Giáo Trình Xã hội học về HIV/AIDS

PHẦN 1. KIẾN THỨC CHUNG VỀ HIV/AIDS 4 Chương 1: Tổng quan về HIV/AIDS 4 1.1. Lịch sử của HIV/AIDS 4 1.2. Các giả định về nguồn gốc của HIV/AIDS 6 1.2.1 Về nguồn gốc HIV 6 1.2.2 Thời điểm xuất hiện HIV 8 1.2.3 Liên quan đến thời điểm HIV-2 lây truyền sang người. 9 1.2.4 Vai trò của Haiti 10 1.2.5 Nguyên nhân làm cho dịch lan rộng đột ngột 11 1.3. Tình hình dịch trên thế giới 13 1.4. Tình hình dịch ở châu Á 14 1.5. Tình hình dịch ở Việt Nam 17 1.6. Các khái niệm cơ bản liên quan đến HIV/AIDS 18 Chương 2: Hệ thống các chương trình hành động phòng chống HIV/AIDS 24 2.1. Hệ thống các văn bản pháp luật về công tác phòng chống AIDS – Việt Nam 24 2.2. Hệ thống các cơ quan, tổ chức hoạt động trong phòng chống HIV/AIDS 28 2.3. Hệ thống các chương trình hành động phòng chống HIV/AIDS 29 PHẦN 2. XÃ HỘI HỌC VỀ HIV/AIDS 35 Chương 3: Tiếp cận xã hội học về HIV/AIDS 35 3.1. Đối tượng nghiên cứu của xã hội học về hiv/aids 38 3.2. Chức năng của xã hội học về HIV/AIDS 39 3.3. Vai trò của xã hội học trong công tác phòng chống HIV/AIDS 41 3.4. Nhiệm vụ 41 3.5. Sự khác biệt giữa tiếp cận xã hội học với các khoa học khác về hiv/aids 42 Chương 4: Các lý thuyết tiếp cận xã hội học về HIV/AIDS 45 4.1. Lý thuyết chức năng 45 4.2. Lý thuyết xung đột 47 4.3. Lý thuyết hành vi 48 4.4. Lý thuyết giới 50 4.5. Lý thuyết gán nhãn 50 PHẦN 3. CÁC KỸ NĂNG LÀM VIỆC TRONG HOẠT ĐỘNG PC HIV/AIDS 52 Chương 5: (3.1.) Kỹ năng quản lý (10 tiết) 52 5.1. Lập kế hoạch 52 5.2. Quản lý con người, quản lý thời gian 57 5.3. Giám sát 91 5.4. Thu thập thông tin 91 5.5. Tổng hợp và viết báo cáo lượng giá, đánh giá 91 Chương 6: (3.2.) Kỹ năng chuyên môn (10 tiết) 91 6.1. Kỹ năng tập trung vào giao tiếp nhóm 91 6.2. Thuyết trình 91 6.3. Làm việc nhóm - Truyền thông nhóm 97 6.4. Kỹ năng lắng nghe tích cực 130 6.5. Giải quyết vấn đề và ra quyết định 130 CÂU HỎI ÔN TẬP 134 PHỤ LỤC 134 TÀI LIỆU THAM KHẢO 134

doc133 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 5477 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo Trình Xã hội học về HIV/AIDS, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ành vi an toàn. Thực hiện Khách hàng thực hiện các hành vi an toàn mà khách hàng đã suy nghĩ và chuẩn bị trước đó. Bạn cần khuyến khích khách hàng chấp nhận thay đổi bằng việc khen ngợi những gì anh ta đã làm, lập lại lợi ích của việc thay đổi. Bạn cũng có thể chia xẻ kinh nghiệm bản thân cùng những ích lợi có được khi bạn thay đổi hành vi. Nếu khách hàng lặp lại hành vi cũ – ví dụ lại quan hệ không an toàn – hãy giúp khách hàng hiểu rằng điều đó không có nghĩa là khách hàng thua ‘cuộc chiến’. Hãy khuyến khích, hãy nói rằng đó là một phần trong quá trình thay đổi và theo thời gian sẽ không xảy ra nữa. Duy trì Áp dụng hành vi mới sau một thời gian. Nếu quá chú tâm vào một vài lần ‘nhỡ’ làm hành vi cũ sẽ làm chậm hoặc ngưng quá trình thay đổi nơi khách hàng. Hậu quả là họ có thể bỏ cuộc. Hãy chúc mừng khách hàng, động viên và khuyến khích khách hàng duy trì. Hướng dẫn để khách hàng biết cách duy trì hành vi mới; cảnh báo nguy cơ lặp lại hành vi cũ và đưa ra các biện pháp phòng tránh. Giúp khách hàng ý thức thoát ra khỏi những tình huống có thể rơi vào hành vi cũ – như say xỉn, sử dụng ma tuý vì đây là những yếu tố khiến người ta dễ quan hệ không an toàn. CÁC KỸ NĂNG TRONG TRUYỀN THÔNG Để đạt được hiệu quả trong công tác tiếp cận, giáo dục viên đồng đẳng phải có khả năng tuyên truyền, hay khả năng truyền thông. Kỹ năng chỉ được nâng cao khi thực hành nhiều. Trong bài 15, chúng tôi sẽ cùng các bạn thảo luận cùng nhau xem để truyền thông có hiệu quả cho mỗi lần tiếp cận, chúng ta cần có những kỹ năng gì và làm thế nào để có được những kỹ năng đó. Truyền thông có hiệu quả đòi hỏi mỗi nhân viên giáo dục đồng đẳng phải có kỹ năng đặt câu hỏi, kỹ năng lắng nghe tích cực. Chúng tôi sẽ giải thích lắng nghe tích cực là như thế nào ở phần sau. Kỹ năng giao tiếp và kỹ năng xây dựng lòng tin là những kỹ năng quan trọng quyết định đến thành công của buổi tiếp cận cũng như hiệu quả của thông tin hoặc dịch vụ mà giáo dục viên đồng đẳng cung cấp cho nhóm đích. Làm cách nào để biết được thông tin về người mà mình đang trao đổi? (đợi cho học viên trả lời) => xác định kỹ năng đặt câu hỏi. Có rất nhiều cách đặt câu hỏi. Các bạn có thể cho tôi biết trong những câu hỏi sau có điểm gì giống nhau: ban đã từng tham gia chương trình như thế này rồi phải không? bạn đã làm bài tập chưa? ban có biết tụ điễm đó không? Mọi người có thích các hoạt động của câu lạc bộ 3S? (đợi học viên trả lời) Điểm chung của các câu hỏi này là chỉ mở ra 2 lựa chọn trả lời cho người được hỏi, đó là “có” hoặc “không”, vì vậy những câu hỏi này thuộc dạng câu hỏi đóng. Câu hỏi đóng là những câu hỏi chỉ thu nhận được câu trả lời có/không hoặc những câu trả lời rất ngắn gọn Khác với câu hỏi đóng, Câu hỏi mở khuyến khích người được hỏi chia sẻ thông tin và gợi mở cho cuộc nói chuyện giữa 2 người và vì vậy giúp thu thập được nhiều thông tin muốn khai thác hơn Ví dụ: bạn bắt đầu tham gia chương trình như thế này như thế nào? bạn có nhận xét gì về những bài tập đó bạn có thể chia sẻ những gì bạn biết về tụ điểm đó không?’ Câu hỏi khai thác thêm thông tin là dạng câu hỏi mà người hỏi dựa vào câu trả lời trước của người được hỏi để tìm hiểu sâu hơn về chủ đề mà họ quan tâm hơn. Ví dụ: “bạn vừa nói đó là tụ điểm mới, vậy bạn có thể nói rõ hơn về những đối tượng hay đến đó không, họ là ai và thường đến đó vào giờ nào?” Bạn nói bài tập này khó. Theo bạn nó khó ở chỗ nào Những tụ điểm đó theo bạn là khó tiếp cận. Vậy bạn nói rõ hơn tại sao? Như vậy chúng ta cùng xem lại định nghĩa của 3 loại câu hỏi và trong tình huống nào thì sử dụng loại câu hỏi nào 3 loại câu hỏi: Câu hỏi đóng: Câu hỏi thường sử dụng để khơi mào hay đúc kết một vấn đề, câu hỏi này không nhằm thu thập thông tin. Ví dụ: Bạn có nghe nói về chương trình giáo dục đồng đẳng sinh viên không? Câu hỏi mở: Loại câu hỏi bắt đầu bằng ở đâu? khi nào? cái gì?