệu. Đồ án tốt nghiệp chuyên ngành Tin học Trắc địa www.gistrung.com Nguyễn Mạnh Cường 61 Tin học Trắc địa K49 + Phải thiết lập lại Project cho từng Feature Dataset. Phương pháp gián tiếp Phương pháp này cần xuất dữ liệu cần chuyển đổi sang một định dạng khác đó là *.XML. Hình 3.31 Chuyển đổi dữ liệu vào server bằng phương pháp gián tiếp Chọn các lớp dữ liệu cần chuyển đổi sau đó tiến hành chuyển đổi sang định dạng XML Kết nối với SDE Geodatabase trong ArcCatalog sau đó chọn Import dữ liệu dạng XML vào cơ sở dữ liệu. Lựa chọn tên cho các lớp dữ liệu sau khi chuyển đổi - Ưu điểm của phương pháp: + Nhanh chóng và thuận tiện + Làm việc với cơ sở dữ liệu lớn. Đồ án tốt nghiệp chuyên ngành Tin học Trắc địa www.gistrung.com Nguyễn Mạnh Cường 62 Tin học Trắc địa K49 + Giữ nguyên cấu trúc của hệ cơ sở dữ liệu cũ. Đồ án tốt nghiệp chuyên ngành Tin học Trắc địa www.gistrung.com Nguyễn Mạnh Cường 63 Tin học Trắc địa K49 KẾT LUẬN Sau khi nghiên cứu tài liệu và triển khai đề tài tôi thấy việc ứng dụng ArcSDE trong xây dựng và quản lý dữ liệu bản đồ là một đề tài có tính ứng dụng cao trong thực tế, ArcSDE hỗ trợ các máy trạm chia sẻ dữ liệu nhanh chóng và tăng hiệu quả làm việc. Trong phạm vi của một đề tài tốt nghiệp, tôi đã xây dựng thành công mạng máy tính hoạt động theo mô hình Client/Server tạo môi trường thuận lợi cho việc xây dựng và lưu trữ dữ liệu bản đồ. Vì lý do khách quan nên đồ án chỉ dừng lại việc cài đặt trong một không gian nhỏ với mạng LAN. Hướng phát triển của đề tài sẽ cài đặt trên mạng Internet qua đó sẽ phát huy tối đa thế mạnh của môi trường web và tạo nên môi trường rộng lớn cho việc chia sẻ và quản lý dữ liệu bản đồ. Đồ án tốt nghiệp chuyên ngành Tin học Trắc địa www.gistrung.com Nguyễn Mạnh Cường 64 Tin học Trắc địa K49 TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. ThS. Bùi Vân Anh. Bài giảng ArcGIS. Trường Đại Học Mỏ địa chất. [2]. PGS.TS. Nguyễn Trường Xuân. Giáo trình hệ thống thông tin địa lý, Trường ĐH Mỏ - Địa chất, Hà Nội 2002. [3]. Bộ Tài nguyên Môi trường, Dự án chuẩn hóa hệ thống thông tin địa lý cơ sở quốc gia, Kèm theo quyết định phê duyệt của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, Hà Nội 2005. [4]Các tài liệu từ Internet -Website của công ty liên doanh giữa Việt Nam-Đan Mạch VidaGIS -Website của công ty esri ... Đồ án tốt nghiệp chuyên ngành Tin học Trắc địa www.gistrung.com Nguyễn Mạnh Cường 65 Tin học Trắc địa K49 PHỤ LỤC LUẬT TOPOLOGY Luật topology với đường thẳng Luật topology Mô tả Sử dụng Công cụ sửa chữa Minh hoạ Phải lớn hơn dung sai cluster (must be larger tolerance) Trong trường hợp luật này bị vi phạm, phần bên trái của hình ban đầu sẽ không bị thay đổi. Luật này là bắt buộc trong một topology và có thể áp dụng cho tất cả các lớp đối tượng địa lý vùng Vùng Bất đối xứng Các đỉnh vi phạm luật này được xác định là không trùng khớp và được bắt vào nhau. Dung sai cluster: là khoảng cách nhỏ nhất giữa 2 đỉnh của đối tượng địa lý. Đồ án tốt nghiệp chuyên ngành Tin học Trắc địa www.gistrung.com Nguyễn Mạnh Cường 66 Tin học Trắc địa K49 Phải không chồng xếp (Must not overlap) Qui định bên trong các vùng trong lớp đối tượng địa lý là không chồng xếp. Các vùng có thể chung các cạnh hoặc đỉnh. Vùng  Trừ  Hợp  Tạo