Giới thiệu về lịch sử, địa lí, văn hoá, kinh tế - Xã hội Hà Tĩnh

L ời n ói đ ầu “Với Hà tĩnh mình! răng mà thương mà nhớ” Đó là câu hát thân thương mà quen thuộc với mỗi người con Hà tĩnh.Câu hát đó chính là tình cảm của mỗi người dân đối với quê hương mình. Đây chính là động lực giúp chúng tôi làm bài tập tiểu luận tìm hiểu về địa phương, về quê hương Hà Tĩnh .Thông qua đó đã giúp chúng tôi những đứa con của mảnh đất anh hùng, mảnh đất đầy dấu ấn tự hào, cơ hội để hiểu thêm về tình hình kinh tế,văn hoá, xã hội quê hương mình. Từ những hiểu biết đó,,chúng tôi - những người con xa quê hương nhưng luôn hứơng về nơi chôn rau cắt rốn, nơi đã sinh thành và nuôi dưỡng cho chúng tôi có được như ngày hôm nay, bằng những tình cảm đẹp nhất, cảm nhận sâu sắc nhất về nơi mình sinh ra chúng tôi đã tìm hiểu và viết bài tiểu luận này. Bài viết đã giới thiệu một cách khái quát, sơ lược nhất về lịch sử, địa lí, văn hoá, kinh tế - xã hội Hà Tĩnh để cho người Hà tĩnh nói riêng và tất cả mọi người của tất cả các vùng quê của đất nước Việt Nam hiểu thêm một phần về con người, văn hoá Hà Tĩnh. Qua đây chúng tôi xin cảm ơn cô giáo Bùi thị Thanh Hương và các bạn đã tạo điều kiện cho chúng tôi hoàn thành bài tập này.Do còn thiếu kinh niệm nên bài viết chưa được hay, còn sơ sài, thiếu sót. Vì vậy mong đựợc sự thông cảm và đóng góp ý kiến của thầy cô và bạn đọc. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn !

doc46 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 9337 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giới thiệu về lịch sử, địa lí, văn hoá, kinh tế - Xã hội Hà Tĩnh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1185 88293 99765 11579 88186 Huyện Can Lộc 181241 12484 168757 181542 12516 169026  Huyện Hương Khê 106410 7793 98617 106557 7778 98779 Huyện Thạch Hà 182780 8763 174017 183364 8788 174576  Huyện Cẩm xuyên 154562 12879 141683 155425 13084 142341 Huyện Kỳ Anh 170351 10188 160163 171784 10276 161508 3. Kết cấu dân số a) Kết cấu dân số theo độ tuổi và theo giới tính Cũng như hầu hết các tỉnh ở vùng Bắc Trung Bộ, Hà Tĩnh là tỉnh có cấu dân số trẻ. Số dân thuộc tuổi 14 tuổi trở xuống chiếm tỉ trọng cao (37,2% dân số),cao hơn mức trung bình của vùng Bắc Trung Bộ và cả nước. Số người trong nhóm tuổi 15 – 64 chiếm 54,4% dân cư, thấp hơn so với mức trung bình của vùng Bắc Trung Bộ và cả nước. Số người từ 65 tuổi trở lên chiếm 8,4% dân số. Kết cấu dân số theo nhóm tuổi và giới tính, năm 1999 (Đơn vị : %) Khu vực Tổng số Độ tuổi 0 - 14 Độ tuổi từ 15 - 64 Độ tuổi từ 65 trở lên Nữ Hà Tĩnh Bắc Trung Bộ Cả nước 100,0 100,0 100,0 37,2 36,9 33,5 54,4 56.2 60,7 8,4 6,9 5,8 50,9 50,9 50,8 Về giới tính, số nữ chiếm 50,9% dân số cả tỉnh. Huyện miền núi Kỳ Anh có tỉ lệ nữ cao nhất (51,5% dân số) còn thị xã Hồng Lĩnh có tỉ lệ nữ thấp nhất (khoảng 50% dân số). b) Kết cấu dân số theo lao động. Năm 1999, số người trong độ tuổi lao động là 690,3 nghìn người, chiếm 54,4% dân số. Đây là lực lượng trẻ, khoẻ để bổ sung cho nguồn nhân lực nhưng cũng đăt ra vấn đề việc làm. Các ngành 1995 1999 Tổng số Nông, lâm,ngư nghiệp Công nghiệp _xây dựng Dịch vụ 100,0 75,3 11,7 12,0 100,0 73,0 12,0 15,0 4. Trình độ văn hoá và chuyên môn kĩ thuật của người lao động Hà Tĩnh có truyền thống hiếu học. 99%lực lượng của tỉnh biết chữ,71,8% đã tốt nghiệp trung học cơ sở và trung học phổ thông. Tuy nhiên, trình độ chuyên môn kĩ thuật, trong số lực lượng của tỉnh chỉ có 6,9% có trình độ từ công nhân kĩ thuật đến đại học. Trình độ văn hoá và chuyên môn kĩ thuật của người lao động, năm 1997 (Đơn vị : %) Chỉ tiêu Hà Tĩnh Bắc Trung Bộ Cả nước Trình độ văn hoá Chưa biết chữ Chưa tốt nghiệp tiểu học Đã tốt nghiệp tiểu học Đã tốt nghiệp trung học cơ sở Đã tốt nghiệp trung học phổ thông Trình độ chuyên môn kĩ thuật - Không có chuyên môn kĩ thuật - Sơ cấp - Công nhân kĩ thuật có bằng - Công nhân kĩ thuật không có bằng - Trung học chuyên nghiệp - Cao đẳng, đại học - Số khác 1,0 9,84 17,26 54,2 17,6 93,1 1,05 0,8 0,2 3,5 1,1 0,25 2,1 11,48 23,58 46,37 16,4 89,6 2,0 1,67 0,8 4,0 1,76 0,02 5,1 20,26 28,13 32,37 14,14 87,7 1,5 2,04 2,3 3,7 2,5 0,09         Trình độ dân trí: Tính đến hết năm 2002 đã phổ cập giáo dục tiểu học cho 11/11 huyện thị với 260 phường xã. Số học sinh phổ thông năm học 2001 - 2002 là 363.235 học sinh. Trong đó: Tiểu học là 183.251 học sinh, trung học cơ sở là 134.864 học sinh, trung học phổ thông là 45.120 học sinh. Số giáo viên năm học 1999-2000 là 13.169 người. Trong đó: Tiểu học là 3.339 người, trung học cơ sở là 5.280 người, trung học phổ thông là 1.550 người. III.Kinh tÕ 1. Kinh tế - Xã hội Năm 2002 :         - Tốc độ tăng trưởng GDP đạt 8,96%/năm.         - Thu nhập bình quân đầu người: 3.136.000đồng/năm.         - Tỷ trọng cơ cấu theo ngành kinh tế:             + Nông- lâm- ngư nghiệp:    48,89%.             + Công nghiệp- xây dựng :   13,74%.             + Thương mại - dịch vụ :    37,37 Tính tới năm 2001: - GDP: 2.684,61 tỷ VND - Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân: 7,05%/năm - GDP/người: 2.110.000 VND - Cơ cấu GDP: + Công nghiệp, xây dựng: 322,44 tỷ VND chiếm 13,44% tổng số + Nông nghiệp - Lâm nghiệp - Thuỷ sản: 1411,66 tỷ VND chiếm 51,31% tổng số + Dịch vụ: 950,51 tỷ VND chiếm 35,25% tổng số. Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn 2001-2005: Dân số: 1.310.000 người - GDP: 3.710 tỷ VND - Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân: 8,5%/năm - GDP/người: 2.830.000 VND - Cơ cấu GDP: + Công nghiệp, xây dựng: 779 tỷ VND chiếm 21% tổng số + Nông nghiệp - Lâm nghiệp - Thuỷ sản: 1.521 tỷ VND chiếm 41% tổng số         - Các sản phẩm chủ yếu:             a. Sản phẩm nông nghiệp: Sản phẩm lương thực có hạt: 450.000 tấn; lạc vỏ: 32.000 tấn; chè búp tươi: 3.200 tấn; thịt lợn hơi các loại: 32.000 tấn.             b. Ðánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản: Sản lượng nuôi trồng thuỷ sản: 3.500 tấn; Sản lượng khai thác thuỷ sản: 27.000 tấn.             c. Sản phẩm công nghiệp: Than sạch: 3.500 tấn; thuỷ sản chế biến: 2.100 tấn; xi măng: 13.000 tấn; gạch xây: 150.000 nghìn viên; đá xây dựng: 600.000m3; cát sỏi: 500.000 m3; phân bón NPK + vi sinh: 5.000 tấn; muối biển: 29.500 tấn 1. Kinh tế tiếp tục phát triển, tốc độ tăng trưởng GDP đạt cao hơn so với những năm trước; công tác xúc tiến đầu tư đạt kết quả tốt. Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 10%, trong đó: khu vực công nghiệp - xây dựng tăng 16,9%, thương mại dịch vụ tăng 10,1%; khu vực nông - lâm - ngư nghiệp tăng 3,6%, Sản xuất Nông, Lâm, Ngư nghiệp Giá trị sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp đạt 2.724 tỷ đồng, tăng 7,5% so với năm 2007, trong đó nông nghiệp đạt 2.155 tỷ đồng, tăng 6,88%; lâm nghiệp đạt 221 tỷ đồng, tăng 8,25%; thuỷ sản 348 tỷ đồng, tăng 10,98%. Tổng diện tích gieo trồng 172 nghìn ha, trong đó diện tích cây lương thực 110 nghìn ha. Sản lượng lương thực đạt 49,4 vạn tấn, tăng 27,3% so với năm 2007 (trong đó lúa 47 vạn tấn, tăng 29,5%; ngô 2,4 vạn tấn, bằng 99,2%). Một số loại cây công nghiệp ngắn ngày và cây ăn quả tăng cả năng suất và sản lượng so với năm 2007: lạc tăng 7.440 tấn (19,1%); cam tăng 653 tấn (6%); bưởi tăng 1.520 tấn (22,1%); sản lượng vừng đạt 400 tấn (bằng 96%KH). Đàn gia súc tiếp tục phát triển theo hướng nâng cao chất lượng: đàn bò zêbu đạt 22% tổng đàn, lợn nái ngoại đạt 16% tổng đàn lợn nái; tổng sản lượng thịt hơi các loại ước đạt 50,5 nghìn tấn, tăng 2,9% so với năm 2007. Chủ động triển khai các phương án phòng chống lụt bão, giảm nhẹ thiên tai, phòng chống hạn và dịch bệnh cho lúa, màu; tập trung chỉ đạo khắc phục hậu quả lũ lụt, kịp thời ổn định sản xuất và đời sống của nhân dân. Công tác quản lý, bảo vệ, trồng, khoanh nuôi và tái sinh rừng được triển khai đúng kế hoạch, độ che phủ rừng đạt trên 50,3%; trồng mới 10 triệu cây phân tán, đạt 100% kế hoạch; trồng rừng tập trung 6.500 ha, đạt 104,7% kế hoạch; trong đó trồng mới 1.700 ha cao su. Đã chủ động các phương án phòng chống cháy rừng nên không để xẩy ra các vụ cháy lớn. Diện tích nuôi trồng thuỷ sản 7.500 ha, tăng trên 300 ha so với năm 2007. Đội tàu đánh bắt được củng cố và nâng cao hiệu quả hoạt động, đến nay đã có 3.500 tàu với tổng công suất trên 55.000 mã lực. Tổng sản lượng đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản đạt 35.400 tấn, bằng 98,3% kế hoạch, tăng 12,9% so với năm 2007; trong đó sản lượng khai thác đạt 22.400 tấn, nuôi trồng 13.000 tấn, chế biến đạt 3.800 tấn, giá trị chế biến đạt 21 triệu USD. 1.2. Lĩnh vực Công nghiệp - Xây dựng. Giá trị sản xuất công nghiệp - xây dựng ước đạt 4.528 tỷ đồng, bằng 104,3% so với kế hoạch, tăng 16,38% so với năm 2007; trong đó công nghiệp đạt 1.677 tỷ đồng, tăng 18,5% so với năm 2007 (khu vực kinh tế quốc doanh tăng 19,6%, khu vực kinh tế ngoài quốc doanh tăng 16,2%, khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng 28,3%). Tuy bị ảnh hưởng của tình hình lạm phát, lãi suất ngân hàng tăng cao nhưng hoạt động của khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn đạt kết quả khá, nhiều công trình, dự án tiếp tục xây dựng hoàn thành và đưa vào khai thác đúng kế hoạch, như: XN gạch Tân Phú - Thạch Kênh, Công ty CP cơ khí Đức Dũng, XN khai thác đá Cẩm Thịnh, Nhà máy tuyển quặng Vũ Quang, Nhà máy luyện phôi thép Vũng Áng... 1.3. Lĩnh vực Thương mại - Dịch vô Tổng mức lưu chuyển hàng hoá bán lẻ và doanh thu dịch vụ xã hội dự kiến cả năm đạt 7.505 tỷ đồng, tăng 25% so với năm 2007. Kim ngạch xuất khẩu đạt 50 triệu USD, bằng 100% kế hoạch và tăng 7,4% so với năm 2007. Dịch vụ bưu chính - viễn thông và công nghệ thông tin có bước tăng trưởng khá, hệ thống cơ sở hạ tầng được tăng cường, đến nay 100% số xã đã có điện thoại cố định, 98% số xã được phủ sóng điện thoại di dộng; doanh thu ngành bưu chính - viễn thông đạt 250 tỷ đồng. Thu ngân sách nội địa ước đạt 731,841 tỷ đồng, bằng 103,4% kế hoạch, tăng 4,2% so với năm 2007; trong đó: thu cấp quyền sử dụng đất 290,3 tỷ đồng, bằng 106,6% kế hoạch; thu ngoài quốc doanh 146,9 tỷ đồng, bằng 98,5% kế hoạch; thu quốc doanh 98,58 tỷ đồng, bằng 83% kế hoạch; thu thuế xuất nhập khẩu, thuế VAT hàng nhập khẩu, thuế TTĐB hàng nhập khẩu đạt 95 tỷ đồng, bằng 136% kế hoạch. Chi ngân sách cơ bản đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ theo kế hoạch, đảm bảo an sinh xã hội, phục vụ phòng chống thiên tai, dịch bệnh và một số yêu cầu cấp bách khác. Triển khai đồng bộ các giải pháp kiềm chế lạm phát, như: tăng cường công tác quản lý thị trường, kiểm soát giá; đẩy mạnh thu ngân sách; phát triển sản xuất; thực hành tiết kiệm; cắt giảm các khoản chi chưa cần thiết và kém hiệu quả; điều chỉnh nguồn vốn đầu tư phát triển theo tinh thần Quyết định số 390/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ (47,051 tỷ đồng); tiết kiệm chi thường xuyên (18,218 tỷ đồng). Hoạt động tín dụng - ngân hàng cơ bản đáp ứng nhu cầu đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh trên địa bàn. Tổng nguồn vốn huy động và quản lý trên địa bàn của các ngân hàng thương mại dự kiến đạt 5.580 tỷ đồng, tăng 30% so với cùng kỳ. Doanh số cho vay ước đạt 11.800 tỷ đồng, tăng 50% so với cùng kỳ; tổng dư nợ tín dụng 7.648 tỷ đồng, tăng 26,3% so với năm 2007, trong đó tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ 1,17%. 1.4 kÕt cấu hạ tầng, phát triển kinh tế - xã hội. Tổng các nguồn vốn đầu tư phát triển trên địa bàn năm 2008 đạt 6.021,29 tỷ đồng, tăng 79,2% so với năm 2007 và bằng 169,1 % kế hoạch (trong đó nguồn thuộc kế hoạch 2007 chuyển sang 2008 là 526,804 tỷ đồng). Nguồn vốn đầu tư do ngân sách nhà nước quản lý (kể cả vốn ODA) là 3.456,3 tỷ đồng, bằng 147,59%; trong đó: vốn ngân sách tỉnh quản lý đạt 163,25%; vốn ODA đạt 108,1%; vốn ngân sách TW quản lý đạt 136,99% so với Nghị quyết HĐND tỉnh giao. Mặc dầu do ảnh hưởng của thời tiết, sự biến động của giá cả, lạm phát tăng cao, nhưng nhìn chung các dự án tiếp tục được triển khai khá hơn năm 2007, dự kiến tỷ lệ giải ngân cả năm ước đạt 78%.. 1.5. Hoạt động Khoa học - Công nghệ: Tiếp tục bám sát mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, tổ chức triển khai, ứng dụng 45 đề tài, dự án cấp tỉnh và 7 đề tài cấp nhà nước, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. Các đề tài, dự án tập trung vào việc ứng dụng công nghệ sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản và phát triển kinh tế nông thôn bền vững; một số đề tài được đánh giá cao và đang được ứng dụng vào thực tiễn như: ứng dụng CNTT phục vụ công tác kiểm soát ô nhiễm môi trường ở Hà Tĩnh; nâng cao năng suất và chất lượng giống lạc vụ thu đông sản xuất tại xã Thạch Xuân; nghiên cứu ảnh hưởng của dòng họ trong tiến trình phát triển kinh tế - xã hội ...vv. Thực hiện nghiêm túc công tác thanh tra, kiểm tra chất lượng hàng hoá, chống hàng giả và vi phạm nhãn hiệu hàng hoá. 1.6. Lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường: Đang tiếp tục triển khai công tác điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất cấp huyện và cấp xã; hoàn thành, bàn giao hồ sơ quy hoạch của 67 xã. Triển khai