…đây là dạng câu hỏi để thu thập thông tin từ đó có hình thức hoặc nội dung truyền thông phù hợp với đồng đẳng. Ví dụ: Bạn có thể nói rõ hơn những điều bạn nghe về chương trình giáo dục đồng đẳng cho sinh viên? Câu hỏi định hướng: Là loại câu hỏi gợi ý trước câu trả lời cho người nhận thông tin. Sử dụng loại câu hỏi này để khai thác thêm những thông tin cần thiết để hiểu rõ hơn nguy cơ của khách hàng và xác định hỗ trợ cần thiết để giúp khách hàng giảm nguy cơ. Ví dụ: Chương trình giáo dục đồng đẳng cho sinh viên là chương trình can thiệp trên những sinh viên, có phải không? => Lưu ý : * Trong truyền thông thay đổi hành vi câu hỏi mở là loại câu hỏi quan trọng cần sử dụng thường xuyên, cần tránh loại câu hỏi định hướng, và ít sử dụng câu hỏi đóng. * Cần tránh cùng một lúc hỏi quá nhiều câu hỏi mở. Kỹ năng thứ 2 trong truyền thông đó là kỹ năng lắng nghe tích cực. Kỹ năng lắng nghe tích cực đó là việc lắng nghe không chỉ bằng tai mà bằng cả trái tim và nghe có phản hồi lại để người được lắng nghe cảm nhận được sự chú ý, mối quan tâm và mong muốn được chia sẻ của người nghe. Nghe bằng tai. Người nghe nghe cả những lời người nói đang nói và cả những tiếng động xung quanh để bổ sung cho những thông tin và ý nghĩa thông tin thu hoặc cảm nhận được. Nghe bằng trái tim. Thể hiện sự thông cảm sẻ chia với người nói. Nghe bằng trái tim nghĩa là thể hiện được sự cảm xúc của người nghe đối với vấn đề mà người nói đang nói. Nghe có phản hồi. Nghe có hiệu quả đòi hỏi sự lắng nghe 2 chiều. Phản hồi có nghĩa là ghi nhận hoặc nhắc lại những ý chính mà người nói nói đến hoặc ám chỉ đến để xác định thông tin mình đang nghe và hiểu là đúng. Phản hồi tăng cường được sự tin tưởng của người nói. Bản chiếu 5 Giáo dục viên đồng đẳng cần biết về những yếu tố ảnh hưởng đếnviệc lắng nghe có hiệu quả để tránh những tình huống gây ra những yếu tố đó. Các yếu tố đó liên quan đến người trình bày, liên quan đến người lắng nghe và những yếu tố khách quan. Các yếu tố liênquan đến người trình bày: người trình bày đưa ra những thông tin hoặc thông điệp không phù hợp với cá nhân người nghe. Ví dụ như một người quan tâm đến làm thế nào để giảm nguy cơ trong quan hệ tình dục, nhưng người trình bày lại tập trung vào việc làm thế nào để cá nhân đó tránh được các nguy cơ liên quan đến tiêm chích ma tuý không an toàn. Hay cá nhân đó mong có thêm thông tin về dự phòng HIV từ mẹ sang con nhưng giáo dục viên đồng đẳng lại chỉ nói đến các hiệu thuốc để mua bao cao su, vv. Người trình bày nói quá nhanh làm người nghe không theo kịp và không tiếp thu được hết các ý mà người trình bày muốn truyền đat. Người trình bày nói không rõ ràng, không sắp xếp thông tin một cách lo gic để người nghe có thể nhớ được. Người trình bày không sử dụng ngôn ngữ một cách có hiệu quả, ví dụ như tiếng lóng hoặc tiếng địa phương. Các yếu tố liên quan đến người nghe Tâm trạng hoặc tâm lý của người nghe Người nghe không có cảm tình với người trình bày. Các yếu tố ngoại cảnh: Địa điểm tiếp cận khôngphù hợp: ví dụ như có mặt của những người khác làm cho việc trao đổi đến các vấn đề tế nhị bị hạn chế Thời gian không phù hợp: Người nghe không có thời gian hoặc giáo dục viên trình bày quá lâu làm cho người nghe không đủ kiên nhẫn để lắng nghe. Thời tiết: ví dụ như mưa lớn hoặc quá nóng chẳng hạn, làm cho người nghe không tập trung vào những gì mà người giáo dục viên đồng đẳng đang cố gắng đưa ra. Bản chiếu 6 Kỹ năng giao tiếp bao gồm giao tiếp không lời và giao tiếp bằng lời: Giao tiếp không lời là việc thông qua cử chỉ, vẻ mặt, ánh mắt và tư thế để truyền đạt thông tin hoặc thể hiện cảm xúc hoặc mối quan tâm với người nghe Ví dụ như: Vẽ mặt: chăm chú thể hiện sự quan tâm đến những gì người nói đang nói Vẻ mặt mệt mỏi nói lên cá nhân đó đang gặp những vấn đề khó khăn nào đó Anh mắt: trìu mến sẽ làm cho người nghe thoải mái và tin tưởng Nhìn sang hướng khác thể hiện sự không tôn trọng hoặc không có hứng thú lắng nghe. Tư thế tay: chống càm, nhịp ngón… Tư thế người: dựa ngửa, nghiêm trang, chồm phía trước… Giao tiếp bằng lời là việc sử dụng ngôn ngữ, lời nói, ngôn ngữ đệm để phản hồi hoặc thể hiện cảm xúc và sự quan tâm đến người nghe. Việc sử dụng ngôn ngữ tiếng lóng sẽ gây được cảm tình với người nghe và giúp cho mạch chuyện diễn ra trôi chảy. Bản chiếu 7 Giảng viên phải xác định xây dựng lòng tin của nhóm đích là nhiệm vụ rất quan trọng của giáo dục viên đồng đẳng. chia học viên làm 4 nhóm thảo luận trong 10 phút, câu hỏi : có thể xây dựng lòng tin bằng những cách nào? Từng nhóm lên trình bày lại, giảng viên đút kết các nội dung và trình bày: - GDVĐĐ phải là một thành viên của họ (SV). Là người hiểu biết về công việc, cuộc sống, trạng thái tâm lý của SV. - Luôn luôn trung thực. - Gần gủi, thân quen . - Có thái độ chân thành, cởi mở, tôn trọng, thấu cảm Nhấn mạnh nhiệm vụ chính của GDVĐĐ là thu hút SV vào các cuộc đàm thoại, đạt được lòng tin và xây dựng mối quan hệ . Xác định lòng tin đóng vai trò nền tảng quan trọng trong các mối quan hệ trợ giúp. CÁC THÁI ĐỘ CÁC KỸ NĂNG LÒNG TIN Thảo luận nhóm lớn:Những thái độ như thế nào giúp xây dựng được lòng tin? Đút kết vấn đề dựa trên thảo luận học viên Lòng tin là nền tảng của mọi mối quan hệ lành mạnh và là yếu tố đặc biệt quan trọng cho’’ truyền thông- giao tiếp ’’ có hiệu qủa. Bản chiếu 8 Bản chiếu 9 CHỦ ĐỀ : TIẾP CẬN Mục tiêu: Sau phần này, học viên sẽ được nâng cao kiến thức về: Cách thức tiếp cận với SV Cách thiết lập mối quan hệ với SV Kỹ năng cơ bản khi tiếp cận và cung cấp dịch vụ của chương trình cho SV Phương pháp: Thuyết trình và thảo luận Phương tiện: Bảng giấy lật, bút dạ các mầu, máy chiếu Nội dung chính: Quá trình tiếp cận đòi hỏi phải xây dựng lòng tin giữa ĐĐ với SV . Một số cách thức để xây dựng lòng tin đối với khách hàng Tuyên truyền về cách dự phòng HIV cho SV tuỳ thuộc vào mức độ thân thiện giữa ĐĐ với SV Hướng dẫn HDV có thể sử dụng bảng giấy lật hoặc bản chiếu bằng máy tính để trình bày phần này. Trước tiên nói rõ cho học viên biết rằng bài này rất quan trọng và sẽ là xương sống cho các bài còn lại trong suốt quá trình tập huấn. Đồng thời khuyến khích học viên chia sẻ ý kiến đóng góp hoặc hỏi bất cứ câu hỏi nào trong giờ học. HDV viết bốn bước trong qui trình tiếp cận lên bảng giấy lật, bước 2 viết bằng bút đỏ hoặc tô đậm sau đó hỏi xem học viên đoán mục đích của việc viết mực mầu khác hoặc in đậm là gì. Thường học viên sẽ trả lời đúng, nếu không HDV sẽ nói rõ vì bước 2 “Làm quen xây dựng lòng tin” là bước quan trọng nhất và có tính khẳng định cho việc thực hiện các bước khác trong qui trình. Sau đó nói cho học viên biết từng bước của qui trình sẽ được chi tiết hoá. Qui trình tiếp cận Bước 1: Chuẩn bị/Quyết định Bước 2: Làm quen/Xâg dựng lòng tin Bước 3: Tuyên truyền nhóm nhỏ và sàng lọc khách hàng Bước 4: Tiếp cận cá nhân theo nhu cầu của khách hàng Bản chiếu số 1 1. Trình bày và thực hành bước 1 và 2 của quy trình : Bước 1: 30 phút Bước 2: 40 phút Tổng hợp 2 bước: 5 phút Bản chiếu số 2 Bước 1: Chuẩn bị Tiếp cận ở đâu Tiếp cận khi