Giới thiệu về hệ thống khởi động của xe toyota vios 1.5g at 2009 Việt Nam

MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU . Chương I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ HỆ THỐNG KHỞI ĐỘNG I. NHIỆM VỤ, YÊU CẦU VÀ PHÂN LOẠI II. GIỚI THIỆU XE TOYOTA VIOS 1.5G AT 2009 VIỆT NAM . III. SƠ ĐỒ VÀ NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG KHỞI ĐỘNG TRÊN XE TOYOTA VIOS 1.5G AT 2009 VIỆT NAM . V. ƯU ĐIỂM VÀ NHƯỢC ĐIỂM Chương II:PHÂN TÍCH NHỮNG HƯ HỎNG CỦA HỆ THỐNG KHỞI I. CÁC HƯ HỎNG VÀ NGUYÊN NHÂN GÂY RA CÁC HƯ HỎNG II. PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA, CHẨN ĐOÁN ĐỂ TÌM RA CÁC . Chương 3: BẢO DƯỠNG SỬA CHỮA HỆ THỐNG KHỞI ĐỘNG I. BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA HỆ THỐNG KHỞI ĐỘNG . II. CÁC BIỆN PHÁP KÉO DÀI TUỔI THỌ CỦA HỆ THỐNG . __________________________________________________ ______ LỜI NÓI ĐẦU. Theo xu hướng phát triển toàn cầu hoá, nền kinh tế Việt Nam đồng tiến sang một thời kì mới thời kỳ Công nghiệp hóa, hiện đại hoá đất nước gắn liền với việc mở rộng quan hệ hợp tác kinh tế với các nước trong khu vực và trên toàn thế giới.Sự chuyển đổi này đã ảnh hưởng rõ rệt đến hoạt động kinh tế cũng như những hoạt động khác của xã hội.Trong nhiều năm gần đây cùng với sự phát triển của kinh tế,khoa học kỹ thuật và nhu cầu của con người tốc độ gia tăng số lượng và chủng loại ô tô ở nước ta khá nhanh. Nhằm thỏa mãn càng nhiều nhu cầu về giao thông vận tải và thị hiếu của con người. Nhiều hệ thống trang thiết bị cũ kỹ trên ô tô đã dần được thay thế bởi các hệ thống kết cấu hiện đại .

pdf48 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 6284 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giới thiệu về hệ thống khởi động của xe toyota vios 1.5g at 2009 Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ở những dòng xe khác nhau cũng có cấu tạo và kỹ thuật chẩn đoán khác nhau. Do vậy để làm tốt công tác quản lý chất lượng ô tô, có thể quyết định nhanh chóng các tác động kỹ thuật tiếp sau, cần thiết phải nắm vững kỹ thuật chẩn đoán trên ô tô ngày nay.Chẩn đoán trên ô tô là một công tác phức tạp cần đòi hỏi người tiến hành phải nắm được kết cấu cụ thể. Cũng để giúp cho các sinh viên của trường CAO ĐẲNG GIAO THÔNG VẬN TẢI có thể tìm hiểu sâu hơn vấn đề này các giảng viên của khoa CƠ KHÍ ô tô đã giao cho em tìm hiểu đề tài “Bảo dưỡng sửa chữa hệ thống khởi động trên xe TOYOTA VIOS 1.5G AT 2009 Việt Nam ”. T Tr­êng Cao §¼ng GTVT GVHD: §ç Thµnh Ph­¬ng Khoa C¬ khÝ Chuyªn §Ò Tèt NghiÖp. Sinh Viªn: D­¬ng V¨n Phóc. Líp: K59C§¤2 3 Do thời gian, điều kiện nghiên cứu và trình độ còn nhiều hạn chế nên đề tài môn học của em không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhân được sự giúp đỡ của các thấy cô giáo và bạn đọc. Em xin chân thành cảm ơn Giảng viên : ĐỖ THÀNH PHƯƠNG đã giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp này. Đề tài gồm các phần : Chương 1: GIỚI THIỆU VỀ HỆ THỐNG KHỞI ĐỘNG CỦA XE TOYOTA VIOS 1.5G AT 2009 VIỆT NAM. Chương 2: PHÂN TÍCH NHỮNG HƯ HỎNG CỦA HỆ THỐNG KHỞI ĐỘNG TREN XE TOYOTA VIOS 1.5G AT 2009 VIỆT NAM. Chương 3: BẢO DƯỠNG SỬA CHỮA HỆ THỐNG KHỞI ĐỘNG TRÊN XE TOYOTA VIOS 1.5G AT 2009 VIỆT NAM. Xin chân thành cảm ơn ! VÜnh Yªn, ngµy th¸ng n¨m 2011 SINH VIÊN Dương Văn Phúc Tr­êng Cao §¼ng GTVT GVHD: §ç Thµnh Ph­¬ng Khoa C¬ khÝ Chuyªn §Ò Tèt NghiÖp. Sinh Viªn: D­¬ng V¨n Phóc. Líp: K59C§¤2 4 Chương 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ HỆ THỐNG KHỞI ĐỘNG I. NHIỆM VỤ, YÊU CẦU VÀ PHÂN LOẠI : 1. Nhiệm vụ của hệ thống khởi động: Làm nhiệm vụ quay trục khuỷu động cơ, đạt tốc độ nhất định, để từ đó động cơ có thể làm việc tự lập được. ( tốc độ này phải đảm bảo hòa trộn được nhiêu liệu xăng hoặc diezenl ) với không khí, tạo thành hỗn hợp công tác trong xilanh động cơ và hỗn hợp có thể bén lửa, cháy, dãn nở sinh công. - Tốc độ quay nhỏ nhất với động cơ xăng: 40 ÷ 50 v/p. - Tốc độ quay nhỏ nhất với động cơ diezenl: 80 ÷ 120 v/p. 2. Yêu cầu của hệ thống khởi động: - Mô men khởi động phải lớn để thắng các mô men cản của động cơ ( mô men cản khởi động của động cơ bao gồm mô men cản ma sát của các chi tiết có chuyển động tương đối khi động cơ khởi động và mô men cản khi nén hỗn hợp công tác trong xi lanh. Trị số mô men cản phụ thuộc vào loại động cơ, số xi lanh và nhiệt độ động cơ khi khởi động); đảm bảo dẫn động trục khuỷu động cơ quay đạt tốc độ vòng quay khởi động. - Cơ cấu truyền lực phải không bị trượt, nhưng khi động cơ đã làm việc thì phải được sự truyền động ngược từ trục khuỷu động cơ sang máy khởi động, làm việc êm dịu không có tiếng kêu. - Cơ cấu điều khiển khởi động phải kết cấu đợn giản, gọn nhẹ, dễ bố trí, dễ sử dụng. - Tuổi thọ, độ tin cậy cao, ít phải chăm sóc, bảo dưỡng, giá thành hạ. 3. Phân loại hệ thống khởi động: Để khởi động, có thể sử dụng nhiều phương pháp làm quay trục khuỷu động cơ: - Khởi động trực tiếp : quay tay, đạp chân, trôi dốc, kéo … - Khởi động bằng khí nén: dùng không khí nén cao áp tác động vào đỉnh piston ở kỳ hút ( thường dùng cho máy tĩnh tại, tàu thủy …). - Khởi động bằng máy lai: dùng động cơ nhỏ ( động cơ xăng 2 kỳ, đánh lửa bằng manhêtô ) dùng để kéo quay động cơ điêzen cỡ lớn ( thường dùng trên các máy xây dựng ). Tr­êng Cao §¼ng GTVT GVHD: §ç Thµnh Ph­¬ng Khoa C¬ khÝ Chuyªn §Ò Tèt NghiÖp. Sinh Viªn: D­¬ng V¨n Phóc. Líp: K59C§¤2 5 - Khởi động điện: dùng ắc quy và máy khởi động để quay trục khuỷu động cơ. Hiện nay hệ thống này được ứng dụng rộng rãi trên ô tô, xe máy. Theo phương pháp điều khiển, hệ thống khởi động điện lại được phân ra làm hai loại sau: + Máy khởi động điều khiển trực tiếp: người ta sử dụng phải trực tiếp tác dụng 1 lực để đóng các tiếp điểm của cơ cấu điều khiển. + Máy khởi động điều khiển gián tiếp: nhờ lực điện từ để đóng các tiếp điểm và đưa bánh răng máy khởi động ra ăn khớp với vành răng bánh đà. Tr­êng Cao §¼ng GTVT GVHD: §ç Thµnh Ph­¬ng Khoa C¬ khÝ Chuyªn §Ò Tèt NghiÖp. Sinh Viªn: D­¬ng V¨n Phóc. Líp: K59C§¤2 6 II. GIỚI THIỆU XE TOYOTA VIOS 1.5G AT 2009: Hình 1.1: xe TOYOTA VIOS 1.5G AT 2009 Việt Nam. 1. sơ đồ tổng thể của xe: Hình1.2: sơ đồ tổng thể xe TOYOTA VIOS 1.5G AT 2009 Việt Nam. Tr­êng Cao §¼ng GTVT GVHD: §ç Thµnh Ph­¬ng Khoa C¬ khÝ Chuyªn §Ò Tèt NghiÖp. Sinh Viªn: D­¬ng V¨n Phóc. Líp: K59C§¤2 7 2. Bảng thông số kỹ thuật: Động cơ Hãng sản xuất TOYOTA Vios Loại động cơ 1.5 lít, 1NZ-FE, xăng không chì Kiểu động cơ 4 xylanh, thẳng hàng, 16 van, DOHC-VVT-i Dung tích xi lanh (cc) 1497cc Công suất tối đa 107 / 6000 (HP/rpm). 