đo đạc bản đồ địa chính và thu hồi đất bồi thường, GPMB các công trình trọng điểm, như: Dự án đường Nam cầu Cày - cầu Thạch Đồng; Dự án cải thiện môi trường đô thị miền Trung; Đường nối quốc lộ 1A - mỏ sắt Thạch Khê ...vv. Tổ chức thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường các dự án đầu tư trên địa bàn, đồng thời tăng cường công tác quản lý khai thác khoáng sản. Các dự án đầu tư và các nhà đầu tư tại KKT Vũng Áng 1. Các dự án đã cấp giấy chứng nhận đầu tư trong KKT Vũng Áng: TT Tên dự án Chủ đầu tư Diện tích đất đã cho thuê (ha) Thời gian thực hiện đầu tư Tổng số vốn đăng ký (tỷ đồng) Đã ĐT đến 30/5/2007 (tỷ đồng) 1 Chế biến rau quả xuất khẩu Công ty rau quả Hà Tĩnh 2 2001 10 10 Đã vào hoạt động 2 Xuất khẩu thuỷ sản đông lạnh Công ty CP XNK thuỷ sản Nam Hà Tĩnh 3,7 2003 26 26 Đã vào hoạt động 3 Chế biến lâm sản xuất khẩu Công ty TNHH Tân Trường Phát 5,5 2005 16,5 Đã vào hoạt động 4 Chế biến gỗ Công ty Chế biến gỗ Thuỳ Dương 1,035 2005 7,3 Đã vào hoạt động 5 Nghiền tinh bột cá và chế biến nhựa thông Công ty TNHH T & H Kỳ Anh 2,8 2007 28 Mới cấp phép 6 Nhà máy cán tôn và sản xuất vật liệu xây dựng Công ty TNHH thương mại Đức Dũng 2,5 2007 20 Mới cấp phép 7 Sản xuất phôi thép Công ty TNHH Bình Nguyên 8 2007 99 Mới cấp phép 8 Chế biến gỗ xuất khẩu Công ty Hong Lin Việt Nam 37,34 2004 108,8 (6,8 triệu USD) Đầu tư dỡ dang; Chưa hoạt động 9 Nhà máy chế biến gỗ dăm Công ty Liên doanh nguyên liệu giấy Việt Nhật Vinachip 4,9 2001 80 (5 triệu USD) 80 Đã vào hoạt động 10 Trồng rừng và sản xuất nguyên liệu giấy Công ty Hanviha 4,09 2006 57,6 (3,6 triệu USD) Mới đi vào hoạt động 11 Du lịch sinh thái Công ty CP Tiến Kình (Sinh thái Hoa Sim) 14,89 2002 13 5 Đã vào hoạt động 12 Dịch vụ 24/24h Công ty đa quốc gia 12,65 2006 139 Mới cấp phép 13 Nhà máy nhiệt điện Vũng Áng I Tổng Công ty Lắp máy VN Lilama 150 Tháng 12/2006 20.000 Đang xây dựng 14 Nhà máy chế biến gỗ xuất khẩu Công ty Cổ phần Việt Hà 5,3 06/2006 67 Đang xây dựng 15 Nhà máy phôi thép 500 ngìn tấn/năm Công ty Cổ phần Sắt thép Hà Tĩnh 25 6/2007 876 Mới cấp phép Tổng 279,7 21.548 121 Về Viễn thông, Internet, truyền dẫn phát sóng và tần số VTĐ: Toàn tỉnh hiện có 86 trạm BTS (trong đó 22 của Vinaphone, 19 mobifone, 6 EVN-Telecom, 29 Viettel, 10 S-phone) phủ sóng 11/11 huyện, thị xã; 100% số xã có điện thoại; có 43 tổng đài với dung lượng 223.340 lines (đã sử dụng 160.487 lines); tổng số thuê bao điện thoại hiện có 219.505, đạt mật độ 16,9 máy/100 dân (tăng 50 %so với năm 2005); Internet hiện có 16 DSLAM với 4.552 cổng, tổng số thuê bao 2.196 (trong đó 1.464 TB dialup; 732 TB ADSL), mật độ sử dụng đạt 7,5%; tổng doanh thu các DN Viễn thông đạt 187,348 tỷ đồng (tăng 13 %so với năm 2005). Hà Tĩnh có bờ biển dài 137 km, có 4 cửa sông lớn (Cửa Hội, Cửa Sót, Cửa Khẩu, Cửa Nhượng), có lượng thực vật phù du phong phú. Vùng triều ven biển có lượng thức ăn dồi dào được xem là một lợi thế rất lớn để phát triển nghề nuôi nhuyễn thể phù hợp với đặc tính ăn lọc thực vật phù du và mùn bã hữu cơ của chúng. Nghề nuôi nhuyễn thể ở Hà Tĩnh được phát triển nuôi từ năm 1998 với đối tượng nuôi ban đầu là ngao bản địa (ngao dầu, hến méo), cùng với tôm cua, các đối tượng nhuyễn thể nuôi đang dần phát triển. Tính đến cuối năm 2009 tổng diện tích nuôi nhuyễn thể tỉnh ta đạt 200ha trên tổng diện tích tiềm năng hơn 2000ha bãi triều cùng với 1700ha ao đầm nước lợ có thể đưa vào nuôi nhuyễn thể. Sản lượng nhuyễn thể nuôi chiếm trên 50% sản lượng nuôi các đối tượng mặn lợ của tỉnh nhà (2900tấn/5600tấn sản lượng mặn lợ) trong đó các đối tượng được nuôi chủ yếu là ngao, nghêu bến tre trên các bãi triều ngoài ra một số mô hình nuôi Vẹm vỏ xanh, Hầu Cửa sông được nuôi bằng dây treo hoặc cọc xi măng trên các sông, eo, vịnh khuất gió cũng đang phát triển. - Dịch vụ Bưu chính viễn thông Hiện tại toàn tỉnh có 5 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực Bưu chính, Viễn thông: Bưu điện tỉnh (VNPT), Tổng công ty Viễn thông Quân đội - Chi nhánh Hà Tĩnh (Vietel), Công ty Viễn thông điện lực (EVN-Telecom), Công ty Cổ phần dịch vụ Bưu chính Viễn thông Sài Gòn (S-Telecom), Công ty Viễn thông Hà Nội (Hanoi-Telecom). Tính đến tháng 12/2006, cơ sở hạ tầng mạng lưới BCVT đạt được một số kết quả: Về Bưu chính: trên địa bàn tỉnh hiện có 294 Bưu cục (trong đó 11 Bưu cục cấp II, 50 Bưu cục cấp III, 227 là Điểm BĐ-VHX, 6 ki ốt); hệ thống đường thư: 4 tuyến đường thư cấp II, 52 đường thư cấp III; 241/262 xã có điểm phục vụ; 100% xã có báo đọc trong ngày. Thương mại Hà Tĩnh 2009: Vẫn sôi động trong khủng hoảng kinh tế Do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới nên năm 2009 tình hình kinh tế thế giới cũng như trong nước có nhiều diễn biến phức tạp; giá cả nhiều mặt hàng tăng giảm thất thường (đặc biệt giá vàng, đôla Mỹ, xăng dầu…), đã tác động lớn đến hoạt động SXKD, ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng kinh tế, đặc biệt là hoạt động thương mại. Tuy vậy, nhìn chung, hoạt động thương mại tỉnh ta vẫn sôi động, đảm bảo thị trường ổn định phục vụ tốt cho nhu cầu sản xuất, tiêu dùng của nhân d©n + Dịch vụ: 1.410 tỷ VND chiếm 38% tổng số Theo số liệu báo cáo của Sở NN-PTNT Hà Tĩnh, năm 2009, giá trị sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp của Hà Tĩnh đạt 2.847 tỷ đồng (tăng 3,84% so với năm 2008); tốc độ tăng trưởng kinh tế ngành đạt 1,9%; sản lượng lương thực cả năm đạt 50,3 vạn tấn, tỷ trọng giá trị chăn nuôi trong nông nghiệp chiếm 40%; giá trị bình quân trên đơn vị diện tích canh tác 36 triệu đồng/ha/năm; độ che phủ rừng bình quân đạt 51,3%. Năm 2009 ở Hà Tĩnh cây trồng chủ lực vẫn là cây lúa với tổng diện tích gieo trồng cả năm đạt 100.370 ha, tăng 0,3% (diện tích lúa chất lượng cao chiếm 19,5%); sản lượng 48,02 vạn tấn, tăng 2% so với năm 2008. Các loại cây như ngô, lạc, đậu, chè, cao su, cây ăn quả... năng suất, sản lượng cũng tăng từ 6-31% so với năm 2008”. Về chăn nuôi, Hà Tĩnh có tổng đàn trâu bò trên 309.594 con, tăng 2,7%; đàn lợn 420.000 con, tăng 3,4%; đàn gia cầm trên 5 triệu con; đàn hươu 23.000 con, tăng 19%. Info Thương mại Hà Tĩnh 2009: Vẫn sôi động trong khủng hoảng kinh tế Do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới nên năm 2009 tình hình kinh tế thế giới cũng như trong nước có nhiều diễn biến phức tạp; giá cả nhiều mặt hàng tăng giảm thất thường (đặc biệt giá vàng, đôla Mỹ, xăng dầu…), đã tác động lớn đến hoạt động SXKD, ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng kinh tế, đặc biệt là hoạt động thương mại. Tuy vậy, nhìn chung, hoạt