nào Tiếp cận ai Chuẩn bị các vật dụng hỗ trợ Chuẩn bị trang phục phù hợp Chuẩn bị ngôn ngữ phù hợp HDV có thể đặt câu hỏi: “theo bạn trước khi tiếp cận SV, một ĐĐ cần phải chuẩn bị những gì?” Câu trả lời của học viên cần có các nội dung sau, giảng viên cần đưa ra các câu hỏi gợi ý. Ví dụ, nhắc lại mục đích của chương trình hoặc mục tiêu cần đạt được, sau đó hỏi “như vậy trước tiên các bạn phải xác định gì?”, vv: Tiếp cận ở đâu: ĐĐ cần họp nhau tìm hiểu SV hay tập trung ở đâu: ở vị trí nào, ở xa hay gần mọi người , nhà riêng hay nhà trọ… Tiếp cận khi nào: Đến các địa điểm này vào khi nào là thích hợp nhất? Có thể phải đến những nơi này nhiều lần để tìm ra thời điểm nào là tốt nhất, sau giờ học hay phải tránh giờ nghỉ ngơi của SV, lúc nào thuận lợi để mọi người có thời gian nói chuyện, họ có đang ở trong tâm trạng tốt để nói chuyện không, vv…điều này giúp trả lời câu hỏi tiếp cận khi nào? Tiếp cận ai: cần tìm hiểu người mình sẽ tiếp cận là ai: lứa tuổi, thời gian và lý do, hoàn cảnh gia đình, kinh tế…có thể tìm hiểu thông qua người quen biết Trước khi đi làm, ĐĐ cần chuẩn bị sẵn vật dụng hỗ trợ (các phương tiện để có thể tiếp cận: sổ ghi chép, BCS, mô hình trình diễn, tờ rơi…) Ăn mặc phù hợp: ở một số nơi, điều này có nghĩa là ăn mặc theo cách của những SV; tránh tạo ra khoảng cách giữa nhóm đích và ĐĐ. Ăn nói phù hợp: ĐĐ cần nói được ngôn ngữ “lóng”, những từ “lóng” mà SV sử dụng. Như vậy những thông điệp giáo dục thông qua ngôn ngữ SV sử dụng sẽ làm cho họ cảm thấy thoải mái và quen thuộc. Giảng viên có thể dành khoảng ít phút để học viên thảo luận hoặc chia sẻ những tiếng lóng mà SV dùng để chỉ các vấn đề của họ, hành vi hay sinh hoạt trong cuộc sống hàng ngày. Tiếp theo, giảng viên giải thích với học viên rằng để giúp học viên trả lời một cách cụ thể nhất 3 câu hỏi “tiếp cận ai?”, “tiếp cận ở đâu” và “tiếp cận khi nào”, cả lớp sẽ cùng thực hành theo nhóm bài tập sau: Bản chiếu số 3 Tiếp cận SV bằng cách nào? Bạn có thể tìm SV ở đâu? Nơi đó có những đặc điểm gì? (vẽ bản đồ) SV có những đặc điểm gì? SV có nhận thức như thế nào về HIV/AIDS SV có thoải mái khi nói chuyện về HIV/AIDS hoặc các vấn đề tế nhị có liên quan Cung cấp bảng giấy lật cho mỗi nhóm và đề nghị mỗi nhóm cử ra một người viết những câu trả lời. Dành 5 phút để giải thích yêu cầu của bài tập nhóm. Nói cho các nhóm biết họ có 10 phút để trả lời các câu hỏi trên. Bạn có thể tìm ra những SV ở những địa điểm nào? Đề nghị các nhóm vẽ sơ đồ các tụ điểm tiếp cận trong địa bàn của họ (Lấy một điểm mốc: có thể là ký túc xá, sân trường đại học, câu lạc bộ… hoặc nơi ở của một SV trong nhóm ) SV có những đặc điểm gì: mô tả đặc điểm nhân thân như tuổi, nghề nghiệp, quê quán. Sau đó mô tả sâu hơn về hoàn cảnh kinh tế, gia đình, điều kiện sống, nơi và điều kiện học tập. Cụ thể hơn nữa, các nhóm cần thảo luận với điều kiện sống và học tập như vậy thì thời gian nào là thích hợp để họ có thể tập trung nghe và nâng cao hiểu biết về HIV/AIDS. SV nhận thức thế nào về các vấn đề sức khỏe và HIV/AIDS: họ nhận thức thế nào về tầm quan trọng, ảnh hưởng của các vấn đề sức khỏe và đặc biệt là HIV/AIDS đối với cuộc sống của họ, họ nhận thức thế nào về nguy cơ họ có thể bị nhiễm một trong những vấn đề sức khỏe đó. SV có thoải mái khi nói chuyện về HIV/AIDS và các vấn đề tế nhị có liên quan: học viên cần tìm hiểu những trở ngại ban đầu khi tuyền truyền về HIV/AIDS ở nhóm SV như: sợ bị ám chỉ là đã quan hệ/tiêm chích bừa bãi…. Sau 10 phút, đề nghị học viên trở về chỗ ngồi và chỉ định một nhóm trình bày các câu trả lời của nhóm mình, còn các nhóm khác đưa ra các ý kiến bổ sung hoặc những ý kiến khác biệt. Dành cho phần này 10 phút. Giảng viên dành 5 phút tóm tắt lại những câu trả lời bằng cách nói rằng việc tìm ra các địa điểm SV tập trung là khg khó, tuy nhiên không phải ai cũng cảm thấy thoải mái nói chuyện với SV ở những nơi này, và SV thậm chí có thể không lắng nghe hoặc tuân theo bất cứ những lời khuyên hoặc gợi ý nào bạn đưa ra về thay đổi hành vi của họ. Các kết quả nghiên cứu đã cho thấy hiệu quả của việc tuyên truyền cho SV phụ thuộc rất nhiều vào tuyên truyền viên là ai và hoạt động tuyên truyền diễn ra ở đâu. Tiếp theo, hỏi học viên sau bước chuẩn bị tiếp cận, ĐĐ đã đến được nơi có SV thì họ cần làm gì tiếp theo? Ghi lại các câu trả lời của học viên lên bảng. Câu trả lời cần có là làm quen và xây dựng lòng tin của SV, đồng thời một lần nữa nhấn mạnh lại rằng đây là bước quan trọng nhất trong qui trình. Sau đó viết lên bảng giấy lật hoặc chiếu bản chiếu số 3 Bước 2: Làm quen và xây dựng lòng tin 1. Làm quen: Giới thiệu Tự giới thiệu bản thân Được người khác giới thiệu Định hướng: Gián tiếp: Nói chuyện bình thường (tán gẫu), Trực tiếp: Giới thiệu mục đích buổi nói chuyện Bản chiếu số 4 Nói cho học viên biết yêu cầu của bước làm quen là phải giải thích được tính bí mật của buổi trao đổi, nội dung và thời gian của buổi nói chuyện. Hai phương pháp giới thiệu bao gồm: Tự giới thiệu mình là người làm công tác dự phòng lây truyền HIV, giải thích rõ nhiệm vụ của mình là gì và làm việc cho tổ chức nào. Điều này có thể khó khăn và có thể đòi hỏi ĐĐ mất nhiều thời gian tại địa điểm tiếp cận cho đến khi cảm thấy tiếp cận thoải mái với SV mà không gặp vấn đề gì Được giới thiệu bởi người khác Hai phương pháp định hướng buổi nói chuyện bao gồm: Gián tiếp: bằng cách bắt đầu câu chuyện về thời tiết, cuộc sống, bạn bè chung, thông qua các câu chuyện, sự kiện, tình huống, tạo cớ để dẫn dắt vào định hướng mục đích buổi nói chuyện. Trực tiếp : Giới thiệu ngay mục đích buổi nói chuyện. Ví dụ một cách giới thiệu có thể nói là: “Chúng tôi đến đây vì chúng tôi quan tâm đến vấn đề HIV/AIDS trong cộng đồng và chúng tôi muốn góp phần làm giảm sự lan truyền của căn bệnh này. Chúng ta sẽ thảo luận sâu hơn về mối nguy hiểm của HIV mà không phải lúc nào cũng thấy ngay được”. Nói chuyện về HIV/AIDS với SV cần tránh đe doạ nguy cơ lây truyền HIV với họ, trước khi xây dựng được mối quan hệ tốt và lòng tin với SV. Khi HIV/AIDS được giới thiệu chung chung chứ không nhằm vào cá nhân hay nhóm người nào để SV chú ý lắng nghe, thảo luận, tranh luận hoặc tranh cãi. Mục tiêu ở đây là làm tăng kiến thức về HIV/AIDS và làm cho SV nhận thức được ý nghĩa của những thông điệp đó, giúp họ cân nhắc việc dự phòng và giảm nguy cơ lây truyền HIV cho mình và gia đình mình. Lưu ý giảng viên: Dù là làm quen trực tiếp hay gián tiếp thì ở bước làm quen, ĐĐ cần đạt những kết quả sau: Giới thiệu về bản thân Giới thiệu về mục đích của chương