80 / 6000 (kW/rpm). Mô men xoắn tối đa 14.4 / 4200 (Kg.m/rpm). 141 / 4200 (Nm/rpm). Tiêu chuẩn khí xả Euro 4. Loại xe Sendan Hộp số truyền động Hộp số 4 số tự động Truyền động Cầu trước Nhiên liệu Loại nhiên liệu Xăng không chì Kích thước, trọng lượng Dài (La) 4300 mm. Rộng (Ba) 1700 mm. Cao (Ha) 1460 mm. Chiều dài cơ sở (L) 2550 mm. Chiều rộng cơ sở trước/sau 1470/1460 mm. Khoảng sáng gầm xe(mm) 150 mm. Bán kính vòng quay tối thiểu 4.99 mm. Trọng lượng không tải (kg) 1055 kg – 1110 kg. Trọng lượng toàn tải (kg) 1520 kg. Dung tích bình nhiên liệu (lít) 42 lít. Dung tích khoang chứa hành lý 475 Tr­êng Cao §¼ng GTVT GVHD: §ç Thµnh Ph­¬ng Khoa C¬ khÝ Chuyªn §Ò Tèt NghiÖp. Sinh Viªn: D­¬ng V¨n Phóc. Líp: K59C§¤2 8 Cửa, chỗ ngồi Số cửa 4 cửa Số chỗ ngồi 5 chỗ Xuất xứ Việt Nam 3. Thông số thiết bị tiện nghi: Nội thất Chất liệu ghế da Ghế trước Trượt và ngã chỉnh độ cao mặt ghế (ghế người lái). Ghế sau Lưng ghế gập 60:40 Hệ thống âm thanh FM/AM, CD player, MP3 & WMA, Loa 6 cái Bản đồng hồ Optitron Màn hình hiển thị đa thông tin Tay lái Có Trợ lực lái điện. Chỉnh độ nghiêng Bọc da tích hợp nút chỉnh âm thanh Ngoại thất Nệp hông xe Màu với viền mạ crom Đèn báo rẽ Tích hợp Kính chiếu hậu Ngoài gập điện Thiết bị an toàn an ninh Hệ thống chống trộm Dây đai an toàn Đèn sương mù Phanh, giảm sóc, lốp xe Phanh trước Đĩa thông gió Phanh sau Đĩa Giảm sóc trước Kiểu McPherson thanh cân bằng Giảm sóc sau Thanh xoắn ETA với thanh cân bằng Lốp xe 185/60R15 Vành mâm xe Mâm đúc Tr­êng Cao §¼ng GTVT GVHD: §ç Thµnh Ph­¬ng Khoa C¬ khÝ Chuyªn §Ò Tèt NghiÖp. Sinh Viªn: D­¬ng V¨n Phóc. Líp: K59C§¤2 9 4. Thông số an toàn: Túi khí an toàn Túi khí cho người lái Túi khí cho hành khách phía trước Túi khí cho hành khách phía sau Túi khí hai bên hàng ghế Túi khí treo phía trên hai hàng ghế trước và sau Phanh& điều khiển Chống bó cứng phanh (ABS) Phân bố lực phanh điện tử (EBD) Trợ lực phanh khẩn cấp (EBA,BAS) Tự động cân bằng điện tử (ESP) Điều khiển hành trình (Cruise Control) Hỗ trợ cảnh báo lùi Khóa & chống trộm Chốt cửa an toàn Khóa cửa tự động Khóa cửa điện điều khiển từ xa Khoá động cơ Hệ thống báo trộm ngoại vi Thông số khác Đèn sương mù Đèn cảnh báo thắt dây an toàn Đèn phanh phụ thứ 3 lắp cao Tr­êng Cao §¼ng GTVT GVHD: §ç Thµnh Ph­¬ng Khoa C¬ khÝ Chuyªn §Ò Tèt NghiÖp. Sinh Viªn: D­¬ng V¨n Phóc. Líp: K59C§¤2 10 III. SƠ ĐỒ VÀ NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG KHỞI ĐỘNG TRÊN XE TOYOTA VIOS 1.5G AT 2009. A. Sơ đồ cấu tạo của hệ thống khởi động trên xe TOYOTA VIOS 1.5G AT: Hình 1.3: sơ đồ hệ thống khởi động trên xe TOYOTA VIOS 1.5G AT. 1. Ắc quy. 2. Cầu chì. 3.Khóa điện khởi động. 4. Rơ le khởi động. 5. Cuộn hút. 6. Cọc C. 7. Tiếp điểm chính. 8. Cọc M. 9. Cọc 50. 10. Cuộn giữ. 11. lõi. 12. Máy khởi động. 1. Các bộ phận khác: a. Ắc quy: - Có nhiệm vụ cấp điện cho các cuộn dây rơ le và động cơ điện. b. Cầu chì: - Dùng để bảo vệ mạch điện khởi động. c. Khóa điện: - Công tắc khởi động để đóng, cắt dòng điện của ắc quy đến các cuộn dây rơ le. d. Máy khởi động: Gồm có: - Rơ le kéo ( Solenoid ): để đưa bánh răng khỏi động ra ăn khớp với vành báng đà, đồng thời đóng điện từ ắc quy vào động cơ điện một chiều. - Động cơ điện một chiều: để biến điện năng thành cơ năng. - Khớp truyền lực: để truyền mô men từ rô to động cơ điện đến bánh đà. Tr­êng Cao §¼ng GTVT GVHD: §ç Thµnh Ph­¬ng Khoa C¬ khÝ Chuyªn §Ò Tèt NghiÖp. Sinh Viªn: D­¬ng V¨n Phóc. Líp: K59C§¤2 11 2: Máy khởi động ( loại hộp giảm tốc ): 2.1. Nhiệm vụ: Chyển điện năng của ắc quy thành cơ năng làm quay trục khuỷu để khởi động động cơ ô tô. 2.2. Cấu tạo: Hình 1.4: Máy khởi động trên xe TOYOTA VIOS 1.5G AT. a. Phần cảm( Stato ): Hình 1.5: Vỏ, cực từ, cuộn cảm và chổi than - Vỏ: là một ống thép được gia công mặt trong, bên trong có gắn các khối cực từ để giữ các cuộn dây kích thích (thường có 4 khối cực từ ) trên vỏ có gắn các ốc thau cách điện để dẫn điện từ ắcquy vào. -Cực từ: được chế tạo bằng thép ít cacbon để có đặc tính dẫn từ tốt và được bắt vào trong thân bằng các vít đặc biệt. Tr­êng Cao §¼ng GTVT GVHD: §ç Thµnh Ph­¬ng Khoa C¬ khÝ Chuyªn §Ò Tèt NghiÖp. Sinh Viªn: D­¬ng V¨n Phóc. Líp: K59C§¤2 12 - Cuộn dây kích thích: có nhiệm vụ tạo từ trường chính xác cho các khối cực, được quấn bằng dây đồng dẹp có tiết diện lớn xung quanh các khối cực từ khoản 4 – 10 vòng. Phần này là cuộn dây kích thích nối tiếp còn cuộn dây kích thích song song có tiết diện dây nhỏ, quấn nhiều vòng để đảm bảo cường độ từ cảm trên các cực từ là như nhau. Dây kích thích phải lớn vì khi máy khởi động làm việc thì dòng điện tiêu thụ rất lớn (200 – 800)A và có thể lớn hơn nữa. Các cuộn dây kích thích kề nhau được quấn ngược chiều để tuần tự tạo ra các cực Bắc, Nam khác nhau tác dụng lên thân máy, có nhiệm vụ làm cầu nối liên lạc mạch từ giũa các khối cực. Ở các máy khởi động có công suất nhỏ thì các cuộn dây được đấu nối tiếp, còn ở máy khởi độngcó công suất lớn và trung bình các cuộn dây đấu song song - nối tiếp. b. Phần ứng ( Rô to ): Hình 1.6: Kết cấu của rô to - Trục máy khởi động: được chế tạo bằng thép. + Khối thép từ: thường được chế tạo bằng các lá thép kỹ thuật điện dày từ (0,5 – 1mm), có hình dạng đặc biệt được ép lên trục rotor. Phía bên ngoài có nhiều rãnh dọc để quấn dây. Rotor được đỡ trên 2 bạc thau và quay bên trong các khối cực của stator với khe hở ít nhất để giảm bớt tốn hao năng lượng từ trường. + Khung dây phần ứng: Dây quấn trong rotor máy khởi động là các thanh đồng có tiết diện hình chữ nhật. Mỗi rãnh thường có 2 dây và quấn sóng, các dây quấn được cách điện với lõi của rotor, các đầu dây của các khung dây được hàn vào các lá góp bằng thau của cổ góp. + Cổ góp điện: gồm nhiều lá góp bằng thau, ghép quanh trục, giữa các lá góp được cách điện với nhau và cách điện với trục bằng mica. Tr­êng Cao §¼ng GTVT GVHD: §ç Thµnh Ph­¬ng Khoa C¬ khÝ Chuyªn §Ò Tèt NghiÖp. Sinh Viªn: D­¬ng V¨n Phóc. Líp: K59C§¤2 13 c. Chổi than và giá đỡ chổi than: Hình 1.7: Giá đỡ chổi than và chổi than. - Chổi than được chế tạo bằng bột than, bột đồng với thiếc, đồng với graphit được đúc ép thành khối với áp suất cao nhằm làm giảm điện trở riêng và mức mài mòn của chổi than. Các chổi điện được dính liền với dây dẫn điện . Trong máy khởi động thường dùng 4 chổi điện,được bố trí như hình 1.8. Trong đó có 2 chổi điện dương được gắn vào giá đỡ, chổi điện được cách điện với thân máy, chổi điện dương có nhiệm vụ dẫn điện từ cuộn dây kích thích vào dây quấn rotor, 