đối tượng Luật này có ích trong việc mô hình hóa ranh giới hành chính, khu vực bầu cử và phân loại khu vực riêng như khu bầu cử không được che phủ trên vùng bao khu. Phải không có khoảng trống (Must not hanve gaps) Luật qui định rằng không có bất kì khoảng trống nào bên trong một vùng hoặc giữa các vùng liền kề. Tất cả các vùng phải trải trên một bề mặt lên tục. Sẽ luôn tồn tại lỗi trên biên ngoài của vùng. Bạn có thể bỏ qua lỗi này hoặc cũng có thể đánh dấu để chú ý. Vùng không có khoảng trống Tạo đối tượng (Tạo vùng mới trong phần khuyết) Các vùng đất không thể bao gồm khoảng trống. Do vậy các đa giác phải bao phủ toàn bộ khu vực. Đồ án tốt nghiệp chuyên ngành Tin học Trắc địa www.gistrung.com Nguyễn Mạnh Cường 67 Tin học Trắc địa K49 Phải không chồng xếp với ( Must not overlap vith) Qui định rằng trong một lớp đối tượng địa lý không được chồng xếp với vùng trong lớp đối tượng địa lý khác. Hai vùng có thể cùng các cạnh, các đỉnh hoặc rời rạc hoàn toàn. Luật này có ích khi chồng xếp 2 hệ thống riêng biệt với nhau của phân loại vùng. Hai vùng trong hai lớp đối tượng địa lý khác nhau.  Trừ  Hợp Lỗi được tạo ra tại vị trí các đa giác của hai lớp đối tượng địa lý chồng xếp. Lớp sông hồ và lớp đất trồng là 2 lớp đối tượng địa lý khác nhau do đó 2 lớp không được chồng xếp. Phải được che phủ bởi lớp đối tượng địa lý (Must be covered by feature class of) Qui định một vùng trong một lớp đối tượng địa lý phải có diện tích hoàn toàn được che phủ trong vùng của lớp đối tượng địa lý khác. Hai vùng trong 2 lớp đối tượng địa lý khácnhau  Trừ  Tạo đối tượng Lỗi vùng được tạo ra với đa giác trong lớp đối tượng địa lý đầu tiên tại vị trí không được che phủ. Quận phải được che phủ bởi các phường. Đồ án tốt nghiệp chuyên ngành Tin học Trắc địa www.gistrung.com Nguyễn Mạnh Cường 68 Tin học Trắc địa K49 Phải che phủ lẫn nhau (Must cover each other) Qui định các vùng của một lớp đối tượng địa lý phải được chi phủ hoàn toàn trùng khít với vùng của lớp đối tượng địa lý khác. Các đa giác có thể chung cạnh hoặc đỉnh. Luật này được sử dụng khi 2 hệ thống phân loại được sử dụng cho cùng khu vực địa lý. Do đó, bất kỳ điểm nào được xác định trong một hệ thống cũng phải được xác định trong hệ thống kia và hai lớp đối tượng địa lý che phủ cùng khu vực như nhau. Hai vùng trong hai lớp đối tượng địa lý khác nhau  Trừ  Tạo đối tượng Tất cả các đa giác trong lớp đối tượng địa lý đầu tiên và tất cả các đa giác trong lớp đối tượng địa lý thứ 2 phải được che phủ lẫn nhau Thực vật và đất trồng phải được che phủ lẫn nhau. Luật cũng có thể được áp dụng với các lớp đối tượng địa lý không phân cấp như kiểu đất trồng và lớpđộ dốc. Đồ án tốt nghiệp chuyên ngành Tin học Trắc địa www.gistrung.com Nguyễn Mạnh Cường 69 Tin học Trắc địa K49 Phải được che phủ bởi ( Must be coverd by) Qui định vùng của một lớp đối tượng địa lý phải được che phủ bên trong vùng của lớp đối tượng địa lý khác. Các đa giác có thể chung các cạnh hoặc đỉnh. Luật này sử dụng trong việc mô hình hoá các vùng là tập con của một vùng bao quanh rộng lớn, chẳng hạn như quản lý các cụm cây trong rừng hoặc các khối nhà trong khu nhà. Hai vùng trong hai lớp đối tượng địa lý khác nhau Tạo đối tượng Lỗi vùng được tạo ra trên vùng trong lớp đối tượng