trình và những lợi ích mà chương trình mang lại cho SV Giới thiệu tính bí mật của chương trình Bước 2: Làm quen và xây dựng lòng tin (tiếp) 2. Xây dựng lòng tin: Thể hiện bạn là một thành viên của nhóm họ Luôn luôn trung thực Luôn luôn giữ bí mật Trở nên thân quen với họ Phát vật dụng hỗ trợ Bản chiếu số 5 Nhiệm vụ chính sau khi tiếp cận được SV là phải xây dựng được lòng tin của họ. Ví dụ, có thể đạt được điều này bằng cách: Để họ thấy được bạn là người hiểu biết về hoạt động, công việc và cuộc sống của SV Luôn luôn trung thực (bạn là ai và bạn có thể làm được những gì, vv): không hứa những gì mình không thể làm được và đã hứa thì phải làm Luôn giữ bí mật cho khách hàng trong suốt quá trình làm việc với họ Trở nên quen thuộc với họ bằng cách trở lại thăm họ một vài lần hoặc đáp ứng một số nhu cầu trước mắt như hỗ trợ tài liệu, bao cao su.... Muốn xây dựng lòng tin cần có thời gian Phát một số vật dụng hỗ trợ để khách hàng thấy được những hỗ trợ thiết thực của chương trình như: BCS, tờ rơi. Những hỗ trợ này phải nằm trong khuôn khổ hỗ trợ của Dự án. Sau khi trình bày xong 2 bước đầu tiên của qui trình tiếp cận, HDV hỏi học viên xem họ có hiểu được nội dung này hoặc có câu hỏi gì không. Nếu không, dành 5 phút để cùng nhắc lại những ý chính của hai bước tiếp cận này, sau đó giới thiệu nội dung bước 3 và bước 4 (75 phút). Bước 3: Tuyên truyền nhóm Chuẩn bị danh sách Chuẩn bị thời gian, địa điểm và vận động tham gia Chuẩn bị nội dung Chuẩn bị vật dụng hỗ trợ Kết quả đầu ra: Nâng cao hiểu biết của nhóm Hiểu biết cơ bản về nhóm Sàng lọc khách hàng có nhu cầu và lên kế hoạch tiếp cận cá nhân Bản chiếu số 6 Tiếp theo, giảng viên nêu mục đích của bước 3: Do đặc điểm của SV là sống tập trung trong ký túc xá, khu xóm… và họ thường ngại tiếp xúc với những vấn đề liên quan đến HIV/AIDS vì sợ kỳ thị, vì vậy việc tuyền truyền nhóm là rất cần thiết vì: Khi một nhóm đồng ý nghe tuyên truyền về HIV/AIDS, người LĐNC sẽ tránh được kỳ thị cá nhân Việc tiếp cận cá nhân ban đầu có thể sẽ gặp khó khăn, thông qua tuyền truyền nhóm nhỏ, ĐĐ sẽ có cơ hội tiếp cận và đánh giá nhu cầu, trình độ, vấn đề của từng cá nhân và thuyết phục họ tham gia những buổi trao đổi cá nhân tiếp theo. Cũng chính vì lý do này mà tuyên truyền nhóm nhỏ sẽ thuận lợi hơn tuyền truyền nhóm lớn. SV có trình độ hiểu biết ngang nhau và các vấn đề tương đối tương đồng trong việc phòng tránh HIV/AIDS, vì vậy tập hợp tuyền truyền trong một nhóm nhỏ là cơ hội phổ biến những kiến thức cơ bản nhất về HIV/AIDS trước khi đi sâu vào tư vấn cho từng cá nhân. SV sống cùng và học cùng thường sẽ có cùng thời gian sinh hoạt vì vậy việc tuyên truyền nhóm nhỏ sẽ thu hút được một số người tham gia cùng một lúc tránh cho việc đi lại nhiều lần của ĐĐ. Tiếp theo, nói với học viên rằng để tổ chức tốt một buổi tuyên truyền nhóm nhỏ, ĐĐ sẽ được đào tạo kỹ năng tuyên truyền nhóm trong một bài riêng. Tuy nhiên có một số vấn đề cần lưu ý khi chuẩn bị tổ chức một buổi tuyên truyền nhóm nhỏ: Chuẩn bị danh sách: ĐĐ cần dựa vào bản đồ nhóm SV mình được giao, lựa chọn các điểm cần can thiệp và phối hợp với khu ký túc xá, ban quản lý, các đầu mối quen biết tại các địa điểm đó để tập hợp danh sách những người tham gia 1 lần tuyền truyền nhóm. Số lượng người tham gia không quá 6 người/lần. Chuẩn bị thời gian, địa điểm và vận động tham gia: Sau khi đã lên danh sách có địa chỉ của từng người, ĐĐ nên đến gặp từng bạn vận động, đặt lịch hẹn và thảo luận địa điểm. Vì việc lựa chọn người tham gia đã dựa trên địa chỉ gần nhau, nơi học cùng nhau…vì vậy việc thống nhất thời gian và địa điểm tuyên truyền cho cả nhóm sẽ dễ dàng hơn. Chuẩn bị nội dung: Một buổi tuyền truyền nhóm nhỏ sẽ do 2 ĐĐ cùng phối hợp thực hiện. ĐĐ sẽ được phát một số nội dung cơ bản để tuyên truyền. Đối với những đối tượng lần đầu tiên tham dự, những chủ đề ưu tiên sẽ là: Kiến thức HIV/AIDS, các hành vi lây truyền Mỗi cặp ĐĐ cần đọc lại nội dung của mỗi chủ đề và cùng nhau tập dượt cách trình bày cho rõ ràng và đặc biệt là đảm bảo kiến thức chuẩn xác tối đa. Khi kết thúc buổi tuyên truyền lần đầu, ĐĐ cần hỏi hoặc tự mình nắm được nhu cầu, sự cần thiết phải bố sung thêm kiến thức gì cho nhóm ở buổi tiếp theo. Nếu chưa có tài liệu hoặc hiểu biết về những vấn đề cần được tuyên truyền, ĐĐ cần đề suất GSV chương trình hướng dẫn bổ sung HOẶC cùng tham gia HOẶC mời chuyên gia đến nói chuyện ở buổi tuyên truyền tiếp theo. Chuẩn bị vật dung hỗ trợ: Mỗi nội dung sẽ có yêu cầu riêng về vật dụng hỗ trợ. ĐĐ cần chuẩn bị chu đáo đầy đủ để đảm bảo buổi tuyên truyền đạt được yêu cầu. Kết quả đầu ra của bước 3 là: Nhóm hiểu được các vấn đề cơ bản về HIV/AIDS và có thể giải đáp được các thắc mắc liên quan đến HIV mà trước đây họ chưa hiểu hoặc hiểu sai. Cặp ĐĐ hiểu được tâm tư, nhu cầu, hiểu biết và các vấn đề của nhóm liên quan đến lây nhiễm HIV hoặc các vấn đề sức khỏe liên quan. Từ đó, ĐĐ có thể sàng lọc vấn đề khách hàng cần được tuyên truyền cá nhân và đặt lịch hẹn gặp họ. Bản chiếu số 7 Bước 4: Tuyền truyền cá nhân Tìm hiểu hành vi nguy cơ Tìm hiểu tâm tư của khách hàng Tìm hiểu hành vi nguy cơ liên quan đến lây truyền HIV/AIDS Ở bước 3, khi đã có được hiểu biết tương đối về vấn đề của từng khách hàng, ĐĐ cần tiến hàng bước tiếp theo – bước 4 – tuyền truyền cá nhân. Ở bước này, ĐĐ không còn tuyên truyền kiến thức chung mà họ cần: Tìm hiểu hành vi nguy cơ của khách hàng: Tìm hiểu tâm tư/mối lo ngại của khách hàng: khách hàng có thể có những băn khoăn về khả năng bị lây nhiễm hoặc có những kiến thức/thắc mắc liên quan đến vấn đề nhạy cảm/riêng tư không thể nói trước đám đông...