2 chổi âm cũng được gắn vào giá đỡ và thường tiếp mát qua nắp của máy khởi động. Trên máy khởi động có công suất lớn thường dùng 2 chổi than bố trí chung ở một vị trí, như vậy trong máy khởi động có 8 chổi than, 2 cặp chổi than âm và 2 cặp chổi than dương. - Các lò xo chổi than nén vào cổ góp phần ứng và làm cho phần ứng dừng lại ngay sau khi máy khởi động bị ngắt. d. Bộ phận giảm tốc: - Bộ truyền giảm tốc truyền lực quay của mô tơ tới bánh răng dẫn động khởi động và làm tăng mô men xoắn bằng cách làm chậm tốc độ của mô tơ. - Bộ truyền giảm tốc làm giảm tốc độ quay của mô tơ với tỷ số là 1/3 - 1/4 và nó có một li hợp khởi động ở bên trong. Hình 1.8: Sơ đồ bộ giảm tốc. Tr­êng Cao §¼ng GTVT GVHD: §ç Thµnh Ph­¬ng Khoa C¬ khÝ Chuyªn §Ò Tèt NghiÖp. Sinh Viªn: D­¬ng V¨n Phóc. Líp: K59C§¤2 14 e. Ly hợp một chiều: - Li hợp khởi động truyền chuyển động quay của mô tơ tới động cơ thông qua bánh răng chủ động khởp động. - Để bảo vệ máy khởi động khỏi bị hỏng hóc bởi số vòng quay cao được tạo ra khi động cơ đã được khởi động người ta bố trí li hợp khởi động này. Đó là li hợp khởi động loại một chiều có các con lăn. Hình 1.9: Sơ đồ của ly hợp một chiều. * Nguyên tắc hoạt động của ly hợp một chiều: - Khi khởi động: Khi bánh răng li hợp (bên ngoài) quay nhanh hơn trục then (bên trong) thì con lăn li hợp bị đẩy vào chỗ hẹp của rãnh và do đó lực quay của bánh răng li hợp được truyền tới trục then. Hình 1.10: Hoạt động của ly hợp khởi động (Khi khởi động) Tr­êng Cao §¼ng GTVT GVHD: §ç Thµnh Ph­¬ng Khoa C¬ khÝ Chuyªn §Ò Tèt NghiÖp. Sinh Viªn: D­¬ng V¨n Phóc. Líp: K59C§¤2 15 - Sau khi khởi động động cơ Khi trục then (bên trong) quay nhanh hơn bánh răng li hợp (bên ngoài), thì con lăn li hợp bị đẩy ra chỗ rộng của rãnh làm cho bánh răng li hợp quay không tải. Hình 1.11: Hoạt động của ly hợp khởi động (Sau khi khởi động) * Cơ cấu ăn khớp và nhả khớp của ly hợp một chiều: - Công dụng Cơ cấu ăn khớp / nhả có hai chức năng. + Ăn khớp bánh răng khởi động với vành răng bánh đà. + Ngắt sự ăn khớp giữa bánh răng khởi động với vành răng bánh đà. - Cơ cấu ăn khớp Hình 1.12: Hoạt động ăn khớp Các mặt đầu của bánh răng bendix và vành răng đi vào ăn khớp với nhau nhờ tác động hút của công tắc từ và ép lò xo dẫn động lại. Sau đó tiếp điểm chính được bật lên và lực quay của phần ứng tăng lên. Một phần lực quay được chuyển thành lực đẩy bánh răng bendix nhờ then xoắn. Nói cách khác bánh răng bendix được đư*a vào ăn khớp với vành răng bánh đà nhờ lực hút của công tắc từ, lực quay của phần ứng và lực đẩy của then xoắn. Bánh răng bendix và vành răng được vát mép để việc ăn khớp được dễ dàng. Tr­êng Cao §¼ng GTVT GVHD: §ç Thµnh Ph­¬ng Khoa C¬ khÝ Chuyªn §Ò Tèt NghiÖp. Sinh Viªn: D­¬ng V¨n Phóc. Líp: K59C§¤2 16 - Cơ cấu nhả khớp Khi bánh răng bendix làm quay vành răng thì xuất hiện áp lực cao trên bề mặt răng của hai bánh răng. Khi tốc độ quay của động cơ (vành răng) trở nên cao hơn so với bánh răng bendix khi khởi động động cơ, nên vành răng làm quay bánh răng bendix. Một phần của lực quay này được chuyển thành lực đẩy dọc trục nhờ then xoắn để ngắt sự ăn khớp giữa bánh răng bendix và vành răng. Hình 1.13: Hoạt động nhả khớp Cơ cấu ly hợp máy khởi động ngăn không cho lực quay của động cơ truyền tới bánh răng bendix từ vành răng bánh đà. Kết quả là áp lực giữa các bề mặt răng của hai bánh răng giảm xuống và bánh răng bendix được kéo ra khỏi sự ăn khớp một cách dễ dàng. Vì lực hút của công tắc từ bị mất đi nên lò xo hồi về đang bị nén sẽ đẩy bánh răng bendix về vị trí cũ và hai bánh răng sẽ không còn ăn khớp nữa. f. Bánh răng và khớp xoắn ốc: Hình 1.14: Sơ đồ bánh răng và khớp xoắn ốc. - Bánh răng dẫn động khởi động và vành răng truyền lực quay từ máy khởi động tới động cơ nhờ sự ăn khớp an toàn giữa chúng. Bánh răng dẫn động khởi động được vát mép để ăn khớp được dễ dàng - Then xoắn chuyển lực quay vòng của mô tơ thành lực đẩy bánh răng dẫn động khởi động và trợ giúp cho việc ăn khớp và ngắt sự ăn khớp của bánh răng dẫn động khởi động với vành răng Tr­êng Cao §¼ng GTVT GVHD: §ç Thµnh Ph­¬ng Khoa C¬ khÝ Chuyªn §Ò Tèt NghiÖp. Sinh Viªn: D­¬ng V¨n Phóc. Líp: K59C§¤2 17 g. Công tắc từ: Hình 1.15: Sơ đồ cấu tạo công tắc từ. - Công tắc từ hoạt động như là một công tắc chính của dòng điện chạy tới mô tơ và điều khiển bánh răng dẫn động khởi động bằng cách đẩy nó vào ăn khớp với vành răng khi bắt đầu khởi động và kéo nó ra sau khi khởi động. - Cuộn kéo được cuốn bằng dây có đường kính lớn hơn cuộn giữ và lực điện từ của nó tạo ra lớn hơn lực điện từ được tạo ra bởi cuộn giữ Tr­êng Cao §¼ng GTVT GVHD: §ç Thµnh Ph­¬ng Khoa C¬ khÝ Chuyªn §Ò Tèt NghiÖp. Sinh Viªn: D­¬ng V¨n Phóc. Líp: K59C§¤2 18 1.3. Nguyên lý làm việc của máy khởi động : 1. Khóa điện. 2. Cuộn hút. 3. Cuộn Giữ. 4. Cuộn cảm ( Stato ). 5.Phần ứng ( Rô to ). 6. Ly hợp. 7. Bánh răng chủ động. 8. Vành răng ( Bánh đà ). Hình 1.16: Sơ đồ hoạt động của máy khởi động. a- Hút vào: Khi bật khoá điện lên vị trí START, dòng điện của accu đi vào cuộn giữ và cuộn hút. Sau đó dòng điện đi từ cuộn hút tới phần ứng qua cuộn cảm xuống mát. Việc tạo ra lực điện từ trong các cuộn giữ và cuộn hút sẽ làm từ hoá các lõi cực và do vậy piston của công tắc từ bị hút vào lõi cực của nam châm điện. Nhờ sự hút này mà bánh răng bendix bị đẩy ra và ăn khớp với vành răng bánh đà đồng thời đĩa tiếp xúc sẽ bật công tắc chính lên. Để duy trì điện áp kích hoạt công tắc từ, một số xe có relay khởi động đặt giữa khoá điện và công tắc từ. b- Giữ : Khi công tắc chính được bật lên, thì không có dòng điện chạy qua cuộn hút vì hai đầu cuộn hút bị đẳng áp, cuộn cảm và cuộn ứng nhận trực tiếp dòng điện từ accu. Cuộn dây phần ứng sau đó bắt đầu quay với vận tốc cao và động cơ được khởi động. Ở thời điểm này piston được giữ nguyên tại vị trí chỉ nhờ lực điện từ của cuộn giữ vì không có dòng điện chạy qua cuộn hút. Tr­êng Cao §¼ng GTVT GVHD: §ç Thµnh Ph­¬ng Khoa C¬ khÝ Chuyªn §Ò Tèt NghiÖp. Sinh Viªn: D­¬ng V¨n Phóc. Líp: K59C§¤2 19 c- Nhả khớp: Khi khoá điện được xoay từ vị trí START sang vị trí ON, tại thời điểm này, tiếp điểm chính vẫn còn đóng, dòng điện đi từ phía công tắc chính tới cuộn hút rồi qua cuộn giữ. Đặc điểm cấu tạo của cuộn hút và cuộn giữ là có cùng số vòng dây quấn và quấn cùng chiều. Ở thời điểm này, dòng điện qua cuộn hút bị đảo chiều, lực điện từ được tạo ra bởi cuộn hút và cuộn giữ triệt tiêu lẫn nhau nên không giữ được piston. Do đó piston bị đẩy trở lại nhờ lò xo hồi về và công tắc chính bị ngắt