động thương mại tỉnh vẫn sôi động, đảm bảo thị trường ổn định phục vụ tốt cho nhu cầu sản xuất, tiêu dùng của nhân dân. *Giao thông vận tải Hà Tĩnh có 4 đường quốc lộ chạy qua và 27 tuyến đường tỉnh lộ, với tổng chiều dài 387 km. Nếu tính cả giao thông nông thôn, tổng chiều dài đường bộ trên địa bàn tỉnh là 2.917 km. -Đường bộ: Hà Tĩnh có 4 đường quốc lộ chạy qua và 27 tuyến đường tỉnh lộ, với tổng chiều dài 387 km. Nếu tính cả giao thông nông thôn, tổng chiều dài đường bộ trên địa bàn tỉnh là 2.917 km. -Đường sắt: Đường sắt đi qua địa phận Hà Tĩnh dài 70 km (qua Đức Thọ, Vũ Quang, Hương Khê). Có nhiều nhà ga hành khách và hàng hoá, thuận lợi cho trao đổi hàng hóa của các vùng dân cư lân cận. Tuy vậy, đường giao thông từ các trung tâm kinh tế nối vào đường sắt còn thiếu, do đó phát huy tác dụng của đường sắt vào phát triển kinh tế còn hạn chế. -Vận tải: Các phương tiện vận tải đáp ứng ngày càng tốt nhu cầu đi lại và vận chuyển hàng hóa trong tỉnh. Cự ly vận chuyển hàng hóa bình quân trên địa bàn có xu hướng ngày càng ngắn, từ 41,8 km năm 2000 giảm xuống 38 km năm 2003. Cự ly vận tải hành khách khá ổn định trên 83 km. Hiện nay, ngoài Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về tiền tệ và hoạt động ngân hàng, toàn tỉnh có 6 chi nhánh và công ty kinh doanh tín dụng, ngân hàng gồm: Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Ngân hàng Ngoại thương Ngân hàng Công thương Ngân hàng phát triển Công ty Vàng Bạc Đá quý Ngoài ra còn có Chi nhành Ngân hàng chính sách xã hội và 14 Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở. Nguồn vốn tín dụng ngân hàng ngày càng đóng vai trò quan trọng trong phát triển sản xuất, đặc biệt là hỗ trợ hộ nghèo vượt khó. Tổng dư nợ vốn vay ngân hàng năm 2005 lên đến 1.322 tỷ đồng, nợ quá hạn chiếm tỷ lệ thấp. Thương mại, dịch vụ và du lịch Phân bố mạng lưới chợ Huy ện, th ị Tổng số chợ Số chợ/1vạn dân Số chợ/10Km2 Số chợ/1Xã, phường Toàn tỉnh Thành phố Hà Tĩnh Thị xã Hồng Lĩnh Huy ện Nghi Xuân Huyện Đức Thọ Huyện Hương Sơn Huyện Can Lộc Huyện Thạch Hà Huyện Cẩm Xuyên Huyện Hương Khê Huyện Kỳ Anh Huyện Vũ Quang 161 10 4 10 13 12 20 32 24 17 25 1,3 2,0 1,1 1,0 1,0 1,0 1,1 1,6 1,6 1,6 1,6 0,3 3,3 0,7 0,5 0,6 0,1 0,5 0,7 0,4 0,1 0,2 0,6 0,4 0,7 0,5 0,4 0,4 0,6 0,7 0,9 0,6 0,8 - Làng nghề truyền thống trên mảnh đất Hà Tĩnh Như mạch nước ngầm, làng nghề truyền thống là một biểu tượng văn hoá bền bỉ, đậm đà bản sắc riêng. Không những thế, trong thời kỳ mở cửa, sự duy trì và phát triển của nó đã đóng góp tích cực vào mức tăng trưởng của nền kinh tế địa phương. Hà Tĩnh có hàng trăm làng nghề thế nhưng cho đến nay số cơ sở hoạt động có hiệu quả còn lại không nhiều… Phần lớn các làng nghề truyền thống của Hà Tĩnh đã xuất hiện từ rất lâu trong lịch sử, bao gồm các nghề như: mộc, gốm, rèn đúc, làm nón lá,… Trải qua nhiều thời kỳ phát triển, bằng bàn tay khéo léo, tài hoa và khối óc sáng tạo của mình, các nghệ nhân đã làm rạng danh quê hương với những sản phẩm tinh xảo mà không nơi nào có được. Tuy nhiên, cũng chính những thăng trầm đã khiến nhiều làng nghề không thể trụ vững và đang có nguy cơ bị mai một, thất truyền.. Dự án “Nâng cao năng lực cho người dân theo hướng thương mại hoá để phát triển làng nghề truyền thống” do tổ chức JICA (Japan Internation Cooperation Agency) - Cơ quan hợp tác quốc tế tài trợ với tổng kinh phí 20 nghìn USD. Qua khảo sát, Liên hiệp các Hội KH- KT tỉnh đã triển khai dự án ở 3 làng nghề được đánh giá là hoạt động hiệu quả hiện nay, đó là: mộc Thái Yên (Đức Thọ), rèn đúc Đức Thuận và Trung Lương (Thị xã Hồng Lĩnh). Hàng năm, mỗi làng nghề này có thể cho thu nhập đến hàng chục tỷ đồng, chiếm khoảng gần 40% thu nhập của xã. Ngoài ra, sự lớn mạnh của làng nghề còn kéo theo sự phát triển các loại dịch vụ liên quan khác, làm thay đổi diện mạo của một vùng quê. Điển hình như làng mộc Thái Yên, sản phẩm đồ mộc đã mang lại cho xã trên 12 tỷ đồng mỗi năm. Riêng mặt hàng cao cấp, có những bộ tràng kỷ, xa lông có trị giá trên 30 triệu đồng. Hiện nay, chỉ tính riêng nhà tầng, Thái Yên là địa phương đứng thứ hai khu vực nông thôn của toàn tỉnh (chỉ sau Cương Gián- Nghi Xuân). Làng rèn Vân Chàng: Làng nằm trong lưu vực sông Minh, bao bọc bởi rú Ngọc và rú Tiên thuộc tổng Minh Lang, huyện Thiên Lộc. Ngày nay thuộc xã Đức Thuận, thị xã Hồng Lĩnh. Từ bao đời làng rèn Vân Chàng không chỉ có tiếng ở địa phương mà cả trong nước về sản xuất các mặt hàng đồ sắt phục vụ nông nghiệp và đời sống. Làng rèn Minh Lương: Làng nằm cạnh làng Vân Chàng, nay thuộc xã Trung Lương, thị xã Hồng Lĩnh. Làng phát đạt nghề rèn nông cụ, hiện nay nghề dươc tiếp tục phát triển và mở rộng . - Làng mộc Thái Yên: Đầu thế kỷ XX, Thái Yên là một thôn thuộc xã Quang Chiêm.Từ nằm 1976 Thái Yên nằm trong xã Đồng Quang, ngày nay Thái Yên thuộc xã Đức Bình, huyện Đức Thọ. Thợ mộc Thái Yên giỏi nghề kiến trúc nhà cỴa, đình chùa với kỷ thuật cao về chạm, trổ, tiện, xoi...Đồng thời rất khéo tay làm đồ gia dụng kiểu mới như: giường, tủ, bàn ghế....Hàng mộc Thái Yên nổi tiếng trong nước, kể cả Hà Nội, Hải Phòng, Sài Gòn và cũng ăn khách ở Hồng Kông, Thượng Hải. Làng gốm Cẩm Trang: Từ Tam Soa - Linh Cảm ngược sông Ngàn Sâu qua xã Ân Phú đến thác Trành là địa phận Cẩm Trang. Ngày nay Cẩm Trang nằm trong xã Đức Giang, huyện Vũ Quang. Trước đây thợ gốm chủ yếu nung các loại sành nhỏ như: bình, vò, chậu liển, be, hũ, vại....dùng trong gia đình. Ngày nay Cẩm Trang đã nung gạch, ngói được quý khách hàng ưa chuộng. Nhưng do thiếu điều kiện như: giao thông, kỷ thuật mới hiện đại, thị trường....Nên nghề gốm cổ truyền ở Cẩm Trang nay đã mất mà chỉ có nghề nung gạch các loại . Làng đóng thuyền Trường Xuân: Làng Trường Xuân là một giải đất đẹp, ven sông La, giáp các làng Thọ Ninh, Thọ Trường, Thịnh Quả ....trước đây. Nay làng Trường Xuân thuộc xã Trường Sơn, huyện Đức Thọ, và làng có 170 hộ làm nghề đóng thuyền, xẽ gỗ. Thợ đóng thuyền Trường Xuân đã đóng hàng nghìn thuyền lớn nhỏ phục vụ đánh cá, vận tải trong hai cuộc kháng chiến, đến nay nghề truyền thống này vẩn được duy trì tốt . Làng đúc đồng Đức Lâm: Xưa kia làng thuộc tổng Thượng nhi, phủ Thạch Hà, nay là xã Thạch Lâm, huyện Thạch Hà. Đức Lâm là một làng cổ có nghề đúc đồng truyền thống từ xa xưa trên dưới 200 năm. Thợ đúc đồng đã từng đúc các loại: từ nồi, chậu, chảo, bình, mâm đến loa chiêng, kẻng, chuông, đồ trang sức như tiền đồng, thỏi bạc, trâm vàng. Đến nay nghề đúc đồng ở Đức Lâm đã bị mai một. Làng Vĩnh Hoà: Làng xưa kia có tên Vĩnh Bảo, xã Phúc Truyền, huyện Thiên