ĐĐ cần tìm hiểu nhằm giải đáp thắc mắc, giải tỏa tâm lý lo lắng đó của khách hàng. Những vấn đề khách hàng cần mà ĐĐ không thể đáp ứng ngay được, họ cần thảo luận với GSV hoặc cấp cao hơn. Tìm hiểu hành vi nguy cơ có thể làm lây nhiễm HIV: trên cơ sở những lo lắng của khách hàng, ĐĐ cần khai thác sâu hơn để khách hàng chia sẻ những hành vi nguy cơ mà họ cho rằng có nguy cơ lây nhiễm HIV. Thông tin về hành vi nguy cơ nên bao gồm: xảy ra khi nào, như thế nào, ở đâu. Học viên sẽ có một bài học riêng để học kỹ năng khai thác và tìm hiểu hành vi nguy cơ để phục vụ bước này Hỗ trợ giảm nguy cơ cho khách hàng: Hỗ trợ giảm nguy cơ cần tuân thủ các nguyên tắc sau: Các biện pháp hỗ trợ giảm nguy cơ phải phù hợp với nguy cơ của khách hàng Các biện pháp giảm nguy cơ phải được khách hàng dễ dàng chấp nhận và thự c hiện Các biện pháp giảm nguy cơ phải trong khuôn khổ Dự án cho phép Bước 4: Tuyền truyền cá nhân Hỗ trợ giảm nguy cơ Cung cấp kién thức về HIV/AIDS, STIs, ma túy, tình dục... Cung cấp kỹ năng thực hành hành vi an toàn Cung cấp vật dụng hỗ trợ giảm nguy cơ: BCS, tờ rơi, thuốc sát trùng, dầu bôi trơn.... Giới thiệu đến các dịch vụ chuyển tiếp: TVXNTN, STIs... Bản chiếu số 8 Hỗ trợ giảm nguy cơ: Cung cấp những thông tin chính xác về đường lây truyền và biện pháp dự phòng HIV/AIDS. Hỗ trợ khách hàng tìm hiểu nguy cơ cá nhân: giúp họ tìm hiểu hành vi nguy cơ SV và QHTD cân nhắc liệu họ có nguy cơ có thể dẫn đến lây nhiễm HIV hay không Cung cấp kỹ năng thực hành hành vi an toàn Cung cấp vật dụng hỗ trợ: phát BCS, tờ rơi Giới thiệu họ đến các dịch vụ chuyển tiếp TÌM HIỂU NHU CẦU SỨC KHỎE TÌNH DỤC VÀ NGUY CƠ CỦA ĐỒNG ĐẲNG Mục tiêu: Sau phần học này , học viên sẽ biết được những thách thức khi tìm hiểu nhu cầu sức khỏe tình dục và nguy cơ của nhóm SV. Phương pháp: đặt câu hỏi, thảo luận nhóm nhỏ. Chuẩn bị: danh sách câu hỏi, giấy A0, bút Cách thực hiện: Giải thích HV truyền thông là quá trình trao đổi thông tin 2 chiều, hiểu được cảm nghĩ của đối tượng mình tiếp cận sẽ giúp ta giao tiếp có hiệu quả hơn. Thông báo lớp rằng NHD sẽ có câu hỏi đọc lên , nhiệm vụ các bạn là trả lời những câu hỏi đó trong đầu, không cần nói ra (có thể có nhạc nhẹ cho phần này) NHD nói to và rõ các câu hỏi và dành thời gian cho HV trả lời. Nội dung câu hỏi: Bạn có người yêu chưa? Bạn có nghĩ SV có nguy cơ HIV khg?. Việc uống rượu sẽ làm SV có thể có quan hệ tình dục không an toàn? Bạn đã có quan hệ tình dục bao giờ chưa? Có bao giờ bạn quan hệ tình dục với gái mại dâm. Khi quan hệ tình dục bạn thường quan hệ theo kiểu nào? Bạn có bao giờ sử dụng bao cao su chưa? Nếu có bạn có thích sử dụng nó không? Vì sao? Bạn có trao đổi với ai về bệnh lây qua đường tình dục không? Bạn có từng mắc bệnh lây qua đường tình dục chưa? Bạn đã bao giờ đến phòng khám bệnh lây qua đường tình dục chưa? Bạn bao giờ làm xét nghiệm HIV chưa? Các câu hỏi chính cần thảo luận: Có câu nào làm bạn khó chịu và không muốn trả lời khg? Theo bạn khách hàng sẽ phản ứng thế nào trước các câu hỏi này? Có câu hỏi nào họ không muốn trả lời khg? Theo bạn SV có trả lời trung thực các câu hỏi khg? Vì sao? Theo bạn những câu hỏi này có quan trọng không? Vì sao? => Giúp ta biết nhiều về hành vi của nhóm đích, sẽ giúp ta xác định nguy cơ họ gặp phải và hỗ trợ giảm thiểu nguy cơ giúp di sâu vào những hành vi tình dục có thể nhóm đích bận tâm nhưng không biết hỏi ai. Kỹ năng khai thác hành vi nguy cơ của khách hàng Mục đích: Biết cách khai thác hành vi nguy cơ qua cách đặt câu hỏi. Phương pháp: sắm vai, trình bày, thảo luận. Chuẩn bị: giấy A0, bút , tình huống cho 2 nhóm sắm vai. Cách thực hiện: Giảng viên giới thiệu cách khia thác bằng câu hỏi đóng, mở, cách dung câu hỏi để khia thác thông tin. Chia 4 nhóm sắm vai 4 tình huống Mục tiêu Khai thác các dấu hiệu việc có hành vi nguy cơ. Khai thác các nguyên nhân, hoàn cảnh dẫn đến nguy cơ, yếu tố gia đình, xã hội , môi trường xung quanh. Khia thác các hành vi nguy cơ lây truyền HIV của khách hàng ( quan hệ tình dục với người yên gái mại dâm bị rủ rê sử dụng ma túy, chất kivh1 thích…) Thăm dò kiến thức phòng chống HIV của khách hàng. Tình huống1 Thân chủ quen và yêu cô gái được 5 tháng, nghe bạn bè báo lại trước đây cô gái này đã yêu một người và dường như đã rất thân thiết (có quan hệ tình dục) sau khi phát hiện anh ta sử dụng ma túy cô đã chia tay, nay mối quan hệ giữa 2 người “chín muồi” thân chủ đã có quan hệ tình dục vài lần cô ấy, ĐĐ cần khai thác thông tin gì và áp dụng câu hỏi như thế nào? Tình huống 2 Thân chủ là SV sống xa nhà hay nhậu cùng bạn bè, thỉnh thoảng có “vui vẽ” với các chị em đường phố khi có tiền ( luôn mặc cảm vì hoàn cảnh, nghèo, vẽ ngoài không được thu hút…) ĐĐ cần khai thác thông tin gì, áp dụng câu hỏi như thế nào? Tình huống 3 Thân chủ là con nhà giàu, đẹp trai có nhiều người để ý, có nhiều mối quan hệ, thỉnh thoảng có sử dụng “thuốc lắc” vì cho rằng đó mới là sành điệu, thậm chí quan hệ tình dục không dùng bao vì nghĩ những cô này là SV như mình nên không phải lo lắng… ĐĐ cần khai thác thông tin gì, áp dụng câu hỏi như thế nào? Tình huống 4 Thân chủ có người anh sử dụng ma túy, thường hay buồn và mặc cảm, ít giao tiếp và chênh mãng học hành, trong thời gian gần đây bị sốc vì người yêu chia tay do gia đình không đồng ý cho mối quan hệ tiếp tục, ĐĐ cần khai thác thông tin gì, áp dụng câu hỏi như thế nào? Một số câu hỏi tham khảo : Bạn cảm thấy như thế nào khi đối diện vấn đề buồn của mình? ảnh hưởng như thế nào đối với sinh hoạt, học hành? Bạn có thể nói chi tiết hơn về suy nghĩ của mình? Những lúc đó bạn thường làm gì? Bạn có những khó khăn gì khi thực hiện điều đó? Những khi nào, hoàn cảnh nào bạn thường buồn nhiều nhất, vì sao? Gia đình có biết vấn đề của bạn không? Cái nhìn của gia đình đối với vấn đề của bạn? Bạn có thể kể những yếu tố khiến việc đó xẩy ra không? Bạn cho biết dùng bao cao su có gây bất tiện gì cho bạn trong sinh hoạt? Bạn tình của bạn liệu có ủng hộ việc dùng bao cao su? Bạn có thể cho biết những tình huống mình không sử dụng bao cao su trong quan hệ tình dục? Bạn có nghe gì, hiểu gì về HIV/ ma túy/ STIs…? Thảo luận về an toàn tình dục và sử dụng bao cao su đúng cách Quan hệ tình dục là một hoạt động sinh học của on người, đem lại cảm giác thích thú, vì thế nhiều người nhất là nam giới ngoài quan hệ tình dục trong gia đình còn đi tìm hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục trước hoặc ngoài hôn nhân. Có quan điểm cho rằng, quan hệ tình dục là một nhu cầu và cần được đáp ứng miễn là có sự đống ý của 2 người và an toàn. Tuy nhiên khác với ăn ngũ và các hoạt động vui chơi khác mà đối tượng để thỏa mản là vật chấtđối tượng để thỏa mãn quan hệ tình dục là con người với những giá trị nhân bản khg thể phủ nhận. Thế nào là tình dục an toàn: - Tình dục an toàn là cách hưởng thụ tình dục mà vẫn tránh hoặc giảm được nguy cơ bị lây nhiễm các bệnh lây truyền qua đường tình dục và HIV/AIDS. - Nguyên tắc cơ bản của tình dục an toàn là khg bao giờ để cho máu, tinh dịch, hoặc dịch âm đạo từ bạn tình xâm nhập vào cơ thể của bạn ngoài trừ bạn biết rằng người bạn tình khg mắc STIs hoặc HIV/AIDS. - Tuân theo nguyên tắc cơ bản trên sẽ khg loại trừ tất cả các nguy cơ bị lây nhiễm các bệnh lây truyền qua đường tình dục nhưng sẽ giảm rất nhiều và loại trừ nguy cơ bị nhiễm bị nhiễm các bệnh trầm trọng nhất trong đó có HIV/AIDS. - Những chất dịch của cơ thể được biết có mang theo mần bệnh lây qua đường tình dục và