làm cho máy khởi động dừng lại. B. Nguyên lý làm việc của hệ thống khởi động trên xe TOYOTA VIOS 1.5G AT: 1. Động cơ chưa khởi động: * Khi bật khóa điện (2) nấc khởi đông ( start ): cuộn dây rơ le khởi động có dòng điện chạy qua và kín mạch, tạo ra lực từ hút đóng tiếp điểm trong rơ le, nối thông hai cực tiếp điểm với nhau. Dòng điện qua cuộn dây rơ le khởi động có dòng điện như sau: ( + ) ắc quy → cầu chì nguồn → cọc chính khóa điện → cọc ( Start ) khóa điện → Cuộn dây rơ le khở động → Mát → ( - ) ắc quy. * Khi tiếp điểm của rơ le khởi động được nối thông sẽ có dòng điện cung cấp cho cuộn dây hút, giữ của máy khởi động, dòng điện đó đi như sau: - (+) ắc quy → Cầu chì → Tiếp điểm rơ le khởi động → Cuộn giữ → Mát → (-) ắc quy. - (+) ắc quy → Cầu chì → Tiếp điểm rơ le khởi động → Cuộn hút → Cọc ( C ) rơ le máy khởi động → Các cuộn dây Stato máy khởi động → Chổi than ( + ) → Cuộn dây rô to → Chổi than ( - ) → mát → ( - ) ắc quy. * Khi cuộn dây rơ le máy khởi động có dòng điện đi qua sẽ sinh ra lực từ hút và đóng tiếp điểm nối thông cọc ( M ) và cọc ( C ) cung cấp dòng điện làm việc cho máy khởi động, làm cho máy khởi đông quay và khởi đông động cơ. Dòng điện dó sẽ đi như sau: ( + ) ắc quy → Cọc 30 rơ le → Tiếp điểm → Cọc ( M, C ) → Rơ le máy khởi động → Cuộn Stato máy khởi động → Chổi than ( + ) → Cuộn Rô to máy khởi động → Chổi than ( - ) → Mát → ( - ) ắc quy. Tr­êng Cao §¼ng GTVT GVHD: §ç Thµnh Ph­¬ng Khoa C¬ khÝ Chuyªn §Ò Tèt NghiÖp. Sinh Viªn: D­¬ng V¨n Phóc. Líp: K59C§¤2 20 2. Động cơ đã khởi động: Khi động cơ đã hoạt động, người lái xe buông tay ra khỏi khóa điện, khóa điện tự trả về vị trí ban đầu cắt dòng điện từ ắc quy qua công tắc đề vào cuộn dây rơ le khởi động. Lúc này dòng điện vào cuộn rơ le hút giữ từ cọc máy khởi động nên lực từ tạo ra trong cuộn hút cá tác dụng ngược với ban đầu, cùng với lực tác dụng của lò xo hồi vị làm lõi từ trở về vị trí ban đầu, tách ( 5 ) khỏi ( 6 ) đồng thời kéo ( 14 ) tách khỏi ( 15 ), máy khởi động ngừng hoạt động. V. ƯU ĐIỂM VÀ NHƯỢC ĐIỂM: 1. Ưu điểm: - Tự động loại ra khỏi hệ thống khi động cơ đã nổ nhờ khớp 1 chiều. - Mô men đề lớn. - Điều khiển dễ dàng, thuận lợi, tuổi thọ cao. 2. Nhược điểm: - Cấu tạo phức tạp, Giá thành cao. - Tốn vật liệu. Tr­êng Cao §¼ng GTVT GVHD: §ç Thµnh Ph­¬ng Khoa C¬ khÝ Chuyªn §Ò Tèt NghiÖp. Sinh Viªn: D­¬ng V¨n Phóc. Líp: K59C§¤2 21 Chương II: PHÂN TÍCH NHỮNG HƯ HỎNG CỦA HỆ THỐNG KHỞI ĐỘNG TRÊN XE TOYOTA VIOS 1.5G AT 2009 VIỆT NAM. I. CÁC HƯ HỎNG VÀ NGUYÊN NHÂN GÂY RA CÁC HƯ HỎNG: 1.Động cơ điện một chiều không quay và bánh răng chủ động không lao ra khi xoay công tắc về vị trí Start: - Ăcquy hết điện hoặc bị hư hỏng. - Công tắc bị hư hỏng. - Relay khởi động bị hư hỏng. - Dây dẫn từ ắcquy đến công tắc và từ công tắc đến relay gài khớp tiếp xúc không tốt hoặc bị đứt. - Cuộn dây của relay gài khớp bị đứt hoặc không tiếp mát. - Piston relay gài khớp bị bó kẹt. 2. Động cơ điện một chiều không quay mặc dù bánh răng chủ động lao ra khi xoay công tắc về vị trí Start: - Ăcquy hết điện hoặc bị hư hỏng. - Relay gài khớp điều chỉnh sai nên đĩa đồng tiếp xúc không đóng được cặp tiếp điểm B và M. - Động cơ điện một chiều bị hư hỏng. - Động cơ bị bó kẹt. 3. Bánh răng chủ động của máy khởi động lao ra rồi tụt vào và cứ lặp lại liên tục khi công tắc khởi động vẫn giữ ở vị trí Start: - Ăcquy hết điện. - Dây dẫn từ công tắc đến relay gài khớp tiếp xúc không tốt. - Cuộn giữ của relay gài khớp tiếp mass không tốt hoặc bị đứt. 4. Máy khởi động quay nhưng động cơ không quay: - Khớp một chiều bị hư hỏng. - Động cơ bị bó kẹt. Tr­êng Cao §¼ng GTVT GVHD: §ç Thµnh Ph­¬ng Khoa C¬ khÝ Chuyªn §Ò Tèt NghiÖp. Sinh Viªn: D­¬ng V¨n Phóc. Líp: K59C§¤2 22 5. Máy khởi động vẫn quay mặc dù công tắc đã xoay từ vị trí Start về vị trí On: - Công tắc khởi động bị hỏng. - Relay khởi động bị hư hỏng. - Relay gài khớp bị hỏng. 6. Máy khởi động quay chậm, không quay được động cơ: - Ăcquy hết điện. - Dây cáp nối từ ăcquy đến máy khởi động quá tải hoặc tiếp xúc không tốt. - Chổi than của máy khởi động tiếp xúc không tốt với cổ góp. - Giá chổi than âm tiếp xúc mass không tốt . - Do các cuộn dây của stator và rotor bị chạm chập hoặc chạm mát. Tr­êng Cao §¼ng GTVT GVHD: §ç Thµnh Ph­¬ng Khoa C¬ khÝ Chuyªn §Ò Tèt NghiÖp. Sinh Viªn: D­¬ng V¨n Phóc. Líp: K59C§¤2 23 II. PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA, CHẨN ĐOÁN ĐỂ TÌM RA CÁC HƯ HỎNG. 1. Triệu chứng đặc trưng của sự cố về hệ thống khởi động bao gồm: - Động cơ không quay. - Động cơ quay chậm. - Chốt bộ khởi động chạy. - Máy khởi động quay nhưng động cơ không quay. - Máy khởi động không cài khớp hoặc không nhả dứt khoát. Đối với từng sự cố cần tham khảo bảng dưới để có những nguyên nhân và cách khắc phục. Chuẩn đoán bắt đầu với việc kiểm tra bằng mắt. Thao tác kiểm tra gồm: kiểm tra dòng điện của máy khởi động, kiểm tra sụt áp của mạch khởi động, kiểm tra sự hoạt động và tính liên tục của bộ phận điều khiển, và kiểm tra máy khởi động trên bệ thử. Triệu chứng NGUYÊN NHÂN CÔNG VIỆC CẦN LÀM Động cơ không thể quay - Ắc quy chết - Cầu chì cháy - Liên kết, mối nối bị lỏng - Hỏng công tắc từ, rơ le, công tắc ngắt an toàn, khớp ly hợp. - Sự cố phần điện trong động cơ. - Sự cố trong hệ thống chống chộm. - Kiểm tra chế độ điện áp ắc quy - Thay cầu chì. - Làm sạch và siết chặt liên kết ,mối nối. - Kiểm tra hoạt động của công tắc và thay thế khi cần. - Kiểm tra và thay thế. - Kiểm tra bản dẫn hướng cho kiểm tra hệ thống. Động cơ bắt đầu quay quá chậm - Ắc quy yếu. - Lỏng hay mòn liên kết, mối nối. - Hỏng động cơ khởi động. - Động cơ hay máy khởi động có sự cố về phần điện. - Kiểm tra ắc quy và điện tích. - Làm sạch và siết chặt liên kết. - Kiểm tra máy khởi động. - Kiểm tra động cơ và máy khởi động, thay thế bộ phận bị mòn. Chốt bộ phận khởi động chạy - Hỏng bánh răng hay vành răng bánh đà. - Hỏng cần đẩy hay công tắc từ. - Hỏng công tắc máy hay mạch điều khiển. - Khóa đánh lửa kẹt. - Kiểm tra mòn hay hỏng răng. - Thử cuộn hút và cuộn giữ của máy khởi động. - Kiểm tra công tắc và mạch hoạt động. - Kiểm tra khóa. Tr­êng Cao §¼ng GTVT GVHD: §ç Thµnh Ph­¬ng Khoa C¬ khÝ Chuyªn §Ò Tèt NghiÖp. Sinh Viªn: D­¬ng V¨n Phóc. Líp: K59C§¤2 24 Máy khởi động quay nhưng động cơ không quay. - Khớp ly hợp bị hỏng. - Mòn hay hỏng bánh răng gài hay vành răng bánh đà. - Kiểm tra khớp ly hợp có hoạt động chính xác. - Kiểm tra răng và thay thế khi cần. Máy khởi động không gài khớp hay nhả không nhả dứt khoát. - Hỏng công tắc