Lộc. Nay Vỉnh Hoà xã Mỹ Lộc. Làng có các nghề sau : - Nghề đúc lưỡi cày: đúc cả lưỡi và diệp . - Nghề nấu gang. - Nghề dệt võng Làng Đan - Đan chế: Làng vốn có tên là Đan liên, thuộc tổng Trung, phủ Thạch Hà sau đổi thành Long Đan và nay là xã Thạch Long, huyện Thạch Hà. Làng nổi tiếng đan lát các loại đồ dùng gia đình: thúng, mủng, dần, sàng, nong, nia, gàu tát nước, rổ, rá... Làng nón Tiên Điền: Làng Tiên Điền nay thuộc xã Tiên Điền, huyện Nghi Xuân. Xưa kia làng có nghề làm tơi nón, đã đi vào thơ Nguyễn Du: "Quê nhà nắng sớm mưa mai Đã buồn, giở đến (nón) tơi càng buồn". Nay nghề này ở Tiên Điền đã bị mai một. Làng dệt vải Trường Lưu: Đời Lê thuộc xã Lai tổng, Lai thạch, huyện La Sơn, phủ Đức Quang, nay là xã Trường Lưu, huyện Can Lộc. Từ bao đời, nghề thủ công chính ở Trường Lưu là nghề bông vải, kéo sợi, dệt vải. Sản phẩm phục vụ trong làng, trong tổng bao gồm các loại vải mộc, vải thô may mặc gia đình, có cả tơ lụa cho các cô gái. Làng Trường Lưu đã hình thành phường vải và hát ví phường vải cũng phát triển ở đây. Hiện nay nghề dệt vải ở Trường Lưu đã mai một. - Làng Văn Tràng: Làng thuộc xóm Bắc Hải xã Kỳ Hải, huyện Kỳ Anh, ngày nay làng có nghề đúc lưỡi cày, đúc súng đạn . - Làng thợ bạc Nam Trị: Thuộc hầu hết xã Thạch Trị và một phần xã Thạch Lạc, huyện Thạch Hà. Làng nổi tiếng nghề chạm vàng, bạc (nghề kim hoàn) làm đồ nử trang Làng Phù Lưu Thượng: Nay làng thuộc xã Hồng Lộc, huyện Can Lôc. Làng có nghề trồng chè ngon có tiếng được đi vào ca dao, tục ngử : "Lá dày bé bé, gấp bẻ thì giòn". - Làng chiếu Trảo Nha: Làng nằm bao ba phía một ngọn đồi nhỏ gọi là Ngạn Sơn, nay thuộc thị trấn Nghèn, huyện Can Lộc. Làng nổi tiếng với nghề dệt chiếu: "Chiếu chợ Nghèn gần xa có tiếng ". - Làng Ba Xã - Ích Hậu: Nay là xã Hậu Lộc, huyện Can Lộc. Làng có nghề trồng mía, kéo mật, trồng dưa gang. - Làng Hửu Bằng: Ngày nay thuộc xã Sơn Bằng, huyện Hương Sơn. Làng có nghề làm điếu cày bằng tre già và hộp thuốc lào bằng vỏ bưởi. - Làng Đan Du: Làng thuộc xã Kỳ Thư, huyện Kỳ Anh. Làng có nghề làm nón là chính. Cách đây 70 năm nghề nón ở Đan Du đã hình thành và chiếm lĩnh thị trường trong tỉnh. Làng nón Phù Việt: Làng thuộc xã Thạch Việt, huyện Thạch Hà, làng nổi tiếng nghề nón trong tỉnh nên đã đi vào thơ ca: "... Nón Ba Giang óng ả đường làng..." Hiện nay vẫn còn nhiều hộ gia đình làm nón nhưng do nhu cầu tiêu dùng của nhân dân, nguyên liệu khó khăn nên nghề nón ở Phù Việt vẫn có phần hạn chế. -Làng Phú Phong: Làng thuộc xã Phú Phong, huyện Hương Khê. Nghề trồng cau là nghề thịnh hành nhất của làng vì đây là nguồn lợi to lớn, làm giàu cho dân làng. - Làng Cương Gián: Nay là xã Cương Gián, huyện Nghi Xuân. Làng vốn nổi tiếng làm nghề nước mắm đã được ghi trong sách ''Nghi Xuân địa chí". Thời thiệu trị, các làng duyên hải đều có nghề nước mắm, nhưng thịnh nhất là ở Cương Gián, tuy vậy đến nay nước mắm Cương Gián vẫn chưa được phục hồi - Làng Nhượng Bạn: Làng thuộc xã Cẩm Nhượng, huyện Cẩm Xuyên. Làng có nghề làm nước mắm thịnh hành từ xa xưa đến nay, mỗi gia đình ở Cẩm Nhượng đều có từ 5 đến 7 vại nước mắm muối để trong nhà. Bổ sung làng yên lạc Làng Yên Lạc:thuộc xã Quang Lộc- Can Lộc chuyên làm áo tơi biểu tượng của người dân Nghệ Tĩnh. Các mô hình làng nghề : Ở vùng đồng bằng, xen giữa những làng cày, làng vạn, còn có hàng trăm làng thủ công , làng nghề truyền thống nổi tiếng: Làng mộc Xa Lang, Thái Yên, Quyết Nhược; làng rèn Minh Lang (Trung Lương), Vân Chàng; làng gốm Cẩm Trang; làng dệt (lụa, vải) Việt Yên Hạ, Yên Hồ, Đồng Môn; làng kim hoàn Nam Trị, Ngân Tượng; làng đúc đồng Đức Lâm; làng làm bồ tre Đan Chế… Mùa du lịch : Từ tháng 3 đến tháng 9 hàng năm Văn hoá lễ hội truyền thống. Lễ chùa Hương Tích Xã thiên Lộc huyện Can Lộc 17-20/2 (ÂL). Hội đền Chiêu trưng Xã thạch kim, huyện T/ Hà 3-5/5 (ÂL).Lễ hạ thủy (chèo cạn) Tại biển xã Cẩm Nhượng, huyện Cẩm Xuyên Sau Tết nguyên đán hàng năm.Lễ đền Bích Châu Tại đền thờ Nguyễn Thị Bích Châu, Xã Kỳ Ninh, huyện Kỳ Anh 12(ÂL). Hội đua thuyền Trung Lương thuộc thị xã Hồng Lĩnh, Cẩm Nhượng, Cẩm Xuyên 1-4/1(ÂL), các ngày lễ lớn. - Các đặc sản địa phương: Bưởi Phúc Trạch Huyện Hương Khê Từ tháng 5 đến tháng 9 Cam Bù Hương Sơn Huyện Hương Sơn Từ tháng 10 -12 Nhung Hươu Huyện Hương Sơn Từ tháng 2-4 Kẹo Cu đơ Thị xã Hà Tĩnh Thường xuyên trong năm Hồng vuông Thạch đài Huyện Thạch Hà Từ tháng 9 - 10 Nước mắm Cẩm nhượng Huyện Cẩm Xuyên Thường xuyên trong năm - Các tuyến du lịch Hà Tĩnh: Tuyến du lịch thị xã Hà Tĩnh - Hồng Lĩnh - Nghi Xuân: Đây là tuyến nối 2 cụm du lịch chủ yếu của tỉnh với những điểm du lịch đặc sắc nhất: có thể du ngoạn núi Hồng, sông Lam; Viếng thăm các di tích lịch sử văn hoá nổi tiếng như khu lưu niệm Đại thi hào Nguyễn Du, đình Hội Thống, chùa Thiên Tượng, chùa Hương Tích, đền Cả Ích Hậu, ngã ba Đồng Lộc, ngã ba Nghèn, làng Trường Lưu... Đi dọc theo bờ biển từ Hộ Độ ra bến bãi Xuân Thành, để ngắm non, nhìn bể, để nhớ mãi một vùng Hà Tĩnh mới lạ mà thân quen... Tuyến du lịch thị xã Hà Tĩnh - Cẩm Xuyên - Kỳ Anh: Theo hành trình này bạn sẽ tham quan các di tích lịch sử văn hoá như Võ Miếu Hà Tĩnh, chùa Yên Lạc, chùa Tịnh Lâm, đền Phương Giai, đền Chế Thắng phu nhân; Sẽ du khảo rừng - hồ Kẻ Gỗ, dãy Hoành Sơn với Đèo Ngang và Hoành Sơn Quan, sẽ ghé thăm khu cảng biển Vũng Áng và các bãi biển Thiên Cầm, Kỳ Xuân, mũi Đao và nếu bạn thích sẽ lên tàu đi ra các đảo Bơớc, đảo Én, đảo Sơn Dương... của vùng biển phía Nam Hà Tĩnh... Tuyến du lịch thị xã Hà Tĩnh - Hồng Lĩnh - Phố Châu: Sự hấp dẫn của tuyến du lịch này không chỉ vì bạn sẽ đến được với rất nhiều di tích lịch sử văn hoá nổi tiếng dọc theo quốc lộ 1A và quốc lộ 8A từ thị xã Hà Tĩnh lên đến Phố Châu như ngã ba Đồng Lộc, ngã ba Nghèn, nhà thờ họ Nguyễn Huy (Trường Lưu), đền thờ song Trạng nguyên....khu lưu niệm Trần Phú, mộ Hải Thượng Lãn Ông, mà còn đưa bạn đến những danh lam thắng cảnh nổi tiếng như Hồng Lĩnh, núi Tùng - sông La, khu kinh tế cửa khẩu Cầu Treo sôi động... Đến đây bạn sẽ được thấy, được biết rất nhiều điều mới lạ, kỳ thú và bổ ích... Ngoài những hành trình trên, nếu có nhu cầu bạn nên thực hiện một chuyến tham quan - thám hiểm bằng đường sông. Xuất phát từ Nghi Xuân, dọc sông Lam, rẽ ngược sông La, đến ngã ba Tam Soa, rẽ trái rồi ngược dòng Ngàn Sâu để lên tận Ngàn Trươi đến với rừng Vụ Quang hoặc rẽ phải theo Ngàn Phố lên thị trấn vùng sơn cước Phố Châu hoặc đi du thuyền sông La để nghe hát dân ca và tận mắt thấy núi Hồng từ sông La thì thật là thú vị. - Các điểm du lịch Hà Tĩnh: Chùa Chân Tiên Xã Thịnh Lộc,huyện Can Lộc