HIV là máu, tinh dịch, và dịch âm đạonước bọt có thể mang một vài mầm bệnh lây qua đường tình dục ví dụ như mụn rộp, và bệnh lậu nhưng khg đủ ngưỡng lây HIV Tình dục an toàn bằng cách nào - Kiêng nhịn: (không quan hệ tình dục). - Trao đổi trò chuyện với bạn tình về sức khỏe tình dục của bản thân và của bạn tình cũng như về tình dục an toàn.. - Chung thủy với người bạn tình mà bạn tinh chắc chắn không bị nhiễm các bệnh lây truyền qua đường tình dục và HIV/AIDS. - Luôn luôn sử dụng bao cao su khgi giao hợp qua hậu môn , âm đạo, và qua miệng. - Tránh những cách không an toàn và biết cách hưởng thụ tình dục không giao hợp: ôm ấp, vuốt ve, hôn cơ thể... - Tình dục có thể an toàn nếu chúng ta quyết định có những biện pháp đơn giản bảo vệ bản thân và phòng tránh các bệnh lây qua đường tình dục và HIV/AIDS - Tình dục và kỷ năng khẳng định: khả năng thương lượng thành công để thực hiện tình dục an toàn khi chuùng ta có thể khẳng định một cách có trách nhiệm và phù hợp. Lưu ý: trong quá trình trao đổi sẽ có một số người đặt câu hỏi: nhiều người biết về các nguy cơ qua quan hệ tình dục nhưng vẫn tiến hành các hành vi tình dục không an toàn? giảng viên sẽ cùng cả lớp trao đổi sau đó đút kết theo một số ý : Điều gì khiến một số người ‘liều mình’ khi quan hệ tình dục? Vì thiếu kiến thức, họ không biết đang gây nguy hiểm cho chính bản thân mình Nhận thức về nguy cơ mang tính chủ quan cao – mỗi cá nhân có thái độ khác nhau về sự ‘liều’,và mức độ dám liều trong cuộc đời mình. Nhu cầu hoặc ham muốn tình dục làm lu mờ ý nghĩ về những nguy cơ có thể xảy ra trong lúc quan hệ. Thường người ta đã say xỉn hoặc đang phê thuốc khi quan hệ tình dục, khiến họ dám liều hơn trong những tình huống thông thường khác ‘Tình yêu và lòng tin’ đối với bạn tình cũng khiến người LĐNC thôi không mang bao cao su nữa. Nhiều người đã nhiễm HIV trong những mối quan hệ “yêu đương lãng mạn” chỉ kéo dài vài tuần hoặc vài tháng như thế. Thanh niên trai tráng có khuynh hướng liều mạng hơn người đứng tuổi; vì còn trẻ thì thích thử nghiệm điều mới mẻ. Đôi khi họ tưởng không có gì đánh gục họ được hoặc suy nghĩ nông cạn về những hành vi đang thực hiện. Người có lòng tự trọng thấp cũng rất hay liều mạng; nếu họ thấy mình “vô dụng” thì quan tâm đến bản thân để làm gì nữa? Lòng tự trọng cũng ảnh hưởng đến thái độ nắm bắt thông tin chăm sóc sức khoẻ bản thân. Khi thiếu lòng tự trọng, họ có xu hướng phớt lờ hoặc dửng dưng không tiếp cận thông tin. Một số không quan tâm đến nguy cơ lây nhiễm vì họ đang phải đối diện với những vấn đề ‘sống còn’ như nghèo đói, lo bữa ăn cho bản thân và gia đình, nhất là khi được lời đề nghị cho thêm tiền nếu chấp nhận không dùng bao, bị đe doạ, hành hung hoặc đang gặp một căn bệnh đe doạ đến tính mạng nặng nề hơn. Một số người khác dù biết nguy cơ có thể xảy ra nhưng không có khả năng giảm nguy cơ cho bản thân (ví dụ không thể thương lượng sử dụng bao với bạn tình). Một số không nhận ra, hoặc không muốn thừa nhận rằng bạn tình của họ trước đó đã có nhiều mối quan hệ tình dục với nhiều người khác. Một số quan niệm rằng bao cao su không có tác dụng, hoặc coi thường nguy cơ khi quan hệ không bảo vệ. Nhiều người cho rằng bao cao su làm giảm mức độ gần gũi với bạn tình và vì thế không thích sử dụng. Nhiều người nghĩ chỉ có “nhóm nguy cơ” mới dễ bị bệnh. Ví dụ người LĐNC cho rằng chỉ có người tiêm chích ma tuý và nữ hành nghề mại dâm mới bị HIV, v…v… Để tránh lây nhiễm HIV/AIDS, Do HIV có thể lây truyền qua hành vi tình dục, nên hành vi quan hệ tình dục qua đường hậu môn không bảo vệ với bạn tình nhiễm HIV/AIDS dễ làm lây lan nhất. Tiếp theo là quan hệ dương vật và đường âm đạo không bảo vệ. Xác suất lây qua quan hệ đường miệng thấp hơn nhiều, trừ phi người đó có vấn đề vệ sinh răng miệng dẫn đến việc chảy máu nướu lợi hoặc vết loét. Tuy vậy, nguy cơ mắc STI qua quan hệ đường miệng lại rất cao. Người nhận trong quan hệ tình dục đường hậu môn, miệng hay âm đạo có nguy cơ cao hơn người cho. HƯỚNG DẪN SỮ DỤNG BAO CAO SU ĐÚNG CÁCH Thảo luận về các bước sử dụng bao cao su đúng cách, phần này giúp hướng dẫn sử dụng bao cao su đúng cách và tạo tâm lý thoải mái khi trao đổi Chia thành từng cặp phát bao cao su, mô hình và sau đó sẽ thực hành việc mang bao cao su (trên mô hình) Thảo luận nhóm những câu sau: Chúng ta có thể làm gì để giúp NLĐNC cảm thấy thoải mái khi sử dụng bao cao su không? Khi sử dụng bao cao su mọi người thường phạm phải những sai lầm nào? Làm gì để mọi người thịch dung bao cao su khi có quan hệ tình dục xâm nhập?. Những lỗi thường gặp Khi Mang Bcs Chỉ mang khi gần chuẩn bị xuất. Rút dương vật ra khi nó mềm thay vì khi nó còn phải cương cứng, hoặc ngay sau khi xuất tinh... Không giữ vành bao cao su khi xuất ra ngoài. Không dung đủ chất bôi trơn để phòng ngừa bao cao su bị rách. Sử dụng bao cao su hết hạn Mang và tháo bao cao su không theo đúng nguyên tắc Sử dụng bao cao su khi đang say rượu hoặc phê ma túy nên không làm chủ bản thân và không đúng quy cách Các bước dùng bao cao su đúng cách: Kiểm tra ngày sản xuất và hạn sử dụng ở võ bao Lấy bao cao su ra khỏi bao nhẹ nhàng. Đặt bao cao su vào đầu dương vật cương cứng ( nếu có thể bôi một ít bôi trơn vào đầu dương vật trước khi mang bao giúp tăng nhạy cảm và hưng phấn ) Bóp không khí ra khỏi đầu bao. Lăn bao cao su dọc theo dương vật Vuốt để đẩy không khí ra Tiến hành hoạt động tình dục. Sau khi xuất tinh, giữ bao cao su ở phần đáy dương vật Rút dương vật ra khi còn cương cứng. Dùng giấy cầm ở tay tháo bao cao su ra khỏi dương vật Bao cao su nam Lµm tõ chÊt Latex D­¬ng vËt ph¶i c­¬ng cøng Cã hiÖu qu¶ nÕu dïng ®óng c¸ch Sö dông víi dÇu b«i tr¬n gèc n­íc Sö dông mét lÇn Nam giíi chñ ®éng RÎ vµ s½n cã trªn thÞ tr­êng Vứt bao cao su vào nơi an toàn Bản chiếu số 1 BCS nam: Lợi ích của BCS nam Bản chiếu số 2 Sö dông bao cao su ®óng c¸ch KiÓm tra h¹n dông Dån BCS vÒ mét phÝa LÊy BCS ra khái bao, n¾m mò BCS ®Ó dån kh«ng khÝ ra ngoµi, h­íng vßng cuèn ra ngoµi Vuèt BCS xuèng tËn gèc d­¬ng vËt Quan hÖ xong, th¸o BCS khi d­¬ng vËt vÉn cßn ®ang c­¬ng cøng. NÕu cã thÓ, sö dông kh¨n hoÆc giÊy ¨n gãi BCS vµ bá vµo thïng r¸c. T¹i sao kh«ng sö dông BCS? §ßi hái d­¬ng vËt ph¶i c­¬ng cøng MÊt thêi gian vµ ph¶i cã kü n¨ng BCS Latex chØ dïng víi dÇu b«i tr¬n gèc n­íc ChØ sö dông mét lÇn B¹n t×nh tõ chèi MÊt tiÒn Nam giíi kiÓm so¸t, phô n÷ ph¶i thuyÕt phôc Bản chiếu số 4 Bao cao su n÷ Làm tõ chÊt polyurethane Cã thÓ sö dông l¹i Vßng ®eo láng §Æt tr­íc khi giao hîp Kh«ng cÇn th¸o bá ngay* Dïng víi mäi lo¹i dÇu b«i tr¬n