từ. - Mòn hỏng bánh răng gài hay vành răng bánh đà. - Thử máy khởi động trên bệ thử. - Kiểm tra độ mòn hỏng răng và thay thế nếu cần. 2. Kiểm tra bằng mắt: Việc kiểm tra bằng mắt chỉ ra một số cách khắc phục sự cố đơn giản. Trước hết là vấn đề an toàn việc kiểm tra ắc quy cần phải chú ý đến vấn đề an toàn. Tháo vòng đeo tay, đồng hồ, hay đồ trang sức khác ra khi tiếp xúc với điện cực bình ắc quy. Mặc quần áo bảo vệ và đeo kính an toàn. Cẩn thận không để cho chất điện phân chảy ra, và phải biết sử lý nếu để chất điện phân dính vào mắt, da hay quần áo hay lớp sơn vỏ ô tô. Ghi cài đặt lập trình trên bộ phận điện điện tử. Tránh gây ra đánh lửa. * Kiểm tra ắc quy: Quan sát sự ăn mòn của ắc quy và độ rơ lỏng của các mối liên kết. Kiểm tra mực điện phân và trạng thái của bản cực và tấm cách, kiểm tra tình trạng điện tích (mật độ tương đối hay điện áp không tải). Kểm tra nạp điên ắc quy, nó phải cung cấp ít nhất 9.6 vol trong quá trình khởi động. Dây cáp motor: Kiểm tra tình trạng và các mối nối cáp. Lớp cách điện không được bị hở, hỏng, mối nối cần sạch và không gỉ.Mạch điều khiển bộ khởi động: Tr­êng Cao §¼ng GTVT GVHD: §ç Thµnh Ph­¬ng Khoa C¬ khÝ Chuyªn §Ò Tèt NghiÖp. Sinh Viªn: D­¬ng V¨n Phóc. Líp: K59C§¤2 25 Hình 2.1: Sơ đồ khái quát. 3. Kiểm tra cường độ dòng điện: Kiểm tra cường độ dòng điện máy khởi động cung cấp nhanh, đầy đủ thông tin về hệ thống khởi động. Với máy kiểm tra Sun VAT-40 kiểm tra được điện áp khởi động của ắc quy. Nếu sử dung thiết bị kiểm tra khác thì cần làm theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Cường độ dòng điện và điện áp khởi động được đáp ứng trong những bảng thông số kỹ thuật của những mẫu Toyota đang tồn tại. Quy chuẩn cường độ dòng điện là 130 - 150 A cho động cơ 4 xilanh và 175A cho động cơ 6 xilanh. Điện áp khoảng từ 9.6 - 11vol. Luân phải tham khảo tài liệu hướng dẫn sửa chữa. Chỉ sử dụng để kiểm tra đối với động cơ ở nhiệt độ làm việc. Bước tiếp theo, tóm tắt những phương pháp cơ bản để thực hiện việc kiểm tra cường độ dòng điện trên hệ thống khởi động. a. Kiểm tra độ bền của ắc quy: khối lượng riêng đọc được ở 800oF trung binh nhỏ nhất là 1 190 (50% đã nạp điện). Nạp điện ắc quy nếu cần thiết. b. Chuẩn bị máy kiểm tra: * Xoay tăng tải điều chỉnh tới OFF. * Kiểm tra điện năng kế ở vị trí 0. điều chỉnh nếu cần. Tr­êng Cao §¼ng GTVT GVHD: §ç Thµnh Ph­¬ng Khoa C¬ khÝ Chuyªn §Ò Tèt NghiÖp. Sinh Viªn: D­¬ng V¨n Phóc. Líp: K59C§¤2 26 * Nối dây ra của máy kiểm tra tới các cực của ắc quy : Đỏ nối với cực dương, đen nối với cực âm. CHÚ Ý: Mạch điện hở ắc quy điện áp phải ở 12,2 vol (50% đã nạp), nếu không cần nạp điện cho ắc quy. * Điều chỉnh kim chỉ vol tới INT 18 vol. Máy kiểm tra vôn kế cần báo ắc quy mạch hở. * Điều chỉnh đầu kiểm tra tới 2 đầu nạp. * Điều chỉnh ampe kế về 0 sử dụng bộ điều khiển điều chỉnh không điện. c. Nối cảm biến dòng điện quanh cáp nối mát ắc quy hay cáp điện. d. Chắc chắn tất cả đèn và các thiết bị phụ khác là tắt và cửa xe đóng. e. Điều chỉnh công tắc kiểm tra chuyển mạch tới. f. Ngắt công tắc đánh lửa nên động cơ không thể khởi động trong qua trình kiểm tra. g. Quay động cơ và quan sát toàn bộ bộ kiểm tra ampe kế và vôn kế. * Tốc độ khởi động bình thường là 200-250 vòng/phút. * Cường độ dòng điên không được vượt qua giá trị lớn nhất định mức. * Điện áp khởi động lớn hơn hoặc bằng giá trị nhỏ nhất định mức. h. Phục hồi lại chế độ khởi động của động cơ và tháo dây ra khỏi máy thử. Hình 2.2: Kiểm tra dòng điện. Kết quả kiểm tra: Cường độ dòng điện cao và tốc độ khởi động chậm chỉ rằng mày khởi động bị hỏng. Cường độ dòng điện này cũng có thể là nguyên nhân bởi sự cố của động cơ. Tốc độ khởi động chậm với dòng điện thấp nhưng điện áp khởi động cao chỉ ra rằng điện trở cao trong mạch khởi động. Nên nhớ ắc quy phải được nạp đầy và được nối kín đảm bảo đúng. Tr­êng Cao §¼ng GTVT GVHD: §ç Thµnh Ph­¬ng Khoa C¬ khÝ Chuyªn §Ò Tèt NghiÖp. Sinh Viªn: D­¬ng V¨n Phóc. Líp: K59C§¤2 27 4. Kiểm tra độ sụt áp: Qúa trình kiểm tra độ sụt áp có thể phát hiện ra điện trở dư trong hệ thống khởi động (phần nguồn điện hay phần nối mát) sẽ giảm cường độ dòng điện tới máy khởi động. Nó có thể là nguyên nhân làm cho tốc độ khởi động chậm và khó khởi động. Điện trở cao trong mạch điều khiển khởi động sẽ làm giảm cường độ dòng điện tới công tắc từ. Nó có thể là nguyên nhân làm hoạt động sai hay là không hoạt động ở tất cả. Máy kiểm tra Sun VAT-40 hoặc vôn kế là có thể sử dụng. Bước tiếp theo là đưa ra những phương pháp để thực hiện việc kiểm tra sụt áp trên hệ thống khởi động: A. Mạch động cơ điện (phía cách điện) *. Nếu sử dụng Sun VAT-40 chỉnh đầu chỉ vol tới EXT 3V . Sử dụng tỉ lệ thấp hơn cho vôn kế khác. *. Nối dây vôn kế … đỏ tới cực dương của ắc quy , đen tới cực C của công tắc từ máy khởi động. *. Tắt nút đề máy nên động cơ không thể khởi động trong quá trình kiểm tra. Chú ý Trong kiểu với bộ đánh lửa tổ hợp, cắt buji ‘’IIA’’, trên loại khác thì ngắt nối điện tách khỏi bộ đánh lửa(dây đen- da cam). *. Quay động cơ và quan sát vôn kế . Nhỏ hơn 0,5vol thì điên trở chấp nhận được, nếu lớn hơn 0,5vol thì điện trở quá cao. Nguyên nhân có thể là do cáp diện hỏng, mối nối lỏng…hoặc là hỏng công tắc từ. *. Nếu đã chỉ ra điện trở cao, vạch ra nguyên nhân. Chấp nhận điện áp sụt qua công tắc từ là 0,3vol, qua cáp là 0,2vol và 0 vol qua mối nối cáp. Sửa chữa và thay thế nếu cần. Tr­êng Cao §¼ng GTVT GVHD: §ç Thµnh Ph­¬ng Khoa C¬ khÝ Chuyªn §Ò Tèt NghiÖp. Sinh Viªn: D­¬ng V¨n Phóc. Líp: K59C§¤2 28 Hình 2.3: Kiểm tra sụt áp mạch motor. B. Mạch đông cơ điện(khu vực nối mát) *. Nối vôn kế … dây đỏ nối với vỏ động cơ khởi động, dây đen nối với cực âm ắc quy. *. Quay động cơ và quan sát vôn kế. Thấp hơn 0,2vol tức là điện trở có thể được chấp nhận, cao hơn 0,2vol tức là điện trở cao. Nó có thể là nguyên nhân do bệ motor không chắc chắn , mass ắc quy hỏng, mối nối không chắc. Sửa chữa hoặc thay thế nếu cần thiết. Cần chắc chắn bản nối mass thân động cơ đảm bảo. C. Mạch điều khiển *. Nối vôn kế… đỏ tới cực dương ắc quy, dây đen tới cực 50 của động cơ khởi động. *. Trên xe với hộp số tự đông, cần gạt ở vị trí đỗ hoặc vị trí trung gian. Trên xe với hộp số tay, thì đạp ly hợp. (Chú ý:một đoạn cáp nối có thể là sử dụng đường nhánh cũng không của bộ ngắt mạch.) *. Quay động cơ và quan sát vôn kế. Nhỏ hơn 5 vol là chấp nhận được. Nếu cường độ dòng điện kéo đã cao hoặc tốc độ khởi động chậm, motor khởi động hỏng. Lớn hơn 5vol chỉ ra rằng điện trở cao. Tách sự cố và khắc