Chùa Hương Tích Xã Thiên Lộc,huyện Can Lộc Đền Thái Yên Làng mộc Thái Yên,huyện Đức Thọ Đền Cơ Xã ích Hậu,huyện Can Lộc Đền Củi Xã Xuân Hồng,huyện Nghi Xuân Di tích lưu niệm Lê Hữu Trác Huyện Hương Sơn Di tích lưu niệm danh nhân Nguyễn Công Trứ Xã Xuân Giang,huyện Nghi Xuân Khu Lưu niệm Nguyễn Du Làng Tiên Điền,huyện Nghi Xuân Mộ Phan Đình Phùng Xã Tùng Ảnh ,huyện Đức Thọ Di tích lưu niệm và khu mộ Trần Phú Xã Tùng Ảnh,huyện Đức Thọ Di tích lưu niệm Bác Hồ Phường Tân Giang,TX Hà Tĩnh Di tích lịch sử ngã ba Đồng Lộc Xã Đồng Lộc,huyện Can Lộc Di tích khu căn cứ Vũ Quang Khu bảo tồn thiên nhiên Vũ Quang, huyện Vũ Quang Đền Nguyễn Thị Bích Châu Xã Kỳ Ninh,huyện Kỳ Anh Di tích lịch sử ngã ba Nghèn Xã Đại Lộc,huyện Can Lộc - Danh thắng: Núi,biển Thiên Cầm Xã Cẩm Nhượng,huyện Cẩm Xuyên Núi Hồng-sông La Thị xã Hồng Lĩnh-huyện Đức Thọ Hồ Kẽ Gỗ Xã Cẩm Mỹ huyện Cẩm Xuyên Cửa Sót-Nam Giới phía đông TX Hà Tĩnh (cách TX 12km) Biển Xuân Thành Xã Xuân Thành,huyện Nghi Xuân Đèo Ngang- Hoành Sơn Quan Xã Kỳ Nam, huyện Kỳ Anh Khu bảo tồn thiên nhiên Kẻ Gỗ Xã Cẩm Mỹ huyện Cẩm Xuyên VƯỜN QUỐC GIA VŨ QUANG Vườn quốc gia Vũ Quang (còn gọi với tên: Vườn quốc gia Vụ Quang) là một vườn quốc gia thuộc tỉnh Hà Tĩnh, nơi có nhiều loài sinh vật đặc hữu chỉ có ở Việt Nam. Được thành lập theo quyết định số 102/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ngày 30 tháng 7 năm 2002. Vị trí địa lý Vườn quốc gia Vũ Quang nằm ở phía tây bắc tỉnh Hà Tĩnh, cách thành phố Hà Tĩnh 75 km. Phía đông giáp xã Hoà Hải (huyện Hương Khê). Phía tây giáp xã Sơn Kim (huyện Hương Sơn). Phía nam giáp biên giới Việt Nam - Lào. Phía bắc giáp xã Sơn Tây (huyện Hương Sơn), và các xã Hương Đại, Hương Minh (huyện Vũ Quang). Toạ độ địa lý Từ 18°09′ đến 18°26′ vĩ bắc. Từ 105°16′ đến 105°33′ kinh đông. Diện tích Tổng diện tích: 55.028,9 ha. Trong đó: Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt: 38.800,0 ha. Phân khu phục hồi sinh thái: 16.184,9 ha. Phân khu hành chính dịch vụ: 44,0 ha. Vườn Quốc gia Vũ Quang (trước đây là khu bảo tồn thiên nhiên Vũ Quang) nằm ở huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh), có độ cao trung bình trên 800m so với mặt nước biển, thuộc khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa với nhiệt độ trung bình năm 230C, lượng mưa 2.304,5 mm. Vũ Quang nằm ở vị trí quan trọng trong dãy Trường Sơn, xen giữa vườn quốc gia Pù Mát ở phía bắc và vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng ở phía nam. Theo kết quả điều tra của các chuyên gia trong nước và quốc tế, Vườn Quốc gia Vũ Quang có tới 76% diện tích rừng tự nhiên với hai kiểu chính: rừng kín thường xanh á nhiệt đới chiếm 20% với hai loại thực vật ưu thế là pơmu và hoàng đàn; rừng kín thường xanh nhiệt đới với các loại thực vật bậc cao như: cẩm lai, lát hoa, lim, dổi, trầm hương... và nhiều cây dược liệu quý. Động vật ở đây rất phong phú, theo thống kê có tới 60 loài thú, 187 loài chim, 38 loài bò sát, 26 loài lưỡng cư và 56 loài cá; trong đó có 26 loài thú, hơn 10 loài chim, 16 loài bò sát quý hiếm cần được bảo vệ. Ngoài ra, Vườn Quốc gia Vũ Quang còn có 36 loài phụ thú đặc hữu của khu rừng Trường Sơn Bắc như: voọc vá chân nâu, voọc Hà Tĩnh, vượn má vàng… Đặc biệt, tại đây đã phát hiện được hai loài thú lớn mới là sao la, còn gọi là dê rừng dài (năm 1992) và mang lớn (năm 1993). - Các Lễ hội chính của Hà Tĩnh : Lễ chùa Hương Tích Xã thiên Lộc huyện Can Lộc 17-20/2 (ÂL) Hội đền Chiêu trưng Xã thạch kim, huyện T/ Hà 3-5/5 (ÂL) Lễ hạ thủy (chèo cạn) Tại biển xã Cẩm Nhượng, huyện Cẩm Xuyên Sau Tết nguyên đán hàng năm Lễ đền Bích Châu Tại đền thờ Nguyễn Thị Bích Châu, Xã Kỳ Ninh, huyện Kỳ Anh 12(ÂL) Hội đua thuyền Trung Lương thuộc thị xã Hồng Lĩnh, Cẩm Nhượng,Cẩm Xuyên 1-4/1(ÂL),các ngày lễ lớn. * Làng văn hoá Xã Đồng Lộc, huyện Can Lộc gồm 2 làng cũ là Khiêm Ích và Điền Xá, xưa kia mới có ngã ba Khiêm Ích là chỗ rẽ từ đường 15A theo đường liên xã về Nghèn. Trong thời kỳ chống Mỹ cứu nước, trên đất Đồng Lộc có thêm đường đi Truông Kén, đường đi O Dước, đường đi Truông Bát, tạo thêm một số ngã ba Làng Phú Hòa, xã Phú Gia, huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) sẽ không có gì đặc biệt nếu không có sự tích kể rằng đây là nơi vua Hàm Nghi từng về trú ẩn, viết chiếu Cần Vương kêu gọi đánh đuổi giặc Pháp và ban tặng nhiều bảo vật vô giá Dọc theo QL8A, từ thị xã Hồng Lĩnh - Hà tĩnh đi khoảng 70 km lên phía Tây miền biên giới Việt - Lào, chúng ta sẽ đặt chân lên vùng đất Nước sốt có những nguồn nước nóng phun lên từ lòng đất. Nơi đây phong cảnh núi rừng rất mát mẽ, trong lành và thật sự yên tĩnh. Đến huyện lỵ Kỳ Anh, đi về hướng đông theo con đường liên xã, hay xuôi theo dòng sông Trí khoảng 7 - 8km, tới thôn Hải Khẩu (xã Kỳ Ninh), sẽ thấy một ngôi đền cổ kính. Đó là đền thờ Nguyễn Thị Bích Châu, còn gọi là đền Bà Hải, đền Hải Khẩu, hay đền Chế Thắng phu nhân, cung phi vua Trần Duệ Tông, một người phụ nữ tài sắc vẹn toàn. Hà Tĩnh là một vùng đất nằm trên dải đất miền Trung thiên nhiên không mấy ưu đãi, nhưng lại được coi là nơi "địa linh nhân kiệt". Nhiều làng quê ở Hà Tĩnh nổi tiếng văn chương, khoa bảng và anh hùng. Họ Nguyễn Tiên Điền là dòng họ nổi tiếng “Trâm anh thế phiệt”, có nhiều người tài năng thành đạt trên con đường văn chương, khoa cử, y học, sử học cũng như trong sự nghiệp xây dựng đất nước. - Danh mục Lễ hội hàng năm ở Hà Tĩnh TT Lễ hội Địa điểm Thời gian tổ chức 1 Sỹ Nông Công Thương Xuân Thành - Nghi Xuân Tháng 5 âm lịch hàng năm. 2 Lễ hội đền Chế Thắng phu nhân và tục dâng bánh chưng thờ ngày Tết Đền Hải Khẩu, Kỳ Ninh, Kỳ Anh 12/02 âm lịch 3 Hội lễ ở Đền Chiêu Trưng Đền Lê Khôi trên núi Nam giới, thuộc địa bàn 3 xã Thạch Kim - Thạch Bàn - Thạch Bắc. Mồng 2 đến mồng 4 tháng 5 âm lịch 4 Lễ hội Đô đài và trò "Đình đụn" Đền thờ Bùi Cầm Hổ - Đậu Liêu, thị xã Hồng Lĩnh. Ngày 12 tháng Giêng âm lịch 5 Lễ Cầu Ngư và Hội đua thuyền ở làng Nhượng Bạn Xã Cẩm Nhượng, Cẩm Xuyên Tháng 6 hàng năm 6 Tục thờ thần và lễ cầu ngư ở Hội thống Làng Hội Thống, Xuân Hội, Nghi Xuân Ngày mồng 3 tháng Hai (ÂL) 7 Đền Chợ Củi Xuân Hồng, Nghi Xuân Tháng Giêng âm lịch hàng năm 8 Hội lễ ở làng Giáo Phường Cổ Đạm Đình Hoa Vân Hải, Cổ Đạm, Nghi Xuân 11 - Tháng Chạp hàng năm 9 Hội Cầu Ngư ở làng Động Gián Cương Gián, Nghi xuân Vào mùa Xuân 10 Lễ hội Chùa Hương Chùa Hương, Thiên Lộc, Can Lộc 18/02 âm lịch 11 Lễ hội Đền Tam Lang Đền Cả ở Phan Xá, Hậu Lộc, Can lộc 05 và 06 tháng Giêng âm lịch 12 Hội lễ đền Thái Yên Làng Thái Yên, Đức Bình, Đức Thọ Vào mùa Xuân 13 Hội Làng Long Đan