Phô n÷ chñ ®éng An toµn cho QHTD ®­êng hËu moân BCS nữ: Những điểm thuận lợi của bao cao su nữ Những điểm bất lợi của bao cao su nữ Bao không bó chặt dương vật, tạo cảm giác thoải mái cho người cho Đôi khi bao gây ra một số tiếng động trong lúc hành sự Có thể được dùng kèm với chất bôi trơn gốc dầu (cũng như gốc nước) Cỡ bao lớn, ban đầu trông hơi phản cảm Người cho trong quan hệ cảm thấy mình ‘có quyền’ vì người nhận mang bao chứ không phải mình; tâm lý này giúp việc thương lượng sử dụng bao trở nên dễ dàng hơn Giá cao hơn bao cao su latex nam nhiều lần Không dễ mua Bản chiếu số 5 Lîi Ých cña viÖc sö dông bao cao su nam vµ n÷ Phßng tr¸nh HIV vµ c¸c bÖnh LTQ§TD Tr¸nh thai An toµn khi QHTD ®­êng ©m ®¹o/hËu m«n VÖ sinh CÇn cã sù chuÈn bÞ tr­íc Khã dïng cho QHTD ®­êng miÖng DÇu b«i tr¬n Hai lo¹i: Gèc n­íc vµ gèc dÇu Gèc n­íc dïng ®­îc víi c¶ BCS nam vµ n÷ DÇu b«i tr¬n gèc dÇu chØ dïng ®­îc víi BCS n÷ Gióp QHTD x©m nhËp dÔ dµng h¬n, ®Æc biÖt trong QHTD ®­êng hËu m«n hoÆc ®èi víi phô n÷ bÞ kh« ©m ®¹o Kh«ng phæ biÕn ë thÞ tr­êng ViÖt Nam Bản chiếu số 6 BIẾT CÁCH THUYẾT PHỤC HIỆU QUẢ: Lưu ý:: nhiệm vụ của GDVĐĐ là khuyến khích thuyết phục tác động để thay đổi hành vi nguy cơ của khách hàng không đơn tuần là cho biết họ nên làm gì và không nên làm gì. GDVĐĐ cần nhớ trọng tâm của công việc là tác động làm thay đổi hành vi của khách hàng chẳn hạn tác động để họ sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục. Muốn vậy chúng ta phải biết những suy nghĩ nào nhận thức nào sẽ khiến họ quyết định thay đổi hành vi chẳng hạn những lý do thường gặp để mọi người không dùng bao cao su Lý do Điều kiện để thay đổi hành vi Hiểu biết sai về lây truyền HIV/STIs Nhận thức, hiểu biết, Không thích dùng bao cao su Cần thay đổi và có cái nhìn tích cực trong việc sử dụng bao cao su => xác định cái lợi cho bản thân họ Không biết sử dụng bao cao su đúng cách Kỹ năng và sự tự tin Tin tưởng ban tình, ngại không dám mua … Sự hỗ trợ của xã hội Đối tượng không có khả năng tiếp cận với bao cao su Sản phẩm và dịch vụ Bạn tình không chịu dùng Cần có người làm gương để đối tượng noi theo Lưu ý trong kỹ năng thuyết phục bạn tình dùng bao cao su - Thái độ bình tỉnh, mềm mỏngvà dứt khoát - Chứng tỏ rằng bạn từ chối lời đề nghị chứ không từ chối người đưa ra đề nghị. - Tìm hiểu ý muốn thực sự của lời đề nghị - Xác định các lý do thích hợp. - Lập lại quyết định và lý do của bạn một cách kiên nhẫn HIỂU BIẾT VỀ CÁCH DỊCH VỤ DÀNH CHO NHÓM ĐÍCH Mục tiêu Cung cấp cho HV những hiểu biết cụ thể về các dịch vụ hỗ trợ nhóm đích tại cộng đồng, nhằm hỗ trợ về nặt sức khỏe và cung cấp kiến thức dự phòng lây nhiễm HIV, STIs. . Phương Pháp: Thuyết trình và thảo luận. Phương tiện: Danh sách các dịch vụ ( Hànội lo giúp) , giấy Ao bút lông dầu . Nội dung chính: Có nhiều dịch vụ hỗ trợ nhóm tại cộng đồng. Cần phân biệt những nhu cầu cần sử dụng các laọi dịch vụ và như thế nào là dịch vụ thân thiện, tin cây. Nội dung Chuẩn bị sẳn một số câu hỏi, chia lớp làm 3 nhóm thảo luận trong 10 “ Các nhóm đích cần cung cấp loại dịch vụ gì? Nếu khách hàng nghi ngờ mình nhiễm HIV hoặc có STIs liệu họ có thể tim 2đến các dịch vụ để được hỗ trợ điều trị hay không? Vì sao? Liệt kê một số dịch vụ hỗ trợ hiện có tại HN mà bạn biết ? Đúc kết nội dung thảo luận Dịch vụ tin cậy thân thiện Thái độ nhân viên vui vẽ, niềm nở. Nhânviên phục vụ tận tâm. Không có thái độ ophán xét phân biệt đối xử. Nhân viên giải thích kỹ lưỡng, cụ thể rõ ràng những điều khách hàng muốn biết Đảm bảo tính bí mật thông tin Có thuốc miễn phí hoặc giá rẽ. Dịch vụ có chất lượng tốt.. 6.4. Kỹ năng lắng nghe tích cực Lắng nghe là kỹ năng được thể hiện qua những hành vi không lời, chẳng hạn như giao tiếp bằng mắt, cơ thể, và lời nói chứa đựng sự thấu cảm, tôn trọng, ấm áp, tin tưởng, chân thành và chân thật. Đó là kỹ năng quan trọng để thiết lập được sự nhất trí cũng như sự chấp nhận và gắn kết của các thành viên nhóm. Kỹ năng lắng nghe hiệu quả bao gồm cả việc nhắc lại, hoặc diễn đạt lại điều mà người khác nói và đáp lại một cách nhiệt tình, đồng cảm với ý nghĩa sau giao tiếp của các thành viên. 6.5. Giải quyết vấn đề và ra quyết định Trong cuộc sống của chúng ta luôn có những vấn đề nảy sinh, và làm cách nào để giải quyết tốt những vấn đề đó? Sáu bước sau đây sẽ giúp bạn vượt qua những vấn đề khó khăn đó. 1. Nhận ra vấn đề: Trước khi bạn cố tìm hướng giải quyết vấn đề, bạn nên xem xét kỹ đó có thật sự là vấn đề đúng nghĩa hay không, bằng cách tự hỏi: chuyện gì sẽ xảy ra nếu...?; hoặc: giả sử như việc này không thực hiện được thì...? Bạn không nên lãng phí thời gian và sức lực vào giải quyết nếu nó có khả năng tự biến mất hoặc không quan trọng. 2. Xác định chủ sở hữu của vấn đề: Không phải tất cả các vấn đề có ảnh hưởng đến bạn đều do chính bạn giải quyết. Nếu bạn không có quyền hạn hay năng lực để giải quyết nó, cách tốt nhất là chuyển vấn đề đó sang cho người nào có thể giải quyết. Có một câu nói nửa đùa nửa thật nhưng cũng đáng để bạn lưu ý: “Nhiệt tình cộng với thiếu hiểu biết đôi khi thành phá hoại”. 3. Hiểu vấn đề: Chưa hiểu rõ nguồn gốc của vấn đề sẽ dễ dẫn đến cách giải quyết sai lệch, hoặc vấn đề cứ lặp đi lặp lại. Nếu nói theo ngôn ngữ của y khoa, việc “bắt không đúng bệnh” thì chỉ trị triệu chứng, chứ không trị được bệnh, đôi khi “tiền mất, tật mang”. Bạn nên dành thời gian để lấy những thông tin cần thiết liên quan vấn đề cần giải quyết, theo gợi ý sau: Mô tả ngắn gọn vấn đề; nó đã gây ra ảnh hưởng gì?; Vấn đề xảy ra ở đâu?; Lần đầu tiên nó được phát hiện ra là khi nào?; Có gì đặc biệt hay khác biệt trong vấn đề này không? Tính chất của vấn đề (khẩn cấp, quan trọng)? 