phục nguyên nhân. Tr­êng Cao §¼ng GTVT GVHD: §ç Thµnh Ph­¬ng Khoa C¬ khÝ Chuyªn §Ò Tèt NghiÖp. Sinh Viªn: D­¬ng V¨n Phóc. Líp: K59C§¤2 29 *. Kiểm tra công tắc đề số 0 hoặc ly hợp cho độ sụt áp dư. Ngoài ra cần kiểm tra công tắc đánh lửa. Điều chỉnh hoặc thay thế công tắc hỏng nếu cần. *. Một phương án kiểm tra độ sụt áp qua mỗi bộ phận là dời nối vôn kế tới cực dương ăc quy và di chuyển đầu dây âm vôn kế qua mạch về phía ắc quy. Hình 2.4: Kiểm tra sụt áp ở mạchđiều khiển. Điểm có điện trở cao là căn cứ giữa điểm nơi sụt áp trong phạm vi kỹ thuật và điểm kiểm tra cuối. Để có những cách kiểm tra khác nhau cho những thành phần của hệ thống khởi động, ta nên tham khảo tài liệu hướng dẫn sửa chữa Toyota để có những phương pháp kiểm tra và những đặc điểm kỹ thuật. D. Công tắc đánh lửa và khoá Với công tắc đánh lửa nên kiểm tra phần cơ cũng như phần điện. Cần chắc chắn rằng công tắc hoạt động êm dịu, nhẹ nhàng, chuẩn và không bị rang buộc. Kiểm tra sự hao mòn hay mạt kim loại của khoá đánh lửa, đó là nguyên nhân gây nên kẹt công tắc ở vị trí khởi động(”start”). Nếu có nghi ngờ phần điện gặp sự cố cần tháo dời ắc quy , kiểm tra sự hoạt động thích hợp và tính liên tục bằng ôm kế. Tr­êng Cao §¼ng GTVT GVHD: §ç Thµnh Ph­¬ng Khoa C¬ khÝ Chuyªn §Ò Tèt NghiÖp. Sinh Viªn: D­¬ng V¨n Phóc. Líp: K59C§¤2 30 5. Rơle khởi động: Kiểm tra tính liên tục: Sử dụng ôm kế, kiểm tra tính liên tục giữa cực 1 và 3, và tính không liên tục giữa cực 2 và 4. Thay rơ le nếu tính liên tục không được chỉ rõ. Kiểm tra sự hoạt động: Gắn điện áp vào hai cực 1 và 3 và kiểm tra tính lien tục giữa cực 2 và 4. Thay rơ le nếu sự hoạt động đó không rõ ràng. Hình 2.5: Kiểm tra sự liên tục của rơ le khởi động 6. Công tắc đề số 0: Nếu động cơ sẽ bắt đầu với bộ chọn lọc chuyển vị trong bất kì phạm vi khác với N hay P, điều chỉnh công tắc. Đầu tiên ,nới lỏng bu lông(vị trí chốt) công tắc và đặt bộ chọn tới N. Rồi ngắt kết nối công tắc nối và nối ôm kế vào giữa cực “2” và “3”. Điều chỉnh cho đến khi nó liên tục.(Tham khảo tài liệu sửa chữa cho những xe riêng). Hình 2.6: Công tắc đề số 0. Tr­êng Cao §¼ng GTVT GVHD: §ç Thµnh Ph­¬ng Khoa C¬ khÝ Chuyªn §Ò Tèt NghiÖp. Sinh Viªn: D­¬ng V¨n Phóc. Líp: K59C§¤2 31 7. Khớp ly hợp khởi động: Theo phương pháp đã cho trong tài liệu sửa chữa Toyota để kiểm tra chiều cao và khe hở dễ dàng. Rồi kiểm tra sự hoạt động chính xác và liên tục của công tắc. Sử dụng ôm kế trên đầu nối công tắc , cần phải liên tục khi công tắc là mở(ấn ly hợp) và không liên tục khi tắt(không ấn ly hợp). Nếu tính liên tục không rõ ràng thì cần phải thay thế công tắc. Hình 2.7: khớp ly hợp khởi động. 8. Công tắc cắt an toàn: Hình 2.8: Công tắc an toàn. * Kiểm tra tính liên tục: Sử dụng ôm kế , cần không có sự liên tục giữa cực 2 và 1, 3 và 1 hay 2 và 3 nếu nó liên tục thì thay thế công tắc. Tr­êng Cao §¼ng GTVT GVHD: §ç Thµnh Ph­¬ng Khoa C¬ khÝ Chuyªn §Ò Tèt NghiÖp. Sinh Viªn: D­¬ng V¨n Phóc. Líp: K59C§¤2 32 * Kiểm tra sự hoạt động: Nối ắc quy giữa cực 3 và 1 như hình vẽ. không có tính liên tục cần thấy ở gữa cực 1 và 2 . Nhưng khi sự chuyển đổi đưa ra ở trên là cần liên tục. Nếu sự hoạt động không như đã định thì cần thay thế công tắc an toàn. 9. Thử động cơ trên giá: Nếu trên hệ thống tự chẩn đoán ô tô báo bộ khởi động có lỗi, cần phải được tháo ra để kiểm tra và thay thế. - Luân tháo cực âm ắc quy ra trước khi tháo động cơ khởi động. - Mỗi lần thử cần hoàn tất trong vòng từ 3-5 giây để tránh cháy cuộn dây. - Tham khảo những tài liệu thích hợp để có những phương pháp kiêm tra. a. Kiểm tra cuộn hút: - Ngắt nối dây cuộn kích từ với cực “C”. - Nối ắc quy tới công tắc từ… bản dương nối với cực “50”, bản âm nối với cực “C” và vỏ. - Khớp bánh răng chủ động dịch chuyển ra ngoài, nếu không , cần thay công tắc khởi động. Hình 2.9: Kiểm tra cuộn hút. b. Kiểm tra cuộn giữ: - Với khớp bánh răng chủ động ở ngoài, ngắt nối giữa bản cực âm và cực”C”. - Nếu khớp bánh răng chuyển động vào trong thì phải thay thế công tắc từ. Hình 2.10: Kiểm tra Giữ. Tr­êng Cao §¼ng GTVT GVHD: §ç Thµnh Ph­¬ng Khoa C¬ khÝ Chuyªn §Ò Tèt NghiÖp. Sinh Viªn: D­¬ng V¨n Phóc. Líp: K59C§¤2 33 c. Kiểm tra sự hồi vị của khớp bánh răng: - Cắt nối dây dẫn giữa vỏ và bản cực âm. - Khớp bánh răng phải hồi vị vào trong. Nếu không, cần thay thế công tắc từ. Hình 2.11: Kiểm tra sự hồi vị của khớp bánh răng. d. Kiểm tra sự vận hành không tải: - Nối bản âm ắc quy với cuộn giữ, bản dương với ampe kế. - Nối bản âm ampe kế với cực “30” và cực “50”. - Bộ khởi động cần phải quay êm dịu với khớp bánh răng di chuyển ra ngoài, ampe kế phải đọc giá trị xác định (tham hảo phần khởi động của tài liệu sửa chữa Toyota). Hình 2.12: Kiểm tra đặc tính khôngtải. Tr­êng Cao §¼ng GTVT GVHD: §ç Thµnh Ph­¬ng Khoa C¬ khÝ Chuyªn §Ò Tèt NghiÖp. Sinh Viªn: D­¬ng V¨n Phóc. Líp: K59C§¤2 34 Chương 3: BẢO DƯỠNG SỬA CHỮA HỆ THỐNG KHỞI ĐỘNG TRÊN XE TOYATA VIOS 1.5G AT 2009. I. BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA HỆ THỐNG KHỞI ĐỘNG: 1. Kiểm tra máy khởi động Máy khởi động không cần bảo dưỡng giữa các lần sữa chữa động cơ chính hoặc đại tu. Tuy nhiên, các chổi góp, các ổ đỡ, và các ống lót sẽ mòn. Selenoid, bộ ly hợp một chiều và các bộ phận khác có thể hư hỏng. Các cuộn cảm bị ngắn mạch hoặc chạm mass, sự mài mòn vẫn xảy ra, máy khởi động bị hỏng phải được tháo và sửa chữa, thay mới hoặc tân trang lại. 1.1: Kiểm tra vỏ máy khởi động: Dùng mắt quan sát sự rạn nứt, bể, hỏng ren của nắp trước, nắp sau và thân máy khởi động. Quan sát nứt, bể, mòn, cháy rổ của hai bạc đầu rotor. 