địa lý đầu tiên không được che phủ bởi vùng trong lớp đối tượng địa lý thứ 2. Đường biên phải được che phủ bởi đường biên Qui định đường biên của các đối tượng địa lý vùng trong một lớp đối tượng địa lý phải được che phủ bởi đường biên của các đối tượng địa lý vùng trong lớp đối tượng địa lý Hai vùng trong hai lớp đối tượng địa lý khác Lỗi xảy ra trên đường biên vùng trong lớp Đồ án tốt nghiệp chuyên ngành Tin học Trắc địa www.gistrung.com Nguyễn Mạnh Cường 70 Tin học Trắc địa K49 (Area boundary must be coverd by boundary of) khác. Luật này được sử dụng khi đối tượng địa lý vùng trong một lớp bao gồm nhiều vùng trong lớp khác. nhau đối tượng địa lý đầu tiên không được che phủ bởi đường biên vùng trong lớpdt còn lại. Ví dụ: áp dụng trong trường hợp các vùng và đường bao cần thành hang. Đường bao phải được che phủ bởi (Boundary Must be covered by) Qui định đường biên của các đối tượng địa lý vùng phải được che phủ bằng các đường thẳng trong lớp đối tượng địa lý khác. Sử dụng khi đường biên các đối tượng địa lý vùng được đánh dấu và đường thẳng có tập thuộc tính là khác nhau. Vùng và đường thẳng trong hai lớp đối tượng địa lý khác nhau. Tạo đối tượng Lỗi được tạo ra trên các đường biên vùng không được phủ bởi đường thẳng của lớp đối tượng địa lý kia. Ví dụ: đường biểu diễn phần đường biên khối điều tra dân số. Đồ án tốt nghiệp chuyên ngành Tin học Trắc địa www.gistrung.com Nguyễn Mạnh Cường 71 Tin học Trắc địa K49 Bao gồm điểm Qui định một vùng trong một lớp đối tượng địa lý chứa ít nhất một điểm của lớp đối tượng địa lý khác. Các điểm phải nằm trong đa giác và không nằm trên đường bao. Luật sử dụng khi mọi vùng cần có ít nhất một điểm liên kết. Một điểm trên đường bao vùng không được coi là chứa trong vùng đó. Khi chồng xếp các vùng, các đa giác có thể chung 1 điểm trong vùng chồng xếp. Vùng và điểm trong 2 đối tượng địa lý khác nhau. Tạo đối tượng Lỗi được tạo ra trên các vùng không chứa ít nhất một điểm. Ví dụ: các thửa đất phải chứa ít nhất 1 điểm tâm thửa. Đồ án tốt nghiệp chuyên ngành Tin học Trắc địa www.gistrung.com Nguyễn Mạnh Cường 72 Tin học Trắc địa K49 Luật topology với đường thẳng Phải lớn hơn dung sai cluster ( Must be larger than custer tolerance) Tìm lỗi của đối tượng địa lý trong quá trình chuẩn hóa. Luật này là bắt buộc thực hiện trong một topology, và có thể áp dụng cho tất cả các lớp đối tượng địa lý đường. Trong trường hợp luật bị vi phạm thì phần bên trái của hình ban đầu sẽ không bị thay đổi. Đường thẳng Bất đối xứng Các đỉnh vi phạm luật này được xác định là không trùng khớp và được bắt vào nhau. Dung sai cluster: là khoảng cách nhỏ nhất giữa 2 đỉnh của đối tượng địa lý. Phải không đứt đoạn ( Must not have dangles) Qui định đối tượng địa lý đường phải liên tục với đường thẳng trong cùng một lớp đối tượng địa lý tại các điểm cuối. Một điểm cuối không có kết nối Đường thẳng  Kéo dài  Cắt  Bắt dính Đồ án tốt nghiệp chuyên ngành Tin học Trắc địa www.gistrung.com Nguyễn Mạnh Cường 73 Tin học Trắc địa K49 tới đường thẳng khác gọi là dangle. Luật sử dụng cho các đối tượng địa lý đường phải biểu diễn các đường vòng khép kín. Trong trường hợp sử dụng với đối tượng địa lý đường, luật có ngoại lệ khi bị vi phạm khi áp dụng với ngõ cụt, đoạn phố cụt. Lỗi