Thạch Long, huyện Thạch Hà Vào mùa Xuân 14 Bơi thuyền - Trung Lương, Vân Chàng, thị xã Hồng Lĩnh. - Xã Kỳ Ninh, huyện Kỳ Anh. - Làng Kim Đôi, Thạch Kim và làng Mai Phụ, Thạch Bắc, Thạch Hà. Vào mùa Xuân 15 Hội Đình Đụn Thạch Khê, Thạch Hà Vào mùa Xuân 16 Lễ Kỳ phúc và Hội thi vật ở Thuần Thiện Xã Thuần Thiện, Can Lộc Đầu Xuân và Rằm tháng Sáu 17 Thi Nấu Cơm - Bùi Xá - Đức Thọ - Long Trì, Tuần Tượng - Kỳ Anh - Phong Phú, Long Đan- Thạch Hà Vào mùa Xuân 18 Kỳ Phúc Lục Ngoạt Thạch Lạc, Thạch Trị - Thạch Hà 14 và 15/07 âm lịch 19 Lễ hội Chùa Chân Tiên Chùa Chân Tiên - Thịnh Lộc - Can Lộc 03/03 âm lịch 20 Hội làng Thanh Lương Đình Thanh Lương, Thụ Lộc - Can Lộc Ngày 6 tháng 6 âm lịch 21 Hội xuân và trờ chơi vạt cầu ở làng Trung Lễ Xã Trung Lễ, Đức Thọ Đầu Xuân 22 Hội Chay ở chợ tỉnh Hà Tĩnh Thị xã Hà Tĩnh Tết Trung nguyên 23 Hội chợ Tết ở Thịnh xá Sơn Thịnh, Hương Sơn Ngày 19, 20 tháng Chạp 24 Hội hát ghẹo và tục ăn cá gỏi ở Mỹ Xuyên Đức Lập, Đức Thọ Cuối Xuân , đầu Hạ 25 Hội cờ người ở Trung Thịnh, Yên Điềm Thịnh Lộc, Can Lộc Đầu Xuân 26 Lễ rước Hến ở Kẻ Thượng Xã Trường Sơn, Đức Tho 07 tháng Giêng âm lịch 27 Kỷ niệm ngày Xô Viết Nghệ Tĩnh Khu di tích Ngã 3 Nghèn, thị trấn Nghèn, Can Lộc 12/09 dương lịch 28 Kỷ niệm ngày hy sinh 10 nữ Anh hùng tại Ngã ba Đồng Lộc Ngã ba Đồng Lộc xã Đồng Lộc, Can Lộc 24/07 dương lịch * Truyền thống văn hoá Hà Tĩnh là một vùng đất nằm trên dải đất miền Trung thiên nhiên không mấy ưu đãi, nhưng lại được coi là nơi "địa linh nhân kiệt" . Nhiều làng quê ở Hà Tĩnh nổi tiếng văn chương, khoa bảng và anh hùng . Núi Hồng Lĩnh với 99 ngọn cùng sông Ngàn Phố, sông Ngàn Sâu và sông La, sông Lam là nguồn cảm hứng cho các thế hệ thi nhân, nhạc sĩ. Núi Hồng Lĩnh là một trong số các địa danh được khắc vào Bách khoa thư cửu đỉnh hiện đang đặt tại cố đô Huế. Phía đông Hồng Lĩnh là làng Tiên Điền của đại thi hào Nguyễn Du, tác giả của Truyện Kiều. Phía tây nam núi Hồng lĩnh là làng "Bát cảnh Trường Lưu" của dòng họ Nguyễn Huy. Hai làng văn hiến ở hai sườn đông và tây núi Hồng Lĩnh ấy đã tạo nên một Hồng Sơn văn phái với những tác phẩm tiêu biểu như Hoa tiên (của Nguyễn Huy Tự), Mai Đình mộng ký (của Nguyễn Huy Hổ), Truyện Kiều. Các làng Thu Hoạch, Trường Lưu, Tiên Điền, Uy Viễn, Đông Thái, Yên Hội, Gôi Mỹ, Thần Đầu, Trung Lễ, Bùi Xá, Ích Hậu, Trung Lương, Ân Phú... nổi danh về truyền thống học hành, khoa bảng và văn chương . Đây là quê hương của các danh nhân như vua Mai Hắc Đế, Trạng nguyên Đào Tiêu, nhà sử học Sử Hy Nhan (đời nhà Trần), của hai vị tướng Đặng Tất và Đặng Dung, quê hương của Nguyễn Biểu (nhà ngoại giao thời nhà Trần và tác giả bài thơ ăn cỗ đầu người khi đi sứ), Bảng nhãn Lê Quảng Chí, Bảng nhãn Trần Bảo Tín, thầy địa lý Tả Ao, quê ngoại của danh y Hải Thượng Lãn ÔngLê Hữu Trác (thời Hậu Lê), của Ngự sử Bùi Cầm Hổ (thời Lê sơ), Tam nguyên Hoàng giáp Tể tướng lục bộ Nguyễn Văn Giai (đầu đời Lê trung hưng), La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp (quân sư tối cao của Quang Trung), của nhà bác học Phan Huy Chú, nhà ngoại giao Phan Huy Ích, của đại doanh điền- nhà thơ Nguyễn Công Trứ, của nhà sử học Trần Trọng Kim (thủ tướng đầu tiên của Chính phủ Đế quốc Việt Nam hay Việt Nam nói chung), của nhà yêu nước Phan Đình Phùng, của các nhà cách mạng Trần Phú và Hà Huy Tập (Tổng bí thư của Đảng Cộng sản Đông Dương), quê hương của nhà khoa học Hoàng Xuân Hãn, nhà toán học Lê Văn Thiêm, nhà văn hóa Nguyễn Khắc Viện, nhà thơ Xuân Diệu, nhà thơ Huy Cận, danh họa Nguyễn Phan Chánh, nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Nguyễn Đổng Chi, nhà vật lý hạt nhân Nguyễn Đình Tứ, nhà dân tộc học Nguyễn Từ Chi, các nhà sử học Phan Huy Lê, Đinh Xuân Lâm, nhà khảo cổ học Hà Văn Tấn, v.v. Hà Tĩnh còn có nhiều làng văn nghệ nổi tiếng trong vùng như: làng hát ca trù Cổ Đạm, chèo Kiều Xuân Liên, hát ví phường vải Trương Lưu, hò ví dặm Đan Du, Phong Phú... Nhiều làng nền nếp, phong lưu có nhiều lễ hội, hương ước, phong tục như: Kim Chùy, Hội Thống, Đan Trường, Kim Đôi, Phù Lưu Thượng... Các làng truyền thống với những giọng hò nổi tiếng quanh núi Hồng Lĩnh, ven dòng sông Lam, sông La, sông Ngàn Sâu, sông Ngàn Phố đã để lại nhiều thơ văn và trước tá - Di tích Khu di tích lich sử Ngã ba Đồng Lộc Khu lưu niệm đại thi hào Nguyễn Du Khu di tích đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Đền thờ Nguyễn Biểu: Đền thờ Song Trạng Mộ Song Trạng ở Ân Phú Đền thờ Bùi Cầm Hổ Mộ Phan Đình Phùng Nhà thờ Phan Đình Phùng Khu lưu niệm Trần Phú Nhà thờ và mộ Lê Bôi Đền thờ Lê Quảng Ý và Lê Quảng Chí Nhà thờ Nguyễn Công Trứ Đình Hội Thống Đền Chiêu Trưng Đền Củi: thờ Đức Hoàng Mười Chùa Am Điện thờ Lê Triều Hoàng Hậu ở Ân Phú với 7 sắc phong Đền Võ Miếu Món quê Hà tĩnh Bưởi đào, hồng ngâm Thạch đài,Cua (món Tết quê Thạch Đài) Giò mỡ :chọn chân giò ngon, lọc xương, ướp gia vị và tiêu vào giữa, cuốn tròn lại trong lá chuối, buộc lạt thật chặt, luộc chín. Lúc ăn cắt lát tròn mỏng. Đây cũng là món ăn ngày Tết phổ biến ở Thạch Đài; Giả cầy :riềng tươi chọn củ non bào bớt vỏ xơ, thái lát mỏng. Sườn non, thêm ít thịt chân giò ướp gia vị, nước mắm. Bắc chảo dầu nóng phim tỏi thơm, xào chín thịt và riềng, để nguội rồi trộn mật mía; Bánh tráng (bánh đa) Ở Hà Tĩnh có một món ăn dân dã, rẻ tiền mà thật ngon, đó là món bánh đa. Vùng nào, chợ nào, quán nào cũng có nhưng nổi tiếng nhất vẫn là bánh đa Chợ Tỉnh, Chợ Cầy, Chợ Hội... Bánh đa ở những vùng này dầy, to, giòn và đặc biệt là có rất nhiều vừng đen, ăn vừa béo, thơm, vừa giòn, khi đói có thể ăn trừ cơm, chỉ thấy no mà không thấy chán. Bánh đa ở Hà Tĩnh được làm hoàn toàn bằng gạo ngon, không pha thêm ngô, thêm sắn như ở nhiều nơi khác. Thông thường khi làm bánh đa, nguời ta chọn loại gạo gié vụ mùa, vừa dẻo, vừa thơm, không dùng gạo xay từ các vụ lúa trước, năm trước vì lúa để lâu gạo mất chất. Chọn gạo xong rồi, người ta đem giã kỹ, vo đãi sạch, ngâm nước lạnh một đêm rồi đem xay bằng cối đá (xay tay), xay chầm chậm thôi nếu không bột sẽ bị thô. Bột pha nước cho vừa và đem tráng trên vỉ vải đậy trên nồi nước sôi. Khi tráng bánh, người ta rắc vừng đen đã làm sạch lên trên miếng bánh. sau đó dùng dao tre sắc, mỏng, bản to lấy bánh ra đưa lên giá phơi khô, cất kỹ cho khỏi mốc. Loại bánh này ở Hà Tĩnh người ta gọi là bánh da (bánh đa chưa quạt). Bánh da có thể cất trữ, mang đi làm quà các nơi vì để được lâu không bị vỡ, khi nào ăn thì quạt. Bánh đa vừng nướng ăn đã ngon nhưng ở Hà Tĩnh người ta còn chế biến thêm món ăn lạ: bánh cặp. Bánh cặp là loại bánh người ta cặp hai bên