4. Chọn giải pháp: Sau khi đã tìm hiểu được cội rễ của vấn đề, nhà quản lý sẽ đưa ra được rất nhiều giải pháp để lựa chọn. Yếu tố sáng tạo sẽ giúp nhà quản lý tìm được giải pháp đôi khi hơn cả mong đợi. Cần lưu ý là một giải pháp tối ưu phải đáp ứng được ba yếu tố: có tác dụng khắc phục giải quyết vấn đề dài lâu, có tính khả thi, và có tính hiệu quả. Ở giai đoạn này, bạn cần thử nghiệm tính khả thi của từng giải pháp nhưng chỉ là thử trong đầu. Các câu hỏi ở đây như sau: Các giải pháp sẽ được thực hiện như thế nào? Chúng sẽ thỏa mãn các mục tiêu của tôi đến mức độ nào? Phí tổn (về tài chính, thời gian, công sức…) cho việc áp dụng mỗi giải pháp là bao nhiêu? Giải pháp nào tốt hơn, giải pháp nào tốt nhất? 5. Thực thi giải pháp: Khi bạn tin rằng mình đã hiểu được vấn đề và biết cách giải quyết nó, bạn có thể bắt tay vào hành động. Để đảm bảo các giải pháp được thực thi hiệu quả, nhà quản lý cần phải xác định ai là người có liên quan, ai là người chịu trách nhiệm chính trong việc thực thi giải pháp, thời gian để thực hiện là bao lâu, những nguồn lực sẵn có khác.v.v... 6. Đánh giá: Sau khi đã đưa vào thực hiện một giải pháp, bạn cần kiểm tra xem cách giải quyết đó có tốt không và có đưa tới những ảnh hưởng không mong đợi nào không. Những bài học rút ra được ở khâu đánh giá này sẽ giúp bạn giảm được rất nhiều “calori chất xám” và nguồn lực ở những vấn đề khác lần sau. Có thể bạn sẽ cảm thấy hơi rườm rà nếu làm theo các bước trên. Vạn sự khởi đầu nan. Lần đầu tiên áp dụng một kỹ năng mới bao giờ cũng đòi hỏi sự kiên nhẫn và quyết tâm của bạn. Nếu bạn thường xuyên rèn luyện, thì dần dần kỹ năng giải quyết vấn đề sẽ trở thành phản xạ vô điều kiện. KỸ NĂNG RA QUYẾT ĐỊNH Bạn có thường xuyên phải đưa ra những quyết định trong công việc, cuộc sống? Bạn nghĩ rằng để đưa ra một quyết định là khó hay dễ? Khi ở trong tình huống phải đưa ra quyết định, bạn sẽ dựa trên những yếu tố nào?? “Kỹ năng quyết định” gồm các công cụ giúp bạn đánh giá, lựa chọn những phương án tốt nhất để đạt được mục tiêu của mình, đồng thời giúp bạn hạn chế nhược điểm cá nhân, và biết cách tổ chức việc ra quyết định. Phần 1: Quy trình ra quyết định. -Xác lập mục tiêu -Xác lập bối cảnh để thành công . -Đề xuất các phương án. -Đánh giá các phương án -Chọn phương án khả thi nhất. 1.Xác lập mục tiêu: -Theo bạn,mục tiêu có thực sự quan trọng khi bạn đưa ra quyết định? -Bạn đã từng xác lập mục tiêu ngắn hạn? dài hạn của mình? -Khi đưa ra quyết định, bạn ưu tiên cho mục tiêu nào? 2.Xác lập bối cảnh để thành công: -Việc ra quyết định hiệu quả chỉ tồn tại khi tổ chức và các nhà lãnh đạo khuyến khích tranh luận có tính xây dựng và ủng hộ các quan điểm đa dạng. -Bối cảnh thuận lợi: + Có sự tham gia của những cá nhân thích hợp + Những người ra quyết định gặp nhau ở những nơi khuyến khích tư duy sáng tạo. + Những người tham gia thống nhất về cách ra quyết định. 3.Đề xuất các phương án: Quyết định đúng đắn luôn bắt nguồn từ những phương án khả thi. Để đưa ra được một phương án đúng đắn nhất, bạn cần phải có nhiều phương án lựa chọn khác nhau. -Hãy huy động trí tuệ tập thể. -Đặt các câu hỏi thăm dò: Chúng ta nên xem xét các phương án nào? Chúng ta trả lời như thế nào trước những mối quan tâm về…? -Sẵn sàng xem xét và thảo luận các quan điểm khác với quan điểm của chính bạn. -Khích lệ các ý tưởng sáng tạo. Nếu trong trường hợp chỉ có một phương án, bạn sẽ làm gì? Làm sao để bạn biết được đâu là một phương án khả thi? Cách đánh giá các phương án đưa ra? Cách đối phó với các vấn đề chưa biết để hạn chế rủi ro??? 1.Khi bạn chỉ có một phương án: -Cần huy động trí tuệ tập thể để tạo ra các phương án thay thế và giải pháp cho vấn đề. -Tạo ra bầu không khí thoải mái cho mọi người cùng  thảo luận, ghi lại các ý kiến của mọi người tham gia. -Đừng bỏ sót phương án cân bằng: Bạn có thể kết hợp những điểm tốt nhất của hai hay nhiều phương án hiện có để trở thành một phương án mới tốt hơn. •Phương án khả thi: -Được xây dựng rộng rãi, và là phương án độc lập -Mang tính thiết thực. -Mang tính khả thi, phù hợp xét theo khả năng và nguồn lực của công ty. 2.Ra quyết định Ba biện pháp ra quyết định: -Bắt bóng: Ý tưởng được tung ra cho một nhóm để xem xét. Bất cứ ai bắt được ý tưởng này đều phải tìm hiểu và cải thiện theo ý tưởng của mình. -Quan điểm đối lập: Chia thành 2 nhóm nhỏ A và B, mỗi nhóm sẽ đại diện cho một ý kiến chống đối. Cả 2 nhóm sẽ trình bày về ý tưởng và tranh luận về các đề xuất, tìm kiếm giả định chung. Mục tiêu cuối cùng là cả hai nhóm cùng nhất trí về một đề xuất. -Kiểm soát trí tuệ: Chia thành hai nhóm nhỏ, yêu cầu một nhóm phê bình và tìm cách cải thiện phương pháp của nhóm kia. 3.Khi gặp phải những vấn đề không chắc chắn: -Xác định  những lĩnh vực không chắc chắn -Xác định các yếu tố không chắc chắn có khả năng tác động lớn nhất. -Nỗ lực giảm thiểu các yếu tố không chắc chắn đóng vai trò quan trọng nhất. 4.Ảnh hưởng của tập thể, số đông tới việc đưa ra quyết định – Bài học từ những người nổi tiếng. CÂU HỎI ÔN TẬP PHỤ LỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Y tế, Báo cáo Quốc gia lần thứ ba về việc thực hiện tuyên bố cam kết về HIV/AIDS (giai đoạn 1/2006-12/2007), Hà Nội, 2008, tr.8. 2. Bộ Y tế, Báo cáo tình hình nhiễm HIV/AIDS, Hà Nội, 2008. 3. Chỉ thị số 54-CT/TW ngày 30 tháng 11 năm 2005 của Ban Bí thư về tăng cường lãnh đạo công tác phòng, chống HIV/AIDS trong tình hình mới, Hà Nội, 2005. 4. Chương trình phát triển Liên hợp quốc: Tác động của HIV/AIDS đến tình trạng dễ bị tổn thương và nghèo đói của các hộ gia đình ở Việt Nam, Hà Nội, tháng 8/2005. 5. Cục Phòng, chống HIV/AIDS, Tình hình nhiễm HIV/AIDS trong toàn quốc, ngày 7/10/2008 6. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2006, tr 173. 7. Đề cương bài giảng Xã hội học. Học viện Chính trị quốc gia – Phân viện TP. HCM; 8. Đề cương bài giảng. Học viện Nguyễn Ái Quốc HN, 1991; 9. J.Macionis, Nhập môn Xã hội học, NXB Thống kê, 2002. 10. Khảo sát Xã hội học về phân tầng xã hội. NXB KHXH HN, 1995; 11. Lê Bạch Dương - Đặng Nguyên Anh và cộng sự: Bảo trợ xã hội cho những nhóm thiệt thòi ở Việt Nam, Nxb. Thế giới, H. 2005. 12. Liên Hợp Quốc tại Việt Nam: Báo cáo đánh giá chung của Liên hợp quốc về Việt Nam, Hà Nội tháng 11/2004. 13. Bilton – Bonnett, Nhập môn Xã hội học. NXB XH 1993; 14. Phạm Tất Dong – Lê Ngọc Hùng, Xã hội học, NXB ĐHQG HN 1997; 15. Phạm Tất Dong – Nguyễn Sinh Huy – Đỗ Nguyên Phương, Xã hội học đại cương.. HN, 1995; 16. R.Chaepfer, Nhập môn Xã hội học, NXB Thống kê, 2003 17. Tập bài giảng xã hội học – Dân số học. Trung tâm Xã hội học – Tin học. HN, 1995. 18. Trần Hữu Quang, Nhập môn Xã hội học, 1993; 19. Trần Hữu Quang, Xã hội học về truyền thông đại chúng, Đại học Mở - Bán công thành phố Hồ Chí Minh, 1997. 20. Trịnh Duy Luân, Tìm hiểu môn Xã hội học Đô thị.. NXB KHXH, HN, 1996; 21. Từ điển Xã hội học. Nguyễn Khắc Viện. NXB HN, 1995; 22. UNDP, AusAID, Tác động của HIV/AIDS đến tình trạng dễ bị tổ thương và nghèo đói của các hộ gia đình tại Việt Nam, Hà Nội, 2005, tr 7. 23. Uỷ ban Quốc gia phòng chống AIDS và phòng chống tệ nạn ma tuý, mại dâm: Chiến lược Quốc gia phòng chống HIV/AIDS ở Việt Nam đến năm 2010 và tầm nhìn 2020, Nxb. Y học, H. 2004. 24. Uỷ Ban Quốc gia Phòng, chống AIDS, tr.49. 25. Phần tài liệu nước ngoài: (bổ sung)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docGiáo Trình Xã hội học về HIV-AIDS.doc
Luận văn liên quan