1.2. Kiểm tra cổ góp: - Dùng mắt quan sát sự cháy rổ của cổ góp. - Kiểm tra độ côn, độ méo của cổ góp. * Kiểm tra độ côn : Hình 3.1: Kiểm tra độ côn. - Dùng thước cặp đo ở hai vị trí trên cùng một đường sinh. - Thông số kỹ thuật: độ côn cho phép > 0,3mm. * Kiểm tra độ méo: - Dùng thước cặp đo ở hai vị trí. - Mỗi vị trí đo ở hai vị trí vuông góc nhau. - Thông số kỹ thuật: độ méo cho phép >0,3mm. Tr­êng Cao §¼ng GTVT GVHD: §ç Thµnh Ph­¬ng Khoa C¬ khÝ Chuyªn §Ò Tèt NghiÖp. Sinh Viªn: D­¬ng V¨n Phóc. Líp: K59C§¤2 35 * Kiểm tra chiều cao tấm mica cách điện: Hình 3.2: Kiểm tra chiều cao tấm mica cách điện. - Dùng thước cặp để đo hoặc quan sát bằng mắt. - Yêu cầu kỹ thuật : tấm mica phải thấp hơn lam đồng từ (0,3÷0,6)mm. 1.3: Kiểm tra giá đỡ chổi than và chổi than: - Dùng mắt quan sát sự rạn nứt, biến dạng của giá đỡ chổi than. - Kiểm tra độ mòn, khả năng tiếp xúc của chổi than: Hình 3.3: Kiểm tra chổi than. + Độ mòn cho phép phải nhỏ hơn chiều dài nguyên thuỷ. + Diện tích tiếp xúc >75% . - Kiểm tra tính đàn hồi của lò xo chổi than: + Dùng lực kế đo tính đàn hồi của lò xo. + Yêu cầu lực căn từ (0,79÷2,41) kgf. Tr­êng Cao §¼ng GTVT GVHD: §ç Thµnh Ph­¬ng Khoa C¬ khÝ Chuyªn §Ò Tèt NghiÖp. Sinh Viªn: D­¬ng V¨n Phóc. Líp: K59C§¤2 36 Hình 3.4: Kiểm tra tính đàn hổi của lò xo chổi than. - Kiểm tra sự cách mát của giá đỡ chổi than dương: Hình 3.5: Kiểm tra sự cách mát của giá đỡ chổi than dương. + Dùng bóng đèn và dòng điện xoay chiều để kiểm tra: một đầu que dò đặt vào giá đỡ chổi than dương, một đầu ra mass. Đèn không sáng là tốt, đèn sáng là chổi than dương bị chạm mass. + Hoặc có thể dùng đồng hồ (VOM), cách kiểm tra cũng như trên. - Kiểm tra sự tiếp mát của chổi than âm: + Dùng bóng đèn và dòng điện xoay chiều để kiểm tra: một đầu que dò đặt vào giá đỡ chổi than âm. Đèn sáng là tốt, ngược lại là chổi than âm không tiếp mass. + Có thể dùng đồng hồ (VOM) để kiểm tra, nếu thông mạch là tốt, ngược lại là chổi than âm không tiếp mát. Tr­êng Cao §¼ng GTVT GVHD: §ç Thµnh Ph­¬ng Khoa C¬ khÝ Chuyªn §Ò Tèt NghiÖp. Sinh Viªn: D­¬ng V¨n Phóc. Líp: K59C§¤2 37 1.4: Kiểm tra stator: a. Kiểm tra sự chạm mát cuộn dây stator: + Dùng bóng đèn và dòng điện xoay chiều để kiểm tra: một que đầu dò chạm vào vỏ máy khởi động, que còn lại chạm vào cuộn dây stator (nếu có cuộn đấu song song thì phải tách mát đầu cuộn dây). + Yêu cầu đèn không sáng là tốt. Hình 3.6: Kiểm tra sự chamk mát cuộn dây stator. b. Kiểm tra sự thông mạch của cuộn dây stator: Hình 3.7: Kiểm tra sự thông mạch của cuộn dây stator. + Dùng bóng đèn và dòng điện xoay chiều để kiểm tra: một đầu que dò đặt vào đầu chung của cuộn dây stator, que còn lại đặt vào đầu còn lại của cuộn dây stator. + Đèn không sáng là tốt. Tr­êng Cao §¼ng GTVT GVHD: §ç Thµnh Ph­¬ng Khoa C¬ khÝ Chuyªn §Ò Tèt NghiÖp. Sinh Viªn: D­¬ng V¨n Phóc. Líp: K59C§¤2 38 c. Kiểm tra sự chạm chập của cuộn dây stator: Hình 3.8: Kiểm tra sự chạm chập của cuộn dây stator. + Dùng đồng hồ VOM, đo ở hai đầu cuộn dây, lấy giá trị điện trở so sánh với yêu cầu kỹ thuật. Nếu giá trị điện trở nhỏ hơn giá trị quy định thì cuộn dây bị chạm chập. 1.5: Kiểm tra rotor: a. Kiểm tra độ đảo của cổ góp: Hình 3.9: Kiểm tra cổ góp. + Gá rotor lên máy tiện hoặc khối V rồi dùng đồng hồ so đo ngoài để kiểm tra. Yêu cầu kỹ thuật: độ đảo cho phép phải < 0,05mm. Tr­êng Cao §¼ng GTVT GVHD: §ç Thµnh Ph­¬ng Khoa C¬ khÝ Chuyªn §Ò Tèt NghiÖp. Sinh Viªn: D­¬ng V¨n Phóc. Líp: K59C§¤2 39 b. Kiểm tra sự chạm mát của rotor: Hình 3.10: Kiểm tra sự chạm mát của rotor. + Dùng bóng đèn và dòng điện xoay chiều để kiểm tra, một que đầu dò đặt vào trục, đầu còn lại đặt vào cổ góp. Nếu đèn không sáng là tốt, đèn sáng là rotor chạm mass. + Hoặc dùng đồng hồ VOM để kiểm tra. c. Kiểm tra sự chạm chập của rotor: Hình 3.11: kiểm tra chạm chập của rotor. + Sử dụng bàn GRO-NHA và lá thép mỏng để kiểm tra: + Đặt rotor lên bàn GRO-NHA, mở công tắc bàn, đặt lá thép song song với rãnh của rotor cách rotor từ (0,5÷0,7)mm. + Xoay tròn rotor. + Yêu cầu kỹ thuật : lá thép bị rung ở rãnh nào của rotor thì rãnh đó bị chạm chập. Tr­êng Cao §¼ng GTVT GVHD: §ç Thµnh Ph­¬ng Khoa C¬ khÝ Chuyªn §Ò Tèt NghiÖp. Sinh Viªn: D­¬ng V¨n Phóc. Líp: K59C§¤2 40 c. Kiểm tra thông mạch của cuộn dây rotor: Hình 3.12: Kiểm tra thông mạch của cuộn dây rotor. + Sử dụng bàn GRO-NHA để kiểm tra : + Đặt rotor lên bàn GRO-NHA, mở công tắc bàn và công tắc (mA) về than đo phù hợp (LOW), đặt mũi đo vào hai lam đồng kế tiếp nhau và nghiên một góc từ 15°÷45° rồi xoay tròn rotor,giữ nguyên mũi đo để kiểm tra lam đồng kế tiếp. + Yêu cầu kỹ thuật : • Nếu đồng hồ (mA) báo giá trị như nhau và khác 0 là tốt. • Nếu đồng hồ (mA) báo giá trị 0 là do giá trị giứa hai lam đồng bị hở mạch. Tr­êng Cao §¼ng GTVT GVHD: §ç Thµnh Ph­¬ng Khoa C¬ khÝ Chuyªn §Ò Tèt NghiÖp. Sinh Viªn: D­¬ng V¨n Phóc. Líp: K59C§¤2 41 1.6: Kiểm tra rơ le gài khớp: Kiểm tra những mục sau đây bằng đồng hồ đo điện : a. Thông mạch giữa cực 50 và cực C (kiểm tra thông mạch trong cuộn kéo). Hình 3.13: Kiểm tra rơ le gài khớp. Ghi chú : 1.Cực 50; 2. Cực C; 3. Cuộn kéo; 4. Cuộn giữ; 5. Thân công tắc;6. Cực 30; 7. Thông mạch. - Cuộn kéo nối cực 50 và cực C. Nếu cuộn kéo bình thường, sẽ có thông mạch giữa các cực. - Khi cuộn kéo bị hở mạch, píttông không thể kéo vào được. b. Thông mạch giữa cực 50 và thân công tắc.(Kiểm tra thông mạch cuộn giữ). Hình 3.14: Kiểm tra thông mạch cuộn giữ. - Cuộn giữ nối cực 50 và thân công tắc. Nếu cuộn kéo bình thường, sẽ có thông mạch giữa cực và thân công tắc. - Khi cuộn kéo bị hở mạch, píttông được kéo vào, nhưng nó không giữ được, nên bánh răng chủ động sẽ liên tục nhảy ra và trở về. Tr­êng Cao §¼ng GTVT GVHD: §ç Thµnh Ph­¬ng Khoa C¬ khÝ Chuyªn §Ò Tèt NghiÖp. Sinh Viªn: D­¬ng V¨n Phóc. Líp: K59C§¤2 42 1.7: Kiểm tra khớp một chiều : Kiểm tra hoạt động của ly hợp máy đề: 1. Tự do; 2. Khoá. Hình 3.15: Kiểm tra khớp một chiều. - Quay ly hợp máy đề bằng tay và kiểm tra xem khớp một chiều có ở trạng thái hãm hay không. - Khớp một chiều truyền mômen chỉ theo chiều quay. Theo chiều ngược lại, khớp chỉ quay không tải mà không truyền mômen. - Sau khi động cơ khởi động bằng chuyển động quay của máy đề, động cơ sẽ quay máy đề. Do đó, khớp một chiều làm việc để tránh làm hư máy đề. 1.8: Kiểm tra công tắc từ: Kiểm tra hoạt động của công tắc từ : - Ấn píttông vào bằng ngón tay. Kiểm tra rằng píttông trả nhẹ về vị trí ban đầu của nó sau khi nhả ngón tay ra. - Do công tắc nằm trong píttông, nếu píttông không trả nhẹ về vị trí ban đầu của nó, tiếp xúc của công tắc sẽ trở nên không đủ, và có thể làm mất tác dụng bật tắt của máy đề. - Hãy thay cụm công tắc từ nếu hoạt động của píttông không bình thường. 