tạo ra tại những điểm cuối của một đường thẳng không nối với ít nhất một đường thẳng nào khác hoặc với chính nó. Ví dụ: một mạng đường phố có các đoạn đường được kết nối với nhau. Nếu các đọan đường là đường cụt hoặc ngõ cụt, luật có thể được chọn để thiết lập như là các ngoại lệ trong quá trình sửa chữa. Phải không chồng xếp ( Must not overlap) Qui định các đường thẳng không chồng xếp nhau trong cùng lớp đối tượng địa lý. Luật sử dụng có tác dụng bảo đảm các đoạn thẳng không trùng lặp. Đường thẳng có thể Đường thẳng Trừ ra Lỗi được tạo ra tại các vị trí chồng xếp. Có rất nhiều đường thẳng không thể chồng xếp lên nhau, chẳng hạn như trong một lớp đối tượng địa lý thuỷ hệ. Đồ án tốt nghiệp chuyên ngành Tin học Trắc địa www.gistrung.com Nguyễn Mạnh Cường 74 Tin học Trắc địa K49 nối với nhau nhưng không chồng xếp trong cùng một lớp đối tượng địa lý. Phải không cắt nhau (Must not intersect) Quy định các đối tượng địa lý đường trong cùng lớp đối tượng địa lý không được giao nhau. Có nhiều đường thẳng không thể cắt hoặc chồng xếp nhưng có thể cùng chung các điểm đầu cuối. Đường thẳng  Tách  Trừ ra Lỗi được tạo ra trên các đường thẳng chồng xếp và các lỗi điểm được tạo ra tại vị trí các đường thẳng cắt nhau. Ví dụ: đường bình độ, đoạn đường phố và các nút giao nhau. Phải không cắt hoặc nối vào giữa (Must not intersect or touch interior) Qui định đường thẳng trong một lớp đối tượng địa lý không được cắt hoặc chồng xếp lên nhau. Bất kỳ đoạn thẳng nào chồng xếp hoặc điểm giao nào Đường thẳng  Tách  Trừ ra Lỗi trên đường thẳng được tạo ra tại những phần chồng xếp, lỗi điểm được tạo Đồ án tốt nghiệp chuyên ngành Tin học Trắc địa www.gistrung.com Nguyễn Mạnh Cường 75 Tin học Trắc địa K49 không phải tại điểm đầu, cuối được coi là một lỗi. ra tại vị trí các đường cắt nhau. Không có các điểm giả ( Must not have pseudonodes) Qui định một đường thẳng kết nối với ít nhất 2 đường thẳng khác tại điểm cuối. Điểm kết nối giữa một đường thẳng với một đường thẳng khác( hoặc tới chính nó) được gọi là các điểm giả. Luật sử dụng với các đối tượng địa lý phải kết nối tới 2 đối tượng địa lý khác tại mỗi điểm cuối một cách hợp lý. Ngoài ra, luật cũng được sử dụng khi muốn làm sạch dữ liệu với các đường thẳng được chia Đường thẳng  Kết hợp  Kết hợp cực đại Lỗi điểm đựơc tạo ra tại điểm cuối của một đường thẳng nối với một đường thẳng khác. Ví dụ: Khi phân tích thuỷ hệ, các đoạn một hệ thống sông chỉ có thể có duy nhất một nút tại điểm cuối các nhánh. Ngoại lệ được đánh dấu tại các điểm cuối của những dòng sông suối cấp 1. Đồ án tốt nghiệp chuyên ngành Tin học Trắc địa www.gistrung.com Nguyễn Mạnh Cường 76 Tin học Trắc địa K49 nhỏ một cách hợp lý. Không tự chồng xếp ( Must not self overlap) Qui định các đối tượng địa lý đường không chồng xếp chính nó. Luật sử dụng với các đường thẳng: tại các đoạn đường vòng có thể nối với nhau, nhưng tại cùng một con đường không nên đi cùng hướng 2 lần. Đường thẳng Đơn giản hoá Lỗi được tạo ra tại vị trí các đường thẳng chồng xếp. Ví dụ: trong phân tích giao thông, các đoạn đường ôtô và đường cao tốc của cùng một đối tượng địa lý không được chồng xếp lên nhau. Không tự cắt ( Must not self intersect) Qui định các đối tượng địa lý đường không cắt hoặc chồng