bánh đa nướng hai tấm bánh mướt rồi gấp lại, ép chặt thành một cặp. Nó có tên dân dã rất thú vị là hai ướt một ráo (tức là hai bánh ướt, một bánh khô). Còn bánh mướt thực ra là bánh đa ướt như bánh cuốn nhưng to và dày. Cách làm loại bánh này hoàn toàn giống như bánh đa nướng nhưng mỏng hơn và không có vừng, không đem phơi khô và cũng không để dành được vì để lâu sẽ bị thiu. Bánh mướt khi tráng xong người ta cho vào mâm thau hay mẹt có lót lá chuối xuống đáy, cứ một lớp bánh thì thoa lên một lớp mỡ mỏng để dễ lấy. Nhà hàng sáng sớm ra chợ đã phải chuẩn bị sẵn bánh da, bánh mướt, lò than, quạt giấy, nước chấm, gia vị... Mua bánh đa ở Hà Tĩnh có cái hay là người ta mua chọn bánh đa rồi mới đưa cho nhà hàng quạt. Người bán hàng dùng một tấm lá dế, tức là một tấm đan bằng cây cói chẻ mỏng hình tròn đường kính độ 50-60 cm. Đặt một chiếc bánh đa nướng lên mặt phải tấm dế, bóc một tấm bánh mướt đặt chồng lên bánh đa, sau đó lật úp lại cho một bánh mướt áp vào phía bên kia, dùng tay chặn ngang cặp bánh theo đường kính và úp hai nửa vào nhau, lấy hai tay vỗ vào hai bên cặp bánh (vỗ vào tấm dế) cho đều, bánh đa vỡ kêu răng rắc, dính vào hai tấm bánh mướt. Khách cầm bánh, xé nhỏ từng miếng, chấm với nước mắm cốt pha chanh, ớt cay xè, có vài giọt cà cuống thì càng ngon tuyệt. Ăn bánh cặp bạn sẽ có cảm giác vừa giòn, vừa mềm mềm, thơm, béo, ngon ngọt, cay. Ở Hà tĩnh người ta còn ăn bánh tráng xúc nham (gỏi) bắp chuối, hến xào... Bánh tráng xúc nghêu, hến Nham hoa chuối (bắp chuối) Bắp chuối thát lát ngang, ngam nước muối, rửa sạch. Đun sôi nước luộc vừa chín, đổ ra rổ vắt khô nước. Giá trụng sơ. Trộn hoa chuối, giá với gia vị, chanh, chút ít đường. Rắc lá chanh cắt sợi nhỏ. Lúc ăn cho thêm lạc rang giã dập. Ăn kèm bánh tráng (bánh đa). Kẹo cu đơ Chọn mật mía ngon, đặc và nguyên chất, bánh đa vừa phải, không dày, không mỏng được tráng bằng vừng đen rồi quạt chín, chọn lạc chắc và đều, rang lên bằng lạc củ, rồi sau đó mới bóc thành lạc nhân, như thế lạc mới không bị cháy mà còn thơm và giòn tan trong miếng bánh. Mật mía được bỏ vào chảo (chuyên dùng), sau khi đun sôi chảy, cần thêm một số phụ gia như gừng, bột mạch nha để bánh được mềm hơn sau khi tráng. Khi mật ngả màu vàng thì cho lạc vào đảo đều, khi hỗn hợp đủ sánh lúc đó là đã vừa độ, người làm bánh sẽ dùng những miếng bánh tráng cắt sẵn theo hình tròn, đổ hỗn hợp kẹo lên và ốp hai mẩu bánh tráng lại với nhau.( Để biết vừa độ người ta dùng bát nước lạnh rồi nhỏ giọt mật vào đấy nếu giọt mật đông vừa đủ là được, đây là thười điểm quyết định cu đơ ngon hay không do vậy bạn phải có kinh nghiệm thì sản phẩm mới ngon , đẹp và để được lâu ) Sau khi đã hoàn thành công đoạn chế biến cu đơ, người ta thường xếp chồng lên nhau khoảng 5 đến 10 cặp bánh gói vào giấy báo và đựng vào túi nilon để bánh được giòn lâu và không bị ẩm. Kẹo kéo Nhào bột với đường, đem quật nhiều lần cho thật dẻo, cho nhân lạc, kéo dài cắt đốt, nướng lên. Bưởi Phúc trạch Đến với quê hương Đại thi hào Nguyễn Du, ta lại có thêm thứ đặc sản của “hồn đất - tình người”, đó là bưởi Phúc Trạch. Bưởi Phúc Trạch có tên khoa học là Citrus grandis Osbeck hoặc Citrus Maxima (Burn.) Meer, tép màu hồng, nhiều nước nhưng rất giòn, dễ tách ra khỏi múi và không ướt như bưởi Đoan Hùng. Cứ 100 gram tép bưởi Phúc Trạch cung cấp cho cơ thể 39 calo, dịch quả chiếm 84-86%, độ khô 11,4012,5%, độ axit từ 0,5-0,7%, độ đường từ 7,7-8,3%, vitamin C 44-62mg. Nổi tiếng từ lâu đời với vị ngọt thanh, pha chút vị the mà không chua, không đắng, quả hình cầu tròn, vỏ màu xanh vàng, trọng lượng từ 1-1,5kg/quả, số múi từ 14-16 múi/quả, bưởi Phúc Trạch chỉ có thể giữ được bản sắc hương vị khi được trồng ở bốn xã Phúc Trạch, Hương Trạch, Hương Đo và Lộc Yên thuộc huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh. Bưởi Phúc Trạch chỉ có mùa vào khoảng tháng 7,8 và 9 âm lịch, lâu nay sản lượng thường không đủ để cung cấp cho nhu cầu của các tỉnh phía Bắc. Điều đặc biệt là giống bưởi này đã được lấy đi trồng ở nhiều nơi và cũng được chăm sóc rất công phu nhưng quả không bao giờ ngon được như trên đất Phúc Trạch. Chuyện kể rằng: cách đây gần 200 năm, trong vườn nhà của một gia đình ở xã Phúc Trạch có một cây bưởi đơn đột biến tự nhiên cho những quả vàng ươm, ăn ngon khác lạ nên bà con trong vùng đua nhau chiết cành giâm trồng. Đến nay, giống bưởi này đã thành đặc sản của vùng và được đặt luôn tên gọi là bưởi Phúc Trạch. Theo kết quả điều tra của Viện Nghiên cứu rau quả và Sở Khoa học công nghệ và môi trường Hà Tĩnh, chính loại đất sét mịn, sâu pha lẫn đất phù sa được bồi đắp hàng năm, cộng với vùng tiểu khí hậu mát mẻ, không hề bị ảnh hưởng bởi gió Lào (do được bao bọc bởi hai dãy núi Khai Trướng - còn có tên khác là núi Giăng Màn và Thiên Nhẫn ở phía đông và phía tây) là điều kiện lý tưởng để 4 xã nói trên trồng giống bưởi ngon không đâu có được. Bưởi Phúc Trạch sống lâu năm, vài năm đầu cây cho quả tương đối thấp, nhưng từ năm thứ 6 trở đi lượng quả thu được khá ổn định: 90-120 quả. Quả sai nhất là khi cây ở độ tuổi 11-15. Cây bưởi già trên 20 năm vẫn "giữ phong độ" năng suất quả cao, thậm chí có cây trên 60 năm tuổi vẫn bói 50-150 quả. Cây bưởi càng già quả càng ngon, ngọt đậm. Nếu tính thời gian sống và "trình độ" cho quả lâu năm thì bưởi Phúc Trạch bỏ xa các loại cây ăn quả có múi khác như chanh, cam, quýt... Không chỉ có giá trị ở độ ngon ngọt, bưởi Phúc Trạch còn được chuộng vì rất dễ bảo quản. Quả có lớp vỏ dày, cứng nên vận chuyển đi xa rất ít bị giập nát. Bưởi tươi ngon rất lâu mà không cần bất kỳ loại hóa chất bảo quản nào. Ở Hương Khê, một số gia đình chỉ cần vùi bưởi vào cát ẩm hoặc bôi vôi vào cuống rồi để ở nơi thoáng mát là có thể giữ được 3 - 5 tháng. Vỏ quả có thể hơi khô héo đi, nhưng chất lượng múi bên trong không hề suy giảm. Không chỉ là vẻ đẹp của một vùng quê, bưởi Phúc Trạch còn mang lại giá trị kinh tế cao bởi nó là nguồn thu chủ yếu cho các gia đình làm vườn ở đây. Theo kết quả nghiên cứu của Trung tâm Nghiên cứu Cây ăn quả Phủ Quỳ (Nghệ An) thì trong hơn 100 giống bưởi ở nước ta, bưởi Phúc Trạch được đánh giá là ngon nhất, có giá bán rất cao. Kết luận Qua bài tiểu luận này đã giúp chúng tôi hiêu rõ hơn vễ quê hương mình những điều mà trước đây chúng tôi chưa từng biết. Mặc dù bài viết còn nhiều thiếu sót nhưng đó là sự cố gắng của chúng tôi.Rất mong được ý kiến đóng góp của thấy cô và các bạn!

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docGiới thiệu về lịch sử, địa lí, văn hoá, kinh tế - xã hội Hà Tĩnh.doc
Luận văn liên quan