2. Bảo dưỡng máy khởi động: Nhiều máy khởi động không cần bảo dưỡng giữa các lần sữa chữa động cơ chính hoặc đại tu. Tuy nhiên, các chổi góp, các ổ đỡ, và các ống lót sẽ mòn. Selenoid, bộ ly hợp một chiều và các bộ phận khác có thể hư hỏng. Các cuộn Tr­êng Cao §¼ng GTVT GVHD: §ç Thµnh Ph­¬ng Khoa C¬ khÝ Chuyªn §Ò Tèt NghiÖp. Sinh Viªn: D­¬ng V¨n Phóc. Líp: K59C§¤2 43 cảm bị ngắn mạch hoặc chạm mass, sự mài mòn vẫn xảy ra, máy khởi động bị hỏng phải được tháo và sửa chữa, thay mới hoặc tân trang lại. - Nắp trước, nắp sau bị rạn nứt bể có thể hàn lại. - Bạc đỡ hai đầu rotor bị nứt , bể ,mòn thì thay mới. - Cổ góp bị cháy rổ ít có thể dùng giấy nhám đánh lại, nếu nhiều quá thì tiện lại. - Độ côn, độ méo vượt quá giá tri quy định thì tiện lại. - Chiều cao tấm mica nhỏ hơn quy định thì dùng lưỡi cưa cưa theo rãnh tấm mica - Chiều cao chổi than mòn quá quy định thì thay chổi than mới. Hình 3.16: Kiểm tra chổi than. - Mặt tiếp xúc chổi than không đạt yêu cầu thì dùng giấy nhám đánh lại. - Tính đàn hồi của lò xo không đạt yêu cầu thì thay lò xo mới. - Giá đỡ chổi than dương bị chạm mass thì dùng xăng rửa sạch hoặc thay tấm mica cách điện mới. - Giá đỡ chổi than âm không tiếp mát thì dùng xăng rửa sạch hoặc hàn lại. - Phần ứng: kiểm tra sự cọ sát hoặc kéo lê phần ứng lên các má cực, độ mòn và độ nhám ở các ổ đỡ trục phần ứng. Nếu phần ứng bị xước do cọ sát với các má cực thì dùng giấy nhám đánh lại; ổ đỡ trục phần ứng bị mòn hoặc trục phần ứng bị cong,có thể tiện lại hoặc thay mới. + Kiểm tra các cuộn dây phần ứng bị đứt, hoặc lớp cách điện bị cháy và các nối kết không được hàn chắc chắn. Ở nhiều phần ứng, các cuộn dây được hàn với các thanh của bộ đảo mạch, các nối kết này không thể sửa chữa bằng cách hàn lại, chỉ có thể thay phần ứng mới. Tr­êng Cao §¼ng GTVT GVHD: §ç Thµnh Ph­¬ng Khoa C¬ khÝ Chuyªn §Ò Tèt NghiÖp. Sinh Viªn: D­¬ng V¨n Phóc. Líp: K59C§¤2 44 + Kiểm tra sự ngắn mạch và chạm mass của phần ứng bằng đồng hồ VOM, nếu phần ứng bị ngắn mạch hay chạm mass thì ta thay phần ứng mới tương đương. Hình 3.17: Kiểm tra sự ngắn mạch. - Phần cảm : Dùng đồng hồ đo điện, tiến hành những phép kiểm tra sau đây. + Thông mạch giữa các dây dẫn chổi than (nhóm A) và dây dẫn. Hình 3.18: Kiểm tra thông mạch. 1.Dây chổi than(nhómA); 2. Dây dẫn; 3. Rotor; 4. Cuộn cảm; 5. Thông mạch; 6. Dây chổi than(nhóm B); 7. Phần cảm (khung từ). + Dây dẫn chổi than bao gồm 2 nhóm; một được nối với dây dẫn (nhóm A) và nhóm kia được nối với stato (nhóm B). + Kiểm tra thông mạch trong dây dẫn và tất cả các dây chổi than. 2 dây dẫn chổi than có thông mạch thuộc về nhóm A và 2 dây dẫn không có thông mạch thuộc về nhóm B. + Kiểm tra thông mạch giữa dây chổi than và dây dẫn sẽ giúp xác định xem có hở mạch trong cuộn cảm hay không. + Kiểm tra cách điện giữa dây chổi than và phần cảm sẽ giúp xác định xem có ngắn mạch xảy ra trong cuộn cảm hay không. Tr­êng Cao §¼ng GTVT GVHD: §ç Thµnh Ph­¬ng Khoa C¬ khÝ Chuyªn §Ò Tèt NghiÖp. Sinh Viªn: D­¬ng V¨n Phóc. Líp: K59C§¤2 45 - Nếu những hư hỏng nhẹ có thể sửa chữa và hư hỏng nặng thì thay thế phần cảm mới. - Kiểm tra khớp truyền động : xem xét vết mòn trên các răng của bộ ly hợp một chiều. Thay bộ ly hợp một chiều hoặc vành răng bị sứt mẻ, rạn nứt , hoặc các răng quá mòn hoặc có dấu hiệu của sự ăn khớp không hoàn toàn. Các răng trên bánh răng cuă bộ ly hợp một chiều phải ăn khớp với vành rănghơn một nửa chiều cao răng trên vành răng. - Kiểm tra sự khoá chặt bộ ly hợp một chiều, bánh răng phải quay theo một chiều tự do và không quay theo chiều ngược lại. II. CÁC BIỆN PHÁP KÉO DÀI TUỔI THỌ CỦA HỆ THỐNG: - Thường xuyên kiểm tra các đầu nối dây dẫn và làm sạch nếu cần - Kiểm tra sự làm sạch của rơle đóng mạch - Dùng ắcquy cung cấp điện cho máy khởi động làm việc trục quay tự do Yêu cầu: - Dòng điện tiêu thụ bằng dòng điện định mức - Số vòng quay trục máy khởi động bằng số vòng quay định mức - Làm việc ổn định không có tia lửa điện quá mạnh giữa chổi than và cổ góp - Thường xuyên kiểm tra ắcquy - Khi đề máy phải đúng quy cách. Tr­êng Cao §¼ng GTVT GVHD: §ç Thµnh Ph­¬ng Khoa C¬ khÝ Chuyªn §Ò Tèt NghiÖp. Sinh Viªn: D­¬ng V¨n Phóc. Líp: K59C§¤2 46 KẾT LUẬN Ô tô đang được sự dụng rộng rãi ở nước ta như một phương tiện đi lại cá nhân cũng như vận chuyển hành khách và hàng hóa. Sự gia tăng nhanh chóng số lượng ô tô trong một vài năm trở lại đây, đặc biệt là các ô tô đời mới đang kéo theo nhu cầu đào tạo rất lớn về nguồn nhân lực bão dưỡng, sữa chữa ô tô. Xuất phát từ nhu cầu trên tôi đã được khoa giao cho nghiên cứu đề tài tốt nghiệp về “ Hệ thống Khởi động trên xe TOYOTA VIOS 1.5G AT 2009 Việt Nam “, nhằm cung cấp cho mọi người kiến thức cơ bản về lý thuyết và thực hành bão dưỡng sữa chữa hệ thống trên xe TOYOTA. Kiến thức trong đề tài này được sắp xếp theo thứ tự: Tổng quan hệ thống khởi động, Cấu tạo và nguyên lý làm việc, hư hỏng, nguyên nhân, cách khắc phục và kiểm tra hệ thống, Cơ sở thiết lập mô hình hoạt động thực tế. Từng bộ phận được phân tích thứ tự rõ ràng. Do đó người đọc có thể dể dàng hiểu được. Trong quá trình thực hiện đề tài này tôi đã kết hợp kinh nghiệm thực tiễn, lý thuyết về sữa chữa ô tô để cố gắng cập nhật những kiến thức mới nhất. Nhằm đáp ứng yêu cầu sữa chữa trên xe TOYOTA. Mặc dù thời gian thực hiện đề tài rất hạn chế nhưng được sự giúp đỡ của thầy giáo hướng dẫn, các thầy giáo trong Khoa cùng bạn bè. Đến hôm nay em đã hoàn thành đề tài của mình. Trong đề tài này em đã cố gắng rất nhiều nhưng không thể tránh khỏi những sai sót, rất mong được sự đóng góp ý kiến để Đề tài được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Vĩnh Yên, ngày tháng năm 2011 Sinh viên Dương Văn phúc. Tr­êng Cao §¼ng GTVT GVHD: §ç Thµnh Ph­¬ng Khoa C¬ khÝ Chuyªn §Ò Tèt NghiÖp. Sinh Viªn: D­¬ng V¨n Phóc. Líp: K59C§¤2 47 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Cẩm nang sửa chữa TOYOTA. 2. Catalogue của xe TOYOTA VIOS. 3. Giáo trình hệ thống điện và điện tử. 4. Giáo trình Kỹ thuật sữa chữa ô tô. Tác giả: TS Hoàng Đình Long 5. Kỹ thuật sửa chữa điện ôt ô hiện đại. 6. Internet. Tr­êng Cao §¼ng GTVT GVHD: §ç Thµnh Ph­¬ng Khoa C¬ khÝ Chuyªn §Ò Tèt NghiÖp. Sinh Viªn: D­¬ng V¨n Phóc. Líp: K59C§¤2 48 MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU……………………………………………..................................... Chương I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ HỆ THỐNG KHỞI ĐỘNG………..4 I. NHIỆM VỤ, YÊU CẦU VÀ PHÂN LOẠI…………………………………4 II. GIỚI THIỆU XE TOYOTA VIOS 1.5G AT 2009 VIỆT NAM…………....6 III. SƠ ĐỒ VÀ NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG KHỞI ĐỘNG TRÊN XE TOYOTA VIOS 1.5G AT 2009 VIỆT NAM……………………..10 V. ƯU ĐIỂM VÀ NHƯỢC ĐIỂM……………………………………………20 Chương II:PHÂN TÍCH NHỮNG HƯ HỎNG CỦA HỆ THỐNG KHỞI..21 I. CÁC HƯ HỎNG VÀ NGUYÊN NHÂN GÂY RA CÁC HƯ HỎNG………21 II. PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA, CHẨN ĐOÁN ĐỂ TÌM RA CÁC...…23 Chương 3: BẢO DƯỠNG SỬA CHỮA HỆ THỐNG KHỞI ĐỘNG…..…34 I. BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA HỆ THỐNG KHỞI ĐỘNG……...…34 II. CÁC BIỆN PHÁP KÉO DÀI TUỔI THỌ CỦA HỆ THỐNG……………..45

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfGiới thiệu về hệ thống khởi động của xe toyota vios 15g at 2009 việt nam.pdf
Luận văn liên quan