xếp chính nó. Luật có hiệu quả cho các đường thẳng không thể cắt qua chính nó. Đường thẳng Đơn giản hoá Lỗi tạo ra trên các đường thẳng tự chồng xếp và các lỗi điểm được tạo ra tại vị trí các đường cắt chính nó. Đồ án tốt nghiệp chuyên ngành Tin học Trắc địa www.gistrung.com Nguyễn Mạnh Cường 77 Tin học Trắc địa K49 Ví dụ: các đường bình độ không thể tự cắt. Phải là đoạn thẳng đơn ( Must be single part) Qui định các đường là các đoạn thẳng đơn. Luật này hữu ích với các đối tượng địa lý đường không thể có nhiều phần. Đường thẳng Explode Lỗi được tạo ra trên các đường thẳng có nhiều đoạn. Ví dụ: hệ thống đường cao tốc được tạo bởi các đối tượng địa lý đơn lẻ trong đó mỗi đối tượng phải là một đoạn đơn. Phải không chồng xếp với lớp đối tượng địa lý khác ( Must not overlap with) Qui định một đường thẳng trong một lớp đối tượng địa lý không chồng xếp với các đối tượng của lớp đối tượng địa lý thứ hai. Luật sử dụng khi các đối tượng Hai đường thẳng trong hai lớp đối Trừ Lỗi tạo ra trên đường mà 2 lớp đối tượng địa lý chồng xếp. Ví dụ: đường cao tốc gần đường sông, Đồ án tốt nghiệp chuyên ngành Tin học Trắc địa www.gistrung.com Nguyễn Mạnh Cường 78 Tin học Trắc địa K49 địa lý đường thẳng không có chung cùng không gian. tượng địa lý khác nhau nhưng không thể chồng xếp lên đoạn sông đó hoặc hai lớp bình độ không được chồng xếp lên nhau. Phải được che phủ bởi lớp đối tượng địa lý khác ( Must be covered by feature lass of) Qui định đường thẳng trên một lớp đối tượng địa lý phải được che phủ bởi đường thẳng trong lớp đối tượng địa lý khác. Luật này có giá trị cho việc mô hình các đường thẳng khác nhau nhưng trùng khít về không gian. Luật sử dụng khi có nhiều nhóm đường thẳng cùng tính chất. Hai đường thẳng trong hai lớp đối tượng địa lý khác nhau Lỗi tạo ra trên những đường trong lớp đối tượng địa lý thứ nhất đưa vào không được che phủ bởi những đường thẳng trong lớp đối tượng địa lý thứ 2. Ví dụ: lớp tuyến xe buýt phải che phủ bên trên mạng lưới đường phố. Đồ án tốt nghiệp chuyên ngành Tin học Trắc địa www.gistrung.com Nguyễn Mạnh Cường 79 Tin học Trắc địa K49 Phải được che phủ bởi đường biên lớp đối tượng vùng khác ( Must be covered by boundary of) Qui định đường thẳng phải được che phủ bởi đường biên của các đối tượng địa lý vùng. Luật sử dụng cho việc mô hình hoá các đường thẳng, ví dụ như các đường thẳng mảnh phải trùng khít với các cạnh của các đối tượng địa lý đa giác Đường thẳng và vùng trong 2 lớp đối tượng địa lý khác nhau Trừ Lỗi tạo ra trên những đường không được che phủ bỏi đường bao các vùng. Ví dụ: đường bao lô nhà phải được che phủ bởi các đường bao vùng. Điểm cuối phải được che phu bởi các điểm của lớp đối tượng địa lý khác ( Endponit must be covered by) Qui định điểm cuối của các đối tượng địa lý đường phải được che phủ bởi các điểm trong lớp đối tượng địa lý khác. Luật sử dụng khi bạn muốn mô hình hoá các điểm cuối các Đường thẳng và điểm trong 2 lớp đối Tạo đối tượng Lỗi điểm được tạo ra tại những điểm cuối của các đường thẳng không được điểm che phủ. Đồ án tốt nghiệp chuyên ngành Tin học Trắc địa www.gistrung.com Nguyễn Mạnh Cường 80 Tin học Trắc địa K49 điểm cuối các đường thẳng trùng khớp với các đối tượng địa lý điểm trong một lớp đối tượng địa lý khác. tượng địa lý khác nhau. Ví dụ: điểm cuối đường dây điện phải được che phủ bằng một công tơ điện hoặc một máy biến thế. Luật topology với điểm Phải hoàn toàn bên trong đa giác ( Must be properly inside polygons) Qui định các điểm phải hoàn toàn trong vùng đối tượng địa lý đa giác. Luật sử dụng khi bạn muốn các điểm hoàn toàn nằm trong đường biên của các vùng. Điểm và vùng trong 2 lớp đối tượng địa lý khác nhau Xoá Lỗi điểm tạo ra với những điểm nằm ngoài hoặc nằm trên đường biên vùng. Ví dụ: điểm giếng nước hoặc các điểm địa chỉ. Đồ án tốt nghiệp chuyên ngành Tin học Trắc địa www.gistrung.com Nguyễn Mạnh Cường 81 Tin học Trắc địa K49 Phải được che phủ bởi đường bao của vùng ( Must be covered by boundary of) Qui định các điểm rơi trên đường biên của các đối tượng địa lý. Luật sử dụng khi bạn muốn các điểm thẳng hàng trên đường bao của đa giác. Điểm và vùng trong 2 lớp đối tượng địa lý khác nhau Lỗi điểm tạo ra với những điểm không nằm trên đường biên của các đa giác. Ví dụ: các điểm dịch vụ phải nằm trên đường bao vùng. Phải được che phủ bởi điểm cuối ( Must be covered by endpoint of) Qui định các điểm trong 1 lớp đối tượng địa lý phải được che phủ bởi các điểm của các đối tượng địa lý đường thẳng. Luật này gần giống với luật của đường thẳng “ điểm cuối phải được che phủ bởi các Điểm và đường thẳng trong 2 lớp đối tượng địa lý Xoá Lỗi điểm được tạo ra với những điểm không được che phủ bởi điểm cuối các đường thẳng. Ví dụ: các điểm giao nhau trên Đồ án tốt nghiệp chuyên ngành Tin học Trắc địa www.gistrung.com Nguyễn Mạnh Cường 82 Tin học Trắc địa K49 điểm của lớp đối tượng địa lý điểm khác”, chỉ khác trong trường hợp khi luật bị vi phạm thì lỗi sẽ được đánh dấu tại các đối tượng địa lý điểm không phải đối tượng đường khác nhau đường phải được che phủ bởi điểm cuối của tim đường. Phải được che phủ bởi đường thẳng ( Point must be covered by line) Qui định các điểm trong một lớp đối tượng địa lý phải được che phủ bởi các đối tượng đường thẳng khác. Luật sử dụng đối với các điểm rơi dọc trên một tập các đường thẳng. Điểm và đường thẳng trong 2 lớp đối tượng địa lý khác nhau Lỗi điểm tạo ra với những điểm không được che phủ bởi các đường thẳng. Ví dụ: các trạm kiểm tra đường thuỷ phải nằm dọc các dòng sông. Đồ án tốt nghiệp chuyên ngành Tin học Trắc địa www.gistrung.com Nguyễn Mạnh Cường 83 Tin học Trắc địa K49 DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ BẢNG Bảng 1.1 Bảng so sánh sản phẩm.................................................................... 10 Hình 2.1 Cấu trúc hệ Cơ sở dữ liệu................................................................. 16 Hình 2.2 Sơ đồ tổng quát hệ cơ sở dữ liệu...................................................... 17 Hình 2.3 Dữ liệu dạng raster ........................................................................... 25 Hình 2.4 Dữ liệu dạng vector.......................................................................... 27 Hình 2.5 Thanh công cụ topology................................................................... 27 Hình 2.7 Mô hình Client/Server...................................................................... 29 Bảng 3.1 Cấu hình cài đặt SQL Server Developer 2005 ................................ 39 Bảng 3.2 Cấu hình cài đặt cho ArcGIS Decktop ............................................ 40 Hình 3.1 Cài đặt IIS ........................................................................................ 41 Hình 3.2 Cài đặt SQL Server .......................................................................... 41 Hình 3.3 Cài đặt SQL Server .......................................................................... 42 Hình 3.4 Cài đặt SQL Server-Kiểm tra cấu hình ............................................ 42 Hình 3.5 Cài đặt SQL Server-lựa chọn dịch vụ trên server............................ 43 Hình 3.6 Cài đặt SQL Server-chọn accout cho server.................................... 43 Hình 3.7 Cài đặt SQL Server-đặt password cho server .................................. 44 Hình 3.8 Cài đặt SQL Server .......................................................................... 44 Hình 3.9 Cài đặt SQL Server .......................................................................... 45 Hình 3.10 Cài đặt SQL Server-Setup Progress............................................... 45 Hình 3.11 Cài đặt ArcSDE-khởi động chương trình ...................................... 46 Hình 3.12 Cài đặt ArcSDE-license Agreement .............................................. 46 Hình 3.13 Cài đặt ArcSDE-chọn ổ đĩa cài đặt ................................................ 47 Hình 3.14 Cài đặt ArcSDE-kết thúc cài đặt .................................................... 47 Hình 3.15 Tạo cơ sở dữ liệu trong server-chọn chế độ complete................... 48 Đồ án tốt nghiệp chuyên ngành Tin học Trắc địa www.gistrung.com Nguyễn Mạnh Cường 84 Tin học Trắc địa K49 Hình 3.16 Tạo cơ sở dữ liệu trong server- chọn lược đồ SDE ....................... 49 Hình 3.17 Tạo cơ sở dữ liệu trong server- chọn server instance name........... 49 Hình 3.18 Tạo cơ sở dữ liệu trong server-tạo database trên server ................ 50 Hình 3.19 Tạo cơ sở dữ liệu trong server-chọn file cấu hình ......................... 50 Hình 3.20 Tạo cơ sở dữ liệu trong server-tạo user trên server ....................... 51 Hình 3.21 Tạo cơ sở dữ liệu trong server-kiểm tra tạo user ........................... 51 Hình 3.22 Tạo cơ sở dữ liệu trong server ....................................................... 52 Hình 3.23 Tạo cơ sở dữ liệu trong server-đăng ký ArcSDE........................... 52 Hình 3.24 Kết nối tới cơ sở dữ liệu-trên server .............................................. 54 Hình 3.25 Kết nối tới cơ sở dữ liệu-tạo liên kết thành công........................... 55 Hình 3.26 Cài đặt máy trạm-tạo kết nối.......................................................... 56 Hình 3.27 Cài đặt máy trạm-cài đặt thành công ............................................. 57 Hình 3.28 Chuyển đổi dữ liệu vào server bằng phương pháp trực tiếp.......... 58 Hình 3.29 Chuyển đổi dữ liệu vào server bằng phương pháp trực tiếp.......... 59 Hình 3.30 Chuyển đổi dữ liệu vào server bằng phương pháp trực tiếp.......... 60 Hình 3.31 Chuyển đổi dữ liệu vào server bằng phương pháp gián tiếp ......... 61

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftim_hieu_arcsde_va_ung_dung_trong_xd_va_ql_du_lieu_ban_do_nguyen_manh_cuong_772.pdf
Luận văn liên quan